Tác giả |
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 21 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:25am | Đă lưu IP
|
|
|
XVIII - Dễ thỏa măn, tầm nh́n hẹp, không giữ tín, ...
18.1 Không lo xa, dễ thỏa măn
Tôi luận rằng người nước Nam ta khi túng thiếu th́ lo lắng thở than , trong lúc đói lo một hồi mà thôi, chớ no không lo nữ.
(…) Người nước của chúng ta, bởi không từng trải ít thấy rộng ít nghe xa (…) hễ vừa mới động nở ṇi ra một thí(1) th́ là đổi tính đổi nết, làm bề làm thế(2), muốn nghỉ mà ăn chơi. Bới làm sao vậy? Bởi trong trăm người mới có một, th́ là trong một xóm ở chừng một trăm, người ấy đă đặng trên mấy bợm(3) khác. Có bạc chục bạc trăm, cho vô cho ra, đă có người thiếu nợ ḿnh rồi, cho nên hết muốn ráng sức nữa. V́ vậy nhiều khi nghèo nàn khổ sở lại… Đến lúc nghèo rồi lại than thở trách trời sinh ḿnh sao mà vận xấu, mới cho khá rồi lại làm cho nghèo, tại trời không thương.
(1) khá giả một tí.
(2) làm dáng, khoe mẽ.
(3) bợm đây không có nghĩa xấu mà chỉ nghĩa bọn khác, kẻ khác.
18.2 Tầm nh́n hạn hẹp
Tục ngữ có câu rằng "cọp chết để da, người chết để tiếng". Xem câu nói đó thời danh vẫn nên quư. Nhưng tội t́nh thay! Óc ti ti như óc dơi, mắt ti ti như mắt muỗi, ngoài buồng the, bếp núc, vẫn không biết ǵ là nước non, trừ sọ ḅ đầu heo, vẫn không biết ǵ là rồng rắn. Huống chi vết xấu ở gia đ́nh, thói hư ở xă hội, gắn sâu buộc chặt trải mấy ngh́n năm, đoàn thanh niên cho đến phường tân tiến(1), đua tranh danh giá, chẳng cu-li thượng đẳng thời nô lệ quá ưu, miệng chưa ráo sữa đă lóc lẻm những thẻ bạc bài ngà, ức(2) chưa rời nôi mà ao ước những mề đay kim khánh. Ôi! Thế là vinh danh hay sao? Qúy hóa hay sao??
(1) đoàn thanh niên đây chỉ thế hệ trẻ, c̣n phường tân tiến trong xă hội Việt Nam đấu thế kỷ XX là tớp người đi theo xu thế Âu hóa.
(2) ngực.
18.3 Không biết giữ chữ tín
Không giữ chữ tín th́ anh lừa tôi, tôi lừa anh, trăm chuyện sẽ nát, tinh thần xă hội tan ră (…). Bất tín lớn nhất: một là dối trá.
Nhiều người nước ta vụng trong đường mưu sinh(1) nhưng lại giỏi dối trá giả mạo. Hai là bội ước các quy chế, chương tŕnh, mà lại làm ra vẻ tuân hành: Nói mười không giữ được hai ba; Ngay khi kư quy ước đă không cố ư thực hiện, cứ kư bừa, bất kể sau này ra sao. Cho nên quy ước chưa ráo mực mà như đă bỏ đi: C̣n như ước miệng(1) th́ chỉ là "nói láo mà chơi nghe láo chơi" (. ..). Những thói xấu ấy đầy rẫy mà cứ điềm nhiên không cho là quái gở.
(1) kiếm sống
(2) thỏa thuận miệng
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 22 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:27am | Đă lưu IP
|
|
|
XIX - Ăn xổi ở th́, trí tuệ tầm thường
19.1 Ăn xổi ở th́, chưa lo làm đă lo phá
Nước nào cũng có gian giảo, Tây, Nam, Chệt, Chà (1) đều có kẻ tốt người xấu. Song nước ngoài người ta gian khéo xảo lớn, c̣n nước ḿnh gian vụn xảo vặt. Nói giác thể (2) như một nguời Chệt kia lănh của người ta đi buôn, lănh rồi th́ lo làm ra té lời cho nhiều, có gian lận th́ lấy trong cái tiền lới ấy, chứ không khi nào đụng tới vốn bao giờ. Họ tính như 100đ (*) mà làm lợi ra 0,30đ (*), dầu có gian, chủ có hay cũng giám mà cho gian. C̣n người nước Nam không phải vậy, cứ guốc đẽo hoài. Chủ ra vốn cho 10đ (*) đă phá tán cho lỗ lă, rồi cứ cái vốn lấy hoài, cứ cái mạch châm hoài. Đụng 0,50đ (*) cũng gian, 0,30đ (*) cũng gian, làm sao mà không háp tiệm (3)
Chuyện ǵ hồi lănh coi công việc bần hàn ăn mắm muối, vợ rách con đói, chứng lănh việc rổi, vợ đeo ṿng con đeo vàng,chồng giầy vợ dép lên xe xuống ngựa, vợ lấy bạc góp chồng lấy bạc góp, chồng trai gái đào đĩ, sắm giường sắm màn riêng, vợ tùng điệp (4) đem cả kiếng họ (5) đến tiệm mà ăn phá. Ôi tính hay ăn xổi, xài gấp giật gấp, nước ḿnh nay ra đi buôn th́ không khác ǵ mấy đứa con nít tập đi tập chạy !
(1) Chệt (có khi viết Chiệc): người tàu, Chà: người Mă Lai hoặc Ấn Độ, c̣n Tây và Nam, tức người phương Tây và người Việt.
(2) Ví dụ
(3) Cũng như sập tiệm
(4) Liên tục, dồn dập
(5) Chi họ, ḍng họ
(*) Các con số này lần lượt là: 1 đồng, 3 hào, 10 đồng, 5 hào
19.2 Nh́n đâu cũng thấy sự tầm thường về trí tuệ
Đến với các bậc tân nhân vật (1) để nghe nóng một đôi điều về đường học vấn th́ phần nhiều chỉ nghe bàn đến vấn đề lương ít, lương nhiều, không th́ mũ, giầy, đồng hồ xe đạp, mốt nào khéo, mốt nào mới, mày mua hiệu nào tao gửi bên Tây, không th́ con bé nọ, con bé kia, món này mày, món kia tao, thế thôi.
Đến các nhà buôn bán, th́ ra những Công ty to nhỏ thập hiệu (2) lớn, vận hàng chở hóa, kẻ vào người ra chen vai kề cánh, chẳng hiệu chú khách th́ hàng ông Tây, c̣n hàng An Nam th́ chỉ là buôn lẫn bán quanh, ḿnh cạnh tranh với ḿnh, không những không cạnh tranh lợi được với kẻ ngoại phương (3), mà lại c̣n nói dối bán lừa, chưa khỏi thói mua hành bán tỏi.
Thứ đến các nhà chế tạo (4) th́ chẳng thấy khói lên không nghe máy động, các đồ thủ nghệ cũng có tiến bộ, song các nguyên liệu phải nhờ vào người cung cấp mà vật chế tạo không chở được ra ngoài dương (5), đồ sản xuất mà có đường tiêu thụ không, người làm càng nhiều th́ nghề càng không, hết mồ hôi nước mắt chỉ đủ “tay vó miệng lẩm” (6).
(1) tức các nhân vật đào tạo theo kiểu phương Tây
(2) chưa rơ nghĩa
(3) người nước ngoài
(4) các nhà sản xuất
(5) tức xuất khẩu
(6) tương tự tay làm hàm nhai.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 23 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:29am | Đă lưu IP
|
|
|
20 - nhắm mắt bắt chước, ngại thay đổi, đổ tại trời
20. 1. Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi
Người nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rơ, cứ người sau th́ làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo th́ nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ. Cổ đạo (1) là những lẽ phải; có vua tôi, có cha con, có anh em, có vợ chồng, có bạn hữu; nếu người nay mà trái những điều đó mới mang tai(2). Chớ ví như đổi tục gian ra ngay, tục làm biếng ra siêng, đổi dối ra thiệt, tục nghịch ra thuận, tục ngu ra trí, tục hèn ra sang, tục dơ ra sạch, tục vụng ra khéo, tục trược(3) ra thanh, đổi như vậy th́ là phải lắm.
Xin hăy coi gương người dị quốc (4), hoặc phương Đông phương Tây, phương Nam cùng phương Bắc, người ta thường hay đổi hay sửa, ít bắc chước những điều tệ của người trước; bởi vậy nay người ta thanh lịch lắm. Nếu mà cứ theo tục sai không đổi th́ quả là khờ và bị thiệt hại.
(1) đạo lư cổ truyền
(2) chịu những điều khốn khổ, có hại
(3) trược tức là trọc, có nghĩa là đục, không trong sạch
(4) người các nước khác
10.2 2. Trí túc và Hiếu cổ
Dân ta đại để bảo thủ mà không biết tiến thủ. Sở dĩ bảo thủ một là do trí túc, hai là do hiếu cổ (1). Thường thường cho rằng quê mùa chất phác là hay, lặng lẽ rút lui là cao thượng, không biết rằng như vậy là chỉ muốn ăn chơi lười biếng. Đó là tri túc làm trở ngại cho chí tiến thủ. Không biết rằng thế đạo (2) ngày một suy, mà lại than thở phong tục xưa không được phục hồi. Ḷng hiếu cổ ấy trở ngại cho chí tiến thủ.
(1) Trí túc: biết thế nào là đủ; hiếu cổ; ưa thích những ǵ đă có từ xưa.
(2) đạo sống ở đời
20.3. Cái ǵ cũng đổ tại trời
Thuyết mệnh trời làm cho dân ta bị trở ngại. Nước yếu không quy trách nhiệm cho chính sự tồi tệ, quốc dân bất tài, mà lại nói vận số không phải do người quyết định. Lụt lội hạn hán không trách cứ là không có kế hoạch tiêu nước kịp thời, không pḥng ngừa đói kém mà lại nói thiên tai không phải do người gây nên. Dịch bệnh lan tràn th́ nói con người sống chết có số, đề pḥng cũng vô ích. Cùng làm một nghề, kẻ thành người bại, cũng lại nói họ gặp may, ta gặp rủi. Than ôi! sao lại có cách nói tự hại ḿnh đến thế?
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 24 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:30am | Đă lưu IP
|
|
|
21 - Tham giàu cho mau, cạnh tranh tầm thường
21.1 THAM GIÀU CHO MAU NÊN SINH CỜ GIAN BẠC LẬN
Cũng bởi người ḿnh tục quấy(1) nhiều, cho nên mới sinh bài bạc nhiều. Bài bạc ham nghĩa chi? Nghĩa là tham cho mau có tiền, đặng khoe khoang nhà cao cửa lớn, đặng cho khỏi bị người giàu có khinh khi bỉ bác. Tại bởi quấy, ít thương nhau cho nên sinh ra tranh đua về lư tài (2). Lư tài gấp th́ có món chi mau hơn cờ gian bạc lận? Rơ là tục quấy làm cho người trở ḷng tham lam.
(1) thói quen xấu.
(2) cốt sao kiếm lợi.
21.2CHỈ BIẾT CẠNH TRANH TRONG NHỮNG VIỆC TẦM THƯỜNG, LẶT VẶT
Cạnh tranh là một cái tính phổ thông của nhân loại, những bậc danh nhân kiệt sĩ đua tài chọi sức, chẳng là v́ cái danh thực mà cạnh tranh đấy ư? Những bậc phú hào bên các nước Âu Mỹ làm nên cho dân được thịnh nước được giàu , chẳng là v́ một cái lợi to mà cạnh tranh đấy ư?
Nay hỏi đến cách cạnh tranh của người ḿnh thế nào? Đi học th́ cạnh tranh nhau cầu được học bổng nhiều, mà trí thức rộng hẹp phẩm hạnh thấp cao lại không hề cạnh tranh đến.
Làm quan th́ cạnh tranh nhau cầu cho được tiền nhiều chức lớn, mà đạo đức tốt xấu, chính tích hay hèn (1) lại không hề cạnh tranh đến.
Ở trong làng th́ cạnh tranh nhau chỗ ăn chỗ ngồi, ngôi trên ngôi dưới, ngoài cái đó không hề so sánh hơn thua, ai thiện ai ác, ai hiền ai ngu (2).
Ra ngoài đường th́ cạnh tranh nhau kẻ khó người giàu, manh quần tấm áo, ngoài cái đó không hề phân biệt ông hay là thằng , bà hay là con nữa.
Làm ruộng th́ cạnh tranh nhau tấc ruộng thước vườn, mẩu bờ tí nước, mà đến.những đồng băi mênh mông, kể hàng ngàn hàng muôn mẫu th́ có ai nh́n.
Buôn bán th́ cạnh tranh nhau luồn lỏi mua cho được, mánh khóe bán cho trôi, mà đến những đại tôn giao dịch (3) kể trăm thứ ngàn thứ hàng th́ có ai biết.
Làm thợ th́ cành tranh nhau bán rẻ phá giá làm điêu (4), đỡ công mà chưa từng có được một cái đoàn thể đồng nghiệp cho hẳn hoi, để khoáng trương (5) lợi ích. Ấy sự cạnh tranh của người ḿnh toàn có một cái mục đích nhỏ nhen hèn hạ như thế cả. Thế mà cạnh tranh hăng hái dữ tợn, cũng chẳng khác ǵ người các nước họ cạnh tranh v́ cái danh thực, cái lợi to.
(1) việc làm của các quan chức trong khi thi hành công vụ, kẻ hay người dở. ..
(2) "hiến" ở đây có nghra người có đức hạnh chữ không phải là hiền lành, dễ dăi, và ngu có nghĩa ngược lại.
(3) nguyên nghĩa "đại tôn” là ḍng họ lớn, đây chỉ những người có vai vế và nơi tiếng trong nghề.
(4) gian dối, man trá.
(5) tương tự như "khuếch trương”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 25 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:32am | Đă lưu IP
|
|
|
22- Dân khí bạc nhược, ra vẻ ái quốc, ...
22.1 Dân khí bạc nhược
Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế luật không c̣n có cái ǵ ra tṛ, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên th́ lâu lâu được thăng trật(1), chẳng qua như sống lâu lên lăo làng; người dưới th́ đem của mua quan , thật là tiền bạc phá lề luật. (...). Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo th́ như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái ǵ mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu th́ như lợn như ḅ, giẫm cổ đè đầu, cũng không dám ho he một tiếng.
(1) trật: cấp bậc phẩm hàm.
22.2 Pháp luật đơn sơ
Dân trí càng mở mang th́ pháp luật càng phải tinh tế. Luật lệ nước ta sơ sài hết sức. Những điều rơ ràng th́ hoặc là phiền toái vô dụng, hoặc là khe khắt quá khó ḷng giữ đúng (...) Những điều ta nói ta làm hàng ngày mà theo luật quy tội, th́ sáng bị tội đồ, tội lưu, chiều bị tội phạt trượng. Đến những điều đáng phải theo cũng không thể theo được. Trên cũng như dưới đều mơ mơ màng màng, cơ hồ thành một nước không có pháp luật. Dân không giữ chữ tín, trong dân gian người ta làm khế ước với nhau, thường mực chưa khô đă bội ước. Quy tắc của trường học, kế hoạch của công sở phần lớn nằm trên giấy, treo lên cho vui mắt, đọc lên cho vui tai mà thôi. Trên dưới không tin nhau, mà mong giữ đúng pháp luật th́ thật là khó thay! Đă không giữ được th́ thay đổi đi là hơn.
22.3 Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng
Chứng bệnh hay giả dối là chứng bệnh chung của người nước ta mà ở trong lại có một chứng đặc biệt là chứng ái quốc giả... Nào đám truy điệu, nào tiệc hoan nghênh, nào là kỷ niệm anh hùng, nào là sùng bái chí sĩ, chuông dồn trống giục, Nam hát Bắc ḥ, xem ở trong một đám lúc nhúc lao nhao, cũng đă có mấy phần người biết quyền nước đă mất th́ tính mạng không c̣n, hồn nước có về th́ giang sơn mới sống. Nếu những tấm ḷng ái quốc đó mà thật thà chắc chắn th́ giống Tiên Rồng chẳng hạnh phúc lắm sao? Nhưng tội t́nh thay, khốn khổ thay, người ưu thời mẫn thế chẳng bao nhiêu mà người rao danh th́ đầy đường đầy ngơ.
Giọt nước mắt khóc nước vẫn ngày đêm chan chứa mà xem cho kỹ th́ rặt nước mắt gừng; tiếng chuông trống kêu hồn vẫn trong ngoài gióng giả mà nghe cho tới nơi th́ rặt là chuông tṛ trống hội; ngoài miệng th́ ái quốc mà trong bụng vẫn là kim khánh mề đay; trước mặt người th́ ái quốc mà đến lúc đếm khuya thanh vắng th́ tính toán những chuyện chó săn chim mồi. Cha ôi! Trời ơi! ái quốc ǵ, ái quốc thế ư? Đeo mặt nạ ái quốc để phỉnh chúng lừa đời, một mặt thời mua chuốc lấy tiếng chí sĩ chân nhân,
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 26 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:34am | Đă lưu IP
|
|
|
23 - Học đ̣i làm dáng, sùng ngoại quá nặng, ...
23.1 Học đ̣i làm dáng một cách sống sượng
Cứ chiều đến, độ sáu bảy giờ, đứng ở góc hồ Hoàn Kiểm, trông kẻ đi qua người đi lại, thấy ngứa mắt quá. Nhăng trông mấy ông ăn mặc quần áo Tây. Gớm, sao mà khéo bắt chước, giả sử sự học hành, sự buôn bán mà cũng bắt chước được khéo thế th́ hay quá! Ông cổ cồn trắng, cổ nút xanh, nút đỏ, đầu th́ mũ cỏ, tay th́ ba toong, giày th́ bóng nhoáng, hai ngón tay th́ khéo gẩy gẩy cái nách áo gi-lê. Ông ngồi xe thực khéo lấy dáng. Ngày xưa cái ô lục soạn , cái điếu thuốc lá bọt. Nay những cái ấy đă cho là đồ cũ rồi. Cái xe Nhật Bản bây giờ cũng bỏ. Bây giờ có xe cao su, êm hơn mà ngồi ưỡn ra bệ vệ hơn nhiều. Tay cần quyển sách hay là cái nhật tŕnh (1), mắt giả lờ trông th́ lại ra tuồng (2) nữa.
23.2 Cái hay của người không biết học
Từ Lê Hồng Đức bắt đầu gieo cái mầm cẩu thả , rồi Mạc Trịnh lại càng tài bồi cho thành cái rừng cẩu thả. Cẩu thả nên toàn mô phỏng, mô phỏng th́ không c̣n biết biến hóa nữa. Như người học vẽ tranh mà làm cách lồng phóng hay là can-ke th́ thế nào cũng không đúng. Kỳ cạch măi càng không đúng, bấy giờ khoanh tay lại lắc đầu lè lưỡi mà rằng "Bức vẽ mẫu là thiên tài trời đă định, mà ḿnh là bất tài trời đă định"... Bấy giờ dẫu có ai hoán anh cho biết cũng không tin, có ai biệt sáng biệt lập (1) cái ǵ cũng không thèm ngó tới.
(1) sáng tạo.
23.3 Óc sùng ngoại lại quá nặng
Anh thợ vẽ cầm lấy cái bút là vẽ ngay phpng cảnh Cô Tô thành ngoại Hàn Sơn tự; thày đồ t́m đến cái bút là tả ngay lịch sử Hán Cao Tổ Trương Lương Hàn Tín; anh phường tuồng ra tṛ là diễn ngay tấn Lưu Bị, Quan Vũ, Trương Phi. Thổ sản thổ hoá mà hễ cái ǵ tồi th́ cho một tiếng "nam” vào để giễu, như cái áo tơi gọi là áo cừu nam sột soạt, anh chàng dở người mà hay bàn thời thế họ gọi là Gia Cát nam. Cái ǵ tốt th́ cho một tiếng "tàu" vào để khen, như măng khô gọi là măng tàu. Ấy cũng v́ tư tưởng đă thiên di như thể, những nhà chế tạo nội hóa rất khốn khổ, đồ tốt không bán được phải thất nghiệt, mà những đồ thô bỉ tầm thường th́ may c̣n ngoi ngóp sống để kiếm ăn với những người quê mùa nghèo khó.
Sửa lại bởi Toithichhoc : 01 May 2006 lúc 4:36am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 27 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 4:40am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi xin đưa ra một số thói hư của chúng ta. Mong rằng các bạn có thể lấy những điều này xem như cảnh t́nh. Chứ không nhằm mục đích ǵ khác. Để chúng ta có thể làm tốt hơn.
Pháp giới tạng thân
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 28 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 9:39pm | Đă lưu IP
|
|
|
Người xưa góp ư với chúng ta về cách sữa chữa các tật xấu :
Đồng bào Việt Nam chúng ta hiện đang góp ư với dự thảo báo cáo chính trị sẽ tŕnh tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hoàn toàn do t́nh cờ, tôi đọc bộ sách Tổng tập - Lược truyện các tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, do nhà khoa học Trung Quốc Chu Thiện Hầu chủ biên và được một số giáo sư, tiến sĩ Việt Nam biên dịch, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin phát hành gần đây. Tuy t́nh cờ, song một số ư kiến của người xưa - người thật xưa - phát biểu như trực tiếp với công việc mà chúng ta đang làm. Bộ sách tóm lược chuyện các tể tướng trong lịch sử Trung Quốc, với tư liệu phong phú, lại súc tích, tiểu sử của các tể tướng từ thời Ân, Thương cho đến cách mạng Tân Hợi 1911, gồm 2.829 người. Tôi chỉ có thể giới thiệu 2 người thôi, và theo tôi, cũng đă quá đủ. Một là, Án B́nh Trọng, thường gọi là Án Anh, tôn vinh là Án Tử, không rơ năm sinh, chỉ biết mất năm 500 trước Công Nguyên. Ông làm việc ở nước Tề, một trong những nước lớn của thời chiến quốc. Dưới triều Tề Cảnh Công, Án Tử được cử làm đại phu ở Đông A. Án Tử cai trị đất A ba năm, có nhiều người đến nói xấu ông với Cảnh Công. Cảnh Công không vui, triệu ông trở về, muốn cách chức ông. Án Tử nói: "Tể tướng biết cái "sai lầm" ấy rồi, nếu lại cho tôi đi cai trị, sau 3 năm, nhất định nhà vua sẽ được nhiều lời khen ngợi tôi". Cảnh Công đồng ư. Ít lâu sau, Cảnh Công lại triệu ông trở về muốn ban thưởng cho ông. Vua hỏi ông v́ sao cai trị đất A mà trước sau tiếng tăm lại khác nhau. Án Tử nói: "Trước kia cai trị đất A, đánh vào bọn xảo trá, nghiêm trị bọn trộm cướp, xử phạt đúng pháp luật, không tránh kẻ quyền quư. Đối với những kẻ đến kêu xin, hợp pháp th́ giải quyết, không th́ từ chối. Do vậy, có nhiều người nói xấu hạ thần với nhà vua. Nay cai trị đất A, dễ dăi với bọn xảo trá, không trừng trị bọn trộm cướp, xử phạt căn cứ theo quyền quư chứ không dựa vào pháp luật. Do vậy nhiều người đă khen ngợi tể tướng trước mặt nhà vua. Trước đây nhà vua cho rằng hạ thần đáng bị trừng phạt, thực ra đáng được khen thưởng; ngày nay nhà vua cho rằng hạ thần đáng được khen thưởng, thực ra nên trừng phạt. Do vậy, hạ thần không thể nhận sự khen thưởng của nhà vua". Từ đó, Tề Cảnh Công mới biết Án Tử là một người vừa có đức vừa có tài, bèn cử ông làm Tướng quốc. Có một lần đại phu nước Tấn là Thúc Hướng hỏi ông về đạo trị nước, ông đáp: "Lấy dân làm gốc", lại hỏi ông: "Kẻ cầm quyền thể hiện đạo đức như thế nào, như thế nào là làm việc tốt ?". Ông nói: "Đạo đức cao nhất không có ǵ bằng thương dân; làm việc tốt nhất không có ǵ bằng cho dân vui", lại nói: "Cái đức kém nhất không có ǵ bằng coi thường dân; việc làm kém nhất không có ǵ bằng tàn hại dân". Tề Cảnh Công hỏi ông: "Như thế nào th́ có thể trị nước được tốt ?". Ông nói: "Sử dụng những kẻ sĩ có đạo đức và tài năng. Lại hỏi: "Làm thế nào để chọn được người có đạo đức và tài năng". Ông nói: "Xem sự giao du của người ấy, quan sát việc làm của người ấy, không đánh giá bằng những lời nói ngon ngọt của người ấy, cũng không đánh giá qua số người khen chê là nhiều hay ít. Đối với những kẻ sĩ có đạo đức và tài năng, sử dụng họ th́ khó, từ chối họ th́ dễ; đối với những người có tài năng b́nh thường, dùng họ th́ dễ, từ chối họ cũng dễ; đối với hạng người xảo trá, dùng họ th́ dễ, từ chối họ th́ khó”.
Vị tể tướng thứ hai mà tôi nhắc, cũng của nước Tề và gần như cùng thời với Án Tử là Trâu Kỵ - không biết năm sinh và năm mất. Bấy giờ, có dư luận khen Trâu Kỵ có dung mạo đẹp hơn Từ Quân B́nh, một nhân vật nổi tiếng dung mạo đẹp nhất nước Tề. Khi làm Tướng quốc, Trâu Kỵ nói với Tề Uy Vương rằng: "Tôi biết rất rơ dung mạo của ḿnh không bằng Từ Quân B́nh, thế nhưng vợ lớn, vợ bé và môn khách của Tể tướng đều nói Tể tướng đẹp hơn Từ Quân B́nh. Đó là v́ người vợ lớn th́ yêu tôi, người vợ bé th́ sợ tôi, môn khách th́ muốn cầu cạnh tôi. Nay nước Tề chu vi ngàn dặm, thành ấp có hơn 120 cái. Các phi tần của nhà vua không có ai không yêu vua, các bề tôi trong triều không ai không sợ vua, dân trong nước không có ai không muốn cầu cạnh vua. Qua đó, có thể thấy nhà vua bị người xung quanh che đậy rất nghiêm trọng". Uy Vương rất cảm động, liên tiếp khen: "Nói rất hay, nói rất hay". Do vậy Uy Vương hạ lệnh: "Các bề tôi và thần dân nếu ai có thể chỉ trích trước mặt quả nhân những sai sót của quả nhân th́ được thưởng hạng nhất, có thể dâng thư để khuyên can th́ được thưởng hạng hai, nếu ở chỗ công cộng phê b́nh quả nhân và truyền đến tai quả nhân th́ được thưởng hạng ba". Khi mệnh lệnh của nhà vua mới ban xuống, các bề tôi đều đến góp ư kiến; cửa của cung vua như chợ; sau mấy tháng, thỉnh thoảng mới có người đến góp ư kiến; sau một năm th́ tuy muốn góp ư kiến cũng không có chuyện ǵ để nói nữa.
Lịch sử trị quốc đúng đắn có những quy tắc của nó, tuy cách chúng ta 2.500 năm, bài học vẫn luôn nóng...
Trần Bạch Đằng
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 29 of 35: Đă gửi: 01 May 2006 lúc 10:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Một trong những phương pháp giúp chúng ta thoát khỏi sự u tối và tránh các thói hư tật xấu đó là sự gíao dục của nhà đ́nh và xă hội.
Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân "lễ" là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ "lễ" không phải dễ. ở đây tôi chỉ khai thác lễ trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến "vǎn" mà thôi.
"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có vǎn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xă hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng. C̣n "vǎn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "vǎn". Cả "lễ" và "vǎn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục th́ phải lấy cái được làm trọng. Bác Hồ có lần đă nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài th́ làm việc ǵ cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức th́ Người vẫn ư thức rơ mặt khiếm khuyết của nó.
Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa"...(c̣n như "lễ tân" (ở khách sạn) "lễ đ́nh", "lễ cưới"...tôi không bàn). "Phép" do đọc chệch từ chữ "pháp" mà ra. "Pháp" có nguồn gốc từ "pháp trị" của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa. Nếu "lễ" tượng trưng cho đạo đức th́ trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đă lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính th́ bị mắng là "vô lễ" chứ không phải là "vô phép". Với ta "lễ quan trọng hơn "pháp" nhiều, đành rằng cách nh́n nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị "Trong Pháp ngoài Nho" của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.
"Nghĩa" là một trong những phạm trù triết học cốt lơi của Khổng Tử. Về sau Manh Tử phát triển mạnh về khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, "lễ" lại đứng trước: "lễ nghĩa".
Muốn trở lại người có "lễ" th́ phải học mà học th́ phải thông qua chữ (vǎn). "Vǎn" ấy có thể đă thành vǎn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành vǎn. Do đó vai tṛ của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. C̣n đạo đức của học sinh th́ ít được quan tâm (đă có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức th́ họ cũng học được đạo đức).
Ông cha ta từ ngày xưa đă quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" th́ người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học tṛ đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đă ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Vǎn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học tṛ của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thǎm thầy (Chu Vǎn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu vǎn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đ́nh phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học tṛ hữu ích cho đất nước.
Xă hội hiện đại ngày nay, càng vǎn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức th́ nhân loại sẽ không tồn tại.
Khi những làn sóng vǎn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng dắn của người xưa là caáh thiết thực để ḱm hăm những mặt tác hại từ những nước đă phát triển. Mặt khác nó c̣n có giá trị báo động sự bǎng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lư cộng đồng, Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.
"Tiên học lễ, hậu học vǎn" là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đă được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp. Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai tṛ số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đă đúc kết nên
Lê Huy Bắc
Non cao cũng có người trèo.
Đường dẫu hiểm nghèo cũng có lối đi
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 30 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 2:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Truyền thống "Tôn sư trọng đạo","Tiên học lễ, hậu học văn" trong các nhà trường hiện nay đang bị mất dần đi do có những học sinh côn đồ, vô lễ với các thầy cô giáo. Phải chăng giáo dục những học sinh này là chuyện ảo tưởng? Chúng ta cần phải có các biện pháp giáo dục như thế nào? Tôi xin trích đăng một số ư kiến của các bạn khác để chúng ta xem xét.
* Noi dung: Tôi muốn nói ngay rằng cải tạo tṛ hư không phải là ảo tưởng, nhưng đó là chuyện cực kỳ khó đ̣i hỏi sự nhẫn nại, yêu tṛ và phải có phương pháp nữa. Tôi c̣n nhớ thầy giáo của tôi đă từng phân tích từ giáo dục (education và formation) trong tiếng Anh là kéo ra và nâng lên. Đó là cả một bài phân tích dài và tỉ mỉ tôi không thể nhớ hết nhưng đó là bài giảng rất uyên thâm (theo cá nhân tôi). 5 chữ đó thôi đă nói lên rất nhiều điều: người thầy giáo, cha mẹ, người đỡ đầu, hay người hướng đạo sinh... cần phải biết, cần phải nh́n ra những ưu điểm của đối tượng để từ đó t́m cách thu hút, khuyến khích đối tượng phát huy sở trường của ḿnh. Một khi sở trường phát triển th́ sở đoản tự nhiên mất đi.
Ho ten: Hoàng Nguyên Vũ
Noi dung: Tôi cũng từng là hoc sinh nên ít nhiều biết được thói hư tật xấu của học sinh Việt Nam ta. Cái đó gần như 90% bắt nguồn từ lỗi giáo dục trong gia đ́nh. Tôi nghĩ học sinh hư (không hoàn toàn tuyệt đối nhưng cũng gần 80%) không thể giáo dục bằng t́nh cảm. Đuổi học, kiểm điểm không th́ không thành công được. Phải có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Nhà nước khác. Tôi cho một ví dụ như thế này, phối hợp với một doanh trại quân đội, các học sinh hư bị kiểm điểm đuổi học sẽ bị bắt buộc tham gia một khoá huấn luyện tại quân đội, bị bắt đi lao động, bị phạt với những kỷ luật thép của quân đội th́ ắt hẳn những học sinh này sẽ nhận ra chính ḿnh, biết quư trọng hơn cuộc sống... Tôi đă tùng trải qua môi trường giáo dục quân đội, dù chỉ một tháng ngắn trong quá tŕnh học ĐH ở Việt Nam nhưng điều đó cũng giúp tôi học hỏi rất nhiều.
Ho ten: Nguyen Ngoc Dat
Dia chi: Cao dang Su pham Binh Phuoc
Noi dung: Là một sinh viên Sư phạm sắp ra trường thực hiện nhiệm vụ của ḿnh, tôi nhận thấy việc kết hợp giáo dục học sinh vẫn c̣n nhiều vấn đề phải bàn. Trước hết phải nói rằng nhà trường đă làm hết nhiệm vụ của ḿnh nhưng chỉ nhà trường th́ không thể. Thực tế hiện nay do mưu sinh, một số gia đ́nh phó mặc con cái cho nhà trường và xă hội. Ở nhà các em vẫn tỏ ra là một người con ngoan, khi ra đường, đến trường các em mới thể hiện sự hư hỏng của ḿnh. Bác Hồ đă từng nói "Hiền dữ đâu phải do tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên". Do vậy cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đ́nh, nhà trường và các tổ chức đoàn thể khác.
Ho ten: Trần Vui
Dia chi: Quảng Trạch, Quảng B́nh
Noi dung: Sự cô đơn của giáo viên trên bục giảng có lẽ bắt nguồn từ những quan niệm lệch lạc của xă hội và của chính ngành giáo dục: Học sinh vào lớp th́ ắt phải được lên lớp, bất chấp em học sinh đó không có khả năng hoặc không muốn tiếp thu lượng kiến thức mà lớp học đó yêu cầu. Xă hội và lănh đạo của ngành giáo dục không chấp nhận một kết quả tốt nghiệp PT thấp mặc dù ai cũng biết là nếu thi cử nghiêm túc có lẽ chỉ chưa đầy 50% học sinh tốt nghiệp. Từ đó nhiều học sinh không học vẫn được lên lớp, vẫn tốt nghiệp PT. Vậy th́ học sinh cần ǵ coi trọng thầy cô giáo. Khi đă không được học sinh coi trọng th́ thầy cô giáo làm sao giáo dục đạo đức cho các em được. Để cho thầy cô giáo được phụ huynh và học sinh coi trọng, để thầy cô giáo khỏi bị cô đơn trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, ngành giáo dục phải cải cách triệt để tận gốc chứ không chỉ trên ngọn một cách liên tục như hiện nay. Kết quả của công cuộc này trước hết phải là: học sinh không học hoặc không có khả năng học phải ở lại lớp, không được tốt nghiệp PT. Chỉ khi nào đạt được kết quả này chúng ta mới có thể nói đến việc cải cách nội dung và phương pháp giảng dạy, việc giáo dục đạo đức cho học sinh.
Ho ten: Lê Hùng Sơn
Dia chi: Đinh Tiên Hoàng - Q.1
Noi dung: Hăy gom những học sinh cá biệt này vào một môi trường, một lớp riêng. Ta phải hiểu phần giáo dục kiến thức chỉ là phụ. Phần giáo dục cải tạo con người mới là quan trọng. Làm như vậy th́ sẽ giảm được tối đa các loại h́nh tội phạm trong tương lai.
Ho ten: Tran Thi Kim Oanh
Noi dung: Tôi đă đứng trên bục giảng 4 năm. Học sinh của tôi chủ yếu là con em các gia đ́nh nghèo khó ở nông thôn, trường tôi lại là trường dân lập nên để duy tŕ được trường lớp, điều đầu tiên là không được đuổi học sinh mà phải t́m cách thuyết phục sao cho vừa giữ được sĩ số vừa đạt danh hiệu lớp tiên tiến. Không ít lần tôi đă khóc trên bục giảng v́ những lời nói vô ư thức của các em. Mời phụ huynh đến gặp giáo viên th́ họ không đến, mà nếu có đến th́ cũng rất ít người quan tâm đến vấn đề này. Họ chỉ mong con cái có bằng tốt nghiệp cấp 3 để đi bộ đội hoặc làm ruộng. Đó là vấn đề mà tất cả giáo viên trong trường chúng tôi rất bức xúc.
Ho ten: Nguyễn Tiến Cường
Noi dung: Theo tôi, tất cả̉ những thói hư tật xấu mà học tṛ nhiễm phải phần nhiều là do gia đ́nh. Mong muốn cải tạo chúng đối với các thầy cô giáo là gần như không thể v́ thời gian tiếp xúc giữa giáo viên và học tṛ không nhiều, chỉ trong vài tiết học một ngày, c̣n lại là do tác động của gia đ́nh. Nếu cha mẹ không có sự quan tâm chăm lo giáo dục trẻ đúng đắn th́ chắc chắn trẻ sẽ hư hỏng, tất yếu sẽ là tṛ hư. Tôi hoàn toàn đồng ư với ư kiến cho rằng vai tṛ lỏng lẻo của phụ huynh trong mối quan hệ "gia đ́nh - nhà trường - xă hội" là nguyên nhân khiến giáo dục lễ nghĩa trong nhà trường không hiệu quả. Và nếu như vậy th́ cải tạo học tṛ là điều không tưởng.
Ho ten: Bùi Thế Hợp
Dia chi: Đại học Nottingham, Vương quốc Anh
Noi dung: Theo cảm nhận của tôi, phần lớn các thầy cô giáo của chúng ta ở vào trạng thái 'lên gân' nhiều quá. Một cách vô t́nh hay hữu ư, họ tự biến ḿnh thành một thứ 'khuôn vàng thước ngọc', ép học tṛ phải tuân theo. V́ thế, học sinh tuổi dậy th́ và thanh niên, vốn muốn khẳng định cái tôi của ḿnh, thường thể hiện theo cách cực đoan là chống đối lại. Điều nên làm, có lẽ là hăy coi ḿnh như người b́nh thường. Không ai làm mẫu cho ai cả. Hăy là bạn của tập thể học sinh, cho phép học sinh được nói lên nguyện vọng và thể hiện 'cái tôi' trước tập thể, trên cơ sở đó cùng xây dựng một nội quy theo kiểu thoả thuận hoặc 'khế ước' xă hội. Chuyện đôi khi học sinh chống đối là b́nh thường, ở đâu cũng có. Hăy coi đó như một thách thức cần vượt qua, không phải như một tai nạn hay nỗi đau.
Ho ten: Nguyễn Chung
Dia chi: Nguyễn Bỉnh Khiêm Q1, Tp.HCM
Noi dung: Có muôn vàn lư do làm trẻ em sinh hư. Bố mẹ không giáo dục, không gương mẫu làm sao bắt các em ngoan hơn ḿnh. Pháp luật không được thực hiện nghiêm minh, người lớn c̣n nhờn huống chi con trẻ. Đơn cử, vụ ông nào đó dẫn côn đồ vào trường làm loạn, vậy là người lớn tiếp tay làm hư trẻ em rồi. Công an được báo không thực thi ngay công vụ theo đúng chức trách, vậy là pháp luật bị coi thường. Nhà trường đâu có làm việc thay cơ quan pháp luật được, càng không thể có kỷ luật kiểu trại lính. Nghĩa vụ các thầy là truyền đạt kiến thức, học được nhiều hay ít là ở các em. Các quy định của nhà trường chỉ nên tạo trật tự cho các em học và đánh giá kết quả học tập chứ không nên làm thay pháp luật. Phương pháp giảng dạy và chương tŕnh học hiện nay cũng quá cứng nhắc, thầy nói mỏi miệng, học sinh thụ động ngồi nghe cả buổi. Người lớn c̣n không kiên nhẫn ngồi họp được cả buổi, huống chi trẻ con. Nói vậy th́ nhiều khiếm khuyết trong giáo dục quá, song rơ ràng chương tŕnh giáo dục chưa theo kịp những biến đổi của thời cuộc và tốc độ phát triển kinh tế. Đă bao giờ chúng ta đi học hỏi xem các nước tiên tiến dạy học ra sao chưa? Tại sao học sinh ở Nhật không làm loạn như vậy? Họ có bị những giai đoạn khủng hoảng giáo dục như ta không? Nếu có th́ khắc phục thế nào? Học làm được kinh tế, tại sao không học được làm giáo dục? Giáo dục không những phải phù hợp mà c̣n phải đi trước phát triển kinh tế. Ở Việt Nam th́ ngược lại. Vậy phải t́m lại con đường đưa giáo dục đi trước.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 31 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 3:30am | Đă lưu IP
|
|
|
tại sao lại có "Thói hư - tật xấu"??? chúng ta cùng nghiên cứu nha. Đó gồm các giai đoạn sau :
Xúc (Phassa)
Tâm không tự xuất hiện được, mà phải đi kèm với các sở hữu. Thấy chỉ được thực hiện khi tâm nhận ra cảnh sắc và sở hữu đi kèm với tâm cũng cảm nhận được cảnh sắc đó. Tâm đóng vai “lănh tụ”, trong khi sở hữu chia sẻ với tâm cùng một đối tượng duy nhất và mỗi bên thực hiện nhiệm vụ riêng của ḿnh. Mỗi sở hữu lại có những trạng thái riêng. (thuộc tính đặc trưng hay chủng loại: Lakkhanam) nhiệm vụ (Rasa: chức năng hay thành tích riêng), thành tựu (Paccupatthana: thể hiện, h́nh dáng hay hiệu quả) và nguyên nhân sâu xa (Padatthanam).[7] Có nhiều điều kiện chi phối những hiện tượng xuất hiện. Nhưng “nguyên nhân gần” hay cơ hội trực tiếp được đề cập đến cách đặc biệt trong tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàliń: the Expositor) và trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) khi tác giả bàn đến các sở hữu. Có tất cả bảy sở hữu cần phải xuất hiện chung với tất cả mọi tâm được gọi là các “Sở hữu biến hành” (Sabbacitta sadharana). Một số tâm chỉ xuất hiện chung với các sở hữu biến hành này mà thôi, số khác c̣n kèm theo nhiều sở hữu khác nữa.
Các sở hữu biến hành cùng xuất hiện với từng tâm một và như vậy, sở hữu xuất hiện chung với tất cả các tâm thuộc bốn loại (giống-jatis) khác nhau đó là: Tâm bất thiện (Akusalacitta), tâm thiện (Kusalacitta) tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kiriyacitta). Chúng xuất hiện chung với tất cả các tâm ở tất cả các cơi hữu tâm nơi nào có danh pháp (Nama) xuất hiện, bất kỳ lúc nào cùng với tâm thuộc các cơi khổ, cơi nhân loại, cơi Trời hay cơi Phạm thiên hữu sắc, cơi Phạm thiên vô sắc, trừ cơi Chúng sinh vô tưởng (Asanna-satta) (là cơi chỉ gồm toàn sắc pháp mà không có danh pháp)[8]. Chúng xuất hiện cùng với đủ loại tâm thuộc hết mọi cơi ư thức: với tâm dục giới (Kamavacara-citta, thuộc cơi Tâm giác quan) với tâm sắc giới (Rupavacara-cittas) tâm thiền sắc giới (Rupa-jhanacittas thuộc cơi Tâm thiền sắc giới) với tâm vô sắc giới (Arùpàvacaracitta) tâm thiền vô sắc giới (Arùpajhànacitta) thuộc cơi Tâm thiền vô sắc giới và với tâm siêu thế (gồm các tâm cảm nghiệm được Níp-bàn)[9].
Trước tiên Xúc, tiếng Pàli gọi là: Phassa, được đề cập đến trong số các sở hữu biến hành (Sabbacitta sadharana). Xúc xuất hiện với bất kỳ tâm nào khác, xúc “đụng chạm” đến đối tượng để tâm cảm nghiệm được đối tượng đó. Khi thấy cảm nhận được một cảnh sắc, th́ xúc đi kèm theo nhăn-thức cũng cảm nhận được cảnh sắc đó, nhưng nhăn- thức lại thực hiện nhiệm vụ riêng của ḿnh. Ngay thời điểm xúc “đụng chạm” đến cảnh sắc và chi phối nhăn- thức để có thể nh́n thấy vật cảnh.
Tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (Atthasàliń, phần IV chương 1, 108) đă khẳng định về xúc như sau:
Xúc (phassa) có nghĩa là “đụng chạm”, xúc có trạng thái là đụng chạm đến vật ǵ đó. Nhiệm vụ của xúc là tác động va chạm, “trùng khớp” cả trên b́nh thiện thuộc về thân, vật lư và ư thức là thành tựu của xúc, c̣n vật thể can dự vào ḍng ư thức lại là nguyên nhân gần[10].
Tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga Ch. XIV, 134) cũng đă đưa ra một định nghĩa tương tự như vậy.
Xúc mang một ư nghĩa hơi khác với điều chúng ta thường hiểu theo ngôn ngữ qui ước là tiếp xúc hay đụng chạm. Khi chúng ta dùng từ “tiếp xúc” trong ngôn ngữ qui ước, chúng ta thường liên tưởng đến động tác “va chạm” một vật thể bên ngoài nào đó bằng một trong số các giác quan của ta, lấy ví dụ sự va chạm giữa thể giác với một vật cứng nào đó. Chúng ta có thể dùng các từ đại loại như: sờ mó hay va chạm để mô tả xúc, nhưng chúng ta không nên quên xúc chính là danh pháp (Nama), một sở hữu xuất hiện cùng với tâm và hỗ trợ tâm để tâm cảm nghiệm được vật thể hiện hữu, thông qua một “môn” (cửa) thích hợp. Khi vật cứng đó tự hiển hiện qua thân- căn (Bodysense) ngay tức khắc xúc cũng xuất hiện cùng với tâm để cảm nghiệm thấy vật cứng đó. Xúc không chỉ là sự đụng chạm thuần túy với vật cứng qua thân- căn, vật cứng đó không chỉ được đụng tới xét trên b́nh diện cảm giác vật lư. Sự va chạm đó chính là nhiệm vụ của xúc hiểu theo nghĩa xúc trợ giúp cho tâm để tâm có thể nhận ra được vật thể đó.
Xúc được thể hiện qua sự “đụng chạm” hay cả hai sự việc đó cùng xảy ra, cụ thể là thông qua sự va chạm gồm ba yếu tố sau: Vật lư (Vatthu), vật thể (Votthapana) và ư thức (Citta).
Khi ta thấy, có sự trùng hợp giữa mắt, yếu tố vật lư, cảnh sắc (Votthapana) và ư thức nh́n sự vật. Qua sự trùng lắp trong trường hợp này là nhăn, xúc được thể hiện.
Chúng ta đọc trong tác phẩm Discourse of the Honey-ball Trung Bộ Kinh “Middle length sayings” I,số 18) kể lại Maha-Kaccana đă giải thích cho các Tỳ-khưu về Xúc như sau:
Này các chư Tỳ-khưu đáng kính, đây là điều đă xảy ra: khi chúng ta dùng con mắt, có cảnh sắc, với ư thức thị giác, chúng ta sẽ nhận ra xúc được thể hiện.
Khi có sự trùng lắp giữa cảnh thinh với tai và ư thức, th́ nhĩ xúc được thể hiện. Khi có sự trùng hợp giữa thân căn, một vật có thể sờ mó được sẽ thể hiện như một vật cứng và đó là cảm nghiệm vật cứng, tức khắc thân xúc xuất hiện. Nhăn xúc th́ hoàn toàn khác với nhĩ xúc và khác với thân xúc. Ở mỗi trường hợp như vậy tâm thấy xúc khác nhau xuất hiện và chi phối tâm để cảm nghiệm được vật thể cũng rất khác biệt.
Xúc không phải là “môn” qua đó tâm cảm nghiệm được một cảnh. Nơi một qui tŕnh căn- môn (Sense-door), sắc pháp (Rupa) một trong số các giác quan lại là “môn” và nơi một qui tŕnh ư- môn (Mind-door) th́ lại là danh pháp, con đường ấy hay “môn” đó là tâm hộ kiếp cuối cùng sẽ xuất hiện trước khi ư-môn tức ư thức xuất hiện, đó là tâm đầu tiên thuộc qui tŕnh ư-môn.[11]
Xét dưới góc độ hiện hữu: ở đâu có danh pháp và sắc pháp th́ tâm có cơ sở hiện hữu vật lư hay là nơi xuất phát, tức là vật thể[12]. Mà vật thể lại là sắc pháp. Trong trường hợp ngũ thức (Panca-vinnanas) như nh́n, nghe v.v… vật thể chính là sắc thần kinh (Pasada-rupas) có nghĩa là sắc pháp có khả năng tiếp nhận vật thể hiện hữu, tiếng động, v.v…) Trong trường hợp ngũ thức lại là sắc thần kinh thực hiện cả chức năng như là vật thể và môn (Dvara). Thí dụ khi sắc pháp là sắc thần kinh nhăn (Cakkhuppasada-rupa) vừa là môn vừa là vật thể thực hiện luôn cả nhăn thức. Cho dù sắc pháp đó chỉ là một và cùng một giống (loại), các chức năng là đường lối đó (môn) và vật thể đó lại hoàn toàn khác nhau. Đường lối (môn) chỉ là những phương tiện qua đó tâm cảm nghiệm được cảnh và vật thể lại là cơ sở vật lư đối với tâm. Chỉ có ngũ thức là “môn” và là vật thể duy nhất và cùng một sắc pháp, c̣n các tâm khác thuộc qui tŕnh căn-môn th́ “môn” và vật thể mới là những sắc pháp khác nhau. Chúng lại có vật thể như là một loại sắc pháp khác, mà trong các bản chú giải lại gọi là ư vật (Hadaya-vatthu).[13] Những tâm xuất hiện trong qui tŕnh ư-môn cũng có được vật thể gọi là ư vật. Vật thể có cơ sở vật lư không chỉ là tâm thuần tuư, nhưng cũng c̣n là sở hữu đi kèm theo tâm. Khi ta có nhăn thức xuất hiện ngay tại nhăn - vật (Cakkhu-vatthu), th́ xúc và các sở hữu khác đi kèm với nhăn thức xuất hiện ngay cả nhăn vật nữa. Như vậy, tâm và các sở hữu đi kèm cùng xuất hiện với cùng một vật thể đó. Chúng chia sẻ cùng một vật thể và rồi cùng tan biến đi.
Các tâm khác nhau cùng với các sở hữu kèm theo cũng xuất hiện khi có những điều kiện thích hợp để cùng xuất hiện một thể. Ngay cả khi mắt chúng ta mở to, không phải lúc nào chúng ta cũng thấy đâu. Có rất nhiều loại tâm cùng xuất hiện một lúc. Thí dụ như khi có hiện tượng nghe hay suy nghĩ, th́ dứt khoát không thể có hiện tượng nh́n cùng một lúc được. Khi có điều kiện thích hợp để có nhăn thức, th́ nhăn thức sẽ xảy ra. Thế nên lúc đó có sự trùng lắp giữa con mắt, cảnh sắc và động tác thấy. Xúc bằng thị giác (nhăn-xúc) thực hiện phần việc của ḿnh để cho hành động thấy có thể cảm nghiệm được cảnh sắc.
Xúc ”hỗ trợ” tâm và các sở hữu khác đi kèm với tâm. Dứt khoát phải có xúc xuất hiện kèm với tâm để tâm có thể nhận ra được cảnh. Xúc cũng c̣n hỗ trợ cho các sở hữu khác để cùng xuất hiện: không có xúc sẽ không có thọ, không có nhận thức hay tưởng (Sanna) hoặc không tư nữa. Cuốn Atthasàliń (108) so sánh xúc với một cột trụ trong một ṭa lâu đài làm nhiệm vụ chống đỡ vững chắc cho các cấu trúc c̣n lại thuộc toàn bộ ṭa lâu đài đó. Cũng như vậy xúc là chỗ dựa (hỗ trợ) vững chắc cho tâm và các sở hữu đi kèm theo khác nữa.
Lúc này ta có xúc chưa? Khi có kinh nghiệm về cảnh ngay tức khắc và như vậy xúc cũng phải xuất hiện ngay lập tức. Ta đang quan sát, nghe hoặc suy nghĩ liên tục. Chúng ta nhận thấy chính là “tôi” đang nh́n thấy, đang nghe hoặc đang suy nghĩ, nhưng trong thực tế có rất nhiều tâm khác nhau do nhiều yếu tố cũng rất khác nhau chi phối. Am hiểu được nhiều hơn các yếu tố khác nhau đó, qua đó chúng chi phối các thực tại vật thể sẽ giúp chúng ta nhận ra là không phải “bản ngă” cảm nghiệm được cảnh. Thấy chỉ là một danh pháp, nó xuất hiện là v́ có sự trùng hợp của nhiều yếu tố khác nhau và thấy thực chất không thể tồn tại được, hành động đó phải tan biến đi, chúng ta không thể ép buộc thấy xuất hiện cũng không thể ép thấy tồn tại được.
Khi chúng ta bận bịu trong công việc, có nhiều thực tại khác nhau tự xuất hiện qua giác quan, nhưng chúng ta thường hay quên mất không để ư đến sự xuất hiện của những thực tại đó. Khi có sự “cứng cỏi” hiện diện, xúc thực hiện công việc của nó để tâm cảm nghiệm được vật thể “cứng” đó. Chẳng có “bản ngă” nào cảm nghiệm được điều đó cả. Những thực tại đang được cân nhắc có thể tạo điều kiện cho chúng ta tập trung ư thức, bất luận lúc đó chúng ta đang bước đi, đang đứng, đang ngồi hay đang nằm nghỉ.
Khi chúng ta nghiên cứu sở hữu chúng ta không được quên là sở hữu không bao giờ xuất hiện một ḿnh cả, chúng phải xuất hiện cùng với tâm chúng xuất hiện với tâm trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chúng không phải là những phạm trù trừu tượng. Chính v́ tâm và sở hữu cùng xuất hiện, chúng sẽ tạo điều kiện lẫn cho nhau mà sở hữu và như vậy cả xúc nữa cũng có những đặc tính rất khác biệt khi chúng xuất hiện dưới nhiều dạng tâm khác nhau. Khi xúc xuất hiện với tâm bất thiện th́ đó cũng là một điều bất thiện; khi xúc xuất hiện với tâm thiện th́ cũng là điều thiện vậy. Khi xúc xuất hiện dưới dạng tâm siêu thế xúc lúc đó cũng là tâm siêu thế: vào ngay thời điểm đó th́ xúc “tiếp xúc” được với Níp-bàn, là đối tượng thuộc tâm siêu thế.
Xúc đi kèm theo với mỗi tâm một xuất hiện trong nhiều qui tŕnh khác nhau: trong các qui tŕnh căn-môn (Sense-door) và trong các qui tŕnh ư-môn (Mind-door)[14]. Xúc cũng đi kèm theo với những tâm không thể xuất hiện trong qui tŕnh ư thức (tâm) khác nhau,[15] nó đi kèm theo với tâm tái tục (Patisandhi-citta) tâm hộ kiếp (Bhavanga-citta)[16] và tâm tử (Cuti-citta). Cho dù các tâm này không xuất hiện trong một qui tŕnh nào đó, chúng có thể cảm nhận được một đối tượng: cùng một đối tượng y hệt như tâm tốc lực (Javana cittas) cuối cùng đă cảm nghiệm được khi tâm này xuất hiện trước tâm tử thuộc kiếp trước.[17] Xúc đi kèm theo những tâm này cũng tiếp xúc được với đối tượng đó.
Khi thấy xuất hiện, cảnh sắc được cảm nhận thông qua nhăn-môn và ngay lúc đó ta có nhăn- xúc (Cakkhu samphassa). Xúc là một nhăn-xúc chỉ khi nào ta có được nhăn-thức[18]. Xúc đi kèm theo với nhĩ-thức (Sota-vinnana) th́ đó chính là nhĩ-xúc (Sota-samphassa). Những xúc xuất hiện với ngũ thức (Pancavinnana) được đặt tên theo từng loại ư thức giác quan có liên quan[19].
Khi các tâm thuộc qui tŕnh căn-môn bị diệt, th́ cảnh được cảm nghiệm qua ư-môn. Khi tâm khán ư môn (Mano-dvaravajjana-citta) muốn khán lại một cảnh qua ư-môn th́ phassa đi kèm theo một tâm khán ư lại muốn tiếp xúc với đối tượng đó. Tâm khán ư môn lại được kế tục bằng tốc lực tâm (Javana-cittas) và cảm nhận được cùng đối tượng đó và các xúc đi kèm theo tâm tốc lực cũng tiếp xúc với đối tượng đó.
Trong trường hợp những người chưa đạt đến mức A-la-hán (giác ngộ) th́ tốc lực tâm bao gồm cả tâm bất thiện lẫn tâm thiện. Đa số các trường hợp th́ các tốc lực tâm chỉ là những tâm bất thiện; là v́ chúng ta đă tích luỹ quá nhiều phiền năo, thế nên những tâm bất thiện buộc phải xuất hiện. Thí dụ, khi chúng ta thấy một cảnh sắc tốt, chúng ta thường dễ bị lôi cuốn hay gắn bó với cảnh sắc đó, và để có được một thọ hỷ do cảnh sắc đó đem lại. Tuy nhiên, thủ (Upadana) tức dính bén không trổi dậy ngay trong giây phút nhăn thức (Cakkhu-vinnana) đó. Nhăn thức là tâm quả (Vitakacitta) và lúc nào cũng vậy luôn đi kèm theo với những cảm xúc khác nhau. Xúc đi kèm theo với nhăn thức cũng được gọi là hậu quả (Vipaka). Khi chúng ta thích thú với những ǵ chúng ta đang nh́n ngắm th́ lúc đó ta thấy tốc lực tâm xuất hiện, những tâm đó chính lại là những tâm tham căn (Lobha-mula-cittas) và chúng có thể đi kèm theo với cảm xúc dục lạc hay chỉ là những cảm xúc dửng dưng. Xúc đi kèm theo với tâm bất thiện th́ cũng trở thành bất thiện luôn. Xúc kèm theo những tâm khác và những cảm xúc đi kèm theo chúng cũng rất khác nhau. Kinh sau đây trích trong tác phẩm Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings (IV salayatana-vagga, Tương Ưng Bộ Kinh - Kindred Sayings 35 Ch III § 129) đă đề cập đến những thực tại như là những giới và giải thích là nhiều hiện tượng khác nhau xuất hiện tùy thuộc vào những điều kiện khác nhau. Kinh Phật này không đề cập đến từng sát-na tâm trong qui tŕnh ư thức. Điều đó được hiểu là cảm xúc sảng khoái đề cập đến không xuất hiện ở sát-na nhăn thức, nhưng sau khi qui tŕnh nhăn thức đă kết thúc. Chúng ta đọc thấy như sau:
Một lần kia Đại đức Ananda đang lưu lại Kosambi trong công viên Hoàng gia Ghosita, lúc ấy một vị gia nhân tại Ghosita đến gặp ngài, ngồi bên cạnh Đại đức, ông ta lên tiếng nói với Đại đức Ananda: Tính đa dạng giữa các giới, ôi các giới thật là đa dạng. Ôi lạy thầy Ananda, tôi cầu khẩn ngài hăy giải thích dùm đă có bao giờ Đức Chí Tôn đề cập đến tính đa dạng nơi các giới chưa?
Ôi ngài chủ gia nhân ơi ! Khi các nhăn giới ngươi và các cảnh sắc làm cho ngươi sảng khoải và nhăn thức của ngươi xuất hiện cùng với cảnh sắc đó, do bởi lạc xúc đó liền xuất hiện lạc thọ.
Khi những nhăn giới ngươi nh́n thấy, những cảnh sắc làm cho ngươi thọ ưu, lúc đó nhăn thức nhà ngươi cũng xuất hiện. Do bởi khổ xúc đó, kết quả là đă nổi lên những khổ thọ. Khi những nhăn giới ngươi trông thấy, những cảnh sắc đó gây ra cho ngươi những hậu quả phi khổ, phi lạc và nhăn thức ngươi cũng nhận được cùng lúc đó, do tiếp xúc trung tính đó th́ đồng thời cũng xảy ra những xả thọ như vậy.
Cũng vậy khi những nhĩ giới ngươi…tỷ giới người…thiệt giới ngươi… thân giới ngươi... những ư giới và đối tượng gây ra sảng khoái đồng thời th́ ư thức nhà ngươi cũng diễn ra như vậy.
Khi cả ư giới và đối tượng cảm thấy không sảng khoái … hoặc cả ư giới và đối tượng đều cảm nhận được hậu quả phi khổ phi lạc do bởi tiếp xúc mà ra, dù có sảng khoái, khó chịu hay chỉ là trung hoà, ngay tức khắc lạc thọ, khổ thọ hay xả thọ cũng xuất hiện.
V́ vậy mà, chủ gia nhân thân mến, đó là tính đa dạng phức tạp nơi các giới Đức Chi Tôn đă đề cập đến vậy.
Khi ta đọc đoạn kinh Phật này, chúng ta được mách bảo là hăy quan sát các hiện tượng dưới dạng những giới xuất hiện có điều kiện. Đôi khi đối tượng xúc có thể gây thọ lạc hay thọ ưu; chúng ta không thể kiểm soát nổi điều đó. Do bởi những phiền năo, tính tham lam, ác cảm và vô minh của chúng ta nổi lên liên tục. Nếu như chúng ta biết cách nhận ra những biến cố trong cuộc sống dưới dạng các giới mà thôi, th́ ắt hẳn chúng ta sẽ phát triển được chánh kiến của ḿnh vậy.
Chúng ta thực hiện rất nhiều tiếp xúc qua nhĩ môn và ư môn môn. Khi tham dự một buổi hoà nhạc, rất có thể chúng ta không thích nh́n ngắm một số diễn viên nào đó đang hát nhưng chúng ta lại thích nghe tiếng hát của họ. Có quá nhiều cảnh khác nhau và tiếp xúc khác nhau; những tiếp xúc đó có thể gây cho ta sảng khoái hoặc khó chịu tại những thời điểm khác nhau. Trên thực tế chẳng hề có ca sĩ và thính giả nào vừa thưởng thực giọng ca mà c̣n ngắm nh́n ca sĩ đó cùng một lúc được. Chỉ có những giới khác nhau, các danh pháp và sắc pháp với những điều kiện thích hợp đă xuất hiện khiến ta có thể cảm nghiệm được riêng rẽ từng thứ một nơi ở từng thời điểm nhất định mà thôi.
Tâm và các sở hữu đi kèm cảm nghiệm được cảnh sắc xuất hiện trong một sát-na nào đó; cả hai khi xuất hiện lại cảm nghiệm được cảnh thinh vào một sát-na khác, trong một qui tŕnh tâm thức khác biệt. Thái độ không thích một cảnh sắc nào đó không thể xuất hiện cùng một lúc với thái độ thích thú âm thanh (nhạc) trong cùng một lúc được hai thái độ đó chỉ xuất hiện nơi các qui tŕnh tâm linh khác nhau. Các tâm xuất hiện nối tiếp nhau rất nhanh và ở mỗi sát-na chỉ diễn ra đều có xúc khác nhau xuất hiện chung với các tâm đó. Chính bởi tại vô minh chúng ta không thể nhận biết được thực tại chúng ta cảm nhận nhận được ở từng giây phút hiện tại nào đó. Chúng ta không thể phân biệt được đó là âm thanh, cảnh sắc hay chỉ thuần tuư là một khái niệm. Chúng ta cứ nghĩ là tất cả mọi thực tại đều diễn ra trong cùng một sát-na giống nhau. Đa phần chúng ta cứ nghĩ những thực tại đó dưới dạng các khái niệm mà thôi thay v́ ư thức được chính xác chúng xuất hiện như thế nào.
Nghiên cứu kỹ về sở hữu xúc (Phassa cetasika) nhắc nhở chúng ta rằng tại mỗi sát-na chỉ có một tâm xuất hiện mà thôi, tùy vào những điều kiện khác nhau. Khi nhăn xúc xuất hiện th́ tâm không thể tiếp xúc được với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ cảnh sắc mà thôi. Thấy chỉ cảm nghiệm được đối tượng hữu h́nh mà thôi; khi ta nghe, xúc không thể tiếp cận với bất kỳ đối tượng nào khác ngoại trừ âm thanh. Khi nghe ta không thể cảm nghiệm được hành dáng của một nhân vật nơi âm thanh đó. Đang khi nghĩ đến một khái niệm nào đó, th́ một tâm hoàn toàn khác biệt xuất hiện chung với xúc cũng rất khác biệt tiếp xúc với đối tượng tâm đang liên tưởng đến. Chỉ có một xúc xuất hiện trong một sát-na nhất định nào đó mà thôi.
Có được hiểu biết chi tiết về các tâm khác nhau và những sở hữu cùng xuất hiện với các tâm đó, chúng ta sẽ hiểu được những thực tại cụ thể khi chúng xuất hiện tuần tự trong cuộc sống đời thường chúng ta. Điều cần thiết là phải hiểu biết cặn kẽ hơn về những thực tại đó chẳng hạn như thấy, hay lắng nghe. Đó là những tâm luôn xuất hiện trong cuộc sống đời thường chúng ta nhờ đó chúng ta cảm nghiệm được những đối tượng sảng khoái, khó chịu và nhờ những đối tượng này mà tâm thiện hoặc tâm bất thiện mới có cơ may xuất hiện, nhưng cứ sự thường đa phần lại là những tâm bất thiện mà thôi. Qua Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta chiếm lănh được trí tuệ chính xác hơn về những thực tại đó, nhưng những trí tuệ đó không chỉ dừng ở góc độ lư thuyết mà thôi. Khi chúng ta nghiên cứu Tạng Vi Diêu Pháp, th́ điều đó sẽ nhắc nhở chúng ta là hăy cảnh giác với bất kỳ thực tại nào xuất hiện ngay lúc này và như vậy việc nghiên cứu đó sẽ dẫn ta thực hiện được đầy đủ mục tiêu mà những giáo lư cao siêu của Đức Phật đă nhắm tới đó là: phát triển được chánh kiến về mọi thực tại trong cuộc sống đời thường.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 32 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 7:28am | Đă lưu IP
|
|
|
2 - THỌ (Vedana)
Tiếng Pàli gọi Thọ hay cảm giác là Vedana, một sở hữu trong số bảy “sở hữu biến hành” (sabbacitta sadharana). Cảm giác luôn xuất hiện chung với tâm. Bất kỳ giây phút nào trong cuộc sống chúng ta cũng đều có cảm giác.
Chúng ta ai cũng cho là ḿnh rất am hiểu thế nào là cảm giác và tin chắc rằng biết được cảm giác sảng khoái hay khó chịu là điều không mấy khó khăn. Tuy nhiên chúng ta đă thực sự hiểu được điểm đặc thù của cảm giác hay thọ (vedana) chưa? Hay chỉ đơn giản coi đó như một khái niệm mà thôi? Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường coi “bản thân” như là một chủ thể “toàn diện” gồm có thể xác và tâm hồn; cũng vậy khi ta lưu ư đến cảm giác, chúng ta thường liên tưởng đến cái “toàn diện” đó và thường coi đó là “bản ngă” là cái “tôi” . Nếu có ai đó hỏi: “Bạn cảm thấy thế nào?” và chúng ta sẽ trả lời, đại loại như: “Tôi cảm thấy hạnh phúc.” Thường th́ chúng ta không biết trạng thái của cảm giác hạnh phúc, thực chất đó là một hiện tượng tâm linh, là một danh pháp (nama); chúng ta cứ bám lấy cái “toàn khối” của tâm hồn và thể xác. Như vậy chúng ta chỉ biết có khái niệm chứ không biết đến những thực tại của cảm giác.
Lúc này có cảm giác hay không? Chúng ta nghĩ là ḿnh có thể nhận ra được cảm giác sảng khoải cũng như cảm giác khó chịu, nhưng liệu có phải chúng ta đang lẫn lộn cảm giác với các hiện tượng thuộc về thân hay không? Cảm giác là danh pháp (Nama) hơi khác với sắc pháp (Rupa) một chút. Một khi chúng ta chưa phân biệt được danh pháp và sắc pháp ra sao, th́ chúng ta không thể biết được cảm giác có những trạng thái ǵ.
Khi nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp, chúng ta mới biết: Thọ tức cảm giác không giống y chang những ǵ chúng ta thường hiểu theo ngôn ngữ qui ước thông thường. Thọ hay cảm giác là danh pháp, tự nó cảm nghiệm được điều ǵ đó. Thọ không bao giờ xuất hiện một ḿnh, mà phải đi kèm với tâm và một số sở hữu khác và cả hai lại chi phối thọ rất nhiều. Do vậy thọ chính là một danh pháp bị chi phối. Tâm không tự cảm nhận được, tâm nhận biết được đối tượng thọ th́ cảm nhận được đối tượng đó.
Thọ hay cảm giác đi kèm theo với tất cả các tâm thuộc bốn chủng loại đó là: Tâm bất thiện, tâm thiện, tâm quả (Vipakacitta) và tâm tố (Kirriyacitta). Cảm giác thuộc cùng chủng loại với tâm nó đi kèm theo. Thí dụ, cảm giác đi kèm theo tâm bất thiện cũng chính là điều bất thiện vậy và hoàn toàn khác biệt với cảm giác đi kèm với tâm quả. V́ có quá nhiều tâm khác nhau thế nên cảm giác cũng rất đa dạng. Cho dù có nhiều loại cảm giác nhưng chúng lại có một điềm đặc trưng chung đó là: Tất cả thọ đều là Pháp Chân đế (Paramattha dhamma), vô ngă, có khả năng cảm nhận được.
Mọi cảm giác đều có chức năng cảm nhận được vị (taste) cũng như mùi vị (flavour) của một vật thể. (Atthasàliń, I phần IV ch. I, tr, 109) tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ đă dùng một so sánh để chứng tỏ thọ cảm nghiệm được vị của một vật thể, c̣n tâm và các sở hữu khác xuất hiện cùng với thọ chỉ cảm nghiệm được một phần vị đó mà thôi. Một đầu bếp hoàng gia sửa soạn một bữa tiệc cho đức vua chỉ đơn thuần được nếm món ăn mà thôi, rồi sau đó dâng lên cho đức vua, chỉ có ngài mới được thưởng thức món đó.
Đức vua vừa là ông chủ, vừa là người sành điệu và là chủ nhân ông được ăn tất cả những ǵ ông thích, như vậy th́ hành vi nếm món ăn do đầu bếp thực hiện cũng tương tự như việc thưởng thức một phần đối tượng do những pháp c̣n lại thực hiện (đó là tâm và các sở hữu khác) và một khi đầu bếp chỉ nếm một phần món ăn đó, th́ cũng vậy các pháp c̣n lại cũng chỉ cảm nhận được một phần vật thể mà thôi, c̣n nhà vua v́ là ông chủ, người sành điệu và là chủ nhân ông mới là người thưởng thức hương vị của món ăn đó và v́ thế mà ta nói thưởng thức hay cảm nghiệm chính là chức năng của thọ.
V́ thế cho nên mọi cảm giác đều có điểm chung đó là cảm nghiệm “mùi vị” của một vật thể, tâm và sở hữu khác đi kèm cũng cảm nghiệm được vật thể đó, nhưng thọ cảm nghiệm vật thể theo kiểu đặc thù riêng của nó.
Thọ hay cảm giác lại rất đa dạng và có thể được phân loại bằng nhiều cách khác nhau. Khi được phân thành ba loại, chúng là những:
1. Cảm giác sảng khoái hay là lạc (Sukha)
2. Cảm giác khó chịu hay là khổ (Dukkha)
3. Cảm giác phi khổ phi lạc (trung hoà hay xả (Adukkhamasukha)
Không có giây phút nào lại không có cảm giác cả. Khi không có cảm giác lạc hoặc khổ th́ cảm giác phi khổ phi lạc (xả) xuất hiện ngay. Thật khó có thể biết được cảm giác xả ra sao. Cho đến khi chúng ta không thể phân biệt được giữa danh pháp và sắc pháp th́ chúng ta không thể biết chính xác được trạng thái của cảm giác là ǵ và như vậy chúng ta cũng không thể biết được cảm giác xả ra sao. Khi chúng ta đề cập đến các cảm giác thuộc về thân và cảm giác tâm linh th́ cảm giác lại được chia thành năm loại khác nhau:
1. &nbs p; Cảm giác sảng khoải thuộc về thân (lạc: Sukha)
2. &nbs p; Cảm giác đau đớn thuộc về thân (khổ: Dukkha)
3. &nbs p; Cảm giác sung sướng hay câu hành hỷ (Somanassa)
4. &nbs p; Cảm giác bất hạnh (Domanassa: thọ ưu)
5. &nbs p; Cảm giác trung hoà (Upekkha: xả)
Cảm giác sảng khoái thuộc về thân và cảm giác đau đớn thuộc về thân chỉ là những danh pháp (Namas). Chúng ta gọi chung là “cảm giác thuộc về thân” v́ cả hai đều bị các tác động ảnh hưởng trên thân căn chi phối. Thí dụ khi khí hậu vừa đủ (nóng lạnh vừa đủ) tác động lên thân căn (Bodysense) th́ thân thức (Kaya vinnana) cảm nghiệm được sức nóng đó, kèm theo với một cảm giác thuộc về thân sảng khoái. Thân thức lại là một tâm quả (Vipakacitta) và trong trường hợp này đó là nghiệp tâm quả thiện (Kusala vipakacitta).[20] Cảm giác thuộc về thân sảng khoái đi kèm theo tâm quả thiện này cũng chính là quả thiện (Kusla vipaka). Cảm giác thuộc về thân sảng khoái không thể đi kèm với bất kỳ một tâm nào khác ngoại trừ thân thức đó là quả thiện. V́ thế chúng ta thấy không phải bất cứ cảm giác nào cũng đều xuất hiện kèm theo với toàn bộ các loại tâm khác nhau.
Cảm giác đau đớn thuộc về thân, chỉ xuất hiện với thân thức đó lại chính là quả bất thiện. Thí dụ: Khi nhiệt độ lên cao hay xuống thấp tác động lên thân căn, th́ lúc đó thân thức chính tâm quả bất thiện cảm nghiệm được đối tượng khó chịu này. Tâm quả bất thiện này kèm theo với cảm giác thuộc về thân khó chịu. Cảm giác thuộc về thân khó chịu không thể kèm theo bất kỳ một loại tâm nào khác, nhưng thân thức lại là quả bất thiện.
Những cảm giác thuộc về thân xuất hiện là do nhứng tác động của một đối tượng dễ chịu hay khó chịu tác động lên thân căn (Bodysense), xúc lại “tiếp xúc” với đối tượng đó và những kinh nghiệm xúc cảm nghiệm được “vị” của đối tượng đó. Cảm giác đi kèm theo thân thức nhận ra đối tượng sảng khoái hay khó chịu, cảm giác đó không thể là cảm giác phi lạc phi khổ được. Trong trường hợp có những ngũ song thức (Paĩca-vinnanas) [21]khác như: thấy, nghe, ngửi và nếm th́ cảm giác đi kèm luôn luôn là những cảm giác phi khổ phi lạc, bất luận tâm quả thuộc loại nào th́ cảm giác đều cảm nghiệm được tâm thiện quả hay tâm bất thiện quả.
Pháp Chân đế (Paramattha Manjusa), một bản chú giải trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga chương XIV, điểm 56) đă giải thích lư do tại sao thân thức lại đi kèm hoặc cảm giác sảng khoải hay cảm giác khó chịu. Điều đó chính là do “sức mănh liệt va chạm của quả đấm”; đă có một va chạm trực tiếp trên cảnh xúc lên thân căn. Những cảnh xúc được cảm nghiệm thông qua sắc pháp đó lại là thân căn gồm những sắc pháp sau đây: tính bền vững, ngoại h́nh cứng cỏi hoặc mềm mại, nhiệt độ, thể hiện nơi ngoại h́nh như sức nóng và sức lạnh, và chuyển động của ngoại h́nh đó giống như những giao động hay sức ép. Bằng cách ví von sự khác biệt giữa sức va chạm nơi cảnh xúc trên thân căn và sự va chạm với các trần cảnh với những giác quan liên can đă được giải thích. Khi trải một mảnh vải len lên cái đe và dùng búa sắt đập lên miếng vải đó, chiếc búa sẽ làm rách ngay miếng vải v́ sức mạnh của sự va chạm gây ra. Tuy nhiên trong trường hợp được áp dụng với các ngũ thức khác, th́ sự va chạm có vẻ êm dịu hơn, như trong sự va chạm của hai miếng vải với nhau. Thế nên cả hai đều đi kèm theo với một cảm giác phi lạc phi khổ (xả). Sự “va chạm” của một cảnh sắc lên nhăn căn (Eye-sense) có vẻ êm dịu khi ta so sánh sự va chạm trực tiếp của một cảnh xúc với thân căn (bodysense).
Chúng ta có thể tin cảm giác thuộc về thân có phi lạc phi khổ, nhưng thực chất không phải vậy. Thời gian thân thức (Kiya-vinnana) tồn tại cực kỳ ngắn; đó chỉ là một sát-na của quả và sau đó nó tan biến ngay và các tâm bất thiện và tâm thiện xuất hiện ngay sau đó. Cảm giác sảng khoái thuộc về thân hay khó chịu lúc đó sẽ đi kèm theo ngay thân thức. Các tâm bất thiện và tâm thiện liền xuất hiện không lâu ngay sau đó bằng những cảm giác hoàn toàn khác với cảm giác thuộc về thân. Các cảm giác này thường xuất hiện kèm theo với cảm giác sảng khoái, bất hạnh hay phi lạc phi khổ (xả).
Cảm giác sung sướng, tức thọ hỷ (Somanassa) có thể xuất hiện cùng một lúc với các tâm thuộc tất cả các chủng loại khác nhau, kèm theo là tâm thiện, tâm bất thiện, tâm quả và tâm tố.
Cảm giác sung sướng cũng thuộc cùng loại với tâm đi kèm theo. Câu hành hỷ không xuất hiện với toàn bộ các tâm khác. Cảm giác sung sướng hay thọ hỷ không thể kèm theo với tâm sân, là tâm đối nghịch với cảnh và tâm này thường có căn si do thiếu hiểu biết. Cảm giác sung sướng có thể đi kèm theo với tâm tham căn nhưng không luôn luôn đi kèm theo với tâm này. Tâm tham căn có thể đi kèm theo với cảm giác sung sướng hay là xả, một tâm phi khổ phi lạc. Khi cảm giác sung sướng đi kèm theo với tâm tham căn th́ cảm giác sung sướng này cũng là một điều bất thiện. Một cảm giác xuất hiện khi chúng ta muốn có một đối tượng hiện hữu dễ chịu, một âm thanh êm dịu, một mùi vị thơm ngát, một hương vị tuyệt vời, một tiếp xúc nhẹ nhàng và suy tư khoan khoái. Chúng ta luôn lúc nào cũng muốn có cảm giác sung sướng, h́nh như đó là mục tiêu của cuộc sống chúng ta. Tuy nhiên cảm giác sung sướng không thể tồn tại lâu và khi nó biến mất chúng ta cảm thấy buồn. Một điều vô cùng quan trọng đó là biết được chúng ta đang có loại cảm giác ǵ. Nhưng cảm giác lại vượt ra khỏi ṿng kiểm soát của chúng ta. Chúng chỉ xuất hiện khi hội đủ điều kiện cần thiết. Tham đi kèm với cảm giác sung sướng thường mănh liệt hơn là tham (lobha) đi kèm theo với xả.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 33 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 7:29am | Đă lưu IP
|
|
|
Tâm tham căn đi kèm với cảm giác sung sướng chỉ xuất hiện sau khi đă có được những điều kiện thích hợp. Không một “bản ngă” nào có thể ngăn cản nổi điều này. Nếu ta nghiên cứu nhiều loại cảm giác và các tâm khác nhau đi kèm, điều này sẽ giúp ta nhận ra được tâm bất thiện. Nếu chúng ta không nhận ra được cảm giác sung sướng đi kèm theo với tâm tham căn, chúng ta có thể suy nghĩ có được những cảm giác sung sướng là điều vô cùng tuyệt vời. Nhờ cảm giác bất hạnh chúng ta có thể nhận ra những điều bất lợi, nhưng liệu chúng ta có thể nhận ra được tất cả những điều bất lợi do những điều bất thiện gây ra hay không, cũng như khi nào những bất lợi này đi kèm theo với thọ hỷ? Thọ hỷ không hề tồn tại. Khi chúng ta không có được những đối tượng dễ chịu chúng ta thường mong mỏi v́ ḷng tham của ta thường đối nghịch với những ǵ đi kèm theo với cảm giác bất hạnh. Nếu chúng ta nhận ra nỗi nguy của tất cả các loại bất thiện, điều đó nhắc nhớ chúng ta cảnh giác trước thực tại sẽ diễn ra. Đó là cách thức giúp ta tận diệt những điều bất thiện.
Thọ hỷ có thể kèm theo với tâm thiện, nhưng nó không đi kèm theo với từng loại tâm thiện một. Khi chúng ta thực hiện bố thí (Dana) nắm giữ giới luật (Sila) hay áp dụng những phương cách rèn luyện trí tuệ, th́ thọ hỷ hay xả, cảm nhận phi khổ phi sướng (trung hoà) có thể xuất hiện với tâm thiện. Chúng ta rất ước ao có được tâm thiện đi kèm với thọ hỷ. Nhưng để cho thọ hỷ xuất hiện th́ phải có những điều kiện thuận lợi. Một trong những điều kiện đó chính là có một niềm tin mạnh mẽ do lợi ích của điều thiện đem lại. Niềm tin (Saddha) chính là sở hữu lành mạnh đi kèm theo từng tâm thiện một, nhưng niềm tin lại có nhiều mức độ khác nhau. Khi chúng ta có niềm tin mạnh mẽ nơi điều thiện, chúng ta có thể thực hiện điều thiện đó một cách vui vẻ hân hoan. Chúng ta đọc thấy trong tác phẩm Chú giải Bộ Pháp Tụ (I, phần II chương I, tr. 75) như sau:
Có niềm tin (Saddha) dồi dào, tinh luyện được quan điểm của ḿnh, nhận ra điều thuận lợi nơi điều thiện phải được hiểu là những yếu tố thuộc tâm thức này để làm cho tâm thức được xuât hiện kèm theo với niềm hoan lạc đó.
Khi một ai đó có chánh kiến về những thực tại hiện hữu, có chánh kiến về điều thiện và điều bất thiện, về nghiệp và những hậu quả của nghiệp đó, th́ người đó sẽ thâm tín vững vàng nơi lợi ích do điều thiện mang lại và đây chính là điều kiện để thực hiện điều thiện đó với thọ hỷ.
Cảm giác sảng khoải đi kèm theo với tâm thiện rất khác biệt so với đi kèm theo với tâm tham căn. Mỗi khi chúng ta cho người nào đó một của bố thí nào đó và cảm giác sảng khoái xuất hiện, chúng ta cảm thấy h́nh như có một thứ cảm giác nào đó tồn tại, nhưng thực chất chỉ có những sát-na khác nhau với những cảm giác đi kèm theo cùng với các tâm khác nhau mà thôi. Rất có thể sẽ có một sát-na nào đó gồm toàn cảm giác rộng lượng hào phóng đi kèm theo là một số cảm giác sảng khoái dễ chịu. Nhưng điều đó lại tùy vào rất nhiều những sát-na ham muốn, sau khi những tâm thiện đă diệt. Chúng ta có thể bị người nào đó lôi cuốn hay ta có nuối tiếc với những ǵ chúng ta đă cho đi, hoặc chúng ta có thể chờ đợi đôi điều ǵ đáp trả lại; rất có thể chúng ta muốn được người nhận của bố thí đó yêu mến chúng ta. Những sát-na tham lam đó có thể kèm theo với thọ hỷ, đó chính là điều thiện và nó luôn đi kèm theo với ḷng tham, và những thọ hỷ khác đang nổi lên, chúng rất gần gũi với nhau và không dễ ǵ nhận ra được. H́nh như có một loại thọ hỷ và nó thường tồn tại lâu dài. Thiếu chánh kiến chúng ta không thể biết được loại thọ hỷ nào là thiện hay bất thiện cả. V́ có nhiều tâm bất thiện thường xuất hiện thường xuyên hơn là tâm thiện, có nhiều sát-na thọ hỷ chỉ là những ǵ bất thiện hơn là điều thiện. Chúng ta thường gắn bó với thọ hỷ nhưng chúng ta không thể chọn lựa được chính những cảm giác của chúng ta đâu. Có ai kiềm chế nổi cảm xúc đang xuất hiện tại một thời điểm đặc biệt nào đó không? Cảm giác diễn ra khi có đủ điều kiện cần thiết, cảm giác chỉ là những anatta, tức “vô ngă”. Khi một cảm giác nào đó xuất hiện, ta chỉ biết được dưới dạng một kinh nghiệm nhất định nào đó mà thôi. Không bao giờ có “bản ngă” xuất hiện nơi cảm giác cả.
Câu hành hỷ hay thọ hỷ có thể đi kèm theo với tâm dục giới (Kammavacara cittas), các tâm thuộc lănh vực giác quan, tâm sắc giới (Rupavacara cittas), tâm thiền sắc giới và tâm siêu thế. Đối với tâm thiền sắc giới, câu hành hỷ hay thọ hỷ đi kèm theo các tâm thuộc bốn giai đoạn thiền (Jhana) không kèm theo các tâm thuộc giai đoạn thứ năm là giai đoạn thiền cao nhất. Ở giai đoạn này đi kèm theo với tâm xả, tâm này tinh tế hơn, thanh thản hơn câu hành hỷ hay thọ hỷ rất nhiều.
Ưu (Domassa) hay là thọ ưu, chỉ xuất hiện với những tâm thuộc loại bất thiện (Akusala); Thọ ưu hay cảm giác bất hạnh luôn luôn xuất hiện với tâm sân (Dosa-mula-citta), nó không xuất hiện với tâm tham căn (Lobha-mula-citta) hay tâm si căn (Dosa-mula-citta). Thọ ưu lại tuỳ thuộc vào những ǵ mỗi người tích lũy được, cho dù tâm sân căn có xuất hiện hay không. Khi một đối tượng khó chịu, tỷ như một mùi khó chịu, h́nh như tâm sân căn luôn xuất hiện. Tuy nhiên nếu ta tập trung chú một cách khôn khéo trước đối tượng đó, tâm thiện lại xuất hiện thay v́ tâm bất thiện.
Tâm căn sân chỉ xuất hiện nơi cơi dục giới mà thôi, và không thể xuất hiện nơi bất kỳ cơi cao hơn nào khác, đối với những người đang miệt mài chuyên tâm nghiên cứu thiền th́ họ sẽ được tái sinh. Nơi cơi dục giới luôn xuất hiện chấp thủ (Upadana) đó là sự bám víu dai dẳng của những trần cảnh và điều này đă chi phối sân (Dosa) rất nhiều. Khi một người nào đó không chiếm đoạt được những trần cảnh sảng khoái th́ sân hầu như có điều kiện xuất hiện. Những ai chăm chú luyện tập thiền sắc giới (Rupa-jhana) và thiền vô sắc (Arupa-jhana)[22] mà tận diệt được chấp thủ ra khỏi những trần cảnh. Họ có thể tái sinh nơi cảnh giới cao hơn, tức các cơi Phạm thiên sắc giới và nơi những cơi Phạm thiên vô sắc giới (Arupa Brhama planes) và nơi những cơi này sẽ không c̣n những điều kiện cho sân xuất hiện nữa, tuy nhiên, khi họ tái sanh nơi các cơi dục giới là nơi có những điều kiện thích hợp để dành cho sân xuất hiện, tâm sân căn đi kèm theo với thọ ưu lại xuất hiện trở lại chừng nào mà chúng chưa bị tận diệt đến tận gốc rễ. Chúng ta ai cũng rất ghét thọ ưu và chúng ta muốn loại bỏ nó đi, nhưng chúng ta phải hiểu là sân đó chỉ có thể bị loại bỏ được nhờ trí khôn phát triển có thể giúp ta nhận ra những hiện thực hiện hữu. Không c̣n cách nào khác. Chỉ có những vị thánh hay những người đă đạt đến tầng giác ngộ thứ ba là bậc thuộc những vị Bất lai (Anagami) họ đă đạt đến giai đoạn giác ngộ thứ ba đó là thuộc những người quả thánh A-na-hàm, là những người đă loại bỏ sạch được chấp thủ trước những trần cảnh và như vậy họ chẳng c̣n có điều kiện để cho sân trở lại. Những bậc A-na-hàm hay Bất lai và A-la-hán đă loại bỏ được sân và như vậy họ không bao giờ c̣n có bất kỳ cảm giác khó chịu nào cả.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 34 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 7:29am | Đă lưu IP
|
|
|
Sân và thọ ưu lúc nào cũng xuất hiện chung với nhau. Rất khó phân biệt được hai thực tại này, nhưng chúng là những sở hữu hoàn toàn khác nhau. Thọ hỷ là cảm giác, nó cảm nghiệm được vị của đối tượng không ai ưa chuộng cả. Sân không phải là cảm giác, nó có một điềm đặc trưng rất khác biệt. Sân không ưa thích đối tượng được cảm nghiệm. Có rất nhiều mức độ sân hay ác cảm, có thể đó là một ác cảm nhẹ nhàng, bực tức hay căm ghét. Nhưng ở bất kỳ hoàn cảnh nào sân hay ác cảm không muốn chiếm đối tượng của ḿnh c̣n thọ ưu lại cảm thấy bất hạnh. Chúng ta biết rất ít về những thực tại khác biệt chúng xuất hiện. Chúng ta có thể bị đau lưng, đây có phải là cảm giác đau đớn thuộc về thân xuất hiện hay không, hoặc chỉ là một điểm đặc thù của thọ ưu cùng xuất hiện với tâm sân.
Xả, tiếng Pàli là Upekkha là một cảm giác phi khổ phi lạc (trung tính), rất khác so với thọ hỷ và thọ ưu; xả chẳng phải là sung sướng hay bất hạnh. Xả xuất hiện với các tâm thuộc cả bốn loại tâm, nhưng lại không thể xuất hiện với hết mọi tâm. Một khi không c̣n ư thức, nhiều cảm giác tiêu tan mất không hề hay biết. Cảm giác luôn xuất hiện với bất kỳ loại tâm nào, ngay cả khi chúng ta không để ư, cảm giác vẫn tồn tại: Ở những thời điểm như vậy cảm giác phi lạc phi khổ xuất hiện. Chúng ta không thể cảm thấy sung sướng hoặc bất hạnh đang khi chúng ta bận bịu với công việc hay đang suy nghĩ. Lúc đó ta lại có cảm giác phi khổ phi lạc. Cảm giác phi khổ phi lạc luôn kèm theo tâm quả như thấy hay lắng nghe. Cảm giác phi khổ phi lạc có thể kèm với tâm tham căn; có thể là cảm giác sảng khoái hay phi khổ phi lạc kèm theo. Chúng ta có cảm thấy chấp thủ luôn xuất hiện với xả hay không? Khi chúng ta đang rảo bước, đang nắm bắt được những điều ǵ đó trong cuộc sống hàng ngày, như cầm một cây viết, một cuốn tập, chúng ta cảm thấy chấp thủ ngay với các đồ vật đó, ngay cả khi không cảm thấy sảng khoái chút nào. Chúng ta thấy gắn bó với cuộc sống và muốn tiếp tục kéo dài cuộc sống đó và muốn có những ấn tượng giác quan mạnh mẽ. Chúng ta gắn bó với những ấn tượng giác quan như thấy và lắng nghe. Có rất nhiều sát-na ta lắng nghe và thấy và rồi ít lâu sau thấy và lắng nghe biến tan đi, chúng ta lại gắn bó với tâm tham căn ngay cả khi chúng ta không c̣n có được bất kỳ cảm giác sảng khoái nào khác. Sau khi thấy đă tan biến, có một quy tŕnh ư môn xuất hiện qua đó tâm nhận biết cảnh sắc lại xuất hiện một qui tŕnh ư-môn qua đó tâm liên tưởng đến các khái niệm. Chúng ta có thể liên tưởng đến một người, đến xe cộ hay cây cối. Nhận ra được người quen khiến ta rất sung sướng, cả khi chúng ta nhận ra một chiếc xe hay một cây cổ thụ cũng vậy. Đây chỉ là những khái niệm hết sức quen thuộc. Chúng ta thích nghĩ tới các khái niệm đó ngay cả khi chúng ta không cảm thấy sung sướng chút nào và lúc đó chúng ta lại gắn bó với cảm giác phi lạc phi khổ, nhưng chúng ta không cảm nhận được điều này. Nhận ra được tham kèm với xả; là điều rất hữu ích. Qua Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta biết được rất nhiều phiền năo nơi ta. Tốt hơn hết là hăy am tường tất cả các thực tại đó và đừng để cho những cảm giác đó lừa dối ta.
Xả có thể đi kèm theo với tâm đại thiện (Maha-kusala citta), tức là các tâm thiện thuộc dục giới. Chúng ta có thể giúp đỡ người khác, nắm giữ giới luật hay nghiên cứu Phật Pháp kèm theo với xả. Cảm giác là một thực tại có điều kiện. Chúng ta không thể tự ép buộc phải có cảm giác sảng khoái đang khi chúng ta chăm chú thực hiện điều thiện. Xả lại xuất hiện với các tâm dục giới (tâm thuộc giác quan), tâm sắc giới (gồm tâm sắc giới hay thiền sắc giới (Rupavacara cittas hay Rupa-jhanacitta), tâm thiền vô sắc (Arupa janacittas) và tâm siêu thế. Đề cập đến tâm sắc giới, chỉ có những tâm thuộc giai đoạn thiền thứ năm cũng là giai đoạn thiền sắc giới cao nhất mới đi kèm theo xả. Ở giai đoạn này thấy xuất hiện mức độ tịnh cao hơn các giai đoạn dưới; xả đi kèm theo loại tâm thiền này rất vi tế. Tất cả các tâm thiền vô sắc đều đi kèm với xả.
Có rất nhiều loại cảm giác khác nhau, v́ thế đừng tưởng tượng phát hiện ra được cảm giác là điều dễ dàng. Khi ta nghiên cứu Tạng Vi Diệu Pháp chúng ta mới nhận thấy rơ hơn những ǵ chúng ta chưa biết. Thật khó phân biệt cảm giác đau đớn thuộc về thân với sắc pháp hoặc với thọ ưu. Khi bị đau đớn, chúng ta cảm thấy có điều ǵ đó làm chúng ta tổn thương và như vậy chúng ta tưởng rằng phân biệt được cảm giác đau đớn thuộc về thân là điều không khó. Tuy nhiên, chúng ta không dễ ǵ phân biệt được cảm giác đau đớn thuộc về thân là một danh pháp hay sắc pháp đang đụng chạm tới thể giác chúng ta. Chúng ta thường liên tưởng đến một nơi bị đau nhất định nào đó và rồi liên tưởng đến khái niệm đau. Tư tưởng là một thực tại ta có thể nhận biết được khi nó xuất hiện, khái niệm không phải là thực tại. Một điều rất quan trọng là phân biệt được sự khác biệt giữa các thực tại siêu việt và các khái niệm. Hiểu biết chính xác sự khác biệt giữa danh pháp và sắc pháp, hai pháp này chỉ xuất hiện khi điều kiện chi phối đặc thù riêng xuất hiện, sẽ giúp ta bớt lẫn lộn trong cuộc sống đời thường.
Khi sự khắc nghiệt đụng chạm đến thân căn chúng ta th́ tức khắc thân thức (Kaya-vinnana) nhận ra được sự khắc nghiệt đó và cảm giác đi kèm theo cảm nghiệm được cái “vị” của sự khắc nghiệt đó, tâm quả (Vipakacittas) luôn xuất hiện lại cảm nghiệm những đối tượng sảng khoái cũng như khó chịu qua thân căn. Sự cứng rắn hay dịu dàng, sức nóng hay lạnh xuất hiện đụng chạm đến thân - căn, cho dù ta đang bước đi, đang dừng lại hay đang nằm nghỉ. Kinh nghiệm về sự cứng rắn hay sự dịu dàng đó luôn nổi lên mỗi khi chúng ta chạm đến hay nắm lấy các vật đó, nhưng chúng ta quá chăm chú đến những ǵ chúng ta muốn thực hiện đến nỗi không c̣n muốn để ư đến những kinh nghiệm khác đang tác động đến giác quan chúng ta. Cảm giác là tâm quả th́ hoàn toàn khác với cảm giác tích luỹ tham lam và ác cảm. Cảm giác sảng khoái thuộc về thân là tâm quả lại không liên quan ǵ đến tham lam và cảm giác đau đớn thuộc về thân cũng không ḥa hợp với ác cảm cả. Ngay khi cảm giác sảng khoái xuất hiện tham lam đối tượng đều biến mất; cảm giác sảng khoái chỉ cảm nghiệm được đối tượng đễ chịu mà thôi. Ngay khi cảm giác sảng khoái xảy ra th́ ác cảm đối tượng không thể xảy ra được. Cảm giác đau đớn chỉ cảm nghiệm được đối tượng khó chịu mà thôi. Sau khi tâm quả cảm nghiệm được đối tượng dễ chịu hay khó chịu tan biến đi, tâm bất thiện buộc phải xuất hiện v́ nó đă bám rễ sâu nơi ḷng tham, sân hoặc si mê. Tâm bất thiện thường hay xuất hiện, v́ chúng ta đă tích lũy biết bao nhiêu điều phiền năo trong ta. Mặt khác, khi có điều kiện thuận lợi tập trung “như lư tác ư” [23] vào đối tượng, tâm thiện cũng xuất hiện thay v́ tâm bất thiện. Thí dụ, ngay sau khi cảm nghiệm được đối tượng hiện hữu, th́ danh pháp và sắc pháp có thể xuất hiện.
Chúng ta đă khảo sát qua những điểm đặc thù của cảm giác sảng khoái, cảm giác khó chịu, câu hành hỷ, thọ ưu, cũng như xả.[24] Cho dù tất cả các cảm giác đó chỉ là sở hữu tức là cảm giác hay thọ, tất cả chúng chỉ là những loại cảm giác khác nhau với những trạng thái khác nhau. Ở bất kỳ sát-na nào cảm giác cũng rất khác biệt, v́ tại mỗi sát-na đều xuất hiện một loại tâm khác nhau. Thí dụ, cảm giác xả phi khổ, phi lạc kèm theo với tâm quả lại rất khác so với xả kèm với tâm thiện. Xả đi kèm với tâm thiền ở giai đoạn thứ năm cũng rất khác biệt. Toàn bộ những cảm giác này chỉ là xả, nhưng lại do các tâm và các sở hữu khác nhau đi kèm chi phối.
V́ cảm giác có quá nhiều và đa dạng như vậy, nên hiểu biết cặn kẽ hơn về cách phân loại cảm giác là điều thật hữu ích. Cảm giác được phân loại dựa trên giao tiếp thông qua “lục môn”: Nhăn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ư. Tâm cảm nghiệm được đối tượng thông qua “lục môn” này và cũng qua các “môn” ấy ta cảm nghiệm được các đối tượng sảng khoái hay khó chịu. V́ đối tượng dễ chịu đó tâm tham căn cùng với thọ hỷ hay xả đi kèm cũng xuất hiện và cũng chính v́ có đối tượng gây khó chịu nên tâm si kèm theo thọ ưu cũng xuất hiện. Nếu ta hiểu rơ được kinh nghiệm về các đối tượng gây dễ chịu hay khó chịu cũng như nhiều cảm giác khác thường xuất hiện do bởi có được những điều kiện chi phối, chắc chúng ta sẽ không làm cho vấn đề trầm trọng thêm khi cảm giác xuất hiện ở từng thời cá biệt.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Toithichhoc Hội viên
Đă tham gia: 25 February 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 157
|
Msg 35 of 35: Đă gửi: 02 May 2006 lúc 7:30am | Đă lưu IP
|
|
|
Kinh nghiệm về các đối tượng dễ chịu hay khó chịu qua giác quan, chính là (kết) quả do nghiệp mà ra, và các tâm thiện hay tâm bất thiện xuất hiện v́ cảm nghiệm được những đối tượng đó lại do những khuynh hướng ta đă tích luỹ được lâu nay cảm nghiệm và chi phối. Bản ngă không thể thực thi sức mạnh trên bất kỳ thực tại nào. Chỉ có danh pháp và sắc pháp xuất hiện do có được những điều kiện thuận lợi mà thôi. Đôi khi chỉ có những điều kiện gây ảnh hướng tới nhứng cảm giác phi khổ phi lạc, đôi khi lại chi phối đến các cảm giác sảng khoái và đau khổ nữa.[25]
Các tâm sinh và diệt rất nhanh và liên tiếp nhau. Chẳng có sát-na nào không có tâm xuất hiện và cũng không có sát-na thiếu cảm giác cả. Chúng ta thường gắn bó với cảm giác sảng khoái và thọ hỷ, nhưng chúng ta lại am hiểu quá ít về chính ḿnh, thành thử ra không thể phát hiện được nhiều cảm giác sảng khoái khác nhau. Khi ta cười là chúng ta đă có cảm giác sung sướng kèm theo với tâm tham căn. Nhưng chúng ta không nhận ra cùng lúc đó cảm giác sung sướng bất thiện cũng xuất hiện. Thế nên chúng ta chẳng nên loại bỏ đi tính vui cười, nhưng thật ích lợi biết bao nếu ta biết được những thực tại đang nổi lên đó thuộc loại cảm giác ǵ. Khi gặp một người nào đó, rất có thể cảm giác sung sướng cộng với chấp thủ sẽ nổi lên hoặc cũng có thể cảm giác sung sướng cũng sẽ xuất hiện với tâm thiện. Những tâm liên tưởng đến con người chúng ta bắt gặp đó có thể là tâm bất thiện khi ta không có ḷng độ lượng (Dana: bố thí), thiếu ḷng đạo đức (Sila: tŕ giới) hoặc thiếu tập trung tư tưởng (Bhavanajhana: tham thiền).
Cảm giác là Pháp Hành (Sankhara dhamma) tức là Pháp hữu vi. Cảm giác do tâm và các sở hữu đi kèm theo chi phối. Cảm giác sinh, diệt rất nhanh, cảm giác không tồn tại. Cảm giác chính là một uẩn (Khandha), là một trong số năm uẩn, ấy là: thọ uẩn (Vedanakhandha)[26] . Chúng ta thường gắn bó với cảm giác và coi đó là “bản ngă”. Nếu trí tuệ về cảm giác của chúng ta chỉ gồm toàn là lư thuyết suông chúng ta không hiểu được bản chất cảm giác là ǵ. Khi chúng ta ư thức được cảm giác là ǵ, chính là lúc chúng ta hiểu được cảm giác chỉ là một loại danh pháp và “vô ngă” hoàn toàn mà thôi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|