Tác giả |
|
phoquang Hội viên
Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 41 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 5:00am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào anh ThienKyQuy và các bạn!
Xin đa tạ những ǵ anh đă chỉ dạy! Thật khâm phục anh dám nói lên những lời chân thực như thế này; vậy mà có nhiều người không dám nhận ḿnh thấp kém đó anh, họ vẫn luôn cho ḿnh là tài giỏi ra sức biện lư. Bỡi lẽ, ai cũng có cái " Ta ", nếu biết điều phục sẽ làm lợi ích cho mọi người bằng không sẽ tạo nghiệp mà người lănh hậu quả ấy là ai? chính là bản thân ta chứ ai. Tôi đă từng biết nhiều vị Thầy chơn tu-tu hành tinh tấn mà chỉ phát ngôn 1 câu liền lănh nghiệp quả ngay tức khắc; nói chi xa vời cụ thể hơn tôi đây nè! chỉ là một người phàm phu tục tử đang bước lần đường đạo rộng lớn. Thế mà phát ngôn rằng: " Đức Phật Mẫu Chuẩn ĐỀ Ngài hiện thân tướng dữ quá " v́ tôn ảnh theo phong cách Tây Tạng, thế là tối 15/12 âm lịch vừa quabị té xe, nên giờ này tôi mới có cơ duyên hội ngộ cùng các bạn. Do đó, tôi thường không dám phát biểu ư riêng ḿnh mà nương vào các bài pháp của Phật Bồ Tát và Chư Vị Thầy các ḍng phái để post lên cho các vị học hỏi và nghiên cứu; tránh hư luận Tánh-Tướng hầu khỏi tạo nghiệp quả. Hăy học và hướng dẫn những ǵ đơn giản nhất, chớ có cầu kỳ cao siêu; đó mới thực là đạo Phật là chân lư thực nghiệm mới có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cho mọi người.
Kính mong các bạn,hăy lấy những ǵ từ tôi mà răn đe cho ḿnh hăy luôn khiêm hạ ḿnh hăy học tập và hành hạnh Thường Bất Khinh Bồ Tát và hăy noi theo Đức Thế Tôn mà hành tŕ; khi Ngài đản sinh chắc quư vị có nghe và nhớ rằng lời Ngài tuyên bố : " Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngă Độc Tôn " và tay Ngài chỉ lên Trời và tay Ngài chỉ xuống đất; Chắc những vị thiển nghĩ khi nghe câu Ngài tuyên bố cho là Ngài ngạo mạng cao ngạo coi ḿnh là trên hết; Nếu ai có những ư nghĩ đó hăy thành tâm sám hối đi, bỡi lời ấy là lời cuả Bậc Đạo Sư Trời Người, không có ǵ phải khúc mắc cả v́ Ngài không chỉ tay vào bản thân ḿnh-đây là Chơn Ngă v́ trời và người nên Ngài mới tuyên bố thế ( Nếu Ngài chỉ tay vào ḿnh th́ chính là Bản Ngă đề cao vai tṛ cuả ḿnh th́ lúc ấy Ngài không là Bậc Đạo Sư Chân chính đằng này lại khác ).
Thành tâm sám hối với quư vị nếu có lời nào mạo phạm xin lượng thứ cho. Tôi chỉ đề cập chung tất cả không chỉ trích riêng ai. Xin hăy chỉ giáo thêm. Thành thật cảm ơn nhiều!
Xin cảm ơn anh ThienKyQuy đă trích bài pháp rất hay cho mọi người suy gẫm. Một lần nữa cảm ơn.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam mô Thường Bất Khinh Bồ Tàt Ma Ha Tát
Phổ Quảng
thânchào
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 42 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 5:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào sư huynh Thiên Ky Quy !
OnlyOne_0 rất cảm động v́ sự quan tâm và chỉ bảo tận t́nh giàu ḷng nhân ái của huynh (cho phép OnlyOne_0 xưng hô như vậy).
Thiên Ky Quy đă viết:
Sự hối lỗi của bạn ai cũng biết bạn là người có Tâm Lành và biết hướng thượng, đủ căn trí để thành Phật tương lai.
|
Câu trên của sư huynh th́ OnlyOne_0 chỉ dám nhận một nửa câu đầu, c̣n một nửa sau th́ không dám nhận, v́ OnlyOne_0 tu để sửa ḿnh chứ không tu để mong cầu thành Phật. Kính mong huynh ghi nhận cho sự đính chính chính này của OnlyOne_0.
Thiên Ky Quy đă viết:
Bởi không có ǵ ngoài ḿnh mà là của ḿnh cả, luôn cả những cái trong ḿnh c̣n chưa phải của ḿnh nữa là.
|
OnlyOne_0 xin lấy câu này làm tôn chỉ cho ḿnh trong việc sinh hoạt ở diễn đàn KHHB và xin lấy luôn tôn chỉ này cho topic này (cùng với bài VÔ TƯỚNG TỤNG)
Nhân dịp có duyên lành được huynh ghé diễn đàn dành cho topic này 2 bài viết không chỉ cho OnlyOne_0 mà c̣n cho các bạn trong diễn đàn. OnlyOne_0 chợt có suy nghĩ sẽ cập nhật các bài post hay với tôn chỉ huynh đă chỉ bảo để topic được lưu thường xuyên như là một kỷ niệm với đầy đủ ''hỷ, nộ, ái, ố'', từ MÊ đến GIÁC. Phần MÊ đă có, OnlyOne_0 xin cập nhật các bài post hay tập trung vào phần GIÁC và không xa rời tôn chỉ của huynh (bài VÔ TƯỚNG TỤNG). Mong được sự ghé qua và chỉ giáo thường xuyên của huynh cho topic này và các topic khác trong diễn đàn KHHB.
Nhân dịp này kính tặng sư huynh Thiên Ky Quy câu chuyện của pháp sư Thánh Nghiêm với tên gọi: Đao giết người, tên cứu người; để mở đầu cho các bài post trên con đường t́m về bến GIÁC của OnlyOne_0.
Kính chúc sư huynh luôn khỏe mạnh, an lạc !
OnlyOne_0
--------------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 43 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 5:26am | Đă lưu IP
|
|
|
Đao giết người, tên cứu người
Pháp sư Thánh Nghiêm
(Đạo Tâm dịch)
Hỏi:
Đao giết người, tên cứu người thấy dường như là nói sống chết đại khái đều ở trên tay ḿnh, muốn khẳng định cũng được, muốn khẳng định cũng được, chính ḿnh tự do vận dụng. Vậy th́ người muốn vận dụng đao giết người và tên cứu người, nhất định có đủ trí tuệ mới làm, bằng không khó tránh khỏi vấn đề xảy ra.
Đáp:
Đây là một câu trong ngữ lục của thiền sư Thạch Củng Huệ Tạng, đệ tử Mă Tổ. Vị thiền sư này trước khi xuất gia vốn là một thợ săn, nhân đó mà thích dùng tên để tiếp dẫn người đọc, hễ có người đến thỉnh pháp hỏi đạo, ngài đều bảo họ xem tên. Hai câu này, đao cũng tốt, tên cũng tốt, cũng không phải đao và tên thật, mà là trí tuệ.
Giết người và cứu người là thế nào?
Giết người có nghĩa là khi hợp thời cơ, người thầy đoạn trừ đường trước đường sau cho người đệ tử, bảo họ giống như gà leo gấp lên cột, chó nhảy gấp ra khỏi tường, ép họ không c̣n con đường nào để đi, họ mới chịu buông hết tất cả nắm bắt, chấp trước, vọng niệm. Khi ấy cùng đường bí lối, đột nhiên con đường sống ở ngay trước mắt. Khi không c̣n con đường để đi th́ phiền năo không c̣n sanh khởi, trí tuệ sẽ hiện ra. Do đó, giết tức là đoạn trừ tâm dính mắc.
Tên cứu người phải vận dụng vào lúc nào?
Khi người đệ tử bỏ mất tín tâm, thấy ḿnh không phải là nhân vật tu hành nữa, lại tu cách nào cũng không có cơ hội khai ngộ, và muốn bỏ việc tu hành, khi ấy thiền sư sẽ cho họ một lối để đi. Có khi dùng thí dụ gián tiếp để nhắc nhở họ, có khi trực tiếp chỉ ra. Chẳng hạn như Mắt nhắm th́ không thấy được con đường, mắt mở th́ con đường hiện ra ở trước. Nếu tâm c̣n chấp trước th́ ông thầy sẽ cho họ một câu: Bước tới trước là con đường chết, c̣n như lui một bước đi trở lại th́ đường trước thênh thang.
Điều này giống như nhà quân sư kiệt xuất dùng binh, không có một qui tắc nhất định để theo. Nếu là thiền sư cao minh, không luận là dùng dao giết người hay thủ đoạn cứu người đều có thể giúp cho người đệ tử dẹp trừ phiền năo mà mở mắt trí tuệ. C̣n nếu sử dụng không đúng, lúc nên giết lại cứu sống, lúc nên cứu sống lại giết th́ người đệ tử sẽ tổn hại. Cũng vậy, người với trí tuệ đối với học tṛ của ḿnh, cũng tuỳ theo người mà lập bày chỉ dạy, xem t́nh huống đương thời mà giúp cho họ đến chỗ tốt đẹp.
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 44 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 5:53am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào sư huynh Thiên Ky Quy, anh phoquang !
OnlyOne_0 xin trích lại những điều tâm đắc mà sư huynh Thiên Ky Quy và anh phoquang đă viết để làm tôn chỉ cho OnlyOne_0 và các bạn trên diễn đàn cùng tham khảo trước khi post hay viết các bài về Phật pháp.
Thiên Ky Quy đă viết:
Tôi ngày xưa thích giảng Pháp lắm, sau này mới biết ḿnh chưa đủ Đạo hạnh mà nói Pháp tức là đang Tạo Nghiệp, v́ nói Pháp phải xứng TÁNH mà nói, nếu dùng Ư THỨC SUY NGHĨ MÀ NÓI dễ tạo Nghiệp lắm các bạn ạ! Kẻ Ngu Si th́ thường chưa đắc Trí Huệ luôn thích nói Pháp. Tôi xưa đă từng làm điều NGU SI như thế, nên chi ngày nay biết sự lỗi lầm, chỉ dám trích lại của người xưa mà thôi, không đủ sức viết nổi một bài Pháp nào cả.
|
Phoquang đă viết:
Do đó, tôi thường không dám phát biểu ư riêng ḿnh mà nương vào các bài pháp của Phật Bồ Tát và Chư Vị Thầy các ḍng phái để post lên cho các vị học hỏi và nghiên cứu; tránh hư luận Tánh-Tướng hầu khỏi tạo nghiệp quả.
|
Kính chúc các anh luôn mạnh khoẻ, an lạc !
OnlyOne_0
------------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 45 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 5:54am | Đă lưu IP
|
|
|
Khi lạnh lạnh chết xà - lê
Khi nóng nóng chết xà - lê
Pháp sư Thánh Nghiêm
(Đạo Tâm dịch)
Hỏi:
Có vị tăng hỏi thiền sư Động Sơn Lương Giới:
- Khi lạnh, nóng đến phải trốn ở đâu?
Thiền sư Động Sơn đáp:
- Sao ông không trốn đến chỗ không lạnh nóng?
Vị tăng ấy lại hỏi:
- Ở đâu là chỗ không lạnh nóng?
Thiền sư Động Sơn đáp:
- Khi lạnh lạnh chết ông. Khi nóng nóng chết ông
V́ sao thiền sư Động Sơn phải trả lời như thế?
Đáp:
Có nhiều người muốn trốn tránh sự phiền toái và đẩy trách nhiệm cho người khác, để t́m được nơi an ổn như ư, không muốn có lạnh rét, cũng không muốn có nóng bức, không muốn gánh vác bất cứ trách nhiệm ǵ, cũng không muốn đối diện với vấn đề thử thách nào.
Thật ra, chúng ta từ lúc ra đời cho đến măi về sau, luôn luôn đối diện với các thứ trách nhiệm và thử thách nhưng lạnh và nóng cũng là hiện tượng rất b́nh thường trên thế giới. Hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh xă hội và phản ứng của bản thân chúng ta đều phải có sự khổ năo. Cho nên vị tăng ấy hỏi chỗ nào để trốn lạnh nóng? Chỗ nào không có lạnh nóng? Thiền sư Động Sơn nói, chỗ tốt nhất là chỗ khi nóng nóng chết ông, khi lạnh lạnh chết ông. Bởi v́ đem cái lạnh chết nóng chết cho ông, ông đă chết rồi th́ c̣n sợ lạnh sợ nóng sao?
Cũng có thể nói rằng, khi cái ta này thích ăn không ngồi rồi, cái ta c̣n tham sống sợ chết, th́ ông không thể trốn đâu được. Khi ông có vui nhất định có khổ đến với ông, khi ông có sống nhất định bạn chết đến với ông. Cho nên, chỉ cần dẹp bỏ cái ta của ông, đó là phương pháp trốn lạnh trốn nóng tốt nhất. Đến lúc này, lạnh không có ǵ để sợ, nóng cũng không có ǵ đáng sợ. Khi không c̣n cách ǵ trốn tránh, việc nhất định phát sinh th́ hăy để nó phát sinh. Tiếp nhận nó đồng với vấn đề đă giải quyết xong. C̣n nếu tránh nó, th́ măi măi không giải quyết được vấn đề.
|
Quay trở về đầu |
|
|
songhy Hội viên
Đă tham gia: 03 May 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 72
|
Msg 46 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 8:47am | Đă lưu IP
|
|
|
BẠn Zer0 mến,
Bạn cho rằng tôi sai, tôi đă nhầm to, không sao đâu bạn. Tôi cám ơn bạn đă chỉ dẫn.
Thật ra tôi đă sao chép và đọc hết bốn mươi mấy trang topic TD, nhưng bạn nên biết một cốt truyện không phải lúc nào cũng hay từ đầu đến cuối. Tôi cũng nhận ra nhiều điều hay ở bác TK, dù đúng hay sai tôi không hề có ư chỉ trích , ai lại không hiểu được việc làm tốt đẹp của bác. Duy chỉ có điều buồn là những người đang được bác ưu ái đă làm phụ ḷng bác.
Nếu bạn cứ khăng khăng khẳng định chủ kiến của bạn, bạn nên tham khảo ư kiến của Bác TK.
Chúc bạn vui.
-------------------------------
Trích dẫn:
Song Hỷ th́ đang bị nhập xác nên lạc hướng |
|
|
Anh VŨ H̉ANG NGUYÊN mến,
Anh nói không sai, có thể quỷ vương nhập xác tôi nhưng lẽ nào quỷ vương muôn kiếp không giác ngộ sao?
CHúc Anh An Lạc
-------------------------------------------
OnLyOne_0 đă viết:
Trích dẫn:
Songhy đă viết:
Bác TK đang làm 1 việc rất hữu ích,không sai vào đâu cả v́ dạy mẫu giáo th́ không cần phải dùng ngôn từ Cao Học, tuy nhiên công sức của bác bỏ ra thật uổng phí |
|
|
Trích dẫn:
Zer0 đáp lại:
Thưa bạn, chỉ có Thầy "Ngu" nên không biết cách dạy, chứ trên đời này không có học tṛ nào "Ngu" cả. |
|
|
|
|
|
Ngài OnLyOne_0 có óc hài hước thật, trích dẫn lung tung làm sai ư người khác, ngài làm vậy vô t́nh tạo thêm nghiệp cho tôi mất.
Tôi giống như ngài muốn làm điều tốt cho mọi người nhưng vô t́nh làm người khác sân hận mang tội đă đành, nay ngài đă làm tôi tăng thêm tội. Tội này đem sám hối e rằng không có chổ nào nhận .
Kính chúc ngài An Lành
------------------------------------------------
Ngài ThienKyQuy đă viết:
chưa đủ Đạo hạnh mà nói Pháp tức là đang Tạo Nghiệp, v́ nói Pháp phải xứng TÁNH mà nói, nếu dùng Ư THỨC SUY NGHĨ MÀ NÓI dễ tạo Nghiệp lắm các bạn ạ! Kẻ Ngu Si th́ thường chưa đắc Trí Huệ luôn thích nói Pháp. |
|
|
Đa tạ Ngài đă chỉ điểm.
Songhy
Sửa lại bởi songhy : 17 May 2006 lúc 9:02am
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 47 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 10:05am | Đă lưu IP
|
|
|
Songhy ơi ! thuyền đă rời bến MÊ. Nếu mọi người chưa hài ḷng nhau th́ cho OnlyOne_0 này xin lỗi. OnlyOne_0 xin nhắc lại câu của sư huynh Thiên Ky Quy để mọi người cùng nhớ :
Bởi không có ǵ ngoài ḿnh mà là của ḿnh cả, luôn cả những cái trong ḿnh c̣n chưa phải của ḿnh nữa là !
|
Kính chúc Songhy vui vẻ, an lạc !
OnlyOne_0
----------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 48 of 99: Đă gửi: 17 May 2006 lúc 10:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Đến Thời Phải Chết
(
Đối thoại Thiền - Giai Không dịch)
Ikkya (Nhất Hưu) là một Thiền sư thuở nhỏ rất thông minh. Thầy của ông có một chiếc tách trà cổ rất quư. Ikkyu chẳng may làm vỡ cái tách đó và lấy làm bối rối vô cùng. Khi vừa nghe tiếng chân thầy đi tới, ông dấu những miếng mănh vỡ của cái tách bên cạnh. Vừa gặp mặt thầy, Ikkyu hỏi ngay: “Tại sao người ta phải chết?”
Thầy trả lời: “Đó là lẽ tự nhiên. Mọi vật đều phải chết, chứ không thể tồn tại lâu được”.
Ikkyu bèn đưa cái tách vỡ ra, nói: “Đă đến thời kỳ cái tách của sư phụ phải vỡ”.
Câu Hỏi Gợi Ư
1. Các độc giả nghĩ sao về thái độ của Ikkyu khi dấu cái tách trà bị vỡ?
2. Chúng ta có dám can đăm nhận một việc làm sai, hỏng như Ikkyu không?
3. Khi nào con người mới thành thật với chính ḿnh (hay bạn thành thật với chính bạn)
4. Tâm lư chung, cái ǵ quí giá mà bị hư hỏng, mất mát v.v… các bạn phản ứng thế nào? Tại sao như vậy?
5. Làm sao sống đúng như thật mà không gây ra những lỗi lầm khiến người khác phật ḷng, buồn khổ?
Vấn đề nêu ra vừa rồi là “Đến Thời Phải Chết”, ở phần cuối Giai Không có đề nghị 5 câu hỏi để bạn góp ư, phê phán nhận xét, hầu làm sáng tỏ những điểm chính trong bài. Sau đây là một số ư kiến của những độc giả xa gần tham gia góp ư. Xin thành thật đa tạ quư vị.
* Anh Thiện Tín (Queensland)
Cám ơn Giai Không đă cho tôi một cơ hội diễn tả ư nghĩ của ḿnh về những ǵ đă học hỏi được đối với Thiền. Tuy nhiên, không biết phải gọi bằng ǵ cho đúng, tôi xin phép được gọi trổng hai tiếng Giai Không, xin miễn thứ cho những khiếm nhă để trao đổi kinh nghiệm học hỏi trong tinh thần đạo bạn với nhau.
· Câu 1: Bạn nghĩ sao về thái độ của Ikkyu khi dấu cái tách trà bị vỡ?
- Đó là một việc rất tự nhiên và thường t́nh của người đời, v́ khi làm hư hỏng, đổ bể, thiệt hại… bất cứ một vật ǵ của kẻ khác, ta thường che dấu không dám công khai thú nhận lỗi về phần ḿnh. Thái độ này của con người nhằm thỏa măn hai khía cạnh tâm lư sau đây:
a) Do ḷng tự ái sợ bị ê mặt với người có đồ vật bị thiệt hại.
b) Tính dối trá, hèn nhát ta không dám đường đường như kẻ trượng phu “có làm có chịu”, biết nhận lỗi ngay khi phạm phải lỗi lầm; lại tránh né một cách tồi mạt.
· Câu 2: Chúng ta có dám can đảm nhận một việc làm sai, hỏng như Ikkyu không?
- Câu này có liên quan tới câu 1 ở trên, v́ hầu hết chúng ta đều do tính hèn nhát, gian dối và tính tự ái quá cao không dám nhận một việc làm sai, làm hỏng như Ikkyu đă nhận.
· Câu 3: Khi nào con người mới thành thật với chính ḿnh?
- Thật cũng khó mà biết được khi nào th́ ta thành thật với chính ḿnh. V́ những người không tu (Xin đừng hiểu chữ tu theo lối diễn dịch) hầu như tâm nhiễm ô dày đặc che lấp cả lư trí khó mà nhận ra chỗ sai lầm. Ngay như đối với người thân yêu mà nhiều lúc ta vẫn cứ che dấu sự thật như thường. Chỉ khi nào tu đến chứng quả, con người mới giác ngộ để nhận hết những ǵ sai lầm do chính ḿnh tạo tác.
· Câu 4: Tâm lư chung, cái ǵ quí giá mà bị hư hỏng, mất mát v.v… các bạn phản ứng thế nào?
- Câu này tôi tưởng như có phần hơi lơng lẽo mà lại khó hơn nhiều. Theo tôi, tùy theo ḷng sân và tánh keo kiệt của người đó thế nào để có phản ứng bộc phát mạnh mẽ hay chỉ âm thầm kín đáo giữ kỹ trong tâm. V́ người tiếc của sẽ xem đồ vật quí trọng hơn phẩm giá con người, nên quí món đồ hơn và, người ấy nh́n thiên hạ với cặp mắt nghi ngờ thiếu thiện cảm bằng phản ứng sỗ sàng hung hăng, vũ phu chẳng hạn.
· Câu 5: Làm sao sống đúng như thật mà không gây ra những lỗi lầm khiến người khác phật ḷng, buồn khổ?
- Không hiểu ư GK muốn nói sống như thật là thế nào? Phải chăng sống theo bản tánh tự nhiên của con người là sống như thật?
* Bạn Nguyễn Công Khanh (USA)
Theo em nghĩ, mục Đối Thoại Thiền rất hữu ích đối với người đang tập thiền như em và nhiều người kinh nghiệm khác, nên mạo muội tham gia góp phần với các bạn trong mục này. Vẫn biết rằng ư lời của ḿnh chưa được gọn và sâu sắc như nhiều người khác, ước mong được học hỏi thêm nơi anh và các bạn.
Câu 1: Ikkyu rất khôn ngoan, v́ nếu lỡ sư phụ thấy được cái chén quí đă bị vỡ th́ biết đâu trong một lúc, người sẽ đánh mắng, quở phạt và giận ghét Ikkyu. Thái độ của Ikkyu đáng cho ta suy nghĩ học hỏi.
