Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 343 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Gửi bác Thien Sứ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tdnguyenvietnho
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 December 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 41 of 45: Đă gửi: 12 January 2005 lúc 11:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn tdnguyenvietnho

Gửi anh thienkhoitim vui

Anh thienKhoitimvui kính mến vàcác bạn quan tâm,
           Xin phép gọi thienkhoitimvui bằng anh cho bớt ngăn cách và để dễ nói chuyện thân mật hơn. Tôi có cảm nghĩ, khi đọc những bài anh viết la:ø anh thuộc giới dàn anh, trên phương diện tuổi tác, nếu cảm nghĩ nầy sai mà có xưng hô như vậy, xin sẽ đều chỉnh lại sau.
     Anh thienkhoitimvui thân mến,
     Chính cũng v́ sợ rằng làm “loăng” đề tài mà anh cùng qúi vị đang thảo luận nên tôi đă tự giới hạn ư kiến ḿnh trong hai đề mục:
     _ Nền Văn Minh Atlantic hay Văn Minh Tiền Đông Nam Á (để nói về nguồn gốc lịch), và
     _ Nền Văn Hóa Vô Ngôn hay văn hóa h́nh thành bởi lư số (để chỉ ra cái nền tảng mà loại lịch nầy từ đó, h́nh thành)
cũng v́ sợ “nhảy vô làm loăng đề tài đang thảo luận”, Tôi lại c̣n cẩn thận hơn nữa, đưa nó vào một mục khác, trên trang khác dưới tựa đề: “Âm Dương Hợp Lịch và Nền Văn Hóa Tiền Đông Nam Á” ; và ngay trong chủ đề nầy, tôi cũng cố gắng thu gọn nó trong hai ư là: nguồn gốc lịch nầy ở đâu? của ai, và dựa trên căn bản nào? mà diamenh muốn được làm sáng tỏ (một cách tương đối, tôi nghĩ thế, v́ bạn nầy viết khen ông Thiên sứ là: thông minh và rất hiểu ư cháu ).
Tôi nhắc đi nhắc lại từ anh đă dùng “vào làm loăng”, thật ra không với ác ư hay giận hờn mà muốn nhấn mạnh ư rằng: ngôn từ và cách sử dụng ngôn từ dễ gây ngộ nhận, nhất là khi môiă người đều có mỗi cách tiếp cận vấn đề mỗi khác và với những dữ liệu màḿnh thu thập cũng khác khác... Tôi tán đồng với Thiên Sứ không nghĩa là tôi kích bác anh; v́ ngay cả việc “tán đồng” ông, cũng chỉ đóng khung trong câu trả lời của ông cho diamenh, chứ khi ông tiếp tục khai triển vấn đề th́ tôi có nhiều điểm bất đồng... Ôi! bất đồng là lẽ đương nhiên, nhưng nó cũng không có nghĩa là ông ấy trật, tôi trúng hay ngược lại. Bất đồng, đôi lúc lại cần thiết để bổ túc cho nhau (v́ mỗi ngườ có thể nêu ra mỗi thời vị của vật chất chuyển dich trong sinh quan động, ai cũng đúng nhưng chưa ḥan toàn); cũng v́ vậy người xưa được (một cách tương đối những cái bất đồng gọi là: “Ḥa nhi bất đồng”, như việc qui tụ về một mối gọi là đồng nguyên trong phái thiền Trúc Lâm dưới đời Trần hay ngày nay trong hai tôn giáo xứ Nam phần Việt Nam của Cao Đài và Ḥa Hảo!
Thật ra nhiều chuyện trên đời bảo “đồng” cũng đúng, mà bảo không đồng th́ cũng không sai, bởi:
“Giống th́ chẳng có khác chi
Khác th́ chẳng có cái ǵ giống nhau!”
Hàng triệu lá trên câu me giống nhau v́ chúng là lá me (có vị chua, có kích cỡ nhỏ, lá màu xanh dậm...), nhưng nói khác th́: chẳng lá nào giống lá nào bởi thời và vị của chúng được sinh ra và lớn lên khác nhau. Đại thể, con người là thuộc loài người (giống nhau) nhưng thực ra chẳng ai giống ai: hoạ hoằng lắm trong 43 tỉ người mới có một người giống nhau xét trên cấu trúc của gene...
Đi sát vào đề tài: Tôi đồng t́nh với ông Thiên Sứ qua 8 ḍng ông trả lời cho diamenh: “Theo tơi: Âm lịch được sáng tạo từ rất lâu; trước khi xuất hiện lịch sử của nền văn minh hiện đại. Nĩ thuộc về một nền văn minh rất cao cấp đă từng tồn tại trên Địa cầu. Tơi tạm đặt cho nĩ một cái tên là: Nền văn minh tiền Atlantic. Khi nền văn minh này sụp đổ bởi thiên tai th́ người Lạc Việt - tổ tiên của dân tộc Việt hiện nay; là những cư dân cịn sống sĩt của nền văn minh đĩ - kế thừa. Khi nền văn minh Lạc Việt với quốc gia Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước trong lịch sử hiện tại; tri thức này bị Hán hố trải đă hàng ngàn năm và cịn di sản đến bây giờ; qua các bản văn chữ Hán”; và khác ông với quan niệm về chân lư của ông (mà tôi lại hơi giống với Vohuu). Ở điểm nầy tôi cho rằng chân lư không là chân thật tuyệt đối, bởi: Chân thật chính là sự thật của chính sự vật, c̣n chân lư là cái lư để nói về cái sự thật ấy: Sự vật và cái để nói về sự vật bằng ngôn từ, là hai cái hoàn toàn khác nhau; chẳng thế người xưa khuyên rằng: “hăy bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ư và bỏ ư lấy Đạo”; Tây phương th́ nói: “The letters kill the meaning”, nên Lăo Tử mới mong t́m diễn đạt tư tưởng bằng cách khác với chủ trương là: “Ngôn bất ngôn, học vô học, vô ngôn...” (nhưng cuối cùng tiếc rằng ông cũng chưa thấy được cái vô ngôn của dịch lư mà đành dùng chữ như thể là “cưỡng dũng, tạm dụng, để tŕnh bày cái ĐẠO...), nên khi viết Đạo Đức Kinh ông cũng phải viết với những 5.000 từ: Đúng là chỉ có hệ thống dịch lư mơi là vô ngôn trong nghĩa không dùng từ rậm lời nhưng cạn ư:
“Ngôn từ cạn ư, rậm lời,
Chỉ vô ngôn mới rộng khơi nhiệm màu...”
Tại sao? v́:
     “Rằng: Chân lư là vô ngôn tịch diệt
     Qua bản thân ḿnh biết ḿnh hay
     Qua vô ngôn mọi sự vật giải bày
Cái tính thể tự thân của nó
Rằng: tôi viết? xin thưa rằng có,
Mượn ngôn từ để diễn đạt ư rằng không
Đám ngôn từ, cái có, chạy ṿng
Nhằm diễn đạt ư Đạo trong không viết!
Cái viết giả khó ḷng nêu tính thiệt
Thôi xin ngừng, để nhường lại vô ngôn
Tháp Babel muôn thuở vẫn trường tồn
Để nhắc nhở những người ham nói
Phương trời Tây cánh chim nào vẫn dơi
Mắt mơi ṃn về cơi thật xa vời
HÀ LẠC ơi, hỡi LÀ LẠC không lời
Mà gói cả bốn ngàn năm văn hiến
                      TĐ Nguyễn Việt Nho
Thưa anh thienkhoitimvui và thưa qúi vị,
Phần hai của đề tài tôi góp ư, chính là phần Văn Hóa Vô Ngôn được h́nh thành bởi hai h́nh Hà Đồ và Lạc Thư không lời, từ đó cho ra hệ thống dịch lư vô ngôn (các con lư số và đồ h́nh của dịch), để rồi từ nền tảng nầy, tiền nhân Việt làm ra lịch âm dương hợp lịch hay Qui lịch, là lịch có Can, Chi mà bạn diamenh đăhỏi. Như vậy, việc tôi “nhảy vào” tŕnh bày với nội dung như thế, cũng không thể nói là “làm loăng”, theo thiển ư tôi.
Thật ra, cũng như nhiều người khác, tôi nghĩ rằng: tôi và Thiên Sứ có nhiều tiểu dị nữa, nhưng những cái bất đồng giữa ông và tôi (cũng nhưng những bất đồng của anh và tôi), tôi cho rằng không lớn và thể có thể “ḥa nhi bất đồng”, thế nên đă không nêu ra và vẫn tôn trọng cái bất đồng với tôi của người khác....
Tôi cũng nghĩ: phải chăng v́ ngôn từ “hữu ngôn” khó đi vào triết lư và Đạo lư, nên bên cạnh việc dùng hệ thống văn hóa hữu ngôn, ông cha ta đă sử dụng thêm hệ thống văn hóa vô ngôn, (bằng các con lư số và h́nh đồ), để diễn ư thay lời và sớm xây dựng được nền Khoa Học Đạo Học qua biểu tượng của Tiên Rồng hay âm (_ _) dương (___), (nên nền văn hóa nầy c̣n mang tên là nền văn hóa Rồng Tiên). Lại nữa, như huyền thoại nói: thần Tảng Viên do có được báu vật Sách Ước Gậy Thần từ Long Cung (tức vùng đất có nền văn hóa Tiên Rồng bị nhận ch́m nầy), mà thắng được Thủy Tinh, phải chăng là nhằm muốn nhắc về nền văn minh đă mất (?)
Với anh, tôi tán đồng cũng nhiều và bất đồng cũng lắm: Tôi nghĩ đây cũng là điều dĩ nhiên, v́ càng xa tâm (trung tâm hay chủ đề), càng tán rộng, dị biệt càng nhiều; càng ít viết, càng giảm thiểu tiểu dị (và không viết th́ không có bất đồng!); nói theo kiểu của lư số hay theo Bác Sĩ Encause viết trong “La science Des Nombres” (Khoa học Các Con Số), th́: “Một con số nếu càn đi xa con 1*, càng đi sâu vào vật chất, trái lại càng trở về gần con 1 th́ càng lên cao phần tinh thần và ánh sáng”, nằm trong qui luật: “nhất bản tán vạn thù”. Trong ư đó: nếu, cũng là do thiên tai nhận ch́m nền văn minh (trên căn bản nầy chúng ta có ư tán đồng nhau), nhưng cái thiên tai nầy là do Tsunami to lớn vô cùng hay do Đại Hồng Thủy được mô tả kiểu Cựu Ước Thiên Chúa Giáo, hoặc là do bởi “nạn tan băng, giáng băng”, th́ hậu qủa của hai hiện tượng nầy sẽ khác nhau rất xa:
Do Đại Hồng Thủy kiểu sóng thần tràn ngập, di sản văn minh và văn hóa bị xóa sạch, một số người may mắn sống sót bắt đầu làm lại từ đầu... và như vậy sẽ có những câu hỏi như thienkhoitimvui đặt ra là: tại sao là giống Việt chứ không là dân tộc nào khác lưu giữ được nền văn minh nầy?
     Nhưng nếu do thiên tai qua hiện tượng biển tiến th́ hậu qủa hoàn toàn khác: V́ là hiện tượng tan hoặc giáng băng xảy ra tiệm tiến, một năm mực nước tăng hoặc giảm được tính bằng mi- ly hoặc cen-ti-mét, con người chỉ dời lên cao, “chẳng chết thằng Tây nào”, và trong ṿng nhiều trăm ngàn năm, mực nước mới lên cao và làm mất đi di sản của nền văn minh ấy; nhưng văn hóa không mất v́ con người sẽ mang theo họ trong tiến tŕnh di tản lên cao dần trong nhiều trăm năm ấy... Nó, văn hóa ḍng Việt, có mất, do bởi nạn nhà Tần “đốt sách giết học tro”ø (học tṛ thời nho sĩ thuộc ḍng, là những người “thông thiên địa nhân viết nho” (mà thiên địa cũûng là biểu tượng của Càn Khôn hay Rồng Tiên, cũng có nghĩa học tṛ là những người học Dịcch dạng vô ngôn, là Sách Ước giống ṇi)
     Vấn đề tiếp đến tôi khác với thienkhoitimvui là: tôi quan niệm chủng loại người không do từ một cặp Adong và Eva (thuyết TCG) mà do nhiều cặp khỉ của nhiều chủng loại khỉ, tiến hóa, biêán hóa do môi sinh và môi trường biến đổi, điều nầy tôi đă “đọc” được trên Bát Quái Tiên Thiên và đă nêu lên trong những bài viết trước. Do vậy, tôi nghĩ, vùng văn minh bị lăng quên qúa rộng nên không thuần là đồng chủng. Trong năm 2004, khoa khảo cổ tôi nghĩ điều nầy được củng cố thêm qua việc các nhà khảo cổ người Úc đă t́m thấy giống người lùn Hobbit trên đảo Flores thuộc Nam Dương, sống cách nay 18.000 năm. Những người nầy, lúc trưởng thành, cũng chỉ cao được 1,06m và nặng 16 kư lô, khác hẳn với kích cỡ của người được khám phá từ trước
     Anh c̣n đặt câu hỏi cho tôi: tại sao người Việt là chủ nhân ông của nền văn hóa nầy? Thưa tôi đă tŕnh bày liên tục trong những bài trước về vấn đề nầy như trong Nguồn Gốc Kinh Dịch, Một Lối Hiểu 100 Trăm Trứng Trăm Con... Nền Tảng Tư Tưởng và Văn Hóa Việt..., xin miễn chép lại ra đây sợ làm mất th́ giờ qúi vị.
      Một điều nữa về chuyện tán đồng hay không tán đồng: “Thiên Sứ và tôi giống mà hơi khác”, tôi táng đồng là tán đồng trên cái hơi giống nhau đó: Ông ấy và tôi đều tin rằng người Việt có nền văn minh và văn hóa riêng, không phải học lỏm hay là cái đuôi nối dài của Hán; cái hơi khác là ông t́m cách chứng dẫn bằng sử, bằng sổ sử, nghĩa là theo hệ văn hóa hữu ngôn, (có một số điểm tôi không “nhất trí”, c̣n tôi th́ một phần làm như ông, nhưng với cổ sử và huyền sử th́ tôi đọc nó qua “hệ văn hóa vô ngôn” của Dịch số, dịch đồ, lư số huyền thoại và tín ngưỡng truyền ḍng (đă nêu lên trong các bài trước) . Ngoài ra tôi cũng tin chắc rằng nền văn hóa Lạc Việt đang được hồi sinh bởi người Việt và bạn bè của họ trên khắp năm châu với tấm ḷng không bị cột cột chặt bỡi những tiền kiến, định kiến trước những khám phá mới. Tôi vững tin và và muốn đem niềm tin nầy biến thành hiện thực:
     “Tâm thức Việt đang đơm bông kết trái
     Đem Rồng Tiên để viết lại sách kinh” (Thơ TĐ nguyễn Việt Nho)
Kính chào anh và cám ơn qúi vị quan tâm.

____________________
(*): Con 1 theo tôi là con Thái Cực hay là khi viết sang dịch số là co Thiếu Âm


__________________
Tdnguyenvietnho
Quay trở về đầu Xem tdnguyenvietnho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tdnguyenvietnho lần thăm tdnguyenvietnho's Homepage
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 42 of 45: Đă gửi: 13 January 2005 lúc 10:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Vấn đề mà tôi muốn thống nhất là:
- nền văn minh Tiền Atlantic chính là "mẹ" của toàn thế giới. Toàn thế giới sau này đều là con cháu số người sống sót của nền văn minh này.
- v́ ông cho rằng nó chính là khu vực Thái B́nh Dương Malayo-Polynésien bị nhấn ch́n v́ biển tiến. Nhưng biển tiến chỉ nhấn ch́m một phần vùng này (không thể tất cả). V́ vậy nó làm nhận ch́m trong một khu vực này thôi. Lúc này (tôi chưa biết rơ ông định cho niên đại nền van minh này cho đến khi bị ch́m là bao nhiêu), hiển nhiên ta biết đă tồn tại rất loài người khắp nơi trên Trái Đất. Vậy th́ tai họa biển tiến không xâm phạm ǵ đến những người ở Châu Âu chẳng hạn, và người Châu Âu không thể là con cháu số sống sót, và đương nhiên, chả giữ mảnh vỡ nào cả.
Qua bài viết của ông trên đây, tôi biết ông chỉ đồng t́nh trong khuôn khổ 8 ḍng quan điểm ông Thiên Sứ, do vậy ông không nắm hệ thống quan điểm này, và đọc bài ông biết cách tiếp cận cũng khác ông Thiên Sứ về căn bản xét như 1 hệ thống trọn vẹn hoàn chỉnh.
Bài viết trong sáng giản dị của ông đă tỏ tường hết quan điểm nghiên cứu của ông.

- VỀ VÔ NGÔN:

Xét trên quan điểm triết về ư thức, tôi không tin có ư thức độc lập với ngôn ngữ. Và không có một nền văn hóa vô ngôn. Chỗ này, ông Thiên Sứ cũng đă nói. Về Triết, ta có thể đọc tác phẩm "Do lai của ư thức" của Ô.Cao Xuân Huy, một nhà Lăo Học của Việt Nam. Ư thức con người không thể tách rời ngôn ngữ.
Lăo Tử đề cập chuyện "ngôn vô ngôn" "thanh vô thanh" có nghĩa ông ấy cũng công nhận "ngôn", có điều "ngôn theo kiểu vô ngôn" mà thôi. Cũng như ông ấy nói "vi vô vi" nghĩa là ông ấy công nhận "vi" (có VI). V́ vậy, một số người hiểu nhầm Lăo Tử nói "vô vi" tức "không làm" hay "không có làm" là sai nhầm, Lăo chỉ nói "làm cái không làm", "nói cái không nói", nghĩa là có làm và có nói. V́ thế ông để lại vài ngàn chữ trong cuốn Đạo Đức Kinh, và ta cảm ơn ông đă để lại vài ngàn chữ ấy, v́ có nó mà ngày nay ta mới có cơ hội "chiêm ngưỡng" tư tưởng của ông, dù theo hay không theo thuyết ấy là tùy người. Nếu Lăo Tử vô ngôn thật sự th́ xưa nay không tồn tại một ngành học cũng cao cả như ngành Tử Vi lí số của ta đó là Lăo Học (phân biệt với Đạo lăo hay Lăo Giáo), cao cả không thua ǵ Dịch Học, thậm chí c̣n hơn xét về tánh cánh triết, và ngày nay chúng ta không có cách nào hiểu tư tưởng đích thực của ông. Nếu ông "truyền tâm" cho một số người, th́ đến nay, nó có thể được "suy diễn" theo tư tưởng nhiều nhà, nhiều trường fái. Ngày nay có nhiều cách hiểu Đạo Đức Kinh, nhưng ai cũng fải căn cứ vào cuốn ấy, không dám suy diễn "xằng". T́nh h́nh này sẽ rất khác nếu không có văn bản Đạo Đức Kinh truyền tới ngày nay.
Có một phái Thiền cũng đề cao "vô ngôn" nhưng họ nói "zdậy mà hông fải zdậy", v́ họ cũng dạy dỗ, có tác fẩm, có Kinh có Kệ, nhất là những bài kệ đặc sắc của Lục Tổ Huệ Năng. Cái vô ngôn của họ tầm cỡ tôi chưa đủ sức bàn tán, nhưng có thể nói là để "trực chỉ chân tâm, kiến tánh thành Phật", bỏ qua những câu chấp ngôn ngữ tiểu tiết lặt vặt, mà dùng những ngôn ngữ lựa chọn rất đặc biệt đánh thẳng vào "nhận thức sâu thẳm nhất" trong tâm linh, mong đốn ngộ nhanh chóng. V́ theo đường fân tích ngôn ngữ thông thường rườm rà, có thể cầu chân lí, nhưng vất vả lâu dài, và hay có nguy cơ tranh căi thắc mắc ngôn từ thô thiển, làm kéo dài thời gian tu. Như vậy là vô ngôn mà không fải vô ngôn. Ta thấy họ hay dùng ngôn ngữ vấn đáp, thơ ca (kệ), viết sách, và "giảng giải" cũng nhiều!
Về vai tṛ ngôn ngữ trong tư duy:
Tôi hoàn toàn không đủ tŕnh độ, điều kiện, và sự cần thiết để tŕnh bày cả hệ thống, và tôi tin trong này cũng không có những bạn hứng thú về vấn đề "to tát" này, có lẽ nên nhường các "triết gia hói đầu" làm cái việc của họ! Nhưng chỉ xin nêu một điểm nhỏ bé:
Ông Đề Cạc (Descartes) triết gia ở Pháp, hồi trăm năm thứ 17, thuộc phái triết "duy lí" nói: "Tôi tư duy, vậy, tôi tồn tại" (Cogito , ergo sum: Latin) (Je pense, donc je suis: Pháp ngữ). Trong bối cảnh đấu tranh triết học hồi đó, chống thần học, những phái triết nghi ngờ con người và tư duy của con người, th́ tư tưởng của Đề rất tiến bộ tích cực, nó mở ra một niềm tin mănh liệt vào lí trí con người, mà tin vào lí trí con người là "tin vào con người". Từ đây con người đường hoàng bước lên bục danh dự, hoàn toàn tự tin, gạt bỏ lời nguyền rủa tiền kiếp về cái nhỏ bé đáng thương của con người trước uy danh Thượng Đế (nhưng Đề lại sùng đạo mới lạ!).
Nhưng, câu nói của Đề lại không đúng! Bởi người t lại chứng minh khá dễ sơ hở của Đề. Bởi v́: con người không fải muốn tư duy sao th́ tư duy, và không fải bỗng dưng mà tư duy, không fải tư duy từ hư không. Nói đơn giản, để tư duy được phải có điều kiện. Tức là: tư duy con người chỉ có thể khi nó có một số điều kiện, người ta gọi là "những cây gậy chống của tư duy". Một trong những "cây gậy chống" đó là ngôn ngữ!
V́ vậy, tư duy không thể biệt lập ngôn ngữ, ngay cả khi ta tư duy trong thinh lặng, "nghĩ thầm trong đầu", th́ chúng ta cũng dùng ngôn ngữ để tư duy, dù ngôn ngữ ấy chưa phát ra thành lời nói hay chữ viết. C̣n để truyền đạt tư tưởng, phát biểu cho mọi người rộng răi hiểu ḿnh, lưu giữ lại cho đời sau, phi ngôn ngữ th́ không thể có di sản tư tưởng c̣n lại nay cho ta nghiên cứu. V́ vậy mà nền văn hóa nào tạo ra chữ viết rất có lợi thế truyền lại, ǵn giữ, tích lũy di sản của ḿnh, và tạo điều kiện dễ dàng hơn để cho đời sau nghiên cứu. Vả lại tư tưởng, xét như một ḍng tư tưởng phát triển tích lũy nhiều thế hệ, th́ cần có ngôn ngữ. Một tư tưởng muốn phát triển thành học phái cũng cần ngôn ngữ (ngay cả khi họ không viết sách), mà tốt nhất là có tác fẩm. Văn tự là cái mà chúng ta sử dụng để ghi lại tư tưởng, đem tư tưởng đó đến muôn người, để rồi được vun bồi, cọ xát, phát triển. Cộng đồng có thể lưu lại kí ức về tư tưởng tiền bối, nhưng có nhiều hạn chế, nhất là những tư duy dài ḍng, đồ sộ, và hệ thống.
Ngay cả Hà Đồ Lạc Thư, Quẻ Dịch... cũng là 1 dạng ngôn ngữ. Có thể gọi là "ngôn ngữ biểu tượng" (người xưa nói về TƯỢNG rất rơ, chắc ông rất biết), cũng có thể hiểu, xét về Họa, là ngôn ngữ đồ họa. Các vạch Dịch, cũng là ngôn ngữ. Ngày nay, th́ ai viết web, dùng HTML cũng là 1 kiểu ngôn ngữ. Đây là những ngôn ngữ đặc biệt, không thể dùng làm cách lưu truyền độc nhất, hay phổ biến, thông dụng nhất, dùng nó như "phương pháp thêm vào" th́ hay, độc nhất th́ không thể! V́ vậy mà có qủe vạch Dịch, rồi lại có Lời Quẻ, Lời Hào, rồi lại thêm "10 cánh" (Dịch Truyện), viết thêm truyện để giải thích thêm cho kinh. Rồi từ đó đến nay có vô vàn tác phẩm viết về Dịch Học. Một thí dụ là chính những bài viết của ông! Hiển nhiên ông không thể dùng "vô ngôn" để chuyển tải tư tưởng của ḿnh đến các bạn đọc.
V́ vậy, không có chuyện Tư Duy mà không có Ngôn Ngữ. Và không tồn tại văn hóa Vô Ngôn (kể cả khi chưa có chữ viết, v́ chữ viết và ngôn ngữ là khác nhau, mà tôi nghĩ văn hóa có thể không phụ thuộc chữ viết, v́ nhiều tộc người chưa có chữ viết mà họ vẫn có văn hóa, nhưng văn minh th́ cần có chữ viết mới có điều kiện diễn đạt và tích lũy tốt hơn . Điều này không nhất thiết quan điểm nghiên cứu của Ông là sai, mà vấn đề ở chỗ quan niệm thế nào là "ngôn ngữ" chăng?

VỀ NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI:

Tôi không theo thuyết Adam, Eva, cũng như thuyết Hồng thủy và chiếc thuyền Noe. Ta lưu ư là loài khỉ chưa bao giờ là tổ tiên loài người cả. Nói đúng: tổ tiên lại người là 1 loài trong số nhiều loài vượn người. Đúng hơn nữa: một loài vượn người cổ (v́ ngày nay vẫn c̣n một số loài vượn người, gọi là vượn người hiện đại, con cháu của bọn người vượn cổ, nhưng bọn người vượn hiện đại đă vĩnh viễn bỏ qua cơ hội (chỉ "ngàn năm có một", "không bao giờ có 2 lần") chuyển thành người, tức là ta không fải lo có chuyện bọn vượn người này một ngày nào đó tiến hóa thành người nữa).
Vấn đề nguyên nhân tại sao bọn "vượn người cổ" tiến sang được người hiện nay có 6, 7 thuyết "lận" (trong đó thuyết "vai tṛ lao động" của nhà triết vĩ đại Đức Engels chỉ là 1 thuyết). Có một thuyết là vai tṛ của "Đột biến gen" dưới tác động của "ngoại cảnh", tức "bức xạ môi trường" do phái nhân chủng học Pháp chủ trương, hiện nay được công nhận khá rộng răi, người ta đă đối chiếu khoa lịch sử vũ trụ th́ thấy thời điểm "vượn người cổ" chuyển sang "người vượn" trùng hợp với thời điểm Trái Đất chịu "tia bức xạ" cực mạnh từ vũ trụ. Đó không lẽ là trùng hợp ngẫu nhiên? Dưới tác động của tia bức xạ này, bọn "vượn người cổ" bị "đột biến gen" rất mạnh, sinh ra những thế hệ vượn người có kiểu gen khác lạ so với trước, tức là sự biến đổi gen theo 2 ngả: một theo hướng sinh ra tổ tiên bọn vượn người hiện nay, một theo ngả thành "người vượn". Tuy nhiên ở đây có vai tṛ to lớn, thậm chí quyết định của Lao Động. Vậy, cá nhân tôi tổng hợp cả 2 thuyết "Lao Động" và "Đột Biến Gen". Trong đó, đột biến gen là nguyên nhân "tự nhiên", "đầu tiên", "điều kiện cần", c̣n vai tṛ Lao Động và sống tập trung thành Xă Hội là "nguyên nhân mang tính nhân bản, xă hội", "có sau" nhưng "quyết định", là "điều kiện đủ". Nhắc thêm là bọn "vượn người cổ" này sống ở rừng Bắc Phi (nay là sa mạc phần lớn khô cằn lắm). Loài người Á Âu Phi Mỹ Úc hiện nay đều có tổ chung xưa nhất ở Bắc Phi này. Cái này bên nhân chủng kết hợp Di truyền học đă chứng minh, tất cả gen người hiện nay, truy ngược lên (kiểu như ta đi từ ngọn sông lần lên nguồn sông) th́ đều trở về với 1 kiểu gen ban đầu, xa xôi nhất. Điều này đập tan âm mưu bọn "phân biệt chủng tộc". Cần nói là "người da đen Châu Phi hiện nay" không fải mang kiểu gen xưa nhất, và không thể nói họ là "người cổ, gen cổ, chậm phát triển". Lí do Châu Phi hiện nay thiếu phát triển là do các nguyên nhân xă hội, lịch sử. Ta biết nhiều ông Da Đen rất giỏi, thí dụ ông Annan, TTK LHQ.
Có một giả thuyết đưa ra cách nay khoảng 6,7 năm, do ông nhân chủng học Pháp Ô Mô ǵ đó (thú vị là chữ homo tiếng La tinh là "người") là: dưới tác động bức xạ nguy hiểm, vượn người cổ Bắc Phi bị đột biến mănh liệt theo 2 ngả: một ngả sinh ra nhiều giống vượn người mới rất có sức khỏe chống chọi được với điều kiện thiên nhiên bất lợi (cây cỏ khan hiếm, bức xạ mạnh), một ngả sinh ra một lớp vượn người "bé tay chân, nhưng to đầu", để tồn tại số này phát triển về trí tuệ để duy tŕ ṇi giống trong điều kiện thiên nhiên bất lợi mà bản thân "không có sức khỏe" bằng các loài khác. Ta nói vui là: dùng trí không dùng sức, c̣n số kia là "đầu óc ngu si, tứ chi phát triển". Ta thấy thuyết này khă dĩ, nhưng nếu không kết hợp với thuyết cổ điển của Engels th́ không ổn. V́ có thể dưới tác động bức xạ, sinh đột biến gen, sinh ra một lớp vượn người có "thể tích năo" rất lớn (so với số vượn người c̣n lại), nhưng nếu không có vai tṛ lao động để tồn tại, và lối sống tập trung thành xă hội manh nha, th́ "không thể thành người".
Thuyết này cho rằng, sau khi bị đột biến gen thành lớp vượn người "to đầu, yếu tay chân" số này chuyển từ lối sống trên cây sang trên đất, do "không đủ ăn" nếu sống như các loài "to khỏe" khác, nên họ buộc fải sinh nhai lối khác, phát minh công cụ lao động, cật lực dùng và phát huy trí khôn, hầu kiếm đủ thức ăn, và họ chuyển sang "ăn tạp", miễn là có đủ thức ăn đảm bảo sự sống (v́ họ chuyển sang kiếm ăn trên mặt đất, nên kén chọn thức ăn là không thể tồn tại nổi). Thuyết này có chỗ vui vui và hơi "shock" là: ông tổ chúng ta hóa ra là một "quái thai", nói đúng hơn là một đột biến gen ḱ lạ.
Nhắc thuyết này để nói: chưa từng có một cuộc tuyệt duyệt mang tính toàn cầu, để văn minh nhân laọi biến mất, thay vào đó là một "văn minh mới" xây dựng từ đầu. V́ sự phát triển của lại người từ "vượn người cổ" --> "người vượn" --> "người" rồi đến nay là một lịch sử "liên tục" xét trên toàn cầu (chỉ cá biệt lẻ tẻ một số văn minh bị biến mất, không ảnh hưởng đến toàn bộ cục diện, không có hủy diệt toàn cảnh như thuyết Đại hồng thủy trong Kinh Thánh, mặc dầu ngày nay c̣n một số người ḱ dị, ra sức bào chữa thuyết này, họ không biết ngay cả Vatican cũng đă sửa quan điểm về Hồng Thủy rồi!).

Quan điểm hay nói đúng hơn là Xuất Phát Điểm nghiên cứu của ông gắn với Văn Minh Đông Nam Á là xuất phát điểm tích cực. Ngay từ đầu, ta đă loại bỏ quan điểm Văn Hóa VN là một "nối dài" Văn Hóa Trung Hoa. Những người Tây đầu tiên họ gọi Bán đảo Đông Dương (có ta) là Indochinois, tức bán đảo Trung-Ấn, do nhận thức sai lầm của họ: bán đảo này chung qui là "vùng bên ngoài" của "văn hóa TQ" hay "văn hóa Ấn Độ", không có ǵ khác. Nhận thức này dễ hiểu do hạn chế thời bấy giờ.
Nhưng nếu ông hiểu là "văn minh Đông Nam Á" ch́m do biển tiến lại có chỗ hạn chế là chưa đặt Việt Nam trong cộng đồng Bách Việt (một địa bàn bao la từ bờ Nam sông Dương Tử - Trường Giang hắt đổ về Bắc Việt hiện nay).

Quan điểm của tôi không phủ nhận tính chất "phi Hán phi Hoa" của cội nguồn văn hóa Việt Nam. Đúng hơn, tôi rất tin vào "tính bản địa khác Hán" của văn hóa Việt, và rất thích bảo vệ quan điểm này. Tôi rất phản đối lối tư duy "nước lớn" theo kiểu "TQ là trung tâm", phản đối "lấy Trung nguyên là trung tâm" hay "lấy Châu Âu là trung tâm" (dĩ Âu vi trung). Cũng như cái nh́n bán đảo Đông Dương chẳng qua là xứ nhỏ kẹp giữa 2 nền văn hóa lớn TQ và Ấn Độ, và chỉ là thâu nhận ảnh hưởng của 2 nền văn hóa này. Thật ra fải nói cách nh́n này xưa lắm rồi, lạc hậu lắm rồi, hiện nay trên sinh hoạt khoa học thế giới theo cảm nhận của tôi không c̣n đất đứng cho quan điểm ấu trĩ này đâu, mặc dù thỉnh thoảng có đôi ba ông, có những ông chả có tư cách khoa học ǵ hết, c̣n nhai lại cái tư duy ấu trĩ "văn hóa Trung Quốc là cội của văn hóa khu vực, trong đó có VN", chẳng qua là vài người hẹp ḥi ấu trĩ như viên sỏi ném vào hồ nước mà thôi, không đáng để ư.

Tuy quan điểm của tôi là vậy, nhưng xuất phát đầu tiên nhất của tôi là "sự chung sống ḥa b́nh" "tôn trọng lẫn nhau" của các nền văn hóa. và nền văn hóa nào cũng có cái hay cái đẹp, đóng góp cho văn hóa nhân loại. Trong văn hóa không được và không nên nói "văn hóa này cao hơn văn hóa khác", văn hóa khác văn minh ở chỗ không có cao / thấp, sang / hèn. Thái độ chung sống, và khoan dung (tolerance) là cần thiết nhất trong văn hóa học, mặc dầu UNESCO đă đưa ra quan điểm này cách nay gần 10 năm, nhưng chưa thể lỗi thời. Thứ 2, là hầu như không tồn tại "khu biệt tuyệt đối" trong văn hóa. Văn hóa,nó gần đồng nghĩa với "giao lưu văn hóa". Chỉ có một số cộng đồng v́ chọn cư trú trong một diện tích nhỏ hẹp hẻo lánh mới có "khu biệt văn hóa" (cũng tương đối) như người lùn Pigmé Châu Phi. V́ vậy, theo tôi là di sản Dịch thuật, nếu ta t́m hiểu thấy có dấu vết từ nhiều nguồn gốc khác nhau, th́ cũng chỉ là sự đóng góp của nhiều văn hóa. Tôi nói chân thành, tôi rất khó tin việc chứng minh cội nguồn Dịch Học - Lí Số đều ở dân tộc Việt có thể thành công, và đc công nhận. Nói anh em đừng giận, đc công nhận trong diễn đàn này hay một số diễn đàn khác, rất khó nói là thành công về nghiên cứu lịch sử hay lịch sử văn minh.

Tôi tự coi là một người yêu văn hóa Việt, và không tin văn hóa Việt chỉ là "đưa con" văn hóa Trung Hoa (quan điểm này cũ quá rồi, ngày nay có ông Tàu nào cố bảo vệ cách nh́n này theo óc nước lớn cả họ cũng chả là ǵ trước cộng đồng khoa học quốc tế, khi ngành Việt Nam học đă có nhiều thành tựu, được dạy ở một số trường Đại Học quốc tế). Như vậy, chúng ta đều là những người yêu văn hóa Việt. Nhưng cách nghĩ của tôi có những khác biệt với Ông. Tôi không nhận ḿnh là làm khoa học ǵ to tát, nhưng cũng có một số hiểu biết nhất định về văn hóa Việt, nhưng tôi không muốn "viết lên web" chút nào. Không fải v́ đấy không fải thành quả nghiên cứu của tôi riêng. Mà v́ những điều ấy không hợp với hầu hết "sở thích" của hầu hết các bạn trong diễn đàn, cũng không hợp với nội dung,chủ đề chính của diễn đàn. Mà tôi th́ không thích nói cái ǵ mà mọi người không mong đợi, và trái lệch chủ đề, trừ khi thấy thật cần thiết.

Điều cuối, tôi đă nói, và có lẽ c̣n nhắc lại, chúng ta ở đây, trước tiên là những người "cùng tâm nguyện" về cơ bản, là những người đều có tập trung về môn Lí Số Đông Phương. Như bàn tay có ngón ngắn ngón dài (trong đó tôi xin làm ngón út). Nh́n vào cái khác nhau th́ chỉ thấy cái khác nhau, và chỉ đẩy nhau ra xa măi măi. Nh́n vào cái "giống nhau" th́ dù mọi khác biệt vẫn có thể "ngồi cùng nhau" trên cái "chiếu làng" là TVLS.COM này. V́ vậy, bản thân tôi có thể hay bị coi là "phá bĩnh", "phá đám","ngang ngược", thật ra không fải không có lỗi về phía bản thân tôi, nhưng tuyệt nhiên không phải người thích mâu thuẫn, tuyệt nhiên không có tư tâm tư ư ǵ khác. Chúng ta đôi khi hay "gộp vào làm một" tư tưởngngười. Thật ra, như cái áo một người mặc, không fải bản thân người ấy. Đánh giá, hay chê một cái áo rất đơn giản, đàn ông thường không ai giận khi người ta chê áo của ḿnh. (Xin đừng dại chê một phụ nữ về cái áo cô ta đương mặc, ngàn lời thông thái không thanh minh nổi đâu). Tư tưởng khác cái áo, v́ nó là thế gới tinh thần, phức tạp hơn nhiều. Và nó có thể là tâm nguyện của một người, tâm huyết một đời, công lao của cả một thời gian dài, nên chúng ta rất hay gộp nó làm một với ta, xem tư tưởng ta và chính chúng ta làm một. Thật ra không fải, thật ra ai ai cũng đă nhiều lần thay đổi suy nghĩ. Tư tưởng chúng ta cũng vô thường như bản thân ta thôi.

Lời vắn ư dài.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 13 January 2005 lúc 11:13am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
linhnam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 June 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 15
Msg 43 of 45: Đă gửi: 15 January 2005 lúc 4:03am | Đă lưu IP Trích dẫn linhnam

Trích dẫn:
Cảm ơn bạn Diamenh có lời khen ngợi.
Theo tôi: Âm lịch được sáng tạo từ rất lâu; trước khi xuất hiện lịch sử của nền văn minh hiện đại. Nó thuộc về một nền văn minh rất cao cấp đă từng tồn tại trên Địa cầu. Tôi tạm đặt cho nó một cái tên là: Nền văn minh tiền Atlantic. Khi nền văn minh này sụp đổ bởi thiên tai th́ người Lạc Việt - tổ tiên của dân tộc Việt hiện nay; là những cư dân c̣n sống sót của nền văn minh đó - kế thừa. Khi nền văn minh Lạc Việt với quốc gia Văn Lang sụp đổ từ hơn 2000 năm trước trong lịch sử hiện tại; tri thức này bị Hán hoá trải đă hàng ngàn năm và c̣n di sản đến bây giờ; qua các bản văn chữ Hán.


Chào bác Thiên Sứ cùng tất cả quư vị, :)

Sẵn bác Thiên Sứ nhắc đến nền văn minh tiền Atlantis và nền văn minh Lạc Việt, xin post nơi đây cái link đến một bài rất là thú vị liên quan đến đề tài trên:

http://www.atlan.org/articles/checklist/

Đề tài trên c̣n móc nối ngay cả cuốn "Eden in the East: The Drowned Continent of Southeast Asia" mà tác giả là Stephen Oppenheimer. (Cuốn nầy được một số học giả Việt Nam nhắc đến trong những năm gần đây và một tờ báo cũng có đăng dịch lại cuốn nầy. Tại link nầy cũng có một bài liên quan: http://www.mevietnam.org/NguonGoc/tutuong-vanminhco.html)

Chúc bác Thiên Sứ cùng tất cả quư vị nơi đây một ngày vui, :)

-=ln=-


Sửa lại bởi linhnam : 15 January 2005 lúc 4:05am
Quay trở về đầu Xem linhnam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi linhnam
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 44 of 45: Đă gửi: 15 January 2005 lúc 8:45am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn Linh Nam.
Tôi sẽ vào xin được t́m hiểu những tư liệu mà bạn giới thiệu.
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
tdnguyenvietnho
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 27 December 2004
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 27
Msg 45 of 45: Đă gửi: 08 February 2005 lúc 1:19am | Đă lưu IP Trích dẫn tdnguyenvietnho

Kính anh thienkhoitimvui cùng qúi vị quan tâm,

@ Về phần Văn Hóa Vô Ngôn

Thưa anh thienkhoitimvui, thành thật mà nói, trong một số bài anh đă cho lên mạng trước đây (chẳng hạn anh viết về toán Euclite và Phi Euclite), tôi rất nể phục sự hiểu biết và những lập luận của anh, nhưng bài phản biện của anh viết cho tôi trên đây, thật sự tôi đă không hiểu ư anh, cho dù đă đọc đi đọc lại nhiều lần …

Nói về cái thể loại văn hóa của Lư Số hay Dịch Lư là nền văn hóa độc nhất vô nhị của phương Đông, nó không dùng “ngôn ngữ qước” của “Thế gian pháp” thông thường mà dùng ngôn ngữ đặc biệt được h́nh thành bởi hai chữ số Khôn (_ _) Càn (___), tôi tạm gọi là “Văn Hóa Vô Ngôn” (trong nghĩa là không dùng ngôn qui ước thông thường); tôi viết:

“Về nền Văn Hóa Vô Ngôn: Đó là nền Văn hoá xây dựng trên Lư Số (dùng số chứ không dùng chữ để diễn ư, như khoa điện toán ngày nay chỉ dùng hai “Mẫu Tự” 0 và 1). Lư số là ǵ? là cái lư nằm trong con số. Thí dụ: Số lớn người Việt bỏ nước ra đi sau năm 1975, những người nầy được gọi là người lữ thứ hay lũ khách (mà ngôn ngữ ngày nay gọi là tị nạn). Nói lữ thứ hay lữ khách là cách diễn đạt tư tưởng qua “văn hóa hữu ngôn” (dùng chữ để diễn ư), c̣n văn hóa Vô ngôn để diễn tả ư nầy, với nhiều chi tiết mà người lữ khách phải sống, bằng con lư số HỎA SƠN LỮ ( Qua con “Lữ” ta thấy ư được truyền đạt không qua chữ (hữu ngôn), mà dùng hai kư tự Âm Dương hay Tiên Tiên Rồng là Dịch gọi là Hào Từ (_ _) hay (___), để lập nên số và chứa cái lư trong con số nầy. Làm sao hiểu được cái lư nầy? Thưa hiểu qua tượng h́nh và tượng ư của con lư số vừa h́nh thành từ nét âm (_ _) và dương (___). Tượng h́nh và tượng ư qua con Hóa Sơn Lữ là: Lửa cháy trên quê mẹ (Hỏa trên, Cấn hay Sơn), khiế người dân phải bỏ xứ ra đi để thành Lữ thứ, Lữ khách. Ư con số dịch nầy (con Lữ) là: Người Lữ thứ, nếu có địa vị (như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống... th́ phải sống thế nào cho xứng đáng với địa vị cũ của ḿnh để chúng khỏi khinh; c̣n đối với người b́nh thường th́: sống thế nào để vượt qua cái khó khăn bang đầu... Những ư nầy, tất cả đều được con lư số Hỏa Sơn Lữ chỉ cho, chỉ không bằng lơiø mà bằng tượng h́nh và tượng ư của con số này thể hiện ra...”

Để rơ thêm về loại ngôn ngữ lư số đặc biệt nầy tôi cũng đă chỉ ra cách đổi các con số của hệ thập phân sang hệ lư số:
“Trở lại con Hỏa Sơn Lữ, Hỏa Sơn Lữ vốn là con số 13 của hệ thập phân dùng để: cân, đong, đếm chính xác, khi chuyển sang lư số là con Lữ.
Cách Chuyển: Đổi số 13 sang hệ trung gian của binary, với hệ 6 con số (digit), nó sẽ là con 001101, thay con 0 và con 1 của hệ nầy bằng hai mẫu tự âm Khôn (_ _) và dương Càn (____) và sắp từ trên xuống dưới sẽ thành con Hỏa Sơn Lữ”

Và để tóm lược ư ḿnh về nền văn hóa nầy (Văn Hóa Vô Ngôn) và sự liên quan của nó với Âm Dương Hợp Lịch c̣n viết:

TÓM LẠI QUAN ĐIỂM CỦA TÔI TRONG VẤN ĐỀ NẦY LÀ:
     Lịch ta hay Lịch Tàu có nguồn gốc từ Dịch Lư và Dịch Lư là nền văn hóa Lư Số của nền văn hóa Tiền Đông Nam Á (mà Thiên Sứ gọi là Atlantic), đặt trên căn bản hai chữ số Âm (_ _) Dương (___) để dẫn vào triết lư biến dịch của sự vật , và v́ là một loại chữ rất đặt biệt nhằm h́nh thành số dịch để truyền đạt lư lẽ qua các con số cùng với một số h́nh đồ (cũng không chua chữ vào), nên tôi tạm gọi hệ thống truyền đạt tư tưởng nầy là “NỀN VĂN HÓA VÔ NGÔN” (không truyền đạt ư tưởng qua chữ nghĩa như hệ hữu ngôn dùng chữ nghĩa để diễn đạt mà ta thường thấy). Chính sách “VÔ NGÔN” là các Quẻ cuả tám con số dịch trên Bát Quái vàcác con số h́nh thành 64 quái, cùng các h́nh đồ Vô Cực, Thái Cực, Bát Quái (Tiên Thiên, Trung Thiên và Hậu Thiên), h́nh Hà Đồ Lạc Thư, Rùa Thần...
(Trích lại trong bài viết: Âm Dương Hợp Lich để góp ư với Diamenh trong bài Lịch Ta, anh hỏi b ác thiensu)

Trong bài “Gửi Anh Thienkhoitimvui trên tôi cũng đă viết v ề cái vô của bộ môn toán lư số nầy là:

“Đề tài tôi góp ư, chính là phần Văn Hóa Vô Ngôn được h́nh thành bởi hai h́nh Hà Đồ và Lạc Thư không lời, từ đó cho ra hệ thống dịch lư vô ngôn (các con lư số và đồ h́nh của dịch), để rồi từ nền tảng nầy, tiền nhân Việt làm ra lịch âm dương hợp lịch hay Qui lịch, là lịch có Can, Chi mà bạn diamenh đă hỏi. Như vậy, việc tôi “nhảy vào” tŕnh bày với nội dung như thế, cũng không thể nói là “làm loăng”, theo thiển ư tôi.

Hoặc đă viết:

Tôi cũng nghĩ: phải chăng v́ ngôn từ “hữu ngôn” khó đi vào triết lư và Đạo lư, nên bên cạnh việc dùng hệ thống văn hóa hữu ngôn, ông cha ta đă sử dụng thêm hệ thống văn hóa vô ngôn, (bằng các con lư số và h́nh đồ), để diễn ư thay lời và sớm xây dựng được nền Khoa Học Đạo Học qua biểu tượng của Tiên Rồng hay âm (_ _) dương (___), (nên nền văn hóa nầy c̣n mang tên là nền văn hóa Rồng Tiên). Lại nữa, như huyền thoại nói: thần Tảng Viên do có được báu vật Sách Ước Gậy Thần từ Long Cung (tức vùng đất có nền văn hóa Tiên Rồng bị nhận ch́m nầy), mà thắng được Thủy Tinh, phải chăng là nhằm muốn nhắc về nền văn minh đă mất (?)


với cổ sử và huyền sử th́ tôi “đọc” nó qua “hệ văn hóa vô ngôn” của Dịch số, dịch đồ, lư số huyền thoại và tín ngưỡng truyền ḍng (đă nêu lên trong các bài trước)

Như vậy, từ ngữ tạm mượn để gọi là “văn Hóa Vô Ngôn” để chỉ nền văn hóa Lư số (không dựa vào ngôn ngữ qui ước thông thường), không có nghĩa là hoàn toàn không dùng ngôn tự, mà nó dùng một thể loại ngôn tự đặc biệt là “lư số Tiên Âm (_ _) Rồng Dương (___)”; điều nầy cũng có nghĩa tôi không cổ xúy lối truyền “tâm pháp xằng” mà tôi chỉ làm công việc “giải mă nền văn hiến phi vật thể” của Lạc Việt hầu làm sống lại nền văn hóa “Ông Bà” (trong nghĩa Ông Dương, Bà Âm, cũng là nền văn hóa của Cha Rồng Mẹ Tiên hay nền văn hóa lư số Tiên Rồng).
Trong việc dùng chữ nghĩa để diễn đạt ư ḿnh, có lẽ tôi khá vụng, nhưng tôi nghĩ không vụng đến nỗi khiến anh đă hiểu hoàn toàn ngịch lại những ǵ tôi viết v́ thế tôi nói: “Thật sự tôi không hiểu ư anh” khi đọc những ḍng nầy của anh:

- VỀ VÔ NGÔN:

Xét trên quan điểm triết về ư thức, tôi không tin có ư thức độc lập với ngôn ngữ. Và không có một nền văn hóa vô ngôn… Ư thức con người không thể tách rời ngôn ngữ…
tư duy, không fải tư duy từ hư không. Nói đơn giản, để tư duy được phải có điều kiện. Tức là: tư duy con người chỉ có thể khi nó có một số điều kiện, người ta gọi là "những cây gậy chống của tư duy". Một trong những "cây gậy chống" đó là ngôn ngữ!
V́ vậy, tư duy không thể biệt lập ngôn ngữ, ngay cả khi ta tư duy trong thinh lặng, "nghĩ thầm trong đầu", th́ chúng ta cũng dùng ngôn ngữ để tư duy… Ngay cả Hà Đồ Lạc Thư, Quẻ Dịch... cũng là 1 dạng ngôn ngữ. Có thể gọi là "ngôn ngữ biểu tượng"… Các vạch Dịch, cũng là ngôn ngữ… Đây là những ngôn ngữ đặc biệt,.. dùng nó như "phương pháp thêm vào" th́ hay, độc nhất th́ không thể…

Kính anh thienkhoitimvui và qúi vị quan tâm,
Qua mấy ḍng trích lại của tôi (chữ đỏ) và của anh thienkhoitimvui (chữ xanh) xét ra tôi và anh cùng một ư chứ có ǵ khác đâu? Nhưng tôi lại càng không hiểu anh khi ở đoạn kế tiếp anh viết:

Tôi nói chân thành, tôi rất khó tin việc chứng minh cội nguồn Dịch Học - Lí Số đều ở dân tộc Việt có thể thành công, và đc công nhận. Nói anh em đừng giận, đc công nhận trong diễn đàn này hay một số diễn đàn khác, rất khó nói là thành công về nghiên cứu lịch sử hay lịch sử văn minh…

để rồi anh viết tiếp đên những ḍng khó hiểu hơn nữa:

Nhưng cách nghĩ của tôi có những khác biệt với Ông. Tôi không nhận ḿnh là làm khoa học ǵ to tát, nhưng cũng có một số hiểu biết nhất định về văn hóa Việt, nhưng tôi không muốn "viết lên web" chút nào. Không fải v́ đấy không fải thành quả nghiên cứu của tôi riêng. Mà v́ những điều ấy không hợp với hầu hết "sở thích" của hầu hết các bạn trong diễn đàn, cũng không hợp với nội dung,chủ đề chính của diễn đàn. Mà tôi th́ không thích nói cái ǵ mà mọi người không mong đợi, và trái lệch chủ đề, trừ khi thấy thật cần thiết.

Tôi mong những hàng anh viết kề trên là anh viết cho chính anh chứ không nhằm cho tôi hay bất kỳ ai khác, v́ viết thế, qủa thật khó hiểu nếu không muốn nói là tối nghĩa. Nếu viết nhằm vào đối tượng không phải anh mà là viết cho tôi, th́ tôi nghĩ anh nên:
_Trường hợp I: Nếu anh là người trong ban quản trị: anh có thể cánh cáo lần 1, cảnh cáo lần 2… xóa một phần, hay xóa toàn bài… tùy mức độ nặng nhẹ mà tôi đă vi phạm vào phạm luật lệ diễn đàn.
_ Trường hợp II: Nếu anh là một hội viên, cách tốt nhất là chỉ ra những sai phạm của tôi và đề nghị ban quản trị áp dụng biện pháp như trong nội qui diễn đàn đă đề ra.

Cuối cùng, tôi hy vọng v́ ngôn từ “cạn ư, rậm lời” nên có thể tôi đă hiểu sai thiện ư của anh cũng như anh đă hiểu không đúng những ǵ tôi muốn nói (có thể là do tôi đă không khéo diễn đạt ư ḿnh).
Một điều tôi có thể nói: chúng ta đều có cùng một cái giống nhau, đó là: là cùng là người Việt và yêu văn hóa Việt và chỉ cần cái giống căn bản nầy mọi cái khác rồi ra cũng trở thành “tiểu dị”.

@ C̣n phần nền văn hóa Tiền Đông Nam Á (mà thienkhoi Atlentic): đến nay đă nhiều người khai triển và nêu lên sách tham khảo, xin anh có thể đọc cũng trên mạng nầy. Tôi xin không viết thêm nữa.

Kính chào tạm biệt cùng có lời chúc Tết anh thienkhoitimvui và qúi vị quan tâm. tdnguyenvietnho







__________________
Tdnguyenvietnho
Quay trở về đầu Xem tdnguyenvietnho's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tdnguyenvietnho lần thăm tdnguyenvietnho's Homepage
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 3
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 4.4336 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO