|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống Kê
|
Trang đã được xem
lượt kể từ ngày 05/18/2010
|
|
|
|
|
|
|
Tác giả |
|
TTruMeTin Thượng Khách
Đă tham gia: 05 December 2002 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 262
|
Msg 21 of 75: Đă gửi: 18 August 2006 lúc 2:02am | Đă lưu IP
|
|
|
Việc chỉnh đổi lại giờ âm lịch căn cứ vào chính Ngọ có vẻ làm gia tăng sự chính xác nhưng từ chính ngọ này đến chính ngọ kế tiếp không phải là 24 giờ mà có thể chậm hơn hoặc nhanh hơn lên đến khoảng 15 phút. Hiện tại, v́ chưa rơ người xưa xác định giờ Tí bằng cách nào nên để hiểu thêm về sự chênh lệch thời gian này, chúng ta hăy thử so sánh thời gian mặt trời biểu kiến (apparent solar time) với thời gian căn cứ vào đồng hồ (clock time, mean solar time).
Thời gian mặt trời biểu kiến được dựa vào ngày mặt trời biểu kiến (apparent solar day), nghĩa là khoảng thời gian khi mặt trời bắt đầu đi từ một kinh tuyến nào đó và trở lại kinh tuyến đó.
Độ dài thời gian của một ngày tính theo vị trí của mặt trời (solar day) th́ thay đổi suốt năm v́ quĩ đạo của trái đất h́nh bầu dục nên trái đất di chuyển nhanh hơn khi nó gần mặt trời nhất (điểm gần mặt trời nhất gọi là perihelion) và chậm hơn khi nó xa mặt trời nhất (điểm xa măt trời nhất gọi là aphelion) và v́ trục của trái đất bị nghiêng về phía đường xích đạo bầu trời (Earth's celestial equator). Hậu quả là độ dài ngày mặt trời biểu kiến th́ ngắn hơn vào tháng 3 dương lịch (khoảng 26 - 27) và tháng 9 dương lịch (khoảng 12 - 13) so với ngày vào tháng 6 (khoảng 18 - 19) hoặc tháng 12 (khoảng 20 - 21)
Thời gian căn cứ vào đồng hồ (clock time, mean solar time) chỉ là thời gian trung b́nh và một ngày (mean solar day) luôn luôn kéo dài 24 giờ. V́ độ dài thời gian của ngày mặt trời biểu kiến và ngày căn cứ vào đồng hồ th́ có thể khác biệt khoảng 22 giây ngắn hơn hoặc 29 giây dài hơn và v́ các ngày dài hơn hoặc ngắn hơn đi liền với nhau nên khoảng thời gian chênh lệch này được tích lũy đưa tới sự chênh lệch có thể lên đến 17 phút sớm hơn hoặc 14 phút trễ hơn giữa độ dài thời gian của một ngày nào đó. V́ các giai đoạn này có tính chất chu kỳ nên không xảy ra hiện tượng tích lũy chênh lệch qua các năm. Sự khác biệt giữa thời gian mặt trời biểu kiến (apparent solar time) và thời gian căn cứ vào đồng hồ được gọi là phương t́rnh thời gian (equation of time). Nếu ta ở Bắc bán cầu, và mặt trời lệch về phía Đông th́ phương tŕnh thời gian sẽ là số âm, nếu mặt trời lệch về phía Tây th́ phương tŕnh thời gian sẽ là số dương (theo http://en.wikipedia.org/wiki/Solar_time)
Trong một năm, giờ xác định theo vị trí mặt trời sử dụng sundial để theo dơi có thể nhanh hơn giờ đồng hồ là 16 phút 33 giây (vào khoảng 31 tháng 10 hoặc 1 tháng 11 dương lịch) hoặc chậm hơn 14 phút 6 giây (khoảng ngày 11, 12 tháng 2 dương lịch) (theo http://en.wikipedia.org/wiki/Equation_of_time)
Kết luận
Âm lịch đă được người xưa dùng để theo dơi thời gian. Việc lập lịch tuy có nhiều nguyên tắc nhưng ư chính vẫn là làm cho các tháng âm lịch được ăn khớp với năm thời tiết và chính v́ đó mới có sự xuất hiện của tháng nhuận. Việc chọn thời điểm trung khí, một điểm nằm giữa một tiết và một khí làm cơ sở để điều chỉnh là một điều cũng hợp lư, và tháng nhuận, tháng không có chứa điểm khí được thêm vào với mục đích khiến cho tháng âm lịch và tháng thời tiết không càng thêm chênh lệch nhiều hơn cũng là điều nên làm. Thêm thắt các nguyên tắc như tháng Tí, Sửu, Dần không thể nhuận chỉ làm cho chênh lệch giữa tháng thời tiết và tháng âm lịch càng nhiều hơn. Việc sử dụng lịch thiên văn thay v́ lịch dân sự có khả năng làm cho âm lịch được chính xác hơn nhưng cần đánh giá thông qua thực tế. Để lập lịch th́ việc xác định tháng âm lịch bắt đầu lúc nào là điều tiên quyết. Xác định ngày Sóc và ngày có trung khí là điều quan trọng, và khi lập lịch người xưa có lúc có thể phạm phải sai lầm khi xác định ngày Sóc hoặc ngày có trung khí nếu thời điểm Sóc hoặc trung khí rơi vào khoảng giao ngày v́ người xưa chưa có các phương tiện để xác định chính xác như ngày nay và chưa thể sử dụng các phương tŕnh toán học để tính toán. Căn cứ vào h́nh dạng của trăng (ví dụ trăng rằm phải vào ngày nào mới được) để kiểm định lịch đúng sai là điều chưa chắc hoàn toàn đúng hẳn v́ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi quan sát. Việc lập lịch căn cứ vào địa điểm là một điều nên thực hiện v́ thời tiết tại các địa điểm th́ khác nhau, thời tiết tại Bắc Bán Cầu không thể giống như Nam Bán Cầu... Sự khác biệt giữa lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc là điều đương nhiên xảy ra. Lịch nào đúng, lịch nào sai? Trung Quốc là nước có diện tích trải dài nhiều kinh độ nhưng chỉ chọn việc làm lịch trên cơ sở 120 độ Đông khiến cho nhiều người có cảm tưởng rằng việc sử dụng một lịch như vậy cho toàn quốc là điều đúng. Tuy nhiên chúng ta đă thấy qua so sánh lịch Việt Nam và lịch Trung Quốc, sự chênh lệch một giờ khiến cho có lúc lịch giữa hai nước khác nhau nhưng hiện tượng chênh lệch đó không phải lúc nào cũng gặp và sự chênh lệch đó chỉ kéo dài một khoảng thời gian nào đó, nên nh́n chung th́ hai lịch không khác nhau mấy. Nói rộng ra, chênh lệch giữa hai địa điểm một vài giờ th́ cũng chỉ đưa đến sự chênh lệch về âm lịch giữa hai địa điểm trong một khoảng thời gian nào đó mà thôi, chứ không phải lúc nào cũng gặp. Có thể chính v́ đó, việc sử dụng lầm ngày tháng âm lịch không được phát hiện. Nên nhớ là cả Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đều mắc sai lầm khi sử dụng giờ dương lịch vào việc xác định ngày Sóc, và chẳng ai thấy lịch bị sai cả khi vận dụng lịch v́ sự sai lệch này không phải lúc nào cũng gặp và không kéo dài lâu. Ngày nay sai sót này rất dễ điều chỉnh lại nếu lập lịch thông qua thảo chương (program)
Hiểu rơ cách lập lịch khiến chúng ta thận trọng khi dùng lịch vào các thời điểm lịch hai nước không trùng khớp. Ví dụ như đối với Tử Vi, hay nhất là lập hai lá số rồi chọn lựa nếu rơi vào trường hợp này và chọn lựa. Riêng đối với lúc giao giờ trong khoảng cộng trừ 17 phút th́ tốt hết lập cả hai lá số với hai giờ khác nhau để kiểm nghiệm (ví dụ từ 2:43 đến 3:17 th́ sử dụng giờ Sửu hoặc giờ Dần) nếu không sử dụng giờ Chính Ngọ để điều chỉnh
TMT
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 22 of 75: Đă gửi: 18 August 2006 lúc 9:54pm | Đă lưu IP
|
|
|
TTruMeTin đă viết:
Căn cứ vào h́nh dạng của trăng (ví dụ trăng rằm phải vào ngày nào mới được) để kiểm định lịch đúng sai là điều chưa chắc hoàn toàn đúng hẳn v́ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi quan sát.
........
Lịch nào đúng, lịch nào sai?
........
Nên nhớ là cả Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đều mắc sai lầm khi sử dụng giờ dương lịch vào việc xác định ngày Sóc.
TMT |
|
|
1. Anh muốn nói là lịch ta và tàu đều sai ( đều không chính xác ) ?
2. Theo anh th́ lịch như thế nào th́ có thể nói nó là sai ?
|
Quay trở về đầu |
|
|
thanhthien Hội viên
Đă tham gia: 15 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 62
|
Msg 23 of 75: Đă gửi: 18 August 2006 lúc 11:01pm | Đă lưu IP
|
|
|
TTruMeTin đă viết:
Nên nhớ là cả Việt Nam và Trung Quốc ngày nay đều mắc sai lầm khi sử dụng giờ dương lịch vào việc xác định ngày Sóc.
TMT
|
|
|
TTruMeTin cho ư kiến về cách tính giờ tử vi của người Việt ở hải ngoại .
Phần lớn các Hội viên trong các DĐ Tử Vi kể cả TVLS đều đồng ư người Việt đang sinh sống trong Quốc gia nào th́ dùng giờ đia phương quy ra giờ AL mà tính giờ Tử Vi nhưng ngày th́ lấy ngày AL bên VN (ở Mỹ không có Âm lịch) . Ví dụ TB miền Trung nước Mỹ cách VN 11 múi giờ của ngày hôm sau nhưng khi tính Tử Vi lại dùng ngày trên lịch .
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 24 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 12:53am | Đă lưu IP
|
|
|
Người bạn HuyetMa trích lại từ Khoa học và đời sống như sau:
Đối với các độc giả đă trót mua lịch vạn niên th́ cuốn Lịch Việt Nam thế kỷ XX-XXI (1901-2010) cung cấp cho độc giả chi tiết những ngày chuyển tiết, tháng nhuận, tết Nguyên Đán và các khoảng thời gian khác nhau giữa hai lịch. Chẳng hạn trong năm nay, lịch hai nước khác nhau từ ngày 25/6 đến 24/7 Dương lịch, năm 2007 khác nhau từ ngày 17/2 đến 18/3 Dương lịch, năm 2008 từ ngày 27/11 đến 26/12 Dương lịch.
Sách cũng cho biết năm 2007 mồng một Tết Đinh Hợi ở Việt Nam rơi vào 17/2, đến trước Trung Quốc một ngày.
(Theo Khoa học và Đời sống)
Tôi vào trang web mà CayVong đă giới thiệu, http://www.weatherimages.org/latlonsun.html
th́ t́m được dử kiện dưới đây:
The following information is provided for Saigon (longitude E106.7, latitude N10.8):
Friday
19 January 2007 Universal Time + 7h &nbs p;
SUN
Begin civil twilight 05:54   ;   ;
Sunrise   ;   ;06:17
Sun transit   ; 12:04 & nbsp;
Sunset 17:52 & nbsp;
End civil twilight 18:14 & nbsp;
MOON
Moonset   ;   ;17:03 on preceding day
Moonrise &nbs p; 06:1 7   ;
Moon transit   ; 12:10
Moonset   ;   ;18:04
Moonrise &nbs p; 07:1 0 on following day
New Moon on 19 January 2007 at 11:01 (Universal Time + 7h). Anh TMT đă có chú thích rằng New Moon là Sóc.
Vậy theo dử liệu này th́ điểm sóc xảy ra vào lúc 11:01 ngày 19/1/2007 giờ Sàig̣n, trong khi lịch Ta ăn tết vào ngày 17/1, Tàu ăn tết vào này 18/1.
Nếu dử liệu trên là chính xác, th́ cả hai ngày tết của Ta và của Tàu đều "trớt quớt".
|
Quay trở về đầu |
|
|
TTruMeTin Thượng Khách
Đă tham gia: 05 December 2002 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 262
|
Msg 25 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 3:01am | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào các bạn,
Tôi xin trả lời các câu hỏi các bạn nêu:
Theo http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html#y2007 th́ ta có số liệu sau về ngày Sóc:
JAN. 19 4 01 giờ UT tức lúc 11:01:00 ngày 19 tháng 1 năm 2007 (giờ VN) hoặc 12:01:00 ngày 19 tháng 1 năm 2007 (giờ Trung Quốc). Do đó ngày đầu tiên tháng 12 âm lịch của hai nước giống nhau
FEB. 17 16 14 giờ UT tức lúc 23:14:00 ngày 17 tháng 2 năm 2007 (giờ VN) hoặc 00:14:00 ngày 18 tháng 2 năm 2007 giờ Trung Quốc. Do đó ngày đầu tiên tháng giêng của âm lịch Việt Nam là ngày 17 tháng 2 dương lịch trong khi tại Trung Quốc là 18 tháng 2 dương lịch
Ngày âm lịch bắt đầu từ giờ Tí và kết thúc tại giờ Hợi. Ngày dương lịch bắt đầu từ lúc 00:00:00 đến 23:59:59. Sự khởi đầu và kết thúc của ngày âm lịch và dương lịch th́ khác nhau, thời điểm Sóc xảy ra vào ngày nào th́ căn cứ vào khoảng thời gian của ngày âm lịch chứ không thể căn cứ vào khoảng thời gian của ngày ngày dương lịch. Phần sai sót này tôi đă đề cập trong bài viết và xin nhấn mạnh là sai sót này nếu có th́ chỉ ảnh hưởng trong khoảng thời gian một tháng mà thôi và sai sót này không phải thường xuyên gặp nên ảnh hưởng không nhiều
Theo tôi, lịch sai có thể liệt kê thành 2 nguyên nhân chính: sai lầm trong thao tác tính toán đo đạc (như xác định giờ Tí, xác định ngày Sóc, xác định ngày có trung khí bị sai lầm) và sai lầm trên nguyên tắc lư luận. Điểm chính ai cũng phải công nhận về nguyên tắc lư luận là tháng nhuận được sử dụng để làm tháng âm lịch ăn khớp với năm thời tiết và thời điểm điều chỉnh hợp lư là tháng không có trung khí. Do đó các nguyên tắc như tháng 11, 12, 1 không nhuận đă làm chậm lại quá tŕnh điều chỉnh. Nắm vững nguyên tắc này th́ ta thấy là âm lịch cần điều chỉnh theo địa điểm v́ nếu không điều chỉnh theo địa điểm th́ không thể nào khiến cho tháng âm lịch ăn khớp với năm thời tiết. Về tính toán đo đạc th́ cho dù có định nghĩa rơ ràng, ví dụ như giờ Tí của ngày bắt đầu từ lúc nào, nhưng nếu không có phương tiện chính xác để đo đạc th́ cũng đưa đến sai lầm. Cần chú ư là sai lầm có thể xảy ra, nhưng ảnh hưởng th́ không kéo dài, nên nh́n chung th́ cho dù có sai lầm nhưng tác hại không lớn. Các bạn đọc các phần tôi đề cập th́ sẽ nhận xét được sai sót có thể rơi vào phần nào, và ảnh hưởng của nó. Ngày nay, khoa học phát triển đưa đến việc tính toán đều chính xác và do đó có thể lập lịch cho cả trăm năm sau nếu muốn nhưng ngày xưa th́ không có khả năng tính được như vậy. Do đó nhiều qui tắc làm lịch ngày xưa (như qui định một khi có tháng nhuận th́ khoảng trong ṿng 20 tháng sau đó nếu có tháng nhuận th́ chỉ là giả nhuận) chỉ dựa trên kinh nghiệm mà thôi, chứ chẳng là nguyên tắc lập lịch.
Về Tử Vi, ví dụ như người sinh tại Mỹ th́ coi theo cách nào, dùng âm lịch Việt Nam hay phải lập âm lịch tại Mỹ. Vấn đề này cần phải kiểm nghiệm mới rơ. Có một điều các bạn đừng lầm lẫn về cách vận dụng khoa bói toán và âm lịch. Âm lịch dùng để theo dơi thời gian của người xưa. Tại một địa điểm nào đó muốn theo dơi thời gian theo âm lịch th́ phải vận dụng nguyên tắc làm lịch. Khoa bói toán như Tử Vi chẳng hạn th́ sử dụng âm lịch, nhưng ta không rơ là tiền đề của Tử Vi đ̣i hỏi phải sử dụng âm lịch như thế nào, ví dụ như phải sử dụng âm lịch của Trung Quốc hoặc phải sử dụng âm lịch của chính nơi đó. Do không rơ là Tử Vi được thành lập trên cơ sở nào thành ra ta không thể đi đến một kết luận chắc chắn là sử dụng lịch theo cách nào mà cần phải thử nghiệm với thực tế để t́m hướng giải quyết. Nếu bạn thanhthien sử dụng cách bạn nêu th́ nên sử dụng lịch Trung Quốc thay v́ lịch Việt Nam, v́ bạn đă xóa bỏ yếu tố địa điểm khi vận dụng trong cách chuyển đổi
Thân chào
TMT
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 26 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 9:37am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào anh TMT,
1. Trong lúc viết về ngày âm, anh nói ngày âm bắt đầu từ giờ Tí.
2. Trong phần lịch thiên văn, anh viết tháng âm bắt đầu từ điểm Sóc.
Chúng ta xét trường hợp này:
Giả sử vào ngày mồng 1 tháng 10 âm năm X, điểm Sóc xảy ra vào lúc 16:01.
Đối với những sự kiện xảy ra từ lúc nửa đêm cho đến 16:00 giờ cùng ngày ( tức là xảy ra trước điểm Sóc - là trước lúc tháng 10 âm bắt đầu ), anh sẽ coi các sự kiện này là xảy ra vào ngày mồng 1 của tháng 9 âm ?
|
Quay trở về đầu |
|
|
PhucLong Hội viên
Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1330
|
Msg 27 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 10:16am | Đă lưu IP
|
|
|
30 tháng 9 mới phải chứ???
|
Quay trở về đầu |
|
|
thanhthien Hội viên
Đă tham gia: 15 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 62
|
Msg 28 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 10:56am | Đă lưu IP
|
|
|
TTruMeTin đă viết:
http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html#y2007 th́ ta có số liệu sau về ngày Sóc:
JAN. 19 4 01 giờ UT tức lúc 11:01:00 ngày 19 tháng 1 năm 2007 (giờ VN) hoặc 12:01:00 ngày 19 tháng 1 năm 2007 (giờ Trung Quốc). Do đó ngày đầu tiên tháng 12 âm lịch của hai nước giống nhau
FEB. 17 16 14 giờ UT tức lúc 23:14:00 ngày 17 tháng 2 năm 2007 (giờ VN) hoặc 00:14:00 ngày 18 tháng 2 năm 2007 giờ Trung Quốc. Do đó ngày đầu tiên tháng giêng của âm lịch Việt Nam là ngày 17 tháng 2 dương lịch trong khi tại Trung Quốc là 18 tháng 2 dương lịch
|
|
|
Có người trước đây dẫn mấy cái đài thiên văn nầy để chứng minh giờ Tư (hay giờ Ngọ) và nay th́ TTruMeTin cũng đưa website nầy để chứng minh ngày sóc.
Vậy th́ trước khi chưa có cái đài nầy các Cụ nhà ta (đời nhà Nguyễn là Khâm thiên giám)dùng cái ǵ mà tính ra Âm Lịch (kể cả AL bên Tàu) mà vẫn đúng cả và c̣n ghi lại trong sổ sách cho đến bây giờ .
Lá số Khổng Minh, lá số Hạng Vơ có trong sách Tử Vi c̣n ghi lại như vậy th́ có đúng không .
|
Quay trở về đầu |
|
|
PhucLong Hội viên
Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1330
|
Msg 29 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 11:18am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bác ThienNhan,
Có lẽ người xưa không lệ thuộc, không theo vào giờ quốc tế, giờ hành chánh nên không cần phải điều chỉnh này nọ. Người xưa dựa vào bóng mặt trời (giờ địa phương) làm mốc nên có phần đơn giản hơn.
Từ năm 1884 th́ phải, giờ quốc tế được thành lập và cái mốc tại kinh độ 0 ở Greenwick, Anh Quốc. Từ Greenwick, chạy về hướng Đông được chia ra 14 khung (14 múi giờ), chạy về hướng Tây được chia ra 12 khung (12 múi giờ). Cho nên không cần biết nước đó như thế nào, miễn là nằm vào ở cái vùng đă định th́ có cái giờ là như vậy. Có nước bị chia ra nên có nhiều múi giờ là vậy. Thời hiện đại người ta hiện đại hóa về giờ giấc, nên ta dùng kỹ thuật hiện đại để để điều chỉnh lại . Nếu giờ khác th́ có thể dẫn đến ngày khác, ngày khác th́ tháng khác, tháng khác th́ năm khác!
Nếu không dùng đồng hồ th́ không bị phiền phức này!
Vài lời thô thiển, mong bác TMT và các vị không trách!
Sửa lại bởi PhucLong : 19 August 2006 lúc 11:38am
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 30 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 11:44am | Đă lưu IP
|
|
|
PhucLong đă viết:
Từ Greenwick, chạy về hướng Đông được chia ra 14 khung (14 múi giờ), chạy về hướng Tây được chia ra 12 khung (12 múi giờ). |
|
|
Như vậy là có đến 26 múi giờ hay sao PhucLong?
|
Quay trở về đầu |
|
|
PhucLong Hội viên
Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1330
|
Msg 31 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 12:05pm | Đă lưu IP
|
|
|
Theo bản đồ cũ th́ có 14+ và 12-. C̣n GMT hiện tại th́ chỉ có GMT 12+ và GMT 12-. Những hồn đảo nhỏ ở Thái B́nh Dương có lẽ không chính thức liệt vào, nơi này h́nh như dùng múi giờ 13+, 14+
Sửa lại bởi PhucLong : 19 August 2006 lúc 12:15pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 32 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 12:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
PhucLong đă viết:
30 tháng 9 mới phải chứ??? |
|
|
Có phải bạn muốn chia ngày lịch mồng 1 tháng 10 âm năm X ra làm hai phần:
1. Từ 0:00 đến 16:00 là ngày 30 tháng 9 âm. Nói cách khác là ngày 30 tháng 9 âm có các giờ Tí Sửu Dần Măo Th́n Tị Ngọ Mùi Thân.
2. Từ 16:01 đến 24:00 là ngày 1 tháng 10 âm. Nói cách khác là ngày 1 tháng 10 âm chỉ có các giờ Thân Dậu Tuất Hợi Tí.
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 33 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 1:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Theo cách chia múi giờ làm 26 th́ có vẽ không đúng v́ trái đất tự quay chung quanh nó một ṿng là 24 giờ. có thể chia múi giờ làm 26, nhưng như vậy mỗi múi giờ chỉ bằng 24/26 giờ hay 56'38'' mà thôi
|
Quay trở về đầu |
|
|
TTruMeTin Thượng Khách
Đă tham gia: 05 December 2002 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 262
|
Msg 34 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 2:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào các bạn,
Cám ơn bạn CindyNg đă nêu vấn đề này, và tôi sẽ điều chỉnh lại phần đó cho rơ ràng hơn. Lịch Thiên Văn và lịch thường th́ hầu như giống nhau, điểm khác biệt chính là khi xác định tháng nhuận hay tháng thường th́ lịch Thiên Văn so sánh thời điểm Trung Khí và thời điểm Sóc, không so sánh ngày Sóc và ngày có Trung Khí như lịch thường và làm như vậy th́ khi so sánh, tháng âm lịch bắt đầu từ thời điểm Sóc này đến thời điểm Sóc khác, không bắt đầu từ ngày Sóc này đến ngày Sóc khác. Thế nhưng khi xác định ngày đầu của tháng th́ họ vẫn dùng ngày Sóc chứ không dùng thời điểm Sóc. Bởi thế tôi mới cho rằng lịch Thiên Văn có khả năng làm cho âm lịch được chính xác hơn nhưng cần đánh giá thông qua thực tế
Ngày nay cả Việt Nam và Trung Quốc đều lập âm lịch và đều xác định thời điểm Sóc theo cách tính của Thiên Văn hiện đại. Chúng ta chưa rơ là thời xưa họ xác định ngày Sóc bằng cách nào, giờ Tí... như thế nào, nhưng phải có một định nghĩa rơ ràng về ngày Sóc, về giờ Tí... th́ chúng ta mới bàn đến đúng sai của âm lịch hiện tại với âm lịch ngày xưa. Hiện nay, để theo dơi thời gian, có rất nhiều định nghĩa rơ ràng về thời gian như sunrise, sunset, transit , sidereal time, solar time, local sidereal time, leap second... và cách theo dơi thời gian hiện nay th́ chính xác hơn thời xa xưa là điều không ai phủ nhận được. Việc lập âm lịch ngày nay qua cách tính của Thiên Văn hiện đại th́ có thể khác thời xưa, ví dụ thời điểm Sóc là thời điểm hội diện, đó là khi trái đất, mặt trăng và mặt trời nằm trên một đường thẳng và mặt trăng nằm giữa trái đất và mặt trời, khoảng cách góc giữa mặt trăng và mặt trời là 0 độ. Tôi cho rằng người xưa lập lịch th́ tính chính xác chỉ có tương đối mà thôi v́ không thể tính được thời điểm Sóc chính xác đến giờ phút cho dù là có định nghĩa rơ ràng thế nào là ngày Sóc hoặc không thể xác định chính xác giờ Tí của một ngày là vào lúc nào, chính xác đến phút. Điểm đặt biệt của âm lịch là nếu có sai sót khi xác định ngày Sóc khi thời điểm Sóc xảy ra vào lúc giao ngày th́ sai sót không thể kéo dài v́ mỗi tháng đều phải xác định lại ngày Sóc, tóm lại nh́n chung th́ vẫn đúng.
