Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 338 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: HÀ ĐỒ TRONG VĂN MINH LẠC VIỆT Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
venguon
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 15 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 23
Msg 21 of 50: Đă gửi: 15 October 2004 lúc 10:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn venguon

cám ơn bác Thiên sứ đă tải những quyển sách của bác lên mạng để phổ biến cho mọi người. Tôi là một người đă đọc hầu như các quyển sách của bác xuất bản trong những năm gần đây. Hy vọng bác tiếp tục đưa những quyển sách của bác lên mạng.
Ngoài ra tôi c̣n thấy một quyển sách "Đông Sơn - Hùng Vương" đă được báo Sài g̣n giải phóng giới thiệu, nhưng hiện nay không thấy xuất hiện trên các hiệu sách mà không rơ lư do v́ sao.
Nếu ai biết links của cuốn sách trên cho tôi biết với

Sửa lại bởi Anne nguyen : 16 October 2004 lúc 4:04am


__________________
venguon
Quay trở về đầu Xem venguon's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi venguon
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 22 of 50: Đă gửi: 16 October 2004 lúc 1:01am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính thưa quí vị quan tâm.
Tôi cũng rất muốn t́m đọc cuốn "Đông Sơn - Hùng Vương". Tôi chưa xem cuốn sách này. Nhưng qua tựa sách th́ tôi nghĩ rằng:
Tác giả của nó đă liên hệ thời Hùng Vương với niên đại Đông Sơn. Tôi e rằng; lập luận sẽ có phần không chặt chẽ chăng?
Cảm ơn sự quan tâm của bạn Về Nguồn và quí vị.
Xin chúc sự an lạc.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 23 of 50: Đă gửi: 16 October 2004 lúc 3:38am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NGUYÊN LƯ QUÁI CẤN Ở TRUNG CUNG)

Kính thưa quí vị quan tâm.
Một nguyên tắc trong sự ứng dụng của thuật Phong thuỷ là phi cung cho tuổI Nam – Khôn; Nữ - Cấn tại trung cung. Đây là một hiện tượng khác hẳn tất cả mọi hiện tượng khác liên quan trong sự ứng dụng lư thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch. Trong Kinh dịch hoặc tất cả những hiện tượng liên quan đến kinh Dịch; chúng ta đều biết: CÀN tượng cho Nam mạng và KHÔN cho nữ mạng. Và ngay khi tính toán những thông số liên quan đến quan hệ gia đ́nh trong phong thuỷ th́ người ta vẫn coi Càn là cha; Khôn là mẹ; Khảm trưởng nam; Đoài thiều nữ…. Vậy tại sao ở thuật Phong thuỷ - khi lấy con người làm trung tâm của sự tương tác với thiên nhiên - th́ trên cơ sở nào để lấy KHÔN cho nam mạng và CẤN cho nữ? Hơn thế nữa; hiện tượng này lạI là một trong những nguyên tắc căn bản của thuật Phong thuỷ? Cổ thư chữ Hán không hề có một chữ lư giải và chứng minh nguyên tắc Nam/Khôn; Nữ/ Cấn này. Hàng ngàn năm; mặc nhiên nguyên tắc này được coi như là một tiên đề trong ứng dụng.
Nếu chúng ta chỉ giới hạn cái nhỉn thuật Phong thuỷ như nó đang hiện hữu trong sự ứng dụng; th́ chúng ta chỉ có thể đặt vấn đề về tính khoa học của nó một cách dè dặt trên cơ sở tính hiệu quả thực tế của nó. Bản chất của môn Phong thuỷ sẽ măi măi là điều bí ẩn. Nhưng bắt đầu từ một quan niệm nhất quán cho rằng:
Phong Thuỷ cũng như tất cả các môn ứng dụng của học thuật Đông phương cổ; đều là hệ quả của một lư thuyết thống nhất; hoàn chỉnh; nhất quán có khả năng giải thích từ sự h́nh thành vũ trụ đến tất cả mọi vấn đề liên quan tới con ngườI.
Chiếc chía khóa để mở kho tảng bí ẩn của lư học Đông phương chính là HẬU THIÊN BÁT QUÁI LẠC VIỆT liên hệ với HÀ ĐỒ. Trên cơ sở này để quán xét hiện tương Nam/Khôn ;Nữ/ Cấn; chúng ta sẽ một sự lư giải hợp lư; chứng tỏ tính hoàn chỉnh và nhất quán của luận đề đặt ra.
Người viết xin được bắt đầu trên cơ sở những nguyên lư sau:
Trong nguyên lư của thuyết Âm Dương Ngũ hành th́ vật là âm; lư(của vật) là Dương.
Như vậy; từ nguyên lư này sẽ dẫn đến những luận đề được đặt ra sau đây:
# Quái Cấn tượng cho nữ mạng – tức là thuộc Âm – vậy nó phải tượng cho một vật thể nào đó? Khôn tượng cho nam mạng; tức là nó phải là cái lư của vật thể đó.
# Thuật Phong thuỷ trên thực tế là sự ứng dụng hiệu ứng từ trường của Trái đất lên con người là yếu tố căn bản (bằng chứng là dùng la bàn để phân cung); vậy phải chính trái đất là vật thể thuộc Âm tượng cho nữ mạng? Điều này xin được lư giải như sau:
- Trên cơ sở Hậu Thiên Bát quái liên hệ với Hà đồ th́ quái Cấn nằm ở Âm Mộc; vậy Âm Mộc phải có sự liên hệ vớI Trái đất trong mốI tương quan của Thái Dương hệ.
Bây giờ xin quí vị quán xét lại thuận tự của Thái Dượng hệ tính từ trong ra ngoài:
Trước khi tường rơ về vấn đề này; người viết xin lưu ư quí vị về tên gọI của hai hành tinh trong Thái Dương hệ là sao Kim và sao Thuỷ:
* Sao Thuỷ được gọi tên theo Thiên văn hiện đại; theo sách cổ thiên văn Đông Phương gọi là sao KIM.
* Sao Kim gọi tên theo Thiên văn hiện đại; theo sách cổ Thiên văn Đông Phương gọi là sao THUỶ (Theo Ban Cố; Tiền Hán thư).
Thuận tự của Thái Dương hệ dưới đây – với tên hai sao này gọi theo sách cổ - th́ thuận tự này sẽ là:

* Mặt trời => Sao KIM =>Sao THUỶ => TRÁI ĐẤT => sao HOẢ.
(Hành tinh nhóm I/ Theo cách phân nhóm của Thiên văn học hiện đại)

* Vành đai thiên thạch với hàng trăm triệu tảng thiên thạch lớn nhỏ cũng đang quay quanh Mặt trời (Tảng lớn nhất có chiều dài hàng trăm Km).

Sao MỘC => Sao THỔ =>Thiên Vương tinh =>Hải Vương tinh =>Diêm Vương tinh.
(Hành tinh nhóm II theo cách phân nhóm của thiên văn học hiện đại)

Nếu bây giờ chúng ta lấy Mặt trời làm hành Thổ (Theo nguyên lư trung cung thuộc Thổ) th́ ta sẽ thấy một chiều ngũ hành tương sinh từ trong ra ngoài – so sánh với tên gọi Mặt trời và các hành tinh – như sau :

Ngũ hành:Thổ => sinh Kim => sinh Thuỷ=> sinh Mộc=>Sinh Hoả.
Tên gọi: Mặt trời=> Sao kim => Sao Thuỷ=> Trái Đất =>sao Hoả
.

Như vậy; quí vị cũng thấy rằng Trái đất tương ứng với hành Mộc. Theo thuyết AD Ngũ hành thi khi lư tương sinh thuộc Dương; vật thể hiện lư sẽ thuộc Âm (trong Âm có Dương). Do đó; Mặt trời và các hành tinh bên trong vành đai thiên thạch thuộc Âm và Trái đất của chúng ta chính là Âm Mộc: Đó chính là vị trí của quái Cấn trên Hà Đồ. Vật thuộc Âm; nên quái Cấn tượng cho Nữ mạng; Khôn là “đất” thuộc tiên thiên là lư của Vật (Trái Đất) thuộc Dương; nên tượng cho nam mạng. Đó là lư do v́ sao Khôn/ Cấn tại trung cung. Xin quí vị xem h́nh minh họa dưới đây:



Như vậy; từ sự chứng giải Hà Đồ chính là sự biểu lư cô đọng và hoàn hảo cho chu kỳ vận động của Ngũ Tinh (Kim; Mộc; Thủy; Hỏa; Thổ) chứng giải ở phần trên; th́ hiện tượng quái Cấn ở trung cung trong thuật Phong Thủy cũng được chứng giải tính liên hệ chặt chẽ và nhất quán của một luận thuyết cho rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một siêu lư thuyết thống nhất vũ trụ; Bát quái trong Kinh Dịch chỉ là những kư hiệu siêu công thức theo thuật toán nhị phân của học thuyết này.
Hay nói một cách khác; hiện tượng quái Cấn ở Trung cung chính là sự thể hiện tiếp tục mối tương quan giữa Trái Đất và sự vận động của hệ Mặt trời; trong tương quan các hiệu ứng tương tác của vũ trụ. Tất cả những tri kiến này không hề được thể hiện trong cổ thư chữ Hán; kể từ khi nền văn minh kỳ vĩ của nhà nước Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Một trong những tiêu chí cho một lư thuyết khoa học là:
”Một giả thiết khoa học th́ phải có khả năng tiên tri”
Tuân theo tiêu chí này và cũng chứng tỏ tính khoa học của luận đề này; căn cứ vào sự chứng giải ở trên; người viết xin được tŕnh bày một hệ luận tiếp theo – mang tính tiên tri – theo phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành; là:

Sự tiên tri căn cứ vào các hiện tượng và nhận thức sau:
*Những hành tinh nhóm hai (bên ngoài vành đai thiên thạch) có chiều Ngũ hành tương khắc. Giả thuyết này dựa trên cơ sở Ngũ hành tương khắc do hai sao đầu tiên của nhóm này; tính từ trong ra ngoài là; Sao Mộc (Thái Tuế) khắc Thổ (Sao Thổ). Từ đó; sắp chiều ngũ hành tương khắc cho các sao c̣n lại th́ sự kết thúc chu kỳ tương khắc đúng ở sao Diêm Vương.
* Sao Diêm Vương có cấu trúc h́nh thể và vật chất gần giống với các hành tinh thuộc nhóm 1 (Những hành tinh bên trong vành đai thiên thạch). Điều này lại cho thấy sự phù hợp với một nguyên lư của thuyết Âm Dương Ngũ hành là cực Âm sinh Dương/ Cực Dương sinh Âm.
Từ hiện tượng này dẫn đến kết luận của người viết mang tính tiên tri; cho rằng:
Không có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời.
V́ – theo thuyết Âm Dương Ngũ hành – đă có sự cân bằng Âm dương và Ngũ hành. Nếu lời tiên tri này đúng, th́ ông Lưu Tử Hoa đă sai lầm khi chứng minh trên cơ sở Bát quái rằng: Có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời. Ông Lưu Tử Hoa chứng minh điều này tạI viện Hàn lâm khoa học Pháp vào năm 30 của thế kỷ thế kỷ trước. Thật không may cho ông Lưu Tử Hoa, cho đến tận bây giờ -khoa học hiện đạI đă phát triển vượt bậc – cũng chưa t́m thấy hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời!

Kính thưa quí vị.
Những luận giải mà người viết hân hạnh tường trên đây chứng tỏ rằng:
Môn Phong Thuỷ và cũng như các môn ứng dụng khác trên cơ sở phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành; là hệ quả của những hiệu ứng vũ trụ trong nhận thức của con người. Sách vở của ngườI Hoa hạ chỉ là sự tiếp thu ko hoàn chỉnh những di sản của nền văn minh Lạc Việt. Điều này đă được minh chứng từ đồ h́nh kư hiệu Hậu Thiên Bát quái Lạc Việt liên hệ vớI Hà Đồ.
Từ những luận điểm này cho thấy cội nguồn của chúng thuộc về nền văn minh Lạc Việt với gần 5000 năm văn hiến. Và xa xôi hơn nữa; thuộc về một nền văn minh vĩ đại đă từng tồn tại trên trái Đất. Đây chính là nền văn minh đă sáng tạo ra thuyết Âm Dương Ngũ hành với những sự ứng dụng kỳ diệu. Có thể tạm gọi là: Nến văn minh tiền Atlantic; mà tổ tiên người Lạc Việt chính là hậu duệ hoặc là người kế thừa một siêu lư thuyết vũ trụ - thuyết Âm Dương Ngũ hành - từ nền văn minh này; sau khi nó bị hủy diệt.
Những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ ảnh hưởng tới Trái Đất và con người; không phải chỉ dừng lại ở sự chứng minh những nguyên lư của thuật Phong thủy; người viết hy vọng rằng:
Nguyên lư: Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà Đồ c̣n chứng tỏ tính hợp lư của một PHÁP ĐẠI UY NỖngay cả ở những nguyên tắc an sao trong Tử Vi Đẩu Số.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ

(C̣n tiếp: PHÁP ĐẠI UY NỖ
An sao trong Tử Vi với Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt

-----------------
Tám nẻo sông Ngân sao lấp lánh.
Một vầng trăng nước sóng chơi vơi



Sửa lại bởi ThienSu : 16 October 2004 lúc 4:20am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 24 of 50: Đă gửi: 21 October 2004 lúc 5:03am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

PHÁP ĐẠI UY NỖ
An sao trong Tử Vi với Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt


“Một giả thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu giải thích một cách hợp lư hầu hết những hiện tượng liên quan đến nó một cách có hệ thống; hoàn chỉnh và nhất quán; có tính khách quan; tính quy luật và khả năng tiên tri”.
Tiêu chí khoa học



Kính thưa quí vị quan tâm.
Tính hợp lư của nguyên lư căn để trong tính ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Hoán vị Tốn Khôn trong Hậu Thiên Bát quái liên hệ với Hà Đồ không chỉ dừng lại ở sự giải thích những nguyên lư trong thuật Phong thủy. Mà c̣n phải chứng tỏ tính hợp lư đó trong tất cả những phương pháp ứng dụng liên quan. Điều này sẽ chứng tỏ rằng: Cội nguồn của văn hóa Đông phương với tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ ko thuộc về văn minh Hoa Hạ. Bởi v́: Không một cuốn sách nào trải hàng ngàn năm qua nói đến điều này. Đó cũng chính là điều kiện cần và đủ để chứng minh cho cội nguồn dân tộc Việt; với ḷng tự hào chính đáng về một truyền thống gần 5000 văn hiến. Nếu như trong luận đề liên quan đến thuật Phong thủy; nguyên lư Hậu thiên Lạc Việt liên hệ Hà đồ đă chứng tỏ tính hợp lư và chứng tỏ sự tương tác của Vũ trụ liên quan đến Địa cầu qua việc lư giải Quái Cấn ở trung cung ; th́ trong luận đề này; người viết hy vọng sẽ chứng tỏ rơ hơn về những nguyên nhân từ vũ trụ liên hệ tới khoa Tử Vi Đẩu số của nguyên lư trên.
Có thể nói rằng cho đến ngay hôm nay; vấn đề:
Dựa trên một thực tế và nguyên lư nào; cổ nhân đă t́m ra một phương pháp tính toán có tính qui luật; để luận đoán cho số mệnh con người qua môn Tử Vi Đẩu số ?
Chi tiết hơn nữa là những qui tắc và nguyên lư an sao trong Tử Vi cho đến nay; vẫn c̣n gây tranh căi. Mặc dù phương pháp của nó th́ những nhà nghiên cứu; hoặc những người thích môn dự đoán này; vẫn ứng dụng có hiệu quả kể từ hàng ngàn năm nay.
Việc đặt v/đ t́m hiểu những tiền đề thực tế tạo ra môn Tử Vi và phương pháp an sao; không phải chỉ là làm sáng tỏ sự huyền bí; mà c̣n là t́m về cội nguồn đích thực của môn dự đoán này. Trong cổ thư chữ Hán; chúng ta chỉ t́m thấy phương pháp luận đoán và qui tắc an sao của Tử Vi; tức là chỉ có phần ứng dụng và hoàn toàn bí ẩn. Trước Trần Đoàn Lăo tổ - vốn được coi là người sáng lập ra môn Tử Vi – không hề có những tiền đề để làm cơ sở cho việc h́nh thành môn này; cũng như tất cả các quy tắc của nó. Môn Tử Vi xuất hiện trong văn minh Hán cứ như từ trên trời rơi xuống.
Nhưng nếu chúng ta quán xét các qui tắc và phương pháp luận thực hiện trong môn Tử Vi – căn cứ theo những tiêu chí khoa học – th́ có thể nói rằng: Đây là một phương pháp hoàn toàn phù hợp và đáp ứng đầy đủ những tiêu chí khoa học hiện đại. Đó là: Tính quy luật; tính khách quan và có một hệ thống phương pháp luận nhất quán là thuyết Âm dương Ngũ hành và khả năng tiên tri. Trong Tử Vi không hề có dấu ấn của thần quyền. Tất cả chúng ta đều biết một vấn đề mặc nhiên rằng:
Tất cả những sự ứng dụng có phương pháp luận theo một lư thuyết nào đó; đều phải là hệ quả của chính lư thuyết đó và lư thuyết đó phải được h́nh thành trước phương pháp luận của nó.

Như vậy; Tử Vi phải là hệ quả của một lư thuyết khoa học nhất quán và hoàn chỉnh. Nhưng; nếu vấn đề chỉ dừng ở đây th́ luận điểm này chỉ có tính hợp lư lư thuyết. Vậy sự h́nh thành môn Tử Vi căn cứ vào một thực tế nào?
Sở dĩ có luận đề này; chính v́ sự thất truyền của một học thuyết là cơ sở cho phương pháp luận trong môn Tử Vi. Hơn thế nữa là sự thất truyền của một tri thức; đă nhận thức được những qui luật tồn tại trên thực tế là cơ sở h́nh thành môn này. Chính v́ tính bí ẩn kỳ vĩ của nó; nên không ít người đă nhân danh khoa học sổ toẹt và cho rằng Tử Vi đẩu số là hiện tượng “mê tín dị đoan”. Với cách giải thích này không c̣n ǵ để bàn. Đối với những người tin tưởng vào khoa Tử Vi đẩu số v́ hiệu quả tiên tri kỳ vĩ của nó th́ cho rằng: sự thành lập môn Tử Vi là do sở ngộ tâm linh. Thực ra đây cũng chỉ là một cách lấy sự bí ẩn này để lư giải một cái bí ẩn khác.
Thực tế đă chứng tỏ: Tử Vi là kết quả một tri thức với những qui tắc rơ ràng và phương pháp luận của nó là thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng trong tất cả các bản văn cổ chữ Hán – được thể hiện trong mọi phương diện; từ hàng ngàn năm nay – chúng ta không thể t́m thấy những yếu tố tiền đề của môn Tử Vi là:
1) Một hệ thống lư thuyết thống nhất và hoàn chỉnh là cơ sở cho phương pháp luận của môn Tử Vi. Cho đến ngày hôm nay – khi quí vị đang đọc những ḍng chữ này – chưa có một nhà nghiên cứu nào chứng minh được về mặt lư thuyết rằng: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán. Mặc dù phương pháp luận của nó vẫn ứng dụng trên thực tế.
2) Một tri thức về những qui luật tồn tại trên thực tế; làm nên các qui tắc để h́nh thành phương pháp ứng dụng của Tử Vi.
3) Chúng ta không thể nào căn cứ vào những tri thức trong các bản văn chữ Hán – ở mọi phương diện trong lịch sử văn minh Hán – để phục hồi những nguyên lư và phương pháp h́nh thành môn Tử Vi. Đây không phải là vấn đề được đặt ra bây giờ; hoặc vài trăm năm trước; mà là đă trải hàng thiên niên kỷ.

Nhưng; tất cả những sự bế tắc và huyền bí của một phương pháp tiên tri là Tử Vi Đẩu Số ; lại có thể bắt đầu được hé mở bức màn huyền bí bởi văn minh Lạc Việt với nguyên lư căn để là:
Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà Đồ; Là nguyên lư căn để mang nội dung của một qui luật chủ yếu; bao trùm tất cả mọi sự ứng dụng liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành. Đồng thời; chính sự lư giải từ nguyên lư căn để Pháp Đại uy nỗ – từ văn minh Lạc Việt – với Tử Vi đẩu số; lại cho chúng ta thấy một tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ; vượt xa tri kiến của nền thiên văn học hiện đại. Tính tri thức rất cao cấp này của nền văn minh Lạc Việt – so với thiên văn học hiện đại – chính là tính ứng dụng qui luật tương tác của những hiệu ứng vũ trụ vào việc giải thích từng hành vi con người. Đây là một mơ ước của khoa học hiện đại trong việc t́m kiếm:

“Một lư thuyết thống nhất các định luật vũ trụ. Một siêu công thức bao trùm mọi định luật của thiên nhiên; hoàn toàn có thể giải thích được mọi sự kiện bao quanh con người; từ những hạt vật chất cực nhỏ cho đến những thiên hà khổng lồ”
.

Hay nói theo ngôn ngữ dân gian của người Lạc Việt:
Nhân loại đang đi t́m một “Pháp Đại uy nỗ”.

Ôi! Buồn thay! Một câu ngắn ngủi chỉ với bốn chữ đó; hiện chỉ c̣n do một nghệ nhân cuối cùng của ḍng tranh Hàng Trống; viết ra trên bức tranh thờ Ngũ Hổ với giá rẻ như bèo. Nếu tính theo USD chỉ có 15 Dola; chưa trả giá! Vợ anh chết v́ bệnh ung thư; một ngày sau khi người viết bài này đến đặt anh vẽ lại bức tranh thờ Ngũ Hổ của ông cha truyền lại. Không biết bấy giờ anh c̣n vẽ những bức tranh dân gian nổi tiếng một thời nữa không? Rồi đây không biết ḍng tranh Hàng Trống và cả Đông Hồ; ẩn chứa trong nó một thời Hoàng Kim của nền minh triết Lạc Việt; sẽ đi về đâu?

Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.


Thành thật mong được sự cảm thông của quí vị quan tâm; v́ tôi đă để lạc cảm xúc của ḿnh vào đây.
Xin trở lại với luận đề này và chúng ta lại bắt đầu với nguyên lư căn để đă tŕnh bày. Xin quí vị quan tâm xem đồ h́nh liên hệ giữa Địa cầu và Hậu thiên bát quái Lạc Việt với Hà Đồ được bổ sung 12 cung Địa chi sau đây:

TUƠNG QUAN ĐỊA CẦU VÀ HÀ ĐỒ




Từ đồ h́nh trên với nguyên lư Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà đồ; chúng ta sẽ nhận thấy rằng:

1) Độ nghiêng của Điạ cầu (21 độ 5) gần hoàn toàn trùng khớp với đường phân giác chia đôi cung Khảm/Ly (22 độ 5). Tức là trục Bắc/ Nam – trong Hậu thiên bát quái Lạc Việt & Hà Đồ. Sự phân cung của Hậu thiên Lạc Việt với Hà Đồ hoàn toàn trùng khớp với phương vị của Địa cầu: Khảm/ Thủy/ Bắc; Hà Đồ/Thủy/ Bắc nằm ở phía Bắc của Địa cầu. Chấn/Mộc/ Đông; Hà đồ/ Mộc/Đông nằm ở phía Đông của Địa cầu. Ly/ Hỏa/ Nam; Hà đồ/ Hỏa/ Nam nằm ở phía Nam của Địa cầu. Đoài / Kim/ Tây; Hà đồ/Kim/ Tây nằm ở phía Tây của Địa cầu. Sự trùng khớp này cho thấy cơ sở của một thực tế hiện hữu liên quan đến những tri kiến vũ trụ căn bản của con người.

2) Đường phân cách giữa Tây (Đoài)/ Tây Bắc (Càn) và Đông (Chấn)/ Đông Nam (Khôn – theo Hậu thiên Lạc Việt) chính là trục Th́n/Tuất và là mặt phẳng “Hoàng Đạo” của Địa cầu. Trục phân cách Bắc (Khảm)/ Đông Bắc (Càn) và Nam( Ly)/ Tây Nam (Tốn – theo Hậu thiên Lạc Việt) chính là trục biểu kiến của mặt phẳng vuông góc với đường Hoàng Đạo (Đường Bạch Đạo). Hai đường Hoàng Đạo và Bạch đạo chính là trục Th́n Tuất & Sửu Mùi và là nơi mộ (Kết thúc) của tứ hành trên Hà Đồ.
Sự trùng khớp hoàn toàn giữa những tri kiến của khoa học hiện đại trong những vấn đề liên quan với Địa cầu và Hậu thiên Lạc Việt liên hệ với Hà Đồ đă chứng tỏ tính hợp lư và phản ảnh một thực tế.

3) Trong thực tế thiên văn học mà chúng ta đều biết th́ mặt phằng Hoàng Đạo chính là mặt phẳng biểu kiến của hầu hết quỹ đạo các v́ sao có ảnh hưởng đến Địa cầu. Tức là chúng có hiệu ứng mạnh nhất ở hai cung Th́n /Tuât.
So sánh với môn Tử Vi Đẩu số th́ hầu hết các sao an trong Tử Vi đều bắt đầu từ hai cung Th́n & Tuất này.
Đó là nhưng sao xếp vào loại trung tinh trong Tử Vi đẩu số sau đây:
Tả Phụ; Hữu Bật; Văn Xương ; Văn Khúc; Long Tŕ; Phương Các; Thiên La; Địa Vơng;
Ngoài ra c̣n những sao liên quan đến những sao an từ cung Th́n - Tuất là:
Tam Thai; Bát Toạ; Ân Quang; Thiên Quí; Thai Phụ; Phong cáo;
Hai cung Th́n /Tuất cũng là hai cung có ảnh hưởng mạnh đến tính chất các sao. Thí dụ như câu phú đoán: ”Trai bất nhân Phá Quân Th́n Tuất”.

4) Khi an sao Tử Vi dù Thuỷ Lục cục; Hoả Nhị cục (hai hành này theo Lạc thư hoa giáp) Thổ ngũ cục; Mộc tam cục th́ độ số ngày theo Cục; bao giờ cũng bắt đầu từ cung Dần. Điều này cũng được giải thích bằng Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà Đồ:
Qua đồ h́nh đă tường với quí vị ở trên; chúng ta cũng nhận thấy rằng: Vị trí cung Dần chính là quái Cấn trong tương quan với Hà Đồ. Quái Cấn chính là Trái đất trong tương quan của Âm Mộc với Mặt trời và cửu tinh trong Thái Dương hệ.(Đă diễn giải ở bài trên). Bởi vậy hiệu ứng của Tử Vi bắt đầu từ cung này.Theo nguyên tắc đối xứng cân bằng Âm Dương; bởi vậy đây chính là lư do sao Thiên Phủ đối xứng với sao Tử Vi qua trục Dần Thân và là Nam Đẩu tinh thuộc Âm.

5) Trục Tư/ Ngọ: Trục nối Khảm/ Ly đó là hai cung khởi đầu của sự phân cách và chuyển hóa Âm Dương trong Hậu thiên bát quái Lạc Việt.
* Dương: Ly - Tốn – Đoài => Càn là cực Dương (Chuyển nghịch).
* Âm: Khảm - Cấn - Chấn => Khôn là cực Âm (Chuyển thuận).
Do sự tiếp thu ko hoàn chỉnh của cổ thư Hán; nên Hậu thiên bát quái trong bản văn cổ chữ Hán ko thể phân được trục này. Hay nói cách khác: Do vị trí Tốn/ Khôn bị sai lệch; nên không có sự chuyển hóa Âm Dương ở trục Tư/ Ngọ.


6) Cũng từ nguyên lư Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà đồ – chính là đồ h́nh tổng hợp và siêu công thức của thuyết Âm Dương Ngũ hành liên hệ với Địa Cầu – chúng ta thẩm định lại tính đúng sai của phương pháp an một số sao đang gây tranh căi trong Tử Vi đẩu số là:

@ Sao Trường Sinh:
Vốn có ít nhất hai phương pháp an khác nhau.
Trên đồ h́nh đă tường vớI quí vị ở trên; chúng ta cũng nhận thấy rằng:
Bốn Cung Dần;Thân; Tỵ; Hợi chính là bốn cung khởi nguyên của bốn hành Kim/ Mộc/ Thuỷ/ Hoả tính theo chiều Kim đồng hồ. Đây cũng chính là bốn cung khởi Trường sinh theo sách cổ. Tức là nếu Th́n - Tuất- Sửu – Mùi là bốn vị trí Mộ của Tứ hành – và là sự thai nghén bắt đầu cho hành chuyển tiếp – trên Hà đồ th́ Dần/ Thân/ Tỵ/ Hợi chính là sự khởi nguyên của Tứ hành; do đó Trường sinh phải khởi từ bốn cung này là hoàn toàn hợp lư.

@ Nhật Nguyệt đồng tranh Sửu Mùi:
Cũng qua đồ h́nh trên; chúng ta thẩm định lại câu phú: “Nhật Nguyệt Sửu Mùi; bất hiển công danh” th́ thấy rằng:
Sửu Mùi chính là đường Bạch Đạo. Tức là nơi ánh sáng của mặt Trời (Sao Thái Dương/Nhật); mặt Trăng (Sao Thái Âm/Nguyệt) kết thúc ở đó và cản trở nhau.

@ “Tả Hữu giáp biên Sửu – Mùi”:
Cũng từ đồ h́nh Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà đồ đă tường với quí vị ở trên; chúng ta cũng nhận thấy rằng:
Sửu Mùi là hai cung biểu kiến chia đôi trục Hoàng Đạo và là đường Bạch Đạo của trái đất.
* Sửu phân Âm Dương trong phần Âm của Hà đồ (Càn/ Khảm=> Âm:Âm trong Âm; Cấn/ Chấn => Dương: Dương trong Âm).
* Mùi phân Âm Dương ở phần Dương của Hà đồ (Khôn/ Ly thuộc Âm: Âm trong Dương); Đoài Tốn thuộc Dương: Dương trong Dương).Điều này c̣n cho thấy tính hợp lư của sự thay đổi TỐN KHÔN. Nếu không th́ không lư giải được chi tiết này.
* Tả Phù Hữu Bật là hai sao cùng có tính chất phù trợ (Phân Âm/Dương). Do đó khi nằm cùng ở phần Âm (hoặc Dương) của Hà đồ lại ở hai cung giáp Sửu (Hoặc Mùi) tức là nằm ở sự đối xứng Âm Dương nên phát huy tác dụng mạnh mẽ.Do đó; đây là hai vị trí đắc địa của Tả Hữu.

@ Thiên Khôi & Thiên Việt :
Đă từ lâu; phương pháp an sao Khôi Việt rất nhiều sách viết khác nhau. Không có cách nào có thể kiểm chứng. Điều này th́ các cao thủ Tử Vi gia đều biết. Bởi vậy việc đi t́m nguyên lư an sao Khôi Việt là một đề tài rất đáng quan tâm. Căn cứ vào sách của Thái Thứ lang và một số sách khác th́ hai sao này an theo hàng Can như sau:

……………………………Thiên Khôi……Thiên Việt
      
Giáp, Mậu………………..Sửu……………Mùi
Ất, Kỷ……………………….Tư…………….Thân
Bính, Đinh………………..Hợi……………Dậu
Canh, Tân…………………Ngọ………….Dần
Nhâm, Quư……………….Măo…………Tỵ

Nhưng cũng có rất nhiều sách an khác thậm chí có sách c̣n khác phần lớn. Đặc biệt là “Hiệp Kỷ Biện Phương thư” th́ càng hiểu ko nổi (HKBPT Nxb Mũi Cà Mau 1998; trang 586. Mai Cốc Thành chủ biên. Vũ Hoàng – Lân B́nh dịch thuật). Vậy sách nào đúng và nguyên lư an sao Khôi Việt là ǵ?

Từ nguyên lư căn để Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ Hà đồ chúng ta sẽ thẩm định tính hợp lư của nguyên lư này và tính qui luật khi an hai sao Khôi & Việt.
Trước hết; xin quí vị xem lại nguyên lư của cung an Khôi Việt chính là từ hàng can của năm sinh. Hàng can này có 3 cặp ổn định và có tính qui luật là:
Binh Đinh = Âm Dương Hỏa.
Canh Tân = Âm Dương Kim.
Nhâm Quí =Âm Dương Thủy.
Như vậy; cặp Giáp Mậu (Giáp/ Mộc. Mậu/ Thổ) và Ất Kỷ (Ất/ Mộc. Kỷ/ Thổ) th́ ko nằm trong qui luật này. Nếu chúng ta đổi vị trí Mậu và Ất th́ nguyên lư an Khôi & Việt của hàng Can sẽ mang tính qui luật như sau:
Giáp Ất.
Mậu Kỳ.
Bính Đinh.
Canh Tân
Nhâm Quí.
Đến đấy v/đ tiếp tục đặt ra là:
* Xét cung an Khôi Việt và đồ h́nh Hậu thiên Lạc Việt với Hà Đồ ta sẽ thấy: Chỉ cần đổi chỗ Ngọ & Dần của Canh & Tân th́:
- Thiên Khôi hoàn toàn nằm ở các cung Âm trên Hà Đồ: Tư. Hợi. Sửu. Dần. Măo.
- Thiên Việt hoàn toàn nằm ở các cung Dương trên Hà Đồ: Thân. Dậu. Mùi. Ngọ. Tỵ.
* Khi hoán đổi vị trí Mậu Ất th́ ta sẽ có cặp nào đi với Sửu Mùi? Mậu Kỷ hay Giáp Ất?
Xét về tính chất của sao Khôi Việt cũng phân Âm Dương (Hỏa).
Như vậy - từ sự đổi chỗ Ngọ/ Dần của Canh Tân th́ ta có:
Thiên Khôi/ Bắc đẩu tinh nằm ở phần Bắc (trên) của Hà Đồ.
Thiên Việt/ Nam đẩu tinh nằm ở phần Nam (dưới) của Hà Đồ (Xin quí vị lưu ư :trên dưới là do tương quan với Địa cầu theo phương vị hiện đại).
Trên cơ sở v/d đặt ra; chúng ta bắt đầu dùng phương pháp loại suy để t́m hiểu vị trí đích thực của Khôi Việt trong Tử Vi.
Bây giờ chúng ta quán xét với giả định tạm thời như sau:

THIÊN KHÔI …………………………………THIÊN VIỆT
Giáp Ất     = Sửu        &nb sp;         &nb sp;      Mùi
Mậu Kỷ     = Tư         &nbs p;         &nbs p;       Thân
Bính Đinh = Hợi        &nb sp;         &nb sp;       Dậu
Canh Tân = Dần        &nb sp;         &nb sp;       Ngọ
Nhâm Quí = Măo         &nb sp;         &nb sp;      Tỵ
Chúng ta quán xét và phân tích vị trí Thiên Khôi và Thiên Việt ứng với nhau trên Hà Đồ ở h́nh trên; và vị trí giả định tạm thời (Hoán vị Ất/ Mậu và Dần/ Ngọ ở Canh Tân) th́ vị trí của Khôi/ Việt hoàn toàn đối xứng nhau qua trục Th́n Tuất (Trục Hoàng Đạo của Trái đất).
* Tiếp tục kiểm chứng tính hợp lư của giả thuyết trên chúng ta lại thấy:
- Bính Đinh thuộc Hoả và nằm ở hành Hoả (Thuộc Âm trong Dương) của Hà đồ:
Khôi ứng với Hợi/ Âm Thuỷ.
- Canh Tân thuộc Kim (Thuộc Dương trong Dương) của Hà Đồ:
Khôi ứng với Dần/ Dương Mộc.
- Nhâm Quí thuộc Thuỷ (Thuộc Âm trong Âm) của Hà Đồ:
Khôi ứng với Măo/ Âm Mộc.
Vấn đề c̣n lại là với Giáp Ất; Thiên Khôi đi với Sửu hay đi với Tư?
Bây giờ chúng ta lại quán xét thấy rằng: Giáp Ất/ Mộc và Bính Đinh/ Hoả nằm ở bên phải trục Sửu Mùi (Đường Bạch Đạo). Do đó; ở Bính Đinh Thiên Khôi đi với Hợi; th́ với Giáp Ất Thiên Khôi đi với Tư là hợp lư.
Như vậy; với những sở ngộ đă tường với quí vị th́ chúng ta có một bảng an sao Khôi Việt như sau:

…………………….THIÊN KHÔI………………………..THIÊN VIỆT
Mậu Kỷ…………Sửu………………………………………Mùi
Giáp Ất…………Tư…………………………………………Thân
Bính Đinh…….Hợi……………………………………….Dậu
Canh Tân…….Dần……………………………………….Ngọ
Nhâm Quí…….Măo………………………………………Tỵ

Như vậy; chúng ta hoàn toàn có cơ sở để có thể kết luận rằng: Trục Hoàng đạo của Trái đất chính là nguyên lư an sao Khôi Việt (Chúng đối xứng qua trục này). Trục Sửu Mùi (Bạch Đạo) chính là nguyên lư lạc hăm của Khôi Việt. Sự giải thích trên đây cũng cho thấy tính qui luật của hai sao này chỉ có thể giải thích được với
HẬU THIÊN LẠC VIỆT liên hệ với HÀ ĐỒ.
Xin quí vị xem h́nh dưới đây:

VỊ TRÍ KHÔI & VIỆT TRÊN HÀ ĐỒ



@ Sao Lưu Hà.
Sự liên hệ việc t́m qui luật an sao Lưu Hà chỉ liên hệ đến Thiên Bàn Tử Vi - vốn là một hệ quả phát triển của Hà Đồ

Trước khi tŕnh bày luận đề này; người viết lặp lại 2 phương pháp chính đang lưu truyền về qui tắc an sao Lưu Hà là:

# Theo phương pháp của Thái Thứ Lang:
* Giáp Kỷ hợp hóa Thổ:
Giáp an Lưu Hà tại Dậu, Kỷ an Lưu Hà tại Ngọ.
* Ất Canh hợp hóa Kim:
Ất an Lưu Hà tại Tuất, Canh an Lưu Hà Thân
* Bính Tân hợp hóa Thủy:
Bính an Lưu Hà tại Mùi, Tân an Lưu Hà tại Măo.
*Đinh Nhâm hợp hóa Mộc:
Đinh an Lưu Hà tại Th́n, Nhâm an Lưu Hà tại Hợi.
*Mậu Quư hợp hóa Hỏa:
Mậu an Lưu Hà tại Tỵ, Quư an Lưu Hà tại Dần.
Phương pháp an sao của Thái Thứ Lang được miêu tả băng đồ h́nh sau:

ĐỒ H̀NH THIÊN BÀN TỬ VI & VỊ TRÍ THIÊN CAN AN LƯU HÀ

…..………Tỵ ……… Ngọ ………Mùi………Thân
…………….MẬU……….KỶ………BÍNH……..CANH
Th́n……ĐINH…………………………………...GIÁP……..Dậu
Măo………TÂN……………………………………...ẤT………..Tuất
…………….QUƯ…………………………………....NHÂM
…………….Dần………Sửu……..Tư…………….Hợi

# An Lưu Hà theo cách của Hà Lạc Dă Phu

* Giáp Kỷ hợp hóa thổ:
Giáp an Lưu Hà tại Dậu, Kỷ an Lưu Hà tại Ngọ.
* Ất Canh hợp hóa Kim:
Ất an Lưu Hà tại Tuất, Canh an Lưu Hà tại Th́n.
*Bính Tân hợp hóa Thủy:
Bính an Lưu Hà tại Mùi, Tân an Lưu Hà tại Măo.
*Đinh Nhâm hợp hóa Mộc:
Đinh an Lưu Hà tại Thân, Nhâm an Lưu Hà tại Hợi.
*Mậu Quư hợp hóa Hỏa:
Mậu an Lưu Hà tại Tỵ, Quư an Lưu Hà tại Dần.
Phương pháp an sao của Hà Lạc Dă phu được miêu tả băng đồ h́nh sau:

ĐỒ H̀NH THIÊN BÀN TỬ VI & VỊ TRÍ THIÊN CAN AN LƯU HÀ

…………….Tỵ………..Ngọ……….Mùi………….Thân
.…………MẬU………..KỶ……….BÍNH…………..ĐINH
Th́nCANH…………………………………….......GIÁP……….Dậu
Măo……TÂN……………………………………….....ẤT………….Tuất
…………..QUÍ…………………………………………..NHÂM
…………..Dần……….Sửu…………Tư…………….Hợi

Như vậy qua hai đồ h́nh trên; quí vị quan tâm cũng nhận hấy rằng: sự khác nhau của hai phương pháp trên chỉ ở hai hiện tượng sau đây:
* Liên Quan đến Địa chi:
Vị trí của “Thân” “Th́n” c̣n tất cả đều giống nhau.
* Liên quan đến Thiên Can:
Vị Trí của thiên can Đinh & Canh
Nếu quán xét kỹ; chúng ta sẽ nhận thấy rằng:
Sự nối tiếp của ṿng Thiên Can từ Quư => Nhâm => Ất ……=> Canh và kết thúc ở Tân là một chu kỳ tương sinh liên tục theo chiều ngược kim đồng hồ. Điều này được mô tả như sau:
Quí & Nhâm (Thủy) => Ất & Giáp (Mộc) => Đinh & Bính (Hỏa) => Kỷ & Mậu (Thổ) => Canh & Tân (Kim) .
Trên cơ sở qui luật này ; chúng ta lại thấy rằng: Các Thiên Can Dương Nằm ở cung Âm và Thiên Can Âm nằm ở cung Dương. Nhưng chỉ có can Canh & Tân là bị ngoại lệ (Can Canh thuộc Dương vẫn nằm ở cung Th́n thuộc Dương; Tân thuộc Âm nằm ở cung Măo thuộc Âm). Phải chăng đây là một sai lầm do tam sao thất bản? Bây giờ; nếu chúng ta đổi lại Canh: Lưu Hà cư ở Măo và Tân: Lưu Hà cư ở Th́n th́ sẽ là một qui luật hợp lư và hoàn chỉnh. Khi đổi vị trí Canh & Tân từ cách an sao Lưu Hà theo Hà Lạc dă phu sẽ đặt ra những v/đ và tính chất sau:
* Có tính qui luật theo tuận tự: Từ Quí & Nhâm tương sinh theo chiều ngược kim đồng hồ với Thiên Can Dương nằm ở cung Âm và Thiên Can Âm nằm ở cung Dương.
* Nguyên lư Giáp hợp Kỷ hoá Thổ….=> Mậu hợp Quí hoá Hoả chỉ là một cách lư giải. Trên thực tế không hề liên hệ ǵ tới phương pháp an sao Lưu Hà (Cho dù là phương pháp nào)
* Sao Lưu Hà ko an ở hai cung Tư (Thuỷ) và Kỷ (Thuỷ Mộ) có thể suy luận rằng:
Tính chất của sao Lưu Hà như là một hiện tượng của tính chất nguyên sơ (Mang tính cách của Thuỷ được thể hiện ở các cung khác) tương ứng với tính chất của Khảm là ngăn ngại hiểm trở. Do đó chữ Lưu có thể hiểu là giữ lại; Hà là tính chất của Thuỷ. Do đó; sao Lưu Hà mang đặc tính xấu.

7) Phương pháp an một số sao và phương pháp tính lưu đại hạn trong Tử Vi đẩu số hoàn toàn trùng khớp với quỹ đạo chuyển động đảo biểu kiến; do hiệu ứng trái đất quay khi quan sát các v́ sao của khoa học hiện đại. Xin quí vị xem h́nh minh họa dưới đây:

PHƯƠNG PHÁP LƯU ĐẠI HẠN TRONG TỬ VI &
MÔ H̀NH CHUYỂN ĐỘNG ĐẢO BIỂU KIẾN QUĨ ĐẠO
CÁC SAO QUAN SÁT TỪ TRÁI ĐẤT








Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua những điều đă tŕnh bày ở trên; cho thấy một sự trùng khớp hoàn toàn với sự liên hệ hợp lư của Hậu thiên Lạc Việt và Hà Đồ với những nguyên lư căn bản của Tử Vi đẩu số . Từ những hiện tượng thực tế là tiền đề của Tử Vi đẩu số – là những hiệu ứng vũ trụ tương tác với trái Đất của các v́ sao nằm trên mặt phẳng Hoàng Đạo – cho đến sự hiểu chỉnh hợp lư thể hiện tính quy luật của các qui tắc an sao. Và tất cả những vấn đề được chứng giải ở trên từ văn minh Lạc Việt; là cơ sở đi đi đến một kết luận rằng:

Chính sự tương tác có tính qui luật của các hiệu ứng vũ trụ là tiền đề của Tử Vi đẩu số.

Vấn đề c̣n lại là sự phát triển của nền khoa học hiện đại trong tương lại; có t́m được những hiệu ứng tương tác cụ thể; có tính qui luật của từng v́ sao – hoặc những hiệu ứng vũ trụ nào khác nữa – đă làm nên mọi trạng thái tạo nên hành vi con người có khả năng tiên tri hay không? Từ vấn đề đặt ra cho tương lai khoa học hiện đại; lại cho thấy rằng: Đă có một nền văn minh trong quá khứ; đă có những tri thức vũ trụ siêu việt; họ đă t́m ra những hiệu ứng ứng vũ trụ tương tác có qui luật một cách vi mô; ảnh hưởng đến từng hành vi của con người có tính tiên tri. Họ đă hiểu được bản chất của sự sống và những giá trị của nó. Đó chính là những giá trị nền tảng của nền văn hiến trải gần 5000 của người Lạc Việt.

Tính hợp lư của Pháp Đại uy nỗ từ văn minh Lạc Việt đă được chứng giải qua những yếu tố căn bản trong thuật Phong Thủy và Tử vi Đẩu số. Nhưng vấn đề sẽ không dừng lại ở đây; nó c̣n cần phải chứng minh sự lư giải hợp lư những vấn đề liên quan đến nó.

Xin cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
(C̣n tiếp:
NHỮNG HIỆU ỨNG VŨ TRỤ & THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
* Giờ Quan sát *
).
----------------------
Tám nẻo sông Ngân sao lấp lánh
Môt vầng trăng nước sóng chơi vơi






Sửa lại bởi ThienSu : 21 October 2004 lúc 8:22pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 25 of 50: Đă gửi: 25 October 2004 lúc 12:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

NHỮNG HIỆU ỨNG VŨ TRỤ & THUYẾT ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
Giờ Quan sát & những hiện tương liên quan đến tri kiến thiên văn từ văn minh Lạc Việt



Kính thưa quí vị quan tâm.
Bài tŕnh bày dưới đây đă được t/g Nguyễn Vũ Tuấn Anh tường trong “T́m về cội nguồn Kinh Dịch”. Nhưng v́ tính liên hệ chặt chẽ đến luận đề này và là một trong những bằng chứng rơ nét về tri kiến vũ trụ quan kỳ vĩ của người Lạc Việt; cho nên tôi xin phép hiệu chỉnh và chuyển tải trong luận đề này. Bài viết này sẽ là sự tiếp tục chứng tỏ tính nhất quán và góp phần vào sự hoàn chỉnh của luận đề HÀ ĐỒ TRONG VĂN MINH LẠC VIỆT .

Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua những bài viết đă tường với quí vị ở trên th́ một vấn đề sẽ được đặt ra là:

Phải chăng nền văn minh Văn Lang đă có những tri kiến tương tự như khoa thiên văn hiện đại?

Về vấn đề này cần phải được khẳng định và đây cũng là điều kiện tối thiểu cho một siêu lư thuyết vũ trụ quan, phải chứng tỏ tính hợp lư cho tất cả mọi vấn đề liên quan đến những tri thức vũ trụ. Những hiện tượng minh chứng cho vấn đề này được liên hệ tiếp nối qua những đoạn trích dẫn sau đây:

Đoạn sau đây được trích trong cuốn Vũ trụ quanh em (Nxb Giáo Dục) – tập I – trang 21:

Ngay từ thế kỷ thứ II tr.CN nhà thiên văn Hy Lạp Hi – pa –chus đă phát hiện ra sự bất thường lư thú: trục tự quay của trái Đất luôn đổi hướng trong vũ trụ. Sự thay đổi này rất chậm chạp, chỉ có những nhà thiên văn chuyên môn mới biết được. Thế mà phải 19 thế kỷ sau, tức là sau khi Niu – tơn phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn (năm 1687) các nhà bác học mới hiểu được bản chất để giải thích hiện tượng ấy.

Trang 23, sách đă dẫn viết:

Do trục tự quay của trái Đất thay đổi nên điểm Thiên cực bắc cũng thay đổi với chu kỳ là 26000 năm. Theo sự tính toán của các nhà thiên văn th́ các sao sau đây đă, đang và sẽ là sao Bắc cực:
– Khoảng hơn 7000 năm tr.CN là sao t cḥm sao Vũ Tiên.
– Gần 3000 năm tr.CN là sao a của cḥm Thiên Long.
– Hiện tại là sao a cḥm Tiểu Hùng Tinh.
– Hơn 7000 năm sau là sao a cḥm Thiên Vương.
– Và hơn 12000 năm sau là sao Chức Nữ ( cḥm Thiên Cầm)
.

Qua đoạn trích dẫn trên về tri kiến của khoa thiên văn hiện đại, chúng ta liên hệ với một hiện tượng khảo cổ được trích dẫn trong sách T́m về bản sắc văn hóa Việt Nam của Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Thêm (Nxb TP HCM – 1996, trang 183):

Kết quả nghiên cứu của những năm gần đây cho thấy cư dân phương Nam trước thời Đông Sơn và Đông Sơn đă đạt đến một tŕnh độ thiên văn rất cao: Từ 6000 năm tr.CN, chiếc ŕu đá Bắc Sơn đă khắc h́nh cḥm sao Vũ Tiên – một cḥm sao mang tính chu kỳ đă xuất hiện trên bầu trời Đông Nam Á lúc đó.Trống Đồng Hoàng Hạ (và một số trống đồng khác) được xác định là những bức thiên đồ cho phép bằng cách đo bóng nắng mà xác định được các ngày tiết trong năm với mốc là những hoa văn có h́nh dáng rất gần với h́nh kí hiệu của những ngày tiết ấy trong thiên văn học hiện đại [Bùi Huy Hồng 1974: 364–372>.

Như vậy chiếc ŕu đá khắc cḥm sao Vũ Tiên cách đây 6000 năm tr.CN, trùng khớp với hiện tượng các nhà thiên văn hiện đại xác định chính cḥm sao này là sao Thiên cực Bắc 7000 năm trước, cho ta thấy những nhà thiên văn cổ Lạc Việt – từ trước thời lập quốc – đă nghiên cứu thiên văn và họ đă xác định được vị trí sao thiên cực bắc, trùng khớp với sự tính toán của khoa thiên văn học hiện đại. Vật liệu để thể hiện cḥm sao Vũ Tiên là chiếc ŕu đá là một hiện tượng có thể dẫn đến vấn đề sau đây:
Vào thời đại đồ đá (tạm cho như vậy, v́ chiếc ŕu làm bằng đá), nếu quả thật con người hồi đó chỉ săn bắt hái lượm, th́ người ta xuất phát từ nhu cầu ǵ để định hướng và định hướng đúng sao Bắc cực? Phải chăng bên cạnh những bộ lạc lạc hậu đă có những tổ chức xă hội phát triển hơn, nên có những nhu cầu t́m hiểu vũ trụ và tri kiến của họ được lưu truyền?
Vấn đề liên quan tiếp theo là:
So sánh chu kỳ năm của sao thiên cực bắc mà thiên văn học hiện đại tính được là 26000 năm với chu kỳ một Hội trong Thái Ất thần kinh, chúng có sự tương đương như sau:

Trong Thái Ất đơn vị thời gian được chia là:

Một Nguyên = 3 Hoa giáp, chia làm 3 phần: Thượng, Trung, Hạ = 180 năm.
Một Vận = Sáu nguyên = 1.080 năm (180 năm x 6).
Một Hội = 12 Vận = 12.960 năm (1080 x 12)

Theo Thái Ất th́ hiện nay chúng ta đang ở cuối hội Ngọ. Như vậy, một Hội trong Thái Ất gần bằng một nửa chu kỳ sao thiên cực bắc. Nếu xét theo một chu kỳ Âm dương ( Gồm hai Hội) th́ con số này sẽ là:
12.960 năm x 2 = 25.920 năm.
Sai số 80 năm so với sự tính toán của khoa học hiện đại (26.000 năm). Nhưng con số của khoa học hiện đại chỉ là con số ước tính, sai số đến hàng ngàn, c̣n số trong Thái Ất chính xác đến hàng chục. Điều này đă chứng tỏ rằng: nền Thiên văn cổ Văn Lang đă đạt được những tri thức về Thiên văn từ hàng ngàn năm trước, trong khi khoa Thiên văn hiện đại chỉ mới phát hiện ra chu kỳ thiên cực bắc khoảng một trăm năm trở lại đây. Bạn đọc cũng lưu ư rằng cuốn Thái Ất là một kỳ thư ngoại hạng, chắc chắn có sau kinh Dịch và thuyết Âm dương Ngũ hành, nhưng tác giả của nó th́ c̣n mơ hồ hơn cả Lạc thư – Hà đồ và Hoàng đế nội kinh tố vấn trong các bản văn chữ Hán cổ.

TRUYỀN THUYẾT CON RỒNG CHÁU TIÊN &CÁC CH̉M SAO THIÊN CỰC BẮC

Sự kỳ vĩ của nền văn hiến Lạc Việt với nguồn gốc từ những tri kiến Thiên văn siêu việt; không phải chỉ qua những hiện tượng đă minh chứng ở trên. Mà ngay trong truyền thuyết Con Rồng – Cháu Tiên cũng có một sự liên hệ trùng khớp một cách kỳ lạ về tri thức vũ trụ quan siêu việt của nền văn minh này.

Qua các phần trích dẫn ở trên, quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng các cḥm sao thiên cực bắc – theo các nhà khoa học – lần lượt theo thứ tự thời gian và có tên gọi là:
– Vũ Tiên (hơn 7000 năm tr.CN).
– Thiên Long (gần 3000 năm tr.CN).
– Tiểu Hùng Tinh (hiện tại).

Qua tham khảo ư kiến của bạn đọc, người viết nhận thấy một sự liên quan chặt chẽ giữa thứ tự thời gian các cḥm sao Thiên cực Bắc với những từ nhân danh trong kết cấu phả hệ của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” . Sự trùng khớp này được miêu tả như sau:
1) Cḥm sao Vũ Tiên tương đương thế hệ thứ nhất là bà Vụ Tiên (Theo Lĩnh Nam chích quái, hoàng hậu Vụ Tiên là vợ của hoàng đế Kinh Dương Vương) Trùng hợp danh từ Vũ Tiên và Vụ Tiên.
2) Cḥm sao Thiên Long tương đương thế hệ thứ hai là Lạc Long Quân. Trùng hợp danh từ Thiên Long và Lạc Long.
3) Cḥm sao Tiểu Hùng tinh tương đương thế hệ thứ ba, bắt đầu từ vua Hùng Vương thứ nhất. Trùng hợp danh từ Hùng Vương và Tiểu Hùng tinh.

Mười tám thời vua Hùng là tổ tiên của người Việt, là con của Rồng (Lạc Long Quân), cháu của Tiên (bà Vụ Tiên). Như vậy, thứ tự phả hệ này không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên, v́ sự trùng hợp gần như hoàn toàn và sự liên quan đến những tri kiến rực rỡ về thiên văn học cổ Văn Lang đă được tŕnh bày trong sách này. Hơn nữa, để có được một nhận thức về qui luật vận động của các cḥm sao trong Ngân hà (từ đó phát hiện những hiệu ứng vũ trụ liên quan), điều kiện tiên quyết là phải định vị được điểm chuẩn của tất cả sự vận động đó (trong đó bao gồm cả trái đất); tức là phải xác định được cḥm sao thiên cực bắc. Do đó, sự liên hệ giữa nội dung của truyền thuyết “Con Rồng – Cháu Tiên” bao gồm từ phả hệ vua Hùng cho đến độ số Lạc thư – Hà đồ là một sự liên hệ nhất quán, chặt chẽ và trùng khớp hợp lư về những tri kiến vũ trụ kỳ vĩ của nền văn minh Văn Lang. Sự liên hệ trên đây minh chứng rơ nét truyền thuyết “Con Rồng – cháu Tiên“ không thể là “truyền thuyết ngụy tạo của các nhà nho vào thế kỷ 14”. Bởi v́ — kể từ khi nền văn minh Văn Lang thất truyền – trong hơn 2000 năm lịch sử của nhân loại – cho đến sớm nhất vào đầu thế kỷ 19 khoa học hiện đại vẫn chưa phát hiện ra các cḥm sao thiên cực bắc.

Để bổ sung cho sự liên hệ giữa khoa thiên văn học hiện đại với văn minh Văn Lang, bạn đọc tham khảo một hiệu ứng vũ trụ từ sự vận động của các thiên thể đối với con người (đă tŕnh bày trong “Thời Hùng Vương qua truyền thuyết và huyền thoại”.Nguyễn Vũ Tuấn Anh.Tủ sách tuvilyso.com). Hiệu ứng này đă được Gs. Lê Văn Sửu phát hiện và nói đến trong cuốn “Nguyên lư thời sinh học cổ Phương Đông” (Nxb VHTT 1996), được bổ sung và hiệu chỉnh lại trong sách này. Đó là vấn đề mà có lẽ các bà mẹ lớn tuổi đều biết về trường hợp trẻ sinh vào giờ Quan Sát. Hiện tượng này, Gs. Lê Văn Sửu giải thích như sau:

GIỜ QUAN SÁT

Bài ca về giờ sinh phạm giờ Quan Sát
:
Chính, thất, sơ sinh Tỵ, Hợi th́
Nhị, bát Th́n, Tuất bất thậm nghi
Tam, Cửu, Măo, Dậu đinh thượng nhiên
Tứ, Thập Dần, Thân kỷ định kỳ
Ngũ, đồng thập nhất Sửu, Mùi thượng
Lục đồng thập nhị Tư, Ngọ chi,

Nghĩa là: giờ Quan Sát theo tháng Âm lịch và giờ địa chi
* Tháng giêng / giờ Tị     * Tháng bảy / giờ Hợi
* Tháng hai / giờ Th́n    * Tháng tám / giờ Tuất
* Tháng ba / giờ Măo     * Tháng chín / giờ Dậu
* Tháng tư / giờ Dần       *Tháng mười / giờ Thân
* Tháng năm / giờ Sửu   * Tháng mười một / giờ Mùi
Tháng sáu / giờ Tư        * Tháng Chạp / giờ Ngọ
Người xưa cho rằng trẻ em sinh phạm giờ Quan Sát khi nhỏ thường ốm yếu khó nuôi, lớn lên th́ đầu trộm đuôi cướp. Những bậc làm cha mẹ khi có con sinh giờ Quan Sát thường vô cùng đau khổ. Theo những điều tôi thâu lượm được bấy lâu nay th́ những trẻ sinh phạm giờ Quan Sát thường có chức năng gan không ổn định, số lớn dễ bị mắc bệnh viêm gan khi có dịch truyền nhiễm bệnh này. Để t́m hiểu giá trị thật của giờ Quan Sát ta tiến hành mô h́nh hóa giờ Quan Sát trong một đồ như sau. Trong đồ trên chúng ta thấy điểm giờ Tư của tháng đều ở trên quả đất có hướng đối chiếu với Mặt trời qua tâm quả đất, từ đó theo các tháng vị trí giờ Quan Sát đều có hướng gần đối chiếu với hướng Bắc của quỹ đạo năm. Như vậy giờ Quan Sát có giá trị là thời điểm nơi sinh đứa trẻ chịu tác động ảnh hưởng vũ trụ từ ngoài Mặt trời.


Đồ h́nh miêu tả
Hiệu ứng tương tác từ vũ trụ với giờ Quan Sát




H́nh trên đây được thực hiện lại dựa trên ư tưởng mô h́nh hóa của giáo sư Lê Văn Sửu. Qua đồ h́nh trên th́ vị trí giờ Quan Sát trên trái đất tương ứng với nhau vẫn không thay đổi so với Mặt trời. Tức là đường nối từ tâm trái đất với vị trí giờ Quan Sát vẫn tạo thành những đường thẳng song song như h́nh vẽ trên. Như vậy bạn đọc sẽ nhận thấy một hiệu ứng vũ trụ nào đó, tác động lên con người ở các vị trí giờ Quan Sát.
Qua sự phát hiện của Gs. Lê Văn Sửu và đồ h́nh tŕnh bày ở trên, chứng tỏ rằng: nền văn minh cổ Đông phương đă phát hiện hiện tượng trái đất vận động quanh Mặt trời. mà c̣n phát hiện ra Mặt trời phải vận động theo một quỹ đạo của nó. Để nói lên được điều này, những người tiên phong của nền thiên văn học hiện đại đă phải ra ṭa hoặc lên giàn hỏa thiêu. Đó là trường hợp của Galile và Bruno ở nước Ư vào thế kỉ 15 - 16.
Hiện tượng giờ Quan Sát nêu trên đă chứng tỏ rằng:
Tri thức của nền thiên văn cổ Văn Lang về nhiều mặt đă vượt xa khả năng của tri thức thiên văn học hiện đại, khi xác định một hiệu ứng vũ trụ với đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ ảnh hưởng đến con người. Và hiện tượng này – là tiền đề từ vũ trụ của giờ Quan sát – đă bổ sung và minh chứng rơ hơn của luận điểm cho rằng:

Tử Vi chính là hệ quả của sự nhận thức những hiệu ứng tương tác từ vũ trụ chi phối con người một cách có qui luật ; nên đă tạo nên khà năng tiên tri của nó.

Với nhận định trên, có thể lập luận phản bác theo những khả năng sau:

@ Nhận xét cho rằng giờ Quan Sát chỉ là kinh nghiệm dân gian được đúc kết từ thực tế cuộc sống.

Đây chỉ là một nhận xét khiên cưỡng. Bởi v́, một hiện tượng xảy ra cho một con người là kết quả của sự tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Mỗi con người có những hiện tượng giống nhau lại không thể cùng sống trong một thời điểm không gian và thời gian như nhau. Trong khi đó hiệu ứng vũ trụ này tác động lên cuộc đời của con người qua đơn vị thời gian nhỏ nhất là giờ; hơn nữa hệ quả của nó lại không phải chỉ là bệnh viêm gan mà là hành vi của con người. Nếu như tổng kết hành vi tương tự của con người để dẫn đến một kết luận về sự trùng hợp trong một số giờ sinh như giờ Quan Sát th́ là một việc làm không thể thực hiện được trên thực tế; cho dù là ở ngay trong xă hội hiện đại với tất cả những điều kiện huy động được của nhân loại. Sự kết luận về bệnh viêm gan liên quan đến giờ Quan Sát của Giáo sư Lê Văn Sửu chỉ là kiểm chứng một hiện tượng có sẵn.

@Cho rằng giờ Quan sát chỉ là tṛ chơi toán học ngẫu nhiên

Bắt đầu từ tháng 12 (Tháng Sửu) với giờ Ngọ; sau đó cứ lùi một tháng th́ tiến một giờ (Tháng 11 giờ Mùi)….cho đến hết 12 giờ trong 12 tháng. Từ tṛ chơi toán học ngẫu nhiên này; người ta đặt ra giờ Quan sát.
Với lập luận như vậy; chỉ là một dạng cao cấp hơn việc làm một con toán chia 2622 năm – là thời gian tồn tại của thời Hùng Vương theo chính sử Việt – cho 18 đời Hùng Vương ra con số hơn 145 năm và kết luận: Không thể có tuổi thọ trung b́nh hơn 145 năm cho đời một con người. (Đây là một sai lầm chủ quan; tôi đă minh chứng sự sai lầm này ngay trong đề tựa “Kinh Dịch – Di sản sáng tạo của người Việt“. Văn hiến Lạc Việt. Tuvilyso.com). Bởi v́; giữa một tṛ chơi toán học đơn giản và hệ quả của giờ Quan sát trên con người (Bệnh viêm gan và tính bạo ngược) lại hoàn toàn khôngv có sự liên hệ nào. Trong khi giờ Quan sát tồn tại trong văn minh Đông phương (Cụ thể là ở Việt Nam đă nhiều thế kỷ).

V́ vậy; hiện tượng giờ Quan sát chỉ có thể giải thích hợp lư trên cơ sở đă chứng minh là: Đó là kết quả của một tri kiến thiên văn siêu việt; được kết hợp với sự ứng dụng phương pháp luận của một lư thuyết vũ trụ quan hoàn chỉnh để lư giải cho những hiện tượng liên quan đến con người.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Tính ứng dụng của một phương pháp luận chỉ có thể là hệ quả của một lư thuyết là tiền đề cho phương pháp luận đó. Sự ứng dụng của phương pháp luận Âm Dương Ngũ hành cho đến từng giờ trong hành vi của một con người cụ thể mang tính tiên tri; đă chứng tỏ nó phải là hệ quả của một lư thuyết hoàn chỉnh; nhất quán trước đó. Đồng thời; những khả năng tiên tri này; cũng chứng tỏ nó phải xuất phát từ tính qui luật từ những hiệu úng vũ trụ đă chứng minh ở trên. Căn cứ vào tiêu chí cho một lư thuyết khoa học; hoàn toàn có cơ sở để chứng tỏ rằng:
Đă tồn tại một siêu lư thuyết thống nhất vũ trụ thuộc về một nền văn minh đă ch́m sâu trong quá khứ; mà nhân loại hiện đại đang mơ ước.
Chính khả năng tiên tri một cách chi tiết trong đời sống của một con người cụ thể – từ sự ứng dụng một phương pháp luận của một lư thuyết phải h́nh thành trước đó – đă chứng tỏ rằng: Lư thuyết thống nhất – là cơ sở của các phương pháp luận cho sự ứng dụng của nó – phải được h́nh thành và tồn tại rất lâu trong một xă hội ổn định và phát triển lâu dài. Tất cả những lư thuyết khoa học hiện đại chưa hề có khả năng này. Sự ổn định và phát triển lâu dài của một xă hội làm nền tảng cho sự tồn tại của lư thuyết đó; chính là một trong những yếu tố chứng minh cho gần 3000 tồn tại của nhà nước Văn Lang – thời Hùng Vương – cội nguốn của 5000 văn hiến của người Việt.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
C̣n tiếp:
PHÁP ĐẠI UY NỖ
Hà đồ lư giải nguyên lư tương hợp của thập Thiên can

--------------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa



Sửa lại bởi ThienSu : 26 October 2004 lúc 4:55pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 26 of 50: Đă gửi: 28 October 2004 lúc 8:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

PHỤ ĐỀ

THIÊN VĂN CỔ HOA HẠ & THIÊN VĂN HIỆN ĐẠI(*)

Đoạn trích dẫn tiếp tục sau đây trong cuốn ”Vũ trụ – pḥng thí nghiệm thiên nhiên vĩ đại" của giáo sư tiến sĩ Nguyễn Quang Riệu”(Nxb Giáo Dục – 1995, trang 16) cho chúng ta một sự so sánh về tri kiến thiên văn cổ Trung Hoa với thiên văn học hiện đại và từ đó so sánh với những tri kiến thuộc về văn minh Văn Lang, để từ đó chứng minh rơ nét hơn cho những luận đề đă tŕnh bày ở trên:

Quan niệm phương Đông về vũ trụ ở thời thượng cổ và trung cổ:

Vào cuối thế kỷ thứ V, trong bộ Thiên văn lục có phân biệt 3 trường phái về quan niệm cấu trúc vũ trụ. Đó là thuyết Cái Thiên (Trời có cái nắp đậy), Tuyên Dạ (đêm tối lan tràn khắp nơi, không
trung vô tận) là Hồn Thiên (thiên cầu mênh mông bao gồm cả Trái đất). Các nhà hiền triết muốn mở đường “Thiên Lộ” cho Hoàng Đế lên trời nên những lư thuyết này, tuy có mục tiêu khoa học để t́m hiểu Vũ trụ, nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của tư tưởng siêu h́nh và chiêm tinh học.

Lư thuyết Cái Thiên, cổ nhất, h́nh dung ṿm trời như một cái nắp h́nh bán cầu và Trái đất như một cái bát úp ngược cùng một trung tâm. Phía dưới chân Trái đất không phải h́nh tṛn mà vuông như một bàn cờ, có lẽ là do quan niệm có 4 phương trời (đông, tây, nam, bắc) (h́nh 3). Mưa từ ṿm trời, nơi có sao, rơi xuống 4 góc Trái đất thành 4 bể. Hiện nay ta biết là những hạt nước mưa đọng trên tầng Trái đất chứ không phải từ Vũ trụ rơi xuống. Ṿm trời quay lôi theo Mặt trăng cùng Mặt trời. Hai thiên thể này chuyển động từ từ ngược chiều với ṿm trời. Trong “Khung (lớn) Thiên Luận” viết ở thế kỷ thứ III ví ṿm trời như cái màng trứng trong đó có “nguyên khí” nên không ch́m xuống mặt bốn bể. Mặt trời giống một ngọn đèn chuyển động trên ṿm trời và chỉ chiếu sáng từng khu vực một. Tam Diệu tức là Mặt trời, Mặt trăng và sao khi ẩn khi hiện thành có đêm ngày. Thật ra thuyết “Cái Thiên” có hai giai đoạn, thời Đông Chu (thế kỷ thứ V, tr.CN) thuyết “Thiên viên địa phương” (trời tṛn đất vuông) cho Trái đất đứng yên, Mặt trăng, Mặt trời và tinh tú chuyển vận trên bầu trời. Sang đến thời Chiến Quốc thuyết này mới phát triển thành thuyết cho ṿm trời h́nh bán cầu, Trái đất như một cái bát. Từ giai đoạn một cho Trái đất phẳng như bàn cờ đến giai đoạn 2 cho Trái đất gồm đường cung tṛn là một bước tiến của thuyết “Cái Thiên”.

Thuyết Hồn Thiên của Trương Hành (78 – 139) thời Đông Hán, ví ṿm trời như một quả trứng gà nhưng h́nh tṛn, ở giữa là ḷng đỏ tượng trưng Trái đất. Ṿm trời có “khí” ở trong và chân trời có nước, Trái đất nổi trên mặt nước. Trên trời có 3 “thần” có lẽ là Mặt trời, Mặt trăng và sao, c̣n Trái đất có 3 “h́nh” có thể là thổ, thủy và khí. Thân và h́nh đều có thể quan sát thấy được. Mặt trời như trên một bánh xe quay không ngừng. Khỏang không gian ở giữa ṿm trời không giới hạn (vô cực, vô cùng), được gọi là “Vũ trụ” và coi là bí hiểm. Như vậy, thuyết Hồn thiên đă h́nh dung được là ngoài phạm vi Mặt trời, Mặt trăng và sao c̣n có Vũ trụ rộng mênh mông nhưng chưa thăm ḍ được.

Thuyết Tuyên Dạ cho rằng ṿm trời trống rỗng (vô chất) xa lắc và rộng mênh mông (vô cực). Mặt trời, Mặt trăng và sao là hơi đọng (tích khí) bay trên không trung. Bẩy tinh tú (thất diệu) tức là Mặt trời, Mặt trăng và năm hành tinh trong Hệ Mặt trời không dính vào ṿm trời nhưng chuyển động tự do, đi đi lại lại. Năm hành tinh này là những hành tinh nh́n thấy được bằng mắt trần, tức là Thủy, Kim, Hỏa, Mộc và Thổ. Sao Bắc Đẩu bao giờ cũng đứng một chỗ (v́ nằm gần trục quay của ṿm trời). Quan niệm không trung vô tận phải chăng có mối liên hệ với tư tưởng “hư vô” của đạo Lăo và “hư không” của đạo Phật. Trời và Trái đất tuy rộng lớn, nhưng chỉ như hột gạo so với hư không trong đó có thể có những Trời và Trái đất khác

Từ thế kỉ thứ 6, quan niệm hai bán cầu có khí, tượng trưng Trời và Đất của thuyết Hồn Thiên được chấp nhận. Tuy nhiên, đă có câu hỏi được đặt ra là nếu chỉ nh́n thấy nửa quả cầu tức là chỉ nh́n thấy nửa sự thật. Qua những thế kỉ sau, mô h́nh vũ trụ dần dần được cải tiến. Chẳng hạn, sao và hành tinh không dính vào ṿm trời, nhưng được một luồng “gió cứng” (cương phong) nâng lên, như khí nén của động cơ phản lực. Trên trời có chín tầng khí có áp lực và tốc độ khác nhau tương tự như cửu trùng. Sự vận hành tuần hoàn của Trái đất và thủy triều đều do lực Âm dương quy định. Mặt trời là Thái Dương (thái là lớn) và các ngôi sao khác là Tiểu Dương (tiểu là nhỏ). C̣n Mặt trăng là Thái Âm và các hành tinh khác là Tiểu Âm. Trái đất cũng thuộc về loại âm. Hiện nay ta biết rằng Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất. Mặt trời và sao rất nóng và tự phát xạ v́ có năng lượng tạo ra bởi những phản ứng nhiệt hạch trong ḷng chúng. Trái lại Trái đất, Mặt trăng và các hành tinh v́ lạnh nên không tự phát xạ mà chỉ phản xạ ánh sáng Mặt trời chiếu tới chúng.Cho nên xếp Mặt trời và sao vào loại dương c̣n Trái đất, Mặt trăng và các hành tinh vào loại âm cũng có phần đúng. Chính Mặt trời là một ngôi sao như hàng chục tỉ sao khác trong dải Ngân hà và Mặt trăng là một trong những hành tinh của Hệ Mặt trời. V́ Mặt trời và Mặt trăng gần Trái đất nên trông to lớn và được gọi là Thái Dương và Thái Âm. Quá tŕnh tiến hóa của ngành thiên văn Trung Quốc qua nhiều thời đại đă chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo của Khổng Tử (thế kỉ thứ 6 tr.CN), Lăo Tử (khỏang thế kỉ thứ 4 tr.CN) và Phật giáo. Theo Nho giáo, Vũ trụ lúc đầu mông lung mờ mịt trong một trạng thái gọi là “Thái cực” và biến hóa ra “âm” và “dương”. Hai thực thể Âm dương, tuy tương khắc với nhau, nhưng được phối hợp theo phép điều hoà và tương đối, để tạo ra khí chất tức là thủy, hỏa, kim, mộc, thổ (Ngũ hành). Đạo sống của con người trong xă hội cũng dựa vào thực thể Âm dương trong Vũ trụ. Ta có thể ví thực thể trừu tượng Âm dương như hai loại hạt cơ bản trong vật lí hiện đại, hạt và phản hạt có khả năng tự huỷ khi chạm nhau. Thuyết Nho giáo tuy có phần duy lí nhưng không đặc biệt lưu tâm đến thiên nhiên. Học thuyết của đạo Lăo th́ đề cập nhiều tới thiên nhiên, nhưng lại thiếu duy lí. Trang Tử (thế kỉ thứ 4 tr.CN) tự hỏi tại sao Trời quay mà Trái đất lại đứng? Mặt trời và Mặt trăng tại sao thay nhau hiện trên trời? Những tư tưởng ở đời thượng cổ về vũ trụ, tuy có tính chất thần bí và siêu h́nh, nhưng đôi khi cũng phản ánh những sự kiện t́m thấy bằng những lí luận khoa học hiện đại. Qua những phương tiện quan sát và tính toán, vật lí thiên văn hiện đại cho rằng Vũ trụ được tạo ra cách đây khỏang 15 tỉ năm do một Vụ Nổ Nguyên Thủy Vĩ Đại gọi là Bích Băng (Big Bang). Vũ trụ nguyên thủy chỉ là một đám sương mù mờ ảo (xem chi tiết ở những mục sau) h́nh dung bởi học thuyết Nho giáo. Vương Sung một nhà triết học nổi tiếng triều Đông Hán cho rằng Trái đất được h́nh thành do sự đông đặc của một đám khí. Giả thuyết này không được phát triển v́ thiếu cơ sở vật lí và toán học. Theo những thuyết nghiên cứu hiện đại, những thiên thể như sao và hành tinh được h́nh thành từ những đám khí khổng lồ bị cô và đọng lại v́ sức hút của trường hấp dẫn trong đám khí. Theo luật luân hồi của đạo Phật, tạo hóa xoay vần như một bánh xe. Những trạng thái hỗn độn của vạn vật có thể tái diễn sau những trạng thái b́nh thường. Lí thuyết nghiên cứu cấu trúc và sự tiến hóa của Vũ trụ (Vũ trụ luận) dựa trên cơ sở khoa học hiện nay đề xuất vũ trụ cũng có thể trải qua những giai đoạn co dăn tuần hoàn và Vũ trụ nguyên thủy ở trong một trạng thái hỗn độn. Tóm lại, các nhà thiên văn học phương Đông thời xưa không có một mô h́nh chính xác về Vũ trụ và quỹ đạo của các hành tinh trong Hệ Mặt trời, v́ ngành vật lí và toán học, đặc biệt là h́nh học chưa được phát triển. Tuy nhiên, quan niệm của họ về Vũ trụ có khả năng thay đổi tương đối đúng với thực tế. Nhờ sự phát triển khoa học qua các thời đại, hiện nay chúng ta biết rằng Trái đất là một trong 9 hành tinh trong Hệ Mặt trời. Trái đất quay chung quanh Mặt trời với chu ḱ khỏang 365 ngày theo một quỹ đạo h́nh elip hầu như tṛn mà Mặt trời ở một tiêu điểm. Mặt trăng là một vệ tinh quay chung quanh Trái đất. Các ngôi sao không dính trên ṿm trời mà xa Trái đất ở những khoảng cách khác nhau. Vũ trụ có hàng trăm tỉ thiên hà, mỗi thiên hà có hàng chục tỉ ngôi sao như Mặt trời, mỗi sao có hàng chục hành tinh. Dải Ngân hà là một trong những thiên hà, chỉ khác là trong Ngân hà có Hệ Mặt trời và có Trái đất chúng ta ở. V́ vậy Ngân hà c̣n được gọi là “Thiên hà của chúng ta”. Trung tâm Ngân hà cách Trái đất khoảng 30 ngh́n năm ánh sáng (xem những mục sau). Trái đất quay chung quanh Mặt trời với tốc độ 30 kilomet/giây và quay cùng tất cả Hệ Mặt trời chung quanh trung tâm Ngân hà với tốc độ 250 kilomet/giây. Với tốc độ lớn, nhưng v́ Ngân hà vĩ đại, nên Trái,đất phải để 200 triệu năm mới quay hết một ṿng chung quanh tâm Ngân hà.


Kính thưa quí vị quan tâm!

Qua đoạn trích dẫn trên của giáo sư Nguyễn Quang Riệu nói về thiên văn cổ Đông phương – mà thực tế là nói về thiên văn cổ Trung Hoa; chắc chắn quí vị cũng nhận thấy rằng: Từ thời Chu cho dến thế kỷ thứ VI sau CN và cả những thế kỷ sau đó, quan niệm vũ trụ quan của văn minh Hoa Hạ chưa hề có một nhận thức đúng về thực tế vận động của Thái dương hệ (chưa nói đến vũ trụ). Đây là một vấn đề chứng tỏ văn minh Hoa Hạ không thể là chủ nhân của kinh Dịch và thuyết Âm dương Ngũ hành – mang nội dung của một siêu lư thuyết vũ trụ quan đă minh chứng ở trên. Hay nói một cách khác: Nền văn minh Hoa Hạ chỉ tiếp thu một cách không hoàn chỉnh và sai lệch những phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành từ khi nền văn hiến Lạc Việt bị sụp đổ và bị Hán hoá về văn tự qua hơn 1000 Bắc thuộc. Thuyết Âm Dương ngũ hành và siêu công thức theo hệ nhị phân là Bát quái- một lư thuyết thống nhất vũ trụ mà các nhà khoa học hàng đầu của tri thức khoa học hiện đại đang mơ ước - chỉ có thể phục hồi được từ nền văn minh Lạc Việt với lịch sử gần 5000 năm văn hiến.

Chân thành cảm tạ sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ

C̣n tiếp:
PHÁP ĐẠI UY NỖ
Hà đồ lư giải nguyên lư tương hợp của thập Thiên can

---------------------
(*) Chú thích: Trích từ T́m về cội nguồn Kinh Dịch. Tủ sách tuvilyso.com.
-----------------------
Ta về giữa cơi vô thường.
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa



Sửa lại bởi ThienSu : 28 October 2004 lúc 10:22pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
phamtran
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 54
Msg 27 of 50: Đă gửi: 30 October 2004 lúc 5:30am | Đă lưu IP Trích dẫn phamtran


Hay thật đấy, tôi thấy thật xúc động,

Tôi không hiểu đă có ai có ư định giả mă những tảng đá Sapa chưa?
Ngoài ra có đâu c̣n có các di vật như vậy không?   
Pham Tran
Quay trở về đầu Xem phamtran's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phamtran
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 28 of 50: Đă gửi: 31 October 2004 lúc 10:31am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Phamtran thân mến!
Theo tôi biết và nhớ là trên thế giới có khoảng 4 hoặc 5 băi đá cổ có khắc những kư tự bí ẩn. Băi đá cổ Sapa là một trong số những băi đá cổ đó. Vào năm 1926; một nhà khảo cổ Pháp là người đầu tiên phát hiện ra băi đá cổ này về mặt học thuật. Băi đá cổ Sapa được xác định niên đại vào khoảng từ 3 đến 500 năm trước CN (Tức tương đương thời điểm sụp đổ của nến văn minh Văn Lang).Từ đó đến nay; đă có rất nhiều nhà nghiên cứu giải mă những h́nh vẽ bí ẩn trên băi đá cổ Sapa. Nhưng h́nh như chưa có một công tŕnh giải mă nào được công nhận. Hiện băi đá cổ bị hư hại từ 18 đến 20 ḥn trong tổng số ước tính 216 đến 218 ḥn đá tại đây. Theo tôi biết th́ Viện Viễn Đông Bác cổ ở Pháp quốc c̣n lưu giữ bản dập hoàn chỉnh băi đá cổ này. Nếu đúng như vậy th́ sự giải mă hoàn chỉnh băi đá cổ Sapa chỉ có thể thực hiện được với sự cộng tác của Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp Quốc.
- Phải chăng câu ca dao của người Việt:
Trăm năm bia đá th́ ṃn.
Ngàn năm bia miệng vẫn c̣n trơ trơ

Có nội dung liên quan đến băi đá cổ này?
- Phải chăng; băi đá cổ Sapa là một trong hai chiếc ch́a khoá để mở cánh cửa huyền bí của văn minh Đông Phương?
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 31 October 2004 lúc 10:43am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
phamtran
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 18 October 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 54
Msg 29 of 50: Đă gửi: 31 October 2004 lúc 5:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn phamtran

Cảm ơn bác Thiên sứ đă giải thích: "đă có rất nhiều nhà nghiên cứu giải mă những h́nh vẽ bí ẩn trên băi đá cổ Sapa. Nhưng h́nh như chưa có một công tŕnh giải mă nào được công nhận"
Bác có thể chỉ địa chỉ hoặc đăng một bài báo mới nhất về việc giải mă đá Sapa được không,
Ngoài ra c̣n di tích của chữ khoa đẩu ở đâu nữa không? Tôi nghĩ một nền văn minh như vậy sẽ phải c̣n lưu lại các dấu tích ở đâu đó.   
Xin cảm tạ,
Pham Tran
Quay trở về đầu Xem phamtran's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phamtran
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 30 of 50: Đă gửi: 31 October 2004 lúc 7:20pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Phamtran thân mến!
Trong mục "Văn Hiến Lạc Việt" Bài "Lạc thư chu dịch trên băi đă cổ Sapa" có giới thiệu một bài giải mă của nhà nghiên cứu Pham Ngọc Liễn và nhận xét của tôi. Bạn có thể tham khảo.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 31 of 50: Đă gửi: 06 November 2004 lúc 3:47am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

PHÁP ĐẠI UY NỖ
Hà đồ lư giải nguyên lư tương hợp của thập Thiên can



Kính thưa quí vị quan tâm!
Trong những bài viết ở trên; tôi đă hân hạnh tŕnh bày một thực tại làm nền tảng cho khoa dự đoán Đông phương (vốn có đầy đủ những yếu tố theo tiêu chí khoa học hiện đại). Đó chính là quy luật vận động của các v́ sao và hành tinh trong vũ trụ. Chính một trong những quy luật cục bộ liên quan đến Địa cầu là thực tại làm nên đồ h́nh biểu lư lư thuyết cho nó là Hà Đồ.
Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là đồ h́nh biểu lư cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu; đă chứng tỏ tính hợp lư trong một số vần đề liên quan đến nó. Hay nói cách khác; Hà đồ đă chứng tỏ tính hợp lư trong sự lư giải những hiện tượng và vấn đề trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Nhưng với quan niệm cho rằng:

Hà đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là nguyên lư căn để cho tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ hành; hay nói cách khác theo ngôn ngữ Lạc Việt: Pháp Đại uy nỗ

Do đó; vấn đề không thể dừng lại ở đây. Bài viết này là sự tiếp tục chứng tỏ tính hợp lư của Hà Đồ trong nguyên lư tương hợp của Thập thiên can.

Kính thưa quí vị quan tâm!
Trong các cổ thư liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành chúng ta thường thấy một tiền đề sau đây:

Giáp (Mộc) hợp Kỷ (Thổ)
Bính (Hỏa) hợp Tân (Kim)
Mậu (Thổ) hợp Quí (Thủy)
Canh (Kim) hợp Ất (Mộc)
Nhâm (Thủy) hợp Đinh (Hỏa).


Đây là một tiền đề của qui tắc lập cục trong Tử vi đẩu số và cũng là một tiền đề quan trọng của lư học cổ Đông phương, được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực: y lư, lịch số, dự đoán… Tiền đề này chưa có sự lư giải và cũng là sự bí ẩn đă trải hàng thiên niên kỷ trong các cổ thư chữ Hán lưu truyền. Chính v́ sự bí ẩn này khiến cho những nhà nghiên cứu và những người t́m hiểu về lư học Đông phương phải chấp nhận một cách khiên cưỡng tiền đề nói trên:
Mộc khắc Thổ (lư tương khắc của Ngũ hành). Nhưng trong tiền đề nói trên th́ Giáp – Mộc lại hợp Kỷ – Thổ; thật khó hiểu!
Chưa hết, trong các sách ứng dụng phương pháp luận Âm Dương Ngũ hành vào các lĩnh vực Đông y, Lư học hoặc dự đoán tương lai, thường gặp những định đề cũng không có sự lư giải mà bắt buộc phải học thuộc ḷng sau đây:

Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh; hoặc Mậu hợp Quí phá Giáp khắc Kỷ…

Sự bí ẩn của tiền đề này cũng xuất phát từ sai lầm căn bản tồn tại từ hàng ngàn năm nay, khi cho rằng: Âm Dương và Ngũ hành là hai học thuyết riêng biệt không liên quan đến nhau. Từ sai lầm căn bản này, sẽ không có cơ sở nào để liên hệ thập Thiên can (mang yếu tố Ngũ hành) với Lạc thư và Hà đồ (Được nhắc đến đầu tiên trong kinh Dịch – nói đến Âm Dương, không có yếu tố Ngũ hành).
Điều quan trọng hơn cả là:

Nền văn minh Hán đă tiếp thu một cách sai lệch và không hoàn chỉnh thuyết Âm Dương Ngũ hành từ văn minh Lạc Việt. Bởi vậy; tất cả các phương pháp ứng dụng của thuyết này – trong cổ thư chữ Hán – cứ như từ trên trời rơi xuống; và trải hàng ngàn năm; tri thức của nhân loại không thể nào chứng minh được một thực tại nào là cơ sở của học thuyết này.

Tuy nhiên với sự khẳng định cho rằng:

Cội nguồn cũa thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về văn minh Lạc Việt và là một học thuyết hoàn chỉnh ; nhất quán. Tiền đề của học thuyết này chính là sự vận động tương tác có qui luật trong vũ trụ; từ hạt vật chất nhỏ nhất cho đến các thiên hà khổng lồ. Và Hà đồ chính là một đồ h́nh biểu lư và là nguyên lư căn để trong ứng dụng của khoa Thiên văn học Đông phương; cũng như sự ứng dụng những hệ luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành trên thực tế; th́ mọi sự huyền bí của văn minh Đông phương sẽ sáng tỏ.

Hay nói một cách dân dă theo ngôn ngữ dân gian Lạc Việt: Hà đồ chính là một Pháp Đại Uy Nỗ; là sự biểu lư cho một qui luật chủ yếu bao trùm mọi hiện tượng trên Trái đất và con người.
Trên cơ sở này; chứng ta lư giải nguyên lư tương hợp của thập Thiên Can như sau:

Chúng ta sắp xếp thập Thiên can theo lư Âm Dương và Ngũ hành tương sinh, đánh số thứ tự từ 1 đến 10 từ Giáp đến Quí, ta sẽ được một bảng sau.




Qua bảng trên bạn đọc cũng nhận thấy: Tất cả các số của thập Thiên can vừa đúng 10 số có trên Hà đồ. Sự trùng hợp này không thể là một sự ngẫu nhiên, khi chúng những nền tảng căn bản của một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh và là sản phẩm trí tuệ con người phản ảnh sự nhận thức thực tại vũ trụ và điều kiện thiên nhiên. Bởi vậy; chúng phải có một sự liên hệ chặt chẽ. Điều này được chứng tỏ khi chúng ta sắp xếp thập Thiên can trên cơ sở độ số theo thứ tự của ở bảng trên vào vị trí có độ số tương ứng của Cửu cung Hà đồ ta được bảng sau:




Như vậy trên cơ sở độ số của Thiên can tương ứng với độ số của Cửu cung Hà đồ, ta sẽ có sự tương hợp bởi cùng hành như sau:

Giáp (1) hợp Kỷ (6) trong hành Thủy;
Bính (3) hợp Tân (8) trong hành Mộc;
Mậu (5) hợp Quí (10) trong hành Thổ;
Canh (7) hợp Ất (2) trong hành Hỏa;
Nhâm (9) hợp Đinh (4) trong hành Kim.

Như vậy, mỗi một hành trên Hà đồ đi liền với hai Thiên can một Âm một Dương.
Điều này cũng lư giải một bài phú truyền bí ẩn, có nội dung như sau:

Nhất lục cộng tông (1 – 6 cùng họ)/ Thuỷ
Nhị thất đồng đạo (2 – 7 cùng đi một đường)/ Hoả
Tam bát vi bằng (3 – 8 như nhau)/ Mộc
Tứ cửu vi hữu (4 – 9 là bạn bè)/ Kim
Ngũ thập đồng đồ (5 – 10 cùng một loại)/ Thổ


Kính thưa quí vị quan tâm!
Sự phối hợp độ số của thập Thiên Can trên Hà Đồ được chứng tỏ sự trùng khớp hợp lư; nhưng điều này không thể thực hiện trên Lạc thư v́ trung cung Lạc Thư chỉ có một số; không có sự tương thích hợp lư.

Với đồ h́nh đă tŕnh bày ở trên. Chúng ta có thể lư giải những trường hợp bí ẩn khác, như: Giáp hợp Kỷ phá Ất xung Canh và những trường hợp tương tự như sau:

Giáp (1) nằm ở vị trí Dương Thủy, khắc Ất (2) Canh (7) nằm ở vị trí Âm Dương Hỏa theo lư tương khắc của Ngũ hành; hoặc Mậu (5) nằm ở vị trí Dương Thổ khắc Giáp (1) Kỷ (6) nằm ở vị trí Âm Dương Thủy. Từ đó, suy ra một số định đề bí ẩn khác như: Bính là quí nhân của Kỷ, v́ độ số của Bính (3) và độ số của Kỷ (6) nằm trên cung tương sinh của Ngũ hành: Thủy sinh Mộc trên Hà Đồ v.v…

Qua đồ h́nh trên đă lư giải tất cả mọi trường hợp Sinh – Khắc – Thừa – Vũ của thập Thiên can, vốn là sự bí ẩn đă trải nhiều thiên niên kỷ. Kể từ khi thần Kim Qui – một biểu tượng của nền văn minh Lạc Việt – rẽ nước lặn xuống biển cùng với An Dương Vương, đă mang theo tất cả những bí mật của nó và để lại một nền văn hóa Đông phương đầy huyền bí.
Như vậy, với sự chứng minh ở trên đă chứng tỏ rằng: Lạc thư Hà đồ (Hiểu theo nghĩa: Sách của người Lạc Việt viết về Hà đồ) là tiền đề của khoa Thiên văn học cổ Văn Lang và là nguyên lư ứng dụng căn để của thuyết Âm Dương Ngũ hành; từ đó tính toán các hiệu ứng vũ trụ tác động lên tự nhiên, xă hội và đời sống con người.

Kính thưa quí vị quan tâm!
Cùng liên hệ tới thập Thiên Can c̣n một tiền đề bí ẩn khác không có sự lư giải và cũng là sự bí ẩn trải hàng thiên niên kỷ; đó là:

Nguyên tắc Lục hợp trong sự tương quan hành khí và Thiên can qua bài khẩu quyết sau đây:

Giáp hợp Kỷ hóa Thổ
Ất hợp Canh hóa Kim
Bính hợp Tân hóa Thủy
Đinh hợp Nhâm hóa Mộc
Mậu hợp Quí hóa Hỏa.


Trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ ông Thiệu Vĩ Hoa có đưa ra hai cách lư giải sau đây:

1) * Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ là năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làm đầu, Bính Dần là tháng giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa, Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
* Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làm đầu, Mậu Dần là tháng giêng của năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổ sinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim.
* Bính hợp với Tân hóa Thủy là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm đầu, Canh Dần là tháng giêng của năm Bính, năm Tân. Canh là Kim, Kim sinh Thủy nên Bính hợp với Tân hóa Thủy.
* Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc là nói năm Đinh, năm Nhâm là lấy Nhâm làm đầu, tức Nhâm Dần là tháng giêng của năm Đinh, năm Nhâm. Nhâm là Thủy, Thủy sinh Mộc nên gọi Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc.
* Mậu hợp Quí hóa Hỏa, tức là năm Mậu, năm Quí lấy Giáp làm đầu, Giáp Dần là tháng giêng của các năm Mậu, năm Quí. Giáp là Mộc, Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quí hóa Hỏa.

2- Có ư kiến nói mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28 ngôi sao trên trời quyết định.
Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm , Âm hợp với Dương, là Âm Dương hóa hợp. Sách “Chu dịch” có câu: “Một Âm, một Dương gọi là một đạo.” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp với nhau để thành đạo vợ chồng.


Trong sách Hoàng Đế Nội kinh với suy đoán vận khí, tác giả Đàm Thành Mậu cũng nhắc tới tiền đề trên và ông đă ứng dụng trong việc suy đoán vận khí cho những vấn đề mang tính lư luận y học. Ông lư giải như sau:

“Tại sao thuộc tính của Thiên can hóa năm vận lại không đồng nhất? Đó là bởi v́ Thiên can ghép với Ngũ hành là lấy quan hệ năm phương, năm mùa để xác định, mà năm vận th́ căn cứ vào biến hóa tượng Trời, cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời”
.
Qua phần trích dẫn, bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
Cho đến tận bây giờ, các nhà lư học Trung Hoa cũng chưa lư giải được tiền đề nói trên. Hai sự lư giải do ông Thiệu Vĩ Hoa đưa ra tuy chưa rơ ràng; nhưng c̣n chứng tỏ tinh thần nghiên cứu nghiêm túc. C̣n sự lư giải của ông Đàm Thành Mậu th́ rất mơ hồ.
Hiện tượng bí ẩn trên cũng chỉ được lư giải một cách nhất quán và hợp lư trong các mối liên hệ tương quan với Hà Đồ. Và điều này sẽ phải thông qua một luận đề khác mà người viết sẽ hân hạnh tường với quí vị trong bài tiếp theo đây:

BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP

Ngân đăng giá bích câu
Yên măn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp


Phải chăng; đây là một bài thơ và c̣n có thể hiểu rằng:

Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng.
Lửa đă cháy từ bên trong lâu đài.
Đất nhà Hán đă nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất.


Nếu đây là một bài thơ th́ phải chăng nó c̣n thiếu một câu nữa để giải mă bảng 60 hoa giáp vốn tự ngàn xưa thuộc về người Lạc Việt:

Viêm thuỷ lạc kim âu

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
-----------------
(*) Chú thích: Trích từ T́m về cội nguồn Kinh Dịch. Tủ sách tuvilyso.com. Có hiệu chỉnh; bổ sung và sửa chữa.

--------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn...



Sửa lại bởi ThienSu : 06 November 2004 lúc 4:08am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Nha_Quynh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 23 October 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 82
Msg 32 of 50: Đă gửi: 06 November 2004 lúc 8:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn Nha_Quynh

Ngân đăng giá bích câu
Yên măn tự chung lâu
Hán địa siêu sài thấp
Viêm thuỷ lạc kim âu

Thưa ông Thiensu, bài thơ này ở đâu vậy? Xin ông vui ̣ng giải thích hộ hậu sanh.

Kính
Quay trở về đầu Xem Nha_Quynh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Nha_Quynh
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 33 of 50: Đă gửi: 06 November 2004 lúc 9:30pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Nha Quynh thân mên!
Ba câu trên là khẩu quyết để t́m nạp âm ngũ hành trong Lục Thập hoa giáp(*).Ba câu này đă lưu truyền từ rất lâu qua nhiều thế hệ. Tất cả những ai mới học về Tử Vi đều biết ba câu này.
C̣n câu thứ tư tôi đă giải thích ở bài viết trên.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.

Thiên Sứ
* Chú thích: Bạn có thể tham khảo những v/d liên quan đến lục thập hoa giáp trong sáchThời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáptrong tủ sách tuvilyso. com.Nxb VHTT tái bản 2002.
-------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.


Sửa lại bởi ThienSu : 06 November 2004 lúc 9:41pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 34 of 50: Đă gửi: 09 November 2004 lúc 12:15am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP

Kính thưa quí vị quan tâm!

Trong cổ thư chữ Hán; Hà đồ có vẻ như nó là tiền đề rất quan trong; v́ chính cổ thư chữ Hán cũng coi Hà Đồ là nguyên nhân đầu tiên của Kinh Dịch là Tiên thiên Bát quái (Có trước Hậu thiên Bát quái). Nhưng; trải hàng ngàn năm – trong cổ thư chữ Hán – Hà đồ chưa bao giờ hiện diện trên thực tế của các phương pháp ứng dụng. Nó chỉ xuất hiện một lần – trong cổ thư chữ Hán – cách hơn 6000 năm trước; trên lưng con Long Mă ở sông Hoàng Hà và là nguyên nhân để vua Phục Hy làm ra Tiên thiên bát quái. Và cũng đă trải hàng ngàn năm; bao nhiêu công sức của các nhà nghiên cứu cổ kim; đă không thể nào lư giải được sự huyền bí kỳ vĩ của nền văn minh Đông phương.
Nhưng; trong văn minh Lạc Việt - từ bức tranh Ngũ Hổ của phường tranh Hàng Trống - lại coi Hà đồ là qui luật chủ yếu bao trùm lên mọi sự vận động của vũ trụ; thiên nhiên; xă hội và con người với danh xưng ” Pháp Đại uy nổ”. Sự giải mă những ca dao tục ngữ và truyền thuyết c̣n lưu truyền trong văn minh Lạc Việt; đă hướng dẫn đến sự thay đổi một nguyên lư căn để trong thuyết Âm Dương Ngũ hành là:

Hậu thiên bát quái Lạc Việt liên hệ với Hà Đồ

Sự thay đổi có tính căn để này; đă chứng minh rằng:
Thuyết Âm Dương ngũ hành là một học thuyết thống nhất và hoàn chỉnh. Cơ sở của học thuyết này chính là sự vận động và tương tác của vũ trụ. Nó giải thích từ sự khởi nguyên của vũ trụ; sự vận động của các thiên hà khổng lồ; những thực tại vật chất nhỏ nhất cho đến mọi hiện tượng liên quan đến con người với khả năng tiên tri. Nó đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của khoa học hiện đại và là mơ ước của con người; đang hoài nghi về việc có hay không sự tồn tại một lư thuyết thống nhất vũ trụ.

Hệ quả ứng dụng của học thuyết vũ trụ quan Âm Dương ngũ hành chính là lịch pháp và nạp âm trong bảng Hoa giáp với chu kỳ bội số chung nhỏ nhất – một tiền đề cho mọi phương pháp ứng dụng của nó – là 60 năm.
Bảng nạp âm hoa giáp 60 năm tồn tại trong cổ thư chữ Hán; cũng không tránh khỏi một hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành là: Không có một nguyên lư lư thuyết là tiền đề cho sự tồn tại của nó. Chính ông Thiệu Vĩ Hoa - một nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Hoa hiện đại; đă phải thừa nhận rằng:

Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tư căn cứ theo nguyên tắc ǵ để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rơ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tư biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”
(Trích trong sách: Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Hàng ngàn năm đă trôi qua với sự hiện diện của bảng 60 Hoa giáp. Cũng đă có nhiều học giả Trung Hoa t́m cách lư giải nguyên lư nạp âm Ngũ hành trong 60 hoa giáp. Bây giờ chúng ta thử t́m hiểu xem họ đă lư giải như thế nào; mà cho đến nay hậu thế vẫn cho là chưa rơ ràng và các nhà nghiên cứu hiện đại vẫn cho rằng huyền bí.
Đoạn trích dẫn dưới đây trong bài Luận Ngũ Hành nạp âm ; mục Lư số Dịch bốc ;Tuvilyso.com. T/g Không Kiếp Minh Tâm; sẽ cho chúng ta một ư niệm về cách luận giải của người xưa về nguyên lư nạp âm của ngũ hành trong bảng lục thập hoa giáp.

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM

Sách Chu Lễ nói về:
“Danh hiệu của 10 Nhật, danh hiệu của 12 Thời, danh hiệu của 12 Nguyệt, danh hiệu của 12 Tuế, danh hiệu của 28 Tinh Tú” mà về sau Trịnh Huyền giải thích rằng: “Nhật bảo rằng từ Giáp đến Quư; Thời bảo rằng từ Tí đến Hợi; tháng bảo rằng từ Châu đến Đồ; Tuế bảo rằng từ Nhiếp Đề Cách đến Xích Phấn Nhược; Tinh Tú bảo rằng từ Giác đến Chẩn”. Thời xưa người ta dùng đó để mà ghi chép năm tháng ngày giờ thành lịch.

Sách Nhĩ Nhă giải thích rộng thêm rằng:
“Nguyệt Dương (biệt danh của lịch xưa dùng 10 Can để ghi chép tháng), nguyệt tại Giáp gọi là Tất, tại Ất gọi là Quất, tại Bính gọi là Tu, tại Đinh gọi là Ngữ, tại Mậu gọi là Lệ, tại Kỷ gọi là Tắc (quy tắc), tại Canh gọi Trất, tại Tân gọi là Tắc (bít, lấp), tại Nhâm gọi là Chung, tại Quư gọi là Cực. Nguyệt Danh (biệt danh để ghi chép tháng trong nông lịch—vụ mùa) tháng Giêng là Châu, tháng Hai là Như, tháng Ba là Mị, tháng Tư là Trừ, tháng năm là Niết, tháng Sáu là Thả, tháng Bảy là Tương, tháng Tám là Tráng, tháng Chín là Nguyên tháng Mười là Dương, tháng Mười Một là Cô, tháng Chạp là Đồ. Tuế Dương (biệt danh của lịch xưa lấy 10 Can để ghi chép năm) Thái Tuế tại Giáp gọi là Phùng Át, tại Ất gọi là Chiêu Mông, tại Bính gọi là Nhu Triệu, tại Đinh gọi là Cường Ngữ, tại Mậu gọi là Trước Ung, tại Kỷ gọi là Đồ Duy, tại Canh gọi là Thương Chương, tại Tân gọi là Trùng Quang, tại Nhâm gọi là Huyền, tại Quư gọi là Chiêu Dương. Tuế Danh (biệt danh của lịch xưa lấy 12 Địa Chi phối với Thái Tuế để ghi năm) Thái Tuế tại Dần gọi là Nhiếp Đề Cách, tại Măo gọi là Đơn Át, tại Th́n gọi là Chấp Từ, tại Tỵ gọi là Đại Hoang Lạc, tại Ngọ gọi là Đơn Ưu Tường, tại Mùi gọi là Hiệp Hiệp, tại Thân gọi là Quân Than, tại Dậu gọi là Tác Ngạc, tại Tuất gọi là Yên Mậu, tại Hợi gọi là Đại Uyên Hiến, tại Tí gọi là Khốn Đôn, tại Sửu gọi là Xích Phấn Nhược”.

Sách Thái Ung “Độc Đoán” nói rằng:
“Can là cán (thân) vậy, tên nó có mười ấy là Giáp Ất Bính Đinh Mậu Kỹ Canh Tân Nhâm Quư. Chi là cành nhánh vậy, tên nó có mười hai ấy là Tí Sửu Dần Măo Th́n Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi”.

Sách Lễ Kư “Nguyệt Lệnh” nói rằng:
“Tháng Xuân lấy Giáp Ất làm đại biểu; tháng Hạ lấy Bính Đinh; tháng Tứ Quư (3,6,9,12) lấy Mậu Kỷ làm đại biểu; c̣n tháng Thu lấy Canh Tân; tháng Đông th́ lấy Nhâm Quư”.

Sách Sử Kư “Luật Thư” nói rằng:
“Thất chính 28 xá luật lịch trời v́ thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời v́ thế thành thục vạn vật. Xá nầy chỗ của nhật nguyệt trú. Xá nầy là khí thư dăn ra”.

Chỗ mà sách Sử Kư gọi Bát Chính là khí của tám Tiết đem ứng với gió của tám phương. Gió của tám phương là: Bất Chu Phong, Quảng Mạc Phong, Điều Phong, Minh Thứ Phong, Thanh Minh Phong, Cảnh Phong, Lương Phong, và Xương Hạp Phong.
- Điều Phong đóng ở Đông Bắc, chủ xuất ra vạn vật, hướng về Nam đến ở Tú Cơ. Ở mười hai luật là Thái Thốc, ở thời lệnh là tháng Giêng, ở mười hai chi là Dần. Vạn vật tranh nhau nẫy mầm. Lại hướng Nam đến ở Vĩ, ở Pḥng. Vạn vật sinh sớm nay đă đến kỳ có hoa như vậy có thể xem thấy được.
- Minh Thứ Phong đóng ở phương Đông. Ở mười hai luật là Giáp Chung, ở thời lệnh là tháng Hai, ở mười Can là Giáp Ất, ở mười hai chi là Măo. Thời đó vạn vật xuất ra hết tận, mười phần sum sê tươi tốt. Minh Thứ Phong hướng Nam đến ở Tú Đê, lại đến ở Tú Cang, Tú Giác. Ở mười hai luật là Cô Tẩy, ở thời lệnh là tháng Ba, ở mười hai Chi là Th́n. Thời đó vạn vật bỏ cũ, theo mới, tươi sáng, cao vút, rắn rỏi.
- Thanh Minh Phong đóng ở góc Đông Nam, thúc đẩy vạn vật hướng Tây phát triển. Đầu tiên đến ở Chẩn của phương Tây, lại đến ở Dực. Ở mười hai luật là Trọng Lữ, mười hai Chi là Tỵ. Thời đó vạn vật vượng thịnh, lớn mạnh, Dương khí phát triển đạt đến cực điểm. Thanh Minh Phong lại hướng Tây đến ở bảy sao của tú Tinh, Liễu. Ở mười hai luật là Nhuy Tân, ở thời lệnh là tháng Năm. Thời đó vạn vật từ thịnh chuyển thành suy, Dương khí trú xuống bên dưới.
- Cảnh Phong đóng ở Phương Nam. Ở mười hai Chi là Ngọ, Mười Can là Bính Đinh. Âm Dương giao nhau, Dương khí giáng xuống, Âm khí thăng lên, vạn vật sắp thành thục.
- Lương Phong đóng ở góc Tây Nam, chủ về đất. Ở mười hai luật là Lâm Chung, ở mười hai Chi là Mùi. Thời đó vạn vật thành thục, giàu có, vị ngon. Hướng Bắc tiến đến Phạt, lại đến ở Sâm. Ở mười hai luật là Di Tắc, ở thời lệnh là tháng Bảy, ở mười hai Chi là Thân. Thời đó, Âm khí dần dần thịnh, mở đầu. Thân là giặc của vạn vật, lại lớn mạnh đến Trọc, kế đến ở Lưu. Ở thời lệnh là tháng Tám, mười hai luật là Nam Lữ, mười hai Chi là Dậu. Thời đó vạn vật đều tiếp xúc với đất chết, Dương khí càng suy, mở đầu phục tàng.
- Xương Hạp Phong đóng ở phương Tây. Ở mười Can là Canh Tân. Hướng Bắc đến ở Vị, lại đến ở Lâu, đạt tới Khuê. Ở mười hai luật là Vô Sạ, ở thời lệnh là tháng Chín, ở mười hai Chi là Tuất. Thời đó vạn vật tận diệt, thu tàng nhập vào khố, Âm khí vượng thịnh, Dương khí không dư. Nhưng vạn vật theo Dương đến hết, lại thuận theo âm mà khởi, không hết hẳn, không dừng hẳn, không đứng lại.
- Bất Chu Phong đóng ở Tây Bắc chủ sát sinh, nhưng hướng về phương Đông hành tiến th́ chủ mở đầu sinh khí. Nó hướng Đông đến ở Tú Thất lại đến ở Tú Nguy (chủ đổ nát). Ở mười hai luật là Ứng Chung. Ở thời lệnh là tháng Mười. Ở mười hai con là Hợi. Thời đó Dương khí đă bắt đầu sinh nhưng lại là mười phần c̣n nhỏ yếu, không kham nổi dùng vào việc, v́ vậy nên vẫn c̣n phục tàng ở dưới.
- Quảng Mạc Phong đóng ở phương Bắc, hướng Đông đến ở Hư, lại đến ở sao Vụ Nữ. Ở mười hai luật là Hoàng Chung, ở thời lệnh là tháng Mười Một, ở mười hai Chi là Tí, ở mười Can là Nhâm Quư. Thời đó Dương khí lớn lên, vạn vật nhận sự nuôi dưỡng ở dưới giống như tháng Mười hoài thai, giáng sinh cũng có thể phán đoán được. Quảng Mạc Phong lại hướng Đông đến ở Khiên Ngưu lại đến ở Kiến. Ở thời lệnh là tháng Chạp, ở mười hai luật là Đại Lữ, ở mười hai Chi là Sửu. Thời đó vạn vật đă tự dưỡng thành h́nh, nhưng vẫn c̣n chưa phá đất mà xuất ra.

Trên đây là nghĩa lư và nguyên lư mà người ta cho rằng mười Thiên Can và mười hai Địa Chi từ đó lưu hành. C̣n mười hai con vật tượng của Tí là chuột, Sửu là trâu, Dần là cọp, Măo là mèo, Th́n là rồng, Tỵ là rắn, Ngọ là Ngựa, Mùi là Dê, Thân là khỉ, Dậu là gà, Tuất là chó, Hợi là heo, th́ được giải thích như sau.

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói rằng:
- Thuyết nói về 12 con vật Cầm Tinh đă có từ rất lâu rồi, không rơ từ đâu lại
(sự thật đến từ Tây Vực). Theo từ sự lưu truyền chép lại ở Tí sử khảo xét vễ văn hiến, th́ từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đă có thuyết nầy. Cho đến 28 tú phối với cầm tượng th́ là từ Nguyên Minh về sau mới có việc đó. Quan sát về việc chọn “tượng” đó, chẳng qua là nhân 12 con vật cầm tinh mà khuếch rộng ra thôi. Tại sao mà biết được? Phép nầy lấy Tí Ngọ Măo Dậu làm bốn trọng cung, mỗi cung quản ba tú, được 12 tú.
Như cung Tí là 3 tú Nữ Hư Nguy, tú Hư đóng ở giữa v́ vậy lấy chuột làm tượng của ḿnh. Nữ là bức (con dơi), Nguy là yến th́ chọn nó tựa giống chuột đem phối vào.
Cung Măo là Đê Pḥng Tâm, Đê là lạc (con chồn), Tâm là hồ (cáo), Phong ở giữa là thỏ nên lấy thỏ làm tượng của ḿnh (nhưng Việt Nam để mèo v́ gần cọp vậy).
Cung Ngọ là Liễu Trinh Trương. Liễu là chương (con hoẵng), Trương là lộc (hươu), Trinh ở giữa là ngựa nên lấy ngựa làm tượng của ḿnh.
Cung Dậu là Vị Măo Tất. Vị là con trĩ, Tất là con quạ, Măo ở giữa là con gà nên lấy gà làm tượng của ḿnh.
Qua đến 8 cung Dần Thân Tỵ Hợi, Th́n Tuất Sửu Mùi th́ mỗi cung quản 2 tú, mà lấy tú ở gần cung giữa làm chủ, đóng ở bên th́ chọn loài nào tương tự phối vào.
Như cung Th́n, Cang gần giữa cung v́ vậy lấy rồng làm tượng của ḿnh. Giác đóng ở bên nó th́ chọn Giao (thuồng luồng) là loại rồng đem phối vào.
Cung Dần, vĩ ở gần giữa cung v́ vậy lấy hổ làm tượng của ḿnh. Cơ đóng ở bên nó th́ chọn con báo là loài của hổ đem phối vào.
Cung Sửu, Ngưu ở gần giữa cung v́ vậy lấy trâu làm tượng của ḿnh. Đẩu ở bên nó th́ chọn Hải là loại của trâu đem phối vào.
Cung Hợi, Thất ở gần giữa cung v́ vậy lấy lợn làm tượng của ḿnh, Bích đóng ở bên nó th́ chọn Dữ là loài của lợn đem phối vào.
Cung Tuất, Lâu ở gần giữa cung v́ vậy lấy cẩu làm tượng của ḿnh, Khuê ở bên nó th́ chọn lang (chó sói) là loài của chó đem phối vào.
Cung Thân, Chủy ở gần giữa cung v́ vậy lấy hầu (con khỉ) làm tượng của ḿnh, Sâm đóng ở bên nó th́ chọn viên (con vượng) là loài của khỉ đem phối vào.
Cung Mùi, Quỷ ở gần giữa cung v́ vậy lấy dê làm tượng của ḿnh, Tỉnh đóng ở gần bên nó th́ chọn ngạn là loại của dê đem phối vào.
Cung Tị, Dực ở gần giữa cung v́ vậy lấy xà (rắn) làm tượng của ḿnh, Chẩn đóng ở bên nó th́ chọn dẫn (con giun đất) là loài của rắn đem phối vào vậy”.

Theo “Tinh Lịch Khảo Nguyên” th́ thuyết 12 con vật tượng trưng cho 12 Địa Chi (tuổi) thật là hết sức sáng tỏ vậy! Tuy nhiên, đây chỉ là bước thứ hai, v́ vẫn chưa giải quyết được Nạp Âm của tuổi, tức là Ngũ Hành của 60 hoa Giáp. Tỷ như Giáp Tí là Hải Trung Kim, v́ sao Giáp là Mộc mà hợp với Tí là Thủy lại trở thành Hải Trung Kim?!


Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy; qua sự trích dẫn trên th́ chúng ta mới chỉ t́m thấy những tư liệu tham khảo có giá trị về nguyên nhân của việc lấy tên 12 con vật để đặt cho 12 Địa chi. Việc t́m nguyên lư cho việc nạp âm vẫn chưa sáng tỏ. Bây giờ chúng ta tiếp tục t́m hiểu trong cổ thư cũng qua bài viết đă dẫn ở trên:
(C̣n tiếp)
Thiên Sứ

-------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn.



Sửa lại bởi ThienSu : 09 November 2004 lúc 12:24am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 35 of 50: Đă gửi: 09 November 2004 lúc 9:40pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP

LUẬN CAN CHI NGŨ HÀNH NAP ÂM
(Tiếp theo)



Thẩm Quát nói:
“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lư của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ (Nạp Âm với Nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quư, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy). Phương pháp cơ bản của Nạp Âm là cùng loại với ‘thú thê’ (lấy vợ) cách tám sinh con. Thứ tự của Ngũ Hành Nạp Âm là trước trọng sau mạnh, mạnh rồi mới đến quư. Tam nguyên của Độn Giáp đă ghi chép như thế vậy. Giáp Tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng Chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Bảo rằng là loại của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế. Cách tám sinh ra Nhâm Thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di Tắc), cách tám đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm Thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quư Dậu (Thương của Nam Lữ). Cách tám, Canh Th́n sinh ra ở trên quư của Kim (Thương của Cô Tẩy), như thế tam nguyên của Kim hết.
Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói th́ dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quư. Nếu kiêm nói về vợ th́ nghịch chuyển : mạnh-trọng-quư. Canh Th́n lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu Tí, trọng của Hỏa (Chủy Kim của Hoàng Trung). Tam nguyên hết th́ đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa Mậu Tí - Kỷ Sửu (Chủy của Đại Lữ) sinh ra Bính Thân, mạnh của Hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh Dậu (Chủy của Nam Lữ) sinh Giáp Th́n, quư của Hỏa (Chủy của Cô Tẩy), Giáp Th́n lấy vợ Ất Tỵ (Chủy của Trọng Lữ) sinh Nhâm Tí, trọng của Mộc (Giác của Hoàng Chung). Tam nguyên Hỏa hết th́ đi về bên trái chuyển tới phương Đông Nam – Mộc. Như đi về bên trái đến Đinh Tỵ là Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một. Quay lại từ Giáp Ngọ, trọng của Kim, lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần. Giống như phép của Giáp Tí th́ hết ở Quư Hợi (gọi là Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, trên sinh ra loại của Thái Thốc). Tí đến Tỵ là Dương, v́ vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều là hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là Âm, v́ vậy từ Lâm Chung đến Ứng Chung đều thượng sinh”.


Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua đoạn trích dẫn những lư giải của Thẩm Quát th́ phần lư giải nguyên lư nạp âm của ông chỉ ở phần trên; c̣n đoạn dưới th́ chỉ là sự nói về những nguyên tắc có sẵn như “Cách bát sinh tử” và nguyên lư “Sinh Vượng Mộ” (Mạnh; Trọng; Quư) và những nguyên lư này vẫn được ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp (Xin được chứng minh ở phần sau). Bây giờ chúng ta xem lại phần đầu đă dẫn của Thẩm Quát:

“Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lư của nó. Sự thực là phép của 60 luật lữ cung nhằm làm cung pháp. Một luật hàm 5 âm, 12 luật tức nạp 60 âm. Phàm Dương ‘Khí’ bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm ‘Khí’ khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ

Kính thưa quí vị quan tâm!
Qua đoạn trích dẫn ở trên th́ chúng ta nhận thấy rằng:
Cho dù bạn xoay chuyển thế nào th́ Thẩm Quát vẫn sai.
Chúng ta so sánh chu kỳ đă dẫn (Phần in đậm) của Thẩm Quát với chu kỳ nạp âm Ngũ hành ngay trong cổ thư chữ Hán như sau:

1) Ngũ Âm bắt đầu ở Kim: Giáp Tư/Ất Sửu = Hải trung Kim.
2) Chuyển xoay về bên trái tới Hỏa: Bính Dần/ Đinh Măo = Lư Trung Hoả.
3) Hỏa chuyển tới Mộc: Mậu Th́n/Kỷ Tỵ = Đại lâm Mộc.
4) Mộc chuyển tới Thủy
# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm:Canh Ngọ/Tân Mùi thuộc Lộ Bàng Thổ?
5) Thủy chuyển tới Thổ
# Nhưng trong Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hai năm: Nhâm Thân/Quí Dậu thuộc Kiếm Phong Kim?

Như vậy; quí vị cũng thấy rằng: Thực tế của chính bảng lục thập hoa giáp theo bản văn chữ Hán đă phủ nhận cách giải thích của Thẩm Quát. Bản thân ông Thẩm Quát cũng chỉ giải thích; chứ chưa chứng minh được nguyên lư của nó.
Bây giờ chúng ta lại xem xét tiếp những sự lư giải sau trong Lă Hải Tập; cũng trong bài viết đă dẫn trên:

“Lăi Hải Tập” nói:
“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành th́ là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành th́ là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự v́ vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không đước phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, v́ vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy v́ Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra. Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quư làm vợ, cách tám là Canh Th́n tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim. Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Th́n, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quư làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Th́n, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Th́n, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quư, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Th́n, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước. Đúng là v́ vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh, Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh th́ là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy th́ gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7) khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số th́ gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3) khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số th́ gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số th́ gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí là Thổ, th́ tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh. Chính là biết Kim nầy thụ khí trước tiên, thuận hành th́ là Thể của Ngũ Hành, nếu nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành. V́ vậy 60 Giáp Tí Nạp Âm nầy, lấy làm Dụng của vạn vật”.


Qua đoạn trích dẫn ở trên th́ quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng: Theo Lă Hải Tập th́ nguyên lư của nạp âm Ngũ hành chỉ ở đoạn trên. Đoạn dưới cũng chỉ diễn tả cụ thể hơn về nguyên tắc “Cách bát sinh tử” (Nguyên lư này vẫn ứng dụng trong Lạc thư hoa giáp. Xin chứng minh ở phần sau). Nhưng chính nguyên lư này lại bị phủ nhận ngay trong bàng lục thập hoa giáp trong cổ thư chữ Hán; với bất cứ lập luận nào. Bởi v́ khi kết thúc hành Kim – Chu kỳ 24 năm – theo nguyên lư “Cách bát sinh tử” th́ con của Kim phải là Thuỷ ; nhưng trong nạp âm Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán lại là Hoả).

Bây giờ chúng ta xem lại đoạn trên trong phần trích dẫn từ Lă Hải Tập:

“Cho nên vạn vật mới sinh nở tất nguồn gốc ở “Khí”, khí tức Kim. Kim thụ khí, thuận hành th́ là Thể của Ngũ Hành, nghịch hành th́ là Dụng của Ngũ Hành. Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự v́ vậy dựa theo thứ tự làm Kim Thủy Mộc Hỏa Thổ.Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, v́ vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy v́ Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra.

Như vậy; qua đoạn trích dẫn trên; quí vị cũng nhận thấy rằng:
Với phương pháp so sánh và chứng minh tương tự với Thẩm Quát ở trên; chúng ta cũng không thấy tính qui luật nào trong chính cách nạp âm Ngũ hành trong cổ thư chữ Hán phù hợp với lập luận (Phần in đậm) của Lă Hải Tập. Xin quí vị quan tâm xem phần so ánh minh hoạ dưới đây:

1) Kim nhân Hoả mà bắt đầu: Giáp Tư/ Ất Sửu thuộc Hải Trung Kim.

Với hiện tượng này th́ hợp lư với luận đề giải thích của Lă Hải Tập qua câu “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành”. Trong trường hợp này; là sự tương tác trực tiếp giữa hai hành nghịch hành là Hoả khắc Kim.
2) Nhưng đến trường hợp tiếp theo của nạp âm trong lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là Bính Dần; Đinh Măo thuộc Lư Trung Hoả th́ lại không thể giải thích được bằng luận đề trên:

Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh,

Như vậy; trong trường hợp này; th́ nguyên nhân của Hoả lại là lư tương sinh:Mộc sinh Hoả và nó lại tự phản bác với luận đề Nghịch hành ở trên?
3) Trường hợp nạp âm tiếp theo Bính Dần/ Đinh Măo trong bảng lục thập hoa giáp theo cổ thư chữ Hán là: Mậu Th́n/ Kỷ Tỵ thuộc Đại Lâm Mộc cũng không thể giải thích bằng cả lư thuân lẫn nghịch theo Lă Hải tập:

“Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước”.

Như vậy; đến lần này th́ có đến ba hành liên hệ sinh khắc mới giải thích được và phủ nhận luôn chính luận đề của tác giả Lă Hải Tập:
Mộc (của hai năm Mậu Th́n/ Kỷ Tỵ: Đại lâm Mộc) do Thuỷ sinh. Thuỷ lại phải nương vào Thổ để tồn tại?

Bây giờ chúng ta lại tiếp tục xem phần trích dẫn sau trong Khảo Nguyên cũng trong bài viết đă dẫn ở trên.

"Khảo Nguyên"nói rằng:
"Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là h́nh th́ "Hồng Phạm" là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ quả là vậy. Lấy làm thứ tự đem trải ra ở bốn mùa tương sinh, th́ “Nguyệt hội” ở Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy quả là vậy. Đem chỉnh đốn trị lư Ngũ Tài (giống như Ngũ Hành) tương khắc làm thứ tự th́ "Ngũ Mộ" là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ quả là vậy. Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đă không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, v́ vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rơ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ư của Dịch tượng, tức là lư của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.
Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quư Dậu là Kim trung nguyên; Canh Th́n, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên th́ đủ một ṿng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Th́n Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.

Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quư mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một ṿng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một ṿng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ”.


Qua phần trích dẫn trên th́ người viết không cần phải chứng minh. V́ chính sách Khảo nguyên đă viết:

V́ vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rơ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ư của Dịch tượng, tức là lư của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.

(C̣n tiếp: )HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP
Khởi số nạp âm can chi hợp Ngũ hành
Thiên Sứ


Sửa lại bởi ThienSu : 09 November 2004 lúc 9:55pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
Dongnhan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 23 July 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 36 of 50: Đă gửi: 09 November 2004 lúc 10:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn Dongnhan

Kính thưa Bác Thiên Sứ

Cháu xin có 1 thắc mắc cho phần này trong bài viết của bác:

Trích "Không có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời.
V́ – theo thuyết Âm Dương Ngũ hành – đă có sự cân bằng Âm dương và Ngũ hành. Nếu lời tiên tri này đúng, th́ ông Lưu Tử Hoa đă sai lầm khi chứng minh trên cơ sở Bát quái rằng: Có hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời. Ông Lưu Tử Hoa chứng minh điều này tạI viện Hàn lâm khoa học Pháp vào năm 30 của thế kỷ thế kỷ trước. Thật không may cho ông Lưu Tử Hoa, cho đến tận bây giờ -khoa học hiện đạI đă phát triển vượt bậc – cũng chưa t́m thấy hành tinh thứ 10 trong hệ mặt trời! "

Cháu đă đọc được thông tin này trên site của NASA

Một thiên thể vừa mới được phát hiện trong hệ mặt trời, nó có kích thước gần bằng sao Diêm Vương, nhưng lại ở cách xa mặt trời đến 13 tỉ km. Tên gọi ban đầu của nó là Sedna - tên của nữ thần biển Inuit. Đường kính của nó là 1.700 km và là thiên thể lớn nhất được phát hiện kể từ khi t́m ra sao Diêm Vương năm 1930. Sedna nằm trong vành đai Kuiper, và di chuyển trên một quỹ đạo với chu ḱ 10.500 năm. Thiên thể này được phát hiện ra lần đầu tại đài quan sát Gemini ở Hawaii, và được xác định bởi nhiều dụng cụ khoa học khác trong đó có kính thiên văn Spitzer.




Các nhà khoa học của Nasa vừa phát hiên ra một thiên thể xa nhất trong hệ mặt trời. Thiên thể này hiện có nhiều điều bí hiểm, và nó xa hơn khoảng cách từ trái đất đến sao Diêm Vương tới 3 lần.
"Mặt trời xuất hiện từ khoảng cách này là rất nhỏ, chỉ với một cái kim, bạn cũng có thể che kín nó." Tiến sĩ Mike Brown, tại viện công nghệ California phát biểu. Thiên thể này có tên là "Sedna" tượng trưng cho nữ thần biển Inuit, và nó có khoảng cách 13 tỉ km so với mặt trời.
Đặc điểm nổi bật của Sedna bao gồm kích thước và màu sắc của nó. Thiên thể này có màu đỏ chỉ đứng sau sao Hoả trong hệ mặt trời. Nó được dự đoán là có kích thước bằng 3 phần 4 kích thước của sao Diêm Vương. Sedna là thiên thể lớn nhất được phát hiên ra kể từ khi sao Diêm Vương được t́m thấy vào năm 1930.
Brown và đồng nghiệp là tiến sĩ Chad Truillo thuộc đài quan sát Gemini ở Hawaii, và David Rabinowitz thuộc đại học Yale ở New Haven,Conn đă t́m thấy thiên thể này từ ngày 14 tháng 11 năm 2003. Các nhà khoa học đă sử dụng kính thiên văn Samuel Oschin 48 inch ở trạm quan sát Caltech Palomar, gần San Diego. Một số kính thiên văn đặt ở Chile, Tây Ban Nha, Arizona và Hawaii và đặc biệt là kính thiên văn mới của NASA là Spitzer cũng phát hiện ra thiên thể này.
Sedna có khoảng cách rất xa,và là vùng lạnh nhất được biết đến trong hệ mặt trời,ở đó nhiệt độ không khi nào lên cao hơn -240*C. Thiên thể này tiếp tục lạnh hơn bởi v́ nó chỉ tiếp xúc với Mặt Trời trong một thời gian ngắn trong chu ḱ 10,500 năm của nó. Ở điểm xa nhất, khoảng cách của nó với mặt trời lên đến 130 tỉ km, gấp 900 lần khoảng cách từ trái đất tới mặt trời.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, tuy không phát hiện ra lượng nhiệt toả ra từ khoảng cách quá xa, nhưng thiên thể lạnh này có đường kính không lớn hơn 1.700 km, và nó nhỏ hơn so với sao Diêm Vương. Kết hợp số liệu, Brown phán đoán rằng Sedna nằm ở giữa sao Diêm Vương và Quaoar, một thiên thể mới được t́m thấy bời chính nhóm khoa học này năm 2002.
Quỹ đạo của Sed không giống như những ǵ mà các nhà thiên văn học đă dự đoán. Nó giống với những thiên thể khác nằm trong vùng mây Oort ( vùng mây này là giả thiết để giải thích sự tồn tại của các sao chổi). Các nhà khoa học tin tưởng rằng, nó xoay xung quanh mặt trời và tiếp tục đi xa hơn so với ngôi sao gần nhất mặt trời. Nhưng Sedna gần hơn 10 lần so với khoảng cách của vùng mây Oort. Brown nói rằng" trọng tâm của đám mây Oort " đă từng h́nh thành bởi lực hấp dẫn với một ngôi sao gần mặt trời ở trong thời gian đầu của hệ mặt trời.
" Ngôi sao này sẽ tiến lại gần để có thể sáng hơn so với mặt trăng, và nó được nh́n thấy giữa ban ngày trong ṿng 20.000 năm" Brown giải thích." Đáng buồn, một phần của nó đă bị đẩy ra từ đám mây Oort, và trở thành một sao chổi cái có thể quét một phần hoặc có thể là tất cả sự sống trên trái đất này theo thời gian"
Rabinowitz đă nói có những bằng chứng ngược lại chi ra rằng Sedna có thể là một mặt trăng. Các nhà khoa học hy vọng có thể kiểm tra khả năng này bằng kính thiên văn Hubble. Trujillo bắt đầu nghiên cứu bề mặt thiên thể này bằng một kính thiên văn hồng ngoại lớn nhất thế giới,đặt tại Mauna Kea Hawaii." Chúng tôi vẫn không hiểu cái ǵ ở trên bề mặt của thiên thể này. Nó không giống với bất ḱ những ǵ mà chúng tôi đă dự đoán."
Sedna sẽ trở nên gần hơn và sáng hơn trong ṿng 72 năm, trước khi nó bắt đầu chu tŕnh 10.500 năm đi ra xa mặt trời." Lần cuối khi Sedna gần mặt trời, trái đất của chúng ta vẫn c̣n đang ở thời ḱ băng hà. Lần tới khi nó trở lại, thế giới này chắc sẽ trở thành một vùng đất hoàn toàn khác lạ." Brown nói.

Mong bác giành chút thời gian tham khảo

P.S Cảm ơn bác đă chỉ dẫn t́m sách của Lưu Liên để an sao Bất Tương (lần trước được bác trả lời mà chưa kịp cảm tạ)

Sửa lại bởi Dongnhan : 09 November 2004 lúc 10:40pm


__________________
Trăm năm thế sự dường như mộng
Muôn dăm giang san một thế cờ
Quay trở về đầu Xem Dongnhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Dongnhan lần thăm Dongnhan's Homepage
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 37 of 50: Đă gửi: 09 November 2004 lúc 11:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Đồng Nhân thân mến!
Tôi cũng biết những tư liệu trên. Nhưng sự tồn tại của những Thiên thể hoặc những vật thể khác có quĩ đạo bay quanh mặt Trời là một truyện. C̣n nó có đầy đủ những tính chất của một hành tinh theo qui ước truyền thống của hệ mặt trời hay không lại là chuyện khác. Thí dụ: Ở vành đai thiên thạch cũng có hành trăm tỷ vật thể đang bay quanh một quĩ đạo quanh mặt trời. Có những tảng thiên thạch rất lớn; nhưng nó không được công nhận là một hành tinh của hệ mặt trời. Hoặc giả sao Chổi cũng quay quanh mặt trời vậy. Bởi vậy; chính các nhà khoa học phát hiện ra những thiên thể mà Đồng Nhân tường ở trên; cũng ko hề công bố và khẳng định đó là hành tinh thứ X của hệ mặt trời.
Tôi biết cách đây hai năm; có một nhà vật lư thiên văn Hoa Kỳ c̣n phủ nhận sao Diêm Vương là hành tinh thứ IX của Mặt trời. Ông ta chỉ công nhận có 8 hành tinh thôi.
Sự phân nhóm của t/g NVTA theo lư sinh khắc của Ngũ hành c̣n cho thấy qui luật Âm 2/ Dương 3 trong lư học Đông phương có cơ sở thực tế trong vũ trụ; cụ thể là Thái Dương hệ. Điều này c̣n cho thấy: Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh ngay từ việc nhận thức thực tại vũ trụ vốn là tiền đề của học thuyết này. (Ba hành tinh nhóm I trong vành đai thiên thạch/ 2 hành tinh nhóm II nằm ngoài vành đai thiên thạch).
Vài lời tường sở ngộ.
Rất cảm ơn sự quan tâm của Đồng Nhân.
Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 10 November 2004 lúc 8:04pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 38 of 50: Đă gửi: 11 November 2004 lúc 4:13am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP
Khởi số nạp âm can chi hợp Ngũ hành
(Tiếp theo)



Chúng ta lại tiếp tục khảo sát sự lư giải trong cổ thư được trích dẫn sau:

KHỞI SỐ NẠP ÂM
CAN CHI HỢP NGŨ HÀNH


Số của Nạp Âm: Giáp Kỷ, Tí Ngọ trị số là 9; Ất Canh, Sửu Mùi trị số là 8; Bính Tân, Dần Thân trị số là 7; Đinh nhâm, Măo Dậu trị số là 6; Mậu Quư, Th́n Tuất trị số là 5; Tỵ Hợi trị số là 4. Điều nầy trong “Vân Đài Loại Ngữ” thấy cụ Lê Quư Đôn có nhắc đến, nhưng không hề cho biết trị số của nó do đâu mà có. Nay lại thấy “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” giải thích hết sức rơ ràng nên xin chép lại nguyên văn để độc giả tham khảo.

“Lăi Hải Tập” nói:
“Hoặc hỏi: Số của Tiên Thiên duyên theo đâu mà khởi? Tạ đáp rằng: Số cực ở 9, từ 9 lui ngược lại dùng, v́ vậy Giáp Kỷ, Tí Ngọ 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Măo Dậu 6; Mậu Quư, Th́n Tuất 5; Thiên Can đă hết mà Địa Chi một ḿnh c̣n thừa ra Tỵ Hợi, lấy Tỵ Hợi được 4 là hết ở đó. Hơn nữa, Hợi là thiên môn, Tỵ là địa hộ, ngôi vị của thuần Dương, là then chốt của việc đóng mở cho nên là mấu chốt của Ngũ Hành”.
"Thụy Quế Đường Hạ Lục" nói rằng:
"Nạp Âm của 60 Giáp Tí lấy âm (thanh) của Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ mà sáng tỏ vậy. 1-6 là Thủy, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổ.(*) Như vậy trong Ngũ Hành, duy Kim Mộc có Âm của tự nhiên, Thủy Hỏa, Thổ hẳn là mượn nhau mà sau thành âm. Đại thể Thủy mượn Thổ, Hỏa mượn Thủy, Thổ mượn Hỏa, v́ vậy âm Kim 4-9, âm Mộc 3-8, âm Thủy 5-10, âm Hỏa 1-6, âm Thổ 2-7. (Như thế càng khó luận bàn và xác định nên Mai Cốc Thành chê). Giáp Kỷ, Tí Sửu 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Măo Dậu 6; Mậu Quư, Th́n Tuất 5; Tỵ Hợi 4. Căn cứ như thế th́ Giáp Tí Ất Sửu hợp lại thành 34 số, 4 là số của Kim v́ vậy Giáp Tí Ất sửu Nạp Âm là Kim. Mậu Th́n Kỷ Tỵ hợp số là 23, 3 là số của Mộc. Canh Ngọ Tân Mùi hợp số là 32, 2 là số của Hỏa, Thổ mượn âm của Hỏa, v́ vậy Canh Ngọ, Tân Mùi Nạp Âm là Thổ. Giáp Thân Ất Dậu hợp số 30, 10 là Thổ, Thủy mượn âm của Thổ, v́ vậy là Thủy. Mậu Tí Kỷ Sửu hợp số 31, 1 là Thủy, Hỏa mượn âm của Thủy, v́ vậy là Hỏa. Phàm 60 Giáp Tí chẳng cái nào không như thế. Dó chính là Nạp Âm 60 Giáp Tí từ đó lại”.


Qua đoạn trích dẫn trên th́ quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng cách giải thích quy vào những con số và để có thể có sự trùng khớp những hệ số này th́ lập luân lại khiên cưỡng. Xin quí vị quan tâm xem lại đoạn trích dẫn sau đây:

Duy Kim Mộc có Âm của tự nhiên, Thủy Hỏa, Thổ hẳn là mượn nhau mà sau thành âm.

Bởi thế cho nên:

(Như thế càng khó luận bàn và xác định nên Mai Cốc Thành chê)

Chúng ta lại tiếp tục xét một cách giải thích khác trong cổ thư; qua đoạn trích dẫn sau:

“Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói:
“Chỗ nói ở trên là Dương Hùng luận “Thái Huyền” thanh luật chỗ chép về số. Phàm hai Can, hai chi hợp nhau, ngoài ra số được 49 là Kim được 16 là Hỏa, được 38 là Mộc, được 50 là Thủy, được 27 là Thổ. Như Giáp Tí đều 9, được số 18; Ất Sửu đều được số 16; hợp lại là 34, v́ vậy là Kim. Nhâm 6 – Thân 7, được số 13; Quư 5 – Dậu 6 , được số 11; hợp lại được 24, v́ vậy cũng là Kim. Ngoài ra theo số mà suy ra, không trường hợp nào mà không như vậy. Nhưng chỗ phối 1 với 6, 2 với 7, các hạng số với số của Hà Đồ không giống nhau. Nay theo số Đại Diễn là 50 chỉ dùng 49 lấy hợp số của hai Can, hai chi lại. Trong 49 giảm bớt đi, số thừa đủ 10 trở đi dư 1, 6 là Thủy; dư 2, 7 là Hỏa; dư 3, 8 là Mộc; dư 4, 9 là Kim; dư 5,10 là Thổ, đều dùng chỗ Ngũ Hành sinh làm Nạp Âm, như thế th́ giống với Hà Đồ. Lại như phép đếm cỏ thi dùng sách thừa để định cơ (lẻ) ngẫu (chẵn), như thế dùng số thừa để định Ngũ Hành, lư đó đúng và hợp nhau vậy. Như Giáp là 9, Tí là 9; Ất là 8, Sửu là 8, tổng cộng là 34, lấy 49 trừ cho 34 dư ra 15, bỏ 10 không dùng, lấy 5 là Thổ mà Thổ sinh Kim, v́ vậy đặt là Kim. Bính Dần, Đinh Măo hợp số là 26, lấy 49 trừ cho 26 dư ra 23, bỏ 20 không dùng, lấy 3 là Mộc mà Mộc sinh Hỏa, v́ vậy đặt là Hỏa. Mậu Th́n, Kỷ Tỵ hợp số là 23, lấy 49 trừ cho 23 dư ra 26, bỏ 20 không dùng, lấy 6 là Thủy mà Thủy sinh Mộc, v́ vậy đặt là Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi hợp số là 32, lấy 49 trừ đi cho 32 dư ra 17, bỏ 10 không dùng, lấy 7 là Hỏa mà Hỏa sinh Thổ, v́ vậy đặt là Thổ. Ngoài ra phỏng theo như thế”.


Kính thưa quí vị quan tâm.
Người viết bài này đă chịu khó tính đủ 60 hoa giáp và cho thấy phương pháp tính và dùng lư tương sinh của Ngũ hành qua số tính được như trên th́ hoàn toàn trùng khớp. Nhưng sự trùng khớp đó lại chưa thể nói lên được nguyên lư và phương pháp nạp Âm của Ngũ hành. Điều này mới chỉ thể hiện sự t́m ra một qui tắc trùng khớp trong cách nạp âm theo cổ thư chữ Hán mà thôi. Nhưng qui tắc qua sự tính toán đó có phải đúng là nguyên lư nạp âm hay không th́ lại là một vấn đề khác. Qui tắc này sẽ được chứng tỏ nguyên lư của chính nó và lại không phải nguyên lư nạp âm của Ngũ hành trong bảng 60 hoa giáp trong cổ thư chữ Hán. Điều này; xin được chứng minh ở phần sau.

Theo Dương Hùng “Thái Huyền Kinh” nói rằng:
“Số 9 của Tí Ngọ, Sửu Mùi 8, Dần Thân 7, Măo Dậu 6, Th́n Tuất 5, Tỵ Hợi 4, v́ vậy Luật 42, Lữ 36, gộp số của Luật Lữ hoặc Hoàn, hoặc Phủ, hễ là số của 78 là số của Hoàng Chung lập ở đó. Lấy nó làm độ, đều sinh Hoàng Chung”.
Lại nói rằng:
“Số 9 của Giáp Kỷ, Ất Canh 8, Bính Tân 7, Đinh Nhâm 6, Mậu Quư 5. Thanh sinh ở nhật, luật sinh ở thời. Thanh lấy tính chất, luật lấy ḥa thanh, thanh luật hợp với nhau mà bát âm sinh”.
Tông phái trải qua nhiều đời đến nay, đến đó là số của thiên nhiên. Nh́n lại chỗ Giáp Kỷ, Tí Ngọ tại sao lại lấy là 9; Ất Canh, Sửu Mùi tại sao lại lấy là 8, th́ hiếm có việc luận b́nh chính xác ở đó. Nay xét Tí Ngọ này là chỗ Càn Chấn nạp vào; Sửu Mùi này là chỗ nạp vào của Khôn Tốn; Dần Thân nầy là chỗ Khảm nạp vào; Măo Dậu nầy là chỗ Ly nạp vào; Th́n Tuất nầy là chỗ Cấn nạp vào; Tỵ Hợi nầy là chỗ Đoài nạp vào. Số Dương cực ở 9, số Âm cực ở 8, v́ vậy Càn Khôn được vậy. Chấn Tốn trưởng mà thống quản ở phụ mẫu, ngoài ra theo thứ tự trở xuống. Nhị Đại (cha mẹ), lục tử (6 con), thứ tự của nam nữ trưởng thiếu (lớn, nhỏ). Trật tự như vậy không rối loạn thật không ai có thể cưởng ép làm được. Nếu lấy thứ tự 10 ngày, th́ lại tùy theo hóa khí thọ yểu của số mà cũng không tạo tác một chút nào ở trong đó. Giáp Kỷ là Thổ, Thổ hết, từ cổ xưa không bị hủy, tự tách rời ra là vi trần, rong chơi trống trải láng giềng mà chất của nó vốn tại ở đó là rất thọ, v́ vậy số là 9. Chỗ tiếp theo th́ là Kim, tuy hỏa rèn nung cũng có thời là khí tán ra của chất tro mà kiên cố là vạn vật vương vậy. Ất Canh là Kim vậy, v́ vậy tiếp theo Giáp Kỷ. Lại tiếp nữa là Thủy. Gió nóng ban ngày mà Hỏa nung nấu cũng có thời khô cạn hết mà chẳng bằng Kim, nó nhu nhược chuyển vận mới có thể thọ lâu dài mà chẳng bằng vật vậy. Bính Tân Thủy vậy, v́ vậy tiếp theo Ất Canh, lại tiếp theo nữa là Mộc. Trong một năm tươi tốt hay héo rụng có trong định kỳ. Đinh Nhâm là Mộc vậy, v́ vậy tiếp theo Bính Tân, lại theo nữa th́ là Hỏa. Khoảng một ngày một đêm hiển lộ ra hay u ám cũng có định kỳ, Mậu Quư là Hỏa vậy, v́ vậy tiếp theo là Đinh Nhâm. C̣n Giáp Kỷ Thổ sinh Ất Canh Kim, Kim sinh Bính Tân Thủy, Thủy sinh Đinh Nhâm Mộc, Mộc sinh Mậu Quư Hỏa. Chồng chất mà xuống dưới. Lại là số tự nhiên như vậy. Nhưng tại sao không có 10 và 1, 2, 3? Nói rằng số hết ở 9, 10 tức là 1 vậy. Ví bằng 1, 2, 3 chính là đại số của Thiên-Địa-Nhân, không được cố ư kư gửi ở khoảng của một ngày, một thời. C̣n nói 9-8-7-6-5-4, th́ 1-2-3 ở tại gốc của chúng. V́ vậy Hoàng Chung là 81, 12 thời chỉ được 78, mà Dương Tử nói rằng số của Hoàng Chung lập ở đó. Đại để đă hư hàm ba số mà thành 81 vậy.


Lời lư giải trong Thái huyền kinh ở trên quanh co khiên cưỡng và tạp loạn. Quí vị quan tâm chắc cũng nhận thấy; nên xin được miễn bàn.
Bây giờ; chúng ta lại tiếp tục quán xét sự luận về ngũ Âm liên hệ Ngũ hành nạp âm trong cổ thư chữ Hán trong đoạn trích dẫn sau đây. Trong phần trích dẫn này; người viết trích dẫn nguyên văn; nhưng sắp bố cục lại cho dễ hiểu. Nếu có ǵ sai sót; xin được t/g Không Kiếp Minh Tâm đính chính:

NGŨ HÀNH NGŨ ÂM

Thuộc Thổ:
Giáp Tí-Ất Sửu, Nhâm Thân-Quư Dậu,Canh Th́n-Tân Tỵ: Cung
Sinh Kim Giáp Ngọ-Ất Mùi, Nhâm Dần-Quư Măo, Canh Tuất-Tân Tỵ

Thuộc Kim:
Bính Tí-Đinh Sửu, Giáp Thân-Ất Dậu, Nhâm Th́n-Quư Tỵ: Thương
Sinh Thủy Bính Ngọ-Đinh Mùi, Giáp Dần-Ất Măo, Nhâm Tuất-Quư Hợi

Thuộc Mộc:
Mậu Tí-Kỷ Sửu, Bính Thân-Đinh Dậu, Giáp Th́n-Ất Tỵ Giác
Sinh Hỏa Mậu Ngọ-Kỷ Mùi, Bính Dần-Đinh Măo, Giáp Tuất-Ất Hợi

Thuộc Hỏa:
Canh Tí-Tân Sửu, Mậu Thân-Kỷ Dậu, Bính Th́n-Đinh TỵChuỷ
sinh Thổ Canh Ngọ-Tân Mùi, Mậu Dần-Kỷ Măo, Bính Tuất-Đinh Hợi.

Thuộc Thuỷ: Nhâm Tí-Quư Sửu, Canh Thân-Tân Dậu, Mậu Th́n-Kỷ Tỵ
sinh Mộc Nhâm Ngọ-Quư Mùi, Canh Dần-Tân Măo, Mậu Tuất-Kỷ Hợi

Xưa nay chúng ta thường nghe nói đến như Giáp Tí là Hải Trung Kim, Ất Mùi là Sa Trung Kim, nhưng thực chất chưa có sách nào của Việt Nam giải thích nổi do đâu mà có.

Chu Tử nói rằng: “Thanh nhạc là Thổ sinh Kim Mộc Hỏa Thuỷ”. “Hồng Phạm” là Thuỷ Hỏa Mộc Kim Thổ. Đại để nạp âm là lấy Can Chi phân phối ở ngũ âm mà bản âm nơi sinh của Ngũ Hành, tức là chỗ nạp âm của Can Chi của nó.

@ Bắt đầu là:
Cung/ Thương/ Giác/ Chuỷ/ Vũ, nạp Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm vào, lấy hệ ngũ Tí mà tuỳ theo đó ngũ Sửu.
* Cung được Giáp Tí.
* Thương được Bính Tí.
* Giác được Mậu Tí.
* Chuỷ được Canh Tí.
* Vũ được Nhâm Tí.

# Cung là Thổ, Thổ sinh Kim, v́ vậy Giáp Tí-Ất Sửu nạp âm Kim.
# Thương là Kim, Kim sinh Thuỷ, v́ vậy Bính Tí-Đinh Sửu nạp âm là Thuỷ.
# Giác là Mộc, Mộc sinh Hỏa, v́ vậy Mậu Tí, Kỷ Sửu nạp âm Hỏa.
# Chuỷ là Hỏa, Hỏa sinh Thổ, v́ vậy Canh Tí-Tân Sửu nạp âm Thổ.
# Vũ là Thuỷ, Thuỷ sinh Mộc, v́ vậy Nhâm Tí, Quư Sửu nạp âm Mộc.

@Thứ hai tiếp:
Thương/ Giác/ Chuỷ/ Vũ/ Cung, nạp với Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm là hệ ngũ Dần mà tuỳ theo lấy ngũ Măo.
* Thương Kim với Giáp Dần-Ất Măo, nạp âm Thuỷ.
* Giác Mộc được Bính Dần-Đinh Măo nạp âm Hỏa.
* Chuỷ Hỏa được Mậu Dần-Kỷ Măo nạp âm Thổ.
* Vũ Thuỷ được Canh Dần-Tân Măo nạp âm Mộc.
* Cung Thổ được Nhâm Dần-Quư Măo nạp âm Kim.

@ Thứ ba tiếp:
Là Giác/ Chuỷ/ Vũ/ Cung/ Thương, nạp với Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm, lấy ngũ Th́n mà tuỳ theo lấy ngũ Tỵ.
* Giác Mộc được Giáp Th́n-Ất Tỵ nạp âm Hỏa.
* Chuỷ Hỏa được Bính Th́n-Đinh Tỵ nạp âm Thổ.
* Vũ Thuỷ được Mậu Th́n-Kỷ Tỵ nạp âm Mộc.
* Cung Thổ được Canh Th́n-Tân Tỵ nạp âm Kim.
* Thương Kim được Nhâm Th́-Quư Tỵ nạp âm Thuỷ.

Ở trên lục Giáp mới được một nữa, nạp âm tiểu thành.

@Thứ tư:
Quay trở lại lấy Cung/ Thương/ Giác/ Chuỷ/ Vũ, nạp với Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm. Lấy ngũ Ngọ mà tuỳ theo lấy ngũ Mùi.
* Cung Thổ được Giáp Ngọ-Ất Mùi nạp âm Kim.
* Thương Kim được Bính Ngo-Đinh Mùi nạp âm Thuỷ.
* Giáp Mộc được Mậu Ngọ-Kỷ Mùi nạp âm Hỏa.
* Chuỷ Hỏa được Canh Ngọ-Tân Mùi nạp âm Thổ.
* Vũ Thuỷ được Nhâm Ngọ-Quư Mùi nạp âm Mộc.

@Thứ năm:
Quay lại lấy Thương/ Giác/ Chuỷ/ Vũ/ Cung nạp Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm, lấy ngũ Thân mà tuỳ theo lấy ngũ Dậu.
* Thương Kim được Giáp Thân-Ất Dậu nạp âm Thuỷ.
* Giác Mộc được Bính Thân-Đinh Dậu nạp âm Hỏa.
* Chuỷ Hỏa được Mậu Thân-Kỷ Dậu nạp âm Thổ.
* Vũ Thuỷ được Canh Thân-Tân Dâu nạp âm Mộc.
* Cung Thổ được Nhâm Thân-Quư Dậu nạp âm Kim.

@Thứ sáu
Tiếp quay lại lấy Giác/ Chuỷ/ Vũ/ Cung/ Thương nạp Giáp/ Bính/ Mậu/ Canh/ Nhâm, lấy ngũ Tuất mà tuỳ theo lấy ngũ Hợi.
* Giác Mộc được Giáp Tuất-Ất Hợi nạp âm Hỏa.
* Chuỷ Hỏa được Bính Tuất-Đinh Hợi nạp âm Thổ.
* Vũ Thuỷ được Mậu Tuất-Kỷ Hợi nạp âm Mộc.
* Cung Thổ được Canh Tuất-Tân Hợi nạp âm Kim.
* Thương Kim được Nhâm Tuất-Quư Hợi nạp âm Thuỷ.

Ấy là toàn bộ lục Giáp mà âm đại thành vậy. Dương sinh ở Tí, từ Giáp Tí lấy đến Quư Tỵ. Âm sinh ở Ngọ, từ Giáp Ngọ lấy đến Quư Hợi. V́ vậy 30 mới quay lại lấy Cung khởi Cung là quân. Thương là thần, Giác là dân, đều nhập vào đạo (đường) vậy. V́ thế đều có thể lấy làm đầu. Chuỷ là việc, Vũ là vật, đều nhập vào chỗ dùng v́ vậy không thể lấy làm đầu. Ấy là lấy hết ba Giáp mà quay lại bắt đầu ở Cung. Can là thiên, Chi là Địa, âm (nạp âm Ngũ Hành) là người Ngũ Hành của tam tài đủ vậy”.


Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua đoạn trích dẫn trên th́ quí vị cũng nhận thấy một sự trùng khớp trong việc lư giải sự tương quan giữa Ngũ Âm cổ là Cung/Thương/ Giốc (Giác)/ Chuỷ/Vũ và sự liên hệ suy luận trùng khớp với Ngũ hành nạp âm trong lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán. Nhưng một sự suy luận trùng khớp khi Ngũ Cung có qui luật là Ngũ hành (Cung thuộc thổ; Thương thuộc Kim…) và tính qui luật (Sẽ được minh chứng ở phần sau) của bảng lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là việc không có ǵ là lạ. Cho đến lúc này; chúng ta vẫn chưa t́m thấy một sự chứng minh nguyên lư Ngũ hành nạp âm của bảng Lục thập Hoa giáp; từ các nhà lư học Hán. Đến đây; đoạn trích dẫn đă quá dài. Nhưng người viết ko thể ngắt đoạn v́ để bảo đảm tính khách quan trong việc đi t́m chân lư. Bởi vậy; xin quí vị quan tâm xem tiếp đoạn trích dẫn cuối cùng sau đây

Đào Tông Nghi nói rằng:
“Giáp Tí-Ất Sửu là Hải Trung Kim. Tí thuộc Thuỷ lại là cái hồ, lại là đất vượng của Thuỷ, kiêm Kim tử ở Tí, Mộ ở Sửu, Thuỷ vượng mà Kim tử Mộ, v́ vậy đặt là Hải Trung Kim (vàng dưới biển).

Bính Dần-Đinh Măo là Lô Trung Hỏa, Dần là tam Dương, Măo là tứ Dương (thuộc quẻ Đại Tráng của 12 quẻ tiêu tức) nên Hỏa đă đắc địa, lại được Mộc của Dần Măo mà sinh ra như thế thời đó trời đất như mở ḷ ra, vạn vật bắt đầu sinh v́ vậy gọi là Lô Trung Hỏa (lửa trong ḷ).

Mậu Th́n-Kỷ Tỵ là Đại Lâm Mộc. Th́n là chốn thôn dă. Tỵ là lục Dương (thuần Dương, Tỵ là quẻ Càn của 12 quẻ tiêu tức), Mộc đến lục Dương th́ cành tốt tươi, lá rậm rạp phong phú. Lấy sự tốt tươi thịnh vượng của Mộc mà vốn ở chốn thôn dă, v́ vậy đặt là Đại Lâm Mộc (cây rừng lớn).

Canh Ngọ-Tân Mùi là Lộ Bàng Thổ, Mộc ở trong Mùi (v́ Mùi tàng Can Ất) mà sinh vượng Hỏa của ngôi vị Ngọ. Hỏa vượng th́ Thổ bị đốt khô đi, Mùi có thể nuôi nấng vạn vật, giống như lộ bàng thổ, v́ vậy đặt là Lộ Bàng Thổ (đất bên đường).
Nhâm Thân-Quư Dậu là Kiếm Phong Kim. Thân Dậu là chính vị của Kim, Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đă sinh vượng th́ thành cương (là thép) vậy, cương th́ vượt hơn ở kiếm phong, v́ vậy đặt là Kiếm Phong Kim (kim mũi kiếm).

Giáp Tuất-Ất Hợi là Sơn Đầu Hỏa. Tuất Hợi là thiên Môn, Hỏa chiếu thiên môn, ánh sáng của nó lên rất cao, chí cao vô thượng, v́ vậy đặt là Sơn Đầu Hỏa (lửa đầu núi).
Bính Tí-Đinh Sửu là Giản Hạ Thuỷ. Thuỷ vượng ở Tí, suy ở Sửu, vượng mà lật lại là suy th́ không thể là giang hà (sông lớn) được, v́ vậy đặt là Giản Hạ Thuỷ (nước dưới khe).

Mậu Dần-Kỷ Mào là Thành Đầu Thổ. Thiên Can Mậu Kỷ thuộc thổ của Dần là Cấn sơn, thổ tích lại mà thành núi, v́ vậy đặt là Thành Đầu Thổ (đất đầu thành).
Canh Th́n-Tân Tỵ là Bạch Lạp Kim (hợp Kim của thiết và ch́), Kim Dưỡng ở Th́n, Sinh ở Tỵ h́nh chất mới sơ thành, chưa thể vững chắc ích lợi được, v́ vậy đặt là Bạch Lạp Kim (kim trong nến).

Nhâm Ngọ-Quư Mùi là Dương Liễu Mộc. Mộc Tử ở Ngọ, Mộ ở Mùi, Mộc đă Tử Mộ tuy được Thuỷ của Thiên Can Nhâm Quư sinh để sống, chung lại là nhu nhược, v́ vậy đặt là Dương Liễu Mộc (cây dương liễu).

Giáp Thân-Ất Dậu là Tỉnh Tuyền Thuỷ. Kim Lâm Quan ở Thân, Đế Vượng ở Dậu, Kim đă vượng th́ Thuỷ do đó sinh ra, như vậy là mới đang lúc sinh ra, lực lượng chưa lớn, v́ vậy đặt là Tỉnh Tuyền Thuỷ (nước dưới suốâi).

Bính Tuất-Đinh Hợi là Ốc Thượng Thổ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Tuất Hợi là thiên môn, Hỏa đốt cháy ở trên th́ Thổ không ở dưới mà sinh ra được, v́ vậy đặt là Ốc Thượng Thổ (đất trên nóc nhà).

Mậu Tí-Kỷ Sửu là Tích Lịch Hỏa. Sửu Tí thuộc Thuỷ, Thuỷ cư ở chính vị mà nạp âm chính là Hỏa, Hỏa ở trong Thuỷ nếu không phại là Thần Long th́ không thể làm được, v́ vậy đặt là Tích Lịch Hỏa (lửa sấm sét).
Canh Dần-Tân Măo là Tùng Bách Mộc. Mộc Lâm Quan ở Dần, Đế Vượng ở Măo, Mộc đă vượng th́ không thể nhu nhược được, v́ vậy đặt là Tùng Bách Mộc (gổ cây tùng, bách).

Nhâm Th́n-Quư Tỵ là Trường Lưu Thuỷ. Th́n là Mộ của Thuỷ, Tỵ là nơi Kim Sinh, Kim sinh th́ Thuỷ tính đă giữ lại, lấy Mộ Thuỷ mà gặp sinh Kim th́ nguồn suối không cạn, v́ vậy đặt là Trường Lưu Thuỷ (nước nguồn).

Giáp Ngọ-Ất Mùi là Sa Thạch Kim. Ngọ là đất Hỏa Vượng, Hỏa vượng th́ Kim chảy ra, Mùi là đất Hỏa Suy, Hỏa suy th́ Kim Quan Đái. Hỏa Suy mà Kim Quan Đái th́ Mùi có thể thịnh măn, v́ vậy đặt là Sa Thạch Kim (kim trong cát).
Bính Thân-Đinh Dậu là Sơn Hạ Hỏa. Dậu là cửa nhập của nhật (mặt trời lặn), nhật đă đến ở thời đó th́ ánh sáng tàng ẩn, v́ vậy đặt là Sơn Hạ Hỏa (lửa dưới núi).
Mậu Tuất-Kỷ Hợi là B́nh Địa Mộc. Tuất nguyên là chốn thôn dă, Hợi là đất Mộ sinh ra, Mộc sinh ra ở chốn thôn dă th́ không thể là một rễ cây, một gốc cây, v́ vậy đặt là B́nh Địa Mộc (cây ở đồng bằng).

Canh Tí-Tân Sửu là Bích Thượng Thổ. Sửu tuy là chính vị nhà của Thổ, mà Tí là đất của Thuỷ vượng, Thổ gặp Thuỷ nhiều thành là bùn, v́ vậy đặt là Bích Thượng Thổ (đất trên vách).

Nhâm Dần-Quư Măo là Kim Bạc Kim. Dần Măo là đất của Mộc vượng, Mộc vượng th́ Kim gầy yếu; lại nữa, Kim Tuyệt ở Dần, Thai ở Măo. Kim đă vô lực v́ vậy đặt là Kim Bạc Kim (kim pha bạc).

Giáp Th́n-Ất Tỵ là Phú Đăng Hỏa. Th́n là thực thời (giờ ăn), Tỵ là ở trong khu vực, trong tướng của nhật, Dương rực rỡ, thế sáng sủa, phong quang ở thiên hạ, v́ vậy đặt là Phú đăng Hỏa (lửa đèn lồng).

Bính Ngọ-Đinh Mùi là Thiên Hà Thuỷ. Bính Đinh thuộc Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, mà nạp âm chính là Thuỷ, Thuỷ từ Hỏa xuất ra, nếu không phải là ngân hà th́ không thể có nước nầy, v́ vậy đặt là Thiên Hà Thuỷ (nước trên ngân hà, nước sông trên trời).
Mậu Thân-Kỷ Dậu là Đại Dịch Thổ. Thân là Khôn, Khôn là địa, Dậu là Đoài, Đoài là trạch (đầm). Thổ của Mậu Kỷ gia lên trên địa trạch nầy chẳng phải cái nào khác là Thổ phù bạc, v́ vậy đặt là Đại Dịch Thổ (khu đất rộng lớn).
Canh Tuất-Tân Hợi là Thoa Xuyến Kim. Kim đến Tuất mới Suy, đến Hợi mới Bệnh th́ đúng thật là nhu vậy, v́ vậy đặt là Thoa Xuyến Kim (kim trâm thoa hay vàng trang sức).

Nhâm Tí-Quư Sửu là Tang Chá Mộc. Tí thuộc Thuỷ, Sửu thuộc Kim, Thuỷ sinh Mộc c̣n Kim khắc Mộc (Mộc mới sinh th́ yếu giống như cây tang chá), v́ vậy đặt là Tang Chá Mộc (gỗ cây dâu).

Giáp Dần-Ất Măo là Đại Khê Thuỷ, Dần là góc Đông Bắc, Măo là chính Đông, Thuỷ chảy chính Đông (“chúng thuỷ triều Đông” – muôn nhánh sông đều chảy về phương Đông) th́ thuận tính nó, nên sông suối, khe, ao, đầm, hồ đều hợp với nhau mà quay trở về, v́ vậy đặt là Đại Khê Thuỷ (nước ở khe lớn, nước lũ).

Bính Th́n-Đinh Tỵ là Sa Trung Thổ. Thổ Mộ ở Th́n, Tuyệt ở Tỵ mà Hỏa của Thiên Can Bính Đinh đến Th́n là Quan Đái, đến Tỵ là Lâm Quan, Thổ đă Mộ Tuyệt, vượng Hỏa quay lại sinh Thổ, v́ vậy đặt là Sa Trung Thổ (đất lẫn trong cát).

Mậu Ngọ-Kỷ Mùi là Thiên Thượng Hỏa, Ngọ là đất Hỏa vượng, Mộc ợ trong Mùi lại phục sinh, tính Hỏa cháy ở trên, lại gặp sinh địa, v́ vậy đặt là Thiên Thượng Hỏa (lửa trên trời).

Canh Thân-Tân Dậu là Thạch Lựu Mộc. Thân là tháng 7, Dậu là tháng 8, thời ấy th́ là Mộc tuyệt vậy, duy mộc của thạch lựu, trái lại bền chắc, v́ vậy đặt là Thạch Lựu Mộc (gỗ cây thạch lựu).

Nhâm Tuất-Quư Hợi là Đại Hải Thuỷ. Thuỷ Quan Đái ở Tuất, Lâm Quan ở Hợi, Thuỷ vượng th́ lực hậu (dầy), kiêm Hợi là giang (sông lớn) nên lực mạnh thế tráng, không phải Thuỷ ấy th́ không thể như thế, v́ vậy đặt là Đại Hải Thuỷ (nước trong biển lớn).


Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua đoạn trích dẫn của Đào Tông Nghi th́ quí vị cũng nhận thấy rằng: Ông Đào Tông Nghi chỉ t́m cách giải thích một hiện tượng đă có sẵn. Nói theo ngôn ngữ dân gian: ”Gọt chân cho vừa giầy”. Bởi vậy lập luận cũng không tránh khỏi quanh co; khiên cưỡng và mâu thuẫn.
Tất cả những phần trích dẫn cổ thư này; nhằm chứng tỏ rằng:
Trải đă hàng ngàn năm; mặc dù hết sức cố gắng; những nhà nghiên cứu cổ kim vẫn không thể nào t́m ra được nguyên lư nào làm nên sự lập thành bảng Nạp Âm Lục thập hoa giáp. Bởi vậy; không phải ngẫu nhiên mà ông Thiệu Vĩ Hoa đă phát biểu:
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp tư căn cứ theo nguyên tắc ǵ để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rơ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp tư biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”
(Trích trong sách: Chu Dịch và dự đoán học. Trang 68. Thiệu Vĩ Hoa. Nxb Văn Hoá Thông Tin 1996.

Kính thưa quí vị quan tâm!
Bức màn huyền bí của văn minh Đông phương chỉ có thể được hé mở khi t́m về cội nguồn đích thực của nó là lịch sử 5000 văn hiến của người Lạc Việt.

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
C̣n tiếp:HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN CỦA LẠC THƯ HOA GIÁP
---------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dai.
Để áng phù vân đọng nét buồn.



Sửa lại bởi ThienSu : 12 November 2004 lúc 9:21am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 39 of 50: Đă gửi: 13 November 2004 lúc 10:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

PHÁP ĐẠI UY NỖ
Hà Đồ và bí ẩn của Lạc Thư hoa giáp


Nguyên tắc của Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán

Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong bài trên; tôi đă hân hạnh lưu ư quí vị về hai hiện tượng mang tính qui luật trong Tinh lịch khảo nguyên và việc qui luật thuận tự trong việc dùng ngũ âm thanh (Cung; Thương; Giôc; Chuỷ; Vũ)trùng khớp với thuận tự của Lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Điều này chứng tỏ rằng: Sự sắp xếp của bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán cũng có phải có tính qui luật. Nhưng điều đó không có nghĩa đó là nguyên lư nạp âm của bảng lục thập hoa giáp.
Vậy tính qui luật (hoặc nguyên tắc)đó là qui luật ǵ?
Bây giờ; chúng ta lại xét đến độ số được sử dụng trong Tinh Lịch khảo nguyên.

Tinh Lịch khảo nguyên viết:

Trong 49 giảm bớt đi, số thừa đủ 10 trở đi dư 1, 6 là Thủy; dư 2, 7 là Hỏa; dư 3, 8 là Mộc; dư 4, 9 là Kim; dư 5,10 là Thổ, đều dùng chỗ Ngũ Hành sinh làm Nạp Âm, như thế th́ giống với Hà Đồ. Lại như phép đếm cỏ thi dùng sách thừa để định cơ (lẻ) ngẫu (chẵn), như thế dùng số thừa để định Ngũ Hành, lư đó đúng và hợp nhau vậy. Như Giáp là 9, Tí là 9; Ất là 8, Sửu là 8, tổng cộng là 34, lấy 49 trừ cho 34 dư ra 15, bỏ 10 không dùng, lấy 5 là Thổ mà Thổ sinh Kim, v́ vậy đặt là Kim. Bính Dần, Đinh Măo hợp số là 26, lấy 49 trừ cho 26 dư ra 23, bỏ 20 không dùng, lấy 3 là Mộc mà Mộc sinh Hỏa, v́ vậy đặt là Hỏa. Mậu Th́n, Kỷ Tỵ hợp số là 23, lấy 49 trừ cho 23 dư ra 26, bỏ 20 không dùng, lấy 6 là Thủy mà Thủy sinh Mộc, v́ vậy đặt là Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi hợp số là 32, lấy 49 trừ đi cho 32 dư ra 17, bỏ 10 không dùng, lấy 7 là Hỏa mà Hỏa sinh Thổ, v́ vậy đặt là Thổ. Ngoài ra phỏng theo như thế”.

Kính thưa quí vị quan tâm!
Đây chính là số của Hà Đồ và Tinh Lịch khảo nguyên cũng công nhận điều này (Phần in đậm). Bởi vậy; chúng có một sự trùng khớp mang tính quy luật liên quan đế độ số Hà Đồ. V́ số Hà Đồ mang tính qui luật. Bởi vậy; bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán cũng phải mang tính qui luật hoặc nguyên tắc liên quan đến Hà Đồ th́ mới có sự trùng khớp trên. Đó chính là nguyên tắc vận hành nghịch chiều của Hà Đồ(?) người viết xin được chứng minh và tŕnh bày như sau:

Bắt đầu từ:

1) Hành Kim:
Giáp Tí-Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quư Dậu = Kiếm phong Kim: Kim vương (Trọng); cách 8 năm đến Canh Th́n-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim: Kim mộ (Quư).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hoả là:

2) Hành Hoả:
Mậu Tí - Kỷ Sửu = Tích Lịch Hoả (Sinh); cách 8 năm đến: Bính Thân - Đinh Dậu = Sơn hạ Hoả (Vượng); cách 8 năm đến: Giáp Th́n-Ất Tỵ = Phúc Đăng Hoả (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hoả; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc là:

3) Hành Mộc:
Nhâm Tí-Quư Sửu = Tang đố Mộc (Sinh); cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng); cách 8 năm đến Mậu Th́n-Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc; nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thuỷ là:

4) Hành Thuỷ
Bính Tí-Đinh Sửu = Giáng hạ Thuỷ (Sinh); cách 8 năm đến: Giáp Thân-Ất Dậu =Tuyền trung Thuỷ (Vượng); cách 8 năm đến: Nhâm Th́n-Quư Tỵ = Trường Lưu Thuỷ (Mộ).
kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thuỷ;nghịch theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ là:

5) Hành Thổ
Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến Bính Th́n-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ.
Qui luật cách bát sinh tử được lặp lại với nguyên tắc trên (Nghịch chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ) bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết 30 năm của kỳ sau.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy; người viết đă chứng tỏ một tính quy luật và nguyên tắc trong việc sắp xếp nạp âm 60 hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán. Mặc dù đây là một nguyên tắc sai (Sẽ chứng minh ngay dưới đây). Nhưng chính tính qui luất và nguyên tắc này làm nên sự trùng khớp về độ số của bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán mà Tinh lịch khảo nguyên nói tới; và sự trùng khớp về ngũ hành giữa Ngũ Âm (Mang qui luật Ngũ hành) và hành khí của nạp âm trong Lục thập hoa giáp mà Chu Hy nói tới.
Tính qui luật là một trong những yếu tố cần của một lư thuyết khoa học. Nhưng đó lại chưa phải là yếu tố quyết định. Sự sai lầm của tính qui luật và nguyên tắc này trong việc lập thành bảng 60 hoa giáp từ cổ thư chữ Hán thể hiện ở những điểm sau đây:
@ Hà đồ là một đồ h́nh biểu lư cho sự tương tác của vũ trụ với Địa cầu theo chiều thuận kim đồng hồ (Sự vận động của các thiên thể theo chiều nghịch. Đây chính là biểu lư của Lạc Thư =Dương: Biểu lư cho vật thể/ thiên thể = Âm. Hà Đồ = Âm: Biểu lư cho sự tương tác: Dương). Do đó; không thể căn cứ trên đồ h́nh căn nguyên của nó mà lại đi theo chiều ngược với chính nguyên lư căn để của nó: Theo chiều thuận kim đồng hồ.
@ Chính v́ sai lầm của nguyên tắc ngược chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; nên chính qui luật cách bát sinh từ chỉ thể hiện giới hạn trong chính hành đó (Sinh - Vượng - Mộ) mà không thể hiện được ở các hành tiếp nối. Thí dụ:
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Kim th́ đáng lẽ phải là hành Thuỷ (Con do Kim sinh; Kim sinh Thuỷ) th́ trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán lại là hành Hoả?
Thật là buồn thay! Ngay chính cả cái nguyên tắc sai này cũng không được phát hiện trong cổ thư chữ Hán cho đến tận bây giờ. Những phương pháp tính toán trong Tinh lịch khảo nguyên mới chỉ có tính tiếp cận với Hà đồ mà thôi. Đây chính là một trong số rất nhiều hiện tượng đă chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hoa Hạ không hề là chủ nhân của nền lư học Đông phương. Trong nền văn minh này không hề chứng tỏ tính nhận thức thực tại (Những tiền đề từ vũ trụ);phát triển trở thành một học thuyết và kế thừa (Thuyết Âm Dương ngũ hành). Họ chỉ tiếp thu được những phương pháp ứng dụng từ văn minh Lạc Việt và là sự tiếp thu không hoàn chỉnh; bởi những sai lệch và mơ hồ của một lư thuyết ; mà nền văn minh Hoa Hạ không phải chủ nhân của nó. Và điều này cũng là sự chứng tỏ rằng: Nền văn minh Lạc Việt phải có một hệ thống chữ viết rất phong phú; đủ khả năng dung chứa một tri thức cao cấp; mà nền văn minh Hoa Hạ đă chuyển dần sang chữ Hán trong thời gian hơn 1000 Bắc thuộc.
Sự sai lệch này chỉ bắt đầu khi nền văn minh kỳ vĩ của người Lạc Việt - cội nguồn của nền văn hoá Đông Phương – bị sụp đổ. Chính những sai lệch này đă đẩy nền văn minh Đông phương trở thành huyền bí; khi mà những nguyên lư của một siêu lư thuyết vũ trụ quan thất truyền trải hàng thiên niên kỷ. Sự phục hồi những nguyên lư của siêu lư thuyết vũ trụ quan này chỉ có thể thực hiện từ nền văn minh Lạc Việt; mà hậu duệ chính là dân tộc Việt Nam hiện nay. Để phục hồi lại nạp âm của bảng Hoa giáp này; chúng ta cũng phải t́m trong PHÁP ĐẠI UY NỖ từ Hà Đồ; trong một mật ngữ là tranh thờ Ngũ Hổ mà tổ tiên truyền lại. Sự sai lệch về hành khí trong nạp âm của bảng lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán; theo chủ quan của người viết; c̣n nằm trong chính bài khẩu quyết cổ có tính ứng dụng được học thuộc ḷng sau đây:

Ngân (Kim) Đăng (Hỏa) Giá (Mộc) Bích (Thổ) Câu (Kim)
Yên (Hỏa) Măn (Thủy) Tự (Thổ) Chung (Kim) Lâu (Mộc)
Hán (Thủy) Địa (Thổ) Siêu (Hỏa) Sài (Mộc) Thấp (Thủy)
.

Than ôi!
Ngọn đèn bạc làm lạnh bức tường vàng; giá trị giả đă thay thế cho giá trị thật cao quí; kỳ vĩ.
Khi mà những mâu thuẫn nội tai góp phần làm suy hỏng một nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt; qua h́nh tượng lửa đă cháy từ bên trong toà lâu đài một thời nguy nga hoành tráng.
Đó chính là nguyên nhân đầu tiên để sau đó là hơn một ngàn năm Bắc thuộc.Đất nhà Hán đă nghiêng tràn đến chỗ thấp nhất.
Phải chăng? Đây chính là nguyên nhân để cho sự sai lệch và thất truyền của những nguyên lư của một lư thuyết thống nhất vũ trụ; được ǵn giữ trong nền văn minh Lạc Việt từ thời Hoàng Kim của con người?
Phải chăng? Đây chính là câu kết để hoàn chỉnh bài thơ tứ tuyệt; sẽ là sự hướng dẫn cho việc t́m về nguồn cội đích thực của nạp âm 60 Hoa giáp:

Viêm Thuỷ Lạc Kim Âu!

Hành Hoả Thuỷ phải đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp để trở về với cội nguồn của nó là LẠC THƯ HOA GIÁP; tức là sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ vận động có tính qui luật; nhất quán; hoàn chỉnh trong chu kỳ 60 năm vận hành của vũ trụ liên quan với Địa cầu; có khả năng giải thích tất cả mọi vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó.
Sự chứng minh này sẽ được thể hiện trong bài tiếp theo đây.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ
(C̣n tiếp: HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN LẠC THƯ HOA GIÁP
----------------
Ta về trong cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa




Sửa lại bởi ThienSu : 15 November 2004 lúc 6:44pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 40 of 50: Đă gửi: 28 November 2004 lúc 7:09am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

HÀ ĐỒ VÀ BÍ ẨN LẠC THƯ HOA GIÁP

Kính thưa quí vị quan tâm!
Người viết xin được nhắc lại một tiêu chí khoa học cho tất cả các lư thuyết khoa học là:

Một lư thuyết khoa học chỉ được coi là đúng; nếu nó giải thích một cách hợp lư hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh; nhất quán; có tính qui luật; tính khách quan và có khả năng tiên tri

Luận đề này là sự phát triển bổ sung cho cuốn Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp. T/g Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Nxb VHTT tái bản 2002. Tủ sách tuvilyso.com. Bởi vậy; người viết xin được quí vị quan tâm tham khảo thêm các vấn đề liên quan trong sách này.

Kính thưa quí vị quan tâm.
Trong bài trên; người viết đă chứng tỏ nguyên tắc nạp âm của bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán – là chu kỳ cách bát sinh tử của một hành trong 24 năm kết thúc th́ chuyển sang hành khác – theo chiều ngược kim đồng hồ trên Hà Đồ. Người viết đă chứng tỏ nguyên tắc nạp âm trong bảng Lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán là một nguyên tắc sai so với nguyên lư tạo nên nó là Hà Đồ. Để minh hoạ rơ hơn điều này; xin quí vị xem h́nh vẽ dưới đây:

NGUYÊN TẮC NẠP ÂM LỤC THẬP HOA GIÁP
TRONG CỔ THƯ CHỮ HÁN
Ngược chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ





Nhưng cũng căn cứ trên Hà Đồ - PHÁP ĐẠI UY NỖ của người Lạc Việt và nguyên lư thuận chiều kim đồng hồ của đồ h́nh này với qui luật Cách bát sinh tử; chúng ta sẽ có bảng Lạc thư hoa giáp. Qui luật sắp xếp của Lạc thư hoa giáp chỉ khác bảng lưu truyền qua cổ thư chữ Hán ở hai hành Thuỷ và Hoả. Điều này được tŕnh bày như sau:
Bắt đầu từ hành Kim:

1) Hành Kim:
Giáp Tí-Ất Sửu = Hải trung Kim: Kim sinh (Mạnh); cách 8 năm (Cách bát sinh tử) đến Nhâm Thân-Quư Dậu = Kiếm phong Kim: Kim vương (Trọng); cách 8 năm đến Canh Th́n-Tân Tỵ = Bạch Lạp Kim: Kim mộ (Quư).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của Kim; Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thuỷ (Thuỷ là con do Kim sinh) là:

2) Hành Thuỷ:
Mậu Tí - Kỷ Sửu = Giản hạ Thuỷ (Sinh); cách 8 năm đến: Bính Thân - Đinh Dậu = Tuyền trung Thuỷ (Vượng); cách 8 năm đến: Giáp Th́n-Ất Tỵ = Trường lưu Thuỷ (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Thuỷ; Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Mộc (Mộc là con do Thuỷ sinh) là:

3) Hành Mộc:
Nhâm Tí-Quư Sửu = Tang đố Mộc (Sinh); cách 8 năm đến Canh Thân-Tân Dậu = Thạch Lựu Mộc (Vượng); cách 8 năm đến Mậu Th́n-Kỷ Tỵ = Đại Lâm Mộc (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Mộc; Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Hoả (Hoả là con do Mộc sinh) là:

4) Hành Hoả
Bính Tí-Đinh Sửu = Lư trung Hoả (Sinh); cách 8 năm đến: Giáp Thân-Ất Dậu =
Sơn đầu Hoả (Vượng); cách 8 năm đến: Nhâm Th́n-Quư Tỵ = Tích lịch Hoả (Mộ).
kết thúc chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ của hành Hoả;Thuận theo chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ; cách 8 năm tiếp theo tới hành Thổ (Thổ là con do Hoả sinh)là:

5) Hành Thổ
Canh Tí-Tân Sửu = Bích thượng Thổ (Sinh); cách 8 năm đến: Mậu Thân-Kỷ Dậu = Đại dịch Thổ (Vượng); cách 8 năm đến Bính Th́n-Đinh Tỵ = Sa trung Thổ (Mộ).
Kết thúc chu kỳ Sinh – Vượng – Mộ của hành Thổ.
Qui luật cách bát sinh tử được lặp lại với nguyên tắc Thuận chiều ngũ hành tương sinh (Chiều kim đồng hồ) trên Hà Đồ ở trên; bắt đầu từ Giáp Ngọ - Ất Mùi = Sa Trung Kim (Sinh) tiếp tục cho đến hết tạo thành bảng Lạc thư Hoa giáp với chu kỳ 60 năm. Nguyên tắc trên và qui luật cách bát sinh tử căn cứ theo đúng nguyên lư ngũ hành tương sinh của Hà Đồ được minh hoạ bằng h́nh dưới đây:

NGUYÊN TẮC NẠP ÂM LẠC THƯ HOA GIÁP
Theo chiều tương sinh thuận chiều kim đồng hồ trên Hà Đồ





Kính thưa quí vị quan tâm!
Người viết xin được thể hiện chu kỳ của hai bảng LẠC THƯ HOA GIÁP Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán qua h́nh tṛn; để quí vị quan tâm so sánh; như sau:






Qua hai đồ h́nh so sánh ở trên; qua những luận điểm chứng minh cho nguyên tắc và qui luật tạo thành bảng lục thập hoa giáp từ cổ thư chữ Hán và Lạc thư hoa giáp từ nền văn minh Lạc Việt; quí vị quan tâm cũng nhận thấy tính qui luật và sự trùng khớp hợp lư của những giá trị nội tại tạo nên bảng Lạc thư hoa giáp. Đồng thời; quí vị quan tâm cũng nhận thấy tính bất hợp lư trong bảng lục thập hoa giáp lưu truyền trong cổ thư chữ Hán. Chính v́ sự sai lệch ngay từ nguyên lư của nó (Nghịch hành theo chiều ngược từ phải sang trái của Hà Đồ. Trong khi đó; Hà đồ là đồ h́nh biểu lư Ngũ hành tương sinh theo chiều thuận). Đó chính là nguyên nhân để hàng ngàn năm trôi qua; biết bao học giả cổ kim thuộc văn minh Hoa Hạ không thể khám phá ra bí ẩn của nó.

Bảng 60 Giáp tư biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu”

Kính thưa quí vị quan tâm.
Qua bài Hà đồ và bí ẩn Lạc thư hoa giáp với những chứng minh ở trên; người viết đă chứng tỏ rằng: Chính Hà Đồ là nguyên lư của chu kỳ hoa giáp 60 năm trong Lư Học Đông phương; dù theo cách nào: Hán cổ hay Lạc thư hoa giáp. Hà Đồ là một đồ h́nh căn bản trong lư học Đông phương và được chứng minh trong luận đề này; đồng thời cũng được chứng tỏ trong di sản văn hoá dân gian Lạc Việt với tranh thờ Ngũ Hổ với danh xưng:Pháp Đại uy nỗ. Đây là điều không hề có trong các bản văn Hán cổ.

Trên thực tế; người viết bài này đă ứng dụng Lạc thư hoa giáp thay thế cho bảngLục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán; trong tất cả những vấn đề liên quan. Bảng dưới đây là sự hiệu chỉnh lại bảng Lạc thư hoa giáp trong cuốn ”Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp” của T/g Nguyễn Vũ Tuấn Anh. Do sơ xuất nên T/g đă bị nhầm lẫn về chu kỳ Sinh - Vượng - Mộ trong hành Thuỷ.
Bảng LẠC THƯ HOA GIÁP dưới đây là kết quả của sự sắp xếp theo lư tương sinh của Hà Đồ và qui luật Cách bát sinh tử. Theo nguyên lư này th́ hành Thuỷ và Hoả sẽ thay thế chỗ cho nhau.







Kính thưa quí vị quan tâm.
Như vậy; người viết đă chứng minh nguyên tắc của bảng nạp âm trong lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán và sai lầm của nó. Đồng thời cũng chứng minh tính hợp lư cho sự liên hệ nội tại của những vấn đề liên quan đến sự lập thành bảng này từ văn minh Lạc Việt. Đây là bằng chứng nữa về cội nguồn văn hoá phương Đông thuộc về văn minh Lạc Việt; cơ sở của niềm tự hào về truyền thống lịch sử gần 5000 năm văn hiến của dân tộc Việt Nam.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.

Thiên Sứ

C̣n tiếp: PHÁP ĐẠI UY NỖ
Lạc thư hoa giáp lư giải các vấn đề liên quan
-----------------
Tám nẻo sông Ngân sao lấp lánh
Một vầng trăng nước sóng chơi vơi



Sửa lại bởi ThienSu : 28 November 2004 lúc 9:11pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 

<< Trước Trang of 3 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.6836 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO