Tác giả |
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 1 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 8:22am | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
“Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó có khả năng giảI thích hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó và có khả năng tiên tri”.
“Một giả thuyết và một phương pháp được coi là khoa học phảI có tính nhất quán; tính hệ thống; tính quy luật và tính khách quan”
Tiêu chí khoa học hiện đại
Dân tộc Việt Nam với ḷng tự hào về một truyền thống gần 5000 văn hiến. Truyền thống đó được ghi trong chính sử Việt và trải hàng ngàn năm trong cộng đồng dân tộc cho đến tận gần đây. Có thể khẳng định rằng: Dân tộc Việt Nam là dân tộc duy nhất trong lịch sử phát triển của nhân loạI tôn vinh những giá trị văn hoá của ḿnh với danh xưng văn hiến. Chính những tri kiến sâu sắc về một học thuyết vũ trụ quan thống nhất và hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành – đă phổ biến và ứng dụng đến từng chi tiết trong sinh hoạt của ngườI Việt; đă tạo nên một bề dày văn hoá – nền tảng của những giá trị văn hoá siêu việt Đông phương – đủ sức chống lại mọI sự tàn phá của thờI gian; cùng những thăng trầm của lịch sử.
Nhưng cho đến khoảng hơn một thập kỷ gần đây; có rất nhiều nhà khảo cứu cả trong lẫn ngoài nước – họ nhân danh khoa học – đưa ra luận điểm phủ nhận truyền thống văn hiến đầy tự hào của dân tộc Việt. Họ cho răng:
Cội nguồn của dân tộc Việt Nam – “ThờI Hùng Vương chỉ là một nhà nước sơ khai; h́nh thành vào khoảng thế kỷ thứ VII trCN” và “thực chất chỉ là một liên minh gồm 15 bộ lạc”.
Bởi vậy; y phục của tổ tiên ngườI Việt – theo lập luận của họ – chỉ là những ngườI dân “Ở trần đóng khố”. Mặc dù những ngườI này nhân danh khoa học; nhưng thực ra họ không hề đưa ra được một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho những lập luận gọi là “khoa học” của họ. Hay nói một cách khác: Những lập luận của họ chỉ chứng tỏ cái nh́n chủ quan; ấu trĩ và thiển cận trong phương pháp luận.
Dưới đây là h́nh ảnh minh hoạ về y phục của tổ tiên người Việt – vốn tự hào về cội nguồn văn hiến trải 5000 năm – theo quan niệm lịch sử mới.
H́nh trang 9
Vua Hùng và các quan lang
Lịch sử Việt Nam bằng tranh; tập III. Nxb Trẻ 1998.
Bài tiểu luận mà tôi hân hạnh tŕnh bày trên diễn đàn hôm nay; là một sự tiếp tục chứng minh trên cơ sở khoa học – qua những tiêu chí khoa học cụ thể – về nền văn hiến thực sự trảI gần 5000 của dân tộc Việt.
Tôi luôn khẳng định rằng; Thuyết Âm Dương Ngũ hành - triết thuyết nền tảng của văn hoá Đông phương cổ – không bao giờ thuộc về nền văn minh Hoa Hạ. Không một triều đại nào của Trung Hoa coi học thuyết này là một học thuyết chính thống. Nhưng ngược lại; trong nền văn minh Lạc Việt; những nguyên lư căn bản của học thuyết này được ứng dụng đến từng hiện tượng trong cuôc sống và cả y phục dân tộc.
Trong đề tài này tôi hân hạnh được tŕnh bày với quí vị quan tâm về y phục của ngườI Việt cổ và sự ảnh hưởng tới những nền văn hoá cận Lạc Việt – trong đó có cả Trung Hoa – và y phục dân tộc hiện nay. Quí vị có thể coi luận đề này vừa là sự chứng minh tiếp tục của luận điểm Thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về ngườI Lạc Việt; vừa là sự chứng minh cho y phục dân tộc và là sự phản bác các luận điểm lịch sử mớI về nguồn gốc dân tộc Việt.
Rất hân hạnh được sự quan tâm góp ư của quí vị.
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ
Sửa lại bởi soida : 09 May 2004 lúc 2:41am
__________________ Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 2 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 11:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
Y phục dân tộc là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Nếu như không có một bản sắc văn hóa th́ khó có thể coi đó là một dân tộc. Do đó, nếu như ở thời Hùng Vương – y phục phổ biến của ông cha ta chỉ “ở trần đóng khố“ – như hầu hết những sử gia hiện nay đang quan niệm – th́ không thể coi đó là một bản sắc văn hóa. V́ vậy, khó có thể nói về một nền văn hiến bắt đầu từ thời Hùng Vương, mà chỉ có thể coi là một giai đoạn trong sự tiến hoá tự nhiên của lịch sử nhân loại. Bởi v́; lịch sử của một dân tộc chỉ được tính từ thời điểm lập quốc của dân tộc đó. Cho nên, vấn đề y phục thời Hùng Vương đặc biệt quan trọng và là một trong những yếu tố cần; nhằm chứng tỏ nền văn hiến của Việt Nam, bắt đầu từ thời đại của các vua Hùng.
Sự khẳng định bản sắc văn hóa qua y phục dân tộc, không phải chỉ đơn giản thể hiện nền văn minh mà c̣n là khẳng định tính độc lập của dân tộc đó. Triều đại Măn Thanh khi xâm chiếm Trung Hoa, một trong những việc làm đầu tiên của họ là buộc tất cả người Hán phải ăn mặc theo y phục dân tộc của họ. Lịch sử Việt Nam cũng ghi nhận: Chúa Nguyễn – để tạo ra một bản sắc văn hóa riêng cho Đàng Trong – đă buộc dân chúng mặc y phục phỏng theo quần áo Trung Quốc. Đoạn sử văn sau đây được trích lại từ: “T́m về bản sắc văn hóa Việt Nam” chứng tỏ điều này.
Bởi vậy mà vào năm 1665, vua Lê Huyền Tông đă phải ra chiếu chỉ cấm phụ nữ không được mặc quần để bảo toàn quốc tục mặc váy cổ truyền. Trong khi đó đến cuối thế kỷ XVII, để tạo nên sự đối lập với Đàng Ngoài, chúa Nguyễn ở trong Nam đă ra lệnh cho trai gái Đàng Trong “dùng quần áo Bắc quốc” (Trung Hoa) để tỏ sự biến đổi.
Qua sự kiện xảy ra vào thế kỷ XVII đă chứng tỏ rằng: y phục dân tộc hết sức quan trọng, bởi yếu tố khẳng định bản sắc văn hóa và tính độc lập của dân tộc đó. Sự kiện này cũng chứng tỏ ít nhất là 700 năm sau khi nước Việt hưng quốc, người Việt đă có y phục thể hiện tính văn hóa đặc thù. Tính văn hóa đặc thù này – thể hiện ở y phục dân tộc (tất nhiên không phải chỉ có ở y phục phụ nữ) – đă có từ bao giờ? Nếu như đàn ông ở thời Hùng Vương chỉ “ở trần đóng khố” – theo quan niệm lịch sử mới – th́ người Việt thể hiện bản sắc văn hóa trên y phục nói riêng từ thời điểm nào trong lịch sử?
Tôi đoan chắc vớI một sự thách thức tất cả các học giả trong và ngoài nước; ở mọI học vị; rằng: “Quan niệm lịch sử mới không đủ khả năng chứng minh “bản sắc đặc thù của y phục dân tộc Việt chỉ bắt đầu từ thờI Hưng quốc – Đinh; Lê; Lư Trần…”. Bởi v́; trên thực tế y phục thể hiện bản sắc dân tốc đă có từ trước đó => Từ thờI Hùng Vương - cội nguồn của nền văn hiến của người Việt. Với cách đặt vấn đề như trên th́ tự nó chỉ đặt ra một giả thuyết trên cái chung nhất là: những con người ở một xă hội đă tạo ra một hệ tư tưởng vũ trụ quan hoàn chỉnh là thuyết Âm Dương Ngũ hành và sự ứng dụng toàn diện trên hầu hết mọi vấn đề mà con người quan tâm; xă hội ấy có một tổ chức hoàn chỉnh với đầy đủ những h́nh thái ư thức của nó trong một nền văn hiến nhân bản. Đặc biệt xă hội đó đă chứng tỏ những h́nh thái ư thức trong quan hệ xă hội với những giá trị đạo lư, được thể hiện qua những nghi lễ mang biểu tượng đầy t́nh người như trong truyền thuyết Trầu Cau. Với một xă hội được giới thiệu như vậy mà không phải là Văn Lang; liệu chúng ta có thể cho rằng: những con người trong xă hội đó sinh hoạt rất thô sơ “Tất cả đều ở trần, nam đóng khố, nữ mặc váy” hay không? Do đó, y phục chính thức và phổ biến trong xă hội Văn Lang, chắc chắn phải phù hợp với những cái mà xă hội đó đă có. Tức là phải có y phục đầy đủ trong sinh hoạt xă hội và ở tầng lớp lănh đạo phải có những trang phục đủ để chứng tỏ sự trang trọng trong những nghi lễ quốc gia. Để chứng minh cho nhận định trên, xin bạn đọc so sánh những bức vẽ và phần tŕnh bày sau đây.
H́nh trang 170
H́nh trên đă được tŕnh bày một lần ngay cạnh phần trích lại trong Lĩnh Nam chích quái về sự tích Đầm Nhất Dạ, chắc chắn có thể minh họa cho sinh hoạt của Chử Đồng Tử khi chưa mồ côi cha trong câu chuyện từ thời Hùng Vương này. Nhưng nó lại được chép lại từ cuốn Kư họa Việt Nam đầu thế kỷ 20 (Nxb Trẻ 1989 - Nguyễn Mạnh Hùng giới thiệu). Đây là công tŕnh sưu tầm của một học giả người Pháp có tên là Henri Joseph Oger (sách đă dẫn). Nói một cách khác, ngay ở thế kỷ 20 này người ta vẫn ở trần đóng khố; nhưng đó không phải là y phục phổ biến trong sinh hoạt xă hội ở thời gian này.
H́nh trang 171
H́nh lớn trong trang này mà bạn đang xem là bức tranh dân gian nổi tiếng: “Đánh ghen”, thuộc ḍng tranh dân gian của làng Đông Hồ, một làng tranh có lịch sử tồn tại khoảng 400 năm. Đó là bức tranh giàu tính nhân bản, thể hiện ở h́nh người con chắp tay lạy cha mẹ. H́nh ảnh hai người phụ nữ trong tranh tuy không thuộc thời Hùng Vương, nhưng bạn đọc có thể so sánh với bức tranh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở góc trên bên trái, được in lại trong cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tranh (Nxb Trẻ 1996, tập 3). Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên về sự tương tự của người phụ nữ trong hai tranh. Đương nhiên bức tranh minh họa trong cuốn Lịch sử Việt Nam bằng tranh không phản ánh sự thật về y phục phổ biến trong sinh hoạt của thời Hùng Vương. Bởi v́ nó không thể liên hệ được sự giống nhau trong khoảng cách gần 2000 năm theo quan điểm lịch sử mới.
H́nh trang 172
H́nh trên mà các bạn đang xem là một cụm h́nh; được ghép bởi h́nh chiếc cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương, có niên đại được xác định là 300 năm tr.CN, được t́m thấy ở Lăng Ngâm – Hà Bắc trên có tạc người phụ nữ với y phục thời Hùng Vương và h́nh vẽ miêu tả y phục của một phụ nữ miền Bắc do người viết thể hiện, được ghép bên cạnh cụm h́nh này để quí vị tiện so sánh. Kiểu y phục của h́nh vẽ này tuy không c̣n phổ biến, nhưng bạn vẫn có thể gặp ở một bà già cao tuổi sống trong một vùng nông thôn xa thành thị nào đó ở miền Bắc Việt Nam, ngay trong năm 2004 này. Đó là thế hệ cuối cùng nằm trên vơng ru con, bằng cách kể lại những câu chuyện cổ tích từ thời xa xưa và truyền thuyết về một nước Văn Lang – nơi cội nguồn của người Việt – trước khi nhường lại cho những phương tiện thông tin đại chúng và những người tự nhận là thông thái nói lại về những câu chuyện của họ.
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ
Sửa lại bởi soida : 08 May 2004 lúc 9:20pm
__________________ Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 3 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 12:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
(Tiếp theo)
Qua h́nh ảnh minh họa đă tŕnh bày với bạn đọc phần trên, nhằm thể hiện một ư niệm là: từ 2300 năm qua trở lại đây – về căn bản – h́nh thức y phục phổ biến trong dân gian không có sự thay đổi đáng kể. Đặc biệt là thời gian sôi động và u tối nhất trong lịch sử Việt Nam, đó là 1000 năm bị đô hộ với âm mưu đồng hóa khốc liệt dưới thời Bắc thuộc. Do đó, hoàn toàn có cơ sở để cho rằng: kể từ lúc xuất hiện chiếc cán dao bằng đồng – thể hiện y phục từ thời Hùng Vương 300 năm tr.CN – trở về trước, cũng không có thay đổi là bao nhiêu. Như vậy, có thể khẳng định: dưới thời Hùng Vương, ông cha ta đă có những y phục tương tự như y phục phổ biến của người Việt trước thời Trịnh – Nguyễn phân tranh.
Xin bạn đọc tiếp tục so sánh những h́nh dưới đây để minh họa y phục của tầng lớp trên trong xă hội Văn Lang và t́m về nguồn gốc y phục của người Lạc Việt:
H́nh 174
H́nh trên mà bạn đọc đang coi được chép lại từ bộ truyện tranh Tam quốc diễn nghĩa do các họa sĩ Trung Quốc thực hiện, Nxb Mũi Cà Mau in lại vào năm 1995, trọn bộ 30 tập. Đây là h́nh thứ 3795 trong tập 16. H́nh người nổi bật trong tranh bên chính là Tào Tháo (155 – 220 sau CN). H́nh người bên trái cụm tranh trên cũng được sao lại từ bộ truyện tranh “Tam Quốc diễn nghĩa” nói trên (tranh thứ 2967, tập 12). Đó chính là Tôn Quyền (182 – 252 sau CN). H́nh người phụ nữ ở giữa cụm tranh này chính là Tôn Phu Nhân, em gái Tôn Quyền, vợ Lưu Bị cũng được chép lại từ bộ truyện tranh trên. Bạn hăy so sánh y phục của tất cả những nhân vật Tam Quốc trong các tranh trên với h́nh người trên cán dao bằng đồng của thời Hùng Vương (tư liệu trong sách Thời đại Hùng Vương, Nxb Khoa học Xă hội Hà Nội 1995). Bạn sẽ thấy một sự tương tự trong y phục. Chỉ có khác chăng là tay áo thụng của các nhân vật Tam Quốc và tay áo bó của h́nh người trên cán dao đồng; c̣n phần y phục gần như hoàn toàn giống nhau. Nếu như y phục của các bậc vương giả thời Tam Quốc không phải là bắt chước y phục thời Hùng Vương; th́ chắc chắn y phục của cô gái ở trên cán dao đồng thời Hùng Vương không thể bắt chước các nhân vật Tam Quốc. Bởi v́, chiếc cán dao này có niên đại trước thời Tam Quốc ít nhất 500 năm.
Về y phục của tầng lớp trên trong xă hội Văn Lang, người viết xin được tŕnh bày một đoạn trích dẫn trong kinh Thư. Kinh Thư là một trước tác từ trước đến nay vẫn được coi là sản phẩm của nền văn minh Trung Hoa, nhưng lại có rất nhiều dấu ấn chứng tỏ thuộc về nền văn minh Văn Lang. Dấu ấn đầu tiên của người Lạc Việt trong kinh Thư được chứng minh trong sách này chính là Hồng phạm cửu trù, bản hiến pháp đầu tiên của người Lạc Việt. Đoạn trích dẫn sau đây – liên quan đến y phục dân tộc thời Hùng Vương – được trích trong cuốn “Thượng Thư – sách ghi chép thời thượng cổ” (bản dịch Vơ Ngọc Liên, Trần Kiết Hùng. Nxb Đồng Nai 1996, trang 156):
Ba loại như mặt trời, mặt trăng, các v́ tinh tú th́ làm tinh kỳ, rồng chỉ y phục của vua, hổ chỉ y phục của đại thần theo sự phân biệt ba loại y phục khác nhau: cổn miện (của vua), tệ miện, tuyệt mịch. Tên của ba loại quần áo là dựa vào h́nh vẽ trên y phục mà gọi, như “cổn” th́ có long cổn, cổn miện có chín bậc trong đó có long cổn đứng đầu. Tệ tức là chim trĩ, tệ triều có bảy loại trong đó có hổ đứng đầu.
Qua đoạn văn trên th́ bạn đọc nhận thấy rằng “cổn miện” (tức là mũ của vua) có chín bậc. trong đó long cổn đứng đầu; tệ miện tức là cái mũ có h́nh chim trĩ của các quan đội. Về h́nh ảnh mũ có h́nh tượng rồng của vua và mũ có h́nh chim trĩ của các quan – oái oăm thay – lại được chứng tỏ trên trống đồng của nền văn minh Văn Lang. Xin bạn đọc xem h́nh vẽ sau đây:
H́nh 175 + 192
Bạn đọc dễ dàng nhận thấy, trên mũ của những h́nh người trên trống đồng này thể hiện chiếc đầu rồng và đầu chim phượng đă được cách điệu (rất lớn, rất rơ nét, rất dễ nh́n và không cần phảI thông minh lắm cũng có thể nhận thấy) để chứng tỏ địa vị của người đó. Nếu như h́nh vẽ trên trống đồng và những vấn đề y phục của vương triều nói trên trong kinh Thư chỉ là một lần trùng hợp duy nhất, th́ có thể coi đó là một hiện tượng ngẫu nhiên. Nhưng vấn đề lại không phải đơn giản như vậy! Khi mà một thiên được coi là quan trọng nhất của kinh Thư: thiên Hồng phạm, lại hoàn toàn mang nội dung của người Lạc Việt và cũng không chỉ dừng lại ở đấy. Người viết xin được đặt vấn đề để các bậc trí giả minh xét với đoạn trích dẫn sau đây (Việt Lư Tố Nguyên, Kim Định 1971):
Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng là “Việt nhược kê cổ”. Các nhà chú giải lâu đời nhất như Mă Dung và Khổng An Quốc cũng chỉ giải nghĩa rằng đó là câu nói giáo đầu (phát ngữ từ) nhưng không đưa ra lư do tại sao lại dùng câu đó, tại sao chữ viết với Việt lại dùng lẫn lộn... V́ thế mà có câu lập lờ mở đầu “Việt nhược kê cổ”. Cả Mă Dung lẫn Khổng An Quốc đều cho chữ “nhược” là thuận, chữ “kê” là khảo. V́ thế câu trên có nghĩa rằng: “Người Việt thuận theo ư vua xin kê cứu việc cổ xưa”. Nếu nói “Viết nhược kê cổ” th́ ra câu văn thiếu chủ từ. C̣n khi thay vào bằng chữ Việt th́ có chủ từ là người Việt, nhưng phải cái phiền là ghi công người Việt vào đầu kinh Thư không tiện, nên cho rằng chữ “Việt” với “Viết” như nhau...”
Qua phần trích dẫn của ông Kim Định, người viết không nghĩ rằng: “Việt nhược kê cổ” tức là “Người Việt thuận theo ư vua xin kê cứu việc cổ xưa” và “người Việt có công chép lại kinh Thư cho nền văn minh Trung Hoa”. Từ những sự phân tích trên và những v/đ liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành mà tôi đă tường trên diễn đàn; hoàn toàn có cơ sở để đặt một dấu hỏi hoài nghi về nguồn gốc đích thực của kinh Thư:
Phải chăng bộ sách nổi tiếng này có nguồn gốc từ nền văn minh Văn Lang?
Và câu tên có thể hiểu là:"Lược khảo những câu chuyện cổ của người Việt”.
Như vậy, với những dấu chứng của văn minh Văn Lang trong kinh Thư; hoàn toàn không thể cho rằng: y phục của các vị vua thời Nghiêu, Thuấn trùng hợp một cách ngẫu nhiên với những h́nh ảnh trên trống đồng. Hiện tượng này chỉ có thể nhận xét một cách hợp lư rằng: Y phục của vương triều được nhắc tới trong kinh Thư, chính là y phục của vương triều Văn Lang. Việc gán ghép cho vua Nghiêu, Thuấn chế tác ra y phục cũng giống như sự gán ghép những học thuật của văn minh Văn Lang cho các vị vua cổ đại Trung Hoa, khi những h́nh ảnh của y phục vương triều lại được thể hiện trên trống đồng Lạc Việt. Nếu theo quan niệm mới cho rằng: thời Hùng Vương chỉ tồn tại khoảng vài trăm năm (thế kỷ thứ VII tr.CN) và địa bàn nước Văn Lang chỉ vỏn vẹn ở miền Bắc Việt Nam, th́ sẽ không thể liên hệ và có sự minh chứng một cách chặt chẽ về sự liên quan giữa y phục trên trống đồng Lạc Việt với vương triều của vua Nghiêu (khoảng 2000 tr.CN theo bản văn chữ Hán) thể hiện trong kinh Thư; bởi một khoảng cách hàng vạn dặm về địa lư và hàng thiên niên kỷ về thời gian.
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ
Sửa lại bởi soida : 08 May 2004 lúc 9:24pm
__________________ Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 4 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 12:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
(Tiếp theo)
Trở lại vấn đề y phục, qua sự so sánh trên cho thấy: sự có mặt của vua Nghiêu (2253 tr.CN) trong việc quy định y phục vương triều, gắn với h́nh ảnh trên trống đồng Lạc Việt (là một di vật khảo cổ), đă chứng tỏ một cách sắc xảo rằng: nền văn minh Văn Lang không những đă chế tác ra y phục phổ biến cho con người trong xă hội, mà ở tầng lớp trên đă có những y phục thể hiện sự trang trọng trong nghi lễ quốc gia và sự phân biệt ngôi thứ. Điều này minh chứng bổ xung cho những vấn đề được đặt ra ở những phần trên và có sự liên hệ tiếp nối như sau:
@ H́nh người trên trống đồng mà có một giáo sư loại đẳng cấp – ông Nguyễn Khắc Thuần – cho rằng: “H́nh người đang múa” thực ra đây là h́nh ảnh thể hiện những người đứng đầu nhà nước Văn Lang đang thực hiện những nghi lễ quốc gia. Điều này được minh chứng qua h́nh ảnh đầu rồng và đầu chim phượng trên những chiếc mũ của các ngài đang đội.
@ Từ đó đặt vấn đề: H́nh chữ nhật được cách điệu trên tay các ngài chính là những văn bản được đọc trong khi hành lễ. Tính văn bản được chứng tỏ bằng nếp gấp phía trên góc h́nh chữ nhật. Giả thuyết này bổ sung việc minh chứng cho sự tồn tại một hệ thống chữ viết của người Lạc Việt. Đó là loại chữ Khoa Đẩu (Chữ h́nh con ṇng nọc) mà cho đến cuối thời Lê/Trịnh loại chữ này vẫn c̣n lưu truyền trong vương tộc họ Trịnh. Và trong Cơ Mật Viện do Bằng Công Nguyễn Hữu Chỉnh chủ toạ; các quan cũng đă bàn đến việc dùng chữ Khoa Đẩu trở lại làm chữ viết chính thức trong xă hội Việt. Ư kiến này bị Nguyễn Hữu Chỉnh bác bỏ.
@ Sự tồn tại h́nh ảnh những người đứng đầu nhà nước Văn Lang trên trống đồng là: Vua = đội mũ có h́nh đầu rồng; đại thần = đội mũ gắn h́nh chim phượng, đă khẳng định sự tồn tại một nhà nước có tổ chức chặt chẽ ở thời cổ đại, tương tự như các quốc gia cổ đại hùng mạnh khác vào thời bấy giờ. Chính những y phục đă tồn tại hàng thiên niên kỷ trước Công nguyên trong nền văn minh Văn Lang, đă trở thành căn nguyên cho bản sắc văn hóa thể hiện trong y phục truyền thống của người Việt Nam hiện nay. Những lập luận và h́nh ảnh minh họa về y phục thời Hùng Vương ở trên được bổ trợ bằng một phát hiện của ngành khảo cổ như sau:
19.2.1.1 Trước hết, đó là tơ tằm. Cùng với nghề trồng lúa, nghề tằm tang có từ rất sớm. Trong những di chỉ khảo cổ thuộc hậu kỳ đá mới cách đây khoảng 5000 năm (như di chỉ Bầu Tró), đă thấy có dấu vết của vải, có dọi xe chỉ bằng đất nung. Đến giai đoạn Đông Sơn (cách nay khoảng 3000 - 2500 năm), h́nh người trên trống đồng đều mặc áo, váy và đóng khố. Cấy lúa và trồng dâu, nông và tang - đó là hai công việc chủ yếu luôn gắn liền nhau của nền nông nghiệp Việt Nam. Người Hán từ xưa cũng luôn xem đó là hai đặc điểm tiêu biểu nhất của văn hóa phương Nam: đó chính là hai đặc điểm đầu tiên mà Từ Tùng Thạch kể đến trong cuốn Việt giang 178 lưu vực nhân dân (Kim Định 1971a: 108); trong chữ “Man” mà người Hán dùng để chỉ người phương Nam có chứa bộ trùng chỉ con tằm. (T́m về bản sắc văn hóa Việt Nam - sách đă dẫn)
Qua sự tŕnh bày ở trên đi đến một sự nhận xét rằng: những h́nh ảnh con người ở trần đóng khố, nếu như có được nhắc tới trong các di vật có từ thời Hùng Vương th́ đó chỉ là thể hiện h́nh ảnh của lễ hội, hoặc miêu tả cảnh đang làm việc. Bức tranh sau đây thể hiện lễ hội dân gian có tựa đề “Đánh vật” thuộc ḍng tranh Đông Hồ, miêu tả trang phục người tham gia lễ hội ở trần đóng khố. nhưng chắc chắn bạn đọc sẽ không nghĩ rằng y phục phổ biến trong sinh hoạt xă hội ở thời điểm xuất hiện bức tranh này đều ở trần đóng khố. Tương tự như vơ sĩ Sumô của Nhật Bản hiện đại, nhưng điều chắc chắn là y phục của người Nhật Bản hiện đại không phải là y phục của vơ sĩ Sumô thượng đài, tức là cũng “ở trần đóng khố”.
H́nh 178
Một thời đại đă đi vào huyền sử, chịu sự tàn phá của thời gian lịch sử hàng ngàn năm với đội quân chinh phục của các triều đại phong kiến Bắc phương. Những di vật khảo cổ t́m được thuộc về thời đại này, không c̣n đủ để chứng minh một cách sắc xảo cho y phục phổ biến của con người trong nền văn minh Văn Lang. Những giá trị văn hóa trong trang phục t́m thấy trong di vật khảo cổ chỉ c̣n duy nhất chiếc cán dao đồng thể hiện một mẫu y phục của thời Hùng Vương. Làm sao có thể t́m thấy những bộ quần áo trong những ngôi cổ mộ có niên đại cách đây vài thiên niên kỷ? Bởi vây; xuất phát từ một tri thức hạn hẹp đến ngạc nhiên của những người có bằng cấp cao; họ đă phủ định cội nguồn 5000 văn hiến của dân tộc khi cho rằng: ”Không có một di vật khảo cổ nào t́m thấy chứng minh được truyền thống lịch sử 5000 năm của dân tộc Việt”. Đối với trí thức nông cạn và thiển cận của họ th́ “Cần phảI có di vật khảo cổ để chứng minh mớI đủ sức thuyết phục” và họ cho rằng:”Đấy là bằng chứng khoa học”.
Tôi khẳng định một cách chắc chắn với quí vị rằng:Cái gọi là khoa học mà những nhà nghiên cứu theo quan niệm lịch sử mới đang rêu rao đó; thực chất chỉ thể hiện một kién thức hạn hẹp; theo kiểu: “Đồng hồ Tây th́ không bao giờ sai” và “Thời buổi khoa học th́ không có ma”.Họ không thể căn cứ vào bất cứ một tiêu chí khoa học nào để biện minh cho cái “tinh thần khoa học” của họ.
Sự chu đáo của tổ tiên đă để cho con cháu có những cơ hội t́m về cội nguồn của nền văn hiến Việt Nam. Đó là những di sản văn hoá c̣n lưu truyền trong dân gian như những tia sáng mong manh – nhưng rất sắc nét – c̣n sót lại trong những cổ thư vẫn lưu truyền hàng thiên niên kỷ đă chứng minh cho nền văn hiến của dận tộc Việt trải 5000 năm. Những sự trùng khớp những h́nh ảnh giữa cổ vật thời các vua Hùng với những di sản văn hóa dân gian c̣n lại; sự phát triển minh chứng tiếp nối với tính hợp lư giữa những hiện tượng liên quan, là một điều kiện cần yếu chứng tỏ khả năng phản ánh thực tế và là cơ sở khoa học của giả thuyết về y phục thời Hùng Vương.
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ
Sửa lại bởi soida : 08 May 2004 lúc 9:26pm
__________________ Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 5 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 12:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
(Tiếp theo)
Trong sách Luận ngữ, thiên Hiến vấn, khi nhận xét về vai tṛ của Quản Trọng đối với nước Tề và ảnh hưởng của nó tới xă hội Trung Hoa, chính Khổng tử đă nói:
“Nếu không có Quản Trọng th́ chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên tả như người Man Di”
Quí vị có thể t́m thấy câu nói đă dẫn của Khổng tử ở trên trong hầu hết các sách dịch ra Việt ngữ liên quan đến Luận Ngữ, như: Luận Ngữ – thánh kinh của người Trung Hoa; Nxb Đồng Nai 1996, Hồ Sĩ Hiệp biên soạn, Trần Kiết Hùng hiệu đính, trang 208; hoặc ngay trong cuốn Lịch sử văn minh Trung Hoa tác giả Witt Durant, do Nguyễn Hiến Lê dịch. Nxb Văn Hoá Thông Tin – 1997. trang 32 ...).Quản Trọng – tướng quốc nước Tề thời Xuân Thu – sống vào giai đoạn đầu thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, không rơ năm sinh, mất năm 654 tr.CN, người đưa nước Tề trở thành một cường quốc, bá chủ các chư hầu nhà Chu. Đây là thời điểm tương đương với thời kỳ mà hầu hết những người mặc áo học giả đă căn cứ vào Việt sử lược, cho rằng: "Đó là giai đoạn khởi đầu của thời Hùng Vương". Việt sử lược viết:
Vào thời Trang Vương nhà Chu (698 – 682 tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ dùng ảo thuật khuất phục các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương”
Như vậy, qua sự trích dẫn ở trên quí vị cũng nhận thấy sự tương đương sát sao về niên đại của thời Quản Trọng (mất năm 654 tr.CN và thời Trang Vương nhà Chu: 698 – 682 tr.CN) và thời điểm lập quốc của các Vua Hùng theo cái nh́n mớI – mà họ cho rằng:"Thời Hùng Vương chỉ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ VII tr. CN". Thật là một sự vô lư, khi chính Khổng tử gián tiếp thừa nhận một nền văn minh phát triển ở ngay bên cạnh địa bàn cư trú của người Hoa Hạ, có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển văn hóa của nền văn minh này. Đă có nhà nghiên cứu cho rằng: "Người Man di ở phía Bắc Trung Quốc"(?). Trên thực tế, trong các thư tịch cổ chữ Hán chưa lần nào dùng từ “Man di” để chỉ giống người phương Bắc Trung Hoa. Ngược lại, trong các thư tịch cổ chữ Hán, “Man di” là từ được dùng nhiều lần để chỉ người Việt. Từ “người Man” trong câu nói của Khổng tử không phải là một danh từ chung để chỉ những tộc người có tŕnh dộ phát triển khác nhau, cư ngụ ở miền Nam sông Dương Tử. Ở đây, Khổng tử đă nói đến nền văn minh Lạc Việt. Để chứng tỏ điều này, xin bạn đọc xem những h́nh di sản văn hóa dân gian Việt Nam sau đây: H́nh ảnh mà người viết tŕnh bày với quí vị ở dưới đây được chép lại từ tạp chí Heritagf số tháng 9/ 10 năm 1996 của Cục Hàng không Việt Nam. Hoàn toàn không có sử dụng kỹ thuật vi tính để lật ngược lại bức tranh. Quí vị có thể kiểm chứng điều này qua tay phải của một số nhân vật cùng đứng trong tranh.
H́nh 181
Chắc chắn quí vị nhận ra ngay: đây chính là h́nh nhân vật trong các tṛ múa rối nước, một nghệ thuật dân gian độc đáo của người Lạc Việt. Quí vị cũng thấy vạt áo của nhân vật rối nước này ở phía bên “tả”(trái). Đến đây, vấn đề được đặt ra tiếp tục là:
Căn cứ vào đâu để những nghệ nhân rối nước truyền thống tạc h́nh nhân vật có vạt áo bên “tả” này? Hiện tượng các con rối nước có vạt áo bên trái là một sự ngẫu nhiên hay xuất phát từ một thực tế đă tồn tại từ cội nguồn văn hóa đă sản sinh ra nó?
Khi đă hàng ngàn năm trôi qua, chúng ta quen nh́n vạt áo cài bên “hữu”, th́ vạt áo bên “tả” của h́nh rối nước liên hệ ǵ với câu của Khổng tử trong sách Luận ngữ: “Nếu không có Quản Trọng th́ chúng ta phải cài vạt áo bên tả và búi tóc như người Man di”. Những nhân vật rối nước lưu truyền trong dân gian, phải chăng đă phản ánh thực tế y phục sinh hoạt của thời kỳ Hùng Vương. Rất tiếc! Những con rối nước cài vạt áo bên trái ngày nay rất hiếm gặp. Người ta đă hiện đại hoá nó bằng cách tạo cho nó một cái vạt áo bên phải. Nhưng cũng may mắn thay! Đây không phải bằng chứng duy nhất cho y phục dân tộc thời Hùng Vương. Xin quí vị tiếp tục xem h́nh dưới đây:
H ́nh 197
Y phục dân tộc Dao ở Phú Thọ
Trích từ bài “Cạy cửa t́m nhau” - Ngọc Vinh & Lương Ngọc An (Báo Tuổi Trẻ ra thứ 7 ngày 08/06/2002).
Tất nhiên bài báo này không có nhă ư nhằm giới thiệu y phục dân tộc Dao và nhằm minh chứng cho luận điểm của người viết. Dân tộc Dao là một dân tộc có nền văn hóa lâu đời tồn tại trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Bởi vậy; y phục dân tộc này cũng c̣n giữ được những nét văn hoá cổ truyền của nước Văn Lang xưa: Trên y phục của cặp vợ chồng ở h́nh trên, quí vị cũng nhận thấy người đàn ông áo vạt đưa sang bên trái, người phụ nữ vạt đưa sang bên phải.
Dân tộc Dao sống trong vùng rừng núi hẻo lánh; cho nên ít chịu ảnh hưởng của văn hoá Hán. Do đó; hiện tượng cài vạt áo bên trái của ngườI đàn ông thuộc dân tộc này c̣n lạI đến nay; cùng với các tư liệu đă tŕnh bày ở trên cho thấy : Đó là những chứng cứ khoa học thật sự - với những tiêu chí khoa học rơ ràng là:
”Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó lư giảI một cách hợp lư hầu hết những vấn đề liên quan đến nó; có tính khách quan; tính hệ thống tính quy luật và có khả năng tiên tri.”
Những vấn đề được hân hạnh tường với quí vị; nhằm chứng minh cho một nền văn hoá cao cấp tốn tại ở miền Nam sông Dương tử mà chính Khổng tử nói tới.
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ
Sửa lại bởi soida : 09 May 2004 lúc 2:45am
__________________ Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 6 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 1:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Y PHỤC THỜI HÙNG VƯƠNG
(Tiếp theo)
Qua sự liên hệ trên; được minh chứng tiếp nối qua những h́nh ảnh sau đây. H́nh dưới đây là một h́nh ghép được chép lại trong sách Thời đại Hùng Vương (sách đă dẫn) chiếc cán dao bằng đồng miêu tả y phục thời Hùng Vương và h́nh nhân vật rối nước trong tṛ “Múa Tiên”.
H́nh 183
Qua h́nh ảnh tŕnh bầy ở trên, chắc quí vị sẽ nhận thấy một sự trùng hợp hoàn toàn về h́nh thức cái mũ trên đầu h́nh rối nước và cái mũ trên cán dao đồng. Ngoài sự trùng hợp về cái mũ, c̣n một số nét tiêu biểu khác trên y phục của hai vật thể này cũng trùng hợp gần như hoàn toàn. Từ đó có thể dẫn đến sự liên hệ hợp lư cho một cấu trúc đặc thù chung của y phục thời Hùng Vương qua y phục rối nước. Vấn đề cũng không chỉ dừng lại ở đây, khi chúng ta tiếp tục so sánh chiếc mũ trên h́nh cán dao đồng – được khẳng định niên đại từ thời Hùng Vương – với chiếc nón trong h́nh rối nước “Múa Tiên” và chiếc nón trên hai bức tượng Tiên Dung và Ngọc Hoa công chúa hiện đang thờ ở đền Hùng Phú Thọ dưới đây:
TƯỢNG CÔNG CHÚA THỜI HÙNG
H́nh tư liệu được chụp tại đền Hùng Phú Thọ
H́nh 184
Hiện nay, có rất nhiều tṛ rối nước được sáng tác ngay thời hiện đại, hoặc vào những thế kỷ trước. Nhưng tṛ “Múa Tiên” là một tṛ truyền thống có từ rất lâu trong nghệ thuật rối nước Việt Nam, tất cả các đoàn rối đều có tṛ này. Do đó, h́nh rối nước trong tṛ “Múa Tiên” này chắc chắn đă xuất hiện từ thời xa xưa. Qua một khoảng cách thời gian của hơn 1000 Bắc thuộc, nghệ thuật rối nước được ghi nhận lần đầu tiên trong văn bia Sùng Thị Diên Linh – đời Lư – của chùa Đội Sơn (Huyện Duy Tiên, tỉnh Nam Hà), tức là vào đầu thời hưng quốc của Đại Việt, cách đây cả ngàn năm. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng múa rối nước chỉ xuất hiện vào thời kỳ này. Đền thờ Tổ 18 thời Hùng Vương xác định xây dựng (hoặc được trùng tu vào thế kỷ XIV). Chiếc cán dao bằng đồng có cách đây khoảng 2500 năm và chỉ mới được phát hiện vài chục năm gần đây. Trước hết chúng ta cần phải khẳng định rằng: tṛ “Múa Tiên”, tượng công chúa đền Hùng và chiếc dao đồng là những sản phẩm của trí tuệ sáng tạo. Tṛ “Múa Tiên” và tượng công chúa đền Hùng đều có trước khi t́m ra chiếc cán dao đồng với khoảng cách hơn 2000 năm cho sự sáng tạo ra hai vật thể này. Do đó, nó không thể được coi là sự sao chép từ chiếc cán dao đồng hoặc là một sự trùng khớp ngẫu nhiên. H́nh thức tồn tại giống nhau của những di sản văn hoá nói trên với khoảng cách tính bằng thiên niên kỷ; cho thấy chúng phải có cùng một cội nguồn văn hoá của sự sáng tạo ra nó, tuy chưa xác định được thời điểm bắt đầu cho h́nh thức tồn tại của nó. Nhưng chắc chắn không thể sau thời Hùng Vương. Những sự trùng khớp gần như hoàn toàn về h́nh thức y phục của những di sản văn hoá với di vật khảo cổ – được t́m thấy sau sự tồn tại di sản văn hoá – lại khẳng định cội nguồn văn hoá và thời điểm bắt đầu cho h́nh thức của nó là thời đại Hùng Vương.
Tất cả sự so sánh và minh chứng ở trên, đă khẳng định rằng: y phục dân tộc người Lạc Việt thời Hùng Vương được phản ánh qua y phục của những nhân vật rối nước. Và chính câu nói của Khổng tử :“Nếu không có Quản Trọng th́ chúng ta phải búi tóc và vắt vạt áo bên trái như người Man di rố́”, lại là một sự liên hệ hợp lư tiếp theo, cho thấy những y phục này có từ trước thế kỷ thứ VII tr.CN trong nền văn minh Lạc Việt. Những sự liên hệ trùng khớp những hiện tượng liên quan xuất phát từ một sự suy lư chủ quan của người viết được bổ sung bằng một đoạn trong cuốn cổ sử trích dẫn sau đây:
Tô Đông Pha chép rằng: ...Nước Nam Việt từ Tam Đại trở xuống, không đời nào dẹp yên cả. Đời Tần (246 - 207 tr.CN), tuy có đặt quan chức cai trị, xong rồi trở lại t́nh trạng mandi. B́ Ly mới diệt được nước ấy và chia làm chín quận. Nhưng đến đời Đông Hán, lại có người con gái là Trưng Trắc, khởi binh rung động hơn 60 thành. Đương thời vua Thế Tổ mới dẹp yên thiên hạ, thấy dân đă mỏi mệt và chán việc dụng binh, bèn đóng cửa Ngọc Quan từ tạ Tây Vực. Phương chi Nam Việt là chỗ hoang viếng, không đáng phiền lụy đến quân đội nhà vua nếu không phải Tuân Tức Hầu (Mă Viện) chịu khó đánh dẹp th́ dân chín quận vẫn khoác áo bên trái đến bây giờ.(*)
Chú thích: An Nam chí lược; Lê Tắc; Quyển đệ nhất; mục “Cổ Tích”. Viện Đại hoc Huế 1961. Giáo sư Linh mục Cao Văn Luận.
Qua đoạn trích dẫn trên, chúng ta lại một lần nữa thấy tính hợp lư giữa các hiện tượng và vấn đề liên quan đến việc vạt áo cài bên trái của chín quận Nam Việt. Điều này chứng tỏ tính thống nhất về văn hóa ở vùng đất nam sông Dương Tử này hoàn toàn khác biệt với văn hóa Hoa Hạ. Đây cũng chính là vùng đất: Bắc Giáp Động Đ́nh hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Tây giáp Ba thục; Đông giáp Đông Hải. Sự hiện hữu của văn hóa y phục cài vạt bên trái của Nam Việt, liên hệ với sách Luận ngữ của Khổng Tử đă chứng tỏ rằng: Từ trước thế kỷ thứ 7 tr.CN, và xa hơn - Từ thời Tam Đại – nền văn hóa Lạc Việt đă là một nền văn hóa ưu việt cho khu vực. Ảnh hưởng của nền văn hóa này rất lớn, để nếu không có Quản Trọng th́ người Hán đă phải cài vạt áo bên trái như người Việt. Đây chính là điều mà Khổng Tử cũng đă thừa nhận. Đây cũng là điều mà chính các nhà nghiên cứu Trung Hoa hiện đại cũng thừa nhận. Xin quí vị xem đoạn trích dẫn dưới đây:
Phát hiện mộ cổ bí ẩn ở Trung Quốc
Các nhà khảo cổ nước này vừa khai quật một ngôi mộ hơn 2.500 tuổi, có thể thuộc về một vị vua của triều đại Ba (Ba Kingdom) bí ẩn. Ngoài 500 đồ vật bằng đồng, trong mộ c̣n có bộ xương của 2 người đàn bà và một người đàn ông, mặt ngửa lên trời và hướng về phía đông.Nhóm nghiên cứu cho rằng đó có thể là những tuỳ tùng hoặc chư hầu được chôn cùng vị vua. Nếu được xác nhận, đây sẽ là phát hiện khảo cổ quan trọng nhất liên quan tới triều đại Ba.Ngôi mộ nằm ở Luo Jiaba, tỉnh Tứ Xuyên, mang đặc điểm điển h́nh của một ngôi mộ thuộc đẳng cấp cao nhất trong số các ngôi mộ thuộc triều đại Ba đă được t́m thấy. 31 ngôi mộ khác cũng đă được khai quật ở khu vực. Hầu hết các đồ đồng là vũ khí (như giáo, gươm, dao găm và ŕu), hay các vật cúng tế tương ứng với vị trí tối cao của chủ nhân ngôi mộ.Triều đại Ba bao trùm các vùng Tứ Xuyên, Hồ Nam và nhiều nơi khác ở miền nam Trung Quốc trước khi biến mất một cách bí ẩn khoảng 2.000 năm trước đây. Người dân thời đại này được miêu tả là những chiến binh hiếu chiến và gan dạ. Tuy vậy, nguồn gốc, cấu trúc xă hội và văn hoá của họ vẫn c̣n là một điều bí ẩn.]
Minh Thi (theo Tân Hoa Xă)
Trích VnExpress 1/ 7/ 2003.
Như vậy, cùng với tất cả những vấn đề được minh chứng liên quan đến thực trạng xă hội thời Hùng Vương đă cho thấy một sự tương quan hợp lư, khẳng định tính chân xác của cổ sử Việt Nam về một nền văn hiến gần 5000 của dân tộc Việt (tính từ 2879 tr.CN đến 2001) và một nước Văn Lang cội nguồn của dân tộc Việt. Tây giáp Ba Thục; Bắc giáp Động Đ́nh Hồ; Nam giáp Hồ Tôn; Đông giáp Đông Hải. Thời điểm được coi là "biến mất một cách bí ẩn vào khoảng 2000 năm trước đây"; chính là thời điểm sụp đổ của nền văn minh Văn Lang.
Hiện tượng “Vắt vạt áo bên trái”lại phù hợp với sự ứng dụng mang tính phổ biến có tính nguyên tắc, liên quan đến con người của học thuật Đông phương cổ là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đó là nguyên tắc “Nam tả, nữ hữu”. Thuyết Âm Dương Ngũ hành quan niệm rằng: Sự vận động của Âm Dương luôn chuyển hoá cho nhau. Trong Âm có Dương và ngược lại. Phái Nam thuộc Dương nên cài áo vạt bên trái thuộc Âm; phái nữ thuộc Âm nên cài vạt bên phải thuộc Dương. Hiện tượng “vắt vạt áo bên trái” lại là một chứng tích nữa chứng tỏ thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về người Lạc Việt và sự ứng dụng trong sinh hoạt và đời sống xă hội. Hiện tượng này bổ sung cho luận điểm về nguồn gốc của những học thuật cổ Đông phương có xuất xứ từ nền văn hiến Lạc Việt. Đây cũng là những dấu chứng để khẳng định rằng: Nền văn minh Lạc Việt vào thời điểm thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên đă phát triển rực rỡ về nhiều mặt. Việc liên hệ y phục của các con rối nước và xuất xứ của nghệ thuật dân gian Lạc Việt này với di vật khảo cổ và thư tịch cổ, c̣n dẫn tới những sự liên hệ tiếp nối về rất nhiều vấn đề văn hoá xă hội liên quan ở thời Hùng Vương, như: âm nhạc, nghệ thuật sân khấu, nghệ thuật tạo h́nh v.v…là những h́nh thức nghệ thuật liên quan một cách hữu cơ đến một sân khấu rối nước. Từ những luận điểm và dẫn chứng ở trên, hoàn toàn có cơ sở để để khẳng định rằng:
Y phục thời Hùng Vương đă hoàn chỉnh và định h́nh ở tất cả các tầng lớp trong xă hội, ở các tầng lớp trên đă có những y phục trang trọng trong những nghi lễ quốc gia.
Người Việt Nam hoàn toàn có cơ sở khoa học để chứng tỏ một cội nguồn gần 5000 năm văn hiến về mọi phương diện.
Chân thành cám ơn sự quan tâm của quí vị
Thiên Sứ
Sửa lại bởi ThienSu : 31 October 2004 lúc 9:20pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên
Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 7 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 1:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bác TS vẫn khỏe chứ ạh? Thật kính phục bác, bác cần mẫn với công việc của bác bao năm nay, không bỏ lơi ngày nào. Có lẻ lòng trời cũng sẽ bỏ Hán mà theo Việt. Đợi vài năm nữa CT yên ổn sẽ phụ bác 1 tay làm cái việc này.
Cho CT xin lỗi vì đường đột chui vô topic bác đang viết dang dỡ.
Kính
CT
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 8 of 50: Đă gửi: 08 May 2004 lúc 1:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hổng có chí Cây Tre thân mến ui!
Rất cảm ơn Cây Tre quan tâm. Nếu ây Tre vẫn c̣n ở bên Nhật. Nhờ Cây Tre hỗ trợ sưu tầm một số vấn đề sau đây:
@ Những bản văn cổ của Nhựt Bủn về Hà Đồ Lạc Thư. Nhưng tư liệu về Hà Lạc khác hẳn của Tàu nằm ở Nhựt Bủn đấy!
@ Những h́nh ảnh về y phục cổ Nhựt Bủn và một số dụng cụ cổ của họ.
@ Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Nhật (Thái Dương thần nữ). Tại sao nước Nhật lại gọi là nước Phù Tang và người Nhật nghĩ thế nào về danh từ này?
@ Nước Nhật và lịch sử dân tộc Nhật h́nh thành từ bao giờ.
@ Hiện tôi biết trong lịch sử Nhật; giới nữ quí tộc - cách đây 1000 năm nhuộm răng đen - Tư liệu chính xác ở đâu? Người Nhật có tục xâm ḿnh từ bao giờ?
Cứ từ từ thuận tiện th́ Cây Tre sưu tầm hỗ trợ. Rất cảm ơn Cây Tre.
Chân thành chúc Cây Tre vạn sự như ư.
Thiên Sứ
-----------
Ta về giữa cơi vô thường.
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.
|
Quay trở về đầu |
|
|
dienbatn Hội viên
Đă tham gia: 19 June 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 326
|
Msg 9 of 50: Đă gửi: 09 May 2004 lúc 11:00pm | Đă lưu IP
|
|
|
Rất hay và hữu lý.Xin cảm ơn Thiên sứ.
Thân ái.dienbatn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 10 of 50: Đă gửi: 12 May 2004 lúc 8:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn Dienbantn quan tâm. Theo tôi: Những lễ phục theo y phục truyền thống dùng trong ngày lễ liên quan đến Quốc Tổ Hùng Vương nên quay về cội nguồn:
Nam Tả; nữ hữu
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của các bạn.
Thiên Sứ
---------------
Thờ Phật th́ được ăn oản.
Tŕnh Quốc Công
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên
Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 11 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 4:05pm | Đă lưu IP
|
|
|
ThienSu đă viết:
@ Truyền thuyết về cội nguồn dân tộc Nhật (Thái Dương thần nữ). Tại sao nước Nhật lại gọi là nước Phù Tang và người Nhật nghĩ thế nào về danh từ này?
@ Nước Nhật và lịch sử dân tộc Nhật h́nh thành từ bao giờ.
|
|
|
Bác TS kính
-Truyền thuyết của dân tộc Nhật thì tính thần thoại cao lắm, vị thiên hoàng đầu tiên là Thần Võ Thiên Hoàng, lập quốc khoảng đầu Công Nguyên, truyền cho đến nay chỉ có 1 đời duy nhất, 2000 năm 1 triều đại.
-CT thấy ở VN có bộ Sử Nhật Bản của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần xuất bản trước năm 1975 có nói tương đối đầy đủ về nguồn gốc lịch sử Nhật. Điểm này thì hầu như giống các tài liệu chính thống bên Nhật. Hiện tại bộ sách của Nguyễn Văn Tần gồm 2 quyển, ở các nhà sách cũ có bán, 2 năm trước CT hỏi qua, giá khoảng 200,000 VND. Bác có thể nhắn các anh ở VN mua dùm cũng được.
-Tên Phù Tang là do TQ đặt cho Nhật về truyền thuyết cây dâu khổng lồ ở Đông Hải. Còn bản thân người Nhật thì không cho họ là Phù Tang, ngay cả từ Nhật Bản cũng chỉ 1 khu vực lãnh thổ chứ không chỉ dân tộc. Người Nhật tự nhận mình là người Yamato = Đại Hòa (Cách đọc 1) hay Gia Mã Đài (Cách đọc 2). Tên rất xưa của nước Nhật là Gia Mã Đài Quốc.
-Ngay cả người Nhật cũng không rõ nguồn gốc của họ từ đâu tới. Nhưng các nhà nghiên cứu đều đồng ý là người Nhật hiện tại là 1 nhóm phức hợp các sắc dân di cư từ: Lưu Cầu (Okinawa), Mã Lai, Mãn Châu, Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc.
-Về văn tự Nhật thì:
Trước thế kỷ thứ 7, Nhật bản không có văn tự chỉ có tiếng nói và kí hiệu thắc dây (Thằng Văn Thời Đại). Sau đó tiếp thu chữ Hán và cải biên lại. Khoảng thế kỷ thứ 7, Hoằng Pháp Đại Sư cách điệu lối viết Thảo của chữ Hán để đặt ra các chữ cái đầu tiên của Nhật. Vì mượn chữ Thảo mà cách điệu thành chữ cái nên loại chữ này có tên là Hiragana hay Bình Gỉa Danh (Mượn cái tên thôi). Không lâu sau đó 1 thi sĩ (quên tên) ngừơi Nhật cũng cách điệu 1 số chữ Hán viết theo lối chân để chế ra thành 1 bảng chữ cái thứ 2 giống y chang cách đọc của bảng 1 nhưng khác về cách viết, bảng này gọi là Katakana hay Phiến Gỉa Danh (cũng mượn cái tên thôi). Nên 1 âm của 1 chữ cái có đến 2 cách viết, ngày nay cả 2 cách đều đồng thời sử dụng, có mục tiêu riêng của nó.
-Trước khi có Hiragana và Katakana thì Nhật mựơn chữ Hán, nhưng cực kỳ rắc rối. Vì chữ Hán mỗi chữ = 1 từ có 1 âm tiết, còn tiếng Nhật 1 từ thì đa âm tiết. Nên quá trình mượn chữ Hán gặp rất nhiều khó khăn.
1-Giai đoạn 1: Lấy nghĩa chữ Hán thôi, bỏ cách đọc. Ví dụ trường hợp tiếng Anh. Ví dụ ai đó viết 1 chữ Hán là Mỹ rồi bắt mình đọc là Beauty. Cách này văn tự có nghĩa không có âm. Cách này giải thích tại sao chữ Hán là Đại Hòa khi viết liền lại đọc là Yamato.
2-Giai đoạn 2: Lấy âm bỏ nghĩa. Cách này tương tự như mấy từ: Phú lãng sa, Phổ Lỗ Sĩ, Nã Phá Luân, Kha Luân Bố, Mạnh Đức Tư Cưu, Bá Lạp Đồ...vô nghĩa! Khi dùng cách này thì 3 âm Ya-Ma-To được viết thành 3 chữ Hán là Gia-Mã-Đài.
3-Giai đoạn 3: Có chữ thì bỏ nghĩa lấy âm, có chữ thì lấy âm bỏ nghĩa, lại càng rắc rối hơn nữa. Bộ sách đầu tiên của Nhật là bộ Cổ Sự Ký (khoảng thế kỷ thứ 7) được viết theo lối này.
Sau đó thì nhờ phát minh của Hoằng Pháp Đại Sư, lần đầu tiên chữ Nhật có bảng chữ cái ghi âm song song với hệ thống chữ Hán tượng hình chỉ ý nghĩa. Và hệ thống văn tự đó được thừa kế đến ngày nay. Nên trong Tiếng Nhật hiện nay có 3 hệ thống viết song song cùng tồn tại trong bất kỳ 1 văn bản nào, thời Minh Trị Duy Tân và sau năm 1945, có nhiều người đề nghị bỏ bớt Hán Tự và Phiến Gỉa Danh, nhưng đều không làm được vì thiếu bất kỳ 1 hệ thống nào thì kể cả người Nhật cũng đọc không hiểu và hiểu sai ý nghĩa.
-Hệ thống Hán Tự hay Kanji dùng để ghi nghĩa.
-Hệ thống Bình Gỉa Danh hay Hiragana dùng để ghi âm.
-Hệ thống Phiến Gỉa Danh hay Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Ví dụ Việt Nam thì sẽ phiên âm thành: Be-to-na-mu.
Kính
CT
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên
Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 12 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 5:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính bác TS
-Bộ sách của Châm Vũ Nguyễn Văn Tần có tên đầy đủ là Nhật Bản Sử Lược, xuất bản năm 1959 tại Sài Gòn.
-Còn về 2 từ Man Di thì CT xin bổ túc thêm
-Bờ cỏi TQ thời Tam Đại, khu vực được gọi là Trung Nguyên chỉ bao gồm đất Dự hay Hà Nam (Hạ Thương Châu đều đóng đô ở đây), Phần phía đông và nam Thiểm Tây (Tần), phía Nam Hà Bắc (nước Yên), Phía Tây Sơn Đông (Tề Lỗ), Nam và Trung Sơn Tây (Tấn), đến địa phận An Huy, Tô Bắc là đất Từ, Ngô, Sở, Việt, Tùy thì đã giáp biên Bách Việt rồi. Toàn bộ vùng địa lý trên đều nằm ở mạn bắc sông Dương Tử. Đến đời nhà Hán vùng phía Nam sông Dương Tử cũng còn rất hoang sơ gọi chung là Giang Nam.
Ngoài khu vực Trung Nguyên đó thì gọi là Man Di Nhung Địch.
-Man là người ở phía Nam Ngô Sở. Chữ Man có bộ trùng và 2 chữ ty (tơ) nên có thể nghề quay tơ dệt lụa trồng dâu nuôi tằm đã thịnh ở phương Nam. Văn Minh nông nghiệp có lẻ đã phát triển. Vùng phía Nam có đồng bằng rộng lớn thuận lợi cho canh nông phát triển.
-Di là chỉ người ở phía Đông Trung Nguyên gồm có vùng bán đảo Sơn Đông, bắc bộ Hà Bắc, Liêu Đông, ven biển Giang Tô, Nhật Bản, Cao Ly. Chữ Di có bộ Cung chủ đạo, nên có thể những người vùng Di lúc đó đang ở giai đoạn săn bắn hái lượm, trình độ còn thấp. Vùng phía Đông này có các dãy núi Thái Sơn, Trường Bạch lâm sản dồi dào thuận tiện cho việc săn bắn.
-Địch là chỉ người ở phía Bắc Trung Nguyên gồm có vùng Nội Mông Cổ, Mông Cổ, Nhiệt Hà, Ninh Hạ, Bắc Sơn Tây...Chữ Địch có bộ Khuyển, có thể người Địch đang ở giai đoạn văn hóa Du Mục, chăn nuôi. Vùng phía bắc là thảo nguyên mênh mông, thích hợp cho du mục.
-Nhung là chỉ người ở phía Tây Trung Nguyên gồm có Cam Túc, Tây Vực...Trong chữ Nhung có bộ qua là cây giáo. Nên có thể các dân tộc miền Tây này hay gây chiến tranh (Một giống người Nhung cũng làm sụp đổ nhà Hạ, Nhà Chu cũng phát tích từ phía Tây, người Khuyển Nhung làm sụp đổ nhà Tây Chu). Ngoài ra phía Tây cũng còn là cửa ngõ giao lưu văn hóa và thông thương với các xứ Thiên Trúc, Tây Vức, Ba Tư, A Phú Hãn...thông qua con đường tơ lụa sơ khai, nên các sắc dân Nhung cũng theo nghề buôn mà nghề buôn thời đó thì phải có vũ trang để chống lại giặc cướp.
Vài dòng cùng bác
Kính
CT
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên
Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 13 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 6:06pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trong mấy thiên đầu kinh Thư chữ “Viết” cũng đọc và viết là “Việt”. “Viết nhược kê cổ” cũng là “Việt nhược kê cổ”
====================================================
Về điểm này thì CT xin bổ túc như sau:
-Chữ Viết là 1 điểm ngữ pháp cổ, ngày nay không ai dùng nữa, kể cả trong văn viết. Nghĩa của nó tương tự chữ "That" trong tiếng Anh. Lần dùng thứ 1 có thể là Tử Viết (Thầy nói rằng), lần dùng thứ hai thì thường là "hựu viết" (Lại nói rằng). Có khi bỏ hẳn chủ ngữ để nói vấn đề chung chung hay khi mà chủ ngữ đã được hiểu ngầm (Tam Tự Kinh có nhiều loại câu này lắm). Ngoài ra không riêng gì chữ Hán cổ, mà ngay cả tiếng Nhật hiện đại, trong văn nói cũng ít dùng đến chủ ngữ. Chủ ngữ chỉ xuất hiện vài lần đầu thôi, sau đó thì rất ít dùng. Ai mà dùng chủ ngữ nhiều thì người Nhật biết ngay đó là người nước ngoài.
-Hình dáng của chữ Viết (rất mong bạn Ngọc Phong paste dùm cái chữ Viết lên) giống y chang như chữ "Nhật" có 4 nét nhưng viết bè bè ra.
-Giữa chữ Viết và chữ Việt, theo ý kiến cá nhân CT, không có liên hệ gì với nhau hết. Vì chữ Việt được viết khác hoàn toàn theo bộ Tẩu nghĩa là chạy. Dù viết theo lối cổ, lối kim, lối chân, lối khải, lối triện, lối khoa đẩu, lối thảo thì cũng không thể có 1 chút gì na ná nhau được. Chỉ là hiện tượng gần âm.
-Nhưng có đến 2 chữ Việt mà mình cần quan tâm:
-Chữ Việt 1: là chữ Việt trong Việt Nam, có nghĩa là vượt hoặc lưỡi búa. Chữ này cũng là tên của nước Việt của Câu Tiễn, cũng là tên của Bách Việt.
-Chữ Việt 2: viết khác chữ Việt đó, chỉ có 1 nghĩa duy nhất là chỉ người tỉnh Quảng Đông và tiếng Quảng Đông. Hình thế chữ Việt này na ná giống chữ Áo là: "góc trong cùng", trong chữ Việt này có chữ Mễ là gạo (Văn minh nông nghiệp).
-Vậy thì chữ Việt 2 từ đâu mà có? Có liên hệ gì đến chữ Việt 1? Cái nào dùng trước, cái nào dùng sao? Tại sao nó chỉ có 1 nghĩa đặc định cho 1 khu vực, 1 nhóm người? Nguyên tắc chế thêm chữ của Hán cho những danh từ mới, khái niệm mới là: Lấy 1 chữ đồng âm, rồi thêm 1 bộ gì đó vào. Thí dụ như những từ mới liên quan đến hóa học: Kali, Mangan, Nhôm...đều dùng cách này. Những từ chế theo cách này đều mang tính chuyên môn, thường chỉ có duy nhất 1 nghĩa, rất khó học, khó nhớ, học chữ nào biết chữ đó thôi. Điều này các anh biết chữ Hán trong đây đều rõ.
-Thế nhưng tại sao người ta không chế chữ Việt 2 từ chữ Việt 1 hoặc ngược lại? Tại sao chữ Việt 1 lại vừa là danh từ, vừa là động từ, vừa là tính từ, còn chữ Việt 2 chỉ có duy nhất 1 nghĩa? Tại sao hình dáng khác nhau hoàn toàn? CT đặt vấn đề nhưng chưa đủ vốn để giải quyết.
-Còn vấn đề liên hệ văn hóa giữa Man Di và Trung Nguyên. CT nghĩ cần làm thống kê trước cái đã. Từ Man xuất hiện rất nhiều trong các thư tịch cổ. Tại sao mình không làm 1 bảng so sánh thống kê xem tần suất xuất hiện của 4 từ Man, Di, Nhung, Địch trong thư tịch cổ TQ là bao nhiêu phần trăm, cái nào nhiều nhất, cái nào xuất hiện trong thư tịch nào? Từ đó mình có thể lập ra 1 phác đồ khả tín về sợi dây chuyển dịch văn hóa.
-CT không nghĩ rằng 1 số từ vựng hay hiện tượng tương đồng của văn hóa này xuất hiện ngay trong văn hóa kia sẽ có tính thuyết phục về sự chuyển dịch văn hóa 2 bên về mặt lí thuyết. Ví dụ như chữ Nam Man từng làm CT dở cười dở khóc.
-Bên Nhật có món ăn gọi là: Chikin-Nanban nghĩa là thịt gà Nam Man (chicken=chikin, Nanban=Nam Man). Nếu mới nghe thì tưởng có sợi dây liên hệ giao lưu văn hóa gì giữa Nhật và Mã Lai từ rất lâu đời (chữ Nam Man giờ này ai mà dùng nữa). Nhưng đến lúc nhìn thì nó là: Thịt gà lăn bột chiên, ăn với nước sốt dấm, thêm mấy miếng khoai lang tây chiên và salad, giống y như fried chicken thui, chứ chẳng có gì khác. Mà món fried-chicken thì ngày xưa ở Á Châu làm gì có. Sau khi đọc được chữ Hán trên thực đơn và biết rằng do người Nhật chế ra gần đây thui mà vẫn dùng từ Nam Man thì không bao giờ CT ăn lại món miệt thị đó.
Kính
CT
Sửa lại bởi Caytre : 13 May 2004 lúc 6:27pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 14 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 7:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
曰 viết (4n)
1 : Rằng, dùng làm lời phát ngữ.
=========================================================
粵 việt (13 n)
• 1 : Bèn. Tiếng mở đầu (phát ngữ). Như việt hữu 粵有 bèn có.
• 2 : Nước Việt, đất Việt, cùng nghĩa như chữ việt 越. Tỉnh Quảng Đông 廣東, Quảng Tây 廣西 nguyên trước là đất của Bách Việt 百粵, nên Tàu họ gọi hai tỉnh ấy là tỉnh Việt.
樾 việt (16n)
1 : Chỗ bóng rợp cuả hai cây rủ xuống gọi là việt, chịu để cho người ta che chở cho gọi là việt ấm 樾蔭, kinh Phật gọi người bố thí cầu cho qua bể khổ gọi là đàn việt 檀越, cũng có khi viết chữ việt này 樾.
鉞 việt (13n)
• 1 : Cái búa lớn.
• 2 : Sao Việt.
•
越 việt, hoạt (12n)
• 1 : Qua, vượt qua. Như độ lượng tương việt 度量相越 độ lượng cùng khác nhau. Sự ǵ quá lắm cũng gọi là việt.
• 2 : Rơi đổ. Như vẫn việt 隕越 xô đổ, nói việc hỏng mất.
• 3 : Tan, phát dương ra. Như tinh thần phóng việt 精神放越 tinh thần phát dương ra, thanh âm thanh việt 聲音清越 tiếng tăm trong mà tan ra. Tục gọi lá cờ phấp phới, bóng sáng lập ḷe là việt cả.
• 4 : Nước Việt, đất Việt.
• 5 : Giống Việt, ngày xưa các vùng Giang, Chiết, Mân, Việt đều là nói của giống Việt ở gọi là Bách Việt 百越. Như giống Âu Việt 甌越 th́ ở Chiết Giang 浙江, Mân Việt 閩越 th́ ở Phúc Kiến 福建, Dương Việt 陽越 th́ ở Giang Tây 江西, Nam Việt 南越 th́ ở Quảng Đông 廣東, Lạc Việt 駱越 th́ ở nước ta, đều là Bách Việt cả, có khi viết là 粵.
• 6 : Một âm là hoạt cái lỗ dưới đàn sắt.
Sửa lại bởi chindonco : 13 May 2004 lúc 7:20pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Caytre Hội viên
Đă tham gia: 22 January 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1441
|
Msg 15 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 8:03pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cám ơn anh CDC rất là nhiều.
Chữ Việt 1 mà CT nói đến là: 越 việt, hoạt (12n)
Chữ Việt 2 là: 粵 việt (13 n)
-2 chữ Việt này nghĩa gần nhau nhưng cách viết khác nhau hoàn toàn, lí do vì sao? Cần thời gian để tìm hiểu. Tài liệu trong tay CT chưa đủ làm chuyên khảo sự khác nhau này. Chắc phải có dịp đi Bắc Kinh vào thư viện mới tra ra. Không biết chú VDTT có ý kiến gì về sự khác biệt này không ạh?
-Chữ Viết: 曰 viết (4n), cái này là chữ Nhật, chữ Viết giống y chang như vậy, nhưng bè ra 1 chút, mập mập lùn lùn.
Kính
CT
|
Quay trở về đầu |
|
|
khucthanhgiang Hội viên
Đă tham gia: 05 August 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 489
|
Msg 16 of 50: Đă gửi: 13 May 2004 lúc 8:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Caytre đă viết:
-Tên Phù Tang là do TQ đặt cho Nhật về truyền thuyết cây dâu khổng lồ ở Đông Hải. C̣n bản thân người Nhật th́ không cho họ là Phù Tang, ngay cả từ Nhật Bản cũng chỉ 1 khu vực lănh thổ chứ không chỉ dân tộc. Người Nhật tự nhận ḿnh là người Yamato = Đại Ḥa (Cách đọc 1) hay Gia Mă Đài (Cách đọc 2). Tên rất xưa của nước Nhật là Gia Mă Đài Quốc.
|
|
|
Cám ơn Bác Thiên Sứ đặt câu hỏi và cám ơn Thất Ca giải thích tên Phù Tang . KTG lúc trước không hiểu cứ dùng hai chử Phù Tang tiêu biểu cho xứ sở Hoa Anh Đào (Nhật Bản ).Nay hiểu rồi sẻ thận trọng khi dùng hai tiếng Phù Tang .
|
Quay trở về đầu |
|
|
chindonco Trợ Giáo
Đă tham gia: 28 March 2003 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 5248
|
Msg 17 of 50: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 1:28am | Đă lưu IP
|
|
|
日 nhật (4n)
曰 viết (4n)
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 18 of 50: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 6:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Rất cảm ơn Cây Tre và Chin Đông Cô cung cấp tư liệu. Tôi đă chép lại để tham khảo và t́m hiểu thêm.(Máy của tôi ko hiện chữ Tàu trong bài viết của Chin Đông Cô)
Thực ra Giáo sư Lương Kim Định có viết 4 chữ Hán "Việt nhược kê cổ". Nhưng v́ tôi ko biết làm thế nào đưa lên.
Lại phải nhờ đến "Cũng cần có nhau" giúp đỡ bỉ phu vậy. Đưa được chữ này lên th́ anh em cùng mổ sẻ.
Chân thành cảm ơn anh em.
Thân
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
soida Hội viên
Đă tham gia: 29 August 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 321
|
Msg 19 of 50: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 10:44am | Đă lưu IP
|
|
|
Hihi Sao anh TSứ bây giờ thơ văn lăng mạn quá vậy. Lại c̣n nói xéo thằng em nữa. Cái vụ viết chữ Hán lên đây th́ chắc là không có ǵ khó. Để hôm nào em sang Pháp sẽ ghé anh
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 20 of 50: Đă gửi: 14 May 2004 lúc 9:03pm | Đă lưu IP
|
|
|
SoiDa thân mến!
Có sang Pháp th́ sang nhanh lên đi! Bỉ phu có trà từ thời Hùng Vương để lại chờ chú em đây(Trà ngon thật và cả cuốn sách có tựa là: "Trà thời Hùng Vương". Ghê chưa?). Bỉ phu c̣n phần y phục thời Hùng Vương phục chế nữa; Lúc này rất "cần có nhau". Hi!
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|