Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 200 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Vấn đề về Tứ Hóa Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 161 of 251: Đă gửi: 09 August 2008 lúc 1:09am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Ông đặt vấn đề đúng, sai đấy chứ ! Đây này:
"Ở trên ta thấy Chấn có tượng là con ngựa, Khảm cũng có tượng là con ngựa, vậy có thể kết luận là một trong hai tượng phải sai chăng?".

Chứ Tôi có đặt đâu !. Tôi chỉ nói:
"Người xưa đặt Tượng để thay Lời . Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất ."

Để thấy rằng muốn đặt cái ǵ th́ cũng phải xét cái bản chất vận động của nó .
V́ thế cái mà Tôi chỉ cho Ông, chính là cái, dù nói ǵ th́ nói, có Tượng rôi, th́ không được quên bản chất . Lập luận của Tôi ở trên, là chính chỗ này . Ông định lái vấn đề đi đâu đây ?.
Thân ái .
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 162 of 251: Đă gửi: 09 August 2008 lúc 1:14am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Có ai lẫn lộn tượng với bản chất đâu nhỉ?

Thôi, tôi nghĩ đến đây khỏi cần nói thêm chuyện tượng nữa. Có lẽ mọi người cùng hiểu cả rồi.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
vuan97
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 September 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2175
Msg 163 of 251: Đă gửi: 09 August 2008 lúc 2:58am | Đă lưu IP Trích dẫn vuan97

Thưa các bác, nghe nhắc đến vấn đề liệu Kim Dung có biết Tử vi hay không khi viết tác phẩm của ḿnh, tôi có ư kiến

Tôi có đọc đâu đó trong tiểu sử của Kim Dung là khi ông c̣n ở Đại lục, ông làm việc tại thư viện của trường Đại học (tôi quên tên). Lúc đó ông có tuyên bố 1 câu xanh rờn dại khái có nội dung là : thiên hạ có cái ǵ không biết th́ hỏi ông ta.

Trong tác phẩm của ông thể hiện hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực. Ông làm người ta thích tác phẩm của ḿnh rồi ṭ ṃ đến yêu thích con người Trung quốc và văn hóa Trung quốc.

Do vậy. thầy mù đoán ṃ là ông cũng phải thông thạo các khoản Khoa hoc huyền bí.
-------------
Thầy mù nói leo
Quay trở về đầu Xem vuan97's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuan97
 
HoaCai01
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3743
Msg 164 of 251: Đă gửi: 09 August 2008 lúc 8:12am | Đă lưu IP Trích dẫn HoaCai01

Ghê gớm nhĩ, y như Cao Bá Quát của VN.

Nhưng HC không tin KimDung nói câu đó.  Dù sao sức đọc của KD đáng nể lắm .

HC   



Sửa lại bởi HoaCai01 : 09 August 2008 lúc 8:13am


__________________
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
Quay trở về đầu Xem HoaCai01's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HoaCai01
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 165 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 9:03am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

    Tôi hơi bận, chưa thể đọc hết bài mà ông Chindonco giới thiệu. Nhưng xin nói thêm về một bài thơ của Vương An Thạch mà Tô Đông Pha cho là “vô lư”:

    Bài thơ ấy có 2 câu mà ông Tô Đông Pha cho là “vô lư” (sai ở đâu đó), tôi chỉ nhớ mỗi một câu:

    Hoàng khuyển ngoạ hoa tâm
    (Chó vàng nằm giữa đoá hoa)

    Dĩ nhiên con chó vàng (hoàng khuyển) không thể nằm giữa đoá hoa được! Lư thông thường là thế. Nên ông Tô Đông Pha có quyền nghĩ ông Vương An Thạch đă “sai ở đâu đó”. Ông Tô Đông Pha bèn sửa lại là:

    Hoàng khuyển ngoạ hoa âm
    (Chó vàng nằm dưới đoá hoa)

    Con chó tất nhiên có thể nằm dưới khóm hoa được! Sửa như thế, ông Tô Đông Pha có quyền tâm đắc. V́ sửa lại rất đúng đă đành mà lại rất khéo: Từ chữ “tâm” (ở giữa) chữa sang chữ “âm” (bên dưới). Tài t́nh thật!

    Nhưng rồi đến lúc ông Tô Đông Pha bị biếm trích (đày đi nơi hẻo lánh), nghe dân địa phương nói, ông ta mới “ngộ” ra rằng: Vương An Thạch dùng chữ “hoàng khuyển” không phải với nghĩa “con chó vàng” mà chỉ đơn giản là “con sâu hoàng khuyển”, một thứ tiếng địa phương. (Note: TQ cũ rất rộng, nhiều thứ tiếng địa phương, chẳng mấy ai biết hết cho được).

                ------------------
    Từ đấy, mới rút ra: Nếu không thật hiểu hết ư của người sáng tác (sáng tạo), ta rất có thể “thấy” vô lư ở chỗ này chỗ khác! Và cứ tự dùng sức hiểu biết (có khi rất cạn hẹp) của ḿnh để “sửa lại cho hợp lư” (mà thật ra lại là sai)!

    Trong LƯ SỐ cũng vậy. Cái ǵ th́ tôi chưa biết, chứ lư thuyết hoán vị Tốn – Khôn, Thuỷ - Hoả chẳng hạn là một thí dụ rất điển h́nh. Bởi không hiểu hết lư số, bởi cứ đem cái nh́n rất cạn hẹp của ḿnh ra mà bảo là người xưa sai (tất nhiên là người xưa không phải là không vượt qua được)! Thông thường, những người sửa lại này (giống như chuyện ông Tô Đông Pha chữa lại thơ của ông Vương An Thạch) rất có thể chỉ biết dựa vào cái hợp lư kém cỏi bằng mắt thường, lư luận nông cạn, thường dựa vào sự đối xứng, sự cân xứng bằng mắt. Một số tác giả không nắm được nguyên lư an sao tận từ cốt tuỷ, thường chỉ lấy cái lư “cân xứng” mắt thường như vậy mà sửa lại cách an sao! Cũng là trường hợp như thế.

    Cho nên, muốn sửa cái ǵ, không phải “không được quyền sửa”, không phải v́ “cổ nhân cái ǵ cũng đúng hết”; nhưng phải cẩn thận nếu không cũng chỉ là một ông Tô Đông Pha nói trên mà thôi! Bắt buộc ta phải hiểu hết nguyên lư nền tảng của nó cái đă, rồi muốn sửa cái ǵ th́ sửa! Không hiểu hết được, mà cứ vội sửa theo ư ḿnh th́, nói thật, rất dễ sai lầm.

    Nhưng, như đă nói, tôi không có ư chế giễu hay đả kích những người sửa này (kể cả khi họ sai). C̣n trường hợp cái thuyết gọi là “thuyết hoán vị Tốn Khôn, Thuỷ Hoả” nói trên, cái đáng phê phán của nó không phải chỉ ở chỗ nó SAI, mà c̣n ở những chỗ khác, cái đáng trách cũng chủ yếu là ở những chỗ khác. Tôi không muốn bị hiểu nhầm là: Tôi xem những người mà tôi cho là sai đều như thuyết ấy cả.

    *** Thực ra, nếu “một phen quấy nước mặc dầu” (thay đổi Càn Khôn, đổi Trời và Đất) như Hít-le đă làm chẳng hạn, cũng là một việc “đáng nể” (dù không phải là đáng nể theo nghĩa tốt). Bởi mấy ai có thể làm nên một cuộc “xáo trộn trời đất long lở” như ông ta? Nhưng, một cuộc “xáo trộn Càn Khôn” thuần tuư trong hoang tưởng mà thôi (kiểu như thuyết hoán vị trên) th́ có ǵ đă khiến cho Trời Đất thay đổi đâu? Muốn nói ǵ cứ nói, mặc mấy vị tin cứ tin, nhưng: Trời vẫn là Trời, Đất vẫn là Đất!

    Như có ai đó (dân gian?) có viết một loại thơ kiểu “thay đổi Càn Khôn”, như:

    Lươn nằm cho trúm ḅ vào
    Một đàn cào cào cào đuổi bắt cá rô...


    Thực tế th́ ngược lại: Lươn ḅ vào trúm, cá rô đuổi bắt cào cào... Có viết mấy cái câu thơ “thay đổi trời đất” ấy cũng chả thấm thám vào đâu, cũng chẳng gây nên cơ sự ǵ! Đâu có ǵ mà ghê gớm?
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 166 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 9:14am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

    C̣n về vấn đề TƯỢNG, tôi nghĩ tượng chỉ là TƯỢNG
    Cái "giống như", cái "gần gũi với", cái "tượng trưng cho" đâu phải đích xác là cái ấy?
    Theo tôi, trật tự Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ đúng là rất gần gũi với trật tự 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
    VD: Mùa Hạ nóng này, tràn trề nhiệt, rất gần QUYỀN. Mùa Đông lạnh, thâu tàng, cây cối không phát triển, gần với KỴ.
    H́nh như cũng có quan điểm đem so sánh Tứ Hóa cho Bốn Mùa, nhưng không phải là Lôc - Xuân, Quyền - Hạ, Khoa - Thu, Kỵ - Đông! Đề nghị ông VUIVUI thử xem một thể!
----------------
   Ghi chú: Phần tôi, chưa thấy sách Tử Vi nào (bất kể bằng chữ Hán hay quốc ngữ) mà không đặt thứ tự cố định LỘC - QUYỀN - KHOA - KỴ. Trật tự cố định, thống nhất ấy không thể không khiến chúng ta quan tâm. (Cũng chính lẽ này mà tôi đă phát biểu là ta phải để ư đến cách tŕnh bày của các sách Tử Vi, kể cả những cái tưởng như nhỏ nhặt, như cách an sao chẳng hạn, không thể chỉ "khoán trắng" hết cho các tŕnh phần mềm). Không phải khoe khoang làm ǵ mấy tṛ vặt, nhưng tôi và những người như tôi, đă quen miệng đọc "Lộc, Quyền, Khoa, Kỵ", đến nhắm mắt cũng đọc như thế! Nay th́ có sách lại c̣n phải đính chính về trật tự Tứ Hóa này. Tôi xin phép nghĩ đấy không phải là chuyện đơn giản, dù có vẻ như rất nhỏ!
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 167 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 9:41am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

vuivui đă viết:
Người xưa đặt Tượng để thay Lời . Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất . Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa . Mà chu tŕnh vận hành 4 mùa thể hiện qua các tháng trong năm, th́ Tứ Hóa Cảm ứng theo 4 mùa nên an trực tiếp theo Tháng là hợp lư hơn cả, cớ ǵ lại phải mượn từ các sao khác . Mà có nếu mượn được từ các sao khác th́ những sao an theo Tháng như H́nh Riêu, Thiên Địa giải thần, Đẩu quan ...sao không có mặt để Hóa ra Tứ Hoa ?.

1) Ô.Vuivui viết: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa"

Tôi không nghĩ như vậy! Chẳng nhẽ sao Thiên Mă phải có bản chất là "con ngựa" - một giống động vật? Mặc dù có lẽ ai cũng đồng ư tượng (một trong những tượng) của Thiên Mă chính là... con Mă (Ngựa)!

2) Tôi cũng không nghĩ một khi thế (Tứ hóa tượng 4 mùa, và dĩ nhiên, theo tôi, cũng tượng cho cả nhiều thứ khác, 4 mùa chỉ là 1 trong các tượng của Tứ hóa thôi) th́ Tứ hóa phải an theo Tháng (hay theo mùa), và các sao an theo tháng cũng phải được hóa. Hiểu sơ qua th́ 4 mùa chỉ là 4 mùa, hiểu kĩ hơn là 4 giai đoạn trong một chu ḱ (một tổng thể).
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 168 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:06am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

vuan97 đă viết:
...Tôi có đọc đâu đó trong tiểu sử của Kim Dung là khi ông c̣n ở Đại lục, ông làm việc tại thư viện của trường Đại học (tôi quên tên). Lúc đó ông có tuyên bố 1 câu xanh rờn dại khái có nội dung là : thiên hạ có cái ǵ không biết th́ hỏi ông ta...

     Đây chỉ lối phát biểu đao to búa lớn thể hiện tính kiêu ngạo vô lối của một thời tuổi trẻ mà thôi. Không nên nghe sao hiểu vậy.
     Xưa tôi cũng tuyên bố những câu tương tự (giờ hết dám rồi).
     Và đây, để làm quà, lời tuyên bố năm 18 tuổi của một anh bạn thời xưa của tôi: "Mỗi ngày soi gương tao thấy tội nghiệp cho tao!" Hỏi: "Tại sao?" Đáp: "V́ đại thiên tài thường chết yểu". Dĩ nhiên anh này chẳng phải là đại thiên tài ǵ cả.
     Đọc kỹ trên các diễn đàn sẽ thấy một vài bạn trẻ thỉnh thoảng tuyên bố đao to búa lớn tương tự.

vuan97 đă viết:
Trong tác phẩm của ông thể hiện hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực. Ông làm người ta thích tác phẩm của ḿnh rồi ṭ ṃ đến yêu thích con người Trung quốc và văn hóa Trung quốc.

Do vậy. thầy mù đoán ṃ là ông cũng phải thông thạo các khoản Khoa hoc huyền bí...


Hiểu biết nhiều lĩnh vực không có nghĩa là hiểu biết hết.

Khoa Tử Vi mới nổi lên gần đây thôi. Khi ông Kim Dung viết tiểu thuyết th́ Tử B́nh là tiêu chuẩn của huyền học. Vậy th́ chọn khoa nào là tự nhiên hơn hết?

Nhưng mà, mọi sự chỉ là ước đoán, ước đoán thêm cũng chẳng đi đến đâu.

Tôi nhắc lại, chuyện các nhân vật phù hợp với các sao Tử Vi không có nghĩa Kim Dung biết Tử Vi, chỉ có nghĩa khoa Tử Vi rất phong phú, có thể dùng để diễn tả trùng khớp rất nhiều loại nhân vật. (Hẳn đây là nguồn cảm hứng khiến một tác giả ở Đài Loan viết một quyển sách mà tôi đă quên tên dùng Tử Vi luận các nhân vật kiếm hiệp, kể cả các nhân vật không do Kim Dung tạo ra).

Nếu muốn ta có thể đặt các bộ sao phù hợp cho các nhân vật tây phương, như các anh em nhà Ka ra ma zôv mặc dù Dostovieski không biết Tử Vi.

Sửa lại bởi VDTT : 10 August 2008 lúc 10:09am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 169 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:13am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

thienkhoitimvui đă viết:
vuivui đă viết:
Người xưa đặt Tượng để thay Lời . Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất . Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa . Mà chu tŕnh vận hành 4 mùa thể hiện qua các tháng trong năm, th́ Tứ Hóa Cảm ứng theo 4 mùa nên an trực tiếp theo Tháng là hợp lư hơn cả, cớ ǵ lại phải mượn từ các sao khác . Mà có nếu mượn được từ các sao khác th́ những sao an theo Tháng như H́nh Riêu, Thiên Địa giải thần, Đẩu quan ...sao không có mặt để Hóa ra Tứ Hoa ?.

1) Ô.Vuivui viết: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa"

Tôi không nghĩ như vậy! Chẳng nhẽ sao Thiên Mă phải có bản chất là "con ngựa" - một giống động vật? Mặc dù có lẽ ai cũng đồng ư tượng (một trong những tượng) của Thiên Mă chính là... con Mă (Ngựa)!

2) Tôi cũng không nghĩ một khi thế (Tứ hóa tượng 4 mùa, và dĩ nhiên, theo tôi, cũng tượng cho cả nhiều thứ khác, 4 mùa chỉ là 1 trong các tượng của Tứ hóa thôi) th́ Tứ hóa phải an theo Tháng (hay theo mùa), và các sao an theo tháng cũng phải được hóa. Hiểu sơ qua th́ 4 mùa chỉ là 4 mùa, hiểu kĩ hơn là 4 giai đoạn trong một chu ḱ (một tổng thể).


Ông TKTV hiểu lầm rồi . Người xưa đặt Tượng, không phải chỉ là Tượng . Ông hăy xem lại Tượng các Quái sẽ rơ. Ví như Càn là Ngựa, là Cha, Là Vua. ....Chấn là Sấm sét, là Ngựa . Khảm là nước, là Ngựa ....thấy ngay mỗi con ngựa, Tượng của mỗi Quái mang một sắc thái khác nhau. Ngựa ở Càn biểu tượng con ngựa mạnh mẽ, sức khỏe, Ngựa ở Chấn biểu tượng sự nhanh nhẹn, ngựa phi như giông băo vậy . Ngựa ở Khảm th́ nước kiệu như lưu thủy hành vân . Tượng là biểu thị cái sắc thái (nói bản chất th́ nó dễ hiểu lầm). nên mới nói Sắc thái th́ khó nói cho hết lời, nay dùng Tượng để thay lời mà nói cho rơ là vậy . Nếu đă lấy Tượng 4 mùa cho Tứ Hóa thời cái sắc thái phân lập 4 mùa, và sự vận động (sắc thái, chứ không phải vận động thể hiện trên Tiết khí) 4 mùa phải được thể hiện . Lấy Tượng là có ư nghĩa, chứ không thể nói chơi, như Càn không thể là Mẹ, là Con gái, là Bụng con ngựa cái, ...được, Cấn là Tĩnh không thể lấy con ngựa h́nh ảnh động mà gán cho nó được . Khảm là nước, tính của nó nhu nhuận, thấm, loang chảy, th́ không lấy Tượng cái g̣ đống đất làm tượng được là vậy .
Nên nói Tượng chỉ là Tượng, là như chỉ nói chơi vậy, không có dụng ư, th́ người xưa nói hàm hổ à ?.
Thân ái .
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 170 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:17am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

VDTT đă viết:
Tôi nhắc lại, chuyện các nhân vật phù hợp với các sao Tử Vi không có nghĩa Kim Dung biết Tử Vi, chỉ có nghĩa khoa Tử Vi rất phong phú, có thể dùng để diễn tả trùng khớp rất nhiều loại nhân vật.


Hoàn toàn nhất trí.
Cho dù tác phẩm "rất đúng" với Lư số đến đâu th́ chưa chắc tác giả phải biết Lư số. Cái hay của nghệ thuật là ở chỗ đó.
Đọc 01 tác phẩm nào đó, ta có cảm giác như tác giả phải là người rất hiểu biết về VN, và h́nh như đang nói về VN. Nhưng thật ra, tác giả có thể chẳng biết ǵ về VN, cũng không có ư định ám chỉ đến VN. Biết thế, nhưng nếu ta liên tưởng đến VN lại cũng chẳng có ǵ sai hay không nên.
Nghệ thuật là thế. Không viết trên hiểu biết lư số (ít nhất là trên ư thức, v́ vô thức th́ khó có ai biết được, ngay cả chính tác giả) mà vẫn rất đùng với lư số như thường!
---------
Tuy nhiên, việc các tác giả văn chương có biết về lư số th́ không lạ, không thiếu (nhưng biết đến đâu lại là việc khác).

Cá nhân tôi, tuy chưa đọc Kim Dung, như có nghe phong thanh, th́ nghĩ ắt là Kim Dung có biết Lư số, kể cả biết ít nhiều về vơ thuật...
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 171 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:22am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Ư trên là tôi không đồng t́nh với ông VuiVui mà thôi, không phải phản biện tác giả VDTT.

Bởi ông VUIVUI viết (khi phản đối ông VDTT) rằng: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa".

Nên tôi nghĩ, nếu ông VuiVui phản biện như vậy, th́ ông cho Thiên Mă phải có bản chất là "con ngựa"? Bởi theo ông vuivui th́ nếu Tứ hóa một khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ 4 hóa phải có bản chất của 4 mùa.

Ư này của ông vuivui, tôi chưa đồng ư mà thôi. Chứ không phải để phản đối t/g VDTT đâu.


C̣n về tượng, th́ tôi nghĩ quan điểm của tôi cũng không khác lắm so với ông VDTT.


Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 10 August 2008 lúc 10:25am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 172 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:46am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

C̣n như Ông viết:
C̣n về vấn đề TƯỢNG, tôi nghĩ tượng chỉ là TƯỢNG
Cái "giống như", cái "gần gũi với", cái "tượng trưng cho" đâu phải đích xác là cái ấy?
Theo tôi, trật tự Lộc - Quyền - Khoa - Kỵ đúng là rất gần gũi với trật tự 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
VD: Mùa Hạ nóng này, tràn trề nhiệt, rất gần QUYỀN. Mùa Đông lạnh, thâu tàng, cây cối không phát triển, gần với KỴ.
H́nh như cũng có quan điểm đem so sánh Tứ Hóa cho Bốn Mùa, nhưng không phải là Lôc - Xuân, Quyền - Hạ, Khoa - Thu, Kỵ - Đông! Đề nghị ông VUIVUI thử xem một thể!

Cái "giống như", "gần gũi" "tượng trưng cho" đâu phải đích xác là cái ấy ! Th́ rơ là Tượng. Nó không phải là cái ấy, nhưng nó phải nói được cái sắc thái cho cái mà nó làm tượng. Nội dung ấy đă nói rơ, không phải Tượng chỉ là Tượng !.
C̣n cái gọi là trật tự Tứ hóa gần với trật tự 4 mùa, th́ cứ việc nói nó gần với trật tự 4 mùa cũng như nói bốn Hóa nó gần với trật tự Kho bạc nhà nước, Cái dấu của nhà nước, Cái danh hiệu nhà nước phong tặng, và cái vô cảm của anh nhà nước th́ nó gần gũi hơn nhiều . Hay là bảo phải lấy Tượng thiên nhiên mới nói được cái "gốc" của tử vi, c̣n như lấy Tượng như vậy nó "nhân tạo" quá ?. th́ cái việc quy nạp âm dương ngũ hành với cơ thể con người, với tính t́nh th́ có phi tự nhiên chăng, hay là nhân tạo ?.
Chưa hết: Nói trật tự từ hóa gần với trật tự 4 mùa, rồi lấy như Lộc gần với mùa Xuân, rồi phải dùng h́nh ảnh: Mùa Xuân th́ cây cối đâm chồi nảy lộc, hoa xuân phơi phới rụng với đầy ?. Mùa Hè th́ nóng nực, tràn trề nhiệt gần với Quyền, mùa thu th́ thu tàng, thu hoạch, khí trời khô táo, bầu trời trong veo thanh sáng, gần với Khoa. Đông th́ lạnh lẽo, cỏ cây héo úa, vận động ngừng trệ như là Hóa kỵ, mà rồi lại nói rằng đặt Tượng chỉ là Tượng, chẳng có tượng 4 mùa vẫn chẳng cần th́ dùng cái chứ Tượng, nói rất gần để làm ǵ ?. Bởi chỉ nói h́nh ảnh, thiếu ǵ h́nh ảnh gần gũi hơn ?. Rơ ràng là phải lấy tượng ấy v́ nó Gần với trật tự ấy, tức là có cái sắc thái của vận động ấy mà biện luận .
C̣n biện luận, cụ thể như thế nào, c̣n chưa nói đến .
Ví như lấy Tượng của càn là Cha, là Vua. Chỉ trong gia đ́nh, nói đến Càn là người ta nghĩ đến người Cha. Trong một nước, nói đến Càn là nói đến Vua . Biểu thị uy quyền của một trật tự vốn có rồi, khỏi phải giải thích dài ḍng. Khi ấy nói Càn biểu thị bốn đức: Nguyên, hanh, lợi, Trinh. Đương nhiên nếu về lời khuyên, th́ đó là lời khuyên của thánh nhân đối với bề trên, là Vua, là Cha phải có bốn Đức trên cho thiên hạ, gia đ́nh được nhờ phúc ấm. Sao có thể nói lấy Tượng mà không có biện luận ǵ ?.
Tôi vốn không đồng t́nh với quan điểm Tứ Hóa với 4 mùa, bởi vốn đă nh́n thấy cái bất cập của nó. Ông nói Tôi thử, Xin cám ơn. Chứ bấy nhiêu tài liệu mà Tôi đă đọc qua, thấy các phương pháp chứng minh rất chi là Nhân tạo th́ hỏi có nên mất thêm th́ giờ vào đó không ?.
Cám ơn Ông đă trao đổi !.
Thân ái .
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 173 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 10:55am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

1) Ngay gần đây cũng có quan điểm so 4 hóa với 4 mùa, nhưng khác với ông VDTT. Như vậy, quan điểm phản đối của ông vuivui cũng có giá trị cho tất cả những thuyết so 4 hóa với 4 mùa !

2)
vuivui đă viết:
"Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa".


Khác nào bảo một khi Thiên mă lấy "ngựa", "xe"... làm tượng th́ nó phải có bản chất của con ngựa và bản chất của cái xe...?

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 10 August 2008 lúc 10:56am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 174 of 251: Đă gửi: 10 August 2008 lúc 11:21am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Trích: TKTV đă viét:
vuivui đă viết:
"Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa".




Khác nào bảo một khi Thiên mă lấy "ngựa", "xe"... làm tượng th́ nó phải có bản chất của con ngựa và bản chất của cái xe...?"

.............

Ông cũng có tính ...hay nhỉ ?. Khi Tôi đă viết trong Msg169 :"Tượng là biểu thị cái sắc thái (nói bản chất th́ nó dễ hiểu lầm). nên mới nói Sắc thái th́ khó nói cho hết lời, nay dùng Tượng để thay lời mà nói cho rơ là vậy".

C̣n nếu ông vẫn muốn nói tới hai chữ Bản chất, th́ vấn đề trao đổi không c̣n tính Học thuật nữa . Xin lưu ư ông vậy !.
C̣n như muốn nói đến Thiên mă, lấy Ngựa, Xe làm tượng th́ cái sắc thái của Ngựa đồng với Xe ở chỗ là sự chuyển động, sự thay đổi, sự di chuyển . Ông bảo Tôi khác nào lấy Thiên mă làm Ngựa, Xe th́ ư tứ và văn chương của Ông lại sa vào cái chỗ mà người Quân tử nên tránh vậy !.
Thân ái.

Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
aoanh72
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 18 May 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 140
Msg 175 of 251: Đă gửi: 11 August 2008 lúc 6:47am | Đă lưu IP Trích dẫn aoanh72

Xin quư vị hăy hiểu tứ hóa CẶN ,ví dụ hóa quyền cặn tại sao chỉ đóng tại th́n tuất sửu mùi phải chăng có liên hệ đến 4 mùa

Kính

Quay trở về đầu Xem aoanh72's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi aoanh72
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 176 of 251: Đă gửi: 11 August 2008 lúc 9:06am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

VDTT đă viết:
vuan97 đă viết:
...Tôi có đọc đâu đó trong tiểu sử của Kim Dung là khi ông c̣n ở Đại lục, ông làm việc tại thư viện của trường Đại học (tôi quên tên). Lúc đó ông có tuyên bố 1 câu xanh rờn dại khái có nội dung là : thiên hạ có cái ǵ không biết th́ hỏi ông ta...

     Đây chỉ lối phát biểu đao to búa lớn thể hiện tính kiêu ngạo vô lối của một thời tuổi trẻ mà thôi. Không nên nghe sao hiểu vậy.

Có 4 anh học tṛ rủ nhau qua chơi chùa. Tức cảnh sinh t́nh, mấy anh nghĩ ra tṛ làm "thơ":
Anh thứ nhất ứng khẩu:
Chùa này có cái chuông
Anh thứ 2 tiếp:
Đánh lên kêu boong boong
Anh thứ 3:
Treo lên như cái vại
Anh thứ 4:
Ấy nó vốn bằng đồng.

4 anh "thống nhất" với nhau là "nó quá hay"! Bèn nói với nhau:
"Ngày xưa Vương Bột tài làm thơ nên chết trẻ. Th́ người ta vẫn nói "tài mệnh tương đố", người tài thường yểu mệnh. Nay 4 đứa chúng ḿnh cùng nhau ứng khẩu bài thơ, có phần hay hơn cả Vương Bột! Vậy, hăy kíp mua cái quan tài, để nhỡ có chết th́ có cái mà chôn!"

Bèn kêu tiểu đồng đi mua quan tài. Sư cụ nghe biết, đưa tiền bảo tiểu đồng hăy mua thêm một cái quan tài nữa cho ông. 4 anh học tṛ lạ quá, nói:

- 4 đứa chúng tôi làm phải bài thơ hay quá, không ai bằng, nên sợ trời ghen kẻ có tài, bắt chết; chứ tu hành như ông, sao bỗng dưng lại mua quan tài?

Sư cụ bảo:

- Xưa tôi đă có lời thề: "Nếu có đứa nào làm thơ dở hơn ông, th́ ông xin chết". Nay tôi nghe mấy thầy làm bài thơ, nên biết giờ thực hiện lời thề đă đến!
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 177 of 251: Đă gửi: 11 August 2008 lúc 7:05pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Th́ cũng như Cụ Bảng Đôn của Nhà ta : "thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn" .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
nguyendung
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 July 2004
Nơi cư ngụ: Wales
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 235
Msg 178 of 251: Đă gửi: 11 August 2008 lúc 8:34pm | Đă lưu IP Trích dẫn nguyendung

Hi All,
Chúc cả nhà vui vẻ. Tại sao chúng ta không biến môn tử vi thành một môn khoa học ? Biến cái không thể thành cái có thể?
Quay trở về đầu Xem nguyendung's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nguyendung
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 179 of 251: Đă gửi: 12 August 2008 lúc 12:39am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Không phải cứ tranh luận măi để giành sự thua thắng, nhưng trước những điểm phê b́nh của ông VuiVui khiến tôi phải có vài lời, mong rằng dẫu là tranh luận trên mạng cũng không xảy ra những việc tranh luận rất thiếu lí lẽ như vậy:

      1) Ông VUIVUI phản đối và tranh luận với quan điểm của ông VDTT, thể hiện qua các bài sau:
      Bài số 6 và số 17 (trang 1);
      Bài số 32 (trang 2);
      Bài số 97 (trang 5);
      Bài số 131 (trang 6);
      Bài số 155, số 158 (trang 8);
      Bài số 161 (trang 9).

      Nếu thiếu bài nào, xin ông VUIVUI cứ bổ sung!

     Trong các bài ấy, ở bài số 155, trang 8, ông VUIVUI viết: xem trích dẫn
     
vuivui đă viết:
Thứ hai: Người xưa đặt Tượng để thay Lời. Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất. Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa . Mà chu tŕnh vận hành 4 mùa thể hiện qua các tháng trong năm, th́ Tứ Hóa Cảm ứng theo 4 mùa nên an trực tiếp theo Tháng là hợp lư hơn cả, cớ ǵ lại phải mượn từ các sao khác . Mà có nếu mượn được từ các sao khác th́ những sao an theo Tháng như H́nh Riêu, Thiên Địa giải thần, Đẩu quan ...sao không có mặt để Hóa ra Tứ Hoá?"

     Phần trích dẫn trên lấy theo nguyên văn của ông VUIVUI, bài số 155, trang 8; phần chữ đậm (Bold) là do tôi (TKTV) xin phép nhấn mạnh
    
    Đọc bài số 155 ấy, tôi không phải muốn bảo vệ ông VDTT hay ông Tạ Phồn Trị (Đài Loan); nhưng không thể đồng t́nh với luận điểm của ông VUIVUI dùng để phản đối ông VDTT rằng: Thứ hai: Người xưa đặt Tượng để thay Lời. Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất. Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa (Tôi - TKTV - trích đúng nguyên văn)

    V́ thế, tôi mới viết bài số 167 (trang 9) để phản đối cái ư trên của ông VUIVUI mà ông ấy nói trong bài 155 (trang 8). Bài tôi viết có đoạn:

    "Ô.Vuivui viết: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa".
    Tôi (ghi chú thêm: tức TKTV) không nghĩ như vậy! Chẳng nhẽ sao Thiên Mă phải có bản chất là "con ngựa" - một giống động vật? Mặc dù có lẽ ai cũng đồng ư tượng (một trong những tượng) của Thiên Mă chính là... con Mă (Ngựa")
(Trích nguyên văn của tôi - TKTV)

      Tại sao tôi viết như vậy trong bài số 167? V́ ông VUIVUI bảo (trong bài số 155): "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa". Nói như thế, khác nào nói: "Thiên Mă, khi đă lấy "ngựa, xe..." làm tượng, th́ bản chất của Thiên Mă phải có bản chất của "Xe, Ngựa...."?
      Và ngay bài trước đó, tức bài số 166, tôi đă viết vài ḍng về suy nghĩ của tôi về TƯỢNG. Tôi viết: C̣n về vấn đề TƯỢNG, tôi nghĩ tượng chỉ là TƯỢNG
Cái "giống như", cái "gần gũi với", cái "tượng trưng cho" đâu phải đích xác là cái ấy?
(Trích nguyên văn bài 166, TKTV). Bởi tôi nghĩ: "Tượng chỉ là tượng" (tôi nói y như sách cổ nhân, xin quư vị nhớ câu "Tượng giả, tượng dă" trong sách cổ, 2 chữ "tượng" này có nghĩa có phần khác nhau). Nói như thế, tôi không nghĩ "tượng chỉ đơn giản là tượng mà thôi, muốn lấy tượng ǵ cũng được", bởi nói thế khác nào nói như chơi, khác nào coi tượng là "vô nguyên tắc", muốn đặt ra sao th́ đặt? Mà chỉ nói rằng: Tượng (chữ "tượng" thứ nhất, danh từ; Chỉ: biểu tượng, h́nh tượng, idol...) chỉ là tượng trưng (chữ "tượng" thứ 2, động từ; Chỉ: tượng trưng cho, tượng trưng bởi, lấy làm biểu trưng...) chứ không phải thật sự là vật ấy. Cho nên, nói Tứ Hoá có tượng 4 mùa th́ không có nghĩa Tứ Hoá thật sự là 4 mùa, cũng như nói Thiên Mă có tượng là Mă (Ngựa) th́ không có nghĩa Thiên Mă thật sự là con Ngựa. Lẽ dĩ nhiên, không thể đặt TƯỢNG một cách TUỲ TIỆN (ví dụ lấy con ốc sên làm tượng của Thiên Mă chẳng hạn, dẫu con ốc sên cũng chuyển động, hay lấy 4 ngón tay để tượng cho 4 Hoá), VÔ NGUYÊN TẮC. Tôi cũng không nghĩ TƯỢNG là vô nghĩa. Muốn nói ra sao cũng được.
     Bài số 166, tôi viết rất ngắn, chỉ nói qua vài lời về tượng, lấy ư sách cổ (tượng giả, tượng dă - Nghĩa là: Tượng là tượng vậy, nên nhớ 2 chữ tượng này có nghĩa khác nhau, đă nói trên). Có ư nhắc rằng: Không nên coi TƯỢNG như THẬT vậy!
     Bởi thế, bài 167, tôi mới phản đối ông VUIVUI, khi ông viết: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa". Ư tôi là: Nếu muốn nói TỨ HOÁ có tượng BỐN MÙA (thậm chí, tôi c̣n nói 4 mùa chỉ là 01 trong số các tượng của 4 Hoá, bài 167), th́ không có nghĩa TỨ HOÁ thật sự là 4 "cái" ấy, tức TỨ HOÁ thật sự là 4 Mùa. Đă thế, th́ làm ǵ có cái chuyện: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa" như ông VUIVUI nói. Cũng như thế, hầu như ai mà chẳng nói, Thiên Mă có tượng Ngựa, nhưng người ta đâu có nói Thiên Mă có bản chất của con Ngựa?
     Về thứ tự các bài, độc giả lưu ư, ông VUIVUI viết quan điểm "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa" ở bài 155 (trang 8), tôi phản đối trong 2 bài 166 và 167 (trang 9). Cho đến bài 167 của tôi, ông vuivui chưa hề viết một chữ "SẮC THÁI" nào hết!
    Vậy làm sao tôi đoán được ông sẽ sửa chữ BẢN CHẤT (xem trên, bài 155 của vuivui) thành SẮC THÁI (bài 169 của vuivui), trong khi tôi viết bài phản đối (bài 167) th́ bài 169 của ông vuivui chưa ra đời?
    Trong bài số 171, tôi vẫn nhắc lại ư của bài 167: TỨ HOÁ CÓ TƯỢNG LÀ 4 MÙA, KHÔNG PHẢI THẬT SỰ LÀ BỐN MÙA (NHƯ THẬT). Nên không thể phản biện như ông vuivui: "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa" (Hoàn toàn nguyên văn của ông vuivui và chưa hề thấy ông đứng ra đính chính quan điểm này). Bài số 173, tôi vẫn nhắc lại ư ấy!
       Nay ông VUIVUI, trong bài số 174 (trang 9) lại trách tôi rằng:
      
vuivui đă viết:
Ông cũng có tính ...hay nhỉ ?. Khi Tôi đă viết trong Msg169 :"Tượng là biểu thị cái sắc thái (nói bản chất th́ nó dễ hiểu lầm). nên mới nói Sắc thái th́ khó nói cho hết lời, nay dùng Tượng để thay lời mà nói cho rơ là vậy".
C̣n nếu ông vẫn muốn nói tới hai chữ Bản chất, th́ vấn đề trao đổi không c̣n tính Học thuật nữa . Xin lưu ư ông vậy !.
C̣n như muốn nói đến Thiên mă, lấy Ngựa, Xe làm tượng th́ cái sắc thái của Ngựa đồng với Xe ở chỗ là sự chuyển động, sự thay đổi, sự di chuyển . Ông bảo Tôi khác nào lấy Thiên mă làm Ngựa, Xe th́ ư tứ và văn chương của Ông lại sa vào cái chỗ mà người Quân tử nên tránh vậy !.
Thân ái.

      
     Vậy, tượng là biểu thị cái SẮC THÁI, như ông viết trong bài 174 !
     - Vậy th́ tại sao ông lại phản đối VDTT trong bài 155 là "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa" ?
     - Ông đă đính chính quan điểm trên ở chỗ nào, bài nào, ḍng nào?
     - Ông th́ được phép hiểu "Tượng là biểu thị cái SẮC THÁI"; nhưng ông lại bắt người khác là "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có BẢN CHẤT của 4 mùa"? Tóm lại, ông được phép hiểu "TƯỢNG là biểu thị SẮC THÁI" (chứ không phải "bản chất"), nhưng với người khác, hễ ai nói đến TƯỢNG, th́ ông bắt người ta phải chứng minh là BẢN CHẤT (chứ không phải "sắc thái"). Mà thậm chí, quan điểm "SẮC THÁI" (bài 169) ông đưa ra sau quan điểm "BẢN CHẤT" (bài 155)? Thậm chí là sau khi bị phản đối (bài 167 của tôi, các bài khác tôi chỉ nhắc lại).
    - Nếu ông hiểu "Tượng là biểu thị sắc thái" th́ tại sao lại đ̣i hỏi " "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có BẢN CHẤT của 4 mùa" chứ không phải là có sắc thái của 4 mùa? Hoặc 4 Mùa có sắc thái của Tứ hoá?
   - Hay là ông nghĩ: CÁI TƯỢNG là biểu thị sắc thái, th́ "cái biểu thị sắc thái" ấy cũng phải có bản chất như CÁI CÓ TƯỢNG?
    Nay, xin đem quan điểm của ông vuivui ra làm một cái trật tự lô gích như sau:
    1. TƯỢNG LÀ BIỂU THỊ SẮC THÁI (bài 174)
    2. "Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có BẢN CHẤT của 4 mùa"? (bài 155)
     Suy ra, cái lư nhẽ của ông là:
     CÁI G̀ (ABC) KHI ĐĂ LẤY XYZ LÀM TƯỢNG, TH̀ BẢN CHẤT CỦA ABC PHẢI CÓ BẢN CHẤT CỦA XYZ (TỨC CÁI TƯỢNG).
    3. Từ 1 và 2, suy ra:
    CÁI BIỂU THỊ SẮC THÁI THÁI (TƯỢNG) CŨNG PHẢI CÓ BẢN CHẤT NHƯ CÁI MÀ NÓ ĐƯỢC LÀM TƯỢNG CHO?

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 12 August 2008 lúc 1:24am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 180 of 251: Đă gửi: 12 August 2008 lúc 2:07am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

     1) Ông vuivui viết trong bài 155 (để phản đối ông VDTT) như sau:

     
vuivui đă viết:
Người xưa đặt Tượng để thay Lời. Không có nghĩa là có Tượng th́ quên đi bản chất. Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa


     2) Tôi không thể đồng t́nh cách lập luận này. Nên viết bài phản đối số 167. Những bài sau, cũng chỉ lặp lại bài số 167 này thôi.
Lư do phản đôi: Tượng chứ không phải là THẬT, nên đâu có thể đ̣i hỏi là "phải có bản chất..."?

     3) Khi tôi viết bài 167 th́ ông vuivui mới chỉ bày tỏ quan điểm phản đối ông VDTT như trong bài 155 trên. Măi sau khi có bài tôi phản đối (bài 167), th́ ông vuivui mới viết bài 169, nói chữa lại là: "Tượng là biểu thị cái sắc thái (nói bản chất th́ nó dễ hiểu lầm). nên mới nói Sắc thái th́ khó nói cho hết lời, nay dùng Tượng để thay lời mà nói cho rơ là vậy". Vậy, khi tôi viết bài 167, làm sao tôi biết ông vuivui sẽ nói chữa những ǵ trong các bài sắp tới? Mà giá như có biết (như thần hay tiên tri) th́ làm sao có thể phản đối hay đồng t́nh với những ǵ chưa viết? Giả sử như ông vuivui nói Canh Canh: Nhật Vũ Đồng Âm th́ tôi chỉ biết thế, chứ làm sao biết được ông ấy sẽ sửa lại là Nhật Vũ Âm Đồng chẳng hạn.
      Trong tranh luận, bất cứ khi nào người ta cũng có thể sửa lại quan điểm, thậm chí "nói chữa". Ai biết được người ta sẽ "nói chữa" thế nào mà tránh?
     4) Nếu muốn rút lại quan điểm, để người khác không c̣n phản đối nữa th́ phải công khai, rơ ràng xin rút lại một quan điểm trước đây. Mấy lời "Tượng là biểu thị cái sắc thái (nói bản chất th́ nó dễ hiểu lầm)" của ông vuivui chưa thể xem là lời rút lại cách ông phản đối ông VDTT: " Tứ Hóa, khi đă lấy 4 mùa làm tượng, th́ bản chất của tứ hóa phải có bản chất của 4 mùa" được! Mà, theo lư, một khi chưa rút lại, th́ người khác vẫn có thể dựa vào một câu tuyên bố cũ để xem xét, cho kỳ tới khi tác giả xin rút lại quan điểm th́ thôi!
      Tôi không muốn bàn chuyện quân tử. Nhưng chẳng nhẽ ông cho như vậy là thiếu quân tử? Chẳng nhẽ, lúc này ông bảo "Đồng Âm", lúc kia ông bảo "Âm Đồng" nhưng không có một đính chính công khai, rơ ràng, không úp mở, tránh né ǵ hết, th́ người khác không được nhận xét về sự mâu thuẫn (Muốn tránh việc này, chỉ có thể đính chính thẳng, không né tránh).
      5) Vả lại, nếu nói như ông trong bài 169, th́ "nói bản chất th́ dễ hiểu lầm", th́ rơ ràng đó là SAI, chứ không phải "dễ gây hiểu nhầm". Ông nói B̉ th́ người khác phải hiểu là B̉, chứ làm sao có quyền hiểu được là TRÂU. Đó là hiểu đúng, chứ sao lại là hiểu nhầm? Nói trâu thành ḅ là "dễ gây hiểu nhầm" ư? Ông muốn nói "sắc thái" th́ đừng nói là "bản chất". Ông đă nói là "bản chất" th́ ông phải nhận là sai, và xin phép rút lại, để khỏi bị phê b́nh nữa, và mong bạn đọc thông cảm, cho phép ông được đính chính, được rút lại, bỏ qua cái sai cũ cho ông. Chứ sao lại đi trách người khác?
Tóm lại: SAI TH̀ CỨ NÓI THẲNG LÀ SAI, ĐỪNG NÓI CHO QUA CHUYỆN LÀ "DỄ GÂY HIỂU NHẦM". Nói "con ḅ" th́ người ta hiểu là "con ḅ", chứ sao lại là "dễ gây hiểu nhầm"?
SẮC THÁI và BẢN CHẤT là hai việc khác nhau, nhầm th́ nói là nhầm, chứ chẳng có ǵ "dễ gây hiểu nhầm hiểu nhầm" ở đây cả. Rồi cho người khác là không hợp lư!
     6) C̣n nếu nói, như ông vuivui ở bài măi sau này (169): "Tượng là biểu thị cái sắc thái". Th́ riêng tôi, thấy 4 mùa quả có sắc thái của Tứ hoá, ngược lại Tứ hoá cũng mang sắc thái của 4 mùa (Tất nhiên, không phải như thật).
Xin lưu ư: Nói mang sắc thái, không có nghĩa là "giống cả 100%", bởi khi dùng biểu tượng, ta chỉ cần có "những sắc thái đặc trưng, xét theo một hướng nhất định" mà thôi. Ví dụ, nói "con sư tử" là biểu tượng của "ḷng quả cảm", dĩ nhiên ví như thế là phải "có lư" (bởi không thể lấy con thỏ làm biểu tượng cho "ḷng dũng cảm") nhưng không nhất thiết phải giống cả về mọi sắc thái, mọi góc nh́n (Ví dụ: Sư tử dẫu sao cũng là con vật hoang dă, có phần "bạo chúa" v́ ăn thịt các con vật khác) th́ không thể nói "ḷng dũng cảm" cũng phải có sắc thái "hoang dă", "bạo chúa"). Nói chung, chỉ cần đúng một hướng nhất định, dù phải thật ấn tượng, thật đặc trưng. Chứ không phải nói đến tượng là phải "giống hết về mọi mặt", kể cả là chỉ xét về sắc thái chứ không phải là bản chất.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

<< Trước Trang of 13 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 3.0391 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO