Tác giả |
|
an_quang Hội viên


Đă tham gia: 13 September 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 968
|
Msg 41 of 63: Đă gửi: 31 July 2008 lúc 11:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào mừng cao thủ Thiên Khôi trở lại t́m vui.
__________________ Cuộc đời là một chuỗi dài cố gắng :-(
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 42 of 63: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 5:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Nói đúng th́ không nên gọi là cao thủ.
Rất cảm ơn các bạn đă cung cấp một số thông tin. Sau này, tôi xin phép được sử dụng.
Tuy nhiên, nói rơ là tôi không có dự định đưa ra lá số. Chỉ là một số số liệu mà tôi t́m thấy (có cả truyền miệng, nên chưa thể xác quyết được). Riêng cho cá nhân tôi th́ thấy ḿnh chưa nên đưa (và giải) lá số. Tầm vóc lớn quá.
Có vị nào có thông tin ǵ thêm về không?
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 01 August 2008 lúc 5:53am
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuivui Hội viên

Đă tham gia: 04 September 2004 Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1457
|
Msg 43 of 63: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 11:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Với việc xác định ngày giờ sinh của Đức Phật xung quanh cái vùng mà chúng ta đang bàn ở đây. Với thông tin về cuộc đời của Đức Phật, Xuất thân ḍng dơi vương gia, từng là Thái tử, và đi tu thành Phật. Là Đáng tin. C̣n những thông tin khác th́ có têể bị nhiễu loạn do truyền thuyết. Th́ lá số mà Cụ Thiên Lương đưa ra là khả chấp.
Nếu ai muốn đưa lá số khác nữa, mà đáp ứng được những thông tin khả chấp như trên, th́ hăy luận giải cái đă rồi hăy kết luận. Tôi nghi ngờ tính đúng đắn trong phương pháp luận giải lá số của họ.
Thân ái.
Sửa lại bởi vuivui : 01 August 2008 lúc 11:51am
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên


Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 44 of 63: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 12:31pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tất cả đều xoay chung quanh hồ sơ của đức Phật một nhân vật khả ái được kính trọng.
Bất cứ lá số nào được ra đều bị tranh chấp v́ thời đại sinh ra thái Tử Tất Đạt Đa cách nay quá xa, không có văn kiện rơ ràng .
Dù sao đi nữa đọc các luận giải chỉ là ôn lại các thứ về học thuật, là điểm chánh, trong khi sự đúng sai ngày sinh của chính lá số dĩ nhiên đáng lưu ư đến .
HC
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên

Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 45 of 63: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 9:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
HoaCai01 đă viết:
Lá số đức Phật trong sách Tử Vi Nghiệm Lư trang 67 thấy ghi nam nhân Mậu Tuất sinh ngày 8 tháng 4 AL giờ Ngọ, mệnh tại Hợi đắc Thiên Phủ trong thế Hồng Không tu hành trọng đạo khôn ngoan hiểu biết !
|
|
|
vuivui đă viết:
Với việc xác định ngày giờ sinh của Đức Phật xung quanh cái vùng mà chúng ta đang bàn ở đây. Với thông tin về cuộc đời của Đức Phật, Xuất thân ḍng dơi vương gia, từng là Thái tử, và đi tu thành Phật. Là Đáng tin. C̣n những thông tin khác th́ có têể bị nhiễu loạn do truyền thuyết. Th́ lá số mà Cụ Thiên Lương đưa ra là khả chấp.
|
|
|
Kinh điển Phật Giáo có ghi rằng lúc Đức Phật đản sanh là lúc trăng tṛn. Dữ kiện này cũng khả chấp.
Nhưng tại sao lại có thêm dữ kiện mồng Tám?
Trong thời đại huy hoàng của Phật Giáo, ngày Đức Phật đản sanh là một ngày đại lễ, được tổ chức vô cùng trọng thể, kéo dài nhiều tuần, có khi cả tháng trời.
Một số triều đ́nh Trung Hoa cũng tổ chức ngày lễ này long trọng và kéo dài, và một trong các triều đại đó đă chọn ngày mồng Tám để khai mạc, và ngày lễ được kéo dài qua khỏi thời điểm trăng tṛn. Lâu dần, trở thành tập quán, người Trung Hoa cứ đến ngày mồng Tám là làm lễ Phật Đản.
Nhưng trải qua nhiều cuộc bể dâu, ngày lễ Phật Đản chỉ c̣n là một ngày lễ có tầm vóc tương đương với các ngày lễ khác trong năm, và cũng chỉ được tổ chức trong một ngày. Ngày mồng Tám trở nên vừa là ngày khai mạc, vừa là ngày bế mạc. Đó là lư do tại sao ngày mồng Tám lại được xem như ngày Phật Đản ( "thân phận" của ngày mồng Tám đă thay đổi: Từ thời điểm khai mạc lễ Phật Đản thành thời điểm Phật Đản).
---------------------
Ngoài ra Cindy cũng nói thêm một chút là trăng tṛn không nhất định phải là mồng 15. Mồng 16 trăng cũng tṛn.
Mười lăm trăng náu.
Mười sáu trăng tṛn.
(Ca dao)
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên

Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 46 of 63: Đă gửi: 01 August 2008 lúc 10:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
CindyNg đă viết:
Kinh điển Phật Giáo có ghi rằng lúc Đức Phật đản sanh là lúc trăng tṛn. Dữ kiện này cũng khả chấp.
|
|
|
Khả chấp cũng không có nghĩa là chính xác.
Nhưng cũng không phải là không có cách xác định chính xác thời điểm Phật đản.
Triều đại Vua A-Xà-Thế là một thời đại hoàng kim của Phật Giáo. Triều đại này thịnh vượng, có niên lịch rơ ràng. Trong triều đại này, đă có rất nhiều kinh điển Phật Giáo được ghi khắc lên đá.
Cho nên, nếu các nhà khảo cứu tiếp tay, t́m kiếm được trong các cột đá này vài chi tiết về ngày sanh của Đức Phật, đồng thời t́m hiểu rơ ràng và chính xác loại lịch thời Vua Tịnh Phạn, th́ không phải là không thể t́m ra được đúng ngày sanh của Đức thế Tôn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 47 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:40am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi xin chép lại những thông tin trong trang web mà có bạn đă giới thiệu.
--------------
Nhân dip Đại Lễ Phật Đản năm Quí Mùi 2003, tôi xin gửi đến quí độc giả bốn phương, nhất là Phật Tử, hăy cùng tôi t́m hiểu và xác định ngày nào là ngày Đại Lễ Phật Đản, tại sao tôi lại trở lại vấn đề này, v́ có một số người hỏi tôi, bằng thơ, điện thoại, E-Mail và yêu cầu tôi giải thích, thực ra tôi không đủ tŕnh độ để xác định ngày nào là ngày Đại Lễ Phật Đản chính thức và đúng, nhưng tôi cũng cố gắng sưu tầm biên soạn ra tư liệu này cống hiến quí vị Phật Tử hiểu rơ. Nếu quí Chư Tôn Đức Tăng, Ni và các vị thiện trí thức cao minh nào có các dữ kiện khác kính xin chỉ giáo.
Đây là một sự kiện lịch sử, là một nghi lễ trọng đại nhất trong đạo, đối với ngày xuất thế của Đức Thế Tôn, ngày lễ này đă được lưu truyền từ ngàn xưa, ngay từ khi đạo Phật ở Ấn Dộ mới truyền sang các nuớc phương Đông, những bộ kinh Phật phiên dịch từ Phạn văn ra Hán văn, ở đơiø Đông Hán (Trung Quốc), bộ nào nói về lịch sử Phật Tổ, ngày giáng sinh của Đức Phật Thích Ca đă xuất hiện là ngày 8 tháng 4 âm lịch, điều này nhiều nhất thấy ở các kinh sách Phật Giáo Bắc Tông. Nhưng Bắc Tông cũng có bộ nói sinh ngày 15 (trăng tṛn) đó là bộ Tây Vực Kư đời nhà Đường.
Trước kia nước ta cũng như các nước lớn trong khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.....đều làm lễ Phật Đản vào ngày 8 tháng 4 âm lịch . Tên gọi cũng như việc làm ngày Phật Đản, “ngày tám tháng tư “ đă lưu truyền hàng bao thế kỷ ở nhiều nước trên thế giới, đă trở thành phong tục tập quán cổ truyền, ấn tượng ăn sâu vào đầu óc mọi người, kể cả người theo hay không theo đạo Phật cũng đều nhớ như vậy.
“Cách xa dù mấy nhịp cầu.
Đến ngày Phật Đản 5 châu cũng gàn.”
“Dù ai buôn bán đâu đâu
Nhớ ngày Phật Đản rủ nhău mà về” &nb sp; Nhưng kể từ đầu thập niên năm sáu mươi thi ngày Phật Đản lai là ngày 15 tháng 4 âm lịch và cứ tiếp nối từ đó đến nay hàng năm cứ đến ngày trang tṛn tháng 4 là ngày Đản Sanh của Đức Thế Tôn mà hầu hết các nước ở Châu Á và những người con Phật trên kháp năm châu đều nhộn nhịp tổ chức kỷ niệm của Đức Phật giáng trần. Vậy ta thử t́m hiểu xem tại sao ?. Nguồn gốc của đạo Phật là phát sinh từ xứ Ân Độ, Trung Quốc là một nước lớn đạo Phật du nhập sớm, kinh sách dịch ra chữ Hán rất nhiều, truyền sang nước ta gắn liền với âm lịch hiện nay ta vẫn dùng. So sánh hai thứ lịch này với nhau để xét t́m bàng cớ : Phật giáng sinh vào ngày nào, tháng nào của lịch Ấn Độ, ngày đó có phải ngày trăng tṛn hay không, đem ghép vào lịch Trung Quốc mà tính toán, xem nhàm vào ngày nào, tháng nào của thứ lịch này th́ mới thấy rơ được.
Ở đây chú ư một diều : Gọi là ngày trăng tṛn, nhưng chính là thời điểm trăng tṛn th́ giờ quăng đầu của ngày đó, phải tưởng tượng như ḿnh đang đứng ở góc độ múi thứ sáu của địa cầu làm mốc mà nh́n trăng tṛn, mới đúng giờ “sao mai mọc” hay giờ Dần, khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mầu Ni đản sinh ra cơi nhân gian trong ngày đó. Nếu chỉ chung chung, dựa vào những câu đơn thuần trong các bộ kinh sách nói từ xưa, th́ không có ǵ xác đúng cho lám, không thể khám phá vấn đề mà giải quyết dứt khoát được.
Trong bộ Phật tổ thống kư đă tập hơp sáu bộ kinh sử đều nói Phật giáng sinh năm Giáp Dần : a)Chu thư dị kư. b)-Pháp bản nội truyện, c)- Nguỵ thư – d)- Nam nhạc, -đ)- Phụ hành, e)-Pháp lâm. Tất cả đều thống nhất nói rằng : Đức Phật Thích Ca giáng sinh nhằm đời nhà Chu Cơ, vua Chiêu vương năm thứ 26 (có chỗ nói năm thứ 24) là năm Giáp Dần (tính theo lối 60 mươi năm hoa giáp của Trung Quốc).
Bộ thống kư này tính toán rất tỷ mỷ, diễn tả từ khi Phật c̣n là vị Bồ tát ngự trên cơi trời, Đản sinh xuống cơi người, đến khi xuất gia (năm Mậu Dần, 25 tuổi đời), thành đạo ( năm Quí Mùi, 30 tuổi đời) , nhập diệt (năm Mậu thân, 79 tuổi đời). Tính đến năm Đinh măo – dương lịch 67 – niên hiệu Vĩnh B́nh năm thứ 10, đời vua thứ II Minh đế đời Đông Hán, kinh Phật băùt đầu truyền dịch sang chữ Trung Quốc, rồi tính tiếp đến năm 2003 th́ được 3021 năm.
Như vậy Đức Phật giáng sinh trước vị Giê-su giáng sinh 1027 năm (Năm kỷ nguyên theo tây lịch là năm Tân Dậu, vào khoảng đầu thế kỷ thứ 6, một số nước theo thiên Chúa giáo ở Châu Âu cũng chưa t́m được đúng năm sinh của vị Giê-Su, khi ấy họ hop nhau lại bàn cách đem số nguyệt chu nhân với số tuần chu để lấy kết quả được (19x28=532) liền quyết định lấy ngày năm đầu của số này làm năm kỷ nguyên của Thiên Chúa gọi tát là Công nguyên.
Ngay cả cái ngày 25 tháng 12 cũng là ngày sinh của vị thần Công-xtăng-ti-nốp sùng bái, sau khi chinh phuc được nước này rồi lấy ngày đó làm ngày Noen của vị Giê-su, theo lối Âu Tây thường kể tuổi tṛn, người ta qui định vị Giê-su tuổi Canh Thân, năm tuổi này là năm thứ hai trước kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, niên hiệu nguyên thọ, đời vua Ái Đế nhà Hán Trung Quốc. Khổng Tử sinh trước vị Giê-su 551 năm, khớp với thuyết của sư Tổ Hoàng Tán : Đức Phật giáng sinh trước ngài Khổng Tử 477 năm. Cộng được : (477-1+551)= 1027 năm.
Người Anh lúc đó cai trị Ấn Độ có đào được tấm bia của Vua A-Dục khắc về niên đại Phật Đản, theo trên tấm bia này th́ Phật giáng sinh lại là năm Bính Thân, tính đến năm 2003 là 2567 năm. Căn cứ trên các tư liệu nêu trên và các dữ kiện khác do đó trong đại lễ kỷ niệm Phật Giáo thế giới tại Tích Lan năm 1956 mới quyết định lấy ngày trăng tṛn 15 tháng tư Âm Lịch làm ngày kỷ niệm Đức Phật giáng sinh cho cả thế giới.
Tuy nhiên, ở những nước có Phật giáo nhưng không có Âm Lịch th́ người ta theo dương lịch mà nói : “Phật giáng sinh ngày trăng tṛn “ trong tháng năm dương lịch hằng năm cứ luôn luôn xê dịch : trong 100 năm chỉ có 4 năm là ngày 15 tháng 5 trăng tṛn mà thôi. mặc dầu vậy, nhưng ngày trang tṛn của tháng tư Âm Lịch lúc nào cũng rơi vào tháng 5 dương lịch. Nước ta và những nước theo Âm Lịch th́ xưa nay vẫn tính năm, Phật sinh năm nào th́ kể ngay năm ấy là một.
Muốn xác định được ngày đại lễ Phật Đản trước hết phải t́m những điều ghi trong các kinh sách nói về lịch sử Phật tổ cả Bắc Tông lẫn Nam Tông (về ngày Phật Đản kinh sách Nam Tông nói rất đơn giản chi qui gọn một câu “ngày trăng tṛn” mà thôi). đem đọ với giữa 2 thứ lịch Ấn Độ và Trung Quốc mà tra cứu th́ mới đạt được yêu cầu mong muốn.
Ấn Độ từ xưa vẫn có 4 thứ lịch : lịch Sóc vọng, lịch Mặt trời, lịch Địa cầu, lịch Ngôi sao. Trung Quốc cũng có 4 thứ lịch : lịch nhà Hạ, (chính kiến dần) lịch nhà Thượng hay nhà Ấn (chinh kiến sửu), lịch nhà Chu, (chính kiến tư), lịch nhà Tần (chính kiến hợi). Bốn thứ lịch này đều là Âm lịch. Lịch nhà Hạ vẫn hiện hành từ xưa đến nay, có thể gọi là âm dương lịch, v́ nội dung đối chiếu cả các ngày tháng về dương lịch.
Nay chỉ cần dùng 2 thứ lịch : Sóc vọng của Ấn Độ và Hạ lịch (ta thường gọi là nông lịch) của Trung Quốc mà xác định ngày lễ Phật Đản, v́ 2 lịch này đều tính theo độ số chu toàn của sao Thái Âm xoay quanh trái đất mà làm lịch. Mỗi nguyệt chu là 19 năm, cũng mỗi năm 12 tháng, có tháng đủ, có tháng thiều và tháng nhuận bù trừ vào nhău, mặc dù ngày tháng sáp đạt có chênh lệch mỗi năm đều khác nhău.
Mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều muộn hớn lịch Trung Quốc một tháng rưỡi. Ngày trăng tṛn của lịch Ấn Độ th́ đạt vào ngàycuối cùng của mỗi tháng, chứ không phải giữa tháng như lịch Trung Quốc. Các ngày 30 trong mỗi tháng của lịch Ấn Độ đều trùng hợp với ngày 15 trong mỗi tháng của lịch Trung Quôc, như thế ngày trăng tṛn của lịch Ấn Độ tức là ngày trăng tṛn của lịch Trung Quốc vậy.
Chỉ có một điều khác nhău giữa 2 lịch nhưng không ảnh hưởng sai trái với ngày trăng tṛn. Nghĩa là lịch Trung Quốc một năm chia thành 4 mùa : Xuân, Hạ, Thu, Đông, lấy 12 con giáp Tư, Sửu, Dần, Măo.....đạt tên cho 12 tháng. Lịch Ấn Độ th́ chia một năm làm 3 mùa : Xuân, Hạ, Đông (mỗi mùa 4 tháng) không có mùa Thu, lấy tên 12 ngôi sao đặt cho 12 tháng.
Trên đây tôi sưu tầm biên soạn để chứng minh tại sao ngáy Phật Đản lại có sự thay đổi từ ngày 8 tháng 4 ra ngày 15 tháng 4 âm lịch, và xác định ngày Phật Đản là ngày trăng tṛn. Đây cũng là ngày rất trọng đại đối với người Phật Tử chúng ta cần nghiên cứu t́m hiểu để am tường về bối cảnh lịch sử của Đức Bổn Sư .Tôi hy vọng đă góp một phần sự hiểu biết nông cạn của ḿnh vào việc hoằng dương chánh pháp. Nếu qui chư Tôn Đức Tăng, Ni hoăïc các vị thiện trí thức, có những dữ kiện nào chính xác hơn xin chỉ giáo và có những ǵ thiếu sót kính xin quí ngài niệm t́nh thứ lỗi.
=========
Cư Sĩ Nguyễn Đức Can
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/timhieuphatdan.ht m
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 48 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:43am | Đă lưu IP
|
|
|
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/tieusuPhat.htm
-----------
Trích:
Cuốn truyện thơ kể lại cuộc đời của Đức Phật từ khi giáng sinh cho đến khi lập gia đ́nh vào năm 16 tuổi, năm 29 tuổi quyết chí xuất gia tu hành t́m đạo, năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lư, thành đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
---------------
TKTV: Những thông tin trên (VD: Đức Phật "thọ"80 T) là thống nhất trong giới PG. Người ta chỉ bàn về năm - tháng cụ thể mà thôi
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 49 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:46am | Đă lưu IP
|
|
|
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/ducphatlichsu.htm
-------------
...... ... . . . . . Đức Phật Lịch Sử (The Historical Buddha)
H.W. Schumann (1982)
M. O'C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
------------------------------------------------------------ --------------------
Mục lục
Lời Giới thiệu
1. Thời niên thiếu - Cuộc tầm cầu - Giác ngộ (563-528 TCN)
2. Thành lập Giáo hội và khởi đầu Hoằng pháp (528 TCN)
3. Hai mươi năm đầu tiên (528-508 TCN)
4 Giáo lư, Tăng chúng, và giới cư sĩ
5. Đức Phật Gotama và các phương diện tâm lư
6. Các năm sau
7. Cuộc hồi hương vĩ đại (485 TCN)
8. Phần cuối - Thư mục Tham khảo
----------
Đôi nét về tác giả quyển Đức Phật Lịch Sử
H. W. Schumann là học giả người Đức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Độ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xă hội học tại Đại học Bonn (Đức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Đại học Ấn Độ ở Benares, Ấn Độ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lănh sự Cộng ḥa liên bang Đức, phục vụ ngành ngoại giao và lănh sự của Tây Đức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka). Trong nhiều năm, ông đă đảm trách văn pḥng Ấn Độ tại Bộ Ngoại giao Đức quốc. Hiện nay (1989), ông là Tổng lănh sự của CHLB Đức tại Bombay (Ấn).
Trong suốt mười bảy năm ở Á Châu, Tiến sĩ Schumann đă viếng thăm tất cả mọi nơi chốn liên hệ đến cuộc đời Đức Phật và thuyết giảng đạo Phật tại Đại học Bonn. Các tác phẩm gần đây nhất của ông là: "Buddhism: An Outline of Its Teachings and Schools" (Đạo Phật: Sơ Lược Các Giáo Lư và Tông Phái, 1973), quyển này trong bản dịch tiếng Đức đă được in năm lần, và một quyển sách hướng dẫn về tranh tượng Phật Giáo Đại Thừa và Mật Tông là quyển "Buddhist Imagery" (Tranh Tượng Phật Giáo, 1986).
Quyển "Đức Phật Lịch Sử" này phối hợp một công tŕnh nghiên cứu uyên thâm về Kinh Tạng Pàli cũng như lịch sử Ấn Độ và tính cách quen thuộc thân thiết với môi trường Ấn Độ của vị học giả này.
Nhà xuất bản Arkana (1989)
------------
Lời Tựa Của Tác Giả
Thật hiếm nhân vật trong lịch sử tư tưởng nhân loại từng có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài như đức Phật Siddhattha Gotama, và cũng không ai từng để lại dấu ấn sâu đậm trên toàn Châu Á như ngài. Đạo giáo do ngài sáng lập không chỉ đem lại nguồn an ủi cho vô số người mà c̣n cung cấp nền tảng học thuyết nhân bản cao thượng và một di sản văn hóa vô cùng tế nhị. Bài thuyết pháp đầu tiên do đức Phật dạy tại Lộc Uyển (Sàrnàth) gần Benares năm 528 trước CN là một sự kiện lớn đem lại những kết quả đầy lợi lạc liên tục măi đến thời đại này.
Nhan đề "Đức Phật Lịch Sử" nói lên cả chủ điểm của quyển sách cùng các giới hạn phạm vi của nó. Sách này không đề cặp các đức Phật phi lịch sử trong quá khứ và tương lai vẫn thường được nhắc đến qua Kinh Điển Phật giáo; nó cũng loại bỏ các truyền thuyết hoang đường bao phủ quanh cá nhân của đức Phật lịch sử, ngoại trừ những điểm có thể t́m thấy tính chất lịch sử trong đó. Sách này bàn đến con người với những đặc tính phi thần thoại của một bậc Đạo Hiền Trí, cùng với thời đại ngài sinh trưởng và hoàn cảnh chính trị xă hội đă tạo điều kiện cho ngài thực hiện sứ mạng cao cả đưa đến thành công như vậy.
V́ trước đây đă có nhiều sử sách về cuộc đời đức Phật, nên một quyển lịch sử mới ra đời cần có sự minh chứng rơ ràng. Điều này nằm trong sự thật là ngành Ấn Độ học ở cương vị một khoa học cuối cùng đă chịu bước ra khỏi tháp ngà từ hai thập niên vừa qua và giờ đây chuyển hướng nh́n theo cách quan sát kỹ các đại tư tưởng gia Ấn Độ trong bối cảnh các biến cố của thời đại cùng môi trường xung quanh các ngài. Thời đại đức Phật, khoảng thế kỷ thứ sáu đến thế kỷ thứ năm trước CN, đă được soi rọi trong một làn ánh sáng mới mẻ, kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu đầy công phu vừa qua.
Giờ đây đức Phật không c̣n được nh́n như một thánh nhân đang du hành trên hư không, ta có thể nói như vậy, mà là một nhà sáng lập đầy trí tuệ về mọi vấn đề thế gian, đă hiểu biết cách tận dụng các ḥan cảnh chính trị với tài năng lăng đạo có kế hoạch tinh xảo, quả thật, giống như một nhân vật có thể sánh với đệ nhất vĩ nhân trong thời hiện đại là Mahàtma Gandhi (bậc Đại trí Gandhi), một người đă hoàn thành xứ mạng của ḿnh không chỉ v́ đó là một người Ấn Độ có đức độ thành tín mà c̣n là một luật sư xuất chúng và là một tư tưởng gia có một đầu óc thực tiễn.
Không có thời kỳ nào trong lịch sử thực sự là thời đại "cổ sơ hoàn hảo" cả, và thời đức Phật cũng không phải là ngoại lệ như đă được chứng tỏ qua sự quan tâm của dân chúng đến các tân học thuyết về giải thoát mới xuất hiện. Chúng ta muốn công bằng nhận xét thuở đó như một thời đại con người không khác chúng ta về trí thông minh cũng như về tiêu chuẩn đạo đức, nhưng chỉ có một thế giới quan khác ta, và ít có quyền năng kỹ thuật đối với các sức mạnh thiên nhiên mà thôi. C̣n con người thời ấy cũng bị các dục vọng chi phối giống hệt như chúng ta ngày nay vậy.
Nhiều người theo đạo Phật đôi khi chủ trương rằng cá nhân đức Phật không quan trọng, v́ rằng không phải các sự kiện thoáng qua trong quăng đời ngài, mà chính toàn thể giáo lư vượt thời gian của ngài mới đáng cho chúng ta chú tâm. Cũng có vài điều cần bàn về quan điểm này, và quả thực chúng ta đặt đức Phật ra ngoài hệ thống giáo lư của ngài mà không loại trừ một yếu tố căn bản nào trong đó. Song về phương diện khác, mỗi quan điểm triết lư là một cách giải thích chứng minh hợp lư thái độ tinh thần của tư tưởng gia sáng tạo ra nó. Một người khác hay một người cùng ở trong các hoàn cảnh khác nhau đă có thể phát triển thái độ tâm lư khác và do vậy có thể lư luận cách khác, nghĩa là người ấy có thể suy tư cách khác. Như thế, người sáng lập hệ thống giáo lư xứng đáng được quan tâm như một cá nhân trong bối cảnh thời đại của vị ấy, nhất là đối với con người Phương Tây vẫn thường suy nghĩ theo tương quan lịch sử; đối với họ. Phương pháp đạt một tri kiến toàn diện cũng đáng chú ư như Thực chất của nó vậy.
Hệ thống tôn giáo triết lư hướng đến giải thoát mà đức Phật thuyết giảng cho người Ấn Độ đương thời trong ṿng 45 năm hành đạo của ngài được phát họa ở đây trong h́nh thái cổ sơ nhất từng được biết đến. C̣n các độc giả nào muốn t́m hiểu những sự phát triển về sau của giáo lư đức Phật cần tham khảo một sách khác của tôi: "Buddhism, An Outline of Its Teachings and Schools" (Đạo Phật: Sơ Lược Các Giáo Lư và Tông Phái), NXB Rider, London.
V́ trong sách biên khảo này chúng tôi không quan tâm đến các chi tiết triết lư, mà chỉ chú trọng các mối tương quan hoặc sự kiện lịch sử của cá nhân, nên khả dĩ chấp nhận việc nêu ra các lời dạy của bậc Đạo Sư trong h́nh thức giản lược hoặc diễn dịch cho dễ hiểu. Như thế lời dạy có thể sinh động hơn là được tŕnh bày theo lối văn thánh điển thường trùng lập, đó là sản phẩm của nhiều đại hội Tăng chúng duyệt Kinh Tạng Pàli.
Kinh điển bằng ngôn ngữ Pàli nguồn quan trọng nhất đối với người viết lịch sử đức Phật, như vậy các danh từ riêng và thuật ngữ Phật học ở đây đều theo tiếng Pàli. Ví dụ: Nibbàna (Pàli) thay v́ Nirvana (Sanskrit). Những danh từ hay thuật ngữ khác đều theo h́nh thức nào thông dụng nhất: Sanskrit, Prakrit Hind́.
Lẽ ra có thể minh họa sách này với nhiều tranh ảnh h́nh tượng Phật. Nhưng tôi đă tránh làm điều này v́ các ảnh tượng của đức Phật qua nghệ thuật Ấn Độ chỉ xuất hiện khoảng bốn thế kỷ rưỡi sau khi bậc Đạo Sư tịch diệt, không lâu trước CN và chúng tiêu biểu, không phải đức Phật Gotama lịch sử mà là bậc Đại Siêu Nhân (Mahàpurisa) đă được biến thành huyền thoại thần kỳ. Như vậy việc đưa những tranh ảnh nghệ thuật Phật giáo vào đây có thể tạo nên những yếu tố huyền thoại đă được gạn lọc ra từ đầu. Đức Phật lịch sử là đức Phật không có h́nh tượng nào cả.
Tôi chân thành cảm tạ tất cả những vị giúp tôi thực hiện quyển sách này. Trước tiên là hiền phụ của tôi trong suốt năm năm liền đă dành mọi buổi chiều tối yên lặng làm việc, trước ở Bonn và về sau ở Colombo, v́ vậy phải hy sinh nhiều dự án cộng tác khác.
Tôi cũng hết ḷng cảm ơn Thượng Tọa Đại Trưởng Lăo người Đức, tôn giả Nyànaponika, ở Sơn Lâm Thảo Đường (the Forest Hermitage), Kandy, Tích Lan, về sự hỗ trợ rất hào hiệp và nỗ lực kiên tŕ ngài dành cho tôi. Mặc dù bận rộn các tác phẩm văn học của ngài cùng các nhu cầu biên tập của Hội Xuất Bản Phật Học, ngài cũng t́m được thời giờ đọc bản thảo của tôi thật cẩn thận. Những ư kiến b́nh luận của ngài đă đóng góp rất lớn vào việc cải thiện tính cách chính xác trong vài phần của sách này.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng, tôi xin tỏ bày ḷng biết ơn đối với ông M. O'C. Walshe, người dịch sách này sang tiếng Anh. Dịch giả nguyên là giảng sư đại học môn Văn Chương Đức Ngữ, Phó Chủ Tịch Hội Phật học ở Luân Đôn, đă từng dịch bộ D́gha Nikàya (Trường Bộ Kinh) sang tiếng Anh, và là tác giả nhiều sách khác nữa, quả thật không có ai đầy đủ khả năng hơn để đảm trách công tác phiên dịch này.
H. W. Schumann
---------------
Chú Thích Về Bản Niên Đại
Đôi lời giải thích về niên đại của đức Phật lịch sử ghi trong sách này, theo bản niên đại đă được hiệu đính của Tích Lan và đa số chấp nhận, đức Phật đă sống trong khoảng từ 563 đến 483 trước CN. Khuyết điểm rơ ràng của bản niên đại này được nhiều nhà Ấn Độ học trước kia công nhận đă khiến Giáo sư P.H L. Eggermont đặt lại vấn đề ấy trong bốn bài báo trên tạp chí Persica giữa năm 1965 và 1979, từ đó, ông được Giáo sư Heinz Bechert ủng hộ (trong tạp chí Indoldgia Taurinensia X, 1982). Cả hai học giả đều tin rằng các sử gia viết tiếng Sinhala (Sri-lanka) đều sai và hai vị ghi niên đại của đức Phật vào khoảng 115 năm sau đó. Lư luận của các vị ấy cũng đáng chú ư nhưng cần phải triển khai thêm trước khi chúng được xem là cung cấp chứng cớ cuối cùng và đưa đến một bản mới có thể chấp nhận được được thay vào bản niên đại đă được chấp nhận trước kia. Do đó, tôi chưa chấp nhận chúng, nhưng sẵn sàng để độc giả rút bớt 115 năm từ các niên đại ghi những sự kiện trong cuộc đời đức Phật lịch sử.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 50 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:50am | Đă lưu IP
|
|
|
GIỚI THIỆU "NIÊN ĐẠI ĐỨC PHẬT LỊCH SỬ"
VẤN ĐỀ ĐANG C̉N GÂY TRANH LUẬN
Nguyên tác: HEINZ BECHERT
Thích Giác Hoàng dịch
Lời người dịch: Đây là bài nhận định tổng hợp của giáo sư Heinz Bechert, tóm tắt 21 bài viết đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được chính giáo sư làm tổng biên tập. Bài tóm tắt vô cùng công phu này đă đặt lại các vấn đề biên niên sử Tích Lan, Ấn Độ và các nước Phật giáo có liên hệ về cách tính niên đại của đức Phật, chẳng hạn như Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản. Qua bài viết, tác giả cho chúng ta thấy hàng trăm học thuyết khác nhau về niên đại của đức Phật, trong đó có cả trường hợp bịa đặt về biên niên kỷ cũng như cách cấu trúc về các niên đại đồng thời giữa hai nước nào đó thật thiếu logic và khó chấp nhận. Mặc dầu không chấp nhận niên đại truyền thống của Tích Lan về năm 624 trước TL như là năm đản sinh của đức Phật, tác giả cho thấy phần lớn các nhà nghiên cứu đều đồng ư cho rằng ngày đản sinh của đức Phật có thể trước hoặc sau năm 560 trước TL vài năm. Trong khi các học giả cố gắng truy nguyên niên đại của đức Phật lịch sử, họ đă đưa ra quá nhiều học thuyết khác nhau đến độ mâu thuẫn và loại trừ lẫn nhau. Đó cũng chính là lư do làm cho học thuyết về niên đại của đức Phật của các trường phái Phật giáo dựa trên các biên niên sử của ḿnh vẫn c̣n lư do để tồn tại và thách thức các giới hạn tri thức về lịch sử của con người.
Nội dung của bài nhận định tổng hợp này gồm 8 phần sau: 1) Niên đại của đức Phật - một vấn đề chưa giải quyết; 2) Điểm lại lịch sử nghiên cứu đề tài; 3) Bằng chứng rút ra từ bối cảnh lịch sử văn hoá Ấn Độ; 4) Các đánh giá khác nhau về cứ liệu; 5) Nguồn gốc và phát triển các biên niên đại đức Phật truyền thống; 6) Thuyết thiên niên kỷ trong các truyền thống Phật giáo; 7) Niên đại của đức Phật theo cách tính dựa vào niên đại lịch sử; và 8) Kết luận.
*******
Chữ viết tắt:
TK: thế kỷ
TTL: trước Tây lịch
Symp: Tập Hội Thảo Chuyên Đề
tr. trang
*******
I. NIÊN ĐẠI CỦA ĐỨC PHẬT – MỘT VẤN ĐỀ CHƯA GIẢI QUYẾT?
Chưa có tài liệu nào về niên đại của đức Phật lịch sử, vị sáng lập đạo Phật, được truyền thừa nhất quán trong các tông phái chính của Phật giáo cũng như được các học giả cùng công nhận. Các học giả cũng chưa đi đến một kết luận thống nhất nào về vấn đề này. Hầu hết các nguồn sử liệu Phật giáo và các học giả đều nhất trí cho rằng đức Phật đă nhập diệt lúc tám mươi tuổi. Nếu tính theo lịch Thiên Chúa giáo, ngày Niết-bàn của đức Phật theo truyền thống khoảng năm 2420 đến 290 TTL. Điều này không những làm cho các học giả lúng túng rất nhiều mà c̣n làm cho các Phật tử ngày nay ngộ nhận khi họ bắt đầu vào con đường nghiên cứu Phật học. V́ vậy, vấn đề biên niên sử đă được bàn thảo rộng răi trong các phong trào Phật giáo quốc tế, và như chúng ta sẽ thấy dưới đây, đă có nhiều nỗ lực để đi đến thống nhất chung về Phật lịch, nhưng kết quả đạt được thật là giới hạn.
Vấn đề niên đại của đức Phật và những nhân vật đương thời với Ngài không kém phần quan trọng đối với các sử gia. Thật sự nó vẫn là vấn đề thiết yếu cho ngành sử học Ấn Độ và thế giới. Do đó, nhiều người đă có nhiều cố gắng để đi đến một niên đại thống nhất, tuy nhiên đại đa số các học giả Nam Á và phương Tây theo một khuynh hướng, c̣n các học giả Nhật Bản lại đi theo một khuynh hướng khác. Theo quyển "Lịch Sử Ấn Độ của Đại Học Cambridge" (Cambridge History of India), biên niên sử được phần lớn các học giả phương Tây và Nam Á sử dụng trong giai đoạn giữa thế kỷ XIX cho đến thời gian gần đây, giả định rằng: "đức Phật nhập Niết-bàn trước hoặc sau vài năm của năm 480 TTL."[1] Cách tính này được xem như là cơ sở của biên niên sử Ấn thời kỳ đầu và nó cũng được xem như là tài liệu đáng tin cậy nhất trong lịch sử Ấn Độ. V́ thế, trong quyển Biên Niên Sử Ấn Độ (Chronology of India) của D. Mabel Duff (1899), viết: "Thái tử Siddhàrtha, sau thành đức Phật Gautama, sinh ở Kapilavastu khoảng năm 557 TTL" được xem như ngày lịch sử đầu tiên trong bảng niên đại, ngay sau năm 3102 TTL- năm đầu tiên của kỷ nguyên Kaliyuga và năm 3076 TTL - năm đầu của kỷ nguyên Laukika.[2] Ngày đản sinh của đức Phật được tính ngược lại từ năm 477 TTL, và đây là năm đức Phật nhập Niết-bàn theo quan điểm của Max Muller.
Các cách tính này, đặc biệt dựa vào truyền thống biên niên của Đảo Sử (Diipava"msa) và Đại Sử (Mahàva"msa) trong văn học Pàli do các tác giả Tích Lan trước tác khoảng TK IV đến đầu TK VI TL cũng như dựa vào bộ Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa (Samantapàsàdikà) của Ngài Phật Âm (Buddhaghosa). Tuy nhiên, niên đại được tính dựa theo những tác phẩm đă được các Phật tử Tích Lan cũng như các Phật tử theo truyền thống Theravàda ở Nam Á chấp nhận th́ ngày đức Phật nhập Niết-bàn không phải năm 477 / 480 mà là năm 544 / 543 TTL. Đó là điểm khởi đầu của Phật lịch đă được các cộng đồng Phật giáo Theravàda ở Nam và Đông Nam Á sử dụng.[3] Niên đại 544 hay 543 TTL có thể gọi là biên niên sử gốc, hoặc là "Biên niên sử dài chưa-hiệu-chỉnh" (Uncorrected Long Chronology), hoặc là "Biên Niên Sử Phật Giáo Nam phương" (Southern Buddhist Chronology), trong khi đó biên niên sử các học giả phương Tây sử dụng được xem như "Biên Niên Sử Dài Đă Hiệu Chỉnh"(Corrected Long Chronology).
Trong giai đoạn nghiên cứu đầu tiên của người Châu Âu về Phật giáo, khoảng tiền bán TK XIX đă có khuynh hướng theo "Biên niên sử Nam truyền" hay "Biên niên sử Nam phương Phật giáo chưa-hiệu-chỉnh" này.[4] Chính đây là biên niên sử cuối cùng, về niên đại đức Phật và dường như nó là quan điểm dễ chấp nhận nhất. Tuy nhiên, như đă đề cập trong phần giới thiệu của bản dịch Đại Sử của ấn bản Mahàva"msa xuất bản năm 1837 vô cùng có giá trị thời bấy giờ, George Turnour đă lưu ư đến mức độ không chính xác khoảng 60 năm giữa niên đại vua Chandragupta thuộc triều đại Maurya như đă được truyền thống này đề cập, và niên đại này được thành lập nhờ vào sự xác định niên đại đồng thời của vua Chandragupta và các nhà văn Hy Lạp Sandrakotto, và việc xác định này được ông William Jones phát hiện năm 1793. Ông Turnour đă kết luận rằng niên đại của các Hoàng Đế Chandragupta và A'soka được tính quá sớm trong biên niên sử, nhưng ông lại chấp nhận dữ liệu trong Mahàva"msa cho khoảng cách giữa đức Phật nhập Niết-bàn và lên ngôi của vuaChandragupta là 168 năm và lên ngôi của vua A'soka là 218 năm.[5] Dựa trên căn bản này, Turnour đă đưa ra một loại biên niên sử mới mà sau này mệnh danh là "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh." Điều này càng được khẳng định hơn nữa nhờ sự giải mă về các bia kư của A'soka và sự xác định niên đại của các vua Hy Lạp đương thời đă được đề cập trên các bia kư đó.[6]
Như người viết đă từng đề cập, "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh" dù có sự biến thiên nhỏ giữa các năm 486 – 477 TTL được ấn định là năm đức Phật nhập Niết-bàn, được xem như là nền tảng của các biên niên sử Ấn Độ. Hầu hết các niên đại đă được đề cập trong các tác phẩm văn học Ấn Độ thời kỳ đầu đều dựa vào niên đại này và được rộng răi quần chúng tin cậy như là ngày đầu tiên trong lịch sử Ấn Độ. Như vậy, niên đại được ghi trong văn học Bràhma.na khoảng 1000 năm TTL, những bản kinh (Sùtra) và Áo Nghĩa Thư (Upanishad) thời kỳ đầu, khoảng 800 – 500 TTL, v.v… đă được các nhà nghiên cứu thời Max Muller lặp đi lặp lại nhiều lần, đều dựa trên tài liệu biên niên sử này.
Tuy nhiên, cũng c̣n một vài trường hợp ngoại lệ mà chúng ta gặp phải trong "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh." Nhiều sách hiện nay về lịch sử Ấn Độ, lịch sử thế giới, lịch sử tôn giáo, v.v… trên thực tế lại được xuất bản ở các nước phương Tây hoặc ở Nam Á suốt 100 năm qua. Nh́n chung, nó được nh́n nhận như một sự kiện đă định h́nh. Trong số các luận chứng cổ điển, bản văn giới thiệu cho dịch phẩm Mahàva"msa (1912) của Wilhelm Geoger là một trong những bản văn có ảnh hưởng lớn nhất để ủng hộ giả thuyết này.[7]
Năm 1953, André Bareau đă xuất bản một bài khảo cứu có tính nghiên cứu cao được đăng tải trong tạp chí Journal Asiatique [8] để ủng hộ biên niên sử dài đă hiệu chỉnh. Từ đó niên đại khoảng 480 TTL như là niên đại đức Phật nhập Niết-bàn được tin là đă được thành lập "tương đối chắc chắn." Đây là điểm được A. K. Warder tŕnh bày vào năm 1970[9] và nó có thể được công nhận một cách đương nhiên như là nền tảng của tất cả biên niên sử Ấn Độ thời kỳ đầu. Một số lư luận của những người ủng hộ biên niên sử dài vẫn tiếp tục được xem như có sức thuyết phục trong các bài viết có tính nghiên cứu cao gần đây về đề tài này, ví dụ như cuốn Đức Phật Lịch Sử của H. W. Schumann vào năm 1982.[10]
Tuy nhiên, có một số học giả hiện nay biện hộ cho Biên niên sử dài chưa-hiệu-chỉnh, nghĩa là theo Thượng Tọa Bộ, năm đức Phật nhập Niết-bàn là năm 544 TTL. Một trong những người đáng chú ư nhất là Vinsent A. Smith, tác giả cuốn Lịch Sử Ấn Độ thuộc Ấn Bản Oxford [11] và Lịch Sử Ấn Độ Thời Kỳ Đầu từ 600 TCN đến Cuộc Xâm Lăng của Muhammadan.[12]
Người viết xin trích dẫn một dẫn chứng dưới đây[13]:
"Tôi không tin rằng niên đại của đức Phật có thể được xác định như là "chắc chắn" và trái với các ư kiến đă được ủng hộ cho rằng năm đức Phật nhập Niết-bàn là 487 hoặc 486 TTL. Ngày nay chúng ta có thêm một dữ liệu mới nhờ bia kư Khàravela, nếu nó đúng, buộc chúng ta phải đi ngược lại niên đại của 'Sai'sunàga hơn 50 năm, và vậy nó sẽ ủng hộ niên đại đức Phật nhập Niết-bàn theo truyền thống Tích Lan năm 544 hay 543 TTL. Điều này có thể lập luận rằng các truyền thống được bảo tồn ở Màgadha nên được tin tưởng hơn là những truyền thuyết do chư tăng ở Tích Lan xa xôi ghi lại sau này, nhưng cũng có bằng chứng thuyết phục hơn là đức Phật Gautama là người sống cùng thời với vua 'Sre.nika Bimbisàra và con trai của vua là Kù.nika Ajàta'satru, và nếu như vậy, người viết cảm thấy rằng nên chấp nhận niên đại 543 TTL, v́ nó dựa vào sử liệu được khám phá nhờ bia kư Khàravela; trừ phi có các nghiên cứu mới về đề tài này."
Biên niên sử 544 TTL của Thượng Toạ Bộ dĩ nhiên là được đại đa số các nhà nghiên cứu Phật học Nam Á hiện nay tán thành. Chính biên niên sử này đă được các phong trào Phật giáo quốc tế như "Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới" (World Fellowship of Buddhists) và các hiệp hội Phật giáo chấp nhận. Biên niên sử này được truyền bá khắp nơi. "Đại Hội Phật Giáo Thế Giới" lần đầu tiên được tổ chức để mở màn cho Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc Tích Lan ở Colombo năm 1950, với niềm hy vọng rằng " đúng vào năm 2500 sau đức Phật diệt độ, tức là năm 1956 của TL, toàn thể thế giới sẽ tiếp nhận lối sống của đạo Phật" như được tŕnh bày trong bản tường tŕnh chính thức tại hội nghị.[14] Tại hội nghị một cuộc vận động được xúc tiến: "Các thân hữu Phật tử thế giới đă chấp nhận năm 2494 sau đức Phật nhập Niết-bàn như là năm thành lập Phật lịch (nghĩa là năm 1950) và bản nghị quyết này được gởi đến tất cả đoàn thể, hiệp hội Phật giáo để tường tri và thực hiện."[15] Tuy nhiên, nó đă bị tŕ hoăn để xét duyệt lại. Hội đồng chuyên gia đă được thành lập sau hội nghị Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới[16] lần hai, khẳng định quyết định này để ủng hộ Phật lịch theo truyền thống Thượng Toạ Bộ và nó được chấp nhận trong nghị quyết tại đại hội lần ba năm 1954.[17]
Mặc dù những nỗ lực này đă đạt đến những quyết định có thẩm quyền quan hệ đến Phật lịch, tuy nhiên vấn đề vẫn c̣n tồn đọng, gây tranh luận không những trong thế giới học giả mà c̣n trong thế giới Phật tử. Tôi xin trích dẫn một ví dụ từ những tác phẩm của tác giả Phật tử Tích Lan hiện nay, đó là ông G.H.de Zoysa. Ông cho rằng cái gọi là "Phật lịch chuẩn xác" phải là năm 384 TTL.[18] Giả thuyết này được bàn thảo rộng răi ở Tích Lan, ví dụ tờ tuần báo Chủ Nhật Si.lumi.na của Colombo, ra ngày 9 tháng 8 năm1987.[19] Để biện hộ cho việc "chuẩn xác" phật lịch, de Zoysa đă đưa ra những điểm không nhất quán trong cách tính năm của các biên niên sử Tích Lan thời kỳ đầu. Sự tŕnh bày chi tiết của P.Kiefer-Pulz về giả thuyết của de Zoysa đă được t́m thấy trong một chương liên hệ của tác phẩm này.[20]
Tuy nhiên, trong các tác phẩm Sanskrit Phật giáo đầu tiên và những bản dịch của các tác phẩm này, chúng ta vô t́nh bắt gặp một truyền thống biên niên sử khác khá xa với các sử liệu của Thượng Toạ Bộ mà người viết đă bàn đến. Biên niên sử này cũng c̣n được gọi là "biên niên sử ngắn" (short chronology) cho rằng đức Phật nhập Niết-bàn trước lễ đăng quang của vua A'soka 100 năm.[21] Trong khi các bản chánh tạng, ngụy tạng và hầu hết các tác phẩm trong tục tạng tính thời gian giữa đức Phật nhập Niết-bàn và lễ đăng quang của vua A'soka là 100 năm, th́ trong luận thuyết phân phái Samayabhedoparacanacakra của Ngài Vasumitra (Thế Hữu // Thiên Hữu hoặc được phiên âm là Bà-tu-mật) thuộc văn học Trung Quốc, chúng ta lại bắt gặp con số "116" với cách đọc khác là "160" và con số "160" trong luận phẩm Nikayabhedavibha"ngavyàkhyàna của Ngài Bhavya và một vài con số khác trong các tài liệu sau này.[22]
Tuy nhiên, "biên niên sử ngắn" lại không cung cấp cho chúng ta một hệ thống niên đại như cách của biên niên sử dài. Các truyền thống Ấn Độ thường chỉ cung cấp một biên niên sử tương đối, nghĩa là khoảng thời gian giữa đức Phật nhập Niết-bàn với giai đoạn Vua A'soka hoặc đức Phật nhập Niết-bàn với Vua Kani.ska. Tuy thế, truyền thống chép sử ở Ấn Độ lúc bấy giờ không phải là không bị gián đoạn. V́ vậy, Phật tử Ấn Độ thời Trung cổ không có truyền thống nào đáng tin tưởng liên quan đến khoảng thời gian giữa Vua A'soka hay Kani.ska với thời của họ, và do đó hầu như họ cũng không chấp nhận lối chuyển các thông tin này thành cách tính về khoảng cách thời gian giữa đức Phật nhập Niết-bàn đến thời của họ. Nếu như sử dụng biên niên sử Purà.na (tuyển tập về chuyện kể liên quan đến Bà-la-môn giáo) của các Bà-la-môn đương thời để tính thời đại Maurya, họ sẽ có biên niên sử sớm hơn. Tất nhiên, vấn đề này cũng tăng cường sự bất đồng của những người ở Đông Á, Tây Tạng, và các nước Trung Á khác để tính ngày Niết-bàn trong giới hạn hệ thống niên đại riêng của họ, bởi v́ phần lớn các truyền thống này đều dựa vào cách tính của các trường phái Phật giáo ở Ấn Độ.[23] Về phương diện này, truyền thống Ấn Độ hoàn toàn khác với truyền thống của các vị Thượng Toạ Bộ, ngay từ các thời kỳ đầu đă đưa ra hệ thống biên niên sử nhất quán.
Học giả người Hà Lan, Hendrik Kern (1896), là người đầu tiên đưa ra hai đoạn trong D́pava"msa (1.24-27 và 5.55-59) giả định rằng trong một phần khác của biên niên sử ngắn[24] bị biên niên sử dài thay thế. Tính không nhất quán này có thể được giải thích bằng cách cho D́pava"msa không phải là một tác phẩm văn học có giá trị, mà chỉ là tuyển tập các bài kệ từ các tác phẩm trước đây như Wilhem Geiger[25], Erich Frauwallner[26], và các học giả khác đă tŕnh bày. Dựa vào trọng điểm của những đoạn này, Hendrik Kern, và sau này E. J. Thomas[27], G. C. Mendis[28] cũng như gần đây nhất P. H. L. Eggermont[29] quan niệm rằng biên niên sử ngắn tŕnh bày biên niên sử Phật giáo sớm nhất và nó đi trước tất cả biên niên sử Phật giáo khác. Tuy nhiên, các học giả khác thích đi theo hướng của Hermann Oldenberg hơn và giải thích lại các đoạn trong Diipava"msa như là các đoạn tham khảo thiếu cứ liệu về mặt văn bản học so với biên niên sử dài.[30]
Các học giả Nhật Bản lại bất đồng về vấn đề này hơn các học giả phương Tây. Hầu hết các học giả Nhật Bản có thẩm quyền hiện nay đều dựa vào sự khác biệt của cái gọi là biên niên sử ngắn ấy để làm điểm khởi đầu cho việc tính toán niên đại của đức Phật.[31] Phương pháp họ sử dụng cho cách tính này, căn bản giống như phương pháp những người ủng hộ biên niên sử dài đă hiệu chỉnh đă sử dụng, nghĩa là thêm 100 năm hoặc thêm 116 năm vào ngày vua A'soka đăng quang như các sử gia đă viết, và do vậy ngày đức Phật nhập Niết-bàn phải là năm 368 hay 383 TTL. Trong một bài tham luận nhân dịp hội thảo chuyên đề về niên đại đức Phật lịch sử (1988), Akira Hirakawa cho rằng vua A'soka sống khoảng 100 năm sau khi đức Phật diệt độ v́ cách tính niên đại này được t́m thấy hầu hết trong Tam Tạng và nó rất phù hợp với phương diện phát triển Tăng đoàn.[32] Tuy nhiên, Hajime Nakamura đă nhấn mạnh trong bản tham luận của ḿnh ở buổi hội thảo là năm nhập Niết-bàn của đức Phật phải được tính dựa vào niên đại đă được t́m thấy trong bản dịch tiếng Hoa là Samayabhedoparacanacakra của Vasumitra (Thế Hữu) đă được đề cập ở trên. Theo Luận phẩm đó, số năm từ khi đức Phật nhập diệt cho đến khi Vua A'soka xuất hiện là 116 năm. Giả thuyết này cho rằng đức Phật nhập Niết-bàn năm 383 TTL và cũng được Nakamura đưa ra vào năm 1955.[33] Tương tự các học giả Nhật Bản hiện nay đă đưa ra nhiều biên niên sử dựa trên cách đánh giá của mức độ thay đổi trong biên niên sử ngắn, đó là năm 390 hoặc là 384 TTL (Genmiyo Ono, 1905)[34], năm 386 TTL (Hakuji Ui, 1924)[35], và khoảng 400 TTL (Ryùsho Hikata, 1980).[36]
Các học giả Nhật Bản thuộc trường phái khác chấp nhận biên niên sử được mệnh danh là "Chúng Thánh Điểm Kư" ở Quảng Đông (Canton). Đây là truyền thống có liên quan đến một bản văn viết tay rất cổ, trong đó mỗi năm được chấm vào một chấm sau năm đức Phật nhập Niết-bàn. Truyền thống này vẫn c̣n được tiếp diễn ở Quảng Đông đến năm 489 TL. Từ số các dấu chấm này người ta suy ra, năm đức Phật nhập Niết-bàn là 486 TTL hay nếu theo cách tính khác là vào năm 483 TTL.[37] Niên đại này khá ăn khớp với biên niên sử dài đă hiệu chỉnh. Tuy nhiên, giá trị sử liệu và nguồn gốc biên niên sử vẫn c̣n đang gây rất nhiều tranh luận. Trường phái biện hộ cho biên niên sử này được tŕnh bày trong sách chuyên đề do công đóng góp của G. Yamayaki, người theo truyền thống Nam Phương (xem phần IV của bài viết này).[38] Với ngoại lệ duy nhất của biên niên sử dựa vào "Chúng Thánh Điểm Kư" này, các cách tính của các học giả Nhật Bản không dựa vào truyền thống Đông Á mà chỉ dựa vào nguồn gốc hiện đại. Chúng phát xuất từ sự đánh giá về những tác phẩm nguyên tác bằng ngôn ngữ Sanskrit Phật giáo hoặc các bản dịch Trung Hoa hay Tây Tạng, thường được đề cập đến bằng thuật từ mặc ước, "Bắc tông" hay các truyền thống Phật giáo phương Bắc.
Về điểm này, cần phải nhắc đến tác phẩm được xem như là "thánh kinh" của các nghiên cứu Phật học hiện đại, đó là quyển "Lịch Sử Phật Giáo Ấn Độ" của Étienne Lamotte xuất bản năm 1958.[39] Có lẽ rất hữu ích khi trích dẫn những đoạn đề cập đến biên niên sử ngắn và dài trong tác phẩm của Lamotte[40] ở đây:
"Hai biên niên sử này được xác nhận trong tài liệu cổ: biên niên sử dài cho ngày đức Phật nhập Niết-bàn là 218 năm trước lễ đăng quang của A'soka (khoảng 486 TTL) và biên niên sử ngắn cho sự kiện này khoảng 100 năm trước A'soka lên ngôi (khoảng 386 TTL).
1. Như vậy, theo Biên niên sử dài được truyền thống Tích Lan công nhận, lễ đăng quang của A'soka thuộc vào năm 218 sau đức Phật nhập Niết-bàn (D́pava"msa VI.1, tr.19-20; Mahàva"msa V.21; các ấn bản Pàli khác nhau của bộ Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa (Samantapàsàdikà) I, tr. 41, 1.25) và đại hội kết tập kinh điển tại Pà.taliputra 18 năm sau, nghĩa là vào năm 236 sau đức Phật nhập Niết-bàn (D́pava"msa VII. 37 và 44; Mahàva"msa V. 280).
Tuy nhiên, cách tính này đ̣i hỏi cần thận trọng.
Trong Đảo Sử, truyền thống này tính tới 13 vị vua suốt khoảng thời gian 278 năm từ lúc Bimbisàra lên ngôi (60 năm trước đức Phật nhập Niết-bàn) cho đến khi lễ đăng quang của vua A'soka (218 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn)- một con số rất thông thường, nhưng điều đáng nói ở đây là chỉ có năm vị Tổ Sư Luật tạng- một con số quá nhỏ.
Trong phần 2, biên niên sử và các bản sớ giải của Tích Lan không trung thực tuyệt đối với cách tính của chúng. Như vậy, lễ đăng quang của vua A'soka vào năm 118 sau đức Phật nhập Niết-bàn theo ấn bản tiếng Hoa của quyển Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa (Samantapàsàdikà) (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh, số 1462 k.1, tr. 679c 13) thay v́ năm 218 sau đức Phật nhập Niết-bàn. Kỳ kiết tập kinh điển ở Pà.taliputra thay v́ là năm 236 sau đức Phật nhập Niết-bàn thỉnh thoảng lại cho 218 (trong D́pava"msa I, tr 24-25, và V, tr. 55-59), thỉnh thoảng cho là 218 sau đức Phật nhập Niết-bàn (Atthasàliń, tr. 3, 1.26-27; tr. 4, 1.25-26).
2. Hầu hết tất cả các tác phẩm Sanskrit và tiếng Hoa đều dựa vào biên niên sử ngắn cho rằng lễ đăng quang của vua A'soka sau đức Phật nhập Niết-bàn 100 năm. Tuy nhiên, theo cách tính này chỉ có 12 vị vua và 5 vị Tổ sư Luật Tạng từ thời vua Bimbisàra và A'soka. Có nhiều nguồn sử liệu cho rằng A'soka và vị quốc sư Upagupta sống khoảng 100 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn…"
Cũng trong tác phẩm vừa nêu (tr.15), Lamotte đă phát biểu hết sức thận trọng trong một đoạn văn rằng "các sử gia hiện nay có thể chọn tuỳ ư biên niên sử dài hay biên niên sử ngắn," riêng ông, ông chỉ sử dụng biên niên sử dài như là "một giả thuyết có thể chấp nhận." May mắn thay, người viết đă có cơ hội thảo luận riêng vấn đề này với cố giáo sư Lamotte. Ông cho rằng việc sử dụng biên niên sử dài chỉ là "vấn đề thuận tiện"; và dưới ánh sáng những bằng chứng hiện có, "chúng ta nên đề ra niên đại của đức Phật nhập Niết-bàn một cách dứt khoát." Quan điểm này cũng được phản ánh trong những tác phẩm sau cùng của ông.[41]
Khi đối diện với các giả thuyết khác nhau của các học giả được đào tạo trong các truyền thống phương Tây và Nhật Bản, tác giả cảm thấy cần phải đặt lại cái gọi là độ đáng tin cậy của biên niên sử Ấn Độ hay phương Tây. Trong tiến tŕnh khảo cứu, người viết đi đến kết luận rằng những bằng chứng có giá trị về "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh" hoàn toàn không có sức thuyết phục.
Trong một bài tham luận tại Hội Thảo về Ấn Độ Học ở Stockholm năm 1980, tác giả cho rằng "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh" không nên được ủng hộ nữa. Bài viết này sau đó được xuất bản trong tạp chí Indologica Taurinensia. [42] Trong đó, người viết đă bày tỏ ḷng biết ơn đến Giáo sư Eggermont đă khuyến khích xuất bản những khám phá của người viết nhân dịp Hội thảo Lần Thứ Hai của Hội Phật Học Quốc Tế ở Nalanda (The Second Conference of the International Asociation for Buddhist Studies in Nalanda), tháng 1 năm 1980, khi người viết đọc bản tóm tắt đó.[43] Người viết cũng đă ghi nhận rằng "những khám phá của Eggermont cũng không mâu thuẫn với quan điểm đă tŕnh bày trong bài viết này" (nghĩa là bài viết trong Indologica Taurinensia, 1982), "và các lập luận khác của giáo sư Eggermont trên căn bản cũng đă đi đến cùng một kết luận" trong bài viết của ông mang tựa đề "Những Ghi Chú Mới về A'soka và Những Vị Kế Thừa".[44] Đức Phật và Mahàv́ra là những người đồng thời, cho nên biên niên sử của Mahàv́ra cũng phải được xét duyệt lại. Điều này cũng đă được đề cập tại hội thảo quốc tế ở Strasbourg năm1980.[45] Trong tiến tŕnh khảo sát xa hơn, một số quan điểm đă được tŕnh bày trong những cố gắng ban đầu này được xem là đúng, và một tác phẩm nghiên cứu chi tiết hơn, "Cuộc Đời Đức Phật, Niên Đại Thành Lập Sớm Nhất của Lịch Sử Ấn Độ" được xuất bản năm 1986.[46] Trong bài viết này, người viết cho rằng các nguồn tài liệu hiện hành không giúp ǵ được đểxây dựng lại chính xác cuộc đời đức Phật, bởi v́ chúng ta không có bằng chứng nào thuyết phục về những ǵ mà tài liệu biên niên sử đáng tin cậy được truyền thừa ở Ấn Độ trước cuộc xâm lăng của Vua Alexander. Người viết tin tưởng rằng "biên niên sử ngắn" tŕnh bày biên niên sử Phật giáo sớm nhất trong nguồn sử liệu chúng ta đă t́m ra. Tuy nhiên, điều này không ám chỉ nó tŕnh bày tài liệu biên niên sử đáng tin cậy. Những nghi ngờ này cùng với tất cả những nỗ lực để đi đến xác định trong ṿng mười năm hay vài mươi năm khi sự kiện đức Phật nhập Niết-bàn xảy ra, bao gồm những nỗ lực trước đây của riêng người viết.[47] Tuy nhiên, điều này cũng không thể cấm đoán người viết phát biểu rằng, nếu dùng từ của Lamotte, "hăy đi đến kết luận niên đại của đức Phật nhập Niết-bàn một cách dứt khoát."[48] Để hiểu rơ các quan điểm này, người đọc có thể xem bài nghiên cứu trong tác phẩm này.[49]
Một bài giới thiệu trong một tuyển tập về biên niên của đức Phật sẽ c̣n nhiều thiếu sót nếu không tham khảo đến những bài khảo cứu khác nhau của các học giả Ấn Độ về cách tính năm của đức Phật và những người đồng thời với Ngài. Mặc dù đại đa số các học giả Ấn Độ hiện đại như đă gợi ư ở trên đều lấy nguồn thông tin biên niên sử từ các nguồn tài liệu Ấn Độ được các học giả phương Tây tin cậy như trong bài nghiên cứu của J. U. Hartmann trong tập sách này.[50] Rất nhiều sử gia Ấn Độ dựa vào các nguồn tài liệu khác nhau, phần lớn là dựa vào truyền thống được ghi lại trong các bộ Purà.na. Các học giả này không chấp nhận giá trị của những luận điểm mà biên niên sử dài đă hiệu chỉnh và cách tính của người Nhật Bản và phương Tây hiện nay về niên đại của đức Phật nhập Niết-bàn đă dựa vào. Nghĩa là niên đại đồng thời giữa vua Chandragupta và A'soka với tài liệu biên niên sử ở Hy Lạp. Người viết xin trích dẫn một ví dụ ở đây trong cuốn Lịch Sử Văn Học Sanskit Cổ Điển [51] của M. Krishnamachariar (1937) mà ngày nay vẫn c̣n được sử dụng như một tác phẩm tham khảo rất phổ biến trong làng văn học Sanskrit. Trong một bài luận về biên niên sử dài, tạo nên một phần giới thiệu cho cuốn sách này[52] ông đă bàn chi tiết về các nghiên cứu của các học giả phương Tây từ thời điểm nghiên cứu của William Jones, nhưng kết quả hoàn toàn khác nhau. Krishnamachariar phê b́nh gay gắt những ǵ ông gọi là "sai lầm về niên đại đồng thời giữa Sandracottus của người Hy Lạp và vua Chandragupta Maurya"[53] và ông đưa ra một niên đại đồng thời khác. Biên niên sử của riêng ông dựa vào các đoạn trong văn học Purà.na. Theo ư của ông văn học Purà.na "tính thẩm quyền của nó thật là chắc chắn." Các đoạn văn này cho rằng "triều đại Maurya kéo dài khoảng 316 năm, từ 1535 – 1219 TTL."[54] Do đó, ngày đức Phật nhập Niết-bàn phải được tính sớm hơn.
Những ḍng quan điểm tương tự như vậy được nhiều học giả Ấn Độ khác dựa theo. Ví dụ, gần đây (khoảng năm 1984) V. G. Ramachandran sử dụng cách tính thiên văn học như là luận điểm chính của ông, và đă tuyên bố rằng năm đức Phật đản sinh là 1887 TTL và năm đức Phật nhập Niết-bàn là 1807 TTL.[55] Năm 1987, Shriram Sathe đă xuất bản tập "Hội thảo chuyên đề" Niên Đại Đức Phật mà người viết muốn giới thiệu ở đây để cung cấp thêm thông tin về nhiều niên đại khác nhau mà các học giả Ấn Độ đă đề nghị.[56] Một loại kết hợp khác giữa niềm tin truyền thống và nghiên cứu học đường được các học giả nỗ lực tŕnh bày để tính niên đại của đức Phật, bằng cách đối chiếu niên đại đồng thời của lịch sử Ấn Độ và Trung Quốc thời kỳ đầu. Các loại lịch sử này được tŕnh bày trong bài phát biểu của Chen Yen-huei.[57]
II. ĐIỂM LẠI LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Đối tượng chủ yếu trong bài hội thảo chuyên đề của Gottingen (1988) về niên đại của đức Phật lịch sử và tuyển tập này là nỗ lực khảo duyệt và hiệu đính toàn diện một cách nghiêm túc những học thuyết về niên đại của đức Phật trong điều kiện cho phép. Chính các dữ kiện ban đầu được các sử gia cung cấp không thể dẫn đến sự nhất trí như là câu trả lời cuối cùng cho vấn đề này. Sự thống nhất ư kiến rất khó có thể đạt được trong một cuộc hội thảo chuyên đề với sự đóng góp của các học giả thuộc nhiều truyền thống nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận với các phương pháp khác nhau. Ngược lại, thật là ngạc nhiên, ít nhất chúng ta đă đạt đến quan điểm chung một phần nào liên quan đến các phương diện chủ yếu của vấn đề này. Trong tập này, trong một góc độ nào đó chúng ta tŕnh bày vấn đề niên đại đức Phật khá tổng quát, nếu không muốn nói là cung cấp tài liệu nghiên cứu toàn diện về niên đại của đức Phật lịch sử các cách trả lời khả dĩ về vấn đề này. Nhờ vậy, giới độc giả có thể có được những thông tin cần thiết để rút ra các quan điểm cho riêng ḿnh về những vấn đề đang c̣n tranh luận này.
Như vậy chúng ta đă đánh dấu điểm nổi bật trong tiến tŕnh hội thảo về lịch sử nghiên cứu đề tài. Phần lớn các luận điểm được trích dẫn để ủng hộ các biên niên sử đức Phật đă được các học giả đề cập trong suốt 150 năm qua, và như vậy chúng đă trùng khớp với các tác phẩm trước đây về cùng đề tài. Một số sự kiện lịch sử đă được trưng dẫn ở trên trong phần đầu của lời giới thiệu này. Trong tuyển tập này người đọc sẽ thấy bản tường thuật chi tiết của Siglinde Dietz về lịch sử nghiên cứu phương Tây cho đến 1980 (xem cùng tác phẩm, tr. 39-105). Bản nghiên cứu đánh dấu giai đoạn sớm nhất của các ấn bản châu Âu về đề tài, bắt đầu từ việc tính niên đại đức Phật đản sinh vào năm 1026 TTL, trong tác phẩm Khổng Tử (Confucius) của tác giả Phillippe Couplet (1687), người Bỉ. Thời gian đức Phật trụ thế là 79 năm, một con số được xem là có giá trị cho đến ngày nay.
Một giai đoạn nghiên cứu mới bắt đầu bằng cách tính dựa theo biên niên sử dài đă hiệu chỉnh của George Turnour năm 1837. Suốt TK XIX và XX, nhiều học giả phương Tây, một mặt đă đề xuất các niên đại khác nhau bao gồm biên niên sử chưa-hiệu-chỉnh của Thượng Toạ Bộ, và sau này Albrecht Weber, Niels Ludwig Westergaard[58] và các học giả khác thừa nhận. S. Dietz đă tŕnh bày những nỗ lực khác nhau về cách tính niên đại của đức Phật trong bài khảo cứu của ông, do đó các độc giả xem tuyển tập này sẽ được cung cấp đầy đủ các thông tin về lịch sử nghiên cứu của phương Tây về lănh vực này.
Lịch sử nghiên cứu về niên đại đức Phật ở Ấn Độ và Tích Lan bằng ngôn ngữ phương Tây được Jens-Uwe Hartmann đề cập đến.[59] Những nhà nghiên cứu ở Nam Á và các học giả phương Tây nghiên cứu lănh vực này dĩ nhiên trao đổi ư kiến qua lại. Bài khảo cứu này được bổ sung bằng các tài liệu: (1) công tŕnh nghiên cứu của Gustav Roth về các ấn phẩm cùng chủ đề bằng tiếng Hindi[60], (ii) ghi chú về Phật lịch trong Màlàla"nkaravatthu của Heinz Braun[61], và (iii) một bài tóm lược các nghiên cứu của người Nhật Bản về cùng chủ đề của Hajime Nakamura.[62] Thông tin về việc nghiên cứu ở Trung Hoa chỉ được t́m thấy trong các bài đóng góp của một số tác giả như Herbert Franke trong phần 5 của tập này[63] , bài "Cách Tính Niên Đại của Đức Phật theo Phật Giáo Trung Hoa"[64] của Lewis Lancaster, trong bài "Nghiên cứu của người Trung Hoa về Niên Đại Đức Phật"[65] của Chen Yen-huei. Một số nỗ lực gần đây nhất trong việc nghiên cứu về niên đại đức Phật lịch sử cũng được thảo luận trong bài giới thiệu mang tính khảo cứu này.
III. BẰNG CHỨNG RÚT RA TỪ BỐI CẢNH LỊCH SỬ VĂN HOÁ ẤN ĐỘ
Vấn đề niên đại của đức Phật không thể xác định một cách đúng đắn nếu không có khảo cứu về bối cảnh lịch sử văn hoá Ấn Độ trong đó đức Phật thuyết giảng giáo pháp. Hiểu biết và giải thích dựa theo bối cảnh Ấn Độ cung cấp cho chúng ta nhiều bằng chứng gián tiếp cần thiết. Bằng chứng này có thể xem như thước đo về các tài liệu biên niên sử từ các nguồn khác. Chính nhờ các nguồn tài liệu này có thể giúp chúng ta ấn định niên đại tương đối đáng tin cậy của đức Phật. Các bằng chứng gián tiếp như vậy có thể được rút ra từ nguồn thông tin lịch sử Phật giáo thời kỳ đầu. Và trong bối cảnh lịch sử đó, đặc biệt (1) t́nh trạng chính trị và xă hội ở phía Bắc Ấn Độ trong thời đức Phật, (2) bằng chứng nhờ khám phá của khảo cổ học về giai đoạn này, (3) người đương thời đức Phật là Mahàv́ra, (4) sự kế tục của các Tổ Sư Luật Tạng của Phật giáo và Kỳ-na giáo, (5) biên niên sử của quá tŕnh phát triển giáo lư và triết học thời kỳ đầu, (6) quá tŕnh phát triển của ngôn ngữ, phương tiện diễn đạt, văn học và âm điệu thi kệ trong truyền thống Phật giáo Thượng Toạ Bộ, (7) thông tin từ các nguồn phi Phật giáo trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, (8) mối bang giao văn hoá giữa Ấn Độ và phương Tây thời cổ, và (9) việc nghiên cứu các yếu tố thần thoại trong các truyền thống biên niên sử.
Việc đánh giá các thông tin gián tiếp này được tŕnh bày trong các bài viết trong tập này: "Nghiên Cứu theo Phương Pháp Khảo Cổ về các Di Tích Phật Giáo Cổ Đại"[66] của Herbert Hartel; "Vài Khảo Sát về Ư Nghĩa của Niên Đại Đức Phật trong Lịch Sử Bắc Ấn"[67] của Hermann Kulke, "Bối Cảnh Lịch Sử về Quá Tŕnh Phát Triển Phật Giáo và Cách Tính Niên Đại"[68] của Georg von Simson; "Niên Đại Đồng Thời của Đức Phật và Jina Mahàv́ra và Vấn Đề Biên Niên Sử của Kỳ-na Giáo Nguyên Thuỷ"[69] của Adelheid Mette; "Khảo Sát Ngôn Ngữ Học về Niên Đại Đức Phật"[70] của Oskar von Hinuber; "Các Tham Khảo của Ấn Độ Cổ Đại về Hy Lạp và Các Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên giữa Phật Giáo và Phương Tây"[71] của Wilhem Halbfass; "Một số ư kiến về Vấn Đề Niên Đại Đức Phật nhập Niết-bàn"[72] của André Bareau, và "Gia Phả Purà.na và Niên Đại của Đức Phật"[73] của Heinrich von Stietencron. Có nhiều kết luận khác nhau về vấn đề niên đại đồng thời của đức Phật và Mahàv́ra, điển h́nh là bài viết của bà Adelheid Mette trong tập này và bài viết "Năm Qua Đời của Mahàv́ra"[74] của P. H. L. Eggermont trong phần đầu của tập Symp IV, 1.
Lambert Schmithausen đă "Nỗ Lực Đánh Giá Khoảng Thời Gian giữa A'soka và Đức Phật dưới Dạng Lịch Sử Học Thuyết"[75] Một vài phương diện liên hệ khác cũng được Sigfried Lienhard giới thiệu trong bài "Ghi Chú Ngắn về Niên Đại Đức Phật Lịch Sử và Thơ Ca Cổ Điển[76] và "Gia Phổ của Đức Phật và Tổ Tiên của Ngài" của Ryutaro Tsuchida.[77]
Đóng góp của ông đối với tập này (cùng tác phẩm, tr. 195-209), Wilhelm Halbfass không chỉ làm rơ tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa người Hy Lạp và người Ấn Độ trong thời kỳ đầu để giúp chúng ta hiểu về biên niên sử nhưng cũng đề cập đến giả thuyết mới của ông Daniel Schlumberger, cho rằng giáo pháp đức Phật đă chịu ảnh hưởng của triết gia Hy Lạp Epicurus. Halbfass nói rằng lư thuyết này "không những vô bổ mà c̣n không thể đứng vững được." Có thể nói một cách không ngần ngại là giả thuyết gần đây của Paolo Daffinà dựa trên học thuyết của Schlumberger (xem thêm phần nhận xét của người viết tr. 277-280, cùng tác phẩm).
Người viết không dự định tóm tắt ở đây những luận điểm khá phức tạp của những bài đóng góp này, nhưng người viết cảm thấy gần như tất cả các bài viết đều đi đến kết luận cho rằng có những lư do chính đáng để xác định niên đại của đức Phật trễ hơn năm được ghi nhận trong biên niên truyền thống. Herbert Hartel tóm tắt những khám phá của ông: "từ quan điểm này …, rồi đến niên đại của đức Phật trong TK thứ V- IV TTL là rất có thể" (cùng tác phẩm, tr. 159). Trong phần nghiên cứu uyên bác về khoảng cách tương đối giữa vua A'soka và đức Phật dưới dạng lịch sử giáo lư, Lambert Schmithausen đă cẩn thận phát biểu "việc khảo sát của ông có lẽ không được chắc chắn, ngoại trừ niên đại đầu tiên của đức Phật, nhưng dường như nó đưa ra một niên đại sau này có khả năng hơn."[78] Georg von Simson tóm tắt rằng, mối bận tâm của ông là "việc đánh giá sau này có khả năng hơn nhiều so với việc đánh giá trước" (cùng tác phẩm, tr. 137). Bài đánh giá về "Các Tham Khảo của Ấn Độ Cổ Đại về Hy Lạp và Các Cuộc Gặp Gỡ Đầu Tiên giữa Phật Giáo và Phương Tây" của Wilhem Halbfass cũng đi đến kết luận tương tự: "ít nhất nó hầu như dễ dàng phù hợp với giả định cho rằng Phật giáo chưa thể có mặt hai Thế kỷ trước thời Megasthenes; Phật giáo cũng chưa xây dựng được các trung tâm tu viện, Phật giáo c̣n khá trẻ và chưa có bộ mặt đầy đủ khi Magesthenes viếng thăm kinh đô Pà.taliputra khoảng năm 300 TTL." (cùng tác phẩm, tr.205). S. Lienhard dựa vào một bài nghiên cứu về thi kệ Phật giáo Thượng Toạ Bộ đă kết luận rằng biên niên sử dài đă hiệu chỉnh "dường như nằm quá xa mốc thời gian".[79] Tóm lại, kết luận rút ra dường như không thể tránh khỏi là các nguồn sử liệu chính yếu về bằng chứng gián tiếp đối với niên đại của đức Phật có sức thuyết phục hơn tài liệu đă được biên niên sử dài đă hiệu chỉnh đề cập.
Nhờ khảo sát về gia phổ trong văn học Purà.na, Heinrich von Stietencron (cùng tác phẩm, tr. 221-249) đă đi đến một kết luận khác. Ông khẳng định rằng "biên niên sử Purà.na đă có mặt trước khi các đoàn truyền giáo của Vua A'soka truyền bá Phật giáo vào Tích Lan," bởi v́ chính Megasthenes, vị sứ thần đi qua vương triều Chandragupta Maurya, trong suốt thời thịnh trị của Chandragupta, rất có thể tác phẩm Bhavi.sya Purà.na đă được biên tập (cùng tác phẩm, tr. 221). Tuy nhiên, "tài liệu Purà.na tự nó không có giá trị về mặt niên đại chính xác." Như vậy von Stietencron đă biện hộ rằng những năm tính theo vương triều đó có lẽ đúng với các vị vua kế tục sau triều đại Maurya, như các triều đại Nanda và về sau là Sunàga, nhưng các tác phẩm này bị tiểu thuyết hoá hầu hết trong giai đoạn trước đó." Stietencron c̣n suy luận có hai cách có thể tính các niên đại của các vị vua cai trị vào thời đức Phật. Niên đại của đức Phật nhập diệt được rút ra từ phần Va"m'sànukarita của các tác phẩm Purà.na hoặc là 520 / 519 TTL với các tham số khác nhau 547 / 546 và 511 / 510 TTL (con số này không khác nhau mấy so với biên niên sử dài chưa-hiệu-chỉnh hoặc là 487 / 486 TTL (tham số này phù hợp với Biên niên sử dài đă hiệu chỉnh và Chúng Thánh Điểm Kư). Trong một bài nghiên cứu của H. v. Stietencron, ông đă thừa nhận: "chúng ta không thể dựa vào một biên niên sử tuyệt đối nào về các tham số mà Purà.na đă ấn định, v́ vậy niên đại của đức Phật xuất phát từ những tham số này không nhất thiết phải được tin theo." Tuy nhiên, ông lư luận rằng niên đại đức Phật không thể "bị dời xa đến một mức độ như vậy mà nó có thể phù hợp với 100 năm trước thời A'soka," bởi v́ các người đương thời của đức Phật cách xa vương triều của Chandragupta Maurya đến "7 hoặc 8 các vị vua kế nghiệp" (cùng tác phẩm, tr. 249).[80]
Gananth Obeyesekere đă đóng góp một bài nghiên cứu vô cùng quan trọng về phương pháp luận "Huyền Thoại, Lịch Sử và Số Học trong Biên Niên Sử Phật Giáo".[81] Trong bài đóng góp đó, ông chỉ ra rằng con số "mười tám" trong một vài trường hợp nào đó, con số "9" và một số con số đặc biệt khác được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các biên niên sử Tích Lan. Ư nghĩa đặc biệt về số "18" hầu như trong tất cả các trường phái truyền thống thuộc văn học, tôn giáo, triết học và khoa học, kể cả việc chép sử Phật giáo ở Tích Lan đă được Otto Stein và các học giả khác giải thích.[82] Các khám phá về bản chất huyền thoại và biểu trưng của nhiều thông tin biên niên sử Tích Lan này có tác động mạnh mẽ đến các phán đoán liên quan đến tính khả tín của các truyền thống biên niên sử trong giai đoạn đầu, bất cứ khi nào chúng ta gặp phải những con số tượng trưng như vậy. Các số như vậy có rất nhiều trong các nguồn tài liệu Phật giáo cổ bao gồm cả biên niên sử đức Phật truyền thống và các con số này cần được khảo sát lại bằng cách tiếp cận này.
Suốt cuộc hội thảo cũng có rất nhiều con số tượng trưng được vạch ra. Các con số này không phải dễ dàng được nhận diện bởi v́ chúng không phải là con số chuẩn xác cũng không phải con số tượng trưng, do đó chúng có thể bị hiểu sai lạc như là các thông tin truyền thống đáng tin cậy đă được tŕnh bày. Các loại biên niên sử với các loại số như vậy được xây dựng v́ những lư do khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích và bối cảnh của việc chép sử lúc bấy giờ. Có rất nhiều trường hợp trong truyền thống Ấn Độ, La Mă và sử kư ở Đức thời cổ có thể được xem như là nền tảng để chúng ta so sánh. Tôi xin đề cập đến bài nghiên cứu của Carl J. Classen, đă gởi cho hội thảo và được xuất bản trong Symp IV, 2.[83]
Vẫn c̣n nhiều bằng chứng gián tiếp khác về niên đại của Đức Phật, đó là cách đánh giá lại các truyền thống liên quan đến lịch sử Tăng-già thuở ban đầu, đặc biệt về việc truyền thừa của các vị Tổ sư Luật Tạng. Điều này đă được khảo sát bằng rất nhiều phương pháp khác nhau và rút ra nhiều kết luận dị biệt trong một vài đoạn của các bài tham luận đánh giá lại truyền thống Ấn Độ. Đặc biệt hơn, vấn đề vẫn c̣n tranh luận là danh biểu của các vị Tổ Luật Tạng này và niên đại được tŕnh bày trong các tài liệu lịch sử đó được xem là đáng tin cậy hay không trong khi niên đại được gán cho các Ngài c̣n rất mơ hồ?
Về điểm này, người viết muốn giới thiệu bài đóng góp của André Bareau "Một Số Ư Kiến về Vấn Đề Niên Đại Đức Phật nhập Niết-bàn"[84] liên quan đến bằng chứng gián tiếp này. Trong khi Bareau lư luận trong bài đă đề cập ở trên (1953)[85] rằng tài liệu biên niên sử về Luật Tạng liên quan đến kỳ kiết tập kinh điển tại Vai'sàĺ trong biên niên sử ngắn là không có căn cứ và xem như là lời biện minh chính cho độ tin cậy của biên niên sử dài đă hiệu chỉnh. Trong bài của ông gởi cho hội thảo chuyên đề ông cho rằng "chúng ta có thể giả sử kỳ kiết tập này xảy ra chưa tới 100 năm nhưng có thể hơn 50 năm sau đức Phật nhập Niết-bàn." Cách khảo cứu niên đại đức Phật nhập Niết-bàn xuất phát từ những cứ liệu gián tiếp đă được t́m thấy trong hai bia kư của A'soka. Các tài liệu này "chứng minh rằng khoảng năm 250 TTL tín ngưỡng và huyền thoại học Phật giáo đă phát triển đến đỉnh cao."[86] Giai đoạn khoảng 380 TTL nên được xem như thời gian có thể xảy sự kiện đức Phật nhập Niết-bàn. Biên niên sử dài (543 hoặc 480 TTL) không thể đứng vững với những cứ liệu khảo cổ này (cùng tác phẩm, tr. 218-219). Phương pháp đă được A. Bareau vận dụng liệt vào loại thứ (5) của các loại cứ liệu gián tiếp đă được trích dẫn ở trên.
Niên đại sớm nhất đă được đề cập trong các tài liệu của chúng tôi xuất phát từ giai đoạn truyền thống khẩu truyền. V́ vậy rất bổ ích khi chúng ta đề cập ở đây một bài nghiên cứu mới, chi tiết về thông tin biên niên sử được truyền thừa dưới dạng truyền khẩu, đó là bài của ông David P. Hennige, "Biên Niên Sử Theo Truyền Thống Truyền Khẩu: T́m Kiếm Điều Hảo Huyền".[87] Hennige cho rằng các sử gia và các nhà dân tộc học đă nhất trí truyền thống khẩu truyền là đặc tính của "những người thiếu khả năng để thành lập và duy tŕ mức độ chính xác của thời quá khứ mà họ cố gắng thuật lại" (sđd, tr.2), do đó chúng ta không thể suy ra niên đại đáng tin cậy nào từ các truyền thống này. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên bỏ qua các thông tin của truyền thống này và hăy xem nó như "động lực" và phân tích giá trị lịch sử trong mỗi trường hợp cá biệt. Mặc dù Hennige chủ yếu biện minh nền tảng của việc nghiên cứu theo truyền thống Châu Phi, ông cũng bàn đến các trường hợp xuất phát từ lịch sử văn hoá Châu Âu và Châu Á. Trong bất cứ trường hợp nào những khám phá mới của ông nên được chú ư cho sự đánh giá về truyền thống biên niên sử về niên đại của đức Phật.
IV. CÁC ĐÁNH GIÁ KHÁC NHAU VỀ CỨ LIỆU
Những quan điểm cá biệt về niên đại của đức Phật đă được phát biểu dựa trên một trong những bài đánh giá thuộc truyền thống Ấn Độ trong tám bài đóng góp đă được đưa vào trong hai tập hội thảo chuyên đề và trong một số ấn bản gần đây.
P. H. L. Eggermont, người có công xuất bản một loạt sách nghiên cứu về biên niên sử quan trọng, kê cứu lại các bài viết cùng chủ đề về thời đại A'soka và căn cứ trên các biên niên sử tương đối đáng tin cậy đă đi đến một kết luận bất ngờ, đó là A'soka không ai khác hơn chính là Ajaata'satru. Như thế niên đại đức Phật nhập Niết-bàn chuyển dịch đến thời vua A'soka, nghĩa là năm 261 TTL. Giả thuyết này được ghi lại trong bài "Năm Đức Phật nhập Niết-bàn."[88] Cứ liệu này tiêu biểu cho niên đại đức Phật nhập Niết-bàn muộn nhất.[89]
Trong bài "Đánh Giá Nguồn Sử Liệu Niên Đại của Đức Phật" của Akira Hirakawa[90] đưa ra kết luận "những Phật tử ở Ấn Độ phán đoán tự tin rằng quan điểm niên đại đức Phật nhập Niết-bàn xảy ra trước 100 năm của vua A'soka là nổi bật nhất" và "cách tính niên đại này cũng phù hợp với phương diện phát triển Tăng đoàn." V́ vậy, nó là quan điểm "có sức thuyết phục nhất".[91] Các cuộc tranh luận về lịch sử của Tăng đoàn Thượng Toạ Bộ trong bài viết mang tính nghiên cứu này phản ánh cách đánh giá của tác giả về lịch sử kiết tập và các trường phái Phật giáo Thượng Toạ Bộ. Cách giải thích của các nguồn sử liệu khác nhau đề cập đến sự kiện này, một số không có liên hệ trực tiếp đến vấn đề chúng ta, đă chạm phải đến một vấn đề gây rất nhiều tranh căi mà chúng đă được đề cập trong rất nhiều các ấn bản về Phật-đà học (Buddhology). Tuy nhiên, những quan điểm đối lập của các nhà nghiên cứu Phật học ở phương Tây đă không được nhắc đến trong bài của Hirakawa. Trong số những vấn đề khác bài này bao gồm nhận định đánh giá của các nguồn sử liệu trước đây về niên đại đức Phật nhập Niết-bàn, bao gồm "Chúng Thánh Điểm Kư," mối liên hệ của những người chiêm bái từ Trung Quốc đến Ấn Độ và các nguồn sử liệu khác. Hirakawa đă tŕnh bày hết sức thuyết phục rằng sự phát triển của Tăng đoàn xảy ra khoảng đức Phật nhập Niết-bàn và A'soka lên ngôi có thể xảy ra trong ṿng một thế kỷ mà thôi.
Niên đại đức Phật nhập Niết-bàn sớm hơn đă được tŕnh bày trong "Sơ Khảo Vấn Đề Niên Đại Đức Phật" của Hajime Nakamura.[92] Niên đại này được thành lập dựa trên cứ liệu truyền thừa trong văn bản Samayabhedoparacanacakra hoặc được viết Samayabhedaprakara.na của Ngài Vasumitra bằng tiếng Hoa (có lẽ TK II TL). Nakamura khẳng quyết rằng niên đại đức Phật nhập Niết-bàn nên được tính dựa vào tác phẩm này mặc dù nó chỉ là một tác phẩm cung cấp thông tin. Theo tác phẩm trên "số năm trôi qua giữa năm đức Phật thị tịch và năm đăng quang của vua A'soka là 116 năm"[93] Với cách tính này, năm đức Phật nhập Niết-bàn là năm 383 TTL đă được Nakamura tŕnh bày vào năm 1955.[94] Điều này cũng đă được đề cập trong phần I ở trên.
K. R. Norman nghiên cứu lại các phương diện chính của vấn đề này trong bài "Khảo Sát Niên Đại của Jina và Đức Phật."[95] Ông khẳng định "cả Mahàv́ra và Đức Phật Gautama đều diệt độ trong khoảng 10 năm trước hoặc sau năm 400 TTL." (Symp IV, 1, p. 312).[96]
Trong một bài viết cho hội thảo (Symp VI,1, tr. 315-325), Gen'ichi Yamzaki đă biện hộ, tán đồng quan điểm của biên niên sử dài đă hiệu chỉnh tương ứng với truyền thống "Chúng Thánh Điểm Kư", cho năm đức Phật nhập Niết-bàn là 486 TTL. Trong bài viết của ḿnh, ông đă xắp xếp lại lịch đại Tổ Sư Luật Tạng, điểm chung này đóng một vai tṛ vô cùng then chốt. Yamazaki đă làm sống lại cách giải thích của Oldenberg về những đoạn trích dẫn của Đảo Sử 1.24-27 và 5.55-59 ở trên và do đó không chấp nhận sự hiện hữu của mốc điểm thời gian trong biên niên sử ngắn trong bài này.[97] Gen'ichi Yamazaki chấp nhận rằng "Chắc chắn "Chúng Thánh Điểm Kư" đă dựa vào truyền thuyết Nam Phương Thượng Toạ Bộ.[98] Ông lập luận rằng niên đại biên niên sử dài có mặt sớm hơn nhiều so với "Chúng Thánh Điểm Kư." Thật là thiếu sót, Yamazaki không để ư đến cách tính nhầm biên niên sử của Thượng Toạ Bộ. Tuy nhiên, nhờ nhận xét này mà các Phật tử Nam Phương Thượng Toạ Bộ đă chuyển đổi số năm trong biên niên sử gần như chính xác từ lúc vua A'soka cho đến hậu bán Thế kỷ thứ V"[99]. Chúng ta có thể suy ra rằng, trên căn bản ông chấp nhận giả thuyết của Wickremasinghe dưới một văn bản đă hiệu đính được Wilhelm Geiger sử dụng, mặc dù được bổ sung chút ít trong những ǵ ông khẳng định là biên niên sử sớm hơn được sử dụng cho đến thế kỷ thứ V- giai đoạn "Chúng Thánh Điểm Kư" được giới thiệu. Tuy nhiên, Senerat Paranavitana đă phủ bác toàn bộ giả thuyết của Geiger đă có mặt vào năm 1960 bằng cách cho rằng kỷ nguyên của Theravàda bắt đầu từ năm 544 TTL đă được sử dụng vào cuối thế kỷ IV.[100] V́ vậy các vị thuộc Nam Phương Phật giáo không thể đă chuyển đổi Phật lịch từ năm 486 thành cuối TK thứ V được. Dẫu sao, Yamazaki đă không ghi nhận về các nghiên cứu liên hệ gần đây. Yamazaki nhấn mạnh rằng ông tin tưởng niên đại "218 năm trước lễ đăng quang của A'soka" là lâu hơn hay sớm hơn "danh sách các Tổ Sư ngụy tạo."[101]
Trong bài viết của tôi, ở trang 253-286, tôi đă lập lại các luận điểm mà tôi đă tŕnh bày trong bài nghiên cứu xuất bản năm 1986.[102] Tôi cho rằng việc ra sức t́m niên đại đức Phật nhập Niết-bàn trong một hay vài thập niên chỉ hoài công v́ hết thảy những cố gắng như thế đều dựa trên phán đoán. Thật là rơ ràng rằng niên đại đức Phật nhập Niết-bàn trễ hơn nhiều so với biên niên sử dài đă hiệu chỉnh. Đặc biệt người viết tin chắc rằng các biện chứng của Herbert Hartel, Hermann Kulke, và Georg von Simson [103] không c̣n thừa nhận quan niệm về các niên đại đức Phật nhập Niết-bàn sớm như vậy nữa.
Trong bài viết của ông "Niên Đại Đức Phật: Vấn Đề Lạc Dẫn Đă Được Sáng Tỏ"[104], Richard Gombrich cũng nhất trí cho rằng niên đại chuẩn xác của đức Phật nhập Niết-bàn có thể căn cứ trên Đảo Sử. Ông quả quyết tài liệu biên niên sử được rút từ các đoạn văn ghi lại việc truyền thừa của các vị Tổ từ Upàli đến Tissa Moggaliputta và Mahinda là có thể tin cậy được, nhưng măi đến bây giờ tài liệu này vẫn c̣n bị ngộ nhận. Căn cứ vào các thông tin này, Gombrich tính niên đại đức Phật nhập Niết-bàn có thể vào khoảng giữa năm 411 TTL và năm 399 TTL, và có khả năng nhất là năm 404 TTL. Hơn thế nữa, ông c̣n tán thành với cách tính truyền thống cho thời gian 218 năm giữa đức Phật nhập Niết-bàn và lễ lên ngôi của vua A'soka chỉ là dựa trên giả định sai lầm xa xưa, nghĩa là tuổi hạ của các vị Tăng được tính kể từ lúc thọ đại giới (Symp IV, 2, tr.257). Thật t́nh cờ, cách tính của Gombrich đă rơi vào khoảng con số niên đại trong biên niên sử dài đă hiệu chỉnh vốn được các nhà phê b́nh, nghiên cứu gần đây nhiệt t́nh ủng hộ.[105]
Trong một vài cuộc hội thảo tổ chức trước đây bàn về niên đại của đức Phật, một cách tính niên đại xuất phát từ thiên anh hùng ca Ma.nimèkalai của người Tamil (thế kỷ VI TL) đưa ra " một dạng thức rất mơ hồ về niên đại đức Phật."[106] Những đoạn này cũng được Ryth Walldén nhắc đến trong bài "Một vài Ghi Chú về Niên Đại Đức Phật trong Ma.nimèkalai."[107] Những đoạn trích dẫn như vậy khó có thể được xem như là nguồn sử chính thức lại được khẳng định trong bài viết mang tính nghiên cứu này.[108]
K. Narain cũng có viết một bài tham luận đóng góp hội thảo được đề cập đến trong tập II. Ông bảo vệ quan điểm cho rằng năm 483 TTL được ghi nhận trong biên niên sử dài đă hiệu chỉnh là đúng. Các luận điểm của ông được căn cứ trên cái gọi là "bằng chứng bia kư," đó là dựa theo con số 256 trên một chỉ dụ đầu tiên của A'soka.[109] Lần đầu tiên Georg Buhler đưa ra giả thiết về niên đại đức Phật nhập Niết-bàn này vào năm 1894 /1995, nhưng đến bây giờ con số này vẫn c̣n đang tranh luận.[110]
Về điểm này thiết tưởng cũng nên được đề cập, là vài tác phẩm cùng chủ đề gần đây vừa xuất bản không có mặt vào thời điểm hội thảo và do đó không được tham khảo. Đó là các tác phẩm của K. T. S. Sarao[111] cho rằng niên đại đức Phật nhập Niết-bàn vào khoảng 397 TTL. Sarao đưa ra một cách giải thích mới dựa vào hai đoạn trong D́pava"msa (4.27-46 và 5.69-107), những đoạn sử này cũng là nền tảng cho biện minh của Gombrich đă được nói ở trên. Số liệu ghi trong Đảo Sử I5.96 (D́pava"msa) thường được biết như là số năm của năm vị Trưởng Lăo tŕ giới theo như cách giải thích của K. T. S. Sarao "là tuổi hạ của các vị Cao Tăng trở thành những vị Trưởng Lăo truyền giới pháp," bởi v́ "không thể có sự kiện một v́ trưởng lăo nào có thể giữ giềng mối giới luật trong một thời gian quá dài [như đă được ghi trong Đảo Sử 5. 96], nhưng tự thân bài kệ này nó không có ư nghĩa nhiều như những ǵ người ta phân tích nó."[112] Cách lư luận của K. T. S. Sarao là giả định một truyền thống có tài liệu biên niên sử chính xác từ thời đại đức Phật trở về trước, một giả định rất đáng ngờ nhưng không được giải thích rơ về nguyên nhân sai lầm trong cách luận giải của tài liệu biên niên sử này.
Năm 1989, Kailask Chandra Varma đă công bố một bài viết về niên đại đức Phật nhập Niết-bàn.[113] Ông đoan chắc rằng "quan điểm giả định niên đại 490-80 TTL là thiển cận và ủng hộ nhiệt t́nh niên đại 544 TTL như là năm nhập diệt của đức Phật." Varma c̣n luận thêm "chân thành mà nói là các học giả đầy đủ khả năng chưa từng bị mù quáng trước các giả thiết của các học giả phương Tây cũng như một số người Ấn thiếu hiểu biết nên khảo duyệt lại toàn bộ vấn đề biên niên sử Ấn Độ cổ đại."[114] Thiết nghĩ, tôi không cần bàn tới sự đính chính về các luận điểm quá lỗi thời trên; tốt hơn là ghi nhận sự kiện có lợi rằng "biên niên sử dài chưa hiệu chỉnh" vẫn tiếp tục được một số học giả Ấn Độ bảo vệ. Nhiều bài nghiên cứu gần đây mang dáng dấp tương tự được nhắc đến trong bài viết của J. U. Hartmann.[115]
Cùng năm 1989, K. D. Sethna đă xuất bản công tŕnh nghiên cứu rất dài của ông về biên niên sử Ấn Độ thời kỳ đầu trong đó có phần tŕnh bày về niên đại đức Phật.[116] Luận chứng của Ông phần lớn dựa trên văn học Purà.na và các nghiên cứu cũng như các nguồn tài liệu liên hệ. Trong "bảng biên niên sử mới" này, ông xác định niên đại đức Phật nhập Niết-bàn vào năm 1168 TTL, 218 năm trước lễ lên ngôi của vua A'soka Maurya năm 950 TTL. Mặc dù độc giả có thể xem quan điểm này như là chuyện lạ, người viết nêu lên ở đây chỉ cốt để tŕnh bày toàn cảnh của vấn đề bàn thảo về niên đại của đức Phật ngày nay.
Sau hết, tưởng cũng nên đề cập đến quyển sách nhỏ của Sonam Morup. Đây là cuốn sách tập hợp các luận điểm bảo vệ biên niên sử dài đă hiệu chỉnh.[117] Các sự kiện chính về niên đại chính xác trong các luận cứ này dựa vào các kết quả tính toán bằng thiên văn học. Sonam Morup xác định đức Phật nhập Niết-bàn vào ngày 11 tháng 4 năm 487 TTL.
V́ vậy, có một số điểm bất đồng trong các nghiên cứu đă được đề cập ở trên về đánh giá các truyền thống Ấn Độ. Nhiều kết luận về ngày đức Phật nhập Niết-bàn từ 2066 TTL (D. R. Mankad), cho đến 1807 TTL (V. G. Ramachandran), 1168 TTL (K.D. Sethna), 544 TTL (K. C. Varma), 487 TTL (Sonam Morup), 486 TTL (G. Yamazaka), khoảng 483 TTL (A. K. Narain), giữa 420 TTL và 380 TTL (A. Bareau), khoảng 404 TTL (R. Gombrich), giữa 410 TTL và 390 TTL (K. R. Norman), khoảng 400 TTL (R. Hitaka), khoảng 397 TTL (K. T. S. Sarao), khoảng giữa 400 TTL và 350 TTL (H. Bechert), 383 TTL (H. Nakamura), 368 TTL (A. Hirakawa), thậm chí cho đến 261 TTL (P. H. L. Eggermont).
V. NGUỒN GỐC VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
CÁC BIÊN NIÊN ĐẠI ĐỨC PHẬT TRUYỀN THỐNG
Mục tiêu của tập hội thảo chuyên đề về niên đại của đức Phật không chỉ khảo sát các vấn đề làm thế nào và chúng ta có thể quyết định niên đại của đức Phật lịch sử đă được bao xa. Nhiệm vụ không kém phần quan trọng là bao gồm khảo sát nguồn gốc và quá tŕnh phát triển lịch sử của biên niên sử khác nhau của đức Phật mà đă được các Phật tử sử dụng qua nhiều thời đại cũng như khảo sát niên đại đă được các cộng đồng tôn giáo khác đặt định, mà họ đă ghi trong hệ thống tôn giáo của họ như là theo tôn giáo Manichaean và Bonpo.
Người viết bắt đầu bằng biên niên sử của Thượng Toạ Bộ, trong suốt quá tŕnh đó biên niên sử Phật lịch Thượng Toạ Bộ được nổi bật số một. Như đă đề cập ở trên, tất cả các Phật tử đă chấp nhận Phật lịch này trong các phong trào Phật giáo thế giới.[118] Nguồn gốc của biên niên sử này thực sự c̣n gây nhiều tranh luận. Một số học giả c̣n tiếp tục đồng ư với Wilhelm Geiger cho rằng niên đại của vua Tích Lan Devànampiyatissa lên ngôi năm 236 sau đức Phật nhập Niết-bàn, vốn có liên hệ rất gần với niên đại 218 của vua A'soka lên ngôi sau đức Phật nhập Niết-bàn," thuộc về niên đại đáng tin tưởng và được truyền thừa qua nhiều thế hệ, và nó phải được xem như là bộ xương của biên niên sử Tích Lan."[119] Giả thuyết này, như chúng ta đă thấy c̣n gây rất nhiều tranh luận. Điểm quan trọng nhất để đánh giá giá trị của biên niên sử này, dĩ nhiên cần giải thích cách tính nhầm trong lịch của Thượng Toạ Bộ hiện nay. Điều này đă được nhận ra từ thời điểm nghiên cứu của G. Turmor như chúng tôi đề cập ở trên. Bài viết của tôi trong tập này là cố gắng tóm tắt các cách lư giải của người khác để trả lời vấn đề này, cũng như quan điểm riêng về chủ đề (cùng tác phẩm, tr. 253-286).
Biên niên sử của Thượng Toạ Bộ được sử dụng trong các tài liệu bia kư (không c̣n bị gây tranh luận) tương đối cũ về Phật lịch được t́m thấy ở Ấn Độ, đó là bia kư ở Bodhgayà ghi năm 1813 sau đức Phật nhập Niết-bàn. Những vấn đề tranh luận cũ có liên quan đến cách giải thích niên đại này và cách giải quyết vấn đề đă được Cornelia Mallebrein tŕnh bày.[120] Biên niên sử của Thượng Toạ Bộ dường như đă ảnh hưởng đến các truyền thống Bắc phương Phật giáo, ví dụ như tác phẩm Li-yul-gyi-lo-rgyus, một tác phẩm lịch sử cổ đại của người Khotan (Tân Cương) được viết bằng ngôn ngữ Tây Tạng[121], một tác phẩm biên niên của truyền thống khác là Ha-dba"n-blo-gros-bza"n-po (Sure'samatibhadra) đă dược các sử gia Tây Tạng lưu truyền. Tác phẩm này xuất phát từ kư sự của một vị Tăng Sàkya'sribhadra người Kashmir đă viếng thăm Tây Tạng năm 1204-1213,[122] và từ thông tin biên niên kỷ được t́m thấy trong một bản văn viết tay của người Nepal về tác phẩm Hevajraprakà'sa, có niên đại 1811 sau Phật nhập niết-bàn. Chú thích của bản viết tay này đă được đề cập trong bài "Bàn về Niên Đại Đức Phật Lịch Sử theo Truyền Thống Nepal"[123] của Mahes Raj Pant (Symp IV,1, pp.358-362). So với biên niên sử của Thượng Toạ Bộ th́ tác phẩm Sure'samatibhadra khác hơn 1 năm, trong khi bản viết tay Hevajraprakà'sa khác 5 năm. Thật rơ ràng, mối quan hệ (mặc dù không phải luôn luôn chính xác), kiến thức về biên niên sử Thượng Toạ Bộ được truyền sang Nepal, Tây Tạng, và Trung Á phải đă có mặt trong các cộng đồng Thượng Toạ Bộ ở Bodhgayà và đặc biệt ở các tu viện Tích Lan, đă xuất hiện ở đó nhiều thế kỷ.
Liên quan đến việc sử dụng biên niên sử của Thượng Toạ Bộ ở Thái Lan, Oskar von Hinuber cho tôi biết rằng việc sử dụng biên niên sử được biết sớm nhất ở Thái Lan được t́m thấy trên bia kư tượng Phật ở Bắc Thái Lan có niên đại 2039 theo Phật lịch (1495 / 96) TL.[124]
Nhiều ư kiến về niên đại đức Phật trong phong trào chấn hưng Phật giáo được Petra Kieffer-Pulz và học thuyết biên niên sử khác được các Phật tử Theravàda hiện nay tŕnh bày cũng được bàn thảo trong tập đóng góp này.
Có lẽ ở đây cũng nên thêm lời nhận xét về tài liệu được xuất bản hiện nay bao gồm một truyền thống chưa được biết đến về niên đại đức Phật nhập Niết-bàn. Đây là một phần c̣n sót lại của tác phẩm Sankrit Lokapraj~nàpti, tác phẩm này cho chúng ta biết khoảng cách 540 năm khi Pu.syaputra lật đổ triều đại Mauryava"msa và chính ông đă chiếm hữu thành Paa.taliputra. Bản văn chỉ là một phần c̣n sót lại và do đó chúng ta không biết chắc chắn từ sự kiện nào năm 540 được tính. Siglinde Diestz đă luận rằng sự kiện này có khả năng là niên đại đức Phật nhập Niết-bàn.[125]
Về sau, các truyền thống Tây Tạng và Ấn Độ được Gunter Gronbold tŕnh bày trong bài nghiên cứu tổng quát về niên đại của đức Phật trong những tác phẩm Mật Tông[126] và trong giải thích cứ liệu về niên đại đức Phật như đă được t́m thấy trong tác phẩm nổi tiếng "Lịch Sử Giáo Lư" của Claus Vogel.[127] Trong hai tập hội thảo chuyên đề, những bài viết phụ liên quan đến truyền thống Tây Tạng được đưa vào, đó là "Niên Đại của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni theo Nguồn Sử Bompo"của Per Kvaerne,[128] "Ghi Chú về Cách Tính của Ấn Độ và Tây Tạng về Đức Phật nhập Niết-bàn và Khoảng Thời Gian Hoằng Pháp của Ngài"[129] của David Seyfort Ruegg, cũng như tuyển tập của những tài liệu như vậy từ các nguồn được Champa Thupten Zongtse tuyển chọn[130] và của E. Zabel.[131]
V́ Phật giáo đóng vai tṛ then chốt trong lịch sử Trung Á, các truyền thống về niên đại đức Phật nhập Niết-bàn đă được khám phá trong những tác phẩm Trung Á cổ đại tạo nên một chủ đề hấp dẫn mà đă được Klaus Ruhrborn khảo cứu,[132] c̣n truyền thống Manichean đă được Wener Sundermann đánh giá trong bài "Truyền Thống Manichaean về "Niên Đại Đức Phật Lịch Sử."[133] Các cứ liệu của người Tokharian được K.T. Schmid đề cập.[134] Theo tài liệu có được từ các nhà chuyên gia dẫn đầu về lănh vực, chưa có cứ liệu nào về đức Phật nhập Niết-bàn đưa ra trong các bản văn của người Sogdia, trong khi đó chỉ có một trích dẫn liên hệ đến chủ đề trong một tác phẩm của người Khotan.[135] Các tham khảo dựa vào truyền thống Mông Cổ được Klaus Sagaster tŕnh bày.[136]
Về niên đại của Đức Phật, các truyền thống Đông Á có rất nhiều khúc quanh hơn các truyền thống Tây Tạng. Các truyền thống Trung Quốc cũng được điểm qua trong bài đóng góp "Bàn về Niên Đại Đức Phật theo Truyền Thống Trung Quốc" của Herbert Franke cũng được in trong tuyển tập này.[137] Về các bài đóng góp khác đối với hội thảo chuyên đề này liên quan đến các truyền thống Đông Á bao gồm các bài đánh giá về nguồn sử liệu của Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam. Đó là các bài của Hubert Durt,[138] của Lewis Lancaster, "Niên Đại của Đức Phật theo Phật Giáo Trung Quốc"[139] ; của Bhikkhu Pàsàdika, "Các Hệ Thống Biên Niên Sử Phật Giáo Truyền Thống: Các Truyền Thống Việt Nam"[140], của Erhard Rosner, "Vài Nhận Xét về Khảo Luận của Yu Cheng – hsieh liên quan đến niên đại của đức Phật,[141] và Chen Yen- huei, "Nghiên Cứu về Niên Đại Đức Phật của Người Trung Quốc."[142]
Ở Indonesia, Phật giáo truyền thống chỉ phục hưng trong t́nh trạng tôn giáo Bali hỗn hợp được biết như "Siva- Buddhism."[143] Bài khảo cứu về các biên niên sử ở Indonesia của J. G. de Casparis không cung cấp thêm dữ liệu nào về niên đại Đức Phật.[144] Giáo sư J. Ensink (Groningen) đă cung cấp cho người viết biết rằng cho đến nay không t́m thấy dấu vết nào của truyền thống cổ đại liên quan đến niên đại đức Phật được khám phá ở Indonesia.[145] Các Phật tử Indonesia hiện đại th́ theo biên niên sử Thượng Toạ Bộ.
Cuối cùng, cũng nên đề cập ở đây rằng Werner Sundermann đă khảo sát truyền thống của tín đồ thờ lửa (Zoroastrian) liên quan đến niên đại đức Phật, ở đó đức Phật được biết dưới tên "Ḅdàsp"như một nhân vật huyền thoại thuộc về quá khứ xa xôi.[146] Trong hệ thống biên niên sử của đạo bái hoả, Ḅdàsp có lẽ có niên đại khoảng 6254 hoặc 6255, tương ứng với 2745 hoặc 2746 trước khi Zarathustra xuất hiện.
VI. THUYẾT THIÊN NIÊN KỶ TRONG
CÁC TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO
Một yếu tố quan trọng đang chú ư về niên đại của đức Phật trong số những Phật tử trong các giai đoạn sau là niềm tin của họ cho rằng lịch sử Phật giáo đă được phát triển phù hợp với qui luật nào đó đă được đức Phật tiên đoán. Như vậy, bằng cách tính khoảng cách từ ngày đức Phật nhập Niết-bàn cho đến thời đại họ, họ có thể xác định thời điểm của họ trong toàn bộ lịch sử Phật giáo như nó tương ứng với sự kiện nào đó trong lịch sử thế giới.
Những lời tiên đoán về thời gian của chánh pháp, mạt pháp và thời gian đức Phật tương lai, Phật Di-lặc (Maitreya) được giải thích rất chi tiết trong truyền thống Phật giáo. E. Lamotte và E. Leumann đă tŕnh bày bài khảo cứu của ḿnh toàn diện về những vấn đề như vậy trong Phật giáo Ấn Độ.[147] Tất cả truyền thống Phật giáo chính đă truyền thừa những tác phẩm về đề tài này, và nó đă được biên tập và chuyển dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau, ví dụ như cuốn Anàgatava"msa bằng Pàli, Maitreyavyàkarana bằng Sanskrit, Maitreyasamiti bằng tiếng Khotan, Maitrisimit bằng tiếng Tokhar, và bằng ngôn ngữ Uigur, v.v…vẫn c̣n có nhiều hệ thống tín ngưỡng nhỏ hơn như vậy trong thời kỳ Phật giáo muộn, đáng chú ư nhất là trong hệ thống Kàlacakra (bánh xe thời gian), có nguồn gốc từ Ấn Độ và đă ảnh hưởng sâu sắc đến Phật giáo Tây Tạng. Các cách tính biên niên sử của giới Phật tử Tây Tạng như đă tŕnh bày trong tập này phải được hiểu là trái ngược với bối cảnh này. Những trào lưu tư tưởng tin vào Đấng Cứu Thế cầu mong Bồ-tát Di-lặc ra đời, v́ vậy đă có nhiều biến động và phát sinh nhiều cuộc canh tân trong lịch sử Trung Quốc.[148] Các trào lưu cứu độ sôi nổi đó phát triển mạnh đặc biệt ở Đài Loan,[149] và ngay cả nó lây lan sang Indonesia. Những người theo các trào lưu này đại diện một trong bảy giáo phái của Phật giáo Indonesia ngày nay.[150] Các tư tưởng cứu độ và mạt pháp của Phật giáo cũng xuất hiện ở Nhật Bản.[151]
Vào năm 1956/1957 Phật giáo Theravàda đă tổ chức lễ kỷ niệm năm đức Phật nhập Niết-bàn lần thứ 2500 (Buddha Jayanti) và điều đó được xem là một điềm lành tối thượng. Như đă đề cập ở phần một, bao nhiêu ước nguyện lớn được ấp ủ để chờ đến năm này. Tuy nhiên các niềm tin này không luôn đúng hoàn toàn với các tiên đoán đă được t́m thấy trong văn học sớ giải (A.t.thakathà), một bộ sớ giải chứa đựng những lời giải thích của Theravàda chánh thống về giáo pháp của đức Phật.[152] Các phong trào kiểu này được M. Sarkisyanz ghi lại trong "Hiệp Hội Thiên Niên Kỷ của đức Phật Đản Sinh."[153]
VII. NIÊN ĐẠI ĐỨC PHẬT THEO CÁCH TÍNH DỰA VÀO NIÊN ĐẠI LỊCH SỬ
Vẫn c̣n tồn đọng một phương diện khác về vấn đề niên đại đức Phật mà người nghiên cứu không thể lăng quên khi nghiên cứu chủ đề này. Đây là vấn đề thuộc niên đại đức Phật theo cách tính dựa vào niên đại lịch sử và trong các cách tiếp cận mang tính học thuyết đối với lịch sử thế giới. Chúng ta gặp nhiều phương cách tính như thế trong nhiều tài liệu của Trung Quốc về niên đại cuộc đời Đức Phật. Tài liệu hiện có từ trong các bài tham luận về truyền thống Đông Á (xem Phần V ở trên) minh hoạ đầy đủ những đánh giá xác thực của các nhà sử học Trung Quốc đề ra.
Cách tính dựa theo niên đại lịch sử vẫn luôn được các thời đại từ xưa đến nay ưa chuộng. Một học thuyết được thảo luận phổ biến trong thời gian khá gần đây đó là "Học Thuyết về Trục Thời Gian" (Axial Age Theory) do Karl Jaspers khởi xướng. Việc áp dụng khả thi đối với vấn đề này đă được S. N. Eissenstadt viết trong "Luận về Ngày Sinh của Đức Phật dưới Phương Diện của Nền văn Minh Tương Đối."[154] Các cuộc thay đổi văn hoá lớn xảy ra ở Trung Âu và Bắc Âu trong giai đoạn đức Phật tại thế tạo thành chủ đề của chương cuối trong tập sách này. Chủ đề này được Reinhard Wenskus đóng góp và được đăng trong Symp IV,1 [155]
VIII. KẾT LUẬN
Chúng ta không thể cung cấp cho các sử gia một biên niên sử mới về đức Phật mà được tất cả mọi người hay các chuyên gia đồng ư. Các quan điểm dị biệt vẫn c̣n tồn đọng rất nhiều. Tuy nhiên, chúng ta có thể nói rằng tập hội thảo chuyên đề này ít nhất cũng thực hiện được chức năng làm sáng tỏ "sự thống nhất chung giữa các học giả là đức Phật nhập Niết-bàn khoảng những năm 480 TTL"[156] và sự kiện đó đă trở nên một cái ǵ thuộc về quá khứ. Hiện nay biên niên sử này chỉ là một trong nhiều giả thuyết về biên niên sử. Giá trị của nó chỉ là một phần đóng góp cho tập hội thảo chuyên đề và trong một bài viết bổ sung mà thôi. Đại đa số các vị đóng góp đều cho rằng niên đại đức Phật nhập Niết-bàn đáng lưu ư nhất là sau 480 TL, nhưng họ không thể đi đến thống nhất là sau bao nhiêu năm, và sự kiện này nên là năm nào.
Một phương diện lư thú khác liên quan đến nguồn gốc của tài liệu biên niên sử và sử gia nào đă sử dụng chúng. Trong tuyển tập này, độc giả sẽ gặp rất nhiều trường hợp bịa đặt khác nhau về cấu trúc và niên đại đồng thời của biên niên sử. Người viết xin trích ở đây trường hợp ở Tích Lan. Các sử gia trước kia đă xây dựng niên đại đồng thời giữa Vijaya, tổ tiên có tính chất huyền thoại của người Tích Lan và Niết-bàn của đức Phật để bào chữa cho lời tuyên bố của người Tích Lan về Vijaya là dân tộc được đức Phật chọn lựa (Mahàva"msa 6.1-4). Tuy nhiên, việc đánh đồng giữa đức Phật và Vijaya không chỉ là hư cấu của huyền thoại Tích Lan mà c̣n từng lạc dẫn các học giả vào niềm tin cho rằng nó tŕnh bày những thông tin lịch sử đáng tin cậy. Trường hợp rất nổi tiếng thứ hai là "Đánh đồng niên đại của Gajabàhu" mà vẫn c̣n được xem như là nền tảng của biên niên sử Tamil thời kỳ đầu.[157] Như G. Obeyesekere đă chỉ ra rất rơ,[158] việc đánh đồng này chỉ cốt để xây dựng huyền thoại, không hề có cơ sở lịch sử. Một trường hợp khác liên quan đến niên đại của Kàlidàsa. Câu chuyện kể rằng Kàladàsa và Kamàradàsa (biệt hiệu là Kumàradhàtusena) là những người sống đồng thời đă được rất nhiều học giả trước đây xem như là điều khẳng định về niên đại của Kàlidàsa.[159] Tuy nhiên, Kumàradàsa, tác giả của tác phẩm Jànaḱhara.na, sống sau vua Kumàradhàtusena đến vài thế kỷ và câu chuyện này ra đời rất muộn.[160]
Quan niệm cho rằng danh sách các vị Tổ Sư Phật giáo trong 3 truyền thống chính của Phật giáo Nguyên Thủy không ăn khớp với "biên niên sử dài đă hiệu chỉnh"[161] đă là điểm xuất phát các tranh luận và nó c̣n để lại các luận điểm quan trọng bậc nhất về khảo cứu niên đại đức Phật của người biên tập và xác nhận năm Niết-bàn của đức Phật phải là sau năm 480 TTL mà đă được hầu hết các học giả phương Tây đồng ư.[162] Người viết cảm thấy rằng các luận chứng đă được tŕnh bày tại hội thảo chuyên đề đă làm vững thêm giả định này. Như kết quả của một quá tŕnh t́m kiếm, dường như những giả định khác nhau liên quan đến biên niên sử Ấn Độ đă được phần lớn chấp nhận trước cuộc xâm lăng của Vua Alexander nên được khảo sát lại. Điều này có liên quan đến niên đại lịch sử cũng như đối với những ai phản ánh sự phát triển văn hoá và những tác phẩm văn học, và nó bao gồm luôn mối liên hệ biên niên sử Ấn Độ và triết học Hy Lạp cổ đại cũng như mối ảnh hưởng hỗ tương khả dĩ của chúng đă được tŕnh bày trong bài đóng góp của Wilhelm Halbfass.
------------------------------------------------------------ --------------------
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh "Introductory Essay: The Dates of the Historical Buddha – A Controversial Issue" của giáo sư Heinz Bechert đăng trong tuyển tập When Did the Buddha Live? được giáo sư Heinz Bechert làm tổng biên tập (Delhi, Sri Satguru Publications, 1995) từ trang 11-36.
------------------------------------------------------------ --------------------
[1] Jarl Carpentier, "The History of the Jains" The Cambridge History of India, [Chương "Lịch Sử của Kỳ-na," trong quyển Lịch Sử Ấn Độ của Đại Học Cambridge] Cambridge, 1992, p. 156.
[2] D. Mabel Duff, Chronology of India from the Earliest Times to the Beginning of the Sixteenth Century, [Biên Niên Sử Ấn Độ từ Thái Cổ đến Đầu Thế Kỷ XVI], Westminster, 1899, p. 4.
[3] Sự khác biệt một năm Phật lịch giữa Tích Lan, Miến Điện và Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia không có nghĩa là cách tính khác biệt. V́ Phật lịch ở Tích lan, Miến Điện và Ấn Độ tính năm Đức Phật Niết-bàn như là năm thứ nhất, c̣n ở Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia th́ không tính. Đối chiếu World Fellowship of Buddhists [Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới] (bt.) So sánh Resolutions from the First to the Twelth General Conferences [Những Giải Pháp của Hội Phật Giáo Thế Giới từ Đại Hội I đến XII.], BWF, Bankok, 1980, pp. III-IV.
[4] Đối chiếu Bechert, Lebensz, tr. 131.
[5] Georg Tumour, Mahaava"msa in Roman Characters [Đại Sử phiên âm bằng Chữ La-mă], tập1, Ceylon [Colombo], 1837, pp. XLVIII-L.
[6] Claus Vogel đă chỉ ra (Review of Bechert, Lebensz, trong Indo-Iranian Journal 32, 1980, tr. 50, chú thích 1-2), Alexander Cunningham và Max Muler đă xuất bản các cách tính niên đại của họ lần đầu tiên năm 1854, và sau, 1859.
[7] Wilhelm Geiger, The Mahàva"msa or The Chronicle of Ceylon [Đại Sử hay Biên niên sử Tích Lan], đă được dịch sang tiếng Anh, London, 1912.
[8] André Bareau, "La date du Nirvà.na," Journal Asiatique, tập 241 (1953), tr. 27-62.
[9] A. K. Wader, Indian Buddhism [Phật Giáo Ấn Độ], ấn bản lần I, Delhi, 1970, tr. 44.
[10] Hans Wolfgang Schumann, Der Histoische Buddha [Lịch Sử Đức Phật], Koln, 1982, tr. 48, 51.
[11] Vincent A. Smith, The Oxford History of India, ấn bản lần 2, Oxford, 1923, tr. 48, 51.
[12] Vincent A. Smith, The Early History of India from 600 B.C to the Muhammadan Conquest [Lịch Sử Ấn Độ Thời Kỳ Đầu từ 600 TCN đến Cuộc Xâm Lăng của Muhammadan], ấn bản thứ 4, Oxford, 1924, tr. 50. Trong ấn bản thứ 3, (Oxford, 1914), Smith đă ủng hộ năm 487-486 TCN "gần như là năm thật" của đức Phật nhập Niết-bàn (Sđd, tr. 46-47)
[13] Smith, Sđd, ấn bản thứ 4, ghi chú 13, tr. 50.
[14] The World Fellowship of Buddhists: Report of The Inaugural Conference [Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới: Bản Tường Thuật Khai Mạc Đại Hội], Colombo, 1950, tr. 1.
[15] Sđd, tr. 85
[16] WFB Resolusions [Những giải pháp của Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới], ghi chú 4, tr. 5 (Nghị Quyết 9/ 5/ GC 2/ 2495).
[17] Sđd, ghi chú 4, tr. 22 (Nghị quyết 52/ 27/ GC 3/ 2498H). Vấn đề này được bàn thảo suốt đại hội của Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới ở Phnom Penh (1961); xem Đại Hội Phật Giáo Thế Giới lần thứ 6, 14-22 tháng 11, năm 1961, Phnom Penh, s. d, tr. 88-89; so sánh WFB Resolutions [Những Giải Pháp của Hội Thân Hữu Phật Tử Thế Giới] (ghi chú 4), tr. 67-69 (Nghị quyết 165/ 8 GC 11/ 2519 "Twenty-Sixth Birth Centenary of the Buddha" [kỷ niệm Đức Phật Đản Sinh lần thứ 2600].
[18] G. de Zoysa, Sinhala Aryan 424 BC-1986, Anuradhapura, 1985. Xin cảm ơn Giáo Sư Gamini Wijesuriya và Tiến sĩ Gonter Gronbold đă cung cấp cho người viết các ấn phẩm này. Gần đây, ông G.H. de Zoysa đă vui ḷng gởi cho người viết tập sách mới nhất của ông: The Correct Buddhist Era [Phật Lịch Chuẩn Xác] đă hiệu đính, Anuradhapura, 1988.
[19] G. H. Da Soyisà (de Zoysa), "Nivaradi Buddha var.sayè àrambhaya kri. pù. 384" Si.lumo.na, ‘Sàtŕya Atirèkaya, ngày 9 tháng 8 năm 1987, tr. 20.
[20] Xem Petra Kieffer-Pulz, “The Date of the Historical Buddha in the Buddhist Revival Movement" [Niên Đại Đức Phật Lịch Sử trong Phong Trào Chấn Hưng Phật Giáo], xem cùng tác phẩm, tr. 297-307.
[21] Nguồn biên niên sử ngắn trong những tác phẩm của Ấn Độ và Trung Quốc được liệt kê trong Histoire du Buddhisme Indien, Des origines aa l'ère 'saka, cuả Étienne Lamotte, Louvain, 1958, tr. 14-15.
[22] Xem Akira Hirakawa, An Evaluation of the Sources on the Date of the Buddha [Đánh Giá Nguồn Sử thuộc Niên Đại Của Đức Phật], Symp IV, 1, tr. 280 với ghi chú 113. Nguồn sử liệu này cũng được Lamotte tŕnh bày, sđd, ghi chú 22, tr. 15.
[23] Về cách tính này, xem bài đóng góp của G. Grunbold, C. Vogel, H. Franke và K. Rưhrborn trong tập này; đối chiếu với E. Zercher, The Buddhist Conquest of China, [Cuộc Xâm Thực Phật Giáo ở Trung Quốc], Leiden, 1959, tr. 269-280; bài đóng góp của L. Lancaster, H. Durt và Bhikkhu Pàsàdika trong Symp IV, 1, và bài đóng góp của Chen Yen - huei, D. Seyfort- Ruegg, E. Zabel, C. T. Zongtse, K. Sagaster, K. T. Schmidt và E. Rosner trong Symp IV, 2.
[24] Hendrik Kern, Manual of Indian Buddhism [Cẩm Nang Phật Giáo Ấn Độ], Strassburg, 1896, tr. 108.
[25] Wilhelm Geiger, The Dipava"msa and Mahàva"msa and their Historical Development in Ceylon [Đảo Sử và Đại Sử và Quá Tŕnh Phát Triển Lịch Sử của Chúng ở Tích Lan], Colombo, 1908, tr. 5 và các trang rải rác khác.
[26] Erich Frauwallner, Uber den geachichtlichen Wert der alten ceylonesischen Chroniken" Nachgelassene Werke, Ernst Steinkellner biên tập, Wien, 1984, tr. 7-33.
[27] E. J. Thomas, "Theràvàdin and Sarvàstivàdin Dates of the Nirvà.na" [Niên Đại Đức Phật Niết-bàn của Thượng Toạ Bộ và Nhất Thiết Hữu Bộ] B. C. Law vol, phần 2, Poona, 1946, tr. 18-22.
[28] G. C. Mendis, "The Chronology of the Early Pàli Chronicles of Ceylon" [Bảng Niên Đại của Biên Niên Sử Văn Học Pàli Thượng Toạ Bộ], University of Ceylon Review 5, no. 1 (1947), tr.39-54.
[29] P.H. L. Eggermont, "New Notes on A'soka and His Successors" [Các Chú Thích Mới về A'soka và Những Người Kế Vị Ông], phần 1-4, Persica 2 (1965 / 66), tr. 27-70; 4 (1969), tr. 77-120; 5 (1970 / 71), tr. 69-102; 8 (1979), tr. 55-93.
[30] Để biết thêm chi tiết về vấn đề này, hăy xem Heinz Bechert, "The Dates of the Buddha and the Origin and Spread of the Theravàda Chronology" [Niên Đại của Đức Phật, Nguồn Gốc và Phát Triển của Biên Niên Sử Theravàda], xem cùng tác phẩm, tr. 265 vctkt, và Bechert, Lebensz, tr. 145-149.
[31] Để biết thêm khảo sát của người Nhật Bản về niên đại của Đức Phật, hăy xem Hajime Nakamura, "Japanese Research on the Date of the Buddha" [Nghiên Cứu của Nhật Bản về Niên Đại Đức Phật], xem cùng tác phẩm, tr. 135-137. Xem cùng tác giả, Phật Giáo Ấn Độ, bài khảo cứu với nhiều ghi chú thư mục tham khảo, (Indian Buddhism, A Survey with bibliographical notes), Tokyo, 1980, tr. 13-15.
[32] Akira Hirakawa, "An Evaluation of the Sources on the Date of the Buddha" [Đánh Giá về Nguồn Niên Đại của Đức Phật], Symp, IV, 1, tr. 252-295.
[33] Hajime Nakamura "Maurỵ-̣cḥ no nendai ni tsuite" [Niên Đại của Triều Đại Maurya], Ṭḥgaku 10 (1955), tr. 1-16; cùng tác giả "A Glimse into the Problem of the Date of the Buddha," [Sơ Khảo Vấn Đề Niên Đại Đức Phật], Symp IV, 1, tr. 296-299.
[34] Genmỵ Ono, "On the Problem of Sakyamuni's Nirvà.na-year" [Bàn Về Vấn Đề Năm Đức Phật Thích-ca Mâu-ni Niết-bàn], phần 1., 1905 [trích dẫn theo Hikata, Ryùsḥ: "On the Period of Lifetime of Sakyamuni" [Bàn về Giai Đoạn Sinh Thời của Đức Phật Thích-ca Mâu-ni]; cùng tác giả Studies in Buddhism and Buddhist Culture [Nghiên Cứu Phật Giáo và Văn Hoá Phật Giáo], Naritasan, 1985 (Bộ Chuyên Khảo của Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học Naritasan, 1), tr. 6, ghi chú 5 (2); xem Nakamura, "Japanese Research….," xem cùng tác phẩm, tr. 136.
[35] Hakuji Ui, "On the Time of Buddha's Nirvà.na" [Bàn về Niên Đại Đức Phật Niết Bàn], Gendai Bukkyoo, tháng 6/ 10 năm 1924; tái bản tại Indo Tetsugaku Kenkyù (Khoa Nghiên Cứu Triết Học Ấn Độ), tập 2, Tokya, 1925, tr. 3-111.
[36] Ryùsḥ Hikata, "On the Period of Lifetime of Sakyamuni" [Bàn về Giai Đoạn Sinh Thời của Đức Phật Thích-ca], Transactions of the Japan Academy [Các Văn Kiện của Viện Hàn Lâm Nhật Bản], tập 36, số 3 (1980), tr. 187-202; cùng tác giả dịch "On the Period of Life-time of Sakyamuni" "Bàn về Giai Đoạn Sinh Thời của Đức Phật Thích-ca," "Nghiên Cứu Phật Giáo và Văn Hoá Phật Giáo, Naritasan, 1985 (Monograph Series of the Naritasan Institute for Buddhist Studies 1) [Bộ Chuyên Khảo của Phân Viện Phật Học Naritasan], tr. 1-20. Bàn về giả thuyết của Hikata, xem Bechert, "The Dates...." xem cùng tác phẩm, tr. 276-277.
[37] Xem "Dotted Record" [Chúng Thánh Điểm Kư], inter alia, P. H. L. Eggermont, The Chronology of the Reign of A'soka Moriya [Biên Niên Sử của Triều Đại A'soka Moriya], Leiden, 1956, tr. 141-143 và Bechert, Lebensz, tr. 137-141. Các cách lư giải cùng chủ đề với nhiều lối giải thích khác nhau được Geni'chi Yamazaki đóng góp trong Symp, IV, 1, tr. 318-320; Hurberb Durt (Symp, IV,1, tr. 486-489); và Heinz Bechert, "the dates…" xem cùng tác phẩm, tr. 260-261. Cũng nên xem S. Dietz, "History of Research..." xem cùng tác phẩm, tr. 72.
[38] Geni'chi yamazaki, "The Lists of the Patriarchs in the Northern and Southern Legends" [Danh Sách của các Tổ Sư theo Truyền Thống Bắc Phương và Nam Phương], Symp IV, 1, tr. 313-325.
[39] Étienne Lamotte, Histoire du Buddhisme Indien. (ghi chú 22), tr. 13-15; tái bản trong Symp IV, 1, tr. 22-23. (So sánh Bản dịch Anh ngữ của tác phẩm Lamotte của Sara Webb-Boin, History of Indian Buddhism, Louvain-la-Neuve, 1988, tr. 13-14.
[40] Lamotte dịch, sđd, (ghi chú 22), tr. 14.
[41] Étienne Lamotte, "Le boudidhisme de Sàkyamuni" Nachrichten der Akademie der Wissenschaften in Gưttinggen, Phil.-hist. Kl. 1963, tr. 84, và bài đóng góp của ông trong The World of Buddhism, được Heinz Bechert và Richard Gombrich, London, 1984.
[42] Heinz Bechert , "The Date of the Buddha Reconsidered" [Xét Lại Niên Đại Đức Phật] Indologica Taurinensia 10 (1982), tr. 22-36
[43] Bechert, sđd, tr. 36, ghi chú 33.
[44] New Notes on A'soka and His Successor. Bechert, sđd, tr.32, ghi chú 21. Về bài của Eggermnt, xem ghi chú 30 ở trên.
[45] Heinz Bechert, "A Remark on the Problem of the Date of the Mahàv́ra [Nhận Xét về Vấn Đề Niên Đại của Mahàv́ra], Indologica Taurinensia 11 (1983), tr. 287-290.
[46] Bechert, Lebensz, tr. 127-184.
[47] Người viết xin phép được nói rằng niên đại Đức Phật Niết-bàn là khoảng 85-105 năm trước lễ đăng quang của vua A'soka (Bechert, "The Dates.., tr. 36.
[48] Lamotte trong The World of Buddhism, [Thế giới Phật Giáo] (ghi chú 42), tr. 41
[49] Bechert," The Dates …, xem cùng tác phẩm, , tr. 253-286.
[50] Jens-Uwe Hartmann, "Research on the date of the Buddha: South Asian Studies Published in Western languages" [Nghiên Cứu về Niên Đại của Đức Phật: Nam Á Học, Được Xuất Bản bằng Ngôn Ngữ Phương Tây], tr. 107-124.
[51] M. Krishnamacharia, History of the Classical Sanskrit Literature [Lịch Sử Văn Hoá Sanskrit Cổ Điển], (ấn bản lần thứ nhất, 1937), ấn bản lần 3, Delhi, 1974.
[52] Krishnamachariar, sđd, Lời giới thiệu, phần 33-98, tr. XLIII-CX.
[53] Krishnamachariar, sđd, phần 60, tr. LXXXI.
[54] Krishnamachariar, sđd, phần 41, tr. LI.
[55] V. G. Ramachandran, Gautama Buddha, the Date and Time [Đức Phật Gautama, Niên Đại và Thời Gian], Madras, khoảng 1984, tr. 38; và Hartmann, Research on the Buddha… [Nghiên Cứu về Niên Đại Đức Phật...,] tr.118.
[56] Shriram Sathe, Dates of the Buddha [Niên Đại của Đức Phật], Hyderabad, 1987. Xem thêm Hartmann, Research on the Date of the Buddha [Nghiên Cứu về Niên Đại Đức Phật], tr. 119. Theo người viết, năm đức Phật nhập Niết-bàn là 2066 TCN, nếu dựa vào nguồn sử Ấn Độ truyền thống (D. R. Mankad, Puranic Chronology [Biên Niên Sử của Purà.na], Vallabhvidnagar, 1951, tr. 169-176.
[57] Chen Yen-huei, "Die Chinesischen Studien zum Datum des Buddha" (Symp IV, 2, pp. 84-102).
[58] Bài viết cùng chủ đề của N.L. Westergaard đă được tái bản trong Hội Thảo Chuyên Đề IV, tr. 366-400.
[58] Bài viết cùng chủ đề của N.L. Westergaard đă được tái bản trong Hội Thảo Chuyên Đề IV, tr. 366-400.
[59] xem phần sau trang 107-124;
[60] Cùng tác phẩm, tr. 125-130.
[61] Cùng tác phẩm, tr. 131-133.
[62] Cùng tác phẩm, tr. 135-137.
[63] Cùng tác phẩm, tr. 343-350.
[64] Lewis Lancanter, "The Dating of the Buddha in Chinese Buddhism" (Symp IV, 2, pp.84-102).
[65] Chen Yen-huei, "Chinesische Studien zum datum dé Buddha," (Symp IV, 2, pp.84-102).
[66] Herbert Hartel, "Archaeological research on Ancient Buddhist Sites," (below, pp.141-159).
[67] Hermann kulke, "Some Considerations on the Significance of Buddha's Date for the History of North India" (below, pp.161-167).
[68] Georg von Simson, "The Historical Background of the Rise of Buddhism and the Problem of Dating" (below, pp.169-177).
[69] Adelheid Mette, "The Synchronism of the Buddha and the Jina Mahàv́ra and the Problem of the Chronology in Early Jainism" (below, pp.179-183).
[70] Oskar von Hmuber, "Linguistic Considerations on the Date of the Buddha" (below, pp. 185-194).
[71] Wilhelm Halbfass, "Early Indian references to the Greeks and the First Encounters between Buddhism and the West," (below, pp.195-209).
[72] André Bareau, "Some Considerations on the Problem Raised by the Date of the Parinirvaa.na of the Buddha" (below, pp.211-219).
[73] Heinrich von Stietencron, "The puraa.nic Genealogies and the Date of the Buddha" (below, pp. 221-249).
[74] P.H.L Eggermont, "The Year of Mahàv́ra Decease" (Symp IV,1, pp.138-151).
[75] Lambert Schmithausen, "An Attempt to Estimate the Distance in Time between A'soka and the Buddha in Terms of Doctrinal History" (Symp IV,1, pp.110-147).
[76] Siegfried Lienhard, "Note on the Date of the Historical Buddha and Classical Poetry" (Symp IV,1, pp.194-196).
[77] Ryotaro Tsuchida, "Die Geanologie des Buddha und seiner Vorrfahren" (Symp IV, 1, pp.108-131).
[78] Symp IV, 2, p.143.
[79] Symp IV, 2, p.196.
[80] Cách lư luận này chưa được bàn thảo trong hầu hết những bài đóng góp trong Hội thảo chuyên đề, nhưng nó được xem xét trong bài viết của người viết trong tập này "Niên Đại của Đức Phật...," tr. 282-283.
[81] Gananath obeyesekere, "Myth, History and the Numerology in the Buddhist Chronicles" (Symp IV, 1, pp. 152-182).
[82] Otto Stein, "Số 18," The Poona Orientalist 1, số 3 (tháng 10, 1936), tr. 1-37, và "Ghi chú thêm về số 18," The Poona Orientalist 2 (1937), tr. 164ff; Otto Stein giải thích lại, KleineSchriften, Friedrich Wilhem biên tập, Stuttgart, 1985, tr. 513-553; xem phần đặc biệt tr. 538-542. Tầm quan trọng của số 18- như số quy ước trong Phật giáo đă được các học giả đề cập đến, như: H. Kern và É. Lamotte; xem H. Bechert, "Einleitung," Zur Schulxu gehorigkeit von Werken der H́nayàna Literatur, H. Bechert biên tập, tập 1. Gottingen, 1985, tr. 40.
[83] Carl Joachim Classen, "Computing Dates of the very Distant past: Some remarks on the Greek and Roman Practice" [Cách Tính Niên Đại của Thời Thái Cổ: Vài Nhận Xét về Cách Tính của Người Hy Lạp và La Mă], Symp IV, 2, tr. 351-362.
[84] André bareau, "Some Considerations Concerning the Problem Posted by the date of the Buddha's parinirvaa.na" below, pp.211-219.
[85] Xem ghi chú số 8 ở trên.
[86] Đoạn trích dẫn từ "English Summary: Some Considerations Concerning the Problem Posted by the Date of the Buddha's Parinirvàna" [Tóm Tắt của người Anh: Một Số Ư Kiến về Vấn Đề Niên Đại Đức Phật Niết-Bàn], Symp IV, 1 pp. 220-221.
[87] David P. Hennige, Chronology of Oral Traditions: Quest for a Chimena, Oxford, 1974.
[88] "The Year of the Buddha's Mahàparanirvà.na, (Symp IV,1,pp. 237-251).
[89] Giả thuyết biên niên sử này làm cơ sở cho bài "The Year of Mahàv́ra's Decease" [Năm Qua Đời của Mahàv́ra] của Eggermont, Symp.IV, 1, tr. 138-151.
[90] Akira Hirakawa, "An Evaluation of the Sources on the Date of the Buddha" (Symp, IV,1, pp.252-295)
[91] Symp IV, 1, pp. 295
[92] Hajime Nakamura, "A Glimpse into the Problem of the Date of the Buddha" (Symp IV,1 pp. 296-299).
[93] Nakamura, Symp IV, 1, p. 299.
[94] Xem bài ở Tohogaku của Nakamura được trích ở trên, ghi chú 34
[95] K.R. Norman, "Observations on the Dates of the Jina and the Buddha" (Symp IV, 1, pp. 300-312).
[96] Bài viết của Norman trong Hội Thảo Chuyên Đề đă được in trong Các Bài Viết Chọn Lọc IV của ông, Oxford, 1993, tr. 185-201.
[97] Phụ lục B, (1) trong Symp IV,1, tr. 322-323.
[98] Symp IV,1, p. 319.
[99] Sđd, tr.320.
[100] Xem Bechert, "The Dates…" xem cùng tác phẩm, tr. 263.
[101] Phụ lục B (3) trong Symp IV,1, p.263.
[102] Bechert, Lebensz, xem phần trên, ghi chú 1.
[103] Htel, "Archaeological research…," xem cùng tác phẩm, tr. 141-159; Kulke, "Some Considerations…," xem cùng tác phẩm, tr. 161-167; G. v. Simson, "The History Background", xem cùng tác phẩm, tr. 169-177.
[104] Richarch Gombrich, "Dating the Buddha: A Red Herring Revealed," (Symp, IV, 2, pp.237-259).
[105] Đi sâu vào vấn đề này, xem H. Bechert, "The Dates…), xem cùng tác phẩm, tr. 257-258.
[106] Tựa bằng tiếng Anh: "Indicating in a rather vague manner some dates on the Budha."
[107] Ruth Walldén, "Notes on Somes Days on the Buddha in the Ma.nimekalai" (Symp, IV, 2, pp. 200-207).
[108] Niên đại khá sớm được A. S. P. Ayyar (1947) rút ra từ tác phẩm Ma.nimèkalai; M. Mathialagan đă tham khảo niên đại này trong Bách Khoa Văn Học Tamil (Encyclopaedia of Tamil Literature), Shu Hikosaka và nhiều tác giả biên tập, tập 2, Madras, 1992, tr. 536. Giáo Sư P. Schalk, Uppasala đă giới thiệu phần tham khảo này.
[109] Xem A. K. Narain, "The Dates of the Gotama Buddha's Parinirvaa.na" [Niên Đại của Đức Phật Niết-bàn], (Symp IV, 2, pp.185-199).
[110] K. T. S. Sarao, The Origin and Nature of Ancient Buddhism [Nguồn Gốc và Bản Chất Phật Giáo Cổ Đại], Delhi, 1989, tr. 13-28; cùng một tác giả, "Did the Buddha Really Belong to the Sixth-Fifth Century BC" [Đức Phật Sống vào thế kỷ VI-V TCN có thật không?], Philodophy, Grammar, and Indology: Essays in Honour of Professor Gustav Roth, [Nghiên Cứu về Triết Học, Văn Phạm và Ấn Độ Học: Các Bài B́nh Luận Giá Trị của Giáo Sư Gustav Roth], do Hari Shankar Prasad biên tập, Delhi, 1993, tr. 303-317.
[111] Sarao, "Did the Buddha Really Belong…" [Đức Phật Sống vào Thế Kỷ VI-V TTL có thật không?] (ghi chú 73), tr. 304.
[112] Kailash Chandra Varma, "Date of the Nirvà.na of the Buddha" [Niên Đại Đức Phật Niết-bàn], History and Archaeology: Prof. H. D. Sankalia, Felicitaion Volume [Lịch Sử và Khảo Cổ Học: Giáo Sư H. D. Sankalia], Bhaskar Chatterjee biên tập, Delhi, 1989, tr. 25-38.
[113] Varma, sđd, (ghi chú 75), tr. 38.
[114] Ancient India in A New Light [Ấn Độ Cổ Đại trong Nguồn Sáng Mới], New Delhi, 1989.
[115] J. U. Hartmann, "South-Asian Studies…" [Những Nghiên Cứu Nam Á…], xem cùng tác phẩm, tr. 118-119K. D. Sethna, Ancient India in A New Light [Ấn Độ Cổ Đại trong Nguồn Sáng Mới], New Delhi, 1989.
[116] Sonam Morup, The Date of the Buddha's Parinirvà.na [Niên Đại Đức Phật Niết-bàn], New Delhi, 1990.
[117] Sonam Morup, The Date of the Buddha's Parinirvaa.na, New Delhi, 1990.
[118] Xem ở trên.
[119] Wilhelm Geiger, "The Trustworthiness of the Mahaava"msa" (1930) [Niềm Tin của Mahàva"msa], cùng tác giả Kleine Schriften zur Indologie und Buddhismuskunde, Heinz Bechert biên tập, Wiesbaden, 1973, tr. 289-290
[120] xem cùng tác phẩm, tr. 287-295
[121] Xem Bechert phía dưới, tr. 255.
[122] Xem Gonbold, xem cùng tác phẩm, tr. 325-326.
[123] Mahes Ra Pant, "On the dates of the Historical Buddha according to Nepalese Traditions" (Symp IV, 1,pp. 358-362).
[124] Giáo Sư O.v. Hinuber tham khảo: H. Penth, bản tiếng Anh: Inscriptions on the Pedestal of Buddha images in Chiang Mai , Bangkok, 2519 / 1976, Nr. 12, tr. 88, ḍng thứ 2 của bia kư. Muốn nghiên cứu các mối liên hệ giữa biên niên sử Phật giáo và các biên niên sử khác ở Thái Lan, xem thêm Sao saimong, "Cùla Sakaràja and the Sixty Cyclical year," Journal of the Siam Society 69 (1981), tr. 4-12. Về tài liệu tham khảo này, người viết trân trọng ghi ơn Giáo Sư Oskar von Hinuber
[125] Siglinde Dietz, "Remark on a Fragmentary List of Kings of Magadha in a Lokapraj~nàpti Fragment", bản dịch tiếng Đức: Wiener Zeitschrift fur die Kunde Sudasiens 33 (1989), tr. 121-128; xem thêm Bechert, Lebensz, tr. 181-182.
[126] Trong bài viết, tr. 311-328
[127] Xem cùng tác phẩm, tr. 329-341.
[128] Per Kvaerne, "The Dates of Sakyamuni according to Bompo Sources" (Symp IV, 2, tr. 263-290).
[129] David Sey fort Ruegg, "Notes on Some Indian and Tibetan Reckonings of the Buddha's Nirvaa.na and the Duration of His Teachings" (symp IV, 2, tr. 263-290).
[130] Champa Thupten Zongtse, “Tibetan Calculations of the Parinirvà.na of the Buddha" (Symp IV, 2, tr. 299-318).
[131] E. Zabel, "Tibetische Quellen zur datierung dé historischen Buddha" (Symp IV, 2, tr. 291-298).
[132] Xem cùng tác phẩm, tr. 351-353.
[133] Werner Sundermann, "Manichaean Traditions on the Dates of the Histarical Buddha" (Symp IV, 1, tr. 426-438).
[134] K.T.Schmid, "Eine tocharische Quelle zur Buddha-Datierung" (Symp, IV, 2, tr. 332-333).
[135] Người viết xin cảm ơn Giáo sư David N. MacKenzie, người đă khảo duyệt vấn đề này liên quan đến các bản văn của người Sogdian (lá thư đề ngày 29 tháng tư, 1989). Giáo sư Ronald E. Emmerck đă báo cho tôi biết ông đă t́m ra dữ liệu niên đại Đức Phật trong một tác phẩm của người Khương Cư (Khotan), đó là lời chú thích trong bản thảo viết tay cuốn sách của Zambasta, cho chúng ta biết nó đă được viết 800 năm sau khi đức Phật Niết-bàn (nói chuyện cá nhân, ngày 14 tháng 2 năm 1995).
[136] Klaus Sagaster, "Das Datum des Buddha nach mongolischen historischen Texten," (Symp IV, 2, tr.321-331).
[137] Herbert Franke, "On Chinese Traditions Concerning the Dates of the Buddha," (xem cùng tác phẩm, tr. 343-350).
[138] Hubert Durt, "La date du Buddha en Corée et au Japon" (Symp IV, 1, pp. 458-489).
[139] Lewis Lancaster,"The Dating of the Buddha in Chinese Buddhism" (Symp IV, 1, pp. 449-457).
[140] Bhikkhu Pàsàdika, "Traditional Buddhist Chronological Systems: Vietnamsses traditions" (Symp IV, 1, pp.490-499).
[141] Erhard Rosner, "Somes Remarks on Yui Cheng-hesieh Essay concerning the Date of the Buddha" (Symp IV,2, pp. 341-347).
[142] Chen Yen-heui, "Chinesische Studien zum Datum des Buddha" (Symp IV,2, pp. 84-102).
[143] J. Ensink, "’Siva-Buddhismus in Java und Bali," Buddhism in Ceylon and Studies on Religious Syncretism in Buddhist Countries [Phật Giáo ở Tích Lan và Nghiên Cứu Sự Hỗn Hợp Các Tôn Giáo ở Các Nước Phật Giáo], ed. Heinz Bechert, Gottingen, 1978, pp. 178-198.
[144] J. G. de Casparis, Indonesian Chronology, [Biên Niên Sử Indonesia], Leden, 1978 (Handbuch der Orientalistik, III, 1, Lfg. 1).
[145] Lá thư của Giáo Sư Ensink, ngày 12 tháng 2 năm1986.
[146] W.Sundermann, "Eine Bemerkung zur Datierung des Buddha in der mitelpersischen Literature der Zoroastrier," (Symp IV,2, pp.334-338).
[147] E. Lamotte, Histoire, (note 22), pp. 210-222; Ernst Leumann, Maitreya-Samiti: Das Zukunftsideal der Buddhisten, Strassburg, 1010. Cũng nên xem Emil Abegg, Der messiasglaube in Indiien und Iran, Berlin, 1982, pp. 143-230; và cùng tác giả, Der Buddha Maitreya, St. Gallen, 1946.
[148] Daniel L. Overmyer, Folk Buddhist Religion: Dissenting Sects in Late traditional China [Phật Giáo Dân Gian: Các Phái Phi Chính Thống trong Truyền Thống Trung Quốc Cổ], Cambrigde, Mass., 1976; Erik Zurcher, "Prince Moonlight: Messianism and Eschatology in Early Medieval Chinese Buddhism" [Thái Tử Nguyệt Quang: Chủ Nghĩa Cứu Độ và Mạt Pháp ở Phật Giáo Trung Quốc vào Sơ Kỳ Trung Cổ], T'oung Pao 68 (1982), pp.1-75.
[149] Ví dụ theo tín ngưỡng của Nhất Quán Đạo có 3 giai đoạn có thể được đề cập; xem David K. Jordan and Daniel L. Ovenmyer, The Flying Phoenix: Aspects of Chinese Sectarianism in Taiwan, [Phượng Hoàng Tung Cánh: Các Phương Diện của Chủ Nghĩa Bộ Phái ở Đài Loan] Princeton, N. J. ,1986, pp. 261-263.
[150] Heinz Bechert, "Buddhism in Modern Java and Bali" [Phật Giáo ở Java và Bali Ngày Nay], Buddhist Studies (Bukkỵ Kenkyù) 20 (1991), p. 175.
[151] H. Durt, "La date du Buddha en Corée et au Japon," Symp IV, 1, pp. 472-473; và Peter Fisher, Studien zur Entwicklungsgeschichte dé Mappoo-Gedankens and zum Mappoo-Toomyoo-ki, Hamburg. 1976 (Mitteilungen der Gesellschaft fur Natur-und Volkerkunde Ostasiens, 65).
[152] Niềm tin này và mối liên hệ của chúng với truyền thống được ghi lại trong sách vở, xe, Richard Gombrich, Precept and Practice: Traditional Buddhism in the Rural Highlands of Ceylon [Khái Niệm và Tu Tập: Phật Giáo Truyền Thống ở Cao Nguyên-Nông Thôn Tích Lan], Oxford, 19______, pp. 284-293. [V́ năm xuất bản trong nguyên tác không rơ].
[153] M. Sarkisyanz, Chilliastic Asociations of the Buddha Jayanti" (Symp IV, 1, pp. 378-382). Đói chiếu: Kitsiri Malalgoda, "Millennialism in Relation to Buddhism," Comparative Studies in Society and History 12 (1970), pp. 424-441; E.M. Mendelson, "A Mesianic Buddhist Asociation of Upper Burma," Bulletin of the School of Oriental and African Studies 24 (1961), pp. 560-580.
154 S. N. Eisenstardt, "The Dispute about the Birthday of the Buddha from a Comparative Civilizational Perspective," (Symp, IV, 1, pp. 503-504).
[155] Reinhard Wenskus, "Mittel-und Norderuopa in der fruhen Eisenzeit," Symp, IV, 12, pp. 506-522.
[156] Xem cước chú số 1.
[157] K. V. Zvelebil, Tamil Literature, Wiesbaden, 1974 (A History of Indian Literature X, 1), p.9, note 11; Idem, Tamil Literature, Leiden 1975 (Handbuch der Orientalistik, II, 2, 1) pp. 38-39.
[158] Gananath Obeyesekere, "Gajabahu and the Gajabahu Synchronism," The Ceylon Journal of the Humanities 1 (1970), pp. 25-26 and idem, The Cult of the Goddess Pattini, Chicago, 1984, pp. 361-377.
[159] M. krisknamachariar, History of Classical Sanskrit Literature, [lịch Sử văn Học Sanskrit Cổ Điển], loc.cit. (ghi chú 52), p.135 (phần 39); W. Ruben, Kàlidàsa: Die menschliche bedeutung seiner Werke, berlin, 1956, p. 12.
[160] The Jànaḱharana of Kumàradàsa, do S. Paranavitana và C. E. Godakumbura biên tập, Colombo. 1967, phần Giới Thiệu
[161] Symp IV, 1, pp. 226-227) và "The Dates…" xem cùng tác phẩm, pp. 258-259.
[162] Trong phần b́nh luận về Symp IV, 1 trong Gottingische gelehrte Anzeigen 247 (1994), tr. 55-64, mà tôi mới biết gần đây, R. Gombrich đă chỉ trích tôi một cách sai lầm khi cho tôi là đă phát biểu trong kỳ đại hội năm 1981: "Có hai loại biên niên sử, một loại có tính chất ở trong tu viện, một loại thuộc triều chính. Loại biên niên sử có tính chất thuộc cung đ́nh dường như được tin cậy hơn" (tr. 46). Tôi chưa bao giờ phát biểu loại phán đoán như vậy, do đó những lời nhận xét của Gombrich rơ ràng là lời giải thích sai quan điểm mà tôi đă liên tục tŕnh bày trong tất cả những ấn phẩm về đề tài này, và những lời phát biểu của tôi từ năm 1980 cho đến tuyển tập này. Nếu Gombrich lắng nghe một cách cẩn thận nội dung các bài hội thảo, tham khảo các bản báo cáo chính thức của hội nghị đó, th́ ông sẽ nhận ra, lời phát biểu đó không phải của tôi mà của Tiến sĩ Guruge. Guruge cho rằng "các thông tin dựa trên những năm được tính theo lịch hoàng gia trong các tập tài liệu này được xem là có thẩm quyền hơn bởi v́ những tác phẩm này phản ánh rất nhiều truyền thống Hoàng gia như là truyền thống tu viện" (Tenth International Conference of the International of Buddhist Studies, Paris 1991, Summary Report, by A.W. P. Guruge, Paris, 1982, p. 4). Trong một cách vội vă khác, Gombrich truyền bá cái gọi là khám phá niên đại chính xác của Đức Phật Niết-bàn (xem ở trên, tr.28 và phần sau, tr.275-276) trong bài mà đă được đăng tải trong Symp IV, 2, như một cống hiến cho buổi hội thảo về đề tài gây nhiều tranh luận này. Mặc dù người viết rất ngưỡng mộ tính cách tự tin của ông khi ông đưa ra giải pháp cuối cùng cho vấn đề của chúng ta, nhưng tôi phải nói rằng học thuyết của ông dựa vào những giả định chưa được chứng minh. V́ thế nó có thể được xem như một nỗ lực khác về cách tính niên đại chính xác, giống như những giả định của K. T. S. Sarao, G.H. de Zoysa và những người khác. Người viết sẽ tŕnh bày những nhận định của Gombrich trong một bài viết khác chi tiết hơn.
------------------------------------------------------------ --------------------
http://www.buddhismtoday.com/viet/phatphap/p-011-niendaiPhat .htm
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 51 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 8:55am | Đă lưu IP
|
|
|
Đức Phật Lịch Sử (The Historical Buddha)
---
Chương I
563 - 528 trước CN
Thời Niên Thiếu - Cuộc Tầm Cầu - Giác Ngộ
-oOo-
BỐI CẢNH VÀ NỀN CHÍNH TRỊ Ở BẮC ẤN THẾ KỶ THỨ SÁU TRƯỚC CN
Trên sân ga thành phố Đại Học Bắc Ấn ở Gorakhpur, ta có thể thấy ngoài số du khách Ấn Độ, c̣n có du khách từ Nhật Bản, Srilanka, Thái Lan, Miến Điện cũng như đám người Tây Tạng tha hương và du khách Tây phương nữa. Họ là những người chiêm bái, trên đường đi viếng nơi đức Phật đản sanh tại Lumbini (Lâm-t́-ni) và nơi Ngài diệt độ tại Kusinàrà (Câu-thi-na). V́ b́nh nguyên Bắc Ấn này nằm giữa vùng đồi núi Himalayas (Tuyết Sơn) và lưu vực sông Gangà (Hằng Hà) là thánh địa Phật giáo, chính tại đây đức Phật tuyên bố các Thắng Trí của Ngài, khoảng giữa năm 528 và năm 483 trước Công Nguyên, và cũng là nơi khai sinh Giáo hội Tăng già đầu tiên. Từ đây, lời dạy của bậc Đạo Sư bắt đầu bước đường chinh phục nhiều vùng châu Á một cách ḥa b́nh êm đẹp.
Phong cảnh này vào thời đức Phật là vùng rừng rậm, trải dài từ cao nguyên Tarai trên triền dăy Tuyết Sơn khoảng 300km xuống dần về phía nam thành một b́nh nguyên mang đủ h́nh dáng ruộng đồng và lác đác vài ngôi làng ẩn nấp dưới những đám cây mọc rải rác trong ánh mặt trời gay gắt, một vài chỗ bị gián đoạn bởi các sông ng̣i chảy chầm chậm đưa những chiếc thuyền gỗ buồm xám dong ruỗi nhàn nhă. Các khu thành thị chính ở đây là Allàhabàd, Vàranaś (Benares) và Patna.
Đó là cách sinh hoạt thông thường giữa tháng năm và tháng sáu, lúc khí hậu lên cao 400C, nhưng phong cảnh và các thị trấn lại hoàn toàn đổi khác khi gió mùa chợt bùng ra giữa tháng sáu, trước đó đă ùa đến từ vùng đông nam theo những khối mây khổng lồ đùn lên dày đặc. Rồi những trận mưa ào ào như thác dữ dội đổ xuống đất hằng giờ khiến mặt đất trở thành một cánh đầm lầy, những ḍng sông trước đây hiền ḥa nay tràn bờ cuồn cuộn chảy xiết.
Chẳng bao lâu sức nóng trở nên oi bức lạ thường, da con người phát nóng khô nứt nẻ và ngứa ngáy rất khó chịu. Nhưng dần dần nhiệt độ hạ xuống làm không khí từ tháng mười đến tháng ba (khoảng 150C) thật ôn ḥa dễ chịu. Tháng giêng trời có thể trở rất lạnh khoảng 30C ban đêm và những thương nhân tạp hóa có dịp đem mền bông ra bán. Dần dần cột thủy ngân lại lên cao và từ tháng tư một thời kỳ nóng bức lại bắt đầu. Ánh sáng chói lọi của đám cây rừng bừng ra từ những chùm hoa đỏ như khối hồng ngọc rực rỡ. Trời càng nóng dần, các loài chim cu gáy lại càng cất tiếng hót lanh lảnh, do đó làm cho làn không khí oi bức thêm khiến con người mỏi mệt không sao ngủ được.
Môi trường và khí hậu chi phối cách sống của dân chúng như vậy, hoàn cảnh xă hội chính trị cũng không kém. Trong khi lịch sử Ấn Độ trước thời đức Phật bị một màn sương mù của dĩ văng xa xưa bao phủ, th́ vào thế kỷ thứ sáu, bức màn ấy được vén lên để lộ cho ta nhận ra bối cảnh chính trị trong vùng tiểu lục địa này. Các sự kiện quan trọng và các nhân vật trở nên rơ nét với những khả năng, đặc tính, ước vọng chẳng khác ǵ các nhân vật thời đại chúng ta xuất hiện. Và chính Kinh Điển Phật giáo đă truyền đạt tất cả những điều ấy cho chúng ta.
Tuy nhiên việc đó không phải nhằm mục đích ghi chép lịch sử, v́ người Ấn Độ thời ấy không xem các biến cố chính trị là chuyện xứng đáng cho ta ǵn giữ trong tâm trí. Đối tượng của các nhà biên niên sử đạo Phật là truyền bá Chánh Pháp (Dhamma) do đức Thế Tôn tuyên thuyết trong các bài kinh của Ngài và công bố đây là con đường độc nhất dành cho những người đi t́m sự cứu độ trong tương lai.
Sau khi được truyền khẩu qua hàng thế kỷ, Kinh Điển ấy được ghi chép không bao lâu trước Công nguyên. Từ những lời phát biểu về nơi chốn, cơ hội, hoàn cảnh của các bài kinh Phật, và từ các Bộ Luận giải chúng, thời đại của đức Phật trở nên thật sống động đối với chúng ta.
Nếu Vệ-đà, các tác phẩm văn học tối cổ của Ấn Độ phản ảnh nếp sống thôn quê, th́ trong Kinh Điển Phật giáo ta thấy cả bức tranh văn hóa thành thị. Ta cũng nghe nói đến làng mạc nông dân, nhưng đặc biệt là các thành phố tạo nên bối cảnh cho đức Phật hoằng Pháp, chúng là các tụ điểm của đời sống chính trị và thương mại phồn vinh. Nhân vật trung tâm của xă hội ấy là một vua cai trị địa phương (ràja) mà các quyết định của vị này c̣n tuỳ thuộc vào hội đồng và thường cũng cần phải tuỳ theo ḷng trung thành đối với vị đại vương (mahàràja).
Theo Kinh Điển Phật giáo, toàn cảnh chính trị của vùng đồng bằng trung tâm sông Hằng trong thế kỷ thứ 6 trước CN do bốn vương quốc, một số nước cộng ḥa theo chế độ tập quyền và các nhóm bộ tộc quyết định.
Phía bắc sông Hằng là vương quốc Kosala (Kiều-tát-la) hùng cường với thủ đô Sàvatthi (Xá-vệ) vào thời đức Phật, nước này được các Đại vương liên tục trị v́, đó là Mahàkosala, Pasenadi và Vidùdabha. Ngoài Sàvatthi, các thành phố quan trọng khác của Kosala là Sàketa (hay Ayojjha), cố đô, và Varanasi (Benares, Ba-la-nại), thánh địa để chiêm bái. Đại vương Kosala, ngoài lănh thổ trung ương, c̣n ngự trị thêm hai nước cộng ḥa và ba bộ tộc khác nữa.
Phía Tây nam Kosala, nằm trong góc giữa sông Hằng và sông Yamunà (Diệm-mâu-na) là tiểu quốc Vamsà (hay Vaccha) với thủ đô Kosamb́ (Kiều-thưởng-di) và trung tâm chiêm bái Payàga (nay là Allàhabàd). Quốc vương Vamsà là Udena, con vua Parantapa.
Tiểu quốc Avanti (sát Magadha) trải dài dưới quốc độ Vamsà và Kosala đến phía nam sông Hằng. Quốc vương Pajjota ngự trị tại thành Ujjeń, nhưng ở miền nam nước này lại có một thủ đô thứ hai là Màhissati. Xứ Avanti nằm phía ngoài khu vực được đức Phật du hành nhưng lại được đệ tử ngài là tôn giả Mahàkaccàna (Đại-Ca-chiên-diên) giáo hóa theo đạo Phật.
Cuối cùng là vương quốc Magadha (Ma-kiệt-đà) trải dài, giáp Avanti về phía đông và sông Hằng về phía bắc. Sự phồn thịnh của xứ này phần lớn dựa vào các quặng sắt do việc khai thác mỏ không xa kinh đô Ràjagàha (Vương Xá), vừa phục vụ thương mại xuất khẩu vừa sản xuất vũ khí trong nước. Các Đại vương Bhàti (hay Bhàtiya) và Bimbisàra (Tần-bà-sa-la kết hôn với chị của vua Pasenadi nước Kosala) liên tục ngự trị tại thành Vương Xá, c̣n vua Ajàtasattu (A-xà-thế) dời kinh đô từ Vương Xá đến Pàlaliputta (nay là Patna). Vương tử kế vị vua Ajàtasattu là Udàyibhadda, cũng như phụ vương ḿnh, đă giết cha để chiếm ngai vàng và sau đó cũng cùng chung số phận ấy dưới tay con trai là Anuruddhaka.
Ngoài bốn quốc độ này, vùng Trung Nguyên c̣n có nhiều xứ cộng ḥa, tất cả đều ở về phía đông Kosala và bắc Magadha. Các xứ này có tính cách quư tộc tập quyền, mỗi xứ đều do một vua thống trị (ràja) vừa chủ tọa hội đồng quốc gia vừa tự cầm quyền nhiếp chính những lúc hội đồng không có kỳ họp. Chỉ các thành phần giai cấp Khattiya (Sát-đế-lỵ _ quư tộc) được bầu làm quốc vương, nghĩa là các vương tước hay các chức vị trong hội đồng lănh đạo đều dành cho người ở giai cấp này. Tuy nhiên, các giai cấp khác cũng được nghe các buổi hội nghị v́ pḥng hội đồng chỉ gồm một mái che trên các cột trụ mà thôi.
Các xứ cộng ḥa được gọi tên theo nhóm quư tộc lănh đạo, nhóm này chỉ là một thiểu số trong toàn dân, mà cho đến nay không lưu lại các con số rơ ràng nào cả.
Xứ cộng ḥa của bộ tộc Sakiyas (hay Sakya, Sakka, Thích-ca) thủ đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và vùng lănh thổ cổ sơ hiện nay bị ranh giới Ấn Độ _ Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Đức Phật là một người trong giới quư tộc Thích-ca.
Cộng ḥa Malla rất rộng có đến hai vua thống trị ở Pàvà và Kusinàrà. Kusinàrà được mô tả như một nơi chốn không quan trọng, nhưng chính nơi đây bậc Đạo Sư đă viên tịch trong Niết-bàn Tối hậu (Parinibbàna).
Cộng ḥa Licchavŕ với thủ đô Vesàli (Tỳ-xá-ly) và Cộng ḥa Videha (Vi-đề-ha) với thủ đô Mitthilà (Mi-thi-la) đă gia nhập vào liên bang Vajji (Bạt-kỳ), có một thời lại liên kết thêm vài bộ tộc khác nữa.
Ngoài các nước quân chủ và cộng ḥa c̣n có các bộ tộc. Chúng ta biết rất ít về chế độ chính trị của họ, nhưng sự khác biệt giữa các cộng ḥa và bộ tộc h́nh như là ở điểm vị cai trị bộ tộc không do dân bầu lên mà do các vị bô lăo trong bộ tộc chỉ định, và vị cai trị bộ tộc ấy cũng như các bô lăo đều không cần phải ở giới quư tộc Sát-đế-lỵ. Các bộ tộc quan trọng là Koliyas (Câu-ly) ở phía đông nam cộng ḥa Sakiya, ranh giới của hai nước là con sông nhỏ bé Rohiń (nay là Rowai). Xưa có nhiều liên hệ hôn nhân giữa hai ḍng họ Sakiyas và Koliyas này. Thủ đô của Koliyas là Ràmagàma (hay Koliyanagara).
Xa hơn nữa lại có bộ tộc Moriyas, thủ đô là Pipphalivana, vùng đất này tiếp giáp vùng đất của bộ tộc Koliya, đến măi tận phía đông. Cuối cùng phải nói đến ḍng họ Kàlamas, thủ đô là Kesaputta. Xứ sở này nằm trong góc hướng về phía tây giữa sông Ghàgra và sông Hằng.
Đôi khi có ư kiến khác nhau giữa các vương quốc, cộng ḥa, bộ tộc ấy phần lớn về quyền dẫn thủy nhập điền và đồng cỏ, nhưng thái độ chung là cùng sống ḥa b́nh. Bất cứ ai cũng có thể tự do vượt qua biên giới chung giữa các chính thể khác nhau ấy. Đây là toàn cảnh địa lư, khí hậu và chính trị thời đức Phật Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm) giáng sinh năm 563 trước CN.
NGUỒN GỐC THÁI TỬ SIDDHATTHA VÀ SỰ ĐẢN SANH CỦA NGÀI
Kapilavatthu, quê hương đức Phật, nơi ngài sống hai mươi chín năm đầu tiên trong đời, ở sát biên giới ngày nay ngăn chia nước Nepal và cộng ḥa Ấn Độ. Phụ vương đức Phật mệnh danh Suddhodana (Tịnh Phạn)* thuộc bộ tộc Sakiya. Bộ tộc Sakiya gồm toàn các vị Sát-đế-lỵ quư tộc vào thời ấy là thành phần giai cấp cao sang, giai cấp vơ tướng hay hơn nữa là đại thần lănh trách nhiệm cai trị và xử án tại cộng ḥa Sakiya. Từ các chức vụ này, vị tân vương thống trị nước cộng ḥa và đại diện toàn dân được bầu lên khi có nhu cầu. Vào khoảng giữa thế kỷ thứ sáu trước CN, vua Tịnh Phạn giữ ngôi vị Quốc trưởng.
Vua Tịnh Phạn kết hôn với hai chị em ruột từ xứ Devadaha, bà chánh hậu Màyà (Ma-gia) sau này thành mẫu thân Thái tử Siddhattha. Thứ phi ngài là Pajàpati (hay Mahàpajàpati: Ma-ha ba-xà-ba-đề) sinh hai con: hoàng nam là vương tử Nanda, chỉ sinh sau thái tử Siddhattha, anh khác mẹ vài ngày, và công chúa Nandà hay Sundaŕnandà. Cả hai bà Màyà và Pajàpati đều thuộc về bộ tộc Sakiya. Kết hôn trong cùng một bộ tộc phù hợp với quy luật hôn nhân nội tộc thịnh hành thời ấy, mặc dù việc này cũng có thể bị coi thường trong trường hợp có chuyện ái t́nh hay món hồi môn đủ sức lôi cuốn.
Đáng chú ư hơn, đặc biệt ở giai cấp Bà-la-môn là nguyên tắc kết hôn ngoại tộc chống việc kết hôn nội tộc, theo đó những người cùng một họ (tộc tánh) không được phép kết hôn. Tộc tánh của vua Tịnh Phạn là Gotama v́ thế ngài không được phép kết hôn với một phụ nữ cùng họ. Hẳn ngài đă tuân theo tục lệ ấy và đă kết hôn với nhiều người ngoại tộc nhưng việc này không có ǵ chắc chắn v́ tộc tánh Devadahasakka hoặc Anjana đều không được ghi trong sử. Tuy nhiên ta chỉ nh́n vào bản gia phả là thấy rơ mối liên hệ huyết thống mật thiết giữa vua Tịnh Phạn và hai bà hoàng hậu chị em này: Mẫu thân của Ngài và phụ thân của hai bà là anh em ruột, và phụ thân ngài cùng mẫu thân hai bà cũng vậy. Nói cách khác, hai hoàng hậu là hai em họ ngài.
Kapilavatthu là kinh thành quê hương của Thái tử Siddhattha, nhưng không phải nơi ngài ra đời.
Như trong Nidànakatthà (Duyên Khởi Luận), phần giới thiệu truyện Tiền Thân hay Bổn Sanh (Jàtakas) kể câu chuyện thần thoại về hoàng hậu Màyà đă bốn mươi tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đă lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sinh con và nhờ mẫu thân Yasodharà bảo dưỡng. Cuộc hành tŕnh bằng xe ngựa hay xe ḅ cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sản xảy ra sớm trước khi về đến Devadaha. Gần làng Lumbini (Lâm-tỳ-ni, nay là Rumindai) giữa trời không có nhà cửa che chở, chỉ có được tàng cây sàla (tên khoa học Shorea Robusta) và cũng không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, hoàng tử ấu nhi Siddhattha sinh ra đời khoảng tháng năm, năm 563 trước CN.
Lumbini được các nhà khảo cổ khai quật năm 1896. Di chỉ quan trọng nhất được t́m thấy nơi ấy là một thạch trụ cao 6m5 do hoàng đế Asoka (A-dục) dựng năm 245 trước CN với lời ghi:
“Hai mươi lăm năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến, tức A-dục) ngự đến đây chiêm bái, v́ đức Phật Thích-ca Mâu Ni, bậc Hiền Nhân của bộ tộc Thích-Ca, đă đản sinh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống 1/8".
Hơn nữa, một phiến đá có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai sau CN được t́m ra ở Lumbini và được lưu trữ tại một ngôi chùa nhỏ địa .1pt"> phương. Phiến đá cho thấy hoàng hậu Màyà sinh hoàng tử trong lúc đang đứng vịn cành cây sàla. H́nh như sinh con lúc đứng là một phong tục thời ấy.
Sau những cơn đau đớn của sản phụ, hoàng hậu Màyà không thể tiếp tục cuộc hành tŕnh đến Devadaha nên đoàn tuỳ tùng ít ỏi của bà đưa bà trở về Kapilavatthu, cả người mệt lă. Niềm hân hoan v́ hoàng tử ấu nhi của hoàng gia Gotama ra đời chẳng bao lâu lại bị lu mờ v́ nỗi lo âu trước sức khỏe suy nhược dần của mẫu hậu. Bà trở nên yếu đuối v́ cảm sốt đành phải nằm trên giường nh́n mọi việc chuẩn bị cho ngày lễ đặt tên thái tử.
Một vị hiền triết được triệu vào cung để tiên đoán vận mệnh của thái tử, đó là lăo trượng Asita (A-tư-đà) một thân hữu rất được hoàng tộc Gotama quư trọng, tên vị này có nghĩa là "Bất Bạch" vừa chỉ làn da của vị ấy vừa nói lên nguồn gốc sinh trưởng từ đám dân cư ngụ ở Ấn Độ trước thời kỳ có dân chúng gốc Aryan. Vị hiền nhân Asita vốn là tế sư của hoàng tộc Gotama suốt bao năm qua. Trước tiên là dưới thời tiên vương Śhahanu, phụ thân của vua Suddhodana, sau đó đến chính thời vua Suddhodana trước khi ngài lui về ẩn dật. Ngài xem xét vị hài nhi mới ra đời ba ngày và tiên đoán căn cứ vào một số thân tướng rằng đây quả là một vương tử phi thường sẽ trở thành một vị Phật và sẽ chuyển Pháp Luân (S. Nip 693). Ngài ứa nước mắt v́ chính ngài sẽ không sống lâu nữa để nh́n thấy thái tử Siddhattha thành Phật, và ngài căn dặn cháu trai ḿnh là Nàlaka nhớ rằng về sau phải làm đệ tử của đức Phật tương lai này.
Hai hôm sau, tám vị Bà-la-môn cử hành lễ đặt tên thái tử Siddhattha* . Các vị này cũng tiên đoán nhiều việc trọng đại trong đời thái tử, hoặc sẽ thành bậc Giác Ngộ trên đường đạo giáo, hoặc làm một đại vương trong đời thế tục đầy vinh quang danh vọng. Vị trẻ nhất trong các vị Bà-la-môn này là Kondañña( Kiều-trần-như), người mà chúng ta sẽ gặp lại ba mươi năm sau.
C̣n đối với hoàng hậu Màyà, lễ đặt tên hoàng tử hài nhi là phần kết thúc của đời bà. Bảy ngày sau khi sinh con, cũng như nhiều sản phụ khác trong các xứ nhiệt đới, bà lặng lẽ qua đời không than văn.
Tuy nhiên, hoàng tử ấu nhi Siddhattha không lớn lên trong cảnh thiếu mẹ. Bà di mẫu Pajàpati của thái tử, thứ phi của vua Suddhodana, là kế mẫu thương yêu chăm sóc thái tử trong lúc chính bà cũng vừa sinh hoàng tử Nanda, em khác mẹ của thái tử Siddhattha. Chuyện c̣n kể rằng bà giao con ḿnh cho một nhũ mẫu và chính bà dành hết th́ giờ tận tụy săn sóc hài nhi của cố hoàng hậu, chị ruột bà.
VẤN ĐỀ XÁC ĐỊNH NIÊN ĐẠI
Đa số sử gia Âu châu nghiên cứu Ấn Độ cho rằng năm 563 trước CN là năm sinh của đức Phật và cũng là niên đại sớm nhất được xác nhận. Niên đại ấy được tính toán cách nào và khả năng sai lạc lớn đến mức nào?
a) V́ sử sách cổ Ấn Độ chỉ ghi các khoảng cách giữa các sự kiện mà không ghi niên đại của các sự kiện ấy như các sử sách về sau, cho nên muốn xác định niên đại trong sử Ấn Độ cần phải thỉnh cầu đến các sử gia Hy lạp. Các quan hệ Ấn - Hy phát triển là do kết quả chiến dịch Ấn Độ của Đại Đế Alexander (327 trước CN). Vào khoảng năm 303 trước CN, Hoàng đế Ấn Độ Candragupta Maurya (hay Candagutta Moriya, triều Khổng Tước) đạt được một thỏa hiệp về lănh thổ và mở màn quan hệ ngoại giao với vị cựu đại tướng của vua Alexander là Seleukos Nikator hiện thời cai trị thành Babylonia. Qua các báo cáo của sứ thần Hy lạp là Megasthenes được bổ nhiệm đến thủ đô Pàtaliputta (Patna ngày nay), vua Candragupta dần dần được các sử gia Hy Lạp biết rơ qua danh hiệu Sandrokottos trong tiếng Hy lạp, và nhờ các sử gia này, chúng ta có thể tính niên đại ngài lên ngôi vào năm 321 trước CN.
-Niên đại này c̣n cho chúng ta xác định các niên đại của chuỗi sự kiện liên tục được liệt kê trong sách sử kư tiếng Singhala là D́pavamsa (Đảo Sử) và Mahavamsa (Đại Sử) khoảng thế kỷ thứ tư đến thứ sáu CN. Theo các sách này, (Dv5.100; Mhv 5.18), vua Candragupta trị v́ hai mươi bốn năm (đến 297), hoàng nam kế vị ngài là Bindusàra (Tần-đầu-sa-la) trị v́ hai mươi tám năm (đến 269), tiếp đó là khoảng bốn năm trước khi Asoka, con vua Bindusàra, lên ngôi bằng cách tiêu diệt tất cả hoàng gia huynh đệ và tự làm lễ quán đảnh phong vương (Dv 6.21; Mhv. 5.22). Như vậy biến cố này có lẽ đă xảy ra vào năm 265 trước CN.
Ta có thể nh́n lui về ngày đức Phật đản sanh dựa vào lời xác nhận trong cả hai sách sử kư này (Dv 6.1; Mhv 5.21) rằng vua Asoka lên ngôi hai trăm mười tám (218) năm sau khi đức Phật diệt độ (Bát Niết-bàn). Sự kiện này do vậy được ghi vào năm 483 trước CN. Và v́ Bậc Đạo Sư sống đến tám mươi tuổi, năm đản sinh của ngài nhằm vào năm 563 trước CN.
Mặc dù con số hai trăm mười tám năm giữa thời đức Phật diệt độ và vua Asoka tức vị được xem là đáng tin cậy, cách tính toán này cũng có nhiều nhược điểm. Về một phương diện, các năm trị v́ của vua chúa thường được làm tṛn cho chẵn số, và một phương diện khác, ta không nên bỏ qua sự kiện là trong sách Purànas (Chuyện Cổ Nhân) cho rằng vua Bindusàra chỉ trị v́ khoảng hai mươi lăm năm. Như vậy cách tính toán dựa trên các sử kư cần được kiểm tra lại từ nhiều nguồn khác nữa.
b) -Một nguồn thông tin khác do các sắc dụ của hoàng đế Asoka cung cấp, các sắc dụ này được hoàng đế Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến, tức A-dục) truyền khắc lên đá và đặc biệt truyền dựng thạch trụ khắp đế quốc vĩ đại của ngài. Sắc dụ trên thạch trụ số XIII, ghi ngày chinh phục đẫm máu nước Kalinga (Orissa) của vua Asoka tám năm sau khi ngài đăng quang, và trụ này có lẽ được xây dựng mười hai năm sau biến cố ấy, nêu danh tánh năm vị vua không phải người Ấn Độ mà hoàng đế Asoka đă tiếp kiến, đó là: Antiochus II của nước Syria, Ptolemy II của Ai Cập, Antigonus của Macedonia, Magas của Cyrene và Alexander của Epirus. Niên đại của các vua này đều được biết rơ, và năm gần nhất các vua này vẫn c̣n sống là 258, như vậy đó cũng có thể là năm gần nhất của sắc dụ này. Tính lùi lại mười hai năm sau ngày vua Asoka lên ngôi, cọng thêm 218 năm được nêu trong các sử kư, ta đạt con số 488 trước CN dành cho năm đức Phật tịch diệt và năm 568 dành cho năm đản sanh của đức Phật.
Một điểm sai lạc có thể thấy ở đây nằm trong khoảng thời gian giữa năm đăng quang của hoàng đế Asoka và năm ban hành sắc dụ, khoảng ấy có thể hơi ít hơn mười hai năm.
c) Các sử gia Trung Hoa cũng hỗ trợ một phần qua sách "Điểm Sử Kư" của Quảng Châu, sách này tŕnh bày rơ mỗi điểm tượng trưng một năm sau thời đức Phật diệt độ. Xuống đến năm 489 CN, sách này nêu ra 975 điểm, tức là đặt thời đức Phật diệt độ vào năm 486, và đản sanh vào năm 566 trước CN. Dầu tính cách chính xác trong sử sách của người Trung Hoa đáng tin cậy đến đâu chăng nữa, th́ cũng không phải là không có sai lầm, nhất là v́ đạo Phật đến Trung Quốc khá trễ và các sử gia Trung Hoa đă không khởi công viết sử kư ngay khi bậc Đạo Sư Ấn Độ tịch diệt.
d) Ta cũng có thể xem xét truyền thống Kỳ-na giáo. Vị tổ sáng lập đạo này là Jina (Thắng giả) hay Mahàvira (Đại Hùng), người đồng thời với đức Phật, sống đến bảy mươi hai tuổi và được Kinh Điển Phật giáo nhắc đến qua danh hiệu Nigantha Nàtaputta( Ni-kiền-đà Nhă-đề-tử).
Các học giả AÂu Châu thường ghi đạo sư Mahàvira mất năm 476 trước CN theo lời tuyên bố của Hema Candra, một tu sĩ Kỳ-na (thế kỷ 12 sau CN) rằng sự kiện vua Candragupta Maurya lên ngôi (năm 321 trước CN) xảy ra cách 155 năm sau khi tổ sư Mahàvira tịch diệt (Nirvàna). Nhưng các học giả đạo Kỳ-na lại tranh luận sự chính xác của con số này và nêu ra điểm sai lầm đă được thừa nhận của Hema Candra và nhiều đoạn trong kinh điển Kỳ-na đă đặt con số 215 năm giữa cuộc chinh phục vương quốc Avanti của vua Candragupta (312 trước CN) và sự từ trần của tổ sư Mahàvira. Cách tính này sẽ đặt sự kiện tổ Mahàvira tịch vào năm 527 trước CN. Năm này được xem là khởi điểm của biên niên sử đạo Kỳ-na (sử này chỉ mới được khai sinh sau CN) .
-Việc cố t́m cách suy diễn năm tịch diệt của đức Phật từ năm tạ thế của tổ Mahàvira càng gặp khó khăn hơn v́ ta không có những lời minh xác nào về biên niên sử nêu mối liên hệ giữa hai sự kiện này cả. Mặc dù có một câu kinh Kỳ-na tuyên bố rằng tổ Mahàv́ra sống lâu hơn đức Phật bảy năm, (như vậy nếu ta ghi tổ Mahàv́ra tịch năm 476 th́ phải xác nhận đức Phật diệt độ năm 483 trước CN), nhiều đệ tử đạo Kỳ-na đồng ư với các môn đồ Phật giáo rằng tổ Mahàv́ra từ trần trước đức Phật. Ba lần trong kinh tạng Pàli (DN 29.2*, DN 33.1 ** -, MN 104.1*** -) miêu tả quang cảnh đức Phật nghe nói tổ Mahàv́ra đă tịch, và các kinh điển ấy thường chứng tỏ rằng đức Phật Gotama là vị đạo sư trẻ tuổi nhất trong các đạo sư thời ấy.
Những người Tây phương viết lịch sử đức Phật giả thiết rằng bậc Đạo Sư tịch diệt hai năm sau Tổ Mahàv́ra, song chứng cớ việc này rất ít. Nếu chúng ta phải chấp nhận hai năm là một giả thiết có giá trị, ta phải đi đến chấp nhận hoặc năm 474 (theo các học giả Tây phương), hoặc năm 525 trước CN (theo truyền thống Kỳ-na giáo) là năm đức Phật tịch diệt, và năm ngài đản sinh là trước đó tám mươi năm trong cả hai trường hợp trên.
-e) Biên niên sử thường được chấp nhận hiện nay ở khắp Á châu lại càng ít được tín nhiệm hơn nữa, theo đó đức Phật diệt độ năm 544 và đản sinh năm 624 trước CN. Nhưng Phật lịch (B.E) chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 11 CN. Do đó về sau hoặc là niên đại ghi thời bậc Đạo Sư tịch diệt đă bị nhầm lẫn với niên đại đản sanh, hoặc có lẽ các Tăng sĩ đă dùng chu kỳ 60 năm trong cách tính toán, nên đă tính lầm cả một chu kỳ. Cách này đặt các niên đại của đức Phật vào 564 - 484 trước CN. Song giả thiết về sự nhầm lẫn như thế dĩ nhiên không có bằng cớ.
Vậy con số nào trong các niên đại tính theo các phương pháp trên được xem là có lẽ đúng nhất về mặt lịch sử? Ta có thể loại bỏ các niên đại dựa trên truyền thống đạo Kỳ-na hoặc đạo Phật _ chúng chỉ mới được tính toán rất lâu về sau, nên không đủ sức chống đỡ sự phê b́nh theo quan điểm lịch sử.
Về phương diện khác, các niên đại suy diễn từ sử kư Trung Hoa hay Singhala, và các sắc dụ Asoka đều có căn bản vững chắc và chỉ khác nhau ở mức tối thiểu, v́ thế theo chúng, năm đản sinh đức Phật chỉ xê xích từ 568 đến 544 trước CN. Niên đại 563 được sử kư Tích Lan yểm trợ, cũng có giá trị không chỉ v́ nó đứng giữa mà c̣n được hai cách tính toán khá phức tạp hơn nữa yểm trợ, dựa trên các bản liệt kê danh sách quốc vương Nam Ấn Độ và Singhala, cùng niên đại nước Tích Lan được cải hóa theo đạo Phật, mà c̣n dựa vào các bảng tham khảo lẻ tẻ về một hệ thống niên đại tối cổ đă bị thất lạc chỉ c̣n lưu lại vài phần, hệ thống này căn cứ vào năm 483 là năm đức Phật diệt độ.
Như vậy ta được biện minh về cách đặt niên đại đức Phật đản sanh vào năm 563 theo sử kư, tuy thế, lại chấp nhận trên căn bản các chứng cứ lịch sử khác, có thể nhầm lẫn từ cọng năm đến trừ chín năm. Xác suất về một niên đại sớm hơn lại cao hơn một chút v́ có được cả hai phương pháp (b) và (c) hỗ trợ, trong khi một niên đại muộn hơn chỉ được một phương pháp (d) hỗ trợ mà thôi.
------------------------------------------------------------ --------------------
* Tịnh Phạn: Người trồng lúa sạch.
* Siddhattha: Người tọai nguyện (d.g)
* Trường Bộ số 29: Kinh Thanh Tịnh
** số 33: Kinh Phúng Tụng
*** Trung Bộ số 104: Kinh Làng Sama (dg).
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 52 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 9:04am | Đă lưu IP
|
|
|
TKTV:
- Tác phẩm (khá công phu và nghiêm túc,nói chung là việc mà một người nghiên cứu nên làm) trên c̣n kéo rất dài,nhưng ở đây ta chỉ quan tâm đến sự đản sinh mà thôi. V/đ năm mất (nhập diệt) không quan trọng: V́ ai cũng thống nhất tuổi thọ của Phật, cho nên từ năm sinh sẽ suy ra năm mất.
- Nên quan tâm đến tài liệu Nam tông (Tiểu thừa) nhất, v́ họ là phái mang tính nguyên thủy và chủ trương "giữ cái cổ", cho nên về mặt LS th́ tài liệu của họ cho ta biết những thông tin LS đáng tin hơn. Về mặt tư tưởng th́ ta không bàn, với lại phái nào th́ cũng giữ trên lập trường chung của đạo Phật cả.
- Nhưng những tài liệu như thế nếu chỉ là năm sinh, ngày - tháng sinh th́ chúng ta chưa biết đến dữ kiện GIỜ.
Có quư vị nào thông tin (kể cả truyền miệng) về giờ sinh nữa không. Tôi đâm nghi ngờ giờ NGỌ (trưa) như lá số trong sách TV Nghiệm Lư. Tôi không rơ vị Đại đức đưa lá số cho t/g Th.L dựa trên cơ sở nào? Có dựa trên tập tục của Nam tông (Nam truyền) ăn vào giờ NGỌ không?
|
Quay trở về đầu |
|
|
CindyNg Hội viên

Đă tham gia: 30 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 353
|
Msg 53 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 2:51pm | Đă lưu IP
|
|
|
Xem ra nếu dựa vào các nhà khảo cứu th́ việc xác định năm sanh của Đức Phật chắc phải chờ thêm vài trăm năm nữa.
Nhưng nếu chúng ta đồng thuận rằng Đức Phật đản sanh lúc trăng tṛn, vào tháng 4 âm, th́ Tử Vi cũng có cách t́m ra:
Trăng tṛn th́ có 2 ngày, 15 và 16 âm.
Mỗi ngày có 12 canh giờ, cộng thêm 60 năm th́,
Chúng ta có được 2x12x60 = 1440 lá số.
Dùng máy điện toán lập 1440 lá số này th́ khoảng 1 giờ là xong.
Sau đó loại ra những lá số bất nhân, kiểu như Phá Quân Th́n Tuất, v.v. th́ qua vài ṿng tuyển, chúng ta sẽ c̣n được khoảng 12 lá số "ứng viên" nặng kư nhất.
Đưa 12 lá số này vào ṿng chung kết, và chọn ra 3 lá số "trúng tuyển"
-------------------------------------------
Theo sự quen biết lâu nay của Cindy với TVLS, th́ Cindy không ngại đề cử các vị Hoverung, Duong Tướng, VuiVui, Kim Hac, DinhvanTan, Hoa Cai, DungTuvi, TKTV, VDTT, TMT, Van Helsing, Thien Ky Qui, Đia Ky Tai,...v.v (Cindy nhất thời không nhớ hết) vào "Ban giám khảo"
Công tŕnh này vừa sức, mà lại có giá trị rất lớn, cho nên trong quá tŕnh tuyển chọn, Cindy tin rằng sẽ thu hút được rất nhiều đọc giả.
Các vị tiền bối, vừa có kinh nghiệm thâm sâu, kiến thức uyên bác, lại c̣n biết nhiều hiểu rộng về Phật Giáo, Cindy hy vọng các vị sẽ không từ chối ngồi vào ghế giám khảo.
Trân Trọng,
Sửa lại bởi CindyNg : 02 August 2008 lúc 2:55pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Van Helsing Hội viên

Đă tham gia: 20 November 2006 Nơi cư ngụ: Zimbabwe
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 487
|
Msg 54 of 63: Đă gửi: 02 August 2008 lúc 6:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Lời Giới ThiệuĐôi nét về tác giả quyển Đức Phật Lịch Sử
H. W. Schumann là học giả người Đức sinh năm 1928. Ông nghiên cứu ngành Ấn Độ học, các tôn giáo đối chiếu và nhân chủng xă hội học tại Đại học Bonn (Đức). Ông nhận rằng tiến sĩ năm 1957 với luận án Triết học phật giáo. Từ 1960 đến 1963 ông là giảng sư Đại học Ấn Độ ở Benares, Ấn Độ. Năm 1963 ông tham gia công tác Bộ Ngoại giao và lănh sự Cộng ḥa liên bang Đức, phục vụ ngành ngoại giao và lănh sự của Tây Đức tại Calcutta (Ấn), Rangoon (Miến), Chicago (Mỹ) và Colombo (Srilanka). Trong nhiều năm, ông đă đảm trách văn pḥng Ấn Độ tại Bộ Ngoại giao Đức quốc. Hiện nay (1989), ông là Tổng lănh sự của CHLB Đức tại Bombay (Ấn).
Trong suốt mười bảy năm ở Á Châu, Tiến sĩ Schumann đă viếng thăm tất cả mọi nơi chốn liên hệ đến cuộc đời Đức Phật và thuyết giảng đạo Phật tại Đại học Bonn. Các tác phẩm gần đây nhất của ông là: "Buddhism: An Outline of Its Teachings and Schools" (Đạo Phật: Sơ Lược Các Giáo Lư và Tông Phái, 1973), quyển này trong bản dịch tiếng Đức đă được in năm lần, và một quyển sách hướng dẫn về tranh tượng Phật Giáo Đại Thừa và Mật Tông là quyển "Buddhist Imagery" (Tranh Tượng Phật Giáo, 1986).
Quyển "Đức Phật Lịch Sử" này phối hợp một công tŕnh nghiên cứu uyên thâm về Kinh Tạng Pàli cũng như lịch sử Ấn Độ và tính cách quen thuộc thân thiết với môi trường Ấn Độ của vị học giả này.
Nhà xuất bản Arkana (1989)
Gửi cô CindyNg
tôi không tham dự vào ban giám khảo đâu nghe !
__________________ c̣n một chút sáng đèn c̣n gơ
|
Quay trở về đầu |
|
|
aoanh72 Hội viên

Đă tham gia: 18 May 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 140
|
Msg 55 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 6:07am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi xin cung cấp thêm thông tin về ngày sinh của đức phật như lai
Tại sao ngài lại có tên Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, không biết có liên quan ǵ đến ngày sinh của ngài hay không bởi lẽ có liên quan đến câu phú trong tử vi Nhật Nguyệt Tịnh Minh
Dẫn trích:Kinh pháp hoa phẩm 23
Lúc ấy bồ tát Tú vương Hoa thưa rằng, bạch đức Thế Tôn, bồ tát Dược Vương du hóa như thế nào trong thế giới hệ Kham nhẫn? Vị bồ tát ấy có mấy lần trăm triệu khổ hạnh khó làm? Lành thay đức Thế Tôn, xin ngài nói ra một chút về khổ hạnh ấy. Tám bộ thiên long, chúng chư bồ tát đến từ thế giới hệ khác và chúng chư thanh văn ở thế giới hệ này ai nghe cũng hoan hỷ.
Khi ấy đức Thế Tôn bảo bồ tát Tú vương Hoa, quá khứ cách nay những thời kỳ nhiều bằng vô lượng hằng sa, có đức Phật danh hiệu là Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, đủ mười đức hiệu. Ngài có chúng đại bồ tát tám mươi ức vị, có chúng đại thanh văn bảy mươi hai hằng sa. Ngài sống lâu bốn vạn hai ngàn thời kỳ. Đời sống của đại bồ tát cũng đồng đẳng. Quốc độ của ngài không có nữ nhân, không có địa ngục ngạ quỉ súc sinh và tu la, không có mọi thứ tai nạn. Đất bằng như bàn tay, do chất lưu ly tạo thành. Cây ngọc tráng lệ, che trên là bảo cái khảm ngọc, và rủ xuống là dải phan kết hoa ngọc. B́nh và lư hương ngọc cũng khắp cả quốc độ. Bảy chất liệu quí báu làm đài. Mỗi cây một đài, cây cách đài một đường tên bắn. Dưới những cây ngọc th́ có bồ tát và thanh văn ngồi. Trên mỗi đài ngọc th́ có trăm ức chư thiên diễn tấu nhạc khí chư thiên và ca hát mà tán dương đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, hiến cúng ngài như vậy.
Bấy giờ đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai tuyên thuyết Pháp Hoa cho bồ tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến và các chúng chư bồ tát chư thanh văn. Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến là vị bồ tát thích tập khổ hạnh. Trong giáo pháp của đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, vị bồ tát này tinh tiến kinh hành và tư duy để cầu Phật tuệ. Trọn một vạn hai ngàn năm như vậy, vị bồ tát này được định tên Hiện các sắc thân. Được định này rồi, tâm bồ tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến rất hoan hỷ, nghĩ rằng, ta được định Hiện các sắc thân toàn là nhờ sức mạnh của sự được nghe Pháp Hoa. Ta nên hiến cúng đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai và kinh Pháp Hoa ấy. Nghĩ vậy nên vị bồ tát này tức th́ nhập định Hiện các sắc thân, ở trong không gian rưới hoa mạn đà và đại mạn đà, rưới bột đàn hương kiên hắc đầy cả không gian và như mây đổ xuống, rưới đàn hương hải ngạn - loại hương liệu mà phần tư một lạng giá trị đă bằng cả thế giới hệ Kham nhẫn. Rưới hoa hương như vậy mà hiến cúng đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai.
Hiến cúng cách ấy rồi, bồ tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến xuất định, nghĩ rằng, dầu ta vận dụng thần lực mà hiến cúng đức Thế Tôn của ta như vậy vẫn không bằng đem chính thân ta mà hiến cúng. Nghĩ như vậy nên vị bồ tát này ăn uống các hương liệu như đàn hương, nhũ hương, thảo hương, đinh hương, trầm thủy và tùng hương. Lại uống dầu thơm của các hoa đại loại như hoa chiêm bặc. Ăn uống như vậy một ngàn hai trăm năm, rồi đem dầu thơm mà xoa ḿnh, đối trước đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, lấy vải quí và thiêng mà quấn ḿnh, rưới tẩm các thứ dầu thơm, và đem nguyện lực và thần lực mà tự đốt thân ḿnh, ánh sáng chiếu khắp thế giới hệ nhiều bằng tám mươi ức hằng sa. Chư Phật trong những thế giới hệ ấy cùng lúc ca tụng, rằng tốt lắm thiện nam tử, như thế này mới là sự tinh tiến chân thật, mới là sự hiến cúng chánh pháp đối với Như Lai. Hiến cúng bằng các loại hoa, ṿng hoa, các loại hương liệu, gấm lụa, tràng phan, bảo cái, đàn hương hải ngạn, và đủ thứ cùng loại như vậy, cũng không thể sánh bằng. Cho cả vương quốc, hoàng thành, hậu phi, vương tử, cũng vẫn không bằng. Thiện nam tử, như thế này mới là sự hiến cúng bậc nhất. Trong mọi sự hiến cúng, sự này tối tôn tối thượng. Là v́ đây là lấy chánh pháp mà hiến cúng Như Lai.
Ca tụng như vậy rồi, chư Phật cùng yên lặng. Thân của bồ tát Nhất Thế Chúng Sinh Hỷ Kiến th́ cháy đến một ngàn hai trăm năm. Qua th́ gian ấy rồi, thân vị bồ tát này mới cháy hết.
Sau khi hiến cúng bằng chánh pháp như vậy, và đời sống kết thúc rồi, vị bồ tát này tái sinh trong quốc độ của đức Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai, bằng cách bỗng nhiên hóa sinh, ngồi xếp bằng trong cung vua Tịnh Đức,
Kính thư
Sửa lại bởi aoanh72 : 03 August 2008 lúc 6:09am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 56 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:02am | Đă lưu IP
|
|
|
- Trước hết, ta cần thống nhất là ta đi t́m những dữ liệu về Năm - Tháng - Ngày (và Giờ?) sinh của "Đức Phật lịch sử" chứ chưa phải là Đức Phật trên tư tưởng tôbn giáo. Ta mạn phép chưa bàn luận về những quan điểm tôn giáo. V́ Đức Phật là một "nhân vật lịch sử", cho nên dĩ nhiên Ngài có một "tiểu sử" như mọi con người nào khác!
- Đức Phật lịch sử là một Đức Phật như những tư liệu đến nay khá thống nhất mà chưa có ai phản đối: Là Thái tử con một ông vua một nước nhỏ ở Bắc Ấn Độ thời xưa (nay thuộc nước nhỏ Nepal, hiện nay vẫn c̣n Phật giáo và di tích Phật giáo). Đă lấy vợ, có con trai, sau đó đi tu hành. "Thọ" 80 tuổi chẳng hạn.
- C̣n tư tưởng tôn giáo, thiết tưởng không nên bàn. Mà bàn cũng phức tạp (VD như tư tưởng Phật giáo Nam tông khác với Bắc tông nhiều điểm, cả về kinh sách. Như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Pháp Hoa) không được Phật giáo Nam tông công nhận, dù rằng họ không phản đối v́ tư tưởng "tăng ḥa" của Phật giáo không cho phép công kích quan điểm tu hành khác.
- Danh hiệu Phật vốn dĩ không riêng cho Phật Thích Ca Mâu Ni (lúc c̣n trẻ là Thái tử Tất Đạt Ta - Sidhartha), bởi nhà Phật nói có "Hằng hà sa số Phật" (ư nói: Số Phật nhiều như cát sông Hằng). Danh hiệu Phật không chỉ riêng một vị nào, mà là từ chung chỉ những vị đă giác ngộ đến cảnh giới cao nhất, trên cả La Hán (Nam tông) và Bồ tát (Bắc tông).Có Đức Phật Thích Ca, lại có Phật A Di Đà, Phật Di Lặc v.v... Có Phật Quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai... Dẫu cho nhân gian vẫn hiểu giản dị (và không đúng như trong tôn giáo) rằng nói đến Phật tức là nói đến duy nhất một Đức Phật Tổ - Thích Ca Mâu Ni mà thôi.
- C̣n Đức Phật ta đang đi t́m số liệu lại chỉ duy nhất là Đức Thích Ca, khi trẻ là Thái tử Sidhartha, con vua Tịnh Phạn... như đă nói trên.
- Lúc ấy, dĩ nhiên chưa có Tử Vi, nhưng như thế th́ Đức Phật cũng có một ngày - tháng - năm sinh (nhà Phật gọi là "đản sinh" hay "Phật đản") như mọi ai. Và chúng ta chỉ đi t́m những số liệu ấy!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 57 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Cuối cùng, mong các vị cho thêm những nguồn tư liệu khác, trên những hướng đă thống nhất quan điểm nói trên.
Xin cảm ơn!
|
Quay trở về đầu |
|
|
Cự_NhN Hội viên


Đă tham gia: 16 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 242
|
Msg 58 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:19am | Đă lưu IP
|
|
|
CN vốn chỉ định hỏi aoanh72 v́: -Đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh không phải Đức Phật Thích Ca. -Phật hiệu Nhật Nguyệt Đăng(Tịnh) Minh vốn dịch từ tiếng Phạn, và thời Phật Thích Ca chưa có Tử vi, nên Phật hiệu đó không có chút liên quan ǵ đến cách Nhật Nguyệt Tịnh Minh cả.
Ngoài ra không có bất cứ ư kiến ǵ khác.
Sửa lại bởi Cự_NhN : 03 August 2008 lúc 9:26am
__________________ Không phong ba, không băo táp, trong trăm năm ai biết kẻ anh hùng?
Cứ khuấy nước, cứ chọc trời, giữa trần ai ta phân rơ
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên


Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 59 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:29am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi cũng chỉ nhấn mạnh một chút về sự phân biệt "Đức Phật trong tư tưởng tôn giáo" (cái ta không bàn) và "Đức Phật LS", cũng như vài điểm cần thống nhất mà thôi.
C̣n vấn đề của anh: Tuy danh hiệu Nhật Nguyệt tịnh minh có lẽ không liên quan đến cách "Nhật Nguyệt tịnh minh cách" trong TV thật (mà chính tôi cũng nghĩ như thế). Nhưng nếu nói v́ Đức Phật sinh trước th́ cũng không có lư! Bởi v́ TV, nếu muốn, có thể lấy điển tích Phật giáo (có trước).
Cho nên, cái lư ở đây là chưa thấy khả năng gần gũi giữa "Nhật Nguyệt tịnh minh" trong TV (cách Nhật Nguyệt đều sáng, dịch thô) và danh hiệu Đức Phật. Về điểm này, quan điểm của tôi cũng như anh vậy: Khó liên hệ giữa 02 việc này!
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 03 August 2008 lúc 9:31am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Cự_NhN Hội viên


Đă tham gia: 16 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 242
|
Msg 60 of 63: Đă gửi: 03 August 2008 lúc 9:35am | Đă lưu IP
|
|
|
Cần nói rơ là không thể có được lá số của Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh.
__________________ Không phong ba, không băo táp, trong trăm năm ai biết kẻ anh hùng?
Cứ khuấy nước, cứ chọc trời, giữa trần ai ta phân rơ
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|