Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 320 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Phát hiện sai về Lịch sử liên quan đến đền Ngọc sơn - Hà nội Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 21 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:53am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

" Giáo sư rùa" Hà Đ́nh Đức




Giáo sư Hà Đ́nh Đức

Ăn cũng nghĩ đến rùa, ngủ cũng mơ thấy rùa, đă nhiều lần vác đơn đi gơ cửa kêu cứu giúp rùa hồ Gươm... Đấy chính là giáo sư Hà Đ́nh Đức, hiện đang công tác tại ĐH Quốc gia Hà Nội. Ít người nào biết rơ về " cụ" rùa hồ Gươm như giáo sư Hà Đ́nh Đức. Hơn 11 năm " theo đuổi" rùa hồ Gươm, ông có đến mấy trăm bức ảnh, mấy trăm băng ghi h́nh " cụ" rùa. Nghiên cứu động vật trong môi trường của nó như thế đă là kỹ lắm, có cảm giác như ông biết rơ từng cơn " nóng lạnh" , hắt hơi sổ mũi của cụ rùa hồ Gươm. Bấy nhiêu năm, ngày nắng cũng như ngày mưa, cứ cụ rùa nổi là ông Đức có mặt bên bờ hồ. Đến mức dân hồ Gươm quá quen mặt ông, gọi ông bằng cái biệt danh đơn giản, dễ nhớ: " Giáo sư rùa" .










Thuyết phục:



Giáo sư Hà Đ́nh Đức sau hơn 1 thập kỷ nghiên cứu về rùa hồ Gươm để chứng minh và thuyết phục các nhà khoa học tin rằng đấy là một loài rùa mới, có con tuổi đă lên đến 700. Vị giáo sư này đă " tranh đấu" để cho cụ rùa hồ Gươm có một cái tên khoa học là Rùa Lê Lợi



(Rafetus leloi).




Danh hiệu " Giáo sư rùa" .- Có lần, nhà báo Xuân Ba, đồng hương Thanh Hóa của ông, đùa: " Ông Đức chẳng phải là giáo sư rùa mà nghề chính là cầm muôi đi theo đít mấy con linh trưởng" . Nghe mách lại, giáo sư chỉ cười: " Cậu ấy yêu nên mới đùa thế!" . Thực ra, nghề chính của ông không phải là nghiên cứu về rùa. Năm 1959, ông là lứa sinh viên đầu tiên của Khoa Sinh vật, ĐH Tổng hợp Hà Nội (nay là ĐH Khoa học Tự nhiên thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội). Công tŕnh khoa học đầu tiên của cậu cựu học tṛ trường cấp ba Lam Sơn (Thanh Hóa) là nghiên cứu về các loài chim ở nội thành Hà Nội, do giáo sư Vơ Quư hướng dẫn. Năm 1962, giáo sư Quư đi Liên Xô (cũ) làm nghiên cứu sinh, ông chuyển sang nghiên cứu về thú với giáo sư Đào Văn Tiến. Tốt nghiệp, ông được giữ lại làm giảng viên Khoa Sinh vật. Mấy chục năm trời, vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, " Giáo sư rùa" có hàng chục công tŕnh khoa học về động vật hoang dă.



Danh hiệu " Giáo sư rùa" đến với ông một cách t́nh cờ. Năm 1991, Công ty Dịch vụ Khai thác và Sử dụng di tích Hà Nội (COEMO) thuộc Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội mời ông và giáo sư Vơ Quư tham gia dự án " khai thác hồ Gươm, bảo vệ đàn rùa quư" . Do bận nhiều việc, giáo sư Vơ Quư không tham gia được. Sau đó, COEMO cũng chỉ hoạt động phập phù rồi giải tán lúc nào chẳng nhớ. Chỉ c̣n một ḿnh, ông bắt đầu nghiên cứu và gắn chặt số phận với cụ rùa hồ Gươm.



Theo nghiên cứu của giáo sư Hà Đ́nh Đức, cụ rùa hồ Gươm ước đă 700 tuổi, nặng chừng hai tạ. Những thuộc tính của cụ rùa, giờ ông đă thuộc như chính người thân của ḿnh. Mà thân thật chứ c̣n như ǵ nữa! Không cần sổ sách, ông có thể thống kê cụ thể: Bắt đầu từ năm 1991, " cụ" nổi 4 lần, năm 1992..., năm 2000 " cụ" lên 14 lần..., năm 2002 chính xác là 20 lần, từ đầu năm 2003 đến giờ khoảng 15 lần. Cả thảy là 142 lần.



Đội đơn đi kiện cho rùa.- Nhiều lần giáo sư Đức đùng đùng " vác đơn kêu cứu cho cụ rùa. Cụ rùa đang ốm! Hăy cứu cụ! Người có trách nhiệm ngạc nhiên nh́n ông và lắc đầu, họ bảo ông mắc " hội chứng rùa" . Người khác lại bảo: Sứt mai vớ vẩn, chẳng ảnh hưởng ǵ cả. Không ngờ, mấy hôm sau cụ rùa nổi lên, cổ lằn vết đỏ như bị vết dao chém. Mấy năm trước, ngành giao thông công chính Hà Nội " trót" thả hoa súng vào hồ Gươm, ông đội đơn đến khắp các cửa phản đối bằng được. Nghe tin người ta định nạo vét hồ, ông cũng đi kiện... Bất cứ việc ǵ có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của " cụ" rùa, ông đều có đơn từ phản đối. Ông có phải là người " rách việc" không? Không ít người bảo có. Khi xây dựng ṭa nhà " hàm cá mập" hay dự án xây dựng nhà vệ sinh công cộng ngầm ven hồ, ông đều làm đơn phản đối v́ hai công tŕnh này làm ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực. Đến nỗi, trong một cuộc họp liên quan đến cải tạo hồ Gươm, có vị lănh đạo đầu ngành một đơn vị cấp sở phải dặn đi dặn lại: " Cẩn thận không lại đụng đến ông Đức rùa nhé!" . Những lo lắng cho cuộc sống của " cụ" rùa đă ám ảnh giáo sư Đức triền miên. Đến nỗi, có lúc lơ mơ ốm nằm nhà, ông cũng chiêm bao thấy " cụ" . Con trai ông đă đặt tên cho hội chứng ấy là " hội chứng rùa" .



Lần t́m nơi chôn nhau, cắt rốn.- Đáng lưu ư là tất cả các hồ, đầm ở Hà Nội bây giờ, ngay cả hồ Tây, vốn có chung nguồn gốc hoặc bắt nguồn từ đoạn sông Cái có cùng với hồ Gươm, cũng như sử sách chưa bao giờ thấy xuất hiện một loài rùa lớn nào. " Rùa hồ Gươm có thể là những cá thể c̣n sót lại của một quần thể rùa từ hệ thống sông. Nhưng ngày nay, loài rùa mai mềm này chỉ có ở hồ Gươm mà không có ở bất kỳ sông hồ nào ở Hà Nội. Rất có thể, rùa được đưa từ nơi khác tới" , giáo sư Đức nhận xét. Mấy năm gần đây, vị giáo sư này bắt đầu để tâm đến việc đi t́m quê hương bản quán của cụ rùa hồ Gươm. Ông lo ngại về một ngày nào đó, không xa, nói gở nhỡ cụ " về cơi ngàn năm" . Năm 1997, lần đầu tiên nghe tin ở Quảng Phú (Quảng Xương, Thanh Hóa), có giống rùa mai mềm khá to, thế là lẳng lặng, Giáo sư rùa vác ba lô ngược về vùng ḷng hồ này. Điểm đến là hồ Sen, khu đầm hồ nối liền nhau, rộng năm sáu trăm hecta, kéo dài gần sáu cây số thuộc xă miền núi Quảng Phú. Nơi đây, trước kia là vùng " Lam Sơn chướng khí" , một phần của con sông cổ Cầu Chày, cách Lam Kinh, nơi khởi nghiệp của vua Lê Lợi chừng 10 km.



Tương truyền, khi Lê Lợi chạy giặc ở Lam Kinh, th́ chính loài rùa này đi sau xóa dấu vết. Và rùa thần, qua gia tướng của Lê Lợi là Nguyễn Thận đă cho ông mượn gươm báu đánh giặc. Về sau, khi lên ngôi, trên hồ Lục Thủy, nhà vua đă trả lại gươm báu cho thần rùa, rồi đổi tên hồ thành Hoàn Kiếm, một truyền thuyết mà không người dân Việt Nam nào không biết. " Phải chăng khi lên ngôi, vua Thái Tổ đă cho đem rùa từ vùng khác đến thả ở hồ Lục Thủy?" , giáo sư Đức nói về giả thuyết của ông.



Cụ rùa hồ Gươm " đồng hương" với GS Đức.- Trên vùng đất của vua Lê, có rất nhiều truyền thuyết, những câu chuyện hư thực về rùa. Trong một số sách cổ đă từng nói về câu chuyện ở vùng Lam Kinh xưa có loài rùa to bằng chiếc chiếu đôi, to đến nỗi ba người đến trú mưa dưới mai của nó mà không ướt. Chuyện rằng, khi con rùa này nổi lên bờ đẻ trứng, người dân cột hai chân sau nó vào hai con trâu mộng, ấy thế mà nó vẫn lôi tuột xuống hồ. Những câu chuyện thực hư ngày hôm qua dần đi vào quỹ đạo của sự thật. Tháng 11-2001, giáo sư Đức nhận được cú điện thoại của một cán bộ Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Thanh Hóa thông báo người dân vùng ḷng hồ vừa bắt được một con rùa nặng chừng 150 kg. Thỉnh thoảng, người dân ven hồ vẫn nhặt được trứng rùa. Về Thọ Xuân, những câu chuyện mới xuất hiện về loài rùa mai mềm vùng hồ Sen ngày một hiển hiện. Kết hợp giữa truyền thuyết và những cơ sở khoa học thu thập được, giáo sư Đức đă đặt ra giả thuyết cụ rùa hồ Gươm có thể xuất phát từ vùng hồ Sen, Thọ Xuân, Thanh Hóa.



Cũng có thể đặt ra nhận định, " cụ" rùa hồ Gươm là " đồng hương" Thanh Hóa với " giáo sư rùa" . Giả thiết của giáo sư Hà Đ́nh Đức về quê hương của cụ rùa hồ Gươm, đương nhiên c̣n phải cần nhiều cứ liệu khoa học để chứng minh. Tuy nhiên những công tŕnh nghiên cứu toàn tâm toàn ư của " giáo sư rùa" thật đáng trân trọng.


Phương Anh






------------------------------------------------------------ --------------------

CoBa -> RE: Ruà Hồ Gươm. Where you from? (8/15/2003 10:36:15 PM)

Người Hà Nội có thú ra hồ xem rùa nổi. Lạ lắm, có người nhiều khi ra hồ ngồi chờ hàng giờ để thấy được đầu rùa nổi lên. Sau khi xem được cái đầu đen đen ló lên mặt nước ( đối với tôi chả có ǵ là đẹp hay lư thú cả), người ta khoan khoái thỏa măn lắm. Phải công nhận ở mỗi nơi người ta có một cái "văn hóa" riêng biệt, độc đáo mà chắc chỉ có người địa phương mới thấu đáo.






------------------------------------------------------------ --------------------

An Đông Sơn -> RE: Ruà Hồ Gươm. Where you from? (8/16/2003 12:10:03 AM)

Có lẽ những người ngồi chờ rùa nổi lên để xem cũng như nhiều người ở Mỹ ngồi chờ hàng giờ hoăc ngàytrong rừng để nh́n được một con chim lạ qua ống nḥm. Nh́n được th́ ghi vào sổ như là sưu tầm tem vây.






------------------------------------------------------------ --------------------

CoBa -> RE: Ruà Hồ Gươm. Where you from? (8/16/2003 12:41:09 PM)

quote:


" Phải chăng khi lên ngôi, vua Thái Tổ đă cho đem rùa từ vùng khác đến thả ở hồ Lục Thủy?" , giáo sư Đức nói về giả thuyết của ông.
Cụ rùa hồ Gươm " đồng hương" với GS Đức.- Trên vùng đất của vua Lê, có rất nhiều truyền thuyết, những câu chuyện hư thực về rùa. Trong một số sách cổ đă từng nói về câu chuyện ở vùng Lam Kinh xưa có loài rùa to bằng chiếc chiếu đôi, to đến nỗi ba người đến trú mưa dưới mai của nó mà không ướt. Chuyện rằng, khi con rùa này nổi lên bờ đẻ trứng, người dân cột hai chân sau nó vào hai con trâu mộng, ấy thế mà nó vẫn lôi tuột xuống hồ. Những câu chuyện thực hư ngày hôm qua dần đi vào quỹ đạo của sự thật. Tháng 11-2001, giáo sư Đức nhận được cú điện thoại của một cán bộ Liên hiệp Hội Khoa học Kỹ thuật Thanh Hóa thông báo người dân vùng ḷng hồ vừa bắt được một con rùa nặng chừng 150 kg. Thỉnh thoảng, người dân ven hồ vẫn nhặt được trứng rùa. Về Thọ Xuân, những câu chuyện mới xuất hiện về loài rùa mai mềm vùng hồ Sen ngày một hiển hiện. Kết hợp giữa truyền thuyết và những cơ sở khoa học thu thập được, giáo sư Đức đă đặt ra giả thuyết cụ rùa hồ Gươm có thể xuất phát từ vùng hồ Sen, Thọ Xuân, Thanh Hóa.


Đọc được phần này thấy vui quá, v́ mấy năm trước cũng có đọc mấy bài viết về Rùa Hồ Gươm cũng của g/s Hà Đ́nh Đức. Ông có cho biết Rùa Hồ Gươm đă được công nhận là 1 loại Rafetus (Trionyx) mà chưa được ghi nhận, giờ đây được công bố dưới tên Rafetus leloii. Tuy nhiên giống này không t́m thấy ở những nơi sông hồ khác, mà chung quanh thành hồ Gươm đă được kè bê tông rùa không thể đẻ trứng được. Hơn nữa chỉ có vài cụ dưới hồ không biết có đủ cụ ông, cụ bà. Mà các cụ cao niên quá thế rồi nếu có c̣n đủ cụ ông cụ bà th́ không biết có làm được cái chuyện kia hay không Nay nghe tin ở Hồ Sen Thanh Hóa có đồng chủng. Hy vọng Rùa Lê Lợi sẽ không bị tuyệt chủng.




Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 22 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 5:59am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Thứ bảy, 6/12/2003, 14:50 GMT+7   

Tu sửa tiêu bản rùa hồ Gươm


GS Hà Đ́nh Đức cùng nhóm nghiên cứu tu sửa tiêu bản rùa.
Việc sửa chữa tiêu bản rùa hồ Gươm (trưng bày tại đền Ngọc Sơn, Hà Nội) được nhóm cán bộ của ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội, thực hiện từ ngày 1/12. Đây là đợt tu sửa quy mô lớn nhất từ trước tới nay.

Theo Giáo sư Hà Đ́nh Đức, chuyên gia nghiên cứu về rùa hồ Gươm, tiêu bản rùa được trưng bày trong lồng kính từ năm 1967. Đến nay, nó bị hư hỏng nặng, xuất hiện nhiều vết nứt ở miệng, riềm mai, yếm, chân. Đuôi rùa bị vỡ có nguy cơ găy rời. Bộ phận sinh sản nứt vỡ.

Nhóm cán bộ đă xử lư bằng cách dùng gỗ lũa sơ màu chống đỡ phần sau mai xương để chống sệ nứt; sửa sang bộ phận sinh sản và cố định lại bằng nhựa trong và cuối cùng là sơn bóng, sơn mỹ thuật. Sau tu sửa, kích thước rùa tiêu bản rộng 840 cm, dài 1.230 cm. Việc bảo quản sẽ được tiến hành định kỳ 2 tuần một lần, xông hơi 6 tháng một lần. Tổng giá trị cho lần tu sửa này là 8,4 triệu đồng.

Ông Đức cho biết thêm, con rùa này chết vào ngày 2/6/1967 v́ bị một vết thương lớn ở lưng (người th́ bảo là bị trúng pháo pḥng không, người th́ bảo do bị xà beng đâm). Lúc đó, rùa nặng chừng 2 tạ, dài 1,9 m, rộng 1,1 m, dày 0,3 m.

Để bảo tồn "cụ" rùa duy nhất c̣n lại trong hồ, Văn pḥng Ban chỉ đạo kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội đang chủ tŕ đề án nghiên cứu bảo tồn rùa hồ Gươm với tổng giá trị 105 triệu đồng. Nội dung chính là nghiên cứu cơ bản về gen rùa, h́nh thái giải phẫu nhằm định loại chính xác; nghiên cứu khảo sát thực địa ở Thanh Hoá và một số tỉnh khác (theo giả thuyết của ông Đức, rùa hồ Gươm đă được vua Lê đem từ Lam Kinh, Thanh Hóa về thả) phục vụ cho việc bảo tồn; thiết kế vận hành hệ thống quan trắc môi trường, quan trắc định kỳ chất lượng nước hồ, xác định các điều kiện đảm bảo môi trường thích hợp và cuối cùng là đề xuất chương tŕnh bảo tồn rùa.

Theo đề án, ngày 3/12, ông Đức cùng nhiều chuyên gia đă tới xă Quảng Phú, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá để t́m hiểu về giống rùa khổng lồ ở khu vực này. Bởi cách đây không lâu có thông tin một người đánh cá bằng phương pháp kích điện đă nh́n thấy một con rùa nặng chừng 50 kg. Nếu t́m thấy giống rùa loại lớn ở Thanh Hoá th́ có thể cho phối giống với cụ rùa ở hồ Gươm nhằm bảo tồn loại rùa này.

Trước đó, ngày 14/11, ông Đức và nhóm nghiên cứu tiến hành đo mực nước tại 10 vị trí quanh hồ Gươm, xác định hồ rất cạn. Nơi sâu nhất trước siêu thị Intimex, đường Lê Thái Tổ là 1,2 m, thấp nhất ở khu vệ sinh, đường Đinh Tiên Hoàng chỉ 0,45 m.


Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 23 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 6:44am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Hồ Hoàn Kiếm

Nguyễn Dư



Hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa và đền Ngọc Sơn là một cụm thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội mà có lẽ người Việt Nam nào cũng biết. Biết tận mắt hay biết qua sách báo, màn h́nh.
Sự tích hồ Hoàn Kiếm
Truyền thuyết kể rằng Lê Lợi được trời cho thanh bảo kiếm, đứng lên dẹp giặc Minh. Dẹp giặc xong, Lê Lợi lên làm vua. Một hôm, vua Lê Thái Tổ dạo thuyền trên hồ, bị một con Rùa Vàng lấy lại thanh kiếm. Từ đó hồ có tên là hồ Hoàn Kiếm.
Truyền thuyết đẹp và giản dị. Chỉ có ba nhân vật là Lê Lợi, thanh kiếm và con rùa. Thế mà các văn bản cũng không thống nhất.

Sách Tang thương ngẫu lục soạn từ đời Gia Long (1802-1819), kể chuyện Hồ Hoàn Kiếm như sau:

"Hồ Hoàn Kiếm ở bên cạnh phường Báo Thiên, thành Thăng Long, thông với nước ngoài sông, h́nh thể rất to rộng. Hồ này là nơi đức Thái Tổ Hoàng Đế (triều trước) đánh rơi thanh kiếm.

Hồi Thái Tổ khởi nghĩa, ngài bắt được một thanh gươm cổ. Khi làm vua, ngài thường vẫn đeo thanh gươm đó. Một hôm chơi thuyền ở trong hồ, chợt thấy một con ba-ba rất lớn nổi lên mặt nước, bắn nó không trúng. Ngài bèn lấy thanh gươm mà chỉ. Bất đồ, thanh kiếm rơi xuống nước mất, con ba-ba cũng lặn theo. Ngài giận, sai lấp cửa hồ lại, đắp cái bờ ngang, tát hết nước để t́m, nhưng chẳng thấy đâu cả. Đời sau nhân cái vết bờ ấy chia hồ ra làm hai: tả vọng, hữu vọng. Cuối đời Cảnh Hưng, bỗng có một vệt sáng từ cái đảo trong hồ vọt lên cao, sáng rực tan ra rồi tắt, người ta cho là thanh bảo kiếm bay đi " (Phạm Đ́nh Hổ, Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, bản dịch của Đạm Nguyên, Đại Nam, tr. 181).

Năm 1873, Phạm Đ́nh Bách vẽ Bản đồ Hà Nội. Đến năm 1916 nhà nước bảo hộ Pháp cho in tấm bản đồ này, kèm thêm một trang ghi chú bằng tiếng Pháp. Lời chú không nằm cùng với bản đồ, nên không biết có phải chính Phạm Đ́nh Bách là tác giả không?

"Lorsqu'il était encore étudiant, le roi Lê Thái Tổ trouva un jour sur le bord du petit lac une épée et s'en empara. Plus tard, comme roi d'Annam, se promenant en barque sur ce même lac, une énorme tortue sacrée sortit de l'eau et vint à lui, saisi de crainte le roi voulut l'éloigner avec l'épée trouvée; la tortue la lui prit et disparut. C'était une tortue génie ( de là le nom de Hồ Hoàn Kiếm )".

( Trong thời gian c̣n đi học, một hôm vua Lê Thái Tổ bắt được một thanh kiếm tại bờ hồ. Sau này, khi ngài đă lên làm vua, một hôm bơi thuyền dạo chơi trên hồ, có con rùa rất lớn nổi lên và bơi về phía ngài. Nhà vua sợ, rút kiếm đuổi rùa. Con rùa đớp thanh kiếm và lặn xuống nước. Đây là một con rùa thần. Từ đó đặt tên hồ là hồ Hoàn Kiếm) (Hanoi, Les cahiers de l' Ipraus, 2001, tr. 98-99).

Phạm Đ́nh Bách (hoặc người nào khác) cho biết trước khi phất cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Lê Lợi có theo học tại Đông Đô (Hà Nội ngày nay) và đă bắt được thanh kiếm tại Bờ Hồ.

Hai chi tiết này không ăn khớp với chính sử.

Theo cả hai bản Lam Sơn thực lục hiện có, bản do chính Lê Thái Tổ viết (Nguyễn Diên Niên, Lê Văn Uông, Lam Sơn thực lục, Ty Văn Hoá Thanh Hoá, 1976, tr. 239) và bản đă bị Hồ Sĩ Dương sửa đổi (Viện Sử Học, Nguyễn Trăi toàn tập, Khoa Học Xă Hội, 1976, tr. 46-47), th́ trước ngày khởi nghĩa Lê Lợi làm phụ đạo ở Khả Lam (Lam Sơn).

Lam Sơn thực lục kể chuyện Lê Thận ở Mục Sơn (Thanh Hóa), làm nghề đánh cá, một hôm quăng lưới kéo lên được một lưỡi kiếm. Lê Lợi đánh đổi được lưỡi kiếm này. Một hôm khác Lê Lợi bắt được một chuôi kiếm ở gốc cây đa. Lắp lưỡi kiếm vào chuôi th́ thấy vừa khít. Lê Lợi nghĩ rằng trời đă trao cho ḿnh thanh bảo kiếm, từ đó mới nuôi ư khởi nghĩa.

Chưa thấy văn bản nào khác của ta nói rằng Lê Lợi theo học hoặc có mặt tại Đông Đô trước ngày khởi nghĩa.

Chung quanh hồ Hoàn Kiếm c̣n nhiều truyền thuyết khác.

"Vua Lê Lợi khi mới khởi binh gặp được một ngọn gươm thần. Nhờ đó mà làm nên sự nghiệp. Sau ra chơi tại hồ đó, có con quái đón đầu thuyền. Vua lấy gươm đâm, con quái hả miệng nuốt mất ngọn kiếm. Vua Lê Lợi suy từ đó" (Diên Hương, Thành ngữ điển tích, Phương Lai, 1954).

Diên Hương không đả động tới rùa thần mà chỉ nói tới một con quái nuốt mất gươm thần.

Theo chính sử th́ Lê Lợi làm vua được 6 năm (1428-1433), thanh thế đương thời rất lớn. Đến mấy đời vua sau Lê Lợi, nhà Lê mới bắt đầu suy.

"Un beau jour de 1418, une tortue d' or surgie du lac lui tendit une magnifique épée. Il y vit un signe du ciel et partit libérer le pays. Sa mission accomplie, il revint sur les lieux de son initiation pour offrir un sacrifice de gratitude à la divinité lacustre. Au moment où la cérémonie commençait, un puissant coup de tonnerre retentit; l' épée jaillit de son fourreau, tournoya en l'air et retomba dans le bec de la tortue d'or qui s'enfuit dans les profondeurs du lac, appelé depuis lors le lac de l'Épée restituée (Hoàn Kiếm)".

(Một ngày năm 1418, một con rùa vàng nổi lên trên mặt hồ và dâng (Lê Lợi) một thanh gươm báu. Ngài biết đây là mệnh trời bèn đứng lên giải phóng non sông. Khởi nghĩa thành công, ngài đến nơi được thần giúp để làm lễ tạ ơn. Đúng lúc cuộc lễ bắt đầu, một tiếng sét nổ vang trời; thanh kiếm của ngài tuột khỏi vỏ, quay vần vũ trên trời rồi rơi vào miệng một con rùa vàng. Rùa lặn sâu xuống đáy hồ. Từ đó hồ được gọi là Hồ Hoàn Kiếm)

(Philippe Papin, Histoire de Hanoi, Fayard, 2001, tr. 115).

Ư kiến của Papin tương tự như lời chú của tấm bản đồ Phạm Đ́nh Bách.

Khởi nghĩa Lam Sơn bắt đầu năm 1418, Lê Lợi và các đồng chí của ông đang gặp nhiều khó khăn ở vùng Lam Sơn. Lê Lợi không thể có mặt ở bờ hồ để nhận kiếm thần được.

Trong một cuốn sách khác Philippe Papin lại kể rằng:

"Il (le lac de Hoàn Kiếm) doit son nom à la légende selon laquelle Lê Lợi y aurait pêché une épée magique; muni de cette arme, il chassa les Chinois Ming et fonda, sous le nom de règne de Lê Thái Tổ, la dynastie des Lê postérieurs (1428-1788). Au cours de la cérémonie qu'il offrit à l'occasion de sa victoire, l'épée miraculeuse jaillit d'elle-même du fourreau et se métamorphosa en un dragon de jade qui disparut dans le lac. D'autres versions attribuent à une tortue le soin d 'offrir et de reprendre l'épée".

(Tên (hồ Hoàn Kiếm) do truyền thuyết kể rằng Lê Lợi bắt được một thanh kiếm thần tại đây. Với thanh kiếm này Lê Lợi đă đánh đuổi được quân Minh và lên làm vua lấy hiệu là Lê Thái Tổ, lập ra nhà Hậu Lê (1428-1788). Trong buổi lễ mừng chiến thắng, thanh kiếm thần của vua Lê Thái Tổ bỗng tuột khỏi vỏ, hoá thành con rồng ngọc, rồi lặn biến trong hồ. Cũng có người cho rằng Lê Thái Tổ được một con rùa trao cho và lấy lại thanh kiếm thần) ( Docteur Hocquard , Une campagne au Tonkin, Arléa, 1999, tr. 232 ).

Ở đoạn trên, Lê Thái Tổ trả kiếm cho Rùa vàng. Ở đoạn sau, thanh kiếm tự biến thành Rồng ngọc rồi lặn xuống hồ.

Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán (Hà Nội ngh́n xưa, Sở Văn Hóa Thông Tin Hà Nội, 1975, tr.39-40) t́m hiểu rất sâu xa ư nghĩa hồ Hoàn Kiếm:

"Sử Lư-Trần hầu như chẳng nói đến hồ Gươm (…).

"Chuyện "Trả gươm thần ", người Hà Nội nghe kể đă nhiều, song ư nghĩa câu chuyện th́ chưa mấy ai đào sâu t́m hiểu. Trên đại thể, người ta cho truyền thuyết ấy kể việc Lê Lợi được gươm thần đề chữ "Thuận Thiên" từ nước : ư trời trao sứ mệnh cho người anh hùng đứng lên xướng nghĩa cứu dân, giúp nước, quét giặc ngoại xâm. Mười năm khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, người anh hùng lên làm vua, đi thuyền trên hồ, trời sai Rùa Vàng hiện lên lấy lại thanh gươm. Chủ đề bất tuyệt : "Chiến tranh và Ḥa b́nh"…

"Thực ra đấy là vang bóng của một mẫu đề thần thoại và một lễ tiết cổ xưa. Nếu về mặt chính trị-xă hội, thanh gươm là biểu tượng của quyền uy th́ về mặt thần thoại-lễ thức, thanh gươm là biểu tượng của Tia chớp-Lửa. (…) Nhúng gươm xuống nước là nghi lễ biểu thị sự ḥa hợp Nước-Lửa, một nghi lễ phồn thực. Lại v́ gươm là tượng trưng của chớp lửa nên nghi lễ nhúng gươm xuống nước cũng là một nghi lễ chống lụt (…).

"Sự tích hồ Gươm-gắn liền với một vị anh hùng lịch sử Lê Lợi-là sự diễn tả về mặt thần thoại một lễ nghi cổ xưa chung cho cả vùng Đông Nam Á : nghi lễ chống lụt và cầu mong sự hài ḥa của non nước …".

Đúng là thời Lư-Trần không có ai nói đến hồ Gươm v́ nơi đây c̣n là vùng hồ ao đầm lầy. Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm theo truyền thuyết đến đời Lê Thái Tổ mới có.

Chủ đề "chiến tranh và ḥa b́nh", "nghi lễ phồn thực", "nghi lễ chống lụt" của Trần Quốc Vượng và Vũ Tuấn Sán thật là đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, một truyền thuyết dân gian mà có ba lối giải thích thuộc ba lĩnh vực khác nhau th́ có nhiều quá không? Hay là qua biểu tượng Lê Lợi trả gươm thần, cũng như biểu tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt bay về trời sau khi dẹp giặc Ân, dân gian chỉ muốn ca tụng người anh hùng cầm gươm đánh giặc, giặc tan th́ cất gươm đi?

Từ giữa thế kỉ 17, Trịnh Tạc xây phủ chúa Trịnh riêng, tách ra khỏi cung điện của vua Lê trong thành Thăng Long. V́ hồ Hoàn Kiếm nằm về bên trái phủ chúa nên gọi là hồ Tả Vọng (Bùi Thiết, Từ điển Hà Nội-địa danh, Văn Hóa Thông Tin, 1993, tr. 393).

Dưới thời các chúa Trịnh, thế kỉ 17-18, hồ Hoàn Kiếm có tên là hồ Thuỷ Quân v́ các chúa Trịnh thường diễn tập quân thuỷ trong khu vực hồ (Bùi Thiết, sđd, tr. 435). Có thuyết nói rằng tên hồ Thuỷ Quân đă có từ đời Trần.

Nhưng, bản đồ của Phạm Đ́nh Bách (1873, đời Tự Đức) lại cho thấy hồ Hoàn Kiếm và hồ Thuỷ Quân là hai hồ khác nhau:

-Lac de Thuỷ Quân sur lequel les marins du Roi s'exerçaient à la manoeuvre des armes (Hồ Thuỷ Quân là nơi lính thuỷ của nhà vua tập trận ).

Một tấm bản đồ khác do Biệt Lam vẽ năm 1956, phỏng theo bản đồ năm 1866 và 1873, cũng cho thấy hồ Thuỷ Quân và hồ Hoàn Kiếm là hai hồ khác nhau, cách nhau khá xa (Hanoi, sđd, tr.80).

Điều này có thể được hiểu là:

Đời Trịnh, hồ Hoàn Kiếm được chia thành hồ Tả Vọng và Hữu Vọng. Đời Tự Đức (1847-1883), hồ Tả Vọng được gọi là hồ Hoàn Kiếm, hồ Hữu Vọng được gọi là hồ Thuỷ Quân

Bắt đầu từ năm 1884 nhà nước bảo hộ Pháp giữ lại hồ Hoàn Kiếm, lấp dần hồ Thuỷ Quân để xây dựng, mở mang thành phố Hà Nội.

Hồ Hoàn Kiếm ngày xưa c̣n có tên là Lục Thuỷ, Hàng Hương (Hoàng Đạo Thúy, Đi thăm Đất Nước, Văn Hóa, 1978, tr. 55).


Tháp Rùa
Bảng chú bản đồ Phạm Đ́nh Bách cho biết:
- Đ́nh chúa Trịnh: Pagode élevée sous les Lê à la mémoire des Trịnh (đ́nh chúa Trịnh được xây dưới thời Lê để tưởng nhớ các chúa Trịnh).

Đ́nh chúa Trịnh nằm tại địa điểm tháp Rùa.

Nguyễn Khắc Ngữ cũng đồng ư với Phạm Đ́nh Bách: "Một trong những kiểu kiến trúc thời Lê c̣n để lại là tháp Rùa hồ Hoàn Kiếm" (Nguyễn Khắc Ngữ, Mỹ thuật cổ truyền, theo bài Tháp Rùa có từ khi nào? của Nguyên Thắng, Đoàn Kết, tháng tư, 1984).

Bùi Thiết cho biết:

"Ṭa tháp tọa lạc trên g̣ Rùa xế về phía nam hồ Hoàn Kiếm, nên gọi là tháp Rùa. Nguyên là đ́nh Tả Vọng do các chúa Trịnh dựng trên g̣ Rùa giữa hồ Tả Vọng, gọi là đ́nh Tả Vọng. Cuối thế kỷ XVIII v́ tin thuyết phong thuỷ, Bá hộ Kim nhận sửa lại đ́nh Tả Vọng để nhân đó táng hài cốt cha mẹ xuống dưới; Việc không thành, nhưng đ́nh Tả Vọng vẫn được sửa lại để có quy cách như hiện nay" (sđd, tr. 383).

"Ngôi đ́nh do các chúa Trịnh sai xây trên g̣ Rùa giữa hồ Tả Vọng (tức hồ Hoàn Kiếm) để làm nơi hóng mát và duyệt quân thuỷ. V́ đ́nh nằm trong hồ Tả Vọng nên có tên gọi. Cuối thế kỷ XIX Bá Kim xin được xây thêm một tầng trên ṭa đ́nh Tả Vọng để có quy mô như tháp Rùa ngày nay" (sđd, tr. 393-394).

Tiền thân của tháp Rùa là đ́nh Tả Vọng.

"Cái đ́nh này làm từ đời Trịnh Căn (chúa thứ tư trong ḍng họ Trịnh) là một lầu hai tầng, tầng trên là một cái lầu vuông bốn mái cong có đắp bốn con rồng ḅ quay đầu lại…Lầu quay lưng hướng nam theo ư nghĩa làm vua quay mặt về phương nam, không chầu lại vua, không thần phục vua Lê, v́ vậy bên trên cửa có để ba chữ Tả Vọng Đ́nh". (Chu Thiên, Bóng nước hồ Gươm, theo Nguyên Thắng, sđd).

Nhưng, một bài Hồ Hoàn Kiếm khác của sách Tang thương ngẫu lục (sđd, tr. 32-33) kể rằng:

"Mùa hạ năm Bính Ngọ, niên hiệu Cảnh Hưng (1786), đương nửa đêm, giữa hồ Hoàn Kiếm, bỗng có những vật đỏ ối hiện ra trên đảo, tia sáng nhoáng tỏa ra bốn phía, bay về bờ phía nam rồi biến mất.

Sau đó sóng gió ầm ầm nổi lên? Sáng hôm sau, thấy xác tôm cá nổi trên mặt nước không biết bao nhiêu mà kể. Có người nói, ở trên nóc nhà Trung Ḥa Đường trong phủ Chúa cũng hiện ra những vật tương tự, ánh sáng tỏa ra tứ phía, rồi tự nhiên tắt ngấm.

Sau đó ít lâu, nhà Lê mất nước".

Nguyễn Khắc Ngữ nói rằng Tháp Rùa ngày nay có từ thời Lê. Phạm Đ́nh Bách cho biết tại đảo Rùa có đ́nh chúa Trịnh được xây dưới thời Lê. Bùi Thiết và Chu Thiên cũng đồng ư rằng các chúa Trịnh đă cho xây đ́nh Tả Vọng trên đảo. Chỉ có Tang thương ngẫu lục là không nói đến công tŕnh xây cất nào trên cái đảo giữa hồ Hoàn Kiếm này. Khó có thể cho rằng các tác giả Tang thương ngẫu lục quên cái đ́nh chúa Trịnh hay cái đ́nh Tả Vọng bởi v́ trong bài có nói tới cái nhà Trung Ḥa Đường trong phủ chúa Trịnh (nằm gần hồ Hoàn Kiếm) th́ không thể không nói tới cái đ́nh do chúa Trịnh xây trên đảo Rùa, nơi đang xảy ra điềm lạ.

Hay là đ́nh đă bị đổ nát, năm 1786 không c̣n dấu vết ǵ? Giả thuyết này cũng khó đứng vững bởi v́ đ́nh do chúa Trịnh xây th́ không thể bị huỷ hoại ngay từ thời chúa Trịnh c̣n nắm quyền được.

Hay là đ́nh Tả Vọng được xây sau năm 1786 ?

Sử chép rằng Nguyễn Huệ "pḥ Lê, diệt Trịnh", năm 1786 chấm dứt chế độ cai trị của họ Trịnh. Năm 1789 Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, lên làm vua, lập ra nhà Nguyễn Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh diệt nhà Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn.

Nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn đều không quư mến ǵ các chúa Trịnh. Không thể có chuyện nhà Tây Sơn hay nhà Nguyễn (trong khoảng từ 1786 đến 1873) xây đ́nh để tưởng nhớ chúa Trịnh.

Tóm lại, qua hai bài Hồ Hoàn Kiếm của Tang thương ngẫu lục th́ phải thừa nhận rằng đến cuối đời Cảnh Hưng (1786, tức là năm Nguyễn Huệ chấm dứt sự nghiệp các chúa Trịnh) trên đảo Rùa không có đ́nh chúa Trịnh hay đ́nh Tả Vọng.

Nói cách khác, đ́nh Tả Vọng hay đ́nh chúa Trịnh không phải được xây tại đảo Rùa. Có thể tại một đảo khác, cũng nằm trong hồ Hoàn Kiếm.


Đảo Ngọc Sơn
"Hồ Tả Vọng tên cũ gọi Hoàn Kiếm là một danh thắng đất Kinh kỳ xưa. Phía bắc mặt hồ, một g̣ đất nổi lên rộng khoảng ba bốn sào, tương truyền là chỗ đài câu cá thời cuối Lê. Trước đây, ông Tín Trai làng Nhị Khê nhân có đền Quan Đế tại đấy bèn mở rộng sửa sang thêm gọi là chùa Ngọc Sơn (…)" (Bài kư Đền Ngọc Sơn đế quân , soạn năm1843, Tuyển tập văn bia Hà Nội, quyển 2, Khoa Học Xă Hội,1978, tr. 68-69).

"Phía đông thành Hà Nội, ở thôn Hà Thanh, huyện Thọ Xương có một cái hồ, gọi là hồ Hoàn Kiếm, trong hồ có một cái đảo, gọi là Ngọc Sơn, trong đảo Ngọc Sơn, có một đền thờ gọi là đền thờ Văn Xương. Tôi làm Án sát ở Hưng Yên, vừa đổi về, gặp ông Phương Đ́nh dắt nhau qua chơi, ông nói với tôi rằng : hồ Hoàn Kiếm này đời xưa rất lớn, từ đời Lê trung hưng về sau chở đất về lấp làm đường xe chạy cho suốt đến Long Lâu ở Nhĩ Hà, nửa hồ bên hữu gọi là Hữu Vọng, nửa hồ bên tả gọi là Tả Vọng, núi trong Tả Vọng là đài câu cá. Đầu niên hiệu Gia Long, mới có miếu thờ Quan Vơ đế (…).

"Hiện nay đền thờ mới đă hoàn thành, phía trước kề bờ nước, làm đ́nh Trấn Ba, ngụ ư là cột trụ đứng vững giữa làn sóng văn hóa. Bên tả, phía đông cầu Thê Húc, dựng Đài Nghiên. Lại về phía đông trên núi Độc Tôn, xây Tháp Bút, tượng trưng cho nền văn vật(…)" (Bài kư Sửa lại miếu Văn Xương, Tuyển tập văn bia Hà Nội, sđd, tr. 70-71).

Bài kí thứ nhất được soạn năm 1843 nhân dịp sửa đền Quan đế thành chùa Ngọc Sơn. Ít năm sau lại đổi chùa Ngọc Sơn thành đền thờ Văn Xương. Bài kí thứ nh́ làm nhân dịp sửa đền thờ Văn Xương. Hai bài văn của hai người khác nhau, viết cách nhau vài chục năm, đều nói trong hồ Hoàn Kiếm có một cái đảo Ngọc Sơn, lớn khoảng ba bốn sào, là đài câu cá thời cuối Lê.

Điều này chứng tỏ gián tiếp rằng không phải Tang thương ngẫu lục (1802-1819) bỏ quên công tŕnh xây cất trên đảo Rùa mà chỉ v́ đến năm 1843 và măi vài chục năm sau, hồ Hoàn Kiếm vẫn chưa có xây cất ǵ trên đảo Rùa. Hai bài kí không nói tới đảo Rùa có lẽ chỉ v́ đảo nhỏ và không có ǵ đáng nói?

Hoàng Đạo Thúy cho biết:

Đền Ngọc Sơn "đời Lê là cung nghỉ mát Thuỵ Khánh của chúa Trịnh".

"Đứng ở Trấn Ba đ́nh, nh́n xa về hướng nam, trong một khung cảnh đẹp, nổi lên ngọn tháp trên đảo Rùa. Mùa đông, gặp trời nắng, những con rùa bằng cái nia lên tắm nắng trên đảo. Xưa kia trên đảo có đ́nh Tả Vọng. Cái tháp này, một nhà giàu phố hàng Khay xây từ năm 1884" (Đi thăm đất nước, sđd, tr. 55).

Chúng ta được biết thêm cung Thuỵ Khánh, nơi nghỉ mát của chúa Trịnh tại hồ Hoàn Kiếm.

Bùi Thiết gọi cung này là cung Khánh Thuỵ do Trịnh Giang (1729-1740) sai xây trên đảo Ngọc Sơn. Cung Khánh Thuỵ bị Lê Chiêu Thống cho người đốt năm 1787 để trả thù các chúa Trịnh. Về sau người ta xây đền Ngọc Sơn tại nơi đây.

Bên cạnh hồ Hoàn Kiếm, thuộc khu vực phố Bảo Khánh ngày nay, c̣n có cung điện Khánh Thuỵ do Trịnh Tùng (1570-1630) xây. Cung điện Khánh Thuỵ cũng bị Lê Chiêu Thống đốt phá trụi năm 1787 (Bùi Thiết, sđd, tr. 221).

Bản đồ Phạm Đ́nh Bách cũng có nói tới cung Khánh Thuỵ:

Cung Khánh Thuỵ : Habitation des servantes du roi Lê Thái Tổ (emplacement de la rue Jules Ferry) (Cung Khánh Thuỵ: chỗ ở của các cung nữ của vua Lê Thái Tổ, nằm tại phố Hàng Trống ngày nay).

Sách Hoàng Lê nhất thống chí (Văn Học, 1970, tr.191) kể chuyện vua Lê Chiêu Thống "ngầm sai người phóng hỏa đốt hết phủ chúa. Khi phủ cháy, khói lửa bốc lên ngút trời, hơn mười ngày chưa tắt.

"Thế là hai trăm năm lâu đài cung khuyết huy hoàng bỗng chốc đă thành ra băi đất cháy đen! Xa gần nghe thấy tin đó, ai cũng thương chúa và trách vua làm quá đáng. Hôm ấy nhằm ngày mồng 8 tháng chạp năm Bính Ngọ (1786)".

Lâu đài cung khuyết trong phủ chúa đă có từ 200 năm trước năm 1786, nghĩa là được xây vào khoảng năm 1586 ( đời Trịnh Tùng).

Bùi Thiết phân biệt cung Khánh Thuỵ trên đảo Ngọc Sơn và cung điện Khánh Thuỵ tại địa điểm phố Bảo Khánh ngày nay và cho rằng cả hai nơi đều bị đốt năm 1787. Phạm Đ́nh Bách chỉ nói tới cung Khánh Thuỵ ở phố Hàng Trống (thẳng góc với phố Bảo Khánh), có từ đời Lê Thái Tổ. Hoàng Lê nhất thống chí cho biết Lê Chiêu Thống chỉ sai đốt cung điện trong phủ chúa năm 1786, nghĩa là cung điện Khánh Thuỵ thôi.

Rất có thể cung Khánh Thuỵ được Hoàng Đạo Thuư và Bùi Thiết nói tới, và cho rằng nằm tại đảo Ngọc Sơn, là do nhầm lẫn từ cung điện Khánh Thuỵ trong phủ chúa Trịnh mà ra.

Đối chiếu các văn bản th́ thấy đời cuối Lê, địa điểm đền Ngọc Sơn c̣n là đài câu cá, chỗ hóng mát. Đ́nh Tả Vọng cũng là chỗ hóng mát, duyệt quân thuỷ của chúa Trịnh. Cho rằng đ́nh Tả Vọng (đ́nh chúa Trịnh) nằm trên đảo Rùa là chuyện khó hiểu. Đảo Rùa thời chúa Trịnh rất nhỏ (sẽ nói thêm ở phần sau), những lúc tế lễ, duyệt quân thuỷ th́ tổ chức ra sao, chỗ đâu để chứa được vài chục người? Mỗi lần hóng mát, chúa Trịnh phải đi thuyền ra giữa hồ? Nếu đ́nh nằm tại đảo Ngọc Sơn rộng lớn hơn, có cầu nối với bờ , th́ sẽ rất tiện cho việc câu cá, hóng mát, hoặc tổ chức tế lễ, duyệt quân thuỷ.

Đ́nh Tả Vọng hay đ́nh chúa Trịnh nằm trên đảo Ngọc Sơn chăng?

Rất có thể Phạm Đ́nh Bách và Bùi Thiết đă nhầm lẫn, xê dịch chỗ hóng mát, câu cá, duyệt quân thuỷù của chúa Trịnh từ đảo Ngọc Sơn sang đảo Rùa.


Tháp Rùa ngày nay
Bùi Thiết viết rằng Bá hộ Kim nhận sửa lại đ́nh Tả Vọng vào cuối thế kỉ 18 và xây thêm một tầng vào cuối thế kỉ 19 thành tháp Rùa ngày nay. Khoảng thời gian giữa hai lần sửa và xây thêm dài quá, một người không thể làm được. Bùi Thiết viết nhầm mất một thế kỉ?
Hoàng Đạo Thúy cũng nói đến tháp Rùa trong hoàn cảnh Hà Nội bị quân Pháp chiếm đóng kể từ năm1882.

"Bang Kim biếu Tây cái tháp Rùa. Cái tháp này nh́n măi cũng quen mắt, nhưng dưới th́ cửa lối gô-tích, trên th́ nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối ǵ". (Hoàng Đạo Thúy, Thăng Long, Đông Đô, Hà Nội, Hội Văn Nghệ Hà Nội,1971, tr. 75).

Ở một chỗ khác, Hoàng Đạo Thúy viết rơ là một nhà giàu phố hàng Khay xây tháp Rùa từ năm 1884 (Đi thăm đất nước, sđd).

Trong chuyến đi công tác tại Bắc ḱ và Trung ḱ (từ tháng 1 năm 1884 đến tháng 4 năm 1886), bác sĩ Hocquard có chụp ảnh tháp Rùa nh́n từ phía tháp Ḥa Phong (xem trang b́a sách Histoire de Hanoi, hoặc bản khắc trong sách Une campagne au Tonkin, tr. 249).

Tấm ảnh cho thấy tháp Rùa thời đó giống tháp Rùa ngày nay. Diện tích đảo Rùa năm 1884-1886 rất giới hạn, chỉ rộng hơn mặt bằng của tháp mỗi bề độ 2 mét.

Một nhà báo Pháp đă tả Hồ Gươm năm 1898 như sau:

"Tout vert, tout tranquille, d'un charme discret, avec, au milieu, dans une île infiniment petite, sa vieille pagode d'un style étrange, et les arbres qui mirent dans ses eaux dormantes leurs frêles tiges, voici le "Petit Lac" ou "Lac de la Grande Epée".

(Hồ Gươm xanh tươi, trầm lặng và duyên dáng, có cái tháp cũ kĩ, kiến trúc lạ ḱ, xây trên một ḥn đảo nhỏ xíu giữa hồ, có những cành cây lả lơi soi bóng nước). (Les grands dossiers de l'Illustration, Le livre de Paris, 1987, tr. 93)

Chắc chắn là thời chúa Trịnh đảo Rùa cũng chỉ nhỏ xíu như vậy thôi.

Kiến trúc của tháp Rùa khá lạ ḱ, đặc biệt. "Dưới th́ cửa lối gô-tích, trên th́ nóc vụn vặt, kiến trúc không ra lối ǵ " (Hoàng Đạo Thúy). Tầng dưới cùng và tầng thứ nh́ cùng có cửa lối gô–tích. Kiến trúc gô–tích th́ phải chờ tới sau này người Pháp mới đưa sang nước ta chứ thời Lê, thời Trịnh th́ làm sao có được? Như vậy th́ hai tầng dưới cùng của tháp Rùa không thể là của đ́nh chúa Trịnh hay đ́nh Tả Vọng như Bùi Thiết cho biết được.

Kiến trúc của tháp Rùa chịu ảnh hưởng kiến trúc Pháp.

Người Pháp chỉ bắt đầu xây cất, thiết kế lại thành phố Hà Nội sau khi Triều đ́nh Huế kí ḥa ước Patenôtre ngày 6 tháng 6 năm 1884, công nhận quyền bảo hộ của nước Pháp.

Mấy cái cửa của tháp Rùa phải được ra đời sau ḥa ước Patenôtre, nghĩa là tháp Rùa được xây trong khoảng từ giữa năm 1884 đến tháng 4 năm 1886 (lúc Hocquard về Pháp). Tháp được xây toàn bộ và cùng lúc chứ không phải được xây thêm tầng vào tháp Tả Vọng đă có từ trước. Tháp Rùa không phải là kiến trúc của đời Lê.

Tấm ảnh c̣n cho thấy tầng dưới cùng của tháp Rùa có vẻ hơi cũ hơn các tầng trên. Nếu đúng như vậy th́ t́nh cờ Hocquard đă chụp được lúc người ta vừa xây xong tháp Rùa, đang quét vôi. Các tầng trên đă được quét hai ba nước, tầng dưới đang chờ được quét thêm?

Một kiến trúc nổi tiếng khác, có rất nhiều cửa lối gô–tích, là nhà thờ lớn Hà Nội (cathédrale Saint Joseph) cũng được người Pháp xây vào những năm 1884-1888.


Kết luận
Căn cứ vào một số sách và bản đồ, của ta và của Pháp, th́ có thể tạm kết luận rằng:
- Thời chúa Trịnh trên đảo Rùa chưa có xây cất.

- Đ́nh Tả Vọng (hay đ́nh chúa Trịnh) nằm trên đảo Ngọc Sơn chứ không phải trên đảo Rùa.

- Cung Khánh Thụy nằm trong phủ chúa Trịnh chứ không phải tại đảo Ngọc Sơn.

- Tháp Rùa được xây toàn bộ trong khoảng từ tháng 6 năm 1884 đến tháng 4 năm1886. Về sau, hoặc là đảo Rùa được đắp thêm đất, hoặc là nước hồ Hoàn Kiếm bị cạn dần, nhờ vậy đảo Rùa mới trở thành lớn rộng như ngày nay.


Đă có nhiều học giả nói đến hồ Hoàn Kiếm, tháp Rùa. Mỗi người thêm bớt một hai chi tiết. Có nhiều điều hay nhưng thỉnh thoảng cũng có chỗ nhầm lẫn.


Mấy ai c̣n nhớ bài Hồ Hoàn Kiếm của thời mới cắp sách đến trường ?

"Trong thành phố Hà Nội có một cái hồ gọi là hồ Hoàn Kiếm. Tục truyền rằng một hôm vua Lê Thái Tổ ngự ra câu cá ở bờ hồ, chỗ gần sở Đốc lư bây giờ, bỗng có một con rùa thật lớn nổi lên trên mặt nước. Vua lấy thanh bảo kiếm ném con rùa, th́ nó lặn xuống, rồi nó đem thanh kiếm lên trả vua. Bởi thế mới đặt tên là Hoàn Kiếm…".
( Trần Trọng Kim, Đặng Đ́nh Phúc, Đỗ Thận, Quốc văn giáo khoa thư lớp sơ đẳng, 1948, tr. 94).

Sử gia Trần Trọng Kim và đồng nghiệp đứng riêng một phe. Các ông cho rằng tên Hoàn Kiếm là do tích Rùa mang trả kiếm cho vua Lê Thái Tổ.

Lê Lợi được trời cho thanh bảo kiếm để dẹp giặc. Dẹp xong giặc, lên làm vua, trời lại cho Lê Lợi giữ luôn thanh kiếm !

Cách tŕnh bày này làm mất hết ư nghĩa cao đẹp của truyền thuyết.


Nguyễn Dư
(Lyon, 8/2002)


http://chimviet.free.fr/13/nds0053.htm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 24 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 6:47am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

đoạn luận của ô. Tr quốc Vuợng tôi không tháy thuyết phục với tôi. Nhưng chuyện đấy tuyệt không liên quan đến ông Đức người đă cất công nghiên cứu Rùa Hồ Gươm về mặt sinh học.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 25 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 6:49am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tiểu sử ông Đức:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - ĐHQGHN

HỒ SƠ NHÂN SỰ

HÀ Đ̀NH ĐỨC
Tŕnh độ học vấn: Tiến sĩ
Học hàm: Phó Giáo sư



Quá tŕnh đào tạo
- Đại học: Năm tốt nghiệp: 1963 Chuyên ngành: Động vật học
Tại Trường: Đại học Tổng hợp Hà nội Thuộc Quốc gia: Việt Nam
- Tiến sĩ: Năm tốt nghiệp: 1987 Chuyên ngành: Động vật học
Tại Trường: Đại học Tổng hợp Hà nội Thuộc Quốc gia: Việt Nam





Giáo tŕnh giảng dạy chính
-Động vật có xương sống.
-Quản lư và bảo vệ động vật hoang dă.
-Tập tính học.



Lĩnh vực nghiên cứu chính
-Động vật hoang dă.
-Môi trường



Các công tŕnh khoa học tiêu biểu từ trước tới nay
1. Survey for Kouprey (Bos sauveli) in Western Daklak province Vietnam with Andrew Laurie and Pham Trong Anh Kouprey conservation Trust June 1989.
2. A preliminary survey of Primates in North Vietnam with R. Ratajszezak and Roger Coz WWF & IUCN, 1990.
3. Nghiên cứu hiện trạng hệ sinh thái Hồ Gươm, Rùa Hồ Gươm, 4/1993, 6/1994.
4. The status of Large Carnivores in Vietnam. Biosphere Conservation Vol 2, No.1, April 1999.
5. Khu hệ động vật hoang dă Vườn Quốc Gia Bến En Thanh Hoá, t́nh trạng kinh tế xă hội 8 xă vùng đệm và sự tác động đến thiên nhiên và động vật hoang dă, 1/1999.


Các công tŕnh khoa học đă công bố từ năm 1995 đến nay
1. Thông báo đầu tiên về việc phát hiện loài thú lạ. Hoạt động Khoa học 47, 4/1995.
2. Hệ sinh thái Hồ Gươm (Cùng Dương Đức Tiến và Trịnh Thị Thanh). Kinh tế sinh thái 23-26, No.2, 1/1996
3. Con người với tính đa dạng sinh học. Kinh tế sinh thái 48, No.4, 1/1996.
4. Nghiên cứu bảo vệ loài Rùa Hồ Gươm đang là mối quan tâm của nhiều nhà Khoa học Quốc tế, Khoa học Tổ quốc 13-14, No.73, 9/1996.
5. Primates in Vietnam (with Zan G. Baird IPPL News Vol 24, 9-11, No.3, November 1996.
6. T́m kiếm ḅ xám, một thách đố đối với các nhà động vật học. Hoạt động Khoa học 10-12, 4/1997.
7. Ḅ xám, một con vật đầy bí hiểm. Việt Nam xanh 8-9, No.13, 1997.
8. Status survey and Conservation Action Plan for Capunae (Phần Việt Nam) wild sheep and Goats and their Relatives IUCN/SSC Capunae Speeralist 291-294 Group
9. Thêm một loài thú mới của Việt Nam bổ sung vào danh sách thú thế giới. Hoạt động Khoa học 30-32, 1/1998.
10. The status of large Carnivores in Vietnam wildlife Conservation Socrety - Japan. Brosphere Conservation Vol.2, No.1, April 1999.
11. Cần có biện pháp cụ thể bảo vệ loài tê giác ở vườn Quốc Gia Cát Tiên. Hoạt động Khoa học 45-46, 9/1999.
12. Xung đột giữa voi và người - Giải pháp nào? Hoạt động Khoa học 46, 12/1999.
13. Rùa Hồ Gươm loài mới cho Khoa học 25-26, 2/2000.
14. Năm loài và phân loài khỉ nước ta đang trong t́nh trạng lâm nguy. Hoạt động Khoa học 46-47, 5/2000.


Sách chuyên môn đă xuất bản
1. Đời sống động vật (tập thể tác giả) 184 trang, Giáo dục 1971.
2. Thực hành giải phẫu động vật có xương sống, 210 trang. Đại học và Trung học Chuyên nghiệp 1977.
3. Vườn Quốc Gia Cúc Phương (cùng Vó Quư, Nguyễn Bá Thụ, Lê Văn Tắc) 6 trang, Nông nghiệp 1996.
---------------

trang web của trường Đại Học Tổng Hợp HN.

http://www.hus.edu.vn/HoSoCBCNV/ThongTinNhanSu.asp?PersCode= 149
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
kim.
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 26 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 7:03am | Đă lưu IP Trích dẫn kim.

Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn tháp bút
Viết thơ lên trời cao


Hồ Gươm lúc nào cũng thật xinh đẹp


Sửa lại bởi kim. : 09 June 2005 lúc 7:03am
Quay trở về đầu Xem kim.'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kim.
 
kim.
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 27 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 7:08am | Đă lưu IP Trích dẫn kim.

câu thơ trên đă thuộc từ hồi lớp 1, thế mà hôm 1/4 âm lịch vừa rồi mới bước trên chiếc cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn . Phía trong cùng của đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn .

Thiêng lắm
Quay trở về đầu Xem kim.'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kim.
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 28 of 32: Đă gửi: 09 June 2005 lúc 9:17am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Hồ gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc ... là của chung những người Việt, của bạn, của mọi người, của tôi, chứ không phải của riêng ai, cũng không của riêng những nguời chủ trương thuyết 5000. riêng ô. Đào Đ́nh Đức, ông ta không làm sử, nhưng tâm huyết đề tài Hồ Gươm, chuyện học thuật đúng sai của ông Đức chưa nói đến, th́ ông cũng xứng đáng với hồ Gươm.

Đền đâu "thiêng" riêng cho những ai chủ trương thuyết 5000? Cũng không phải chỗ để những người này bấu víu muợn "linh" các ngài mà "xủ quẻ" trúng trúng trật trật.

Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
kim.
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 29 of 32: Đă gửi: 10 June 2005 lúc 12:33am | Đă lưu IP Trích dẫn kim.

thienkhoitimvui đă viết:
Hồ gươm, đền Ngọc Sơn, cầu Thê Húc ... là của chung những người Việt, của bạn, của mọi người, của tôi, chứ không phải của riêng ai, cũng không của riêng những nguời chủ trương thuyết 5000. riêng ô. Đào Đ́nh Đức, ông ta không làm sử, nhưng tâm huyết đề tài Hồ Gươm, chuyện học thuật đúng sai của ông Đức chưa nói đến, th́ ông cũng xứng đáng với hồ Gươm.

Đền đâu "thiêng" riêng cho những ai chủ trương thuyết 5000? Cũng không phải chỗ để những người này bấu víu muợn "linh" các ngài mà "xủ quẻ" trúng trúng trật trật.



cháu có nói ǵ đâu


Sửa lại bởi kim. : 10 June 2005 lúc 12:35am
Quay trở về đầu Xem kim.'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kim.
 
kim.
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 June 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 125
Msg 30 of 32: Đă gửi: 10 June 2005 lúc 12:52am | Đă lưu IP Trích dẫn kim.

khi nào cần mới nói hi hi hi
Quay trở về đầu Xem kim.'s Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi kim.
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 31 of 32: Đă gửi: 10 June 2005 lúc 7:11am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

xin bạn đừng xưng cháu, tôi cũng đă không có ư ǵ với post của bạn.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
duocanlanh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 29 January 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 32 of 32: Đă gửi: 05 February 2007 lúc 10:34am | Đă lưu IP Trích dẫn duocanlanh

  Tôi có đọc Việt Nam Sử Lược của Trần trọng Kim. Đọc nhiều lân nữa, nhưng không chú ư đọan hoàn kiếm. Nên cứ nghĩ Hoàn Kiém nghĩa là vua Lê trả lại kiếm. Nay mới biết : Hoàn kiếm nghĩa là rùa trả kiếm lại vua Lê.

 

Quay trở về đầu Xem duocanlanh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi duocanlanh
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 2
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9941 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO