Tác giả |
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 41 of 118: Đă gửi: 06 June 2006 lúc 11:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
TU TÂM VÀ DƯỠNG TÁNH Ḥa Thượng Thích Thiện Hoa
Kiên-chí
- Định Nghĩa
Kiên-chí là tánh bền bĩ, dẻo dai, quyết tâm đeo đuổi cho đến cùng chí nguyện, mục đích mà ḿnh đă vạch sẵn. Kiên-chí khác với tinh tấn. Tinh tấn là sự nổ lực tiến tới, là sự cố gắng, ra sức làm việc. Nó có nghĩa như chữ "cần" của bên Nho. Kiên-chí có hàm nghĩa tiếp tục luôn luôn, đều đều, dù gặp bao nhiêu trở ngại, khó khăn đến đâu cũng không thối chuyển, bền chí làm cho thành tựu công việc. Nó có nghĩa như chữ "chuyên" bên Nho. Kiên-chí cũng rất cần thiết cho sự tu hành, như tinh tấn, có nhiều khi lại quan trọng hơn cả tinh tấn nữa. Nho có câu:"Cần bất như chuyên".
- Tánh chất của kiên chí
Như trên đă nói, tánh chất của kiên-chí là sự dẽo dai, bền bỉ. Nó khiến người ta bám sát vào công việc không biết mệt, không biết chán, không sợ gian khổ, không lao lung trước một trở ngại nào cả. Nó chỉ thấy mục đích cần tiến tới, không thấy ǵ ở chung quanh, không theo cái sau bỏ cái trước, không bỏ dở công việc nửa chừng. Nó đi dần, đi dần, không vội vă, nhưng cũng không bao giờ tŕ hoăn. Như con tằm ăn lá dâu, mỗi khi một ít mà bao nhiêu thúng lá dâu đều tiêu hết; như nước, mỗi khi một giọt, mà đá phải thủng. Sức mạnh của nó chính là ở sự liên tục, sự bền bĩ.
- Công năng của kiên-chí
Kiên-chí là một điều kiện tất yếu để thành công. Công việc càng lớn lao th́ kiên-chí càng phải có nhiều. Không có công việc nào lớn hơn công việc Phật hóa. Công việc này đ̣i hỏi bao nhiêu đời kiếp, bao nhiêu gian lao để chiến thắng Ma vương. Nó phải vượt qua bao nhiêu trở ngại khó khăn. V́ những lẻ ấy, kiên-chí luôn luôn phải sẵn sàng ứng phó với mọi trường hợp, để động viên tinh thần, đuổi xa mọi chán nản, nghi ngờ bi quan. Nó như một viên tướng trung kiên, luôn luôn có mặt bên cạnh vị quốc chủ để đề pḥng mọi sự phản trắc, mọi sự dấy loạn. Nó như là một vị lương y giỏi, có thể đuổi xa mọi bịnh hoạn, giữ cho thân chủ của ḿnh luôn luôn được tráng kiện, đủ sức lực để tiến hành mội công việc ở đời. Không có kiên-chí th́ mọi công tác sẽ bị bỏ dở nữa chừng, và tài năng đều trở thành vô dụng.
- Gương kiên chí của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni
Đức Phật Thích Ca sở dĩ được gọi là Đấng Đại hùng, Đại lục, v́ Ngài đă thắng được bao nhiêu trở lực trên đường đi đến địa vị Phật. Mà những trở lực ấy nào phải ít ỏi ǵ! Chúng rộng lớn như trời như bể; vượt qua chúng c̣n ngàn lần khó hơn vượt qua Hy Mă Lạp Sơn. Thế mà Ngài vẫn bền tâm chiến đấu, vững ḷng chịu đựng, dẻo dai tiến lên, không một phút thối chí, năn ḷng. Trên đường Ngài đi, chỉ có những bước tiến tới, không một bước trở lùi. Khi c̣n ở trong cung điện, phải chiến đấu chống những tập quán xấu xa, mục nát, trụy lạc, những dây nhợ rắn chắc của t́nh yêu ích kỷ của gia đ́nh; khi ra đi, phải chiến đấu chống thiên nhiên hiểm độc, chống si mê dày đặc tối tăm của cơi đời; sau khi thành Đạo, phải chiến đấu chống những mưu mô thâm độc, những oán ghét căm thù của bao nhiêu ngoại đạo đầy dẫy đang hoành hành ở xứ AᮠĐộ lúc bấy giờ. Trước bao nhiêu trở ngại ấy, Ngài đă không một chút sờn ḷng, nản chí, Ngài cương quyết thực hiện cho đến cùng chí nguyện lớn lao của ḿnh là tự giác, giác tha, giác hạnh viên măn.
Gương kiên chí vững bền vĩ đại ấy thật đáng cho muôn đời soi chung, nhất là đối với những người con Phật là chúng ta.
V.- Người Phật tử phải nuôi dưỡng rèn luyện đức kiên-chí như thế nào trong đời sống hằng ngày?
Như chúng ta đă biết: Tập làm người đă khó, tập làm Phật lại càng muôn ngàn lần khó hơn. Công việc khó khăn ấy đ̣i hỏi một đức kiên-chí hết sức lớn lao. Thiếu đức tánh ấy, chắc chắn chúng ta không bao giờ đi đến kết quả. V́ thế trong mọi công việc hằng ngày dù nhỏ nhặt bao nhiêu, chúng ta cũng phải luyện tập sự chịu đựng bền bĩ. Kiên-chí như là một sợi dây để xâu những hạt ngọc làm thành chuỗi. Sợi giây không quư bằng hạt ngọc, nhưng không có nó những hạt ngọc rời, dù quư bao nhiêu, cũng không thành chuỗi được.
Ta đừng bao giờ vội vă, hấp tấp, sốt ruột. Cứ tuần tự mà tiến. Chạy mau sẽ ngă đau; vội vă sẽ vấp váp, đổ vỡ; sốt ruột sẽ làm hư việc, mất công. Nên nhớ luôn luôn rằng "cuộc đời không hoàn thiện". Muốn có một kết quả hoàn thiên, tất phải trải qua những cái xấu xa vây bọc, cản đường. Nếu chúng ta thiếu b́nh tĩng, thiếu nhẫn nại, thiếu kiên tâm, ta sẽ hất đổ tất cả, và hất đổ luôn cả công việc quư báu ta đang làm chưa xong.
Nhiều khi chỉ một phút chán nản, mất b́nh tỉnh mà đại cuộc trở thành tro bụi, và suốt đời phải sống trong ân hận. Người nuôi dưỡng, luyện tánh kiên nhẫn như kẻ trèo thang cao, phải cẩn thận tửng cử chỉ tay nắm, chân bước. Hễ sẩy chân, sút tay là nguy hiểm đến tánh mạng; hễ dừng lại nửa chừng là bao nhiêu nấc thang ḿnh đă bước trở thành vô dụng, v́ mục tiêu không đạt đến.
Người tu hành đừng tưởng rằng khi ḿnh làm việc thiện, việc tốt th́ mọi người sẽ hoan hô, tán thành ḿnh. Không đâu! Trái lại, có nhiều khi ḿnh c̣n bị người đời tấn công phá ta ḿnh nhiều hơn nữa. Càng đi đến gần thành công nào, th́ trở ngại lại càng nhiều hơn chửng ấy. Tục ngữ có câu: "Càng cao danh vọng, càng dầy gian nan". Trong kinh Phật cũng thường dạy: "Phật cao một thước, ma cao một trượng". Công việc tu hành của chúng ta, cũng như cuộc chạy đua có trở ngại: Càng đến gần mức, trở ngại càng nhiều, rào càng cao, hố càng nguy hiểm.
Vậy cho nên, hành giả càng bước dài trên đường đạo, càng thu lượm nhiều kết quả, lại càng thận trọng, lo toan, càng động viên thêm nhiều nghị lực, sức chịu đựng bền bĩ, trường kỳ.
Ta cố gắng rèn luyện nuôi dưỡng thế nào tánh kiên-chí của ta cứng chắc như sắc thép, vững vàng như bàn thạch, không chút nao núng trước mọi nỗi thử thách, gian nguy, ta làm được như thế, th́ dù con đường đi đến quả vị Phật có gian lao, hiểm trở, xa xăm bao nhiêu cũng có ngày ta đặt chân đến được.
"Ở đời chẳng có việc ǵ khó, Người ta lập chí phải nên kiên".
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 42 of 118: Đă gửi: 07 June 2006 lúc 7:13am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào Thanhthanh,
Dạo này laxanhxanh không vào TVLS được để ThanhThanh chăm chỉ một ḿnh ở "ngẫu hứng" .Bài "Kiên chí" hôm nay laxanhxanh đọc được thấy rất đúng lúc . Và cả những bài trước Thanhthanh post nữa .
"Cho nên, đức Quán Thế Âm hiện thân là một người mẹ hiền của nhân loại, hay của tất cả chúng sanh. Người mẹ dầu bận công ăn việc làm ǵ, một khi nghe tiếng con kêu khóc, mẹ buông bỏ tất cả vội vàng chạy lại vỗ về con."
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 43 of 118: Đă gửi: 07 June 2006 lúc 7:32am | Đă lưu IP
|
|
|
Meoluoi xinh qua' . Mu~i ddo? la` hay a(n vu.ng
Sửa lại bởi laxanhxanh : 07 June 2006 lúc 7:33am
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 44 of 118: Đă gửi: 13 June 2006 lúc 12:50am | Đă lưu IP
|
|
|
"Tất cả chỉ màu xanh tươi thắm
Tận vô cùng, xa tít, mù khơi
Ta thấy lạ nhưng mà quen lắm
Biển muôn nơi chung một bầu trời "
dalatrose.com
Tho:tran thai van [size]
Sửa lại bởi laxanhxanh : 13 June 2006 lúc 12:52am
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 45 of 118: Đă gửi: 13 June 2006 lúc 10:32pm | Đă lưu IP
|
|
|
SỐ MỆNH Và Quan Niệm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Này Như Thế Nào ? Minh Chi
Con người có số mệnh hay không ? Có nên tin vào số mệnh hay không ? Thái độ của các triết gia và của các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới và là tôn giáo lớn nhất, có số tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay, quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào ? Đó là nội dung chủ yếu của bài này. Hy vọng qua đây có thể giải đáp được một vài bức xúc chủ yếu của đông đảo quần chúng hiện nay về vấn đề này.
Trong cuộc sống xă hội đầy bất trắc, và đặc biệt là trong thời gian chiến tranh có rất nhiều chuyện xảy ra, có thật không hư cấu, khiến người ta tin là có số mệnh. "Nhanh cũng chết, chậm cũng chết, may th́ sống", đó là câu thường được nói tới trong suốt thời gian binh lửa , khi giữa cái chết và cái sống, khoảng cách chỉ là một tích tắc đồng hồ hay là một sợi gang sợi tóc. Trong một bối cảnh xă hội và đất nước đầy bất trắc, dầu sôi lửa bỏng đến như vậy, số người tin vào chuyện tướng số, bói toán, cầu đảo phải rất nhiều, và ngày càng nhiều.
Vậy có cơ sở đạo lư ǵ cho tất cả những chuyện này hay không ?
Con người là sinh vật có lư trí, đối với những tai họa lớn giáng vạ một đất nước, một vùng, một dân tộc, hay một cá nhân, nhất là những trường hợp đột tử xảy ra cho một người hay một số ngườiỢ con người không thể tin đó là ngẫu nhiên mà tin là có sự tác động của những nguyên nhân sâu xa, có thể là siêu nhiên, mà tŕnh độ hiểu biết hiện nay của con người không giải thích được.
Tôi có người bạn cũ là anh Vũ Thơ, một lần, anh tâm sự : Có chuyện xảy ra ngay trong tỉnh mà tôi phụ trách, khiến tôi nghi rằng có một cái ǵ đó không phải là vật chất đứng đằng sau những chuyện đó. Chuyện như sau :
"Tại một xă gần Quốc lộ số 1 nối liền Hà Nội với tỉnh lỡ Ninh B́nh, có một cô gái xưa nay vẫn lười biếng, không hay đi làm. Thế mà một hôm, mặc dù trời mưa lớt phớt, cô lại ra đồng làm cỏ sớm hơn mọi người. Một chiếc ô tô con chạy nhanh trên đường quốc lộ, không hiểu sao trượt bánh, băng ngang qua đường rơi vào đúng chỗ cô gái đang làm cỏ, nhận cô ta xuống bùn chết liền. Tôi đích thân đến xem nơi xảy ra tai nạn. Từ chỗ cô gái làm cỏ đến vệ đường cũng phải đo được gần chục thước, chiếc ô tô phải chạy nhanh lắm mới có thể băng qua gần 10 mét được. Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy nhỉ, một cô gái hằng ngày vẫn lười không đi làm, tại sao đúng hôm nay lại đi làm trước mọi người ngay trong khi trời đang mưa lớt phớt"
C̣n bao nhiêu chuyện nữa, cũng vô lư tương tự như chuyện cô gái làm cỏ, xảy ra trong và sau thời gian chién tranh của thập niên 60 và 70, làm mọi người dù là duy vật cũng phải tin vào số phận hay số mệnh.
Cơ quan thủy sản của Hải Pḥng trước đây là một ngôi nhà bốn tầng, tôi đă từng đến thăm trong thời gian có chiến dịch máy bay Mỹ dội bom miền Bắc. Một quả bom xuyên đă rơi trúng cơ quan thủy sản, v́ là quả bom xuyên, nên nó xuống tận hầm mới nổ, khiến cho những người nào nhanh chân chạy xuống hầm trước th́ đều chết. Trái lại những người c̣n chậm chân ở tầng ba, tầng hai th́ lại không can ǵ, mặc dù ai cũng đều hú vía.
Tôi có một anh bạn tên Sự, nguyên là Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Công nghiệp nặng, khi Bộ này chưa tách thành nhiều Bộ anh có một cái hầm bê tông ở gần nhà, có thể nói là an toàn 100% để tránh máy bay. Không may cho anh bạn tôi là hôm ấy anh có xuống hầm khi máy bay đến, nhưng lại ngồi ở cửa không chịu vào sâu bên trong hầm như vợ và các con của anh. Máy bay Mỹ thả một quả bom tạ vào nhà máy điện Yên Phụ nhưng không trúng, bom nổ gây một chấn động dữ dội, anh Sự ngồi ở cửa hầm đầu đập vào thành bê tông, bị vỡ sọ chết ngay tức khắc. Anh đă chết ở nơi an toàn nhất, làm sao hiểu được ?
V́ vậy mà ở miền Bắc, trong thời kỳ máy bay Mỹ ném bom dữ dội đă lưu hành câu nói ở cửa miệng nhiều người : "Nhanh cũng chết, chậm cũng chết, chỉ có may th́ sống".
Cái may đó phải chăng là số mệnh hay số phận ? Các triết gia các tôn giáo cổ kim nhận thức vấn đề số mệnh và số phận như thế nào ?
Các thuyết túc mệnh luận, định mệnh luận, thiên mệnh luận :
Nói chung, tất cả mọi thuyết dẫn tới thái độ yên phận và tiêu cực của con người đều thiếu giá trị nhân bản, dù chúng mang bất cứ nhăn hiệu nào.
Túc mệnh luận là thuyết cho rằng số phận con người là do quá khứ an bài, xếp đặt tất cả, mọi cố gắng hay nỗ lực của con người đều vô ích, như dân gian từng nói :
Con vua rồi lại làm vua, Con săi ở chùa lại quét lá đa
Những người ở Trung Quốc xưa hay nói câu : "Nhất ẩm nhất trác, mặc phi tiền định", nghĩa là ăn một miếng, uống một chén, không ǵ là không do quá khứ quyết định trước. Có thể nói, đó là những người theo túc mệnh luận cực đoan.
Định mệnh luận cũng là túc mệnh luận, nhưng cường điệu tính chất bất khả kháng của số mệnh. Ư nói, số mệnh là quyết định, mọi cố gắng của con người đều vô ích.
Thiên mệnh luận có nhiều nghĩa, không phải nghĩa nào cũng sai. Nếu hiểu thiên mệnh là thiên đạo, tức là đạo Trời, là luật tắc tự nhiên, áp dụng vào thế giới của nhân sinh th́ không có ǵ sai. Phải chăng, đó là ư tứ của Khổng tử trong Luận ngữ : "Ngô ngũ thập nhi tri thiên mệnh" - "Ta năm mươi tuổi th́ biết mệnh Trời". Nếu hiểu mệnh Trời là số mệnh mà ông Trời quy định cho ḿnh th́ đó là số mệnh luận, hay đúng hơn là thiên mệnh luận, và tất nhiên là Phật giáo sẽ bác bỏ thuyết đó. Nhưng Tống Nho Chu Hy lại giải thiên mệnh như là "nguyên lư vận hành và biến hóa của tự nhiên", th́ đây không phải là số mệnh luận. Nhưng vấn đề c̣n tùy thuộc ở phái Tống Nho hiểu luật tắc tự nhiên như thế nào.
Ở chương XVI cuốn "Đạo đức kinh", Lăo Tử cũng nói "Phục mệnh", nhưng trong văn cảnh của chương này, th́ mệnh ở đây rơ ràng chỉ có nghĩa là đạo, chứ không phải là số mệnh.
"Phù vật vân vân, các phục kỳ căn, quy căn viết tĩnh, thị vị phục mệnh" - "Muôn vật phồn thịnh, mỗi vật đều trở về cội gốc của ḿnh , trở về cội gốc th́ gọi là tĩnh, tức là trở về với mệnh".
Rơ ràng, Lăo Tử dùng từ mệnh ở đây không phải với nghĩa số mệnh, mà với nghĩa đạo,tức là cội nguồn của trời đất, muôn vật.
Trong Thần hệ của Hy Lạp cổ đại có thần số mệnh gọi là Fate, mà cả đến Zeus, vị thần tối cao đứng đầu các vị thần, cũng phải e dè, nể sợ. Như vậy người Hy Lạp cổ đại tin rằng tất cả các vị thần, kể cả Zeus cũng phải phục tùng số mệnh.
Niềm tin ở số mệnh phổ biến như vậy, lan tràn như vậy, từ xưa tới nay, từ Tây sang Đông, th́ phải chăng niềm tin đó có đạo lư của nó, cơ sở khoa học khách quan của nó ?
Người Pháp có câu : "L’homme propose, Dieu dispose" (Người kiến nghị nhưng Thượng đế bác đi).
Đây cũng là một biểu hiện rơ nét của thuyết mà Phật giáo thường gọi là Thần ư luận, khẳng định mọi sự việc diễn biến trong thế gian này đều do ư muốn của Thượng đế, và ư muốn đó là siêu việt, vượt trên tầm hiểu biết của con người, cho nên con người chỉ nên phục tùng, không những không được chống đối mà c̣n phải cảm tạ và tri ân Thượng đế.
Thiên mệnh luận cũng là số mệnh, nhưng số mệnh được nhân cách hóa thành Thượng đế hay là số mệnh do một nhân cách siêu nhiên an bài, xếp đặt. Cái nguy của thuyết này là một mặt khiến cho con người ta an phận thủ thường, mất hết ư chí phấn đấu, mặt khác lại khiến cho con người trốn tránh trách nhiệm của ḿnh, thậm chí ḿnh giết người, đoạt của, nhưng lại tự an ủi : đó là do Thượng đế muốn như vậy, đó là ư chí huyền nhiệm của Thượng đế.
Phật giáo tôn trọng tất cả các tôn giáo bạn, kể cả những tôn giáo công nhận có Thượng đế tạo thế. Đó là đường lối thủy chung như nhất của Phật giáo từ xưa đến nay, ở nước ta cũng như ở các nước Phật giáo khác. Tính bao dung về mặt tư tưởng vốn là một đặc tính của Phật giáo mà các nhà tôn giáo học trên thế giới đều công nhận, nhưng điều này không có nghĩa là Phật giáo chấp nhận, không phản đối một số quan điểm của những tôn giáo đó về vũ trụ và nhân sinh.
II. Một số tôn giáo và vấn đề số phận, hay số mệnh :
Tôn giáo Hy Lạp cổ đại :
Trong tư tưởng của Hy Lạp cổ đại, vấn đề số phận (fate) chiếm vị trí quan trọng và được biểu trưng bằng ba nữ thần ngồi dưới một gốc cây ở trung tâm trái đất và quyết định số phận của mỗi người. Vị nữ thần thứ nhất có tên Clotho, làm nhiệm vụ kéo sợi đan thành số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ hai có tên là Lachesie làm nhiệm vụ phân phối số phận cho mỗi người. Vị nữ thần thứ ba có tên là Atropos, làm nhiệm vụ cắt đứt số phận của mỗi người, tức là quyết định người nào phải chết và chết lúc nào.
Tư tưởng số phận đóng vai tṛ quan trọng trong nghệ thuật kịch Hy Lạp cổ đại. Trong các bi kịch của Sophocle, thầy bói (Oracle) làm chức năng thông tin cho con người biết số phận của ḿnh, như là một cái ǵ đă được quyết định trước rồi. Đặc biệt là hoàn cảnh chết của mỗi người là do số phận đă được quyết định như nội dung vở kịch Oedipe cho thấy.
Trên đây đă nói về tư tưởng số phận hay số mệnh trong tư tường Hy Lạp cổ đại, như trong các tác phẩm của Homer cho thấy, qua ba nữ thần số mệnh nói trên đây, tuy Homer thường dùng từ số phận hay số mệnh theo số ít, nhằm biểu trưng cho một sức mạnh siêu nhiên, siêu việt lên trên ư chí con người.
2. An Độ giáo và vấn đề số mệnh :
An Độ giáo như là tôn giáo thường nói tới một số thần linh như Vishnu, Siva, Kali có khả năng quyết định số phận của mỗi cá nhân tín đồ,thậm chí đôi khi ngược lại với hướng của nghiệp do cá nhân đó tạo ra.
Nhưng An Độ giáo c̣n nói tới hai yếu tố khác, cũng quyết định đời sống của con người là nghiệp (Karma) và thời. Yếu tố nghiệp cũng tương tự như khái niệm nghiệp của đạo Phật, nhưng không triệt để và nhất quán bằng đạo Phật. Vấn đề này sẽ được bàn kỹ trong phần "đạo Phật thay thuyết số mệnh bằng thuyết nghiệp".
C̣n yếu tố thời của An Độ giáo cũng tương đương như yếu tố thời trong Dịch học của Trung Quốc vậy.
Nói chung, trong văn chương của An Độ giáo, cả ba yếu tố thần linh, nghiệp (Karma) và thời đều được nhắc tới. Thí dụ, trong cuốn thánh ca nổi tiếng "Bhagavad Gita", khi hoàng tử Arjuna do dự không muốn xung trận v́ kẻ thù không ai khác mà chính đều là bà con, họ hàng thân thưộc, th́ thần Krishna đóng vai tṛ người lái binh xa cho Arjuna, đă hiện nguyên h́nh và giảng giải cho Arjuna là phải xung trận, v́ số phận của kẻ thù là bị tiêu diệt. Nội dung của tập thánh ca "Bhagavad Gita" cho thấy, chi phối sự diễn biến của t́nh h́nh là ư chí của thần Vishnu cộng với sức mạnh của nghiệp (karma).
Nói chung, phần lớn những người theo An Độ giáo đều tin những sự kiện chủ yếu của cuộc đời, như thân phận tái sanh, sức khỏe nói chung, người vợ tương lai hay chồng tương lai, số con và giới tính của con, thời điểm chết đều là những sự kiện được xác định trước bởi nghiệp (karma), h́nh thành từ trong đời sống quá khứ.
Một số tín đồ An Độ giáo tin rằng, sự cố hay là tác động của một thần linh, có thể đem lại cái chết đột tử cho một người nhất định, và trái lại, việc xuất gia, sống lánh ở một thánh địa rất có thể thay đổi số phận của một con người.
Ở Nam An, trong vùng cư trú của người Tamils người ta tin rằng số phận một con người đă được an bài sẵn khi mới sanh và được ghi trên trán bằng những dấu hiệu đặc biệt mà chỉ có những thầy xem tướng giỏi mới giải mă và biết được.
3. Do Thái giáo và vấn đề số mệnh:
Người Do Thái cổ đại tin là những sự kiện lớn của lịch sử dân tộc Do Thái đều do Thượng đế an bài sẵn, mà dân tộc Do Thái phải phục tùng. Quân đội ngoại quốc xâm lặng Israel, chiếm cứ Israel, đày biệt xứ dân Do Thái đi nơi khác, như là đế quốc Assiri, và Babylone và sau này đế quốc La Mă từng làm, tất cả những tai họa đó giáng xuống đầu dân Do Thái đều không phải ngẫu nhiên mà là do dân Do Thái đă không trung thành với liên minh mà tổ tiên họ là tiên tri Moise, đă thay mặt họ, kư kết với Yahve trên núi SinaiỢ Như vậy là số phận của một dân tộc Do Thái, do hai yếu tố quyết định : một là những việc làm của bản thân dân tộc đó, phản bội lại liên minh với Thượng đế. Yếu tố thứ hai là sự trừng phạt của Thượng đế để đối với dân tộc Do Thái. Đó là sự can thiệp của một lực lượng siêu nhiên, siêu việt lên ư chí của con người. Có thể nói, đây là số phận hay số mệnh của dân tộc Do Thái đă được Thượng đế Yahve lựa chọn để truyền bá chân lư của đạo Do Thái cho loài người.
4. Đạo Hồi và vấn đề số phận :
Từ Ả Rập maniyab là số phận hay số mệnh xuất hiện trong thơ ca Ả Rập ngay trước thời Mahomad. Con người có thể chết v́ sự cố, trong chiến tranh hay là v́ bệnh tật, nguyên nhân sâu xa của cái chết đó là do tiền định. Nhưng sức mạnh ǵ quyết định sự kiện cái chết của một con người ? Là Thượng đế Allah chăng hay là số phận, như là một sức mạnh không bị nhân cách hóa. Điều này không rơ trong văn chương Ả Rập, bởi lẽ không phải thi sỹ Ả Rập nào cũng tin đạo Hồi, v́ đạo Hồi măi tới thế kỷ VII sau dương lịch mới xuất hiện.
Thế nhưng trong phạm vi đạo Hồi, nhất là trong kinh Coran, th́ mọi sự kiện, thậm chí mọi hoạt động trong đời sống của một tín đồ đạo Hồi đều do Thượng đế Allah an bài, chứ không phải do số phận hay là số mệnh. Ngày tận thế cũng do Thượng đế Allah quyết định, ư chí loài người không dự phần trong việc này.
Tuy nhiên các nhà Thần học Hồi giáo về sau có xu hướng giảm bớt tính tuyệt đối của sự can thiệp của Thượng đế vào đời sống con người, và dành một phạm vi nhất định cho hoạt động của ư chí tự do.
H́nh như các tôn giáo thần quyền, ngày càng thiên về thuyết không phải Thượng đế an bài và quyết định tất cả, và con người dù là sản phẩm do Thượng đế tạo ra, nhưng vẫn có một phạm vi ư chí tự do nào đó, khiến nó có thể phạm sai lầm và chịu sự trừng phạt của Thượng đế, điển h́nh là nhân vật Adam của đạo Do Thái và đạo Thiên Chúa, tuy do Thượng đế tạo ra nhưng vẫn ăn trái cấm, ngược với lời dạy của Thượng đế Do đó mà phạm tội gốc, tức là nguyên tội.
Có thể nói, trong các thuyết của các tôn giaó lớn, chỉ có thuyết Karma (nghiệp) của An Độ giáo là tương đối gần gũi (chứ không phải đồng nhất) với thuyết nghiệp của Phật giáo. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Phật giáo nói nghiệp, nhưng đồng thời cũng nhấn mạnh tính bất đinh của nghiệp, nghiệp là có thể chuyển được. Người là chủ nhân đồng thời cũng là thừa tự của nghiệp (trung bộ III, Kinh "Tiểu nghiệp phân biệt).
5. Dịch học và số mệnh :
Phật giáo có phản đối các chuyện như là xem tướng số, bói toán hay không ?
Xin trả lời rằng, vấn đề cơ bản của Phật giáo là giác ngộ và giải thoát, không phải là tướng số vá bói toán. V́ vậy mà trong kinh Di Giáo, ngay trước khi nhập Niết bàn, đưc Phật từng khuyên học tṛ ḿnh là Tăng sĩ, không nên bói toán và xem tướng số. Trong năm môn học được giảng dạy ở các trường đại học Phật giáo trước đây ở An Độ không có môn tướng số và bói toán, tuy có dạy các môn thể học như là thanh minh (ngôn ngữ), Công xảo minh (tiểu thủ công nghệ), Y phương minh (chữa bệnh) Nhân minh (logic học)Ợ
Về Dịch học Phật giáo cũng không phản đối dịch học như là một bộ môn Triết học của Trung Hoa, do các bậc thánh Trung Hoa thời xưa là Phục Hy, Văn Vương, Chu Công, và Khổng Tử sáng lập và hoàn chỉnh. Nhưng Dịch học, theo bản ư của các bậc thánh, đó không phải là môn học bói toán, mà là một môn triết học bàn về đạo lư thịnh suy, lành dữ, hạnh và bất hạnh của cá nhân và xă hội, đất nước ; và tinhthần của Dịch học là đức năng thắng số chứ không phải là con người phục tùng số mệnh. Tôi tuy không phải là người nghiên cứu chuyên môn về Dịch học, nhưng cũng có nghiên cứu qua sách dịch, không phải là để xem chơi như vua Trần Nhân Tôn nói trong chương I, bài phú Cư Trần lạc đạo (1)mà v́ có giảng về triết phương Đông ở một số trường đại học và ở học viện Phật giáo. Tuy chỉ có biết đôi chút về Dịch học, nhưng với cái sở học của ḿnh, cũng thấy được bản ư của các bậc Thánh lập ra môn Dịch học không phải là bói toán. Trái lại, bói toán chỉ làm dung tục hóa môn Dịch học mà thôi. học giả Trung Hoa Phó Lệ Pháp trong cuốn "Quốc học khái luận" (Đài bắc xuất bản, trang 40) viết rất đúng : "Bản ư của Văn Vương làm Chu Dịch là để dạy người cái đạo lư trị loạn, thịnh suy, được mất. Người đời sau dùng để bói toán, thực không phải là bản ư của Văn Vương" (2).
Hơn nữa, nếu chúng ta xem kỹ một số lời giải các quẻ của Văn Vương hay các lời giải các hào của Chu Công th́ chúng ta sẽ thấy các bậc thánh này nhấn mạnh vai tṛ của đức, của nỗ lực ñạo đức cá nhân hơn là số. Nghĩa là dù gặp phải cảnh ngộ khó khăn, gian khổ, nhưng nếu biết giữ đức hạnh, sống chính đáng th́ dữ biến thành lành, hung biến thành cát. Rơ ràng, đó là quan điểm đức năng thắng số tuy các bậc Thánh không nói rơ như vậy.
Để minh họa, có thể dẫn chứng câu sau đây trong Văn Ngôn truyện một cuốn sách chủ yếu giaỉ thích hai quẻ Càn và Khôn : "Tích hiện chi gia tất hữu dư hương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ươngỢ" Nghĩa là nhà tích chứa nhiều điều thiện th́ sẽ có thừa điều lành, nhà tích chứa nhiều điều ác th́ sẽ gặp nhiều chuyện dữ
Gia đ́nh như vậy, cá nhân cho tới đất nước, xă hội đều như vậy. Trị nước mà tàn bạo, hà hiếp, bóc lột dân quá đáng th́ dân sẽ làm loạn. Cá nhân sống ác, th́ gặp nhiều bất hạnh, nếu làm thiện th́ sẽ gặp may mắn, đó là đạo Trời, là luật tắc tự nhiên. Dịch học tuy bàn chuyện hưng vong, thịnh suy và đắc thất nhưng cuối cùng vẫn khẳng định con người sống phải có đức, trị nước cũng phải có đức, th́ mọi việc mới thông suốt, hài ḥa (sách dịch dùng các từ hanh thông) chính đáng, bền vững (sách dịch dùng các từ lợi, trinh).
III. Phật giáo dùng thuyết nghiệp thay cho thuyết số mệnh :
1. Nghiệp là ǵ ?
Nghiệp là hành động có dụng tâm, hành động mà không có dụng tâm th́ không phải là nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Một người lái xe không cẩn thận cán chết người. Người đó có thể mang tội ngộ sát, phải trả tiền bồi thường và ngồi tù. Nhưng thật ra, anh ta không có tạo nghiệp sát sinh, anh ta chỉ là một cái duyên, hay là một điều kiện trong kết cuộc như vậy. Lạnh lùng mà nói, t́nh h́nh đích thực là như thế, nếu chúng ta có một nhận thức sâu sắc về thuyết nghiệp. Trong đời này, không có ǵ xảy ra một cách ngẫu nhiên hết, mọi sự việc, quá tŕnh xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên và đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên đă tạo ra nó từ trước. Và đây là nghiệp, chứ không phải là số mệnh.
2. Dẫn nghiệp và măn nghiệp - hai loại nghiệp quan trọng nhất :
Nghiệp có nhiều loại nhưng Phật giáo thường chú ư hai loại chính là dẫn nghiệp và măn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dắt chúng sanh đi vào một trong sáu cơi, trong số này có ba cơi thiện là cơi loài Trời, cơi loài A Tu la và cơi loài người. Ba cơi ác là cơi súc sanh, cơi quỷ đói, và cơi địa ngục. Mắt trần chúng ta không thấy được loài Trời và loài A tu la. Chỉ biết rằng hai loài naỳ có quyền năng và thọ mạng nhiều hơn, dài hơn loài người rất nhiều. Mắt ta không thấy họ, nhưng không phải là họ không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ. Trong các loại chúng sanh sống ở cơi ác, có hai loại mắt người cũng không thấy được là chúng sanh trong loại quỷ đói và chúng sanh trong loài địa ngục. Loài quỷ đói là loài chúng sanh bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé cho nên luôn luôn bị đói. Chúng sanh ở địa ngục th́ bị khổ triền miên, khổ ở mức loài người không thể tưởng tượng nổi. C̣n súc sanh th́ rất nhiều loại, không thể kể xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sanh quen thuộc nhất là gia súc như chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào, chúng ta cũng đều biết. Nhưng có điều nhiều người không biết là nếu không sống thiện, không tu tập và sống lối sống ngu si như súc vật th́ sau khi chết chúng ta có thể tái sanh vào làm súc vật. Rất có khả năng đó, chúng ta không thể xem thường.
Cho nên, ít nhất chúng ta phải biết cơ chế vận hành của nghiệp, đặc biệt là loại nghiệp gọi là dẫn nghiệp. Mục đích là dùng cơ chế vận hành của nghiệp để cuộc sống chúng ta có ư nghĩa, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho ở đời này, cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị đọa vào các cơi ác, khổ, mà luôn tái sanh vào các cơi lành, cơi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát.
V́ dẫn nghiệp quyết định hướng tái sanh, cho nên cũng có tên gọi là tái sanh nghiệp, với tiếng anh tương đương là Reproductive Kamma. Kamma là tiếng Pàli, nghĩa là nghiệp, c̣n tiếng Sanskrit tương đương là Karma, một từ mà sách Tây phương rất hay dùng để chỉ nghiệp.
Tái sanh nghiệp hay dẫn nghiệp là những hành động tạo nghiệp có cường độ mạnh hay thiện hoặc bất thiện, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh, cũng như những sự kiện chủ yếu ở đời sau của chúng sanh đó. Sau đây tôi xin đưa vài ví dụ minh hoạ trước hết những hành động tạo nghiệp cực ác, quyết định không tránh khỏi hướng tái sanh của một chúng sanh vào một trong ba cơi ác là địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Đó là các hành động cố ư giết cha, mẹ, bậc thánh Ala hán,làm chảy máu Phật và phá sự hoà hợp của tăng chúng. Nếu phạm một trong năm nghiệp ác nói trên, th́ nhất định phải tái sanh vào cơi sống ác, khổ. Năm trường hợp nói trên là những trường hợp cực đoan, c̣n nói chung sống buông thả, không giữ năm giới, không làm mười thiện thành thói quen, với tâm ác không biết sửa chữa đều có nguy cơ sanh vào một trong ba cơi ác là địa ngục, quỷ đói, và súc sanh, và dù có may mắn được tái sanh làm người th́ sẽ là người sống bất hạnh như chết yểu, tật nguyền, hay ốm đau, bị người đời khinh rẻ.
3. Cường độ của nghiệp quyết định ở chỗ dụng tâm :
Yếu tố ǵ tạo ra cường độ mạnh của nghiệp, khiến cho nghiệp đó quyết định hướng tái sanh của chúng sanh đó. Chủ yếu là dụng tâm khi tạo nghiệp. Thí dụ tạo nghiệp sát với tâm tham, tâm sân. Gần đây báo chí đăng vụ giết người ở cửa hàng vàng Kim Sinh (Hà nội). Kẻ cướp đă giết bốn mạng người một lúc để cướp vàng, đó là ví dụ sát sanh v́ ḷng tham. Trên báo hằng ngày cũng từng đăng tin một cô gái, chỉ v́ ghen tức đối với người con riêng của chồng ḿnh - một cháu bé năm tuổi - đă nhẫn tâm quẳng cháu bé đó xuống sông Hồng. Sát sanh với tâm sân hận và ghen tức là loại nghiệp rất mạnh, có thể khiến kẻ phạm tội đọa vào cơi ác không tránh khỏi.
Đối với thiện nghiệp cũng vậy, cường độ của nghiệp thiện chủ yếu do ở chỗ dụng tâm chứ không phải do ở quy mô và h́nh thức của sự việc. Trong đạo Phật có câu : Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi, th́ việc đạo biến thành việc đời ; c̣n làm việc đời với tâm đạo, tức là cái tâm v́ lợi ích của đạo và của chúng sanh, th́ việc đời cũng biến thành việc đạo.
Quan điểm trên về nghiệp giải phóng những người nghèo hèn khỏi nỗi bức xúc của ḿnh quá nghèo hèn, quá túng thiếu, muốn làm việc thiện, muốn giúp người nhưng không biết xoay xở thế nào.
Trong kinh 42 Chương có nói tới hạnh tùy hỷ bố thí. Đó là hạnh chia xẻ niềm vui với người khác. Nếu sự chia xẻ niềm vui đó là thật ḷng, không chút ganh ghét th́ công đức của hạnh bố thí tùy hỷ đó cũng là vô lượng, cũng như một ngọn đuốc có thể giúp cho bao nhiêu nhà được thắp sáng, nấu chín cơm, sưởi ấm v.v. mà để bố thí tùy hỷ có cần phải có ǵ đâu, mà chỉ cần có tấm ḷng biết chia xẻ niềm vui của người khác mà thôi.
Đại sư Trung Hoa Trí Khải, trong bài tựa cuốn "Đồng mông chỉ quán" kể trường hợp một Sadi trẻ, ở cùng chùa một vị trụ tŕ đă chứng quả A la hán. Vị trụ tŕ chùa xem tướng học tṛ, biết trong ṿng một tuần nữa học tṛ ḿnh sẽ chết bệnh không thể tránh khỏi, bèn lẳng lặng cho học tṛ ḿnh về thăm nhà. Anh học tṛ trên đường về nhà thấy một ổ kiến trên bờ đê đang bị một ḍng nước xoáy thốc vào bờ đê, đe dọa cuốn trôi đi. Thầy Sadi trẻ động ḷng thương lũ kiến đang nháo nhác, bèn nhảy xuống sông, ra sức hàn lại chỗ đê có thể bị vỡ để cứu ổ kiến. Cứu được ổ kiến, thầy Sadi về nhà. Và sau một tuần trở lại chùa, vị A la hán thấy học tṛ ḿnh trở lại chùa an toàn, khí sắc lại c̣n hồng hào hơn xưa, rất lấy làm lạ, hỏi cặn kẽ đầu đuôi chuyện cứu ổ kiến. Vị trụ tŕ kết luận là do thầy Sadi phát tâm từ bi rộng lớn, cứu ổ kiến cho nên đă chuyển nghiệp, đáng lẽ phải chết trong ṿng một tuần lại vẫn sống an toàn và c̣n tiếp tục sống thọ trong nhiều năm nữa.
Câu chuyện trên cũng tương tự chuyện một bà già ăn mày, sống trong thời Phật ,muốn cúng dường Phật một ngọn đèn mà không đủ tiền để mua dầu. Đi ăn xin, ky cóp măi mới được một đồng. Nhưng khi đến cửa hàng th́ chủ tiệm lại nói một đồng không đủ để mua dầu thắp đèn. Nhưng v́ chủ tiệm cảm ḷng thành của bà già cho nên vẫn bán. Cuối cùng bà già cũng có được một ngọn đèn cúng dường Phật, không phải đặt trong tịnh xá nơi Phật thuyết pháp, mà chỉ được đặt ở ngoài vườn. Ấy thế mà sau buổi thuyết pháp của Phật, người ta đi dập tắt tất cả ngọn đèn ở trong nhà tịnh xá cũng như ngoài vườn, mọi ngọn đèn đều dập tắt dễ dàng, chỉ riêng ngọn đèn của bà già ăn mày cúng Phật th́ người ta thổi măi, dập măi mà không làm sao tắt được, cả đến Ngài Mục Kiền Liên, học tṛ thần thông đệ nhất của Phật cũng bất lực. Được hỏi về sự kiện lạ lùng này, Phật nói đó là sức mạnh lớn lao của ḷng chí thành cúng dường Phật của bà già. Với tâm thành lớn như vậy,th́ dù là cúng dường một ngọn đèn nhỏ, cũng đem lại cho bà ấy công đức vô lượng, khiến cho chư Thiên cũng cảm ứng, che cho ngọn đèn không bị dập tắt.
Trong lịch sử truyền đạo của đức Phật cũng không hiếm những chuyện minh chứng cho khả năng chuyển nghiệp của những người tuy từng phạm nhiều tội ác trong quá khứ, nhưng sau khi được gặp Phật, được nghe pháp và thành thật ăn năn hối lỗi, cải tà quy chánh, một ḷng tin đạo và hành đạo, th́ ngay trong đời này cũng chứng được quả Thánh. Đó là trường hợp nổi tiếng của Angulimala, vốn là một tên cướp tàn bạo ở vương quốc Kosala, trường hợp của dâm nữ Ambanali ở Vaisali, cả hai đều xuất gia theo Phật, tu hành không bao lâu đều chứng quả Thánh A La Hán.
Tóm lại dụng tâm là yếu tố quyết định tính chất và cường độ của nghiệp. Dụng tâm trong kinh tạng Pàli c̣n gọi là tác ư, cho nên Phật giáo định nghĩa nghiệp là tác ư. Khi đă tác ư,theo hướng thiện hay ác, tức là ta đă tạo nghiệp thiện hay ác rồi. Người b́nh thường không hiểu cơ chế vận hành của nghiệp, cho nên rất hay xem thường, thậm chí ngay đối với lời nói,họ cũng nói một cách vô tâm : Lời nói bay đi, lời nói vô bằng ; không biết rằng ngay những ư nghĩ thoáng qua đầu chúng ta c̣n là nghiệp , huống hồ là lời nói. Có lẽ, v́ để răn dạy người ta đừng nên coi thường sự bất thiện nơi lời nói là đạo Phật phân tích có tới bốn điều bất thiện nơi lời nói là nói dối, nói ác, nói chia rẽ, và nói vô nghĩa; c̣n đối với sự bất thiện nơi thân th́ có ba là sát sanh, lấy của không cho và tà dâm ; c̣n sự bất thiện nơi tâm cũng có ba là tham, sân, và si hay tà kiến.
4. Không được coi thường việc nhỏ :
Đức Phật luôn răn dạy con người không nên coi thường những nghiệp thiện hay ác dù là nhỏ, cũng như một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy đống rơm cao như núi, như giọt nước nhỏ măi rồi cũng làm b́nh lớn đầy tràn.
Kinh Pháp Cú có các bài kệ :
"Chớ chê khinh điều thiện, Cho rằng chưa đến ḿnh, Như nước nhỏ từng giọt, Rồi b́nh cũng đầy tràn. Người chí chứa đầy thiện, Do chất chứa dần dần"
(Kệ 122, HT. Thích Minh Châu dịch)
Lại viết :
"Chớ chê khinh điều ác, Cho rằng chưa đến ḿnh, Như nước nhỏ từng giọt Rồi b́nh cũng đầy tràn, Người ngu chứa đầy ác, Do chất chứa dần dần"
(121)
5. Lợi ích của việc tu tập tâm :
Tuy nhiên, cần chú ư là theo đạo Phật, dù là nghiệp nơi ư, nơi lời nói hay nơi thân, căn bản vẫn là ở chỗ dụng tâm, ở chỗ chúng ta tu tập tâm hàng ngày, khiến cho tâm ta trở thành thuần thiện, không nghĩ việc ác, chỉ nghĩ điều lành. Một người biết tu tập tâm như vậy, tuy rằng chưa đạt tới đích giác ngộ và giải thoát như các bậc Thánh, Phật hay A la hán, nhưng có thể nói là đă trên con đường thẳng dẫn tới đích giác ngộ và giải thoát tối hậu rồi. Hơn nữa, trên bước đường dài dẫn tới mục đích tối hậu đó, con ngườii thiện nhất định sẽ không bị đọa vào cơi ác.
Kinh Pháp Cú ví người như thế, như bàn tay không thương tích mà cầm thuốc độc vậy, không can ǵ hết :
Bàn tay không thương tích, Có thể cầm thuốc độc
(Kệ 124)
Người ác làm hại người hiền cũng như kẻ ngu ngược gió, mà tung buị, bụi chỉ rơi vào ḿnh mà không dính người :
Hại người không ác tâm Người thanh tịnh không uế, Tội ác đến kẻ ngu Như ngược gió tung bụi.
(Kệ 125, kinh đă dẫn ở trang 75)
Vậy nên, quyết định tính chất và cường độ của nghiệp là cái tâm của ḿnh, là ở trong ḷng ḿnh, như thi hào Nguyễn Du đă viết : "Thiệncăn bởi tại ḷng ta". Tu Phật trước hết và chủ yếu là tu tâm, không phải chỉ v́ "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" mà v́ đức Phật cũng đătừng khuyến cáo chúng ta :
Kẻ thù hại kẻ thu, Oan gia hại oan gia, Không bằng tâm hướng tà, Gây ác cho tự thân.
(Kệ 42)
và :
Điều mẹ cha, bà con Không thể làm được, Tâm hướng chánh làm được Làm được tốt đẹp hơn.
(Kệ 43)
6. Vấn đề cộng nghiệp :
Nghiệp là sức mạnh lớn, khi nó là cộng nghiệp của một số người, v́ không phải là một mà là một số đông người tạo ra nó, và số đông ấy có thể là cả loài người, cả một quốc gia, dân tộc hay một vùng, một địa phương.
Cộng nghiệp của cả một dân tộc đan xen với biệt nghiệp của từng cá nhân, khiến cho cơ chế vận hành của nghiệp khá phức tạp, mà chỉ có bậc Thánh như Phật mới hiểu được tất cả ngọn ngành chi tiết.
Trong kinh Chép lời Phật :"Với thiên nhăn thuần tịnh, vượt xa tầm nh́n loài người, Ta thấy các chúng sanh chết và tái sanh như thế nào, Ta thấy những người cao quư và kẻ nghèo hèn, kẻ xuất sắc và người bần tiện, mỗi người đều theo nghiệp của ḿnh tạo ra mà có được thân phận hạnh phúc hay bất hạnh".
(Chuyển dịch từ bản tiếng Anh "The Tibetan book of living and dying" của Sogyal Rinpoche, trang 92).
Chúng ta không có được thiên nhăn thanh tịnh để có thể được như Phật nắm bắt được tất cả cơ chế vận hành phức tạp của nghiệp, nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được đại khái, nhưng rất là đúng đắn, rằng : "Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt băo". Đó là sự minh triết của nhân dân Việt Nam mà tổ tiên, cha ông đă tin theo đạo Phật gần 20 thế kỷ nay rồi, khiến cho một thuyết quan trọng và phức tạp như thuyết nghiệp ảnh hưởng đến tâm lư của dân ta đến nỗi, mỗi lần có sự cố bất hạnh xảy ra cho một người, một gia đ́nh hay thậm chí cả một vùng, chúng ta buột mồm nói : "Tội nghiệp!". Đó là tội của nghiệp, nghiệp báo của từng người và là nghiệp báo chung, gọi là cộng nghiệp, nghiệp của số đông.
Nghiệp chính là quy luật nhân quả tác động trong phạm vi của nhân sinh. Đạo Phật nói quả nào nhân ấy. Một khi quả chín muồi và xảy ra th́ chúng ta biết đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả hợp thành của những nhân duyên đă từng được tạo ra và nay chín muồi.
Nhưng đạo Phật không nói một cách máy móc : nhân nào quả ấy. V́ sao ? V́ hằng ngày chúng ta không ngừng tạo nghiệp bằng ư nghĩ, lời và thân hành động. Nghiệp này tiếp nối nghiệp kia, nghiệp sau tác động trở lại nghiệp trước v.v.
Chính v́ vậy mà đạo Phật không nói số mệnh hay số phận , mà nói bất định nghiệp và chuyển nghiệp. Đó là ranh giới phân biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, kể cả với An Độ giáo, khá gần gũi với Phật giáo, v́ An Độ giáo cũng nói nghiệp Karma.
Dẫn nghiệp hay cũng gọi là năng sanh nghiệp chỉ là những loại nghiệp có cường độ mạnh, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh. Thí dụ tất cả chúng ta ở đây đều là người. Chúng ta biết chắc là trong đời trước, chúng ta đă tạo ra dẫn nghiệp (hay tái sanh nghiệp) khiến chúng ta có được thân phận người,nhưng giữa chúng ta đă có bao nhiêu sai biệt như già và trẻ, khỏe và yếu, nam và nữ, đẹp và xấu, và mỗi người đều là thành viên những gia đ́nh khác nhau với những cảnh ngộ khác nhau. Do vậy mà ngoài dẫn nghiệp quyết định thân phận là người của chúng ta, chúng ta c̣n tạo ra một loại nghiệp nữa, có cường độ yếu hơn dẫn nghiệp mà sách Phật gọi là măn nghiệp (sách tiếng anh dịch là Supportive Karma), cũng có sách khác dịch là năng tŕ nghiệp.
7. Khái niệm măn nghiệp :
Măn nghiệp hay năng tŕ nghiệp giải thích v́ sao cũng là một thân phận người mà có người hạnh phúc, người bất hạnh, người sang, kẻ nghèo hèn ; người th́ có uy tín nói ai cũng theo, trái lại có người nói rất giỏi nhưng không ai tin ; người đẹp, kẻ xấu xí, có cô gái đẹp lại lấy phải ông chồng xấu xí, lại có anh chồng xấu xí lại được người vợ đẹp sánh Hằng Nga tái thế v.v. sao lại có những chuyện như vậy ? tất cả những chuyện sai biệt như vậy, đều là quả báo của măn nghiệp hay là năng tŕ nghiệp.
Một câu hỏi đặt ra là : loại măn nghiệp này là bất khả kháng hay có thể chuyển được ? Xin trả lời, thuyết nghiệp của Phật giáo là bất định nghiệp là nghiệp có thể chuyển. Đă có bao nhiêu người sinh ra với sức khỏe rất yếu nhưng nhờ dày công luyện tập mà trở thành lực sĩ. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ có 1/3 lá phổi mà sống đến tuổi hơn 80. Triết gia Đức nói tiếng là Kant, vốn lúc bé rất ốm yếu nhưng nhờ sinh hoạt, làm việc rất đều đặn và có giờ giấc mà sống rất thọ v.v..
8. Khái niệm năng tiêu nghiệp :
Trong Phật giáo có khái niệm gọi là năng tiêu nghiệp, sách Anh ngữ có khi dịch là countereactive karma hay là impeding karma. Loại nghiệp này tùy thuộc vào t́nh h́nh mà có thể là tốt hay xấu.
Có thể đưa ra những ví dụ sau đây để minh họa : Một người sinh ra có tư chất thông minh, nói theo danh từ khoa học hiện nay là có gien thông minh. Nhưng người đó lại sinh ra trong một gia đ́nh giàu có, được cha mẹ nuông ch́u cho nên không chịu học hành, chỉ suốt ngày chơi bời khiến cho tính chất thông minh bẩm sinh của ḿnh bị thui chột đi, và cuối cùng anh ta trở thành một gă bất tài, vô dụng ở đời. Những loại nghiệp anh ta đă tạo ra đều thuộc loại năng tiêu nghiệp, xâú và tiêu cực, hủy hoại bẩm sinh tính thông minh của anh. Bẩm tính thông minh đó cũng không phải ngẫu nhiên mà chính do anh ta nuôi dưỡng, hun đúc trong một đời trước.
C̣n những ví dụ minh chứng các loại năng tiêu nghiệp tích cực th́ rất nhiều. Chỉ cần dẫn chứng trường hợp của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hay bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là đủ, v́ ai cũng biết đều là chuyện người thật việc thật và gần gũi với mọi người.
9. Dẫn nghiệp có thể chuyển được không ?
Có người thắc mắc, "măn nghiệp có cường độ yếu nên có thể chuyển được, nhưng dẫn nghiệp có thể chuyển được không ?"
Xin trả lời rằng, dẫn nghiệp cũng có thể chuyển, trong những trường hợp như sau :
Đúng là sau khi đă sanh ra làm người, có thân phận người, th́ không thể chuyển được thân phận người thành một thân phận không phải người. Thí dụ như các đạo gia mơ tưởng uống thuốc trường sanh bất lăo và bất tử, trở thành thần, thành tiên ngay trong cơi thế này.
Tôi nghĩ rằng bàn những chuyện như thế này là vô ích, v́ nếu có một người như Từ Thức chăng th́ cũng chỉ là một người. Nên miễn bàn là hơn.
Nhưng đạo Phật có khái niệm "năng hủy nghiệp" để giải thích những trường hợp tuy có người thọ mạng vẫn c̣n, nghiệp lực của tái sanh nghiệp vẫn c̣n, nhưng v́ những người này trong một đời sống trước hay thậm chí trong đời sống này có tạo ra những nghiệp cực mạnh,có khả năng tiêu hủy thân phận người của họ, th́ họ vẫn có thể mất thân phận người như thường. Đó là những trường hợp chết đột tử hay bất đắc kỳ tử, như là trong các trường hợp chết v́ thiên tai, chết v́ tai nạn máy bay hay xe cộ. Người b́nh thường gọi đó là những trường hợp ngẫu nhiên bất hạnh, hay là số mệnh. Nhưng theo đạo Phật, đó là nghiệp, là tác động của một loại nghiệp gọi là năng hủy nghiệp, nó tiêuhủy thân phận người ngay khi người đó đang sống b́nh thường. Người đó, trong một đời sống quá khứ hay thậm chí ngay cả trong đời này, đă tạo ra một loại nghiệp có cường độ mạnh, đủ sức tiêu hủy một dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, quyết định thân phận người. Sách Phật thường ví dụ tác động của loại nghiệp này như một cơn gió thổi tắt ngọn đèn, tuy rằng ngọn đèn đó có thừa dầu và bấc.
IV. Con người là chủ nhân của nghiệp :
Xin dẫn chứng lời của Đức Phật trong kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" (Trung Bộ III) : "Người là chủ nhân của nghiệp, cũng là thừa tự của nghiệp" Nghiệp do chính ḿnh tạo ra và nghiệp trở lại chi phối ḿnh. Cũng như Nguyễn Du nói rất đúng trong "Truyện Kiều"
Đă mang lấy nghiệp vào thân,
Xin đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Chính chúng ta chứ không phải một thần linh nào khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng hoạt động hàng ngày, hàng giờ, phút trong cuộc sống. Nếu tâm chúng ta hướng thiện th́ chúng ta tạo nghiệp thiện, hưởng quả báo thiện trong đời này và đời sau. Quy luật nghiệp báo là quy luật nhân quả, giản dị, không có ǵ khó hiểu, không cần phải mượn tới sức mạnh của thần linh hay sức mạnh mù quáng của số phận để giải thích. Thuyết nghiệp của đạo Phật không những là khoa học và công bằng nó c̣n tôn vinh trách nhiệm và giá trị con người. Nó thúc đẩy con người luôn hoàn thiện ḿnh, sống đạo đức, có lư trí và theo lẽ phải. Nó nâng cao giá trị con người chứ không hạ thấp giá trị con người. Nó khích lệ con người hành động và tiến bộ. Nó không dạy con người sống tiêu cực và yếm thế. Thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu được lư giải đúng đắn và mọi người hiểu thấu và thực hành sẽ đem lại bao nhiêu tốt đẹp cho xă hội và đất nước chúng ta, trong thiên niên kỷ mới sắp đến này.
Quá khứ đă qua rồi, tương lai lại chưa đến, mọi người chúng ta hăy tỉnh giác và có ư thức sống trong hiện tại từng giờ, từng phút nghĩ lành, nói lành, làm thiện. Đó chính là nghiệp, là thuyết nghiệp không phải trên b́nh diện lư thuyết mà là trong cuộc sống, trong thực hành.
Triết gia Mỹ William James, chắc là có chịu ảnh hưởng của thuyết nghiệp của đạo Phật, đă nói câu :"Chúng ta đang dệt đời chúng ta bằng một sợi chỉ không tháo gỡ ra được " (Nous tissons notre vie d’un fil qui ne se défera pas).
Câu nói của Nguyễn Du và của William James sẽ hoàn toàn đúng với tinh thần thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu thêm đôi điều như sau :
Tuy nghiệp đă mang vào thân rồi, nhưng vẫn gỡ ra được, nếu chúng ta biết ăn năn sửa chữa lỗi lầm, từ nay tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ư luôn luôn trong sạch, hướng thiện. Với câu của William James, chúng ta cũng thêm, chúng ta dệt đời chúng ta với sợi chỉ, không phải không tháo gỡ được, mà vẫn có thể tháo gỡ và dệt lại được.
Và theo lời khuyên của hai vị, chúng ta hăy mang trên thân ḿnh toàn là nghiệp lành, hăy dệt đời chúng ta toàn bằng nghiệp lành, nghiệp thiện, trong mỗi ư nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày. Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta trong cả đời này và đời sau.
* Chú thích :
Trần Nhân Tông viết :"Sách Dịch xem chơi, yêu tinh sáng, yêu hơn châu báu, kinh nhàn đọc dấu, trọng ḷng rỗi, trọng nhữ hoàn kim". Trần Nhân Tông nói là xem chơi, nghĩa là Ngài không lấy sách dịch làm chuẩn. Văn Vương tác Chu Dịch đích bản chỉ năi giáo nhân dĩ trị loạn, thịnh suy, đắc thất chi lư, hậu thế dụng dĩ chiêm phệ, thực phi Văn Vương bản ư.
Source: Nguyệt san Giác Ngộ số 48
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 46 of 118: Đă gửi: 16 June 2006 lúc 8:11am | Đă lưu IP
|
|
|
NHẸ GÁNH LO ÂU Ḥa thượng Sri Dhammananda - Phạm Kim Khánh dịch Việt
Bạn có lo âu không? Bạn có cảm thấy khốn khổ không? Nếu có, hăy chăm chú đọc quyển sách nhỏ nầy. Những ḍng chữ sau đây đă được viết ra cho bạn và cho những ai c̣n măi lo âu về những điều không đáng lo - lo suốt đời, lo đến chết!
Lo âu và khốn khổ là cặp tệ hại luôn luôn đi song với nhau như hai con bài trùng. Cả hai tệ hại này cùng sống và cùng chết với nhau, trên thế gian này. Nếu bạn lo âu, ắt bạn cảm thấy khốn khổ. Nếu bạn cảm thấy khốn khổ, ắt bạn lo âu. Chúng ta phải đối phó với những sự kiện của đời sống, phải đương đầu với những diễn tiến khác nhau của kiếp nhơn sinh. Mặc dầu không thể lẩn tránh chúng, ta không nên để cho cặp tệ hại lo âu và khốn khổ tràn ngập và khắc phục ta. Trái lại, phải khắc phục chúng, và ta có đủ khả năng để làm việc này. Điều cần thiết là phải hướng dẫn thích đáng mọi cố gắng, mọi quyết tâm và kiên nhẫn của chúng ta. Nếu hiểu biết sự vật một cách chơn chánh, và thận trọng áp dụng trí năo thông minh mẫn và sáng suốt của chúng ta vào mọi việc làm ắt chúng ta có thể chế ngự được những cảm xúc và thoát ra khỏi mọi lo âu và khốn khổ.
Những mối lo âu của ta là con đẻ của chính ta. Chính tự ta tạo nó trong tâm, v́ không đủ khả năng, hay v́ thất bại, không hiểu được và không ước lượng được trọn vẹn những cảm xúc ít nhiều vị kỷ của ta và v́ ta lượng định quá đáng hay sai lạc phẩm giá của sự vật. Nếu chúng ta có thể nh́n sự vật đúng trong bối cảnh của sự vật, và thấy rằng không có ǵ là trường tồn vĩnh cửu, không có ǵ tồn tại vững bền trong thế gian nầy và tự ngă của chúng ta chỉ là trí tưởng tượng hoang dại, chạy loạn trong cái tâm không kềm chế, như một tuấn mă bất kham, ta sẽ c̣n đi một đoạn đường dài, dài dẳng, để t́m ra phương thức khả dĩ tận diệt chứng bịnh lo âu và khốn khổ. Chúng ta phải tự trau dồi tâm trí, tự quên ḿnh, để dấn thân vào những công tác phục vụ nhơn loại và để trở nên người hữu ích cho nhơn quần xă hội. Đó là một trong những đường lối mà, noi theo đó chúng ta có thể t́m đến an tịnh và hạnh phúc thật sự.
Nhiều người có những ham muốn và những khát vọng, những lo âu và sợ sệt mà chính họ cũng cảm thấy hổ thẹn, không dám nhận, dầu là âm thầm tự nhận trong ḷng. Họ không biết làm thế nào để cho những cảm xúc ấy trở nên cao thượng hơn. Tuy nhiên, những xúc động ấy có một năng lực. Dầu họ làm cách nào để đè nén, dồn ép và che đậy, nó cũng t́m lối thoát và khi thoát ra, làm xáo trộn guồng máy cơ thể vật chất này và gây nên những chứng bịnh kinh niên. Ta có thể sửa đổi những điều ấy bằng các phương pháp tham thiền thích ứng, tức chế ngự cái tâm, bởi v́ một tâm hồn buông lung là nguyên nhân chánh tạo nên những lo âu tương trợ.
Bất luận lúc nào mà bạn lo âu trong ḷng, chớ nên phô trương gương mặt phiền muộn của bạn trước tất cả mọi người. Chỉ nên tâm sự với những ai thật sự có thể giúp bạn. Trong lúc khó khăn mà bạn phải trải qua trên đường đời, nếu bạn có thể luôn luôn giữ được nụ cười trầm tĩnh th́ quả thật là tốt đẹp. Điều này không phải là quá khó nếu ta thật sự cố gắng. Nhiều thanh niên quá đổi lo âu phiền muộn khi mất t́nh thương của người bạn gái. Trong những hoàn cảnh bất măn và thất vọng tương tợ vài người nghĩ đến quyên sinh tánh mạng, có người phải loạn trí, phần lớn tự thấy khốn khổ vô cùng. Tất cả những bất hạnh ấy đều do nơi sự kém hiểu biết về bản chất thật sự của đời sống. Dầu sao đi nữa, chúng ta không thể tránh những cảnh chia ly xa biệt. Ta có thể phân ĺa nhau từ buổi đầu, có thể ở đoạn giữa, hoặc nữa, vào lúc cuối cùng của cuộc đời, nhưng chắc chắn không thể tránh. Khi những sự kiện như vậy xảy ra, ta phải cố gắng t́m hiểu nguyên nhân tại sao. Nếu cảnh biệt ly ấy vượt ra ngoài khả năng kiểm soát của ta, hăy có đủ can đảm chịu đựng và hăy nhận định rằng đó là bản chất của đời sống.
"Bất luận nơi nào mà sợ hăi phát sanh, nó chỉ phát sanh ở hạng điên cuồng, không phát sanh đến người trí", Đức Phật dạy như vậy.
Sợ hăi chỉ là một trạng thái tâm. Trạng thái tâm của ta phải được kiểm soát và hướng dẫn. Dùng nó một cách tiêu cực ắt có sợ sệt. Được dùng một cách tích cực, nó sẽ đem lại hi vọng và cho ta những lư tưởng trong đời sống. Và dùng nó như thế nào là hoàn toàn do ta quyết định. Mỗi người đều có khả năng kiểm soát tâm. Chỉ có một việc mà con người có thể kiểm soát được một cách tuyệt đối, đó là tư tưởng của ḿnh. Sự kiện này - cùng với sự kiện xác thực khác là tất cả những ǵ mà con người tạo nên đều phải bắt đầu trong tư tưởng - đưa ta xích lại gần nguyên tắc theo đó ta có thể khắc phục tính sợ sệt.
Khi được một sinh viên hỏi về phương pháp hữu hiệu nhức để chế ngự cái tâm, một nhà cơ thể học trứ danh người Anh trả lời: "Hăy cố gắng làm điều ǵ cho một người nào".
Chàng sinh viên lấy làm ngạc nhiên với câu giải đáp có vẽ bí ẩn ấy và xin giáo sư rọi sáng thêm vấn đề.
"Bạn không thể có hai loại tư tưởng trái ngược nhau cùng một lúc", vị giáo sư giải thích, "những tư tưởng này sẽ xua đuổi các tư tưởng kia. Thí dụ như nếu tâm của bạn hoàn toàn chăm chú vào việc giúp đỡ người khác mà không mảy may vụ lợi th́ cùng lúc ấy bạn không thể sợ sệt".
"Sự lo âu làm cạn gịng máu trong cơ thể, sớm hơn là tuổi già". Càng ít sợ hăi, ít lo âu và phiền muộn, sức khoẻ và tuổi thọ càng được bảo tồn tốt đẹp. Măi măi sợ sệt và không ngừng lo âu là kẻ thù tệ hại nhất cho cơ thể con người. Nó làm xáo trộn hoạt động b́nh thường của cơ thể.
Nếu bạn biết làm vui ḷng người khác, bạn sẽ có một gương mặt luôn luôn tươi tỉnh. Đó là v́ bạn không để cho những lo âu phát sanh trong ḷng.
Tiếng gọi của thiên nhiên
Để thành đạt các lợi ích vật chất, con người hiện đại không lắng tai nghe tiếng gọi của thiên nhiên. Hoạt động tinh thần của con người hiện măi chăm chú mơ tưởng hạnh phúc tương lai mà lăng quên nhu cầu thiết yếu của cơ thể vật chất, và hoàn toàn không nghĩ đến giá trị thực tiễn của khoảnh khắc hiện tại. Tác phong phản thiên nhiên của nhân loại ngày nay là hậu quả tức khắc của những quan niệm sai lạc về trật tự thế gian, về kiếp nhân sinh, và về mục tiêu tối hậu của đời sống. Đó là nguyên nhân của tất cả mọi bất măn, mọi lo âu, sợ sệt, và mọi hoàn cảnh bất ổn của thời hiện đại. Người thật sự mong muốn hoà b́nh phải giữ ḿnh, không để làm xáo trộn tự do của kẻ khác. T́m hạnh phúc cho ḿnh bằng cách làm xáo trộn người khác quả thật là phương pháp sai lạc!
"Bạn có thể làm cho vài người măi măi thất vọng, và làm cho tất cả mọi người thất vọng vài hôm, nhưng bạn không thể làm cho tất cả mọi người măi măi thất vọng". (Abraham Lincoln)
Nếu con người hung bạo và tội lỗi măi măi sống ngược lại với định luật thiên nhiên, định luật vũ trụ, con người sẽ làm ô nhiễm toàn thể bầu không khí bằng những hành động, lời nói và tư tưởng của ḿnh. Hậu quả dĩ nhiên của hành động và tư tưởng sai lạc tương tợ là thiên nhiên không thể tạo nên những ǵ mà con người cần phải có để sống, trong lúc ấy con người có thể phải đương đầu với những truyền nhiễm và những loại thiên tai vô cùng nguy hại.
Ngược lại, nếu con người có một nếp sống thích ứng với định luật thiên nhiên và trật tự vũ trụ, nếu con người có một lối sống chơn chánh, thanh lọc bầu không khí bằng những công đức, bằng phẩm hạnh thanh cao và rải tâm từ của ḿnh bủa rộng, bao trùm tất cả chúng sanh, ắt con người sẽ thay đổi bầu khí quyển để đem lại hậu quả tốt đẹp cho hạnh phúc nhơn loại.
Bạn có thể là một người tân tiến rất bận rộn. Nhưng chớ quên bỏ ra vài phút trong ngày để đọc những trang sách có giá trị. Thói quen này sẽ giải khuây, giúp bạn quên đi những mối lo âu, và cùng lúc, giúp bạn trau dồi tâm trí. Trong khi ấy, cũng nên nhớ rằng bạn có một tôn giáo. Tôn giáo phục vụ bạn, đem lợi ích đến bạn. Như vậy, chính bổn phận của bạn là suy tư về tôn giáo của ḿnh và dành vài phút trong ngày để thực hành những công việ có tánh cách tôn giáo, hợp theo lẽ đạo.
Sức khoẻ tâm linh và những khuynh hướng tội lỗi
Về phương diện sức khoẻ, không phải lao phổi hay ung thư là những chứng bịnh tai hại nhứt của thời đại chúng ta. Hiện nay, bịnh lao phổi h́nh như đă được kiểm soát và cũng có nhiều hi vọng rằng trong một tương lai không xa người ta sẽ t́m ra phương thức trị liệu cho bịnh ung thư. Trong thực tế, mối nguy cơ quan trọng nhứt ngày nay là sự tăng trưởng mau chóng của những chứng bịnh thuộc về thần kinh và trí năo. Ngoài ra c̣n nhiều người, tuy thường không được xem là bịnh nhưng rất cần, và hơn ai hết, phải được chữa trị.
Người ta có thể hỏi tại sao những phần tử tội lỗi trong xă hội lại được nêu lên đây cùng một lúc với các bịnh thần kinh. Một trong những hậu quả tích cực và sâu xa nhứt, dồn ép trực tiếp trong công tŕnh khảo cứu của Freud là sự nh́n nhận rằng những người gây tội ác và phạm pháp là những người bịnh về tinh thần, cần phải được chữa trị hơn là hành phạt. Chính cái nh́n phóng khoáng vào vấn đề như thế ấy phải đặt nền tảng cho tất cả mọi cải cách xă hội "cấp tiến", và mở đường dẫn lối đến phương pháp cải thiện, làm cho xấu trở nên tốt, hơn là trả thù.
Hăy biết người láng giềng của bạn
Chúng ta không bao giờ thấy những người khác sống như thế nào. Chúng ta cũng có thể không biết ǵ về đời sống của những người không cùng một giai cấp xă hội với chúng ta, hoặc kém hơn, hoặc giàu có sang trọng hơn ta. Nếu ta khoẻ mạnh, ta không thể biết được bịnh hoạn là như thế nào, và nếu là người ươn yếu tật nguyền, ta sẽ không hiểu được năng lực của người dồi dào sức khoẻ ra sao.
V́ thiếu kinh nghiệm nên ta quá khắt khe, kém khoan hồng. Đức quảng đại khoan dung chỉ phát sanh do sự hiểu biết. Và nếu không có kinh nghiệm, ắt chúng ta không thể hiểu biết. Do đó, nên có nhiều kinh nghiệm, kinh nghiệm về mọi phương diện của đời sống, nhứt là nên đi lại đó đây để mở rộng tầm mắt, nhưng không nên luôn luôn dùng những phương tiện dồi dào tiện nghi nhứt.
Hạnh phúc con người
Đức Phật dạy rằng tất cả bất hạnh của con người đều phát sanh từ sự ham muốn lầm lạc, muốn những thú vui mà tiền của mua được, muốn nhiều quyền thế hơn kẻ khác, và quan trọng hơn tất cả, muốn tiếp tục măi măi sống sau khi chết. Chính v́ ham muốn những điều này mà con người trở nên vị kỷ, bởi nó làm cho con người chỉ nghĩ đến riêng ḿnh, chỉ muốn cho riêng ḿnh, và không để ư lo nghĩ đến những ǵ có thể xảy đến người khác. Và, bởi v́ không thể thành đạt tất cả những ǵ ḿnh mong muốn, con người luôn luôn lo âu và bất toại nguyện. Phương pháp duy nhất để tránh t́nh trạng bất ổn này là phải thoát ra khỏi nguyên nhân sanh ra nó, tức vượt qua khỏi mọi ham muốn. Điều này rất khó làm. Nhưng, ai đă thành tựu viên măn sẽ đạt đến trạng thái toàn hảo và an tịnh.
Không phải chúng ta thỏa thích thọ hưởng những thú vui mà chính thú vui chế ngự, khắc phục chúng ta, bắt chúng ta làm nô lệ cho nó. Để mưu t́m thú vui, chúng ta không ngừng lo âu và luôn luôn tiêu hao năng lực. Trong thế gian luôn luôn biến đổi này chúng ta thống khổ nhiều hơn là thỏa thích thọ hưởng khi chạy theo, rượt bắt các thú vui.
Thời gian sẽ hàn gắn các vết thương
Phiền năo trôi qua. Điều ǵ làm cho bạn đau xót rơi lụy hôm nay sẽ sớm lùi vào dĩ văng và biến tan trong quên lăng. Bạn có thể sẽ c̣n nhớ rằng bạn đă có khóc, nhưng chắc bạn sẽ không c̣n nhớ măi điều ǵ đă làm bạn khóc. Chúng ta đang trưởng thành, và chúng ta đang trải qua một kiếp sống. Nếu tại sao thao thức suốt đêm trường để than khóc một biến cố bất hạnh xảy đến ngày hôm trước, hay tại sao ôm ấp một mối hận thù đối với người nào và tại sao tiếp tục để cho những tư tưởng tương tợ tự do gây xáo trộn trong tâm. Chúng ta có thể bị cơn giận dữ lôi cuốn đi xa và về sau lấy làm kinh ngạc thấy rằng chính ta là người nổi giận. Đă ngạc nhiên, ắt chúng ta có thể nhận thức rằng chúng ta đă phung phí biết bao th́ giờ và năng lực, rằng chúng ta đă tự tạo cho ḿnh bao nhiêu bất hạnh, trong lúc mà ta có thể chận đứng nó và bắt đầu nghĩ đến việc khác.
Dầu phiền năo như thế nào, dầu lo âu sầu muộn ra sao, thời gian sẽ gắn liền những vết thương. Nhưng, trong hiện tại, chắc chắn phải có một điều nào mà ta có thể làm được cấp thời để khỏi bị tổn thương. Tại sao chúng ta lại để cho người khác và phiền năo làm giảm suy năng lực và làm cho ta bất hạnh? Câu giải đáp là, lẽ dĩ nhiên, không phải người khác và phiền năo mà chính ta đă làm cho ta bất hạnh.
Bạn có thể gặp một vài bực dọc trong sở hay ở một nơi nào khác mà bạn làm việc, không nên mang theo, hay kéo dài những bực dọc ấy về đến nhà và như vậy tạo không khí nặng nề trong gia đ́nh.
Bạn phải nhận thức rằng có một phương thuốc trị liệu hay một phương cách để chấm dứt những vấn đề phiền phức ấy. Đó là phải thoát ra khỏi những ham muốn ích kỷ và vô trật tự của chúng ta và tận diệt mọi h́nh thức hỗn loạn và vô minh.
Mỗi khi ta không t́m ra giải pháp cho một vấn đề, thường ta có khuynh hướng t́m nơi để đổ lỗi, một người nào mà ta có thể trút hết gánh nặng tội lỗi. Chúng ta không sẵn sàng chấp nhận những thiếu kém của ḿnh. Chúng ta cảm thấy rằng đổ lỗi cho người khác và nuôi dưỡng mối căm thù là dễ dàng hơn. Trong thực tế vài người trong chúng ta đă làm như vậy. Đó là thái độ hoàn toàn sai lạc. Không nên phiền hà hay giận dỗi ai khác. Chúng ta phải hết sức cố gắng, tận dụng khả năng, và trầm tĩnh giải quyết những vấn đề của chúng ta, phải sẵn sàng đối phó với bất luận khó khăn nào mà ta gặp phải trên đường đời.
Hạnh phúc và chủ thuyết vật chất
Nhiều người lầm tưởng rằng họ có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề nếu có tiền, nhưng họ không nhận thức rằng chính tiền của và sự nghiệp cũng mang theo những vấn đề của nó. Riêng "tiền của" không thể giải quyết tất cả mọi khó khăn.
Nhiều người không bao giờ biết như vậy, và xuyên qua suốt kiếp sống họ tận dụng mọi năng lực để cố gắng tích tụ "điều này" và "vật nọ". Đến khi đă đạt được rồi họ cảm thấy rằng bao nhiêu đó cũng chưa làm họ thỏa măn, mà c̣n phải tích tụ thêm nữa những "điều này" và những "vật nọ" khác. Trong thực tế, càng được nhiều họ càng muốn có thêm và như thế không bao giờ họ an vui hay biết là đủ.
Khi ta đánh mất một vật ǵ, lời khuyên sau đâu sẽ đem đến ta một niềm an ủi lạ thường:
"Đừng nói rằng cái này là của anh, và cái kia của tôi, Chỉ nói cái này đến với anh, cái kia với tôi. Như vậy chúng ta có thể không luyến tiếc cái ánh sáng đang phai mờ. Của tất cả những vật rực rỡ vinh quang mà nay không c̣n nữa".
Tài sản không phải là cái ǵ để ta giấu cất một nơi rồi khát khao t́m thêm nữa. Nó phải là cái ǵ để ta sử dụng hầu đem lại an lành, cho ta và cho kẻ khác. Nếu bạn trải qua suốt thời gian của ḿnh để bám bíu vào tài sản sự nghiệm mà không nghĩ đến bổn phận đối với quốc gia, với đồng bào và tôn giáo của bạn, có thể một ngày kia, khi đến lúc, bạn sẽ phải ra đi với tâm hồn đầy lo âu sợ sệt và bỏ lại tất cả trên thế gian này. Bạn sẽ không thể thọ hưởng tài sản mà bạn đă khó nhọc dành dụm.
Hi vọng có được tiền của và lợi lộc bằng cách cờ bạc cũng giống như đứng ngoài trời và mong có những đám mây che nắng. Trong khi ấy, mưu t́m tiến bộ và thịnh vượng bằng cách chuyên cần làm việc th́ giống như xây cất nhà cửa kiên cố để đỡ nắng che mưa.
"Tài sản sự nghiệp sẽ ở lại sau khi bạn ra đi. Thân bằng và quyến thuộc sẽ đưa bạn đến phần mộ. Nhưng, chỉ có những hành động tốt và xấu của bạn trong kiếp sống sẽ theo bạn qua bên kia nấm mồ".
Nhiều việc mà ta ước vọng bao nhiêu sẽ đem lại hạnh phúc, đă làm cho ta thất vọng khi đạt được nó, như ba điều ước trong truyệ cổ Ấn Độ. "Có nhiều tiền của!", nghe chừng như là một cái ǵ tuyệt diệu! C̣n ǵ tốt đẹp hơn? Nhưng khi đă đạt được rồi, có thể ta cảm thấy rằng chính nó đem lại cho ta những lo âu mới, như việc phải sử dụng nó bằng cách nào, làm sao để ǵn giữ nó, hoặc nữa, có thể nó dẫn dắt ta đến những hành động điên rồ. Người giàu tiền của bắt đầu thắc mắc t́m hiểu, xem bạn bè của ḿnh có đánh giá ḿnh bằng chính giá trị riêng của ḿnh hay chỉ bằng tiền của ḿnh đang có. Đây cũng là một h́nh thức phiền muộn thuộc về tinh thần. Và luôn luôn có t́nh trạng nơm nớp sợ mất cái ǵ đă có. Cái "có" nầy có thể là tiền của hay một người thân. Như vậy, khi ta thành thật nh́n rơ vào bên trong cái mà ta gọi là "hạnh phúc" chúng ta thấy rằng đó chỉ là một ảo ảnh lững lờ phát hiện trong tâm mà không bao giờ chúng ta nắm lấy được, không bao giờ trọn vẹn, không bao giờ đầy đủ, hoặt ít lắm nó cũng mang theo tánh chất sợ sệt, sợ mất đi.
Tiền của chỉ trang trí cho cái nhà của bạn, không thể trang trí cho chính bạn. Chỉ có những phẩm hạnh cao thượng của bạn mới có thể làm cho bạn trở nên đẹp. Y phục chỉ làm đẹp xác thân của bạn chớ không làm đẹp bạn. Chỉ có tác phong trong sạch và thanh cao của bạn trang trí bạn.
Phương pháp áp dụng để tạo hạnh phúc phải là một phương pháp vô hại, không đụng chạm đến quyền lợi của bất cứ ai. Thọ hưởng hạnh phúc bằng cách gây đau thương cho một người hay một chúng sanh khác th́ không có nghĩa lư ǵ. Đức Phật dạy:
"Hạnh phúc thay! Những ai nuôi mạng sống của ḿnh mà không gây tổn hại đến ai".
"Hạnh phúc là một loại nước hoa mà ta không thể rót lên trên ḿnh người khác, và cùng lúc, khỏi đánh rơi một vài giọt trên ḿnh ta".
Có lẽ bạn không thể thay đổi thế gian để cho nó thích ứng với ư muốn của bạn, nhưng bạn có thể biến cải tâm trí của chính bạn để mưu t́m hạnh phúc.
Chỉ khi nào phải chịu thống khổ khi làm điều thiện, bạn mới có thể thành tựu hạnh phúc cao thượng hơn người.
"Nếu ta muốn mưu t́m hạnh phúc, chớ nghĩ đến ḷng biết ơn hay bạc bẽo, và chỉ cho ra v́ niềm vui được cho ra, thầm kín bên trong. Sự biết ơn như cánh hoa hồng. Hoa hồng th́ phải được vun bón, tưới nước, săn sóc, tưng tiu và ǵn giữ". -- (Dale Carnegie)
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 47 of 118: Đă gửi: 16 June 2006 lúc 8:13am | Đă lưu IP
|
|
|
Hăy kiểm soát tâm
Cái tâm của con người ảnh hưởng sâu xa đến cơ thể. Nếu để tâm diễn tiến theo chiều hướng xấu xa và kết nạp những tư tưởng ô nhiễm nó có thể gây nhiều tai hại, có thể giết chết một chúng sanh. Ngược lại, tâm cũng có thể chữa khỏi một chứng bịnh của xác thân. Khi tâm chăm chú vào những tư tưởng chơn chánh, với sự cố gắng chơn chánh và hiểu biết sáng suốt, hậu quả của nó thật vô cùng lớn lao. Một cái tâm linh khiết và những tư tưởng trong sạch thật sự dẫn đến một kiếp sống khoẻ mạnh và an lành. Đức Phật dạy:
"Không có kẻ thù nào có thể gây tai hại cho ai nhiều bằng những tư tưởng tham ái, những tư tưởng sân hận, những tư tưởng ganh tị, v.v... của chính ta".
Con người mà không biết điều chỉnh cái tâm của ḿnh để thích ứng với hoàn cảnh th́ không khác nào một xác chết nằm trong quan tài.
Hăy hướng tâm của bạn trở vào bên trong và cố gắng t́m thích thú bên trong chính bạn. Bạn sẽ t́m thấy nơi đây một nguồn thích thú vô tận luôn luôn sẵn sàng để bạn thọ hưởng.
Chỉ khi nào được kiểm soát chặt chẽ và được hướng dẫn chơn chánh theo chiều tiến bộ và trật tự, tâm mới trở thành hữu dụng cho người làm chủ nó và cho xă hội. Một cái tâm vô trật tự đem lại cho người làm chủ nó, và cho nhiều người khác, tất cả những tai hại trong thế gian. Những tai hại ấy gây nên bởi những người không biết kiểm soát tâm và không biết làm cho tâm ḿnh được thản nhiên, quân b́nh, trầm tĩnh.
Trầm lặng không phải là yếu ớt. Một thái độ trầm lặng luôn luôn tiêu biểu cho con người thuần thục. Giữ được thái độ trầm lặng khi mọi việc đều thuận lợi th́ không khó lắm, nhưng vẫn b́nh tĩnh khi sự vật xáo tr?n quanh ḿnh th́ quả thật là khó. Chính đức tính khó có thể có này là điều đáng cho ta cố gắng thành tựu, bởi v́ nhờ thành tựu và kiểm soát như vậy ta tạo nên một cá tính ổn định, vững chắc. Nghĩ rằng chỉ có những người ồn ào, khoác loác và lăng xăng tối ngày là mạnh mẽ và hùng dũng th́ quả thật là sai lầm.
Hăy hành động khôn ngoan
Con người phải biết sử dụng tuổi trẻ, tiền của, quyền thế, năng lực, và kiến thức của ḿnh vào đúng lúc, đúng nơi, đúng phương cách và sáng suốt, để gặt hái lợi ích cho chính ḿnh và cho người khác. Nếu sử dụng sai lầm những ưu thế tương tợ, nó chỉ đem ta đi xuống. Con người phải đủ mạnh để hay biết khi ḿnh yếu, phải đủ can đảm để đương đầu với sợ sệt, phải hùng dũng và bất khuất khi thất bại, phải khiêm tốn và dịu dàng lúc đắc thắng.
Vài người được may mắn bỗng chốc trở nên giàu có. Nhưng trong những người này chỉ có một số ít biết bảo tồn tài sản vừa thọ được. Thế thường, khi được quá dễ, được mà không cần phải cố gắng và chuyên cần, người ta không lượng định đúng mức giá trị của vật đă thọ. Do đó người ta bắt đầu tiêu xài phung phí vào những việc không cần thiết, và không bao lâu, tiền của hao ṃn. Ta phải biết làm thế nào để giữ ǵn tài sản. Không nên phung phí mà phải sử dụng tiền của một cách hữu ích, cho ta và cho người khác. Muốn vậy, phải thận trọng.
Hăy tự sửa ḿnh
Chúng ta đang sống trong một thế gian luôn luôn biến đổi. Tuy nhiên, rất ít người nhận thức điều này. Ta không nên mù quáng cố bám vào những phong tục, những tập quán, những thói quen, và những tin tưởng mà người xưa và ông bà tổ tiên chúng ta lưu truyền xuống đến chúng ta, và không nên nghĩ rằng ta phải măi măi làm theo như vậy. Những ư nghĩ hẹp ḥi tương tợ không thể đem lại tiến bộ. Có những tập tục rất tốt đẹp mà ta kính cẩn thọ lănh từ tay của ông bà cha mẹ, nhưng vài cỗ tục khác chỉ có thể áp dụng thích nghi vào một thời nào. Ta phải thận trọng xem xét, coi nó c̣n hợp với xă hội hiện đại không. Đàng khác, cha mẹ và các bậc trưởng thượng ít khi tỏ ra khoan hồng đối với lối sống mới của thế hệ trẻ. Những vị này sẽ lấy làm vui mà thấy đoàn hậu tấn cùng có một nếp sống như ḿnh. Tuy nhiên, đó không phải là thái độ thích nghi nhất. Hăy để cho đàn con trẻ di động theo nhịp của thời gian, nếu điều này không hại. Người làm cha mẹ vẫn nhớ lúc thiếu thời, chính cha mẹ của ḿnh cũng đă khắt khe thế nào đối với lối sống mới lúc bấy giờ. Cuộc xung đột giữa những người bảo thủ và lớp bạn trẻ luôn luôn có xảy ra. Lẽ dĩ nhiên, khi trẻ con bị đời sống tân tiến lôi cuốn lầm lạc cha mẹ nhất định phải khuyến dụ và hướng dẫn chúng trở về con đường chơn chánh.
Đối với quan kiến và tập tục của người khác, bạn phải tỏ ra khoan hồng, mặc dầu không thích. Ở đây, khoan hồng không có nghĩa là phải làm theo những ư nghĩ và lư tưởng ấy.
Mỗi người là một phần tử của thế gian loài người, và như vậy, phải nhận lănh phần trách nhiệm của ḿnh về những sự việc diễn tiến trong thế gian ấy. Mỗi người phải quan tâm đến những biến đổi trong xă hội, phải làm cho xă hội càng trở nên tốt đẹp hơn và càng mang nhiều sắc thái nhơn đạo hơn. Mỗi người phải tự hỏi, ḿnh đă làm ǵ để đem lại nền trật tự cho sự vật. Đây là một quan kiến có tánh cách đạo đức, bao trùm lên đời sống sắc thái trang nghiêm và đáng được sống. Sống như vậy là có một kiếp sống thật sự hạnh phúc. Chừng ấy chúng ta sẽ hân hoan bắt đầu làm một việc ǵ đáng được ca ngợi và có tánh cách xây dựng.
Dầu người ta có phê b́nh và chế diễu hành động của bạn chua cay thế nào, hăy có thái độ của người khôn ngoan sáng suốt và đáp trả lại bằng một nụ cười hay một câu nói đùa. Không bao giờ nên gây gỗ.
Khi chơi một tṛ chơi, bạn không nên tỏ ra nóng giận, v́ như thế, chẳng những bạn làm cho người khác mất vui mà chính bạn cũng không thích thú, và sau cùng, bạn có thể thất bại hoàn toàn.
Bạn không thể sửa đổi từng người và tất cả mọi người trên thế gian này để tạo cảnh thanh b́nh lư tưởng, cũng như bạn không thể dọn dẹp tất cả đá sỏi gập ghềnh và gai góc trên đường đi. Người muốn an toàn trên con đường phải mang vào một đôi giày, và thận trọng từng bước. Cùng thế ấy, người muốn sống an tịnh, muốn tâm hồn được thanh thản, phải biết thu thúc lục căn, tiết chế tham vọng.
Có nhiều lối khác nhau để sửa đổi một người lầm đường lạc nẻo. Bằng cách chỉ trích, khiển trách và la rầy trước công chúng bạn không thể thành công sửa đổi ai hết. Không nên làm mất ḷng. Nhiều người tạo thêm kẻ thù v́ chỉ trích người khác. Người nọ hành động lầm lạc. Nếu bạn có thể ôn tồn nhắc nhở họ với ḷng thành thật muốn cải thiện, chắc chắn họ sẽ nghe theo, và một ngày nào họ sẽ cám ơn ḷng tốt và sự hướng dẫn sáng suốt của bạn.
Bất luận lúc nào mà bạn phát biểu ư kiến về riêng một vấn đề, hăy cố gắng t́m những danh từ không chạm đến tự ái của người khác. Có nhiều phương cách khác nhau để diễn đạt tư tưởng của ḿnh một cách dịu dàng, hay lễ độ, hoặc nữa, có tánh cách "ngoại giao".
Không nên nổi giận khi người ta nêu lỗi ḿnh ra. Có thể bạn nghĩ rằng để lộ cho người ta thấy ḿnh nổi nóng, hay la lối rầy rà người khác là che lấp hay lướt qua những thiếu sót của ḿnh. Thật ra, đó là một thái độ giả dối và sai lầm.
Không nên phát lộ những bí ẩn thầm kín của bạn bè, mặc dầu là của người mà ta không ưa. Nếu bạn nói ra những ǵ người ta tâm t́nh với ḿnh, bạn sẽ bị khinh rẽ và không bao giờ được nhận là người thành thật.
Hăy vô tư
Không nên hấp tấp có ư kiến nhất định về một vấn đề trong khi đang bực bội, hay khi bị khiêu khích, hoặc nữa, khi hỉ hả vui mừng, bởi v́ trong những lúc ấy tâm trạng của bạn bị nhiều cảm xúc, và một quyết định đạt đến trong hoàn cảnh tương tự có thể sẽ làm cho bạn hối tiếc một ngày nào. Hăy để cho tâm b́nh tĩnh trở lại, và hăy suy gẫm. Như vậy, quyết định của bạn sẽ được vô tư.
Hăy trau dồi đức khoan hồng. Đức khoan hồng tránh cho bạn những xét đoán vội vă, giúp bạn thông cảm những phiền năo của người khác, giúp bạn tránh khỏi những lời chỉ trích có tánh cách "vạch lá t́m sâu", và giúp bạn nhận thức rằng con người dầu cao siêu đến đâu, hễ c̣n là phàm nhơn là c̣n phải lầm lạc. Sự yếu kém mà bạn thấy bên trong người láng giềng rất có thể cũng được t́m thấy bên trong chính bạn.
Khiêm tốn
Đức khiêm tốn là khuôn vàng thước ngọc của bậc thiện trí để đo lường sự khác biệt giữa cái ǵ thật sự là vậy và cái ǵ c̣n phải thế nào nữa mới được như vậy. Chính Đức Phật đă bắt đầu con đường hoằng Pháp của Ngài bằng cách dẹp bỏ tất cả bao nhiêu kiêu hănh của một hoàng tử giàu sang trẻ đẹp. Ngài đă thành đạt đạo quả Phật trong kiếp sống, nhưng không bao giờ mất vẻ tự nhiên. Cách lập luận và các câu chuyện ngụ ngôn của Ngài không bao giờ cầu kỳ. Có những lúc Ngài đă tỏ ra khiêm tốn hơn tất cả những người khiêm tốn. Không bao giờ Ngài mất bản chất con người.
Không nên phung phí th́ giờ
Phung phí th́ giờ bằng cách âu sầu hối tiếc những việc đă qua và dễ duôi, không tạo cho ḿnh bản chất thích hợp với địa vị làm người cao quí là để cho nghiệp xấu đẩy đưa vào một nơi thích hợp với bản chất ô nhiễm. Hăy thành tâm ghi tạc điều này và hăy hành thiện trong khi đang c̣n sống. Phung phí th́ giờ, chẳng những bạn làm hại cho chính bạn mà c̣n phương hại đến kẻ khác, bởi v́ th́ giờ không phải của riêng bạn mà c̣n là của người khác.
Kiên nhẫn và khoan hồng
Hăy kiên nhẫn với tất cả. Sân hận dẫn dắt chúng ta vào một khu rừng rậm không có lối đi. Trong khi chọc giận và gây phiền phức cho người khác nó cũng làm tổn thương chính ta, làm yếu kém cơ thể và xáo trộn tinh thần. Một lời nói đă thốt ra như nước đổ xuống đất, như mũi tên được buông ra từ cánh cung, không thể c̣n thâu hồi lại được nữa. Dầu ta có sám hối hay xin lỗi ngàn lần, lời nói bất cẩn đă gieo ảnh hưởng của nó.
Có nhiều con vật không thấy ban ngày. Có những con khác không thấy trong đêm tối. Nhưng người đă bị ḷng sân hận lôi cuốn đến cao độ th́ đêm cũng như ngày, không c̣n thấy ǵ.
Khi nỗi sân, chúng ta chiến đấu chống ai, và chống cái ǵ? Ta chiến đấu chống ta v́ chính ta là kẻ thù tệ hại nhất của ta. Tâm là người bạn tốt nhất mà cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất. Ta phải cố gắng diệt trừ những ô nhiễm tham ái, sân hận, và si mê trong tâm bằng giới, định, tuệ.
Vài h́nh thức đau tim, vài chứng bịnh tê thấp, và vài xáo trộn ngoài da c̣n mang dấu vết của tính bất măn, sân hận, và ganh t?inh niên. Những cảm xúc có đặc tánh phá hoại như vậy là cho tim nhiễm độc. Nó làm phát triển những chứng bịnh c̣n ngủ ngầm và tạo môi trường thuận lợi cho những con vi trùng sanh bịnh.
Lấy tốt trả xấu.
Nếu bạn muốn thoát ra khỏi mọi phiền lụy mà kẻ thù có thể gây nên, trước tiên hăy giết chết mối sân hận trong ḷng v́ chính nó là kẻ thù chánh yếu, nguy hại hơn tất cả.
Đàng khác, nếu nghe một người thù mà bạn mất b́nh tĩnh th́ điều này có nghĩa là bạn đang thỏa măn những ước vọng của họ bằng cách vô t́nh, chung vào cái bẫy của họ.
Không nên nghĩ rằng chỉ có những người ca ngợi, giúp đỡ bạn và hợp tác chặt chẽ với bạn mới dạy bạn học một điều ǵ. Có rất nhiều bài học mà bạn có thể học với người thù. Chớ nên nói rằng họ hoàn toàn sai lầm, chỉ v́ t́nh cờ họ là kẻ thù của bạn. Họ cũng có những đức tánh.
Bạn không thể dẹp bỏ kẻ thù bằng cách lấy xấu đổi xấu, v́ làm vậy chỉ tạo thêm thù. Phương pháp tốt đẹp và hữu hiệu nhất để khắc phục một người thù là rải tâm Từ của ta đến họ. Có lẽ bạn nghĩ rằng điều này không thể làm được, hay vô nghĩa. Nhưng phương pháp này đă được tất cả các bậc thiện trí tán dương. Khi bạn hay biết có người phiền giận, trước hết hăy cố gắng t́m ra nguyên nhân tại sao. Nếu nguyên nhân ấy là một lỗi lầm của bạn, bạn phải nh́n nhận và không nên chần chờ, hăy chịu lỗi ngay. Nếu là một sự hiểu lầm giữa hai đàng, bạn hăy t́m đến giải thích một cách cởi mở và cố gắng làm sáng tỏ vấn đề. Nếu v́ ganh t?ay v́ một cảm xúc ô nhiễm nào khác, bạn hăy rải tâm Từ đến họ và gieo ảnh hưởng bằng những rung động của tâm lực. Bạn có thể không hiểu tại sao, nhưng xuyên qua kinh nghiệm của nhiều người, phương pháp này đă tỏ ra hữu hiệu, có nhiều năng lực, sáng suốt, dễ thực hành nhất, và đă được Phật Giáo nhiệt liệt khuyến khích.
Lẽ dĩ nhiên, khi làm điều nầy, bạn phải tự tin và kiên nhẫn, bạn sẽ cho kẻ thù thấy rằng chính họ lầm lỗi. Ngoài ra bạn cũng c̣n hưởng được nhiều lợi ích khác nhau, bằng nhiều cách khác nhau, bởi v́ chính bạn không nuôi dưỡng ḷng bất thân thiện trong tâm.
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 48 of 118: Đă gửi: 16 June 2006 lúc 8:14am | Đă lưu IP
|
|
|
Tâm Từ
Nếu chỉ c̣n vỏn vẹn một người mà bạn có thể an ủi vỗ về với những lời êm dịu, chỉ c̣n một người mà bạn có thể khích lệ và làm phấn khởi tinh thần với sự hiện diện của bạn, chỉ c̣n một người mà bạn có thể cứu giúp với những vật sở hữu trần tục của bạn, dầu hiếm hoi và ít ỏi đến đâu, chỉ c̣n một người mà ḷng từ thiện của bạn có thể hướng đến, bạn đă là một phần tử quí báu của nhân loại, và như vậy, bạn không bao giờ nên ưu phiền và thất vọng.
Có những lúc, người mà bạn quí mến thương yêu bao nhiêu h́nh như không quan tâm đến bạn, và bạn cảm nghe nặng ḷng. Nhưng không có lư do chánh đáng nào để chán nản. Nếu những người khác không biết tri ơn bạn hay không tỏ ư quan tâm đến bạn th́ có sao, trong khi bạn hẳn biết rằng tâm của bạn vẫn chứa đầy những tư tưởng từ ái, đối với mọi người, tại sao bạn phải buồn? Không nên tùy thuộc nên kẻ khác để tạo hạnh phúc cho ḿnh. Những ai c̣n trông chờ người ta ban bố cho ḿnh những thỏa măn trong đời sống, những người đó c̣n tồi tệ hơn kẻ ăn xin qú lay, kêu gào, van lơn từng miếng cơm bát cháo.
Say Sưa Say sưa làm mất lư trí, Làm quên hết mọi việc, Làm hư hoại tâm năo, Làm giảm thiểu sức lực, Làm cho máu bừng cháy, Gây thương tích bên trong và bên ngoài, không thể cứu chữa. Say sưa là một quyến rũ của cơ thể, Là một ác quỉ của tâm hồn, Là kẻ trộm của túi tiền, Là sự nguyền rủa của người ăn xin, Là điều bất hạnh của vợ, Là mối ưu phiền của con, Là viễn ảnh của loài thú, Và của sự tự sát. Người uống ly rượu để chúc thọ cho kẻ khác Cũng cướp tuổi thọ của chính ḿnh. Hậu quả của một nếp sống say sưa không bao giờ có thể là cái ǵ khác hơn sự suy đồi, vật chất lẫn tinh thần.
Sống điều ḥa
Lịch sử thế giới chứng tỏ rằng phân biệt chủng tộc, chia rẽ màu da, tín ngưỡng cuồng nhiệt và say sưa tham vọng quyền thế và tiền của đă tạo nên những hoàn cảnh bất hạnh, những thống khổ, những phiền năo trên thế gian và đă cướp đi bao nhiêu sanh mạng bằng những phương cách vô cùng tàn bạo. Các điều ấy không bao giờ đóng góp vào bất luận điểm nào cho ḥa b́nh và hạnh phúc. Người khát khao tiền của và quyền thế, người bị ḷng ganh t đầu độc, luôn luôn tạo phiền năo và thường cố gắng biện minh hành động bạo tàn của ḿnh bằng những lời vô nghĩa, xúc phạm đến người khác. Chúng ta đang sống trong thế gian ḥa hợp về phương diện vật chất mà chia rẽ về mặt tinh thần.
"Nếu bạn muốn sống ḥa b́nh và hạnh phúc, hăy để cho người khác sống ḥa b́nh và hạnh phúc. Bằng cách ấy bạn có thể làm cho thế gian này là cái ǵ xứng đáng với đời sống".
Ngoại trừ, và cho đến khi nào bạn tự sửa ḿnh để sống thích hợp với những nguyên tắc cao thượng, bạn không thể trông chờ ḥa b́nh và hạnh phúc. Nếu hành động đúng theo những nguyên tắc đạo đức, bạn có thể tạo thiên đàng cho chính bạn, ngay tại đây, trên thế gian này. Trái lại, bạn cũng có thể thấy lửa địa ngục ngay trên quả địa cầu, tại nơi mà bạn đang sống. V́ không biết phải sống thế nào để ḥa hợp với định luật thiên nhiên, của vũ trụ, chúng ta luôn luôn than phiền khi phải đương đầu với những khó khăn. Nếu mỗi người cố gắng tự sửa ḿnh mà không than phiền và chỉ trích người khác, chúng ta có thể thọ hưởng hạnh phúc thiên đàng thật sự, hơn là cái thiên đàng mà có người mơ ước, tưởng chừng như ở đâu, xa xôi trên trời. Không cần phải tạo một thiên đàng ở nơi nào khác để ban thưởng đức hạnh, hay một địa ngục để hành phạt tội lỗi.
Đức hạnh và tội lỗi tự nó đă có tác dụng gây phản ứng trong chính thế gian này, Và trên phương diện này, đức tin của bạn không quan trọng. Đây là đường lối cao thượng nhất theo đó bạn có thể giúp tạo an lành cho xă hội và quốc gia của bạn. Ngày nay, xă hội loài người đă phát triển đến mức độ ấy, nhờ sự hiểu biết và tính ôn ḥa của vài người hảo tâm, giàu t́nh thương và khoan hồng đối với hạnh phúc và tiến bộ của người khác. Bây giờ bạn có thể nhận thức v́ sao chúng ta phải thực hành giới đức. Đàng khác, bạn phải hiểu rằng khi giúp cho người khác có giới đức, bạn cũng tự giúp ḿnh, và trong khi làm cho ḿnh có giới đức, bạn cũng giúp người khác.
"Chúng ta sống, và làm việc, và ước mơ, Mỗi người trong khuôn khổ nhỏ bé của ḿnh. Đôi khi chúng ta khóc, Lắm lúc chúng ta cười, Và như thế, ngày tháng trôi qua".
Hạnh phúc gia đ́nh.
Trong cuộc hôn nhân chơn thành, người đàn ông và người đàn bà nghĩ đến t́nh đồng đội nhiều hơn là cho riêng ḿnh. Đây là sự phối hợp quyền lợi rất phức tạp, chằng chịt lẫn nhau, và một sự đương đầu với các hy sinh v́ lợi ích chung. Do sự cố gắng, cả hai tạo cho ḿnh các cảm thọ an toàn và thỏa măn. Phần lớn các phiền năo và lo âu xảy ra giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, giữa thân bằng quyến thuộc đều do hiểu biết sai lầm và thiếu kiên nhẫn. Chồng không nên đối xử với vợ như người làm trong nhà. Mặc dầu chính ḿnh là người "tạo nồi cơm" cho gia đ́nh, chồng phải giúp vợ tạo ḥa khí trong nhà. Đàng khác, người làm vợ không nên càu nhàu hay than phiền chồng suốt ngày, mỗi khi có điều sơ sót, cũng không nên nghi kị chồng. Nếu chồng có một vài khuyết điểm vợ phải có thể sửa đổi bằng cách êm ái và dịu dàng nhắc nhở. Một người vợ phải biết khoan dung, chịu đựng nhiều việc mà không làm phiền đến chồng.
Hôn nhân là một phước lành, nhưng nhiều người đă làm cho đời sống gia đ́nh trở thành một tội khổ v́ thiếu hiểu biết, thiếu khoan hồng, và thiếu kiên nhẫn. Cảnh nghèo không phải là nguyên nhân chánh trong một gia đ́nh bất hạnh. Vợ và chồng phải biết chia xẻ với nhau những ngọt bùi và cay đắng của đời sống hằng ngày. Hiểu biết nhau là bí quyết của một gia đ́nh hạnh phúc.
Chấp nhận chỉ trích.
Dịu ngọt là bịnh, cay đắng là liều thuốc. Những lời ca ngợi tựa hồ như kẹo, ăn nhiều quá sanh ra bịnh. Lời chỉ trích giống như viên thuốc đắng, hay mũi thuốc chích làm đau, nhưng chữa hết bịnh. Chúng ta phải có can đảm tiếp nhận mọi chỉ trích và không nên sợ nó.
"Trạng thái xấu xa mà ta nh́n thấy nơi người khác Chỉ phản ảnh bản chất của chính ta".
Mỗi người nh́n vào thế gian loài người và sự vật cũng như nh́n vào mặt gương, thấy h́nh ảnh của chính ḿnh trong đó.
Chú tâm vào công việc của ḿnh
Nếu bạn có thể chăm lo công việc riêng của ḿnh mà không xen vào việc người khác mỗi khi không cần thiết th́ quả thật là tốt đẹp. Sau đây là lời khuyên của Đức Phật:
"Không nên nh́n vào lỗi lầm của người khác, vào những ǵ người khác đă làm và những ǵ người khác bỏ qua. Hăy nh́n vào những ǵ chính ta đă làm và những ǵ ta bỏ qua?"
Lại nữa, ở một nơi khác, Ngài dạy:
"Người luôn luôn nh́n vào lỗi lầm của kẻ khác và luôn luôn chao động, làm tăng trưởng ô nhiễm của chính ḿnh. Người nầy c̣n lâu mới diệt hết ô nhiễm".
Vào một trường hợp khác, Ngài dạy:
"Thấy lỗi lầm của người khác th́ de,ă nhưng rất khó thấy lỗi của ḿnh. Người ta sàng sảy lỗi lầm của người khác giống như đánh bông để lấy hột, nhưng đối với lỗi của ḿnh th́ người ta nơm nớp giấu kín như người đánh bẫy chim tự ngụy trang".
"Bậc cao thượng không tách ḿnh ra khỏi con đường chơn chánh, mặc cho những ǵ có thể xảy ra, và không c̣n bám vào lạc thú của trần gian. Bậc Thiện Trí luôn luôn trầm lặng và thản nhiên, khi vui cũng như lúc buồn".
Không ai có thể sống trên thế gian nầy mà khỏi bị chỉ trích và khiển trách. Đức Phật dạy:
"Người ta khiển trách kẻ lặng thinh. Người ta khiển trách kẻ nói nhiều cũng như người nói ít. Như vậy, trên thế gian nầy không ai tránh khỏi bị khiển trách".
Và Đức Phật cũng có dạy:
"Đă không bao giờ có trong quá khứ, sẽ không bao giờ có trong tương lai, trong hiện tại cũng không có ai bị khiển trách hoàn toàn hay hoàn toàn được tán dương".
Không phải tất cả những ai chỉ trích bạn đều là kẻ thù của bạn. Bạn phải biết sử dụng cơ hội bị chỉ trích ấy để t́m ra những thiếu sót mà tự bạn không thể thấy.
Không nên bỏ dỡ một công tŕnh tốt đẹp chỉ v́ có sự chỉ trích. Nếu bạn có can đảm tiếp tục hoàn tất viên măn, bất kể những lời chỉ trích, bạn quả thật là một vĩ nhơn và bạn có thể thành công bất luận nơi nào.
Không nên lo âu
Bí quyết của một cuộc sống thành công và hạnh phúc là làm những ǵ cần phải làm trong hiện tại, không lo âu cho quá khứ và tương lai. Chúng ta không thể đi lùi trở vào quá khứ để uốn nắn nó theo ư muốn mà cũng không thể đi trước thời gian để sắp xếp những ǵ sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ có một khoảng thời gian mà chúng ta có thể kiểm soát được, đó là hiện tại.
Nhiều người lo âu chỉ v́ măi thắc mắc cho tương lai. Nếu họ biết tự sửa ḿnh để thích ứng với hoàn cảnh sinh sống hằng ngày th́ không có lư do ǵ để lo âu. Bất luận lầu đài nào mà họ có thể xây dựng trên không trung, bất luận giấc mơ nào mà họ có thể ôm ấp trong tâm, họ phải luôn luôn ghi nhớ rằng họ đang sống trong một thế gian luôn luôn thay đổi.
Hăy hành thiện
"Không có ngôi sao nào mà ta có thể tín nhiệm, Không có ánh sáng nào dẫn dắt ta, Và ch?g ta biết rằng chúng ta phải Hành Thiện, Công B́nh, Chánh Trực".
Nồng cốt của thành công
Thất bại là trụ cột của thành công. Học hỏi về những thất bại của ta tức là đi đến thành công. Không bao giờ thất bại tức không bao giờ thành công. Ngoại trừ khi nào chúng ta có chịu thất bại và có chịu ảnh hưởng của những phiền toái dính liền theo thất bại, chúng ta sẽ không thể thưởng thức trọn vẹn sự đắc thắng. Thất bại chỉ là một ngă rẽ của những diễn tiến rất ít quan trọng, hay không quan trọng nào đối với ta. Thất bại chẳng những giúp ta thành công mà c̣n làm cho ta trở nên hiền lành, biết thương người, hiểu biết, và giàu kinh nghiệm hơn.
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 49 of 118: Đă gửi: 16 June 2006 lúc 8:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Vẻ đẹp thật sự
Một người sanh ra xấu xí. Dầu gương mặt của người này có thể xấu như thế nào, nếu họ trau dồi tâm Từ bi, chính tâm Từ ấy đem lại cho họ sức quyến rũ lạ thường, từ bên trong lộ hẳn ra ngoài và bao trùm toàn thể con người với một vẻ đẹp dễ mến có tính cách thu hút người khác. Đó là vẻ đẹp thật sự, chớ không phải h́nh dáng hay màu sắc của gương mặt.
Người nọ có sắc đẹp tuyệt trần, nhưng nếu sắc đẹp ấy bị tánh kiêu căng hay ngạo mạn của chính họ bóp méo th́ dầu xinh xắn đến đâu người ta cũng không thích lại gần. Một người khác xấu xí, nhưng ḷng tràn đầy tâm Từ vô lượng vô biên, lời ăn tiếng nói ôn tồn, lễ độ, đối xử dịu hiền với tất cả mọi người, tức nhiên ai cũng thích lại gần người nầy.
Kết cục có hậu
Con người bị xáo trộn, không phải do sự vật, mà do những thành kiến về sự vật mà con người tự tạo. Như cái chết chẳng hạn, tự nó không phải là cái ǵ ghê gớm. Kinh hoàng chỉ ở trong tâm. Nói nhiều đến chơn lư về sự đau khổ có vẻ như gây bịnh trong tâm người không thể đối phó với những diễn tiến của đời sống, nhưng nó giúp ta thọc thủng cái "bong bóng ảo tưởng" của hạnh phúc.
V́ ham sống và cố bám vào kiếp sống trên thế gian nên người ta sợ chết, một cái sợ ươn yếu, không tự nhiên. Chính cái sợ này làm cho người ta có tánh nhát gan, không bao giờ dám mạo hiểm, dầu mạo hiểm để làm điều tốt điều lành. Con người sống trong kinh hoàng, luôn luôn lo sợ bịnh hoạn, lo sợ tai nạn hay một diễn biến bất hạnh nào khác bất ngờ dập tắt cuộc sống nhỏ bé không đáng kể nầy. Sự nhận thức rằng chết là điều không thể tránh và sự sợ hăi vô căn cứ một việc chắc chắn phải đến, thúc đẩy con người ham sống và cố bám vào kiếp sống trên thế gian đến ước vọng cuồng nhiệt rằng có một cái ǵ gọi là "linh hồn", măi măi sẽ được sống trên thiên đàng. Không ai có thể sống hạnh phúc trong cơn băo táp của kinh hoàng và cuồng vọng. Quả thật khó mà không biết ǵ đến bản năng tự bảo tồn của con người.
Tuy nhiên, có một phương pháp chắc chắn để khắc phục nó. Đó là tự quên cái bản ngă của ḿnh để dấn thân vào đường phục vụ vị tha, là thay v́ hướng t́nh thương vào trong, ta quay nó trở ra bên ngoài. Hăy dành th́ giờ và năng lực vào việc giúp đỡ kẻ khác, bạn sẽ quên đi những luyến ái hèn yếu và ích kỷ, những cuồng vọng và những kiêu hănh ngạo mạn của chính bạn.
Mỗi người đều muốn được chết yên lành sau khi thành tựu viên măn sứ mạng của ḿnh trong đời sống. Nhưng, có bao nhiêu người đă chuẩn bị sẵn sàng để b́nh tĩnh đối phó với diễn biến ấy? Bao nhiêu người đă chịu bỏ công để hoàn tất viên măn trách vụ của ḿnh đối với gia đ́nh, đối với thân bằng quyến thuộc, quốc gia, và tôn giáo ḿnh? Một người lâm chung mà chưa làm tṛn những bổn phận trên chắc chắn sẽ khó mà có được một cái chết an lành.
Lắm người sợ xác chết. Nhưng thân sống c̣n nguy hiểm gấp mấy lần thây ma. Bao nhiêu người đă thất bại và kinh hoàng v́ những thân sống, hơn là những thi hài vô tri vô giác.
Nếu bạn từ giă cơi đời mà chưa làm tṛn phận sự, kiếp tái sanh trở lại trên thế gian này sẽ không lợi ích ǵ cho chính bạn mà cũng chẳng lợi ích ǵ cho thế gian. Vậy, hăy thực hành đầy đủ nhiệm vụ của bạn và can đảm, b́nh tĩnh đối phó với cái chết một cách an lành. Một ngày tươi sáng kia bạn sẽ có thể đạt đến trạng thái vô sanh bất diệt và hạnh phúc trường cửu.
Nguyên tác: "How to overcome our difficulties" Ḥa thượng Sri Dhammananda Phạm Kim Khánh dịch Việt, Sài g̣n, 1972
Source: BuddhaSasana Home Page
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 50 of 118: Đă gửi: 17 June 2006 lúc 6:02am | Đă lưu IP
|
|
|
www.dalatrose.com
Sửa lại bởi laxanhxanh : 17 June 2006 lúc 6:07am
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 51 of 118: Đă gửi: 20 June 2006 lúc 12:07am | Đă lưu IP
|
|
|
NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA TA A chann Chah
Giờ đây cụ hăy lập tâm thành kính lắng nghe Giáo Pháp. Trong khi sư giảng, cụ hăy chăm chú lắng nghe những lời sư cũng giống như chính đức Phật đang ngồi trước mặt. Hăy nhắm mắt lại và giữ thân thoải mái, lắng tâm và an trụ vào một điểm. Để tỏ ḷng tôn sùng kỉnh mộ Bậc Toàn giác hăy từ tốn để cho trí tuệ, chân lư và trạng thái thanh khiết của Tam Bảo đi thẳng vào an định trong tâm cụ.
Hôm nay sư không mang đến biếu cụ quà tặng vật chất nào, chỉ có Giáo Pháp, những lời dạy của đức Phật. Hăy chăm chú lắng nghe. Cụ nên nhận thức rằng cho dù chính đức Phật đi nữa - với kho tàng đức hạnh vĩ đại mà Ngài đă tích trử từ vô lượng kiếp - vẫn không thể tránh khỏi cái chết của thể xác. Khi tuổi già đến, Ngài không bám níu vào thân mà buông bỏ, đặt gánh nặng xuống. Giờ đây cụ cũng vậy, cũng phải học bài học thỏa măn với bao nhiêu năm tháng đă trải qua, tùy thuộc vào tấm thân này. Cụ nên cảm nghe rằng bao nhiêu đó đă đủ rồi.
Thân này có thể ví như những món đồ dùng trong nhà mà cụ đă mua sắm từ lâu, những cái tách, cái dĩa, cái tô, cái bát v.v... Khi mới được mua về th́ nó sạch sẽ, bóng ngời, nhưng đến nay, sau một thời gian lâu dài bị xử dụng nó đă bắt đầu hư cũ. Một mớ đă bể, mớ khác bị thất lạc, mất đi, và những món c̣n lại th́ đang dần dần hư hoại; nó không có một h́nh thể ổn định, và bản chất tự nhiên của nó là vậy. Cơ thể của cụ cũng dường thế ấy : luôn luôn thay đổi. Ngay từ lúc mới được sanh ra và xuyên qua thời niên thiếu rồi tráng niên, chí đến ngày nay mà cụ đă già, nó vẫn liên tục biến đổi. Cụ phải chấp nhận điều này. Đức Phật dạy rằng các vật hữu lậu (sankhara, hay vật tùy thế, tức những vật chỉ hiện hữu nhờ những ǵ khác tạo điều kiện. Đó là tất cả những sự vật trong thế gian hiện tượng này), dầu ở bên trong, dầu thuộc về cơ thể, hay dầu ở bên ngoài, đều là VÔ NGĂ, bản chất của nó là luôn luôn BIẾN ĐỒI. Hăy quán tưởng chân lư này cho đến khi cụ nh́n thấy rơ ràng như vậy.
Chính cái khối thịt đang suy tàn nằm ở đây là chánh pháp (saccadhamma), là chân lư. Chân lư của thể xác này là chánh pháp, saccadhamma, và đó là giáo huấn bất di dịch của Đức Bổn Sư. Đức Phật dạy ta hăy nh́n vào cơ thể này, hăy quán chiếu và suy niệm cho đến khi thấu triệt bản chất thật sự của nó. Chúng ta phải có thể sống an lạc với thân này, dầu nó ở trong trạng thái nào. Đức Phật dạy chúng ta phải tự đảm bảo rằng chỉ có thể xác bị nhốt trong tù và không để cho cái tâm cũng bị cầm tù chung với nó. Trong hiện tại thân thể bắt đầu suy tàn và hư hoại với thời gian. Không nên cưởng lại. Nhưng cũng không nên để cái tâm cùng suy tàn với nó. Hăy tách rời, giữ tâm riêng ra. Hăy gia tăng năng lực cho tâm bằng cách nhận định rơ ràng thực tướng của sự vật. Đức Thế Tôn dạy rằng đó là bản chất tự nhiên của thể xác, không thể nào khác hơn được : đă được sanh ra tức nhiên phải đi dần đến tuổi già, bệnh tật và chết. Đây là chân lư vĩnh cửu mà cụ đang chứng nghiệm trong giờ phút này. Cụ hăy nh́n lại tấm thân ḿnh với trí tuệ và nhận thức chân lư này.
Nếu cái nhà của cụ bị trận lụt cuốn trôi đi, hoặc bị hỏa hoạn thiêu đốt tàn rụi, dầu hiểm họa lụt lội hay hỏa hoạn nào đe dọa, hăy để cho cái nhà lo lắng. Những hiểm họa ấy chỉ liên quan đến cái nhà. Nếu có lụt lội, chớ nên để nó tràn ngập và lôi cuốn tâm. Nếu có hỏa hoạn, chớ nên để cho nó thiêu đốt tâm. Cái nhà là vật ở bên ngoài cụ, hăy để cho nó bị cuốn trôi theo ḍng nước lụt, hay cháy thành tro trong trận hỏa hoạn. Hăy để cho tâm buông bỏ, không bám níu vào cái nhà. Thời gian đă chín mùi.
Cụ đă sống trong một thời gian khá lâu dài. Mắt cụ đă thấy nhiều h́nh thể và màu sắc, tai cụ đă nghe nhiều âm thanh, cụ đă có bao nhiêu kinh nghiệm. Và tất cả chỉ là thế, chỉ là kinh nghiệm. Cụ đă ăn nhiều thức ăn ngon và tất cả những vị ngọt bùi ấy chỉ là vị ngọt bùi - không có ǵ hơn nữa. Những vị đắng cay cũng chỉ là những vị đắng cay - chỉ thế thôi. Nếu mắt cụ nh́n thấy những h́nh sắc đẹp đẽ th́ nó cũng chỉ là những h́nh sắc đẹp đẽ, tất cả chỉ có thế. Một h́nh thể xấu xí cũng vậy, chỉ là một h́nh thể xấu xí. Tai nghe những điệu hát mê ly êm dịu và nó cũng chỉ có thế, không có ǵ hơn. Một âm thanh chát chúa, ồn tai cũng chỉ giản dị là vậy.
Đức Phật dạy rằng giàu hay nghèo, trẻ hay già, người hay thú, không có chúng sanh nào trên thế gian này có thể giữ ḿnh nguyên vẹn trong bất cứ trạng thái nào trong một thời gian lâu. Tất cả đều phải đổi thay và trở thành một cái ǵ khác. Đó là một thực tại của đời sống mà ta không thể làm thế nào để cứu văn. Tuy nhiên, đức Phật dạy rằng điều mà ta có thể làm được là tự quán chiếu thân và tâm để nh́n thấy đặc tướng vô ngă của nó, để nhận thấy rằng cả hai, thân và tâm, không có cái nào là "TA" hay "CỦA TA". Nó chỉ hiện hữu một cách tạm thời. Cũng như cái nhà này, nó chỉ là của cụ trên danh nghĩa. Cụ không thể đem nó đi no*i nào với cụ được. Cùng thế ấy, tài sản, sự nghiệp, thân bằng, quyến thuộc của cụ - tất cả đều chỉ là của cụ trên danh nghĩa, trong lời nói, chớ không thật sự thuộc về cụ. Nó thuộc về thiên nhiên. Chân lư này không áp dụng riêng cho đơn độc một ḿnh cụ : tất cả mọi người đều cùng chung một hoàn cảnh, chí đến đức Thế Tôn và các Thánh Đệ Tử của Ngài cũng vậy. Có khác chăng là các vị ấy chấp nhận rằng đó là bản chất tự nhiên của sự vật : các Ngài thấy rằng đường lối của sự vật là vậy, không có cách nào khác.
Do đó, đức Phật dạy ta tự quán chiếu và tỷ mĩ khảo sát thân này từ ḷng bàn chân lên đến đỉnh đầu, và từ đỉnh đầu xuống trở lại ḷng bàn chân. Hăy thử nh́n. Cụ thấy những ǵ? Có cái chi tự nó là tinh khiết không? Cụ có thể t́m được trong đó một thể chất nào thường c̣n không? Toàn thể thân này vững vàng tiến dần đến tan ră và đức Phật dạy ta thấy rằng nó không thuộc về của ta. Lẽ dĩ nhiên, cơ thể này phải là vậy bởi v́ tất cả hiện tượng hữu lậu, đều có tính cách phải đổi thay. Ta có thể làm ǵ khác hơn được? Đúng thật ra, bản chất của thân là vậy th́ không có ǵ là sai. Chính đường lối suy tư sai lầm của ta làm cho ta đau khổ. Khi cụ nh́n điều phải một cách sai lầm th́ đương nhiên cụ phải nhầm lẫn.
Cũng như nước trong gịng sông, tự nhiên trôi chảy từ cao xuống thấp, không bao giờ từ thấp chảy lên cao. Đó là đặc tính thiên nhiên của nó. Nếu người kia đứng trên bờ sông nh́n thấy nước chảy từ trên cao xuống lại điên cuồng ước muốn rằng nước phải chảy ngược trở lên dốc cao th́ lẽ dĩ nhiên người ấy phải thất vọng, đau khổ. Dầu ông ta có làm ǵ đi nữa đường lối suy tư sai lầm của ông cũng không để cho tâm trí ông được yên ổn, an lạc, thanh b́nh. Ông bất toại nguyện v́ quan kiến của ông sai lầm, và ông suy tư ngược gịng. Nếu quan kiến chân chánh ông sẽ thấy rằng nước tự nhiên phải chảy từ trên cao xuống thấp, và chí đến khi nhận thức rơ ràng và chấp nhận thực trạng này người ấy vẫn c̣n rối loạn và buồn phiền.
Ḍng nước của con sông phải trôi chảy từ trên dốc cao xuống thấp cũng giống như cơ thể của cụ. Đă có một thời là trẻ trung cụ trở thành già nua và hiện đang quanh co hướng về cái chết. Chớ nên ước muốn nó phải như thế nào khác. Đó không phải là điều ǵ mà cụ có khả năng hay quyền lực cứu chữa. Đức Phật dạy ta nên sáng suốt nhận thấy đường lối của sự vật rồi buông bỏ, không bám níu vào đó. Cụ nên lấy cảm nghĩ buông bỏ ấy làm nơi nương tựa.
Hăy tiếp tục hành thiền dầu cụ có cảm nghe mệt mỏi và kiệt sức. Hăy để tâm an trụ và hơi thở. Thở vài hơi dài rồi cột giữ tâm vào đó. Khi thở vô niệm thầm, "Bud", thở ra niệm thầm, "Dho" [ Nơi đây dùng hai chữ "Bud - Dho" ? có nghĩa Phật, hay giác ? như một câu chú (mantra), một phương tiện để cột tâm vào hơi thở.] Hăy tập thói quen thực hành như vậy. Cụ càng cảm nghe kiệt lực th́ càng nên cố gắng chú tâm vi tế hơn, nhờ đó có thể đáp ứng thích nghi với t́nh trạng đau khổ đang phát sanh. Khi vừa bắt đầu nghe mệt cụ hăy ngưng hết mọi suy tư và gom tâm vững chắc hướng về hiểu biết hơi thở. Luôn luôn niệm thầm "Bud - Dho" trong khi theo dơi hơi thở.
Hăy buông trôi, bỏ qua tất cả những ǵ ở bên ngoài. Không nên cố bám vào những ư nghĩ về con cái hay họ hàng. Không bám vào điều ǵ, bất luận ǵ. Hăy buông bỏ. Hăy để tâm tập trung vào một điểm duy nhất và dùng tâm an trụ ấy theo dơi hơi thở. Chỉ hay biết hơi thở. Hơi thở là đối tượng duy nhất của tâm. Ngoài hơi thở không hay biết ǵ khác. Tập trung tư tưởng như vậy cho đến khi tâm trở thành ngày càng vi tế, cảm giác ngày càng không đáng kể và chừng ấy cụ sẽ thấy nội tâm trở nên giác tỉnh và vô cùng trong sáng. Chừng ấy, khi cảm giác đau khổ tan biến. Cuối cùng cụ sẽ nh́n hơi thở như người bà con đến viếng.
Khi người bà con ra về, ta đưa ra cửa để tiển chân và nh́n theo cho đến khi người ấy, đi bộ hay lái xe, khuất dạng rồi trở lại, vào nhà. Ta cũng theo dơi hơi thở cũng cùng thế ấy. Nếu hơi thở thô, ta hiểu biết rằng nó thô. Nếu là vi tế, ta hiểu biết rằng vi tế hơn, ta cứ tiếp tục theo dơi, tâm luôn luôn giác tỉnh. Đến một lúc nào hơi thở h́nh như mất luôn, và tất cả những ǵ c̣n lại chỉ là cảm giác tỉnh thức. Đó gọi là gặp đức Phật. Ta có sự hay biết rơ ràng trong trạng thái tỉnh thức gọi là "Buddho", người hay biết, người tỉnh thức, người minh mẫn sáng ngời. Đó là gặp và ở với đức Phật, cùng với tri kiến và giác ngộ. Bởi v́ chỉ có vị Phật lịch sử, bằng xương bằng thịt, bằng da, nhập Đại Niết Bàn (Paranibbana), c̣n vị Phật thật sự, vị Phật toàn giác toàn tri, ngày nay ta vẫn c̣n có thể chứng nghiệm và đạt đến, và vào lúc ấy tâm chỉ có một.
Như vậy hăy buông bỏ, đặt xuống tất cả, tất cả, ngoại trừ sự hay biết. Chớ nên để bị mê hoặc nếu có h́nh ảnh hoặc âm thanh khởi phát trong khi hành thiền. Hăy bỏ xuống tất cả. Không nên giữ lấy bất cứ ǵ. Chỉ an trú trong trạng thái tỉnh thức vô nhị ấy. Chớ nên lo âu cho quá khứ hay vị lai, chỉ ở yên bất động và cụ sẽ đạt đến nơi mà không c̣n tiến, không c̣n thối và không c̣n dừng, nơi mà không c̣n ǵ để bám vào hoặc đeo níu. Tại sao? Bởi v́ KHÔNG C̉N TỰ NGĂ, KHÔNG C̉N "TÔI" HAY "CỦA TÔI". Tất cả đều bị bỏ lại, mất đi. Đức Phật dạy ta nên, bằng phương cách này, làm cho ḿnh trở nên rỗng không, không có ǵ cả, không mang theo bất cứ ǵ. Hay biết và đă biết, hăy buông bỏ.
Chứng ngộ Giáo Pháp, con đường giải thoát ra khỏi ṿng quanh sanh tử triền miên, là công việc mà TẤT CẢ CHÚNG TA PHẢI LÀM ĐƠN ĐỘC, MỖI NGƯỜI CHO RIÊNG M̀NH. Như vậy cụ hăy cố gắng buông bỏ và lảnh hội đầy đủ những lời dạy của đức Bổn Sư, thật sự tận lực quán niệm. Không nên bận tâm lo âu cho gia đ́nh. Trong hiện tại các con cháu cụ như thế nào th́ họ là vậy, và trong tương lai họ cũng sẽ như cụ. Trong thế gian không ai có thể lẫn tránh số phận này. Đức Phật dạy ta hăy đặt xuống tất cả những ǵ không chứa đựng thực chất. Nếu đặt xuống tất cả cụ sẽ thấy chân lư, nếu không, sẽ không thấy. Nó là vậy, và nó như vậy đối với tất cả mọi người, v́ thế cụ chớ nên lo âu hoặc bám níu vào bất cứ ǵ.
Cho dù nếu cụ thấy ḿnh đang suy tư, th́ cũng tốt vậy, miễn là suy tư sáng suốt, chớ nên suy tư điên cuồng. Nếu cụ nghĩ nhớ con cháu, hăy nhớ với trí tuệ, không nên nghĩ nhớ một cách điên rồ. Bất luận ǵ mà tâm hướng về cụ nên suy tư và hiểu biết nó với trí tuệ, sáng suốt nhận thức bản chất tự nhiên của nó. Nếu cụ hiểu biết với trí tuệ ắt cụ sẽ buông bỏ và sẽ không đau khổ. Tâm minh mẫn sáng suốt, hoan hỷ và an lạc, không bị khuấy động, không bị phân tán. Ngay trong lúc này điều ma cụ có thể t́m đến nương nhờ để được hổ trợ và nâng đỡ là hơi thở của cụ.
Đó là việc làm của chính cụ, không phải của ai khác. Hăy để cho người khác làm công việc của họ. Cụ có bổn phận và trách nhiệm của ḿnh và không thể ôm lấy phần việc của ai khác trong gia đ́nh. Không dành công việc của ai mà buông bỏ. Sự buông bỏ này sẽ làm cho tâm cụ trở nên vắng lặng. Nhiệm vụ duy nhất của cụ hiện giờ là gom tâm lại và đưa nó an trú trong trạng thái vắng lặng. Tất cả những ǵ khác, hăy để người khác lo. Những h́nh sắc, những âm thanh, mùi, vị ? hăy để cho người khác lo. Hăy bỏ tất cả lại sau lưng và làm công việc của ḿnh, viên măn hoàn thành trách nhiệm của ḿnh. Bất luận ǵ phát sanh trong tâm, dầu đó là lo sợ đau nhức, lo sợ chết, băn khoăn lo lắng cho người, hay ǵ ǵ khác, cụ hăy nói với nó : "Chớ có khuấy rầy tôi! Các người không c̣n là công việc của tôi nữa." Cụ cứ nói như vậy với chính cụ khi các pháp (dhammas) ấy khởi phát.
Danh từ "dhamma", pháp, bao hàm ư nghĩa ǵ? Tất cả đều là dhamma, pháp. Không có cái chi mà không phải là dhamma. C̣n "thế gian" là ǵ? Thế gian chính là trạng thái tâm đang làm cho cụ giao động trong hiện tại. "Người này sẽ làm ǵ? Người kia sẽ làm ǵ? Khi ta chết rồi ai sẽ chăm sóc trông chừng chúng nó? Chúng nó sẽ xoay xở như thế nào?" Tất cả những điều ấy chỉ là "thế gian." Dầu chỉ là sự phát sanh suông của một ư tưởng lo sợ chết hay lo sợ đau nhức cũng là thế gian. Hăy vứt bỏ thế gian đi! Thế gian là vậy. Nếu cụ để cho nó khởi phát trong tâm và dần dần xâm chiếm tiềm thức, tâm cụ sẽ trở nên lu mờ và không tự thấy chính nó. V́ thế ấy, bất luận ǵ phát hiện trong tâm, cụ cứ một mực nói : "Cái này không phải là công việc của tôi. Nó vô thường, đau khổ và vô ngă."
Nghĩ rằng cụ muốn tiếp tục sống thêm lâu dài sẽ làm cho cụ đau khổ. Nhưng nghĩ rằng cụ muốn chết ngay trong tức khắc hay sớm chết đi cho rồi th́ cũng không đúng. Nó cũng làm cho cụ đau khổ, có phải vậy không, thưa cụ? Các vật hữu lậu không thuộc quyền sở hữu của ta. Nó phải diễn tiến theo những định luật thiên nhiên của nó. Về phương cách mà thân này phải như thế nào cụ không thể làm ǵ được. Cụ có thể làm cho nó đẹp hơn thêm đôi chút, hay cho cái h́nh dáng bề ngoài của nó có phần hấp dẫn và sạch sẽ hơn trong một lúc, như các thiếu nữ điểm trang, dồi phấn thoa son, để móng tay dài, nhưng khi tuổi già đến th́ tất cả mọi người đều cùng chung một hội một thuyền. Thân này là vậy, cụ không thể làm ǵ khác. Nhưng cái mà cụ có thể cải thiện, làm cho đẹp đẻ hơn là tâm của ḿnh.
Bất cứ ai cũng có thể xây dựng một ngôi nhà, bằng gỗ hay bằng gạch, nhưng đức Phật dạy rằng loại nhà ấy không phải thật sự là của ta mà chỉ là của ta trên danh nghĩa. Nó là một cái nhà trong thế gian và nó phải theo đường lối của thế gian. NGÔI NHÀ THẬT SỰ CỦA CHÚNG TA LÀ TRA.NG THÁI AN TĨNH BÊN TRONG. Một cái nhà vật chất ở ngoại cảnh có thể thật đẹp, nhưng nó không mấy an tĩnh. Nó là nguyên nhân tạo lo âu này đến lo âu khác, băn khoăn tư lự nọ đến áy náy buồn phiền kia. Do đó ta nói rằng nó không phải là ngôi nhà thật sự của ta. Nó ở ngoài ta và sớm muộn ǵ rồi ta cũng phải bỏ lại. Nó không phải là nơi chốn mà ta có thể sống vĩnh viễn trong đó, bởi v́ không thật sự thuộc về ta mà là một phần của thế gian. Cơ thể của chúng ta cũng vậy, ta chấp là tự ngă, là "ta" và "của ta" nhưng thực tế không phải vậy. Nó là một cái nhà khác của thế gian. Thân cụ đă biến đổi theo diễn tiến tự nhiên của nó từ lúc được sanh ra đến ngày nay, già và bệnh và cụ không thể cấm cản nó đổi thay v́ bản chất của nó là vậy. Muốn cho nó phải khác đi cũng điên rồ như muốn con vịt giống con gà. Khi nhận thức rằng điều này không thể được, con vịt phải là con vịt, và con gà phải là con gà, và thân này phải già nua và chết, cụ sẽ hồi phục sức mạnh và năng lực. Dầu cụ có thiết tha mong muốn cho thân này tiếp tục tồn tại lâu dài như thế nào nó sẽ không làm được như vậy.
Đức Phật dạy :
"Anicca vata sankhara
Uppadavayadhammino
Uppajjit va nirujjhanti
Tesam vupasamo sukho"
"Các vật cấu tạo là vô thường
Phải sanh rồi hoại,
Đă có sanh tức có hoại diệt
Ngưng nó được là hạnh phúc."
Danh từ "sankhara" được phiên dịch ở đây là các vật cấu tạo, hay các pháp hữu vi ? hàm ư thân và tâm này. Các vật cấu tạo đều vô thường và không bền vững, bất ổn định. Được cấu thành nó liền tan biến, sanh rồi diệt, mặc dầu vậy mọi người đều muốn nó thường c̣n. Đó là điên rồ. Hăy nh́n hơi thở. Di chuyển vào trong rồi đi ra ngoài, đó là thiên nhiên, nó phải là vậy. Hơi thở vào và hơi thở ra tiếp nối xen kẻ nhau, thở vào rồi thở ra, thở ra rồi thở vào, phải có sự thay đổi. Các vật cấu tạo hiện hữu được là do có sự biến đổi. Cụ không thể ngăn ngừa điều này. Chỉ nên suy tư như sau : Có thể nào thở ra mà không thở vào được chăng? Nếu thở ra mà không thở vào có nghe dễ chịu không? Hay có thể nào chỉ thở vào mà không thở ra? Chúng ta muốn rằng sự vật phải thường c̣n nhưng nó không thể tồn tại lâu dài, không thể được. Một khi hơi thở đi vào nó phải trở ra, khi nó đi ra nó phải vào trở lại và đó là tự nhiên. Có phải vậy không cụ? Đă được sanh ra tức chúng ta phải già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Điều này hoàn toàn tự nhiên và thông thường. Đó là bởi v́ các vật cấu tạo đă làm phận sự của nó. Cũng v́ những hơi thở vào và những hơi thở ra đă xen kẻ tiếp nối nhau đều đặn mà loài người tồn tại đến ngày nay.
Vừa khi sanh ra là ta chết. Cái sanh và cái tử của chúng ta chỉ là một. Cũng như cội cây, khi có rễ th́ phải có cành lá. Có cành lá tức có rễ. Cụ không thể có cái này mà không có cái kia. Âu cũng lạ! Người đời ai cũng sầu muộn và thất vọng sâu xa, buồn rầu và khóc than thảm thiết trước cái chết của một người thân và ai cũng vô cùng thỏa thích, hân hoan đón mừng một em bé được sanh vào đời. Đó là ảo kiến. Không bao giờ có ai nh́n thấy rơ ràng. Sư nghĩ rằng nếu thật sự ta muốn khóc th́ tốt hơn nên khóc lúc có ai được sanh ra. Bởi v́ trong thực tế sanh là tử, tử là sanh, cội rễ là cành lá, cành lá là cội rễ. Nếu phải khóc than, hăy khóc ở cội rễ, khóc lúc sanh ra đời. Xin cụ hăy nh́n lại tận tường : Nếu không có sanh ắt không có tử. Cụ có thể thấu hiểu như vậy chăng?
Chớ nên suy tư nhiều. Chỉ nghĩ rằng: "Đây là đường lối của sự vật. Bản chất của sự vật là vậy." Ngay trong hiện tại không ai có thể giúp cụ, không có điều ǵ mà gia đ́nh và tài sản sự nghiệp của cụ có thể làm thay cho cụ. Tất cả những ǵ có thể giúp cụ trong hiện tại chỉ là trạng thái tỉnh thức, sự hay biết chân chính.
Như vậy cụ chớ do dự. Hăy buông bỏ. Vứt bỏ tất cả.
Cho dù cụ không buông đi nữa rồi đây tất cả đều bỏ ra đi, xa ĺa cụ. Cụ có thể nhận thức điều ấy chăng? Tất cả những thành phần khác nhau trong cơ thể đă dần dần len lỏi tách rời ra khỏi cụ. Hăy nh́n tóc của cụ. Lúc thiếu thời tóc đen và rậm, giờ đây đă rụng thưa. Nó đă rời cụ. Mắt cụ trước kia sáng tỏ, thấy rơ và thấy xa, giờ đây đă yếu, chỉ c̣n thấy mù mờ. Khi những bộ phận trong cơ thể cảm nghe mệt mỏi th́ nó ra đi, thân này không phải là nhà của nó. Khi c̣n trẻ trung răng cụ vững chắc và mạnh khỏe, giờ đây đă lung lơ và chưa chừng cụ đă mang răng giả. Mắt, tai, mũi, lưỡi, tất cả đều dần dần ra đi, bởi v́ đây không phải là nhà của nó. Cụ không thể xử dụng những vật được cấu tạo (sankharas, các pháp hữu vi) để làm nơi cư trú vĩnh viễn cho ḿnh. Cụ chỉ có thể tạm ở trong đó một thời gian ngắn rồi phải ra đi. Cũng giống như người thuê nhà nh́n cái nhà thuê nhỏ bé của ḿnh với cặp mắt ngày càng lu mờ. Răng không c̣n cứng tốt như xưa, tai không c̣n thính, thân không c̣n tráng kiện, tất cả đều ra đi, rời bỏ cụ.
Vậy, cụ không cần phải bận tâm lo lắng ǵ đến xác thân này bởi v́ nó không phải là ngôi nhà thật sự mà chỉ là nơi tạm trú. Đă sanh vào thế gian cụ nên quán tưởng về bản chất tự nhiên của thế gian. Tất cả mọi sự vật ở đây đều sắp tan biến. Hăy nh́n thân cụ. Có cái ǵ trong đó c̣n giữ nguyên vẹn h́nh thái sơ khởi của nó không? Da của cụ có c̣n như xưa không? C̣n tóc cụ, cũng vậy, không c̣n y hệt như trước, có phải vậy không? Tất cả đi về đâu? Đó là thiên nhiên, vạn hữu là vậy. Khi thời giờ đến các pháp hữu vi lặng lẽ đi theo con đường của nó. Trong thế gian này không có ǵ mà ta có thể nương tựa được ? chỉ là một ṿng quanh vô tận dẫy đầy phiền nhiễu và rối loạn, vui buồn và đau khổ. Không có thanh b́nh.
Khi mà không có một ngôi nhà thật sự chúng ta cũng tựa hồ như người khách lữ hành lang thang bất định trên con đường, hướng về lối này một lúc rồi quay sang ngă khác, dừng lại một ít lâu rồi lại cất bước lên đường. Chí đến khi trở về ngôi nhà thật sự của ḿnh, dầu có làm ǵ đi nữa, chúng ta luôn luôn cảm nghe thoải mái, giống như người rời bỏ xóm làng quê quán của ḿnh để dấn thân vào một cuộc hành tŕnh xa xôi. Chỉ đến khi người ấy về nhà trở lại mới có thể cảm nghe dễ chịu và thoải mái.
Không có nơi nào trên thế gian mà ta có thể t́m được thanh b́nh thật sự. Người nghèo khổ không thanh b́nh, người giàu có cũng vậy. Người lớn không thanh b́nh và người học rộng biết nhiều không thanh b́nh. Không có nơi nào thanh b́nh. Đó là bản chất của thế gian.
Người ít tài sản sự nghiệp đau khổ, người tiền rừng bạc bể cũng đau khổ. Trẻ con, người lớn, người già, mọi người đều đau khổ. Đau khổ v́ già yếu, đau khổ v́ trẻ thơ, đau khổ v́ giàu có và đau khổ v́ bần hàn ? tất cả chỉ là đau khổ.
Khi cụ quán tưởng sự vật theo đường hướng này cụ sẽ thấy vô thường, anicca, và bất toại nguyện, dukkha. Tại sao sự vật là vô thường và bất toại nguyện? - Bởi v́ sự vật là vô ngă, anatta.
Cả hai ? xác thân nằm đây củ cụ, bệnh hoạn và đau đớn, và cái tâm hay biết trạng thái bệnh hoạn và đau đớn ấy ? đều được gọi là dhamma, pháp. Thành phần không có h́nh sắc như những tư tưởng, những cảm thọ và tri giác, được gọi là namadhamma, danh pháp. C̣n cái mà bị nhức nhối và đớn đau dày xéo th́ được gọi là rupadhamma, sắc pháp. Vật chất là pháp, dhamma, tinh thần cũng là pháp, dhamma. Như vậy chúng ta sống với dhammas, trong dhammas, chúng ta là dhammas, pháp. Trong thực tế bất luận ở đâu cũng không có tự ngă. Chỉ có những pháp không ngừng sanh diệt. Đó là đường lối của sự vật.
Mỗi khi chúng ta tưởng niệm đức Thế Tôn, nhớ đến những lời dạy của Ngài chính xác, đúng thật như thế nào, chúng ta vô cùng cảm kích nhận định rằng Ngài xứng đáng là bậc được lễ bái cúng dường, đáng được tôn sùng và kỉnh mộ dường bao. Mỗi khi chúng ta thấy được chân lư của điều ǵ là chúng ta thấy lời dạy của Ngài, mặc dầu chưa bao giờ chúng ta thực hành Giáo Pháp. Tuy nhiên, nếu chúng ta có kiến thức về những lời dạy của đức Thế Tôn, có học và có hành nhưng chưa bao giờ thấy được chân lư của sự vật th́ chúng ta vẫn c̣n là người không nhà cửa.
Do đó, cụ hăy thấu hiểu điểm then chốt rằng tất cả mọi người, tất cả mọi tạo vật, đều sắp ĺa đời. Khi chúng sanh sống đủ thời gian thích ứng của ḿnh th́ phải ra đi, theo con đường của ḿnh. Người giàu, người nghèo, người trẻ, người già, tất cả chúng sanh đều phải trải qua biến đổi này.
Khi nhận thức thế gian là vậy cụ sẽ cảm thấy rằng thế gian này quả thật đáng chán. Khi thấy không có ǵ ổn định hay có thực chất mà ta có thể nương tựa cụ sẽ cảm nghe mệt mỏi và thất vọng sâu xa.
Mặc dầu vậy, thất vọng ở đây không có nghĩa là phiền muộn hay ghét bỏ. Tâm cụ đă sáng tỏ và thấy rằng không thể nào làm ǵ để cứu chữa t́nh trạng này. Con đường của thế gian chỉ là vậy. Thấu hiểu như thế ấy cụ sẽ có thể buông tay để cho mọi bám níu đi qua và bỏ tất cả với tâm trạng thản nhiên, không vui cũng không buồn mà thanh b́nh an lạc với các pháp hữu vi, sankharas, do nhờ trí tuệ minh mẫn, thấy được bản chất vô thường của vạn pháp.
Anicca vata sakhara, tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. Nói một cách đơn giản : vô thường là Buddha, Phật. Nếu thật sự rơ ràng thấy một hiện tượng là vô thường ta sẽ thấy rằng nó thường c̣n, thường c̣n trong ư nghĩa, " ĐẶC TÍNH BIẾN ĐỒI CỦA NÓ KHÔNG BAO GIỜ ĐỒI THAY." Đó là trạng thái thường c̣n mà chúng sanh được có. Có sự đổi thay không ngừng từ lúc c̣n thơ ấu, xuyên qua thời niên thiếu, chí đến tuổi già. Chính trạng thái vô thường của bản chất phải biến đổi ấy là thường c̣n, bất di dịch. Nếu nh́n sự vật với nhăn quan ấy tâm cụ sẽ b́nh thản, thoải mái dễ chịu. Không chỉ riêng cụ phải trải qua thực trạng này, mà tất cả mọi người đều phải trải qua.
Khi nhận xét sự vật như vậy cụ sẽ thấy chán nản, mệt mỏi và ghê tởm sự vật của thế gian và cảm nghe vô cùng thất vọng. Sự thỏa thích trong nhục dục ngũ trần của cụ sẽ tan biến. Cụ sẽ thấy rằng nếu có thật nhiều tài sản cụ sẽ bỏ lại sau lưng thật nhiều. Nếu có ít cụ sẽ bỏ lại ít. Tiền của chỉ là tiền của, tuổi thọ chỉ là tuổi thọ, không có ǵ đặc biệt.
Điểm thật sự quan trọng là ta phải làm đúng như lời đức Bổn Sư truyền dạy và xây dựng ngôi nhà cho chính ta, xây dựng ngôi nhà theo phương pháp mà sư đă giảng cho cụ. Hăy dựng lên ngôi nhà cho cụ. Hăy buông bỏ. Buông bỏ cho đến chừng nào tâm cụ tiến đạt đến trạng thái thanh b́nh an lạc mà không c̣n tiến tới, không c̣n thối lui, và không c̣n dừng lại đứng yên một chỗ. Khoái lạc không phải là nhà của ta. Đau đớn không phải là nhà của ta. Cả hai, khoái lạc và đau đớn, đều phải suy tàn và biến dạng.
Đức Thượng Sư đă chứng ngộ rằng tất cả pháp hữu vi đều vô thường, v́ lẽ ấy Ngài dạy ta không nên bám víu vào các pháp ấy mà buông bỏ tất cả. Vào lúc đến mức tận cùng của cuộc đời chúng ta không c̣n có sự lựa chọn nào, không đem ǵ theo được. Như vậy có phải chăng tốt hơn nên bỏ xuống tất cả, trước khi giai đoạn ấy đến? Nó chỉ là một gánh nặng, tại sao ta không quẳng nó đi ngay bây giờ? Tại sao c̣n phải bận ḷng lôi kéo lết nó đi quanh quẩn đầu này đầu nọ? Cụ hăy buông bỏ, hăy an nghĩ và để cho gia đ́nh chăm sóc cụ.
Những ai dưỡng nuôi người bệnh ắt trưởng thành trong thiện pháp và đức hạnh. C̣n bệnh nhân, trong khi giúp cho người khác được cơ hội tốt đẹp ấy, không nên tạo khó khăn cho người nuôi ḿnh. Nếu có đau đớn, nhức nhối hay một vài khó khăn khác, hăy cho người điều dưỡng ḿnh biết và luôn luôn giữ tâm trong sạch. Người dưỡng nuôi lúc cha mẹ đau ốm nên làm bổn phận ḿnh với tấm ḷng đầy t́nh thương nồng ấm và dịu hiền, không nên khó khó chịu hay bực bội. Đây là cơ hội duy nhất mà người con hiếu thảo có thể đền đáp phần nào món nợ của ḿnh đối với bậc cha mẹ. Từ thuở lọt ḷng mẹ đến tuổi thiếu nhi và dài dài theo thời gian trưởng thành, luôn luôn ta nương nhờ nơi cha mẹ. Ta được như vầy ngày hôm nay là bởi v́ cha và mẹ ta đă vô vàn khổ nhọc giúp ta trên mọi phương diện. Công ơn cha mẹ mà ta đă phải mang trong ḷng quả thật không thể đo lường.
Ngày hôm nay, tất cả các con và thân quyến của cụ tụ hội về đây, nh́n thấy cha mẹ ḿnh trở thành con cái của ḿnh như thế nào. Trước kia quí vị là con của cụ, ngày nay cụ đă trở thành con của quí vị. Con người lớn lên và ngày càng già thêm, già thêm nữa, măi cho đến khi trở thành trẻ con trở lại. Trí nhớ đă mất, mắt không c̣n thấy và tai không c̣n nghe rơ như trước, đôi khi nói năng ú ớ, tiếng được tiếng không, không suôn sẽ rơ ràng. Chớ nên để cho những điều ấy làm cho quí vị khó chịu. Tất cả quí vị, đang dưỡng nuôi người bệnh, phải biết làm thế nào để buông bỏ mà không dính mắc. Không nên bám níu vào sự vật, chỉ buông bỏ và để cho nó đi theo con đường của nó. Một đứa bé không biết vâng lời, đôi khi cha mẹ nhắm mắt bỏ qua để được yên ổn và cho nó vui. Giờ đây cha mẹ của quư vị cũng giống như đứa bé ấy. Trí nhớ và tri giác của cụ đă mù mờ. Đôi khi lầm lẫn tên của quí vị hoặc cũng có lúc quư vị hỏi xin cái tách cụ lại đưa cho cái dĩa. T́nh trạng ấy là b́nh thường, quí vị chớ nên khó chịu, bực ḿnh.
Hăy để cho bệnh nhân hồi nhớ lại thái độ từ ái dịu hiền của người nuôi dưỡng họ và nhẫn nại chịu đựng những cảm giác đau đớn. Cụ hăy hết ḷng cố gắng, không để cho tâm phân tán và chao động và không nên gây khó khăn cho những người chăm sóc cụ. Cụ nên để cho người điều dưỡng giữ tâm đượm nhuần đức hạnh và từ ái, không nên để cho họ bất măn v́ những việc không mấy hấp dẫn như phải lau chùi mũi dăi và đờm hoặc nước tiểu và phẩn. Cụ hăy tận lực cố gắng. Trong gia đ́nh mỗi người hăy giúp một tay.
Đối với quí vị con cái trong nhà hai cụ là bậc cha mẹ duy nhất. Các cụ cho quư vị sự sống, các cụ là thầy của quí vị, là người điều dưỡng, là bác sĩ của quư vị, là tất cả đối với quư vị. Các cụ đă dưỡng nuôi, dạy dỗ quư vị, đă chia sớt tài sản cho quư vị và xem quư vị là những người tiếp nối công nghiệp của các cụ ? phần gia sản lớn lao của người làm cha mẹ. Do đó đức Phật truyền dạy hạnh katannu và katavedi, hiểu biết món nợ ân nghĩa sâu dầy và cố gắng đền đáp. Hai đức tánh này bổ túc lẫn nhau. Nếu cha mẹ ở trong hoàn cảnh ương yếu bệnh hoạn hay gặp phải khó khăn, th́ phận làm con phải tận lực cố gắng phụng dưỡng các cụ. Đó là katannukatavedi, đức hạnh có tác dụng nâng đỡ và bảo tồn thế gian. Nó ngăn ngừa mọi rạn nức và làm cho gia đ́nh tồn tại vững bền, ổn định và điều ḥa.
Hôm nay sư mang Giáo Pháp đến làm quà tặng cho cụ trong lúc ốm đau này.
Sư không có món quà vật chất nào để tặng cụ, h́nh như trong nhà đă có đầy đủ vật chất. Vậy, sư chỉ biếu cụ Giáo Pháp, món quà mà giá trị sẽ tồn tại lâu dài, món quà mà cụ không bao giờ có thể làm vơi cạn. Đă nhận lănh quà cụ có thể trao truyền lại cho bao nhiêu người khác cũng được, nó sẽ không bao giờ hao ṃn hư hoại. Đó là bản chất của Chân Lư. Sư lấy làm hoan hỷ hôm nay có thể tặng cụ món quà Pháp bảo, và sư hy vọng rằng nó sẽ giúp cụ được có nhiều năng lực để đối phó với trạng thái đau đớn của tuổi già./. [HẾT]
Achann Chah (Sumana Lê Thị Sương dịch từ bản tiếng Anh "Our real home")
WP: Trí đạt
|
Quay trở về đầu |
|
|
cankhon19 Hội viên
Đă tham gia: 31 May 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 78
|
Msg 52 of 118: Đă gửi: 24 June 2006 lúc 7:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Sửa lại bởi cankhon19 : 24 June 2006 lúc 7:37pm
__________________ ...Đời mưa gió em có nơi b́nh yên
Giữa một trời hạnh phúc quá lớn lao
Em nhận ra anh...
|
Quay trở về đầu |
|
|
cankhon19 Hội viên
Đă tham gia: 31 May 2006
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 78
|
Msg 53 of 118: Đă gửi: 24 June 2006 lúc 10:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
mí hôm nọ ck tán (phét) hơi nhiều, các bác bỏ quá cho ck á
__________________ ...Đời mưa gió em có nơi b́nh yên
Giữa một trời hạnh phúc quá lớn lao
Em nhận ra anh...
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 54 of 118: Đă gửi: 29 June 2006 lúc 11:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bốn Pháp đưa đến Hạnh Phúc Hoà thượng Thích Thiện Siêu
Các vị giới tử,
Hôm nay quư vị đến đây để lănh đạo giáo pháp của Phật. Đó là một việc làm có ư nghĩa rất quan trọng. Nhờ sự thọ giới mà chúng ta trở thành một Phật tử chân chính, lợi ḿnh, lợi người, lợi tất cả chúng sinh, và làm cho Phật giáo miên trường giữa thế gian. V́ lẽ đó quư vị nên lắng hết tâm thành để lănh thọ những lời Phật dạy qua sự giáo giới của Chư tăng.
Ngày nay, Phật tử đến với giáo pháp của Phật là cốt t́m một phương pháp giải thoát an lạc, cũng như ngày xưa khi Phật c̣n tại thế, các vị cư sĩ cũng đi đến với Ngài để cầu mong sự chỉ giáo nơi Ngài, hầu đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc an vui. Kinh Tăng Chi Bộ IIIA ghi lại rằng, một hôm, một cư sĩ tại gia đệ tử tên là Dighajanu (đầu gối dài) đi đến Thế Tôn, đảnh lễ và bạch rằng :
-- Bạch đức Thế Tôn, chúng con là những người gia chủ, c̣n hưởng thọ các dục, sống hệ phược với vợ con, dùng các thứ hương hoa, phấn sáp, thọ lănh vàng bạc. Bạch Thế Tôn, xin Thế Tôn hăy thuyết pháp cho những người như chúng con, thuyết như thế nào để những pháp ấy đem đến cho chúng con hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và hạnh phúc an lạc trong tương lai.
Ngày nay, các Phật tử tại gia đến đây, dù không nói rơ trong tâm tư nhưng có lẽ cũng ôm ấp một hoài bảo tương tự, ấy là làm thế nào để, với tư cách một tại gia cư sĩ c̣n thọ hưởng dục lạc, có được một đời sống hạnh phúc an lạc ngay trong hiện tại và cả về tương lai.
Mặc dù vị thương gia nầy sống với dục lạc thế gian, ông nhận thấy những tài sản vật chất chỉ giúp cho ông sống chứ không giúp cho ông an lạc. Ở giữa quyến thuộc vợ con đầy đủ, danh vọng tràn trề, tài sản sung túc, nhưng nếu tâm tư c̣n trĩu nặng âu lo, sợ hăi, tham lam, thù hận, thèm khát, th́ dĩ nhiên sự sống đó chưa phải là sự sống an lạc. Cầu mong Phật ban cho một phương pháp đem lại cho ông hạnh phúc lâu dài. Ông cư sĩ ấy c̣n nhấn mạnh, trong khi vẫn thụ hưởng dục lạc chứ không phải cạo tóc xuất gia sống đời thoát tục như những vị Tỳ-kheo. Đó là một lời hỏi rất chân thành tha thiết, đồng thời, cũng là một viên đá thử vàng. Đạo Phật, dù sao siêu vị diệu thật nhưng liệu có ích lợi ǵ cho cái tuyệt đại đa số người c̣n lăn lóc trong thế gian hay không? Hay muốn theo Phật th́ phải ly gia cát ái? Câu trả lời của Phật đặc biệt chú trọng đến đời sống của tại gia cư sĩ biết là dường nào.
Phật dạy người ấy rằng :
-- Này cư sĩ, có bốn pháp này đưa đến hạnh phúc hiện tại, an lạc hiện tại cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Đó là:
1. Đầy đủ sự tháo vác. 2. Đầy đủ sự pḥng hộ. 3. Làm bạn với thiện. 4. Sống thăng bằng điều ḥa.
1. Thế nào là đầy đủ sự tháo vác?"
Đầy đủ sự tháo vác" nghĩa là, tại gia cư sĩ dù làm nghề nghiệp ǵ, cũng cần phải tinh xảo, siêng năng không biết mỏi mệt, biết suy tư, hiểu phương tiện, vừa đủ để tự làm và điều khiển người khác làm.
2. Thế nào là đầy đủ sự pḥng hộ?
"Đầy đủ sự pḥng hộ" nghĩa là, những tài sản đă do tháo vác siêng năng mà thu hoạch được, do mồ hôi đổ ra đúng pháp kiếm được, phải khéo giữ ǵn pḥng hộ, để cho khỏi bị vua mang đi, bị trộm cướp mang đi, bị lửa đốt, bị nước trôi, bị con hư hỏng phá tan. Đây là những lời dạy rất thiết thực. V́ hàng tại gia không như xuất gia khất thực để sống mà c̣n phải có nhiều bổn phận đối với cha mẹ, vợ con quyến thuộc, cho nên cần phải có một nghề nghiệp chánh đáng để làm ra của cải. Muốn thế cần phải siêng năng, tinh xảo trong công việc, nghề nghiệp của ḿnh. Nếu không siêng năng tháo vác, th́ đă bị lôi cuốn vào những việc bất chính để kiếm tiền. Một khi mạng sống không chính đáng như vậy, của cải làm được do nghề nghiệp bất lương sẽ bị vua chúa tịch thâu. Vậy cách giữ ǵn của cải khỏi bị vua mang đi là phải có nghề nghiệp chính đáng. Nhưng tài sản đă do mồ hôi kiếm được một cách khó khăn như thế cần phải đề pḥng các tai nạn nước, lửa, trộm và nhất là con hư phá tán. Đây là lời dạy rất thiết thực. Có nhiều nhà giàu có, v́ quá thương con mà để chúng xài phí của cải không tiếc vào những cuộc cờ bạc rượu chè say sưa như vậy là dung dưỡng những kẻ bất lương phá của, hại cho gia đ́nh, xă hội và quốc gia. V́ khi nó đă phá của cha mẹ hết rồi sẽ đi phá làng xóm láng giềng hại cả mọi người. Bởi thế, Phật dạy có tiền cần phải pḥng hộ, đừng để lọt vào tay những đứa con hư hỏng. Nghĩa là ngoài việc làm giàu cần nên giáo dục con cái cho cẩn thận nữa.
3. Thế nào là làm bạn với thiện? "Làm bạn với thiện" nghĩa là, tại nơi ḿnh sống, hay thị trấn, mà có những người gia chủ hay con trai chủ có giới đức đầy đủ ḷng tin, bố thí, trí tuệ, th́ nên làm quen nói chuyện, thảo luận với họ. Từ những người đầy đủ ḷng tin hăy học tập ḷng tin. Từ những người đầy đủ giới đức học tập giới đức. Từ những người đầy đủ bố thí, học tập bố thí. Từ những người đầy đủ trí tuệ, học tập trí tuệ. Đây là làm bạn với thiện. Hai lời dạy đầu là dạy làm ra của cải vật chất và giữ ǵn nó. Đến điều thứ ba này là dạy về Pháp tài tức của cải tinh thần, tâm linh, để thế gian khỏi chê cười là nhà giàu có của mà vô lương tâm. Vậy, người tại gia phải trau dồi Phật pháp để có những ngôn ngữ hành động, ư nghĩ phù hợp với giáo lư, để trở thành một nhân cách cao thượng.
4. Thế nào là sống thăng bằng điều ḥa? "Sống thăng bằng điều ḥa": Sau khi làm ra của cải cần phải chi dùng một cách thích ứng, nghĩa là không quá phung phí mà cũng không quá bỏn xẻn. Nếu số xuất quá số nhập là người tiêu pha quá rộng răi, th́ dễ bị phá sản và c̣n hỏng mất cả tâm tư. Ngược lại, quá bỏn xẻn không dám tiêu tiền th́ trở thành nô lệ cho của cải. Người làm chủ của cải vật chất th́ sống an lạc, mà bị vật chất làm chủ th́ đó là người nô lệ, khổ sở. Làm chủ vật chất là cần phải tiêu dùng th́ cứ tiêu dùng, không cần tiêu dùng th́ giữ lại. Người bị của cải làm chủ th́ có tiền cứ giữ bo bo, tiêu dùng cho bản thân cũng không dám nói ǵ đến gia quyến vợ con và bố thí cho người ngoài.
Như vậy, sống thăng bằng có nghĩa là, không phung phí cũng không hà tiện. Phật dạy đến bốn nguyên tắc để sống điều ḥa là phải đóng bốn cửa ngơ cho tài sản khỏi đi ra: Một là đam mê sắc dục, hai là đam mê rượu chè, ba là đam mê cờ bạc, và bốn là giao du kẻ ác. Nếu đóng bốn cửa ấy lại th́ tài sản không bị thất thoát vô ích, gia chủ sẽ được sống hạnh phúc an lạc.
Khi Phật dạy làm bạn với thiện để trau dồi ḷng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ, chính là bốn điều để sống an lạc trong tương lai. Phật tử quy y Tam Bảo là thực hiện đầy đủ ḷng tin. Hôm nay quư Phật tử đến thọ giới chính là thực hiện điều thứ hai: Đầy đủ giới đức. Là Phật tử mà không giữ ǵn giới hạnh, hành động tà vạy không xứng đáng lời dạy của đức Thế Tôn, th́ dù có xưng là Phật tử cũng không phải Phật tử. Cho nên có đầy đủ giới đức mới xứng đáng là con Phật. Thứ ba, đầy đủ bố thí. Bố thí là hạnh đầu tiên mà đức Phật dạy cho tất cả những ai đến với ngài, v́ ḷng tham ô đứng đầu mọi tệ ác cần phải được điều phục bằng hạnh bố thí. Bố thí là san sẻ vật chất, khả năng, công lực, hiểu biết, t́nh cảm, giáo lư v.v... tất cả những ǵ ḿnh có mà người khác không có. Một nụ cười với người đang sợ hăi cũng là sự bố thí, đôi khi có tác dụng rất lớn lao. (Có người lắm khi chỉ một nụ cười, mà người ta cũng ngăn lại không cho nó mở ra!) Bố thí cao nhất là mở rộng ḷng mở rộng tâm tư. Nếu chỉ biết thu mà không biết xuất th́ người ấy là một người bỏn xẻn, ích kỷ. Xă hội mà gồm những người như vậy, th́ không hạnh phúc. Một gia đ́nh ai cũng chỉ nghĩ cho bản thân th́ gia đ́nh ấy không hạnh phúc. Bố thí trước hết là để dứt ḷng tham, dứt tính bỏn xẻn và dứt ḷng ganh tị. Có của, có quyền, có danh, đều nên bố thí san sẻ. Bố thí, san sẻ danh dự như thế nào? Khi được người trân trọng, mà ḿnh đối lại bằng khiêm cung th́ đó chính là bố thí danh dự của ḿnh, như vậy chẳng những tạo được hạnh phúc cho ḿnh, mà c̣n đem lại an vui hạnh phúc cho người. Bởi thế, nên không phải chỉ có tiền của mới bố thí, mà hễ có thân, có tâm là có thể bố thí được cả. Nếu trong tâm mọi người đều luôn luôn nghĩ đến bố thí, th́ sự đua tranh, ganh tị sẽ giảm bớt rất nhiều.
Điều thứ tư là đầy đủ trí tuệ. Người Phật tử là con đấng Đại giác. Ngài đă chứng ngộ được tất cả vũ trụ, tâm tánh chúng sinh, nên dạy giáo pháp phù hợp với căn cơ tŕnh độ để chúng sinh nhờ đó nuôi lớn tâm hồn. Là con Đấng giác ngộ mà u mê th́ thật không xứng, nên cần phải trau dồi trí tuệ. Phật dạy: "Mọi sự tuần hoàn trong nhân duyên nhân quả". Nghe như vậy, chúng ta cần phải suy xét ra như thế nào? Nghe là văn tuệ, suy xét là tư tuệ. Nhưng nghe cho đúng, có đầu có đuôi rơ ràng mới là văn tuệ. Có người đi nghe pháp về, có ai hỏi chỉ biết trả lời: "Hay lắm, mà không nhớ ǵ cả". Vậy, cần phải ghi nhớ mỗi khi một ít, để tư duy rồi tu tập theo đó, tức là tu tuệ. Có thực hành giáo lư bằng kinh nghiệm bản thân th́ mới hiểu thấu lời Phật dạy.
Như ngày xưa, có lần Phật đi giữa đồng ruộng. Có Tôn-giả A-nan theo hầu. Bỗng Ngài đưa tay chỉ vào một bụi rậm bảo: "Độc xà, A-nan!" Tôn-giả A-nan nh́n vào, cũng nói: "Đại độc xà, Thế tôn!" T́nh cờ một nông phu đi sau lưng nghe lén, bèn vào xem là cái ǵ, anh ta khám phá một hủ đầy vàng ṛng, vô cùng mừng rỡ, bảo thầm: "Nghe đồn Thế Tôn là bậc nhất thiết trí, cái ǵ cũng biết, vậy mà vàng đây, "Ổng" lại bảo là rắn độc! Anh liền khiêng vàng về, tạo măi nhà cửa, ruộng đất, xe ngựa... Xóm giềng thấy anh lâu nay nghèo kiết xác, ăn bữa hôm lo bữa mai, nay bỗng dưng phát phú, th́ không khỏi nghi ngờ, lên tŕnh quan. Quan gọi lên tra hỏi và về nhà lục xét, lấy hết vàng bạc châu báu và bắt anh bỏ tù. Ngồi trong ngục tối, anh mới thấm thía lời Phật dạy. Anh tưởng là từ nay sẽ được ăn cao lương mỹ vị, th́ ngược lại bị giam đói. Anh tưởng từ nay được ở nhà cao cửa lớn, hóa ra lại nằm trong ngực. Cảm khích anh ta kêu to: "Độc xà, A-nan! Đại độc xà, Thế Tôn!" Quan giữ ngục nghe, hỏi lư do, anh ta kể đầu đuôi câu chuyện rồi kết luận: "Giờ phút này ở trong tù, con mới tỉnh ngộ, tin hiểu lời Phật dạy thật sâu xa vô cùng".
Không dễ ǵ ngày nay, Phật tử chúng ta đă tỉnh ngộ, tin theo lời dạy của Thế Tôn. Giả sử một sớm mai đẹp trời, đi giữa đường gặp thỏi vàng như vậy, chúng ta có mang về không? Chắc cũng mang về. Cho nên lắm lúc người ta bảo Phật dạy không thực tế, viễn vông. Nhưng hàng Phật tử cần nhận thức cho rơ có phải lời Phật là chí lư hay không? Chẳng qua, v́ ḷng tham của chúng ta c̣n quá nặng, nên không làm ngơ được. Nhưng khi chưa nghe lời Phật dạy th́ chúng ta sử dụng vàng một cách khác. Khi đă nghe, sử dụng cách khác. Nghĩa là, phải biết bắt rắn thế nào cho nó khỏi cắn. Ở đây, là đừng vị kỷ, v́ tất cả việc làm vị kỷ đều xấu, vị tha đều tốt. Nếu đem vàng về mà làm việc lợi tha th́ đó là biết cách bắt rắn, không bị rắn cắn. Không những vàng, mà mọi chuyện khác đều như vậy. Nếu thiếu trí tuệ, th́ chúng ta làm sao hiểu rơ lời dạy thâm thúy và hạnh phúc mà lời dạy ấy sẽ mang lại cho ta? Vàng mà bảo là rắn độc, th́ cũng không khác ǵ nói "Đời là đau khổ". Nếu không có trí tuệ, chúng ta cũng sẽ bảo, như anh nông phu kia, rằng: "Thật là viễn vông! Nào xi-nê, nào hát bội, nào cải lương... bao nhiêu chuyện vui như vậy mà lại nói là đau khổ! Có trí tuệ là có nhận thức, biết được sự việc trước khi nó xảy đến chứ không phải chờ nó xảy ra rồi mới biết. Trí tự giác là một ngọn lửa sáng từ trong tâm khiến cho chư Phật và Bồ-tát, Tổ sư thấy ngay được chân lư không cần thầy dạy, đó cũng là vô sư trí, vô sư tự ngộ hay tự giác thánh trí. Nhưng đó cũng là do công phu lâu đời lâu kiếp mới có được.
Nếu là Phật tử mà lấy tà làm chánh, không biết phân biệt phải trái hay dở th́ không phải có trí tuệ, và dễ trở thành mê tín, dị đoan, tin theo tà sư tà đạo. Do đó, điều thứ tư Phật dạy cho các Phật tử tại gia là phải trau dồi trí tuệ để được hạnh phúc trong hiện tại và tương lai.
Tóm lại, Phật dạy cho người tại gia bốn pháp an lạc cho hiện tại là: Tháo vác, pḥng hộ của cải đă kiếm được bằng nghề chân chính, làm bạn với thiện và sống điều ḥa thăng bằng. Và bốn pháp tạo hạnh phúc cho tương lai, đời sau là: ḷng tin, giới đức, bố thí và trí tuệ. Có đủ tám điều như vậy, th́ giờ phút nào, ở đâu, chúng ta cũng xứng đáng là Phật tử, không những lợi ích cho chính ḿnh mà c̣n cho nhiều người khác. Nếu không có trí tuệ hiểu rơ chánh pháp chúng ta sẽ đi lạc vào đường tà. Như một Phật giáo, mà không biết bao nhiêu là h́nh thức, nếu Phật tử không nhận thức, thiếu trí tuệ th́ không thể biết được chân giả. Cho nên, có trí tuệ là điều cần thiết để hộ tŕ chánh pháp.
Xưa, hiền triết Socrate đă hỏi và đă được một thanh niên trả lời rành rọt các nơi dạy may áo, đóng giày, làm mũ nón, nhưng đến khi nhà hiền triết hỏi anh có biết ở đâu dạy làm người không, th́ anh ta ngơ ngác. Áo, giày, mũ nón thật sang trọng nhưng nó không phải là người! Nếu không biết cách làm người th́ dù có mang đầy các thứ đó cũng không thể làm người được. Nếu chúng ta học được đạo làm người th́ giày ấy, mũ nón ấy, y phục ấy mới gọi là của người.
Hôm nay quư vị đến thọ giới cũng là để học cái đạo làm người, căn bản của tất cả thánh vị, đạo ấy gồm trong ba đức Bi, Trí, Dũng, nên đức Phật được tôn xưng là đấng Đại hùng, Đại lực, Đại từ bi.
Mong rằng quư vị sẽ đem hết tâm thành để lănh thọ giáo pháp. Cuối cùng xin nhắc lại câu của đạo hữu Tâm Minh, một vị cư sĩ có công lớn đối với sự phục hưng Phật giáo Việt Nam để quư vị tinh tiến theo đó tu học:
"Vui theo tham dục vui là khổ Khổ để tu hành khổ hóa vui"
Chùa Già Lam 10-1982 - PL 2526 HT. Thích Thiện Siêu
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 55 of 118: Đă gửi: 02 July 2006 lúc 5:37am | Đă lưu IP
|
|
|
Tàn canh nắng sớm xuân mai
Ngàn năm vẫn nụ thi tài đơm bông
Ngát hương thạch thảo nội đồng
Qua thu đông đến nối ṿng cuộc chơi
dalatrose.com
tho:Từ Chính Âm
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
Evergreen333 Hội viên
Đă tham gia: 27 October 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 56 of 118: Đă gửi: 02 July 2006 lúc 8:54am | Đă lưu IP
|
|
|
Những tàng hoa tím đẹp quá! Cám ơn laxanhxanh đă cho Evergreen cùng tất cả được thưởng thức những giây phút " the best moment" này!
Mến.
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
laxanhxanh Hội viên
Bị treo Nick
Đă tham gia: 23 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 57 of 118: Đă gửi: 03 July 2006 lúc 5:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Ca'm o+n Evergreen nhe'
__________________ cat bui
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 58 of 118: Đă gửi: 03 July 2006 lúc 10:40pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thập Thiện Nghiệp
HT. Thích Thiện Hoa
(Trích từ Phật Học Phổ Thông)
|
A. MỞ ĐỀ
Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả pháp lành thế gian và xuấ thế gian
Trong hai bài "Nhân quả" và "Luân hồi" mà chúng ta đă học, chúng ta đă thấy một cách tường tận rơ ràng: hễ chúng ta gieo nhân ǵ th́ chúng ta gặt quả ấy hoặc ngay trong đời hiện tại, hoặc trong những đời sau. Nhân nhỏ th́ qủa nhỏ, nhân lớn th́ quả lớn.
Nếu muốn được quả làm người th́ phải gieo nhân làm người. Nhân làm người là sự chuyên giữ năm giới (không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối và không uống rượu). Với nhân nầy, ta được cái quả trong hiện tại là mọi người từ trong gia đ́nh quyến thuộc cho đến ngoài xă hội, đều thương yêu quí trọng. Nhưng nếu chúng ta muốn tiến xa hưon một bực nữa, chúng ta gắng tu Thập Thiện Nghiệp, chúng ta sẽ hưởng được cuộc sống an lạc trong hiện tại và đời sau, chúng ta sẽ sanh lên sáu từng Trời cơi Dục, hưởng cảnh vui thú, an nhàn.
Nếu chúng ta muốn vượt khỏi ba cơi thế gian, để chứng quả tam thăng (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát), ta phải tu nhân Tứ Đế, Thập Nhị Nhân Duyên và Lục Độ. Tuy thế, muốn thực hiện được các môn tu nầy, không thể bỏ qua được môn tu Thập Thiện Nghiệp. Thập Thiện Nghiệp như là nấc thang quan trọng cần phải vượt qua, nếu muốn trèo lên cao nữa. Nó như là cơ sở căn bản, hạ tầng vững chắc nhất, để xây dựng lau đài cao lớn lên trên. V́ lẽ đó, người ta nói Thập Thiện Nghiệp là cội gốc của tất cả các pháp lành thế gian và xuất thế gian.
B. CHÁNH ĐỀ
I. ĐỊNH NGHĨA
"Thập Thiện Nghiệp" là 10 nghiệp lành.
"Nghiệp" là ǵ? "Nghiệp" là tiếng người Trung Hoa dịch từ chữ Phạn Karma mà ra. Nó có nghĩa là tạo ác, hành động. Nghiệp có thể chia ra ba tánh cách: lành, dữ, hoặc không lành không dữ (vô kư). Lành, theo đạo Phật, nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai. Dữ, nghĩa là có hại cho chúng sinh trong hiện tại cũng như trong tương lai.
II. CHỖ PHÁT KHỞI MƯỜI NGHIỆP DỮ VÀ NGHIỆP LÀNH
Nghiệp th́ nhiều, không thể kẻ xiết được. Nhưng tựu trung, người có thể phân ra mười loại nghiệp lành và mười loại nghiệp dữ. Những loại nghiệp nầy do ba chỗ phát khởi sau đây: Thân (việc làm), Khẩu (lời nói), Ư (ư nghĩ).
1. Những nghiệp dữ
Những nghiệp dữ chia ra như sau:
a) Những nghiệp dữ về Thân có ba là: Sát sanh, trộm cắp, dâm dật.
b) Những nghiệp dữ về Khẩu có bốn là: Nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác.
c) Những nghiệp dữ về Ư có ba là: Tham lam, giận hờn, si mê.
Cộng tất cả Thân, Khẩu, Ư th́ có mười nghiệp dữ.
2. Những nghiệp lành
Nếu con người làm ngược lại với 10 nghiệp dữ trên đây th́ sẽ có được 10 nghiệp lành. Mười nghiệp lành chia ra như sau:
a) Về Thân có ba: Không sát sanh, không trộm cắp, không dâm dật.
b) Về Khẩu có bốn: Không nói dối, không nói thêu dệt, không nói lưỡi hai chiều, không nói lời hung ác.
c)Về Ư có ba: Không tham lam, không giận hờn, không si mê.
III. Ư NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA MƯỜI NGHIỆP LÀNH
1. Không sát sinh
Không có sự vui mừng nào hơn sự vui mừng khỏi bị giết. Cũng chẳng có ân huệ nào hơn ân huệ không hại mạng.
Khi một con chim sặp bị cắt cổ nhổ lông, một con cá sặp bị chặt kỳ, đánh vẩy, thế mà được thả ra, th́ hăy tưởng tượng nỗi vui sướng của chúng, lớn lao là bao nhiêu ! Chim sẽ nhảy nhót, tung bay, kêu hót giữa khoảng trời rộng; cá sẽ vùng vẫy, bơi lội, giữa khoảng nước sâu. Thế mới rơ, thoát nạn giết hại, chúng sanh nào lại không khấp khởi vui mừng? Cho nên, không sát sanh mà lại phóng sanh là nghiệp lành đứng đầu trong Thập Thiện Nghiệp.
Không sát sanh cũng như không ăn thịt chúng sanh th́ khỏi phạm hai tội lớn sau đây:
a) Giết hại các bực vị lai Phật. V́ Phật nói: "Tất cả chúng sinh đều là chư Phật vị lai"
b) Giết lộn bà con nhiều đời, ăn lầm bà con nhiều kiếp.
Trong kinh Bồ Tát giới có nói: "Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta đă chết đi rồi sanh lại trong nhiều đời nhiều kiếp".
Người hằng ngày không sát sanh th́ trong đời sống hiện tại sẽ mở rộng thêm ḷng từ bi, là một nhân chánh để tu hành thành Phật, và được mười pháp lành, như kinh Thập Thiện Nghiệp đạo đă nói, dưới đây:
- a) Tất cả chúng sinh đều kính mến
- b) Ḷng từ bi mở rộng đối với tất cả chúng sinh
- c) Trừ sạch thói quen giận hờn
- d) Thân thể thường được khỏe mạnh
- đ) Tuổi thọ được lâu dài
- e) Thường được Thiên thần hộ trợ
- ê) Ngủ ngon giấc và không chiêm bao giữ
- g) Trừ hết các mối oán thù
- h) Khỏi bị đọa vào ba đường ác.
- i) Sau khi chết, được sanh lên cơi Trời.
2. Không trộm cướp
Không trộm cắp là không lấy những vật ǵ không thuộc quyền sở hữu của ḿnh, và người ta không cho ḿnh.
Quyền tư hữu là một quyền quan trọng. Đă đành, mạng sống là quư trọng, nhưng nếu có mạng sống mà không có đủ vật thực, áo quần, nhà cửa, những thứ cần thiết để cung cấp cho thân mạng, th́ người không thể sống được. V́ thế, mọi người đều thấy ḿnh cần phải nỗ lực làm viẹc, để có tài sản đủ bảo đảm cho đời sống hiện tại và tương lai của ḿnh và con cháu. Người đời quư trọng tài sản là v́ thế. Nếu v́ một lư do, bất chính, người ta bị tướt đoạt mất tài sản, th́ người ta cũng đau khổ, buồn phiền như chính ḿnh bị mất một phần sanh mạng. Tiền của là huyết mạch, cho nên khi bị trộm cắp hết của cải, nhièu người đă thất vọng, buồn phiền đến sinh đau ốm, có khi đến quyên sinh. Như vậy, ai nỡ ḷng nào trộm cắp cho đành !
Vả lại, theo lẽ công b́nh, ḿnh không muốn ai lấy của ḿnh, th́ ḿnh đừng lấy của ai. Việc ǵ ḿnh không muốn người làm đau khổ cho ḿnh, th́ ḿnh cũng đừng làm đau khổ cho người. Xă hội chỉ tồn tại được, khi mọi người đều tôn trọng lẽ công bằng.
Vả lại, của phinghĩa, thường vào cửa trước ra ngơ sau, tiêu hao mau lẹ như nước xoi, cát chảy, rốt cuộc, tay trắng cũng lại hoàn tay trắng, mà c̣n lại bị người đời khinh khi, phỉ nhổ, xấu hổ cho ḿnh và con cháu về sau.
Trái lại, người không trộm cắp, bao giờ ḷng dạ cũng được thảnh thơi, không sợ luật pháp truy tầm, chẳng lo ai thù oán. Một xă hội không có trộm cắp, th́ nhà nhà khỏi đóng cửa, của đánh rơi không mất, cảnh tượng giành giựt không diễn ra, xă hội được thái b́nh an lạc:
Nếu không gian tham trộm cắp, mà lại làm hạnh bố thí th́ theo kinh Thập Thiện Nghiệp, được những pháp lành như sau:
a) Tiền của có dư không bị nạn giặc giả cướp mất, chánh quyền tịch thâu, không bị nạn lụt trôi, lửa cháy và con cái phá tán.
b) Được nhiều người tin cậy
c) Không bị lừa dối, gạt gẫm.
d) Xa gần đều khen ngợi ḷng ngay thẳng của ḿnh
đ) Ḷng được an ổn, không lo sợ v́ sự tổn hại ǵ cả
e) Khi chết rồi được sanh lên cơi Trời
3. Không tà dục
Dâm dật là cái nhân sanh tử luân hồi. Nó là ma chướng làm ngăn trở bước đường tu giải thoát. Bởi vậy, người xuất gia muốn chứng quả, thành đạo, phải đoạn trừ dâm dật ở thân cũng như ở tâm. Kinh Lăng Nghiêm nói: "Ḷng dâm không trừ, th́ không thể ra khỏi trần lao".
C̣n người tại gia, Phật chỉ ngăn tà dâm, nghĩa là vợ chồng có cưới hỏi chánh thức mới được ăn ở, nhưng phải có tiết độ, không lang chạ, ngoại t́nh.
Trong gia đ́nh, chồng không tà dâm, vợ không lang chạ, th́ cuộc sống chung được đầm ấm, an vui. Do đó, gia đ́nh được hạnh phúc, sự làm ăn tấn phát, sự nghiệp vững bền, bà con đôi bên vui vẻ, ḍng họ hai phí thơm lây, xóm giềng vừa ḷng, làng nước quí chuộng.
Kinh Thập Thiện Nghiệp đạo nói: Không tà dục và giữ được tịnh hạnh sẽ được bốn điều lợi:
a) Sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư) đều được vẹn toàn
b) Đoạn trừ hết những sự phiền năo, quấy nhiễu.
c)Không ai dám xâm phạm vợ chồng con cái
d) Được tiếng tốt, người đời khen ngợi
4. Không nói dối
Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong ḷng và lời nói không trái nhau, việc phải th́ nói phải, việc quấy th́ nói quấy, việc có th́ nói có, chuyện không th́ nói không.
Có người cho rằng nói dối để lừa phỉnh chơi, th́ không hại ǵ. Thật ra, sự nói dối ấy vẫn có hại, v́ nó làm cho ta quan với thói xấu ấy, và làm cho người chung quanh không tin ở lời nói của ta nữa, dù đôi khi ta nói thật.
Nói dối v́ sợ hăi, khiếp nhược, lại càng nên tránh, v́ nó làm cho ta quen tánh che giấu tội lỗi, và không chịu sửa chữa.
Nói dối để thu lợi hay khoe khoang, lại càng nặng tội. Nhà buôn nói dối rất dễ ế hàng; và nhất là kẻ học Đạo, nếu nói dối rằng ḿnh đă chứng quả Thánh, hay đắc đạo để cho người kính phục, sùng bái ḿnh, th́ sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào ba đường ác.
Nói dối, chỉ trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói dối mà lại nói lời ngay thật, th́ được những điều lợi ích như sau:
a) Miệng thường thơm sạch
b) Thế gian và nhânm, thiên đều kính yêu
c) Lời nói không lầm lộn và vui vẻ
d) Trí tuệ thù thắng, không ai hơn
đ) Được hưởng lạc thú như ư nghuyện và ba nghiệp đều sạch.
5. Không nói thêu dệt
Không nói thuê dệt, nghĩa là không trau chuốt lời nói, không thuê hoa, dệt gấm, không ngọt ngào đường mật, để lung lạc ḷng dạ của người, để quyến rũ làm những điều sái quấy. Những kẻ nói lời thuê dệt là những kẻ có ḷng dạ bất chính, lợi dụng ḷng dễ tin của người để trục lợi. Những người nầy thường bị người đời chê cười, khinh rẻ và tránh xa, để khỏi bị tổn hại tài sản, danh giá và tánh mạng nữa.
Theo kinh Tập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời thuê dệt sẽ được ba điều lợi ích:
a) Được người trí thức yêu mến.
b) Hay đáp được những câu hỏi khó khăn.
c) Được làm người có uy đức, cao quư trong cơi nhân thiên.
6. Không nói lưỡi hai chiều
Không nói lưỡi hai chiều, hay nói hai lưỡi, nghĩa là không đến bên nầy nói xấu bên kia, không đến bên kia nói xấu bên này; không đem chuyện người nầy ra dèm pha, mà cũng không khuê chuyện người nọ ra nhạo báng; không làm cho đôi bên san hận đấu tranh, cũng không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán. Tóm lại, người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm, không dùng lời trái ngược để làm cho những kẻ thân thành thù, gần thành xa.
Người không nói hai lưỡi, không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con, và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm, nên được thân bằng quyến thuộc, kẻ xa người gần kính mến. Người không nói hai lưỡi mà c̣n nói những lời êm ái ḥa thuận, làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau, bà con thêm tin yêu nhau, khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng ḷng nhau. Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đăi tử tế, gặp việc ǵ khó cũng dàn xếp được dẽ dàng.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi, sẽ được những điều lợi ích sau đây:
a) Bà con, ḍng họ được luôn luôn sum họp
b) T́nh bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại
c) Đức tin bất hoại
d) Pháp hạnh bất hoại
7. Không nói lời hung ác
Không nói hung ác là không nói những lời hung dữ ác độc, cộc cằn, thô tục làm cho người nghe khó chịu; không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn, tủi đau v.v...
Người không nói lời hung ác, chẳng hề bươi móc việc không hay của ai, mà trái lại, ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác. Lời lẽ của họ thốt ra dịu dàng, thanh nhă, hiền hậu, toàn là lời đạo đức, từ bi, lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ai nghe cũng hân hoan, kính trọng.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn ḥa, được những công đức như sau:
a) Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lư và lợi ích
b) Nói điều ǵ, ai cũng nghe theo và tin cậy
c) Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà c̣n được mến yêu.
8. Không tham muốn
Ở đời, có 5 món dục lạck, mà người ta thường tham muốn nhất là: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ. Ngũ trần dục lạc ấy, thật ra, vui ít mà khổ nhiều. Như tham tiền của phải đày đọa thân sống, đôi khi c̣n dùng những phương tiện bất chính, để thâu tóm về ḿnh, và khi mất th́ lại vô cùng đau khổ. Tham sắc th́ tồn tiền nhiều, lại mất sức khỏe và hao tổn tinh thần; nhiều khi lại t́m những mưu chước tồi tệ để thỏa ḷng ước muốn; nếu không được, lại đam ra ghen tương, thù hận, giết chóc. Tham danh vọng, quyền tước th́ phải vào ḷn ra cúi, lao tâm khổ trí, mất ăn bỏ ngủ, đôi khi lại c̣n làm tṛ cười cho người chung quanh. Tham ăn uống cao lương mỹ vị, th́ bị nhiều bịnh khó trị, thân thể mệt nhọc, mạng sống không thọ. Tham nghủ nghỉ, ngủ sớm dậy trưa, th́ trí napơ hóa đần độn, tối tăm.
Ngũ dục lạc chính là những nguyên nhân chính ràng buộc kiếp người vào ṿng sanh tử, Luân hồi, sa đọa.
Người không tham muốn những thứ ấy, là người biết tu hành Thiểu Dục và Tri Túc. Thiểu Dục là muốn ít; Tri Túc là biết đủ. Người Thiểu Dục, Tri Túc th́ có một đời sống giản dik, thanh cao và an toàn.
Xă hội nếu chỉ gồm những hạng người ấy, th́ những thảm trạng: kẻ mạnh hiếp người yếu, kẻ giàu đàn áp người nghèo, người nghèoi oán hận kẻ giàu, không c̣n tiếp diễn, và cơi đời cũng được sống trong cảnh thanh b́nh an lạc.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không tham muốn th́ được thành tựu những điều tốt đẹp sau đây:
a) Ba nghiệp (thân, khẩu, ư) được tự tại, v́ nhân các căn đều đầy đủ
b) Của cải không mất mát, hay bị cướp giựt
c) Phúc đức tự tại
d) Những sự tốt đẹp sẽ đến với ḿnh, mặc dù ḿnh không mong ước.
9. Không giận hờn
Không giận hờn là vẫn giữ sự b́nh tĩnh, điềm đạm, nhu ḥa trước những cảnh trái ư nghịch ḷng.
Giận hờn là một tánh xấu rất tai hại, nó như một ngọn lửa dữ, đót cháy cả ḿnh lẫn người chung quanh. Kinh Phật có câu:
"Một niệm giận hờn nổi lên, th́ trăm, ngh́n cửa nghiệp chướng đều mở. Lửa tức giận một phen phát ra, liền đốt tất cả rừng công đức". Khổng giáo cũng có nói:
"Dằn tâm giận xuống một lúc th́ khỏi lo sợ cảm trăm ngày. Nên chi việc đáng nhịn th́ nhị, chuyện đáng răn th́ răn. Nếu chẳng nhịn chẳng răn, th́ việc nhỏ hóa ra to. Baonhiêu điều phiền năo, đều do chảng nh́n mà ra". Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người nào không giận tức, th́ được tám món tâm pháp, vui mừng như sau:
- a) Không tâm khổ năo
- b) Không tâm giận hờn
- c) Không tâm tranh giành
- d) tâm nhu ḥa ngay thẳng
- đ) tâm từ bi như Phật
- e) Thường làm lợi ích yên ổn cho các chúng sanh
- ê) Thân tướng trang nghiêm, chúng sinh đều tôn kính
- g) Có đức nhẫn nhục, được mau sanh lên cơi Phạm Thiên.
10. Không si mê
Không si mê là biết phán đoán rành rẽ, nhận định rơ ràng, đúng đắn, không cố chấp theo sự hiểu biết riêng của ḿnh, không tin những thuyết không hợp chơn lư, nhất là không mê tín dị đoan.
Người không si mê, tức là người có trí huệ, giản trạch, tin có nhân quả luân hồi, nên không tạo tội mà cứ làm phước, thường tu hạnh Bát nhă, dứ trừ vô minh, để tiến măi trên con đường giải thoát.
Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không si mê, th́ thành tựu được 10 pháp công đức sau đây:
a) Được ư vui chơn thiện và bạn chơn thiện
b) Tin sâu nhân quả, thà bỏ thân mạng chớ không làm ác.
c)Chỉ quy y Phật, chứ không quy y thiên thần và ngoại đạo
d)Tâm sanh ngay thẳng, chánh kiến
đ)Sanh lên cơi trời, khỏi bị đọa vào ba đường ác
e) Phúc huệ không lường, thường tăng lên măi
ê) Dứt hẳn đường tà, chăm tu đạo chánh
g) Không ḷng chấp ngă, bỏ hết ác nghiệp
h) Yên ở vào nơi chánh kiến
i) Khỏi bị nạn dữ
C. KẾT LUẬN
Mười nghiệp lành, cũng như mười nghiệp dữ, đều do thân, khẩu, ư phát khởi ra. Nghiệp dữ ví như cỏ, nghiệp lành ví như lúa, đều mọc chung trên một đám ruộng. Cỏ thường làm chướng ngại lúa, không cho sanh trưởng tốt tươi. Nếu muốn lúa tốt để măn mùa thu hoạch được nhiều, th́ phải nhổ sạch cỏ. Cũng thế, muốn được nghiệp lành, th́ cần phải dứt hẳn mười nghiệp dữ.
Hàng phục mười nghiệp dữ, mỗi ngày cứ phát triển nghiệp lành măi, th́ sẽ được bốn điều lợi ích sau nầy:
1. Cải tạo thân tâm
Thân tâm con người thường bị nghiệp lực chi phối. Sự thực hành mười nghiệp lành, sẽ hoán cải thân tâm con người trở thành tốt đẹp. Dụ như không sát sanh mà lại phóng sanh, th́ ḷng hung ác sẽ đổi ra ḷng từ bi, sự oán thù sẽ đổi ra thành ân nghĩa.
2. Cải tạo hoàn cảnh
Hoàn cảnh cũng như tấm gương lớn phản ảnh tất cả những cử chỉ hành động, đời sống của mỗi người.Nếu ta cười th́ tấm gương cười lại; nếu ta khóc, tấm gương cũng khóc lại. Cũng thế, nếu ta làm các việc lành, giúp ích đồng loại, cứu vớt chúng sanh, th́ hoàn cảnh đối với ta, sẽ trở thành cảnh giới tốt đẹp. Chẳng hạn, hki ta không giận hờn, lại tu hạnh nhẫn nhục, th́ hoàn cảnh không có sự đáu tranh giết hại, mà chỉ là sự tương thân tương ái.
3. Chánh nhân thiên giới
Tu Thập Thiện Nghiệp là gieo nhân tốt để đời sau gặt kết quả đẹp đẽ là sanh lên cơi Trời, hưởng phước lạc đầy đủ.
4. Căn bản Phật quả
Mười phương ba đời, các vị hiền thánh thoát khỏi sanh tử, chứng quả vô thường, đều lấy mười nghiệp thiện làm căn bản; v́ mười nghiệp lành nầy, có công năng ngăn ngừa các hành vi độc ác, làm cho ba nghiệp (Thân, Khẩu, Ư) được thanh tịnh, nhờ đó, con người mới thoát ly sanh tử, chứng qủa Niết Bàn. Nếu đem mười nghiệp lành nầy, hồi hướng cho toàn thể chúng sanh, th́ sẽ được Phật quả.
Tóm lại, tu Thập Thiện Nghiệp th́ trong đời hiện tại, thân tâm ta được cải thiện đẹp đẽ, hoàn cảnh ta sống được sáng sủa tươi vui; và tương lai ta tránh khỏi ọa lạc chốn tam đồ, lại được hưởng phước báo cơi Nhân, Thiên và Niết Bàn
Vậy ước mong tát cả mọi người, nên tu Thập Thiện Nghiệp để tạo hạnh phúc cho ḿnh và cho tất cả chúng sanh. Có như thế mới là bực trí huệ làm theo lẽ phải. V́ một phen được thân người mà không tu để tiến hóa lên, th́ khi mất nhân thân rồi, muôn kiếp khó trở lại được. TVHS
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 59 of 118: Đă gửi: 09 July 2006 lúc 11:03am | Đă lưu IP
|
|
|
CON ĐƯỜNG ĐẾN TỰ DO VÔ THƯỢNG Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ 14 Nguyên bản: THE WAY TO FREEDOM by His Holiness, The Dalai Lama of Tibet Thorsons An Imprint of Harper Collins Publishers, 1997 Bản dịch Việt ngữ: Liên Hoa - Bản Hiệu đính tháng 5-2006
|
|
SỰ TÁI SINH
Nghiệp (karma) có thể được hiểu là nguyên nhân và hậu quả, rất giống với cách mà các nhà vật lư học hiểu là đối với mỗi tác động, th́ có một sự phản lực ngang bằng và đối nghịch lại. Đối với môn vật lư, h́nh thức lực phản hồi nào sẽ xảy ra th́ luôn luôn không thể dự đoán được, nhưng đôi lúc chúng ta có thể tiên liệu sự phản ứng và có thể làm điều ǵ đó để giảm thiểu hậu quả. Hiện nay khoa học đang dùng nhiều cách để làm sạch sẽ môi trường đă bị ô nhiễm, và thêm nhiều khoa học gia đang cố gắng ngăn ngừa sự ô nhiễm trầm trọng hơn. Cũng như thế, những đời tương lai của chúng ta được quyết định bởi các hành vi hiện tại cũng như các hành vi của những đời gần nhất và những đời quá khứ của ta. Sự thực hành Pháp là để làm nhẹ bớt kết quả của các hành động theo nghiệp lực của chúng ta và ngăn ngừa mọi sự ô nhiễm trầm trọng hơn do những tư tưởng và hành vi tiêu cực. Những tư tưởng và hành vi tiêu cực đó đẩy chúng ta vào một sự tái sinh đau khổ ghê gớm. Sớm hay muộn ǵ chúng ta cũng sẽ chết, và v́ thế sớm muộn ǵ chúng ta sẽ lại phải tái sinh. Những cảnh giới sống mà ta có thể tái sinh được giới hạn trong hai loại là cảnh giới thuận lợi và cảnh giới không thuận lợi. Việc chúng ta tái sinh ở đâu th́ tùy thuộc vào nghiệp lực của riêng ta.
Nghiệp được tạo nên bởi một tác nhân, một con người, một chúng sinh. Chúng sinh th́ không ǵ khác hơn là bản ngă, giả định trên nền tảng tương tục của tâm thức. Bản tánh của tâm thức là sự chói ngời và trong sáng. Nó là một tác nhân của sự thấu biết, mà trước đó là một khoảnh khắc trước của tâm thức làm nguyên nhân cho nó. Nếu chúng ta hiểu biết rằng sự tương tục của tâm thức không thể bị dứt tiệt trong một đời, th́ ta sẽ nhận ra là có một y cứ có tính lô-gích cho việc có thể có đời sống sau khi chết. Nếu chúng ta không xác tín về sự tương tục của tâm thức th́ ít ra chúng ta cũng biết rằng không có bằng chứng nào có thể bác bỏ lư thuyết về đời sống sau cái chết. Chúng ta không thể chứng minh nó, nhưng ta không thể bác bỏ nó. Có nhiều trường hợp về những người nhớ lại các đời trước của họ một cách sống động. Nó không phải là một hiện tượng chỉ giới hạn trong giới Phật tử. Có nhiều người với những kư ức như thế nhưng cha mẹ họ th́ không tin ở đời sống sau khi chết hay những đời quá khứ. Tôi biết có ba trường hợp các trẻ em có thể nhớ lại những đời trước của chúng một cách sống động. Trong một trường hợp, hồi ức về đời trước quá sống động đến nỗi mặc dù trước đó các cha mẹ không tin vào đời sống sau khi chết, nhưng do hồi ức rơ ràng của con cái, bây giờ họ đă bị thuyết phục. Đứa trẻ không chỉ nhớ lại rơ ràng đă từng sống ở một ngôi làng bên cạnh mà em đă nhận ra, nhưng c̣n có khả năng nhận diện cha mẹ đời trước của em, là những người mà em không hề có cơ hội nào để biết. Nếu không có đời sống sau khi chết th́ không có đời trước, và chúng ta sẽ t́m sự giải thích khác cho những hồi ức này. Cũng có nhiều trường hợp các cha mẹ có hai đứa con được nuôi dạy cùng một cách, trong cùng một xă hội, với bối cảnh giống nhau, tuy nhiên một đứa lại thành công hơn đứa kia. Chúng ta nhận thấy sở dĩ có những khác biệt như thế là do những dị biệt trong các hành vi thuộc nghiệp lực quá khứ của chúng ta.
Cái chết không là ǵ khác hơn là sự tách ĺa tâm thức với thể xác vật lư. Nếu bạn không chấp nhận hiện tượng được gọi là tâm thức này, th́ tôi nghĩ là rất khó khăn để giải nghĩa chính xác đời sống là ǵ. Khi tâm thức được liên kết với thân thể và mối quan hệ của chúng tiếp diễn, chúng ta gọi nó là đời sống, và khi tâm thức chấm dứt mối quan hệ của nó với một thân thể đặc thù, th́ ta gọi sự việc đó là cái chết. Mặc dù thân thể chúng ta là một tập hợp của các thành phần hóa học và vật lư, nhưng nó có một sự chói sáng thuần tịnh (tịnh quang) làm một thứ tác nhân vi tế cấu tạo nên đời sống của các sinh thể. V́ nó không có tính vật lư nên chúng ta không thể đo lường nó, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không hiện hữu. Chúng ta đă tiêu phí quá nhiều thời giờ, năng lực, và sự nghiên cứu trong việc thám hiểm thế giới bên ngoài, nhưng giờ đây nếu chúng ta thay đổi sự tiếp cận đó và hướng mọi sự thám hiểm, nghiên cứu và năng lực này vào bên trong và bắt đầu phân tích, th́ tôi thực sự nghĩ rằng chúng ta có khả năng nhận ra được bản chất của tâm thức – sự trong sáng, chói ngời này – ở trong chúng ta.
Theo sự giải thích của Phật giáo, tâm thức được cho là không bị ngăn ngại, nó không có tính chất vật lư, và chính từ những tác động của tâm thức này mà mọi cảm xúc, mọi mê lầm, và mọi khiếm khuyết của con người phát sinh. Tuy nhiên, cũng do bởi bản tánh nội tại của tâm thức này mà người ta có thể giải trừ tất cả những khiếm khuyết và mê lầm này và tạo nên sự an b́nh và hạnh phúc lâu dài. V́ tâm thức là nền tảng cho nhiều sự hiện hữu trong sinh tử và cho chính Giác ngộ nên có nhiều tác phẩm bao quát về vấn đề này.
Từ kinh nghiệm riêng, chúng ta biết rằng tâm thức hay tâm tùy thuộc vào sự biến đổi, có nghĩa là tâm thức phụ thuộc vào các nguyên nhân và điều kiện, chúng làm biến đổi, chuyển hóa và ảnh hưởng đến tâm thức: đó là những điều kiện và môi trường của đời sống chúng ta. Tâm thức phải có một nguyên nhân chất thể giống như bản tánh của chính tâm thức để cho nó phát khởi. Không có một khoảnh khắc trước của tâm thức (tiền niệm) th́ không thể có bất kỳ tâm thức nào. Nó không phát khởi từ cái không có ǵ, và nó không thể chuyển thành cái không có ǵ. Vật chất không thể biến đổi thành tâm thức. V́ vậy, chúng ta phải có thể truy nguyên trở lại chuỗi nhân quả của các khoảnh khắc tâm thức trong thời gian. Kinh điển Phật giáo nói về hàng trăm tỉ hệ thống thế giới, vô lượng các hệ thống thế giới, và tâm thức hiện hữu từ thời gian vô thủy. Tôi tin là có các thế giới khác hiện hữu. Khoa vũ trụ học tân tiến cũng nói rằng có nhiều loại hệ thống thế giới. Mặc dù sự sống không được quan sát thấy trên các hành tinh khác, nhưng kết luận rằng sự sống chỉ có thể có trên hành tinh này – là hành tinh bị lệ thuộc vào thái dương hệ này – và không có trên các loại hành tinh khác, là không lô-gích. Kinh điển Phật giáo đề cập tới việc có sự sống trên các hệ thống thế giới khác cũng như trên các loại thái dương hệ khác nhau và trên vô lượng vũ trụ.
Ngày nay, nếu các khoa học gia được hỏi là vũ trụ đă được tạo nên như thế nào, th́ họ có thể đưa ra nhiều câu trả lời. Nhưng nếu hỏi họ tại sao sự tiến hóa này xảy ra th́ họ không đáp được. Nói chung, họ không giải thích rằng nó là một sáng tạo của Thượng Đế, v́ là các nhà quan sát khách quan, họ chỉ có khuynh hướng tin ở vũ trụ vật chất. Một số người nói rằng nó xảy ra chỉ do sự ngẫu nhiên. Giờ đây chính quan điểm đó không lô-gích, bởi nếu bất kỳ cái ǵ hiện hữu đều do sự ngẫu nhiên th́ cũng giống như nói rằng các sự việc không có bất kỳ nguyên nhân nào. Nhưng từ đời sống hàng ngày của chúng ta, ta thấy là tất cả mọi sự đều có một nguyên nhân: mây làm ra mưa, gió cuốn đi các hạt giống khiến cây cỏ mới mọc lên. Không có ǵ hiện hữu mà không có lư do. Bạn có thể chấp nhận rằng vũ trụ được sáng tạo bởi Thượng Đế, th́ trong trường hợp đó sẽ có nhiều mâu thuẫn, như bắt buộc là sự đau khổ và cái xấu cũng phải được Thượng Đế sáng tạo nên. Cách chọn lựa khác th́ giải thích rằng có vô lượng chúng sinh mà năng lực do cộng nghiệp của họ đă tạo nên toàn thể thế giới này như một môi trường cho họ. Vũ trụ mà chúng ta đang sống được tạo nên bởi các ham muốn và hành động của chính chúng ta. Đó là lư do tại sao chúng ta có mặt ở đây. Ít ra điều này hợp với lô-gích.
Vào lúc chết, chúng ta bị sức mạnh của các hành vi theo nghiệp của riêng ta lôi cuốn. Hậu quả của các hành vi theo nghiệp xấu là sự tái sinh vào các cơi thấp. Để tự ngăn cản ḿnh đừng làm các hành động tiêu cực, chúng ta phải nỗ lực tưởng tượng xem ta có thể chịu đựng nổi những nỗi khổ của các cơi thấp không. Khi đă thấy được hạnh phúc là kết quả của các hành động tích cực th́ chúng ta sẽ rất hoan hỉ trong việc tích tập đức hạnh. Khi coi kinh nghiệm của những người khác cũng quan trọng như kinh nghiệm của chính ḿnh, bạn sẽ có thể phát triển ḷng bi mẫn mănh liệt. Đó là v́ bạn sẽ hiểu rơ rằng các đau khổ của họ th́ không khác ǵ với những đau khổ của riêng bạn và họ cũng ao ước được đạt được giải thoát. Rất cần thiết phải thiền định về nỗi khổ của các cơi súc sinh và địa ngục. Nếu chúng ta không thực hiện sự tiến bộ tâm linh th́ các hành vi tiêu cực của ta sẽ dẫn chúng ta tới đó. Và nếu chúng ta cảm thấy không thể chịu đựng nổi nỗi khổ của sự thiêu đốt hay cóng lạnh hoặc nỗi khổ khi không thể thỏa măn sự đói khát, th́ động lực để thực hành của chúng ta sẽ tăng trưởng vô hạn. Hiện tại, đời sống làm người này ban cho ta cơ hội và các điều kiện để chúng ta tự giải cứu chính ḿnh.
Luân hồi ở các cơi thấp là sự tái sinh làm một thú vật, quỷ đói, hay chúng sinh ở địa ngục. Theo các Kinh điển th́ địa ngục được xác định ở một khoảng cách nào đó ngay dưới Bồ Đề Đạo Tràng, một địa điểm ở Ấn Độ nơi Đức Phật đă thành tựu sự Giác ngộ. Nhưng nếu bạn đă thực sự vượt được khoảng cách đó th́ bạn sẽ kết thúc ở giữa Châu Mỹ. V́ vậy các giáo lư này không nên hiểu theo nghĩa đen. Chúng được đề cập phù hợp với quy ước về thời gian, hay niềm tin có tính đại chúng. Mục đích của Đức Phật khi xuất hiện ở thế giới này không phải để đo lường chu vi của thế giới và khoảng cách giữa trái đất và mặt trăng, mà đúng ra là giảng dạy Giáo Pháp để giải thoát chúng sinh, cứu giúp chúng sinh khỏi nỗi đau khổ của họ. Nếu chúng ta không hiểu rơ sự tiếp cận căn bản của đạo Phật, chúng ta có thể tưởng tượng là đôi khi Đức Phật thuyết giảng trong một cách thế mâu thuẫn và lầm lạc. Nhưng trong mỗi quan điểm triết học khác nhau mà Ngài giảng dạy đều có một mục đích, và mỗi quan điểm đem lại lợi lạc cho những loại chúng sinh khác nhau. Khi nói về các địa ngục, Ngài phải lưu tâm tới nhiều loại quy ước và niềm tin có tính chất đại chúng với mục đích đặc biệt là khiến cho người nghe thực hành Pháp.
Tôi tin rằng các trạng thái như thế như các loại địa ngục nóng và lạnh khác nhau thực sự hiện hữu. Nếu các trạng thái cao nhất, như Niết Bàn và sự Toàn Giác, có hiện hữu, th́ tại sao cái đối nghịch của chúng là trạng thái đau khổ cùng cực nhất, tâm thức không được điều phục nhất lại không hiện hữu ? Ngay trong sự sống con người cũng có hai loại người khác nhau: một số vui thú cuộc sống và nhiều hạnh phúc hơn, một số người phải chịu đựng đau khổ nhiều hơn. V́ vậy, tất cả những sự khác biệt này trong kinh nghiệm xảy ra như kết quả của những khác biệt trong những nguyên nhân – là các hành động, hay nghiệp. Nếu chúng ta đi xa hơn nữa và so sánh nhân loại với các h́nh thức khác nhau của đời sống loài thú, th́ ta nhận ra rằng những tâm trạng của các thú vật th́ không được điều phục nhiều hơn và nỗi khổ cùng sự lầm lạc của chúng c̣n hiển nhiên hơn nữa. Chúng vẫn có một khuynh hướng tự nhiên là ước muốn hạnh phúc và tránh né đau khổ. Một số thú vật rất khôn ngoan: nếu ta cố bắt chúng bằng cách cho chúng đồ ăn, chúng hết sức thận trọng. Ngay khi ăn, chúng ráng chạy thoát, nhưng nếu ta cho chúng ăn với sự chân thành và kiên nhẫn, th́ chúng có thể trở nên hoàn toàn tin tưởng vào chúng ta. Ngay cả các con vật như chó và mèo cũng cảm nhận giá trị của ḷng tốt; chúng nhận thức sâu sắc giá trị của sự chân thành và t́nh thương.
Nếu có các mức độ thành tựu tâm linh khác nhau đặt nền tảng trên việc tâm thức đă trở nên được điều phục thế nào, th́ cũng có các mức độ tâm thức chưa được điều phục khác nhau. Tệ hơn cơi súc sinh là các trạng thái như cảnh giới của quỷ đói, họ không thể thỏa măn sự ham muốn. Các cảnh giới địa ngục là những trạng thái luân hồi ở đó những đau khổ hết sức cùng cực khiến chúng sinh khó duy tŕ được bất kỳ năng lực phán đoán hay hiểu biết nào. Nỗi khổ trong các địa ngục do bởi cái nóng dữ dội và lạnh dữ dội. Việc chứng minh các cảnh giới này có hiện hữu th́ vượt quá lô-gích b́nh thường của chúng ta. Nhưng chúng ta có thể kết luận rằng chúng hiện hữu v́ chúng ta biết rằng Đức Phật đă chứng minh rất xác đáng, lô-gích, và bao gồm nhiều vấn đề quan trọng khác, như sự vô thường và lư nhân quả, là những điều chúng ta có thể chứng thực hợp với luận lư. V́ thế, chúng ta có thể suy luận rằng điều ngài nói về các mức độ tái sinh khác nhau cũng đúng thật. Động lực khi Đức Phật tŕnh bày về các cảnh giới địa ngục chỉ do ḷng bi mẫn, và ước muốn của Ngài là giảng dạy điều ǵ lợi lạc cho chúng sinh để giải thoát họ khỏi ṿng luân hồi của sự tái sinh. V́ Ngài không có lư do ǵ để nói dối nên những điều bí ẩn này cũng phải có thật.
Hàng ngày chúng ta vẫn chấp nhận là thật có những điều ta không có cách trực tiếp chứng minh. Tôi sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935. Tôi biết điều này chỉ v́ mẹ tôi nói lại cho tôi và tôi tin ở bà. Tôi không có cách để có thể trực tiếp nhận thức hay chứng minh theo luận lư điều đó, nhưng bởi sự tin cậy vào người mà tôi tin tưởng và không có lư do ǵ để nói dối tôi, nên tôi biết là tôi sinh ngày 6 tháng 7 năm 1935. Các vấn đề sâu xa về đời sống sau khi chết và sự hiện hữu của các cảnh giới khác chỉ có thể tiếp cận bằng cách tin cậy vào Kinh điển. Chúng ta phải chứng minh giá trị của những Kinh điển đó bằng cách áp dụng sự suy luận. Chúng ta không thể trích dẫn một cách hời hợt. Chúng ta phải nghiên cứu và áp dụng nó vào đời sống chúng ta.
Những mức độ đau khổ khác nhau trong sự luân hồi ở các cơi thấp được giảng rơ trong nhiều loại Kinh điển. Một số những nỗi khổ hết sức dữ dội vượt quá sự hiểu biết của ta. Nếu bạn tái sinh trong bất kỳ nơi nào trong những cảnh giới thấp này, làm thế nào bạn sẽ có thể chịu đựng nổi chúng ? Hăy truy xét xem bạn có tạo ra những nguyên nhân và điều kiện cho sự tái sinh ở những cơi luân hồi thấp như thế không. Bao lâu chúng ta c̣n ở dưới sự áp chế của những mê lầm, các thế lực mạnh mẽ của sự oán ghét và ham muốn, chúng ta sẽ c̣n bắt buộc phải chống lại ư muốn buông thả trong các hành động tiêu cực của ḿnh, chúng sẽ thực sự là nguyên nhân cho sự đọa lạc của chính chúng ta. Nếu điều này thực sự xảy ra, th́ chính ta sẽ phải chịu đựng những đau khổ. Nếu bạn không muốn chịu đựng nỗi khổ như thế, hay bạn cảm thấy không bao giờ có thể chịu nổi những đau khổ dữ dội như thế, th́ bạn phải kiềm chế thân, ngữ và tâm bạn đừng miệt mài trong những hành động sẽ tích tập năng lực khiến bạn rơi vào những trạng thái như vậy. Những tiêu cực đă từng được tích tập phải được hoàn toàn tịnh hóa theo các thực hành thích hợp. Và v́ mọi sự đều vô thường nên không có điều bất thiện nào mà không thể tịnh hóa.
Bạn càng quán chiếu về những nỗi khổ này và càng cảm nhận mănh liệt rằng chúng không thể chịu đựng được, th́ bạn sẽ càng thấy rơ năng lực hủy diệt của các hành động tiêu cực. Khi thiền định về những nỗi khổ này, bạn phải nỗ lực tưởng tượng chính bạn đă tái sinh trong những sự luân hồi này và đang chịu đựng những đau khổ của bản thân bạn. Ví dụ, khi quán chiếu về những nỗi khổ của các địa ngục nóng, bạn phải tưởng tượng thân thể bạn bị thiêu đốt, và khi quán chiếu về những nỗi khổ của các địa ngục lạnh, bạn nên nghĩ rằng thân thể bạn đang bị lạnh giá. Đối với những nỗi khổ của súc sinh th́ cũng cần tưởng tượng như vậy. Bạn được khuyên nên đi tới một vài nơi cô tịch và cố gắng thể nhập toàn bộ kinh nghiệm của những chúng sinh như thế, nỗ lực tưởng tượng rằng chính bạn đang chịu đựng nỗi khổ của họ. Bạn càng cảm thấy một cách mạnh mẽ là không thể chịu đựng nổi sự đau khổ th́ bạn sẽ càng cảm thấy sợ hăi các cơi thấp. Điều đó dẫn tới sự hiểu biết về năng lực hủy diệt của các hành động tiêu cực và nỗi khổ do chúng gây ra. Sau đó, khi bạn thiền định về ḷng đại bi, sự thực hành này sẽ giúp bạn tăng trưởng t́nh thương của bạn đối với những người khác đang miệt mài trong những hành động tiêu cực hết sức trầm trọng. Ngay bây giờ, nếu bạn có thể phát triển một sự sợ hăi nỗi khổ với tư cách là con người, th́ bạn có tiềm lực, khả năng và cơ hội để ngăn ngừa các nguyên nhân cho sự đọa lạc của riêng bạn. Chúng ta có thể tịnh hóa sự tiêu cực và tích tập các kho công đức vĩ đại. Chúng ta có thể tăng trưởng sự tích tập công đức ta đă có, và sẽ có thể hồi hướng công đức khiến nó không bị sự sân hận phá hủy. Nếu ta thực hiện một sự thực hành đúng đắn từng ngày một th́ chúng ta sẽ có thể làm cho đời người của ḿnh có ư nghĩa.
__________________
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThanhThanh333 Hội viên
Đă tham gia: 26 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 104
|
Msg 60 of 118: Đă gửi: 12 July 2006 lúc 10:52pm | Đă lưu IP
|
|
|
ỨNG DỤNG L̉NG TỪ VÀO CUỘC SỐNG MINH CHI (Học viện Phật giáo Việt Nam)
Ai ứng dụng ? Xin trả lời : Tất cả chúng ta. Anh và tôi, cũng như tất cả các bạn xa gần ít nhiều tâm đắc với những chân giá trị sâu sắc và nhân bản của Phật giáo, và mong muốn cho những chân giá trị đó không những làm đẹp cuộc đời của ḿnh, mà cuộc đời của tất cả mọi người.
Học Phật cũng như học ngoại ngữ vậy. Khi học một ngoại ngữ, nếu ứng dụng được những từ ngữ mới, tức là biến những từ ngữ đó không c̣n là của thầy giáo hay là của sách vở nữa, mà trở thành sở hữu của ḿnh, th́ đối với Phật giáo và Phật học cũng vậy, biết ứng dụng những chân giá trị của Phật giáo, Phật học vào cuộc sống của bản thân, th́ mới có thể khiến cho những giá trị đó hoà quyện vào thân tâm ḿnh, trở thành xương máu của cơ thể ḿnh, khiến cho cả cuộc đời ḿnh được thăng hoa, hướng tới chân thiện mỹ, thật sự an lạc, hạnh phúc. Bài sau đây nói về ứng dụng ḷng từ vào cuộc sống.
Đức Phật ca ngợi ḷng từ như là trạng thái tâm thức đẹp nhất trên thế gian này, và thường khuyên nhủ học tṛ hăy tu tập ḷng từ :
"Hăy tu tập từ tâm,
Trong tất cả thế giới
Hăy tu tập tâm ư
Không hạn lượng rộng lớn,
Phiá trên và phía dưới,
Cũng vậy cả bề ngang,
Không hạn chế trói buộc,
Không hận, không thù địch."
(Tiểu bộ kinh – Bài kinh Từ Bi, Bản dịch T. Minh Châu)
Phật lại giảng tiếp :
"Khi đi hay khi đứng,
Khi ngồi hay khi nằm
Lâu cho đến khi nào,
Khi đang c̣n tỉnh thức
Hăy an trú niệm này
Nếp sống này như vậy,
Được đời đề cập đến,
Là nếp sống tối thượng…"
(Kinh Từ Bi) Cũng trong kinh Từ Bi, Phật ví ḷng từ như t́nh thương của người mẹ đối với đứa con một của ḿnh. Ví dụ này thật sâu sắc và có ư nghĩa. Ḷng từ mà Đức Phật ngợi ca đâu có phải là đức hạnh xa vời của bậc Thánh, siêu việt thế gian này, ngoài tầm với của chúng ta, mà trái lại vô cùng gần gũi và thân thương, v́ trong chúng ta ai lại không có mẹ, và từng được ḷng từ của mẹ ấp ủ, đùm bọc.
Tôi nói như vậy để thấy, mọi người trong chúng ta đều có thể ứng dụng ḷng từ vào cuộc sống hàng ngày, ngay nơi chúng ta đang sống và ngay bây giờ trong hiện tại. Ngay trong gia đ́nh, trong ngôi nhà chúng ta đang ở, hăy yêu thương cha, mẹ, con cháu ḿnh với t́nh thương rộng mở, chồng hăy yêu thương vợ và vợ cũng yêu thương chồng như vậy với t́nh thương rộng mở…. Rồi với bạn bè gần xa, với mọi người….; không những thế, với những con vật nuôi trong nhà, như con chó, con mèo, thậm chí với cây cỏ trồng xung quanh nhà, chúng ta cũng săn sóc với tất cả t́nh thương yêu rộng lớn, một t́nh thương không giới hạn, không bến bờ.
Tất nhiên, chúng ta là Phật tử, chúng ta phải đọc kinh Phật và học kinh Phật. Nhưng học là để hành, và qua thực hành, chúng ta tự cải tạo tâm ḿnh theo hướng chân thiện mỹ. Lời dạy trong kinh phải tác động đến thân tâm chúng ta như liều thuộc kháng sinh giúp loại trừ những độc tố tham sân si trong con người chúng ta, đồng thời cũng là một liều thuốc bổ bồi dưỡng mọi căn lành trong con người chúng ta.
Đức Phật răn chúng ta không nên tư biện suông, đặc biệt là tư biện những vấn đề siêu h́nh, chỉ làm mất thời giờ, mà không có ích ǵ cho sự nghiệp giải thoát và giác ngộ chung cuộc.
Chúng ta hăy suy gẫm về những câu sau đây trong kinh "Niệm hơi thở vô, hơi thở ra", chúng ta sẽ biết thế nào là ứng dụng Phật học vào đời sống :
Quán vô thường tôi thở vô,
Quán vô thường tôi thở ra…
Quán ly tham…
Chúng ta có thấy không, quán vô thường lập tức dẫn tâm chúng ta quán ly tham, rồi quán đọan diệt và quán từ bỏ.
Tham là gốc của khổ, ly tham tức là đoạn diệt gốc rễ của khổ. Cuối cùng là sự từ bỏ mọi vướng mắc, chấp thủ, là sự giải thoát.
Quán ḷng từ cũng phải như vậy, nghiă là quán ḷng từ dẫn tới một sự chuyển biến thật sự của tâm thức. Tâm thức từ chỗ hạn hẹp, vị kỷ chuyển thành rộng lớn, vô biên, trải rộng khắp bốn phương, trên dưới, như trong kinh Phật nói.
Ứng dụng ḷng từ không có nghiă ǵ khác là mở rộng tâm thức, không phải hạn chế hay tiêu diệt t́nh cảm như một vài người hiểu nhầm Phật giáo, mà phải mở rộng t́nh cảm đến chỗ bao quát mọi người, mọi vật. Kinh nghiệm cho thấy, càng mở rộng t́nh cảm bao nhiêu, th́ t́nh cảm đó càng trong sáng bấy nhiêu, càng dễ cho con người chủ động, điều ḥa bấy nhiêu. Trái lại, t́nh cảm càng hạn hẹp, càng khó cho con người điều ḥa, hướng dẫn.
Đó thật sự là bí quyết của phương pháp điều tâm. Muốn điều tâm, đem lại sự an lạc cho tâm, th́ hăy mở rộng tâm, mà mở rộng tâm, cụ thể và thực tế nhất là mở rộng ḷng từ, bao quát hết mọi người, mọi vật, mọi chúng sanh. Một t́nh thương, bó hẹp mà thôi giữa chỉ hai người, nhất là hai người nam và nữ, th́ rất dễ biến thành t́nh dục, t́nh ái, mà t́nh ái và t́nh dục đều rất khó kềm chế. Nên chú ư là tôi nói cái mặt khó kềm chế của t́nh ái và t́nh dục, chứ tôi không phản đối, không cho là sai. Tôi chỉ muốn t́nh yêu và t́nh dục nam nữ không có mâu thuẫn với, không gạt bỏ những t́nh thương yêu khác, như t́nh yêu thương cha mẹ, con cái, họ hàng, bạn bè, tổ quốc, nhân dân…. Không những không mâu thuẫn với, không gạt bỏ lại c̣n được điều hoà, bổ sung với những mối t́nh thương yêu khác đó.
Tôi nhớ một thiền sư Nhật Bản, ngài Shunryu Suzuki, nói một câu rất hay :
"Hăy cho con ḅ cái hay con cừu một băi cỏ rộng lớn. Đó là cách thức kiểm soát chúng".
Thực là một câu tuyệt vời. Để cho t́nh thương yêu không biến thành mù quáng, th́ hăy mở rộng nó, chứ đè lên nó không được đâu. Trong Tăng Chi I, có bài kinh "Hạt muối" rất hay, cũng có ư nghĩa tương tự. Một ly nước bé nhỏ, th́ một ít dúm muối cũng đủ làm cho nước trong ly mặn đến mức không uống được. Cũng như vậy, với một cái tâm hạn hẹp, bé nhỏ th́ một chút đau khổ cũng đủ làm cho nó không chịu đựng được. Nhưng thay v́ một ly nước nhỏ, mà là cả nước sông Hằng rộng lớn, th́ một dúm muối bỏ vào có can ǵ. Với tâm từ mở rộng tới vô lượng, vô biên, th́ có khó khăn ǵ màvị Bồ tát không thể vượt qua. Hăy đối đăi với mọi người, mọi vật với ḷng từ rộng lớn, th́ công việc dù có khó khăn đến đâu, mà chúng ta không làm được ? Phải không bạn ?
Cách đây khá lâu, tôi có đọc và dịch ra tiếng Việt cuốn "Tin tức từ biển tâm" của văn sĩ Phật giáo Đài Loan Lâm Thanh Huyền. Trong sách ở trang 109, có mục nhỏ "Chuyển hoá t́nh dục" viết rất sống động và rất phù hợp với tư tưởng của tôi. Đây cũng là một cách thức rất sáng tạo ứng dụng Phật học vào cuộc sống đời thường.
"Phật giáo Đại thừa không đoạn trừ phiền năo, không đoạn trừ t́nh dục, mà là chuyển hoá t́nh dục cũng tức là lấy trí tuệ Bát nhă để chuyển hoá tham sân si… Cũng như chuyển hoá nhân cách, không phải đoạn trừ nhân cách, cho nên trong lịch sử, các thiền sư đều là những người rất sống động và có phong cách cá biệt. Người th́ mềm mỏng, nhu hoà, người th́ ù ù cạc cạc; người th́ la hét, đánh gậy. Trong sách của Thiền tông, thâm chí có trường hợp thầy cắt ngón tay học tṛ, bắt học tṛ nhảy xuống từ vách núi cao v.v… Những thiền sư đó đều có phong cách vĩ đại, v́ họ đă chuyển hoá được nhân cách, t́nh cảm của ḿnh, đồng thời cũng duy tŕ được đặc tính của ḿnh.
Nếu đoạn trừ hoàn toàn phong cách của ḿnh để được giải thoát, th́ rồi mọi người sẽ giống nhau tất cả.
Người con hiếu thuận với cha mẹ, không bỏ rơi cha mẹ ḿnh được, th́ cũng không bỏ rơi cha mẹ thiên hạ được. Người cha yêu thương con cái ḿnh, không bỏ rơi con cái ḿnh được, th́ cũng không bỏ rơi con cái của thiên hạ được. … Đó gọi là chuyển hoá t́nh dục, mở rộng ḷng từ, ḷng bi và trí tuệ".
(Trích từ "Tin tức từ biển tâm" trang 109 – 202) Nói tóm lại một câu, không phải là đoạn trừ t́nh cảm, mà chuyển hoá t́nh cảm, hướng dẫn t́nh cảm bằng trí tuệ. Mà có t́nh cảm nào cao quư, rộng lớn hơn, lôi cuốn hơn là ḷng từ, mà Phật Thích Ca từng ca ngợi là trạng thái tinh thần tốt đẹp nhất trên thế gian này.
Nếu nhận thức ḷng từ như vậy, th́ việc ứng dụng ḷng từ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta đâu có phải là chuyện xa vời, không làm được. Tất nhiên, là tuỳ theo bậc Thánh hay người phàm, tùy theo bậc vĩ nhân hay người b́nh thường mà ḷng từ biểu hiện có khác nhau về b́nh độ, nhưng cũng đều cùng một bản chất là ḷng từ.
Ḷng từ của chúng ta ứng dụng hàng ngày trong cuộc sống, khó mà ví với ḷng từ của Phật Thích Ca, thuần phục cả con voi điên, mà vua A Xà Thế và Đề Bà Đạt Đa muốn dùng để hại Phật.
TVHS
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|