Tác giả |
|
minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 1 of 51: Đă gửi: 13 December 2005 lúc 8:33am | Đă lưu IP
|
|
|
Thích Minh Tâm kính tặng các Quư Phật Tử bài sưu tầm Thiền và Mật tông trên đường học Phật Pháp .
TƯƠNG QUAN GIỮA THIỀN VÀ MẬT
Tác Giả : Ni Sư Thích Nữ Trí Hải
I. DẪN NHẬP
Những người học thiền thường nghe câu: “Đản nguyện không chư sở hữu, thiết vật thật chư sở vô”: chỉ cốt thấy mọi hiện tượng đều là không, nhưng nhất thiết đừng làm cho cái không ấy trở thành thực có. Có nghĩa là đừng “chấp không”. Bởi v́ có rất nhiều thứ “không” tùy nơi chốn, tùy tŕnh độ tu chứng. Trong kinh Trung bộ, Phật lấy ví dụ một tỷ kheo sống trong một tịnh thất ở làng, th́ không có những phiền năo của làng mạc chợ búa gọi là “thôn tưởng” nhưng không phải là không có chúng tỷ kheo, gọi là “nhân tưởng”. Khi vị ấy vào rừng độc cư thiền tịnh, th́ không có nhân tưởng (v́ ở một ḿnh) nhưng c̣n có những ảo tưởng do đời sống ở rừng gây ra như nghe tiếng cọp gầm, tiếng phi nhân... gọi là “lâm tưởng”. Cái ǵ có, vị tỷ kheo xác nhận là có, cái ǵ không, vị ấy xác nhận là không. Như vậy là sự sống tỉnh giác của người tu tập để gột rửa tham ưu ở đời. Đó là cái “không” đạt được do từ bỏ dần dần, gọi là “tích không quán”.
Hăy lấy một ví dụ khác về những cái “không” khác nhau như sau. Cái “không” của phàm phu là không các pháp thượng nhân, không giới không định không tuệ. Cái không của người xuất gia là không gia đ́nh vợ con. Cái không của sơ quả tu đà hoàn là không năm triền cái. Cứ thế càng tiến tu, th́ càng “không” được nhiều thứ nữa, cho đến khi không c̣n ǵ để mà “không” được nữa, mới gọi là “chân không”. Các bậc hiền thánh đều có những cái “không” khác nhau, như kinh Kim cang nói, “Nhất thiết hiền thánh giai dĩ vô vi pháp nhi hữu sai biệt” (từ một pháp vô vi – tức Không – mà có nhiều tầng bậc hiền thánh khác nhau).
Nếu ôm giữ một cái “không” th́ không thể tiến lên những cái “không” cao vượt hơn. Người tu hành cần đạt đến chỗ tuyệt đỉnh là trí tuệ Bát nhă chân không, mà trong Trung bộ kinh đức Phật gọi là “an trú trong Tính không”: “Này các tỷ kheo, ta nhờ an trú tính không nên rất an lạc”.
Tính không mà đức Phật an trú đó chính là bát nhă chân không. Kinh Trung bộ mệnh danh là “đại không”, được giải thích như sau. Khi đức Phật tiếp xúc với đủ mọi hạng người trong xă hội, tâm Ngài luôn hướng về viễn ly, độc cư, ly dục, cho nên được bất dộng. Đó gọi là an trú nội không, ngoại không, nội ngoại không, an trú bất động. Nội không là cái không của ngũ uẩn, lục căn. V́ sao nói năm uẩn là không? Trong kinh Đại Bát nhă Phật đă giải thích, Bồ tát khi thực hành Bát nhă sâu xa th́ thấy năm uẩn là không, v́ khi ấy sắc uẩn không c̣n cái tướng biến ngại, thọ uẩn không c̣n tướng lănh nạp, tưởng uẩn không c̣n tướng thủ tượng, hành uẩn không c̣n tướng tạo tác, thức uẩn không c̣n tướng liễu biệt. Trong khi đối với phàm phu, th́ cơ thể vật chất (sắc) là hiện tượng biến đổi không ngừng và gây chướng ngại (cho tâm) th́ trái lại, đối với Bồ tát, vật chất không là chướng ngại, cho nên nói sắc là Không. Đối với phàm phu, thọ có đặc tính là lănh nạp các cảm giác về thân và tâm, nhưng v́ Bồ tát đă đạt đến mức cao độ về sự ́àm chủ thân xác nên dù có xúc cảnh vui cảnh khổ, Bồ tát cũng không thọ vui thọ khổ. Đặc tính của tưởng uẩn là nắm giữ các h́nh ảnh, thu vào các ấn tượng về sắc, thanh, hương, vị, xúc sau khi năm giác quan tiếp xúc với năm đối tượng. Nhưng với Bồ tát, tưởng uẩn không c̣n làm cái nhiệm vụ nắm giữ h́nh ảnh nữa, cái ǵ thấy nghe rồi là bỏ qua không ôm giữ làm ǵ, cho nên tưởng uẩn với Bồ tát là không. Hành uẩn thông thường có nhiệm vụ tạo tác biên diễn, đó là một nối dài của ư thức thành vô thức, như mộng mị, mơ tưởng do ngă chấp. Nhưng với Bồ tát, đă không nắm giữ các ấn tượng thấy nghe nên cũng không có tạo tác thêm những h́nh ảnh trong vô thức, do vậy Bồ tát không có chiêm bao mộng mị, và với Bồ tát, hành uẩn là không. Đặc tính của thức uẩn là liễu biệt, phân biệt rơ ràng thiện ác phải quấy, đó là thường t́nh của phàm phu. Nhưng Bồ tát sống với trí tuệ, nên thức uẩn cũng không có cái tướng phân biệt thương ghét tốt xấu.
Do vậy mà với Bồ tát, năm uẩn là không, ấy gọi là nội không. Ngoại không v́ cảnh ngoài khi ấy có cũng như không. Ngoại không là cái không của sáu trần. Nội ngoại không là v́ bên trong tâm đă không cho nên cảnh ngoài dù có dù không, cũng không thành vấn đề. Ngoại không là cái không của cả chủ thể lẫn đối tượng, rỗng rang vô ngại không c̣n ngăn cách. Bất động là tâm được bất động, hậu quả của sự an trú như vậy. Đức Phật c̣n dạy, muốn an trú như vậy trước hết phải tu bốn thiền. Nghĩa là muốn quán cái cột nhà hay vách tường trước mắt thành không có, th́ ít nhất cũng phải chứng tứ thiền cái đă, mới thực sự thấy nó là không. Ngang đây người thực hành mật tông cũng phải trải qua, nhưng từ đây bắt đầu chỗ rẽ, sự khác nhau giữa mật và thiền. Có thể nói mật tông bao hàm cả thiền tông, và c̣n vượt xa hơn thiền tông một bực.
II. KIM CƯƠNG THỪA VÀ NHỮNG NGUY HIỂM CHỜ ĐỢI HÀNH GIẢ
Trong khi khẩu quyết của Thiền là “tức tâm thành Phật”, tâm ngươi chính là Phật, th́ mật tông táo bạo hơn, xác quyết “tức thân thành Phật”. Cái thân ngũ uẩn nếu tách rời ngă chấp th́ không khác ǵ thân Phật. Từ nhận định ấy, mật tông có những lối tu hành đặc biệt, không giống bất cứ pháp môn nào khác trong Phật giáo mà ta đă biết. Một trong những lối tu đó là phương pháp quán mandala gọi là deity yoga (thiền quán về chư thiên), trong đó, sau khi thiền định về Tính không của tâm thức, hành giả sử dụng nền tảng Không ấy để tưởng về thân và tâm ḿnh như những thực thể hoàn toàn trong sáng không t́ vết, như chư thiên. Và trong Không ấy, không những chỉ có một vị trời mà có rất nhiều vị, từ ngũ uẩn, lục căn, từ các thân phần biến thành, nói tóm lại có bao nhiêu uế vật trong thân thể phàm phu th́ có bấy nhiêu vị chư thiên tràn trề ánh sáng. V́ thân thể đă được chuyển hóa, thuần tịnh nên hoàn cảnh và hoạt động của nó cũng được chuyển hóa: núi sông cây cỏ đều trở thành cảnh giới chư thiên, những hoạt động b́nh thường như đi đứng nói im không ǵ là không thuần tịnh. Tóm lại, trong mandala toàn là chư thiên và cảnh giới của chư thiên, và mandala ấy tượng trưng cho thân tâm của hành giả.
Mật tông được gọi là “kim cương thừa” bởi lẽ đó là lối tu cao nhất, và cam go nhất. Người chọn mật tông phải v́ một động cơ cao cả là ḷng bi mẫn lớn lao đối với chúng sinh đau khổ, muốn sớm thành Phật quả để độ sinh. V́ mục đích đặc biệt này, vai tṛ của bậc thầy trong mật tông hết sức quan trọng, quả thế, c̣n trọng hơn cả ngôi tam bảo ít nhất trong giai đoạn đầu. Do đó trong Hồng danh bửu sám, một lối hành tŕ có lẽ bắt nguồn từ mật tông, trước khi lễ Phật hành giả đảnh lễ “Nam mô Kim cang thượng sư” là bậc thầy về mật tông.
Người chọn mật tông để tu tập phải chấp nhận ba điều nguy hiểm có thể xảy đến cho tính mạng: một là chết, hai là điên loạn, ba là trở thành phế nhân.
Trái ngược với thiền “an trú tính không”, và xem như không tất cả mọi hiện tượng trước mắt, mật tông lại vận dụng trí tưởng tượng tới mức tối đa trong lúc quán đồ h́nh hay mandala. Từ sự quán tưởng những vật trước kia không, nay thành ra có, mà hành giả cuối cùng thấy được tất cả cái có cái không đều tương đối, giả huyễn, và do dó giải thoát khỏi mọi tham ưu ở đời, nhưng đồng thời vẫn có thể biến hóa đủ thứ v́ mục đích độ sinh.
III. CÁC GIAI ĐOẠN TU QUÁN
Nói đến mật tông là nói đến mandala, phép quán đảnh và các ấn quyết, v́ mật tông đặc biệt chú trọng sự tướng, gọi là “tam mật gia tŕ”. Danh từ “mandala” có rất nhiều ư nghĩa, thường dịch là đàn tràng hay đồ h́nh, nhưng có khi ám chỉ y báo chính báo tức vũ trụ và con người, có khi biểu trưng những yếu tố đất, nước, lửa, gió, hư không dùng để quán tưởng, có khi ám chỉ một chúng hội Bồ tát, chư thiên, vv.., và trú xứ của chư thiên; có khi mandala chỉ là một ṿng ánh sáng hay một giọt nước thơm. Quán đảnh là phép làm cho tịnh hóa, thánh hóa các sự vật chưa được thanh tịnh. Sau khi đă thọ phép quán đảnh của một bậc thầy, hành giả mới đủ tư cách hành tŕ mật tông mà không sợ tác hại. Mandala ở đây là một đồ h́nh biểu tượng cho một thế giới vô h́nh, nhưng tác động hữu hiệu trên thế giới hữu h́nh chúng ta. Có nhiều kiểu đồ h́nh tùy theo mục đích của hành giả. Những mandala cốt luyện để ám hại một người nào, tức là thuật phù thủy, thường có h́nh tam giác, c̣n những mandala khác có h́nh tṛn hoặc vuông. Làm một mandala để tu quán rất công phu mất nhiều thời gian, và phải được một bậc thầy chuyên môn kết giới th́ mới linh nghiệm. Sau khi kết đàn tràng và đă có sự làm phép của bậc thầy, hành giả bắt đầu tu quán. Đại khái, mandala cũng như một khu vực trong đó vị thần được hô triệu bằng chú thuật và ấn quyết sẽ xuất hiện cho hành giả, sau khi hành tŕ đúng mức. Trong một mandala có rất nhiều yếu tố biểu trưng cho những phi nhân trong cơi vô h́nh mà chỉ người chuyên môn mới hiểu được. Những yếu tố này được biểu trưng bằng những vật như h́nh nhân, bánh oản, cát ngũ sắc, v.v..
Một hành giả mật tông thường quán tưởng vị thần hộ mạng cho ḿnh, ví dụ nữ thần Tara hay Quan Âm Bồ tát. Sau khi thiết lập một mandala (Tạng ngữ là kyilkhor) theo đúng nghi thức mật tông, vị ấy ngồi trong thất niệm thần chú của vị ấy ví dụ với nữ thần Tara là câu “OM TARE TUTARE TURE SVAHA”, tưởng tượng h́nh ảnh Ngài theo các tượng tranh thường tạc vẽ, đang đứng ở chính giữa đàn tràng (mandala này có thể treo trên vách hay đặt giữa nền nhà vừa tầm mắt nh́n). Nhiều tháng, cả năm trôi qua trong sự tŕ chú và quán tưởng h́nh tượng một cách nghiêm mật. Thỉnh thoảng vị thầy sẽ hỏi thăm tiến tŕnh tu tập của hành giả. Cuối cùng sẽ có một lúc hành giả thông báo cho vị thầy kết quả sự quán tưởng của ḿnh: đức Bồ tát đă xuất hiện giữa đàn tràng, nhưng rất mờ ảo, và chỉ trong một lúc th́ tan biến. Vị thầy khen ngợi đó là dấu hiệu tốt, hăy tiếp tục quán tưởng cho đến khi h́nh ảnh hiện ra rơ rệt hơn, và kéo dài lâu hơn. Môn sinh trở về tiếp tục quán. Một thời gian rất lâu về sau, vị ấy cũng đạt được kết quả mong muốn: ấy là, vị Bồ tát đă xuất hiện rất rơ nét giữa đàn tràng, và thường như luôn luôn đứng đấy, dán chặt tại chỗ, không tan mất như trước. Vị ấy sung sướng tŕnh thầy kết quả ở giai đoạn hai này. Nhưng thầy lại bảo, “Tốt lắm, song giờ đây con phải tiếp tục quán tưởng và cầu xin Ngài ban ân phước cho con, bằng cách lấy tay rờ đầu thọ kư, và nói với con những lời phủ dụ”. Thế là người môn đệ lại trở về với công việc niệm chú và quán tưởng y như lời thầy chỉ dạy. Sau một thời gian, quả thật những ǵ vị ấy cầu mong đều thành tựu: Bồ tát lấy tay sờ đầu mỗi khi y cúi lạy, và đôi mắt Ngài trở nên linh động, môi mấp máy ban lời phủ dụ, làm cho hành giả vô cùng hân hoan, tưởng đă đạt mục đích của sự quán tưởng. Nhưng khi tŕnh lên thầy kết quả này, ông ta lại đ̣i hỏi một bước kế tiếp, là hăy trở về quán tiếp cho đến khi thấy vị Bồ tát bước ra khỏi đàn tràng, đi lui đi tới trong am thất của hành giả. Đây là giai đoạn nguy hiểm nhất trong việc tu tập, khi một vị thần bước ra khỏi đàn. V́ khi ra khỏi đàn, là có nghĩa vị ấy không c̣n bị trói buộc. Nếu là hung thần, th́ sự bước ra khỏi đàn như vậy sẽ làm cho hành giả nguy khốn, v́ thần ấy khi được tự do sẽ phẫn nộ trừng phạt hành giả đă giam giữ ông ta. Trừ phi cao tay ấn, đa số người tu mật tông bị chết hoặc điên loạn ở giai đoạn này. Bởi thế, không bao giờ nên để cho một vị thần bước ra khỏi giới hạn đă dành cho vị ấy.
Nhưng ở trường hợp này, vị thần chính là đức Bồ tát đầy ḷng bi mẫn, và đă tỏ dấu đặc biệt yêu mến đối với hành giả, do vậy không hề ǵ. Ngài ung dung tản bộ qua lại trong am thất như tại nhà riêng của Ngài vậy. Đôi khi Ngài c̣n bước ra khỏi ngưỡng cửa am thất để thở hít khí trời nữa chứ. Khi tŕnh lên thầy thành quả ấy, vị thầy rất hài ḷng, nhưng c̣n đề nghị đệ tử tiến thêm một bước nữa: Hăy hỏi xem Ngài có bằng ḷng cùng y xuống phố dạo chơi một ṿng chăng.
Đây là giai đoạn khó nhất, bởi v́ ở trong bóng mờ của am thất với khói hương nghi ngút, th́ hành giả hầu như có thể nh́n thấy và sờ thấy vị thần được, do ảnh hưởng sự tập trung quán tưởng lâu ngày. Bây giờ ra khỏi khung cảnh quen thuộc, bước vào một môi trường hoàn toàn xa lạ dưới ánh sáng mặt trời, th́ liệu ảo giác c̣n đứng vững được chăng? Bởi thế, phần đông những người tu tập phải dừng lại ở giai đoạn này: vị Bồ tát từ chối, không chịu đi ra bát phố mà chỉ bằng ḷng ở lại trong bóng mờ của am thất. Nhiều vị thần đến giai đoạn này, khi bị rủ đi ra ngoài ánh sáng, đă tỏ ra phẫn nộ và trừng phạt hành giả v́ thái độ hỗn láo của y, dám rủ thần ra ngoài chơi. Bởi vậy, có nhiều người tu quán đến giai đoạn này bị điên loạn, ngay cả tự sát. Nhưng cũng có một số–rất ít–đă thành công, và vị Bồ tát đi theo y mọi nơi mọi lúc. Khi tŕnh lên thầy thành quả sau cùng này, vị thầy vỗ về: “Rất tốt, thế là ngươi đă đạt mục đích. Ngươi đă được sự che chở của một vị thần linh cao cả hơn ta muôn vàn”. Ở giai đoạn này, khi nghe thầy dạy như thế, một vài người cảm ơn thầy, phấn khởi trở về am cốc và dành suốt thời gian c̣n lại của đời ḿnh để sống với ảo tưởng đó. Nhưng có một số rất ít bỗng quay trở lại, kinh hoảng thú thật với thầy rằng, mặc dù luôn luôn được sự che chở như thế, mà y vẫn cảm thấy dường như đấy chỉ là một cái ǵ do chính tâm y tạo ra, không thực có ở bên ngoài. Vị thầy tỏ vẻ buồn sầu về sự thổ lộ của y, khuyên y nên về bắt đầu tu tập trở lại, để xét lại sự hoài nghi ghê gớm ấy một thái độ phạm thánh, vô ơn bạc nghĩa đối với vị thần đă phù trợ cho ḿnh như thế.
Người môn đệ nghe lời thầy, trở về xét lại thái độ hoài nghi của ḿnh. Nhưng một khi đă hoài nghi th́ cố mà tin trở lại cũng vô ích. Đa số tôn giáo thần quyền đến giai đoạn này thường bế tắc người hành giả một khi đă mất tin tưởng ở sự thực hữu của vị thần thánh mà ḿnh đă tôn thờ suốt cả cuộc đời th́ chỉ c̣n nước tự sát, hoặc bỏ đạo hoàn tục để sống một đời phóng đăng như một thái độ trả thù.
Người môn đệ mật tông có thể không tin sự thực hữu của vị thần linh, nhưng không bao giờ hoài nghi sự minh triết của thầy ḿnh. Bởi vậy y trở về tiếp tục quán sát. Sau một thời gian, y trở lại thú thật với thầy rằng không c̣n hoài nghi ǵ nữa, điều chắc chắn trăm phần trăm là, vị Bồ tát ấy chính do tâm y đă tạo ra. H́nh ảnh vị ấy đều do ư muốn của y dẫn dắt. Khi ấy vị thầy mới bảo, “Chính như vậy đó, con cần phải nhận ra. Mọi sự trên thế gian, thiên đường, địa ngục, thần thánh, ma quỷ, đều là ảo tượng do tâm tạo mà thôi. Chúng tuôn phát từ tâm, và cũng tan biến vào tâm”.
IV. KẾT LUẬN
Sự vận dụng trí tưởng tượng trong mật tông cốt nhắm đến sự thấy rơ chân lư “nhất thiết duy tâm tạo”, để đừng bị kẹt trong các hiện tượng phù du của cuộc đời, và có thể làm chủ, sai khiến được vật chất. Nhưng cũng có khi một vật do người tạo trở lại hại chính người đă tạo ra nó, như máy móc tối tân, hóa chất hay vũ khí nguyên tử ngày nay. Trong khi tu quán, không thiếu ǵ những trường hợp người tu bị ám bởi chính những bóng ma do ḿnh tự tạo. Những thần linh vị ấy đă quán ra đôi khi vượt ngoài tầm kiểm soát của hành giả, như chim sổ lồng, tự tung tự tác. Bà Alexandra David-Neel có lần muốn thử năng lực của tâm, đă quán một h́nh ảnh hoàn toàn không có trong các tượng tranh, đó là một lạt ma mập, vui vẻ, thấp người. Sau một thời gian, quả nhiên một vị như vậy xuất hiện giữa đồ h́nh mandala. Y trở nên sống động tới nỗi người hầu đem trà vào cho bà cũng thấy được h́nh bóng một tu sĩ lùn mập vui vẻ đang ngồi trong am thất. Một thời gian sau, h́nh ảnh ấy biến đổi, gầy bớt, cao hơn trước, và bắt đầu làm những việc quấy phá. Dù khi bà muốn ở một ḿnh, y vẫn hiện lù lù trước mặt không thể nào xua đuổi được. Bà phải mất sáu tháng nỗ lực mới làm tan biến h́nh ảnh vị lạt ma quấy rầy nọ. Như thế, những ǵ do tâm tạo cũng có thể vượt ngoài tầm kiểm soát của tâm, và tự tung tự tác một cách ngang tàng đến nỗi tâm cần rất nhiều nỗ lực mới xua đuổi được. Mật tông có thể được xem như một thứ khoa học tâm linh và cũng có những nguy hại như khoa học vật chất, ở trong tay người lạm dụng nó. Hết .
Chúc các Quư Phật tử ngày càng tinh tấn trên đường học đạo Pháp .
TT Thích Minh Tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 2 of 51: Đă gửi: 13 December 2005 lúc 11:37am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Kính chào thầy Minh Tâm,
Lâu lắm rồi mới thấy Thầy post bài. Thật hy hữu và lợi ích cho những người t́m hiểu Phật pháp trong diễn đàn này khi được Thầy tham dự. Mong rằng Thầy nhín chút thời gian vào diễn đàn để mọi người được lợi lạc.
Thưa Thầy,
Bài viết này của Ni Sư Thích Nữ Trí Hải đă được post trên internet lâu rồi. V́ ḷng từ bi đối với những người "phỉ báng" Mật Tông và những người "ham chuộng" Mật Tông mà Ni Sư viết bài này.
Trong bộ Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa trong khóa thứ 5 bài thứ 7 (Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa) cũng có đoạn nói về Mật Tông thật hay.
Trong "Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở về Sự Im Lặng" của Giáo Sư Phạm Công Thiện cũng đă điểm xiết nhiều điểm nên tham khảo.
Trong Mật Tông Tây Tạng c̣n có 2 quyển sách rất đáng được nghiên cứu là Đại Thủ Ấn và Đại Toàn Thiện.
Một trong những kinh có thể thấy rơ sự tương quan giữa các pháp môn là Pháp Hội Hư Không Mục (Phẩm 59 trong Kinh Đại Bửu Tích).
Chơn Ngôn là âm thanh đầu tiên từ bản thể phát ra do tâm từ bi quán pháp giới. Hành giả Mật Tông là người nương dựa chơn ngôn để thể nhập bản thể. Tất cả các phương pháp tu tŕ là phương tiện giúp cho hành giả Mật Tông. Phát Bồ đề Tâm là điều tối quan trọng đối với hành giả Mật Tông v́ như vậy mới tương ứng với Tâm từ bi quán sát pháp giới mà như nói ở trên nhờ tâm này chơn ngôn mới h́nh thành.
Phương pháp quán Mạn đà la mà Ni Sư Thích Nữ Trí Hải giới thiệu trong bài viết ở trên chỉ là một trong vô vàn phương pháp tu tŕ Mật Tông. Bất kỳ pháp môn nào cũng có sự nguy hiểm của nó. V́ chúng ta là phàm phu đầy ngă ngă sở chấp nên mới thấy sự nguy hiểm. Nếu ngay chỗ này mà nhận ra th́ ngay đó giải thoát. Như trong Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đoạn :" Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát Nhă Ba la Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo vọng tưởng cứu cánh Niết Bàn."
Thật sự mà nói trong thời buổi này, Pháp Môn Tịnh Độ là pháp môn thù thắng hợp với căn cơ chúng sanh hiện tại nhất.
Xin kính tặng Thầy và mọi người bài kệ Sư Phụ dạy:
Biết tưởng nương tưởng
Biết Tịnh Độ nương Tịnh Độ
Biết Phật nương Phật
Chuyển nghiệp thành nguyện
Thành tâm phát nguyện
Văng sanh Tịnh độ
Tây Phương Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chúc Thầy an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc
vuithoi
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
viewtronic Hội viên
Đă tham gia: 10 October 2005 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 143
|
Msg 3 of 51: Đă gửi: 13 December 2005 lúc 4:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Vui Thôi rất may mắn được gặp Thầy là Hóa Thân Phật trong h́nh tướng " Thiện Tri Thức" thuyết pháp hay quá. Mong anh viết thêm nhiều nữa. Cám ơn Thầy Minh Tâm thuyết pháp rất hay.. Nhân tiện đây xin mời thầy Minh Tâm , anh Vui Thôi và các bạn Thiện Tri Thức ghé qua vùng Giải Trí, vô đề mục: " Kim Vân Kiều: Phê B́nh & Nghị Luận." Chúng Ta cùng bàn luận Phật Pháp qua truyện Kiều. Mong Thay.
__________________ Phiền Năo Không Nhân
Bồ Đề Không Xứ Sở
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 4 of 51: Đă gửi: 15 December 2005 lúc 9:11am | Đă lưu IP
|
|
|
vuithoi đă viết:
Kính chào mọi người,
Kính chào thầy Minh Tâm,
Lâu lắm rồi mới thấy Thầy post bài. Thật hy hữu và lợi ích cho những người t́m hiểu Phật pháp trong diễn đàn này khi được Thầy tham dự. Mong rằng Thầy nhín chút thời gian vào diễn đàn để mọi người được lợi lạc.
Thưa Thầy,
Bài viết này của Ni Sư Thích Nữ Trí Hải đă được post trên internet lâu rồi. V́ ḷng từ bi đối với những người "phỉ báng" Mật Tông và những người "ham chuộng" Mật Tông mà Ni Sư viết bài này.
Trong bộ Phật Học Phổ Thông của HT Thích Thiện Hoa trong khóa thứ 5 bài thứ 7 (Mười Tông Phái Phật Giáo Ở Trung Hoa) cũng có đoạn nói về Mật Tông thật hay.
Trong "Những Bước Chân Nhẹ Nhàng Trở về Sự Im Lặng" của Giáo Sư Phạm Công Thiện cũng đă điểm xiết nhiều điểm nên tham khảo.
Trong Mật Tông Tây Tạng c̣n có 2 quyển sách rất đáng được nghiên cứu là Đại Thủ Ấn và Đại Toàn Thiện.
Một trong những kinh có thể thấy rơ sự tương quan giữa các pháp môn là Pháp Hội Hư Không Mục (Phẩm 59 trong Kinh Đại Bửu Tích).
Chơn Ngôn là âm thanh đầu tiên từ bản thể phát ra do tâm từ bi quán pháp giới. Hành giả Mật Tông là người nương dựa chơn ngôn để thể nhập bản thể. Tất cả các phương pháp tu tŕ là phương tiện giúp cho hành giả Mật Tông. Phát Bồ đề Tâm là điều tối quan trọng đối với hành giả Mật Tông v́ như vậy mới tương ứng với Tâm từ bi quán sát pháp giới mà như nói ở trên nhờ tâm này chơn ngôn mới h́nh thành.
Phương pháp quán Mạn đà la mà Ni Sư Thích Nữ Trí Hải giới thiệu trong bài viết ở trên chỉ là một trong vô vàn phương pháp tu tŕ Mật Tông. Bất kỳ pháp môn nào cũng có sự nguy hiểm của nó. V́ chúng ta là phàm phu đầy ngă ngă sở chấp nên mới thấy sự nguy hiểm. Nếu ngay chỗ này mà nhận ra th́ ngay đó giải thoát. Như trong Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đoạn :" Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát Nhă Ba la Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo vọng tưởng cứu cánh Niết Bàn."
Thật sự mà nói trong thời buổi này, Pháp Môn Tịnh Độ là pháp môn thù thắng hợp với căn cơ chúng sanh hiện tại nhất.
Xin kính tặng Thầy và mọi người bài kệ Sư Phụ dạy:
Biết tưởng nương tưởng
Biết Tịnh Độ nương Tịnh Độ
Biết Phật nương Phật
Chuyển nghiệp thành nguyện
Thành tâm phát nguyện
Văng sanh Tịnh độ
Tây Phương Cực Lạc
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính chúc Thầy an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc
vuithoi |
|
|
Chào anh Vui Thôi ,
Thỉnh thoảng tôi lại vào forum để đọc bài , chứ viết th́ chẳng bao nhiêu lợi ích cho bá tánh . Về bài viết của Ni Sư Thích Nữ Trí Hải ngơ hầu cảnh tỉnh những người tu tập theo mật tông để tránh những va vấp lầm lạc .
Mật Tông không đơn giản chỉ là hiểu qua vài quyển sách hay vài bài giảng được . Nhiều hành giả Mật Tông khi tŕ mật chú rất linh hiển th́ nghĩ rằng do công lực của ḿnh thật ra chỉ là trung gian chứ chưa có bề dầy công đức tích lũy do nương nhờ công đức vô lượng của Chư Phật , Chư Bồ Tát từ bi công đức vô tận mà được việc . Các vị Thiền Tông th́ thấu được tâm thức , thể tánh vắng lặng khi nhập định do đó thấy biết được tâm thức của ḿnh và vũ trụ bao la này .
Khi nói về mật tông là không hiển bày ra bên ngoài , là những điều dấu kín không thể dạy công khai và thường là bí truyền . Mật tông có câu chú nổi tiếng nhất là OM MA NI PAD ME HUM nghĩa là Ôm viên ngọc trong đóa sen .
Mật tông có nhiều tông phái khác nhau với nhiều cách duễn dịch khác nhau xa dần Đạo Phật . Do bị biến thái và bị lạm dụng nhiều vào các mục đích khác nhau nên những người tu tập mật tông phải hết sức tỉnh táo đối với công năng của các câu thần chú và các mạn đà la . Ở Việt Nam th́ không có mạn đà la nhưng có bùa Năm Ông , bùa Lỗ Bang v.v...là một mảnh giấy được viết lên những kư tự những chữ khó hiểu , sau đó được dán trong nhà , mang trong người dùng để trấn ếm hay mua may bán đắt v.v...
Mạn đà la là những h́nh ảnh đồ họa , những ư tưởng được biểu thị bằng h́nh ảnh được treo lên , có khi đổ cát lên tụng niệm xong rồi đổ cát đi .
Mật tông tại Tây tạng hay ở Ấn Độ th́ xa với Phật Gíao nguồn gốc do không thực hành các tiêu chuẩn giới hạnh của Đức Phật đề ra . Trong cách sống , sinh hoạt , ư tưởng ở một số nơi này đă sa vào đời sống dục lạc , tham nhiễm cuộc đời .Nếu có ai đến Viện Văn Hóa Mật Tông Ấn Độ th́ ngay trước cổng sẽ thấy các h́nh ảnh ái dục của các Bậc Bồ Tát , đây là điều mà Phật Gíao từ ban đầu không thể chấp nhận được . V́ biết trước điều này ở thời mạt pháp nên Đức Phật đă đề ra các giới cấm rất nghiêm ngặt cho bậc sa môn , t́ kheo xuất gia phải ǵn giữ đạo hạnh sau này , có khoảng 248 giới cấm .
Khi mật tông qua Việt Nam do ảnh hưởng của Phật Gíao VN nên trong sáng hơn và cũng tin tưởng vài năng lực của các câu thần chú . Khi một vị thầy mật tông tŕ chú th́ sẽ có một quyền năng đặc biệt nà quyền năng này có thể can thiệp vào số phận của con người , đây là nguyên tắc của mật tông . Thay v́ chúng sinh phải làm công đức , gieo nhân lành , tu tập vất vă để thay đổi dần số phận như Đức Phật đă dạy th́ mật tông với các câu thần chú lập tức đạt được điều mong cầu .
Trong cuộc sống không có ai cuộc sống hoàn toàn được êm ả thanh b́nh , luôn xảy ra những điều bất trắc , những điều bất như ư . Dù một người được cho là hạnh phúc nhất trong đời nhưng khi hỏi kỷ ra th́ cũng có một chút tê tái , chua chát , đau xót , cay đắng ǵ đó trong cuộc sống . Trong những bất trắc của cuộc đời đó thường người ta yếu ḷng không chịu đựng được , không ai muốn bắt trắc xảy ra . Trừ những người hiểu thấm nhập được đạo lư vi diệu sâu sa của Phật Pháp biết mọi việc là do nhân quả nghiệp báo nên chịu đựng vượt qua b́nh an tự tại mà ḷng không xao động . C̣n đa số mọi người phàm phu khi gặp đau khổ , bắt trắc hay tham lợi th́ t́m cách thoát khỏi đau khổ đó hay mưu t́m sự lợi lộc cho bản thân bằng mọi giá th́ qua các vị thầy mật tông , thầy pháp , thầy bùa sẽ đảm nhiệm các công việc này một cách có hiệu quả mau chóng .
Trong Phật Gíao do ḷng từ bi mà sau này các bậc đạo sư đă pha trộn các quyền năng ngoại giáo để giúp đỡ chúng sinh như trong sách " Vạn Pháp Quy Tôn " với các quyền năng phi thường . Trong kinh Phật Pháp có nhiều câu thần chú được các vị Tu Sĩ tŕ tụng theo thời khóa hàng ngày như câu thần chú Chuẩn Đề là : ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA .
Đă có nhiều học giả , các nhà sử học khi nghiên cứu mật tông đă đặt câu hỏi với Đạo Phật là nếu năng lực mật chú có thể can thiệp vào số phận con người , vậy giá trị của luật nhân quả nghiệp báo có c̣n đúng không ? Thật ra trong trời đất vũ trụ vạn hữu này không có điều ǵ xảy ra mà không qua sự chi phối điều khiển của nhân quả . Dù con người có dùng mọi phương cách múa may quay cuồng ǵ rồi nhân quả cũng công bằng tính toán chi li chính xác . Ngay cả các vị thánh đắc đạo dù có thần thông cũng vẫn chịu sự chi phối của nhân quả , và ngay cả chính Đức Phật cũng chịu sự chi phối của nguyên lư tự nhiên tuyệt đối của vũ trụ này .
Một người có thể nhờ một vị thầy tŕ mật chú kêu gọi Thiên Long Bát Bộ gia hộ mà được một tài lộc lớn ngay lập tức qua việc mua may bán đắc . Theo số mệnh th́ người này 10 năm nữa mới hưởng một tài lộc lớn lao nhưng do mật chú được hưởng xài sớm hơn cho ngày hôm nay th́ 10 năm sau tài lộc này thay v́ được hưởng gấp 10 lần đă bị biến mất . Năng lực mật tông không phải là một sự ban cho như mọi người đă lầm tưởng mà chỉ là sự vay mượn hay xài trước , theo Phật Pháp chỉ có một con đường gieo nhân lành trong thiện pháp mới gặt hái quả phúc thiện . Khi người nào dùng năng lực mật tông để tham lợi th́ phải hiểu rằng người này sẽ mất một cái ǵ đó ở chỗ khác , luôn có sự công bằng trong nguyên lư vũ trụ này . Các vị chân tu mật tông th́ chỉ sử dụng năng lực mật tông vào việc cứu người hay khai phá triển nở tâm linh đạo quả mà thôi . Trong Đạo Phật chỉ có một pháp môn cao nhất là t́m lỗi để sửa , t́m phước để làm là căn bản và chắc chắn nhất .
-----------------------
Anh Vui Thôi đă viết : " Như trong Bát Nhă Ba La Mật Đa Tâm Kinh có đoạn :" Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát Nhă Ba la Mật Đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố viễn ly điên đảo vọng tưởng cứu cánh Niết Bàn."
-------------------------
Để hiểu được đoạn kinh trên không phải đơn giản bởi đây là tâm chứng của chư Bồ Tát . Chư Bồ Tát th́ đă tu tập qua vô lượng kiếp , dấn thân vào sinh tử để hóa độ chúng sinh do đó tâm bất động hoàn toàn và không c̣n bị nghiệp chi phối , khảo đảo như phàm phu nữa . Công đức , dũng lực , từ bi , trí tuệ của Chư Bồ Tát là vô tận , mênh mông bát ngát vô bờ bến nên đạt cứu cánh niết bàn .
Trong diễn đàn này có nhiều vị thâm sâu Phật Pháp nên tôi chỉ mạn phép tản mạn vài ḍng thôi .
Namo Sakya Muni Buddha
TT Thích Minh Tâm cẩn bút .
|
Quay trở về đầu |
|
|
Ti_Luoi Hội viên
Đă tham gia: 08 December 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 15
|
Msg 5 of 51: Đă gửi: 15 December 2005 lúc 12:48pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bài của Thầy Minh Tâm và anh VuiThoi viết rất là hay. Mong rằng nhận được nhiều bài viết của các vị để được học hỏi thêm.
Lời Thầy MT nói về Mật Tông Tây Tạng th́ cũng đúng. TL thấy rằng cái môn mà Mật Giáo Tây Tạng dạy cho dân chúng tây phương học là môn Sex Tantra. Môn này thật ra cũng chẵng có ǵ là bậy bạ cả, v́ h́nh như trong diễn đàn này đă có vị viết về đề tài này rất là hay. Nhưng luyện tập nó cũng rất là khó không phải là dễ dàng, và đó cũng là lư do tại sao mà những người tây phương lại ngộ nhận môn học này thành ra môn dạy về luyến ái, chứ không phải là một pháp môn để tu học. Đó là một điều rất đáng tiếc, và cũng là một việc làm cho các chúng phật tử căm thấy rất là buồn bực khi nói đến môn này.
Trong cái thế giới marketing th́ thường hay có cái câu châm ngôn mà người ngoại quốc hay nói là "Sex Sells!", đâu biết chừng hội Phật Giáo Thống Nhất tại Ấn Độ dùng những mẫu quăng cáo về "ái dục" để thu hút dân tây phương, xong rồi khi họ vào trận th́ họ sẽ được giáo huấn lại đàng hoàng? Đó chỉ là sự suy nghĩ của TL mà thôi. Đúng hay sai th́ không biết được.
Thật ra th́ theo những sự hiểu biết riêng của TL từ trước đến giờ th́ Mật Tông là pháp môn của chư Phật và phải nói rằng vô cùng linh diệu. Phải dùng chữ "Bất Tư Ngh́" th́ mới có thể diễn tả được mà thôi. Và cũng v́ nó quá linh diệu đi, cho nên phải là một người có tâm đức thật sự, hoặc phải có vị A-Xà-Lê dẫn dắt th́ mới mong trở thành một người tu Mật Tông chân chính mà thôi. Bằng không th́ với những phép mầu vô cùng huyền bí này, dễ dẫn dắt hành giă đi vào con đường tội lỗi lắm. Những quyền năng siêu phàm của Mật Tông là dùng để duy tŕ chánh pháp chứ không dùng để hại chúng sanh đâu. Và đó cũng là lư do tại sao mà anh VuiThoi cũng đă viết nhiều lần và c̣n nhiều vị khác nửa cũng đă nói là phải có tâm Bồ Đề trước đă, rồi hăy đi đến Mật Tông.
Tuy nhiên, TL thấy là trong Mật Tông, những câu thần chú của Kinh Thủ Lăng Nghiêm và Kinh Đại Bi Sám Pháp là những câu thần chú có thể giúp đở rất nhiều cho hành giả trên con đường tu tập về Mật Tông, và nhất là cho những hành giả không có duyên t́m gặp được một vị A-Xà-Lê chân chánh, v́ nếu có vị mà miên mật tŕ tụng chỉ hai chú này thôi, rồi các vị cũng sẽ thấy rằng cái tâm của các vị cũng sẽ dần dần thay đổi một cách vô cùng rơ rệt mà TL nghĩ rằng chính các vị cũng không nghĩ rằng ḿnh có thể lại thay đổi một cách lạ lùng như vậy. Các vị sẽ có cái tâm Bồ Đề. Các vị sẽ biết thương yêu người khác, v.v.... Và một cái điễm then chốt nửa là các vị sẽ không làm bậy v́ khi các vị mà làm ác hay có ư nghĩ ác th́ sẽ có những vị hộ pháp sẽ ngăn chặn không cho làm điều ác, hay có ư nghĩ đến điều ác.
Và nói đến người ta th́ cũng phải nói đến ḿnh, TL biết Thầy Minh Tâm là vị chánh sư. TL rất ngưỡng mộ, nhưng trong diễn đàn này TL thấy có một bài nào đó cũng trong mục KHHB này, có link đến chổ một ngôi chùa của một vị sư tŕ trù ở VN, và vị này có người nói là đă chứng quả vị A La Hán. Và vị này đă nói Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, v.v... không phải là do Phật nói, và c̣n nói rằng không có thế giới khác sau khi chết.
TL rất lấy làm lạ. TL nghĩ rằng chắc vị sư này chứng quả A La Hán được là nhờ chính phủ tặng cho cho cài mộc "A La Hán" quá. Chứ một vị mà đă chứng được quả vị A La Hán th́ sẽ nhất định không nói lên những câu bất kính như trên. Theo như TL được biết th́ h́nh như quả vị của một vị A La Hán nhất định là lớn hơn quả vị của các vị Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, hay A Na Hàm, và với quả vị A La Hán là vị đó đă thoát được cảnh luân hồi rồi. Không như những vị Tu Đà Hoàn, v.v..., là những vị c̣n có thể rơi vào ṿng luân hồi. Và chức vị A La Hán cũng ngang ngữa với chức vị Bồ Tát. Khi đă đạt được quả vị A La Hán th́ nhất định vị đó phải có rất nhiều ấn chứng của Phật. Khi đă có ấn chứng th́ nhất định phải biết là sau khi chết có thế giới khác hay không?
Cũng như TL thấy anh VuiThoi rất tin tưởng Phật pháp, và những bài biết của anh th́ theo TL nghĩ là anh viết với tất cả tấm ḷng, sự thành kính và tin tưởng cũng như rất nhiều vị ở trên diễn đàn này. Và TL biết rằng nhất định anh phải có ấn chứng ở trên, v́ nếu không th́ anh sẽ không bao giờ viết với tâm ḷng, sự thành kính, và tin tưởng. TL viết như vậy chắc không sai phải không?
Cho nên theo như TL nghĩ th́ ở đâu có Phật là ở đó cũng có quỉ theo phá pháp. Người hành giả hay một vị Phật tử phải lúc nào cũng nghĩ đến chánh niệm th́ mới mong được lên cao.
Kính, TL
Sửa lại bởi Ti_Luoi : 15 December 2005 lúc 12:54pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 6 of 51: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 1:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Kính chào Thầy Minh Tâm và anh Tí Lười,
Thực tế ngày nay, không những có rất nhiều người thấy lầm hiểu lầm về Mật Tông mà c̣n có tu lầm nữa.
Điều lầm đầu tiên là người ta giải thích câu "chú". Điều lầm thứ 2 là người ta chấp trước trên phương pháp tu tŕ và Điều thứ 3 là sự thành tựu.
Như trong kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương có viết:
Trích dẫn:
Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Nay sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này làm thế nào mà được?
Phật dạy: Thiện nam tử! Sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này rất khó gặp được, cho đến Như Lai mà cũng không biết chỗ sở đắc ấy th́ nhơn vị Bồ Tát làm thế nào mà hay biết được! Ngài Trừ Cái Chướng bạch đức Thế Tôn rằng: Đà Ra Ni như vậy, nay Phật Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác v́ sao mà không biết ư?
Phật dạy: Thiện nam tử! Sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni đó là bổn tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát. Nếu biết vi diệu bổn tâm ấy tức biết giải thoát. Bấy giờ Trừ Cái Chướng Bồ Tát bạch đức Thế Tôn rằng: Thưa Thế Tôn! Trong các hữu t́nh có ai biết được sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni đó chăng?
Phật dạy: Không có ai biết. Thiện nam tử! Sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này vô lượng tương ưng Như Lai mà c̣n khó biết huống ǵ là Bồ Tát làm thế nào mà biết được chổ bổn tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại đại Bồ Tát? Tôi đi trải qua các quốc độ khác cũng không biết sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này. |
|
|
Sự xưng tán trong kinh đầy đủ xin mọi người tự ư tham khảo. Đây là lư do tại sao nói những điều lầm ở trên.
Một điều khiến nhiều người nh́n vào Mật Tông có ư chê bai là h́nh tượng giao hoan của các Bổn Tôn. Sự giải thích đầy dẫy nhưng khó mà giải thích cho những ai chưa từng có cơ hội tu tŕ.
Tuy nhiên có thể nói rằng: Chỉ có Hành giả Du già tối thượng sau khi thành tựu không quán. Trong đại định từ không hiển hiện thân tướng như Bổn Tôn với đầy đủ oai lực mới xét đến vấn đề này. Những hành giả chưa đạt đến cảnh giới này mà muốn "thử" th́ tự họ biết đi về đâu
Mục tiêu của hành giả Mật Tông có thể coi đoạn kinh trong "Đại thừa Trang Nghiêm Bảo Vương Kinh" dưới đây làm tiêu biểu:
Trích dẫn:
Khi bấy giờ đức Liên Hoa Thượng Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác bảo Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát rằng: Thiện nam tử! Hăy nói sáu chữ Đại Minh Đà Ra Ni này cho ta, ta v́ vô số trăm ngàn Câu chi na khố đa hữu t́nh, khiến họ được xa ĺa luân hồi khổ năo, mau chứng Vô thượng Bồ đề Chánh đẳng chánh giác. |
|
|
Thực tế mà nói:Chư Tăng đại thừa ngày nay rất khác xa với chư Tăng thời đức Phật tại thế. Xin trích một đoạn trong kinh Đại Bát Nhă:
Trích dẫn:
Phật nói: “Đại Bồ Tát thật hành Bát nhă ba la mật một ngày tu tập trí huệ, tâm niệm rằng: Ta hành đạo trí huệ lợi ích tất cả chúng sanh, ta sẽ dùng nhứt thiết chủng trí biết rơ tất cả pháp, độ thoát tất cả chúng sanh.
Nầy Xá Lợi Phất! Ư của ông nghĩ thế nào, trí huệ của hành Thanh Văn, Bích Chi Phật có những sự như vậy không?”
-Bạch dức Thế Tôn! Không ạ.
-Nầy Xá Lợi Phất! Hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật có quan niệm nầy: Ta sẽ thành Vô thượng Bồ đề độ thoát tất cả chúng sanh, làm cho họ đều được vô dư y Niết Bàn, như chư đại Bồ Tát không?
-Bạch đức Thế Tôn! Không ạ.
-Nầy Xá Lợi Phất! Do những cớ trên đây nên biết rằng trí huệ của hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật sánh với trí huệ của đại Bồ Tát không bằng một phần trăm, nhẫn đến không bằng một phần thí dụ.
Nầy Xá Lợi Phất! Hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật có quan niệm nầy: Ta thật hành sáu ba la mật, thành tựu chúng sanh, trang nghiêm Phật độ, đầy đủ mười trí lực, bốn vô sở úy, bốn vô nggại trí, mười tám pháp bất cộng, độ thoát vô lượng vô số chúng sanh đến quả Niết Bàn như chư đại Bồ Tát không?
-Bạch đức Thế Tôn! Không ạ.
-Nầy Xá Lợi Phất! Ví như loài đom đóm kia chẳng bao giờ nghĩ rằng ḿnh như mạt nhựt mọc lên chiếu ánh sáng khắp Diêm Phù Đề.
Cũng vậy, hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật chẳng có quan niệm như đại Bồ Tát: Ta thật hành sáu ba la mật nhẫn đến mười tám pháp bất cộng được Vô Thượng Bồ đề, độ vô lượng vô số chúng sanh đến quả Niết Bàn”. |
|
|
Ngày nay Chư Tăng Đại Thừa đều phát Tứ Hoằng Thệ Nguyện chắc đă thấy không giống như ngài Xá Lợi Phất.
Về phần giới, xin trích đoạn trong Kinh Đại Bửu Tích - Phẩm 24 - Pháp hội Ưu Bà Ly cho mọi người tham khảo:
Trích dẫn:
Đức Phật phán : “Nầy Ưu Ba Ly ! Nay ông biết hàng Thanh Văn và chư Bồ Tát học giới thanh tịnh chỗ phát tâm chỗ tu hành khác nhau.
Nầy Ưu Ba Ly ! Có Thanh Văn thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Bồ Tát thừa gọi là phá giới. Có Bồ Tát thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là phá giới.
Thế nào là người Thanh Văn thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Bồ Tát thừa gọi là phá giới ?
Nầy Ưu Ba Ly ! Người Thanh Văn thừa cho đến chẳng nên phát khởi một niệm c̣n thọ thân sau, đây gọi là Thanh Văn tŕ thanh tịnh giới, nhưng ở nơi Bồ Tát th́ gọi là đại phá giới.
Thế nào là người Bồ Tát thừa tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là phá giới ?
Nầy Ưu Ba Ly ! Đại Bồ Tát tu hành Đại thừa có thể trong vô lượng a tăng kỳ kiếp kham chịu thọ thân chẳng hề chán khổ, đây gọi là Bồ Tát tŕ thanh tịnh giới mà ở nơi Thanh Văn thừa gọi là đại phá giới. |
|
|
Sự sai lầm trong Mật Tông cũng là sự sai lầm ở trong nhiều Tông Phái khác. Như ngày nay, rất nhiều người học Thiền Tông đem các cảnh ngữ của các chư Tổ ra bàn luận. Nếu các "Thiền giả" đọc Bích Nham Lục của Thiền sư Viên Ngộ chắc khó mà dám mở miệng nói hiểu thiền. Ngay chữ hiểu đă sai rồi v́ hiểu là dựa trên thức vậy. Cảnh giới đạt được của chư thiền đức không phải là Mật sao.
Nói chung chỉ có người dành tất cả mà tu học một pháp môn may ra biết được chút ít. Sự xét nét về những pháp môn h́nh như ngoài khả năng chúng ta. Tuy nhiên chúng ta có thể trao đổi học tập bổ túc lẫn nhau.
Xưa nay vuithoi thường lấy đoạn kinh dưới đây trong Bảo Đàn Kinh làm kim chỉ nam trong việc học hỏi:
Trích dẫn:
Nếu là người chơn tu,
Chẳng thấy lỗi thế gian,
Nếu thấy lỗi của người,
Trái lại thành tự quấy.
Người quấy ta chẳng quấy,
Thấy quấy thành tự lỗi.
Hễ bỏ tâm chấp quấy,
Phiền năo tự tan ră.
|
|
|
Kính chúc Thầy Minh Tâm, anh Tí Lười an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 7 of 51: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 11:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Chào bạn Tí Lười ,
Để hiểu Mật tông tường tận nếu bạn Tí Lười vi hành một chuyến qua Tây Tạng hay Ấn Độ th́ dễ hiểu hơn qua sách vỡ . Mật Giáo Tây Tạng dạy cho dân chúng tây phương học là môn Sex Tantra thật ra đă đi chệch ra Giáo Lư Phật Giáo . Không phải ai cũng hiểu và tán thán môn Sex Tantra này như bạn Tí Lười . Nếu bạn được nghe Đức Lạt Lai Lạt Ma thuyết pháp hay biết được cuộc đời của Thánh Sư Milarepa th́ bạn sẽ hiểu mật tông chân chính là như thế nào .
Mật tông là một pháp môn vi diệu thù thắng nhưng bị lạm dụng với nhiều mục đích khác nhau . Những câu thần chú th́ có rất nhiều sau này trong kinh điển Phật pháp chứ không riêng trong kinh Thủ Lăng Nghiêm và kinh Đại Bi Sám Pháp . Thật ra tŕ tụng thần chú không làm phát sinh tâm bồ đề hay biết hành vi thiện ác mà do nghiệp báo điều khiển và chủng tử lành từ các đời trước rớt lại nay gặp Pháp duyên mà tiến triển . Bồ Đề tâm không hoàn toàn do tha lực mà có mà do gieo duyên lành hạnh nguyện từ các kiếp trước .
Nếu bạn Tí Lười có sự hiểu biết về quá tŕnh phát triển của lịch sử Phật Giáo th́ sẽ không ngạc nhiên hay thắc mắc khi có người nào nói về lịch sử kinh điển Đại thừa là ngoại giáo Ấn Độ rơi rớt vào .
Về các kinh điển Đại thừa hay Mật tông th́ không được các nhà sử học , các nhà nghiên cứu phương Tây công nhận . Họ cho rằng các kinh điển này không do Đức Phật thuyết v́ Đại thừa và Mật tông xuất hiện sau khi Đức Phật đă nhập diệt Niết Bàn từ 600 năm đến 1000 năm . Các nhà nghiên cứu sử học phương Tây rất thực tế khi ghi nhận lịch sử và họ không biết được từ trong Niết Bàn , Đức Phật đă hóa thân vô số để tiếp tục hóa độ chúng sanh và chấn hưng Phật Pháp . Một vị chân tu khi mở huệ có thể biết điều này nhưng đều im lặng cứ để các đệ tử của ḿnh tu tập các pháp môn theo cơ duyên .
Thế giới sau khi chết là điều có thực không cần phải tranh luận . Khi có hữu h́nh ắt có vô h́nh , một Phật Tử thuần thành sống một đời tạo lập công đức , tinh tấn tu hành th́ khi ra đi sẽ nhẹ nhàng và có thể biết trước ngày chết , chứ chưa nói đến một vị Tu Sĩ đắc đạo . Chúng sinh th́ ngụp lặn trong ba cơi sáu đường luân hồi sanh tử .
Một người thành kính tin tưởng Tam Bảo chưa hẳn là có ấn chứng bỡi c̣n hoài nghi , một vị có ấn chứng th́ tâm an nhiên tự tại an lạc thù thắng .
TT Thích Minh Tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 8 of 51: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 9:34pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tại hạ khuyên thật ḷng ông Minh Tâm ở trên, đă chưa hiểu biết tường tận, chưa phát tâm bồ đề, thiếu trí tuệ, tâm phân biệt chấp trước th́ đừng nên thuyết pháp, mười lời đúng mà chỉ cần 1 cái sai cũng đủ dẫn đến địa ngục.
Mong ông tự quay về sửa tâm ḿnh, làm ǵ mà ông cho là đúng như làm phước, tu thiền..., đừng đi tuyên truyền khi bản thân ḿnh chưa giác ngộ. Thuyết pháp sai hại nhiều người lắm.
Ngoài ra nếu thực sự ông là TT thích minh tâm th́ tôi thiển nghĩ không có TT nào đại ngă mạn tự xưng như vậy, c̣n nếu ông kính TT Thích Minh Tâm th́ có lẽ ông nên dùng nick hay chữ kư khác đi kẻo mang vạ cho thầy ḿnh. Nếu thầy ông biết ông huyên thuyên thế này chắc thầy ông nhốt ông ở chùa chứ đâu cho ra ngoài lăng xăng như vậy.
Thiện Tai, Thiện tai.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 9 of 51: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 10:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tại hạ xin cảnh tỉnh một số điểm tai hại mà ông MT đưa ra:
Thứ nhất ông MT không có hiểu biết đúng thực về Mật Pháp đúng như nghĩa của nó. Đă không hiểu biết nhưng do tâm hơn thua, ngă mạn lại cố ra vẻ ḿnh có hiểu biết nên đă đưa ra những nhận định sai lầm về pháp môn này. Hơn nữa c̣n đem luận điểm này ra tuyên truyền rộng răi mới đáng sợ. Tại hạ trích đăng 1 câu để thấy điều đó:
mt đă viết:
Mật tông tại Tây tạng hay ở Ấn Độ th́ xa với Phật Gíao nguồn gốc do không thực hành các tiêu chuẩn giới hạnh của Đức Phật đề ra . Trong cách sống , sinh hoạt , ư tưởng ở một số nơi này đă sa vào đời sống dục lạc , tham nhiễm cuộc đời .Nếu có ai đến Viện Văn Hóa Mật Tông Ấn Độ th́ ngay trước cổng sẽ thấy các h́nh ảnh ái dục của các Bậc Bồ Tát , đây là điều mà Phật Gíao từ ban đầu không thể chấp nhận được . V́ biết trước điều này ở thời mạt pháp nên Đức Phật đă đề ra các giới cấm rất nghiêm ngặt cho bậc sa môn , t́ kheo xuất gia phải ǵn giữ đạo hạnh sau này , có khoảng 248 giới cấm .
|
|
|
Tội chê bai công kích Pháp môn, nhất là chưa hiểu tí ǵ về nó. Đánh giá sự việc qua h́nh tướng bên ngoài. Hoàn toàn chưa hiểu 1 chút nào về các h́nh tướng và sự tướng dùng trong Mật Tông. Nh́n 1 chút bề ngoài đă tự đánh giá theo sự hiểu sai lầm của ḿnh lại c̣n tuyên truyền lại cho người khác.
Người ta nói biết th́ thưa thốt không biết th́ dựa cột mà nghe, ông MT nên như vậy. Nếu ông đọc hiểu hệ thống lư luận và kinh điển của Mật Tông th́ ông mới hiểu được. Bây giờ tôi cố giải thích với ông chỉ thừa mà thôi v́ ông c̣n đầy tà kiến chấp trước th́ sao hiểu nổi Kim Cang Thừa là ǵ. Mỗi pháp môn có đặc thù riêng của nó. Nếu ông là nhà khoa học chưa từng có duyên với đạo Phật th́ khi nghe người ta nói đến người Tu quán xác thân là nhơ nhớp, dơ dáy... liệu ông có hiểu nổi không? Và rất nhiều người khi chưa hiểu nổi th́ đă cho đạo Phật là bi quan, chỉ t́m cách phủ nhận đời sống, trong khi với họ cuộc sống là tươi đẹp, xác thân là tất cả. Ông cũng như vậy khi nói về Mật Tông.
Trích dẫn:
Trong cuộc sống không có ai cuộc sống hoàn toàn được êm ả thanh b́nh , luôn xảy ra những điều bất trắc , những điều bất như ư . Dù một người được cho là hạnh phúc nhất trong đời nhưng khi hỏi kỷ ra th́ cũng có một chút tê tái , chua chát , đau xót , cay đắng ǵ đó trong cuộc sống . Trong những bất trắc của cuộc đời đó thường người ta yếu ḷng không chịu đựng được , không ai muốn bắt trắc xảy ra . Trừ những người hiểu thấm nhập được đạo lư vi diệu sâu sa của Phật Pháp biết mọi việc là do nhân quả nghiệp báo nên chịu đựng vượt qua b́nh an tự tại mà ḷng không xao động . C̣n đa số mọi người phàm phu khi gặp đau khổ , bắt trắc hay tham lợi th́ t́m cách thoát khỏi đau khổ đó hay mưu t́m sự lợi lộc cho bản thân bằng mọi giá th́ qua các vị thầy mật tông , thầy pháp , thầy bùa sẽ đảm nhiệm các công việc này một cách có hiệu quả mau chóng .
|
|
|
Trích dẫn:
Mật Tông không đơn giản chỉ là hiểu qua vài quyển sách hay vài bài giảng được . Nhiều hành giả Mật Tông khi tŕ mật chú rất linh hiển th́ nghĩ rằng do công lực của ḿnh thật ra chỉ là trung gian chứ chưa có bề dầy công đức tích lũy do nương nhờ công đức vô lượng của Chư Phật , Chư Bồ Tát từ bi công đức vô tận mà được việc . Các vị Thiền Tông th́ thấu được tâm thức , thể tánh vắng lặng khi nhập định do đó thấy biết được tâm thức của ḿnh và vũ trụ bao la này .
|
|
|
Ông đă bao giờ tự hỏi nếu vậy th́ Chư Phật và Đại Bồ Tát thuyết chân ngôn ra để làm ǵ? Để người ta mượn làm bừa băi chăng? Hay như ông nghĩ Mật tông là do ngoại đạo đưa vào. Khổ thay, tâm phân biệt như vậy mà c̣n tự xưng là Chánh Sư.
Chúng sinh vô minh th́ c̣n phân biệt phước của Phật, phước của Ta, ta mượn phước của Phật. Người Trí th́ phải hiểu là Chư Phật Chư Bồ Tát đă cho ra là không phải cho vay cho mượn v́ các ngài đâu có chấp đó là phước của các ngài. Giống như đứa con được cha mẹ nuôi nấng, cho ăn học th́ cứ tự cho là Cha mẹ cho ḿnh vay mượn sau này gắng luôn mà trả nợ, c̣n Cha mẹ hiền nhân đâu có cho là như vậy, nuôi con để mong nó lớn thành tài giúp đời giúp người. Chiều cứu độ là Chư Phật chỉ cho đi mà không nhận lại.
Người Tu Mật chân chính lại càng hiểu rơ điều đó. Dụng Pháp của Phật để cứu đời giúp người không mong cầu, không cho rằng ḿnh đang làm phước từ phước của ḿnh hay của Phật, với họ tất cả đều b́nh đẳng, sự cứu giúp là vị tha, vô vụ lợi, do vậy mới nhận được nguồn phước nguyện vô biên từ chư Phật và từ chính bản diệu tâm của ḿnh.
Có lẽ ông chưa từng thấy người Tu Mật hành đạo cứu thế nên có tâm khinh chê, thiếu hiểu biết.
Mà c̣n phân biệt như ông, tức là c̣n thấy ḿnh có Phước trong tu tập th́ đó là tâm Ma không phải tâm Bồ Đề. Tâm c̣n cho là ḿnh có phước th́ sẽ có ngày hưởng Phước Nhân Thiên tất c̣n đoạ lạc hoặc chỉ đạt được quả vị Thanh Văn Duyên Giác, không thể nhập vào ḍng Bồ Tát Thánh Đạo được.
Trích dẫn:
Thật ra tŕ tụng thần chú không làm phát sinh tâm bồ đề hay biết hành vi thiện ác mà do nghiệp báo điều khiển và chủng tử lành từ các đời trước rớt lại nay gặp Pháp duyên mà tiến triển . Bồ Đề tâm không hoàn toàn do tha lực mà có mà do gieo duyên lành hạnh nguyện từ các kiếp trước
|
|
|
Kinh nào nói vậy hay tự ông nghĩ vậy.
Các Kinh Mật đều có nói, khi chúng sinh tŕ tụng Thần Chú của chư Phật, các phước báu mong cầu thế gian chỉ là cái phụ mà Chân Ngôn mang đến. Phước chính là Chúng sinh đó dần dần cảm ứng theo tâm nguyện của chư Phật và Bồ tát, dần đần diệt trừ tâm san tham ích kỷ và vô minh. Nói dễ hiểu là ta càng ngày càng bắt nhịp với âm điệu rung chuyển của tâm các vị Bồ Tát và chư Phật không chỉ diệt nghiệp chướng, tội chướng từ bao đời mà c̣n giúp người chưa Phát Tâm Bồ Đề sẽ phát tâm Bồ Đề, đă phát Tâm bồ đề sẽ tăng trưởng tín tâm. Tâm của người tŕ tụng dần dần sẽ cảm ứng với chư Vị thành tâm đồng nhất tới lúc nào tâm ta cũng tức đồng Tâm Phật. Ông nên đọc hiểu về Kinh sách Mật Giáo trước khi tự ư đưa ra nhận xét của riêng ḿnh nhé.
Trích dẫn:
Về các kinh điển Đại thừa hay Mật tông th́ không được các nhà sử học , các nhà nghiên cứu phương Tây công nhận . Họ cho rằng các kinh điển này không do Đức Phật thuyết v́ Đại thừa và Mật tông xuất hiện sau khi Đức Phật đă nhập diệt Niết Bàn từ 600 năm đến 1000 năm . Các nhà nghiên cứu sử học phương Tây rất thực tế khi ghi nhận lịch sử và họ không biết được từ trong Niết Bàn , Đức Phật đă hóa thân vô số để tiếp tục hóa độ chúng sanh và chấn hưng Phật Pháp . Một vị chân tu khi mở huệ có thể biết điều này nhưng đều im lặng cứ để các đệ tử của ḿnh tu tập các pháp môn theo cơ duyên .
|
|
|
Đến đây th́ đă lộ rơ là căn cơ tiểu thừa, dùng khoa học để t́m hiểu Kinh điển đại thừa thật hết chỗ nói.
Nói như vậy th́ chắc chắn ông không tin Bộ Kinh Bát Nhă do Phật thuyết ở Long Cung do chư Bồ tát dùng thần thông đưa lên. Rồi chắc cũng phủ nhận Kinh Pháp Hoa là mơ hồ như vị Tăng nguyên Thuỷ Thích Thông Lạc phủ nhận mọi kinh điển Đại Thừa, chởi bới các Tổ là gian tà lừa đảo, tự xưng ḿnh đă chứng quả ALaHan...
Hi vọng ông MT không tự xưng ḿnh đă chứng quả Alahan như vị nọ kẻo đường vào địa ngục rộng mở.
Mong ông hiểu biết c̣n hạn hẹp th́ đừng nói Pháp, cái ǵ biết th́ hẵng nói ḿnh biết đừng tự suy luận ra theo ư ḿnh, rồi các Tổ bảo là có Phật Tánh cũng phủ nhận các Tổ
là sai lầm ngoại đạo. Trong khi thời nay thử hỏi có vị nào đă chứng tới mức như các Tổ Thiền Sư trước đây hay chỉ dùng lư luận sách vở để rồi bác bỏ người đi trước.
Ngă mạn như vậy là do không tin kinh chú Lăng nghiêm dẫn đến không diệt trừ nổi ma chướng, Ma chướng nổi lên rồi thuyết pháp ngă mạn... Nguy thay.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 10 of 51: Đă gửi: 16 December 2005 lúc 10:37pm | Đă lưu IP
|
|
|
Các Pháp của chư Phật, nhất là Mật Pháp vốn là bất khả tư ngh́. Không nên chê bai khi chưa hiểu biết rơ ràng về các Pháp đó. Phật Pháp đă cố chia làm 2 ranh giới để các chúng sinh có cơ duyên tuỳ duyên mà sinh vào các nơi đó. Có căn cơ theo Theravada th́ nên ước sinh ở Thái Lan, Mianma nơi Phật giáo Nguyên Thuỷ Thịnh hành, có căn cơ Đại Thừa th́ nên mong sinh ở nơi Phật giáo BẮc Tông phát triển. Mâu thuẫn trong Phật Pháp vốn dĩ là mâu thuẫn về cơ duyên của chúng sinh, do vậy Mật tông sợ rằng người đời nhiều kẻ không hiểu sẽ chê bai nên mới truyền thừa hạn hẹp để tránh tội chướng cho các chúng sinh thích chê bai, không có cơ duyên. Nhưng tiếc thay nhiều kẻ chưa hiểu rơ luôn cố t́nh giảng theo cái hiểu cạn cợt của ḿnh, như vậy th́ tội chướng trùng trùng dễ rơi vào tà kiến.
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 11 of 51: Đă gửi: 17 December 2005 lúc 1:02am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Thưa Thầy Thích Minh Tâm,
Phật pháp bao la không ngằn mé. Tuy nhiên, một khi đă có sự bắt đầu trong thề giới tương đối này th́ sẽ có sự kết thúc. Mỗi một Tông phái cũng phải theo quy luật sanh thành hoại diệt của nó. Trong thời kỳ mạt pháp này, đa số các Tông phái đều có những biến dạng nhất định. Những tà pháp xen vào khiến cho bộ mặt của mỗi Tông phái đều có sự thêm thắt khiến người chưa có cơ duyên học đạo chơn thật khó tránh khỏi sự ngỡ ngàng.
Thực sự mà nói th́ cũng chẳng phải là tà là chánh mà do căn cơ giới hạn con người thời nay bị ràng buộc vào thế giới vật chất này quá nhiều nên ra vậy.
Hành giả Mật Tông là người tu hành Bồ tát đạo. Lợi ích chúng sanh được đem lên hàng đầu. Không phải thời nay mà thời kỳ trước kia, những vị được gọi là Thánh Tăng Tây tạng (84) cũng bị hiểu lầm không ít v́ những hành vi của ḿnh.
Mỗi một người chúng ta đều tùy duyên và theo căn cơ của ḿnh mà tu tập. Cùng một mục tiêu lợi ích tất cả chúng sanh th́ thật sự không có ǵ phải tranh căi hay hủy báng. Sự tranh căi hay hủy báng chỉ v́ thấy ḿnh đúng người khác sai mà thôi. Phật pháp là tùy căn cơ như tùy bịnh cho thuốc. Không có một đơn thuốc nào là hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là hết bịnh. Phật pháp cũng vậy, chỉ có 1 vị là vị giải thoát.
Mong rằng mọi người đến với nhau trên tinh thần học hỏi.
Kính chúc Thầy Thích Minh Tâm an lạc
Xin kính chào anh Đại,
Tam bảo là vốn quư cần phải được giữ ǵn. Tuy rằng anh có ḷng thành giúp nhưng cũng mong anh dùng lời nhẹ nhàng hơn để có thể thật sự đi vào ḷng người. Ái ngữ là 1 trong tứ nhiếp pháp.
Chúng sanh vốn bị bao bọc bởi cái hiểu biết của ḿnh. Nhưng sự hiểu biết lại có giới hạn. Sự khác nhau ở người học đạo là ở chỗ biết sự giới hạn của ḿnh trong cái bao la vô hạn mà tuần tự tiến bước. Người thỏa măn với sự hiểu biết là tự đóng khung, tự giới hạn ḿnh.
Không ai thấy sai mà làm. Chư vị cũng v́ lợi ích mọi người, sợ mọi người rơi vào tà đạo mới lên tiếng cảnh báo. Đây cũng là biểu thị của tâm từ bi. Cái vô duyên từ của chư Phật cũng từ tâm từ bi này mà thành tựu.
Là những người Phát tâm Bồ đề v́ tất cả chúng sanh, chúng ta nên tỏ t́nh thương với tất cả. Chúng ta cũng nên biết căn cơ của từng người. Với căn cơ đó th́ sự hiểu biết cũng tương đồng. Tuy nhiên, căn cơ không quyết định, một khi phát tâm liền vượt xa.
Ngay lúc phát tâm liền tương ứng tâm Phật. Tiếc rằng đa số ngẫu hứng phát nên cũng liền mất.
Trong Đàn tràng vuithoi tham dự có nhiều anh chị em. Mỗi khi làm Đàn vuithoi lạy không biết bao nhiêu lần v́ sự phát tâm của họ. RẤt tiếc phát tâm khó mà mất tâm dễ. Âu cũng là nghiệp duyên ràng buộc của chúng sanh.
Từ những bài viết của anh đă biểu lộ sự hiểu biết rộng lớn về Mật Tông. Mong rằng anh sẽ thường xuyên ghé lại diễn đàn chia xẻ những kinh nghiệm cũng như kiến thức hầu giảm bớt phần nào những cái nh́n sai lạc về Mật Tông cũng như giúp đỡ những Hành giả Mật Tông gặp những thắc mắc trên con đường tu tập.
Kính chúc anh an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
--------------
Trong chánh có tà
Trong tà có chánh
Tà cũng như chánh
Chánh không là chánh
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 12 of 51: Đă gửi: 17 December 2005 lúc 8:12am | Đă lưu IP
|
|
|
KÍNH ANH VUI THÔI!
tôi xin nhận lỗi của ḿnh và sám hối đă dùng lời thô xấu đúng như anh cảnh tỉnh. thực sự tôi rất khó chịu khi vào một số diễn đàn về phật giáo mà một số người không t́m hiểu rơ ràng về các pháp môn như Mật tông mà dựa vào một số chấp trước cạn cợt chê bai, các vị đó đâu biết tâm coi thường chê bai đó c̣n mắc tội nặng gấp trăm ngàn lần so với kẻ ngoại đạo chê bai PHẬT GIÁO v́ chê bai như vậy là chê bai vô lượng chư Phật chư bồ tát.
cũng bằng cách này hay cách khác tại hạ gắng cho ngài Minh tâm hiểu ḿnh c̣n nhỏ bé thấp kém, đừng tiếp tục việc truyền bá Pháp một cách sai lạc như vậy. ở đây có nhiều người sơ cơ mới bước vào đạo mà nghe các vị đó thuyết pháp rồi cũng khởi tâm kỳ thị kiêu mạn với chánh pháp như vậy, hậu quả sau này thật khôn lường.
Trước đây tại hạ cũng có lúc chấp trước vào Giáo lư nhỏ bé ḿnh học ở Hiển tông nên từng có tâm chê bai bất kính với mật pháp. đến khi gặp thầy dạy Mật của ḿnh, ông không hề nói giáo lư cao siêu ǵ cả, lặng lẽ dùng mật pháp cứu độ nhiều người, trong đó có cả người bị ung thư gần chết th́ tại hạ mới hiểu những phước nghiệp của ḿnh c̣n quá non kém, từ đó phát tâm t́m hiểu mật. Tại hạ cũng v́ thế muốn cố gắng cản những vị c̣n chấp pháp môn, dễ khởi tâm tà kiến như ḿnh trước kia mà dễ đoạ vào đường ác.
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 13 of 51: Đă gửi: 17 December 2005 lúc 6:26pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Kính chào anh Đại,
Đọc những ḍng anh tâm sự thật cảm động. Đúng là chỉ có người đă từng bị đau mới thông cảm được nỗi đau của người khác.
vuithoi cũng đă từng ở bên sư phụ 10 năm mà chẳng học được chút ǵ v́ suốt ngày đi t́m những triết lư cao siêu thỏa măn vọng tâm ḿnh. Cho đến khi thân mang trọng bịnh mà những sở học không dùng được chỗ nào mới nhận ra rằng: những điều trên sách vở kinh điển là điều chết, là tấm bản đồ cho kẻ lữ hành. Dù rành rẽ mọi ngơ ngách nhưng chưa từng cất bước chân đến th́ cũng thật là chẳng biết ǵ.
Sư phụ từ bi không những không trách mà rất hoan hỉ khi thấy đứa con ḿnh quay trở lại. Tuy nhiên, như người bị chết ch́m cố thoát ra lại rơi vào đống lửa, vuithoi lại t́m mọi cách ngăn cản những sai lầm của những người đang đi trên con đường ḿnh đă trải qua. Một lần nữa, sư phụ lại cứu thoát khỏi chết cháy. Người dạy rằng: Con đau hay ngă đau.
Người c̣n dạy: ngộ cái sai cũng là ngộ. Khi ngộ cái sai th́ liền hồi hướng cho khắp tất cả pháp giới đừng bao giờ sai như ḿnh. Đừng bao giờ giữ tâm hối tiếc ân hận những chuyện đă làm mà hăy hoan hỉ v́ ḿnh đă thấy được sai quấy để rời và tiếp tục tinh tấn tu học. Muốn giúp người cần phải có đủ phương tiện thiện xảo và phước đức. Nếu không độ sẽ thành đọa.
Vài ḍng chia xẻ, kính chúc anh an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan05 Hội viên
Đă tham gia: 17 December 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 17
|
Msg 14 of 51: Đă gửi: 17 December 2005 lúc 9:37pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào quí vị,
Xin cảm ơn TT Thích Minh Tâm, anh Vui Thôi, anh Đại và bạn Ti_Luoi đă chia xẻ hiểu biết của ḿnh đến với mọi người!
Kính chúc mọi người an vui, tự tại.
__________________ PhapVan
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 15 of 51: Đă gửi: 18 December 2005 lúc 10:25am | Đă lưu IP
|
|
|
vuithoi đă viết:
Kính chào mọi người,
Thưa Thầy Thích Minh Tâm,
Phật pháp bao la không ngằn mé. Tuy nhiên, một khi đă có sự bắt đầu trong thề giới tương đối này th́ sẽ có sự kết thúc. Mỗi một Tông phái cũng phải theo quy luật sanh thành hoại diệt của nó. Trong thời kỳ mạt pháp này, đa số các Tông phái đều có những biến dạng nhất định. Những tà pháp xen vào khiến cho bộ mặt của mỗi Tông phái đều có sự thêm thắt khiến người chưa có cơ duyên học đạo chơn thật khó tránh khỏi sự ngỡ ngàng.
Thực sự mà nói th́ cũng chẳng phải là tà là chánh mà do căn cơ giới hạn con người thời nay bị ràng buộc vào thế giới vật chất này quá nhiều nên ra vậy.
Hành giả Mật Tông là người tu hành Bồ tát đạo. Lợi ích chúng sanh được đem lên hàng đầu. Không phải thời nay mà thời kỳ trước kia, những vị được gọi là Thánh Tăng Tây tạng (84) cũng bị hiểu lầm không ít v́ những hành vi của ḿnh.
Mỗi một người chúng ta đều tùy duyên và theo căn cơ của ḿnh mà tu tập. Cùng một mục tiêu lợi ích tất cả chúng sanh th́ thật sự không có ǵ phải tranh căi hay hủy báng. Sự tranh căi hay hủy báng chỉ v́ thấy ḿnh đúng người khác sai mà thôi. Phật pháp là tùy căn cơ như tùy bịnh cho thuốc. Không có một đơn thuốc nào là hợp cho tất cả mọi người. Tuy nhiên kết quả cuối cùng là hết bịnh. Phật pháp cũng vậy, chỉ có 1 vị là vị giải thoát.
Mong rằng mọi người đến với nhau trên tinh thần học hỏi.
Kính chúc Thầy Thích Minh Tâm an lạc
Xin kính chào anh Đại,
Tam bảo là vốn quư cần phải được giữ ǵn. Tuy rằng anh có ḷng thành giúp nhưng cũng mong anh dùng lời nhẹ nhàng hơn để có thể thật sự đi vào ḷng người. Ái ngữ là 1 trong tứ nhiếp pháp.
Chúng sanh vốn bị bao bọc bởi cái hiểu biết của ḿnh. Nhưng sự hiểu biết lại có giới hạn. Sự khác nhau ở người học đạo là ở chỗ biết sự giới hạn của ḿnh trong cái bao la vô hạn mà tuần tự tiến bước. Người thỏa măn với sự hiểu biết là tự đóng khung, tự giới hạn ḿnh.
Không ai thấy sai mà làm. Chư vị cũng v́ lợi ích mọi người, sợ mọi người rơi vào tà đạo mới lên tiếng cảnh báo. Đây cũng là biểu thị của tâm từ bi. Cái vô duyên từ của chư Phật cũng từ tâm từ bi này mà thành tựu.
Là những người Phát tâm Bồ đề v́ tất cả chúng sanh, chúng ta nên tỏ t́nh thương với tất cả. Chúng ta cũng nên biết căn cơ của từng người. Với căn cơ đó th́ sự hiểu biết cũng tương đồng. Tuy nhiên, căn cơ không quyết định, một khi phát tâm liền vượt xa.
Ngay lúc phát tâm liền tương ứng tâm Phật. Tiếc rằng đa số ngẫu hứng phát nên cũng liền mất.
Trong Đàn tràng vuithoi tham dự có nhiều anh chị em. Mỗi khi làm Đàn vuithoi lạy không biết bao nhiêu lần v́ sự phát tâm của họ. RẤt tiếc phát tâm khó mà mất tâm dễ. Âu cũng là nghiệp duyên ràng buộc của chúng sanh.
Từ những bài viết của anh đă biểu lộ sự hiểu biết rộng lớn về Mật Tông. Mong rằng anh sẽ thường xuyên ghé lại diễn đàn chia xẻ những kinh nghiệm cũng như kiến thức hầu giảm bớt phần nào những cái nh́n sai lạc về Mật Tông cũng như giúp đỡ những Hành giả Mật Tông gặp những thắc mắc trên con đường tu tập.
Kính chúc anh an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
--------------
Trong chánh có tà
Trong tà có chánh
Tà cũng như chánh
Chánh không là chánh |
|
|
Chào anh Vui Thôi ,
Anh Vui Thôi cho rằng " Hành giả Mật Tông là người tu hành Bồ tát đạo ...và Từ những bài viết của anh Đại đă biểu lộ sự hiểu biết rộng lớn về Mật Tông " .
Điều này là đúng đắn chân chính nhưng thiện tai thay cho anh Đại tuy hành tŕ theo Mật Tông mà không biết về Bồ Tát Đạo về Tứ Nhiếp Pháp của Bậc Bồ Tát là : Bố thí - Ái ngữ - Lợi hành - Đồng sự quan trọng ra sao nên c̣n VỌNG NGỮ và nhất là anh Đại c̣n TÂM VIÊN , Ư MĂ .
Bồ Tát chân chính th́ thể hiện trí huệ qua lời nói nhẹ nhàng nhưng ư nhị sâu sắc thể hiện ḷng từ bi vô bờ bến với chúng sinh .
Việc các nhà sử học Phương Tây , các nhà nghiên cứu Phật học Phương Tây cho rằng kinh điển Đại Thừa , Mật Tông không phải là Đức Phật thuyết căn cứ vào các kinh điển này ra đời sau thời Đức Phật từ 500 , 600 đến 1000 năm là có cơ sở về mặt lịch sử . Ngay cả Thượng Thủ Giáo Đầu Ḥa Thượng Thích Minh Châu trước đây có nói đến vấn đề này trong các bài viết tại Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài G̣n trước năm 1975 mà rất nhiều Tu Sĩ điều biết . Người Phương Tây không hiểu được Phật Pháp vô biên thù thắng vi diệu .
Người hiểu biết càng nhiều th́ càng khiêm tốn bỡi họ sở ngộ sự vô biên của huyền vi Phật Pháp . Người chưa đủ sự hiểu biết viên măn th́ tâm c̣n hung hăng động loạn chứ không nghĩ đến lợi ích của bá tánh . Ngay tên Nick cũng đă một phần thể hiện bản ngă độc tôn rồi th́ làm sao phá chấp đi sâu vào thể tánh nguyên thủy được và dẫn dắt Tăng Ni chúng sinh học đạo .
Đạo Phật không phải là một sự ban cho ân huệ , dựa hoàn toàn vào tha lực của Chư Phật , bậc Bồ Tát làm thay đổi số phận con người .Điều căn bản giáo lư này đến nay vẫn c̣n có Tu Sĩ lầm tưởng mà Chư Phật chỉ tiếp dẫn , gia hộ thôi , c̣n phần chính yếu vẫn là sự nổ lực tu tập tinh tấn của mỗi chúng sinh .
Thật là phúc lành thay cho anh Vui Thôi đă nhận định đúng đắn người có tâm bồ đề th́ chỉ có t́nh thương bày tỏ với chúng sinh , chứ không c̣n sân hận nữa và do nghiệp lực muôn phần khác nhau của chúng sinh gây tạo nên căn cơ cũng sai biệt khác nhau muôn ngàn .
Thôi tôi tạm dừng ở đây , chúc anh Vui Thôi ngày một tinh tấn trên đường học đạo .
TT Thích Minh Tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
minhtam Hội viên
Đă tham gia: 16 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 132
|
Msg 16 of 51: Đă gửi: 18 December 2005 lúc 10:46am | Đă lưu IP
|
|
|
Minh Tâm kính gửi các Quư Phật tử bài cầu nguyện hướng về ĐỨC PHẬT TỪ BI .
Chúng con theo lời Phật dạy tưởng nhờ bao nhiêu ân nghĩa trong đời , trước là ơn của cha mẹ , ḍng họ . Sau là ơn của thầy cô bạn bè đạo hữu , ơn của biết bao người trong cuộc sống dù chỉ mời chúng con bát nước , chén cơm . Chúng con mang ơn mọi người dù là đă cho con lời trách móc hay khen tặng . Chúng con mang ơn mọi người đă cho chúng con niềm vui hay nỗi khổ . Chúng con biết ơn những người lao động lam lũ , chúng con biết ơn những ngày ấm áp kể cả những ngày mưa lạnh giá . Chúng con biết ơn ngọn núi cao hùng vĩ cho đến vạn loài cây cỏ hoa lá thiên nhiên .
Trên hết chúng con biết ơn Phật đă cho chúng con đường đi và ánh sáng , biết bao vị thánh triết đă nối tiếp Phật Đà giử ǵn Đạo pháp đến tận hôm nay . Chúng con biết ơn Phật , biết ơn cha mẹ , biết ơn cuộc đời . Chúng con nguyện tinh tấn tu hành , giúp vô số người đến với Phật Pháp tam bảo để đền đáp phần nào ơn nghĩa của Chư phật , ơn nghĩa của cuộc đời . Chúng con cầu xin cho tất cả chúng sinh được thấm nhuần Phật ân để sanh vào cơi lành , tăng trưởng thiện căn thành tựu Phật đạo viên thành giải thoát .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
TT Thích Minh Tâm cẩn bút .
Sửa lại bởi minhtam : 18 December 2005 lúc 10:47am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 17 of 51: Đă gửi: 18 December 2005 lúc 8:35pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào thầy Minh Tâm kính!
Qua lời anh nói th́ tôi biết anh có chút đạo lực v́ đă khá b́nh tĩnh biết kiềm chế trước những chỉ trích của tôi. Điều này rất tốt và đáng kính trọng, chỉ có điều anh đă diệt trừ được sân hận trong tâm hay chưa. Mong anh sẽ trừ bỏ được các phiền năo. Thực ra nếu có đạo lực cao hơn chút nữa th́ có lẽ anh sẽ nói lời cảm ơn tôi thay v́ có chút phân bua.
Nếu anh b́nh tâm để ư kỹ th́ hiểu rằng tôi đang bằng cách này hay cách khác giúp anh trả lại một số nhân quả mà anh gây ra thôi. Những lời tôi chê anh cũng tương tự những ǵ anh đă có chê người khác khi có chút tâm mạn khi giảng về đạo Phật. Như thế đồng nghĩa tôi cũng sẽ phải chấp nhận gặt hái lại những ǵ tôi mới gây ra.
Quan trọng là chúng ta đưa ra những tranh luận có ích cho nhau để ngơ hầu giải toả những cái chấp Pháp môn mà ta dễ mắc phải. Do vậy tôi xin được nêu một vài điểm suy nghĩ về các quan điểm giáo lư mà anh đang chịu ảnh hưởng. Qua các bài viết tôi cảm nhận biết những ǵ anh nêu không phải hoàn toàn của anh mà đă có chút vay mượn từ lời giảng của các Thầy Giảng Sư của một bộ phái Phật Giáo đang khá phát triển gần đây ở Miền Nam.
Gần đây ở Miền Nam ta thường nghe có một số thầy thuyết giảng về Kinh Luật Luận, giảng nghĩa về giáo lư Phật Đà rất tốt, phù hợp với căn cơ nhiều người, khuyên răn mọi nguời làm phước, bố thí, tu tập đạo đức nội tâm, tu thiền... Các thầy dựa trên nền là giáo lư Nguyên Thuỷ của đức Phật trước đây và khuyên mọi người quay về giáo lư Nguyên Thuỷ. Điều này rất tốt v́ nó uốn lắn được sự lệch lạc trong đường lối tu tập hiện nay của nhiều người trong đó có các nhà sư v́ nhiều vị tăng dù tu tập nhưng ít chịu tiếp xúc với cuộc sống, không siêng năng làm phước cũng như không năng nổ trong các Phật sự như giáo dục các phật tử theo Chánh Pháp. Cách tu tập này là tốt ảnh hưởng tới nhiều tầng lớp Phật tử và phù hợp với thời đại.
Tuy nhiên theo thời gian đă bộc lộ một số sai lầm tai hại.
- Thứ nhất có xu hướng bác bỏ kinh điển Đại Thừa, Mật Tông và hơi có xu hướng coi thường hoặc bài xích Tịnh Độ Tông. Nhiều vị không chấp nhận là bộ kinh Bát Nhă do Phật Thuyết dưới Long cung hoặc Duy thức do Bồ tát Di lặc giảng và được các Tổ đưa xuống nhân gian.
- Bác bỏ quan điểm Phật tánh v́ cho rằng giáo lư Nguyên Thuỷ chỉ có vô ngă chứ không có Phật tánh. Từ đó bài xích các vị Tổ Thiền, Mật... Thậm chí có vị nghi ngờ cho rằng các Tổ chứng theo quả Thiền của ngoại đạo Bà La Môn trước thời đức Phật chứ không phải quả vị của Phật giáo. Trong khi trong thực hành có thể các vị này chưa đại tới mức Thiền như các Tổ v́ trong thời Mạt Pháp mức thiền cao như các Tổ khó có người đạt được. Như vậy chỉ dựa hoàn toàn theo cách nh́n của ḿnh qua kinh sách mà chê bai các Tổ là điểm sai lầm tai hại, đặc biệt hơn nếu lại dẫn dắt những người sơ cơ đi theo quan điểm của ḿnh th́ hoạ hại lan tràn khó lường. Một số hoà thượng như HT Thích Thanh Từ trong thời gian gần đây đă cảnh báo là nếu không cẩn thận trong cách thể hiện đường lối của ḿnh th́ dễ bị đoạ địa ngục là như thế.
-Thứ ba, mặc dù khuyến khích mọi người năng nổ làm phước và phật sự nhưng lại không hướng phước đó đến mục tiêu cụ thể mà chỉ nói chung chung là làm phước để đường tu tiến lên, để khá hơn. Điểm này rất đáng cẩn trọng v́ làm phước mà không hướng đến mục tiêu rơ ràng lợi ích th́ phước đó chỉ trở thành phước hữu lậu hướng đến quả báo giàu sang phú quư trong nhân thiên mà thôi. Nhiều vị th́ giải thích là phải tu theo đức Phật đă từng tu tức là làm phước bố thí, tu các hạnh qua 3 a tăng kỳ Kiếp để thành Phật và nhất nhất cho rằng phải đi theo đường lối đó mới đúng. Các vị đó không nhớ tới câu đức Phật nói: (Trong thời Mạt Pháp pháp môn Tịnh độ là thù thắng và phù hợp với căn cơ nhiều chúng sinh) v́ thời nay các chướng ma nổi lên rất mạnh mẽ đe doạ sự tồn vong của đạo Phật, nếu không có đường hướng đi tới rơ ràng th́ e rằng lăn lộn trong Nhân Thiên nhiều kiếp mà khó có đường ra.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 18 of 51: Đă gửi: 18 December 2005 lúc 9:46pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi cũng xin đưa một số quan điểm về các pháp môn theo thiển ư của ḿnh:
- Sau sự phát triển của Phật giáo Nguyên Thuỷ, sự phát triển của Đại Thừa Bắc Tông có thể coi là tất yếu v́ đă mở ra con đường rộng lớn khế hợp với nhiều căn cơ sai biệt của chúng sinh. Mặc dù Phật giáo Đại Thừa phát triển khá muộn sau PG Nguyên Thuỷ nhưng theo thiển ư của tôi Nhân duyên đă cố t́nh làm vậy để tách biệt được với căn cơ khác biệt của nhân loại.
Đức Phật từng nói ta phải trải qua 3 tăng kỳ kiếp để tu thành Phật nhưng ngài không hề nói rằng tất cả các chúng sanh đều phải như ta mới thành được Đạo Quả Vô thượng.
Trong pháp giới có vô vàn sai biệt không thể kể xiết, ví như đức Văn Thù Sư Lợi ngài đă nguyện tới khi ngài giáo hoá cho tất cả học tṛ của ḿnh Thành Phật Quả Ngài mới chịu thành tựu đạo quả vô thượng, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật là học tṛ đầu tiên của ngài.. rồi tới đức Thích Ca Mâu Ni. Nhưng khi các vị này thành Quả Phật ngài vẫn luôn khiêm hạ học hỏi giáo Pháp từ Chư Phật dù các vị Phật này có thể đă từng là học tṛ dưới sự hướng dẫn của Ngài. Hay như Đức Quán Tự Tại Bồ Tát, Đức Chuẩn Đề Bồ Tát... đều đă thành tựu Phật Quả nhưng lại Nguyện trở lại địa vị Bồ Tát để phổ độ giáo hoá chúng sinh. V́ vậy đức Quán Thế Âm từng được đức Thích Ca Mâu Ni ca ngợi là công đức c̣n thù thắng hơn cả Ngài dù Đức Quán Tự Tại vẫn ở địa vị bậc Bồ Tát.
Do vậy ta không thể nhất nhất cho rằng phải đi theo con đường này hay đường kia mới thành tựu Đạo Quả Vô Thượng. V́ như thế là chấp trước con đường ḿnh đi là duy nhất trong khi các Đức Thế Tôn v́ sự sai biệt của chúng sanh mà tạo phương tiện con đường cho chúng ta đi.
Đức Phật Thích Ca phải tu qua vô lượng Kiếp mới thành tựu Phật quả nhưng khi thành Phật th́ ngài nhận thấy rơ có nhiều con đường Tắt có thể giúp các chúng sinh bớt đi khoảng cách như Ngài đă phải trải qua. Trong đó đặc biệt thích hợp với căn cơ chúng sanh đời Mạt Pháp là pháp môn Tịnh độ niệm Phật A di Đà.
Đức A di Đà có đại nguyện lớn lao như vậy như chúng ta lại chấp vào chút phước báu, đức hạnh nhỏ nhoi của ḿnh chẳng phải là Cô phụ Nguyện lực của ngài sao.
Nhiều vị tự cho rằng có thể xây dựng một cơi Tịnh Độ ngay tại Ta Bà mà không cần xin nguyện sanh về Tịnh Độ, đó là chưa tự lượng sức ḿnh. Ở trên chúng ta là cơi Trời Tha Hoá Đại Tự Tại của Ma vương đang từng giờ, từng phút muốn phá hoại Phật Pháp, tiêu diệt giáo Pháp của đức Như Lai để lại, làm huỷ hoại tăng chúng dẫn nhiều vị vào Ma đạo. Điều này đức Thế Tôn đă dự đoán trước trong nhiều kinh điển là khi giáo Pháp của ngài tận diệt chỉ c̣n lưu lại Kinh Vô lượng Thọ và Kinh chú Thủ lăng nghiêm để gắng vớt vát nhiều chúng sanh c̣n chút thiện duyên với Đạo.
Nói như vậy không có nghĩa là tôi không khuyến khích làm phước, tu thiện mà ngược lại rất hoan nghênh sự tích cực này, nhưng chỉ muốn nhắc nhở đừng cho rằng chút phước duyên nhỏ bé ḿnh đă tu tập được mà coi thường tự cho ḿnh có thể không bị ma chướng xâm nhập, có thể tự tu trong cơi ta bà qua nhiều đời mà không bị thối chuyển, và nên có một đích đến theo căn duyên của ḿnh. Lời nguyện của đức A Di Đà thật vĩ đại và chúng ta nên hướng tâm phước ḿnh tạo được để nguyện được sinh về với ngài ngơ hầu có đường lối tu tập bền vững nhanh chóng mà không bị thối thất.
Với pháp môn Mật Tông, tôi không dám khuyên ai đi theo v́ đó là con đường cam go đầy thử thách đ̣i hỏi những vị có cơ duyên lớn mới thành tựu, ai có duyên sẽ tự t́m tới và nhận được lợi ích ở mức nào đó, nhưng đừng nên chê bai Mật v́ chỉ ở mức lợi ích thấp là Tăng ích, Tiêu Tai Mật pháp cũng đă giúp cho bao chúng sanh phước ít nghiệp nhiều ở cơi Ta Bà này thoát khỏi khổ đau. Dẫu có nhiều người Tu mật sai nhưng không có nghĩa pháp môn đó là sai. Sai đúng do chúng ta áp dụng, giáo pháp Nguyên Thuỷ nếu hiểu sai th́ cũng tu sai như thường.
Ông bà ta có nói
Dẫu xây 9 bậc phù đồ
Không bằng làm phước cứu cho một người
Vậy mà có Pháp cứu cho bao người thoát khỏi khổ đau bệnh tật sao lại coi thường được. Xây 9 bậc phù đồ ví như người làm phước lớn vô cùng nhưng c̣n chấp sao bằng làm những việc nhỏ nhoi mà có tâm bồ đề.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời xin lỗi và tâm thành sám hối tới anh Minh Tâm, mong anh bỏ qua những lời trái tai mà tôi đă nói ở trên.
Hy vọng chúng ta hiểu và giúp đỡ nhau nhiều hơn trong con đường tu tập giáo pháp Như lai.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Đại Hội viên
Đă tham gia: 11 March 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 16
|
Msg 19 of 51: Đă gửi: 18 December 2005 lúc 10:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
minhtam đă viết:
Minh Tâm kính gửi các Quư Phật tử bài cầu nguyện hướng về ĐỨC PHẬT TỪ BI .
Chúng con theo lời Phật dạy tưởng nhờ bao nhiêu ân nghĩa trong đời , trước là ơn của cha mẹ , ḍng họ . Sau là ơn của thầy cô bạn bè đạo hữu , ơn của biết bao người trong cuộc sống dù chỉ mời chúng con bát nước , chén cơm . Chúng con mang ơn mọi người dù là đă cho con lời trách móc hay khen tặng . Chúng con mang ơn mọi người đă cho chúng con niềm vui hay nỗi khổ . Chúng con biết ơn những người lao động lam lũ , chúng con biết ơn những ngày ấm áp kể cả những ngày mưa lạnh giá . Chúng con biết ơn ngọn núi cao hùng vĩ cho đến vạn loài cây cỏ hoa lá thiên nhiên .
Trên hết chúng con biết ơn Phật đă cho chúng con đường đi và ánh sáng , biết bao vị thánh triết đă nối tiếp Phật Đà giử ǵn Đạo pháp đến tận hôm nay . Chúng con biết ơn Phật , biết ơn cha mẹ , biết ơn cuộc đời . Chúng con nguyện tinh tấn tu hành , giúp vô số người đến với Phật Pháp tam bảo để đền đáp phần nào ơn nghĩa của Chư phật , ơn nghĩa của cuộc đời . Chúng con cầu xin cho tất cả chúng sinh được thấm nhuần Phật ân để sanh vào cơi lành , tăng trưởng thiện căn thành tựu Phật đạo viên thành giải thoát .
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
TT Thích Minh Tâm cẩn bút .
|
|
|
A di đà Phật
|
Quay trở về đầu |
|
|
vuithoi Hội viên
Đă tham gia: 08 April 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 375
|
Msg 20 of 51: Đă gửi: 19 December 2005 lúc 3:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào mọi người,
Kính chào 2 thầy,
Tâm đại từ đại bi 2 thầy thật rộng lớn. Nơi pháp tự tại mới có thể dùng phá để thành tựu. Biết ơn và biết báo ơn mới có thể v́ tất cả chúng sanh bít ngăn ác đạo.
Xin 2 thầy mở rộng từ bi cho con được sám hối những lời lẽ thô thiển vụng về của ḿnh.
Kính chúc 2 thầy an lạc,
Kính chúc mọi người an lạc,
vuithoi
------------------
Không chấp các pháp
Tự tiêu toàn pháp
__________________ vui thoi ma
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|