TMT
|
Quay trở về đầu |
|
|
PhucLong Hội viên
Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1330
|
Msg 35 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 2:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bác 9,
PL nói chia ra 14 khung nên có 14 múi giờ, cái này PL nói sai. Những ḥn đảo nhỏ ở Thái B́nh Dương tuy nằm trong 1-2 của 24 khung kia, nhưng nó được biệt lập.
Cảm ơn bác 9 đă giúp đính chính để vấn đề được rơ ràng.
Sửa lại bởi PhucLong : 19 August 2006 lúc 2:14pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
PhucLong Hội viên
Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1330
|
Msg 36 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 2:20pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cô Cindy nêu ra trường hợp đó, làm PL cũng thắc mắc . Vậy càng t́m hiểu, càng thấy nghi ngờ về lịch nói riêng, những môn bói toán nói chung.
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 37 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 3:33pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chúng ta ghi nhận một hiện tượng:
Theo link lịch âm dương của ông Hồ Ngọc Đức, chúng ta t́m thấy:
Ngày d / l: 25/6 26/6 .... 08/7 09/7 10/7 11/7.... 23/7 24/7 25/7
Ngày âl VN: 01/6 02/6 ....14/6 15/6 16/6 17/6.... 29/6 30/6 01/7
Ngày âl TH: 30/5 01/6 ....13/6 14/6 15/6 16/6 ... 28/6 29/6 01/7
Anh DTV viết:
thời gian qua tôi bèn chạy đi kiếm trăng để coi .
th́ thấy : ngày 15 âm lịch việt nam tức 14 âm lịch thế giới thấy trăng khuyết????(khuyết dưới đáy trăng bên trái) .
ngày 16 âm lịch việt nam tức 15 âm lich thế giới thấy trăng tṛn (đương nhiên ngày này trăng tṛn v́ 15 và 16 âm lịch trăng đều tṛn ,ra sông thấy nước lên )
ngày 17 âm lịch việt nam tức ngày 16 âm lịch thế giới tôi ra coi trăng thấy trăng tṛn .??????
Anh TMT viết:
Căn cứ vào h́nh dạng của trăng (ví dụ trăng rằm phải vào ngày nào mới được) để kiểm định lịch đúng sai là điều chưa chắc hoàn toàn đúng hẳn v́ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi quan sát.
Cindy mượn thiên văn đài CayVong xem th́ thấy như vầy:
The following information is provided for Saigon (longitude E106.7, latitude N10.8):
Tuesday
11 July 2006 &n bsp;Universal Time + 7h &nbs p;
SUN
Begin civil twilight 05:14 ; ;
Sunrise ; ;05:37 &nbs p;
Sun transit ; 11:59 & nbsp;
Sunset &nbs p; &nbs p; 18:20 & nbsp;
End civil twilight 18:43 & nbsp;
MOON
Moonrise &nbs p; 17:4 5 on preceding day
Moon transit ; 23:36 on preceding day
Moonset ; ;05:27 &nbs p;
Moonrise &nbs p; 18:4 5 ;
Moonset ; ;06:31 on following day
Full Moon on 11 July 2006 at 10:01 (Universal Time + 7h).
Anh TMT nghĩ sao khi dữ liệu hiện đại cho biết thời điểm Trăng tṛn (điểm Vọng) đă rơi vào ngày 17 âm của lịch VN ?
Sửa lại bởi CindyNg : 19 August 2006 lúc 3:35pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
TTruMeTin Thượng Khách
Đă tham gia: 05 December 2002 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 262
|
Msg 38 of 75: Đă gửi: 19 August 2006 lúc 11:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào bạn,
Hiện tại cả Việt Nam và Trung Quốc đều xác định ngày Sóc theo nguyên tắc giống nhau. Một số người đă theo dơi trăng và từ đó nảy ra ư nghĩ cho rằng nếu lập lịch đúng th́ trăng luôn luôn tṛn vào một ngày nào đó, nếu không tṛn th́ lịch sai. Điều này có đúng hay không? Như đă đề cập trong bài viết, ngày Sóc và ngày Vọng là ngày khi sự chênh lệch kinh độ của mặt trăng do với mặt trời (the excess of the apparent ecliptic (celestial) longitude of the Moon over that of the Sun) là 0 độ và 180 độ (theo http://aa.usno.navy.mil/faq/docs/moon_phases.html)
Chúng ta hăy thử lấy số liệu ngày Sóc và ngày Vọng (theo thứ tự tháng, ngày, giờ, phút) theo giờ UT của năm 2006 (theo http://aa.usno.navy.mil/data/docs/MoonPhase.html#y2006):
JAN. 29 14 15 FEB. 13 4 44 (khoảng cách giữa ngày Sóc và Vọng là 16 ngày dương lịch. V́ ngày Sóc cũng là ngày mùng một âm lịch nên theo trên ta biết ngày Vọng là ngày 16 âm lịch)
FEB. 28 00 31 MAR. 14 23 35 (15 ngày)
MAR. 29 10 15 APR. 13 16 40 (16 ngày)
APR. 27 19 44 MAY 13 6 51 (16 ngày)
MAY 27 05 26 JUNE 11 18 03 (16 ngày)
JUNE 25 16 05 JULY 11 03 02 (17 ngày)
JULY 25 04 31 AUG. 09 10 54 (14 ngày)
AUG. 23 19 10 SEPT. 07 18 42 (16 ngày)
SEPT. 22 11 45 OCT. 07 03 13 (16 ngày)
OCT. 22 05 14 NOV. 05 12 58 (15 ngày)
NOV. 20 22 18 DEC. 05 00 25 (16 ngày)
Trên số liệu này th́:
Lịch Việt Nam (GMT +7)
JAN. 29 21 15 FEB. 13 11 44 (16 ngày)
FEB. 28 07 31 MAR. 15 06 35 (16 ngày)
MAR. 29 17 15 APR. 13 23 40 (16 ngày)
APR. 28 02 44 MAY 13 13 51 (15 ngày)
MAY 27 12 26 JUNE 12 01 03 (17 ngày)
JUNE 25 23 05 JULY 11 10 02 (17 ngày)
JULY 25 11 31 AUG. 09 17 54 (14 ngày)
AUG. 24 02 10 SEPT. 08 01 42 (16 ngày)
SEPT. 22 18 45 OCT. 07 10 13 (16 ngày)
OCT. 22 12 14 NOV. 05 19 58 (15 ngày)
NOV. 21 06 18 DEC. 05 07 25 (15 ngày)
Lịch Trung Quốc (GMT +8)
JAN. 29 22 15 FEB. 13 12 44 (16 ngày)
FEB. 28 08 31 MAR. 15 07 35 (16 ngày)
MAR. 29 18 15 APR. 14 00 40 (17 ngày)
APR. 28 03 44 MAY 13 14 51 (15 ngày)
MAY 27 13 26 JUNE 12 02 03 (17 ngày)
JUNE 26 00 05 JULY 11 11 02 (16 ngày)
JULY 25 12 31 AUG. 09 18 54 (14 ngày)
AUG. 24 03 10 SEPT. 08 02 42 (16 ngày)
SEPT. 22 19 45 OCT. 07 11 13 (16 ngày)
OCT. 22 13 14 NOV. 05 20 58 (15 ngày)
NOV. 21 06 18 DEC. 05 08 25 (15 ngày)
Cả 3 địa điểm khác nhau đều có ngày Vọng (Full Moon) rơi vào khoảng từ ngày 14 đến ngày 17 âm lịch. Điều này cho chúng ta thấy rơ cho dù có sửa đổi định nghĩa về ngày Sóc và ngày Vọng như thế nào chăng nữa th́ cũng chẳng bao giờ có được ngày Vọng phải rơi vào ngày 15 hoặc ngày 16 chẳng hạn v́ sẽ chỉ đúng vào một số tháng mà thôi
TMT
Sửa lại bởi TTruMeTin : 19 August 2006 lúc 11:26pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 39 of 75: Đă gửi: 20 August 2006 lúc 10:34am | Đă lưu IP
|
|
|
TTruMeTin đă viết:
Cả 3 địa điểm khác nhau đều có ngày Vọng (Full Moon) rơi vào khoảng từ ngày 14 đến ngày 17 âm lịch. Điều này cho chúng ta thấy rơ cho dù có sửa đổi định nghĩa về ngày Sóc và ngày Vọng như thế nào chăng nữa th́ cũng chẳng bao giờ có được ngày Vọng phải rơi vào ngày 15 hoặc ngày 16chẳng hạn v́ sẽ chỉ đúng vào một số tháng mà thôi
TMT |
|
|
Theo như anh nói th́ Cindy hiểu là anh cũng đồng ư rằng Vọng rơi vào 15 hoặc 16 âm là hợp lư hơn. Nhưng anh lại cho rằng không có cách nào để làm như vậy.
Nếu chúng ta đồng ư rằng luật pháp là do con người lập ra và nó có thể được sửa đổi cho phù hợp với thực tế đời sống, th́ đối với nguyên tắc xác lập âm lịch cũng vậy.
Về cơ bản, nguyên tắc xác lập lịch âm VN hiện nay cũng chỉ là một sự sao chép lại cách thức của người Trung Hoa, mà các điểm chính không có nhiều thay đổi cả ngàn năm nay rồi.
Nếu anh cho phép chỉnh lại cái cách thức xa xưa này, cho phép điều chỉnh lại cái định nghĩa ngày Sóc / Vọng một chút, th́ chúng ta hoàn toàn có thể sắp xếp cho thời điểm Trăng tṛn rơi vào các ngày 15 hoặc 16 âm.
Dù chỉ được hiệu chỉnh một chút mà thôi, nhưng đối với rất nhiều người, họ có thể không chấp nhận khi mà người ta đă vững tin vào cách xác lập của người Trung Hoa đă trải qua cả ngàn năm. Cái khó vươt qua là lối ṃn tư tưởng, là định kiến ngàn năm, chứ việc sửa đổi lại cho đúng hơn th́ không có ǵ khó.
Vài tuần trước, Cindy đă từng đưa lên một năm lịch âm tặng cho anh DTV dùng để ngắm Chị Hằng. Cindy cũng nói thêm rằng, lịch Cindy đó dù chỉ được soạn "express" trong khoảng 15 phút ( chỉ mới là version #1), nó đă bảo đảm được điểm Vọng rơi vào các ngày 15 hoặc 16 âm.
-------------------------
Một vài hệ quả của cách thức lâp lịch âm VN hiện nay:
1. Có thể đưa đến t́nh trạng điểm Vọng rơi vào ngày 17 âm.
2. Đưa đến t́nh trạng đêm mồng một không trăng .
Cindy nhắc lại một chút về điều số 2 này:
a. Thành ngữ VN: Tối như đêm ba mươi
Không cần biết người Tàu nghĩ sao. Đối với người Việt th́ đêm 30 là đêm không trăng.
b. Ca dao VN:
Mồng một lưỡi trai.
Mồng hai lá lúa.
Mồng ba câu liêm.
Mồng bốn lưỡi liềm.
..................
Ba mươi không trăng.
Bài ca dao này một lần nữa khẳng định rằng tập quán ngàn đời của người Việt là đêm 30 không trăng, và đêm mồng 1 có trăng.
------------------------------------
Tóm lại, chúng ta có thể nh́n việc sửa dổi cách thức lập lịch từ nhiều hướng:
1. Một hướng cho rằng việc điều chỉnh này có tính "cách mạng" v́ nó đă thay đổi, dù một chút, 1 cách thức đă tồn tại hơn cả ngàn năm.
2. Môt hướng nh́n khác có thể cho rằng việc điều chỉnh này là có khuynh hướng "bảo thủ", v́ nó sẽ đi đúng với tập quán của người Việt cũng hơn cả ngàn năm.
3. Hướng nh́n khoa học đ̣i hỏi việc lập lịch thế nào cho chính xác hơn ( phù hợp với thực tế hơn ).
4. C̣n một hướng nh́n từ các nhà Tử Vi Tử B́nh nữa, Cindy nghĩ rằng họ sẽ thích có một quyển lịch chính xác hơn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
TTruMeTin Thượng Khách
Đă tham gia: 05 December 2002 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 262
|
Msg 40 of 75: Đă gửi: 20 August 2006 lúc 10:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào bạn thanhthien,
Việc tính toán thời điểm Sóc và thời điểm Vọng đều dựa trên công thức và định nghĩa về thời điểm Sóc và thời điểm Vọng. Số liệu lấy từ http://aa.usno.navy.mil/data chỉ là số liệu tính toán sẵn, ai ai cũng có thể tính được v́ đều có công thức như nhau. Chẳng hạn về thời điểm Sóc được tính theo công thức nào, bạn có thể tham khảo tại nhiều nơi như http://scienceworld.wolfram.com/astronomy/NewMoon.html. Hồ Ngọc Đức có một trang web bàn về thuật toán tính âm lịch tại http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/calrules.ht ml và khi tính toán đều sử dụng các phương tŕnh đă có sẵn. Biết được nguyên tắc lập lịch, có được các công thức tính toán sẵn có th́ việc lập âm lịch ngày nay chỉ là một việc làm dễ dàng thông qua việc viết chương tŕnh, không có ǵ ghê gớm cả, vừa nhanh mà vừa có tính chính xác cao, có thể tính toán cho một thời gian dài theo ư muốn, không giống như ngày xưa phải nh́n trời, trông trăng và đo đạc. Âm lịch ngày xưa có hoàn toàn đúng hay không th́ không thể đánh giá được v́ không có số liệu để so sánh, nhưng với cách tính toán đo đạc ngày xưa th́ khả năng sai sót có nhiều hơn bây giờ. Cùng một nguyên tắc lập lịch th́ âm lịch ngày nay và ngày xưa, lịch nào chính xác hơn lịch nào th́ khỏi phải bàn luận. Âm lịch được tính hằng tháng, nếu có sai sót khi tính toán th́ hậu quả không thể kéo dài, chính v́ vậy mà nó vẫn c̣n tồn tại và sử dụng trong quá khứ, chứ nếu sai sót bị tích lũy qua thời gian th́ chắc là đến giờ chẳng ai biết âm lịch là ǵ nữa. Số Khổng Minh và Hạng Vơ đúng hay không th́ chẳng ai đánh giá được, v́ giả sử nếu thời điểm sinh ra của họ được ghi nhận là đúng, âm lịch vào tháng đó được tính toán đúng, và số liệu được lưu truyền lại cho đến nay vẫn đúng th́ số đó sẽ đúng
TMT
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
|
Bạn không thể gửi bài mới Bạn không thể trả lời cho các chủ đề Bạn không thể xóa bài viết Bạn không thể sửa chữa bài viết Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ
|
Trang này đă được tạo ra trong 2.4844 giây.
|