Câu 2: Có thể có, nhưng đối với những việc không quan trọng, đồ vật nào không đáng kể thôi.
Câu 3: Ta chỉ thành thật với chính ta khi nào đă thỏa măn được mọi thứ và nhờ vào hoàn cảnh thuận tiện nhất, lúc đó người ta mới thật sự sống cho chính ḿnh.
Câu 4: Người đời ai cũng quí những ǵ do ḿnh tạo ra và làm chủ những vật đó. Ở đây không cứ là đồ vật thuần túy mà c̣n về mặt t́nh cảm, t́nh yêu thương v.v… nữa cũng vậy. Có một số người không quí đồ vật bằng t́nh cảm, t́nh yêu… khi bị mất mát, thiệt hại. Và một số khác th́ ngược lại. V́ chúng ta đă có thói quen với những ǵ đă được nh́n ngắm lâu ngày, trao đổi, xử dụng quen nên khi chúng mất đi, về tay người khác là ta đem ḷng tiếc thương, buồn khổ v.v…
Câu 5: Sống như thật, tức là sống có đạo hạnh cho ra một con người, không tranh chấp của ai một cách trái phép. Nếu đă sống được như vậy th́ sẽ không làm phật ḷng ai cả và làm ǵ để cho người khác phải buồn khổ, bất măn!
* Ông Thanh Quang (Melbourne) th́ có ư kiến hơi khác với mọi người một chút. Ông nhận xét như sau:
1. Ikkyu không thành thật, v́ một nhà tu mà c̣n dấu thầy khi lầm lỗi nhỏ th́ sao tu suốt đời được?
2. Thật ra, Ikkyu đâu có can đảm nếu không nhờ câu nói “mọi vật đều phải chết” của thầy, hẳn Ikkyu đă dấu nhẹm luôn các mănh chén vụn để phi tang rồi.
3. Con người luôn luôn thành thật, nhưng do hoàn cảnh xấu tạo nên khiến mất thành thật và tạo ra lắm điều lầm lỗi gian dối.
4. Phản ứng tiếc, thương, buồn bực … v́ tự nghĩ đó là vật do ta chiếm hữu. Ngược lại, nếu đồ vật cho chí t́nh yêu thương do chính ta tạo ra sự hư hỏng, mất mát, th́ có thể có một thái độ khác.
5. Nhơn vô thập toàn, con người ai cũng mắc lầm lỗi cả, và không ai có thể tránh gây ra buồn phiền, phật ḷng kẻ khác được cả. Ca dao VN có câu:
“Ở sao cho vừa ḷng người
Ở hẹp người cười, ở rộng người chê
Cao chê ngơng, thấp chê lùn,
Béo chê béo trục béo tṛn
Gầy chê xương sống, xương sườn giơ ra”.
* Ông Thái Ḥa (Sydney)
1. Ở đời khôn chết, dại chết, chỉ có kẻ biết là không chết mà thôi. Biết người và biết ta, chính là kẻ trượng phu vậy.
2. Chắc chắn là ta không dám nhận phần quấy về ḿnh rồi. Do đó mới tạo ra nhiều điều sai lầm chồng chất từ đời này kiếp nọ.
3. Tùy theo hoàn cảnh sống của gia đ́nh mà ta đă hấp thụ được, nhất là từ cha mẹ, anh chị em và, trong môi trường xă hội như tại học đường, nơi làm việc… để cho ta huân tập được tánh thành thật ngay thẳng cũng từ nơi đó. Nếu hấp thụ môi trường và hoàn cảnh xấu nhiều hơn tốt, ta sẽ thiếu thành thật.
4. Nếu ư thức được rằng không có ǵ tồn tại vĩnh viễn ở đời, th́ phản ứng của ta khi nh́n một vật hư hỏng, mất mát đâu có ǵ là quan trọng.
5. Muốn thế phải có đầy đủ đạo hạnh và biết sống xứng đáng để làm mô phạm, dù có gây phật ḷng kẻ khác, nhưng không đến nỗi làm cho tha nhân phải buồn khổ quá đáng.
Phần Tóm Lược
1. Ikkyu vốn nhận biết rằng thầy ḿnh là một Thiền sư th́, không có lư do ǵ không hiểu được mọi vật trên đời đều phải trải qua 4 thời kỳ: sinh, trụ, biến thế và hoại diệt. Không có một vật ǵ tồn tại vĩnh viễn được cả.
2. Người tu khi đă kiểm soát và làm chủ được tâm ḿnh th́ đâu c̣n sợ sệt nữa. V́ hay sợ sệt ta mới thiếu can đăm. Giữ tâm thanh tịnh không sợ bất cứ việc ǵ ta sẽ thừa can đăm mà sống cho chính ḿnh và người.
3. Thành thật có thể tạm gọi là hiểu biết tự trọng. Tánh hiểu biết con người ai cũng có, nhưng bị những thói hư tật xấu của môi trường và hoàn cảnh tạo nên, khiến ḷng thành thật nơi ta từ từ yếu đi, kém dần. Trong Phật giáo gọi đó là một phần giác (hiểu biết giai đoạn nhất thời, chốt lát không liên tục) để chỉ cho chúng sanh; c̣n chư Phật, Bồ Tát được toàn giác (giác ngộ hoàn toàn tức luôn luôn tỉnh thức) nên thoát khỏi luân hồi (đồng ư với ông Thái Ḥa vậy).
4. Ư ông Thái Ḥa về câu này đáng cho chúng ta tham khảo, học hỏi.
5. Chỉ khi nào hướng dẫn quần chúng như bậc đạo sư; c̣n hầu hết chúng ta đều không tránh khỏi làm buồn ḷng kẻ khác không nhiều th́ ít.
|
Quay trở về đầu |
|
|
hnib1976 Hội viên
Đă tham gia: 12 January 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 49 of 99: Đă gửi: 18 May 2006 lúc 9:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHẤT CAM LỒ THẦN DIỆU
Lời Chỉ dạy cho một Đệ tử
Nam mô!
Đấng Từ Bi của tất cả những Phật Bộ,
Bản tánh và hiện thân của mọi nơi nương tựa (quy y),
Con xin đảnh lễ Ngài, Đức Liên Hoa Sanh, vương miện quư báu của con!
Nếu tôi phải chỉ dạy những người khác bằng một phương pháp tuyệt hảo th́ trên trái đất này ai sẽ lắng nghe tôi? Bởi tôi hoàn toàn không có sự nhận thức đúng đắn và không thể là người dẫn đường ngay cả cho bản thân ḿnh! Tuy nhiên, các bạn đă nh́n tôi bằng cái thấy thuần tịnh và thỉnh cầu tôi. V́ thế, hơn là một sự thất vọng, tôi sẽ nói một vài điều khi chúng xuất hiện trong tâm tôi.
Mọi sự thành công, dù lớn hay nhỏ, thuộc những công việc thế tục hay tâm linh, đều xuất phát từ kho công đức của bạn. V́ thế đừng bỏ mặc ngay cả hành vi tích cực nhỏ bé nhất. Hăy thực hiện nó. Cũng thế, đừng bỏ qua những lỗi lầm ít ỏi của bạn và coi là không quan trọng; hăy tự kiềm chế bản thân! Hăy nỗ lực tích tập công đức: hăy cúng dường và bố thí với ḷng nhân hậu. Hăy phấn đấu với một trái tim tốt lành để làm mọi điều lợi lạc cho người khác. Hăy đi theo dấu chân của bậc minh triết và khảo sát thật tinh tế mọi sự bạn làm. Đừng làm nô lệ cho những phong cách không được suy xét. Hăy tiết kiệm lời nói. Hăy suy nghĩ nhiều hơn, và khảo sát những t́nh huống thật kỹ lưỡng. Cần phải nuôi dưỡng những căn nguyên để có sự nhận thức sáng suốt: sự khao khát làm tất cả những ǵ nên làm và từ bỏ mọi điều cần từ bỏ.
Đừng b́nh phẩm bậc minh triết hay châm biếm họ. Hăy tự giải thoát ḿnh khỏi mọi cảm xúc của sự tranh đua ganh tỵ. Đừng khinh thường người ngu dốt, đừng nh́n họ với sự kiêu căng ngạo mạn. Hăy từ bỏ sự tự phụ. Hăy từ bỏ việc coi ḿnh là quan trọng. Tất cả những điều này là thiết yếu. Hăy hiểu rằng bạn có được cuộc đời này là nhờ ḷng tốt của cha mẹ bạn. Do đó đừng làm họ buồn phiền mà hăy đáp ứng những ước muốn của họ. Hăy biểu lộ sự nhă nhặn và quan tâm tới tất cả những ai phụ thuộc vào bạn. Hăy làm cho họ thấm nhuần một cảm thức về điều tốt lành và dạy cho họ sự thực hành đức hạnh và tránh xa điều xấu ác. Hăy kiên nhẫn với những thiếu sót nhỏ bé của họ và kiềm chế tính khí xấu xa của bạn, luôn nhớ rằng chỉ cần một việc nhỏ bé nhất cũng đủ huỷ hoại một t́nh huống tốt đẹp.
Đừng kết giao với những người có tâm địa hẹp ḥi, đừng đặt niềm tin của bạn nơi những bạn mới và chưa được thử thách. Hăy kết bạn với những người chân thật là người thông minh, thận trọng và có một cảm thức về sự đúng đắn, nhă nhặn. Đừng giao kết với những người xấu, họ không quan tâm chút nào tới nghiệp, họ nói dối, lừa đảo và ăn cắp. Hăy tự tách biệt, nhưng hăy làm điều đó một cách khéo léo. Đừng tin vào những người nói những điều ngọt ngào trước mặt bạn và làm điều trái ngược ở sau lưng.
Đối với bản thân, hăy kiên định trong sự thăng trầm của hạnh phúc và đau khổ. Hăy thân thiện và điềm tĩnh với mọi người. Việc nói những câu chuyện phiếm khinh xuất và thái quá sẽ đặt bạn nằm trong tầm ảnh hưởng của chúng; sự im lặng quá mức có thể khiến cho chúng trở nên không rơ ràng đối với điều bạn muốn nói. Do đó nên giữ một đường lối trung dung: đừng huênh hoang với sự tự tín, nhưng cũng đừng làm một tấm thảm chùi chân. Đừng chạy theo chuyện tầm phào mà không khảo sát sự thật của nó. Hiếm ai biết cách ngậm miệng lại. V́ thế đừng huyên thuyên về những ước muốn và ư định của bạn, hăy giữ chúng cho riêng bạn. Và cho dù bạn đang nói với một kẻ thù, người quen biết hay một người bạn, đừng bao giờ làm tan vỡ niềm tin.
Hăy nồng nhiệt, mỉm cười và tṛ chuyện vui vẻ với mọi người. Hăy giữ đúng vị trí của ḿnh. Tôn kính những bậc trưởng thượng của bạn ngay cả khi sự việc không thuận lợi cho họ. Đừng khinh thường họ. Đồng thời, đừng khúm núm trước kẻ thô tục, ngay cả khi họ kiêu ngạo và tự măn.
Hăy khéo léo khi không thực hiện những lời hứa mà bạn biết ḿnh không thể giữ. Bởi lẽ ấy, hăy tôn trọng những lời hứa mà bạn đă thực hiện, và đừng bao giờ nghĩ rằng chúng không quan trọng. Đừng thất vọng v́ sự bất hạnh và bởi không đạt được những ǵ bạn muốn. Thay vào đó hăy thận trọng xét xem đâu thực sự là điểm thuận lợi và bất lợi của bạn.
Được tuân thủ với sự nhận thức đúng đắn, mọi hành vi thế tục như thế sẽ đưa tới kết quả là sự may mắn và thịnh vượng trong đời này và như có nói, là con đường nhanh chóng dẫn tới những cơi cao.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn hoàn toàn thoát khỏi ṿng luân hồi sinh tử, th́ đây là một vài lời khuyên sẽ hỗ trợ cho bạn trên con đường giải thoát.
Nếu bạn không biết măn nguyện th́ bạn sẽ nghèo khổ cho dù bạn có bao nhiêu tiền của chăng nữa. V́ thế hăy quyết định rằng bạn có đủ và tự giải thoát ḿnh khỏi sự khao khát và tham luyến. Quả thực hiếm ai hiểu được rằng của cải đang qua đi và không bền vững và do đó ít người có thể thực hành sự bố thí toàn hảo. Bởi ngay cả với những người thực hành nó, sự bố thí thường bị hư hỏng bởi ba điều bất tịnh và bị lăng phí, giống như thực phẩm hảo hạng bị trộn lẫn với thuốc độc.
Ngoại trừ những chúng sinh đang đau khổ trong địa ngục, không ai trong ṿng luân hồi sinh tử không yêu thích cuộc đời. Trong bảy điểm trội vượt của các cơi cao, sự trường thọ là nghiệp quả tương tự như nguyên nhân của nó. V́ thế, nếu bạn muốn sống trường thọ, hăy bảo vệ mạng sống của chúng sinh; hăy chú tâm làm điều này!
Bạn hăy nuôi dưỡng niềm tin và ḷng sùng mộ đối với Tam Bảo và vị Thầy của bạn! Nỗ lực làm mười thiện hạnh và kết hợp sự thông tuệ trong trẻo với sự uyên bác. Hăy nuôi dưỡng một cảm thức nguyên vẹn và thích đáng riêng tư của bạn đối với những người khác. Với bảy loại của cải siêu phàm này bạn sẽ luôn luôn được hạnh phúc!
Đạt được sự b́nh an và hạnh phúc cho bản thân là cách tiếp cận tiểu thừa của các vị Thanh Văn và Phật Độc Giác. Ḷng vị tha của Bồ Đề tâm là con đường của những người có căn cơ vĩ đại. V́ thế hăy tu hành bản thân trong những thiện hạnh của các Bồ Tát, và hăy thực hiện điều này trên một quy mô rộng lớn! Hăy gánh vác trách nhiệm giải thoát tất cả chúng sinh khỏi ṿng luân hồi sinh tử. Trong tất cả tám mươi bốn ngàn Pháp môn của Đức Phật, không có Pháp môn nào sâu xa hơn Bồ Đề tâm. Do đó hăy thực hiện mọi nỗ lực trên con đường, hợp nhất Bồ Đề tâm tuyệt đối và tương đối, là cái ǵ cô đọng được tinh tuư của các Kinh điển và tantra. Sự điều phục tâm thức của chính ḿnh là gốc rễ của Giáo Pháp. Khi tâm được kiểm soát, những ô nhiễm giảm thiểu một cách tự nhiên.
Đừng để cho ḿnh trở nên chai ĺ và chán ngán đối với Pháp; đừng tự dẫn ḿnh đi lạc đường. Hăy làm cho Giáo Pháp sâu xa thấm sâu vào tâm hồn bạn. Bây giờ là lúc bạn đă sở hữu đời người tuyệt hảo rất khó t́m được này, giờ đây là lúc bạn có sự tự do để thực hành các giáo lư, đừng lăng phí th́ giờ của bạn. Hăy nỗ lực thành tựu mục tiêu siêu việt, bất biến. Bởi cuộc đời đang trôi đi, và không thể xác định được giờ chết của bạn. Cho dù ngày mai bạn phải chết, bạn nên có niềm tin và không hối tiếc.
Do đó, hăy vun trồng ḷng sùng mộ chân thực đối với vị Thầy gốc của các bạn, và hăy yêu thương những thân quyến kim cương của bạn, nuôi dưỡng tri giác thanh tịnh đối với họ. Những người may mắn là những đệ tử luôn luôn trân trọng giữ ǵn samaya (hứa nguyện) và những giới nguyện như giữ ǵn mạng sống của họ. Họ sẽ nhanh chóng đạt được sự thành tựu.
Sự vô minh, năm độc, sự hoài nghi và bám chấp nhị nguyên là những gốc rễ của luân hồi sinh tử và của những đau khổ trong ba cơi. Đối với những điều này ta có một cách đối trị sẽ tẩy trừ hay “giải thoát’ mọi sự trong một cú đánh duy nhất. Đó là trí tuệ tự nhiên, trí tuệ nguyên sơ của giác tánh. V́ thế hăy tin tưởng ở giai đoạn phát triển: những sắc tướng, âm thanh và tư tưởng chỉ là sự phô diễn nguyên thuỷ của Bổn Tôn, thần chú và trí tuệ nguyên sơ. Như thế hăy an trụ trong con đường “tiếp theo” (anuyoga) của ba tri giác đặc biệt, giai đoạn toàn thiện, là trạng thái của đại lạc và tánh Không.
Hăy xác quyết quan điểm của bạn về thực hành tối hậu của Tâm Yếu – sinh tử và Niết Bàn là sự phô diễn của Giác Tánh. Không xao lăng, không thiền định, trong một trạng thái của sự ngơi nghỉ tự nhiên, hăy thường xuyên an trụ trong sự trần trụi thuần tịnh, trùm khắp của thực tại tối hậu.
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 50 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 12:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bạn hnib1976, bài pháp thật là hay !
Chúc bạn vui khỏe, an lạc !
OnlyOne_0
-------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
hnib1976 Hội viên
Đă tham gia: 12 January 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 51 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 2:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bạn , hnib1976 vẫn thường đau khổ, nhờ đó biết được thân tâm ḿnh và chúng sanh vẫn thường an lạc và hạnh phúc.
Chúc bạn mau sớm dọn sạch cỏ trong vườn và rồi không c̣n vườn để dọn cỏ nữa.
Sửa lại bởi hnib1976 : 19 May 2006 lúc 2:28am
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 52 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 3:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bạn hnib1976 !
hnib1976 đă viết:
hnib1976 vẫn thường đau khổ, nhờ đó biết được thân tâm ḿnh và chúng sanh vẫn thường an lạc và hạnh phúc.
Chúc bạn mau sớm dọn sạch cỏ trong vườn và rồi không c̣n vườn để dọn cỏ nữa.
|
Hnib1976 ơi ! bạn có biết tất cả khổ đau ở cơi đời này đều là không thật có, nó chỉ là ''hoa đốm trong hư không ''(Kinh Viên Giác). Chúng ta thấy dây thừng tưởng là con rắn nên hoảng hốt sợ hăi, đau khổ. Cái thân tứ đại, cái ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) cũng là không th́ lấy cái ǵ ra để bảo là đau khổ. Mà đau khổ không thật có th́ lấy ǵ ra đối chiếu so sánh để biết đấy là an lạc, là hạnh phúc.
Nếu chúng sinh vẫn thường an lạc hạnh phúc th́ Đức Phật c̣n giáng sinh làm ǵ nữa, đạo Phật c̣n tồn tại trên cơi đời này để làm ǵ ?
Chính v́ thế sư huynh Thiên Ky Quy đă không sai khi viết:
Bởi không có ǵ ngoài ḿnh mà là của ḿnh cả, luôn cả những cái trong ḿnh c̣n chưa phải của ḿnh nữa là ! |
Khi thuyền đă rời bên MÊ th́ không c̣n có cái khái niệm DỌN hay VƯỜN nữa. V́ không có khái niệm cây th́ biết thế nào là cỏ, nếu không có khái niệm cỏ th́ lấy cái ǵ ra để DỌN đây ?!!!. Cũng vậy, không có khái niệm cây th́ lấy ǵ để gọi là VƯỜN ?!!!
Chúc bạn vui khoẻ, an lạc !
OnlyOne_0
--------------------------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 53 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 3:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Hai câu chuyện về thiền sư Bankei
(Pháp thiền Bankei - Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
* Những đồng tiền bị mất
Một thời, thiền sư Bankei sống hết sức chật vật ở Mino. Những dân làng xung quanh cảm động v́ hoàn cảnh thiếu thốn của ngài đă đến giúp đỡ và t́m chỗ ở cho ngài. Khi khám phá túi tiền của ông bị mất 10 rỵ (đơn vị tiền tệ đương thời) ông lư trưởng nghi ngay là Bankei lấy trộm. Từ đấy sự giúp đỡ Sư dần dần giảm sút.
Một năm trôi qua, khi đến thăm nhà người con rể, ông lư trưởng mới biết một người đàn bà trong cơn tuyệt vọng đă lấy trộm số tiền nói trên. Ông liền cho gọi Bankei, giải thích những ǵ đă xảy ra, tỏ ư hối hận và xin lỗi. Bankei trầm tĩnh nói: "Tốt lắm, tốt lắm. Nhưng việc này không dính đến tôi, dù ông nghi tôi hay tôi bị nghi ngờ - ngay từ đầu đă không nghĩa lư ǵ. Toàn thể sự việc chỉ là do những ư tưởng khởi lên."
** Thiên đường địa ngục
Một lần một vị tăng hỏi: Ngài thường dạy rằng thiên đường địa ngục, ngạ quỷ, atula, ... tất cả đều ở trong tâm không hiện hữu ở ngoài. Nhưng trong kinh đức Phật dạy rằng: Nếu đi về phương tây trải qua vô số cơi Phật sẽ có một miền gọi là Cực lạc do đức Phật A Di Đà biến hóa ra. Như vậy th́ Phật nói dối sao?
Sư nói: Ai quyết định về phương hướng ấy?
|
Quay trở về đầu |
|
|
hnib1976 Hội viên
Đă tham gia: 12 January 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 54 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 7:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn nói cũng không sai, nhưng vấn đề ở đây là ai thấy như thế ?
Sửa lại bởi hnib1976 : 19 May 2006 lúc 7:21am
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 55 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 7:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn thân mến ơi ! Bạn không thấy sao ?!!!. OnlyOne_0 chỉ giúp bạn nhé:
Thuyền bắt đầu rời bến MÊ từ bài viết của sư huynh Thiên Ky Quy, huynh Phoquang, sau đó là các bài :
Bài 1: Đao giết người, tên cứu người
Bài 2: Khi lạnh lạnh chết xà - lê, khi nóng nóng chết xà - lê
Bài 3: Đến thời phải chết
Bài 4: Chất cam lồ thần diệu
Bài 5: Những đồng tiền bị mất
Bài 6: Thiên đường, địa ngục
Và bạn sẽ c̣n tiếp tục thấy nhiều bài hay như thế nữa !
Chúc bạn vui khỏe, an lạc !
OnlyOne_0
-------------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuhoangnguyen Hội viên
Đă tham gia: 24 October 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 282
|
Msg 56 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 10:44am | Đă lưu IP
|
|
|
ThienKyQuy đă viết:
Kính chào các bạn,
! Kẻ Ngu Si th́ thường chưa đắc Trí Huệ luôn thích nói Pháp.
Tôi thấy bạn Onlyone_Zero ngộ tánh rất cao, nhưng chẳng hiểu tại sao đến giờ bạn vẫn c̣n cố tranh luận để làm ǵ???!!!
Chúc các bạn thân tâm thường an lạc. |
|
|
Kính anh Thiên Kỳ Quư ,
Anh nói rất đúng kẻ NGU SI th́ thường hay thích nói pháp tràng giang đại hải và tranh luận ăn miếng trả miếng rất dữ dội theo kiểu người đời . Điều này lộ ra được đâu là chân thật , đâu là hư giả của cuộc đời . BẢN NGẢ thật đáng sợ luôn chi phối điều khiển tô vẽ con người tạo nghiệp .
Có kẻ c̣n ngụy biện hồ đồ cho rằng Phật giáo cần phải tranh luận quyết liệt cho sáng trí ra . Thiệt là quá tội nghiệp , quá thảm thương ! v́ trong kinh điển Pali cho đến chữ nho từ xưa đến nay không có dạy điều này .
Người công phu thực chứng th́ im lặng . Khi đạt tuyệt đối giác ngộ chứng quả th́ không c̣n dùng lời nói nữa mà hiểu qua Tâm Thức .Trong đạo Phật chỉ có GIÁC NGỘ chứ không có tranh luận , chỉ có thúc liểm , thanh lọc tu sửa thân tâm , chứ không có chỉ trích hồ đồ người khác . Đây là cái đẹp của đạo Phật và cũng để phân biệt với ngoại đạo và những kẻ đội lốt Phật giáo ở thời đại ngày nay .
Vũ Hoàng Nguyên
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 57 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 12:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào anh Vũ Hoàng Nguyên !
Nh́n bài viết của anh VHN, OnlyOne_0
tôi đi từ ngạc nhiên sang lắng nghe và đang chăm chú lắng nghe, mọi người cũng đang
lắng nghe, mời anh Vũ Hoàng Nguyên cứ việc tŕnh diễn và xả tâm sân hận vào đây
! Vô tư đi ! Nếu điều này thực sự làm
anh nhẹ nhơm !. Đây là lời nói chân thật và từ tấm ḷng của tôi đấy.
OnlyOne_0 tôi và mọi người rất thông cảm
với những ǵ đang xảy ra trong con người anh !
Tôi mong anh sau khi xả xong th́ hăy thuộc lại câu nhắc nhở
của sư huynh Thiên Ky Quy đă dành cho tất cả chúng ta:
Thiên Ky Quy đă viết:
Bởi không có ǵ ngoài ḿnh mà là của ḿnh cả, luôn cả những cái
trong ḿnh c̣n chưa phải của ḿnh nữa là !
|
Nếu câu trên làm tâm anh vẫn không
an, anh có thể t́m trong topic này những
câu nào làm anh sân hận và đau khổ th́ anh có thể liên hệ với BQT để xoá những câu đó. OnlyOne_0 tôi rất đồng
ư nếu nó làm cho anh được nhẹ nhơm. Đến giờ phút này, tôi nh́n thấy anh sân hận nên tôi cũng cảm thấy buồn lắm !. Tôi cứ lo
những việc ngoài đời mà anh phải đối mặt một chút th́ sẽ ra sao nhỉ ?!.
OnlyOne_0 xin phép sẽ dành các bài
post tiếp theo là các bài giảng của thiền sư Bankei (người sáng lập ra phái thiền
TÂM BẤT SINH) mà sư huynh Thiên Ky Quy đă gợi ư chúng ta nên học tập, tu dưỡng
(học và hành). Mong anh Vũ Hoàng Nguyên an tâm theo dơi cho hết, tôi hy vọng cũng
sẽ giúp cho anh học được một điều ǵ đó !.
Cầu mong Tam bảo gia hộ cho anh !
Namo Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
!
OnlyOne_0
------------------------
'' không có trí tuệ và không có chứng đắc ''
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 58 of 99: Đă gửi: 19 May 2006 lúc 12:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Pháp thiền Bankei
(Thích Nữ Trí Hải dịch Việt)
BÀI
GIẢNG của Thiền sư BANKEI
PHẦN MỘT
Lời mở
Khi thiền sư Bankei Butchi Kosai
- người sáng lập thiền tự Rỵmonji (Long môn) ở Aboshi thuộc tỉnh Banshù - mở
kỳ kiết thất lớn tại Long môn vào mùa đông năm thứ ba Genroku (1690), có 1.683
tu sĩ ghi danh trong sổ danh bạ. Những người đến nghe gồm không những đồ chúng
thuộc tông Thiên thai và Tào động mà cả các tông phái Ritsu, Shingon (chân
ngôn), Tendai, Tịnh độ, và Nhật liên tông, cả tăng lẫn tục cùng chen nhau trong
giảng đường. Người ta có cảm tưởng ngài đích thực là bậc Thiên nhân sư (Thầy
của Người và Trời) của thời nay.
Khi ấy Sư bước lên pháp ṭa và
bảo đại chúng tăng tục: Hôm nay trong đại hội này chúng ta gồm cả một đám đông
tăng tục, và có lẽ tôi đă kể cho quư vị nghe làm thế nào, lúc c̣n trẻ, tôi đă
trực ngộ ra rằng cái tâm vốn dĩ chưa từng sinh ra. Cái phần về tâm ấy tuy thế,
chỉ là điều phụ thuộc. Quư vị tu sĩ, khi quư vị an trú trong Bất sinh, quư vị
sẽ thấy không có ǵ người khác cần nói với quư vị, cũng không có ǵ quư vị cần
nghe. V́ Tâm Phật bất sinh đang chiếu sáng kỳ diệu, nên nó dễ dàng biến thành
bất cứ ǵ nó gặp phải. Bởi thế, trong khi tôi bảo mọi người tại gia ở đây chớ
có biến ḿnh thành đủ loại mà họ gặp, và đổi cái tâm Phật của họ thành những ư
tưởng, th́ quư vị tu sĩ cũng có thể nghe luôn!
Lắng nghe
Sư bảo chúng: Trong tất cả quư
vị tập trung tại đây hôm nay, không một ai là người chưa giác ngộ. Mỗi người ở
đây đều là một vị Phật. Bởi thế hăy lắng nghe cho kỹ. Cái mà tất cả quư vị thừa
hưởng của cha mẹ lúc mới lọt ḷng, chỉ là cái tâm Phật bất sinh. Không có cái
bẩm sinh nào khác ở nơi quư vị. Cái tâm Phật mà quư vị có từ lúc cha mẹ mới
sinh ra thực sự là bất sinh và chiếu sáng một cách kỳ diệu, và hơn thế nữa, với
cái Bất sinh này, mọi sự đều được thu xếp một cách hoàn toàn ổn thỏa. Bằng
chứng về điều này là, trong lúc tất cả quư vị đang lắng nghe tôi nói, mà ngoài
kia có tiếng quạ kêu, tiếng chim sẻ chíp chíp, tiếng gió xào xạc... mặc dù
không cố t́nh phân biệt những âm thanh ấy, quư vị vẫn nhận ra và phân biệt được
từng tiếng: tiếng chim quạ, tiếng chim sẻ, tiếng gió xao cành - quư vị nghe mà
không lầm lẫn, đấy gọi là nghe với cái Bất sinh. Với cái Bất sinh, tất cả mọi
sự được thu xếp hoàn toàn ổn thỏa cũng y như vậy. Đấy là bằng chứng thực sự về cái
Bất sinh. Hăy nhận ra một cách dứt khoát rằng cái không sinh và đang chiếu sáng
kỳ diệu ấy đích thực là Tâm Phật. An trú ngay trong Tâm Phật Bất Sinh ấy, th́ từ
đây cho đến măi măi quư vị là một đức Như Lai sống.V́ khi đă nhận ra một cách
rốt ráo th́ từ nay trở đi quư vị sẽ luôn an trú trong Tâm Phật, nên trường phái
của tôi mệnh danh là trường phái Phật tâm.
Vậy, trong khi đang lắng nghe tôi
nói, quư vị vẫn không lầm lẫn tiếng chim sẻ với tiếng quạ kêu bên ngoài, không
lầm lẫn tiếng chuông với tiếng trống, tiếng đàn ông với tiếng phụ nữ, tiếng
người lớn với tiếng trẻ con - quư vị nhận ra và phân biệt rơ ràng từng thứ
tiếng quư vị nghe, không lẫn lộn chút nào. Đấy chính là cái diệu dụng linh động
chiếu sáng của Bất sinh. Đó không là ǵ khác mà chính là Phật tâm bất sinh và
chiếu sáng một cách kỳ diệu, là bằng cứ xác thực về bản chất chiếu sáng vi diệu
của Tâm.
Chắc không người nào trong đây
lại bảo rằng: Tôi nghe những ǵ tôi nghe v́ tôi cố ư nghe. Ai nói vậy là nói
láo. V́ không biết lăo Bankei sắp nói cái ǵ, nên tất cả quư vị mới quay cả về
một phía như vậy chỉ cốt muốn nghe những ǵ tôi nói, chứ không có ai lại cố
nghe những thứ tiếng động đủ loại ở bên ngoài. Thế nên khi bỗng dưng những âm
thanh ấy xuất hiện mà quư vị nhận ra được, phân biệt được, nghe ra được không
chút lầm lẫn, th́ chính là quư vị đang nghe bằng cái tâm Phật bất sinh ấy.
Không ai ở đây có thể tuyên bố họ nghe những tiếng ấy tại v́ trước đă quyết tâm
để lắng nghe. Bởi thế, sự thực là quư vị đang nghe với cái Bất sinh.
Mỗi người, khi dứt khoát nhận ra
được cái bất sinh và chiếu sáng kỳ diệu ấy chính là tâm Phật, an trú trong đó,
th́ từ nay cho đến măi về sau là một vị Phật sống. Cả đến khái niệm Phật cũng
chỉ là một tên gọi được đặt ra về sau, bởi thế, từ nơi Bất sinh mà nh́n, th́ đó
cũng chỉ là chuyện phụ thuộc, không có ǵ quan trọng. Con người của Bất sinh ở
tận nguồn gốc của tất cả các vị Phật. Cái ǵ bất sinh th́ đó là suối nguồn của
tất cả mọi sự, là khởi điểm của mọi sự. Không có ǵ sơ nguyên hơn là cái Bất
sinh, không có ǵ ở trước nó. Bởi thế nên khi quư vị trú trong Bất sinh là quư
vị ở nơi ngọn nguồn của tất cả Phật, và bởi thế Bất sinh là một cái ǵ quư báu
tuyệt trần. Ở đây không có vấn đề diệt, cho nên khi trú trong bất sinh th́ cũng
không cần ǵ nói đến bất diệt. Đấy là lư do tại sao tôi chỉ nói về Bất sinh mà
không đề cập bất diệt. Cái ǵ không được tạo tác th́ cũng không bị hủy hoại,
bởi thế, khi nó đă bất sinh th́ đương nhiên cũng bất diệt, khỏi cần phải nói.
Phải vậy không nào?
Dĩ nhiên, từ ngữ bất sinh bất diệt
đă có rải rác trong kinh điển và ngữ lục từ xưa, nhưng chưa ai nói bằng chứng
thực sự của cái Bất sinh. Ai cũng chỉ học từ ngữ bất sinh bất diệt rồi lặp đi
lặp lại, nhưng đến việc nhận cho ra và thực sự đi thẳng vào trọng tâm vấn đề,
th́ không ai hiểu được Bất sinh là cái ǵ.
Khi tôi hăm sáu tuổi, lần đầu tiên
tôi trực nhận ra rằng mọi sự được giải quyết ổn thỏa bằng Bất sinh, và từ đấy
trong bốn mươi năm qua tôi đă giảng dạy mọi người với bằng chứng về cái Bất
sinh: cái mà quư vị có được khi mới ra đời chính là Tâm Phật bất sinh - cái Tâm
Phật thực sự chưa từng sinh ra, đang chiếu sáng kỳ diệu. Tôi là người đầu tiên
giảng dạy điều này. Tôi chắc chắn các tu sĩ trong hội chúng ở đây, và tất cả
mọi người khác cũng thế, chưa ai từng nghe trước đây có người nào dạy cho người
ta về bằng chứng thực sự của Bất sinh - dạy rằng Tâm Phật thực sự là bất sinh
và chiếu sáng một cách kỳ diệu. Tôi là kẻ đầu tiên nói điều này. Nếu có ai
tuyên bố họ đă nghe người nào trước đây có dạy cho người ta với bằng cớ đích
thực của Bất sinh, th́ người ấy đúng là nói dối.
Khi quư vị an trú trong Bất sinh
là quư vị ở nơi ngọn nguồn của mọi sự. Cái mà chư Phật trong quá khứ chứng được
chính là Phật Tâm Bất Sinh, và cái mà chư Phật vị lai sẽ chứng cũng là Phật Tâm
Bất Sinh. Ngày nay chúng ta đang ở thời mạt pháp, tuy vậy nếu có dù chỉ một
người an trú trong Bất sinh, th́ Chính pháp như vậy đă được phục hưng trong thế
gian này. Có phải thế không, thưa tất cả quư vị? Chắn chắn là vậy. Khi quư vị
đă nhận ra điều này một cách dứt khoát, th́ ngay tại chỗ quư vị sẽ mở được con
mắt để thấy suốt tâm người, và bởi thế trường phái của tôi c̣n gọi là tông Mắt
sáng. Khi con mắt thấy suốt nhân tâm được hiển lộ, th́ dù vào bất cứ thời gian
nào cũng là lúc triệt ngộ được chánh pháp. Tôi muốn quư vị biết rơ điều này.
Khi ấy, quư vị, dù bất cứ ai, chính là người thừa kế của tôi.
Giới luật
Một bậc thầy thuộc Luật tông đến
hỏi: Ngài có tuân giữ giới luật không?
Sư trả lời: Từ khởi thủy, tất cả
những ǵ mà người ta gọi là giới luật đều cốt dành cho những thầy tu tồi tệ phá
giới. Với người an trú trong tâm Phật bất sinh th́ không cần nói đến giới. Giới
được dạy là để giúp chúng sinh, không để giúp Phật! Mọi người khi cha mẹ mới
sinh chỉ có duy nhất cái Tâm Phật Bất sinh, bởi thế hăy an trú trong tâm bất
sinh ấy. Khi an trú trong Bất sinh, th́ bạn đă là một vị Phật sống ngay bây giờ
rồi, và vị Phật ấy cố nhiên không vẽ vời những chuyện như thọ giới, bởi thế
không có giới điều nào cho ông ta thọ. Bày đặt những chuyện như thọ giới th́
không phải là ư nghĩa của Tâm Bất sinh. Khi bạn an trú trong Bất sinh th́ không
cách ǵ bạn phạm giới nổi. Từ nơi Bất sinh, giới luật cũng thành phụ thuộc nhảm
nhí, trong chỗ Bất sinh, thực sự không có ǵ là giới luật...
Cũng một chuyện ấy
Một vị giảng sư Phật giáo đến bảo
tôi: Thay v́ cứ nói đi nói lại măi một chuyện ấy trong các thời giảng hết ngày
này sang ngày khác, đáng lẽ thỉnh thoảng ngài nên kể vài mẩu chuyện thần thông
biến hóa trong đạo Phật, để cho người ta xả hơi đôi chút có hơn không?
Dĩ nhiên có lẽ ông ta nói có lư.
Có thể là tôi rất ngu đần, nhưng nếu làm vậy mà cung cấp được điều ǵ thực sự
hữu ích cho người ta, th́ dù có ngu đần hay không ngu đần tôi cũng có thể rán
học thuộc ḷng vài mẩu chuyện. Tuy nhiên, giảng dạy những thứ ấy không khác ǵ
cho người ta ăn thuốc độc. Mà cho người ăn độc dược là điều chắc chắn tôi không
thể làm!
Tôi không giảng
đạo Phật
Sư lại nói: Tôi không giảng dạy người ta bằng
cách trích dẫn những lời nói của chư Phật chư Tổ. V́ tôi có thể làm việc ngay
với chính tự ngă của mỗi con người, nên không cần chất thêm lên đó những trích
dẫn lời Phật, Tổ. Tôi không nói về đạo Phật, không nói về đạo thiền. Thực sự là
không cần ǵ nói đến những thứ ấy. V́ tôi hoàn toàn có thể được việc trong lúc
chỉ cần trực tiếp với những bản ngă con người ngay đây trong hiện tại, nên tôi
không cần nói Phật cũng không cần nói thiền...
(c̣n tiếp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
OnlyOne_0 Hội viên
Đă tham gia: 15 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 254
|
Msg 59 of 99: Đă gửi: 20 May 2006 lúc 10:03am | Đă lưu IP
|
|
|
(tiếp theo)
Gặp những bậc
Thầy: Ḍsha và Ingen
Trước năm ba mươi tuổi, tôi vẫn tiếp tục mặc áo
jittoku (CT. một kiểu áo dành cho người tập sự và cư sĩ- ND) không khoác thêm
tăng bào. Nhưng năm tôi được 30 tuổi, thầy tôi (thiền sư Umpo, vị thầy đầu tiên
của Bankei-ND) đề nghị tôi nên đến viếng vị thiền sư Trung hoa Ḍsha Cḥgen ở
Naninsan (nay thuộc tỉnh Phúc kiến- ND) vừa mới đến Nagasaki. Khi tôi quyết
định đi, thầy bảo: "Lâu nay ông mặc vậy cũng được, nhưng bây giờ khi đến
yết kiến một vị sư Trung hoa, ông mặc vậy không xong. Ông nên v́ Pháp mà từ nay
về sau hăy mặc tăng bào, vậy hăy mặc mà đi viếng Dosha". Thế là, theo lời
dạy của thầy, lần đầu tiên tôi vận tăng bào mà đi viếng Dosha. Tôi tŕnh bày
ngay kiến giải của ḿnh. Dosha nh́n tôi từ đỉnh đầu xuống đến gót chân rồi bảo:
"Ông đă vượt qua sống chết!"
Trong số những thiền sư thời ấy, chỉ có Dosha có
thể gọi là xác chứng được kinh nghiệm giác ngộ của tôi; mặc dù vậy, tôi vẫn
chưa hoàn toàn thỏa măn. Bây giờ khi nh́n lại, tôi vẫn không thấy Dosha khả dĩ
chấp nhận được. Giá mà Ḍsha vẫn c̣n sống đến ngày nay, th́ tôi đă có thể giúp
ông trở thành một con người khá hơn. Nhưng ông là một người thiếu may mắn và đă
chết sớm, tôi rất lấy làm tiếc.
Khi tôi là một thành viên trong chúng hội của
Ḍsha, đại chúng gửi thư sang Trung quốc để cung thỉnh thiền sư Ingen. Vị này
đến Nhật khi tôi c̣n ở với Dosha. Ông lên bờ tại cảng ở Nagasaki. Tôi cùng đi
trong đoàn đón rước ông, nhưng vừa khi thấy ông bước ra khỏi tàu để lên bờ, tôi
nhận ra ngay ông không phải là con người của Bất sinh, v́ lư do đó mà tôi không
bao giờ theo học với ông ta cả.
Tôi sẵn sàng
làm chứng cho các bạn!
Tất cả quư vị ở đây hiện tại thật là vô cùng may
mắn. Lúc tôi c̣n trẻ, không có những bậc thầy giác ngộ hoặc nếu có, tôi đă
không đủ may mắn gặp được. Lại v́ thuở bé tôi rất ngu đần nên đă phải chịu gian
nan không thể tưởng. Ôi tôi đă phấn đấu một cách vô ích làm sao. Tôi không thể
nào quên được những nỗ lực vô bổ ấy, đă để lại một ấn tượng sâu xa trong người
tôi. Tôi phải học rất vất vả, học từ kinh nghiệm. Đó là lư do tôi rán xuất hiện
như thế này mỗi ngày, để thúc giục quư vị, v́ tôi muốn tất cả quư vị giác ngộ
một cách tiện nghi thoải mái, không có một phấn đấu vô dụng nào như tôi đă làm.
Tất cả quư vị phải tự thấy ḿnh may mắn lắm. Quư vị c̣n t́m được ở đâu thứ cơ
hội như thế này?
Tôi không định kể cho quư vị nghe chuyện này - về
thời trai trẻ, chính v́ ngu độn mà tôi đă phấn đấu một cách vô ích như thế nào
- nhưng tôi sẽ đáng trách nếu trong quư vị có người nào cũng làm như tôi, v́
tưởng không phấn đấu cam go th́ không thể nào chứng ngộ chân lư. Bởi thế, mặc
dù tôi không định nói, các bạn trẻ hăy lắng nghe cho kỹ. Bởi v́ không cần phải
trải gian nan như tôi, quư vị vẫn có thể đạt đến sự chứng ngộ hoàn toàn. Trước
hết để tôi kể cho các bạn nghe về những phấn đấu của tôi, rồi các bạn sẽ thấy
không cần làm như Bankei, các bạn cũng có thể đạt đến giác ngộ hoàn toàn. Tôi
muốn các bạn hăy nhớ lấy điều ấy trong khi lắng nghe. Vậy hăy nghe cho kỹ, tôi
sẽ bắt đầu.
Cha tôi họ Suga, vốn là một ronin hay hiệp sĩ độc
lập, theo đạo Khổng, xuất thân từ Shikoku (một trong năm đảo lớn của quần đảo
Nhật bản. Nay thuộc quận Tokushima. ND). Ông đến định cư tại vùng này (Aboshi -
bài giảng này nói ở chùa Long môn. ND) ở đây tôi được sinh ra, nhưng ông qua
đời lúc tôi hăy c̣n bé, để lại một ḿnh mẹ nuôi tôi khôn lớn. Theo bà kể th́
hồi thơ ấu tôi là một trẻ hư hỏng, làm đầu têu bọn trẻ phá làng phá xóm. Nhưng,
mẹ tôi kể, vào lúc chỉ mới chừng hai ba tuổi, tôi đă sợ chết: mỗi khi tôi khóc
mà có nguời nào làm bộ như chết, hoặc bảo tôi có người nào chết, th́ tôi nín
khóc ngay, và lại c̣n chấm dứt bất cứ tṛ nghịch phá nào nếu gặp lúc tôi đang
chơi nghịch.
Dần dà tôi lớn lên. Khi tôi c̣n niên thiếu, đạo
Khổng đang thịnh hành, mẹ tôi gởi tôi đến một ông thầy bắt tôi học thuộc ḷng
sách Đại học. (CT. Vào thời đại Tokugawa - thế kỷ mười bảy - ở Nhật, sách Đại
học và một chương trong Lễ kư là chương tŕnh học vỡ ḷng chính thống, v́ nó
ngắn và dễ học nhất trong các sách nho, chỉ cốt cho trẻ tập viết và học thuộc
ḷng, không cần giảng nghĩa. ND). Nhưng khi đọc câu Đại học chi đạo, tại minh
minh đức (Cái học lớn lao là phải làm sáng cái đức sáng) tôi không thể hiểu đức
sáng là cái ǵ. Hết sức hoài nghi, tôi thắc mắc về nó một thời gian.
Có lần tôi đến hỏi một vài nhà nho: Đức sáng là
thứ ǵ? Hăy nói cho tôi biết đức sáng là ǵ cái đă. Nhưng không ai biết để trả
lời tôi.
Nhưng một hôm có người bảo tôi: Những điều khó
như thế chỉ có các thiền sư mới hiểu nổi. Hăy đi mà hỏi các vị ấy. Dù chúng tôi
có thể đọc vanh vách chữ nghĩa trong các cổ thư (Trung hoa) nhưng khi hỏi đến
Đức sáng là cái ǵ, chúng tôi cũng chịu, không hiểu được.
Ồ, th́ ra sự thể là như vậy, tôi than thầm, thấy
ḿnh vẫn c̣n ở măi trong u tối. V́ trong vùng lân cận chẳng có vị thiền sư nào
nên tôi không có dịp hỏi ai. Tuy thế, tôi liền lập chí thế nào ḿnh cũng phải
t́m cho ra ư nghĩa của Đức sáng, và sẽ nói cho mẹ già nghe trước khi bà nhắm
mắt. Mặc dù chưa hiểu được điều ấy, tôi cũng đă mong mỏi trước hết sẽ nói cho
mẹ nghe v́ bà đă già, có thể chết bất cứ lúc nào. Với hi vọng giải quyết nghi
vấn về Đức sáng, tôi đi lang thang khắp nơi một cách vô vọng, t́m kiếm khắp
chỗ. Bất cứ nơi nào mà tôi nghe có buổi thuyết pháp, nói chuyện, diễn thuyết,
th́ dù cách xa đến mấy tôi cũng vội vàng đi đến. Khi trở về nhà, tôi thường
thuật lại cho mẹ những ǵ có ư nghĩa mà tôi đă nghe được, nhưng thắc mắc của
tôi về Đức sáng vẫn chưa t́m ra giải đáp.
Sau đó tôi quyết định đi viếng một thiền sư. Khi
tôi hỏi ông về Đức sáng, ông bảo: "Nếu cậu muốn hiểu th́ hăy tọa thiền đi,
rồi sẽ hiểu Đức sáng là ǵ". Kết quả là ngay sau đó tôi khởi sự tập tọa
thiền. Tôi đi vào trong núi, không ăn ǵ cả trong ṿng bảy hay cả đến mười
ngày, t́m một đỉnh núi nhọn mà ngồi, vén áo để lưng trần dựa vào đá núi, cương
quyết thiền định tới cùng dù có phải chết, không rời khỏi chỗ ấy cho đến khi
cuối cùng tôi ngă vật xuống. V́ không có cách ǵ nhờ người mang thực phẩm đến,
nên thường tôi không ăn ǵ cả trong nhiều ngày. Nhưng v́ chỉ muốn một điều là
giải đáp về Đức sáng, nên tôi chẳng quản ngại ngất xỉu v́ đói, và nhất định
không để cho sự đói khát cản trở ḿnh. Mặc dù vậy, tôi vẫn không thể giải quyết
thắc mắc về Đức sáng.
Sau đó tôi trở về quê hương, dựng một cái cḥi để
nhập thất. Có những lúc hoàn toàn tập trung vào pháp niệm Phật (CT. nembutsu,
một pháp thiền định bằng cách niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT liên tục mà các thiền sư
áp dụng để định tâm. ND) tôi ngồi suốt cả ngày đêm không đặt lưng xuống chiếu.
Cứ thế tôi ṃ mẫm một cách vô vọng, nỗ lực mỗi
ngày mà thắc mắc của tôi về Đức sáng vẫn chưa được giải quyết. Không kể ǵ mạng
sống, tôi hành thân hoại thể đến độ da mông tôi bị rách nát, mà hậu quả là tôi
chỉ có thể ngồi một cách hết sức đau đớn khó nhọc. Tuy nhiên, khi nh́n lại
quăng đời ấy, tôi thấy lúc bấy giờ sức chịu đựng của tôi cũng khá, nên mặc dù
đau đớn như vậy tôi vẫn không chịu nằm nghỉ lấy một ngày. V́ da thịt sau mông
bị lở loét nên tôi phải lót một lớp dày giấy bổi để ngồi lên trên, và thay hết
lớp này đến lớp khác. Mặc dù vậy, máu vẫn không ngừng tuôn ra, và v́ quá đau
đớn đôi khi tôi phải lót bông vải hay bất cứ ǵ ở phía dưới. Thế nhưng tôi vẫn
có thể trải qua trọn một ngày đêm không đặt lưng nằm.
V́ nỗ lực quá căng vào những năm ấy, cuối cùng
tôi ngă bệnh nặng. Vẫn chưa giải quyết được vấn đề Đức sáng, tôi phấn đấu với
nó một thời gian, chịu đựng gian khổ ê chề. Bệnh tôi càng ngày càng nặng, cơ
thể gầy ṃn, mỗi khi ho đàm lại khạc ra từng cục máu tṛn bằng ngón tay cái,
đặc đến nỗi có khi nó bắn vào vách rồi lăn xuống. Khi ấy mọi người quan tâm đến
tôi đều nói: Nhất định không xong rồi. Chú phải nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
Bởi thế theo lời khuyên của họ, tôi rút về gian cḥi, mướn một người tớ trai.
Nhưng bệnh t́nh của tôi tới hồi nguy kịch. Suốt
bảy ngày liền tôi không thể nào nuốt được một chút ǵ ngoài chút ít nước cháo
lỏng. Do đó tôi nhận ra ḿnh sắp chết. "À ra thế, không c̣n ǵ có thể làm
được nữa", tôi tự nhủ, nhưng không tiếc nuối ǵ ngoài ra là nghĩ ḿnh sắp
chết mà không hoàn tất được ước nguyện ấp ủ từ lâu.
Ngay khi ấy, tôi có một cảm giác lạ lùng nơi cổ
họng, và khi khạc vào vách tường, tôi để ư thấy một viên tṛn đông đặc màu đen
như cái hột đào đang lăn xuống. Sau đó tôi cảm thấy lồng ngực nhẹ nhơm một cách
lạ lùng, và đấy là cái lúc tôi chạm phải Nó. Mọi sự đều tự giải quyết hoàn toàn
ổn thỏa với Bất sinh, bấy lâu nay v́ không nhận ra điều này nên tôi đă nỗ lực
đến kiệt sức một cách vô dụng! Cuối cùng tôi mới thấy tôi đă lầm.
Bấy giờ cảm thấy tinh thần sảng khoái, tôi gọi
người tớ nấu cháo ăn. Người đầy tớ của tôi vô cùng kinh ngạc khi thấy một kẻ
sắp chết lại đ̣i ăn như vậy, anh ta sung sướng la lên và vội vàng luống cuống
đi nấu cháo. V́ hấp tấp nên anh ta đă dọn cho tôi ngay cháo c̣n sống, song tôi
vẫn mặc kệ, ăn liền mấy bát đầy mà vẫn không sao cả. Sau đó tôi dần b́nh phục
và sống cho đến ngày nay (CT. Lúc ấy Bankei đă 68 tuối. ND). Cuối cùng tôi đă
thực hiện được ước mơ tôi hằng ấp ủ là san sẻ chân lư tôi đă chứng ngộ cho mẹ
tôi trước khi bà qua đời. (CT. Mẹ Bankei về sau cũng xuất gia với tên Myosetsu,
chết năm 1680 lúc bà 91 tuổi. ND)
Từ khi tôi ngộ ra rằng mọi sự được thu xếp xong
xả hoàn toàn nhờ cái Bất sinh, không người nào trong xứ có thể phản bác tôi
được. Nếu trong lúc tôi ṃ mẫm một cách vô vọng như thế, mà có người nào đă
giác ngộ nói cho tôi biết ngay từ đầu, như tôi đang nói cho quư vị hiện nay,
th́ có lẽ tôi đă khỏi uổng phí bao nhiêu phấn đấu vô ích. Nhưng v́ hồi đó không
t́m ra được một người nào như thế, nên tôi đă phải trải một thời gian dài khó
nhọc phấn đấu vượt quá sức chịu đựng. Cũng v́ thế mà đến bây giờ tôi vẫn c̣n là
một kẻ ốm yếu, không thể ra gặp gỡ quư vị nhiều như tôi muốn.
Khi đă trực ngộ được mọi sự đều được thu xếp ổn
thỏa nhờ cái Bất sinh, tôi mong muốn nói lên điều ấy với một người nào. Trong
khi tôi hoang mang chưa biết ai là người tôi nên đi gặp, th́ thầy tôi ( CT. tức
Umpo- ND) bảo: "Ở Mino (CT. nay là quận Gifu- ND), có bậc thầy tên Guḍ
(CT. Guḍ Ṭshoku, 1579-1661, là một trong những bậc thầy thuộc tông Thiên thai
vào đầu thời đại Tokugawa. Ông cũng thuộc hệ phái Umpo thầy của Bankei, phái
này sẽ phát xuất thiền sư nổi tiếng vào thế kỷ 18 là Hakuin Ekaku, Bạch Ẩn,
1685-1769- ND). Nghe nói ông là người tốt. Có thể ông ta sẽ xác chứng cho kinh
nghiệm của chú, vậy chú nên đến tŕnh bày với ông ta."
Hi vọng gặp được Guḍ để tŕnh bày sở chứng, tôi
theo lời thầy khuyên và khởi hành đi Mino để gặp vị thiền sư, nhưng khi tôi đến
nơi th́ ông đă đi Edo (CT. tức Tokyo ngày nay- Vào thời đại Tokugawa, đấy là
thủ phủ Nhật bản thay cho Kyoto- ND). Thế là tôi không gặp được ông, và về sau
cũng không có dịp nào để nói chuyện với ông cả.
Sau khi đă lặn lội từ xa đến mà không đạt mục
đích, tôi quyết định thay v́ bỏ về, sẽ đi viếng những thiền sư trong vùng ấy.
Khi đến nơi họ, tôi tự giới thiệu: "Tôi là một tu sĩ thiền từ Banshù đến
(CT. tức tỉnh Harima, nay là quận Hyog̣- ND) với hi vọng duy nhất là thăm viếng
và nhận được chỉ giáo của chư vị."
Khi những vị thầy đă tŕnh bày những lời dạy của
họ, tôi xin mạn phép được phát biểu. Tôi nói: "Tôi biết thực là không phải
phép, nhưng xin chư vị thứ lỗi cho, khi tôi nói điều này. Tôi không phải là
không biết ơn về những lời dạy của chư vị, nhưng tôi có cảm tưởng như là người
ta chỉ găi ngứa cho tôi ở ngoài giày, chưa đạt tới cái cốt tủy."
Rất thành thực, những vị thầy ấy bảo tôi: Đúng
như ông nói. Mặc dù mang tiếng làm thầy, chúng tôi chỉ có học thuộc ḷng những
danh từ trong kinh điển và ngữ lục để dạy lại người ta. Chúng tôi phải hổ thẹn
mà nói rằng v́ bản thân ḿnh chưa thực chứng nên khi nói pháp, sự giảng dạy của
chúng tôi quả thật chỉ như găi ngứa ngoài giày, không làm ông thỏa măn. Ông rất
hiểu chúng tôi vậy. Chắc ông không phải là người tầm thường!
Thế là, v́ không t́m ra được người nào ấn chứng
cho kinh nghiệm giác ngộ của tôi, tôi trở về nhà đóng cửa nhập thất. Trong khi
quan sát nhu cầu mọi người và t́m phương cách tŕnh bày điều tôi đă chứng để
cứu giúp họ, tôi nghe tin bậc thầy về thiền là Ḍsha từ Trung quốc đă đến, đang
ở Nagasaki. Theo lời chỉ giáo của thầy tôi, tôi đến yết kiến Ḍsha. Khi tôi
tŕnh bày chỗ ngộ của ḿnh, ông tuyên bố: "Chú là người đă vượt qua sinh
tử." Thế là chỉ khi đến nơi Ḍsha, cuối cùng tôi mới nhận được một chút
xác nhận về sự chứng ngộ của ḿnh. Vào thời ấy thực khó mà t́m ra được người
nào có thể xác chứng một cách chắc chắn kinh nghiệm của tôi, nên tôi gặp khá
nhiều vất vả. Bởi thế cho nên, khi nghĩ lại tôi đă khổ đến thế nào, bây giờ tôi
phải đi ra mỗi ngày như vầy để gặp tất cả quư vị, mặc dù tôi đang đau ốm. Nếu
trong đây có người nào đă kinh nghiệm được sự giác ngộ - bất cứ là ai - th́ lư
do duy nhất mà tôi ra đây là để làm chứng cho vị ấy. Quư vị quả là rất may mắn.
V́ quư vị đă có một người có thể xác chứng cho kinh nghiệm giác ngộ của ḿnh,
nên nếu ai trong đây đă giác ngộ hoặc nghĩ ḿnh đă hiểu vấn đề, th́ xin hăy
bước ra, và hăy nói lên nghe. Tôi sẵn sàng làm chứng! Tuy nhiên nếu chưa có ai
hiểu, th́ hăy lắng nghe tôi nói, và hăy chứng ngộ cho rốt ráo...
Chứng ngộ rốt ráo rằng cái Bất sinh đang chiếu
sáng một cách kỳ diệu đó chính là Tâm Phật, là như thế này: Giả sử mười triệu
người đồng thanh tuyên bố con quạ là con c̣. Con quạ đen không cần ai nhuộm,
cũng như con c̣ trắng không cần ai tẩy - đấy là điều chúng ta vẫn thấy biết như
chuyện đương nhiên. Bởi vậy, dù cho không những mười triệu người, mà tất cả mọi
người trong nước đều đồng thanh tuyên bố con quạ là c̣, bạn vẫn không bị lừa
bịp, mà tuyệt đối vững tin nơi ḿnh. Đó là ư nghĩa của sự chứng ngộ rốt ráo.
Hăy chứng ngộ rốt ráo rằng cái ǵ bất sinh chính là tâm Phật, tâm Phật thực sự
là bất sinh và chiếu sáng kỳ diệu, và mọi sự được sắp đặt hoàn toàn ổn thỏa với
cái Bất sinh, để cho dù có nghe bất cứ ǵ người ta cố nói với bạn, bạn cũng
đừng để cho họ lừa bịp. Bạn sẽ không chấp nhận những si mê lầm lạc của người
khác.
Lúc tôi c̣n trẻ và khởi sự giảng dạy giáo lư chân
thực về Bất sinh, không ai có khả năng hiểu được. Khi nghe tôi nói, người ta
dường như nghĩ tôi là một thứ tín đồ tà giáo hay theo Ki tô giáo (CT. Vào giữa
thế kỷ mười sáu, Ki tô giáo du nhập Nhật bản do những nhà truyền giáo Tây ban
nha và Bồ đào nha. Sau một thời oanh liệt ngắn, tôn giáo mới này bị chính quyền
nghi kỵ và thẳng tay đàn áp suốt thời đại Tokugawa dài hơn hai thế kỷ - ND). V́
vậy họ sợ hăi không dám đến gần tôi. Nhưng dần dà họ nhận ra ḿnh đă lầm, và
thấy những ǵ tôi giảng dạy đúng là Chính pháp. Bây giờ, trái ngược với t́nh
trạng lúc đầu không ai dám bén mảng đến gần, tôi lại bị khách khứa tràn ngập -
những người nôn nóng muốn gặp tôi, lắng nghe giáo lư tôi giảng. Họ theo tôi
liên tục tới nỗi không để tôi yên dù chỉ một ngày. Đấy, sự t́nh là thế.
Trong bốn mươi năm ở đây, thỉnh thoảng tôi giảng
giáo lư chân thực về Bất sinh cho mọi người, nên kết quả là vùng này (chùa Long
môn- ND) đă sản xuất nhiều người khá hơn những giảng sư về đạo Phật. Bởi thế,
với các bạn cũng vậy, sao cho công khó của quư vị từ xa xôi đến sẽ được đền bù
bằng cách khi trở về, quư vị đă hoàn toàn chứng ngộ Pháp, thực chứng cái Bất
sinh một cách rốt ráo để đừng chuyển nó thành những (vọng) tưởng.
Lớn lên trong mê lầm
Cái mà mọi người hấp thụ từ nơi cha mẹ chỉ là Tâm
Phật bất sinh. Nhưng v́ cha mẹ bạn không nhận ra điều ấy, nên bạn cũng bị mê
lầm, rồi chính bạn lại trưng bày cái mê lầm này ra khi nuôi dạy con cái bạn. Cả
đến vú nuôi và những người giữ trẻ cũng ưa nổi nóng, mọi người quan hệ đến việc
nuôi dạy trẻ đều trưng ra mọi kiểu hành xử mê muội, như ngu si, ham muốn ích
kỷ, và thói giận dữ của loài tu la (quỷ chiến đấu). Khi lớn lên, được đoanh vây
bởi những người si mê như vậy, trẻ em thường phát triển một loạt thói xấu tệ
nhất, trở nên rất dễ bị mê muội và biến thành những người không giác ngộ. Lúc
ban sơ khi mới sinh, quư vị không có si mê. Nhưng v́ những lầm lỗi của những
người nuôi dạy bạn, mà một con người vốn ở trong Tâm Phật lại biến thành chúng
sinh kém giác ngộ số một. Đây là điều mà tôi chắc chắn tất cả quư vị đều biết
với kinh nghiệm bản thân.
Khi bạn mới sinh, cha mẹ không cho bạn bất cứ mê
lầm nào như thói xấu, dục vọng ích kỷ. Nhưng về sau, khi ra giữa đời bạn mới
lượm lặt đủ thứ si mê dần dần trở thành những thói hư tật xấu, làm cho bạn
không thể không thành ra người mê muội. Cái mà bạn không lượm nhặt từ bên
ngoài, chính là Tâm Phật bất sinh, và ở đây không hiện hữu một si mê nào. V́
tâm Phật chiếu sáng một cách kỳ diệu, nên bạn có thể học hỏi đủ thứ, ngay cả
những hành vi lầm lạc. Nhưng cũng v́ nó chiếu sáng kỳ diệu, mà khi nghe điều
này, bạn sẽ quyết định không si mê nữa, từ đây trở đi sẽ chấm dứt tạo nên mê
lầm và sẽ an trú trong Tâm Phật bất sinh. Cũng hệt như khi trước bạn siêng năng
tập tành thói si mê, làm cho ḿnh trở thành mê muội thế nào, th́ bây giờ bạn
cũng sẽ áp dụng chính cái khả năng ấy để lắng nghe và chấm dứt si mê. Đấy là
điều kỳ diệu về Tâm Phật. Hăy lắng nghe, rồi bạn sẽ thấy sự quư báu của tâm
Phật. Khi đă thấy không ǵ bằng cái Tâm Phật quư báu này, th́ dù bạn có muốn si
mê trở lại cũng không thể được!
Chính v́ không nhận ra sự quư báu của tâm Phật mà
bạn sa vào ngă chấp tạo ra đủ thứ si mê lầm lạc làm hại ḿnh. Tuy thế, những mê
vọng ấy đối với bạn lại quư báu đến nỗi tất cả các bạn đều muốn mê, dù có phải
vong mạng! Thật điên rồ, phải không? V́ không thể cưỡng lại những thúc bách thấp
kém do dục vọng ích kỷ phát sinh, bạn trở thành mê si. Tất cả các mê lầm đều từ
đấy mà ra cả.
Ai cũng cho rằng cái lối hành xử mà họ thích là
do bẩm sinh đă vậy, nên không thể nào sửa đổi. Họ không bao giờ nói kỳ thực họ
sa vào thói chấp ngă là do dục vọng ích kỷ, cứ bám lấy những thói xấu mà họ ưa
thích. Trái lại, họ cố làm ra vẻ thông minh, bảo rằng cái nghiệp bẩm sinh của
họ đă vậy. Cái ḿnh không nhận từ cha mẹ mà lại gán cho cha mẹ, đó là đứa con
đại bất hiếu. Có ai mới sinh ra đă nghiện rượu, cờ bạc, trộm cướp và có sẵn
những thói hư tật xấu không? Không ai cả. Nhưng một khi bạn đă nhấm nháp hơi
men, th́ sẽ nhanh chóng phát triển thành thói nghiện rượu, rồi v́ ham muốn ích
kỷ, bạn không thể dừng uống, cũng không nhận ra được ḿnh đă mê lầm. Đó chỉ là
sự điên rồ mới bộc phát, bạn không có lư do nào để tuyên bố nó là bẩm sinh để
đổ thừa cho cha mẹ!
Khi nghe điều này, tôi mong tất cả quư vị từ nay
trở đi hăy an trú trong Tâm Phật Bất sinh, cái tâm mà bạn có từ khi cha mẹ mới
sinh. Như vậy, bạn sẽ không tạo những mê lầm về bất cứ ǵ, và khi không c̣n mê
lầm, th́ từ đây bạn sẽ măi măi là những vị Phật sống. Không ǵ rơ ràng trực
tiếp hơn thế nữa. Tất cả quư vị cần phải dứt khoát thực chứng điều này.
(c̣n tiếp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuhoangnguyen Hội viên
Đă tham gia: 24 October 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 282
|
Msg 60 of 99: Đă gửi: 21 May 2006 lúc 8:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
Này bạn OnlyOne_0 , bạn viết làm tôi nực cười dù bạn có khiêu khích hay cố t́nh chụp mủ gán ghép cho người khác cũng chẳng làm ai quan tâm , chẳng động tâm được ai . Dù văn phong bạn đă chuyển đổi từ trạng thái ngông nghêng , ngang ngược sang mềm dẽo hơn và bắt đầu đă kính trọng anh TKQ hơn nhưng LỚP ÁO CÀ SA ĐÂU LÀM NÊN THẦY TU .
Bạn OnlyOne_0 cũng không nên đi từ sai lầm này đến sai lầm khác chỉ càng sa lầy thôi . Càng cố biện minh ngụy biện chỉ bày tỏ con người ḿnh ra thôi . Càng cố tranh luận chỉ thêm gia tăng vọng tưởng có ích ǵ .
Đâu phải copy ào ạt các bài pháp là trở thành bậc tu hành . Bạn OnlyOne_0 không nên độc diển , lẽo lự trước công chúng làm ǵ cũng chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ .
Tôi dừng ở đây .
Mong bạn OnlyOne_0 sớm thành tâm sám hối .
Vũ Hoàng Nguyên
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|