Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 390 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Phát hiện sai về Lịch sử liên quan đến đền Ngọc sơn - Hà nội Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
tuyetmai
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 December 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 35
Msg 1 of 32: Đă gửi: 12 May 2005 lúc 12:55am | Đă lưu IP Trích dẫn tuyetmai


Báo Lao động số 130/2005 ngày 12.05.2005 đưa tin "Vua Lê Hoàn có trả gươm báu tại hồ Hoàn kiếm"
Bài báo nêu lên việc đọc giả phát hiện về sai lầm rất lớn về lịch sử xung quanh sự việc và tấm bảng giới thiệu về rùa Hồ Gươm.

Theo lịch sử ghi lại: Khi khởi binh đánh xong giặc Minh - Lê Lợi lên ngôi vua là Lê Thái Tổ, xây dựng lên nhà Hậu Lê (1428-1788). Trong một lần du ngoạn tại hồ Lục Thuỷ (Hồ Gươm) bỗng có một con rùa rất to nổi lên xin lại thanh gươm báu. Vua rút gươm trao lại cho Rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống nước. Từ đó có tên là Hồ Hoàn Kiếm. Trong các sử sách đều ghi lại chuyện này.

Vậy mà trong tấm bảng giới thiệu về rùa hồ Gươm hiện đang treo tại đền Ngọc sơn có ghi rơ và khẳng định "Theo truyền thuyết Vua Lê Hoàn trả thanh bảo kiếm tại hồ Lục Thuỷ vào đầu thế kỷ thứ 15" ???

Lại nói đến Lê Hoàn : Vua Lê Hoàn (Lê Đại Hành) nhận ngôi báu từ thái hậu Dương Vân Nga để lănh đạo đất nước đánh nhà Tống, lập nên nhà Tiền Lê (980-1009).

Hai thời vua cách xa nhau hàng vài thế kỷ mà không hiểu sao có sự nhầm lẫm cơ bản như vậy trong lời giới thiệu về rùa Hồ Gươm tại đền Ngọc Sơn - Nơi danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Thủ đô Hà nội.

TM có chút việc nên chưa về Hà Nội ngay đwợc. Quư vị nào ở HN th́ ráng chút thời gian qua lại tấm biển và chộp được ảnh của nó ( Bảng giới thiệu RÙA HỒ GƯƠM) - post lên diễn đàn cho mọi người chiêm ngẫm.



Quay trở về đầu Xem tuyetmai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tuyetmai
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 2 of 32: Đă gửi: 12 May 2005 lúc 10:36am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu



Ở Hà Nội có quán thịt chó Hoàng Béo ngon lắm!

Thiên Sứ
---------------------
Trăng xưa đă vỡ màu hoang dại
Để áng phù vân đọng nét buồn
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
BlackJack
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 September 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 273
Msg 3 of 32: Đă gửi: 29 May 2005 lúc 10:09am | Đă lưu IP Trích dẫn BlackJack


Bác Thiên Sứ này thiệt t́nh... đang không th́ nhắc tới Thịt Cầy làm BJ thèm quá nè,,

Bữa nào rảnh mời Bác TS đi Hai Mơ nhé...hehehe

BJ

__________________
Learn, learn more and learn forever!
Quay trở về đầu Xem BlackJack's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi BlackJack
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 4 of 32: Đă gửi: 29 May 2005 lúc 10:23am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

BlackJack , muốn làm thầy th́ nên cử Cờ tây . Con nầy rất có nghĩa với người . Chuyện chó có nghĩa th́ ai ai cũng biết , bị bắt đi xa hàng ngàn cây số nó cũng t́m nhà (lúc ban đầu của nó) mà về bất kể đói khát . Phần tôi, tôi đi xa có 5 ngày nó nằm dưới giuờng chổ tôi ngủ chờ tôi về không ăn không uống không đi đâu hết . Nó là giống lai berger rât dữ , khi bị chọc nó cắn tất cả trừ chủ đem nó về .

Sửa lại bởi dinhvantan : 29 May 2005 lúc 10:30am
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 5 of 32: Đă gửi: 30 May 2005 lúc 12:20am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

BlackJack thân mến ui!
Hổng phải bỉ phu thích ăn thịt chó đâu.
Nhưng dù sao vẫn cảm ơn BlackJack có lời mời.
Hẹn ngày tái nạm.
Chúc BlackJack vạn sự an lành.

Sư Thiến
--------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 6 of 32: Đă gửi: 01 June 2005 lúc 6:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Rùa hồ Gươm thuộc giống rùa nước ngọt loại lớn nhất TG, người ta không t́m thấy gióng rùa này đâu khác trên dất HN kể cả hồ Tây rộng lớn. Nhưng t́m về Thanh Hoá quê hương Lê Lợi th́ người ta thấy giống rùa này ở sông. Các nhà nghiên cứu đang ngờ rằng rùa nầy vua Lê sai mang từ Thanh Hoá thả vào Hồ Lục thuỷ là tên cũ của Hồ Gươm.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 7 of 32: Đă gửi: 01 June 2005 lúc 9:44am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Quí vị quan tâm thân mến!
Rùa từ lâu đă là biểu tượng cho văn hoá Việt. Từ Rùa vàng xây thành Cổ Loa; đến Rùa đội bia tiến sĩ ở văn miếu; rùa đội hạc trong đ́nh đền. Học giả Nguyễn Hiến Lê đă xác định trong lịch sử cổ đại:

"Giống rùa lớn chỉ có ở miền nam sông Dương Tử"


Quí vị nghiên cứu văn hoá dân tộc nên cân nhắc kỹ giả thuyết cho rằng:

Các nhà nghiên cứu đang ngờ rằng rùa nầy vua Lê sai mang từ Thanh Hoá thả vào Hồ Lục thuỷ là tên cũ của Hồ Gươm.
Đây là một giả thuyết làm tầm thường hoá h́nh ảnh Rùa trong văn hoá tâm linh của dân tộc Việt. Thực ra loài rùa nước ngọt ở Thanh Hoá không giống hẳn loài rùa vàng ở hồ Hoàn Kiếm. Hiện tượng này giống như giả thuyết cho rằng: Sự phát hiện ra Thạch Động ở Hà Tiên dẫn đến khả năng truyện Thạch Sanh có nguồn gốc Căm pu chia.

Vài lời tường sở ngộ.

Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
BlackJack
Học Viên Lớp Tử Vi
Học Viên Lớp Tử Vi
Biểu tượng

Đă tham gia: 22 September 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 273
Msg 8 of 32: Đă gửi: 02 June 2005 lúc 9:41am | Đă lưu IP Trích dẫn BlackJack

ThienSu đă viết:
Hiện tượng này giống như giả thuyết cho rằng: Sự phát hiện ra Thạch Động ở Hà Tiên dẫn đến khả năng truyện Thạch Sanh có nguồn gốc Căm pu chia.

Vài lời tường sở ngộ.

Thiên Sứ


Thế cũng hay bác TS à. Có câu như sau:

Thời này đất chật người đông
Thạch Sanh th́ ít Lư Thông th́ đầy..hehehe

C̣n về Rùa hồ HK th́ h́nh như có ông ǵ chuyên nghiên cứu nói tên khoa học của nó là "con giải" giống này không chỉ có ở hồ HK mà c̣n t́m thấy ở Thanh Hoá, ở rừng U Minh, ở cái hồ nào nữa ở tận Ninh B́nh nữa...hehehe.

Mà ở hồ HK theo quan sát lâu nay th́ h́nh như c̣n có mỗi một cụ thôi??? Nếu vậy chắc cần phải lưu giữ nguồn Zen quá...!

BJ


__________________
Learn, learn more and learn forever!
Quay trở về đầu Xem BlackJack's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi BlackJack
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 9 of 32: Đă gửi: 02 June 2005 lúc 1:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

C̣n mỗi một Cụ thôi nhưng cách đây không lâu Cụ có nổi lên làm mấy nhà môi sinh đoán rằng hồ dơ quá Cụ thở không nổi .

Sửa lại bởi dinhvantan : 02 June 2005 lúc 1:16pm
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 10 of 32: Đă gửi: 05 June 2005 lúc 11:13pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bờ Lắc Cờ Dắc thân mến!
Cái tên chú khó viết quá; nên bỉ phu đành Việt hoá nó vậy! Hi!
Chia sẻ thêm với chú một thông tin này:
Khi người ta "nghiên cứu" ra Thạch Động ở Hà Tiên và bảo là nguồn gốc chuyện Thạch Sanh có từ Căm Pu chia th́ đúng lúc đó là thời điểm trước và sau cuộc chiến Tây Nam xảy ra đấy! Không lẽ Thiên Sứ chửi thề cái khoa học khốn khiếp ấy chứ!
Đấm đá nhau là chuyện của thế sự; nhưng kẻ nào (Bất kể là cường quốc hay cá nhân) đem văn hoá dân tộc Việt ra làm phương tiện để phục vụ cho đấm đá th́ hăy coi chừng hồn thiêng sông núi nước Việt!
Vài lời tường sở ngộ wá với Bờ lắc cờ dắc.
Thiên Sứ
-----------------------
Giang hồ nào có ai phong ấn
Nên khó từ quan trở lại quê

-----------------------
Thờ Phật th́ được ăn oản
Tŕnh Quốc Công


Sửa lại bởi ThienSu : 05 June 2005 lúc 11:22pm
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 11 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:01am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

ThienSu đă viết:

Thực ra loài rùa nước ngọt ở Thanh Hoá không giống hẳn loài rùa vàng ở hồ Hoàn Kiếm.


Ông Giáo sư khoa Sinh trường Đại Học Tổng Hợp đă coi các laọi tự điển rùa, và gửi tiêu bản rùa Hồ Gươm tới những trung tâm sinh học, các quĩ gen sinh học lớn trên thế giới, là đối chiếu với rùa ở sông xứ Thanh Hóa th́ thấy là 1 loại. Nay ông TS nói không phải.

ông Giáo sư sinh học này cũng khẳng định giống rùa này không t́m thấy ở đâu khác trên đất Hà Nội (c̣n Ninh b́nh và cà Mau không thấy công bố) kể cả hồ Tây (hồ lớn nhất Hà Nội).

xin thêm là rùa này không có màu vàng, và cũng không bằng vàng, Kim quy chỉ là cách nói thần thoại. Cũng thế, chuyện rùa biết nói tiếng Việt và nhả gươm, đ̣i gươm với Lê Lợi cũng là thần thoại. hoặc giả những người tin vào câu chuyện phảng phất thần thoại này mới là người Lạc Việt chân chính! Nếu thế tôi xin kiếu, v́ chỉ dừng lại đấy là một huyền thoại đẹp về tinh thần đấu tranh yêu nước chống ngoại xâm, đẹp nhưng cũng chỉ là huyền thoại, tôi tôn trọng nó như 1 huyền thoại đẹp, và chỉ tôn trọng ở nghĩa đó.

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 12 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:06am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tôi quên tên ông, thực ra tên ông là Hà Đ́nh Đức, giáo sư Sinh học Việt Nam, sau đây là một số bài về rùa hồ Gươm để quí vị tham khảo, xem ông Hà Đ́nh Đức và 1 số ai đó nói ǵ:
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 13 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:07am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Giáo sư Hà Đ́nh Đức: "Rùa Hồ Gươm không phải là Giải Thượng Hải"
01/04/2004 17:02



Chiều 31/3, điện thoại di động của G.S Hà Đ́nh Đức réo liên hồi, toàn khách hỏi đường vào nhà ông. Mọi người đến đều chung một mục đích, muốn hỏi nhà sinh vật học đă dày công nghiên cứu về "cụ" Rùa rằng" "V́ sao bỗng dưng "cụ" Rùa Hồ Gươm lại biến thành "cụ" Giải Hồ Gươm? (Theo kết luận của Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam).



Với nhiều người Hà Nội, đây là chuyện "động trời" v́ trong suy nghĩ, h́nh ảnh "cụ" Rùa linh thiêng, huyền bí, lành hiền rất gần gũi với người dân HN. C̣n con Giải, theo nhiều câu chuyện dân gian, là con vật dữ tợn hay sống ở vực sâu, chuyên bắt đàn ông để ăn thịt và bắt con gái đẹp về làm vợ. Đương nhiên, đây chỉ là chuyện cổ tích.



"10 nghiên cứu của tôi lại không đáng tin bằng 1 câu nói chăng?"

GS Hà Đ́nh Đức khá b́nh tĩnh khi đón nhận chuyện "động trời" này. Ông tự tin v́ có trong tay một khối lượng đồ sộ tài liệu về các loài rùa được gom góp trong suốt 10 năm nghiền ngẫm nghiên cứu. Nhưng G.S cũng không khỏi chua xót khi nhận xét: "Chỉ một câu nói của họ lại có thể đem so sánh với trên 10 năm nghiên cứu của tôi. Những người bảo đó là con Giải Thượng Hải th́ thử hỏi họ xem bằng cớ đâu, dựa trên tài liệu nào để nói điều đó?" Có thể thông cảm cho lời phàn nàn của GS Tâm trạng của ông chẳng khác ǵ người có đứa con mang nặng đẻ đau nuôi nấng 10 năm ṛng bỗng bị người ta đồn thổi rằng đó là con ..nhà khác.



"Rùa Hồ Gươm là loài mới"

GS Đức: "Nếu nh́n vào hai bức ảnh sọ của con Rafetus leloii (tên khoa học của rùa Hồ Gươm) và con Rafetus swinhoei (Giải Thượng Hải) về h́nh thái khác nhau: cái tù, cái nhọn, cái ổ mắt bầu dục, cái ổ mắt tṛn, tỷ lệ ổ mắt so với sọ khác nhau, xương chẩm cái như th́a, cái gờ nhỏ, phía hàm dưới cái gần h́nh thang, cái nhọn. H́nh thái của mai cũng khác nhau.



PV: Một nhà khoa học thuộc Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật bảo là trên quan điểm phân loại theo h́nh thái th́ hai cái sọ giống nhau.



GS Đức: Thế người đó có sọ rùa không? Tôi đảm bảo không có.



PV: Đúng là không có mẫu sọ rùa. Nhưng họ bảo thấy mẫu từ Bảo tàng tự nhiên Thượng Hải, ở đó có ghi chú là con Pelochelys bibroni .



GS Đức: Tôi đă đặt chân đến Bảo tàng Thượng Hải, gặp bà Zong Yu Giám đốc Bảo tàng. Bà Zoing Yu là chuyên gia rùa của Trung Quốc, đă từng viết cuốn "Rùa Trung Quốc". Bà Yu nói: "Con Tafetus swinhoei không có ở Thượng Hải, mà do người dân bắt ở nơi khác về. Chỉ có 1 con, c̣n sống và đang non". Vậy lấy đâu ra mẫu sọ?



PV: Sách đỏ VN- phần Động vật xuất bản năm 1992, tái bản năm 2000 viết: :Về mùa đông con Giải ở Hồ Gươm (HN) đôi khi mô lên mô đất Tháp Rùa để phơi nắng? Sách đỏ viết là Giải đấy, thưa GS.



GS Đức: Theo các chuyên gia thế giới, loài Giải này không có ở Đông Nam Á và chỉ thấy xuất hiện ở Papua Niu Ghinê.



PV: Trong "25 loài rùa lâm nguy nhất trên thế giới" của Petter Richard có ghi Rùa Hồ Gươm là Rafetus swinhoei hay Rùa lớn Dương Tử?




GS Đức: Tên Rùa Dương Tử là cách gọi của riêng ông Petter Richard



PV: Theo GS, đặc điểm h́nh thái khác biệt đủ chứng minh Rùa Hồ Gươm không phải Giải Thượng Hải chưa?



