Tác giả |
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 41 of 73: Đă gửi: 27 July 2009 lúc 10:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Hăy luôn luôn nhớ rằng tất cả những điều này đều là những vấn đề được hiểu biết trực tiếp và chắc chắn đối với những ai có thói quen nghiên cứu nó, mặc dù đối với thế giới nó có vẻ như chỉ là một lư thuyết; nhưng ngay cả một người đến với vấn đề lần đầu tiên hẳn cũng nhận thấy chắc chắn rằng khi đưa ra điều này chúng ta hoàn toàn không hề đ̣i hỏi niềm tin vào một điều kỳ diệu, mà chỉ là kêu gọi sự điều tra về một hệ thống. Các mức độ cao hơn của vật chất kế tiếp nhau có trật tự từ những cái ta đă biết, v́ vậy mặc dù ở một mức độ nào đó mỗi cơi có thể được xem như một thế giới, nhưng đồng thời cũng đúng khi nói rằng thực chất tất cả chính là một thế giới lớn, mà chỉ có thể được nh́n nhận một cách đầy đủ bởi những linh hồn đă phát triển cao.
Để giúp nắm bắt rơ vấn đề này, chúng ta hăy lấy một ví dụ minh họa có thể, mặc dù nó không có thật, giúp ích cho chúng ta như một cách gợi ra những khả năng đầy sửng sốt. Giả sử rằng thay cho nhăn quan mà chúng ta đang sở hữu, ta có một bộ máy quan sát được sắp xếp khác đi một chút. Trong mắt người ta có cả chất rắn và chất lỏng, giả sử rằng cả hai cấp độ vật chất đều có khả năng cảm thụ những ấn tượng riêng biệt, nhưng với mỗi loại chỉ tiếp nhận loại rung động từ vật chất tương ứng với nó ở thế giới bên ngoài. Hơn thế nữa giả sử giữa con người một số sở hữu một loại thị lực và một số khác sở hữu loại c̣n lại. Hăy xem nó sẽ bất toàn một cách kỳ lạ như thế nào trong quan niệm về thế giới mà mỗi loại người đạt được. Tưởng tượng họ đang đứng trên bờ biển, một người chỉ có thể nh́n thấy chất rắn, sẽ hoàn toàn không hay biết ǵ về đại dương đang trải dài trước y, nhưng thay vào đó sẽ nh́n thấy lỗ hổng mênh mông của ḷng biển, với tất cả những sự không đồng đều của nó, và tất cả những loại cá và những cư dân khác, của cái vực sâu thẳm, đối với y đang trôi nổi trong không khí bên trên thung lũng khổng lồ này. Nếu trời có mây chúng sẽ hoàn toàn vô h́nh với y, v́ chúng được tạo thành từ vật chất ở thể lỏng; với y mặt trời sẽ luôn luôn tỏa sáng vào ban ngày, và y sẽ không thể hiểu được tại sao, và khi nào là một ngày âm u đối với chúng ta, nhiệt độ cũng sẽ giảm đi nhiều; nếu đưa một ly nước, nó dường như trống rỗng đối với y.
Trái ngược với điều này là những ǵ xảy ra trước mắt những người chỉ nh́n thấy vật chất ở thể lỏng. Y sẽ thật sự nhận biết về biển, nhưng với y bờ biển và các vách đá không tồn tại; y sẽ nh́n thấy các đám mây rất rơ ràng, nhưng sẽ gần như không thấy ǵ về phong cảnh mà chúng di chuyển trên đó. Trong trường hợp của ly nước y sẽ hoàn toàn có khả năng nh́n thấy h́nh cái ly, nhưng cũng v́ vậy hoàn toàn không thể hiểu được tại sao nước lại giữ h́nh dạng tạo bởi một cái ly vô h́nh một cách thần bí như vậy. Tưởng tượng hai người này ngồi cạnh nhau, mỗi người miêu tả phong cảnh mà y nh́n thấy, và mỗi người hoàn toàn chắc chắn rằng không thể có bất cứ loại nhăn quan nào khác với y trong vũ trụ này, và rằng bất cứ ai tự cho là nh́n thấy bất cứ thứ ǵ nhiều hơn hay khác hơn hẳn nhiên phải là một kẻ mộng tưởng hay một tên dối trá.
Chúng ta có thể mỉm cười trên sự ngờ vực của những người quan sát có tinh thần giả thuyết; nhưng nó thật sự vô cùng khó khăn cho cho những người trung b́nh có thể nhận thức được điều đó tương xứng với cái toàn thể sẽ được nh́n thấy, sức mạnh nhăn quan của y c̣n bất toàn hơn nhiều so với nhăn quan của họ trong tương quan với thế giới khi y nh́n vào nó. Và y cũng mạnh mẽ sẵn sàng ám chỉ rằng những người nh́n thấy nhiều hơn y một chút hẳn phải đang vẽ vời trí tưởng tượng của họ trên những ǵ họ cho là sự thật. Đó là một trong những lầm lạc thường gặp nhất của chúng ta khi cho rằng giới hạn về khả năng của chúng ta cũng đồng thời là giới hạn của tất cả những ǵ có thể được nhận biết. Tuy nhiên chứng cứ khoa học là hoàn toàn không thể tranh căi, và phần vô cùng nhỏ (khi so sánh với toàn thể) của các nhóm rung động mà chúng ta có thể tự ḿnh nh́n hay nghe được là một sự thật không có ǵ để nghi ngờ. Nhà thần nhăn đơn giản chỉ là một người phát triển trong y khả năng đáp ứng với một quăng khác ngoài phạm vi to lớn các rung động thường được nhận biết, và từ đó cho phép y nh́n thấy nhiều hơn về thế giới quanh y so với những người có nhận thức giới hạn hơn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 42 of 73: Đă gửi: 27 July 2009 lúc 12:12pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHƯƠNG IV
CÁC THỂ CỦA CON NGƯỜI
Nếu ta quay sang H́nh II ta sẽ thấy một biểu đồ về các cơi giới trong tự nhiện, và ta cũng sẽ quan sát thấy những cái tên được sử dụng để gọi các phương tiện hay các thể của con người tương ứng với chúng. Điều đáng chú ư là những cái tên được dùng trong tài liệu của theosophy dành cho các cơi cao được lấy từ tiếng Phạn (Sankrit), v́ trong triết học phương Tây chúng ta hăy c̣n chưa có các thuật ngữ dành cho những thế giới bao gồm vật chất ở các trạng thái cao này [1902]. Mỗi một tên trong số này có ư nghĩa đặc biệt của nó, mặc dù trong trường hợp của các cơi cao nó cho thấy chúng ta hiểu biết ít ỏi như thế nào về các trạng thái này.
Niết bàn (Nirvana) trong nhiều thời kỳ là một thuật ngữ được dùng ở phương Đông để truyền đạt ư tưởng về thành tựu tinh thần cao nhất có thể nhận thức được. Đạt đến Niết bàn tức là vượt ra khỏi hàng ngũ nhân loại, đạt đến một mức độ an tịnh và phúc lạc vượt trên sự hiểu biết phàm trần. Thật tuyệt đối khi mọi thứ trần tục được bỏ lại sau lưng bởi người chí nguyện đă đạt đến vinh quang siêu việt của nó, đến nỗi một số nhà Đông phương học Âu châu thoạt tiên đă phạm phải sai lầm cho rằng nó là một sự hủy diệt hoàn toàn của con người – một quan niệm không thể trái ngược với sự thật hơn được nữa. Đạt đến sự sử dụng đầy đủ ư thức cao quư của trạng thái tinh thần quá ư cao cả này chính là đạt đến mục tiêu của sự tiến hóa của con người trong suốt thời đại (aeon) hay cơ tiến hóa (dispensation) này – trở thành một đạo sư (adept), một người đă vượt hơn con người. Với đa phần nhân loại đông đảo một sự phát triển như vậy sẽ chỉ được đến sau nhiều chu kỳ tiến hóa, nhưng một số ít các linh hồn quyết đoán đă từ chối bị khuất phục bởi các khó khăn, người đạt đến vương quốc thần thánh bằng sự mănh liệt, có thể t́m thấy phần thưởng vinh quang này trong tầm tay trong một khoảng thời gian ngắn hơn nhiều.
Với các trạng thái tâm thức bên trên cơi này ta đương nhiên không biết ǵ cả, trừ việc biết rằng chúng có tồn tại. “Para” có nghĩa “vượt quá”, và “Maha” nghĩa là “to lớn”, v́ vậy tất cả thông tin được truyền đạt bởi tên của các trạng thái này trước tiên là “cơi giới vượt quá Niết bàn”, và thứ hai là “cơi giới lớn hơn vượt quá Niết bàn” – cho thấy rằng những người đă đặt ra những tên gọi này hàng ngàn năm trước không sở hữu nhiều thông tin trực tiếp hơn chúng ta có, cũng như không sở hữu nó, tuyệt vọng trong việc t́m kiếm bất cứ từ ngữ nào có thể bày tỏ được điều đó.
Tên gọi Bồ đề (Buddhi) đă được đặt cho yếu tố (principle) hay bộ phận của con người mà biểu lộ chính nó thông qua vật chất của cơi thứ tư, trong khi cơi trí tuệ là khối cầu hoạt động của cái mà ta gọi là cái trí của con người. Ta thấy rằng cơi này đựa chia làm hai phần, được phân biệt bởi một sự khác biệt trong màu sắc và những cái tên “rupa” và “Arupa”, có nghĩa lần lượt là “có h́nh dạng” (sắc) và “không có h́nh dạng” (vô sắc). Những cái tên này được dùng để chỉ một đặc tính nhất định của vật chất cơi này; ở phần thấp của nó vật chất rất sẵn sàng bị nhào nặn bởi tác động của tư tưởng con người thành các h́nh dạng nhất định, trong khi trên phần cao hơn điều này không xảy ra, mà các tư tưởng trừu tượng hơn trên cấp độ đó biểu lộ chính nó trong mắt của nhà thần nhăn như những tia chớp hay những luồng. Một bản miêu tả đầy đủ hơn về vấn đề này sẽ được t́m thấy trong quyển Thought forms, trong đó có vẽ nhiều h́nh dạng thú vị tạo ra bởi hoạt động của tư tưởng và cảm xúc.
NN muốn nói thêm một chút về 2 đặc tính có h́nh dạng và không h́nh dạng của cơi trí tuệ. Ta hăy nghĩ về khái niệm “tam giác”, khi đó ta sẽ có khoảng vài mức độ của trí tuệ như sau. Ở cơi trần, bộ năo chỉ dùng từ ngữ là “tam giác”, ngoài ra không hiểu hơn ǵ cả. Ở cơi hạ thiên, tức cơi trời vô sắc, ư niệm tam giác được chuyển thành một hoặc nhiều h́nh tam giác lơ lửng quanh người suy nghĩ. Ở cơi thượng thiên, ư niệm này hoàn toàn trừu tượng và không c̣n h́nh dạng ǵ. NN cho rằng đây cũng là thứ tự các bước mà con người có ư niệm về một thứ ǵ đó, từ cụ thể đến trừu tượng (chưa nói đến vai tṛ của linh hồn trong quá tŕnh này). Tất nhiên ở đây ta bỏ qua mức độ cảm xúc nơi cơi trung giới có thể sẽ có nếu ta suy nghĩ những điều khác.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 43 of 73: Đă gửi: 27 July 2009 lúc 11:47pm | Đă lưu IP
|
|
|
Cái tên “astral” không phải do chúng tôi lựa chọn; chúng tôi thừa hưởng nó từ các nhà giả kim thời trung cổ. Nó có nghĩa là “sáng như sao”, và có vẻ như được dùng cho vật chất của cơi kế tiếp phía trên cơi trần bởi vẻ ngoài sáng chói có liên hệ với tốc độ rung động mau chóng của nó. Cơi trung giới là thế giới của t́nh cảm, cảm xúc và cảm giác; và thông qua thể của một người trên cơi này mà tất cả các cảm nhận của y biểu lộ trước nhà nghiên cứu có thần nhăn. Thể cảm xúc của một người v́ vậy không ngừng thay đổi h́nh dạng khi các cảm xúc của y thay đổi, chúng ta sẽ sớm xem xét một cách chi tiết hơn.
Trong các tài liệu của chúng ta các màu sắc nào đó đă được sử dụng để đại diện cho mỗi một cơi giới thấp, dựa theo một bảng màu được Bà Blavatsky đưa ra trong tác phẩm bất hủ của bà The Secret Doctrine; [Adyar Edition, Vol. 5.] nhưng cần hiểu rơ rằng những màu sắc này chỉ được dùng như những dấu hiệu phân biệt – có nghĩa là chúng đơn thuần mang tính biểu tượng, và không hề có ngụ ư về một sự trội hơn của một màu riêng trong cơi giới mà nó được dùng. Tất cả mọi màu sắc đă biết, và nhiều màu hiện tại ta chưa biết tới, tồn tại trên mỗi cơi cao của tự nhiên này; nhưng khi ta tiến từ một cơi lên một cơi khác, ta nhận thấy chúng ngày càng thanh nhă và rực rỡ hơn, v́ vậy chúng có thể được miêu tả như các quăng màu cao hơn. Một cố gắng được thực hiện để biểu thị điều này trong các h́nh minh họa của chúng ta về các thể khác nhau tương thích với các cơi giới này, ta sẽ xem xét chúng về sau.
Cần lưu ư rằng số lượng các cơi là bảy, và mỗi cơi trong đó lại chia làm bảy cơi phụ. Con số bảy này vẫn luôn được xem là con số thiêng liêng và huyền bí, bởi nó được t́m thấy nằm bên dưới của nhiều sự biểu lộ. Trong các cơi thấp nằm trong tầm nghiên cứu của chúng ta sự chia làm bảy được biểu hiện rất rơ rệt; và tất cả những dấu hiệu dường như chứng thực cho giả thuyết rằng ở các cơi cao hiện c̣n nằm ngoài khả năng quan sát trực tiếp của chúng ta cũng có một sự sắp đặt tương tự, có tính đến sự khác biệt của các trạng thái.
Khi một người học cách hoạt động trong các loại vật chất cao này, y nhận thấy các hạn chế của đời sống thấp đă bị vượt qua, và từng cái một được loại bỏ đi. Y nhận thấy ḿnh trong một thế giới với nhiều chiều đo, thay v́ chỉ là ba chiều; và riêng sự thật đă đó mở ra một loạt những khả năng hoàn toàn mới mẻ theo nhiều hướng. Việc nghiên cứu những chiều đo thêm vào này là một trong những điều mê hoặc nhất có thể tưởng tượng được. Trừ khi thật sự đạt được thị lực nơi các cơi giới khác, ta không có cách nào để có thể đạt được một nhận thức rơ ràng về đời sống cơi trung giới hơn là bằng cách nghiên cứu về chiều đo thứ tư.
Mục đích của tôi lúc này không phải là miêu tả tất cả những ǵ đạt được với sự mở rộng tâm thức tuyệt vời thuộc về các cơi cao này – thực tế, tôi đă làm điều đó ở một mức nào đó trong một quyển sách trước đó. Vào lúc này ta chỉ cần đề cập đến một hướng nghiên cứu duy nhất – liên quan đến sự cấu tạo của con người, và y đă trở thành một người như hiện nay như thế nào.
Ta có thể thu được lịch sử quá tŕnh tiến hóa trước đó của một người bằng cách khảo sát các kư ảnh (records) không thể xóa được của quá khứ mà từ đó có thể thu lại và chuyển đến đôi mắt của trí tuệ tất cả những ǵ đă xảy ra từ lúc thái dương hệ này bắt đầu xuất hiện; từ đó người quan sát có thể nh́n thấy mọi thứ như thể y đă có mặt ở đó khi nó xảy ra, với lợi thế to lớn thêm vào là khả năng giữ lại bất cứ cảnh tượng đơn lẻ nào cần được xem xét tỉ mỉ, hay trong chốc lát xem qua các sự kiện của cả một thế kỷ nếu muốn. Sự phản chiếu phi thường của trí nhớ thiêng liêng này không thể được khảo sát một cách chắc chắn thấp hơn cơi thượng giới, v́ vậy để có thể đọc được lịch sử quá khứ này người học viên tối thiểu cần phải học cách sử dụng các giác quan thể trí một cách tự do; và nếu y may mắn đến mức có thể điều khiển thể nguyên nhân (causal body) c̣n cao cấp hơn, công việc của y sẽ trở nên dễ dàng hơn. Vấn đề về các kư ảnh này đă được tŕnh bày đầy đủ hơn trong Chương VII của quyển sách nhỏ Claivoyance của tôi, trong đó người đọc có thể tham khảo một cách chi tiết hơn.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 44 of 73: Đă gửi: 28 July 2009 lúc 1:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Với các bạn chưa tiếp xúc lâu với theosophy, các bạn nên đọc kỹ các sách trong www.thongthienhoc.com, và đặc biệt là chương V quyển Thông Thiên Học giảng lược (chú ư là trên đầu chương có 1 cái khung ghi tên các cơi), và quyển Học cơ tiến hóa (chú ư h́nh ở trang 8 sẽ thấy tương quan 7 thể con người và 7 cơi). Các bạn cũng nên đọc thêm quyển The seven Principles of Man.
NN tóm tắt sơ cái h́nh trong quyển Học cơ tiến hóa, với các cơi và các thể tương ứng
7 – Mahaparanirvanic plane:
6 – Paranirvanic plane: Monad (Chơn Thần, đơn vị tâm thức của con người) ở nơi đây.
(2 cơi trên cùng này cũng có 2 thể khác để dùng, nhưng chỉ có những vị đă đạt Niết bàn mới biết, ta không cần biết làm ǵ)
5 – Nirvanic plane: Atma, hay Spirit (Tinh Thần), trong quyển Thông Thiên Học giảng lược dịch là Anh linh và ghi sai rằng nó ở cơi Đại Niết Bàn (những chỗ mâu thuẫn các bạn nên đọc sách tiếng Anh để kiểm tra lại). Atma nằm ở cơi Niết Bàn.
4 – Buddic plane: Thể Bồ Đề, Thể trực giác, Buddhic body hay Intuitional body.
3 – Mental plane:
+ Thượng thiên: Thượng trí (Higher mind), Thể nguyên nhân hay Nghiệp thân (Causal body) c̣n gọi là A lại da thức. Linh hồn đa phần nhân loại cũng ngụ tại đây.
+ Hạ thiên: Hạ trí (Lower mind), hay đơn giản là Thể trí (Mental body) khi không phân biệt thượng - hạ, lúc đó thượng trí được gọi là causal body.
2 – Astral plane: Thể cảm xúc (Emotional body, Astral body) c̣n gọi là cái Vía.
1 – Physical Plane:
+ thể ête (etheric body, etheric double) hay thể kinh mạch, thể phách, thể sinh lực (vital body). + thân xác đặc.
Sửa lại bởi nickname : 28 July 2009 lúc 1:28am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 45 of 73: Đă gửi: 29 July 2009 lúc 11:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
CHƯƠNG V
TAM VỊ NHẤT THỂ (THE TRINITY)
CHÚNG TA ngay bây giờ phải cố gắng t́m hiểu cách thức mà con người đă xuất hiện trong hệ thống phi thường của các cơi giới tự nhiên này, và để làm được điều đó ta sẽ nhận thấy chúng ta buộc phải dạo chơi trong lănh địa của khoa thần học.
Khi ta nghiên cứu các kư ảnh này để khám phá nguồn gốc của con người, ta thấy những ǵ? Ta thấy rằng con người là kết quả của một cơ tiến hóa phức tạp và đẹp đẽ, và rằng trong con người có ba luồng sinh khí thiêng liêng có thể được gọi là đồng quy. Một trong những thánh kinh thiêng liêng của thế giới nói rằng Chúa Trời tạo ra con người trong chính h́nh ảnh của Ngài – một phát biểu mà, khi được hiểu đúng, sẽ được nh́n nhận như một chân lư huyền bí vĩ đại. Các tôn giáo tán thành việc miêu tả Thượng Đế có ba ngôi trong sự biểu lộ của Ngài, và ta sẽ thấy rằng linh hồn của con người cũng có ba trạng thái.
Ta sẽ, dĩ nhiên, hiểu rằng lúc này đây ta không nói về Đấng Tuyệt Đối, Đấng Tối Cao, và Đấng Vô Hạn (v́ với Ngài tự nhiên ta không thể biết được điều ǵ, ngoại trừ có Ngài), mà là sự Biểu lộ huy hoàng của Ngài, Lực Dẫn Đường vĩ đại hay Thượng Đế (Deity) của chính thái dương hệ của chúng ta – người mà trong triết học của chúng ta gọi là Thượng Đế (Logos) của hệ thống này. Tất cả những ǵ chúng ta từng được nghe khẳng định về Thượng Đế đều đúng cả – tất cả những ǵ tốt đẹp, t́nh thương, trí tuệ, tính kiên nhẫn và ḷng trắc ẩn, sự toàn giác, toàn hiện, toàn năng – tất cả những điều này, và c̣n nhiều hơn nữa, đều đúng với Đức Thái Dương Thượng Đế, trong người, thật vậy, chúng ta sống và hoạt động và hiện hữu. Chứng cứ rơ ràng về hoạt động và mục đích của Ngài có ở quanh ta trên mọi khía cảnh khi ta học hỏi về sự sống nơi các cơi cao.
Khi Ngài tự biểu lộ với chúng ta qua công việc của Ngài, Đức Thái Dương Thượng Đế rơ ràng có ba ngôi – tuy ba mà một, một tôn giáo từ lâu rồi đă nói với chúng ta điều này.
Rơ ràng là không thể nào mô tả được sự biểu lộ thiêng liêng này bằng bất cứ cách nào, v́ nó hoàn toàn tất yếu nằm ngoài khả năng cả mô tả lẫn nhận thức của chúng ta, tuy nhiên có lẽ một phần nhỏ của sự vận hành của nó có thể được nắm bắt đến một mức nào đó bằng cách dùng các biểu tượng đơn giản nhất định, như đă được dùng trong h́nh II (các bạn có thể xem H́nh II rơ hơn trong quyển Học cơ tiến hóa mà nn đă để link). Ta thấy rằng trên cơi thứ bảy hay cơi cao nhất của hệ thống chúng ta sự biểu lộ ba ngôi của Thượng Đế được tượng trưng bởi ba ṿng tṛn, đại diện cho ba mặt của Ngài. Mỗi khía cạnh này dường như có đặc tính và sức mạnh của riêng nó. Trong Khía Cạnh Thứ Nhất Ngài không biểu lộ Chính Ngài trên bất cứ cơi nào dưới cơi cao nhất, nhưng trong Khía Cạnh Thứ Hai Ngài giáng xuống cơi thứ sáu, và thu hút quanh Ngài một lớp áo vật chất cơi đó, nhờ đó tạo ra một sự biểu lộ hoàn toàn riêng biệt và thấp hơn của Ngài. Trong Khía Cạnh Thứ Ba Ngài giáng xuống phần trên của cơi thứ năm, và thu hút quanh Chính Ngài vật chất ở mức đó, nhờ đó tạo ra một sự biểu lộ thứ ba. Ta sẽ thấy rằng ba sự biểu lộ này trên các cơi tương ứng của nó hoàn toàn khác biệt nhau, và ta chỉ phải đi theo những con đường đầy dấu vết để thấy rằng ba ngôi tách biệt này tuy vậy thực chất chỉ là các mặt của cái duy nhất. Hoàn toàn tách biệt nhau, khi được xem như những ngôi vị, mỗi người trên cơi giới riêng của ḿnh – hoàn toàn không có liên hệ theo đường chéo, có thể cho là như vậy; tuy nhiên, mỗi người có sự liên hệ trực giao với chính ḿnh trên cấp độ mà ở đó cả ba chỉ là một.
V́ vậy ta thấy một ư nghĩa rất thực trong sự khẳng định của Giáo Hội “rằng ta tôn thờ một Đức Chúa trong Ba Ngôi, và Ba Ngôi trong Hợp Nhất, không lầm lẫn ba ngôi cũng như phân chia cái thực thể” – có nghĩa là, trong đầu không bao giờ lẫn lộn về các công việc và vận động của ba sự biểu lộ riêng biệt, mỗi người trên cơi giới riêng của ngài, tuy vậy không bao giờ dù trong giây lát quên đi Sự Hợp Nhất Đời Đời của “thực thể”, điều nằm ẩn sau tất cả đều nhau trên cơi giới cao nhất.
Sẽ dễ hiểu hơn khi nơi đây ta để ư chính xác ư nghĩa đích thực của từ person (ngôi). Nó được ghép từ hai chữ Latin Per và sona, và do đó có nghĩa là “cái xuyên qua đó giọng nói đă đến” – chiếc mặt nạ đeo bởi người diễn viên La Mă cho biết vai diễn mà y đang đóng vào lúc đó. Từ đó ta rất thích hợp để nói về nhóm các hạ thể tạm thời mà linh hồn khoác lấy như là “phàm ngă” (personality) của y khi giáng phàm. Cũng như vậy những sự biểu lộ này của Đấng Duy Nhất trên các cơi giới khác nhau được h́nh dung đúng đắn như là các ngôi.
Từ đó ta thấy cách mà nó có thể được nói đến : - “Có một ngôi của Cha, một của Con, và một của Đấng Thánh Linh; nhưng Vị Thượng Đế của Cha, của Con và của Thánh Linh chỉ là một – sự ngang hàng vinh quang, sự cùng tồn tại đời đời oai nghi. “Đúng là những sự biểu lộ là riêng biệt, mỗi người trên cơi riêng của ngài, và do đó một người có vẻ thấp hơn người khác; tuy nhiên ta chỉ cần nh́n lại vào cơi thứ bảy để nhận ra rằng “trong Tam vị Nhất thể này không có ai trước hay sau, không ai lớn hay nhỏ hơn ai, mà toàn thể ba Ngôi cùng tồn tại đời đời với nhau và cùng ngang hàng với nhau”. V́ vậy cũng “mỗi Người chính ngài là Thần Thánh và là Chúa”, “và tuy vậy họ không phải ba Chúa, mà chỉ một Thiên Chúa”.
Chương này thật sự rất khó dịch, nếu cảm thấy bối rối các bạn hăy đọc sách tiếng Anh có lẽ sẽ dễ hiểu hơn.
Về 3 Ngôi ta có thể tạm h́nh dung đơn giản rằng Thượng Đế tự phân chia chính ḿnh ra để phụ trách 3 công việc khác nhau nên thực chất chỉ là một người biểu lộ thành ba. NN nói thêm một chút v́ đạo học phương Đông cũng chỉ nói giống như vậy thôi chứ không có khác ǵ. Đấng Tuyệt Đối chưa biểu lộ là Vô Cực, c̣n Đấng Duy Nhất đă biểu lộ chính là Thái Cực. Đồng thời Thái Cực, Lưỡng Nghi, Tứ Tượng chính là 3 ngôi của Đấng Duy Nhất, các bạn có thể tham khảo thêm quyển The Secret Doctrine về vấn đề này. Từ trước đến nay mọi tôn giáo đều dạy về 3 ngôi, Ấn giáo, Phật giáo (A Di Đà, Đại Thế Chí, Quan Thế Âm thực ra là một cách nói tượng trưng cho 3 Ngôi Bi, Trí, Dũng của Thượng Đế), Lăo giáo, Nho giáo, Ai Cập giáo (Osiris, Isis, Horus), Bái Hỏa giáo (Ahuramadza, Asha, Vohumano) … đều vậy.
Sửa lại bởi nickname : 30 July 2009 lúc 7:08am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 46 of 73: Đă gửi: 30 July 2009 lúc 7:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Hăy nh́n xem nhiều phát biểu liên quan đến Khía Cạnh Thứ Hai và sự giáng hạ của Ngài vào vật chất đă trở nên rơ ràng và rực rỡ như thế nào. Có một ư nghĩa khác và rộng răi hơn nhiều về điều này, như ta sẽ thấy trong H́nh III, nhưng ǵ đúng với sự giáng hạ to lớn đó cũng sẽ đúng với điều này, v́ khi ta nghĩ về Khía Cạnh trên cơi cao như là Thượng Đế bản thể (essential Godhead) nhập tinh thần vào sự biểu lộ trong vật chất tương đối thấp hơn, mặc dù vẫn cao hơn khả năng hiểu biết của chúng ta, ta thấy như thế nào là Ngài là “Thượng Đế (God), trong tinh chất (substance) của Cha ngài, sinh ra trước thế gian; nhưng là người, trong tinh chất của Mẹ ngài, sinh ra trong thế gian này”. Bởi khi là một khía cạnh của đấng thiêng liêng Ngài tồn tại trước thái dương hệ này, nhưng sự biểu lộ của Ngài trong vật chất của cơi thứ sáu xảy ra trong suốt đời sống của hệ thống đó.
Trong sách trên anandgholap không có H́nh III, h́nh này nằm trong quyển Vũ Trụ và Con Người của 2 tác giả Nguyễn Văn Huấn và Nguyễn Thị Hai. NN nghĩ h́nh này được chỉnh lại từ h́nh III của ông Leadbeater.
V́ vậy, “dẫu cho ngài là Thượng Đế và Người, nhưng ngài không phải hai, mà chỉ một Đấng Cứu Thế (Christ); một, không phải bằng cách biến đổi Thượng Đế bản thể thành xác thịt, mà là đưa nhân cách vào Thượng Đế”. Một, có nghĩa là, không phải duy nhất v́ Sự Hợp Nhất bản chất, mà bởi sức mạnh huy hoàng thu hút vào Ngài tất cả những ǵ đă đạt được bằng sự giáng hạ vào vật chất thấp hơn. Nhưng điều này đặc biệt thuộc về sự giáng hạ vĩ đại được miêu tả cho chúng ta trong H́nh III.
Sự ly giáo lớn nhất từng xảy ra trong Giáo Hội Cơ Đốc là giữa các nhánh phương Đông và phương Tây, Giáo Hội Hy Lạp và La Mă. Lư lẽ về học thuyết được viện dẫn cho điều đó là sự sửa đổi được cho là làm sai lạc chân lư, với việc đưa vào từ filioque vào Tín Điều (the Creed) tại Hội Đồng Toledo năm 589.
Vấn đề gây tranh căi là liệu Đấng Thánh Linh có xuất phát chỉ từ riêng Cha, hay từ Cha và Con. Biểu đồ của chúng ta cho phép ta hiểu được mấu chốt của tranh căi là ǵ; và hơn nữa, nó cho ta thấy, khá kỳ lạ, là cả hai phe đều đă đúng, và nếu họ từng hiểu rơ vấn đề th́ đă không hề có sự phân ly nào cả.
Giáo Hội La Mă kiên quyết, một cách khá hợp lư, rằng không thể có sự biểu lộ nào trên cơi thứ năm của một Lực được công nhận là đến từ cơi thứ bảy, mà không đi qua trung gian là cơi thứ sáu, v́ vậy họ tuyên bố rằng Ngài xuất phát từ Cha và Con. Giáo Hội Hy Lạp, mặt khác, khẳng định tuyệt đối về sự tách biệt của Ba Sự Biểu Lộ, và hoàn toàn đúng khi phản đối bất cứ lư thuyết về một nguồn gốc biểu lộ (procession) từ Sự Biểu Lộ Thứ Nhất xuyên qua Sự Biểu Lộ Thứ Nh́ điển h́nh như trong biểu đồ của chúng ta nếu ta vẽ một đường chéo xuyên suốt Sự Biểu Lộ Thứ Nhất, Thứ Nh́, và Thứ Ba. Đường đứt nét phía bên phải của H́nh II (các bạn có thể xem H́nh II rơ hơn trong quyển Học cơ tiến hóa mà nn đă để link ở các bài trước), cho thấy cách mà Khía Cạnh Thứ Ba giáng hạ xuyên qua các cơi và cuối cùng biểu lộ trên Cơi Thứ Năm, dĩ nhiên là ch́a khóa cho đường biểu lộ đúng đắn, và sự ḥa hợp hoàn toàn của hai ư niệm mâu thuẫn.
Cách thức kỳ diệu mà trong đó con người được tạo thành từ h́nh ảnh của Thượng Đế có thể được nh́n thấy bằng cách so sánh tính tam phân của linh hồn con người với Tam Vị Nhất Thể trong sự biểu lộ bên trên nó. Đáng kinh ngạc là vật chất lại là những khái niệm chính thống, đoạn văn bản này đă bị diễn dịch theo nghĩa đen như là dùng để chỉ thân xác phàm trần của con người, và được làm cho có nghĩa là Thượng Đế tạo ra cơ thể con người trong một h́nh dạng mà Ngài thấy trước là Đấng Christ sẽ chọn để khoác lấy khi Ngài đến trần gian.
Diễn dịch theo nghĩa đen hay theo cách hiểu của từng người vẫn luôn là sai lầm muôn thuở của tín đồ các tôn giáo, không chỉ riêng Cơ Đốc Giáo.
Một cái nh́n vào H́nh II cho ta thấy ngay lập tức ư nghĩa thực sự của những từ ngữ này. Không phải thân xác trần tục của con người, mà là cấu tạo của linh hồn, mô phỏng với độ chính xác phi thường phương cách biểu lộ Thiêng Liêng. Giống hệt như ba khía cạnh của Đấng Thiêng Liêng được thấy nơi cơi thứ bảy, Tia Lửa Thiêng của tinh thần con người được thấy là có ba phần trong sự xuất hiện của nó trên cơi thứ năm. Trong cả hai trường hợp Khía Cạnh Thứ Nh́ đều có khả năng giáng hạ xuống thấp hơn thêm một cơi nữa, và tự bao bọc chính nó trong vật chất của cơi giới đó; trong cả hai trường hợp Khía Cạnh Thứ Ba đều có khả năng giáng hạ xuống thêm hai cơi nữa và lặp lại quá tŕnh. V́ vậy trong cả hai trường hợp có một Tam Nguyên trong Nhất Nguyên, chia tách trong sự biểu lộ, nhưng vẫn là một trong thực tại đằng sau.
Mỗi người trong ba Khía Cạnh hay Ngôi hay Sự Biểu Lộ của Thượng Đế đóng một vai tṛ đặc biệt trong sự chuẩn bị và phát triển của linh hồn con người. Chúng ta sẽ cố gắng làm sáng tỏ những vai tṛ này với sự giúp đỡ của biểu đồ được đưa ra trong H́nh III. Sự chia ngang chỉ các cơi giới, đúng như trong H́nh II, và ở phía trên ta thấy ba biểu tượng thuộc về chuỗi biểu tượng được mô tả bởi Bà Blavatsky trong quyển The Secret Doctrine. Biểu tượng cao nhất đại diện cho Khía Cạnh Thứ Nhất của Thượng Đế, và chỉ mang một dấu chấm trung tâm, biểu thị sự biểu lộ nguyên thủy trong hệ thống của chúng ta. Khía Cạnh Thứ Nh́ của Thượng Đế được biểu tượng bởi một ṿng tṛn phân chia bởi một đường kính, cho biết sự biểu lộ nhị nguyên, luôn luôn liên kết với Ngôi Hai của bất cứ những Tam Thể nào, trong khi ṿng tṛn thấp nhất chứa đựng Chữ Thập Hy Lạp, một trong những biểu tượng thường dùng nhất của Khía Cạnh Thứ Ba.
Sửa lại bởi nickname : 31 July 2009 lúc 9:41pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 47 of 73: Đă gửi: 31 July 2009 lúc 9:45pm | Đă lưu IP
|
|
|
NN up cái h́nh trong quyển Học cơ tiến hóa cho dễ nh́n. Các bạn chú ư, h́nh như ở đây thiếu một ṿng tṛn ở bên phải chữ THIRD, đại diện cho sự biểu lộ của Ngôi Ba trên cơi thứ năm.
CHAPTER VI
THE EARLIER OUTPOURINGS
CHÍNH từ Khía Cạnh Thứ Ba này đă đưa đến hoạt động hướng đến sự tạo thành hệ thống này. Trước hoạt động này không có ǵ tồn tại ngoại trừ trạng thái nguyên tử của vật chất trên mỗi cơi giới của tự nhiên, không có sự tụ tập hay kết hợp nào tạo nên các cơi phụ thấp từ các nguyên tử của mỗi cơi đă được tạo ra. Nhưng trong biển vật chất nguyên thủy (virgin) này (Đức Mẹ Đồng Trinh Maria thực sự) được đổ vào đó Tinh Thần Thiêng Liêng (the Holy Spirit – Chúa Thánh Thần), Người Mang Đến Sự Sống, như Ngài được gọi trong Tín Điều Nicene (the Nicene Creed); và bằng hoạt động của sinh khí huy hoàng của Ngài các đơn vị vật chất được thức tỉnh với các sức mạnh và khả năng mới mẻ về hấp dẫn và xô đẩy, và từ đó sự phân chia các cơi phụ thấp được bắt đầu. Ta thấy điều này được tượng trưng trong biểu đồ bởi một đường giáng hạ từ ṿng tṛn thấp nhất thẳng xuyên qua mọi cơi giới, trở nên rộng hơn và đậm hơn khi nó đi xuống, cho thấy rằng Tinh Thần Thiêng Liêng ngày càng bị che phủ trong vật chất khi nó giáng hạ, cho đến khi nhiều thứ hoàn toàn không c̣n được nh́n nhận như là thiêng liêng nữa. Nhưng dẫu sao sinh lực vẫn c̣n đó, ngay cả khi nó bị giới hạn hoàn toàn trong các h́nh dạng thấp nhất của nó.
Vào trong vật chất đă được truyền sinh khí này, luồng sóng sinh hoạt (out-pouring) thứ hai của Sự Sống Thiêng Liêng giáng hạ xuống. Như vậy Ngôi Hai của Tam Thể lấy h́nh thể (form) không phải từ vật chất đơn lẻ ở dạng hoang sơ (“virgin”) hay cằn cỗi này, mà là từ vật chất đă đầy sức sống và rộn ràng với sự sống của Ngôi Ba, v́ vậy cả sự sống và vật chất phủ quanh Ngài như một vỏ bọc, và như thế thật sự Ngài là “hiện thân của Chúa Thánh Thần và Mary Đồng Trinh”, đó là bản dịch đúng đắn của một đoạn văn nổi bật trong tín điều của Kitô Giáo. (Xem quyển The Christian Creed.)
Rất chậm chạp và từng bước ḍng lũ không thể cản này rót xuống xuyên qua các cơi và các giới sinh vật (kingdom: theo nn đây chỉ các giới sinh vật như khoáng thạch, thảo mộc, động vật, con người…), ở tại mỗi cái một thời kỳ tương đương với khoảng thời gian hiện hữu (incarnation) của một dăy hành tinh (planetary chain: các bạn có thể đọc thêm các quyển Học cơ tiến hóa, và Man: Whence, How, and Whither) một thời kỳ mà, nếu đo đạc như cách của chúng ta, sẽ bao gồm nhiều triệu năm. Ḍng tuôn trào này được tượng trưng trong H́nh III bằng một đường mà, bắt đầu từ ṿng tṛn thứ hai, quét xuống phía bên trái của h́nh trái xoan, từ từ đậm dần khi đạt đến điểm thấp nhất (nadir) của nó. Sau khi đi qua điểm đó nó bắt đầu cung hướng thượng và trồi lên xuyên qua cơi hạ giới, trung giới và hạ thiên cho đến khi nó bắt gặp luồng sóng vĩ đại thứ ba, biểu diễn bởi đường đi từ ṿng tṛn cao nhất và tạo thành phía bên phải của h́nh trái xoan lớn. Tại điểm gặp nhau này ta sẽ nói nhiều hơn về sau, nhưng vào lúc này ta hăy chú ư đến cung giáng hạ. Để giúp hiểu rơ hơn về vấn đề này, ta hăy chuyển sang H́nh IV. Biểu đồ này, dù có vẻ hơi khác, thực sự tương ứng rất chặt chẽ với H́nh III; cột các màu khác nhau bên trái đồng nhất với đường cong quét xuống phía bên trái của H́nh III, và tất cả các h́nh chóp tạo nên phần c̣n lại của biểu đồ đơn giản là những h́nh biểu diễn cho đoạn đầu của cung hướng thượng về phía bên phải H́nh III, miêu tả các giai đoạn tiến triển khác nhau của nó.
Plate IV - Involution and Evolution
Sửa lại bởi nickname : 31 July 2009 lúc 9:47pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 48 of 73: Đă gửi: 01 August 2009 lúc 8:43am | Đă lưu IP
|
|
|
Ta sẽ thấy rằng các giai đoạn khác nhau của sự giáng hạ được gọi bằng những cái tên đặc biệt. Nói chung, nó thường được gọi là tinh hoa của chơn thần (monadic essence), nhất là khi chỉ được bao bọc bằng vật chất cơ bản (ultimate) của các cơi khác nhau; nhưng khi trên trên quá tŕnh đi xuống nó truyền sinh lực mạnh mẽ cho vật chất của phần cao cơi thượng giới, nó được biết đến như là Giới Tinh Chất Thứ Nhất (First Elemental Kingdom). Sau khi trải qua hết quăng thời gian của một dăy hành tinh [ở đây có để tham khảo phụ lục nhưng sách trên anandgholap không thấy phần này] trong sự tiến hóa đó, nó giáng hạ xuống cơi mức thấp hơn cùng cơi tức là cơi trời sắc giới, và tại đó nó truyền sinh khí (ensoul) cho Giới Tinh Chất Thứ Nh́ cho suốt thời gian của một dăy hành tinh khác. Thời kỳ kế tiếp của nó xảy ra trên cơi trung giới, nơi nó được gọi là Giới Tinh Chất Thứ Ba, hay thường gọi đơn giản là loài tinh hoa chất (elemental essence) của cơi trung giới. Ở cả hai giai đoạn này nó gắn kết rất mật thiết với con người, v́ nó góp phần rất lớn vào sự cấu tạo các thể của con người, và tác động lên tư tưởng và hành động của họ. Tuy Nhiên, điều này nằm ngoài chủ đề hiện tại của chúng ta, và với sự miêu tả đầy đủ hoạt động này của loài “tinh chất dục vọng” (desire-elemental) và “tinh chất trí tuệ” (mental-elemental) này lên con người độc giả có thể tham khảo các tác phẩm Theosophy khác. Một chương về loài tinh chất dục vọng sẽ được t́m thấy trong quyển The Other Side of Death.
Khi luồng sóng vĩ đại của năng lượng (force) thiêng liêng vĩ đại này đạt đến điểm thấp nhất trong quá tŕnh đă xác định trước của nó, nó ngập ch́m trong vật chất cơi trần; và ở thời kỳ này, và trong một lúc sau khi nó bắt đầu chặng đường đi lên, nó truyền sinh khí (energise or ensoul) cho giới khoáng thạch (mineral kingdom) của dăy hành tinh riêng nơi nó đang xảy ra. Ở giai đoạn này nó thường được gọi là “chơn thần khoáng thạch” (mineral monad), cũng như các gian đoạn tiến hóa sau nó được đặt tên là “chơn thần thảo mộc” và “chơn thần động vật”. Nhưng tất cả những danh hiệu này đều tương đối sai lạc, v́ chúng dường như ngụ ư rằng có một chơn thần vĩ đại truyền sinh khí (animate) toàn bộ giới loài.
Ngay cả khi tinh hoa của chơn thần này đến với chúng ta lần đầu tiên, trong những buổi đầu của các giới tinh chất, nó cũng đă không phải là một chơn thần, mà có nhiều chơn chần – không phải một luồng sinh lực vĩ đại, mà có nhiều ḍng song song nhau, mỗi ḍng mang các đặc tính riêng của nó. Toàn bộ hệ thống hướng đến tăng cường sự đa dạng hóa, và khi những ḍng này giáng hạ từ giới này đến giới khá chúng phân chia và chia tách ngày càng nhỏ ra. Có thể có một điểm trước tất cả sự tiến hóa này mà chúng ta có thể nghĩ rằng các luồng sóng vĩ đại đó là đồng nhất, mặc dù không ai từng nh́n thấy nó ở trạng thái đó; và khi kết thúc giai đoạn tiến hóa vĩ đại đầu tiên cuối cùng nó cũng phân chia thành các cá thể (individuality: linh hồn là một sự phân chia thành cá thể độc lập mà chỉ khi tiến hóa thành người mới có, ở thú vật có một linh hồn lớn cho một nhóm thú, ta sẽ xem xét vấn đề này ở chương kế tiếp), mỗi người là một linh hồn riêng biệt, mặc dù vẫn là một linh hồn chưa phát triển.
Bây giờ tại tất cả những điểm giữa hai cực trạng thái của nó là một cái ǵ đó có tính trung gian; luôn luôn có sự phân chia, nhưng nó chưa đạt đến điểm cá thể hóa. Ta không bao giờ nên quên rằng ta đang làm việc với toàn bộ quá tŕnh tiến hóa của năng lượng truyền sinh khí hay của sự sống, và không phải của h́nh thể bên ngoài; và năng lượng truyền sinh khí này tiến hóa bằng các phẩm chất đạt được trong hiện thân ở cơi trần (lhay uân hồi). Trong giới thảo mộc, lấy ví dụ, chúng ta chưa có một linh hồn cho một cái cây, mà là một hồn khóm (group-soul) cho một số lượng cây rất lớn – trong vài trường hợp có thể là cả một loài cây. Trong giới động vật sự phân chia này đă tiến triển xa hơn, và mặc dù trong những dạng thấp của côn trùng nó vẫn c̣n đúng rằng một linh hồn kích hoạt cho nhiều triệu cơ thể, trong trường hợp các loài động vật cao cấp hơn một số khá nhỏ các h́nh thể vật chất là sự biểu lộ của một hồn khóm.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 49 of 73: Đă gửi: 01 August 2009 lúc 10:29am | Đă lưu IP
|
|
|
CHƯƠNG VII
HỒN KHÓM ĐỘNG VẬT
Ư NIỆM về hồn khóm có vẻ lạ thường và khó khăn với nhiều học viên; có lẽ một lối so sáng Đông phương có thể giúp chúng ta hiểu được nó dễ dàng hơn. Họ nói với chúng ta rằng hồn khóm giống như nước trong một cái thùng, khi ta h́nh dung về một cốc nước đầy được lấy từ cái thùng đó, ta sẽ có một h́nh ảnh về hồn khóm của một con vật đơn lẻ. Nước trong ly lúc này hoàn toàn tách biệt với nước trong thùng, và nó lấy h́nh dạng của cái ly chứa nó. Giả sử ta cho vào cái ly đó một lượng chất màu nào đó, th́ nước trong đó sẽ có được một màu sắc riêng biệt của nó; chất màu đó sẽ đại diện cho các phẩm chất phát triển được trong linh hồn tách biệt tạm thời bởi các kinh nghiệm mà nó trải qua.
Cái chết của con vật sẽ được h́nh dung như đổ nước từ trong ly trở lại thùng, khi chất màu sẽ lập tức lan khắp toàn bộ nước trong đó, nhuốm màu nó hơi nhạt. Cũng như vậy, bất cứ phẩm chất nào phát triển được trong suốt đời sống của con vật riêng lẻ sẽ được phân bổ xuyên suốt toàn bộ hồn khóm sau khi nó chết.
Ta sẽ không thể lấy lại cùng ly nước đó ra khỏi thùng, nhưng với mỗi ly đầy được lấy ra sau đó tất yếu sẽ bị nhuộm màu bởi các chất đưa vào đó từ ly đầu tiên. Nếu có thể lấy ra khỏi thùng cùng các phân tử nước đó, để tái tạo lại chính xác ly đầu, điều đó sẽ có nghĩa là một sự đầu thai hoàn toàn; nhưng bởi v́ điều đó là không thể, thay vào đó ta có sự hấp thụ lại của linh hồn tạm thời vào hồn khóm – một quá tŕnh mà trong đó mọi thứ đă đạt được bởi sự tách biệt tạm thời đều được lưu giữ cẩn thận.
Không phải một ly vào một thời điểm, mà là nhiều ly đồng thời được đổ đầy từ mỗi thùng; và mỗi ly đó lại đem về hồn khóm phần phẩm chất phát triển được của riêng nó. V́ thế trong cùng một lúc nhiều phẩm chất được phát triển trong mỗi hồn khóm, và dĩ nhiên biểu lộ chúng như là vốn dĩ thuộc về mọi con vật là hiện thể của nó. Từ đó tạo nên các bản năng xác định mà cùng với nó các sinh vật nhất định được sinh ra. Vịt con, vào khoảnh khắc nó được tự do thoát khỏi quả trứng, t́m đến chỗ nước và có thể bơi không chút sợ hăi, ngay cả khi nó có thể được ấp nở bởi một con gà mái sợ nước, và vô cùng lo lắng khi thấy rằng đứa con của nó lao vào cái mà nó cho là gây ra chết chóc. Nhưng mảnh hồn khóm vận hành thông qua con vịt đó biết rơ từ các kinh nghiệm trước đó rằng nước là nguyên tố tự nhiên, và cái cơ thể nhỏ xíu thực hiện mệnh lệnh đó không chút sợ hăi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 50 of 73: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 7:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Trong suốt thời gian bên trong mỗi hồn khóm xu hướng phân chia ngày càng xa vẫn tiếp tục hoạt động. Nó tự biểu lộ chính nó trong một hiện tượng, mà, mặc dù ở trên một cơi cao, có một sự giống nhau thú vị trong cách phân chia của một tế bào. Trong hồn khóm, nó có thể được h́nh dung như sự truyền sinh khí chói lọi cho một khối vật chất trên cơi thượng giới, một loại màng mỏng không thấy được xuất hiện, chúng ta có thể h́nh dung như là một loại vật chắn dần dần h́nh thành ngang qua cái thùng. Trước tiên nước được lọc xuyên qua tấm chắn này đến một mức này đó, tuy nhiên các ly nước lấy từ một phía của chắn luôn luôn trở về cùng bên đó, v́ vậy nước ở một bên dần dần trở nên khác biệt với bên c̣n lại, và từ đó tấm chắn dần dần đậm đặc hóa và trở nên không thể xuyên qua được, do vậy cuối cùng chúng ta có được hai thùng nước thay v́ một.
Quá tŕnh này cứ lặp lại luôn, cho đến khi ta có được các loài thú bậc cao với số lượng khá nhỏ cơ thể gắn kết với mỗi hồn khóm. Ta thấy rằng sự cá tính hóa (individualization) nâng cao rơ rệt một sinh vật từ giới động vật lên thành con người, chỉ có thể xảy ra trong một số loài thú nhất định. Chỉ trong các loài vật đă được thuần hóa, và cũng không phải là tất cà các loài đó, mà sự cá tính hóa có thể xảy ra. Dĩ nhiên là ta cần phải nhớ rằng chúng ta chỉ vừa mới qua khỏi nửa chặng đường tiến hóa của dăy hành tinh này, và chỉ đến cuối quá tŕnh này giới động vật mới có thể đạt thành con người. Do vậy tất nhiên là bất cứ con vật nào hiện nay đă đạt được hay gần đạt được sự cá tính hóa chắc chắn sẽ tiến bộ hơn đáng kể so với những con khác, và số lượng của các trường hợp đó v́ vậy là rất nhỏ. Tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn xuất hiện, và chúng đặc biệt thú vị đối với chúng ta v́ chúng cho thấy cách chúng ta đă xuất hiện trong quá khứ xa xôi. Giới động vật thuộc dăy mặt trăng (dăy thứ ba), nơi mà khi qua khỏi đó chúng ta đă được cá tính hóa, có tŕnh độ hơi kém hơn giới động vật hiện nay một chút; nhưng nguyên tắc được áp dụng gần như hoàn toàn không thay đổi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 51 of 73: Đă gửi: 28 August 2009 lúc 8:52am | Đă lưu IP
|
|
|
(bỏ qua chương 8,9)
CHƯƠNG X
LUỒNG SÓNG THỨ BA
ĐỂ có thể hiểu được cấu tạo của linh hồn trong con người ta có một yếu tố quan trọng khác cần phải nhắc đến. Đó là luồng sóng thứ ba của sự sống thiêng liêng, đến từ ngôi một của Thượng Đế, và tạo nên bên trong mỗi con người cái “tinh thần (spirit) hướng thượng của con người” tương phản với “tinh thần giáng hạ của thú vật” cái mà, khi được giải thích rơ, có nghĩa là trong khi linh hồn của con thú sau khi chết rót ngược trở lại hồn khóm hay cái khối mà nó thuộc về, tinh thần thiêng liêng trong con người không thể rút trở lại, mà luôn nổi lên về phía đấng thiêg liêng mà từ đó nó đă ra đi. Luồng sóng sinh lực thứ ba này được biểu diễn bởi đường kẻ bên phải H́nh III, và ta sẽ thấy rằng trong trường hợp này luồng sóng không trở nên đậm hơn hay bị vật chất hóa nhiều hơn khi nó đi xuống. Dường như tự nó không thể đi xuống thấp hơn cơi Bồ đề, và ở đó nó lượn lờ như một đám mây lớn, chờ đọi cơ hội để h́nh thành một mối nối với luồng sóng thứ hai, đang chậm răi vươn lên để gặp nó. Mặc dù đám mây này dường như tạo ra một sức thu hút luôn luôn lên những chất bên dưới nó, nhưng sự phát triển tạo ra cơ hội để hợp nhất phải được thực hiện từ bên dưới.
H̀NH 3
Một minh họa này thường được sử dụng ở phương Đông để giúp người mới nhập đạo hiểu được quá tŕnh này là sự tạo thành ṿi rồng. Ở đó ta cũng có một đám mây lượn lờ trên mặt biển, trên những con sóng vẫn luôn h́nh thành và di chuyển. Ngay sau đó có một ngón tay vĩ đại vươn ra từ đám mây, một h́nh nón ngược với hơi nước xoay tít dữ dội. Bên dưới đó là một xoáy nước nhanh chóng h́nh thành trong ḷng đại dương, nhưng thay v́ tạo ra một vùng lơm trên bề mặt của nó, nhưng các xoáy nước thông thường, th́ một h́nh nón xoay nổi lên khỏi mặt nước. Cả hai tiến đến gần nhau đều đặn, cho đến khi chúng đến thật gần khiến lực hút đủ mạnh để nhảy qua khỏi vùng không gian ở giữa, và th́nh ĺnh một cột nước và hơi trộn lẫn thật vĩ đại được h́nh thành ở nơi không có ǵ trước đó.
Cũng với cùng một cách mà hồn khóm của loài thú liên tục đưa các phần của chúng vào ṿng luôn hồi, như những con sóng trên mặt biển, và quá tŕnh sai biệt hóa tiếp tục cho đến khi cuối cùng một trong số những ngọn sóng này nổi lên đủ cao để khiến cho đám mây lơ lửng tạo ra một kết nối giữa chúng, và nhờ đó chúng đem lại một sự sống mới không phải trong đám mây cũng như trong ḷng biển, mà giữa cả hai và thừa hưởng bản chất của ca hai. Như vậy nó được tách ra khỏi hồn khóm mà từ trước đến nay nó là một phần trong đó, và không c̣n quay ngược trở lại ḷng biển nữa.
Bất cứ ai kết bạn với một con thú nuôi thật thông minh cũng sẽ dễ dàng hiểu được điều này xảy ra như thế nào, v́ y sẽ thấy được ḷng tận tụy cao độ mà con vật dành cho người chủ nó yêu quư, và cái nỗ lực trí tuệ lớn lao mà nó thực hiện để hiểu được mệnh lệnh của chủ và làm hài ḷng ông. Rơ ràng là cả trí tuệ lẫn năng lực yêu thương và dâng hiến của con vật sẽ được phát triển mạnh mẽ bởi những nỗ lực này; và thời điểm đó sẽ đến khi mà bằng cách này nó sẽ nâng cao bản thân lên khỏi mức độ chung của hồn khóm mà chắc chắn là nó sẽ thoát khỏi nơi đó, và khi làm như vậy nó trở thành một phương tiện phù hợp cho luồng sóng thứ ba, bởi đặc tính cá nhân (individual) đă được tạo thành cùng với mối nối đó, và đặc tính đó sẽ đi theo nó suốt quá trỉnh tiến hóa riêng trở về lại với đấng thiêng liêng.
Đôi khi người ta hỏi tại sao, nếu bản chất (essence) là thiêng liêng từ lúc đầu, và trở lại với thiêng liêng ở cuối đường – nếu chơn thần (monad) của con người là toàn tri và toàn thiện khi nó bắt đầu chặng đường dài xuyên qua vật chất – nó cần phải đi qua tất cả sự tiến hóa này, gồm cả trong đó bao nhiêu đau thương và sầu khổ, mà cuối cùng lại chỉ để trở về nơi nó đă bắt đầu. Nhưng câu hỏi này được dựa trên một hiểu lầm hoàn toàn về vấn đề. Đôi khi, dù có lẽ không thích hợp, ta nói rằng chơn thần con người xuất phát từ thiêng liêng nó không phải là một chơn thần toàn tri và toàn thiện. Không có sự cá tính hóa trong đó – nó đơn giản chỉ là một khối tinh chất của chơn thần (monadic essence). Sự khác biệt giữa trạng thái của nó đi ra và khi trở về chính xác là giống như giữa một khối vật chất tinh vân tỏa sáng với lại thái dương hệ sau cùng được h́nh thành từ đó. Khối tinh vân th́ đẹp, dĩ nhiên, nhưng không rơ ràng và vô dụng; mặt trời, được tạo thành từ nó bởi quá tŕnh tiến hóa chậm chạp, rót sự sống và nhiệt và ánh sáng cho nhiều thế giới và cư dân của chúng.
Hay chúng ta có thể có một lối so sánh khác. Cơ thể con người được tạo thành bởi hàng vô số các hạt tí hon, và một vài trpng số chúng bị ném ra khỏi đó. Giả sử rằng có thể nào mỗi phân tử đó đi qua nhiều loại h́nh tiến hóa mà nhờ đó đến một lúc chúng trở thành một con người, chúng ta sẽ không nói rằng v́ nó đă là người theo một nghĩa nào đó vào lúc bắt đầu cuộc tiến hóa đó, nên nó chẳng đạt được ǵ thêm khi nó về đến đích. Phần tinh chất đi ra chỉ giống như một lực tuôn ra, dù đó là một lực thiêng liêng; nó trở về dưới dạng của hàng ngàn triệu đạo sư vĩ đại, mỗi vị đều có khả năng tự phát triển thành một Thượng Đế.
Chúng ta sẽ cố gắng diễn đạt quá tŕnh tiến hóa phi thường này đến một mức nào đó với loạt h́nh ảnh minh họa, và mặc dù điều tốt nhất mà chúng ta có thể làm là cố gắng mô tả sự thay đổi diễn ra trong các thể khác nhau của con người khi y phát triển; nhưng hy vọng là vài ư tưởng về quá tŕnh này có thể v́ vậy mà được truyền đạt đến những ai chưa thể nh́n thấy. Có một điển liên quan đến mối nối mà chúng ta đă cố gắng miêu tả cần đến sự giải thích rơ ràng hơn. Một thay đổi kỳ lạ đă xảy ra trong tư thế của tinh chất chơn thần. Qua tất cả những thời kỳ tiến hóa lâu dài trong tất cả những loài trước đó, nó đă luôn luôn là cái nguyên lư truyền sức sống (ensoul) và làm linh hoạt – năng lực ở đằng sau bất cứ h́nh thể (form) nào nó có thể tạm thời sử dụng. Nhưng giờ đây chính cái mà từ trước đến nay vẫn là nguyên lư truyền sự sống đă trở thành cái được truyền sự sống; từ cái tinh chất chơn thần vốn là một phần của hồn khóm thú vật nay được cấu tạo thành nghiệp thân (causal body) – một dạng h́nh trứng lộng lẫy đầy ánh sáng sinh động, vào trong cái ánh sáng và sự sống c̣n huy hoàng hơn từ phía trên nay đă giáng xuống, và bằng cách đó mà đời sống cao hơn đă sinh ra và biểu lộ chính nó như một cá thể người.
Không ai nên nghĩ rằng đó là một mục tiêu không đáng để đạt đến như là kết quả của một sự tiến hóa lâu dài và chán nản, để trở thành một thể của luồng sóng cuối cùng và vĩ đại nhất này của Tinh Thần thiêng liêng; v́ ta phải nhớ rằng không có sự chuẩn bị của thể này để hoạt động như một đường liên kết, linh hồn (individuality) bất tử của con người không bao giờ có thể xuất hiện được. Không có một mẩu công việc nào từng được thực hiện xuyên qua tất cả những thời kỳ này bị mất đi, và không có ǵ là vô ích. V́ tam thể cao được tạo nên từ đó trở thành một sự hợp nhất siêu việt, “không phải bằng cách biến Thượng Đế thành xác thịt, mà là nâng con người lên thành Thiên Chúa”. Không có quá tŕnh tiến hóa lâu dài đó sự hoàn thiện cuối cùng này sẽ không bao giờ có thể đạt được, đó là con người sẽ vươn lên tầm mức thiêng liêng, và v́ thế mà chính Thượng Đế sẽ trở nên hoàn hảo hơn, trong đó Ngài có trong chính bản thân con cái của Ngài, t́nh yêu cũng chính là cái tinh chất của bản thể thiêng liêng của Ngài, trước tiên đă phung phí lên họ, và giờ đây cùng với họ nó đă quay trở về.
Với những bạn chưa quen th́ có thể nói vắn tắt là: khi con vật tiến hóa đến một mức nhất định, nó sẽ tiếp nhận luồng sóng sinh lực thứ ba từ ngôi một, được cá thể hóa và có một linh hồn riêng cho ḿnh (Chơn Nhơn như trong h́nh vẽ), và trở thành người.
Sửa lại bởi nickname : 28 August 2009 lúc 8:54am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 52 of 73: Đă gửi: 02 October 2009 lúc 9:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
NN thấy có nhiều người phát biểu sai lầm một cách lạ lùng về linh hồn. NN không nghĩ có ai từng học Theosophy lại phạm phải những sai lầm đó, nhưng có lẽ chúng ta cũng nên điểm lại một số vấn đề và phát triển nó thêm một chút.
- Có người cho rằng linh hồn có h́nh hài cụ thể. Điều này rơ ràng là không đúng và NN không tin có sách vở nào có thể ghi chép như vậy được. Linh hồn là một nguyên lư tinh thần chứ không phải vật chất nên tất yếu là nó không có h́nh dạng nào cả.
- Có người lại nói rằng người ta gọi lầm A-lại-da-thức thành linh hồn. Vậy ư người đó là ǵ? Phải chăng chỉ được gọi là A-lại-da-thức chứ không được gọi là linh hồn? Đó có phải là sự câu chấp vào từ ngữ không? Nếu A-lại-da-thức là linh hồn th́ gọi bằng ǵ lại chẳng được? NN thật sự không hiểu ư này. C̣n nếu phát biểu đó dùng để nói rằng linh hồn không có thật th́ lại càng phi lư hơn, bởi nếu vậy th́ cũng không có A-lại-da-thức luôn, v́ câu phát biểu đó có ư nghĩa chính xác là cùng một thực thể bị gọi bằng 2 cái tên. Nếu theo ư đó th́ người phát biểu lại tự ḿnh mâu thuẫn với chính ḿnh sao?
Ngoài ra có 1 ư khác cho câu nói đó: tác giả cho rằng A-lại-da-thức có các tính chất a,b,c c̣n linh hồn có các tính chất x,y,z nên nếu người ta gọi nhầm A-lại-da-thức thành linh hồn tức là linh hồn A-lại-da-thức sẽ có tính chất a,b,c chứ không phải x,y,z. Nhưng lư luận này rơ ràng là có tính áp đặt. Bởi lẽ sự khác biệt về tính chất của 2 thứ đă nói rơ rằng người ta không hề lẫn lộn chúng, mà chỉ có tác giả là người lẫn lộn mà thôi. Trừ khi tác giả chứng minh được rằng linh hồn không có các tính chất x,y,z th́ mới có thể phát biểu như vậy, chứ không thể đảo ngược quá tŕnh như ông ta đă làm.
- Vậy linh hồn là ǵ? Quyển The Monad của ông Leadbeater viết rằng Ego hoạt động qua Causal Body được gọi là Soul. Causal Body có nghĩa là “Nghiệp thân”, “Nhân thể” hay “Nơi chứa đựng các nguyên nhân”, và đó chính là A-lại-da-thức như tất cả mọi người học Theosophy đều biết. Ego (tạm gọi là linh hồn chưa biểu lộ) là một nguyên lư tinh thần, khi nó hoạt động ở cơi Higher Mental Plane nó cần phải thu hút vật chất cơi đó để tạo thành Causal Body và hoạt động thông qua đó, cũng giống như ở cơi trần linh hồn hoạt động qua thân xác vậy. Và khi nó biểu lộ nơi cơi giới đó nó được gọi là Soul (tạm gọi là linh hồn biểu lộ). Như vậy mọi thứ được xác định hết sức rạch ṛi, chỉ có những người thiếu hiểu biết mới tự nhầm lẫn và cho rằng người khác cũng sai lầm giống họ.
- Trong Phật giáo, khi được hỏi về vấn đề luân hồi qua các kiếp sống, (NN nghe rằng) Đức Phật đă nói: “Như đi từ làng này qua làng khác vậy”. Rơ ràng trong câu phát biểu đó có một người, và chỉ một, đi suốt qua các kiếp sống cùng với các kinh nghiệm của y, đó chính là linh hồn với túi hành trang A-lại da-thức. Không thể hiểu được người ta nghiên cứu Phật giáo như thế nào lại nói rằng sau khi chết đi người ta chỉ c̣n là một trạng thái nghiệp, chờ duyên dấy lên tái sinh thành một người khác. Câu phát biểu đó có ư nghĩa chính xác là ông A chết đi th́ một thời gian sau tái sinh thành ông B, nó hoàn toàn ngược hẳn với giáo lư của Đức Phật là chỉ có một ông A qua các kiếp sống. Câu phát biểu ông A chết rồi tái sinh thành ông B chứa đựng một sự bất công to lớn khi mà ông B phải gánh chịu tất cả những nghiệp quả xấu xa mà ông A đă gây ra, cũng như ông A có làm ǵ th́ cũng chẳng phải lo v́ ông B sẽ gánh dùm sau đó. Cũng như Đức Phật mà chúng ta có được là công lao tu tập của hàng ngàn vị Bồ tát B1, B2, B3… trong bao nhiêu kiếp chứ Đức Phật chẳng hề lao lực trong bao nhiêu kiếp đó để có được thành tựu như ngày nay. NN hoàn toàn không hiểu tại sao người ta có thể phát biểu những điều như vậy, liệu họ có thật sự suy nghĩ về vấn đề đó chưa, hay cứ thấy giáo lư có vẻ lạ lùng, mới mẻ th́ theo?
C̣n vô số điều ngộ nhận về Phật giáo mà NN hoàn toàn không có đủ thời gian và sức lực để nói hết, các bạn có thể t́m đọc thêm trong các tài liệu Theosophy về vấn đề này.
Sửa lại bởi nickname : 02 October 2009 lúc 9:09pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 53 of 73: Đă gửi: 11 December 2009 lúc 7:30am | Đă lưu IP
|
|
|
Edgar Cayce và cuộc tranh luận về Ether:
http://ventureinward.org/technology/sigmaether.pdf
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 54 of 73: Đă gửi: 16 December 2009 lúc 9:18am | Đă lưu IP
|
|
|
EDGAR CAYCE and the “ETHER” CONTROVERSY
By Rho Sigma
“Bằng sự sẵn sàng thay đổi h́nh mẫu hay quan niệm của ḿnh, nhà khoa học thừa nhận rằng anh không sở hữu sự thật cuối cùng” (Dr. Wernher von Braun)
Sự tiến bộ trong khoa học xuất hiện khi những sự thật mới được phát hiện và sự mâu thuẫn của chúng với cái lư thuyết tương đối và tạm bợ được nhận ra. Sau đó sự thật mới trỗi lên trở nên có thể giải thích được bởi một lư thuyết mới mẻ và rộng răi, và cái cũ bị bỏ đi.
Một giả thuyết có tầm quan trọng cơ bản trong khoa học chính là lư thuyết đầy tranh căi về sự không tồn tại của ether. Thế nhưng, nhiều đoạn sách được đưa ra bởi Edgar Cayce về sau này sử dụng thuật ngữ “ether”, “etheronic” hay các chữ xuất phát từ đó, như một ví dụ trong đoạn văn sau:
Mỗi một atomic force trong một thể xác được tạo thành bởi các phần tử năng lượng dương và âm, thứ mang nó vào cơi trần. These are of the ether [nhấn mạnh bởi tác giả], or atomic foreces, có điện trong môi trường tự nhiên khi chúng tiến vào một cơ sở vật chất cơi trần, hay trở thành vật chất trong khả năng nhận vào hay cho ra.
281-3
Trong khi phát biểu thứ nhất của đoạn văn này có vẻ hoàn toàn đồng ư với khoa học đương thời, rằng tất cả vật chất (“cơi trần”) gồm các nguyên tử, mỗi cái được tạo bởi một nhân dương (proton) và các electron âm – các phần tử điện mà khi được xem xét riêng biệt, thực sự không mang cơ sở vật chất cơi trần – phát biểu thứ hai rơ ràng là trái ngược với lư thuyết hiện tại bởi, dựa theo các định nghĩa của sách giáo khoa, lư thuyết “ether” đă bị bác bỏ bởi thí nghiệm Michelson-Morley năm 1887.
------------------------------------------------------------ ---------------------------------
Rho Sigma, bút hiệu của một nhà khoa học không gian là thành viên của Viện Hàng Không và Vũ trụ Mỹ (AIAA), được liệt vào Who’s Who in Aviation năm 1973.
Sửa lại bởi nickname : 16 December 2009 lúc 9:21am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 55 of 73: Đă gửi: 16 December 2009 lúc 9:22am | Đă lưu IP
|
|
|
Cụ thể hơn cả đoạn văn được đề cập đầu tiên, văn bản sau đây đưa ra một câu trà lời quan trọng cho Câu hỏi số 11, câu hỏi dựa trên một phát biểu trước đó của Edgar Cayce trong trạng thái xuất thần:
Q-11… “Một thiết bị cơ học có thể được dựng nên ở nơi mà một vùng chân không không chứa ether có thể được tạo ra và duy tŕ, từ đó làm dấy nên một lực bay lên; điều này tương tự với lực sử dụng áp lực hướng lên khi không khí được bơm vào một thùng thép trong khi bị d́m xuống bên dưới bề mặt của một môi trường như nước. Lực bay lên này có thể được dùng theo nhiều cách, đặc biệt là trong những thứ được gọi là những con tàu nặng-hơn-không-khí, với kết quả là sự di chuyển trong không gian sẽ có thể không cần đến những đôi cánh hay xăng dầu.” Điều này có đúng không?
A-11. Điều này đúng khi các phần tử được làm cho thật đậm đặc trong thể của chúng để ngăn chặn ether theo đúng nghĩa khỏi xuất hiện, hay thoát xuyên qua nhiều phần tử thường được sử dụng để tạo ra vùng chân không đó… một vật chứa mà trong đó một vùng chân không có thể được tạo ra phải là một phần tử CÔ ĐẶC để ngăn chặn ether đi xuyên qua nguyên tử của chính phần tử đó, như ta nh́n thấy trong một bóng đèn điện, đây KHÔNG phải chân không, chỉ là một phần! [Đoạn văn ở đây đề cập đến chân không bán phần của một bóng đèn điện Chú thích của tác giả] 195-70
Rất rơ ràng là Edgar Cayce sử dụng thuật ngữ “ether” một cách rất thực, rất “vật chất”, và không phải như một lối diễn đạt bóng bẩy! Mối tương phản giữa sự cả quyết của sách giáo khoa hiện hành và lời xác nhận của các đoạn sách của ông Cayce về vấn đề ether đầy tranh căi dẫn đến một kết luận rơ như ban ngày: Một trong hai, hoặc sách giáo khoa hoặc các đoạn sách, phải sai.
Mục đích của bài luận này sẽ là cố gắng làm rơ vấn đề này, một vấn đề đă có nhiều hệ quả kéo dài trong thời đại khủng hoảng năng lượng của chúng ta.
Trong sự ủng hộ một lư thuyết ether đă được phục hồi, các nhà khoa học ngoại quốc nổi tiếng, tất cả những người đă có bằng Tiến sĩ, sẽ được trích dẫn, và nhiều bằng sáng chế sẽ được liệt kê ra, những bằng sáng chế có nội dung bị bỏ qua bởi các sự thật được tŕnh bày trong đó không phù hợp với lư thuyết hiện tại của chúng ta. Tuy nhiên, các khám phá mới xuất hiện, liên tục xô ngă các sai lầm và giả thuyết của quá khứ và đánh đổ những lư thuyết mà chúng ta đă tin tưởng trước đó. Chúng ta vẫn ṃ mẫm t́m kiếm sự thật như đă làm vào 2000, hay 200, hay 2 năm trước. V́ vậy không ngạc nhiên khi Tiến sĩ Wolfgang K.H. Panofsky, chủ tịch Hội Vật Lư Mỹ, phát biểu gần đây rằng các phát hiện ở các pḥng thí nghiệm Stanford đă đưa đến một “trạng thái rối rắm cực độ” trong thế giới vật lư. Với điều này trong đầu, những ǵ tŕnh bày trong các trang sau sẽ được xem xét đến.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 56 of 73: Đă gửi: 19 December 2009 lúc 8:23am | Đă lưu IP
|
|
|
Lịch sử phát triển của Lư thuyết Ether
Thuật ngữ “ether” bắt nguồn từ tên gọi mà Aristolte dành cho nguyên tố thứ năm, mà ông nghĩ là thứ tạo nên các tầng trời và tất cả những vật thể bên ngoài khí quyển của trái đất. Bốn nguyên tố kia là lửa, nước, đất và không khí, vànhững nguyên tố này giới hạn ở trái đất. Làn sóng các nhà vật lư trước đây đặt ra một “ether” lấp đầy không gian và tất cả những vật chất trong suốt. Ánh sáng gồm các sóng trong ether này, nó chuyển ánh sáng qua cả chân không và từ đó được gọi là “ether” truyền ánh sáng.(1)
James Clerk-Maxwell định nghĩa ether là “một loại vật chất tinh vi hơn các vật thể hữu h́nh, được cho là tồn tại trong các phần của không gian hoàn toàn trống rỗng”. Newton dùng thuật ngữ này cho một dung môi lấp đầy không gian, kể cả không gian bị choán chỗ bởi vật chất; v́ với ông ether chắc chắn phải thấu nhập giữa các nguyên tử, trong các lỗ trống của nguyên tử. Clerk-Maxwell tóm tắt lại với một ư kiến: “Bất kể những khó khăn mà chúng có thể gặp phải trong việc tạo ra một khái niệm vững chắc về aether, ta không nghi ngờ ǵ rằng không gian giữa các hành tinh và các cḥm sao không trống rỗng, mà được lấp đầy bởi một loại vật chất hay vật thể, mà hiển nhiên là vật thể lớn nhất, và cơ lẽ là đồng dạng nhất trong tất cả những ǵ mà chúng ta biết được.”(2)
Tuy nhiên, khái niệm về ether hoàn toàn không phải chỉ là một giả thuyết của các nhà khoa học thể kỷ 19. Nhiều nhà khoa học hiện đại, trong đó có Tydal, Bertrand Russell, C.W. Richardson, Carl F. Crafft, và Ngài Arthur Eddington, đă xác quyết sự tin tưởng của họ về sự tồn tại của ether.
Thí nghiệm chứng minh hay bác bỏ sự tồn tại của nó đă được dựa trên một giả định, một giả định sai lầm mà chúng ta sẽ xem xét. Người ta đă tin rằng ether bất động và trái đất di chuyển xuyên qua nó. Một tia sáng truyền đi theo chiều chuyển động của trái đất do đó phải đi nhanh hơn tia sáng truyền thẳng góc với nó. Hai tia sáng đó phải lệch pha với nhau và cho ra các vân giao thoa. Thí nghiệm đầu tiên của Albert A. Michelson vào năm 1881 không cho thấy có vân giao thoa nào; cũng như lần thí nghiệm thứ hai tỉ mỉ hơn nhiều vào năm 1887. Sự thiếu vắng gió ether đă bị đánh đồng với việc không có ether, và Michelson đă được trao Giải Nobel vật lư (1907) cho nghiên cứu quang học của ông. Mặc dù một lư thuyết khoa học đă đi trệch hướng, những cố gắng để chôn vùi nó một lần cuối cùng đă thất bại.
Sửa lại bởi nickname : 19 December 2009 lúc 8:25am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 57 of 73: Đă gửi: 29 December 2009 lúc 7:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Sự cần thiết trong khái niệm Ether và các Thí nghiệm Ban đầu
“Nếu các sóng đến từ mặt trời tồn tại trong không gian tám phút trước khi đập vào mắt chúng ta, trong không gian phải có một dung môi nào đó, mà trong đó các sóng tồn tại, và truyền chúng đi. Ta không thể có sóng, trừ khi chúng là sóng trong một cái ǵ đó.” Quan điểm được phát biểu bởi Ngài Oliver Lodge này chính là quan điểm thường thấy của thời đó. “Ether là một thứ vật chất!” ông Lodge nói; và ông giải thích rơ hơn, “Ether được nghiên cứu không phải như một essence đă loăng đi, mà là một substance có những tính chất vật lư xác định được, nó khác hoàn toàn với các ư nghĩa thường đi kèm với từ ‘ở trên trời’.”
Một thí nghiệm cơ bản cho thấy tính đàn hồi của thứ ether khó nắm bắt này, một đặc tính đă được giải thích bởi ông Lodge: “Chúng ta không có cách nào để giữ ether bằng cơ học; ta không thể cầm nắm hay di chuyển nó theo cách thông thường: chúng ta chỉ có thể giữ lấy nó bằng điện. Chúng ta kéo căng ether khi tích điện cho một vật thể; nó cố gắng phục hồi lại, nó có sức bật…” (3)
Thí nghiệm đă được bắt đầu vào giữa thế kỷ 19 bởi Gassiot người Pháp, người đầu tiên cố gắng truyền điện xuyên qua các khí loăng bị thất bại. Sau ông, Plucker sáng chế ra một loại ống được Geissler sử dụng về sau cho các thí nghiệm của ḿnh, cái tên “ống Geissler” xuất phát từ đó. Những nhà khoa học nổi tiếng thế giới khác, như Crookes, tiến hành thành công các thí nghiệm, tạo ra sự tiến bộ đáng kể trong lĩnh vực vật lư. Ông Crookes chứng minh vận động cơ học của “tia cathode” bằng cách bắn phá những cánh quạt bên trong ống thải với các tia này và làm quay các cánh quạt. (Trong một ống Geissler, áp suất không khí được giảm xuống giữa từ 1 đến 3 mm thủy ngân. Nếu trong ống chứa không khí và hai đầu anode và cathode của nó được cho tiếp xúc với các cực dương và âm của một ḍng điện cao áp, toàn ống sẽ sáng lên với ánh sáng tím, ngoại trừ một khoảng ở đầu cathode trong đó ánh sáng màu xanh dương và ngăn cách với ánh sáng tím bởi một dải tối. Khi một “ống Geissler” được đặt trong một trường điện từ, ánh sáng huỳnh quang dịch chuyển vị trí của nó. Sự dịch chuyển đổi chiều khi đảo ngược các cực từ. Đó là bước đi thử nghiệm đầu tiên về lĩnh vực các hạt hạ nguyên tử.)
Chỉ có một khó khăn duy nhất với các tia cathode này: chúng không thể ra khỏi ống chứa không khí loăng bởi chúng không có khả năng đi xuyên qua thủy tinh. Ông Hertz đă phát hiện ra rằng các tia cothode có khả năng xuyên qua các lá kim loại mỏng, và sau đó Phillip Lenard (người đoạt giải Nobel vật lư năm 1905), tiếp tục với các thí nghiệm trước đó của Hertz, làm một “cửa sổ” nhôm bên cạnh của ống chân không đối diện cathode. Qua cửa sổ này các tia đă phóng ra ngoài ống, ở đó chúng có thể được nghiên cứu dễ dàng trong không khí thông thường. Ông chứng minh rằng các “tia Lenard” có thể truyền đi trong không khí, tạo ra các hiện tượng không khí tương tự như bên trong ống. Đường đi của các electron xuyên qua không khí đậm của môi trường ngoài dường như tạo ra một đường dẫn mà trong đó quan sát được sự hỗn loạn của không khí và các hiệu ứng phát quang, thay đổi tùy theo điện áp được sử dụng.
Nhà vật lư người Đức Eugen Goldstein nghiên cứu về sự phát quang tạo ra ở đầu cathode. Năm 1886, bằng cách dùng một cathode có khoét lỗ, ông phát hiện ra rằng cũng có những tia đi xuyên qua các đường dẫn theo hướng ngược với các tia cathode. Ông gọi đó là Kanalstrahlen (“tia đường hầm”, hay “tia ống” hay “tia positive”). Việc nghiên cứu các tia này cuối cùng dẫn đến sự t́m ra sự tồn tại của proton của Rutherford, trong khi đó J.J.Thomson, người cung cấp bằng chứng cuối cùng cho sự tồn tại của các hạt trong tia cathode, thường được xem là người khám phá ra các hạt này, các electron của chúng ta.
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 58 of 73: Đă gửi: 29 December 2009 lúc 7:12am | Đă lưu IP
|
|
|
Rơ ràng, nhiều tài liệu quan trọng của những người Đức Geissler, Pluker, Hertz và Lenard đă không bao giờ đi vào nền khoa học Anh, và chúng ta biết ơn Tiến sĩ Kurt Seesemann v́ thông tin sau đây, công bố ở Thụy Sĩ năm 1956 dưới tiêu đề “Aetherphysik und Radiaesthesie” (“Vật lư ether” và “Cảm xạ”). Theo Seesemann, Phillip Lenard đă thực hiện một thí nghiệm quyết định để chứng minh sự tồn tại của ether bằng cách sử dụng một ống Plucker thứ hai với một cửa sổ nhôm nối bởi một ống thổi thủy tinh đến cửa số của ống thứ nhất, và rút không khí khỏi cả hai ống. Lập luận của ông là nếu ether thật sự không tồn tại, cả hai tia cathode và tia canal sẽ có biểu hiện giống nhau ở cả hai ống: cái thứ nhất, nơi chúng bắt đầu, và cái thứ hai, là cái cho chúng đi vào thông qua cửa sổ nhôm, và Leonard kết luận rằng khoảng không của không gian chỉ cho lan truyền các tia ion hóa âm cực, từ đó gián tiếp chứng minh cho sự tồn tại của một ether lan truyền giữa mặt trời và hành tinh của chúng ta.
Trong cùng bài viết, Dr. Seesemann chỉ ra rằng Einstein đă rút lại quan điểm của ḿnh về sự không tồn tại của ether vào năm 1952 (một thời gian ngắn trước khi chết năm 1954), sau khi người đoạt giải Nobel quốc tịch Anh Dirac, tại Đại học Cambridge, đă “chứng minh sự tồn tại thực sự của ether bằng phương pháp toán học”(4). Rất rơ ràng là, Einstein đă liên tục thay đổi ư kiến của ḿnh về vấn đề ether. Trong quyển sách Ether và Sự thực (1925) của ḿnh, Ngài Oliver Lodge trích dẫn lời của Einstein từ bài viết của ông “Các Minh họa về Tính tương đối” như sau: “Có nhiều lư lẽ nặng kư được dẫn ra ủng hộ cho giả thuyết về ether. Để phủ nhận ether tức là dù thế nào đi nữa, cuối cùng cũng đă cho rằng không gian trống không có các thuộc tính vật chất. Các thực tế cơ học căn bản không dung ḥa được quan điểm này… Theo thuyết tương đối rộng, không gian mang các đặc tính vật chất; v́ thế, theo ư nghĩa này, có tồn tại một ether. Theo thuyết tương đối rộng, không gian mà không có ether là không thể tưởng tượng được…” (5)
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 59 of 73: Đă gửi: 03 January 2010 lúc 7:54am | Đă lưu IP
|
|
|
Cũng cùng tài liệu đó mô tả rất ngắn gọn công tŕnh của Ngài Oliver Lodge, lờ đi hoàn toàn sự chú tâm cao độ của ông trong việc nghiên cứu ether, và kết luận với một ghi chú khá bẩn thỉu: “Ông (Ngài Oliver Lodge) trở thành người dẫn đầu cho một “nghiên cứu đồng bóng” và là một trong những ví dụ tiêu biểu nhất của một nhà khoa học nghiêm túc tiến vào địa hạt thông thường là lănh địa của những tay lừa gạt.”
Cống hiến quan trọng nhất cho cuộc tranh căi về ether thời hiện đại có lẽ đến từ một người Ư, Giáo sư Marco Todeschini của Học viện Theatime, Ngành Vật lư, một ứng viên mới cho giải Nobel.
Trong lời nói đầu cho quyển sách của Todeschini, Hiệu trưởng của Học viện, ông Angelo De Luca, chỉ ra rằng vào tháng ba 1956, tại Hội nghị quốc tế lần thứ năm của Hội Vật lư Mỹ, nhà khoa học Oppemheimer tiết lộ rằng hành vi của các phản hạt và sự xuất hiện của các hiện tượng hạ nguyên tử mâu thuẫn rơ rệt với nguyên lư tương đối của Einstein, và phù hợp với nguyên lư tương đối Galilei. Trở lại với vật lư cổ điển, ngài Hiệu trưởng nói, v́ vậy cần phải cẩn thận: ”… sự kết luận rằng nguyên lư tương đối của Galilei chứ không phải của Einstein là có thật trong vũ trụ… cho phép ngành vật lư lư thuyết hiện đại loại bỏ tất cả những sự không chắc chắn và phản đề của nó, tiến lên trên một nền tảng hiện thực vững chắc và những chân trời rộng mở đến với sự tiến bộ khoa học và ứng dụng thực tiễn của nó.”
Khi xem xét thí nghiệm của Michelson và quang sai thiên văn của Bradley, khám phá vào năm 1728, Giáo sư Todeschini đạt đến những kết luận sau đây: “Một ether bất động tồn tại trong toàn Vũ trụ. Nó tồn tại, nhưng ở gần Trái Đất nó di chuyển cùng với nó trong chuyển động quay quanh Mặt trời.” Nếu đây là sự thực, kết quả phủ định của Michelson đă có một lời giải đáp.
Thay v́ là một ether không trọng lượng, như đến nay vẫn c̣n được nhận thức như vậy bởi các nhà vật lư, Todeschini đặt ra một không gian dễ biến đổi có một độ đặc rất thấp và cố định (vào 10 mũ 20 lần kém hơn nước). Từ lư thuyết này, ông đă có thể chứng minh rằng “Mặt trời được đặt tại trung tâm của một trường khổng lồ h́nh cầu không gian lỏng xoay tṛn, di chuyển chia nhỏ như một củ hành trong nhiều lớp đồng tâm có độ dày cố định và tốc độ quay giảm dần với độ tăng của căn bậc hai bán kính của chúng. Từ lư thuyết của tôi dẫn đến việc Trái đất cũng nằm tại trung tâm của một trường tương tự nhưng nhỏ hơn, đặt tại vùng biên của một trường thái dương lớn hơn.” Todeschini đă đưa ra nhiều cuộc kiểm nghiệm để hỗ trợ cho phát biểu của ḿnh, và người đọc quan tâm đến khoa học sẽ phải đọc các sách của ông để hiểu được các kết luận đó.
Trở lại với thí nghiệm của Michelson, Todeschini ghi nhận rằng thí nghiệm đó đă dựa trên một giả thuyết rằng ether là bất động trong toàn cả vũ trụ; nhưng, ông nói tiếp, “tôi đă chứng minh… rằng trong chuyển động ṿng quanh hành tinh của chúng ta kéo theo nó môi trường ether xung quanh cũng giống như nó đang mang theo tấm chăn khí quyền, và điều này giúp ta chắc chắn rằng Trái đất nằm ở trung tâm của một quả tinh cầu ether và rằng cả hai quay quanh Mặt trời với cùng vận tốc quay 30 Km/s.” (7)
Sửa lại bởi nickname : 03 January 2010 lúc 7:55am
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 60 of 73: Đă gửi: 04 January 2010 lúc 9:09am | Đă lưu IP
|
|
|
Nếu trở lại một chút với Ngài Oliver Lodge, ta sẽ t́m thấy phát biểu sau đây: “Ông Michelson cho là trong thí nghiệm cuối cùng có 1 trong 4000 triệu là ông có thể thấy được nó (ether trôi dạt) có tồn tại hay không; nhưng ông đă không thấy ǵ cả. Mọi thứ hoạt động chính xác như thể ether hoàn toàn phẳng lặng; như thể trái đất mang theo nó tất cả phần ether quanh đó.” (8) Lư thuyết cảm tính của Lodge được củng cố không phải chỉ bởi lời xác nhận của Todechini, mà c̣n bởi một nhà khoa học Brazil với bút hiệu Dino Kraspedon, quyển sách của ông được dịch sang tiếng Anh vào năm 1959 (Neville Spearman, Ltd., london, England). Nguồn thông tin này cho biết về thí nghiệm của Michelson về sự trôi dạt của ether như sau:
“Ông không t́m thấy ǵ, cũng như nó sẽ không được t́m thấy. Sự chậm trễ mà ông nghĩ sẽ t́m thấy trong vận tốc của ánh sáng, do có sự cản trở của ether, sẽ không thể tồn tại nếu ether di chuyển với cùng vận tốc góc như trái đất. Khi hai vật thể di chuyển với cùng một vận tốc theo cùng một hướng, chúng giữ nguyên vị trí tương đối với nhau. Vận tốc đối với một người quan sát bên ngoài hệ thống không có ư nghĩa ǵ; đây là một vấn đề về vận tốc tương đối giữa hai điểm trong cùng một hệ thống… Tuy nhiên, Michelson không có lỗi. Điều đáng trách thuộc về những người cho rằng ether như nhau trong toàn vũ trụ và bất động trong mối tương quan với Trái đất. Với tiền đề sai lầm này, bất cứ ai cũng sẽ đi đến cùng một kết luận sai lầm như vậy. Nếu một tiền đề nhỏ trong suy luận sai, kết luận cũng sai, cũng hệt như với một tiền đề lớn. Lư thuyết sai cho ra kết quả sai. Cho đến khi mà thí nghiệm đó vẫn c̣n có liên quan, đó là một tiền đề sai lầm mà con người trên Trái đất đă dùng để tạo nên một lư thuyết tổng thể.”
Ta thấy rơ ràng là Ngài Oliver Lodge (một người Anh), Marco Todeschini (một người Ư) và nguồn thông tin của một người Brazil Dino Kraspedon hoàn toàn đồng ư với nhau trong câu hỏi lớn về sự tồn tại của ether, thứ được mang theo quanh Trái đất, cũng tương tự như bầu khí quyển vậy.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|