COIHUVO Hội viên
Đă tham gia: 16 May 2007 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 296
|
Msg 311 of 470: Đă gửi: 19 July 2009 lúc 6:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chủng Tử Một số nhận định về tiến tŕnh h́nh thành
· Chủng tử là hạt mầm của đời sống, là nguồn năng lượng đơn vị cấu thành nghiệp lực, là yếu tố sâu kín và căn bản quyết định sự h́nh thành cái ‘Ta’ (Ngă) và những cái của Ta (Ngă Sở), là nguyên nhân của mọi hoàn cảnh gặp được trong đời, là đầu mối của hạnh phúc và khổ đau trong hiện tại và dẫn dắt vào vị lai, đời này và đời sau. Soi rọi dưới lăng kính Duy Thức Học cùng ṿng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên (1.Vô Minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh Sắc, 5. Lục Nhập, 6. Xúc, 7. Thọ, 8. Ái, 9. Thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lăo Tử) ta có thể rút ra một số nhận định về tiến tŕnh h́nh thành chủng tử.
Có thể xem ‘Vô Minh’ (mắt xích thứ nhất của ṿng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên) là yếu tố căn bản trong sự h́nh thành tất cả các mắt xích c̣n lại. Từ ‘Vô Minh’ (thường được gọi là Bất Giác), chúng ta sẽ có động niệm. Từ niệm bị động, ‘Hành’ (mắt xích thứ hai của ṿng chuỗi, ‘Hành’ là chùm niệm tưởng được kết nối liền lạc) được sinh khởi và phát triển tạo thành ‘Thức’ (mắt xích thứ ba của ṿng chuỗi). ‘Thức’ khi bắt đầu một đời sống mới, phối hợp cùng tinh cha - huyết mẹ, sẽ tạo nên Danh Sắc (mắt xích thứ tư của ṿng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên, Danh Sắc chính là con người mỗi chúng ta bao gồm cả thân và tâm: Danh là tâm bao gồm Thọ, Tưởng, Hành, và Thức; Sắc là thân) và phát triển ra ‘Lục Nhập’ (mắt xích thứ năm của ṿng chuỗi) chính là sáu giác quan: Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, và Ư.
Bắt đầu từ nơi năm căn của chúng ta (nhăn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân; c̣n được gọi là ‘Tiền Ngũ Thức’ theo Duy Thức Học) được xem như là năm cánh cửa trổ ra từ ngôi nhà Chân Tâm để tiếp xúc và đón nhận trần cảnh, thế giới bên ngoài vốn được phân biệt ra năm thứ gọi là năm trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc ) nên khiến phát sinh niệm khởi. Thí dụ như nơi mắt thấy được cảnh (trời đất, núi sông, rừng cây, hoa lá, con người, con vật, hay các vật thể khác) với đủ loại h́nh dáng (vuông - tṛn- trơn láng - sần sùi...), kích thước (rộng to - nhỏ hẹp), màu sắc (xanh – vàng - đỏ - trắng - đen..), nơi tai nghe được âm thanh với đủ loại âm sắc (trầm - bổng), âm lượng (lớn - nhỏ), nơi mũi ngửi được mùi với đủ loại thơm - hôi - nồng - nhạt, nơi lưỡi nếm được vị với đủ thứ ngọt – bùi – chua – cay - đắng -nồng - nhạt, nơi thân nhận biết được đủ loại cảm giác (nóng - lạnh - trơn – rít - đau - khoái..). Đây là giai đoạn ‘Xúc’, mắt xích thứ sáu của ṿng ‘Mười Hai Nhân Duyên’. Đây cũng thường được gọi là giai đoạn ‘Sơ Niệm’ trong nhà Thiền. Ở giai đoạn này, chúng ta chỉ mới có trực giác, chưa có phát sinh Ư phân biệt, tức là chưa có các Thọ Uẩn, Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, và Thức Uẩn. Nơi đây, chúng ta đă có sự phân biệt nhưng sự phân biệt rất hồn nhiên, chưa có đủ độ đậm đặc để kết tụ thành ‘Uẩn’ (‘Uẩn’ là tích tụ, bồi đắp gọi tên theo bản chất của tiến tŕnh h́nh thành; nó c̣n được gọi là ‘Ấm’ tức là ‘che đậy, làm cho bị khuất lấp , gọi tên theo dụng năng của nó là làm che khuất Chân Tâm). Đây có phải là điều ngài Huyền Giác đă đề cập đến khi ngài đến tham vấn Lục Tổ?
‘...Tổ nói: ‘Đại đức đă rơ được cái ư ‘Vô Sanh’.
Ngài Huyền Giác bạch: ‘Đă ‘Vô Sanh’ sao rằng có ư?’.
Tổ nói: ‘Nếu không ư, lấy chi phân biệt?’
Ngài Huyền Giác bạch: ‘Phân biệt cũng chẳng phải ư’.
Tổ khen: ‘Lành thay !...’ (Pháp Bảo Đàn Kinh, phẩm Cơ Duyên).
Tuy nhiên, tâm thức con người b́nh thường ít ai có thể dừng ở giai đoạn tiếp xúc thuần túy này. Qua tiếp xúc giữa căn và cảnh, tâm thức chúng ta ở nơi mỗi căn sẽ bị cảnh trần lôi cuốn, níu kéo để khiến khởi lên một loạt các tưởng niệm phân biệt dần dà bồi đắp và đúc kết thành nghiệp thức mang tính cách đặc sắc, chuyên biệt cho từng cá nhân. Đây là giai đoạn bắt đầu h́nh thành và phát triển ‘Sở Niệm’. Hai từ ngữ ‘Sơ’ (của ‘Sơ Niệm’) và ‘Sở’ (của ‘Sở Niệm’) chỉ khác nhau ở nơi có dấu hỏi hay không có dấu hỏi, đă đánh dấu sự vận hành và chuyển biến của tâm thức, một sự chuyển biến có tính cách tha hương, ‘vong thân’. Như nếu ta thích màu xanh, ghét màu đỏ; ta sẽ dễ có sự vui vẻ, hớn hở khi gặp được màu xanh; và ngược lại, ta sẽ trở nên dễ cau có, bực bội khi gặp phải màu đỏ. Sự vui buồn theo màu sắc đă khiến Chân Tâm thanh tịnh, trong sáng thường hằng bị chao động, nhuốm màu mờ tối để biến thành t́nh thức xốc nổi, sanh diệt ...Đây là giai đoạn xuất hiện, h́nh thành của ‘Thọ’ và ‘Ái’, mắt xích thứ bảy và thứ tám của ṿng ‘Mười Hai Nhân Duyên’. Đây cũng là ‘Thọ Uẩn’, nhân tố quan trọng đầu tiên trong tiến tŕnh h́nh thành Chủng Tử. ‘Thọ’ quan trọng nhất, có sức mạnh chi phối nhiều nhất, cơ bản nhất (bản năng tiềm tàng) nơi mỗi con người chúng ta chính là ‘Lạc Thọ’ phát sinh từ sự xúc tiếp giới tính. Lạc thọ này được xem là mệnh lệnh thầm kín, khắc nghiệt của tự nhiên để duy tŕ, phát triển ṇi giống nơi cơi Dục Giới.
Sau khi được h́nh thành, Thọ Uẩn sẽ nhanh chóng phát triển nên Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, và Thức Uẩn tương ứng với giai đoạn ‘Thủ’ và giai đoạn ‘Hữu’, mắt xích thứ chín và mắt xích thứ mười của ṿng ‘Mười Hai Nhân Duyên’. Đến đây, các loại chủng tử được h́nh thành. Trở lại thí dụ trên người thích màu xanh và gặp được một đóa hoa xanh, một loạt tưởng niệm sẽ được khởi lên nơi tâm thức như sau: (1) Ô ḱa! một đóa hoa đẹp! (Đây là ‘Thọ’ phát sinh) (2) Hoa tên ǵ? Hoa này của ai, ở đâu mà có? (Tưởng Uẩn, Hành Uẩn, Thức Uẩn hiện khởi) (3) Hoa đẹp quá, nh́n ngắm hoa thích quá! Ta yêu hoa quá!(Đây là ‘Ái’ phát sinh) (4) Cần phải chiếm giữ nó (Đây là ‘Thủ’ phát sinh) (5) Tận hưởng và sống cùng với nó (Đây là giai đoạn ‘Hữu’ phát sinh) ... Vậy có thể thấy từ sự xúc chạm của hai pháp vô ngôn là đóa hoa và ánh (mắt) nh́n đă khiến tự động trỗi lên vô vàn ngữ ngôn thầm lặng nơi tâm thức chúng ta; ‘Sơ Niệm’ là pháp vô sự nhưng chỉ một niệm bất giác đă trở nên ‘Sở Niệm’ với biết bao đa đoan của cuộc vay trả - trả vay. Chủng tử được h́nh thành sẽ được Mạt Na Thức (c̣n được gọi là Truyền Tống Thức, thức thứ bảy của Bát Thức Tâm Vương) đem cất vào kho tàng chủng tử là A Lại Da Thức (c̣n được gọi là Tàng Thức, thức thứ tám của Bát Thức Tâm Vương). Sau đó, khi có đủ duyên, chủng tử sẽ phát khởi sự sanh và diệt mới được gọi là ‘Sanh’ và ‘Lăo Tử’ (mắt xích thứ mười một và mười hai của ṿng chuỗi Mười Hai Nhân Duyên).
Như thế, chủng tử nơi tâm thức chúng ta chính là các hạt mầm, hạt mầm năng lượng. Loại năng lượng ở đây chính là năng luợng tâm linh, năng lượng của Thấy - Nghe - Hay - Biết (Kiến - Văn - Giác -Tri) được huân tập, kết tụ từ nhiều giai đoạn của ṿng ‘Mười Hai Nhân Duyên’, từ giai đoạn ‘Xúc’ đến các giai đoạn ‘Thọ’, ‘Ái’, ‘Thủ’, và ‘Hữu’. Năng lực cơ bản, ṇng cốt cho tiến tŕnh huân tập, kết tụ năng lượng tâm linh này chính là ‘chấp thủ’. Do nơi có lực ‘chấp thủ’, tâm thức chúng ta mới có chỗ bám víu để làm nền tảng h́nh thành, phát triển, và chuyển biến năng lượng tâm linh từ giai đoạn ‘Xúc’ đến các giai đoạn sau ‘Thọ’,’ Ái’, ‘Thủ’, và Hữu’ của ṿng Mười Hai Nhân Duyên để kết thành các loại chủng tử.
Sau khi xuất hiện ‘Ái’, ‘Thủ’, và ‘Hữu’, phiền năo với nhiều dạng loại - mức độ khác nhau sẽ có cơ hội xuất hiện thêm để bảo hộ và giúp tăng trưởng các chủng tử. Trở lại thí dụ về đóa hoa đă nêu trên, một khi ta đă có tâm thức bị dắt dẫn đến các giai đoạn ‘Thủ’ và ‘Hữu’, tâm sở phiền năo ‘Tham’ đă được h́nh thành. ‘Tham’ được Phật Đạo mệnh danh là một trong ba độc (Tham, Sân, Si), là một trong sáu Căn Bản Phiền Năo (Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác Kiến) và c̣n là một trong năm thứ Triền Cái (Tham, Sân, Thụy Miên, Trạo Hối, Nghi Hoặc) vốn là các tâm sở làm che lấp, mờ đục, khuấy động, chao đảo Chân Tâm. Khi một phiền năo đă được thành lập, nó sẽ là chỗ nương, là sức trớn cho các loại phiền năo khác dễ dàng được thành lập tiếp theo. Lúc đó, ngoài phiền năo vừa mới vừa được h́nh thành, phiền năo có trước được phiền năo có sau bồi đắp, điểm tô thêm khiến chủng tử phiền năo ngày càng có nhiều hơn và ngày được kiên cố thêm, nặng nề thêm. Điều này khiến bảo đảm thêm cho sự khai hoa, trổ quả về sau của các chủng tử. Thí dụ khi ta đă cho đóa hoa xanh là đẹp và yêu quí rồi muốn giữ ǵn nó (Tham), nếu có người khác có ư kiến khác và chê nó là không đẹp rồi muốn phá hủy nó, ta sẽ dễ dàng nổi giận (Sân) để khơi mào cuộc chiến đấu bảo vệ đóa hoa với người ấy. Nếu có một người khác, cùng một ư kiến với ta (cho là đóa hoa đẹp) và cũng muốn chiếm hữu nó, ta cũng sẽ dễ dàng nổi sân để khơi mào cuộc chiến đấu tranh dành đóa hoa với người này. Vậy một khi ‘Tham’ đă có, ‘Sân’ sẽ có theo như theo một qui tŕnh dường như tự nhiên, tự động, và có sẵn từ muôn kiếp nào, nhưng thực ra chúng đă được dắt dẫn bởi các chủng tử có sẵn, tiềm ẩn sẵn nơi A Lại Da thức ở mỗi chúng ta. Tập hợp các chủng tử được gọi vắn tắt là ‘Nghiệp’, sự vận hành và tác động của các chủng tử được gọi là ‘Nghiệp Lực’.
Như thế tác giả tạo ra các chủng tử chính là (tâm thức) chúng ta ở từng ngày, từng giờ, từng phút giây, từng sát na của đời sống. Mỗi chúng ta đă tạo ra chủng tử đặc sắc, chuyên biệt cho chính ḿnh và đem cất chứa chúng vào nơi kho tàng A Lại Da thức. Từ nơi kho tàng nghiệp thức mênh mang không có ngằn mé này, chủng tử quyết định cuộc đời (thụ động) của mỗi chúng ta. Phật Đạo xác quyết chính chủng tử quyết định, chứ không do một thế lực thần linh nào quyết định ban phát hoặc trừng phạt chúng ta. Kinh Pháp Cú, phẩm Song Yếu nêu rơ:
‘Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe.‘
‘Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh, tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẻ theo nghiệp kéo đến, như bóng theo h́nh.’
Đến đây, qua chủng tử, ta có thể thấy rơ thêm được tính chất rất khoa học của nguyên lư luân hồi: ‘Nhẹ nổi, Nặng ch́m’. Các tâm sở ác được xem là các chủng tử nặng. Duy Thức Học phân biệt có 26 món tâm sở ác bao gồm 6 Căn Bản Phiền Năo đă nêu ở trên, và 20 món Tùy Phiền Năo (20 món Tùy Phiền Năo lại được chia ra ba loại là Tiểu Tùy có 10 món: Phẫn, Hận, Phú, Năo, Tật, Xan, Cuồng, Siễm, Hại, và Kiêu; Trung Tùy có 2 món là Vô Tàm, và Vô Quí; Đại Tùy có 8 món là Trạo Cữ, Hôn Trầm, Bất Tín, Giải Đăi, Phóng Dật, Thất Niệm, Tán Loạn, và Bất Chánh Tri). Các tâm sở nặng này có khuynh hướng bị ch́m xuống nên nơi đi về của chúng khó có thể là nơi trên các tầng trời cao mà dĩ nhiên sẽ là những cảnh giới thấp của 3 đường ác ( Địa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh ). Trái lại, các tâm sở thiện được xem là các chủng tử nhẹ. Theo Duy Thức Học có 11 món tâm sở thiện là: Tín, Tàm, Quí, Vô Tham, Vô Sân, Vô Si, Tinh Tấn, Khinh An, Bất Phóng Dật, Hành Xả, và Bất Hại. Các tâm sở nhẹ có khuynh hướng di chuyển lên cao nên nơi đi về của chúng thường là những cảnh giới nhẹ nhàng hơn, cao cả hơn, đẹp đẽ hơn của ba đường thiện ( Trời, Người, và A Tu La ). Chính v́ thế, Dục Giới với biết bao dạng loại t́nh và tưởng đan bện vào nhau dày đặc, cơi mà chúng ta đang có mặt, là cơi ‘nặng’ nhất so với hai cơi c̣n lại (Sắc Giới, Vô Sắc Giới). Nếu áp dụng nguyên lư này vào đời sống thường nhật, ta cũng có thể nhận biết được sự khác biệt giữa nơi đi và nơi đến (trong kiếp sống này và các kiếp sống vị lai) của một người luôn giữ tâm ư điều ḥa, vui vẻ và một người luôn bất măn, bực bội...
Chủng Tử chính là hạt mầm đích thực của đời sống. Đây là loại hạt mầm không có h́nh tướng v́ được cấu tạo từ nguồn năng lượng tâm linh do pha trộn giữa Chân Tâm (cái Thấy – Nghe - Hiểu - Biết tinh khôi) và những vọng t́nh, vọng thức (cái Thấy – Nghe - Hiểu -Biết đă bị nhiễm bởi sáu trần, h́nh thành từ sự tiếp xúc giữa các căn và các trần cảnh). Vi là dạng năng lượng nên Chủng Tử không bị hủy hoại mà chỉ có thể được chuyển hóa qua các phương pháp tu tập hữu hiệu. Tu tập Phật Đạo chính là tiến tŕnh trong đó mỗi tràng Cùng Tử chúng ta nhận chân được những nguồn năng lực vô h́nh nào đó đă đùn đẩy, xô kéo tràng vào con đường phiêu linh, lang thang rời xa cội nguồn, quê hương, bản quán. Để từ đó tràng có thể thấy ra con đường quy hồi cố quận, quay bước trở về t́m lại người cha Trưởng Giả, nhận ra Trưởng Giả, tập làm Trưởng Giả, trở thành Trưởng Giả, và ...chính là Trưởng Giả!
Quảng Minh Plano, August 16, 2007
|