Tác giả |
|
kimcangtri Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 28 January 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 321
|
Msg 21 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 2:29am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào Quư Vị , chào Bạn HaNoi2004 !
tại hạ có chút góp ư như sau :
dưới 3 nét Tam Thanh của phù (V V V)đôi khi có chử Kim Mẫu Lạc(sắc) Lịnh , chúng ta nên đọc là Kim Mẫu lặc lịnh chứ không phải là : Kim Điền lặc lịnh như Bạn HaNoi2004 đă chuyễn ngữ (đó do người vẽ không rỏ ) , Kim Mẫu tức Diêu Tŕ Kim Mẫu (Tây Vương Mẫu), gọi nôm na là Bà Trời .
Tam Tuyệt : nhứt yểu , nhị bần , tam vô tự
Tứ Thiệt : nhứt thiệt bản thân , nhị thiệt Phụ Mẫu , tam thiệt huynh đệ , tứ thiệt thê tử .
Những cái đó chỉ là lời truyền miệng thế gian , đôi khi đúng với một số trường hợp , chắc chắn không là tuyệt đối , những Pháp Sư , Phù Thủy bùa phép mà bị cúi đời khổ nạn hay lâm những trường hợp trên là v́ họ chỉ biết pháp thuật mà không hay sám hối , tŕ những oai đức Đà Ra Ni ! trong đời ông Thầy nào hay cấp bùa cầu tài cho thiên hạ nhiều , ăn nên làm ra th́ Thầy sẻ nghèo thôi , là v́ cộng nghiệp , phân phát hết rồi . Thầy nào hay cô độc , vợ chồng gấu ó là hay làm bùa thương yêu , cột t́nh duyên cho người ta , Thầy nào hay đánh tà ma , bắt nhốt bỏ vô hủ v.v....th́ sau bị chúng bắt con cháu bịnh hoạn , chết non chết yểu , sao bằng ḿnh giảng về nhân quả , tụng văng sanh cho họ , "tiên lể hậu mới binh" , chế không bằng hóa , đại khái như vậy ! nói vậy không phải tại hạ cổ vũ mọi người dùng bùa phép , nhưng là v́ thiết nghỉ khi ḿnh nghiên cứu 1 vấn đề ǵ , th́ nên hết ḿnh để tâm công minh , đừng có định kiến , nếu ḿnh có định kiến th́ dể thiệt tḥi lắm , sẻ không hiểu tường tận được ! từ xưa đến nay có rất nhiều vị Thiền Sư Phật Gia tinh thâm phù phép Tiên thuật , hô phong hoán vủ mà vẫn liễu Đạo ung dung tự tại ! cho nên vạn sự không ngoài lư Nhân Quả , Thành , Trụ ,Suy , Diệt vậy , người học Đạo , nghiên cứu thế giới vô h́nh biết nhiều Pháp cũng như kiếm khách có nhiều bảo kiếm vậy , đâu nhất thiết phải xài hết từng cây ? cây nào ưng ư th́ dùng suốt đời cũng đủ thôi !
Vài hàng mạn đàm , Mô Phật .
__________________ NAM MO^ A DI DDA` PHA^.T .
|
Quay trở về đầu |
|
|
Cobra_King Hội viên


Đă tham gia: 14 June 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 48
|
Msg 22 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 7:55am | Đă lưu IP
|
|
|
__________________ Thiện tai! thiện tai! KaKaKa
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 23 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 9:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào thầy Kim Cang Trí !
Cảm ơn thầy đă chỉ dẫn. Thật xúc động là khi xong việc trở lại diễn đàn thầy đă quan tâm đến em (xin phép được xưng hô như vậy). Thực sự là em chưa học về lĩnh vực này nên không hiểu rơ lắm, chỉ thấy h́nh thế nào th́ cố gắng t́m chữ tương ứng để giúp mọi người có thể nh́n cho dễ. Mong thầy tiếp tục có bài giảng ở "Bùa chú tiên gia".
Một lần nữa em xin cảm ơn thầy !
À quên em xin hỏi, thầy có hướng dẫn: "SÁM HỐI LÀ LÀM CHO BA NGHIỆP ĐƯỢC THANH TỊNH! Vị nào có tâm t́m hiểu, hành tŕ Huyền Thuật, xin cầu sám hối trăm ngày hoặc ít nhất 1 tháng, sau đó sẻ dễ dàng thuận lợi cho ḿnh rất nhiều." Thầy có thể nói rơ hơn cách thực hành được không?
Chào thầy !
Sửa lại bởi hanoi2004 : 30 June 2005 lúc 9:14am
|
Quay trở về đầu |
|
|
kimcangtri Hội Viên Đặc Biệt


Đă tham gia: 28 January 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 321
|
Msg 24 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 1:14pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào Bạn HaNoi2004 !
Rất vui khi được hô huynh gọi đệ cùng Bạn , tại hạ thấy Bạn là người khoan ḥa , biết nghĩ đến đại thể (nhẫn nhục Ba La Mật). thế mà tại hạ đă có chút hiểu sai ư Bạn khi Bạn posted những câu chú đă sưu tầm được của Trung Hoa vào mục Bùa Chú Tiên Gia , nơi đây có dịp tại hạ xin lỗi cùng Bạn (cũng v́ chưa đắc Tha Tâm Thông ).
NIỆM PHẬT MỘT CÂU PHƯỚC SANH VÔ LƯỢNG
LẠY PHẬT MỘT LẠY TỘI DIỆT HẰNG SA .
Sám hối có nhiều phương pháp , Hồng Danh sám , Thủy Sám , Lương Hoàng sám , Đại Thông Phương Quảng , Đại Bi sám pháp v.v...., điều cần nhất là tâm chí thành , cung kính . Bạn có thể t́m cuốn Nghi Thức Tụng Niệm (kinh nhựt tụng) của Phật Giáo . t́m chương : Sám Hối , nơi đó là Hồng Danh sám , cứ y theo đó mà làm , lạy 108 Phật Danh , liên tục trăm ngày th́ công đức thật vô lượng .
Thân mến chào Bạn , chúc Bạn Bồ Đề tâm kiên cố , an trụ Chánh Pháp .
K C T .
__________________ NAM MO^ A DI DDA` PHA^.T .
|
Quay trở về đầu |
|
|
cd888 Hội viên

Đă tham gia: 31 May 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 4
|
Msg 25 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 5:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thân gửi anh hanoi2004
Phù, Chú = Hardware Phần cứng bán dẫn điện thiết kế Sư tạo nên máy Vi Tính (Computer)
Nếu ko có phần mềm Software th́ Computer chỉ là cục sắt.
Tôi cũng là người ṭ ṃ về Phù, Chú như anh, có câu hỏi mong anh và quí thầy có thể giải thích:
1. Vậy Phù, Chú ko có ẤN th́ phù chú có dùng được ko?????
2. Ấn là vật h́nh dáng ra sao??/
__________________ cd
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 26 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 8:48pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính gửi thầy Kim Cang Trí!
Cảm ơn thầy đă chỉ dẫn, em sẽ cố gắng thực hiện theo hướng dẫn.
Chào thầy!
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 27 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 9:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính gửi bác cd888!
Như tôi đă tŕnh bày nhiều lần là tôi không được học về bùa chú, tôi chỉ biết sưu tầm thôi.
Cách dùng, ấn quyết tôi tham khảo ở các bài giảng của thầy Kim Cang Trí. Những phần thầy đưa ra, phần nào không nói kèm ấn quyết tôi dùng thử thấy có hiệu quả (c̣n ấn quyết th́ chắc phải được truyền trực tiếp mới dám thực hiện). Dù sao được thầy truyền thụ trực tiếp th́ tốt hơn nhiều, hiện chưa có điều kiện th́ tạm bằng ḷng với thực tế vậy. Như thầy Kim Cang Trí cũng đă giảng: "Pháp Thuật ḿnh cao hay thấp là do có được Pháp Sư giỏi chân truyền cho và có chăm chỉ luyện tập và tŕ Giới hay không thôi, chứ không phải ḿnh học phái nổi tiếng, danh xưng nghe kêu chát chúa là ḿnh sẻ hay đâu, Chân Truyền và Khổ Luyện cũng chưa được gọi là Pháp Sư đúng nghỉa, cần phải có Tâm Đức nữa!"
Tôi chỉ là người mua mấy cái vi tính về để sẵn, khi có duyên t́m được phần mềm vào là có thể tạm ổn. Thà muộn c̣n hơn không mà!
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 28 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 9:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 29 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 9:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 30 of 102: Đă gửi: 30 June 2005 lúc 10:20pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào các bác!
Tôi sưu tầm Hồng danh Bửu sám (theo hướng dẫn của thầy Kim Cang Trí) đưa lên đây để tiện theo dơi:
HỒNG DANH BỬU SÁM
(Ra bàn thờ Tổ làm lễ trước khi lên chánh điện Sám Hối)
Bông hoa hiện điềm lành
Năm cánh lạc phương xa
Trao Pháp Tạng đất Ấn
Tôn thờ ở Trung Hoa
Việt Nam trồng giống Thánh
Kết quả hằng hà sa
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Thiên Đông Độ Việt Nam Lịch Đại Nhất Thiết Chư vị Tổ Sư (1lạy)
Được độ đầu tiên tám Vương Tử
Thân tâm thanh tịnh tợ hoa sen
Hoằng truyền Luật Giáo Tỳ Ni Tạng
Phật Pháp do đây trụ thế lâu
Chí tâm đảnh lễ: Ưu Ba Ly Tôn Giả Luật Tông Liệt vị Tổ Sư. (1 lạy)
Tông Phong Vĩnh Chấn Tổ Ấn
trùng quang, Giác hoa hương biến khắp rừng Thiền, Mưa Pháp tưới nhuần người sơ học, Cành cành lá lá tiếp nối không ngừng, Tổ Đường rực rỡ Chánh Pháp xương minh.
Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Độ
Nhân Sư Bồ Tát. (1 lạy)
(Lễ Tổ 3 lạy xong rồi lên Chánh Điện)
0
HỒNG DANH BỬU SÁM
(Nếu CÔNG PHU CHIỀU trang 265 - 284)
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:
Án lam. (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, ta bà ha.
(3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:
Nam mô tam măn đa một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
DÂNG HƯƠNG:
Con dâng hương giới, hương định, hương tuệ,
Hương giải thoát, hương giải thoát tri kiến,
Năm thứ hương này kết thành đài mây sáng trưng pháp giới
Cúng dường 10 phương thường trụ Tam Bảo
Khắp huân các chúng sanh đều phát ḷng Bồ Đề
Xa ĺa các vọng hoặc, trọn nên đạo vô thượng.
Đấng Pháp Vương Vô Thượng
Ba cơi chẳng ai bằng
Thầy dạy khắp Trời Người
Cha lành chung bốn loài
Quy y tṛn một niệm
Dứt sạch nghiệp ba-kỳ(ba a tăng kỳ kiếp)
Xưng dương cùng tán thán
Ức kiếp không cùng tận.
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn
Lưới Đế Châu ví Đạo Tràng
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
- Nam mô Tận Hư Không Biến Pháp Giới Quá Hiện Vị Lai, Thập Phương Chư Phật Tôn Pháp Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lạy)
- Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát Nhất Thiết Chư Hiền Thánh Tăng. (1 lạy)
- Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)
TÁN HƯƠNG
Ḷ hương vừa bén chiên đàn
Khói thơm ngào ngạt muôn ngàn cơi xa
Ḷng con kính ngưỡng thiết tha
Ngưỡng mong chư Phật thương mà chứng minh.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát. (3 lần)
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)
KỆ KHAI KINH
Pháp Phật cao sâu rất nhiệm mầu
Ngàn muôn ức kiếp dễ hay đâu
Con nay nghe thấy xin vâng giữ
Chân nghĩa Như Lai hiểu thật sâu.
HỒNG DANH BỬU SÁM
Nam mô Hồng Danh Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)
Đại Từ Đại Bi thương chúng sanh
Đại Hỷ Đại Xả cứu muôn loài,
Tướng tốt chói sáng tự trang nghiêm,
Chúng con chí tâm quy mạng lễ.
Nam mô Quy Y Kim Cang Thượng Sư.
Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng.
Con nay phát tâm không v́ tự cầu phước báo Nhân, Thiên, Thanh Văn, Duyên Giác cho đến các bậc Bồ Tát quyền thừa, chỉ nương Tối Thượng Thừa, phát Bồ Đề Tâm, nguyện cùng Pháp giới chúng sanh một thời đồng chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nam mô Quy Y mười phương tận hư không, hết thảy chư Phật.
Nam mô Quy Y mười phương tận hư không, hết thảy Tôn Pháp.
Nam mô Quy Y mười phương tận hư không, hết thảy Hiền, Thánh Tăng.
Nam mô Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.
(Bên dưới, sau mỗi danh hiệu Phật, thỉnh một tiếng chuông và lạy 1 lạy)
CHÍ TÂM ĐẢNH LỄ:
Nam mô Phổ Quang Phật.
Nam mô Phổ Minh Phật.
Nam mô Phổ Tịnh Phật.
Nam mô Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật.
Nam mô Chiên Đàn Quang Phật.
Nam mô Ma Ni Tràng Phật.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Ma Ni Bảo Tích Phật.
Nam mô Nhất Thiết Thế Gian. Nhạo Kiến Thượng Đại Tinh Tấn Phật.
Nam mô Ma Ni Tràng Đăng Quang Phật.
Nam mô Huệ Cự Chiếu Phật.
Nam mô Hải Đức Quang Minh Phật.
Nam mô Kim Cang Lao Cường Phổ Tán Kim Quang Phật.
Nam mô Đại Cường Tinh Tấn Dơng Mănh Phật.
Nam mô Đại Bi Quang Phật.
Nam mô Từ Lực Vương Phật.
Nam mô Từ Tạng Phật.
Nam mô Chiên Đàn Khốt Trang Nghiêm Thắng Phật.
Nam mô Hiền Thiện Thủ Phật.
Nam mô Thiện Ư Phật.
Nam mô Quảng Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam mô Kim Hoa Quang Phật.
Nam mô Bảo Cái Chiếu Không Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam mô Hư Không Bảo Hoa Quang Phật.
Nam mô Lưu Ly Trang Nghiêm Vương Phật.
Nam mô Phổ Hiện Sắc Thân Quang Phật.
Nam mô Bất Động Trí Quang Phật.
Nam mô Hàng Phục Chúng Ma Vương Phật.
Nam mô Tài Quang Minh Phật.
Nam mô Trí Huệ Thắng Phật.
Nam mô Di Lặc Tiên Quang Phật.
Nam mô Thiện Tịch Nguyệt Âm Diệu Tôn Trí Vương Phật.
Nam mô Thế Tịnh Quang Phật.
Nam mô Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật.
Nam mô Nhật Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Nhật Nguyệt Châu Quang Phật.
Nam mô Huệ Tràng Thắng Vương Phật.
Nam mô Sư Tử Hẩu Tự Tại Lực Vương Phật.
Nam mô Diệu Âm Thắng Phật.
Nam mô Thường Quang Tràng Phật.
Nam mô Quan Thế Đăng Phật.
Nam mô Huệ Oai Đăng Vương Phật.
Nam mô Pháp Thắng Vương Phật.
Nam mô Tu Di Quang Phật.
Nam mô Tu Ma Na Hoa Quang Phật.
Nam mô Ưu Đàm Bát La Hoa Thù Thắng Vương Phật.
Nam mô Đại Huệ Lực Vương Phật.
Nam mô A Súc Tỳ Hoan Hỷ Quang Phật.
Nam mô Vô Lượng Âm Thinh Vương Phật.
Nam mô Tài Quang Phật.
Nam mô Kim Hải Quang Phật.
Nam mô Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật.
Nam mô Đại Thông Quang Phật.
Nam mô Nhất Thiết Pháp Tràng Măn Vương Phật.
Nam mô Thích Ca Mâu Ni Phật.
Nam mô Kim Cang Bất Hoại Phật.
Nam mô Bảo Quang Phật.
Nam mô Long Tôn Vương Phật.
Nam mô Tinh Tấn Quân Phật.
Nam mô Tinh Tấn Hỷ Phật.
Nam mô Bảo Hỏa Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Quang Phật.
Nam mô Hiện Vô Ngu Phật.
Nam mô Bảo Nguyệt Phật.
Nam mô Vô Cấu Phật.
Nam mô Ly Cấu Phật.
Nam mô Dơng Thí Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Phật.
Nam mô Thanh Tịnh Thí Phật.
Nam mô Ta Lưu Na Phật.
Nam mô Thủy Thiên Phật.
Nam mô Kiên Đức Phật.
Nam mô Chiên Đàn Công Đức Phật.
Nam mô Vô Lượng Cúc Quang Phật.
Nam mô Quang Đức Phật.
Nam mô Vô Ưu Đức Phật.
Nam mô Na La Diên Phật.
Nam mô Công Đức Hoa Phật.
Nam mô Liên Hoa Quang Du Hí Thần Thông Phật.
Nam mô Tài Công Đức Phật.
Nam mô Đức Niệm Phật.
Nam mô Thiện Danh Xưng Công Đức Phật.
Nam mô Hồng Diệm Đế Tràng Vương Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Công Đức Phật.
Nam mô Đấu Chiến Thắng Phật.
Nam mô Thiện Du Bộ Phật.
Nam mô Châu Tráp Trang Nghiêm Công Đức Phật.
Nam mô Bảo Hoa Du Bộ Phật.
Nam mô Bảo Liên Hoa Thiện Trụ Ta La Thọ Vương Phật.
Nam mô Pháp Giới Tạng Thân A Di Đà Phật.
Hết thảy Thế giới Chư Phật Thế Tôn Thường Trụ tại thế, xin từ niệm con, đời này đời trước từ vô thủy sanh tử tới nay, chúng con đă tạo bao nhiêu tội, tự làm khuyên người thấy nghe vui theo, hoặc Tháp, hoặc Tăng, hoặc Bốn phương Tăng vật, tự trộm cướp khuyên người trộm cướp, thấy nghe vui theo, năm tội vô gián, tự làm, khuyên người, thấy nghe vui theo, mười đường không lành: Thân sát sanh, trộm cắp, dâm dục. Miệng dối láo, hai lưỡi, thêu dệt, độc ác. Tâm tham trước, giận hại, si loạn, tự làm, khuyên người, thấy nghe vui theo bao nhiêu nghiệp chướng, hoặc che dấu, tỏ lộ, đáng đọa Địa Ngục, Ngă Quỷ Bàng Sanh, các nơi ác thú biên địa hạ tiện, cùng gịng Bất tín. Các tội chướng như vậy, hôm nay chúng con cầu xin sám hối.
Xin Chư Phật Thế Tôn chứng biết cho con. Con phủ phục trước Chư Phật dâng lời tác bạch. Đời này đời trước, con đă từng bố thí, hoặc giữ giới thanh tịnh, cho đến bố thí cho loài súc sanh một miếng ăn. Hoặc tu hạnh thanh tịnh, hoặc giáo hóa chúng sanh, tu hạnh giác ngộ, bao nhiêu thiện căn, cùng Vô Thượng Trí, bao nhiêu thiện căn nguyện đều hồi hướng Vô Thượng Bồ Đề. Như Quá khứ, Hiện tại, Vị lai Chư Phật đă hồi hướng thế nào, con cũng xin hồi hướng như vậy, bao nhiêu tội con cầu sám hối, bao nhiêu phước con hoan hỷ theo, nương công đức Phật, nguyện thành Vô Thượng Trí. Quá khứ, Hiện Tại, Vị Lai chư Phật, là bể Công Đức Vô Lượng Tối Thắng của chúng sinh.
Trong khắp thế giới ở mười phương
Ba đời tất cả các đức Phật,
Con đem thân miệng ư thanh tịnh,
Lạy khắp tất cả không thiếu sót,
Nương oai lực hạnh nguyện Phổ Hiền
Khắp hiện trước hết thảy Như Lai.
Một thân lại hiện vi trần thân,
Mỗi thân biến lễ vi trần Phật.
Nơi mỗi hạt bụi có vi trần số Phật,
Vị nào cũng ngồi trong chúng hội Bồ Tát,
Vô Tận Pháp Giới bao nhiêu bụi đều thế,
Với ai tin sâu Chư Phật vẫn sung măn.
Nơi mỗi vị Phật con đem bể âm thanh,
Tận kiếp Vị Lai dùng Diệu Ngôn từ,
Ca ngợi bể Công Đức thâm sâu của Phật.
Con đem những Tràng Hoa Tối Thắng,
Âm nhạc, hương xoa cùng Bảo cái,
Đủ các thứ trang nghiêm tối thắng,
Con nay cúng dường Chư Như Lai,
Tối Thắng Y Phục, Tối Thắng Hương,
Hương Bột, hương đốt, cùng đèn đuốc,
Mỗi mỗi đều như núi Diệu Cao.
Con xin cúng Chư Như Lai,
Con đem Tâm Quảng đại thắng giải,
Tin sâu hết thảy ba đời Phật,
Đều dùng Phổ Hiền Hạnh nguyện lực,
Khắp biến cúng dường Chư Như Lai.
Con xưa đă tạo bao nghiệp ác.
Đều v́ ba độc tham sân si,
Từ Thân Miệng Ư phát sinh ra,
Hết thảy con nay cầu sám hối
Mười phương hết thảy chư chúng sanh.
Nhị Thừa Hữu Học và Vô Học,
Hết thảy Như Lai cùng Bồ Tát.
Bao nhiêu công đức xin tùy hỷ
Mười phương nơi có Đức Như Lai,
Vừa mới thành tựu đạo Bồ Đề,
Con nay cung kính xin khuyến thỉnh,
Chuyển xe Pháp mầu nhiệm tối cao.
Chư Phật muốn nhập vào Niết Bàn.
Con xin chí thành cung kính thỉnh
Duy nguyện lâu trụ vi trần kiếp,
Lợi lạc hết thảy cho chúng sanh.
Lễ tán cúng dường bao nhiêu phước,
Thỉnh Phật trụ thế chuyển Pháp luân.
Tùy hỷ sám hối các Thiện căn.
Hồi hướng chúng sanh thành Phật đạo
Nguyện đem công đức thù thắng này,
Hồi hướng Vô Thượng Chân Pháp Giới,
Tánh Tướng Phật Pháp cùng Tăng già,
Ấn Tam Muội hai Đế dung thông.
Bể công đức Vô lượng như vậy,
Con đều xin hồi hướng tất cả.
Tất cả chúng sanh Thân Miệng Ư,
Thấy hoặc chê bai pháp của con.
Bao nhiêu nghiệp chướng sâu như vậy.
Ắt đều tiêu diệt không c̣n dư,
Niệm niệm trí soi khắp pháp giới,
Rộng độ chúng sanh thề không thoái,
Hư không thế giới có thể tận,
Chúng sanh và Nghiệp, Phiền năo tận.
Bốn pháp này rộng lớn vô biên.
Nguyện con hồi hướng cũng như vậy.
Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3 lần)
(Nếu là CÔNG PHU CHIỀU th́ lật sang trang 222 để tụng MÔNG SƠN THÍ THỰC. Nếu là Sám Hối th́ tiếp tục tụng cho tới tự quy và hồi hướng.)
KINH TINH YẾU BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA
Bồ Tát Quán Tự Tại
Khi quán chiếu thâm sâu
Bát nhă ba la mật
Tức diệu pháp Trí Độ.
Bổng soi thấy năm uẩn
Đều không có tự tánh,
Thực chứng điều ấy xong,
Ngài vượt thoát tất cả,
Mọi khổ đau ách nạn.
"Nghe đây, Xá Lợi Tử:
Sắc chẳng khác ǵ không
Không chẳng khác ǵ sắc
Sắc chính thực là không
Không chính thực là sắc.
C̣n lại bốn uẩn kia,
Cũng đều như vậy cả."
Xá Lợi Tử, nghe đây:
Thể mọi pháp đều không,
Không sanh cũng không diệt,
Không nhơ cũng không sạch,
Không thêm cũng không bớt.
Cho nên trong tánh không,
Không có sắc, thọ, tưởng,
Cũng không có hành,thức.
Không có nhăn, nhĩ, tỷ,
Thiệt, thân, ư - sáu căn.
Không có sắc, thanh, hương,
Vị, xúc, pháp - sáu trần.
Không có mười tám giới
Từ nhăn đến ư-thức.
Không hề có vô-minh,
Không có hết vô-minh,
Cho đến không lăo tử,
Cũng không hết lăo tử.
Không khổ, tập, diệt, đạo.
Không trí, cũng không đắc,
V́ không có sở đắc.
Khi một vị Bồ Tát
Nương diệu pháp Trí Độ
Bát nhă ba la mật
Th́ tâm không chướng ngại,
V́ tâm không chướng ngại,
Nên không có sợ hăi,
Xa ĺa mọi mộng tưởng,
Xa ĺa mọi điên đảo,
Đạt Niết Bàn tuyệt đối.
Chư Phật trong ba đời,
Y diệu pháp Trí Độ
Bát nhă ba la mật,
Nên đắc Vô Thượng Giác.
Vậy nên phải biết rằng,
Bát nhă ba la mật
Là linh chú đại thần,
Là linh chú đại minh,
Là linh chú vô thượng,
Là linh chú tuyệt đỉnh,
Là chân lư bất vọng,
Có năng lực tiêu trừ
Tất cả mọi khổ nạn.
Cho nên tôi muốn thuyết
Câu thần chú Trí Độ
Bát nhă ba la mật."
Nói xong đức Bồ Tát
Liền đọc thần chú rằng:
Yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha.
(3 lần)
SÁM HỐI PHÁT NGUYỆN
(Đồng quỳ tụng)
Đệ tử kính lạy
Đức Phật Thích Ca
Phật A Di Đà
Mười phương chư Phật
Vô lượng Phật Pháp
Cùng Thánh Hiền Tăng
Đệ tử lâu đời lâu kiếp
Nghiệp chướng nặng nề
Tham giận kiêu căng
Si mê lầm lạc
Ngày nay nhờ Phật
Biết sự lỗi lầm
Thành tâm sám hối
Thề tránh điều dữ
Nguyện làm việc lành
Ngửa trông ơn Phật
Từ Bi gia hộ:
Thân không tật bệnh
Tâm không phiền năo
Hằng ngày an vui tu tập
Phép Phật nhiệm mầu
Để mau ra khỏi luân hồi
Minh tâm kiến tánh
Trí tuệ sáng suốt
Thần thông tự tại
Đặng cứu độ các bậc tôn trưởng
Cha mẹ anh em
Thân bằng quyến thuộc
Cùng tất cả chúng sinh
Đồng thành Phật đạo
TỰ QUY Y:
Tự quy y Phật, xin nguyện chúng sanh hiểu rơ đạo lớn phát tâm Bồ Đề (1 lạy)
Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sanh vào sâu kinh tạng trí huệ như biển (1lạy)
Tự quy y Tăng, xin nguyện chúng sanh thống lư đại chúng hết thảy không ngại (1lạy)
HỒI HƯỚNG:
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
XÁ TỔ: Nguyện cầu sư tăng cha mẹ đời này đời trước, thiện ác tri thức, đàn việt lập chùa, Mười phương tín thí, bà con quyến thuộc, hoặc c̣n hoặc mất, sáu đạo chúng sanh, hoặc oán hoặc thân. Nguyện giải tất cả bao oan khiên, tiêu tất cả bao tội nghiệp, đồng chứng đại Bồ Đề, đồng sanh cơi An Lạc.
*Nam Mô Tây Phương An Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật (3 lần)
*Nam Mô Tây Phương Đông Độ Việt Nam Lịch Đại Nhất Thiết Chư Vị Tổ Sư (3 lần)
(từ địa chỉ http://www.kimcang.com/kinhdien/kinhnhattung/BuuSam.asp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
cd888 Hội viên

Đă tham gia: 31 May 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 4
|
Msg 31 of 102: Đă gửi: 01 July 2005 lúc 1:04am | Đă lưu IP
|
|
|
thân gửi anh hanoi2004,
Địa chỉ email của tôi " cddlee@yahoo.com"
Tôi có quyển sách Fần Mềm, Ở với tôi th́ chỉ là quyển sách, quư anh có Tâm Đạo tôi muốn gửi tặng anh, anh có thể email cho tôi biết làm thế nào gửi anh. Thân chào.
__________________ cd
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 32 of 102: Đă gửi: 01 July 2005 lúc 8:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính gửi bác cd888!
Cảm ơn thịnh t́nh của bác. Tôi đă gửi thư cho bác.
Chào bác!
|
Quay trở về đầu |
|
|
maithon Hội viên

Đă tham gia: 11 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 741
|
Msg 33 of 102: Đă gửi: 01 July 2005 lúc 2:37pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính các thầy
Xin quư thầy chỉ cho biết chổ nào có thể nghe / download kinh Kim Cang về nghe offline? Hiện tại, tôi chưa theo một đức tin nào chính thức cả, cái ǵ dạy đúng, có chân, thiện, mỹ và thiết thực cho đời sống th́ t́m ṭi học hỏi và thực hành. Nhưng tôi nghĩ Phật không cấm ngọai đạo nghe Kinh và Sám Hối theo pháp của Phật.
Cám ơn quư thầy đăng bài kệ Sám Hối. Nhưng dài quá, không tiện cho người bận rộn có thành tâm, xin thầy KCT hướng dẫn cho bài Kệ Sám Hối nào ngắn hơn, nghi thức đơn giản để dễ nhớ, dễ niệm, dễ làm mỗi khi khởi tâm Sám Hối. Tôi không muốn tu thành Chính Qủa Phật hay lên Thiên Đàng ǵ cả, chỉ đơn giản là để an lạc, hạnh phúc thân tâm, hóa giải những nghiệp chứơng của kiếp làm người thôi, nên thấy ḿnh hợp với Pháp môn đơn giản là Sám Hối và niệm Phật, nghe Kinh. Dù chẳng hiểu Kinh bao nhiêu, nhưng nghe tiếng tụng Kinh hay lời Kinh th́ ít nhất thân tâm cũng được an lạc mà không khởi sinh tạp niệm. Bấy nhiêu đó cũng làm lợi lạc bản thân tôi và những người xung quanh tôi rất nhiều rồi, luôn cả những cô hồn "tiên cô tiên hữu" sống trong nhà của tôi. Chỉ mong có bao nhiêu thôi.
Cám ơn công đức của quư thầy, nhờ duyên quư thầy đăng bài, mà tôi thấy được phương tiện hóa giải những cộng nghiệp trùng trùng của tôi khi tôi là con người và nh́n về cứu cánh của an lạc cho kiếp nhân sinh hữu ích hơn. Chúng sinh ai cũng mắc nghiệp, sám hối để khởi lương thức, để nuôi dưỡng ḷng vô tranh, hướng về an lạc, tịnh thanh, thóat khỏi cái mê muội với cái giả tướng.
Giữa ḍng nước đôi bờ trong đục
Lạc mất ḿnh, ta cuốn giữa cuồng xoay
T́m về ta trong lợi ích an lành
Sống thiết thực giữa ḍng đời dơ sạch
Nếu lời lẻ của tôi có ǵ bất ư, bất kính, xin quư thầy hiểu cho sự thành tâm của tôi mà khoan thứ cho cách diễn đạt ngôn từ của một chúng sinh c̣n chấp ngă.
Kính
mt
__________________
mt
|
Quay trở về đầu |
|
|
amduong05 Hội viên


Đă tham gia: 10 December 2004 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 52
|
Msg 34 of 102: Đă gửi: 02 July 2005 lúc 4:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Thân chào !
Tôi cùng quan điểm với bác maithon cuộc đời chỉ là phù du v́ vậy chỉ có có pháp môn tịnh độ mới giúp chúng ta sau này ra đi nhẹ nhàng êm ả hơn và trong cuộc sống này mà chúng đă gieo lấy nghiệp th́ trước sau ǵ cũng phải trả thôi nhưng phải biết sám hối những ǵ ḿnh đă lỡ gieo rồi . amduong05 rất cám ơn thầy Kimcangtri va TK , và bạn hannoi 2004 đă bỏ công sức ra nhằm giúp mọi nguời tốt hơn , huớng về tâm đạo để kiếp lai sinh sẽ tốt hơn hoàn hảo hơn . Đó là công đức mà không ǵ so sánh bằng
__________________ Trên đời này tất cả đều trở về cội nguồn của nó
|
Quay trở về đầu |
|
|
thiennhan Hội viên

Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 634
|
Msg 35 of 102: Đă gửi: 02 July 2005 lúc 9:24am | Đă lưu IP
|
|
|
MaiThon viết:
Code:
Tôi không muốn tu thành Chính Qủa Phật hay lên Thiên Đàng ǵ cả, chỉ đơn giản là để an lạc, hạnh phúc thân tâm, hóa giải những nghiệp chứơng của kiếp làm người thôi, nên thấy ḿnh hợp với Pháp môn đơn giản là Sám Hối và niệm Phật, nghe Kinh. Dù chẳng hiểu Kinh bao nhiêu, nhưng nghe tiếng tụng Kinh hay lời Kinh th́ ít nhất thân tâm cũng được an lạc mà không khởi sinh tạp niệm |
|
|
vậy th́ hăy thuộc và niệm bài này hàng ngày th́ thân tâm an lạc, sắc sắc không không chỉ là như vậy
Code:
MA HA BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhă Ba la mật đa thời,
chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc,
sắc tức thị không, không tức thị sắc,
thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng,
bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm.
Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức,
vô nhăn, nhĩ, tỵ, thiệt, thân, ư;
vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp;
vô nhăn giới, năi chí vô ư thức giới, vô vô minh diệc,
vô vô minh tận, năi chí vô lăo tử diệc, vô lăo tử tận;
vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. dĩ vô sở đắc cố
Bồ đề tát đơa y Bát nhă ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại;
vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố,
viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật, y Bát nhă ba la mật đa cố,
đắc A nậu đa la tam miệu tam Bồ đề.
Cố tri Bát nhă Ba la mật đa, thị đại thần chú,
thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú,
năng trừ nhứt thiết khổ, chân thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhă ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:
Gate gate, para gate, para san gate, Oh Bodhi svaha
Ma ha Bát nhă ba la mật đa
Bản dịch nghĩa:
Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhă Ba la mật, th́ soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.
Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác ǵ không,
không chẳng khác ǵ sắc, sắc chính là không,
không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.
Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt,
chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc,
không thọ tưởng hành thức. Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ư.
Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp.
Không có nhăn giới cho đến không có ư thức giới.
Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh.
Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.
Không có khổ, tập, diệt, đạo.
Không có trí cũng không có đắc, v́ không có sở đắc, nên
Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhă nầy th́ tâm không c̣n chướng ngại v́ tâm không chướng ngại nên không c̣n sợ hăi xa ĺa được mọi lẽ điên đảo mộng tưởng, đạt đến cứu cánh Niết Bàn, &n bsp; &n bsp; &n bsp; &n bsp; , & nbsp;
Các vị Phật ba đời v́ nương theo trí tuệ Bát Nhă nầy mà đắc chánh quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.
Cho nên phải biết rằng Bát nhă Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú vô đẳng cấp, loại trừ các khổ năo, chân thật không hư dối.
Cho nên khi nói đến Bát nhă Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:
Gate gate para gate para san gate, Oh Bodhi svaha.
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi,
giác ngộ rồi đó!)
-ooOoo
BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH LƯỢC GIẢI
Thích Duy Lực
I. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH
Sáu chữ BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH:
Chữ TÂM nói ra thật rất khó nói, bởi v́ chân tâm, vọng tâm cũng là nó, chánh tâm, tà tâm cũng là nó. Kinh HOA NGHIÊM nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", vậy vũ trụ vạn hữu và vạn vô, tất cả đều là nó. Nói "TÂM BAO GỔM HƯ KHÔNG PHÁP GIỚI" cũng c̣n chưa đúng, v́ nếu nói như vậy th́ tâm là tâm, hư không pháp giới là hư không pháp giới, thành ra hai rồi. C̣n nói đến "BỒN TÂM", bổn tâm tức là tự tánh, tự tánh là BẤT NHỊ (không hai). Hư không pháp giới tức là TÂM, TÂM tức là hư không pháp giới, chẳng phải là hai cái, không có khác biệt, như vậy mới đúng với cái nghĩa BẤT NHỊ của tự tánh. Nhưng tâm của chúng ta hiện nay có muôn ngàn sai biệt, không những một ḿnh có đủ thứ tâm như tâm tham, tâm sân, tâm si, tâm cống cao ngă mạn, tâm ác, tâm thiện, tâm tín, tâm nghi v.v... mà muôn ngàn người lại có muôn ngàn cái tâm sai biệt bất đồng nữa. Bây giờ TÂM KINH nầy là muốn làm cho tất cả muôn ngàn cái tâm sai biệt đều đạt đến chỗ hoàn toàn không sai biệt, hồi phục lại cái BẤT NHị của tự tánh, cho nên Kinh này chỉ rơ đường lối tu hành cho chúng ta, dạy chúng ta y theo đó mà thực hành để đạt đến chỗ BẤT NHẤT BẤT NHị, chổ hoàn toàn không có sai biệt, không những không có cái sai biệt của cá nhân, cũng không có cái sai biệt của chúng sanh, đây là ư nghĩa của hai chữ TÂM KINH vậy.
Chữ KINH là chữ thông thường, không cần phải giải nữa.
II- GIẢI THÍCH NỘI VĂN
QUÁN TỰ TẠI BỔ TÁT HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA THỜI, CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG, ĐỘ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH.
QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT : Nhiều ngườI cho là Quán Thế Âm Bồ Tát, nhưng tôi nói là Quán Thế Âm Bồ Tát cũng được, nói tự tánh của tất cả mọi người đều vốn có cũng được, bởi v́ TỰ TÁNH tức là QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT, TỰ TÁNH tức là QUÁN TỰ TẠI BỒ TÁT cũng như Lục Tổ nói "TỰ TÁNH TỰ ĐỘ", Quán Tự Tại Bồ Tát tự tánh tự độ, cái tự tánh Quán Âm của ḿnh cũng phải tự tánh tự độ mới được. Không những là tự tánh Quán Âm mà c̣n là tự tánh Phật nữa: Phật thuyết Bát Nhă Tâm Kinh nầy không những chỉ nói với hàng Bồ Tát, mà cũng là dạy cho tất cả chúng sanh, mỗi mỗi đều phải tự tánh tự độ, cho nên tôi nói Quán Tự Tại Bồ Tát là Quán Thế Âm hay là tự tánh của chúng ta cũng được.
HÀNH THÂM BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA THỜI:
HÀNH là thực hành. THÂM là h́nh dung Bát Nhă như Ma Ha Bát Nhă (Đại Bát Nhă), Kim-Cang Bát Nhă và THÂM BÁT NHĂ trong Kinh nầy cái ư cũng giống nhau. Chữ THÂM nầy tức là siêu việt số lượng, không phải đối với cạn mà nói sâu, cũng như chữ Đại của Đại Bát Nhă, không phải đối với nhỏ mà nói lớn, mà là siêu việt số lượng, nếu có số lượng th́ không gọi được là THÂM, nếu có số lượng th́ không phải là Bát Nhă.
BÁT NHĂ dịch là trí huệ, nhưng trí huệ nầy không phải như trí huệ của thế gian; trí huệ của thế gian cần phải qua sự tác ư mới dùng được, c̣n Bát Nhă của tự tánh th́ không cần sự tác ư. Cái dụng của Bát Nhă rất lớn, không có khuôn khổ, không bị tất cả hạn chế, do đó sức dụng của Bát Nhă với sự ứng dụng trí huệ của thế gian khác nhau, v́ thế nên người dịch không dịch ngay là trí huệ mà chỉ y theo tiếng Phạn (Ấn Độ) gọi là Bát Nhă. Tổ Sư nói: "Không có Bát Nhă không phải là Bát Nhă, có Bát Nhă cũng không phải là Bát Nhă". Không có Bát Nhă đương nhiên không phải là Bát Nhă rồi, nhưng tại sao có Bát Nhă cũng chẳng phải là Bát Nhă? Bởi v́: CÓ đối với KHÔNG là tương đối, lọt vào tứ cú (Tứ cú: có, không, chẳng có chẳng không, cũng có cũng không), c̣n BÁT NHĂ th́ không thể lọt vào tứ cú được, cho nên nói có BÁT NHĂ cũng chẳng phải BÁT NHĂ là lư nầy vậy.
Vậy muốn HÀNH THÂM BÁT NHĂ để làm ǵ? Là dể đạt đến BA LA MẬT ĐA. Bốn chữ nầy từ tiếng Phạn dịch ra, chữ ĐA là tiếng đệm, không có nghĩa, c̣n ba chữ kia BA LA MẬT nghĩa là bờ bên kia. Chúng ta ở bờ bên nầy th́ có khổ, có phiền năo, không được tự do tự tại, nếu chúng ta phát huy được cái đại dụng của BÁT NHĂ th́ được đạt đến bờ bên kia; bờ bên kia là thí dụ chỗ tự do tự tại, không có phiền năo và khổ sở.
Bây giờ chúng ta THAM THIỀN, đề câu thoại đầu, khởi lên nghi t́nh, tức là hành THÂM BÁT NHĂ rồi, chỉ cần dũng mănh tham cứu măi, tương lai nhất định sẽ đến được bờ bên kia. Tham tới lúc ngộ tức là CHIẾU KIẾN NGŨ UẨN GIAI KHÔNG. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói đến quá tŕnh phá ngũ uẩn: là từ sắc uẩn đến thức uẩn, y theo thứ lớp mà phá, khi phá được thức uẩn rồi là KIẾN TÁNH. Đến đây, tất cả chướng ngại đều bị quét sạch, cho nên Kinh nói GIAI KHÔNG.
Phật pháp nói chữ KHÔNG là để hiện ra cái dụng tích cực của tự tánh, chứ không phải là cái rỗng không tiêu cực như người đời hay hiểu lầm, cũng không phải là cái không ngơ. Chữ KHÔNG nầy kỳ thực nói ra rất dễ hiểu, ví như một căn nhà, nếu không có cái KHÔNG (chổ trống) th́ không ở được, một cái bàn không có cái KHÔNG th́ chẳng thể đồ được, một cái tách nếu không có cái KHÔNG th́ chẳng thể đựng trà, đựng nước, đựng cà phê được, cho nên có thể suy ra, bất cứ cái ǵ nếu không có cái không th́ chẳng thể dùng được. Muốn dùng th́ phải có cái KHÔNG, cái KHÔNG đến cùng tột th́ cái dụng cũng được đến cùng tột. Cái dụng của tự tánh cũng như vậy, hễ KHÔNG đến cực th́ dụng đến cực, mà dụng đến cực tức là Phật, cũng là hoàn toàn phát huy được cái dụng của Bát Nhă, đến lúc đó cái đại dụng của BÁT NHĂ cùng khắp hư không pháp giới, ánh sáng ấy chiếu đến đâu th́ tất cả tai nạn khổ sở đều bị tiêu tan sạch. Chữ Độ là độ thoát, tức là ĐỘ THOÁT NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH rồi.
Đoạn thứ nhất nầy là nói tổng quát, văn sau sẽ lần lượt nói từ lớp.
XÁ LỢI TỬ, SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC, SẮC TỨC THị KHÔNG, KHÔNG TỨC THị SẮC, THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, DIỆT PHỤC NHƯ THỊ
Hai chữ XÁ LỢI là tiếng Ấn Độ, là tên của người mẹ. TỬ là con (tiếng Hán). XÁ LỢI TỬ tức là Xá Lợi Phất trong Kinh Di Đà, là đại diện đương cơ của Kinh nầy. Phật mỗi lần thuyết pháp đều có một vị đại điện đương cơ, để đại diện người nghe đối đáp với Phật. Trong mỗi cuốn Kinh, Phật tuy chỉ nói với một vị đại diện đương cơ, kỳ thực cũng là nói với đại chúng cùng nghe.
SẮC BẤT DỊ KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ SẮC:
Theo sự hiểu biết thông thường, SẮC là tất cả vật chất có h́nh có tướng, KHÔNG th́ không phải là vật chất, hai cái khác nhau, nhưng ư của Kinh nầy th́ nói SẮC, KHÔNG bất nhị, chẳng có khác biệt. Có người giải câu Kinh nầy rằng: Thí dụ như cái tách là SẮC, đập bể rồi thành KHÔNG, hoặc nói: cái tướng là SẮC, cái tánh vốn KHÔNG. Nếu giải thích như vậy th́ thành ra hai rồi, bởi v́ họ nói tánh với tướng bất đồng, SẮC với KHÔNG khác nhau. Nếu nói cái tách đập bể rồi thành KHÔNG cho là đúng đi, nhưng làm sao mà hợp cái KHÔNG đó lại thành SẮC được? Như Kinh Lăng Nghiêm nói: HỢP KHÔNG CHẲNG THÀNH SẮC, PHÂN TÁCH KHÔNG CÀNG CHẲNG THÀNH SẮC ĐƯỢC. Dẫu cho giải câu SẮC BẤT DỊ KHÔNG như thế là đúng đi, c̣n câu KHÔNG BẤT DỊ SẮC th́ làm sao mà giải thích?
Kỳ thực như Kinh Hoa Nghiêm nói: "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", Sắc là do tâm tạo, KHÔNG cũng là do tâm tạo, hai cái đều không có tự tánh th́ đâu cần tiêu diệt SẮC rồi mới có thể thành KHÔNG! Cũng không cần phân biệt tánh hay là tướng. Lúc chúng ta thấy SẮC, SẮC vốn là KHÔNG, bởi v́ cái SẮC đó do tâm tạo, vốn không có thật, cho nên nếu không chấp cái SẮC là thật th́ SẮC TỨC THị KHÔNG, không chấp cái KHÔNG là thật th́ KHÔNG TỨC THỊ SẮC. Hai cái vốn không khác biệt chỉ v́ chúng sanh có bệnh hay chấp thật nên mới phân biệt có SẮC có KHÔNG, nếu không chấp thật th́ không cần đập bể hay phân tách, tự nhiên SẮC, KHÔNG bất nhị, không có khác nhau.
Có người giải SẮC, KHÔNG theo nghĩa nhân duyên cho là: Nhân duyên ḥa hợp th́ thành SẮC, nhân duyên tan ră th́ thành KHÔNG. Nếu giải như vậy đă là hai rồi, là có khác biệt rồi. Kinh Lăng Nghiêm nói: "PHI NHÂN DUYÊN, PHI TỰ NHIÊN". Tất cả Kinh liễu nghĩa đều như vậy, chúng ta lấy Kinh để chứng Kinh th́ được biết cái nghĩa của Kinh nầy không phải là nhân duyên. Như vậy SẮC với KHÔNG không khác th́ SẮC TỨC THị KHÔNG, KHÔNG TỨC THị SẮC, cũng là cái nghĩa bất nhị của tự tánh vậy.
SẮC uẩn trong ngũ uẩn như vậy th́ bốn uẩn kia cũng như vậy, cho nên nói DIỆT PHỤC NHƯ THị. Cũng như lấy thọ uẩn để nói th́ "THỌ BẤT Dị KHÔNG, KHÔNG BẤT DỊ THỌ, THỌ TỨC THỊ KHÔNG, KHÔNG TỨC THỊ THỌ". Ba uẩn tưởng, hành, thức cũng theo đó mà suy ra. Không những thọ, tưởng, hành, thức như vậy, mà vũ trụ vạn vật tất cả đều phải như vậy. Ví như lấy cái tách vào đó mà nói th́: "Tách bất dị không, không bất dị tách, tách tức thị không, không tức thị tách", lấy ta mà nói th́ "Ta bất dị không, không bất dị ta, ta tức thị không, không tức thị ta", lấy Phật mà nói th́ "Phật bất dị không, không bất dị Phật, Phật tức thị không, không tức thị Phật". Nói tóm lại tất cả đều như vậy.
Cái nghĩa bốn câu ở trong Kinh nầy cũng như nghĩa ba câu trong Kinh Kim-Cang và cái nghĩa "LY TỨ CÚ, TUYỆT BÁCH PHI" mà tôi đă có giảng qua, cũng không khác biệt.
XÁ LỢI TỬ, THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHĂN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ư, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHĂN GIỚI NĂI CHÍ VÔ Ư THỨC GIỚI.
Đoạn nầy chữ VÔ thí dụ như cây chổi để quét sạch tri kiến của phàm phu. Đoạn trên đă nói "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO", cũng gọi là KHÔNG TƯỚNG, cái KHÔNG TƯỚNG đó chẳng phải chỉ KHÔNG những cái có h́nh tướng, mà cũng KHÔNG những cái chẳng có h́nh tướng, như thấy có chẳng phải thật có, là KHÔNG TƯỚNG, là thấy không chẳng phải thật không, cũng là KHÔNG TƯỚNG, thấy chân chẳng phải thật chân, là KHÔNG TƯỚNG, thấy giả chẳng phải thật giả, cũng là KHÔNG TƯỚNG, nói tóm lại, không có một pháp nào chẳng phải là KHÔNG TƯỚNG, cho nên Kinh nói CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG là vậy. Cái KHÔNG TƯỚNG nầy chẳng phải đối với có mà nói không, nó không có đối đăi, không lọt vào tứ cú. Hai chữ KHÔNG TƯỚNG cũng là biệt danh của tự tánh; bởi v́ nó không sanh không diệt, không nhơ không sạch, không thêm không bớt, cho nên nói KHÔNG TRUNG (trong KHÔNG TƯỚNG) VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, là để phá ngũ uẩn, VÔ NHĂN, NHĨ, TỊ, THIỆT, THÂN, Ư là để phá lục căn, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP là để phá lục trần, VÔ NHĂN GIỚI NĂI CHÍ VÔ Ư THỨC GIỚI là để phá lục thức. Chữ VÔ nầy chẳng phải là cái vô của tuyệt diệt mà là cái vô của "vô thật" (không thật). Như việc trong chiêm bao là vô thật, nhưng chẳng phải không có chiêm bao, chẳng có thực tế, mà phàm phu chấp sự việc có thật, đó là tri kiến sai lầm. Nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét sạch tri kiến chấp thật của phàm phu. VÔ VÔ MINH, DIỆT VÔ VÔ MINH TẬN, NĂI CHÍ VÔ LĂO TỬ, DIỆT VÔ LĂO TỬ TẬN.
Đoạn nầy là quét thừa Duyên Giác (quán thập nhị nhân duyên mà giác ngộ gọi là Duyên Giác). Trong 12 nhân duyên, đầu tiên là VÔ MINH, cuối cùng là LĂO TỬ, ở giữa là: hành, thức, danh, sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh. Ở đây dùng hai chữ NĂI CHÍ để thay thế cho mười nhân duyên ở giữa. Thừa Duyên Giác tu 12 nhân duyên được chứng quả Bích Chi Phật (dịch là độc giác). Đoạn trên đă nói, tất cả pháp đều là KHÔNG TƯỚNG, KHÔNG TƯỚNG tức là chẳng phải thật, vô minh đă chẳng phải thật th́ không có vô minh để TẬN (hết), lăo tử chẳng phải thật th́ không có lăo tử để tận, (LĂO TỬ TẬN là Niết Bàn của Tiểu Thừa). Nhưng trước mắt chúng ta thấy có già, có chết th́ làm sao nói chẳng phải thật được? Làm sao nói vô lăo tử được? Lăo tử tức là sanh tử, hiện nay chúng ta thấy rơ ràng có sanh có tử, nhưng chẳng biết cái sanh tử đó là do cảm giác sai lầm của chúng ta sanh ra. Trong Kinh Viên Giác Phật có nói bốn thứ thí dụ, ở đây tôi chỉ nêu ra một: Do vọng tâm của chúng ta ngày đêm hoạt động không ngừng cho nên nhất định phải thấy có sanh tử luân hồi, cũng như thân ḿnh xoay không ngừng th́ nhất định phải thấy căn nhà xoay vậy. Căn nhà xoay dụ cho sinh tử luân hồi, căn nhà ngưng xoay dụ cho Niết Bàn. Cái xoay của căn nhà là do cái xoay của thân thể sanh ra cảm giác sai lầm như thế, căn nhà ngưng xoay dĩ nhiên cũng là do cảm giác sai lầm mà ra, bởi v́ căn nhà có xoay hồi nào đâu mà nói căn nhà ngưng xoay? Do vọng tâm hoạt động thấy có sanh tử luân hồi và do vọng tâm ngưng hoạt động mà hiển hiện Niết Bàn (liễu thoát sanh tử) cũng là lư lẽ nầy vậy. Như thế chứng tỏ thập nhị nhân duyên chẳng phải thật, mà thừa Duyên Giác chấp đó là thật, cho nên đoạn nầy dùng chữ VÔ để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Duyên Giác.
VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO
Đoạn nầy là quét Thừa Thanh Văn (Văn Phật thanh giáo: nghe tiếng Phật dạy mà ngộ Đạo, gọi là Thanh Văn). Thừa Thanh Văn gọi KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO là tứ thánh đế, chúng ta ở trong sanh tử chịu đủ thứ KHỒ, là do cái tâm tạp nhiễm tích TẬP, phải tu NGŨ Đ̀NH TÂM QUÁN của Đạo mới có thể chứng quả A La Hán, rồi cái khổ sanh tử được Diệt, nên gọi là KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Nhưng đoạn trên đă nói, sanh tử là do cảm giác sai lầm của vọng tâm hoạt động mà sanh ra, th́ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO nầy chẳng phải là thật, cho nên ở đây lấy chữ VÔ để quét cái tri kiến chấp thật của Thừa Thanh Văn.
VÔ TRÍ DIỆT VÔ ĐẮC, DĨ VÔ SỞ ĐẮC CỐ, BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI NGẠI, VÔ QUÁI NGẠI CỐ, VÔ HỮU KHỦNG BỐ.
Đoạn nầy là quét Bồ Tát Thừa, tức là Đại Thừa. ĐốI với Tiểu Thừa, phật quở là ngu si v́ c̣n chấp pháp, chấp quả A La Hán là thật, chấp quả Bích Chi Phật là thật, không chịu buông bỏ để tiến lên Đại Thừa, cho nên bị Phật quở là tiêu nha bại chủng, như hạt lúa bị cháy rồi không thể dùng làm hạt giống được.
Đối với cái ngu si của Tiểu Thừa mà nói Đại Thừa là trí huệ, nếu người tu Đại Thừa chấp trí huệ là thật th́ bệnh chấp thật vẫn c̣n, cho nên nói VÔ TRÍ DIỆT VÔ ĐẮC, ư là không có trí huệ cho ḿnh đắc được (VÔ SỞ ĐẮC), v́ vô sở đắc mới có tư cách làm Bồ Tát. Hai chữ BỒ TÁT là tiếng Phạn, toàn danh là BỒ ĐỀ TÁT ĐỎA, dịch là Giác Hữu T́nh, tức là giác ngộ chúng sanh. Bổn phận của Bồ Tát là độ chúng sanh, muốn độ chúng sanh th́ phải làm cho chúng sanh giác ngộ, nếu chẳng giác ngộ th́ chẳng phải là độ, bởi v́ chẳng giác ngộ th́ chẳng thể rời khỏi căn nhà sanh tử trong mở mắt chiêm bao, chẳng thể giải thoát cái khổ của sanh tử luân hồi. Nếu Bồ Tát có sở đắc tức là c̣n chấp thật, đă tự ḿnh c̣n chấp th́ làm sao phá được cái chấp của chúng sanh? Nói đến ba chữ VÔ SỞ ĐẮC th́ chúng sanh rất khó tin, v́ vậy BÁT NHĂ TÂM KINH nầy tuy chỉ có 262 chữ, nhưng Phật cũng phải thêm mấy câu để giải thích cái VÔ SỞ ĐẮC nầy: nếu tất cả đều vô sở đắc th́ tâm được thanh tịnh, tâm được thanh tịnh th́ cái dụng của Bát Nhă tự hiện, dụng của Bát Nhă hiện ra th́ đạt đến bờ bên kia, cho nên Kinh nói Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ TÂM VÔ QUÁI NGẠI, muốn làm cho tâm vô quái ngại th́ phải VÔ SỞ ĐẮC, nếu có sở đắc th́ sẽ bị cái sở đắc ấy quái ngại rồi. Đă được tâm vô quái ngại tức là tự do tự tại, th́ đương nhiên VÔ HỮU KHỦNG BỐ rồi. Đoạn nầy là quét cái tri kiến chấp thật của Đại Thừa.
VIỄN LY ĐIÊN ĐẢO MỘNG TƯỞNG, CỨU CÁNH NIẾT BÀN.
Hai chữ viễn ly cũng là cây chổi, mấy đoạn trước lấy chữ VÔ làm cây chổi, đoạn nầy muốn quét cái tri kiến chấp Phật,nên dùng hai chữ VIỄN LY để nhấn mạnh thêm cái tác dụng của cây chổi. Nhiều người giải đoạn nầy rằng: "Xa ĺa cái điên đảo mộng tưởng th́ chứng nhập cứu cánh Niết Bàn". Nếu chấp có cứu cánh Niết Bàn thật để chứng nhập th́ cái tri kiến chấp thật nầy từ là điên đảo mộng tưởng, cho nên đoạn nầy CỨU CÁNH NIẾT BÀN cũng phải quét luôn.
Đoạn trên đă nói, căn nhà xoay (như sanh tử) là do cảm giác sai lầm sanh ra, th́ căn nhà ngưng xoay (như Niết Bàn) đương nhiên cũng là cảm giác sai lầm sanh ra, căn nhà vốn không có xoay th́ làm sao nói ngưng xoay được? Cho nên Kinh Lăng Già nói: "VÔ HỮU NIẾT BÀN PHẬT, VÔ HỮU PHẬT NIẾT BÀN". Đoạn nầy quét luôn cứu cánh Niết Bàn tức là lư nầy vậy.
Trong kinh nầy, từ phàm phu, Tiểu Thừa, Đại Thừa cho đến Nhất Phật Thừa, chia làm bốn đoạn để quét, quét tới sạch trơn không c̣n ǵ để quét nữa rồi mới có tư cách thành Phật; như phần 17 trong Kinh Kim Cang, quét tới quét lui A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề đến 6-7 lần: bởi v́ quét những cấp dưới Phật th́ người ta dễ tin hơn, c̣n quét luôn cả Phật th́ người ta cảm thấy rất khó tin, nên mới phải quét tới 6-7 lần là vậy.
TAM THẾ CHƯ PHẬT, Y BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CỐ, ĐẮC A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ.
Đoạn nầy mới chánh thức thành PHẬT, cứu cánh Niết Bàn của đoạn trên chưa phải thành PHẬT, phải quét luôn cứu cánh Niết bàn, sau khi quét sạch tri kiến Phật rồi mới đủ tư cách thành PHẬT. TAM THẾ CHƯ PHẬT đều phải quét như vậy, tức là Phật quá khứ, Phật hiện tại và Phật vị lai đều phải y theo BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA mà thực hành, nghĩa là phải quét từ phàm phu, tiểu thừa, đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét sạch tất cả tri kiến, không c̣n một pháp nào để chấp thật, rồi mới có thể đạt đến A NẬU ĐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ĐỀ (giác ngộ tối cao).
A NẬU ĐA LA dịch là vô thượng, TAM MIỆU dịch là chánh đẳng, TAM BỒ ĐỀ dịch là chánh giác, tức là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.
Chánh giác đối với tà giác mà nói; như ngoại đạo cũng có giác ngộ, nhưng v́ c̣n chấp ngă, không được thoát khỏi sanh tử luân hồi, nên gọi là tà giác. Nếu phá được nhân ngă chấp, thoát khỏi sanh tử luân hồi th́ gọi là Chánh Giác, như A La Hán, Bích Chi Phật, v́ phá hết nhân ngă chấp mà chứng được Chánh Giác, nhưng cái giác ấy chưa bằng Phật, phải chứng quả vị Bồ Tát rồi cái giác ấy mới bằng Phật được, mới gọi là Chánh Đẳng Chánh Giác. Cái giác ngộ của Bồ Tát tuy chánh lại bằng Phật, nhưng diệu dụng th́ chưa thể bằng Phật, c̣n có Phật ở trên, không được xưng là vô thượng, phải chứng đến quả Phật rồi mới xưng là Vô Thượng Chánh Đăng Chánh Giác, tức là đạt đến giác ngộ cao nhất không có quả vị nào cao hơn nữa. (cần hiểu từ “CAO – THẤP” như phần SẮC – KHÔNG)
Nếu đoạn ở trên không dám quét luôn cứu cánh Niết Bàn th́ chỗ nầy không có tư cách thành Phật, như Kinh Kim Cang nói: "Phật Thích Ca nếu thật đắc được A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề th́ Nhiên Đăng Phật không thọ kư cho tương lai thành Phật, hiệu Thích Ca Mâu Ni". Nếu cứu cánh Niết Bàn ở đoạn trên đă chứng nhập rồi, ở đây c̣n chứng nhập thêm nữa là trùng, cho nên cứu cánh Niết Bàn ở trên cần phải quét. Đoạn sau tả cái sức dụng do sự quét KHÔNG mà hiện ra, như thế mới được phù hợp với thứ tự trong Kinh. phàm tất cả Kinh Phật, từ đầu đến cuối nhất định phải đầu đuôi tương ứng, mạch lạc rơ ràng.
CỐ TRI BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA, THỊ ĐẠI THẦN CHÚ, THỊ ĐẠI MINH CHÚ, THỊ VÔ THƯỢNG CHÚ, THỊ VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH. CHÂN THẬT BẤT HƯ.
Đoạn nầy diễn tả cái dụng của Bát Nhă, ở đây thần chú chia làm bốn cấp, tùy theo sự quét KHÔNG của từng tŕnh độ cao thấp mà hiện ra cái dụng lớn nhỏ bất đồng, quét trống được bao nhiêu th́ cái dụng hiện ra được bấy nhiêu. Bốn cấp thần chú là đại diện cho sức dụng bằng ĐẠI THẦN CHÚ, quét sạch được tri kiến Tiểu Thừa rồi thị hiện ra cái sức dụng bằng ĐẠI MINH CHÚ, quét sạch được tri kiến của Đại Thừa rồi th́ hiện ra cái sức dụng bằng VÔ THƯỢNG CHÚ, quét sạch được tri kiến Phật Thừa rồi th́ hiện ra cái sức dụng bằng VÔ ĐẲNG ĐẲNG CHÚ, đến đây đă quét tới chỗ không c̣n ǵ để quét nữa, sức dụng của Bát Nhă đă đạt được đến cứu cánh, không có ǵ có thể bằng được, nên gọi là VÔ ĐẲNG ĐẲNG (vô đăng khả đẳng), cuối cùng NĂNG TRỪ NHẤT THIẾT KHỒ ÁCH CHÂN THẬT BẤT HƯ, đến đây cũng là đạt được đến chỗ tự do tự tại rồi.
Phật pháp nói đến tự do tự tại là không bị thời gian, không gian và số lượng hạn chế, cho nên sự tích cực của Phật pháp rất triệt để, chẳng phải v́ kiếp nầy hay kiếp sau, cũng chẳng phải trăm kiếp, ngàn kiếp, dẫu cho muôn triệu ngàn kiếp cũng không màng, tại sao vậy? Nếu muôn triệu ngàn kiếp sau, khổ c̣n trở lại nữa th́ không được kể là tự do tự tại, v́ đă bị thời gian muôn triệu ngàn kiếp hạn chế rồi, th́ làm sao gọi là tự do tự tại được? Nên sự tích cực của Phật pháp là vĩnh viễn, nếu muôn triệu ngàn kiếp sau khổ c̣n trở lại th́ không được gọi là CHÂN THẬT BẤT HƯ.
CỐ THUYẾT BÁT NHĂ BA LA MẬT ĐA CHÚ, TỨC THUYẾT CHÚ VIẾT: YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ TÁT BÀ HA.
GATÊ GATÊ, PARA GATÊ, PARA SAN GATÊ, OH BODHI SVAHA
(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi,
giác ngộ rồi đó!)
Sau chót nói đến chú Bát nhă Ba La Mật Đa. Thần chú là đại diện mệnh lệnh hoặc sức dụng tự động của tự tánh, cho nên không cần dịch nghĩa, cũng không cần giải thích, nhưng cũng có Pháp sư giải rằng: "Nổ lực tinh tấn, mau đến bờ bên kia" .
Mục đích tôi giải BÁT NHĂ TÂM KINH nầy là muốn chưng tỏ sự tham thiền tức là tŕ Kinh (hiểu biết về kinh}. Nhiều người tưởng lầm tụng Kinh, niệm Kinh là tŕ Kinh, nhưng kỳ thực họ chỉ là tụng niệm chứ không phải là tŕ, tŕ là phải y Kinh mà tín thọ phụng hành mới được nói là tŕ Kinh, cũng như tụng giới không phải là tŕ giới vậy. Bây giờ chúng ta đề cái NGHI T̀NH ấy là cây chổi automatic, khỏi cần tác ư muốn quét mà tự nhiên quét sạch tất cả, cũng như Tâm Kinh nầy dạy chúng ta quét từ phàm phu, tiểu thừa, đại thừa, cho đến nhất Phật thừa, quét từng thứ lớp, quét tới không c̣n ǵ để quét nữa, kết quả được KIẾN TÁNH THÀNH PHẬT, biết rơ được chính ḿnh, làm chủ cho ḿnh, đạt đến tự do tự tại, cũng là đạt đến bờ bên kia (Ba La Mật) rồi vậy. |
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
maithon Hội viên

Đă tham gia: 11 May 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 741
|
Msg 36 of 102: Đă gửi: 02 July 2005 lúc 12:13pm | Đă lưu IP
|
|
|
Xin kính nhận vô lượng công đức của bác ThienNhan
Trong bài kinh bác trích ra, xin bác chỉ cho mt 1 đoạn hay 1 câu kinh trọng tâm của Pháp Sám Hối giải nghiệp , giống như "Nam Mô A Di Đà Phật" hoặc "Um Me Ni Pad Me Hum" để mt dễ nhớ, dễ niệm hơn .
Cái câu mà mt nói đến, không biết có phải là câu này hay không?
"YẾT ĐẾ, YẾT ĐẾ, BA LA YẾT ĐẾ BA LA TĂNG YẾT ĐẾ, BỒ TÁT BÀ HA
GATÊ GATÊ, PARA GATÊ, PARA SAN GATÊ, OH BODHI SVAHA"
Nếu chỉ thành tâm niệm câu này th́ thật là dễ làm
-Viết đến đây tự thấy ḿnh làm biếng và u mê thay kiếp người, lúc tạo nghiệp trong kiếp người th́ hăng hái và không thấy tốn sức lực . Lúc sám hối th́ lại đi t́m pháp môn dễ nhất . A^u cu~ng la` 1 ca'i u me^ !
Cha^n tha`nh ca?m ki'ch ba'c ThienNhan
Ki'nh
mt
__________________
mt
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 37 of 102: Đă gửi: 03 July 2005 lúc 7:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn tất cả các bác!
Xin phép được tiếp tục:
Mấy cái phù lẻ này tôi không nhớ địa chỉ trang WEB:
Phần sau đây được lấy từ www.wonderwis.com

Sửa lại bởi hanoi2004 : 03 July 2005 lúc 8:37am
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 38 of 102: Đă gửi: 04 July 2005 lúc 12:47am | Đă lưu IP
|
|
|
24 phù sau tôi không nhớ địa chỉ trang chủ:
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 39 of 102: Đă gửi: 05 July 2005 lúc 12:24am | Đă lưu IP
|
|
|
Phần sau đây được lấy từ trang http://www.8850911.com/
|
Quay trở về đầu |
|
|
hanoi2004 Hội viên

Đă tham gia: 29 September 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 130
|
Msg 40 of 102: Đă gửi: 08 July 2005 lúc 12:15am | Đă lưu IP
|
|
|
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|