Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 357 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: nguồn gốc Kinh Dich Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 41 of 42: Đă gửi: 06 January 2005 lúc 8:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Kính bác Tdnguyenvietnho bạn VoHoa và kính gửi tới t/g Lê Văn Xương; Nguyễn Thiếu Dũng.

Tôi có một cảm giác ko yên tâm bởi những bài viết có tính phản biện của tôi với bài viết của T/g Lê Văn Xương và của ông Nguyễn Thiếu Dũng. Sự phản biện này thuần tuư xuất phát từ một tinh thần khoa học cầu t́m chân lư; cũng có thể tôi sai và mong được quí vị chỉ ra sự sai lầm trong lập luận của tôi. Nhưng bài viết này tôi muốn gửi tới quí vị sự trân trọng và thành kính đối với những người con của dân tộc Việt khắc khoải đi cầu t́m sự thật về một cội nguồn văn hoá sử trải gần 5000 văn hiến; như tổ tiên truyền lại.
Sự t́m hiểu của cá nhân tôi trên tinh thần khoa học với những tiêu chí khoa học đă cho tôi một niềm tin chắc chắn rằng:
Dân tộc Việt có lịch sử văn hoá trải gần 5000 văn hiến là chân lư.
Nhưng trong trường hợp thực tế hiện nay; chúng ta ko thể chỉ tự hào về truyền thống văn hoá sử với một tinh thần yêu nước; mà phải chứng minh điều đó. Bởi vậy; phương pháp chứng minh là một yếu tố cần yếu.
Do đó; dù xuất phát từ một nhiệt t́nh th́ đôi khi chúng ta vẫn phạm phải sai lầm; rất có thể phản tác dụng và gây hoang mang cho thế hệ sau về cội nguồn dân tộc.
Hiện nay; đang tồn tại và phổ biếnmột luận điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt và họ nhân danh "khoa học" với sự "thừa nhận của công đồng khoa học quốc tế". Điều này quí vị cũng nhận thấy những luận điểm đó ngay trong trang web tuvilyso của chúng ta.
Mặc dù những bài viết thể hiện luận điểm phủ nhận những giá trị văn hoá lịch sử truyền thống của dân tộc Việt ở đây rất ấu trị và không cần phải tranh luận; tự nó cũng thể hiện tính mâu thuẫn và chủ quan; mà người đọc có thể tự thấy được điều đó; nhưng điều mà chúng ta cần thận trọng là một "cộng đồng khoa học thế giới"(*)đằng sau những luận điểm này.
Bởi vậy; sự phản biện của tôi với quí vị chỉ thuần tuư để t́m một phương pháp chắc chắn nhằm chứng minh cho chân lư là:
Lịch sử văn hoá Việt với gần 5000 năm văn hiến.
Sự phản biện này xuất phát từ sự cầu t́m chân lư và sự kính trọng với tấm ḷng của quí vị với tinh thần dân tộc Việt.
Mong được sự cảm thông của quí vị.
Thiên Sứ
---------------
* Chú thích: Một số sử gia có tên tuổi trong và ngoài nước đă công khai cho rằng: Quan điểm phủ nhận truyền thống văn hoá sử của dân tộc Việt của họ là "khoa học" và được "Công đồng khoa học thế giới" thừa nhận.
---------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
VoHuu
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 January 2005
Nơi cư ngụ: Germany
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 9
Msg 42 of 42: Đă gửi: 06 January 2005 lúc 8:58pm | Đă lưu IP Trích dẫn VoHuu

Kính thưa quư Bạn ,

Tôi rất trân quư sự Vô tư và tính Khoa học của anh Thiên Sứ và các Bạn trên đường truy t́m những chứng cớ cụ thể cho 5000 năm Văn Hiến của Dân tộc là có nền Văn Minh Dịch Lư :
Trích dẫn:
...Nhưng bài viết này tôi muốn gửi tới quí vị sự trân trọng và thành kính đối với những người con của dân tộc Việt khắc khoải đi cầu t́m sự thật về một cội nguồn văn hoá sử trải gần 5000 văn hiến; như tổ tiên truyền lại.
Sự t́m hiểu của cá nhân tôi trên tinh thần khoa học với những tiêu chí khoa học đă cho tôi một niềm tin chắc chắn rằng:
Dân tộc Việt có lịch sử văn hoá trải gần 5000 văn hiến là chân lư.....


Trong tinh thần như trên tôi được biết khoảng năm 1964-65 tại Tam Tông Miếu đường Cao Thắng Saigon các nhà Nghiên cứu thời ấy đă cùng mục đích như chúng ta , thường xuyên họp nhau ở đó như các vị như Cụ Từ Thanh , LM Lương Kim Đinh , BS Nguyễn văn Thọ , Cụ Xuân Phong ...Cụ Từ Thanh được bầu làm Hội Trưởng (lúc ấy tôi c̣n là cậu bé hiếu kỳ và không hiểu biết ǵ cả và có thể nhớ sai hay không đủ ) sau đó Lập ra Hội Dịch Lư Việt Nam . Sau này v́ có nhiều quan điểm khác nhau nhiều vị đă rút tên th́ cụ Từ thanh đă trao lại Hội cho cụ Xuân Phong . Riêng cụ Xuân Phong đă đưa ra một lư thuyết rất độc đáo thuần lư Việt Nam , tái lập lại Lư Dịch bằng Triết thuyết TRÍ TRI Ư khởi từ Ư Niệm Thái Cực .

Thời ấy tôi cũng nghe nhiều dư luận cho rằng cụ Xuân Phong ngạo mạn v́ ngang nhiên phủ nhận nguồn gốc Dịch ở VN là do người Tầu truyền thu cho người Việt ,v́ gián tiếp công kích họ là nô lệ Tầu ... nhiều trí thức khoa bảng cũng lên án dữ dội sự hiểu biết của cụ Từ Thanh và Xuân Phong .

Gần đây tôi thấy có vài web đă khiêm nhựợng ghi chép lại Sở học của Cụ Từ Thanh và Xuân Phong nên đă có giới thiệu với anh Thiên Sứ v́ trong Vận hội này khi Vấn đề lại được tái diễn mong rằng với sự uyên bác của anh Thiên sứ và các Bạn thử nghiên cứu vô tư và xét lại sự Khởi xướng Triết thuyết về Lư Dịch này . Tại sao các cụ ấy cho là hoàn toàn là của Người Việt Nam ? Phải chăng đă đến lúc mọi việc sắp sáng tỏ ?
Tôi đă trích đăng một bài của Hội DLVN trong Đề tài TRUY T̀M NGUỒN GỐC KINH DỊCH .

Thân kính,

Xin đinh kèm Bài viết của cụ VIỆT CHI NGUYỄN-HỮU QUANG
_____________________________________________________
LƯƠC-SỬ KINH DICH TẠI VIỆT-NAM
VIỆT CHI NGUYỄN-HỮU QUANG
.....
Giống như Nhật-Bản, Triều-Tiên và Đài-Loan ở phương Bắc, Nước Việt-Nam ta, với b́nh-phong Trường-sơn về phiá Tây, chịu ảnh-hưởng sâu rng cuả văn-hoá Trung-Hoa cả về ngôn-ngữ lẫn điển-tịch, khác hẳn các nước ở phiá Tây b́nh-phong này (Lào, Kampuchea, Thái-lan) lại hấp-thụ văn-hoá Ấn-độ Để tôn-trọng triết-thuyết Âm-dương cuả Kinh Dịch, trong bài này tôi sẽ dùng dấu mũ ‘-’ (superscript) để biểu-thị các năm trước công-nguyên (TCN).

Vậy thử hỏi Kinh Dịch được truyền-bá sang Việt-Nam từ bao giờ ?

Sau đây xin nhắc qua tiến-tŕnh Kinh Dịch ở Trung-Hoa trước Đời Tần và t́m hiểu v́ sao Kinh Dịch nguyên-thủy cuả thời Xuân-Thu (722--481-) bên Trung-Hoa được hội-nhập, duy-tŕ và tiếp-tục phát-triển liên-tục trong xă-hội Việt-Nam.
Cứ theo như Thiên Xuân-Quan, Chương Tông-bá trong sách Chu Lễ .., quan Thái-bốc có nhiệm-vụ trông coi ba bộ Kinh Dịch thời Tam-Đại (Hạ, Thương/Ân, Chu):
1. Dịch Nhà Hạ .(2183--1752-?), mệnh-danh Liên-sơn .., lấy quẻ Cấn .kép (6 vạch) làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Hạ với Kiến Dần ..là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Lập-Xuân ..;
2. Dịch Nhà Thương ./Ân .(1751--1112-), mệnh-danh Quy-tàng .., lấy quẻ Khôn .kép (6 vạch rời) làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Thương với Kiến Sửu ..là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Tiểu-Hàn ..;
3. Dịch Nhà Chu .(1111--249-), mệnh-danh Chu Dịch .., lấy quẻ Kiền .kép (6 vạch liền) làm chuẩn và dùng Lịch Nhà Chu với Kiến Tư ..là tháng giêng và khởi đầu bằng tiết Đại-Tuyết ...
Hai b Dịch Liên-sơn và Quy-tàng đă thất-truyền từ loạn Vĩnh-gia đời Tấn mặc dù cuối đời Tây-Hán (206--8) cha con Lưu-Hướng .., Lưu-Hâm ..có nguy-tạo ra hai Kinh này, như luận-bàn cuả các danh-sĩ Tiền Mục ..hay Khuất Vạn-Lư .... Vải thưa che mắt thánh: trong khi Chu Dịch sinh sau mà Chính Kinh vỏn vẹn có 715 chữ và toàn-b chỉ gồm 24 107 chữ trong khi chính-văn, hai Kinh nguỵ-tạo lần lượt dài đến hai và bốn vạn chữ.

Thời Chiến-quốc (480--222-), Tam-giáo Nho, Lăo, Mặc lần lượt chọn Chu Dịch, Quy-tàng và Liên-sơn làm Thánh-kinh theo như luận-cứ cuả học-giả Trương-Lập-Văn .... Kể từ Tuỳ, Đường đến giờ, Tam-giáo Nho, Đạo, Thích (hay đúng hơn Phật-giáo Thiền Tông) đều dùng chung một quyển Chu Dịch làm căn-cơ như ta thấy rất rơ khi đọc kỹ các danh-tác trong Kinh Bộ, Dịch-loại cuả Tứ-Khố Toàn-Thư ...., hoặc gần ta hơn, trong B Hoàng-Thanh Kinh-giải Dịch-loại Vựng-biên ........hay B Dịch-kinh Tập-thành ....cuả Nhà Dịch-học Nghiêm-Linh-Phong biên-tập.Hay ít nhất cũng đọc qua các tác-phẩm về Dịch cuả các Nhà Trị Dịch Vương-Bật .., Khổng-Dĩnh-Đạt ..., Lư Đỉnh-T ..., Thích-Trí Húc ..., Lưu Nhất-Minh ..., Lư-Quang-Điạ ..., Lư-Đạo-B́nh ..., Vương Phu Chi ..., Khuất Vạn-Lư v.v.
Chu Dịch gồm Cổ Kinh .., tức chính-văn, hoàn-tất chậm nhất vào thế-kỷ 8 TCN, và Dịch-Truyện .., c̣n gọi là Thập-Dực .., tức phụ-lục cho Kinh Dịch, hoàn-tất chậm nhất vào thế-kỷ 3 TCN.

GS David Keightley, mt sử-gia có uy-tín cuả Đại-học California tại Berkeley, có dùng tiếng ghép ‘vô-nhiễm’ (immaculate) để ám-chỉ việc ‘đi hia đi măo’cho các tác-phẩm không rơ tác-giả.
Như vậy, tác-giả vô-nhiễm cuả Cổ-Kinh là Văn-Vương Cơ Xương ....và con ông là Chu-Công Cơ Đán ....và tác-giả vô-nhiễm cuả Dịch-Truyện là Khổng-tử ..(551--479-).

Từ cuối đời Đông-Hán (25-320), Kinh Dịch đă mặc-nhiên thống-lĩnh quần-kinh kể cả Thập-tam Kinh ..., Tam-Huyền ..(Dịch, Lăo, Trang), Tứ Huyền ..(Dịch, Lăo, Trang, Thái Huyền) lẫn các Kinh-điển Tiên-Tần-Hán khác cũng như kinh-tịch các đời sau, kể cả Trấp-Nhất-Kinh ...do Đoàn-Ngọc-Tài ...(1735-1815) chủ-xướng.

Thế th́ ai đă là người đầu tiên truyền-bá Kinh Dịch sang Việt-Nam và xứng-đáng làm Học-tổ cuả chúng ta?

Đă từ lâu Sĩ-Nhiếp (187-226) nghiễm-nhiên được Bắc-sử coi là ‘Giao-Châu Học-tổ’ và chính Ông là người đă xin với Hiến-đế đổi Giao-chỉ thành Giao-châu. Nhưng ông chỉ là một viên Thái-thú Giao-Châu nhân-từ, am-tường Tả-thị Xuân Thu ....là một quyển sử Nước Lỗ và Thượng-Thư ..tức Kinh Thư là mt quyển sách nói về vương-chế-sử Trung-Hoa thời Ngũ-Đế (mà giải nghiă phổ-thông nhất là: Hoàng-Đế, Chuyên-Húc, Đế Khốc, Đế Nghiêu, Đế Thuấn), Tam-Đại (Hạ, Thương, Chu). Nhưng đối với Khổng-Giáo, các sách này chỉ là hai trong 13 Kinh trong đó có Ngũ-Kinh, Luận-ngữ .., Mạnh-tử .., Nhĩ-Nhă ..và Hiếu-Kinh .., hoặc 21 Kinh (tức 13 Kinh cộng thêm Đại-Đới-Kư ..., Quốc-ngữ .., Sử-kư .., Hán-thư .., Tư-trị Thông-giám ...., Thuyết-văn Giải-tự ...., Chu-Bễ Toán-Kinh ....và Cửu-Chương Toán-thuật ....). Ông không hề mở trường dạy học.
Gia dĩ, trước ông cũng đă có các người Giao-chỉ như Lư-Tiến, Lư-Cầm, Trương-Trọng cũng đỗ-đạt ra làm quan như Ông: Lư-Tiến làm đến Thứ-sử Giao-chỉ, Lư-Cầm làm đến Tư-lệ Hiệu-uư, c̣n Trương-Trọng làm đến Thái-thú Kim-thành.
Ngay đến Lưu-Hi .., tác-giả ‘Thích Danh’.., một quyển tự-vị dùng âm-huấn, phỏng theo Nhĩ-Nhă và cũng là một Thái-thú Giao-Châu khác, có mở trường dạy học đàng hoàng tại Giao-Châu, cũng không xứng đáng danh-nghiă này, v́ Ông chỉ dạy vài kinh-điển chữ nho và cách đọc chữ nho theo lối Cổ-Hán-Việt thời đó mà thôi.

Người đầu tiên chắc-chắn có truyền-bá Kinh Dịch sang Việt-Nam và xứng-đáng làm Học-tổ cuả chúng ta chính là Ngu-Phiên ..(164-233), tự Trọng-Tường ... Ông là người Cối-kê, Dư-diệu, Nước Ngô (220-280) thời Tam-Quốc. Tổ-tiên ông giỏi Dịch năm đời liền. Ông là người hiếu-học, có chí-khí, giỏi Dịch và cũng giỏi luôn nghề binh-bị. Đầu tiên, ông thờ Thái-thú Cối-kê Vương-Lăng, cũng là người sành Dịch. Con ông này là Vương-Túc có chú-thích Kinh Dịch. Ông giữ chức Công-tào, quan ở quận coi việc tuyển-thự công-lao. Sau khi đánh bại Vương-Lăng, Tôn-Sách, em Tôn-Kiên, vẫn dùng ông trong chức-vị cũ, lấy lễ coi ông như bạn và luôn luôn nghe theo lời bàn-bạc cũng như can-gián cuả ông. Sau khi ông thi đỗ mậu-tài, Ngụy-Vương (220-265) Tào-Tháo có vời ông về kinh-đô làm Tư-không (coi bang-sự). Chẳng những ông không nhận lời mà c̣n nói miả: Đạo Chích mà cũng biết dùng tiền dư dụ-dỗ con nhà lành sao? Sau khi lên ngôi Vua, Ngô Tôn-Quyền cho ông làm Kỵ-đô-uư. Tính ông thẳng nên sau nhiều lần can-gián bị huỷ-báng, ông xin về Đan-dương, Kinh-huyện dạy học. Ít lâu sau, ông lại được Tôn-Quyền cho phục-chức. Chứng nào tật nấy, ông lại c̣n mắc thêm tật nát rượu. Có lần say mèm, ông rút đoản-kiếm ra đâm Đại-tư-nông Lưu-Cơ (coi về bang-giáo). Nhờ đồng-liêu tận t́nh nói giúp, ông mới được miễn-tội. Lại có lần Tôn-Quyền bàn chuyện thần-tiên với Trương-Chiêu. Phiên chỉ thẳng vào mặt Chiêu mà nói rằng: Các người toàn là đồ chết tiệt cả sao mà nói chuyện thần-tiên. Làm ǵ có người tiên trên cơi trần này. Tôn-Quyền nổi trận lôi-đ́nh, tả-hữu chế-riễu thậm-tệ. Rốt cuc Phiên bị đày sang Giao-Châu, lúc đó đang là thuc-điạ Nhà Ngô.
Phiên học rộng, nghe nhiều, nên dù bị tù-đày cũng vẫn chăm việc mở trường dạy học không biết mệt. Có khi môn-sinh lên đến mấy trăm người. Sang Giao-Châu được hơn mười năm th́ ông mất, hưởng thọ 70 tuổi. (Xin tham-khảo thêm tiểu-truyện Ngu-Phiên trong Tam-Quốc-Chí ...cuả Trần-Thọ ..Đời Tấn cũng như Kinh-tịch-chí ...trong Tuỳ-thư ..và Đường-thư ..).
Ông có chú-giải các sách
-     Chu Dịch ..,
-     Luận-ngữ ..,
-     Quốc-ngữ ..,
-     Lăo-tử ..,
-     Chu Dịch Tham-đồng-khế .....cuả Ngụy Bá-Dương đời Đông-Hán,
-     Thái-Nguyên ..tức Thái-Huyền-kinh ...cuả Dương-Hùng ..(53--18) ,
có trước-tác các sách như
-     Chu Dịch Nhật-Nguyệt Biến-lệ ......,
-     Chu Dịch Tập-lâm ....,
-     Luật-lịch ..,
-     Minh-dương Thích-Tống ..... Nay các sách này đều thất-truyền cả.

Đời Thanh có Trương Huệ-Ngôn ...dựa vào các thư-tịch đời sau mà viết ra bẩy bộ sách về Dịch-thuyết cuả Họ Ngu. Ngoài ra ta c̣n có các sách tương-tự cuả Giang Thừa Chi ..., Hoàng-Thích .., Lưu Phùng-Lc ..., Hồ Tường Lân ..., Từ-Ngang .., Lư-Nhuệ .., Lê Dưỡng-Chính ..., Từ Cân-Đ́nh ...và nhất là Song-Kiếm-Di Dịch-Kinh Tân-chứng .......cuả Vu Tỉnh-Ngô .... Các sách này quan-trọng ở chỗ giữ lại được rất nhiều dật-tượng, dật-số thời Tây-Hán cuả Kinh Dịch nguyên-thủy mà ta không c̣n thấy trong đa-số các b Chu-Dịch khác hiện c̣n giữ được.

Phải chăng nhờ Ngu-Phiên mà 11 thế-kỷ sau, nền Việt Dịch vẫn tiếp-tục phát-triển với tác-phẩm thất-truyền nay có triển-vọng tái-truyền, ‘Tứ-thư Thuyết-ước’ ....cuả Đại-Việt-Nho Chu-An ..(1292-1370).

Số là trước khi Giáo-sư Lê Hữu Mục dời Việt-Nam sang Canada, ông Nguyễn-Văn Y, trước 1975, tùng-sự tại Viện Khảo-cổ Sài-g̣n, có trao tay cho Cụ Mục một quyển sách nhan-đề là ‘Tứ-thư Thuyết-ước’. Sách đă được Cụ Mục chuyền tay cho nhiều vị trong học-giới Việt-Nam ở Montréal. Tôi không được nghe ai phát-biểu ư-kiến ǵ cả.

Măi đến muà Thu năm 1994 sách mới đến tay tôi. Sách khuyết mấy trang đầu và mấy trang chót. Mấy trang đầu được ai kia thế vào bằng mấy trang lạc lơng. Nay xin tŕnh quí-đc-giả để tường và tồn-nghi. Bài Tựa sách được Xích-thủy Minh-viên Quang-nguyệt Lăo-nhân viết xong ngày 22.12.1870 (Đồng-trị Canh-ngọ, Mău nguyệt, Chí nhật), nghiă là 500 năm sau khi Chu Tiều-ẩn qui-tiên. Một mất mười ngờ: phải chăng đây là một trong những quyển sách cuả ta, đă bị giặc Minh đem về Kim-lăng hồi đầu thế-kỷ thứ 15 cùng với các sách quư khác như Bách-thế Thông-kỷ ....cuả Trần Nguyên-Đán ?
Sách thường được viết dưới dạng vấn-đáp như Dịch Đồng-tử vấn ....cuả Âu Dương Tu ...(1007-72). Cuối sách có 10 bài Tứ-tuyệt trong đó chỉ có mỗi một bài thứ hai là có một câu thất-luật và dựa vào văn-khí toàn sách cũng như ngữ-học lịch-sử đối-chiếu, tôi nghi tác-giả là người Việt-nam hay cùng lắm là người Quảng-đông hay Hồ-Nam. Nhất là sách có vài điểm làm tôi ngờ ngợ đây chính là sách thất-truyền cuả Chu-An v́ tôi đă t́m ra được dăm luận-cứ không căi lại được và ở ngoài tầm với cuà các nhà Hán Nôm nếu không rành Thập-Tam-Kinh, hay đúng hơn, Trấp-Nhất-Kinh và cổ-âm-vận-học lịch-sử.

Có vài yếu-nhân khác đời Trần cũng có bàn đến Kinh Dịch. Như Hưng-Đạo Đại-Vương Trần-Quốc-Tuấn .......(1226-1300) có đề-cập Dịch trong ‘Binh-thư Yếu-lược’...., hay gần ta hơn, trong lần ngự-bút tháng 12 năm 1965 tại B́nh-nghị-thất, Chuà Tam-Tông-Miếu, Sài-g̣n mà tôi có vinh-hạnh tham-dự. Hay như Vua Trần Minh-Tông ...(1314-1329) có bài Bát-cú Độc Dịch ..:
........
Tam tuyệt vi biên Đại-Dịch-Kinh,
Kiền Khôn toàn tại thử thân h́nh.
Di thời tĩnh kiến dương tiêu-tức,
Trấn nhật tiềm quan vật phát-sinh.
Phủ ngưỡng nhược năng tâm bất tạc,
Hành tàng hà xứ Đạo vô thành?
Phong lư nhất trụ trầm hương niểu,
Đề điểu sổ thanh xuân trú t́nh.

Xin tạm dịch là:
Đọc Dịch.
Dịch-Kinh ba bận đứt lề,
Kiền Khôn toàn-b thu về thân ta.
Lúc đi tĩnh thấy dương hoà,
Ngầm trông muôn vật dần-dà đối-song.
Xét xem ḷng chẳng thẹn ḷng,
Hành tàng, chốn chốn ngoài trong Đạo thành.
Ḷ hương khói đă xoay vành,
Ngày xuân chim hót trên cành líu-lo.


Đại-Việt-Nho Băng-hồ Trần Nguyên-Đán .....(1325-90), cháu bốn đời cuả Thượng-tướng Trần-Quang-Khải (1241-94) có viết ‘Bách-thế Thông-kỷ’, đề-cập rất nhiều hiện-tượng thiên-văn Tiên-Tần nhưng đă bị giặc Minh tịch thu đem về Kim-lăng. Cháu ngoại Ngườ́, ....-c-trai Nguyễn-Trăi (1380-1442) trong ‘Quốc-âm Thi-tập’(QÂTT) ....thường gọi Chu Dịch là Hi-Kinh .., Hi-Dịch ..hay Kinh gọn lỏn giống như ngày nay ta gọi đàn bầu tức đàn gáo hay đàn độc-huyền là đàn kinh vậy:

QÂTT20. Ngày nhàn mở quyển xem Chu Dịch.
QÂTT107. Song mai hoa điểm quyển Hi-kinh.
QÂTT125. Mt quyển Hi-kinh mt triện hương.
QÂTT178. Dứt vàng chăng chớ câu Hi-Dịch.

QÂTT156. Lăy phải th́-trung Đạo ở Kinh.
QÂTT166. Nối nghiệp tiên-nhân đọc mt Kinh.
Đôi khi tiếng ‘chu’ trong Chu Dịch lại phải đọc thành chua
(âm-tố tiếp-vỹ a) và có nghiă là chú-thích, tương-tự như trường-hợp các cặp tiếng đơn Cổ-Hán-Việt/Hán-Việt Đường-Tống: ngự ./ngựa, tự ./tựa, cự ./cựa, lự ./lựa, chủ ./ chúa, cứ ./cứa, lư ./lừa, lị ./lịa v.v.):
QÂTT79. Tỏ tường phiến sách con chua Dịch.
QÂTT119. Nha tiêm tiếng đng yên chua Dịch.
Lúc th́ Tiên-sinh dùng các quẻ trong Kinh để diễn-ư như:
QÂTT2. Dợ đứt Khôn cầm bà ngựa dữ (quẻ số 2).
QÂTT58. Nên chăng đành lẽ Kiện Thương Chu (quẻ số 6).
QÂTT144.Cho hay Bĩ, Thái măi lề cũ (quẻ số 11 và 12).
Lúc th́ Tiên-sinh lại dùng Dịch-lư để cấu-tứ. Nào là âm dương tiêu-trưởng, doanh-hư, nào là cương/nhu, mất/c̣n, đắc/thất, được/thua, được/mất v.v.:
QÂTT104. Tiêu-trưởng, doanh-hư, mt phút dời.
QÂTT25. Hỉ-n, cương-nhu tuy đă có.
QÂTT182. Cao thấp cùng xem sự mất c̣n.
QÂTT57. Đắc th́ thân-thích chen chân đến; Thất sở láng-giềng, ngoảnh mặt đi.
QÂTT103. Bành đươc thương thua con tạo-hoá.
QÂTT109. Được thú làm quan mất thú quê. v.v.

Người diễn ca trước tiên Kinh Dịch hẳn là Trạng Bùng Phùng Khắc-Khoan ...(1528-1613) với tác-phẩm Chu Dịch Quốc-âm-ca ....., nay đă thất-truyền.
Ngoài ra ta c̣n có một số sách Hán Nôm khác giảng nghiă Chu Dịch và các đề-tài liên-hệ, phần nhiều do các tác-giả vô-danh soạn như: Dịch-kinh Chính-văn Diễn-nghiă ......, Dịch-nghiă Tồn-nghi ...., Dịch-truyện Tiên-chú Bị-khảo ......, Dịch Xuân Tinh-nghiă ....v.v.
Các danh-sĩ cũng để lại cho chúng một vài bộ Kinh Dịch như:

·     Dịch Phu Tùng-thuyết ....và Dịch-Kinh Phu-thuyết ....cuả Quế-Đường Lê Quư-Đôn .....(1726-84);
·     Chu Dịch Vấn-giải Toát-yếu ......và Dịch-Kinh Đại-toàn Tiết-yếu Diễn-nghiă ........cuả Phạm Quư Thích ...(1759-1825);
·     Hy-Kinh Lăi-trắc ....cuả Phạm Đ́nh Hổ ...(1768-1839);
·     Chu Dịch Quốc-âm Giải-nghiă ......cuả Đặng Thái Bàng ...;
·     Trúc-đường Dịch-Kinh Tuỳ-bút ......cuả Tiến-sĩ Ngô Thế-Vinh ...;
·     Dịch Phu Tùng-kư ....cuả Tiến-sĩ Nguyễn Nha ..;
·     Dịch-Kinh Giảng-nghiă ....cuả Phạm Đan Sơn ...;
·     Dịch-quỹ Bí-áo-tập .....cuả Thái Thiện-Dưỡng...;
·     Chu Dịch Cứu-nguyên ....cuả Lê-Văn-Ngữ ....

Có những sách chỉ chuyên dạy làm văn sách về Kinh Dịch trong các kỳ Thi Hương như: Hy-kinh Sách-lược ....v.v.

Có những sách chỉ chuyên về bói toán như:
·     Bốc Dịch Lược-biên ....,
·     Dịch-số Cầu-thanh-pháp .....,
·     Thái Ất Dị-giản-lục .....cuả Lê Quư-Đôn,
·     Thái Ất Thống-tông Bửu-giám .......

Các sách như Tả Ao Phụ Hưng Tiên-sinh Điạ-lư Quư-cơ Chân-truyền ............, An-Nam Cửu-long-kinh .....v.v. lại chuyên về Kham Dư tức Phong-thuỷ.

Ngay cả về Đông-y chúng ta cũng có ‘Hải-thượng Lản-Ông Y-tông Tâm-lĩnh Toàn-trật’ ..........cuả Lê-Hữu-Trác ...(1724-1791), trong đó thiên ‘Vận-khí Bí-điển’có chép lại câu cuả cổ-thư: ‘Có học Kinh Dịch mới học được thuốc’, v́ lư-do giản-dị các lư-thuyết quan-trọng trong Đông-Y đều dưạ vào Kinh Dịch cả.

Việt-Nho cuối-cùng hẳn là Tam-nguyên Vị-xuyên Trần-Bích-San .......(1838-1877), tác-giả cuả bài thơ bất-hủ:
................................

Tam niên tam thướng Hải-vân-đài,
Nhất điểu thân khinh đc văng hồi.
Thảo thụ bán không đê nhật-nguyệt,
Kiền-Khôn chích nhăn tiểu trần-ai.
Văn phi sơn-thủy vô kỳ khí,
Nhân bất phong-sương vị lăo-tài.
Hưu-đạo Tần-quan chinh l hiểm,
Mă đầu hoa tận đới yên khai.
đă được Cụ Tô-nam Nguyễn-Đ́nh Diệm dịch:
Nhẹ bỗng ḿnh chim lối Hải-vân,
Ba năm qua lại đủ ba lần.
Nửa con mắt ngó trần-ai hẹp,
Sát ngọn cây trông nhật-nguyệt gần.
Chửa dạn phong-sương tài chửa luyện,
Không pha sơn-thuỷ bút không thần.
Mây lồng cổ ngựa hoa đua nở,
Có hiểm ǵ đâu lối ải Tần!
Hồi c̣n làm Tuần-phủ Hà-nội, có lần Đề-đốc Dupré ở Sài-g̣n có dắt theo một con chó đến thăm Cụ. Chó quen thói nhẩy bàn độc nên bị Cụ sai lính lệ đập chết chó. Chính v́ chuyện chó chết này mà Cụ phải nuốt giấy bản tự-tử khi được Vua Tự-đức triệu vào Kinh làm Chánh-sứ sang Pháp dự cuộc đấu xảo năm 1877 ở Paris, thể theo lời yêu-cầu cuả chính Dupré. Trong công-đường, lúc nào Cụ cũng cho treo Bài Hữu Minh mà tôi c̣n nhớ rơ qua cố-giáo-sư Hoàng-Trần Hoạch, cháu ngoại Cụ, và ân-sư Cụ Sơn-mai Hoàng-Khôi:

Nhạn độ hàn-đàm, nhạn quá nhi đàm bất lưu ảnh;
phong lai sơ trúc, phong quá nhi trúc bất lưu thanh.
Cố quân-tử sự lai nhi tâm tắc ứng, sự khứ nhi tâm tuỳ không.

Xin lược dịch ra là:

Đầm thu nhạn đậu rồi bay, C̣n đâu bóng nhạn, đầm hay không đầm?
Trúc thưa gió thổi ầm-ầm, Thoảng qua, tiếng gió khôn cầm, trúc ơi!
Cho nên quân-tử ở đời, Sự lai tâm ứng, sự dời tâm không.

Kể từ khi chữ Quốc-ngữ chính-thức thay thế chữ Nho và chữ Nôm, cũng có mươi bộ Dịch được xuất-bản, như
-     ‘Kinh Dịch’ cuả Cụ Ngô-Tất-Tố (Mai-lĩnh xb),
-     ‘Chu-Dịch’ cuả Cụ Phan Bi-Châu (Khai-trí xb),
-     ‘Dịch-Kinh Tân-khảo’ cuả Ông Nguyễn Mạnh-Bảo (do Nhà In Sen Vàng ấn-hành),
-     ‘Kinh Chu-Dịch Bản-nghiă’ cuả Cụ Cử Nguyễn-duy Tinh (Trung-tâm Học-liệu xb),
-     ‘Kinh Dịch, Đạo cuả Người Quân-tử’ cuả Nguyễn Hiến-Lê (Văn-nghệ xb),
-     ‘Dịch-Kinh Đại-Toàn’ cuả Bác-sĩ Nguyễn-văn Thọ (Tác-giả tự xb) v.v.

Tất cả các bản Việt-Dịch chỉ có mỗi bản cuả Cụ Cử Nguyễn-duy Tinh là tương-đối đầy đủ về kinh-truyện-văn và ít sai nhất về âm-nghiă cổ.

Thập niên 1960, nhiệt-trào học Dịch sôi nổi với Hội Dịch-lư Việt-Nam do Giáo-sư Xuân-Phong Nguyễn-văn Ḿ lănh-đạo với sự phụ-tá đắc-lực cuả kỹ-sư Lê Phú-Kỉnh.

Cần nói ngay là Dịch cuả Văn-minh Hồng-hà (Hoà-B́nh) giống Dịch nguyên-thủy cuả Văn-minh Hoàng-hà ở chỗ trọng âm-dương giao-biến mà coi thường ngũ-hành Kim Mc Thủy Hoả Thổ, mt thứ-tự rất Việt-Nam có ghi trong Bạch-hổ-thông cuả Ban-Cố, tác-giả b sử bất-hủ Tiền-Hán-Thư. Trong khi Dịch cuả Văn-minh Dương-tử-giang lại coi nặng ngũ-hành sinh-khắc mà xem thường lư-thuyết âm-dương. Chu-tŕnh khắc đi theo năm cạnh ngôi sao (Kim khắc Mc, Mc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hoả, Hoả khắc Kim), c̣n ṿng sinh lại đi theo chiều kim đồng-hồ trên ṿng tṛn ngoại-tiếp ngôi sao Ngũ-hành này (Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mc, Mc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim).

Vô-h́nh trung, Kinh Dịch vạn-biến, vạn năng dạy chúng ta Đạo Làm Người, bất chấp chủng-tc, ngôn-ngữ, tín-ngưỡng, văn-hoá, chính-trị, giai-cấp, kiến-thức v.v. Ta chỉ cần áp-dụng bốn nguyên-lư bất-dịch, tự-dich, biến-dịch và giao-dịch cuả duy-biến biện-chứng-pháp (Dialectics of change) vào đời sống hằng ngày là bao ưu-hoạn đều tan biến hết.

.....................
___________________________
Bài viết này của cụ viết từ năm 2000 . Đoạn cuối có vẻ Chính trị nên tôi đă cắt , nhưng có một điều đặc biệt là cụ TIÊN ĐOÁN năm 2007-2008 có một cơn Tsunami sẽ xẩy ra ơ VN nhưng tôi hiểu không rơ ư của Cụ .


Sửa lại bởi VoHuu : 16 January 2005 lúc 4:24am


__________________
vohuunhan
Quay trở về đầu Xem VoHuu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VoHuu
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 3
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2109 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO