Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 276 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Thuyết Tạ Phồn Trị về nguồn gốc chính tinh và tứ hóa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 1 of 300: Đă gửi: 25 November 2006 lúc 9:33am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Để trả lời bạn phrkk (hỏi trong đề mục "Thế nào là vĩ nhân (theo Tử Vi)") tôi xin vắn tắt ghi lại những ǵ ông Trị đề ra:
    Khởi điểm của ông Trị chỉ có đúng địa bàn 12 cung. Với giả sử rằng lư tuần hoàn của trái đất ứng với một đời người (một năm = một đời người chết già) ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lư thiên văn.
    (Theo tôi, nh́n ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đă t́m ra cái ch́a khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật th́ ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không t́m ra manh mối ǵ cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lư của chúng).
    Các sao c̣n lại là kết quả tất yếu, như sau:
    1-Tử Phủ phải có mặt v́ Âm Dương không phản ảnh đúng những biến đổi trên mặt địa cầu (lư này do tôi bổ túc).
    2-Trong hoàn cảnh quân b́nh nhất của địa cầu, mọi cung đều phải có sao. Hoàn cảnh này là tháng 2 (tiết xuân phân) và tháng 8 (tiết thu phân). Nhưng địa bàn c̣n 9 cung trống, số sao thêm phải gần 9 mà thỏa lư âm dương, tức là thỏa lư số chẵn, do đó số sao thêm phải là 10, cộng với 4 sao có sẵn là Âm Dương Tử Phủ, kết quả tổng số sao phải là 14. (Tạ Phồn Trị).
    Từ cách h́nh thành trên đây, có thể thấy Âm Dương Tử Phủ khác với 10 sao c̣n lại, nên tôi gọi chúng là 4 đế tinh. H́nh như cách gọi này nhiều người không thích, nên cần phân biệt thêm là Tử Phủ ví như hai vua ở trung ương (Tử chính Phủ phụ), Âm Dương như hai ông tướng vùng (mỗi người một cơi, không có chính phụ).
    3-Dùng lư của hậu thiên bát quái, định ra hai nhóm cung âm dương trên địa bàn, coi nhóm sao bắc đẩu ứng với âm, nhóm nam đẩu ứng với dương th́ ra thứ tự các sao ứng với tháng 2 y hệt như lưu truyền, tức Tử Phủ Dần, Thái Âm Măo, Tham Lang Th́n v.v... (Tạ Phồn Trị)
    Tái khám phá này là một đột phá to lớn của ông Trị, v́ xưa nay những người nghiên cứu hoặc không hiểu 14 chính tinh ở đâu mà ra, hoặc cho rằng ḿnh hiểu th́ lư luận lại thiếu tính khoa học.
     4-Dùng lư chẵn của âm dương và đ̣i hỏi tụ tán của tháng 2 (b́nh ḥa), tháng 5 (cực đoan) th́ phân ra được hai chùm sao Tử, Phủ. (Phần này do tôi bổ túc).

     Kế tiếp, về tứ Hóa:
     -Tứ Hóa ứng với 4 sự biến đổi lớn trên địa cầu, do vị trí tương đối của mặt trời mà sinh ra, nên Lộc Quyền Khoa Kỵ chẳng ǵ khác hơn là 4 thực thể tương ứng của 4 mùa xuân hạ thu đông. (Đây không phải là tái khám phá của ông Trị, v́ nhiều nhà nghiên cứu Tử Vi đă tin như vậy từ lâu rồi).
     -Hóa ứng với thế cực đoan, thế cùng (cùng tắc biến) nên hoàn cảnh được xử đụng để định tứ hóa là tháng 5 hoặc tháng 11. Hai tháng cho lời giải như nhau nên chọn tháng 5. Thái Âm ứng tháng nên tháng 5 th́ Thái Âm cư Ngọ, ngoài ra phải thêm một lư nữa là mượn tính b́nh đẳng (nhiệt độ) của trục Măo Dậu để đưa hai sao Liêm Phá từ Măo sang Dậu để tăng độ cực đoan đến mức tối đa trong bài giải tứ Hóa. Kết quả được Phủ Tỵ, Đồng Âm Ngọ, Tham Vũ Mùi, Cự Nhật Thân, Liêm Phá Dậu (mượn cung của Tướng), Cơ Lương Tuất, Tử Sát Hợi. (Tạ Phồn Trị).
     -"Ta" có bản chất của ta, đồng thời chịu ảnh hưởng bên ngoài, cộng lại thành số mệnh. Trong bài toán tử vi "ta" ứng với tháng ngày giờ, ảnh hưởng bên ngoài ta ứng với năm, gồm có can năm và chi năm. (Phần này do tôi bổ túc).
     -Ảnh hưởng bên ngoài ta có thể phân làm hai loại, một là của mặt trời, hai là các thiên thể c̣n lại trong thái dương hệ. Ảnh hưỏng của các thiên thể c̣n lại trong thái dương hệ được phản ảnh qua các sao thuộc chi năm, nhất là ṿng Thái Tuế. Ảnh hưởng của mặt trời v́ thế phải được phản ảnh qua can năm. Do đó tứ Hóa định bằng can năm. (Phần này do tôi bổ túc).
     -Phó tinh là sao không có bản sắc riêng, nên không có yếu tố biến hóa. Do đó phó tinh không hóa. Phó tinh gồm có: Tướng là phó tinh của Phá Quân, Phủ là phó tinh của Tử Vi, và Sát là phó tinh của Thiên Phủ (Tạ Phồn Trị).
     -Lộc Quyền ứng với hai mùa Xuân Hạ. Xuân Hạ cùng ứng với sự sinh động, tiến bộ, ḥa hợp nên Lộc Quyền được xét chung với nhau, theo lư "Lộc trước Quyền sau". Thêm nữa, v́ hai mùa Xuân Hạ phối hợp tốt đẹp với nhau, trong bài toán Tử Vi hai chùm Tử Phủ được phối hợp với nhau và vận chuyển thuận lư (theo chiều thời gian) để định Lộc Quyền. Ra được kết quả y hệt như bảng Lộc Quyền hiện hành. (Tạ Phồn Trị).
     Theo tôi đây là một tái khám phá rất vĩ đại, v́ nguồn gốc tứ Hóa là một bí mật to lớn của khoa Tử Vi, các lập luận khác mà tôi được đọc qua đều thấy rất hàm hồ tùy hứng.
     -Kỵ ứng với mùa đông. Đông có tính chết chóc, thụt lùi, chia rẽ nên bài toán hóa Kỵ có hai đặc điểm. Một là hai chùm Tử Phủ phải tách rời nhau và đều vận chuyển nghịch lư. Hai là năm dương th́ chính nhóm sao dương (tức chùm sao Tử Vi) bị hóa Kỵ, năm âm th́ chính nhóm sao âm (tức chùm sao Thiên Phủ) bị hóa Kỵ. Dùng luật này suy ra kết quả của nhóm can dương là: Giáp Dương, Bính Liêm, Mậu Cơ, Canh Đồng, Nhâm Vũ. (Tạ Phồn Trị)
     Kết quả này của ông Trị hết sức quan trọng, v́ nó giải vấn nạn can Canh. "Canh Nhật Vũ Âm Đồng" hay "Canh Nhật Vũ Đồng Âm". Theo lư luận này của ông Trị can Canh Âm không thể nào hóa Kỵ v́ Âm là sao của nhóm âm, không thỏa điều kiện năm dương sao dương hóa Kỵ.
     -14 chính tinh không đủ để giải bài toán hóa Kỵ cho 5 can âm, v́ vậy Tử Vi phải đặt thêm cặp sao Xương Khúc. (Tạ Phồn Trị).
     Đây là một luận đề quan trọng của ông Trị. Nó giải thích lư do tại sao Xương Khúc có mặt trong bài toán Tử Vi.
     -Hóa Khoa ứng với mùa thu, dừng lại, điều chỉnh sau sự phát triển quá độ của mùa hạ. Điều chỉnh là không tiến cũng không lùi v́ vậy luật định hóa Khoa phải khác với Lộc Quyền, và cũng khác với Kỵ. (Tạ Phồn Trị).
     -Khi giải bài toán hóa Khoa, 14 chính tinh và Xương Khúc vẫn chưa đủ, nên phải thêm hai sao Tả Hữu. (Tạ Phồn Trị).
    Đây là một luận đề quan trọng khác của ông Trị. Nó giải thích tại sao Tả Hữu có mặt trong bài toán Tử Vi.

     Mặc dù có vài góc cạnh bất đồng với ông Trị, tôi tin là ông đă lật mở những bí mật quan trọng bậc nhất của khoa Tử Vi. Thuyết của ông giải thích được tại sao có 14 chính tinh, tại sao các chính tinh lại theo thứ tự như vậy, tại sao tứ hóa lại được an như vậy mà không khác; đều là những vấn nạn hàng đầu của khoa Tử Vi. Ngoài ra, cùng trong cái lư nhất quán ấy ông suy ra được lư do hiện hữu của hai cặp sao bí mật của Tử Vi là Xương Khúc Tả Hữu cũng như lư do tại sao chúng được tham dự trong bài toán tứ Hóa (các sao Không Kiếp H́nh Riêu Thiên Địa Giải Thai Cáo Thai Tọa Quang Quư th́ có thể suy ra được sau khi chấp nhận sự hiện diện của Xương Khúc Tả Hữu nên không bàn đến ở đây).
     Quan trọng hơn nữa đối với tôi là thuyết của ông Trị hoàn toàn phù hợp với phương pháp lư luận của khoa học hiện đại. Điểm này cần nhấn mạnh, v́ trước và sau ông Trị đă có nhiều vị cố giải thích lư do hiện hữu của 14 chính tinh và tứ Hóa rồi, nhưng tôi thú thật là đọc qua các lư luận ấy tôi chẳng thấy phù hợp chút nào với kiến thức khoa học hiện đại. Chẳng hạn thuyết cho rằng mỗi chính tinh ứng với một sao trên trời có vấn đề lớn là trục trái đất liên tục xoay trong vũ trụ nên vị trí các sao bây giờ đă khác hẳn mấy ngàn năm trước, và vài ngàn năm sau lại càng khác xa hơn nữa.


Sửa lại bởi VDTT : 25 November 2006 lúc 10:58am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
nganhong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 25 October 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 71
Msg 2 of 300: Đă gửi: 25 November 2006 lúc 11:37am | Đă lưu IP Trích dẫn nganhong

Kính bác VDTT!Biện luận bài "...tạ phồn trị.."rất hay theo đúng nguyên lư của dịch học v́ bài toán tử vi là một bài toán "động"theo sự chuyển dịch của bát quái,tiêu trưởng của âm dương,thịnh suy của lục khí & thiên - địa - nhân luôn thống nhất.tất cả không ngừng tương tác lẫn nhau tạo ra chuỗi nhân quả không ngừng(nhân này=quả kia=nhân kia=quả kế tiếp..)mâu thuẫn & thống nhất như khí âm dương dịch chuyển khi mạnh lúc suy -ngưng nghỉ -nhanh chậm-thật vô cùng..hư -thực!nhăn quan dịch học định xét lá số thật tinh tường!có đưa cách nh́n đó vào các môn khoa học thần bí khác cũng rất có lư.



__________________
-N.H-
Quay trở về đầu Xem nganhong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nganhong
 
vun_vo
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 02 September 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1149
Msg 3 of 300: Đă gửi: 25 November 2006 lúc 4:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn vun_vo

Cám ơn bác VDTT rất nhiều .
Kính


__________________
hạnh phúc từ đôi tay
tương lai từ tri thức
góp vào, vun vô, ǵn giữ
Quay trở về đầu Xem vun_vo's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vun_vo
 
LuuBi.
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 May 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1992
Msg 4 of 300: Đă gửi: 25 November 2006 lúc 7:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn LuuBi.



__________________
Xuất Ḱ đông môn,
Hữu nữ như vân .
Tuy Tắc Như Vân,
Phỉ ngă tư tồn .
Cảo Y kỳ cân,
Liêu Hạc ngă vân
Quay trở về đầu Xem LuuBi.'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi LuuBi.
 
phrkk
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 08 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 70
Msg 5 of 300: Đă gửi: 25 November 2006 lúc 8:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn phrkk

Kính bác VDTT!
Trước hết cháu vô cùng cám ơn bác đă mở chủ đề này để giải thích các thắc mắc bấy lâu của cháu .
Để đọc được các lư giải của một người đă suy ngẫm suốt 18 năm rồi nhờ ngồi dưới gốc cây bồ đề mà hiểu ra được thật là một may mắn to lớn , và một may mắn nữa là nhờ bác hiểu được nó mà phổ biến cho ngừoi việt .
Cháu sẽ cố đọc nó để hiểu thêm , có lẽ phải nghiên cứu sâu mới được , nó rất có lư .
Về việc nếu các sao trong tử vi là các tinh đẩu trên trời th́ cháu thất cũnng nhiều điểm không hợp lư . thứ nhất người sinh ra ở các vĩ độ khác nhau ví dụ bắc kinh - hà nội có các bản đồ sao khác nhau lúc sinh ra .
thứ 2 mặt trăng làm chậm tốc độ quay của trái đất giờ ngày xưa ngắn hơn bây giờ sẽ ảnh hửơng tới việc định sao .
thứ 3 , ngay cả thời bây giờ con người liên tục xây các hồ thuỷ điện ảnh hưởng tới tốc độ quoay của trái đất ,
c̣n việc trục trái đất thay đổi th́ bác cũng đă nói rồi .
Mặc dù vậy tử vi vẫn đúng cho đến bây giờ , vậy có thể nói khám phá của ông Trị thật là vĩ đại, nó đóng góp lớn cho việc nghiên cứu .
Nguồn gốc các sao vốn mù mờ bây giờ có thuyết giải thích nhiều như vậy thật quá sức tưởng tượng , cháu rất cám ơn bác và cả tiền bối Tạ Phồn Trị nữa .
Cháu sẽ nghiên cứu theo hướng này , mong bác và quí vị chỉ bảo thêm.
chúc bác sức khoẻ !
phrkk
Quay trở về đầu Xem phrkk's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phrkk
 
an_quang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 968
Msg 6 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 12:09am | Đă lưu IP Trích dẫn an_quang

Kính thưa bác VDTT,

Cháu cảm ơn bác v́ bài viết trên đây, nó giúp cháu tạo lập một cái nh́n có hệ thống hơn về tử vi.

Nhân đây, cháu mong bác giải thích cho cháu một câu hỏi đă cũ từ chủ đề "tử vi biệt cách" của bác, khi bác cho rằng "Hoá Khoa là một lư khác..."

Chúc bác mạnh khoẻ. 

 

 
 



__________________
Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
Quay trở về đầu Xem an_quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi an_quang
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 7 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 12:23am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Xem lại bài trên bạn sẽ thấy Hóa khoa lư khác Lộc Quyền.
     Công năng của hóa Khoa tương tự mùa thu, là điều chỉnh cái cực đoan nên không có khả năng biến đổi xấu thành tốt mà chỉ giảm tai họa thôi, nhưng v́ uy lực rất mạnh nên xứng đáng là đệ nhất giải thần.
     Mùa thu cảnh trời êm dịu mà không làm ḷng người mê đắm như mùa xuân, ví như cảnh nhàn hạ của người văn nhă, do đó cũng là sao rất tốt cho chữ nghĩa, khoa cử; nếu không được thế th́ cũng là may mắn khác thường.
     Vài gịng đóng góp.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
an_quang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 968
Msg 8 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 2:58am | Đă lưu IP Trích dẫn an_quang

Cảm ơn bác nhiều khi giải nghĩa cho cháu đến tận gốc vấn đề.

__________________
Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
Quay trở về đầu Xem an_quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi an_quang
 
phuongmai06
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 July 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 944
Msg 9 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 7:22am | Đă lưu IP Trích dẫn phuongmai06

Rất cảm ơn bác. Bài viết rất hay
Quay trở về đầu Xem phuongmai06's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phuongmai06
 
seasonman78
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 March 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1737
Msg 10 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 8:44am | Đă lưu IP Trích dẫn seasonman78

Tiện đây xin được hỏi bác vài điều, mà SSM thấy nhiều khi cũng chưa phân định được rơ ràng về LQKK...mong bác cho ư kiến .
Về Vấn đề vị trí đóng của Lộc quyền khoa kỵ theo bác th́ như thế nào nhất là kỵ?
-1. Lộc quyền khoa kỵ không có đắc hăm
2. Lộc quyền khoa đắc từ Dần đến ngọ (cung ban ngày)...các cung khác kém tốt đẹp, rực rỡ
Với kỵ c̣n rối hơn:
- Đắc tại th́n tuất sửu mùi (các cung khác hăm).
- Đắc tại Dần măo, thân dậu, hợi tư (cung khác hăm)
- Đắc tại Th́n tuất sửu mùi hợi tư (cung khác hăm)
- Chỉ đắc tại th́n tuất khi gặp thanh long, long đức
- Chỉ đắc tại sửu mùi khi gặp nhật nguyệt chiếu (tường vân ấp nguyệt).....
- Hiện tại SSM coi Lộc quyền khoa không có hăm địa, hoá kỵ tại th́n tuất sửu mùi, hợi tư.
Chân thành cảm ơn bác
SSM78




__________________
www.bepxinh.vn - www.xaydungkientruc.vn - Số nhà 16 - 20 Ngơ 331 Trần Khát Chân - Hai Bà Trưng - HN 097585185
Quay trở về đầu Xem seasonman78's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi seasonman78
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 11 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 10:57am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Anh seasonman78 thân,

Tôi rất vui mừng v́ thế hệ sau tôi c̣n nhiều người muốn nghiên cứu khoa Tử Vi một cách nghiêm chỉnh như anh. Trước khi trả lời câu hỏi, tôi cần nói rơ rằng mấu chốt của bài toán LQKK được ông Trị hé mở mới 11 năm trước thôi (1995), và ngay trong chính lời giải của ông Trị tôi đă thấy có vài vấn đề mà tôi đă mạn phép sửa chữa.
     Nói rơ thế để anh cũng như các bạn trẻ khác thấy rằng việc nghiên cứu Tử Vi cũng như nghiên cứu khoa học, chẳng có ai có mọi lời giải, chúng ta -bất chấp tuổi tác phái tính- phải học hỏi lẫn nhau, và trong các vấn đề chưa ngă ngũ th́ mỗi người phải tự đốt đuốc mà đi, t́m con đường cho riêng ḿnh, rồi khi thấy người ta có điểm hay th́ mạnh dạn bỏ cái dở kém cùa ḿnh mà học cái ưu việt của họ; ngược lại thấy cái sai của người hay cũng phải dám mạnh dạn bỏ đi hoặc sửa lại cho đúng. Tóm lại phải luôn luôn mở mắt ngóng tai, lọc cái sai chọn cái đúng, tuần tự nhi tiến.
     Lời mào đầu như vậy đă xong, nay tôi xin vào đề:
     Theo tôi, Tử Vi là bài toán tổng hợp của rất nhiều tín hiệu. Chủ trương của tôi là không bỏ tín hiệu nào cả, nhưng phải phân định tín hiệu nào là chính, tín hiệu nào là phụ.
     Các cung trên lá số chứa sẵn một loại tín hiệu, đó là tín hiệu ngũ hành. Tín hiệu này dĩ nhiên có ảnh hưởng, nhưng vấn đề là ảnh hưởng của nó mạnh bao nhiêu. Câu hỏi này chỉ trả lời được khi ta xét mỗi một vấn đề từ gốc rễ của nó.
     Trong bài toán tứ Hóa, nhờ bài giải nhất quán của ông Trị (phù hợp với cách an tứ Hóa được lưu truyền) ta có thể tin rằng tứ Hóa quả đă được người xưa đặt ra để tương ứng với 4 trạng thái của địa cầu (Xuân Hạ Thu Đông) và phản ánh 4 cảnh biến của đời sống (Sinh Thành Trụ Diệt). "Hóa" như vậy có nghĩa là biến đổi từ một hoàn cảnh có sẵn. Thực thể nhận sự biến đổi dĩ nhiên là các chính tinh liên hệ hoặc Xương Khúc Tả Hữu.
     V́ là tác nhân của sự biến đổi, khả năng tạo biến đổi dĩ nhiên phải là tính chất chính của tứ Hóa. Biến đổi có ư nghĩa nhất khi nó chính là đáp số phù hợp với đ̣i hỏi của hoàn cảnh. Từ đó tôi suy ra rằng hóa Lộc mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Lộc, hóa Quyền mạnh nhất trong hoàn cảnh cần Quyền v.v...
     Lấy trường hợp hóa Lộc. Tôi ví Lộc như đồ ăn. Chính tinh miếu vượng không bị phá cách như nhà giàu no đủ, thêm đồ ăn cũng tốt đấy (nhưng phải coi chừng bội thực hoặc "ăn no rửng mỡ" thành tai hại). Ngược lại chính tinh cực hăm th́ như Hàn Tín sắp chết đói, hóa Lộc dù theo lư ngũ hành kém cỏi bao nhiêu vẫn là "bát cơm Phiến mẫu", chính là yếu tố "cùng tắc biến" thay đổi cả một đời người.
     Thành thử tôi cho rằng yếu tố quan trọng nhất để định độ mạnh yếu của LQKK là hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH).
     Các thuyết như Lộc Quyền đắc ở mộc hỏa, hăm ở kim thủy, hóa Lộc vô dụng ở tứ Mộ, Kỵ đắc ở tứ mộ v.v... đa số dựa trên lư ngũ hành của các cung.
     Chúng ta đều biết các khoa mệnh lư đều dựa trên hai thuyết hợp lại là âm dương và ngũ hành (gọi chung là thuyết âm dương ngũ hành). Dựa trên cách h́nh thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lư âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi. Thế nhưng các luật ngũ hành của tứ Hóa theo tôi vẫn có chỗ hữu ích, miễn là ta biết giới hạn phạm vi (mà tôi cho là khiêm nhượng) của chúng khi áp dụng vào thực tế.
     Vắn tắt, khi luận tứ Hóa tôi coi hoàn cảnh của chính tinh (hoặc XKTH) là chủ yếu, lư ngũ hành và các lư khác (kể cả Tuần Triệt) như gia vị tăng giảm hiệu ứng mà thôi.
     Ngoài ra, cũng xin tiết lộ một tái khám phá của tôi (hoàn toàn lư thuyết, c̣n cần nhiều kiểm chứng) là Khôi Việt có công năng giải cái nguy của Kỵ. Đặc biệt khi chính tinh hoặc Xương Khúc cực hăm lại hóa Kỵ, được có Khôi hoặc Việt cùng cung hoặc hội họp th́ chẳng sợ cái nguy của Kỵ nữa.
     Vài ḍng đóng góp.


Sửa lại bởi VDTT : 26 November 2006 lúc 11:33am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
an_quang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 968
Msg 12 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 11:33am | Đă lưu IP Trích dẫn an_quang

Kính thưa bác VDTT,

Nhân việc bác có nói "Dựa trên cách h́nh thành, tôi cho rằng trong khoa Tử Vi lư âm dương đóng vai chủ yếu, ngũ hành chỉ là phụ mà thôi", cháu muốn hỏi thêm vài điều về sinh khắc ngũ hành.

Các tác giả, trong phép luận sinh khắc tam phương giữa Cung, Sao và Mệnh, hầu hết đều nhấn mạnh sự thuận lư của tương sinh. Thế nhưng, nhiều ngoại lệ như tuổi Ất Canh Tân hợp cách Tử Tướng Th́n Tuất, hay Giáp Mậu với Tử Phủ Dần Thân... bất chấp quy tắc luận tam phương. Hay cụ thể lá số của Cựu Hoàng Bảo Đại, Mệnh Mộc có Tử Phủ cung Thân. Bác giải thích như thế nào ạ?

Cháu kính chúc bác mạnh giỏi.



__________________
Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
Quay trở về đầu Xem an_quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi an_quang
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 13 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 11:40am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Bạn an_quang thân;

Xin bạn nói rơ tại sao bạn thấy các cách này khó hiểu, tôi mới góp ư được.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
phrkk
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 08 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 70
Msg 14 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 7:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn phrkk

Chào bác VDTT!
Bác đă mở chủ đề này dĩ nhiên cùng mọi người trao đổi , cháu chỉ sợ hỏi bác nhiều quá cái cốt yếu lấy hết th́ sách của bác làm sao mà bán được , vậy nên định hỏi th́ nhiều mà vẫn ngại quá .
Xin bác giải thích cho cháu rơ hơn về cách an tứ hóa theo thuyết của ông Trị tại sao lại đúng với sách cổ , khi thái âm ở tháng năm các sao đều hóa như tham vũ ở mùi, cự nhật ở thân, liêm phá ở dậu. cơ lương ỏ tuất vv.. Chỗ này cháu chưa rơ lắm .
Đối với cháu nghiên cứu sâu về gốc của vấn đề là rất quan trọng .
thứ 2 , cháu muốn hỏi bác Cơ Lương ở th́n ngộ triệt tuổi bính th́n , cơ hóa quyền , theo bác quyền ở đây có là " bát cơm Phiến mẫu" được không ạ ? Dĩ nhiên nó không là cùng tắc biến nhưng liệu có thể thành công cho đương số đươc không ?
Chúc bác mạnh khỏe.
Quay trở về đầu Xem phrkk's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phrkk
 
an_quang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 968
Msg 15 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 7:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn an_quang

Kính thưa bác VDTT,

Từ khi nghiên cứu tử vi, quyển sách đầu tiên cháu đọc là Tử vi Nghiệm lư của cụ Thiên Lương. Cháu đặt dấu hỏi về nhiều quy tắc nghiệm lư của cụ, bởi v́ những quy tắc đó thiếu tính lư luận, không cho cháu cái nh́n từ gốc.

Theo dơi ư kiến của bác trên diễn đàn, cháu cũng tự t́m được vài câu trả lời cho những thắc mắc đó. Ví dụ, cháu nghi ngờ quy tắc "Dương hành tam thất, âm quy nhị bát", cho đến khi gặp ư kiến của bác về ảnh hưởng của TT trên các cung thuận/nghịch âm dương với mệnh. Cháu cho rằng, đó là câu trả lời có biện chứng chắc chắn.

Về vấn đế cháu hỏi:

Trên diễn đàn này, cháu vẫn biết chú HVR gần đây trích dẫn trường hợp lá số của Cựu hoàng BĐ và tin rằng "cách cục tinh đẩu là chính, c̣n ADNH chỉ là để gia giảm thôi".

Thế nhưng trên diễn đàn cháu vẫn bắt gặp một số bài luận mang ảnh hưởng của cụ Thiên Lương khi đ̣i hỏi bộ chính tinh thủ mệnh phải có sao đồng hành với bản mệnh và coi đó như điều kiện đầu tiên để được hưởng mọi chuyện tốt đẹp của bộ sao đó mang lại.

Với cháu, quy tắc luận sinh khắc tam phương không khó hiểu, nhưng cháu nhận ra là quy tắc này có quá nhiều ngoại lệ, ngay từ trong kinh sách, lẫn trong nhiều trường hợp lá số cụ thể. Ví như tại sao can Giáp, Nam lại được hợp cách Tử Phủ Dần Thân mà bất chấp anh ta có mệnh ǵ? Hay Nhâm với Tử Sát ở Hợi?....

Cháu muốn biết điều ǵ chi phối những trường hợp ngoại lệ đó?

Cháu mong bác cho cháu biết ư kiến của bác ạ. Cháu xin cảm ơn bác.

An_quang



__________________
Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
Quay trở về đầu Xem an_quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi an_quang
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 16 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 8:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Bạn phrkk thân,

Những vấn đề bạn hỏi lời giải rất dài, không thể tŕnh bày trên mạng mà đủ được, tốn thời giờ cả hai bên mà chưa chắc dễ hiểu. Bạn ráng t́m sách mà đọc vậy.
     Nhưng tôi muốn chia sẻ với bạn thế này. Thời c̣n trẻ, tôi mê Tử Vi rồi bỏ nó v́ thấy nó không trả lời được nhiều câu hỏi có thể gọi là "cắc cớ" của tôi, chẳng hạn:
     1. Chính tinh: Tại sao Tử Vi có 14 chính tinh? Chính tinh được đặt ra bằng lư nào? Tại sao đúng 14 chính tinh mà không phải 12 (số cung trên địa bàn) hoặc 16 (v́ 16=2x8 mà 8 là bát quái)? Tại sao Tử Vi hành thổ, Thất Sát hành kim v.v...? Một số sao mỗi sách nói một hành khác nhau vậy sách nào đúng, và tại sao đúng? Tại sao Thiên Đồng hăm ở Dậu (cung chính kim, sinh tính thủy của Thiên Đồng), tại sao Tử Vi kém ở Tí mà miếu ở Ngọ v.v...
     2. Tứ hóa: Tứ hóa có ư nghĩa ǵ? Tại sao tứ Hóa an theo can năm mà không theo chi năm, hoặc tháng, hoặc giờ? Tại sao tứ Hóa an theo sao khác thay v́ theo cung? Tại sao can Giáp lại Liêm Phá Vũ Dương mà không phải Phá Liêm Dương Vũ chẳng hạn, v.v...
     Khi trở lại mệnh lư rồi, đọc nhiều sách tôi vẫn chẳng t́m được lời giải, măi khi t́nh cờ đọc được sách của ông Trị mới như thấy ánh sáng cuối đường hầm. Mặc dù ông Trị chưa có lời giải cho 100% mọi câu hỏi của tôi, tôi cho rằng ông đă mở được cánh cửa bí mật ngh́n năm của khoa tử vi, hy vọng chúng ta sẽ nương theo đó mà đạt những bước tiến mới giúp khoa Tử Vi nhảy vọt tới trước.
     H́nh như bạn cũng có nhiều câu hỏi giống tôi ngày xưa. Nhưng bây giờ bạn may mắn hơn v́ bạn có một cái ch́a khóa quan trọng trong tay, đó là những bước khởi đầu do ông Trị đề ra. Chỉ việc đọc sách cho kỹ (gạn lọc lỗi chính tả) bạn cũng sẽ nắm được cái ch́a khóa đó y như tôi vậy.
     Chúc việc nghiên cứu của bạn sớm thu hoạch nhiều kết quả.
     Vài ḍng đóng góp.


Sửa lại bởi VDTT : 26 November 2006 lúc 8:19pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
Van Helsing
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 20 November 2006
Nơi cư ngụ: Zimbabwe
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 487
Msg 17 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 8:24pm | Đă lưu IP Trích dẫn Van Helsing

VDTT viết – Trích :

<<ông suy ra được rằng Thái Âm ứng với tháng, Thái Dương ứng với giờ bằng lư thiên văn.
    (Theo tôi, nh́n ra Thái Âm ứng tháng, Thái Dương ứng giờ là đă t́m ra cái ch́a khóa quan trọng nhất của khoa Tử Vi. Theo lời ông Trị tự thuật th́ ông suy ngẫm về cái bí mật của cặp sao Âm Dương liên tục 18 năm mà không t́m ra manh mối ǵ cả, sau nhờ thiền đốn ngộ mới hiểu ra cái lư của chúng).>>

 

Đọc tới đọan này khiến tôi chợt nhớ tới cổ tích “chĩ tốn một đồng xu”:

Câu chuyện th́ dài , tôi xin tóm lược đại cương :

Một người phải tốn hết 20 năm khổ luyện môn khinh công để chỉ đạt được kết qủa lướt qua sông mà không bị ướt áo, trong khi chỉ cần một đồng xu đưa cho người chèo đ̣ là cũng có thề qua được sông mà không hề bị ướt áo.

 

Nguyệt tượng cho tháng và Nhật tượng cho ngày và giờ là cái lư được đề cập tới trong chương Thiên Văn Nghệ Chí.

Tôi nói Nhật tượng cho ngày và giờ , v́ trước đây có người đă biết Nhật tượng cho ngày

nhưng có vẽ hơi bất ngờ và ngỡ ngàng khi nói Nhật c̣n tượng cho giờ, nay tôi nói lại cho thật rỏ ràng : Trong 4 đại lượng năm-tháng-ngày-giờ th́ chỉ có giờ là mới chỉ rỏ ra được, xác định được cường độ sáng / tối hay là cường độ của Âm / Dương mà thôi nên Giờ tượng cho nhật là rơ ràng không phủ nhận được .

 

Ông TPT (h́nh như theo ông VDTT cho biết là có tŕnh độ học vấn không cao) chứ nếu ông TPT có đọc sách Thiên Văn Nghệ Chí th́ chắc không phải tốn hết 18 năm khổ nhọc để khẳng định lại cái điều mà những người đi trước (tiền nhân) đă t́m ra.

 

Hay ta cũng có thể lập luận lại rằng ông TPT muốn tự thân thực chứng lại chứ không muốn vay muợn kiến thức của bất kỳ ai, nếu đúng như thế th́ quư hóa thay đúng là tinh thần của Pháp hoa Kinh :

Phẩm Thọ Tŕ Bảo hộ:

Phật không chấp nhận phó chúc cho các vị Bồ Tát phương xa thọ tŕ kinh này, chỉ đến khi ĐẤT nứt ra, từ trong ḷng ĐẤT có các vị Bồ Tát hiện ra xin Phật được băo hộ, thọ tŕ Kinh này th́ Phật mĩm cười gật đầu .

 

Phảng phất đâu đây , thật gần gũi,  tinh thần cũa Hessmann Hesse trong tác phẩm “Câu chuyên cũa ḍng sông” khi mà Tất Đạt và Thiện Hữu cùng đă gập Phật, nhưng Tất Đạt không dừng lại như Thiện Hữu mà lại tiếp tục ra đi đến bên một ḍng sông , lắng nghe ḍng sông , để tự ḿnh t́m thấy sự thực chứng trong tâm linh chính ḿnh, và cùng kết một qủa giải thóat.

Rung cảm thay trước tinh thấn TỰ LỰC mạnh mẽ .

 

Pháp môn Thiền Đốn Ngộ là pháp môn tối thượng thừa, là con đường Điểu Đạo, trực chĩ như đường chim bay vừa cất cánh lên là đă thấy ngay “ngôi nhà” vĩnh hằng, thẳng đường bay là về tới, vượt qua được mọi thứ lớp rào cản cũa ngôn từ! Là Pháp môn tối thượng, ngồi trên đôi cánh chim vượt qua đại vấn nạn Sinh/Tử của kiếp người chứ xá ǵ , chứ màng ǵ đến những hệ qủa thần thông có được. Hạt bụi rơi vào “tṛng con mắt” làm cho con mắt xốn xáng, thế th́ hạt “vàng” rơi vào “tṛng con mắt” cũng gây cho con mắt xốn xáng như hạt bụi, chẳng lẽ v́ hạt bụi vô giá trị , ta có thể dể dàng lấy nó ra vứt đi mà hạt vàng có giá trị hơn hạt bụi, ta giữ lại, mà đành để cho “tṛng con mắt xốn xáng” sao ?!

Thế cho nên dùng cái phưong tiện tối thượng chỉ để mong cầu đạt được, cho dù là “hạt vàng” th́ chẳng là tiếc lắm ru.

 

(xin lỗi trước quư vị, v́ tôi đang làm việc không thể viết nhiều được, tạm ghi lại ḍng cảm tưởng,-bị đứt quăng này, sẽ c̣n tiếp tục)

Quay trở về đầu Xem Van Helsing's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Van Helsing
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 18 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 8:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Bạn an_quang thân,

Tôi xin trả lời bạn về vấn đề tinh đẩu và âm dương ngũ hành.
     Nền tảng của mọi khoa mệnh lư Á đông là thuyết âm dương ngũ hành, điểm này thiết tưởng cần nhấn mạnh, kẻo không chú ư th́ bị lạc đề mà không hay.
     Tinh đẩu trong Tử Vi không ǵ khác hơn là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của Tử Vi (cũng như thần sát là các lời giải của thuyết âm dương ngũ hành trong trường hợp đặc thù của các khoa ngũ tinh khác với Tử Vi).
     Bởi vậy, rất cần chú ư. Đừng nệ vào ngôn từ, mà phải nắm cái gốc. Một khi hiểu tinh đẩu chính là lời giải của âm dương ngũ hành rồi th́ sẽ có cái nh́n khác về tinh đẩu.
     Tinh đẩu = một cách diễn tả lư âm dương ngũ hành.
     Tóm lược lại, theo tôi âm dương ngũ hành là cái lư bề sâu của khoa Tử Vi, tinh đẩu là cách diễn tả bề mặt của cái lư đó cho mọi người dễ hiểu; nên nếu bảo "Tử Vi tinh đẩu quan trọng hơn âm dương ngũ hành" tôi sẽ đồng ư, ấy bởi v́ nếu đă hiểu ư nghĩa tinh đẩu rồi mà c̣n thêm âm dương ngũ hành vào nữa tức là áp dụng một phép tính hai lần, may lắm th́ chỉ thừa thăi mà thôi, nhưng nếu xui xẻo th́ phạm sai lầm to lờn.
      Vậy tại sao phải đặt vấn đề âm dương trọng hay ngũ hành trọng khi xét tinh đẩu? Xin thưa là v́ có nhiều vị làm việc "xét lại" ư nghĩa tinh đẩu bằng lư âm dương ngũ hành, rồi thiên về một khía cạnh nào đó mà diễn giải, tạo thành cơ nguy là càng diễn giải càng xa rời cái ư nghĩa của âm dương ngũ hành vốn đă nằm sẵn sau các tinh đẩu. Cần chú ư đến âm dương ngũ hành khi xét tinh đẩu là cốt để tránh cái nguy cơ đó.
     Thí dụ: Xét cách Thiên Đồng cư Dậu. Cách này sách bảo là hăm địa. Đây là một kết quả mà người xưa đă t́m ra và đă bao hàm ư nghĩa âm dương ngũ hành ở đằng sau rồi. Thế nhưng đời sau có người không biết lại lập luận rằng "Thiên Đồng thuộc dương thủy, mà Dậu là âm kim sinh thủy, nên Thiên Đồng miếu vượng ở Dậu". Nếu coi ngũ hành là tiêu chuẩn xét tinh đẩu th́ lập luận này có vẻ đúng (nhưng thực ra nó sai). Chính v́ thế mà tôi mới nhấn mạnh rằng khi xét cách cục (tức tinh đẩu) th́ phải coi âm dương là chính, ngũ hành là phụ. Một khi áp dụng quy luật ấy, sẽ (tái) khám phá rằng quả nhiên Thiên Đồng hăm ở Dậu là hợp lư.
     Dĩ nhiên, nếu đă nắm vững ư nghĩa của tinh đẩu rồi th́ chẳng cần dùng lư âm dương ngũ hành làm ǵ cho thừa thăi. Nhưng mấy người trong làng nghiên cứu Tử Vi dám xưng là nắm vững ư nghĩa tinh đẩu? Riêng tôi có chủ trương hồ nghi nên phương pháp của tôi là dùng lư âm dương ngũ hành để tái lập lại ư nghĩa của mọi tinh đẩu (y như kiểu reverse engineering của người tây phương).
     Tái lập ư nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay v́ phải học thuộc ḷng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn.
     Vài gịng đóng góp.

Sửa lại bởi VDTT : 26 November 2006 lúc 9:13pm
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
an_quang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 13 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 968
Msg 19 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 9:29pm | Đă lưu IP Trích dẫn an_quang

"Tái lập ư nghĩa tinh đẩu rất tốn công sức, nhưng tôi nghĩ nó sẽ giúp chúng ta đạt một mức hiểu biết có tính gốc rễ đáng tin cậy, thay v́ phải học thuộc ḷng tính chất tinh đẩu theo các sách xưa, vừa mất công vừa lo ngại họa tam sao thất bổn."

Cháu xin cảm ơn bác giải đáp cho cháu. Cháu luôn t́m cách hiểu về nhiều phương diện của tinh đẩu, mổ xẻ nó để đưa ra cái "cảm giác" của cháu. Thế nhưng cháu sẽ luôn t́m ṭi để hiểu tinh đẩu đến gốc, điều mà cháu hiện tại chưa làm được, v́ c̣n thiếu nhiều kiến thức khác có liên quan...

Bài trả lời của bác đă giải đáp cho cháu hồ nghi ǵ về chuyện "xét sinh khắc giữa cung và sao".

Thế nhưng cháu vẫn c̣n một nửa câu hỏi c̣n lại? Sự sinh khắc giữa Mệnh và sao quan trọng như thế nào ạ?

Cháu kính chúc bác mạnh khoẻ.



__________________
Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
Quay trở về đầu Xem an_quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi an_quang
 
PhucLong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 December 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1330
Msg 20 of 300: Đă gửi: 26 November 2006 lúc 9:33pm | Đă lưu IP Trích dẫn PhucLong

an_quang đă viết:
Các tác giả, trong phép luận sinh khắc tam phương giữa Cung, Sao và Mệnh, hầu hết đều nhấn mạnh sự thuận lư của tương sinh. Thế nhưng, nhiều ngoại lệ như tuổi Ất Canh Tân hợp cách Tử Tướng Th́n Tuất, hay Giáp Mậu với Tử Phủ Dần Thân... bất chấp quy tắc luận tam phương.


an_quang đă viết:
Với cháu, quy tắc luận sinh khắc tam phương không khó hiểu, nhưng cháu nhận ra là quy tắc này có quá nhiều ngoại lệ, ngay từ trong kinh sách, lẫn trong nhiều trường hợp lá số cụ thể. Ví như tại sao can Giáp, Nam lại được hợp cách Tử Phủ Dần Thân mà bất chấp anh ta có mệnh ǵ? Hay Nhâm với Tử Sát ở Hợi?....

Những cái mà bác an_quang nêu ra h́nh như ảnh hưởng của Tam Khóa + Lộc Tồn???
Quay trở về đầu Xem PhucLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi PhucLong
 

Trang of 15 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1250 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO