Tác giả |
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 21 of 31: Đă gửi: 16 February 2005 lúc 7:32pm | Đă lưu IP
|
|
|
c- Nam Hành Thiện
Từ huyện lỵ (mới) huyện Xuân Trường, Nam Định đi qua giáo phận Bùi Chu, mất khoảng mười phút xe ô tô là đến làng Hành Thiện. Hành Thiện là ngôi làng cổ thuộc hành lang phủ Thiên Trường, cái tên Hành Thiện có từ đời Lê Trung Hưng thứ nhất, năm 1454.
Hành Thiện, tạm giải nghĩa là nơi chỉ làm những điều lành, điều thiện. Bản đồ làng Hành Thiện mang h́nh một con cá chép: đầu hướng Nam, đuôi hướng Bắc, bụng hướng Tây, lưng hướng Đông. Nơi đầu cá có miếu thờ thần Tam giáp, người có công đầu tạo lập làng. Nơi bụng cá là chợ Hành Thiện, một cái chợ quê rất đông đúc. Khu dân cư ở từ mang cá đến rốn cá, được chia thành 14 khúc, mỗi khúc cách nhau 60 mét. Chiều sâu của khúc dài nhất là 600 mét, khúc ngắn nhất là 200 mét. Mỗi khúc gọi là một dong. Dong dài được chia làm hai xóm, dong ngắn là một xóm. Từ rốn cá đến đuôi cá là ưng điền (ruộng gieo mạ) và nghĩa trang nhân dân của làng. Đuôi và vây sau của "con cá" có ngôi chùa Keo, xây dựng năm 1588. Theo xă chí của làng th́ Hành Thiện xưa là vườn kim quất của vua Trần. Chạy dọc từ đầu tới đuôi Cá, sâu chuỗi 14 năm là một con đường trục của làng lát gạch nghiêng. Đă hàng trăm năm con đường này h́nh thành nên hai dăy nhà hai bên như một đường phố, có các cửa hàng cửa hiệu buôn bán sầm uất.
Theo cách nh́n của các nhà tử vi th́ h́nh dáng của làng Hành Thiện ở thế cá hoá rồng. Phía ''bụng cá'' giáp làng Ngọc Tiên có h́nh giống một nghiên mực; phía "lưng cá'' giáp làng Hương Phúc có mảnh đất giống cái ng̣i bút. Đầu cá Thành Hoàng ngự, làng sẽ giữ được bản sắc thuần phong. Đuôi cá Nguyễn Minh Không vừa là Thiền sư vừa là thi nhân ngự. Vậy luận theo Phong Thủy và Kinh Dịch th́ Hành Thiện là đất phát tiết cho cả chính khách và thi nhân.
Từ xa xưa vùng này đă có câu ngạn ngữ ''Bắc Cổ Am, Nam Hành Thiện'' ngụ ư: làng Cổ Am thuộc tỉnh Hải Dương xứ Đông xưa (nay là Vĩnh Bảo - Hải Pḥng) cùng với làng. Hành Thiện của Nam Định có nhiều người học hành đỗ đạt cao. Tại làng Hành Thiện c̣n có câu ''Trai học hành, gái canh cửi'' để nói rằng cái đáng trọng nhất của con trai Hành Thiện là chuyện đèn sách; cái đáng yêu nhất của con gái Hành Thiện là chuyện kéo tơ, dệt vải. Con gái canh cửi thường trắng nơn nà, khéo tay, chăm chỉ. Đọc thơ Sóng Hồng ta cũng đủ thấy cái không khí của Hành Thiện:
Trăng xuống làm gương em chải tóc
Làm đèn anh học suốt đêm dài
Chẳng hiểu các thầy địa lư chủ quan và khách quan đến đâu nhưng bao đời nay không ai về thăm Hành Thiện lại không thừa nhận: Hành Thiện là một làng địa linh nhân kiệt, khoa danh vang lừng khắp nước. Thời Nho học, làng Hành Thiện có 419 người đỗ đạt. Trong đó: 7 đại khoa (3 tiến sĩ, 4 phó bảng), 97 cử nhân, 315 tú tài. Người khai khoa cho làng là cụ Nguyễn Thiện Sĩ sinh năm 1501. Năm 1522 đỗ cử nhân. Người có bằng cấp cao nhất trong làng là cụ Đặng Xuân Bảng sinh năm 1828; năm 1856 đỗ Tam giáp tiến sĩ đệ nhất danh. Làng có 4 người làm quan Thượng thư; 4 người làm quan Tuần phủ; 4 người làm quan Tổng đốc; 23 người làm quan giúp việc triều đ́nh; 69 người làm quan Tri phủ, Tri huyện; c̣n lai số người đỗ đạt trên đi làm thầy giáo, thầy thuốc ở khắp nơi.
Thời học chữ Pháp, làng có 51 người đỗ đạt từ tú tài đến cử nhân, trong đó có Đặng Xuân Khu tốt nghiệp cao đẳng Thương mại Đông Dương.
Thời hiện đại, làng Hành Thiện vẫn là ngôi làng có nhiều người học hành giỏi giang thi cử đỗ đạt nhiều nhất so với mọi ngôi làng trong tỉnh Nam Định. Cụ thể là: 88 người được Nhà nước phong hàm giáo sư, tiến sĩ, phó tiến sĩ và trên 600 người có bằng cử nhân. Trong khi đó dân số của làng chỉ có trên 6000 người. Vậy nên thời hiện đại vẫn có câu ngạn ngữ ''Đậu phụ Thủy Nhai, tú tài Hành Thiện''. Làng Thủy Nhai, cách Hành Thiện không xa là một làng thiên chúa giáo rất có tài làm đậu phụ. C̣n Hành Thiện, dường như gia đ́nh nào cũng có người đỗ Tú tài.
Làng có 4 tướng lĩnh quân đội là Đặng Quốc Bảo, Đặng Kinh, Đặng Quân Thụy, Nguyễn Sĩ Quốc; 2 Anh hùng Lực lượng vũ trang là Phạm Gia Triệu, Nguyễn Đăng Kính. Hàm Bộ trưởng có Đặng Hồi Xuân, Đặng Vũ Chư. Tương hàm giáo sư có: Đặng Vũ Khiêu, Đặng Xuân Kỳ, Đặng Vũ Minh. Nhà văn Đặng Vũ Khiêu là Anh hùng Lao động.
………. Không trích dẫn
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 22 of 31: Đă gửi: 20 February 2005 lúc 8:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
d- Làng Tiến Sĩ.
Người dân vùng đất Hải Dương có câu: "Tiền làng Đọc, thóc làng Nhữ, chữ làng Chằm". Đó là câu ca ca ngợi làng Đọc (làng Quan Tiền) là làng giàu nhất vùng, làng Nhữ nhiều thóc nhất vùng, c̣n làng Chằm (tên cúng cơm của làng Mộ Trạch) có nhiều người học giỏi đỗ cao nhất vùng c̣n được gọi là Làng tiến sĩ xứ Đông. Làng Mộ Trạch thuộc huyện Đường An, tỉnh Hải Dương nay là huyện B́nh Giang - Hải Dương. Đây là một làng quê b́nh dị như bao làng quê khác vùng đồng bằng Bắc Bộ, lấy nghề nông làm trọng, ngoài ra c̣n có các nghề phụ như nghề mộc, dệt vải. Nhưng ở đây ta có thể t́m thấy một sự mẫu mực về tính hiếu học mà ít làng quê Việt Nam nào có được.
Tiếng thơm của làng không những đi vào dân gian mà c̣n được chính các bậc Đế Vương thừa nhận. Dực Anh Tôn Hoàng đế (Vua Tự Đức) từng phải thốt lên rằng: "Mộ Trạch nhất gia bán thiên hạ" (một làng Mộ Trạch tài bằng nửa cả nước). Không phải ngẫu nhiên mà vua Tự Đức vốn thông minh hay chữ lại phải trầm trồ khen ngợi như vậy. Khởi nguồn để vua Tự Đức phải nhả "lời vàng" ấy chính là vào khoa thi năm Bính Thân năm 1656, Triều vua Lê Thần Tôn, cả nước chỉ chọn được 6 vị đỗ tiến sĩ th́ làng Mộ Trạch đă chiếm 3 vị mà tuổi chỉ từ 21 đến 23 tuổi. Đó là Vũ Trác Lạc (21), Vũ Đăng Long (23) và Vũ Công Lượng (22).
Kết quả được công bố, thấy làng Mộ Trạch đỗ nhiều, triều đ́nh có sự ngờ vực nên bí mật rà xét lại việc thi cử. Triều đ́nh chọn một quan giám khảo ra đề rất khó. Các thí sinh mỗi người phải ngồi trong một hố sâu làm bài thi. Trên mỗi hố úp một lồng để ngăn cách hoàn toàn giữa các thí sinh và quan giám khảo ngồi trên một lều cao quan sát. Chung cuộc các "sĩ tử" làng Mộ Trạch vẫn chiếm phân nửa số người đỗ, khiến Vua hết sức hài ḷng, khâm phục và tin dùng.
Có nhiều điều ngạc nhiên về bảng vàng khoa cử của làng Mộ Trạch, bởi v́ làng Mộ Trạch chính là làng văn hiến nổi tiếng, là nơi "chôn nhau cắt rốn" của Trạng Cờ Vũ Huyến (người chỉ với 10 nước cờ giúp Vua thắng Xứ thần phương Bắc bằng mẹo đánh cờ giữa trưa nắng để chỉ nước đi cho Vua qua kẽ tia nắng của chiếc lọng), của Trạng Toán Vũ Hữu (người tính toán xây thành Thăng Long không thừa không thiếu một cân nguyên vật liệu và cũng là tác giả của cuốn sách "Lập thành toán pháp"), Trạng Vật Vũ Phong, Trạng Chạy Vũ Cương Trực và Trạng Chữ Lê Nai (đỗ Trạng Nguyên). Mộ Trạch cũng là quê hương của 36 tiến sĩ đại khoa (kể từ thời nhà Trần đến thế kỷ 18).
Mở đầu trong "Bảng vàng tiến sĩ" của làng là hai anh em ruột Vũ Nghiêu Tá và Vũ Hán Bi, cùng đỗ thái học sinh năm giáp th́n (1504) triều vua Trần Anh Tôn. Cha của hai ông chính là Vũ Nạp - phó tướng của Trần Quốc Bảo. Với chiến công đánh tan quân Nguyên trong trận Bạch Đằng, bắt sống tướng Ô Mă Nhi, Vũ Nạp được Vua ban bài vị và phong "Đồng giang hầu tả tướng quân".
Có thể khẳng định trải suốt hơn 5 thế kỷ từ triều Trần qua triều Lê, Mạc đến thời Vua Lê, Chúa Trịnh, luôn luôn có các bậc anh tài làng Mộ Trạch mà trong đó đa phần là ruột thịt ḍng họ Vũ, từng ra vào giáp mặt nhau như "cơm bữa" tại triều đ́nh. Xin được đơn cử trường hợp cụ Vũ Quốc Sĩ, cụ là người có 5 con trai th́ cả 5 người cùng làm quan to trong triều đ́nh, trong đó có 3 người đỗ tiến sĩ. Trường hợp khác là Cụ Vũ Duy Chí - người đă làm quan tới chức Tể tướng qua hai triều Vua Lê. Cũng phải kể đến trường hợp 3 đời con trưởng cùng đỗ tiến sĩ và làm quan dưới triều Vua Lê Thánh Tôn, đó là Vũ Bạt Tụy (ông), Vũ Duy Đoán (cha), Vũ Duy Khuông (cháu).
Những sự lạ ở mảnh đất Mộ Trạch nhỏ bé th́ c̣n rất nhiều mà người viết không thể kể ra hết. Nhưng chỉ bấy nhiêu thôi cũng đủ tôn vinh Mộ Trạch là làng tiến sĩ, là làng tài "độc nhất vô nhị" ở đất Việt ḿnh. Sở dĩ làng Mộ Trạch có nhiều người học giỏi đỗ cao như vậy bởi v́ nơi đây là mảnh đất có truyền thống hiếu học, khuyến học hơn bất cứ nơi đâu. Tất cả con trai đều chăm chỉ dùi mài kinh sử để mong có ngày đỗ đạt chốn khoa trường.
Điều thú vị là tất cả những thí sinh của làng muốn lên Kinh dự thi đều phải đăng kư vào sổ thi của làng và dứt khoát phải vượt qua kỳ thi thử tại quán Kỳ Anh nơi đầu làng. Những người có khoa bảng trong làng làm nhiệm vụ khảo xét bồi dưỡng lớp con em để họ có đủ năng lực và phẩm chất trước khi thi tài với thiên hạ. Nhờ truyền thống giáo dục tốt mà người làng Mộ Trạch đă chiếm bảng vàng rực rỡ trong các kỳ triều đ́nh mở hội thi. Điều đặc biệt là người làng Mộ Trạch dù làm quan tới chức nào cũng không ham lo xây dựng dinh thự mà luôn một ḷng phục vụ đất nước, chăm lo chúng dân.
Noi gương truyền thống cha ông, ngày nay con cháu cụ tổ họ Vũ làng Mộ Trạch cũng hết sức chăm chỉ học hành, mong thành đạt để góp phần xây dựng quê hương đất nước. Ngôi trường cấp 1 - 2 được xây dựng trong xă mà số đông học sinh là con em của làng Mộ Trạch theo học. C̣n tại trường cấp 3 B́nh Giang, nếu cứ học sinh của 3 xă khác hợp thành một lớp th́ chỉ riêng học sinh của xă Tân Hồng (làng Mộ Trạch chiếm hơn phân nửa) cũng đủ một lớp rồi. Nếu xưa kia bảng vàng khoa cử của các thế hệ cha ông đă tôn vinh làng Mộ Trạch thành "Làng tiến sĩ" th́ ngày nay truyền thống hiếu học vẫn được duy tŕ và thành tích học tập, đỗ đạt của thế hệ con cháu Mộ Trạch cũng ít làng quê nào sánh kịp.
Có thể kể ra đây gia đ́nh bác Vũ Đăng Giáp - một gia đ́nh nghèo đến mức phải ở nhờ nhà thờ nọ. Vợ mất sớm bác phải nuôi 4 người con trai đi học. Mấy bố con tần tảo nuôi nhau, đến nay cả 4 người con đều tốt nghiệp đại học và cao đẳng và được nhà nước trọng dụng. Gia đ́nh bác Vũ Xuân Phổ hết ḷng chăm lo con cái học tập, nay một người là phó tiến sĩ c̣n 3 người khác đều đă tốt nghiệp đại học. Số người làm nghề dạy học ở Mộ Trạch th́ chắc chắn nhiều hơn bất cứ một làng quê nào v́ Mộ Trạch có truyền thống từ lâu làm nghề này.
Ngoài ra, có rất nhiều người con của Mộ Trạch v́ những lư do khác nhau phải xa quê hương nay đă thành đạt và t́m về cội nguồn. Trong số đó có thể kể ra như Tiến sĩ vật lư nguyên tử Vũ Khắc Thinh hiện đang nghiên cứu tại Nhật Bản, Tiến sĩ văn học Đặng Vũ Phương Chi đang công tác tại Paris, Giáo sư - Viện sĩ Vũ Tuyên Hoàng, Giáo sư Vũ Khiêu... Tất cả đều là con cháu họ Vũ làng Mộ Trạch, t́m về quê hương với ḷng thành thắp nén hương tưởng niệm người đă sinh ra ḍng họ của ḿnh.
Nói về khoa cử, về tài năng của Mộ Trạch trước kia cũng như truyền thống hiếu hoc ngày nay th́ c̣n rất nhiều điều thú vị. Nếu bạn muốn t́m hiểu rơ hơn, sâu hơn xin mời bạn xuôi quốc lộ 5 về xứ Đông - Hải Dương, đất lành Mộ Trạch luôn rộng ḷng đón bạn. Ngày mồng 8 tháng giêng hàng năm là ngày hội làng, con cháu họ Vũ Mộ Trạch khắp mọi nơi sẽ t́m về với quê hương vui ngày lễ hội và thắp nén hương tưởng nhớ người đă sinh ra ḍng họ Vũ và tưởng nhớ cả các thế hệ cha ông đă góp phần lưu danh thơm làng Mộ Trạch đến muôn đời sau.
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 23 of 31: Đă gửi: 21 February 2005 lúc 10:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
e-Làng Cổ Đô - Hà Tây
* Làng là đất học, đất khoa cử. * Làng có hai vị Thượng thư nổi tiếng triều Lê, trong đó có một là Lưỡng Quốc thượng thư. * Làng có truyền thống đánh giặc cứu nước. * Làng lụa - Làng thơ - Làng hoạ sĩ.
Ở quăng giữa hai ngă ba sông - sông Hông hợp lưu với sông Đà tại gót Nung (Địa thế tuyệt đẹp- ASVN), sông Lô hợp lưu với sông Hồng tại Việt Tŕ, c̣n gọi là Ngă Ba Hạc, địa danh đă đi vào văn thơ với bài Ngă Ba Hạc phú nổi tiếng của Nguyễn Bá Lân - có một ngôi làng nhỏ bé nằm ven sông, mang một cái tên khá độc đáo: làng Cổ Đô.
Làng Cổ Đô ngày nay thuộc huyện Ba V́ tỉnh Hà Tây. Từ ngày h́nh thành, Cổ Đô có nhiều tên khác nhau. Từ xa xưa, Cổ Đô có tên gọi là Cổ Cẩm, huyện Tiên Phong, trấn Sơn Tây. Sau đó được đổi tên là Yên Đô (hay An Đô). Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Cổ Đô có tên là Cổ Sắt, một cái tên tượng trưng cho ư chí kiên cường của người dân Cổ Đô đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp khi tạm bị chiếm.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, Cổ Đô là một vùng tụ cư của các cộng đồng người Việt cổ, có nhiều dấu vết văn hoá - lịch sử cùng nhiều hiện vật khảo cổ được chôn cất trong các khu mộ táng có niên đại từ thế kỷ III (trước Công nguyên) đến thế kỷ I (sau Công nguyên), như: b́nh, thạp gốm, ŕu đồng, lưỡi xéo (binh khí), các viên gạch nung có hoa văn h́nh ô trám. Những hiện vật đó được trưng bày tại nhà truyền thống của làng cùng với những tư liệu lưu giữ ở Viện Sử học, Viện Hán Nôm đă chứng minh cho nhận định đó.
Làng Cổ Đô có ngôi đền nổi tiếng ở núi Cẩm Sơn,có kiểu kiến trúc cổ khá đặc biệt với cổng tam quan kỳ vĩ có đại tự đề Thánh tích Cẩm Sơn (dấu vết thánh ở núi Cẩm). Theo thần phả, đức thành hoàng được thờ ở ngôi đền này là một vị nhân thần đă chết tại Cổ Đô khi đang thực thi một sự nghiệp lớn là t́m cách khôi phục nhà Trần vào thế kỷ XIII. V́ vậy, trong ngôi đền có đại tự đề Đại đức đô thành hoàng (Thành hoàng có đức độ lớn).
Cổ Đô c̣n có đền thờ bà Công chúa Thiếu Hoa, con gái vua Hùng đời thứ 9 từ thành Phong Châu sang dạy cho dân làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Lụa Cổ Đô là một trong những sản vật tiến vua, đă đi vào kho tàng ca dao cổ:
Lụa này thật lụa Cổ Đô
Chính tông lụa cống, các cô ưa dùng
Tiếc rằng, nghề truyền thống này đă mai một; địa phương đang có phương án khôi phục.
Cổ Đô vẫn được dân trong vùng tôn vinh là đất học, có truyền thống khoa bảng từ đời này sang đời khác. Tiêu biểu là hai vị Thượng thư nổi tiếng thời Lê: Nguyễn Sư Mạnh, Nguyễn Bá Lân, hai ông tổ của hai ḍng họ Nguyễn lớn nhất làng.
Nguyễn Sư Mạnh đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân, khoa Giáp Th́n niên hiệu Hồng Đức 15 (1484) đời Lê Thánh Tông. Được bổ làm quan, ông luôn tỏ ra là một ông quan thanh liêm, cương trực, được nhà vua tin cậy, phong cho chức Thượng thư Bộ Lễ, tước Sùng Tín hầu. Thời ấy, giữa hai nước Đại Việt và Trung Hoa có nhiều bất hoà. Nguyễn Sư Mạnh vốn là người biết nhiều, hiểu rộng, được vua Lê cử đi sứ Trung Quốc (năm 1500). Có nhiều giai thoại về chuyến đi sứ này, được đ̣ng họ Nguyễn truyền.tụng và ghi vào tộc phả. Khi vào yết kiến vua Minh, không biết vô t́nh hay hữu ư, Nguyễn Sư Mạnh không cài khuy áo, đế hở cả bụng. Vua Minh giận dữ, cho là sứ thần nước Nam thất lễ, hạch tội khi quân, định trục xuất về nước. Nguyễn Sư Mạnh quỳ tâu rằng: ''V́ đường sá xa xôi, bụng thần đầy chữ, nhiều ngày đi đường âm u, ẩm ướt, sợ khú mất chữ thánh hiền, thần xin được phanh áo ra hong, mong nhà vua đại xá''. Nghe vậy, vua Minh vừa muốn thử tài, vừa muốn hại người nước Nam, ra chiếu: ''Nếu sứ thần nước Nam là người hay chữ th́ hăy giúp Thiên triều chép lại thiên Vi chính trong sách Luận mới bị thất lạc". Nguyễn Sự Mạnh nhận lời và hỏi lại: ''Đại vương cần thiên Vi chính trong bao nhiêu ngày?''. ''Trong 30 ngày phải hoàn tất", vua Minh hạ lệnh và ra điều kiện cho sứ thần không được ra khỏi dinh thự trong 30 ngày chép lại thiên Vi chính. Vua Minh chắc mẩm sứ thần nước Nam không thể làm nổi việc đó, sai người theo dơi. Lạ quá, gần hết thời hạn quy định mà không thấy sứ thần làm ǵ, chỉ ngồi đánh cờ. Đến ngày thứ 25, vua Minh sai người nhắc nhở, Nguyễn Sư Mạnh trả lời: “Ngày mai thần sẽ viết”. Đến ngày thứ 29, ông đă dâng thiên Vi chính cho vua Minh. Nhận sách, vua Minh khen sứ thần có trí nhớ tuyệt vời, sách chép lại y như bản chính, chỉ có chữ "công'' thừa một dấu chấm. Vua Minh hạch tội, Nguyễn Sư Mạnh khảng khái nói: ''Nếu thần viết thừa dấu chấm th́ chắc chắn bản gốc của thượng quốc cũng thừa''. Vua Minh cho đem bản gốc ra so sánh th́ y như lời Nguyễn Sư Mạnh, chữ ''công'' cũng thừa dấu chấm thật. Phục tài, vua Minh không lư ǵ để làm hại sứ thần nước Nam, lại phong cho ông chức Thượng thư của Trung Quốc. Bốn chữ ''Lưỡng quốc Thượng thư” được khắc tại từ đường họ Nguyễn Cổ Đô nhắc đến công lao của nhà ngoại giao đại tài Nguyễn Sư Mạnh.
Từ đó, Nguyễn Sư Mạnh được nhà Lê tin dùng và được ban quốc tính họ Lê, được nhà vua gả cho công chúa, được phong chức Vinh Lộc Đại Phu, coi việc Viện Hàn lâm kiêm Đông Các Đại Học Sĩ. Tuy vậy ông vẫn sống giản dị, cửa nhà đơn sơ, tài sản không có ǵ đáng giá. Ông thọ 82 tuổi.
Vị Thượng thư thứ hai, người của ḍng họ Nguyễn thứ hai làng Cổ Đô, là một người không những nổi tiếng chốn quan trường, mà c̣n nổi tiếng về văn chương, thơ phú. Đó là Lục bộ Thượng thư Nguyễn Bá Lân, tác giả bài Ngă Ba Hạc phú nổi tiếng. Ông sinh ngày 27 tháng Giêng năm Canh Th́n (1700). Cha của Nguyễn Bá Lân là Nguyễn Công Hoàn, cũng là người nổi tiếng, được người đời liệt vào trong ''Tràng An tứ hổ'' (Bốn con hổ của đất Tràng An), gồm: Nhất Quỳnh, nhị Nham, Tam Hoàn, tứ Tuấn. Dù tài ba xuất chúng, nhưng con đường khoa cử của Nguyễn Công Hoàn th́ lận đận. Năm Nguyễn Bá Lân 15 tuổi, ông Hoàn về dạy học ở quê để trực tiếp dạy con. Cha dạy con học nhưng đồng thời lại cùng nhau xướng hoạ văn chương. Nguyễn Bá Lân là một người ham mê đọc sách, nên kiến thức uyên bác, có tài ứng đáp, xuất khẩu thành chương.. . Có nhiều chuyện kể về xướng hoạ văn chương giữa hai cha con: Một hôm hai cha con qua đ̣, cha nh́n thấy đàn dê bên kia sông bèn ra bài phú Dịch đ́nh dương xa phú (Bài phú xe dê cung cấm) và thách con: ''Sang bên kia sông, nếu ta làm xong bài phú mà con chưa xong, ta sẽ ném con xuống sông, c̣n không th́ ngược lại”. Không ngờ, Nguyễn Bá Lân làm song bài phú trước cha, c̣n cha mới xong một nửa, nhưng ông không dám ném cha xuống sông, liền bị cha đánh. Đó là bài phú nổi tiếng được người đời truyền tụng Nhất độ giang thành chương phú (Bài phú làm trên một chuyến đ̣ qua sông).
Năm 18 tuổi, Nguyễn Bá Lân đỗ giải nguyên tại kỳ thi Hương. 20 tuổi, ông thi đỗ tại kỳ thi Hội, và 31 tuổi ông đô Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân tại kỳ thi Đinh năm Tân Hợi (1731).
Về tài thơ văn của Nguyễn Bá Lân, không ai không nhớ bài Ngă Ba Hạc phú, v́ nó là bài phú Nôm có vai tṛ rất lớn đối với sự phát triển thể loại văn biền ngẫu bằng chữ Nôm. Cảm hứng chủ đạo của bài phú là t́nh yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước và yêu con người của tác giả. T́nh yêu đó đă quyện vào ngọn bút của ông, bay vút lên thành hồn thơ lai láng.
Tài thơ văn của ông không chỉ dừng ở bài Ngă Ba Hạc phú, điếm chói sáng nhất của sự nghiệp văn chương của ông, mà c̣n phải kể đến hàng chục bài phú chữ Hán trong các tuyển tập phú cố: Danh phú tập, Bát vận phú, Hoàng Lê Cát vận phú v.v...
Điều đáng nói nữa về Nguyễn Bá Lân là hoạt động quan trường, là sự nghiệp trong suốt cuộc đời ông. Trong 50 năm ông có 17 lần thăng quan tiến chức với những trọng trách ngày càng nặng nề, phức tạp hơn trong thời Hậu Lê đầy biến động, đàng trong do nhà Nguyễn nắm quyền, đàng ngoài là vua Lê – chúa Trịnh. Năm 1732, ông giữ chức Tư Huấn, năm 1734: Hàn Lâm viện kiểm thảo, giám sát đạo Nam Sơn, Đề h́nh Giám sát (Ngự sử); năm 1737: Đốc đồng xứ Sơn Tây; năm 1740: Ṭng Tham tụng, rồi Lưu thủ Hưng Hoá, Thống đốc Cao Bằng; năm 1756: Bồi tụng kiêm Tế Tửu Quốc Tử Giám; năm 1767 làm Thượng Thư Bộ Lễ rồi Thượng thư Bộ Hộ và cuối đồi là Thượng thư Bộ Công...
Trong hoàn cảnh xă hội đầy nhiễu nhương, Nguyễn Bá Lân.vẫn giữ tư cách là một ông quan thanh liêm, cương trực, luôn giữ kỷ cương phép nước. Có một chuyện người đời nhớ măi: Vào khoa thi năm Ất Mùi (1775), Trịnh Sâm đến giảng sách, bắt các quan trong triều phai mũ áo triều yết như vua Lê ra xem thi (Trịnh Sâm muốn bá quan phải coi ḿnh như nhà vua). Là Thượng thư Bộ Lễ, ông phản đối kịch liệt, ông vẫn mặc thường phục và tâu rằng: ''Các đấng liệt thánh tiên vương xưa nay vẫn giữ đạo tôn vua, truyền đời trải 200 năm, nay một sớm thay đổi sợ làm kinh hăi cho mọi người. Nguyễn Hoàn là Sư phó đại thần không biết uốn nắn cho chúa (chỉ Trịnh Sâm) đi vào đường chính, xin chém đầu để tạ thiên hạ''. Trước thái độ quyết liệt và đúng đắn của ông, Trịnh Sâm buộc phải hồi loan, trong ḷng đầy ấm ức.
Hai vị Thượng thư, hai học giả nổi tiếng làng Cổ Đô là tấm gương cho bao đời con cháu noi theo, biến cái làng nhỏ bé ven sông Hồng này trở nên đất học, đất khoa cử, đất làm quan, đất văn thơ - nghệ thuật. Ở thời nào, Cổ Đô cũng có người đỗ đạt, ḍng họ nào cũng có người làm quan. Sau Nguyễn Bá Lân, chỉ tính từ 1807-1818 có nhiều người đỗ cử nhân, như Phan Văn Hưng, Nguyễn Văn Kư, Nguyễn Duy Hành, Nguyễn Văn Quy, Nguyễn Văn Nhuận.. . trong 16 đời họ Nguyễn Sư Mạnh đă có 89 vi cử nhân và tú tài. Dưới chế độ mới, Cổ Đô vẫn tiếp tục nêu truyền thống đất học, có 285 người có tŕnh độ đại học, gần 20 người trên đại học (tính đến năm 2000).
Phát huy truyền thống văn chương – nghê thuật, dưới chế độ mới làng Cổ Đô có một nét văn hoá ít có làng quê Việt Nam nào sánh kịp, đó là làng hoạ sĩ. Sau hoạ sĩ Sĩ Tốt khá nổi tiếng với những bức tranh được lưu giữ ở Bảo tàng Mỹ thuật quốc gia như Bố con, Tiếng đàn bầu cùng nhiều tranh khác được lưu giữ ở các Bảo tàng lớn ở Mỹ, Pháp, Đức, Thuỵ Điển... là gần hai chục hoạ sĩ thế hệ kế tiếp được đào tạo ở hai trường Đại học Mỹ thuật lớn của đất nước là trường Đại học Mỹ thuật Yết Kiêu và trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội. Đó là các hoạ sĩ Sĩ Tuấn, Sĩ Thiết, Sao Mai, Ngô B́nh Thiểm, Giang Khích, Trần Hoà, Nguyễn Thạch, Nguyễn La Vuông, Quang Trung.. . Chính nhờ nét đẹp văn hoá đó mà người dân trong vùng đă ghép làng Cổ Đô thành làng lụa – làng thơ - làng hoạ sĩ, thật chẳng ngoa.
Những nét đẹp văn hoá đó đă hun đúc cho người Cổ Đô một phẩm chất cao quư. Đó là phẩm chất yêu nước, yêu quê hương và truyền thống anh hùng chống giặc ngoại xâm. Phải là một người yêu nước, tự tôn dân tộc, Nguyễn Sư Mạnh mới hoàn thành xuất sắc sứ mệnh của một sứ thần nước Nam trước thói hách dịch, nước lớn của vua Minh. Nguyễn Bá Lân là một ông quan vặn vơ song toàn, có công dẹp loạn ở trấn Sơn Tây, Cao Bằng. Khi giặc Pháp xâm lược Việt Nam, thành Hà Nội thất thủ lần thứ hai, Đề đốc Trần Vàng, người của ḍng họ Trần làng Cổ Đô đă lănh đạo nghĩa quân chống Pháp ở vùng Sơn Tây, Phú Thọ. Khi triều đ́nh Huế kư hoà ước đầu hàng, giặc Pháp rải truyền đơn kêu gọi nghĩa quân đầu hàng, Đề đốc Trần Vàng động viên quân sĩ chiến đấu đến cùng, bằng lời lẽ đanh thép: ''Triều đ́nh hàng, chúng ta không chịu nỗi nhục đầu hàng!''. Sau 6 năm chống giặc, do lực lượng chênh lệch, nghĩa quân Trần Vàng thất bại, ông bị giặc bắt nhưng không chịu quy phục chúng và bị chúng sát hại dă man. Truyền thống chống Pháp của nghĩa quân Trần Vàng lại hun đúc nên sự nghiệp anh hùng của người dân Cổ Đô trong hai cuộc kháng chiến .
... Không trích tiếp
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 24 of 31: Đă gửi: 02 March 2005 lúc 8:27pm | Đă lưu IP
|
|
|
d-Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua
Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xă với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đă diễn ra trên mảnh đất này.
Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xă thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, B́nh Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba V́). Cam Giá Hạ là xă Đường Lâm (Nay thuộc thị xă Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị ḍng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lư), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ vê ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rơ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền ph́ nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn ră tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt măi đến tận bây giờ với một địa danh đă đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.
Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn c̣n lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hăi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đă bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hăi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ c̣n ṃ cả vào làng ŕnh bắt trâu ḅ lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đă vội vă về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngơ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hăi ŕnh rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất c̣n xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đă túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!
Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xă Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đă cùng em là Phùng Hăi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống B́nh (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính B́nh, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!
Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người c̣n ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đă từng gh́ sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đă trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Một nhân vật lỗi lạc nữa đă để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Th́n (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ư là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhăn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đ́nh cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đă trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đă phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù c̣n loang đỏ). Vua Minh nổi giận v́ bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! (Thật hèn quá) Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.
Đường Lâm không chỉ là mảnh đất “địa linh'' sinh ''nhật kiệt" tên tuổi họ đă gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, mà Đường Lâm c̣n là một địa chỉ Văn hoá có ư nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu t́m hiểu những "cộng đông cư dân nông nghiệp cổ". Theo một số nghiên cứu đánh giá gần đây của một số học giả th́ làng Mông Phụ (thuộc xă Đường Lâm) là: Đại diện duy nhất về lúa nước châu Á c̣n xót lại! Đây là làng Việt cổ đá ong, đá ong ở đây được xây dựng với một quy mô rộng lớn và hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, tiêu biểu là đ́nh làng Mông Phụ. Căn cứ vào niên đại xây dựng c̣n xác định được, đ́nh Mông Phụ đă có cách đây 364 năm. Ngồi đ́nh mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường (Đ́nh có sàn gỗ), có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc những nét tài hoa có một không hai ấy c̣n được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.. Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại kể rằng: Đ́nh Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đ́nh đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lư so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ư của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (Nước chảy chỗ trũng), phải chăng đó là một khát vọng về một đời sống ấm no! Sau đó nước từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đ́nh (Chống thủy lôi tâm), từ xa nh́n lại, trong mưa hai rănh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, quả thật là một ư tưởng hết sức lăng mạn của các kiến trúc sư cổ... Trước cửa đ́nh là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các tṛ khi làng vào đám (Hội làng). Không chỉ là như thế, sân này c̣n là một cái "ngă sáu" khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, rồi quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Có điều rất đặc biệt, từđ́nh có thể đi đến bất cứ xóm nào trong làng cũng không ai phải trực liếp quay lưng lại với hướng đ́nh. Thật là độc đáo!
Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con trai Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc c̣n trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản như một người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lăo giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lăo)...(Không trích dẫn)... Tuy vậy sau này ông tiếp tục sự nghiệp và giữ chức Phó Thủ Tướng.
Sinh thời, cụ Phan Kế Toại rất quan tâm đến đời sống dân làng, chính cụ là người mang nghề làm nón, làm áo tơi lá về làng. Mông Phụ, mở lớp dạy ngay tại "từ đường" họ Phan. Rất tiếc trong làng có kẻ độc mồm bảo: "Cụ đi làm quạn với thíên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng..." (Ăn mày nón lá áo tơi). Cùng thời điểm này, dân làng Phú Châu - Phủ Quảng Oai đă du nhập nghề chằm nón vào, hiện nay trở thành nghề truyền thống của làng Phú Châu huyện Ba V́. Không thành, cụ đem Cô-ta của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt lấy công. Chiến tranh thế giới nổ ra, nhà máy sợi dưới "Nam" đóng cửa, hàng trăm khung sợi của làng gác trên sà nhà cho nhện xây tổ... Thế mới biết cụ là người luôn lo đên việc mở nghề cho dân.
Trong thời kỳ hiện đại c̣n một người nữa phải kể đến là Bộ truởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đ́nh có truyền thống rất nổi tiếng về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là "cụ Mục'' (Đầu Mục sứ- Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và được giác ngộ lư tưởng Cách mạng. Trong phong trào "dân chủ" (1936-1939) ông đă lập ra "ái hữu thợ mộc" ở Hà Nội, đấu tranh đ̣i dân sinh, dân chủ... Có thể nói Bộ trưởng Hà Kể Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho Công tŕnh thuỷ điện Hoà B́nh hôm nay... Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán Sơn địa rất nhiều khó khăn trong canh tác đă bao đời nay... Suốt mấy chục năm qua (từ 1946), nhờ vào hệ thống tưới cấp I & II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ!
Nói đến Đường Lâm c̣n rất nhiều tên tuổi phải kể đến, đó là cụ Phó Bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu ở Đông Sàng, chính cụ là người hiệu đính Truyện Kiều, có thể nói nhờ vào bản "Kiều" này (cùng với hai bản Kiều Khác!à: Bản Kiều Kinh - Do Tự Đức biên soạn, và bản Kiều Phạm Quư Thích) là những tư liệu hết sức bổ ích cho việc hiệu đính và biên soạn Truyện Kiều sau này của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.
Vào thế kỷ XVII, ở Đông Sàng c̣n có bà Ngô Thị Ngọc Dung (tức gọi là Bà Chúa Mia), bà là phi tần của chúa Trịnh Tráng. Chính bà là người hưng công xây dựng chùa Mía (Sùng Nghiêm tự), một trong những ngôi chùa đẹp của Sứ Đoài và cả nước. Bên cạnh đó chính bà là người "mở chợ, lập bến đ̣", chấn hưng lại nghề nấu kẹo trộn đường, cung cấp đường mật cho phố Hàng Đường Hà Nội...
Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một ḿnh ḿnh nghe tiếng bước châm ḿnh rộn lên trong từng ngơ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy h́nh như có một điều kỳ diệu c̣n tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đă tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất c̣n xót lại) mấy chữ đại tự c̣n in đậm trong ḷng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.
Hết trích dẫn
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 25 of 31: Đă gửi: 03 March 2005 lúc 10:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
g-Làng Quỳnh Đôi:
Từ Thủ đô Hà Nội quốc lộ 1A xuôi về Nam khoảng 250 km đến gần một nơi gọi là Cầu Bèo (thuộc làng Bào Hậu, nay là xă Quỳnh Hậu) cách thị trấn Cầu Giát gần 3 km, khách sẽ thấy bên đường có một tấm biển có mũi tên chỉ ghi:- ''Nhà bia tưởng niệm nữ sĩ Hồ Xuân Hương 3 km". Nhà tưởng niệm đó được quỹ hợp tác phát triển văn hoá Thụy Điển - Việt Nam tài trợ xây dựng ngay địa đầu xă Quỳnh Đôi, phía dưới nhà thờ Quỳnh Quận công Hồ Phi Tích, phía trên khu mộ cụ Hồ Tùng Mậu và Anh hùng Cù Chính Lan.
Quỳnh Đôi! Không biết từ bao giờ c̣n truyền măi đến nay câu ca: ''Bắc Hà, Hành Thiện, Hoan Diễn, Quỳnh Đôi".
Quỳnh Đôi là một làng ở phía bắc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, xưa là một vùng cây hoang, cỏ dại giáp sông Mai (gọi là sông Mơ), gần biển cửa Quèn là một trong ba cửa biển của huyện Quỳnh Lưu: Cửa Cờn (Càn), Cửa Quèn (Quyền), Cửa Thơi (Thai). Năm thứ II Xương Phù (1378) có 3 ông tổ họ Hồ, họ Nguyễn, họ Hoàng đến khai phá mà lập ra trang Thổ Đôi (xưa sử chép Quỳnh Đôi là Hoàn Hậu, thực ra Quỳnh Đôi là một thôn trong xă Hoàn Hậu). Tính đến nay Quỳnh Đôi đă có trên 600 năm tuổi. Theo thuyết phong thủy th́ Quỳnh Đôi được đất ''địa linh nhân ḱệt". Làng có một ngôi đ́nh lớn trông về hướng Nam.Trước mặt là lèn Mục tức lèn Yên Ngựa (Mă Yên Sơn) sau lưng là lèn Tàn (Trụ Hải) trông như cái tàn che cho ngôi đ́nh. Hai phía Đông, Tây là hai ḥn lèn h́nh cái bảng chầu về (ở hai xă Quỳnh Hồng, Quỳnh Bảng). Xế đông nam là hai cột đá nhô lên như hai quản bút và một vũng đá giống cái nghiên mực gọi là Ḥn Bút, Ḥn Nghiên (ở làng Bút Luyện). Các nhà trí thức Tây học, Hán học như các ông: Nguyễn Thiệu Lâu, Vũ Tuấn Sán đă về nghiên cứu. Có phải vậy mà dân Quỳnh Đôi có truyền thống hiếu học, học giỏi, đỗ cao, làm quan to? Thời phong kiến thực dân nhiều gia đ́nh nghèo phải đi ṃ cua, bắt ốc nhưng vẫn cố gắng cho con theo đ̣i nghiên bút ''Ăn mày lấy dăm ba chữ thánh hiền''. Quỳnh Đôi xưa chỉ có 2 nghề: đi học và dệt lụa, làm nghề nông ít v́ ít ruộng.
Thời ấy Quỳnh Đôi có 531 sinh đồ (Tú tài), 203 hương cống (Cử nhân) với 958 lượt người đỗ 116 khoa thi hương trong đó có đến 13 giải nguyên như: Dương Cát Phủ, Hồ Sĩ Dương, Nguyễn Dương Dực, Phan Đ́nh Phát... đỗ đại khoa th́ có 4 phó bảng: Hồ Bá Ôn, Phan Duy Phổ, Hoàng Mậu, Lê Xuân Mai. Có 6 tiến sĩ: Hồ Sĩ Tân, Phan Hữu Tính, Hồ Sĩ Tuần, Văn Đức Giai, Nguyễn Sĩ Phẩm, Dương Thúc Hạp; 2 hoàng giáp: Hồ Phi Tích, Hồ Sĩ Đống; một thám hoa: Dương Cát Phủ; một bảng nhăn: Hồ Sĩ Dương.
Thời Pháp thuộc, người đỗ thủ khoa trường Đại học Luật khoa đầu tiên ở Đông Dương là Nguyễn Xuân Dương (sau này là chánh nhất toà thượng thẩm Bắc Bộ rồi chánh án Hà Nội). Người đỗ cử nhân Luật khoa cuối cùng thời đó là Phạm Đ́nh Tân (sau này là chuyên viên cao cấp về pháp chế). Cả hai ông đều là người Quỳnh Đôi. Cũng trong thời kỳ này, người duy nhất trong cả nước được giải thưởng của Bảo Đại trong một kỳ thi đặc biệt (Concours général) là ông Nguyễn Đ́nh Lương.
Sau Cách mạng Tháng 8-1945 đến nay xă Quỳnh Đôi ước tính có 500 người tốt nghiệp đại học, 23 thạc sĩ, 33 tiến sĩ như: Nguyễn Xuân Dũng, Phan Tam Đồng, Phan Cự Tiến, Hồ Đức Việt.. . 7 phó giáo sư: Văn Như Cương, Hồ Sĩ Giao, Hoàng Văn Lân, Dương Như Xuyên... 3 giáo sư: Phan Cự Nhân, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến, 3 viện sĩ quốc tế: Nguyễn Xuân Dũng, Phan Cự Đệ, Phan Cự Tiến. Quỳnh Đôi vốn là một làng trọng nho cho nên ngày trước đường vào làng từ xă trên xuống được đắp như rắn lượn để sau các kỳ thi người đỗ đạt được rước xách đi quanh co cho đẹp. Như trên đă nói người Quỳnh Đôi nghèo nhưng hiếu học. Trường hợp ông Hồ Sĩ Dương là một thí dụ, nhà ông có bữa ăn rau dưa, có nhiều bữa nhịn nhưng ông bấm chí học hành. Ông đỗ đầu khoa thi Hương (1651), đỗ đầu khoa Đông Các (1659) ông là một trong 2 người Việt Nam một đỗ lưỡng quốc trạng nguyên (Mạc Đĩnh Chi) và một lưỡng quốc Đông Các là ông (tài liệu trong Long Cương Thư viện của thượng thư Cao Xuân Dục).
Về văn học Quỳnh Đôi có nhiều người nổi tiếng như: Hồ Sĩ Đống, Hồ Sĩ Dương, Hồ Xuân Hương, Phạm Đ́nh Toái, Dương Quế Phổ.. . Sau Cách mạng Tháng 8, Quỳnh Đôi là quê hương của các nhà thơ Hoàng Trung Thông, Lam Giang, Hồ Phi Phục, Dương Quân, Sĩ Giang, Hồ văn Khuê (trào phúng), các nhà văn Hồ Anh Thái, Hồ Anh Tuấn, nhà nghiên cứu văn học Phan Cự Đệ, nhà sử học: Hoàng Thanh Đạm, hoạ sĩ: Hoàng Tuấn Nhă, Dương Viên, nhà hoạt động sân khấu Hồ Thi (Hồ Ngọc)... Với một truyền thống như vậy nên phong tục của Quỳnh Đôi cũng rất đáng nói. Dân Quỳnh Đôi thuần hậu nhưng không kém lịch lăm, biết nhẫn nhục nhưng cũng rất kiên cường, thẳng thắn tuy có lúc nóng nảy... Quỳnh Đôi là một xă có hương ước sớm và hương ước đó quy định cho Quỳnh Đôi xưa một nếp sống văn hoá đươc ǵn giữ và phát huy cho đến ngày nay. Cho nên Quỳnh Đôi được Sở Văn hoá – Thông tin Nghệ An chứng nhận là "Làng văn hoá'', một trong những làng đầu tiên ở tỉnh Nghệ.
... Không trích dẫn
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 26 of 31: Đă gửi: 06 March 2005 lúc 7:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
h-Tiên Điền, Hà Tĩnh: Làng khoa bảng và văn chương
Sách Nghi Xuân địa chí viết về thế đất, ''thế đứng" của làng Tiên Điền có câu: ''Hồng Lĩnh Sơn cao, Song Ngư hải khoát Nhược ngộ minh thời, nhân tài tú phát" (Núi Hồng Lĩnh cao cao, ḥn song ngư ngoài biển lộng, gặp buổi có vua hiền, nhân tài đua nhau phát). Đứng ở bến đ̣, đă thấy cái thế của làng.
Theo gia phả họ Nguyễn và sách Nghệ An kư của Hoàng Giáp Bùi Dương Lịch (1757-1828) th́ trước thế kỷ XVI, Tiên Điền là một băi đất cát bồi của sông Cả (tên cũ của Sông Lam) đầy ao chuôm, mồ mả và um tùm cây cói lác, cư dân thưa thớt sống bên những con hói mùa triều cường nước mặn ngập bờ, đêm xanh lè ánh lân tinh. Giữa thế kỷ XVI, ông tổ họ Nguyễn là Quận công Nguyễn Thuyên đến dựng cơ nghiệp, đất này mang cái tên thật nông nổi: U Điền (Ruộng hoang, rậm). Cháu ông là Nam dương Quận công đă đắp đê ngăn mặn, khơi kênh dẫn nước ngọt trên Ngàn Hống về cải tạo U Điền. Đầu thế kỷ XVII, U Điền đổi tên thành Tân Điền, Phú Điền, rồi Tên Điền. Theo sách Đại Minh quảng dư chí thời thuộc Minh (1414-1417), Tiên Điền gồm 4 thôn: Báu Kệ, Lương Năng, Văn Trường và Vơ Phấn. Xa xưa, Tiên Điền được gọi là đất ''Giang Sơn tụ khí" không chỉ theo nghĩa phong thổ địa lư mà xét cả về trầm tích văn hoá. Một thời Tiên Điền là chốn đô hội. Quanh Bàu Phổ Quán, Bàu Tên, Cầu Tiên ''lâu đài tiếp nối, quán hàng cài răng lược, người ngựa tấp nập, vơng lọng rợp trời'' (Sách An Tĩnh cổ lục của Giáo sư Lơ- Brơtông). Không biết từ bao giờ Xứ Nghệ có câu phương ngữ Ló (lúa) Xuân Viên, quan Tiên Điền, tiền Hội Thống. Dù đất bạc, dân bần, nhưng quan Tiên Điền, khoa cũng như hoạn, văn cũng như vơ, khanh hầu, tể phụ, danh thần dũng tướng nhiều không làng nào sánh nổi. Du khách tới đây nghe đọc tên đền miếu, lăng mộ không tin nổi với diện tích làng 380 héc ta có thể chứa hết: Chuồng voi Đoan Quận công họ Trần, con rể chúa Trịnh, Vườn Hội Quận công, Đền tế tư văn, Đền thờ Hội Quận công, Đền thờ Uy Quận công, Đền thờ Trinh Dũng hầu, Đàn tế Lĩnh Nam công, Đền thờ Tiên Lĩnh hầu, Đền thờ Xuân Nhạc công, Đền thờ Lam Khê hầu, Đền thờ Điền Nhạc hầu, Đền thờ Hà Chân đài, Mộ tổ họ Nguyễn, Mộ Xuân Nhạc quận công, mộ Tán Quận công, Mộ Tiên Lĩnh hầu, Mộ Nguyễn Du...
Thuở nhỏ tôi nghe câu vè Tiên Điền thờ thánh, Tả Ao thờ thần măi sau này mới hiểu hết nguồn cơn. Xưa ở các làng khác như Vọng Nhi, Đan Phổ có đ́nh th́ Tiên Điền măi năm Minh Mạng mới dựng đ́nh. Thánh đây là đạo Nho, là truyền thống học hành đỗ đạt. Trong sách Lịch triều hiến chương loại chí, Phan Huy Chú viết: ''Khoa giáp nổi trội hơn hẳn, danh thần, hiền phụ đứng hàng đầu trong phủ Đức Quang" là viết về Tiên Điền.
Tiên Điền thời Lê - Nguyễn có 6 người đỗ đại khoa, 31 người đỗ Hương cống, Cử nhân, 11 người tú tài, sinh đồ, 3 người được bạt cống, 3 người được cảnh tiến, nói như giờ là được đề bạt thẳng không qua thi cử. Nhiều người là Vơ tướng, Quận công, Pḥ mă, Công hầu thuộc những ḍng họ lớn: Nguyễn, Trần, Hoàng, Lê, Hà... Ở đây, tôi xin lược chép vài nét chính về 6 vị đại khoa họ Nguyễn là thân phụ, chú, bác, anh em Đại thi hào Nguyễn Du.
Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Duy) tự Hy Tư, tôn huư Thiều, hiệu Nghi Hiên, bút hiệu Hồng Ngư cư sĩ. Ông sinh giờ Canh Tuất, ngày Th́n 14 tháng giêng nhuần năm Mậu Tư niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ tư, 16 tuổi đỗ thi hương, 24 tuổi đỗ Hoàng Giáp, 54 tuổi giữ chức Nhập thị Tham tụng, rồi thăng Đại tư đồ Xuân Quận công. Ngày 17 tháng 11 năm Ất Mùi ông mất tại làng. Mất rồi vẫn được gia phong Thần Thượng đẳng với mỹ tự ''Kinh luân, khang tế, đức vọng tài trí, anh đặc, cảnh lăng".
Nguyễn Khản, tự Hy Trực, biệt hiệu Lân Sơn cư sĩ, sinh giờ Tỵ ngày Mậu Th́n 13 tháng 3 năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức thứ ba, 20 tuổi đỗ thi hương, 27 tuổi đỗ Thi đ́nh. Giữ các chức Nhập thị bồi tụng, Tả Thị lang bộ lại, Kiều Nhạc hầu. Về sau đổi sang chức vơ Hồng Lĩnh hầu, Thượng thư Bộ lại kiêm trấn thủ Sơn Tây. Chúa Trịnh từng viết tặng ông 4 chữ ''Nhị giáp phụ tử". Ông nổi tiếng thơ Quốc âm và mê say âm nhạc. Người Xứ Nghệ gọi ông là ''Phong lưu đại thần''.
Nguyễn Huệ, tự Hy Hoà, hiệu Giới Hiên. Sinh năm Ất Dậu Vĩnh Thịnh. 25 tuổi đỗ Thi hương, làm Tri huyện Nga Sơn, 29 tuổi trúng Đệ Tam giáp. Năm Vĩnh Hữu thứ 4, truy tặng Trung Trinh đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Tiên Lĩnh hầu. Năm Cảnh Hưng thứ 11, Trịnh Ân Vương bao phong Vơ Đại vương Thượng đẳng Phúc thần.
Nguyễn Tán, tự Soán Phủ, hiệu Cẩm Đ́nh, 21 tuổi đỗ Thi hương, 29 tuổi trúng Đệ tam giáp, Đệ thất danh, được bổ làm tri phủ Khánh Hoà, làm Phân khảo trường Nam Định, rồi làm Đông tri phủ Vĩnh Tường.
Nguyễn Mai, tên hiệu Hữu Tuyết tử, sinh năm Mậu Dần đời Tự Đức. 23 tuổi đỗ thứ 3 thi hương, 27 tuổi trúng Đệ tam giáp đồng tiến sĩ.
... Làng người đông, ít đất nhưng vẫn dành một khoản ruộng cho sự học, gọi là học điền chia cho những người đỗ đạt. Tiến sĩ, Cử nhân, Tú tài mỗi người được 1 mẫu 8 sào. Ngoài ra c̣n ''ruộng đầu xă'' dành cho người đỗ đạt cao nhất của làng. Cái vị trí trang trọng giữa đ́nh làng ở Tiên Điền không phải dành cho bậc cao tuổi nhất mà dành cho người đỗ đạt có công dạy học cho thế hệ trẻ. Lại có ruộng lễ hội: ruộng khai hạ, ruộng tế đinh, tế điền, ruộng xuân thu kỳ hạp... Tiên Điền là làng có nhiều lễ hội nổi tiếng khắp vùng: Lễ lên lăo, lễ khai hạ, lễ xuân tế, lễ cầu khoa, lễ cúng cơm mới, lễ gieo mạ. Tiên Điền cũng là làng mà các loại h́nh văn học dân gian rất đa dạng và phong phú: Thần thoại, cổ tích, truyền thuyết, truyện kể, ca dao, tục ngữ, hát ví phường nón, hát dặm, tuồng chèo, hát ả đào, ḥ, vè. Có lẽ truyền thống văn hoá dân gian này đă nuôi dưỡng tâm hồn các tác gia Tiên Điền, là mạch nguồn giúp cho sự phát triển văn học Tiên Điền. Thời nào đó đă có câu: ''Xính thay một xứ đôi tiên; Tiên Lư phát vơ, Tiên Điền phát văn". Ở Hà Tĩnh, có nhiều ḍng văn nổi tiếng góp một phần to lớn cho văn học dân tộc. Ḍng văn họ Phan Huy với Phan Huy Ích, Phan Huy Vịnh; ḍng họ Nguyễn Huy với Nguyễn Huy Hổ, Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự, đặc biệt là ḍng họ Nguyễn Tiên Điền là trụ cột của ''Văn phái Hồng Sơn'' h́nh thành ở Xứ Nghệ vào thế kỷ XVII-XVIII. Thư tịch cổ c̣n lại quá ít, những trước tác của những tác giả Tiên Điền tôi thống kê dưới đây chắc hẳn c̣n thiếu sót nhiều, nhưng cũng đủ cho chúng ta khâm phục kính trọng. Đó là, Nam dương tập yếu kinh nguyên của Nguyễn Nhiệm; Đại hiệu chân kinh, Từ âu chân thuyền, Dịch kinh quyết nghị của Nguyễn Quỳnh; Xuân trung liên vịnh, Xuân Đ́nh tạp vinh, Việt sử bị lăm, Lạng Sơn đoàn thành đồ chí, Cổ lễ nhạc chương thi văn tập, Khổng Tử mộng Chu Công của Nguyễn Nghiễm; Quế Hiên thi tập, Hoa tŕnh tiền hậu tập của Nguyễn Nễ; Thanh Hiên tiền hậu tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh (Truyện Kiều), Văn chiêu hồn, Văn tế Trường Lưu nhị nữ, Thác lời trai phường nón Tiên Điền của Nguyễn Du; Châu trần di cảo của Nguyễn Nghi; Đông phủ thi tập, Huyền cơ đạo thuật bí thư, Nhuận bút Hoa Tiên của Nguyễn Thiện; Quan Đông hải thi tập, Minh Quyên thi tập, Thiên hạ nhân vật thư của Nguyễn Hành; Tiểu học toàn thư của Trần Lục Nam; Thái hiền dư tập, Tập phú, Tập tứ học của Trần Kim Thành...
Thời hiện đại, Tiên Điền là ngọn cờ đầu của công tác giáo dục. 3000 dân mà có tới hơn 1000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Người Tiên Điền là Tiến sĩ, kỹ sư, bác sĩ công tác trong và ngoài nước khá nhiều, cho đến nay chưa có con số thống kê nào cụ thể.
Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, Tiên Điền là làng có đóng góp to lớn. Từ xa xưa, Tiên Điền từng được Nhà Lê ban tên ''Xă Trung Nghĩa'' v́ đă có công bảo vệ kinh thành Thăng Long. Năm 1419, dân Tiên Điền tham gia cuộc khởi nghĩa chống giặc Minh của Đặng Dung, Nguyễn Biểu dưới triều Trần Trùng Quang. Khi Tây Sơn ra Bắc, dân Tiên Điền không ít người làm việc với Tân triều đóng góp vào cuộc kháng chiến chống quân Thanh. Sử c̣n ghi tên Nguyễn Nề, Nguyễn Thiện, Nguyễn Công, Hoàng Kim Thành, Hoàng Kim Hoa... Cuối thế kỷ XIX khi vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương dân Tiên Điền đă theo nhà nho yêu nước Hà Văn Mỹ, vơ tướng của Phan Đ́nh Phùng, đánh Pháp ở vùng ven sông Lam. Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh... (Không trích dẫn)
Trưa ấy chúng tôi đến nhà ông Nguyễn Mậu, tộc trưởng họ Nguyễn Tiên Điền. Ông Mậu cho con gọi thầy giáo Nguyễn Minh, cháu trực hệ ḍng họ đến tiếp chúng tôi. Câu chuyện bắt đầu từ khu lưu niệm và mộ cụ Nguyễn Du. Anh Minh nói:
- Cụm di tích và khu lưu niệm Nguyễn Du bao gồm khu lưu niệm Nguyễn Du, đền thờ Nguyễn Huệ (Anh cả của Nguyễn Nghiễm, bác ruột Nguyễn Du), mộ và đền thờ Nguyễn Nghiễm (thân phụ Nguyễn Du), nhà thờ Nguyễn Trọng (chú ruột Nguyễn Du) và khu mộ Nguyễn Du. Vừa rồi, Nhà nước đầu tư hơn 5 tỷ đồng để đúc tượng nâng cấp khu lưu niệm, làm lại khu mộ Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới, họ Nguyễn chúng tôi mừng lắm. Nay nh́n thấy đẹp hơn, sang hơn trước nhiều lắm. Cần thế và cần hơn thế. Các anh ở bảo tàng thống kê, một năm có gần 400 đoàn khách trong nước với gần 15000 lượt người, 18 đoàn khách nước ngoài với 180 lượt người và hàng vạn khách thăm tự do. Tiếc là, không ai hỏi người họ Nguyễn chúng tôi một lời. Đúc tượng cụ Nguyễn Du khó lắm. Cụ không có ảnh để lại phải từ cốt cách ḍng họ, cốt cách làng Tiên Điền, từ Truyện Kiều, thơ chữ Hán của cụ mà tưởng tượng ra. ''Máu thoảng hơn nước lạnh đặc'', các cụ cao tuổi ḍng họ Nguyễn mà góp ư th́ chắc ''giống'' hơn. Đấy là tôi chưa nói cái ta thường gọi là ''Tâm thức''. Rồi mộ cụ nữa. Lư luận về trước miếu, sau bia đâu chúng tôi không biết nhưng 600 năm từ khi có làng đến nay, Tiên Điền có vài chục lăng mộ rồi. Không ai dựng cái nhà bia che hết mộ đi như thế...
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 27 of 31: Đă gửi: 07 March 2005 lúc 9:59pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trên đây người viết mới điểm sơ qua một số làng khoa bảng trên cả nước (ngoài ra c̣n Đông Ngạc, Đa Sĩ, Vĩnh Kiều, Kim Đôi, Phú Thị, Đan Loan, Xuân Lũng, Đông Sơn, Động Trung, Bích La, Đại Phong, Gia Miêu Nội....). Một câu hỏi đặt ra là : Tại sao các làng này bao đời nay sinh ra không biết bao nhiêu anh hùng kiệt sĩ trong khi hàng ngh́n làng khác trên đất nước này hầu như không có một ai thậm chí đó là các làng ở ngay sát với những ngôi làng trên?
Câu trả lời đó là v́ Phong Thuỷ, tin hay không người viết xin để quí vị tới tận nơi mà chiêm nghiệm.
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 28 of 31: Đă gửi: 07 March 2005 lúc 10:37pm | Đă lưu IP
|
|
|
4- Một ḍng họ nhiều đời chịu oan nhưng vẫn lấy chữ "Tâm" làm đầu mà dựng được cơ nghiệp đế vương, nhưng sau cũng v́ chữ "Tâm" bị mất rồi đi xuống với sự ân oán kéo dài của hai ḍng họ Nguyễn và Hồ
Là con dân đất Việt chắc không ai là không biết ḍng họ Nguyễn "thuần chủng" xuất phát từ Gia Miêu Nội huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá từ đời thuỷ tổ Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc (924-979). Câu truyện này ra sao và quan điểm về việc này như thế nào? ta hăy tạm gác sang một bên sau khi ta xem xét địa thế của vùng này.
Huyện Hà Trung ở phía Bắc tỉnh Thanh Hoá, nằm trên đường quốc lộ 1A, có đường sắt xuyên Việt đi qua, cách tỉnh lỵ 22 km. Huyện Hà Trung, Bắc giáp với thị xă Bỉm Sơn và tỉnh Ninh B́nh; Nam giáp huyện Hậu Lộc; Tây giáp huyện Thạch Thành và Vĩnh Lộc; Đông giáp huyện Nga Sơn.
Thời thuộc Hán là miền đất thuộc huyện Dư Phát. Thời Tam Quốc - Lưỡng Tấn - Nam Bắc Triều là miền đất thuộc huyện Kiến Sơ. Thời Tuỳ Đường là miền đất thuộc huyện Nhật Nam và một phần Sùng B́nh. Thời Đinh, Lê, Lư như thời Đường.
Thời Trần - Hồ có tên huyện Hà Trung thuộc châu ái trấn Thanh Đô; lại có huyện Tống Giang cũng thuộc châu ái gồm đất Bắc huyện Nga Sơn và Bắc huyện Hà Trung ngày nay.
Thời thuộc Minh là phần đất chủ yếu của huyện Tống Giang.
Thời Lê đặt phủ Hà Trung gồm 4 huyện: Tống Giang, Hoằng Hoá, Thuần Hựu, Nga Giang. Huyện Hà Trung ngày nay tương đương huyện Tống Giang thời Lê.
Thời Nguyễn, huyện Tống Giang đổi tên là huyện Tống Sơn do phủ Hà Trung kiêm lư (vào năm Minh Mệnh 19- 1838). Về sau, tên Tống Sơn mất mà gọi là phủ Hà Trung.
Sau cách mạng Tháng Tám 1945 đổi phủ Hà Trung thành huyện Hà Trung .
Năm 1977, sáp nhập hai huyện Hà Trung và Nga Sơn thành huyện Trung Sơn.
Năm 1982, tách hai huyện như trước và lấy lại tên huyện Hà Trung. Lại tách một phần đất của huyện để thành lập đơn vị hành chính là Thị xă Bỉm Sơn trực thuộc tỉnh.
Huyện Hà Trung nay có một thị trấn huyện lỵ và 24 xă.
Huyện lỵ: lỵ sở phủ Hà Trung ở xă B́nh Lâm, trước ở Duy Tinh huyện Hậu Lộc; năm Minh Mệnh thứ 19 dời chỗ hiện nay (Đại Nam nhất thống chí).
Như vậy:
- Lỵ sở phủ Hà Trung (gồm 4 huyện: Tống Giang,Thuần Hựu, Hoằng Hoá, Nga Giang) đóng ở Duy Tinh (nay thuộc xă Văn Lộc, huyện Hậu Lộc ). Lúc này huyện lỵ Tống Sơn đóng ở B́nh Lâm (Đ̣ Lèn ngày nay).
- Năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) dời phủ lỵ Hà Trung về đóng ở huyện lỵ Tống Sơn (tức B́nh Lâm .
- Từ Cách mạng Tháng Tám 1945, huyện lỵ Hà Trung vẫn đóng ở B́nh Lâm xă Hà Lâm nay tách thành thị trấn Hà Trung.
NÚI SÔNG
1.Núi Triệu Tường: thuộc làng Gia Miêu xă Hà Long. "Núi Triệu Tường ở cách huyện Tống Sơn 25 dặm về phía Tây - Bắc, trong núi có lăng Triệu Tường. Mạch núi từ huyện Thạch Thành như chuỗi ngọc kéo xuống, nổi lên 12 ngọn liền nhau, cỏ cây xanh tốt như gấm vóc, phía Đông Bắc có núi Tam Điệp đến núi Thần Phù chạy dài ở phía tả; ở phía Tây có núi Điều Doanh, núi Trạch Lâm lượn ṿng ở đằng trước xưa gọi tên là núi Am, lại gọi là núi Thiên Tôn, năm Minh Mệnh thứ 2 phong tên hiện nay, được theo vào đàn Nam Giao, năm thứ 17 khắc h́nh tượng vào Cao Đỉnh, biệt làm danh sơn, chép trong điện thờ. " (Đại Nam nhất thống chí). Đây là nơi phát tích trên đất tổ của triều Nguyễn.
2. Núi Chiến Bạch : c̣n gọi là núi Hoa Lâm thuộc làng B́nh Lâm xă Hà Lâm, c̣n gọi núi Yên Sơn. Trên núi có đền thờ Lê Phụng Hiểu.
3. Núi Dốc Xây: xưa gọi là Tam Điệp tức đèo Ba Dội, ba ngọn nổi lên, ngọn giữa cao h1/4n, cửa ngơ Thanh Hoá - Ninh B́nh "là cổ họng giữa Bắc Nam" (Đại Nam nhất thống chí).
4. Núi Kim Âu: ở xă Hà Đông. Tên xưa là núi Ông Lâu, Hồ Hán Thương đổi là Kim Âu, lại có tên là núi Đại Lại " sông núi quanh co, cao ngất tầng mây, dưới núi có nước trong, bốn mùa không cạn" (Đại Nam nhất thống chí).
5. Núi Ngưỡng Sơn: ở thôn Ngọ Xá xă Hà Ngọc. Trong núi có chùa Linh Xứng nổi tiếng, do Lư Thường Kiệt xây dựng và cho văn bia.
6. Tống Giang: sông bắt nguồn từ khe Thạch Bàn thuộc địa giới Ninh B́nh - Thanh Hoá chảy xuống, tức là nhánh Long Khê (Khe Rồng), một nhánh từ Thạch Thành chảy xuống qua các xă Hà Tiến, Hà Giang, Hà Dương, gọi là sông Man Bảo; một nhánh từ khe Sùng chảy xuống qua thị xă Bỉm Sơn đến xă Hà Lan. Ba nhánh sông hợp lại ở xă Hà Thanh để chia làm hai nhánh, hoà nước với sống Hoạt chảy ra cửa biển Bạch Câu và cửa biển Nga Thái (giáp Ninh Ńnh). Tống Giang một thời dùng làm tên huyện Hà Trung (thời Lê).
7. Sông Hoạt: đoạn sông nối với sông Man Bảo từ xă Hà Dương trở xuống đến biển Nga Thái. Đây là sông lớn, nhận nước của sông Tống Giang ở hai nhánh thuộc địa phận các xă Hà Vân, Hà Thanh.
8. Sông Lèn : một nhánh sông Mă phía Bắc chảy từ Hậu Lộc, qua Đ̣ Lèn, đối diện bên hữu ngạn là huyện Hậu Lộc, huyện Nga Sơn. Sông Lèn chảy ra cửa biển Nga Bạch.
9. Sông Báo Văn : nối sông Hoạt ở xă Hà Thanh với sông Lèn ở xă Hà Toại.
10. Sông Chiếu Bạch: một đoạn của sông Lèn từ B́nh Lâm ra cửa biển Nga Bạch. Sông chảy qua chân núi Chiếu Bạch.
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 29 of 31: Đă gửi: 09 March 2005 lúc 12:23am | Đă lưu IP
|
|
|
Gia Phả Nguyễn Tộc
1-Nguyễn Bặc
2-Nguyễn Đệ Nguyễ n Phúc Đại
3-Nguyễn Quang Lợi Nguyễn Viễn Nguyễn Phúc Lịch
4-Nguyễn Nghĩa Thương Nguyễn Phụng Nguyễn Dương
5-Nguyễn Quốc Nguyễn Nộn Nguyễn Công
6-Nguyễn Công Nguyễn Thế Tứ NguyễnLong Nguyễn Hiền
Nguyễn Thuyên
7-Nguyễn giỏi Nguyễn Nạp Hoa Nguyễn Cảnh
Nguyễn Hội
8-Nguyễn Công Luật Nguyễn Thành Nguyễn Biên
Nguyễn Xí
9-Nguyễn Công Sách Nguyễn Minh Du Nguyễn Lang
Nguyễn Hoành Tú
10-Nguyễn Sung Nguyễn Thụ Nguyễn Ứng Long
Nguyễn Suư
11-Nguyễn Lư Nguyễn Trăi Nguyễn Phi Hùng
Nguyễn Nhữ Soạn
12-Nguyễn Bá Nhung Nguyễn Cương Nguyễn Giă
Nguyễn Công Duẩn Nguyễn Bản Nguyễn Anh Vơ
L 879; Chi can vụ
13-Nguyễn Công Nguyễn Đức Trung Nguyễn Như Trác
Nguyễn Công Lộ Nguyễn Hữu Lệ Nguyễn Bá Cao
14-NG.Bá Lân NG.Văn Lang NG.Thị Hằng
Ng. Hữu Vinh Nguyễn Công Hộ Nguyễn Văn Lựu
15-Nguyễn Lữ NG.Hoằng Dụ NG.Hữu Kỳ NG.Hữu Đạo
Nguyễn Kim Nguyễn Tông Thái
16-NG.Hoằng Thái NG.Hữu Thế NG.Hữu Dần
Nguyễn Uông Nguyễn Hoàng Từ Lâm & Công Dũng
17-NG.Gia Ô NG.H.Định &nb sp; NG.Huyền Đức NG.Triệu Văn
NG.Phúc Hảo NG.Phúc Hải NG.Phúc Nguyên
18-NG.Gia Thiều Nguyễn Thả Nguyễn Hữu Dật
Nguyễn Phúc Lan
19-Nguyễn Hữu Hào Nguyễn Hữu Cảnh Nguyễn Phúc Tần
20-Nguyễn Văn Tạo Nguyễn Hữu Tú Nguyễn Phúc Thái
21-Nguyễn Phúc Chu
22-Nguyễn Phúc Thụ
23-Nguyễn Phúc Khoát
24-Nguyễn Phúc Hiệu Nguyễn Phúc Luân
Nguyễn Phúc Thuần
25-Nguyễn Phúc Dương Vua Gia Long
26-Vua Minh Mạng
27-Vua Thiệu Trị
28-Hường Y Hường Cai Vua Hiệp Hoà Vua Tự Đức
29-Vua Dục Đức Vua Hàm Nghi Vua Kiến Phước
Vua Đồng Khánh
30-Vua Thành Thái Vua Khải Định
31-Vua Duy Tân Vua Bảo Đại
...
ASVN
Sửa lại bởi ASVN : 09 March 2005 lúc 8:46pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
ASVN Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 22 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 188
|
Msg 30 of 31: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 11:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Theo Thế Phả của ḍng họ Nguyễn tộc, Định Quốc Công tên huư là Nguyễn Bặc, thân phụ và thân mẫu của ông không được rơ, ông được xem là thuỷ tổ của ḍng họ "Nguyễn Phúc". Nguyễn Bặc (924-979) là bạn chí thân từ thủa hàn vi của Đinh Bộ Lĩnh tức Đinh Tiên Hoàng. Sau khi Đinh Tiên Hoàng lên ngôi vua, Nguyễn Bặc được phong làm Định Quốc Công, đứng đầu các công thần. Năm 979, Đinh Tiên Hoàng bị ám sát , Nguyễn Bặc bắt giết thích khách và tôn pḥ con của Đinh Tiên Hoàng là Vệ Vương Đinh Tuệ . Sau này Lê Hoàn có ư định phản lại nhà Đinh, Nguyễn Bặc cùng với Đinh Điền đem quân chống lại nhưng thất bại ông bị giết chết đó là lần thiệt tḥi thứ nhất của ḍng họ Nguyễn Phúc
Tiếp tục lần theo lịch sử và gia phả của ḍng họ Nguyễn tại Gia Miêu đời nào cũng sinh ra người tài giúp nước trong đó phải kể đến vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trăi. Về nguồn gốc của các chi họ, gia phả đều thống nhất ghi: * Nguyên quán cụ tổ tiên đời trước của họ ta ở xă Chi Ngại, huyện Phượng Nhỡn, phủ Lạng Giang, trấn Kinh Bắc (nay là thôn Chi Ngăi, xă Cộng Ḥa, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương). Sau dời về làng Hạ, xă Nhị Khê, huyện Thượng Phúc; phủ Thường Tín, đạo Sơn Nam. Tôi xin trích một bài viết hay về ḍng họ ông :
"Về gốc tích cội nguồn họ Nguyễn ở thôn Chi Ngại, truyền thuyết của ḍng họ kể rằng: Tổ tiên ḍng họ Thái Tể triều Đinh - Đinh Quốc Công Nguyễn Bặc ( 924 - 979), có công giúp Đinh Bộ Lĩnh thống nhất 12 sứ quân để lập ra triều Đinh. Khi Nguyễn Bặc kéo quân về Côn Sơn dẹp sứ quân của Phạm Pḥng Át ( Phạm Bạch Hổ), ông để lại con cháu của ḿnh cùng năm vị tướng quân họ Phí ở lại Chi Ngại cai quản vùng đất này. Khi năm anh em họ Phí mất, người dân Chi Ngại tôn họ làm Thành Hoàng, lập đền thờ cúng. Đ́nh làng Chi Ngại bị phá hủy trong kháng chiến chống thực dân Pháp, nhưng bài vị, ngai thờ và thần tích của năm vị tướng họ Phí vẫn được lưu giữ thờ phụng đến ngày nay (nay bài vị của năm vị Thành Hoàng thờ ở chùa Ngái của thôn Chi Ngại).
Qua những tư liệu trên, chúng ta thấy nguồn gốc ḍng họ Nguyễn Trăi ở Chi Ngại có xuất xứ từ Nguyễn Bặc - Thái tể Định Quốc Công triều Đinh, quê ở huyện Hoàng Hóa, Thanh Hóa, di cư ra khoảng cuối thế kỷ X. Từ đó ḍng họ Nguyễn phát triển đến đời cụ Tiên Nghiêm, sinh ra hai con trai. V́ nhà nghèo, hai anh em họ Nguyễn từ Chi Ngại đến Trại Ổi (tức làng Nhị Khê - Thường Tín, Hà Đông) làm thuê cho một nhà bán tương để sinh nhai. Nhờ một sự may mắn, hai anh em biết được ngôi đất quư ở cánh đồng Trung, bèn mang mộ tổ từ Chi Ngại sang táng ở băi đất này. Ngôi mộ phát tích đó nay vẫn c̣n, người Nhị Khê gọi là “Dàn Cấm Địa” ( Người viết đă đến tận nơi xem ngôi mộ này).
Một thời gian sau người em sang định cư ở thôn Cổ Hoạch: (huyện Thanh Oai, Hà Đông), người anh ở lại Nhị Khê. Từ đó lập nên ba chi họ Nguyễn. Chi họ gốc ở Chi Ngại, Chi họ Nhị Khê và chi họ Canh Hoạch.
- Chi họ Nguyễn ở Canh Hoạch, đến thời Lê Mạc (thế kỷ XVI) sinh ra Nguyễn Thiến đỗ Trạng Nguyên, phù giúp vua Lê Trang Tôn trừ nhà Mạc, dẹp loạn Ai Lao, đánh Chiêm Thành. Sau con cháu vào Hà Tĩnh lập nên Chi họ Nguyễn Tiên Điền, cháu ngoại là Đại thi hào Nguyễn Du. Đến thế kỷ XX, cụ Nguyễn Du được Hiệp hội UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.
- Theo gia phả chi họ Nguyễn Nhị Khê ( khoảng năm 1455) th́ cụ tổ sinh ra Nguyễn Ứng Long - đổi tên thành Nguyễn Phi Khanh. 19 tuổi ông đỗ đệ nhất giáp Tiến sĩ, đệ nhị danh bảng nhăn thời Trần Duệ Tông (1374). Năm 1401, Nguyễn Phi Khanh ra làm quan dưới triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang xâm lược nước ta, ông bị bắt đưa về Vạn Sơn Điếm- tỉnh Hồ Nam- Trung Quốc và mất ở đó. Hài cốt của ông được người con thứ ba là Nguyễn Phi Hùng đưa về táng ở núi Báo Đức (c̣n gọi là núi Bái Vọng). Nay thuộc xă Hoàng Hoa Thám, huyện Chí Linh, Hải Dương (cách làng Chi Ngại khoảng năm km về phía đông).
- Nguyễn Phi Khanh lấy bà Trần Thị Thái hiệu là Ngọc Điền, con quan Tư Đồ Trần Nguyên Đán. Bà sinh được 4 người con trong đó có Nguyễn Trăi, Nguyễn Phi Hùng, Nguyễn Phi Ly. Cụ bà Trần Thị Thái mất sớm (năm 1490). Cụ Nguyễn Phi Khanh lấy bà vợ kế người họ Nhữ ở xă Mộc Nhuận, nay là xă Đông Yên, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa. Bà sinh được hai người con trai tên là Nguyễn Nhữ Soạn. Ông là một trong số ít người tham gia tiền khởi nghĩa Lam Sơn. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Như Soạn là vị tướng tài ba lập nhiều công được vua Lê phong là Binh Ngô Khai quốc công thần. Sau khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trăi và Nguyễn Như Soạn cùng làm quan đông triều, anh là quan văn, em là quan vơ làm rạng tổ tông. Từ đó ḍng họ Nguyễn phát triển. Các chi đều lấy đệ Nhất Thái Thượng Cao Tổ của ḍng họ là Nguyễn Phi Khanh (đời thứ nhất).
Đệ nhị tổ (đời thứ 2) là Nguyễn Trăi, hiệu Ức Trai, ông sinh năm 1380.
Do có công lao lớn Nguyễn Trăi được vua Lê Thái Tổ ban họ vua là Lê Trai và phong chức tước: "Khai quốc công thần, Nhập nội hành khiển, Trung thư hàn lâm ngự sử, Lục Bộ Thượng Thư, Tứ Kim Ngư Đại Thượng Hộ Quan Phục Hầu”. Năm 1442, vụ án Lệ Chi Viên oan khuất đă kết thúc đời ông cùng ba họ.
Nguyễn Trăi có năm người vợ.
+ Bà họ Trần: Sinh ra Nguyễn Khuê, Nguyễn Ứng, Nguyễn Phù.
+ Bà họ Phùng: Sinh ra Thị Trà, Nguyễn Bảng, Nguyễn Tích.
+ Bà Thị Lộ: Không có con.
+ Bà Phạm Thị Mẫn: Sinh ra Nguyễn Ánh Vũ (sau vụ án Lệ Chi Viên)
+ Bà họ Lê: Sinh ra con cháu ở chi Quế Lĩnh, Phương Quất- huyện Kim Môn, Hải Dương.
Sau vụ án Lệ Chi Viên, ḍng họ Nguyễn Trăi ở Chi Ngại, Nhị Khê gần như bị thảm sát hết. Trong các phả hệ ghi lại số ít thoát nạn là: Nguyễn Phi Hùng con Nguyễn Phi Khanh là em thứ ba của Nguyễn Trăi chạy về Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh; Nguyễn Phù con Nguyễn Trăi chạy lên Cao Bằng, đổi họ sang họ Bế Nguyễn. Bà họ Lê vợ thứ năm của Nguyễn Trăi mang thai chạy về Phương Quất, huyện Kim Môn, Hải Dương.
Bà Phạm Thị Mẫn vợ thứ năm của Nguyễn Trăi có mang ba tháng, được người học tṛ cũ của Nguyễn Trăi là Lê Đạt đưa bà chạy trốn vào xứ Bồn Man (phía Tây Thanh Hóa); Sau lại về thôn Dự Quần, huyện Ngọc Sơn, phủ Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Nay là thôn Dự Quần, xă Xuân Lâm, huyện Tĩnh Gia. Tại đây, bà sinh ra Nguyễn Anh Vũ. Để tránh sự truy sát của triều đ́nh, Nguyễn Anh Vũ đổi sang họ mẹ là Phạm Thanh Vũ.
Mặc dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn Nguyễn Anh Vũ vẫn nối chí cha ông, dùi mài kinh sử, thi đỗ hương cống.
Năm 1464, vua Lê Thánh Tông ra chiếu giải oan cho Nguyễn Trăi, vụ án Lệ Chi Viên mới đến hồi kết thúc sự truy sát của triều đ́nh. Nguyễn Anh Vũ được Lê Thánh Tông phong cho chức Đồng Tri Phủ Tĩnh Gia – Thanh Hóa, cấp cho 100 mẫu ruộng gọi là "Miễn hoàn điền" (ruộng không phải trả lại) con cháu đời đời được hưởng. Nhớ ơn ông cha tổ tiên, Nguyễn Anh Vũ xây dựng mộ chí của Nguyễn Trăi tại xứ đồng Tai Hà, làng Dự Quần. Lấy sọ dừa, cành dâu táng làm cốt. Ông xây dựng từ đường tổ tiên và người cha quá cố của ḿnh. Lấy ngày mất của Nguyễn Trăi, 16 tháng 8 là ngày giỗ họ. Đời sau do khó khăn về kinh tế, tháng tám lại gió băo nhiều, không thuận tiện cho việc tế tổ, họ chuyển ngày giỗ sang ngày 21 tháng Giêng (ngày mất của tổ Nguyễn Anh Vũ).
Nguyễn Anh Vũ có hai bà vợ, tám người con: Bà cả sinh hạ sáu con trai một con gái.
- Con cả là Nguyễn Tạc năm 23 tuổi đỗ tiến sĩ đệ tam danh "Thám Hoa" được bổ nhiệm chức trấn thủ xứ An Bang (khu vực tỉnh Quảng Ninh hiện nay). Sau đi xứ Trung Quốc bị đắm thuyền mất ở hồ Động Đ́nh, tỉnh Hà Nam - Trung Quốc.
Sau vụ Lệ Chi Viên ở quê tổ Chi Ngại và Nhị Khê, ḍng họ thất tán không c̣n ai. Nguyễn Anh Vũ cử người con thứ hai là Nguyễn Đám trở về Nhị Khê để khởi dựng lại ḍng họ, tu sửa từ đường phần mộ tổ để thờ cúng.
Cuối thế kỷ XVII đầu thế kỷ XVIII, ḍng họ Nguyễn ở Nhị Khê lại cử cụ Nguyễn Thung hiệu là Phúc Khánh trở về chốn tổ là thôn Chi Ngại để chấn hưng ḍng họ và trông coi phần mộ tổ ở núi Bái Vọng. V́ vậy chi họ Nguyễn ở Chi Ngại lấy đệm là Nguyễn Quy (Quy là quay trở lại gốc tổ tiên).
- Người con thứ ba của Anh Vũ là Nguyễn Quân, thi trúng Sùng Văn Quán, được bổ nhiệm làm Thừa tuyên phủ Tĩnh Gia. Hậu duệ là con cháu làng Dự Quần ngày nay.
- Con thứ tư là Nguyễn Thiêm.
- Con thứ năm là Nguyễn Giáp, về Xuân Dục, lập gia chi họ Xuân Dục, ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
- Con thứ sáu là Nguyễn Thung, về xă Hải Phương huyện Hải Hậu - Nam Định.
+ Bà vợ thứ hai của Anh Vũ sinh được một con trai là Nguyễn Chân Phượng sau đổi sang họ Phạm về thôn Nỗ Vệ, xă Thụy Phú, huyện Phú Xuyên, tỉnh Hà Tây, để trông coi phần mộ và từ đường bà Phạm Thị Mẫn - thân mẫu của Anh Vũ. Nay thành chi họ Phạm Nguyễn.
Như vậy kể từ sau vụ án Lệ Chi Viên năm 1442, đến năm 1464 khi vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho Nguyễn Trăi, con cháu Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trăi mới phục hưng trở lại. Đến nay thành ḍng họ lớn, các lớp con cháu không ngừng kế tiếp truyền thống tổ tiên, cống hiến nhiều công lao cho đất nước.
Theo phả các chi họ, từ cụ Nguyễn Phi Khanh đến các đời sau, đời nào cũng có người đỗ đạt làm quan giúp nước. Qua thống kê ở năm chi họ là: Dự Quần, Canh Hoạch, Thuỵ Phú, Phù Khê, Xuân Dục, từ nửa thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX đă có 11 tiến sĩ nho học, một quận công, cùng hàng chục người đỗ cử nhân, tam trường, tứ trường... Họ được bổ nhiệm nhiều chức vụ quan trọng trong triều đ́nh làm tri phủ, tri huyện, vơ quan... ở các địa phương.
Họ Nguyễn ở Phủ Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có tới 10 tiến sĩ (sáu tiến sĩ nho học), hai tiến sĩ, ba giáo sư, 42 cử nhân, 9 bác sĩ, một nhạc sĩ... Trong phong trào cách mạng vô sản đồng chí Nguyễn Văn Cừ - Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương (1938 - 1940) là hậu duệ đời thứ 17 của ḍng họ này.
Chi họ Nguyễn Xuân Dục - Mỹ Hào - Hưng Yên, có bốn tiến sĩ (hai tiến sĩ nho học), một giáo sư, bốn phó giáo sư, 30 cử nhân. Trong phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX, một người con ưu tú của ḍng họ là Nguyễn Thiện Thuật tự là Mạnh Hiếu, (cử nhân khoa Bính Tư 1866) cùng các em là Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Dương đă thu nạp thân hào nghĩa sĩ, tế cờ khởi nghĩa Băi Sậy, chống thực dân Pháp. Khởi nghĩa Băi Sậy tan ră (1892), Nguyễn Mạnh Hiếu; Nguyễn Thiện Kế, Nguyễn Thiện Dương, Nguyễn Tuyễn Chi... c̣n tiếp tục pḥ vua Hàm Nghi, vua Duy Tân trong phong trào Cần Vương. Các ông c̣n tham gia khởi nghĩa Hoàng Hoa Thám, phong trào Quang Phục Hội của Phan Bội Châu chống thực dân Pháp.
Hơn năm thế kỷ hồi sinh phát triển ḍng họ Nguyễn Trăi qua biết bao thăng trầm, có lúc tưởng như đă tuyệt diệt. Nhưng bởi phúc ấm tổ tiên với ḷng nhân nghĩa thấu đất trời, ḍng họ Nguyễn từ một mầm non đơn độc giữa phong ba băo tố, vẫn tồn tại phát triển đến ngày nay. Các thế hệ con cháu nối tiếp nhau kế thừa xứng đáng truyền thống: Yêu nước, hiếu học, "B́nh dị, Cận dân"; "Lo trước vui sau giữ nếp nhà" của Ức Trai, để không ngừng học hành cống hiến xây dựng Tổ quốc Việt Nam."
Đó là lần thiệt tḥi thứ hai của ḍng họ trung nghĩa có nhiều đóng góp cho dân tộc
ASVN
|
Quay trở về đầu |
|
|
Kiem Soat 004 Ban Chấp Hành

Đă tham gia: 01 November 2004 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 552
|
Msg 31 of 31: Đă gửi: 18 November 2005 lúc 4:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
THÔNG BÁO
Nhận thấy chủ đề này đă lâu không c̣n bàn thảo, v́ thế chúng tôi sẽ gỡ ghim và chủ đề sẽ trở lại t́nh trạng b́nh thường.
Khi trở lại b́nh thường, chủ đề này sẽ bị ch́m xuống theo thứ tự thời gian của bài đăng cuối cùng. V́ thế chúng tôi sẽ gỡ ghim sau một tuần kể từ ngày hôm nay. Các bạn thấy cần lưu giữ các bài viết trong chủ đề này th́ nên copy lại.
Thay mặt Ban Điều Hành Diễn Đàn,
Kiểm soát 004
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|