ThienSu Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 11 December 2002 lúc 3:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính thưa quí vị!
Tôi được đọc một số bài viết trên diễn đàn. Tôi thấy những cái chúng ta đang thực hiện như: Tử Vi, Bốc Dịch, Phong Thủy... đều chỉ là thực hiện những phương pháp ứng dụng đă có sẵn. C̣n phần lư của nó th́ hư hư, thực thực.
Tại sao nó lại bói được? Tại sao môn Phong Thủy lại có thể làm tăng giảm cái mà chúng ta quen gọi là vận khí, long mạch để thay đổi số phận tốt, xấu cho gia chủ? những cái đó có lẽ vẫn c̣n là huyền bí. Hay nói rơ hon là khi bói toán chúng ta vẫn nói Khảm là Thủy, Ly là Hỏa, Khảm là Trung Nữ, Ly là Thiếu Nữ, mạng người này là Đại Dịch Thổ, người kia là Tùng Bách Mộc... th́ nó ở đâu mà ra? Những sở cứ của nó có chắc chắn như vậy không? Những cái chúng ta bàn th́ mỗi người một cách. Trong phong Thủy tỉ như cách đặt bếp cũng mỗi sách một khác nhau. Dương trạch Tam Yếu khác Bát Trạch Minh Cảnh. Thật chẳng biết đằng nào mà lần.
Ngày nay chúng ta có khoa học hiện đại hỗ trợ, có nối mạng để các nhà tri thức suy tư về Lư học phương Đông có thể liên hệ với nhau. Có lẽ đang đến lúc chúng ta cần bàn sau về cơ sở Lư học Đông phương. Bởi vậy mặc dù tài thô trí thiển cũng v́ tấm ḷng với Lư học Đông phương tôi cũng xin mạn phép thử lạm bàn đến sở kiến của ḿnh thu thập được để mong được cùng quư vị suy nghiệm với hi vọng t́m ra được những giá trị đích thực từ cội nguồn của văn hóa Đông phương vốn huyền bí này.
Tôi xin bắt đầu từ Chu Dịch.
* Trong Chu Dịch không hề có chữ nào nói đến Ngũ hành, nhưng lại có nói đến thuộc tính của từng quái. Đặc biệt là 4 quái chính gồm: Ly Hỏa phương Nam, Khảm Thủy phương Bắc, Đoài Kim phương Tây, Chấn Mộc phương Đông. Tuy không hề có một chữ nói đến Ngũ hành trong toàn bộ phần Kinh văn của Kinh Dịch, nhưng Kinh Dịch lại nói đến Hà đồ Lạc thư. Hà đồ Lạc thư có xuất xứ rất huyền bí. Hà đồ th́ do vua Phục Hy ghi lại từ trên lưng Long Mă ở trên sông HOàng Hà và làm ra Tiên thiên Bát quái. Lạc thư th́ do vua Vũ ghi lại trên lưng rùa thần ở sông Lạc và làm ra Hồng Phạm Cửu trù. Trong Hồng Phạm Cửu Trù th́ trù thứ nhất nói đến Ngũ Hành. Vua Chu Văn Vương th́ căn cứ vào Lạc Thư để làm ra Hậu thiên Bát quái tức Chu Dịch. Nhưng khi hai đồ h́nh này được Chu Hi công bố vào đời Tống th́ lại mang những tính chất và độ số liên quan đến Ngũ Hành. Như vậy, Bát quái và Hà đồ Lạc thư có độ số, phương vị của Ngũ hành phải liên quan đến nhau v́ cùng có xuất xứ và được ghi nhận từ Chu Dịch.
* Bốn quái chính của hậu thiên Bát quái là Ly Hỏa Nam; Khảm Thủy Bắc; Chấn Mộc Đông; Đoài Kim Tây; theo sự giải thích của các bậc tiên nho từ thời Hán th́ liên hệ với Lạc thư. Sự liên hệ này không nói lên được điều ǵ. Đây có thể là nguyên nhân để các nhà nghiên cứu về sau cho rằng: Bát quái không có sự liên hệ với Ngũ hành. Nhưng nếu quí vị thử vẽ đồ h́nh Hậu thiên Bát quái với Hà đồ th́ các phương vị chính (Đông Tây Nam Bắc) trên Hà đồ và tính chất của quái vị ở 4 phương chính hoàn toàn trùng khớp như sau:
Chấn Mộc, phương Đông theo Chu Dịch ở phương Đông của Hà đồ.
Ly Hỏa, phương Nam theo Chu Dịch ở phương Nam của Hà đồ.
Đoài Kim, phương Tây theo Chu Dịch ở phương Tây của Hà đồ.
Khảm Thủy, phương Bắc theo Chu Dịch ở phương Bắc của Hà đồ.
* Trong h́nh Hậu thiên Bát quái được Thiệu Ung phát công bố vào thời Tống theo thuận tự ṿng tṛn tuần hoàn như sau:
1-Chấn, 2-Tốn, 3-Ly, 4-Khôn, 5-Đoài, 6-Càn, 7-Khảm, 8-Cấn.
Thuận tự này phù hợp với Kinh Văn của tiết 5 thuyết quái truyện được coi là viết vào thời Khổng Tử như sau:
1-Đế xuất hồ Chấn,2-Tề hồ Tốn,3-Tương Kiến Hồ Ly,4-Chí Dịch hồ Khôn,5-Thuyết ngôn hồ Đoài, 6-Chiến hồ Càn, 7-Lao hồ Khảm, 8-Thành ngôn hồ Cấn.
Như vậy, nội dung trực tiếp của tiết 5 thuyết quái được coi là có từ thời Khổng Tử (trước Tống 1500 năm) lại không trực tiếp khẳng định đó là thuận tự của Bát quái Hậu thiên. Nội dung trực tiếp chỉ có thể hiểu như sau: Vua ra cửa Chấn, Cào bằng cửa Tốn, Gặp gỡ cửa Ly, Cố gắng (hoặc suy nghĩ) chuyển cửa Khôn, Vui vẻ cửa Đoài, Tranh chấp cửa Càn, Khó khăn cửa Khảm, Nói xong ở cửa Cấn. Do đó, với cách hiểu trực tiếp này phải cào, xóa vị trí của quái Tốn (Tề hồ Tốn) và thay đổi vị trí của quái Khôn. Hay là nói cho rơ hơn chúng phải đổi chỗ cho nhau.
Như vậy, với cấu trúc mới của Hậu thiên Bát quái (Tốn & Khôn đổi chỗ cho nhau và đặt lên Hà đồ) sẽ lư giải được rất nhiều sự bí ẩn liên quan đến Kinh Dịch và thuyết Âm Dương Ngũ hành. Quư vị thử vẽ Hà đồ Cửu cung và Bát quái hậu thiên đă đổi chỗ 2 quái Tốn & Khôn theo đúng phương vị của nó và chứng nghiệm thử xem.
Tôi hi vọng rằng sẽ được hân hạnh tiếp tục tŕnh bày đến quư vị về bản chất thật của Hà đồ Lạc thư trong những bài gửi tiếp theo để quư vị xem xét trao đổi. Chúc quư vị gặp nhiều may mắn và chúc Lư số Đông phương ngày một phát triển ngơ hầu làm sáng tỏ một nền văn minh vốn vẫn c̣n nằm trong sự huyền bí.
ThienSu,
|