GS Đức: Trước đây ta chưa có đủ điều kiện th́ nhận dạng loài mới bằng đặc điểm h́nh thái. Bây giờ hiện đại, thế giới đ̣i hỏi "bằng chứng" phải là gen. Dù Rafetus leloii chưa được kết luận dạng bằng gen, tôi vẫn khẳng định "như đinh đóng cột" nó là loài mới và không hề là Rafetus swinhoei. Đợi đấy, đến khi công bố gen lên sẽ thấy tách ra hoàn toàn là 2 loài. Viện Công nghệ sinh học đang cố gắng hoàn tất công việc để có thể công bố gen Rùa Hồ Gươm trong năm nay. Có thể sẽ đặt tên khác với cái tên Rafetus leloii. Không sao cả. V́ mỗi loài vật đều được đặt nhiều tên khoa học. Ví du jcon Pelochelys bibroni (Giải) c̣n gọi là Trionyx (Gymnopus) bibronii (đặt năm 1853) hay Chitra indica (1885). Tuy nhiên, tôi nhắc lại lần nữa, dù tên là ǵ th́ Rùa Hồ Gươm vẫn là loài mới, không phải Giải Thượng Hải.



Ai đúng ai sai, là Rùa Hồ Gươm hay là Giải Thượng Hải, sắp tới nhóm "gen" sẽ "bật mí". Điều cần thiết ngay bây giờ, ấy là "cái tâm" đối với Rùa Hồ Gươm và dám thẳng thắn đối mặt với sự thật của những người làm khoa học.




Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 09 June 2005 lúc 5:09am
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 14 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:12am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Thứ tư, 8/5/2002, 09:14 (GMT+7)
Rùa Hồ Gươm có nguy cơ tuyệt chủng


Đốm trắng nhận dạng trên đầu rùa hồ Gươm.
"Hiện trong hồ chỉ c̣n một con duy nhất, lại đă quá già và không xác định được là đực hay cái. Trong khi đó, khả năng t́m được con cùng loài để giao phối là gần như vô vọng". Phó giáo sư Hà Đ́nh Đức, người đă 12 năm nghiên cứu về rùa hồ Gươm, than phiền với phóng viên VnExpress.

- Thưa ông, căn cứ vào đâu để khẳng định rùa hồ Gươm chỉ c̣n một con?

- Tôi đă theo dơi và thống kê hiện tượng rùa nổi ở Hồ Gươm từ năm 1991 đến nay. Qua quan sát bằng ống nḥm, chụp hàng trăm bức ảnh và ghi h́nh th́ chỉ thấy duy nhất một "cụ" rùa to chừng 200 kg, dài gần 2 m, có đốm trắng tṛn rộng khoảng 3 cm trên đỉnh đầu, hơi lệch về bên trái. Khi bơi, đầu rùa cũng hơi nghiêng về bên trái. Từ đó, tôi khẳng định ở hồ Gươm hiện nay chỉ c̣n một "cụ" rùa, và đặt tên cho loài là Rafetus leloii, công bố trên tạp chí Khảo cổ học số 4/2000.

- Có những đặc điểm ǵ riêng biệt để có thể coi rùa hồ Gươm là một loài mới?

- Đây là loài rùa lớn mai mềm thuộc họ ba ba (Trionychidae). Sách Đỏ Việt Nam năm 1992 viết rùa hồ Gươm thuộc loài giải (Pelochelys bibroni). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi những năm 1993-1994 cho thấy đây không phải là loài giải.

Tiến sĩ Peter Pritchard, Chủ tịch Hội Bảo vệ rùa Quốc tế, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu rùa Florida (Mỹ), cũng khẳng định: "Chắc chắn rùa hồ Gươm không phải loài giải. Chúng có thể là chủng quần xa của loài rùa Thượng Hải (Rafetus swinhoei) hay loài mới". Trên cơ sở các tài liệu về loài rùa Thượng Hải, so sánh với rùa hồ Gươm th́ thấy có nhiều điểm khác biệt về h́nh thái, xương sọ và tấm sống (*).

- Nếu đúng rùa hồ Gươm là loài mới, lại chỉ c̣n một con trong hồ, vậy nguy cơ tuyệt chủng là rất lớn. Làm cách nào để duy tŕ ṇi giống của loài?

- Theo giả thuyết của tôi, rùa hồ Gươm đă được vua Lê đem từ Lam Kinh (Thanh Hóa) về thả. Bằng chứng là tại nhiều nơi quanh vùng Lam Kinh, người dân từng bắt được những con rùa lớn (có con nặng tới 150 kg), và hiện nay ở huyện Thọ Xuân, thỉnh thoảng vẫn bắt gặp trứng “ba ba”. Nếu đúng như vậy th́ có thể t́m bắt rùa ở Lam Kinh về nuôi tại Hồ Gươm để giao phối với con hiện nay. Tuy nhiên, có một khó khăn rất lớn là rùa hồ Gươm đă quá già, lại không xác định được giới tính.

Mặt khác, chúng tôi không được tạo điều kiện để nghiên cứu loài rùa này. Chẳng hạn như không được mở tủ kính để đo tiêu bản rùa trưng bày ở đền Ngọc Sơn, và thợ lặn cũng không được xuống hồ để quay phim chụp ảnh. Cho nên chúng tôi phải tiếp cận rùa hồ Gươm theo kiểu “kính nhi viễn chi”.

- Gần đây rùa nổi nhiều, v́ sao vậy?

- Hiện nay, hầu như tất cả các nguồn nước thải xung quanh đều được ngăn chặn không đổ trực tiếp vào hồ, chỉ c̣n nước thải từ một số nhà vệ sinh công cộng bên đường Đinh Tiên Hoàng và ở đền Ngọc Sơn. Sắp tới, khu vực đền Ngọc Sơn sẽ được cải tạo thu gom nước thải và bơm vào hệ thống thoát nước của thành phố. Kết quả phân tích mới nhất vào tháng 11/2001 cho thấy, nước hồ chỉ ô nhiễm nhẹ, đáp ứng tiêu chuẩn loại B, TCVN 5942 - 1995. Nói chung, nước vẫn đảm bảo cuộc sống b́nh thường của rùa.

Rùa hồ Gươm là loài ở nước ngọt mai mềm, có bộ phận hô hấp phụ nên có khả năng trao đổi ôxy trong nước, thậm chí có thể vùi ḿnh trong bùn. Khi nồng độ ôxy trong nước thấp, bộ phận hô hấp phụ không đảm bảo đủ nhu cầu ôxy th́ rùa phải ngoi lên thở bằng phổi. Hiện tượng này không diễn ra thường xuyên mà chỉ nhất thời, có khi một vài giờ hoặc cả ngày.

Cũng có hiện tượng không thể lư giải được, đó là rùa nổi trong một số dịp sửa chữa hay khánh thành các công tŕnh có liên quan đến khu tưởng niệm vua Lê ở cạnh hồ Gươm. Ví dụ ngày bàn giao mặt bằng Khu Di tích tưởng niệm vua Lê 26/8/1999, rùa lên lúc 10h30' đến 12h30'; ngày sửa đầu đao trên nóc Tháp Rùa 23/8/2000. Gần đây nhất là ngày khánh thành khu tưởng niệm vua Lê bên hồ Gươm (27/9/2000), rùa lên nằm gối đầu vào kè đá dưới đám rễ si bên chân đảo Ngọc từ 8h20' đến 10h20', trước sự chứng kiến của nhiều quan chức Hà Nội.

- Có những nguy cơ nào đang đe dọa rùa hồ Gươm?


H́nh ảnh rùa bị thương ở bên phải cổ. Ảnh chụp ngày 24/3/1998.
- Đó là những cọc tre cắm giữ đài phun nước, cọc bê tông kè quanh chân đảo Ngọc, hoặc dây nylon buộc vào các tảng đá lớn để giữ bóng bay mỗi dịp lễ tết. Ngày 10/12/1996, con rùa bị xây xát, chảy máu trên lưng và chân trái. Ngày 24/3/1998, Đài Truyền h́nh Trung ương ghi được h́nh ảnh rùa bị thương, ở bên phải cổ sưng tấy, màu đỏ hồng, trông như có vết cứa chéo. Các trường hợp rùa bị thương có thể là do chướng ngại trong hồ, hoặc bị móc lưỡi câu chùm của kẻ câu trộm.

- Theo ông, cần có biện pháp ǵ để bảo vệ “cổ vật sống” này?


Đá và cọc tre c̣n sót lại sau khi kè hồ có thể làm rùa bị thương.
- Rùa Hồ Gươm là báu vật sống duy nhất của nước ta, là chứng nhân sống duy nhất của thời kỳ Lê Lợi chống giặc ngoại xâm, là linh hồn của hồ Gươm. V́ vậy, UBND thành phố Hà Nội cần giao hẳn trách nhiệm bảo vệ rùa hồ Gươm cho Đội bảo vệ trật tự an ninh khu vực hồ Gươm; đưa tên loài này vào Sách Đỏ Việt Nam. Đồng thời, cần dọn dẹp tất cả những chướng ngại trong ḷng hồ và thành lập trạm quan trắc thường xuyên theo dơi sự hoạt động của rùa và sự biến động môi trường hồ. Đặc biệt, cần tiến hành khảo sát ở các địa phương có loài rùa mai mềm lớn cùng loài với rùa hồ Gươm, làm nguồn dự trữ khi cần thiết bổ sung.

Nếu không làm ngay những việc trên, sẽ là quá muộn khi "cụ" rùa duy nhất ra đi và cái giá phải trả là không thể tính được.


Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 15 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:19am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Rùa Hồ Gươm - huyền thoại và hiện thực




Có lẽ không ở đâu trên thế giới này rùa được người ta bàn luận nhiều như rùa Hồ Gươm ở Việt Nam, một loài rùa nước ngọt có kích thước khá lớn, dài gần 2m và cân nặng khoảng 200kg mỗi con.
.......................
Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đ́nh Đức, một nhà sinh học chuyên nghiên cứu loài rùa này hơn chục năm qua khẳng định rằng đây là loài rùa nước ngọt lớn nhất thế giới và có thể là loài mới. Ông không đồng t́nh với ư kiến cho rằng rùa Hồ Gươm có thể cùng loài với rùa được phát hiện gần Thượng Hải, Trung Quốc (Rafetus swinhoei) khi nêu ra sự khác biệt về h́nh thái mai, sọ rùa giữa rùa Thượng Hải và rùa Hồ Gươm được t́m thấy cách đây 30 năm và trưng bày tại đền Ngọc Sơn.



Tiến sĩ Đức cho biết các nhà khoa học quốc tế như tiến sĩ Peter Maylan, đại học Eckerd, giáo sư Kraig Adler, đại học Cornell của Mỹ đồng ư với quan điểm của ông Đức cho rằng rùa Hồ Gươm thuộc loại rùa mai mềm nước ngọt, là loài rùa thứ 5 có ở Việt Nam và cũng là loài rùa thứ 23 trên thế giới (hiện nay có 22 loài rùa nước ngọt trên thế giới được biết đến).


Ông Đức nhận định rằng rùa Hồ Gươm không phải là rùa tự nhiên vốn sống tại hồ mà được mang từ nơi khác tới thả tại đây. Ông lư giải rằng Hồ Gươm là phần c̣n lưu lại dấu tích của chuyển dịch ḷng sông Hồng và cùng với hồ này Hà Nội c̣n có các hồ khác như hồ Tây, hồ Thuyền Quang, hồ Bảy Mẫu. Tuy nhiên, chỉ riêng Hồ Gươm là có loài rùa này. Mặt khác, nhiều nơi quanh vùng Lam Kinh (Thanh Hóa) người ta từng bắt được những con rùa lớn, nặng tới 150 kg. Từ đó, ông Đức đưa ra một giả thuyết rằng rùa Hồ Gươm được Lê Lợi mang từ quê hương Thanh Hóa của ḿnh thả vào hồ. Tiến sĩ Đức đặt tên khoa học cho rùa Hồ Gươm là loài Rafetus leloii.


Có một số ư kiến cho rằng hiện nay rùa Hồ Gươm có đến 5 con nhưng ông Đức chỉ tin c̣n có một con duy nhất. Tuy nhiên, chắc chắn có một điều là rùa Hồ Gươm đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa bởi các yếu tố tác động bên ngoài, do môi trường, do con người và bởi cả tuổi tác của nó. Do vậy, ư kiến chung của người dân thủ đô là cần thiết phải duy tŕ loài rùa quư này, nhất là khi con người có thể áp dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học vào cuộc sống.



Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng cần có những giải pháp khả thi để vừa bảo tồn được lâu dài di sản vật thể (rùa Hồ Gươm) và đồng thời cũng là để bảo vệ di sản di sản phi vật thể (truyền thuyết trả gươm báu). Ông nói: Huyền thoại nên để tồn tại măi măi nhưng những ǵ về khoa học th́ không nên để hoài nghi măi được./.


Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 16 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:23am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Cuộc nghiên cứu về rùa Hồ Gươm của các nhà sinh vật học Việt Nam, trong đó nổi bật là các cuộc điều tra của Trung tâm bảo tồn rùa Cúc Phương, với sự giúp đỡ của WCS đă cho kết quả: Loài rùa này từng phân bố tại nhiều khu vực trong cả nước. Tại Yên Bái, các nhà khoa học đă t́m thấy 1 chiếc xương sọ của "rùa Hồ Gươm". C̣n tại Thanh Hoá, đă có tới 4 chiếc sọ của các "cụ rùa" được t́m ra. Việc xác định mẫu gen của loài rùa này đang được Viện Công nghệ sinh học tiến hành.

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 17 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:44am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

- Hiện nay, hồ Gươm có 8 loài rùa sinh sống, gồm: Rùa hồ Gươm, (tên khoa học là Rafetus Leloii), ba ba, rùa cổ sọc, rùa sa nhân, rùa tai đỏ, rùa đất Tam Đảo, rùa ba gờ, rùa vàng. Trong đó, chỉ có rùa hồ Gươm, ba ba, rùa cổ sọc là 3 loài chính thức của hồ, 5 loài c̣n lại là do người dân thả. Rùa hồ Gươm th́ chỉ c̣n duy nhất một con. Việc người dân phóng sinh rùa xuống hồ có thể xuất phát từ ư thức tốt. Tuy nhiên, rùa do người dân thả xuống hồ có khả năng sống sót rất thấp, nhiều con đă ḅ lên bờ và lại bị bắt, gây nhiều xôn xao trong dư luận. Thả rùa hoặc sinh vật lạ xuống hồ là điều hoàn toàn không nên, bởi hành động đó rất nguy hại cho hệ sinh thái trong ḷng hồ.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 18 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:44am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Msg 17: Hồ Đ́nh Đức
---------------
Tu sửa tiêu bản rùa Hồ Gươm ở đền Ngọc Sơn

Bảo tàng động vật (Trường ĐH khoa học tự nhiên – ĐH Quốc gia Hà Nội) đă tiến hành tu sửa xong tiêu bản rùa Hồ Gươm trưng bày tại đền Ngọc Sơn để phục vụ khách tham quan nhân dịp SEA Games 22.

Tiêu bản rùa Hồ Gươm được trưng bày ở đền Ngọc Sơn từ năm 1967, tính đến nay đă gần 40 năm. Đây là tiêu bản quư của loài rùa đă từng sống ở Hồ Gươm. Hàng triệu lượt người Hà Nội và khách tham quan trong nước cũng như quốc tế đă từng đến Hồ Gươm đều đến thăm hiện vật quư này.

Do tiêu bản trưng bày đă lâu nên có nhiều dấu hiệu hư hỏng. Công việc tu sửa đă hoàn thành, nhưng để bảo quản lâu dài, vẫn cần phải thường xuyên kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 19 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:48am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Nguồn gốc rùa Hồ Gươm

Hà Nội, 25/2/04.- Tin từ Hà Nội cho hay Viện Công Nghệ Sinh Học thuộc Viện Khoa Học Công Nghệ Việt Nam đă hoàn tất việc giải mă ADN3 (mẫu rùa khổng lồ ở đền Ngọc Sơn), tại hồ Gươm Hà Nội (loại nặng 200 kg), ở huyện Thọ Xuân - Thanh Hóa (loại nặng 150 kg) và Bảo Tàng tỉnh Ḥa B́nh (loại nặng 121 kg) là cùng một giống. Hiện tại, Viện Công Nghệ Sinh Học đang xác định mẫu ADN rùa hồ Gươm được lấy từ thời Pháp thuộc do Viện Bảo Tàng Sinh Thái Áo gửi sang để đối chiếu có phải là một loài hay không. Như vậy, truyền thuyết, rùa hồ Gươm có nguồn gốc từ khu vực Lam Kinh, Thanh Hóa do Lê Lợi mang ra Đông Đô (Hà Nội) có thể là thật.
Theo lời ông Hà Đ́nh Đức (chuyên gia nghiên cứu về rùa hồ Gươm), người đầu tiên đưa ra giả thuyết về nguồn gốc của giống rùa huyền thoại này là ở Thanh Hóa. Theo ông ta th́: “Vua Lê Thái Tổ mang rùa từ Thanh Hóa (người dân xứ Thanh gọi là con “chạnh” và trong truyền thuyết th́ người dân ở đây đă bắt được một số rùa lớn. Trong khi đó, Hà Nội xưa được h́nh thành trên các con sông cổ, hồ Gươm và các hồ khác như hồ Tây cũng là con sông cũ (có thể thông với nhau) nhưng cho đến thời điểm này, loại rùa mai mềm khổng lồ (rùa nước ngọt, có lớp da mềm trên mai) chỉ có ở hồ Gươm mà không có ở các hồ khác”. Dương Trung Quốc (Giáo Sư Sử Học) th́ cho rằng: “Giả thuyết của ông Hà Đ́nh Đức có thể đúng. Theo tôi th́ các nhà quân sự và các vị vua thường sử dụng các thuật tạo ra yếu tố thần linh để tập hợp người dân ủng hộ như viết chữ bằng mỡ trên lá cây để kiến ăn, đúc tiền hai mặt giống nhau. Cụ thể trong trường hợp này là truyền thuyết rùa hồ Gươm”.
Vào ngày 24/2, Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ Môi Trường và Phát Triển Bền Vững (thuộc Đại Học Quốc Gia Hà Nội) đă tổ chức buổi hội thảo “đánh giá 1 năm thực hiện đề án 'Nghiên cứu, bảo tồn rùa hồ Hoàn Kiếm', trong đó có việc phân tích các chỉ tiêu của nước hồ”. Trong lần đo mực nước hồ gần đây nhất (ngày 22/2), nhóm nhân viên của trung tâm xác định mực nước sâu nhất tại hồ chỉ c̣n 90 cm. Với mực nước thấp như vậy, nếu vài tháng tới tiếp tục không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, hệ sinh thái của các loài tảo cũng như thu hẹp nguồn thức ăn của các sinh vật sống trong hồ. Điều quan trọng hơn là các “cụ” rùa có thể gặp nhiều khó khăn trong việc di chuyển v́ không bơi được và phải chung sống với loài rùa tai đỏ (loại rùa không nằm trong danh sách 32 loại rùa có tại Việt Nam, là một loại rùa thường gây nguy hiểm cho các loại động vật khác giống như loại ốc bưu đỏ nếu không được ngăn chận. Rùa tai đỏ hay má đỏ này có nguồn gốc tại thung lũng sông Mississippi thường sống tại các vùng từ Đông New Mexico, Texas, Mississippi dài đến Oklahoma, Arkansas và Missouri về phía Bắc. Loại này ăn rất tạp có thể gây nhiều nguy hại cho rùa tại VN). Theo ông Hà Đ́nh Đức th́: “Hiện nay tuy chưa có nghiên cứu nào đánh giá tác động của loài rùa tai đỏ tới các sinh vật khác ở hồ Gươm, nhưng trong điều kiện mực nước xuống thấp, nguồn dinh dưỡng và thức ăn bị hạn chế, sự xuất hiện của loài rùa này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thức ăn của loài rùa quư”.

(25-02-04)
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 20 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:51am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Rùa quư Hồ Gươm có nguồn gốc từ Lam Kinh?

Suốt chiều dài lịch sử hơn 400 năm, từ khi Lư Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long, qua triều Trần không hề có truyền thuyết, thư tịch nói đến loài rùa to sống ở hồ Lục Thủy (Hồ Gươm). Chỉ sau truyền thuyết Hoàn Kiếm người ta mới biết đến loài rùa này ở Hồ Gươm. Cũng từ đó đến nay trong tất cả sông hồ vùng Thăng Long xưa, Hà Nội nay đều không có loài rùa này. Phải chăng vua Lê đă đưa loài rùa từ nơi khác đến thả vào hồ Lục Thủy và dệt nên truyền thuyết Hoàn Kiếm?

Hơn 10 năm quan sát, chúng tôi nhận thấy trong Hồ Gươm chỉ c̣n duy nhất một “cụ” rùa tuổi vài thế kỷ. Cho nên hết sức lo lắng, nếu theo quy luật tự nhiên “cụ” ra đi th́ Hồ Gươm rồi sẽ ra sao?! V́ vậy công cuộc đi t́m hậu duệ nối dơi tông đường là việc làm hết sức bức thiết.

Chúng tôi quyết định đến các địa phương đă từng có loài rùa lớn mai mềm để khảo sát t́m ra mối quan hệ giữa chúng và rùa Hồ Gươm (nếu có). Tháng 4/1993, khi được tin ở đầm Quỳnh Lâm (thị xă Ḥa B́nh, tỉnh Ḥa B́nh) bắt được con rùa nặng 121 kg, nuôi được 5 ngày th́ chết, tiêu bản hiện lưu giữ ở Bảo tàng tỉnh Ḥa B́nh; chúng tôi đă đến đây và được biết, khu đầm này trước đây đă từng bắt được 2 con khác nặng 84 kg và 175 kg. Tuy nhiên, sau khi bắt được 3 con nói trên, khu đầm này đă bị khai phá hoàn toàn để làm ao thả cá. V́ vậy, hiện nay ở đây cũng không c̣n chút dấu tích ǵ của loài rùa lớn.

Đă từ lâu, các cụ già ở Thanh Hóa thường kể, ở vùng Phúc Địa gần khu di tích lịch sử Lam Kinh có loài rùa mai to như chiếc thuyền nan. Nhưng măi đến cuối tháng 11/2001 chúng tôi mới được ông Trịnh Xuân Lương, Thư kư Liên hiệp Hội Khoa học- Kỹ thuật Thanh Hóa chính thức báo cho biết: ở Đầm Sen xă Quảng Phú (tên cũ là Phúc Địa) huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa) người dân đă bắt được một con rùa to nặng 150 kg; hiện nay thỉnh thoảng vẫn nhặt được trứng tại đây!

Tuy nhiên phải đến cuối tháng 5/2002, chúng tôi mới có dịp lên đường đến đó. Khu Đầm Sen thực chất là một vùng đầm hồ kéo dài 4-5km từ xă Quảng Phú đến xă Yên Giang (Yên Định). Vùng đầm hồ này được tạo bởi vô số các hồ h́nh cong lưỡi liềm dưới chân các đồi, nhiều nơi c̣n rất rậm rạp, hoang sơ. Chúng tôi đă gặp ông Nguyễn Văn Thái, người đă nhiều lần bắt được rùa to, hiện là bảo vệ ở Ủy ban nhân dân (UBND) xă. Ông Lê Văn Quy đi cày trồng mía đă nhặt được hai ổ trứng rùa, một ổ 7 quả và một ổ 15 quả to bằng quả bóng bàn. Ông Hoàng Anh Tuyết, Phó Chủ tịch UBND xă cho biết, năm 1980 người ta bắt được 1 con rùa nặng 150 kg. Ngoài ra, ông Trần Văn Cường cũng bắt được 6 con, con to nhất 70 kg và một ổ trứng 31 quả. Tiếc là những lời kể chỉ c̣n là lời kể, v́ theo người dân “con nhỏ nấu chuối, con lớn bán đi Trung Quốc” hết cả. Ông Thái cũng kể, ông đă từng xẻ thịt một con rùa mà riêng phần thịt cân được tới 57 kg. Chúng tôi đă tiến hành quay phim, ghi âm lời kể của các nhân chứng này, đồng thời chụp ảnh khu hồ đầm.

Tháng 4/2003, khi quay trở lại đây, chúng tôi cùng Viện Công nghệ sinh học (Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia) đă sưu tầm được xương sọ của một con rùa nặng khoảng 150 kg từ nhà ông Ninh Quốc Trinh đưa về phân tích ADN để so sánh với ADN rùa Hồ Gươm nhằm t́m ra quan hệ họ hàng. Công việc hiện đang được tiến hành thuận lợi.

Cuối tháng 2/2004, khi có dịp trở lại khảo sát vùng đầm hồ này, chúng tôi đă sưu tầm được tấm ảnh của một con rùa nặng khoảng 60 kg do anh Nguyễn Văn Nhân xă Quảng Phú bắt được cách đây khoảng 8 - 9 năm. Đây là lần đầu tiên thấy được h́nh dáng của loài rùa lớn mai mềm ở vùng Lam Kinh sau nhiều năm t́m kiếm. Theo nhân dân địa phương giống rùa này ở đây vẫn c̣n và thường sống trong những vùng đầm lầy rậm rạp quanh đây chưa bị khai phá.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, ở vùng đầm lầy Quảng Phú hiện c̣n một loài rùa lớn mai mềm, có thể có kích thước to như loài rùa quư ở Hồ Gươm. Hy vọng rằng với sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ t́m được những bằng chứng sống động hơn; và biết đâu, đây chính lại là nguồn rùa bổ sung cho Hồ Gươm khi cần thiết.


Phó giáo sư HÀ Đ̀NH ĐỨC(Đại học Khoa học tự nhiên, Hà Nội

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Trang of 2 Kế tiếp >>
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.7871 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO