Msg 358 of 470: Đă gửi: 21 August 2009 lúc 1:10am | Đă lưu IP
|
|
|
@Bác CHV: không cần đến khi lấy chồng mới đọc, topic bác dài 18 trang, một ngày Long ráng đọc 1/3 trang vậy...hi vọng 2 tháng đọc xong, để 1 năm hiểu ra và cố gắng thực hiện trong quăng đời c̣n lại.( Có thể tham khảo trước các phần TUYỆT TÁC PHẨM trong các trang 16- 17 & 18 sau đây : Vô thường + Thập thiện đạo + Cách tu để chuyển nghiệp ) Theo Bồ đề có 1 đến 3 thức là tu được, Long được đến 2 thức. Long nghĩ cái ǵ cũng tùy duyên...tính Long ai cứ ép là không nghe mà khi không cần ai nói lại tự ḿnh ngộ rất nhanh. Biết theo số chồng sau tốt hơn chồng đầu...nhưng Long cứ tu và rủ chồng cùng tu để nguyện cùng nhau đi hết quăng đời c̣n lại.
Có chuyện này muốn hỏi bác:
Lần trước ra HN, có chị bạn rủ đi nhà thờ, Long th́ thờ Phật...nhưng Long nghĩ Thần Phật , Chúa...ai cũng cao quí nếu khuyên con người ta sống tốt...Long đi nhà thờ nghe cha sứ giảng không hiểu ǵ hết...nhưng cũng thành tâm lắm. Tại Long vào trể và ăn mặc hơi khác người bản xứ nên cuối buổi lễ tự nhiên cha sứ lại hỏi Long:" cha biết con là người ngoại đạo, con có tự giác ḷng ḿnh chưa, Chúa sẽ giang tay đón con". Long ngơ ngác không hiểu ǵ th́ cô bạn đă nói đỡ lời :"con thấy bạn G rất xứng đáng gia nhập ...bạn ấy chưa được Chúa d́u dắt nhưng bản thân ấy bạn ấy làm nhiều điều tốt, nhất là đối với mẹ con của con...con nghĩ bạn G đă sằn sàng" ( Long chả làm ǵ nhiều mà nghe cô bạn này khen làm Long ngại quá đi). Cha sứ cứ nh́n Long đợi câu trả lời, mọi người trong nhà thờ nh́n Long tŕu mến.. h́nh như đă hiểu ra chút chút Long nói:" với con đấng bề trên nào cũng thiêng liêng, con luôn mong làm điều tốt không cần ai phải chỉ dạy". Thế là cha sứ làm lễ rửa tội cho Long và tặng một quyển kinh thánh dày lắm...Long vốn lười, giờ tự nhiên vô đạo thế này...không hiểu vừa lạy Phật vừa cầu Chúa th́ có bị phạt không ( Trước năm 1975 có ông ĐẠO DỪA ở Cồn Phụng-Mỹ tho chủ trương thờ ½ Phật ½ Chúa như vậy, tín dồ theo chủ yếu là thanh niên trốn quân dịch ), nhưng t́nh cảnh lúc đó...Long không thể từ chối chuyện gia nhập đạo Chúa được. Gia nhập Đạo xong tự nhiên rất nhiều người trong nhà thờ đâu có quen biết ǵ họ tự nhiên lại chúc mừng rất thân mật....làm Long xúc động quá. Long cũng muốn sau này có dịp sẽ đọc quyển kinh Thánh kia và đi nhà thờ, rằm th́ Long đi chùa và thờ cúng cũng đạo Phật.
Xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
--Mến gởi LTT !
--Mến gởi Huyền thi thay cho trả lời !
…
( Tạm gọi là ) :-Công thức cho hậu kiếp ( kiếp kế tiếp sẽ tái sanh về đâu sau khi chết đi…)
1/--Nhân thừa ( Đầu thai trở lại làm con người ) :
Phải…Giữ trọn Ngũ giới ( Tham khảo nội dung về Ngũ giới có trong chủ đề này…)
2/--Thiên thừa ( Đầu thai lên các cơi trời hoặc Thiên đàng) :
Phải…Qui y tam bảo + Giữ trọn Thập thiện giới ( Tham khảo thêm nội dung về Thập thiện giới có trong chủ đề này…)
Riêng những người theo đạo Chúa ( Thiên chúa , tin lành hoặc các ḍng tu khác ) : Phải…Tin theo Chúa + Giữ trọn theo 10 điều răn + Phụng sự-Cống hiến v́ tha nhân ( Tham khảo thêm nội dung trong Thánh kinh ), th́ sau khi chết đi sẽ được Chúa rước về Thiên đàng ( Đạo Phật gọi là các cơi Trời )…Nhưng…
Không có nghĩa là hễ cứ : Tin theo Chúa th́ sẽ được Chúa rước lên Thiên đàng & nếu không tin theo Chúa th́ sẽ bị xuống địa ngục ???...hoặc không có nghĩa là hễ cứ ráng niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật cho nhiều là chắc chắn sẽ được Đới nghiệp văng sanh rồi trở thành Bồ tát bất thoái chuyển đâu ???...Không thể nào quá đơn giản-quá dễ dàng c̣n hơn là đi chợ Cầu Muối như vậy…!!!
( Tham khảo thêm : Click vào bên dưới…)
--Phật giáo được giải “Tôn giáo tốt nhất thế giới” 18/08/2009 13:43:09 [GMT+7]
--Thảo luận sôi nổi [0Tạiđây3]--- [0Tạiđây4]--- [0Tạiđây6]
3/--Thanh văn thừa, Duyên giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sinh tử.
Phải…Qui y tam bảo + Phải chứng đắc vượt qua 09 quả vị trong Thiền định thành A la hán, sau đó phải chứng đắc thêm các quả vị vượt khỏi A La hán ( Tu theo Phật giáo Tiểu thừa )
4/--Bô tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi ḿnh vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
Phải…Qui y tam bảo + Giữ trọn Thập thiện giới hoặc Bồ tát giới + Trường chay + Phát Bồ đề tâm + Phải tu theo pháp môn Tịnh độ tông ( Riêng các vị Tu sĩ thường phối hợp tu thêm với các pháp môn khác như Thiền-Mật-Giáo-Luật-Luận-Thiên thai-Pháp hoa .v.v…Tu theo Phật giáo Đại thừa & Riêng với các cư sĩ tu tại gia, nếu tu thành tựu th́ sẽ được Đới nghiệp văng sanh-Bất thoái chuyển về cơi Tịnh độ…sau này cũng sẽ đắc quả Bồ tát để tái nhập thế & độ tha, c̣n gọi là Bồ tát thị hiện như là HT Hư Vân hoặc HT Tuyên Hóa hoặc Đức Đạt lai lạt Ma .v.v…trong thời cận đại chẳng hạn ).
Có 01 số người ( có vẻ ) thấy chẳng có tu ǵ cả, nhưng nhờ vào vài ngày cuối đời có cơ duyên được thiện tri thức khai thị-hộ niệm-niệm Phật theo & có các điềm lành chứng minh được đới nghiệp văng sanh th́ sao ? V́ họ đă từng có tu hành từ vô số kiếp trong quá khứ trước rồi & kiếp này vừa đủ duyên-phước để được văng sanh ( Tức là chính người sắp chết phải thấy được Tây phương tam thánh pḥng hào quang đến tiếp dẫn về cơi Tịnh độ, những trường hợp khác th́…chưa chắc đâu…!!! )…C̣n chúng ta có ai dám bảo đảm rằng, tôi cũng đă tu qua vô số kiếp trước trong quá khứ & cũng đủ duyên phước giống như những người đó hay không ? Chắc chắn là không ai dám bảo đảm về điều này rồi…!!!
5/--03 đường ác :Điều hết sức đáng tiếc là…đa số con người chúng ta sau khi chết đi đều phải bị đọa lạc vào 03 ác đạo ( Địa ngục-Ngạ quỉ-Súc sinh ), nếu như không biết tu giữ cho trọn vẹn ít nhất là Ngũ giới để được tái sanh trở lại làm kiếp con người & v́ vậy mới có câu Nhân thân nan đắc “ Được sanh làm kiếp người là rất khó “…
Thông thường ai cũng nghĩ rằng : Tôi đâu có làm ǵ sai trái đâu ?...Nếu tôi làm sai th́ pháp luật đă sờ gáy tôi rồi, c̣n ǵ mà được tự do ở đây ?...Dù cho là tôi đang “ cho vay ăn lời cắt cổ “ hoặc đang “ làm ǵ-ǵ đó “ nhưng thỉnh thoảng tôi cũng có làm phước hay bố thí vậy hoặc tôi chấp nhận hy sinh cho gia đ́nh hoặc cho cha-mẹ-vợ-con.v.v…mà ?…Tôi chưởi mắng nó tại v́ muốn nó bớt “cà chớn” lại, để cho nó chừa thôi : Chưởi qua chưởi lại là huề-hề…hề…?...” Ân đền-Oán trả “ ṣng phẳng mà ?...C̣n trẻ phải ráng tranh thủ làm giàu-kiếm chút “chỗ đứng “ trước đă, rồi c̣n phải có vợ-chồng đẹp-con cái hiền ngoan để ổn định đời sống là suy nghĩ thực tế nhất & rồi sau đó già lẫm cẩm hết c̣n bon chen được nữa, th́ lúc đó hăy TU cũng c̣n chưa muộn ?...” Không có chiến tranh làm sao bán được vũ khí “ ?...” Không có Tham-Sân-Si-Ái-Ố-Hỉ-Nộ “ th́ đời sống này buồn như chùa Bà Đanh, chán chết đi thôi ?...Luật sinh tồn mà “ Cá lớn nuốt cá bé-Mạnh được yếu thua “ khà…khà…?...Cục thịt ba rọi thơm ngon để trước miệng Mèo, ngu sao mà không đớp ?...Nhớ để giành 01 ghế trên Thiên đàng cho tôi đấy nhé, v́ tôi là Ông này-Bà nọ-là Giáo sư-Tiến sĩ-Tỷ phú..v.v.., c̣n mấy tên ngu-dốt-nghèo-hèn kia “đáng khinh quá “ không xứng đáng đâu…v.v…& v.v…
Thế rồi…điều ǵ sẽ xảy ra khi mà bao nhiêu Mơ cùng Mộng không tṛn…& thế rồi…xuôi tay-nhắm mắt trong muộn màng với bài ca muôn thuở “ T́nh chỉ đẹp khi c̣n dang dỡ…Em ơi nếu mộng thành th́ sao…” ???
Có ai nghĩ rằng : Nghiệp chướng cũ đă gây tạo ra từ trong vô lượng kiếp trước c̣n đang chồng chất cao như núi Tu Di, trả nợ cũ th́ chỉ có được 01, th́ lại vay mượn thêm nợ (nghiệp chướng) mới khác tới gấp 2-3-8-9… lần ( thỉnh thoảng cũng có giúp người chút đỉnh hoặc làm từ thiện một chút ít ǵ ǵ đó..v.v…đă vội nghĩ rằng tôi đă là người tốt rồi, tôi chắc chắn sẽ được lên thiên đàng hoặc ít nhất là kiếp sau này cũng được đầu thai làm người giàu sang…??? )
--Trên con đường xa vời vợi là t́m tới cứu cánh giải thoát khỏi Sanh-Tử-Luân hồi, 01 bước tới th́ 2-3-4 bước lùi…Con người ta làm sao tránh khỏi cứ măi ngụp lặn trong bể khổ luân hồi từ trong vô lượng kiếp cho đến nay ( ? )…
…
--VDCX !
( Tham khảo thêm bên dưới…)
Nhân thừa và Bồ tát thừa
03/08/2008 01:22 HT. Thích Thanh Từ
Đức Phật dạy: “Người tôn trọng chân lư là khi nghĩ điều ǵ, th́ nói đây là cái nghĩ của tôi”, đừng thêm chữ đúng. Không có chữ đúng th́ không căi nhau, bởi v́ ai cũng có quyền nghĩ riêng của ḿnh. Hiểu như vậy là tôn trọng chân lư. Nếu ta nói đúng mà người không nghe th́ ḿnh phản bác lại. Đó là bệnh độc tài.
Hôm nay chúng tôi sẽ nói về hai vấn đề, một là tu bằng cách nào để đem lại sự an lạc cho tất cả mọi người đời này và đời sau, hai là tu bằng cách nào để được giải thoát sinh tử.
Vấn đề thứ nhất, tu bằng cách nào để chúng ta được an lạc trong đời này và đời sau. Điều này trong kinh có nhắc đến nhiều, nhưng ở đây tôi chỉ nói thu gọn cho Phật tử dễ nhớ. Giáo lư của đạo Phật có chia ra Ngũ thừa Phật giáo, tức là năm bậc.
Bậc thứ nhất là Nhân thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để có được lợi ích thiết thực ngay trong đời này và cả đời sau.
Thứ hai là Thiên thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu để được sinh về cơi trời.
Thứ ba là Thanh văn thừa, thứ tư là Duyên giác thừa, hai giáo pháp này đều dạy chúng ta tu để giải thoát sinh tử.
Thứ năm là Bô tát thừa, tức giáo pháp dạy chúng ta tu vừa lợi ḿnh vừa lợi người, cuối cùng đều đi đến giác ngộ giải thoát.
Ở đây tôi chỉ nói hai bậc là Nhân thừa và Bồ tát thừa thôi. Nhân thừa là tu thế nào để được an lạc cho chúng ta ngay trong đời này và đời sau. Bồ tát thừa và tu cách nào để được giải thoát sinh tử cho ḿnh, cho người. Hai vấn đề này là hai vấn đề then chốt mà tất cả người tu chúng ta cần phải biết.
Trước khi muốn giải thoát sinh tử, chúng ta phải biết sinh tử có bao nhiêu đường. Nhà Phật dạy luân hồi trong Lục đạo là: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a-tu-la, trời. Chúng sinh c̣n sinh tử luân hồi sẽ đi trong sáu đường này. Giáo pháp Phật dạy tu để tránh địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh; kế đó lên làm người, chư Thiên, sau cùng dạy chúng ta tu giải thoát sinh tử.
Chúng ta thường nghe nói về ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Địa ngục, ngạ quỷ khổ thế nào ta không thấy, nhưng súc sinh th́ sự khổ nhan nhản ở trước mắt, ai cũng thấy. Cho nên đă là người tu đạo, nhất định phải tránh ba đường khổ ấy. Làm sao để tránh?
Phải quy y Tam bảo, nghĩa là quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Quy y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, quy y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỷ, quy y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh.
Tại sao quy y Phật rồi khỏi đọa địa ngục? V́ địa ngục là chốn u minh tăm tối, quy y với Phật là Bậc Giác Ngộ sáng suốt th́ làm ǵ xuống chỗ u minh tối tăm. Tu là tránh những đường khổ như thế.
Tại sao quy y Pháp khỏi đọa ngạ quỷ. Ngạ quỷ là loài quỷ đói. Với con mắt của Phật, Ngài thấy rơ trong thế gian này có những loài quỷ đói, sống lang thang khổ sở, chúng không có ǵ ăn. Nên Phật dạy chư Tăng Ni mỗi chiều nên cúng cô hồn, tức cho các loài quỷ đói ăn.
Có một lần ngài Mục Kiền Liên nh́n thấy trong hư không có những loài quỷ đói lang thang, khổ sở kêu khóc. Ngài xót xa bạch với Phật, Phật bảo: “Ta cũng thấy như vậy nhưng Ta không có nói”.
Thế th́ loài quỷ đói cầu xin ḿnh, chớ không phải ta cầu xin nó. Vậy mà ngày nay nhiều người cúng ma quỷ cầu xin nó hộ độ cho ḿnh, thật là quá sai lầm. Biết thế rồi ta chỉ thương chớ không sợ ngạ quỷ, v́ nó khổ hơn ḿnh.
Do nhân nào đọa làm quỷ đói? Phật dạy những người đời trước ôm ḷng tham lam, bỏn sẻn, hiểm độc sẽ sinh vào loài quỷ đói. V́ tham lam nên cái ǵ cũng vơ vét hết, được ḿnh mà hại người cũng chẳng từ nan. Do tâm bỏn sẻn nên gặp người khổ không giúp, dù ḿnh rất dư dả. Do hiểm độc nên thường bày mưu này kế nọ để hại người.
Bây giờ ḿnh tu theo Phật rồi, phải có ḷng từ bi, rộng lượng, không được tham lam bỏn sẻn hiểm độc. Như vậy nhờ tu theo Phật, chúng ta đă chặn được các đường khổ.
Tại sao quy y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh. Phật dạy người đời trước do si mê nên đời này đọa làm súc sinh. Si mê thế nào? Si mê là không biết rơ thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phúc, thế nào là tà, thế nào là chính. Người không phân biệt rành rơ thiện ác, tội phúc, tà chính gọi là si mê. Si mê nên chết phải đọa làm loài súc sinh.
Khi quy y xong quư thầy có bổn phận giảng trạch rành rơ cho quư Phật tử biết, thế nào là thiện, thế nào là ác, thế nào là tội, thế nào là phúc, thế nào là tà, thế nào là chính.
Làm đau khổ cho người là ác, đem lại lợi lạc cho người là thiện. Chẳng những người mà đối với các loài khác cũng thế. Nói chung làm lợi lạc cho người và chúng sính gọi là thiện, làm đau khổ gọi là ác.
Thế nào là tà, thế nào là chính? Tà chính ở đây có nhiều lối. Thứ nhất chúng ta là đệ tử Phật mà đi cầu cúng miếu bà miếu ông là tà. Tại sao? Bởi v́ do ḷng tham nên tới cầu xin, mà không biết người ḿnh đang cầu xin đó thế nào. Phật dạy chúng ta lư nhân quả, chớ không dạy cầu xin.
Gieo nhân tốt th́ gặt quả tốt, gieo nhân xấu th́ chịu quả xấu. Ḿnh làm ḿnh chịu, nếu cầu xin được th́ không có lư nhân quả. Song lư nhân quả là chân lư ở trên thế gian, không thể chối căi được. Lẽ thực chúng ta không làm, lại làm theo tưởng tượng hư dối nên gọi là tà. Đó là tà đối với chính.
Ngoài ra, quan niệm tà trong đạo Phật cần phải hiểu cho tường tận, nếu không khéo chúng ta cũng sẽ bị lạc vào đó. Phật dạy ba thứ độc là tham sân và si. Nếu ta tham mà bị ai ngăn trở th́ nổi sân, cho nên tham và sân gốc từ si mà ra. Nhưng Phật tử bây giờ đi chùa có tham không, tham cái ǵ? Tham cầu xin.
Quư thầy cô tụng kinh cũng cầu nguyện, như vậy có tham không? Quư thầy cầu nguyện cho tất cả chúng sinh đều sớm thức tỉnh, quốc thái dân an, mọi người đều được ấm no hạnh phúc th́ không phải tham.
C̣n Phật tử đến chùa cúng có một đĩa quả mà xin thôi là xin, thứ nào cũng to hết. Đó chưa phải là chính. Người hiểu đạo cầu nguyện thế này, nguyện cho gia đ́nh con sớm thức tỉnh, mọi người cũng biết thức tỉnh, tất cả đều được b́nh an, như vậy đâu có tội tham. Ngược lại nếu chỉ cầu cho ḿnh không thôi, đó là tham. Đă tham th́ thuộc về tà, chớ không phải chính.
Chúng ta phải phân biệt tà chính rành rơ mới khỏi đọa vào đường dữ. Người biết rơ thiệc ác, tội phúc, tà chính bảo đảm đời sau không đọa làm súc sinh. Chư Tăng là những vị giúp cho Phật tử biết rơ những điều này nên chúng ta phải quy y Tăng. Khi bắt đầu quy y Tam bảo, là chúng ta đă thoát khỏi ba nhân ác địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh rồi. Trên đường tu chắc chắn không đọa lạc vào ba đường ác, chịu nhiều đau khổ. Nhưng làm sao được đi đường lành? Đường lành là người, a-tu-la và trời.
Muốn được trở lại làm người tốt th́ phải giữ năm giới. Giữ năm giới gọi là tu Nhân thừa Phật giáo.
--Giới thứ nhất không sát sinh, tức không giết người th́ đời này được b́nh an, đời sau sinh ra tuổi thọ lâu dài.
--Giới thứ hai không trộm cướp th́ đời này không bị tù tội, đời sau sinh ra có nhiều của cải.
--Giới thứ ba không tà dâm th́ đời này nghiêm trang tề chỉnh, có phẩm chất tốt, đời sau sinh ra đẹp đẽ trang nghiêm.
--Giới thứ tư không nói dối th́ đời này được mọi người tin tưởng, đời sau sinh ra nói năng lưu loát, ai cũng quư, cũng tin.
--Giới thứ năm không uống rượu mạnh, uống say, không hút á phiện x́ ke ma túy, th́ đời này được tỉnh táo sáng suốt, đời sau sinh ra thông minh trí tuệ.
Chỉ tu năm giới thôi đời này là một con người đứng đắn trong xă hội, không ai dám khinh rẻ, đời sau sinh ra lại càng tốt đẹp hơn. Như vậy có phải đời này được an lạc, đời sau càng an lạc hơn không?
Việc tu có lợi ích thiết thực, chớ không phải chuyện huyễn hoặc mơ hồ.
Quư Phật tử kiểm điểm lại, giả sử trong một xóm có cả trăm gia đ́nh tu theo Phật, giữ tṛn năm giới th́ xóm đó có lo sợ ǵ không? Không lo sợ ǵ cả, không sợ người ta hại ḿnh, không sợ người ta trộm cắp của ḿnh, không sợ người ta phá gia can của ḿnh, không sợ người ta dối gạt ḿnh, không sợ người ta say sưa phá phách ḿnh, xóm làng đó b́nh an vô cùng.
Sống như vậy là thực hiện cuộc sống an lạc cho ḿnh và cho mọi người. Đây là hiệu quả thiết thực của người tu Phật. Tu giúp cho bản thân chúng ta tốt, gia đ́nh được b́nh an, mà cả xă hội cũng tốt đẹp nữa. Đạo Phật đem lại b́nh an cho mọi người, đem lại sự tốt đẹp cho xă hội, mà rất tiếc Phật tử tu theo đạo Phật lại không biết ḿnh đang lam ǵ, kết quả ra sao.
Chúng ta tu đúng theo lời Phật dạy, khi tuổi thọ sắp măn có người tới hỏi: “Anh chị theo đạo Phật, tu cư sĩ tại gia, vậy khi chết đi đâu?” Quư Phật tử sẽ nói “Bảo đảm tôi trở lại làm người tốt hơn bây giờ”. Cho nên bỏ thân này không tiếc, không sợ chết, yên ḷng ra đi v́ nắm chắc tương lai sáng sủa hơn, đẹp đẽ hơn. Rơ ràng việc tu có công hiệu vô cùng.
C̣n kẻ không biết ngày mai nhắm mắt ḿnh sẽ ra sao, tương lai mù mịt th́ rất sợ chết. Việc này rơ ràng như thế không nghi ngờ ǵ cả. Như vậy chúng ta thấy giá trị của sự tu, an lạc đời này và đời sau. Đó là một lẽ thực vậy.
Kế đến nói về tu để được giải thoát. Phần này hơi khó một chút. Chúng ta thường tụng kinh Bát Nhă, trong đó Phật muốn đưa ḿnh từ con người si mê tiến lên con người trí tuệ sáng suốt để giải thoát sinh tử.
Nhưng rất tiếc Phật tử tụng th́ tụng mà hiểu th́ không hiểu. Chỉ câu đầu thôi “Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát-nhă ba-la-mật-đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách” nghĩa là sao?
Bồ tát Quán Tự Tại khi thực hành sâu trí tuệ Bát-nhă, Ngài soi thấy năm uẩn đều không ( Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức), nên vượt qua hết tất cả khổ nạn. Một câu đó quư Phật tử có thấm chưa, có hành chưa? Có lẽ quư vị tụng cho Phật nghe nhiều hơn là để thấm để hành.
Một câu này đủ để thấy giá trị siêu thoát trong đạo Phật rồi. Đây là bài kinh trí tuệ, mà trí tuệ này là trí tuệ của Phật siêu xuất thế gian, chớ không phải trí tuệ thế gian.
Chiếu kiến là dùng trí tuệ soi xét thân năm uẩn đều không, tất cả mọi khổ ách sẽ không c̣n. Hết sức giản đơn, chỉ một câu thôi chúng ta vượt qua tất cả khổ ách. Nhưng chúng ta đă tụng Bát-nhă cả trăm biến, ngàn biến mà hết khổ ách chưa? C̣n nguyên. Đó là v́ chưa hiểu tinh thần Bát-nhă.
Trong Bát-nhă có chia ra ba phần: Văn tự Bát-nhă, Chiếu kiến hay Quán chiếu Bát-nhă và Thật tướng Bát-nhă.
Văn tự Bát-nhă giống như con thuyền. Ngồi trên thuyền mà không chịu chèo, không chịu bơi th́ chừng nào mới qua sông? Cho nên Văn tự rồi phải Quán chiếu. Có chèo bơi mới đến nơi, tức học hiểu quán chiếu tu tập rồi mới qua hết khổ ách, đi tới Thật tướng Bát-nhă là lên bờ.
Chúng ta chỉ tụng đọc mà không soi xét tức chỉ làm việc ban đầu Văn tự Bát-nhă. Nếu dừng ngang đó, th́ chừng nào tới phần thứ hai, thứ ba. Mục đích chính là đến bờ, mà ta cứ ngồi trên thuyền hoài, chắc thuyền mục ch́m luôn, chớ không tới bờ bên kia được. Đó là chỗ đa số chúng ta hiện giờ đang mắc kẹt.
Chữ “giai không” này rất nhiều người hiểu lầm. Cho nên trong nhà Phật có câu: “Thà là chấp có bằng núi Tu Di, không nên chấp không bằng hạt cải”, chấp không là tai họa đáng sợ. Nghe nói chiếu kiến ngũ uẩn giai không người ta tưởng đó là chấp không. Thật ra không phải vậy. Điều nay tôi sẽ dẫn chứng cụ thể để tất cả chúng ta thấy rơ ư nghĩa chữ Không của Bát-nhă.
Như tôi đưa bàn tay lên, co năm ngón lại. Khi co năm ngón lại th́ có nắm tay. Bây giờ chúng ta phải nhận cho ra nắm tay là thật hay không thật?
Đang thấy nắm tay nói không sao được, nhưng nếu nói nó thật th́ khi tôi buông năm ngón tay ra, nắm tay có không? C̣n co th́ có, buông ra th́ không. Như vậy nói thế nào cho đúng nghĩa của nắm tay.
Nói không không được, nói có cũng không được. Chúng ta không có quyền nói nắm tay thật có v́ đó là sai lầm, cũng không có quyền nói thật không v́ mắt đang thấy rơ ràng. Nói thật có, nói thật không đều là chấp một bên, đều là sai lầm.
Ở đây tôi chia ra ba thời. Thời thứ nhất trước khi tôi co năm ngón lại, có nắm tay không? Không có nắm tay.
Thời thứ hai khi tôi đang co năm ngón lại, nhưng nếu nh́n trên từng ngón phân tích đây ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa… mỗi ngón riêng biệt th́ có nắm tay không? Không có nắm tay. Đó là đang lúc có mà cũng là không.
Thời thứ ba khi buông năm ngón ra, có nắm tay không? Cũng không có nắm tay.
Như vậy ba thời trước giữa và sau hay quá khứ, hiện tại và vị lai, nắm tay bản tính là không. Đợi năm ngón co lại là duyên hợp mới có, đă là duyên hợp th́ phải tan chớ không thể c̣n hoài được. Phàm những ǵ có hợp có tan th́ không thể gọi là thật. Nắm tay bản tính nó là không, đợi duyên hợp mới có. Duyên hợp mới có nên có là giả có chớ không phải thật. Đây là một lẽ thật.
Đi xa hơn, tất cả mọi thứ chung quanh ta đều là duyên hợp tính không, giả có. Tính không này không rời các pháp, như ngay nơi nắm tay, ta biết rơ tính nó là không. Nắm tay là sắc tướng mà ta thấy tính không nên kinh nói “sắc tức thị không”.
Không ở đây không phải không ngơ, mà không là tính không. Rồi “không tức thị sắc” là từ tính không, duyên hợp nên có sắc. Như vậy từ h́nh sắc giả tướng thấy được tính không, từ tính không duyên hợp nên có h́nh sắc. Hiểu như vậy là hiểu được Bát-nhă.
Trở lại thân chúng ta đây là thật hay giả? Giả. Nếu giả khi bị ai nhéo một cái hoặc mắng một câu có giận không? Đây là chỗ thiết yếu của sự tu. Chúng ta thấy đúng như thật rồi ứng dụng tu, phải thấy chớ không thể tưởng tượng.
Thân này gồm sắc uẩn tức h́nh sắc do đất, nước, gió, lửa hợp lại thành. Nếu phân tích sâu hơn nữa, Phật nói trong thân có vô số vi trùng “nhân thân chi nội hữu vô số vi trùng tại trung di trú”. Vi trùng chia làm hai loại: hộ trùng là loại trùng bảo vệ thân này và hoại trùng là loại trùng phá hoại thân này. Y học ngày nay gọi là tế bào.
Có những tế bào phá hoại, có những tế bào bảo vệ ḿnh. Bốn thứ không thể thiếu một, đất hoại cũng chết, nước cạn cũng chết, gió dừng cũng chết, hơi ấm tan hết cũng chết.
Trong kinh Phật dùng ví dụ, nếu càng nghĩ ta càng thương xót ḿnh. Phật nói như người đem cái lồng bắt bốn con rắn độc bỏ vào đó. Chúng cự lộn hoài, ông chủ vừa lo cho nó ăn, vừa can gián cho nó đừng cắn nhau rất cực. Giữ ǵn đáo để một thời gian, cái giỏ lủng mỗi con chạy mỗi góc.
Ông chủ nhà lẽ ra phải mừng, nhưng đằng này ông lại buồn, vội vă sắm cái giỏ mới rồi tiếp tục t́m bốn con rắn khác về nuôi nữa. Cứ như vậy mà nuôi rắn, đời này nuôi rắn, đời sau nuôi rắn, tiếp tục măi măi nuôi rắn cực khổ như vậy. Chúng ta nghĩ ông chủ đó có đáng thương không? Thật là đáng thương, tội ǵ làm như vậy.
Đức Phật bảo chúng sinh cũng thế, rất đáng thương xót. Đất nước gió lửa là bốn con rắn độc. Thiếu nước th́ cho ly nước, thiếu gió th́ kiếm chỗ nào không khí trong lành hít thở, thiếu đất th́ kiếm cơm, thiếu ấm th́ kiếm áo. Ít bữa đất lấn nước hoặc nước lấn đất, thế là bệnh tật phát sinh. Ít bữa gió thổi mạnh quá, đất rung rinh cũng sinh bệnh. Cho nên khi trúng gió th́ phải cạo gió, đuổi ra. Khi nóng th́ phải kiếm đồ mát uống vô.
Lúc nào cũng can thiệp, ḍm chừng hoài. Cả đời lo nuôi nó, can thiệp cho nó ḥa hợp. Vậy ma khi nó sắp hoại mất th́ hoảng sợ tiếc nuối, t́m đủ mọi cách để giữ nó lại, có đáng thương không?
Lẽ ra khi thân này sắp mất, ta phải thức tỉnh thôi đừng nuôi nữa. Nhưng không, bỏ cái giỏ này làm cái giỏ khác chắc hơn để nuôi những con rắn khác. Đó là ṿng luân hồi lẩn quẩn của chúng ta. Việc làm này giống như việc làm của con dă tràng, cứ se cát thành cái cụm, một ngọn sóng ùa vô cuốn mất hết, nó lại tiếp tục làm cái khác. Phật thương chúng sinh là v́ vậy.
Bởi thấy thân này thật nên những nhu cầu nó cần, phải đáp ứng cho nó thỏa măn. Nó thèm thức ăn ngon phải chạy t́m thức ăn ngon. Nó thích mặc đẹp phải t́m y phục đẹp. Càng làm nó lại càng không thoa măn. Được một nó đ̣i hai, được hai nó đ̣i bốn, cứ tăng lên hoài không bao giờ biết đủ.
Nếu tất cả thế gian ai cũng muốn thỏa măn nhu cầu của thân xác thịt này, có đụng chạm quyền lợi nhau không? V́ ḿnh muốn thỏa măn nhu cầu đó nên ai cũng muốn gom góp tất cả về ḿnh. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến đấu tranh, gốc của mọi thứ đau khổ.
Nếu chúng ta biết nó là giả, không giành giựt với ai hết, sống vừa đủ thôi. Lỡ mang thân này th́ nuôi cho nó khỏe mạnh, chừng nào hết duyên nó tan ră, không có ǵ quan trọng. Nhờ thế ta không tham, không tham th́ bớt khổ. Thấy được sắc uẩn không thật chúng ta sẽ bớt tham, bớt khổ cho bản thân và mọi người chung quanh. Đó là nói về phần sắc thân.
Kế đến phần tâm. Hiện giờ tất cả chúng ta khi suy nghĩ một việc ǵ rất kỹ, ḿnh cho rằng suy nghĩ đó là đúng, nếu ai phản đối bảo sai ta sẽ thế nào? Nổi giận ngay. Bởi vậy chỗ này chúng ta phải đi sâu mơi thấy giá trị của nó. Suy nghĩ của ḿnh không có ǵ bảo đảm đúng cả. Bởi suy nghĩ là tâm hư giả sinh diệt, không phải là chân lư.
Con người suy nghĩ là do kinh nghiệm, sự từng trải rồi kết luận như vậy là đúng. Nhưng nếu kiêm tra lại, giả sử suy nghĩ ấy có đúng cũng chỉ đúng trong một giai đoạn, một phạm vi nào thôi. Qua giai đoạn khác, qua hoàn cảnh khác nó không c̣n đúng nữa. Nhưng khi ta đă cho suy nghĩ của ḿnh là đúng rồi, người khác nói sai ta nổi giận nhiều ít?
Chính v́ cái đúng sai đó mà trong gia đ́nh, ngoài xă hội xảy ra không biết bao nhiêu sự buồn khổ. Chồng nghĩ một đàng, vợ nghĩ một ngả th́ không bao giờ có hạnh phúc, chỉ có chia ly thôi. Anh em ruột mà kẻ nghĩ thế này, người nghĩ thế khác, luôn luôn ngược nhau th́ không c̣n t́nh thân nữa. Thậm chí cha với con mà suy nghĩ khác cũng dẫn tới tai họa như thường.
Thọ, tưởng, hành, thức cũng thuộc về tâm. Thọ là cảm giác vui buồn, thích hay không thích… Tưởng là tâm tưởng. Hành là suy tư. Thức là phân biệt. Tuy có bốn nhưng nói gọn hơn là những suy tư phân biệt của ḿnh. Những suy tư này không phải là chân lư, nó chỉ đúng ở khía cạnh hoặc trường hợp nào thôi. V́ vậy nó không thật, không cố định.
Đức Phật dạy: “Người tôn trọng chân lư là khi nghĩ điều ǵ, th́ nói đây là cái nghĩ của tôi”, đừng thêm chữ đúng. Không có chữ đúng th́ không căi nhau, bởi v́ ai cũng có quyền nghĩ riêng của ḿnh. Hiểu như vậy là tôn trọng chân lư. Nếu ta nói đúng mà người không nghe th́ ḿnh phản bác lại. Đó là bệnh độc tài.
Sắc uẩn và Tâm uẩn, chúng ta biết hai thứ này không thật là độ tất cả khổ ách rồi. V́ vậy lời Phật là lời vàng. Chỉ một câu nếu chúng ta khéo t́m hiểu thấu đáo, ứng dụng tu hành th́ sẽ vượt qua hết các khổ nạn. Người học đạo phải có cái nh́n tường tận, chớ không phải đọc thuộc ḷng lời Phật dạy là đủ. Nh́n tường tận rồi ứng dụng trong cuộc sống mới là tu.
Như thấy thân không thật, tâm suy nghĩ không thật nên hết khổ. Đó là ta đă sống an lành tự tại v́ không giành giựt nhau trên vật chất, không độc tài trên tinh thần.
Đạo Phật đặc biệt ở điểm dạy chúng ta tu, chớ không bắt chúng ta phải tin theo. Điều này hết sức rơ ràng. Như khi quư thầy giải thích năm giới rồi hỏi lại Phật tử, giới thứ nhất suốt đời không được sát sanh, Phật tử giữ được không? Nếu giữ được, quư vị tự nói “Dạ, con giữ được”.
Nếu giữ chưa được th́ làm thinh, Phật không bắt buộc chi cả. V́ lợi ích cho chúng ta Phật phương tiện chế ra các giới luật như vậy, chớ không phải ta giữ giới cho Phật. Hiểu thê mới thấy giá trị của đạo Phật.
Bởi chúng ta mê chấp thân, mê chấp tâm lăng xăng vọng tưởng nên quên mất cái chân thật của chính ḿnh. Khi ruồng dẹp hết hai thứ chấp đó th́ cái chân thật hiển lộ ra. V́ nó đă sẵn trong ta từ xưa đến nay nên nói được không đúng. Cho nên Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tính.
V́ chấp lầm thân tâm nên ta không nhận ra, khi hết chấp th́ tính Phật hiện ra. Bồ tát nương nơi đó mà xa rời những sợ sệt, những khủng bố, đến được cứu kính Niết bàn. Ba đời chư Phật cũng nhờ trí tuệ đó mà đến chỗ giác ngộ viên măn gọi là Vô thượng Chính đẳng Chính giác.
Như vậy Phật nhờ trí tuệ Bát nhă, ban đầu dẹp phá được các thứ chấp, sau mới thành Phật. Bồ tát cũng thế. Tu một bài kinh Bát Nhă đủ cho chúng ta giải thoát rồi. Các Tổ luôn luôn thấy nó quan trọng vậy, nên tụng kinh ǵ không bỏ qua Bát Nhă. Nhưng tội cho chúng ta tụng mà không thấy được điều này. Tụng cả năm này tháng kia mà không phá được chút chấp nào hết, v́ vậy việc tu không tiến.
Như vậy trí tuệ thế gian với trí tuệ của Phật khác nhau xa hay gần? Rất xa. Nếu ai cũng học được Phật và có trí tuệ như vậy th́ thế gian này không c̣n khổ nữa, mọi người thương nhau không hết, có đâu giành giật.
V́ vậy đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ, chúng ta trải ḷng thương tất cả và an ủi chúng sinh cùng trong cơi khổ của ḿnh. Ta tự tu tập và giúp cho mọi người cùng tu tập bớt khổ, tỉnh sáng không c̣n lầm mê nữa. Đó là mục đích chủ yếu của đạo Phật.
Theo: Giác Ngộ online
|