Tác giả |
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 101 of 300: Đă gửi: 08 December 2006 lúc 9:15pm | Đă lưu IP
|
|
|
TẠI SAO TÔI BÁC BỎ THUYẾT THIÊN VĂN CỦA CẶP TỬ PHỦ?
HỎI: Về cặp Tử Phủ ông bảo thuyết của ông Tạ Phồn Trị "quá huyền hoặc" và ông đề xướng thuyết của riêng ông. Thuyết này của ông không nói ǵ đến tính thiên văn của Tử Phủ, nhất là không nhắc đến cḥm sao bắc đẩu, vốn được nhiều nhà nghiên cứu cho là thực thể thiên văn tương ứng của sao Tử Vi. Vậy có phải là thiếu sót chăng?
ĐÁP: Tôi có đọc thấy trên vài mạng mệnh lư khá nhiều lời phê b́nh, cho rằng tôi đă thiếu sót, sai lầm trầm trọng v́ không nhận ra rằng 14 chính tinh đều có gốc ở thiên văn. Có người dựa trên sự kiện rằng tôi hay viện dẫn sách ông Trị mà kết luận rằng đây là điểm thiếu sót, sai lầm của ông Trị.
Để làm sáng tỏ vấn đề, tôi xin thưa ngay rằng ông Trị không hề đi ngược lại truyền thống thiên văn của các nhà nghiên cứu cũ. Người đi ngược truyền thống là tôi, và từ cái nh́n “ngược truyền thống” -nhưng dựa trên khoa học- tôi thấy lập luận của ông Trị về cặp Tử Phủ là huyền hoặc. Sau đây tôi xin tóm lược lập luận của ông Trị rồi tŕnh bày lư do tại sao tôi không chấp nhận nó.
Ta đă biết vào lúc khai sinh của địa bàn, tức tháng Giêng giờ Tư th́ Thiên Phủ ở Sửu, Tử Vi ở Măo.
Ông Trị nhận xét rằng ở thời điểm này nh́n lên phương bắc tất thấy sao đuôi của cḥm Bắc Đẩu ở chính đông, ứng với phương Măo trên địa bàn, cùng lúc đó sao Long Đầu ứng với cung Sửu.
V́ trục trái đất gần khít với sao Bắc Cực (tức sao Alpha–UMi), một quan sát viên trên mặt đất (ở bắc bán cầu) sẽ thấy cả hai sao này cứ mỗi giờ âm lịch chuyển 30 độ theo chiều nghịch.
Chiều nghịch quan sát thấy trên trời bắc chính là chiều thuận trên địa bàn, mỗi 30 độ ứng với một cung, nên nếu đuôi cḥm Bắc Đẩu đă ở Măo vào giờ Tư th́ sẽ ở Th́n vào giờ Sửu, ở Tỵ giờ Dần v.v… tức là hoàn toàn phù hợp với vận tŕnh sao Tử Vi.
Tương tự, cho ngày và giờ cố định rồi th́ cứ mỗi tháng hai sao Phá Quân và Long Đầu cũng chuyển 30 độ theo chiều nghịch nên tiết lập xuân (tháng Giêng) sao Long Đầu ở cung Sửu tất tiết lập hạ (tháng 4) ở cung Th́n, lập thu (tháng 7) ở Mùi, lập đông (tháng 10) ở Tuất; tức là hoàn toàn phù hợp với vận tŕnh của sao Thiên Phủ.
Cho nên, dùng hoàn cảnh của tiết lập xuân làm điều kiện ban đầu (initial conditions) và “giờ tháng nghịch chiều” làm cái lư vận hành để giữ hoàn cảnh của vũ trụ không đổi, ông Trị kết luận Tử Vi ứng với đuôi của cḥm Bắc Đẩu thất tinh, Thiên Phủ ứng với sao Long Đầu. Đó là cái lư h́nh thành của cặp Tử Phủ theo ông Tạ Phồn Trị.
Mười chính tinh c̣n lại th́ ông Trị cho rằng không dính líu ǵ đến các sao trên trời. Tôi đă thấy một số người suy diễn rộng hơn, cho rằng mỗi một chính tinh đều phản ảnh vận hành của một sao có thật trên trời. Nhưng dù chỉ cho cặp Tử Phủ ứng với sao thật như ông Trị hoặc cho hết thảy 14 chính tinh ứng với sao thật như một số vị khác, tựu chung th́ yếu tố để liên kết vẫn là tương ứng phương vị trong một hoàn cảnh đặc thù nào đó. Chẳng hạn như trường hợp ông Trị th́ hoàn cảnh đặc thù ấy là giờ Tư ngày đầu của tiết lập xuân (ứng với Tử Vi ở Măo, Thiên Phủ ở Sửu).
Cần ghi nhận rằng ông Tạ Phồn Trị chẳng phải là người đầu tiên cho rằng các sao trong khoa Tử Vi ứng với sao thật trên trời. Thí dụ cận đại có “Tử vi đẩu số giảng nghĩa”, một tài liệu Tử Vi nổi tiếng do tiền bối Lục Bân Triệu soạn trong thập niên 1950 cho lớp Tử Vi của ông gần đây được nhiều nhà b́nh chú. Trong tài liệu này, phần an sao có viết khá dài về liên hệ giữa Tử Vi và thiên văn. Đoạn đầu như sau:
“Tử Vi dựa vào sự vận chuyển biến hóa của cḥm bắc đẩu, cḥm nam đẩu, các sao trong Tử Vi đàn, và các tạp tinh để tượng trưng cát hung họa phúc của đời người. Nam đẩu, bắc đẩu, Tử Vi đàn nguyên là những sao quan trọng nhất và được biết tới nhiều nhất trong thiên văn cận đại…”
Tôi xin phép chỉ dịch đến đấy, bởi thiết nghĩ bấy nhiêu đủ cho ta biết thuyết cho rằng Tử Vi liên hệ mật thiết với bắc đẩu, nam đẩu v.v… không phải là mới lạ, mà đă lưu hành tối thiểu nửa thế kỷ rồi. Và rất dễ hiểu, v́ tên gọi của 14 chính tinh và một số phụ tinh Tả Hữu Xương Khúc v.v… đều là tên sao có thật; nếu xưa này người ta chưa từng nối kết các sao trong Tử Vi với sao thật trên trời mới là chuyện lạ.
Bây giờ tôi xin tŕnh bày lư do tại sao tôi cho rằng loại lập luận này là huyền hoặc. Tôi sẽ chỉ phê b́nh lập luận của ông Trị, nhưng lư lẽ này cũng áp dụng cho các lập luận tương tự.
Tôi sẽ nh́n nhận ngay rằng thuyết của ông Trị về cặp Tử Phủ (và các thuyết thiên văn tương tự khác) có tính hấp dẫn rất mạnh, bởi nó khơi động tính ṭ ṃ của con người về những liên hệ có thể có giữa con người và các v́ sao trên trời. Chính tôi cũng bị loại thuyết này hấp dẫn, nhưng tiêu chuẩn khoa học bắt buộc tôi phải đứng về phe phản đối v́ có hai vấn đề sau đây.
Vấn đề đầu tiên là: Trên trời có muôn v́ sao cùng ứng hợp phương vị với Tử Vi, Thiên Phủ; tại sao chọn hai sao Phá Quân và Long Đầu làm sao tương ứng? V́ hai sao này tương đối sáng chăng? Nhưng nếu độ sáng là tiêu chuẩn th́ hai sao này làm sao sáng bằng mặt trăng, mặt trời là biểu tượng của Thái Âm Thái Dương? Vậy th́ lấy lư nào để nói Tử Vi là sao vua, ngự trị các chính tinh khác kể cả cặp Âm Dương?
Ngắn gọn, cách chọn sao của ông Trị không thỏa đ̣i hỏi độc nhất; một đ̣i hỏi hết sức quan trọng của khoa học. Trong thập niên 1980 đă có một danh gia mệnh lư Đài Loan là ông Phương Vô Kỵ cố gắng giải quyết vấn nạn này. Ông Vô Kỵ cho rằng hai cḥm Bắc Đẩu và Nam Đẩu (tức cḥm sao Nhân Mă Sagittarius) có từ trường rất mạnh nên chúng đặc biệt hơn các cḥm sao khác. Nhưng như thế lại có vấn đề, v́ từ lực giảm rất nhanh với khoảng cách. Nếu lấy từ lực làm tiêu chuẩn th́ lực áp đảo phải là các thiên thể trong thái dương hệ; và nếu vậy th́ một lần nữa ta lại gặp bế tắc là tại sao Tử Vi lại ứng với uy quyền cao hơn cặp Âm Dương, trong khi mặt trời (ứng với Thái Dương) hiển nhiên là thiên thể quan trọng nhất của thái dương hệ (chú 6). Mặt trăng có kém thế hơn mặt trời, nhưng nếu hỏi một em bé (chưa có suy nghĩ thiên vị) mặt trăng hay chùm bắc đẩu quan trọng hơn, tôi nghĩ câu trả lời hiển nhiên sẽ là mặt trăng.
Vấn đề thứ hai tŕnh bày kế tiếp đây tôi nghĩ c̣n nghiêm trọng hơn nữa. Các độc giả đă đọc qua sách thiên văn hẳn biết rằng trục của trái đất (tức trục tưởng tượng xuyên qua bắc cực và nam cực) không vĩnh viễn song song với một phương cố định trong vũ trụ, mà liên tục xoay chuyển như trục của một con quay (tức con vụ, con bông vụ, con cù) lúc sắp ngă vậy. Nếu ta vẽ trên tinh cầu (một mặt cầu tưởng tượng ở trời cao) quỹ tích của các điểm mà trục trái đất vạch thành th́ sẽ được một ṿng tṛn. Phải mất khoảng 26 ngàn năm trục trái đất mới đi hết ṿng tṛn này để trở lại vị trí ban đầu. Thời gian 26 ngàn năm đối với một đời người là rất dài, nhưng xét trên chiều kích của khoa học th́ cũng như một tích tắc mà thôi. Và khi trục trái đất trên trời cao dời đi đủ xa th́ đuôi cḥm Bắc Đẩu sẽ không ở phương đông vào giờ Tư ngày đầu của tiết lập xuân nữa!
Khi ấy ta sẽ làm ǵ? Phải chăng là cho một sao khác ở lân cận đâu đó ứng với Tử Vi để tái lập sự ứng hợp đă mất đi giữa thời gian và vị trí? Sự điều chỉnh này, nếu có, sẽ dựa trên lư nào? Làm sao thiết lập tính độc nhất của nó?
Sự thật là cḥm Bắc Đẩu hiện đang ĺa xa dần ṿng cung bắc cực. Chính ông Phương Vô Kỵ (đă dẫn ở trên) có nh́n nhận trong sách của ông rằng 8 ngh́n năm nữa cḥm Bắc Đẩu sẽ không c̣n ở phía trên xích đạo; lúc ấy thật khó mà cho rằng nó có vị trí thiên văn đặc biệt hơn các cḥm sao khác; bảo là nó ứng với sao cao quư nhất của 14 chính tinh, tức sao Tử Vi, th́ lại càng gượng ép, nếu không muốn nói là hàm hồ.
V́ những vấn nạn đă nêu trên, mọi thuyết cho rằng mỗi một chính tinh của môn Tử Vi có một sao tương ứng trên trời sẽ phải chấp nhận thêm tối thiểu một điều kiện là khoa Tử Vi chỉ có giá trị khi một số điều kiện đặc thù về phương vị của các sao này được thỏa. Như vậy, v́ trục quay trái đất liên tục di chuyển, trong mỗi chu kỳ 26000 năm khoa tử vi chỉ có giá trị trong một khoảng thời gian X nào đó mà thôi.
Tức là giá trị khoa học của khoa Tử Vi có tính tuần hoàn; có khi nó sai, có khi nó đúng?! Thật khó tưởng tượng là giá trị của một thuyết khoa học lại có đặc tính kỳ cục này.
Có người sẽ biện luận đời vốn không phải là cơi thập toàn nên dĩ nhiên không có thuyết tuyệt đối hoàn chỉnh; và nếu coi cái “kỳ cục” kể trên là một phần của tính không hoàn chỉnh của Tử Vi th́ chẳng có vấn đề ǵ. Tôi xin phép hoàn toàn bất đồng. Bởi mặc dù đời này không có sự hoàn chỉnh tuyệt đối, các thuyết vẫn có độ hoàn chỉnh cao thấp khác nhau. Nếu phải lựa một trong hai thuyết, ta không thể nói v́ cả hai đều không hoàn chỉnh nên tha hồ lựa chọn theo ư thích, mà phải xử dụng những tiêu chuẩn khoa học cập nhật nhất để loại thuyết kém hoàn chỉnh và giữ thuyết hoàn chỉnh hơn.
Trở lại vấn đề, tôi xin thưa rằng cái “kỳ cục” kể trên có thể tránh được nếu ta bỏ hẳn việc ép các sao có thật trên trời vào 14 chính tinh. (Chú thích tại chỗ: Mặt trời và mặt trăng là ngoại lệ v́ liên hệ với trái đất rất mật thiết và có tính vĩnh hằng, nên ứng với Thái Dương và Thái Âm là hợp lư).
V́ thế tôi lập luận cặp Tử Phủ được đặt ra để phản ảnh những thay đổi mùa màng của địa cầu, v́ cặp Âm Dương đă không làm được chuyện ấy. Xét rốt ráo th́ cái lư mà tôi đưa ra cho cặp Tử Phủ vẫn là lư thiên văn, nhưng dựa trên kết quả hiển hiện (mùa màng) nên thỏa điều kiện độc nhất của khoa học, lại không lệ thuộc vào vị trí trục quay của trái đất nên không bị mối nguy là chắc chắn trở thành sai lạc trong vài ngàn năm nữa.
Tóm lại ta hiện có hai thuyết đều có tính thiên văn. Một thuyết th́ lư tương ứng không thỏa điều kiện độc nhất, lại chắc chắn sẽ trở thành sai lầm trong vài ngàn năm nữa và v́ thế khó biết có đúng trong hiện tại hay không; một thuyết hiện đă tương ứng với thực tế và sẽ tiếp tục tương ứng với thực tế ngày nào trái đất c̣n tự xoay quanh nó và quanh mặt trời.
Xét từ quan điểm khoa học ta phải chọn thuyết nào? Câu trả lời xin dành cho quư vị.
Sửa lại bởi VDTT : 08 December 2006 lúc 9:22pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
dangsaubong toi Hội viên
Đă tham gia: 25 December 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 23
|
Msg 102 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 10:06am | Đă lưu IP
|
|
|
Ngày xưa cụ TRẦN ĐOÀN có biết từ trường hay chu kỳ dịch chuyển của trục trái đất không nhỉ???!!! Mỗi học thuyết đều có hạn chế lịch sử. Giải thích tử vi th́ phải bằng những hiểu biết của người xưa. Giải thích tử vi cũng như khảo cổ học vậy!!!
__________________ bannangtieudiet
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 103 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 10:21am | Đă lưu IP
|
|
|
DuongTuong đă viết:
Cám ơn anh VDTT ,
Nếu nói lư phân phối các sao trên địa bàn đă hàm chứa tính âm dương, th́ lư đặc thù của chính nó cũng đă tự điều ḥa âm dương của lư chung rồi vậy ? hay cho là cái lớn thế cuộc lấn áp cái bé riêng lẻ, trong khi bất kỳ thời và điểm nào cũng sẵn hàm chứa lư âm dương rồi ?
Nếu như trên, âm dương mà c̣n xét các tổ hợp, điều kiện, hoàn cảnh . . th́ không thể c̣n nguyên thủy để gọi "toàn bộ thuyết âm dương", v́ nó đă bị nghiêng lệch bởi cách cục mà ta thường gắng biện minh lấy được theo chủ quan , đó là chưa kể gượng thêm Ngũ hành trong trường hợp sau cùng nếu cần thiết ! Tại sao phải nếu trong khi thuyết âm dương vốn là căn bản vững chắc ?
Thành thật cám ơn nhiệt t́nh giải đáp của anh .
|
|
|
Trong một tổ chức nhất quán tất nhiên phải có trên dưới, như các mệnh lệnh trong software cùng theo một hệ thống luật cả mà vẫn có lệnh này trên lệnh kia.
Xin đưa một thí dụ về việc thảy tiền xấp ngửa. Luật chung ta biết là số tiền xấp và ngửa sẽ gần bằng nhau (sai số xấp ngửa phải trong ṿng 10% tổng số các đồng tiền được thảy chẳng hạn). Vậy khi ta gặp hoàn cảnh ba đồng tiền ta sẽ kết luận như thế nào. Bắt đầu bài toán này bằng cách ghi nhận những trường hợp có thể xảy ra:
1. TTT
2. HTT
3. THT
4. TTH
5. THH
6. HTH
7. HHT
8. HHH
Nếu áp dụng luật "số tiền xấp ngửa phải gần bằng nhau" ngay tức khắc ta sẽ phải loại hai trường hợp 1 và 8 ra.
Thế nhưng vẫn có vấn đề v́ các trường hợp c̣n lại (từ 2 đến 7) sai số đều là (2-1)/3=33%, tức là vẫn không thỏa điều kiện "số tiền xấp ngửa phải gần bằng nhau".
Vậy chúng ta kết luận thế nào? Không thể nào thảy ba đồng tiền chăng?
Tôi cố ư mượn trường hợp thực tế này để nhấn mạnh rằng mọi quy luật đều có điều kiện áp dụng, điều kiện này phải được thỏa mới áp dụng được. Như trường hợp 3 đồng tiền, ta không thể áp dụng quy luật "số tiền xấp ngửa phải trong khoảng 10% tổng số tiền được thảy" v́ nếu áp dụng luật này ta sẽ tạo ra những hoàn cảnh nghịch lư.
Trở về bài toán Tử Vi. Sau khi tính ra được một sao là âm thủy chẳng hạn, ta phải đặt câu hỏi là kết hợp tính "âm thủy" với tính âm dương ngũ hành của cung vị có thỏa điều kiện áp dụng của thuyết âm dương hay chưa?
Tôi nghĩ là chưa, mà c̣n cần nhiều điều kiện khác, và những điều kiện này không phải tùy hứng thêm vào cho phù hợp mà là những điều kiện cần thiết để thỏa cái tính nhất quán của thuyết âm dương.
Cứ nhất luật áp dụng thuyết âm dương mà không chú ư điều kiện áp dụng th́ sẽ xảy ra nhiều cảnh ph́ cười, chẳng hạn như một thí dụ phản chứng (h́nh như do một học giả đời Hán đưa ra): "Mă thuộc hỏa, lửa thuộc hỏa, nên ngựa thích lửa, do đó cứ cho nó vào lửa, chẳng sao cả mà có khi c̣n tốt là đằng khác".
Một thí dụ khác (h́nh như cũng do cùng học giả, nhưng tôi không chắc) là "Ngọ ứng con ngựa, Tí ứng con chuột. Ngọ là chính phương của hỏa, Tí là chính phương của thủy. Ngọ thuộc hỏa, Tí thuộc thủy. Thủy khắc hỏa, suy ra ngựa thua chuột, chuột thắng ngựa."
Tóm lại, theo tôi khi áp dụng thuyết âm dương việc đầu tiên phải làm là xét xem hoàn cảnh có thỏa điều kiện áp dụng hay không.
Vài gịng đóng góp.
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 104 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 10:26am | Đă lưu IP
|
|
|
dangsaubong toi đă viết:
Ngày xưa cụ TRẦN ĐOÀN có biết từ trường hay chu kỳ dịch chuyển của trục trái đất không nhỉ???!!! Mỗi học thuyết đều có hạn chế lịch sử. Giải thích tử vi th́ phải bằng những hiểu biết của người xưa. Giải thích tử vi cũng như khảo cổ học vậy!!! |
|
|
Bạn nói đúng, nếu chúng ta muốn giải thích tại sao người xưa nghĩ ra tử vi th́ cũng như khảo cổ học vậy. (Ngành khảo cổ rất thú vị, mặc dù bản thân tôi không phù hợp với nó).
Nhưng việc khoa học hóa Tử Vi th́ khác. Chúng ta không cần biết người xưa nghĩ ǵ, mà chỉ cần xét xem những khám phá của người xưa có phù hợp với kiến thức khoa học hiện đại hay không.
Một thí dụ là nền văn minh Mayan ở nam Mỹ. Nền văn minh này để lại những kỳ công khiến các học giả thời hiện đại phải sửng sốt, thật khó tưởng tượng đó là những công tŕnh của tiền nhân các anh mọi da đỏ cởi trần đóng khố (thí dụ, xem "QED: The strange theory of light and matter," tiến sĩ Nobel vật lư Richard Feynman); nhưng tại sao người Mayan xưa lại nghĩ ra được những điều này th́ chẳng ai biết, và xét trên luận cứ khoa học th́ cũng không quan trọng lắm. Điểm chính là những công tŕnh đó đă hiện hữu từ xưa và được đánh giá cao theo tiêu chuẩn của khoa học hiện đại.
Tử Vi cũng thế. Chúng ta không cần phải biết ông Trần Đoàn nghĩ ǵ hoặc tại sao ông lại nghĩ ra Tử Vi chúng ta vẫn có thể định giá trị khoa học của Tử Vi như thường, bằng cách xử dụng tiêu chuẩn định giá của khoa học hiện đại.
Trường hợp bản thân tôi. Sau khi áp dụng các nguyên lư khoa học, tôi nhận ra rằng việc ông Trần Đoàn phát minh ra 14 chính tinh thật là vĩ đại. Tại sao ông nghĩ ra được việc này tôi không biết. Rất có thể ông lư luận sai, rồi nhiều lần sai hóa giải lẫn nhau ra thành đúng, cũng có thể ông là bậc đại giác ngộ, biết xa hơn cả sự chuyển trục của trái đất nữa, nhưng cũng như ông phật ngày xưa không thấy có nhu cầu nói hết những cái biết của ḿnh ra. Nhưng bất luận lư do, điểm quan trọng nhất vẫn là cái lư của 14 chính tinh hoàn toàn phù hợp với lư tối thượng của khoa học hiện đại. Bởi thế tôi mới nảy ra ư tưởng khảo sát khoa Tử Vi bằng phương pháp khoa học.
Nhưng việc khoa học hóa Tử Vi không ngừng ở việc khảo sát. Mục đích tối hậu của nó là xác định rơ cái hay cái dở của khoa Tử Vi như chúng ta đang biết, rồi giữ cái hay, bỏ cái dở, phát triển thêm điều mới lạ để giúp khoa Tử Vi liên tục đôn hóa tiến bộ như mọi ngành khoa học khác.
Vài ḍng chia sẻ.
Sửa lại bởi VDTT : 09 December 2006 lúc 11:26am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Dinh Hue Hội viên
Đă tham gia: 09 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 78
|
Msg 105 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:27pm | Đă lưu IP
|
|
|
an_quang đă viết:
..Trên diễn đàn này, cháu vẫn biết chú HVR gần đây trích dẫn trường hợp lá số của Cựu hoàng BĐ và tin rằng "cách cục tinh đẩu là chính, c̣n ADNH chỉ là để gia giảm thôi".. |
|
|
Tôi cũng thường nghĩ như thế: cách cục tinh đẩu vẫn là quan trọng nhất, c̣n âm dương ngũ hành chỉ là phần phụ thôi ...
__________________ Trân trọng,
ĐỊNH HUỆ
( Phải có ĐỊNH trước rồi HUỆ mới phát sinh sau ! )
|
Quay trở về đầu |
|
|
Dinh Hue Hội viên
Đă tham gia: 09 April 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 78
|
Msg 106 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 1:32pm | Đă lưu IP
|
|
|
VDTT đă viết:
... Tôi coi cách cục của tinh đẩu trên hết (bất chấp bản mệnh), kế đó tôi xét sự tương ứng ngũ hành giữa bản mệnh và chính tinh. |
|
|
Đúng đó anh VDTT ! Rất chí lư ! Cách cục tinh đẩu của lá số mới quan trọng hơn hết.
Điều này giống y hệt như anh Hổ Về Rừng thường hay chủ trương. Tôi cũng rất tâm đắc với các anh Hổ Về Rừng và VDTT về điều này - cách cục tinh đẩu mới quan trọng nhất, c̣n sự tương ứng của âm dương ngũ hành đối với bản mệnh là phần phụ mà thôi.
__________________ Trân trọng,
ĐỊNH HUỆ
( Phải có ĐỊNH trước rồi HUỆ mới phát sinh sau ! )
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 107 of 300: Đă gửi: 09 December 2006 lúc 9:44pm | Đă lưu IP
|
|
|
DuongTuong đă viết:
...Nếu nói lư phân phối các sao trên địa bàn đă hàm chứa tính âm dương, th́ lư đặc thù của chính nó cũng đă tự điều ḥa âm dương của lư chung rồi vậy ? hay cho là cái lớn thế cuộc lấn áp cái bé riêng lẻ, trong khi bất kỳ thời và điểm nào cũng sẵn hàm chứa lư âm dương rồi ?... |
|
|
Xin xem thí dụ thảy tiền đă đề cập ở một bài trước. Không phải là thời và điểm nào cũng thỏa lư âm dương, mà là thời và điểm nào cũng chứa một phần nào đó của âm dương, phải có một tổng số thời và điểm tối thiểu hợp lại mới thỏa lư dung ḥa của âm dương.
Tóm lại, có những tiểu thể (v́ quá nhỏ mà) không thỏa lư âm dương, mặc dù dĩ nhiên có chứa tính âm dương.
DuongTuong đă viết:
...Nếu như trên, âm dương mà c̣n xét các tổ hợp, điều kiện, hoàn cảnh . . th́ không thể c̣n nguyên thủy để gọi "toàn bộ thuyết âm dương", v́ nó đă bị nghiêng lệch bởi cách cục mà ta thường gắng biện minh lấy được theo chủ quan...
|
|
|
Tôi không rơ anh nói "điều kiện, hoàn cảnh" với ư nghĩa ǵ? Tôi tạm cho đây là điều kiện, hoàn cảnh đặc thù của từng cá nhân một, như sinh ở Bà Rịa th́ khác ở Saigon v.v...
Quả tôi cho rằng muốn tăng độ chính xác khi luận Tử Vi th́ phải xét thêm điều kiện, hoàn cảnh sống của cá nhân, vậy có phải là trái lư âm dương không? Để trả lời câu này, xin trở lại điều kiện để cho lư âm dương được thỏa.
Hăy tưởng tượng âm dương như những con số -1 (âm) và +1 (dương). Mô h́nh mà tôi xử dụng cho cuộc đời là những con số -1 và +1 này trộn lộn vào nhau. Theo mô h́nh này, nếu lấy hết cả những con số -1 và +1 đại biểu cho toàn thể vũ trụ cộng lại th́ được "không", tức là zéro; đó là cái đại thể tuyệt đối (trong cơi ta bà này thôi, chưa kể các cảnh giới khác). Các hiện tượng chỉ là "giả tướng" do các con số -1 và +1 trộn lại không đều mà ra.
V́ các phần tử của vũ trụ có liên kết với nhau, nếu áp dụng lư âm dương vào từng phần một th́ không thể mong mỏi điều kiện lư tưởng (tổng số = 0) cho từng phần một, nhưng nếu thuyết âm dương hợp lư (và tôi cho là nó hợp lư) th́ sẽ phải thỏa một điều kiện tương đối thực tế hơn là nếu cộng các số -1 và +1 trong cùng một thực thể thỏa lư âm dương th́ được một con số gần zéro. Nói theo toán học th́ sai số giữa các số -1 và +1 chia cho tổng số các phần tử của một thực thể thỏa lư âm dương phải nằm trong một giới hạn nào đó (tương tự trường hợp thảy tiền xấp ngửa đă bàn ở một bài trước).
Tiền đề của tôi là toàn thể lá số Tử Vi thỏa điều kiện của một tiểu thể âm dương (tức là tổng số âm dương cộng lại gần bằng zéro). Dùng tiền đề đó th́ sẽ suy ra được 14 chính tinh, tứ hóa v.v... theo cái lư của ông Tạ Phồn Trị. Chú ư rằng tiền đề này không hề nói mỗi một thành phần trong lá số tự nó thỏa lư âm dương, mà chỉ nói rằng cộng hết tất cả các thành phần trong lá số lại th́ thỏa lư âm dương. Bởi vậy trong lá số có thể có thành phần rất dương (tương tự một số lần liên tiếp nhau thảy tiền đểu lên ngửa), có thể có thành phần rất âm (tương tự một số lần liên tiếp nhau thảy tiền đều lên xấp), có thể có thành phần trong đó âm dương trộn lộn theo những tỷ lệ khác nhau. Những thành phần rất dương, rất âm, và trung gian này chính là những cách cục vậy.
Tóm lại, theo mô h́nh này các cách cục đều hàm chứa âm dương, mà không phải là mỗi một cách cục tự nó thỏa lư âm dương. Toàn thể bài toán Tử Vi th́ thỏa điều kiện tối thiểu của âm dương (v́ vậy xác xuất đúng cao hơn là 50%), nhưng độ chính xác dĩ nhiên vẫn kém cái tổng thể tuyệt đối là vũ trụ (bởi vậy tôi cho rằng xác xuất đúng của Tử Vi chỉ khoảng 70% mà thôi).
Thêm điều kiện, hoàn cảnh cá nhân vào để giải bài toán tử vi cũng như thảy thêm tiền để xem số xấp ngửa trung b́nh là bao nhiêu vậy, càng thảy nhiều tiền th́ càng tiến gần đến cái hoàn cảnh ở vô cực, trong trường hợp Tử Vi là tiến gần hơn đến cái đại thể tuyệt đối, tức là kết quả càng chính xác hơn.
DuongTuong đă viết:
...đó là chưa kể gượng thêm Ngũ hành trong trường hợp sau cùng nếu cần thiết ! Tại sao phải nếu trong khi thuyết âm dương vốn là căn bản vững chắc ?
|
|
|
Đây có vẻ là một bế tắc nếu thuyết ngũ hành không liên hệ ǵ với thuyết âm dương, nhưng hăy giả dụ ngũ hành là một phép tính gần đúng của âm dương th́ tự nhiên sẽ thấy ngay tính nhất quán của bài toán Tử Vi. Bởi trong trường hợp này ngũ hành chẳng ǵ khác hơn là những phép tính âm dương có tính gần đúng dùng để suy ra các cách cục cho dễ dàng, tiện lợi.
Xin dùng thí dụ. Chúng ta đều biết các ngành kỹ sư đều là ứng dụng của khoa vật lư. Nhưng khi học kỹ sư ta thấy đa số các cách giải toán đều chỉ có tính gần đúng, và tính gần đúng này chẳng phải là kết quả của khả năng kém cỏi mà là một sự cố ư khôn ngoan. Thí dụ: Nếu dùng phép tính cực kỳ chính xác của vật lư để ra chiều dài của một cái đập th́ mất 10 tiếng và được kết quả là 23,139 mét, dùng phép tính gần đúng của kỹ sư công chánh th́ mất năm phút và được kết quả là 23 mét, hỏi nên dùng phép tính nào? Trả lời là dùng phép tính của kỹ sư công chánh, v́ trên ứng dụng thực tế th́ 23,139 mét quả có chính xác hơn 23 mét một ít, nhưng chẳng có lư do ǵ để tốn thêm 10 tiếng đồng hồ hầu đạt thêm một chút độ chính xác nhỏ nhoi ấy.
Một kết quả mà tôi đă suy ra được là ngũ hành chẳng ǵ khác hơn là một phép tính gần đúng của âm dương. Kết quả này chứng minh dài ḍng nên tôi tạm thời không ghi ra đây; nhưng chấp nhận nó rồi th́ sẽ thấy ngay rằng bài toán tử vi có thêm ngũ hành chẳng có ǵ là trái cựa hay miễn cưỡng cả, v́ ngũ hành chính là một biến thể (gần đúng) của âm dương.
Hy vọng mọi sự đă rơ ràng hơn.
Sửa lại bởi VDTT : 09 December 2006 lúc 10:49pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 108 of 300: Đă gửi: 11 December 2006 lúc 3:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh VDTT có bà con họ hàng ǵ với ông Trần Q. Thịnh, President của công ty Sigma designs, Inc. không?
Ông này là một trong những người Á Châu thành công nhất được lănh huy chương GOLDSEA.
Sigma Designs Inc SIGM.O (NASDAQ)
Sector: Technology Industry: Computer Peripherals
As of 4:01 PM EST
$27.69 USD Price Change
0.77 Percent Change
2.86% See Risk Alerts for SIGM.O.
Independent Research Profile Report
Tran, Thinh QBrief Biography
Mr. Tran, a founder of Sigma, has served as President, Chief Executive Officer and Chairman of the Board of Sigma Designs since February 1982. Prior to joining Sigma, Mr. Tran held various engineering positions at Amdahl Corporation and was a staff engineer of Trilogy Systems Corporation, both of which were involved in the IBM-compatible mainframe computer market.
Sửa lại bởi zer0 : 11 December 2006 lúc 3:22pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 109 of 300: Đă gửi: 11 December 2006 lúc 4:32pm | Đă lưu IP
|
|
|
zer0 đă viết:
Anh VDTT có bà con họ hàng ǵ với ông Trần Q. Thịnh, President của công ty Sigma designs, Inc. không?... |
|
|
Thưa, hoàn toàn không có liên hệ ǵ cả.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaiha2006 Hội viên
Đă tham gia: 19 June 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 110 of 300: Đă gửi: 12 December 2006 lúc 10:24am | Đă lưu IP
|
|
|
K/g chú VDTT,
Giải thích của chú về Tứ hóa và Âm dương thuyết phục cháu rồi.
Nhưng chú có thể chỉ cho cháu cách Dụng của Tứ hóa không?
Hay nguyên tắc để luận bộ sao này?
Nếu Tam hóa hội, nhưng Quyền bị Tuần án ngữ, th́ c̣n sức chiếu để hội về tam hóa không? Nếu có cả Kỵ đồng cung với Quyền ở đây th́ có tốt không?
Cháu vẫn thấy Kỵ vất vả ghê lắm, kể cả ở tứ mộ. Tính đố kỵ, ghen ghét vẫn có , và bị đố kỵ ghen ghét.
Cháu nghĩ giải thích của chú về Hóa Kỵ _tượng trưng mùa đông, rất thuyết phục để giải thích tại sao Kỵ ở Điền Tài lại mang tính khéo giữ của....
Chú có cho rằng sau 30 th́ Triệt mất dần ảnh hưởng không?
Chú có thể nói thêm về Tự hóa được không?
Khi chú giải thích về Thái Âm, Thái Dương; cháu thấy Vân Đằng Thái thứ lang cũng theo nguyên tắc này triệt để. Cho đến nay cháu vấn thấy sách TVĐS của TTL là đúng hơn cả.
Kính,
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 111 of 300: Đă gửi: 13 December 2006 lúc 11:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
thaiha2006 đă viết:
...chú có thể chỉ cho cháu cách Dụng của Tứ hóa không?
Hay nguyên tắc để luận bộ sao này?
|
|
|
Luận là áp dụng lư thuyết vào thực hành. Mỗi người một chuyên môn. Thực hành không phải là chuyên môn của tôi. Tôi cho rằng trong khoa Tử Vi muốn thực hành hay phải có cảm ứng tốt.
thaiha2006 đă viết:
Nếu Tam hóa hội, nhưng Quyền bị Tuần án ngữ, th́ c̣n sức chiếu để hội về tam hóa không? Nếu có cả Kỵ đồng cung với Quyền ở đây th́ có tốt không? |
|
|
Theo cách xem của tôi Tuần Triệt chẳng ảnh hưởng tứ Hóa một chút nào cả v́ (theo tôi) tứ Hóa chẳng phải là sao. Vấn đề gốc rễ là sau khi tính tác dụng của Tuần Triệt rồi th́ trong cung c̣n có ǵ để mà hóa hay không; và dĩ nhiên bài toán này rất phức tạp. Như trên đă nói phải có cảm ứng tốt áp dụng mới được.
Kỵ Quyền thành bộ, đấu tranh có kết quả, nhưng mệt mỏi thôi (theo truyền thuyết th́ lá số của Trương Lương có cách Kỵ Quyền).
thaiha2006 đă viết:
Cháu vẫn thấy Kỵ vất vả ghê lắm, kể cả ở tứ mộ. Tính đố kỵ, ghen ghét vẫn có , và bị đố kỵ ghen ghét. |
|
|
Lấy ư nghĩa Kỵ tương ứng với mùa đông, rồi từ đó tính đi th́ khó lầm lạc hơn. Mùa đông thi người nghèo chết cóng, người giàu mà thiếu cẩn thận th́ chết oan, người giàu mà cẩn thận th́ chẳng có ǵ lo ngại, người đă ở sẵn trong cảnh đấu tranh th́ có khi lại chính là cơ hội đó (Nga thắng Đức nhờ cái lạnh của mùa đông trong đệ nhị thế chiến).
Nói chung đói khổ (hăm) mà không ai cứu (không có quư nhân) sợ Kỵ. Giàu mà kiêu căng hoặc yếu đuối sợ Kỵ (nhưng được một thoáng huy hoàng rồi chợt tắt). Giàu mà cẩn thận có Kỵ nên lo, nhưng có dư lực thoát qua. Kẻ đấu tranh thích Kỵ, v́ đó là cơ hội đập đổ hệ thống cũ (Trong chiến tranh du kích kẻ nắm quyền sợ mùa đông, kẻ chưa nắm quyền lợi dụng mùa đông để tấn công kẻ nắm quyền).
thaiha2006 đă viết:
Chú có cho rằng sau 30 th́ Triệt mất dần ảnh hưởng không?
|
|
|
Tôi cho là như vậy, nhưng c̣n tùy người. Lư do là theo mô h́nh của tôi, Triệt liên hệ đến tài "nhân", làm cái hay dở của chính tinh và các sao liên hệ thuộc tài nhân khác khó phát huy được. Người ta khi chín chắn rồi th́ ảnh hưởng này tât phải giảm đi.
Thế nhưng có người già cả rồi vẫn hung hăng cơ mà. Triệt cũng thế.
Nhưng dĩ nhiên chẳng bao giờ mất hẳn được (cao bồi già vẫn có tính cao bồi).
thaiha2006 đă viết:
Chú có thể nói thêm về Tự hóa được không? |
|
|
Tự hóa là một phát hiện mới, c̣n trong ṿng bàn căi. Trước tôi cho sao tự hóa uy lực tương đương sao hóa nguyên thủy, bây giờ nghĩ lại thấy phải có khác biệt, đại khái là yếu hơn. Nghĩ chưa cạn lẽ nên chưa dám tiết lộ ra, sợ cái sai được truyền đi không sửa được nữa.
thaiha2006 đă viết:
...Cho đến nay cháu vấn thấy sách TVĐS của TTL là đúng hơn cả. |
|
|
TVĐS trước nay vẫn là sách gối đầu giường của tôi.
Sửa lại bởi VDTT : 14 December 2006 lúc 12:03am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaiha2006 Hội viên
Đă tham gia: 19 June 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 112 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 7:55am | Đă lưu IP
|
|
|
Chú VDTT,
Cháu cảm ơn chú nhiều đă tận t́nh chỉ bảo và những giải thích của chú rất dễ hiểu và thống nhất.
Đúng là phải hiểu tứ hóa không phải là sao. Tuy nhiên, về Quyền gặp Tuần, theo chú th́ Tuần thay đổi sức mạnh và tính chất của chính tinh hóa quyền. Nhưng cháu vẫn băn khoăn là ví dụ chính tinh Thiên Đồng hóa quyền (can Đinh); nhưng nếu Thiên Đồng vào vị trí hăm, th́ Tuần lại giúp Thiên Đồng sáng ra, vậy là tốt. Trong trường hợp này, Hóa Quyền gặp Tuần tại sao lại tốt, phải chăng, cứ gặp Tuần là chính tinh Thiên Đồng không thể hóa quyền được.
Trên thực tế, cháu thường tự chiêm nghiệm lá số của ḿnh, v́ những thay đổi thể hiện rất rơ ràng , th́ cháu thấy Quyền gặp Tuần đúng là không c̣n uy nữa. Mặc dù tính chất tính cách vẫn c̣n.
Sách của VĐ TTL cháu thấy như một cuốn từ điển, mà thỉnh thoảng có những nội dung rất nhỏ; mà mở ra cả một vấn đề lớn.
Một lần nữa xin cảm ơn chú,
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 113 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 11:23am | Đă lưu IP
|
|
|
VỀ KHẢ NĂNG THỰC NGHIỆM CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ
T́nh cờ đọc thấy lời phê b́nh rằng ông Tạ Phồn Trị thiếu thực nghiệm nên mới bày ra thuyết, tôi nghĩ nên làm sáng tỏ vấn đề bằng chính lời tựa sách của ông. Lời tựa này rất ngắn, nguyên văn tạm dịch như sau:
=====================================================
(TẠM DỊCH)
"Tôi biết Tử Vi hơn hai mươi năm, ấn chứng chẳng ít với bạn bè, cảm thấy khoa này quả bất khả tư nghị. Tiếc là nguyên lư của nó thủy chung không giải ra được.
"Gần đây lúc ngồi thiền bỗng ngộ ra, nhân lúc ḷng hoan hỉ chưa mất đi, liều lĩnh ra sách. Duy Chu Dịch thâm sâu không lường được, mong rằng v́ sự tiến bộ của dịch học mà đừng hà tiện lời sửa sai.
"Tạ Phồn Trị
"Los Angeles
"1994
================================================
Nếu tin lời tựa này th́ phải đoán là ông Trị đă ấn chứng và thực nghiệm khoa Tử Vi trước, rồi mới suy lư sau, nên không thể nói ông thiếu thực nghiệm được.
Vài ḍng chia sẻ.
Sửa lại bởi VDTT : 14 December 2006 lúc 11:27am
|
Quay trở về đầu |
|
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 114 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 7:31pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ngoại trừ anh muốn hoá độ, lấy ḷng độ lượng mà đối đăi những kẻ ngông cuồng, không th́ tản lờ chúng đi. Chỉ là do ḷng ganh tị mà ra. Anh xuất hiện trên này khiến nó mất "chén cơm". Do đó mà đâm ra khích bác, lếu láo thế thôi.
À, mà tôi cứ lên đây chen vào chuyện thiên hạ hoài nhỉ, không lo đi lượm ve chai kím cơm độ nhật. Phải đi liền thôi. Chào!
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 115 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 8:41pm | Đă lưu IP
|
|
|
thaiha2006 đă viết:
Trên thực tế, cháu thường tự chiêm nghiệm lá số của ḿnh, v́ những thay đổi thể hiện rất rơ ràng , th́ cháu thấy Quyền gặp Tuần đúng là không c̣n uy nữa. Mặc dù tính chất tính cách vẫn c̣n.
|
|
|
Anh có thể nói rơ hơn được chăng? Nhiều hiện tượng cho cùng kết quả mà nguyên nhân khác nhau. Thấy vậy chưa chắc đă vậy.
Vào vấn đề, trường hợp đặc thù nào khiến anh nói Quyền gặp Tuần không c̣n uy nữa?
Sửa lại bởi VDTT : 14 December 2006 lúc 8:42pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 116 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 9:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
MUỐN KHOA HỌC HÓA MỆNH LƯ PHẢI LÀM G̀
Sau đây là một bài viết của tôi cho các ngành mệnh lư nói chung, dĩ nhiên áp dụng cho Tử Vi.
Tính ưu việt của khoa học và thực trạng lạc hậu của mệnh lư
Trong nhiều bài rải rác khắp nơi tôi đă đưa lập luận để chứng minh rằng mệnh lư hội đủ các đặc tính của một ngành khoa học, nhưng nhận ra tính khoa học tiềm ẩn trong mệnh lư không làm cho mệnh lư biến ngay thành một phần của tri thức khoa học mà chỉ là bước đầu trong công cuộc khoa học hóa mệnh lư.
Đi từ thực trạng huyền học của mệnh lư đến cái đích khoa học là một công cuộc cải cách; muốn cải cách một hoàn cảnh đă tồn tại lâu đời ta phải bắt đầu bằng cách nhận diện rạch ṛi những khó khăn trở ngại, rồi suy ra phương thức khắc phục. Điểm bắt đầu hợp lư và giản dị nhất là đi trở lùi về lịch sử để làm việc ôn cố tri tân.
Khởi từ lúc văn minh loài người h́nh thành, đă có một thời gian rất dài mệnh lư được coi là một phần của tri thức chính thống. Ở Á đông ngày xưa, kiến thức được quy về 4 chữ “nho y lư số”, và tiêu chuẩn trí thức cao cấp nhất là trên thông thiên văn, dưới đạt địa lư, giữa hiểu nhân sự (“thượng thông thiên văn, hạ đạt địa lư, trung tri nhân sự”); đều bao hàm mệnh lư. Ở tây phương trước đây, các nhà thiên văn học cũng thường là chiêm tinh gia; như ông Kepler nổi tiếng với ba định luật diễn tả quỹ đạo và vận tốc của các hành tinh quanh mặt trời là một điển h́nh.
Hạ bán thế kỷ 17, khi khoa học bắt đầu chiếm ưu thế trong các hệ tri thức của nhân loại nhờ vật lư Newton th́ cũng là lúc các khoa nghiên khảo mệnh lư (gọi chung là mệnh lư học) bắt đầu bị đẩy lùi vào bóng tối, không c̣n được coi là kiến thức chính thống nữa. Hơn ba thế kỷ đă trôi qua, khi bài này được viết, t́nh h́nh chung đại khái vẫn thế. Nếu hỏi giới khoa học nghĩ ǵ về mệnh lư, e rằng câu trả lời phổ thông nhất là “mê tín dị đoan”, và câu trả lời lịch sự nhất vẫn mang nặng tính chất hồ nghi.
Tại sao mệnh lư bị coi là mê tín, tại sao giá trị của mệnh lư bị giới khoa học hồ nghi? Xin thưa đây chỉ giản dị là một trường hợp “cạnh tranh thích ứng sinh tồn” giữa hai đối thủ là khoa học và huyền học. Với phương pháp và thủ tục hiệu quả của riêng nó, khoa học đă đạt những thành tựu xuất chúng. Các bộ môn huyền học (bao gồm mệnh lư) v́ không điều chỉnh để thích nghi với hoàn cảnh nên lâm vào cảnh lạc hậu. Giữa sự ưu việt và sự lạc hậu, người trí thức nên chọn cái nào? Thiết tưởng câu trả lời quá hiển nhiên; thế nên đa số giới trí thức chọn khoa học. Mà đă chọn khoa học th́ nhẹ cũng phải hồ nghi giá trị của mệnh lư, nặng tất coi mệnh lư là nhảm nhí.
Nhưng chi tiết hơn th́ những lư do nào khiến mệnh lư lạc hậu đến nỗi mang tiếng “mê tín dị đoan”? Theo thiển ư, có 4 lư do chính:
1. Khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân.
2. Phương pháp luận lỗi thời (thiếu khả năng thích nghi).
3. Tự cho mệnh lư giá trị quá cao.
4. Thiếu khả năng và thủ tục truyền đạt kiến thức.
Sau đây xin tŕnh bày từng lư do một và đề nghị phương thức giải quyết.
Đề nghị 1: Bỏ khuynh hướng thần thánh hóa cổ nhân
Khi nghiên cứu mệnh lư, ta hay gặp hai chữ “thánh nhân”; như Chu Văn Vương, Chu Công, Khổng Tử là “thánh nhân” của dịch lư; các ông Thiệu Khang Tiết, Dă Hạc là “thánh nhân” của bói dịch v.v... “Thánh nhân” đây được hiểu là “đỉnh cao trí tuệ”. Thánh nhân “phán” điều ǵ ta phải coi là điều ấy đúng. Dám đặt câu hỏi về một điều thánh nhân đă phán là hành động phạm thượng không thể tha thứ được. Trọng thánh nhân được coi là một đức tính phải có của người học mệnh lư, không chỉ v́ “tiên học lễ hậu học văn” mà c̣n v́ niềm tin rằng đây là điều kiện để có cảm ứng tốt đẹp giúp cho sự tiến bộ trên đường học tập.
Khác với mệnh lư, khoa học không có một thánh nhân nào cả. Xét hai khoa học gia đứng hàng đầu lịch sử là Newton và Einstein là rơ. Ông Newton t́m ra quy luật “vạn vật hấp dẫn” giải thích được đủ loại chuyển động, từ động tác rơi của một chiếc lá vàng nhỏ bé đến vận tŕnh của các thiên thể vĩ đại; phát kiến ấy tự cổ chí kim dễ ai sánh kịp? Nhưng ông Einstein thay v́ coi ông Newton là thánh nhân lại hồ nghi là thuyết của ông (Newton) c̣n thiếu sót. Thái độ “phạm thượng” này không những chẳng làm hại ông Einstein hoặc khiến khoa học ngừng trệ, mà dẫn đến hai thuyết Biệt Tương Đối và Tổng Tương Đối (Special Relativity and General Relativity).
Nhưng đó chưa phải là đoạn kết của câu chuyện. Trong thập niên 1920’s, khi ông Einstein đă đạt vị trí cao nhất trong giới khoa học, nhân loại lại chứng kiến một cuộc cách mạng mới, tức cuộc cách mạng của vật lư lượng tử. Lịch sử khoa học ghi rơ từ năm 1927 trở đi, người phản đối vật lư lượng tử dữ dội nhất chính là ông Einstein. Nhưng nhờ sự lănh đạo của Neils Bohr, phái lượng tử đă thành công trong việc xiển dương những lư thuyết của họ, với kết quả (ngoài ư muốn) là ông Einstein bị đẩy từ thế tiền phong vào vị trí lạc hậu.
Giả như ông Einstein coi ông Newton là thánh nhân th́ có lẽ đến ngày hôm nay nhân loại vẫn chẳng có hai thuyết Tương Đối, và chúng ta vẫn nhai lại những ǵ ông Newton khám phá ra hơn 300 năm trước. Giả như Neils Bohr và những người tin tưởng ông coi Einstein là thánh nhân th́ vật lư lượng tử có lẽ đă không thể thành h́nh rơ nét để dẫn đến cuộc cách mạng điện tử, giúp máy điện toán trở thành phổ thông rồi kích khởi cuộc cách mạng truyền thông của ngày hôm nay.
Các dữ kiện có thật trăm phần trăm trên đây là minh chứng hùng hồn rằng nhiều bước tiến của khoa học xảy ra được chính v́ khoa học không có “thánh nhân”. Không có thánh nhân nên chẳng có ai để tôn thờ, nương dựa; phải tự đốt đuốc mà đi thành thử chẳng thể lập lại cái cũ, như thế mới có thể t́m ra con đường mới lạ cho riêng ḿnh. Cái lư này phật Thích Ca đă giải thích rơ trước khi ngài nhập niết bàn, trong thiền học có công án “phùng phật sát phật” đại khái cũng là lư ấy, người viết chẳng dám lạm bàn thêm nữa.
Nh́n trở lại trường hợp mệnh lư, khuynh hướng thần thánh hóa người xưa đă vô h́nh chung biến thành một trở ngại vô cùng to lớn, khiến mệnh lư ngày nay thay v́ tiến bộ lại có phần thoái hóa so với ngày xưa. So với văn minh khoa học hiện đại, thực trạng của mệnh lư lại càng thảm hại, nói là như đom đóm so với mặt trăng chẳng phải là quá đáng. Mà cũng dễ hiểu. Thần thánh hóa người xưa th́ thành tựu cao tột cũng không thể vượt quá việc diễn giải những kiến thức cũ của họ thay v́ phát triển những tư duy mới. Không có tư duy mới th́ dĩ nhiên không tiến bộ, mà ḿnh không tiến trong khi người ta tiến th́ bảo sao không bị tụt lại, lẽo đẽo sau lưng người ta?
Thế nên (mặc dù có thể bị lên án “phản truyền thống”) người viết cường điệu rằng đ̣i hỏi đầu tiên trong công cuộc khoa học hóa mệnh lư là chấm dứt thói quen thần thánh hóa người xưa. Dĩ nhiên, bởi mọi cái tồn tại lâu đời đều phải có một giá trị nào đó, ta phải biết quư trọng và chịu học hỏi, nghiền ngẫm những ǵ được người xưa truyền lại. Nhưng đồng thời ta phải giữ thái độ hồ nghi, luôn luôn đặt câu hỏi về giá trị của những ǵ người xưa để lại cho ta bởi dù siêu việt bao nhiêu th́ người xưa vẫn là con người, tức là họ có thể phạm sai lầm.
Đề nghị 2: Khoa học hóa phương pháp luận của mệnh lư
Một lư do khiến khoa học vượt thắng nhiều hệ tri thức khác (kể cả triết học) là v́ nó có một phương pháp đặc thù, nay được gọi là ‘phương pháp khoa học’. Phương pháp khoa học đă được bàn nhiều trong các sách giáo khoa, ở đây chỉ xin nêu ưu điểm chính của nó. Ưu điểm này có thể bao gồm trong bốn chữ “khả năng đăi lọc”!
Để thấy tại sao “khả năng đăi lọc” là một ưu điểm lớn của khoa học hăy xét trường hợp tiêu biểu là có 2 thuyết được đặt ra để giải thích cùng một hiện tượng. Hiện tượng được giải thích dĩ nhiên phù hợp với cả hai thuyết nên không thể dùng nó để đăi lọc xem thuyết nào sai. Gặp hoàn cảnh này, thủ tục đương nhiên của khoa học là suy luận thêm một bước nữa để ra hai kết quả có thể kiểm chứng được của thuyết [1] và thuyết [2] mà ta sẽ gọi lần lượt là X’ và X’’. Ta biểu diễn hoàn cảnh này như sau:
[1] => X’
[2] => X’’
Kế đó thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, nếu kết quả là X’ th́ thuyết [1] tồn tại, thuyết [2] bị đăi lọc (tức là bị bác bỏ); ngược lại nếu kết quả là X’’ th́ thuyết [2] tồn tại, thuyết [1] bị bác bỏ.
Hăy giả sử là X’ được chứng nghiệm, nhờ vậy thuyết [1] tồn tại, rồi sau đó có người lập ra thuyết [3] và thuyết này cũng cho kết quả X’. Lúc ấy người ta lại phải suy ra hai kết quả khác có thể kiểm chứng được:
[1] => Y’
[3] => Y’’’
rồi xét kết quả (Y’ hay là Y’’), dựa vào đó kết luận thuyết nào nên giữ, thuyết nào phải bỏ, cứ thế cứ thế…
Mà cũng không cần phải có nhiều thuyết cạnh tranh nhau th́ diễn tŕnh đăi lọc nói trên mới xảy ra. Giả như ngày kia có khoa học gia suy được rằng nếu thuyết [1] đúng th́ nó phải cho kết quả Z’. Kiểm chứng được kết quả Z’ th́ thuyết [1] tiếp tục tồn tại. Kết quả phản lại Z’ người ta buộc ḷng phải kết luận rằng thuyết [1] c̣n khiếm khuyết (xem chú 1).
Với thủ tục đăi lọc này, các thuyết tồn tại trong khoa học không có tính chất “chắc chắn đúng” mà chỉ có tính chất “tạm thời được coi là đúng”. Sau nhiều cuộc chứng nghiệm, có một số thuyết bị bỏ hẳn để thay bằng thuyết mới, nhưng cũng có một số thuyết được người đời sau bổ khuyết, trở thành hoàn bị hơn và tiếp tục tồn tại với giá trị cao hơn lúc mới được phát minh.
Có thể nói mà không sợ quá lời rằng thủ tục đăi lọc diễn tả ở trên chính là tác nhân dẫn đến sự tiến bộ liên tục của khoa học.
Quay lại mệnh lư, trên lư thuyết th́ chuyện đăi lọc cũng có đấy, nhưng ta chẳng thấy một thủ tục nào tạm gọi là hữu hiệu. Vấn đề này có thể thấy rơ hơn qua một thí dụ có thật lấy từ khoa Tử Vi.
Giới nghiên cứu tử vi đều biết Tử Vi có hai cách khởi đại hạn. Cách thứ nhất là khởi đại hạn ở mệnh. Giả như nam mệnh sinh năm dương (gọi là “dương nam”) mệnh lại cư ở vị trí ứng với mộc tam cục; tất vận hạn của mười năm từ 3 đến 12 tuổi ứng với cung an mệnh, sau đó cứ đi theo chiều thuận mỗi cung ứng mười năm.
Cách thứ hai là khởi đại hạn ở huynh đệ hoặc phụ mẫu. Cũng dương nam, mộc tam cục như trên th́ đại hạn 3-12 tuổi ứng với cung phụ mẫu, rồi sau có cũng thuận hành mỗi cung ứng với mười năm.
Hai cách khởi đại hạn này sai biệt nhau đúng mười năm. Mười năm là một thời gian khá dài so với đời sống của con người nên chẳng phải là chuyện nhỏ. Vậy th́ ai đúng ai sai? Mặc dù trên thực tế cách thứ nhất có số người theo đông đảo hơn hẳn cách thứ hai, câu trả lời hiện tại vẫn là “ai giữ ư kiến người nấy”.
Có độc giả sẽ thắc mắc hỏi: “Tại sao lại ‘ai giữ ư kiến người nấy’? Tại sao không làm một cuộc thí nghiệm để giải quyết vấn đề có vẻ tương đối giản dị này?”
Loại câu hỏi này đă được đặt ra khá nhiều lần khi có các cuộc tranh luận đúng sai giữa các thuyết mệnh lư khác nhau. Theo kinh nghiệm của người viết, khi bị đặt câu hỏi thường thường hai phe chống đối nhau đều đồng ư là sự khác biệt chỉ có thể giải quyết được bằng cách chứng nghiệm. Nhưng khi vào chi tiết, chứng nghiệm như thế nào th́ mọi sự đồng ư đều chấm dứt.
Sở dĩ có sự bất đồng ư về phương pháp chứng nghiệm là v́ giới mệnh lư và giới khoa học có một khác biệt hết sức cơ bản. Trong khoa học, chứng nghiệm là một công cuộc có phương pháp rơ rệt, với những quy luật được phát triển và đăi lọc lâu đời; những phe chống đối nhau đều hiểu điều đó. Ta có thể ví thủ tục chứng nghiệm khoa học như một môn thể thao có luật chơi rơ rệt. Người thua dù không phục đối phương cũng vẫn bị trọng tài chiếu theo các luật chơi đă định mà loại ra khỏi đấu trường. Mệnh lư v́ chưa từng đặt ra vấn đề đăi lọc một cách nghiêm chỉnh, nên chỉ bạ đâu đăi lọc đấy theo tiêu chuẩn cá nhân tùy hứng mà thôi.
Mà đă gọi là cá nhân tùy hứng th́ phải trở lại vấn đề “thánh nhân” đă nói đến ở phần trên bài này. Muốn thực ḷng chịu chứng nghiệm th́ phải dám có thái độ hồ nghi đối với những cái ḿnh học của người xưa. Nên c̣n giữ thái độ thần thánh hóa người xưa th́ có chứng nghiệm chăng nữa cũng chỉ là h́nh thức, bởi nếu kết quả chứng nghiệm không được như ư muốn th́ sẽ phải khống chế, biện hộ cho “thánh nhân”, vậy th́ làm sao đăi lọc cái sai được?
Cho là thoát được cửa ải “thánh nhân” (tức là chịu chấp nhận bác bỏ cái sai, ngay trường hợp đó là cái do người xưa truyền lại) th́ vẫn c̣n một cửa ải nữa, lần này là kỹ thuật. Thủ tục đăi lọc của khoa học vốn chẳng giản dị. Ngay cả các kỹ sư được huấn luyện 4 năm ở đại học, khi làm thí nghiệm đăi lọc giả thuyết c̣n gặp nhiều lúng túng, nói ǵ đến giới mệnh lư, tối thiểu trong hiện tại đa số thiên về nhân văn hơn kỹ thuật; làm sao có thể tin là có khả năng để tiến hành thủ tục đăi lọc một cách đúng đắn? (chú 2).
Giải thích như trên không phải là coi thường giới nghiên cứu mệnh lư, mà là tŕnh bày một thực trạng cần được điều chỉnh. Theo thiển ư, chỉ có cách điều chỉnh duy nhất là học hỏi nghiêm chỉnh phương pháp đăi lọc của khoa học, rồi tùy trường hợp mà áp dụng nó vào các ngành mệnh lư cho phù hợp. Người viết hiểu rằng chuyện này chỉ có thể xảy ra khi mệnh lư đă được chấp nhận là một khoa học, có lẽ phải vài mươi năm nữa.
Đề nghị 3: Đặt lại giá trị của mệnh lư
Trong làng mệnh lư có nhiều nhân vật, kể cả một số cao thủ, thật tâm cho rằng mệnh lư có khả năng tuyệt đối. Như trường hợp khoa tử vi chẳng hạn, một số không nhỏ người nghiên cứu cho rằng “cuộc đời được in trên lá số”, tức là lá số nói tương lai ra sao th́ sự thật phải diễn ra y hệt như vậy; họ bảo nếu sự thật xảy ra khác với lời đoán là v́ lấy lá số sai hoặc v́ ‘thầy’ tài nghệ c̣n kém mà thôi.
Sự thật là, có nhiều cặp sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ sinh và phái tính nên có cùng lá số tử vi mà đời sống khác nhau (thành tựu khác nhau, lập gia đ́nh khác năm, người đông con người ít con v.v…) Nhưng nếu đưa bằng cớ này ra, th́ ta thường được trả lời rằng các cặp sinh đôi phải luận theo công thức khác.
Chuyện những người không có liên hệ máu mủ có đời sống khác nhau mặc dù sinh cùng năm tháng ngày giờ cũng chẳng hiếm. Nếu ta đưa vấn đề này ra th́ thường được bảo rằng v́ ông A vẫn ở nơi sinh quán, trong khi ông B xuất ngoại nên đời sống dĩ nhiên phải khác v.v…
Tóm lược lại các luận điểm kể trên:
1. Lá số ra sao cuộc đời phải như vậy.
2. Sinh đôi cùng năm tháng ngày giờ và phái tính đời sống có thể khác.
3. Không liên hệ máu mủ, nhưng sinh cùng giờ cùng phái tính, hoàn cảnh khác nhau đời sống có thể khác.
Chỉ cần nh́n thoáng qua cũng thấy ngay là hai điểm 2 và 3 mâu thuẫn với điểm 1. Vậy mà có khá nhiều người nghiên cứu tử vi, tài tử cũng như chuyên nghiệp, tin cả 3 điểm; thế mới là kỳ.
Người viết cho rằng đây là một loại hiện tượng ‘lỗ hổng tâm lư’, tức tâm lư thiếu lô gích về một mặt đặc thù nào đó. Mỗi lỗ hổng tâm lư thường phải có một nguyên ủy sâu xa. Theo thiển ư, nguyên ủy sâu xa của hiện tượng lỗ hổng tâm lư đă kể là ngay từ lúc khởi đầu người ta đă lỡ cho mệnh lư một giá trị quá cao, nên về sau dù hoàn cảnh mâu thuẫn thế nào cũng phải biện hộ cho giá trị quá cao đó. (Loại hiện tượng tâm lư này không hiếm trong t́nh trường; như anh A mê cô B quá độ th́ dù cô B lầm lỗi đến bao nhiêu, anh A vẫn cố t́m lư lẽ để biện hộ cho cô cho bằng được.)
Muốn vượt thắng những lỗ hổng tâm lư loại này hoặc tương tự, chỉ có một cách, đó là áp dụng luận lư khoa học.
Một khi chấp thuận luận lư khoa học là tiêu chuẩn rồi, ta sẽ thấy nhu cầu bắt buộc là phải loại ngay các trường hợp mâu thuẫn. Và trong diễn tŕnh loại bỏ mâu thuẫn, người viết chắc chắn rằng một kết quả t́m được sẽ là: Mệnh lư không có tính tuyệt đối!
Có độc giả sẽ hỏi “Tại sao ông dám nói thế? Biết đâu đời này có số mệnh tuyệt đối th́ sao?” Xin trả lời rằng “mệnh lư” không phải là “số mệnh” mà là ngành học nhắm mục đích diễn tả số mệnh. “Mệnh lư” và “số mệnh” khác nhau như h́nh vẽ quả cam và quả cam vậy. Nên chuyện có số mệnh tuyệt đối hay không chẳng dính líu ǵ đến tính thiếu tuyệt đối của mệnh lư.
Từ cái nh́n toán học, giả như ta diễn tả “số mệnh” bằng một hàm số S, và liệt kê ra tất cả những yếu tố có thể là biến số th́ rất có thể năm tháng ngày giờ sinh là những biến số quan trọng nhất, như khoa Tử Vi chủ trương. Nhưng v́ không có quy luật nào bảo ta rằng năm tháng ngày giờ sinh là những biến số duy nhất, nên để đầy đủ ta kư hiệu hàm số S như sau:
S(năm, tháng, ngày, giờ, X1, X2, X3,…,Xn)
Tức là ngoài năm, tháng, ngày, giờ sinh ra, S rất có thể c̣n lệ thuộc vào n biến số mà ta kư hiệu là X1 đến Xn; và rất có thể thứ tự ra đời trong trường hợp sinh đôi và hoàn cảnh sống là hai trong những biến số đó (chú 3).
Điểm chính yếu là, thuyết cho rằng năm tháng ngày giờ sinh định 100% cuộc sống con người không thể đứng vững được khi so sánh với dữ kiện thực tế (anh em sinh đôi, hai người khác đời cùng lá số v.v…). Nghĩa là Tử Vi không thể đúng 100%, nên nó chỉ có giá trị xác xuất mà thôi. Mà đă công nhận tử vi chỉ có giá trị xác xuất th́ phải bác bỏ ngay thuyết cho rằng đời sống con người đă được in rành rành trên lá số.
Mặc dù trên đây chỉ nói đến khoa tử vi, ta có thể lư luận y hệt cho mọi ngành mệnh lư khác. Tóm lại, một khi chấp nhận luận lư khoa học th́ phải đặt lại giá trị của mệnh lư, cho nó một vị trí khiêm nhường hơn nhưng đúng đắn và hợp lư hơn.
Đề nghị 4: Chọn toán học làm ngôn ngữ của mệnh lư
Là người học mệnh lư từ sách vở, chúng ta phải nh́n nhận một thực tế là các sách giáo khoa mệnh lư thiếu tính cập nhật. Ngôn ngữ trong các sách này c̣n bị ám ảnh bởi cái sợ thiên nhiên, quỷ thần của người xưa nên có nhiều tính huyền học hơn là khoa học. Các phần đ̣i hỏi tính toán th́ xử dụng các phương pháp thô sơ đă lỗi thời của người xưa thay v́ các phép mới mẻ hơn, tiện lợi hơn mà toán học khám phá ra sau này. Nói chung là lạc hậu, đi sau thời đại quá xa. Khuyết điểm này cần phải được tu sửa điều chỉnh th́ mới mong một ngày nào đó mệnh lư có vị trí của một ngành khoa học.
Theo thiển ư, chỉ có một cách điều chỉnh hợp lư là xử dụng ngôn ngữ của khoa học, tức là diễn tả mệnh lư bằng toán học. Đây chính là ngôn ngữ mà người viết đă chọn lựa khi viết loại bài này cũng như các đề tài khác liên quan đến mệnh lư.
Tại sao chọn toán học làm ngôn ngữ để diễn tả mệnh lư? Thưa, v́ toán học là một ngôn ngữ chính xác, và lịch sử khoa học đă chứng minh là nó hết sức hữu hiệu trong việc truyền đạt ư tưởng xuyên qua nhiều thế hệ. Nhờ toán học, người đời nay có thể đọc các sách khoa học viết từ mấy trăm, thậm chí cả ngàn năm trước mà không sợ hiểu lầm như trường hợp chúng ta đọc các sách mệnh lư cổ xưa (viết bằng chữ Hán cổ, với một số từ mà ngay người Trung Hoa thời nay cũng chẳng hiểu nghĩa ǵ). Hơn nữa, toán học lại là một khí cụ rất tiện lợi cho sự suy diễn khoa học, giúp ta có thể t́m ra những kết quả mới từ kiến thức cũ, điểm này lịch sử có dẫy đầy chứng minh thiết tưởng chẳng cần viết ra dài ḍng làm ǵ.
Nhưng lựa chọn toán học th́ phải tuân theo đ̣i hỏi chính xác của toán học. V́ đ̣i hỏi chính xác, toán học có quy luật tŕnh bày riêng của nó. Khi mở một quyển giáo khoa vật lư dạy thuyết Tương Đối chẳng hạn, ta thấy cốt tủy những điều được giảng dạy là suy luận hiện đại, và nếu so sánh ta sẽ thấy khá nhiều khác biệt so với những ǵ Einstein đă viết ngày xưa, mặc dù Einstein là người khám phá ra thuyết tương đối. Ấy bởi v́ ngay cả thuyết tương đối cũng không dừng lại với Einstein, mà đă được liên tục khai triển, mở rộng, điều chỉnh bởi các thế hệ đi sau ông để thành kiến thức cập nhật.
Đây chính là phương cách mà người viết đă chọn để tŕnh bày vấn đề, tức là xử dụng lư luận cập nhật nhất, khoa học nhất, hiện đại nhất, thay v́ lập lại những ǵ người xưa đă viết. Các độc giả đă quen với lối tŕnh bày của các sách mệnh lư cổ có thể thấy hơi khó chịu, nhưng người viết tin rằng lần hồi ngay cả các độc giả này cũng thấy cái ưu điểm của lối tŕnh bày vấn đề bằng ngôn ngữ của khoa học. Riêng các độc giả thuộc thế hệ trẻ hoặc được huấn luyện trong môi trường kỹ thuật th́ chắc chắn sẽ thấy lối tŕnh bày này dễ hiểu hơn các sách mệnh lư cổ rất nhiều.
Dĩ nhiên đời này không có ǵ hoàn hảo. Ngôn ngữ toán học có ưu điểm là chính xác, dễ truyền đạt ư tưởng; nhưng nó cũng là một ngôn ngữ rất nhàm chán so với tiêu chuẩn thường ngày của chúng ta. Cũng dễ hiểu, v́ khoa học chẳng phải là chỗ dụng vơ của thi phú, văn chương.
CHÚ THÍCH
(1) Đây chính là diễn tŕnh dẫn đến hai thuyết tương đối của Einstein cũng như thuyết vật lư lượng tử. Trước khi có hai thuyết tương đối của Einstein, các khoa học gia đă có một số kết quả thí nghiệm không giải thích được bằng vật lư Newton. Trước khi có vật lư lượng tử, các khoa học gia đă có một số kết quả thí nghiệm không thể giải thích được bằng vật lư cổ điển.
(2) Xét cách đăi lọc mà ta hay thấy trong làng Tử Vi chẳng hạn. Ông thầy tin cách X là “đại phú”, gặp khách hàng có cách X mà không giàu sụ ông vẫn có vài cách biện hộ, như “chắc là giờ lấy sai” hoặc “đây là ngoại lệ hiếm hoi v́…” v.v… Kết quả là với ông thầy, cách X vẫn là cách “đại phú”; tức là tưởng đăi lọc mà chẳng có đăi lọc ǵ cả.
(3) Nhiều trường phái Tử Vi cho rằng hoàn cảnh đă nằm trong lá số, tức là bao hàm trong năm tháng ngày giờ sinh; nhưng đây chỉ là một niềm tin, nên cũng rất có thể hoàn cảnh sống cũng là một biến số nằm ngoài lá số tử vi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaiha2006 Hội viên
Đă tham gia: 19 June 2006 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 33
|
Msg 117 of 300: Đă gửi: 14 December 2006 lúc 9:52pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa chú VDTT,
Trường hợp này là Đồng Cự tại Sửu gặp Tuần. Đồng Cự hóa Quyền Kỵ. Như chú đă nêu ở bài trên, Tuần phá vỡ cách cục trong cung này, và do đó Đồng Cự liệu c̣n hóa được không? (và điều này c̣n hệ lụy nữa là nếu không hóa được, th́ cũng không chiếu cho cung khác được ). Tuy nhiên, nếu nh́n nhận Đồng Cự hăm, và Tuần ở đây có tác dụng rất tốt là làm cho hai chính tinh này sáng ra, th́ Quyền tại sao lại mất lực v́ Tuần được, nếu xét Tuần làm thay đổi gốc của H.Quyền? Trên thực tế uy bị mất phải chăng c̣n do cung Nô quá mạnh, Tử vi tại Ngọ?
Gần liên quan đến vần đề này, cháu nhận thấy cách Đồng Âm tại Ngọ, Bính Mậu uy chấn biên cương, ngoài ảnh hưởng của Quyền Lộc, c̣n phải kể đến vai tṛ đặc biệt quan trọng của Ḱnh dương Bính Mậu tại Ngọ đúng không ạ?
- Cháu thấy mấy lời ở trên của Zero O là hợp lư. Tuy nhiên, với một số nội dung cần làm sáng tỏ, th́ thiết nghĩ vẫn cần làm sáng tỏ, một v́ đơn giản đó là sự thật, hai v́ mục đích học thuật mà thôi.
Cảm ơn chú VDTT,
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 118 of 300: Đă gửi: 15 December 2006 lúc 9:53am | Đă lưu IP
|
|
|
V̀ ĐÂU TÔI DÁM NÓI THUYẾT CỦA ÔNG TẠ PHỒN TRỊ KHOA HỌC HƠN CÁC THUYẾT KHÁC?
Nếu một độc giả nào đó có duyên gặp quyển "Chu dịch dữ Tử Vi đẩu số" (Chu Dịch và Tử Vi) của ông Tạ Phồn Trị (1) rồi mở ra đọc, có lẽ sẽ chẳng thấy sách này có chút khoa học tính nào cả. Ấy bởi v́ trong sách ấy ông Trị vẫn dùng loại ngôn ngữ huyền hoặc như các sách mệnh lư cũ, và loại lư luận tùy hứng, hễ kẹt là mượn một câu nào đó của thánh nhân, phán ra bắt độc giả chấp nhận như chân lư.
Vậy th́ tại sao tôi lại dám nói rằng thuyết của ông Trị hiện có khoa học tính cao nhất trong tất cả các thuyết được lưu hành?
Nguyên là tôi may mắn được hoàn cảnh cho phép cắp sách đến trường nhiều năm nên học được cách áp dụng "phương pháp khoa học" (2). Nhờ phương pháp này tôi có thể dùng tiêu chuẩn khoa học để làm việc đăi lọc khi đọc sách, nói theo tiếng lóng là việc "nhặt sạn" để gạn bỏ đi cái sai trái hoặc tầm thường hầu nh́n ra cái tinh hoa tuyệt học ẩn trong những công tŕnh thoạt xét qua tưởng là không có ǵ cả.
Cần nói rằng tôi áp dụng phương pháp khoa học không chỉ với sách của ông Trị mà với tất cả các sách Tử Vi khác, như bộ "Tử Vi Đẩu Số Tân Biên" của ông Vân Đằng Thái Thứ Lang, "Tử Vi chỉ nam" của ông Song An Đỗ Văn Lưu, "Tử Vi áo bí" của ông Hà Lạc Dă Phu, "Tử Vi nghiệm lư" của ông Thiên Lương, như phái "huyền không tứ hóa" của ông Chính Huyền Sơn Nhân, phái tạm gọi là "âm dương" (3) của ông Liễu Vô cư sĩ, phái Trung Châu (4) do ông Vương Đ́nh Chi đại diện, phái "Nhất Diệp Tri Thu" (5) do ông Phan Tử Ngư đại diện, gần đây hơn là sách của các ông Trịnh Mục Đức (phái Hoa Sơn), Trương Thanh Uyên (có vẻ là một chi của Trung Châu phái) v.v...
Kết quả việc đăi lọc sơ khởi của tôi là mỗi sách, mỗi phái đều có một vài tinh hoa mà người nghiên cứu khoa học nên chú ư; nhưng chỉ có ông Liễu Vô cư sĩ và ông Tạ Phồn Trị là có hy vọng thỏa đ̣i hỏi của khoa học hiện đại.(Chú ư tại chỗ: Sách không thỏa đ̣i hỏi của khoa học không có nghĩa là sách không hay, chỉ là ta khó chuyển nó sang ngôn ngữ của khoa học, thế thôi).
So sánh riêng hai ông Liễu Vô cư sĩ và Tạ Phồn Trị th́ rơ là hai thái cực. Ông Liễu Vô cư sĩ ra rất nhiều sách mệnh lư (trên 20 quyển là ít, có lẽ khi bài này được viết đă trên 40), ông Tạ Phồn Trị th́ cho đến khi tôi rời Đài Loan năm 2001 chỉ có đúng một quyển là "Dịch kinh dữ tử vi đẩu số" thôi. Suy tư của ông Liễu Vô cư sĩ đă được nhiều người trong giới trí thức khoa bảng của Đài Loan chấp nhận và viết sách xiển dương phát triển thêm, có thể nói rằng ông đă trở thành sư tổ của một môn phái mới ở Đài Loan; c̣n ông Tạ Phồn Trị có vẻ là một ẩn sĩ (theo lời tựa th́ sách của ông được viết ở Los Angeles, California, Hoa Kỳ; không phải ở Đài Loan), sách không phổ biến nhiều, xác xuất được đời biết đến phải coi là không đáng kể, bảo là phường vô danh tiểu tốt cũng chẳng phải quá lời. Về cách viết th́ ông Liễu Vô cư sĩ rất rành mạch khúc chiết, lập luận phù hợp khoa học hiện đại; c̣n ông Trị th́ viết theo lối xưa, tức là hay "phán" ra những câu có tính kết luận mà thiếu dẫn chứng và bắt người đọc chấp nhận.
Tôi nh́n nhận là trên h́nh thức thuyết của ông Liễu Vô cư sĩ có vẻ hoàn toàn phù hợp khoa học hiện đại, nhưng có một điểm khiến tôi lo ngại là thuyết này bắt ta phải bỏ gần như phân nửa cái nền tảng cũ của Tử Vi (bỏ gần hết các sao). Suy nghĩ của tôi là người xưa có thể sai lầm, nhưng xác xuất để họ sai lầm ghê gớm đến độ như vậy mà khoa Tử Vi vẫn tồn tại đến ngày nay tôi nghĩ là nhỏ lắm.
Lại nghĩ thêm, lần hồi tôi cho rằng tôi đă t́m ra cái thiếu sót nếu không muốn gọi là sai lầm trong cơ sở tư duy của ông Liễu Vô cư sĩ.
(c̣n tiếp)
CHÚ THÍCH
(1) Trước v́ sách này thất lạc, tôi nhớ mang máng tên là "Dịch kinh dữ tử vi đẩu số", sau may mắn t́m lại được, mới biết tên đúng là "Chu dịch dữ tử vi đẩu số".
(2) Phương pháp khoa học là ǵ th́ các sách giáo khoa đă nói nhiều, ở đây xin không nhắc lại.
(3) Ông Liễu Vô cư sĩ chủ trương loại bỏ tất cả mọi ảnh hưởng dính líu đến ngũ hành, kể cả sao Lộc Tồn. Phái của ông chỉ giữ chính tinh, tứ hóa, lục cát và lục sát.
(4) Tôi cho rằng phái này có cùng gốc với Tử Vi Việt Nam.
(5) Phái Nhất Diệp tri thu phối hợp thêm Thất Chính tứ dư vào Tử Vi, cách xem hết sức phức tạp.
Sửa lại bởi VDTT : 15 December 2006 lúc 10:48am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Phaquan70 Hội viên
Đă tham gia: 05 April 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 119 of 300: Đă gửi: 15 December 2006 lúc 9:47pm | Đă lưu IP
|
|
|
Lư thuyết cuối cùng đều đo bằng thực tiễn . V́ tôi đứng chữ Canh, nên cũng quan tâm đến các loại đàn ông đàn bà đứng chữ Canh, và cũng có dịp gặp một số vị xem tử vi .Tất thảy đều cho thấy Thiên Đồng đi với Hóa Khoa.Có thế đó chỉ là ngoại lệ .Song nếu một lư luận nào là chân lư, th́ phải tuyệt đối đúng, chừng nào c̣n có ngọai lệ, đó chưa là chân lư .Tôi- và chắc chắn c̣n rât nhiều người khác- vẫn tin chắc Thiên Đồng đi với Hóa khoa cho tuổi Canh ,từ trải nghiêm thực tế .Nếu thay Khoa bằng Kỵ ,kết quả hẳn đă phải lộn nhào ,chứ đâu có được như thực tế .
Chỉ là đôi ḍng ư kiến,tuyệt không có ư phê phán !
__________________ " Xă hội có thể rộng lượng với tội phạm,
chứ không với người mơ mộng"
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 120 of 300: Đă gửi: 15 December 2006 lúc 10:24pm | Đă lưu IP
|
|
|
Anh Phaquan70 thân,
Cám ơn sự góp ư của anh. Nay xin trả lời.
Anh bảo tôi theo thực nghiệm th́ Thiên Đồng hóa Khoa đúng, trước anh cũng nhiều người bảo tôi như thế. Nhưng lại có nhiều người khác bảo tôi Thái Âm đúng. Và dĩ nhiên cả hai bên đều bảo rằng ḿnh có bằng cớ thực tiễn.
Ông Vương Đ́nh Chi, đầu tàu của tử vi Hồng Kông, th́ bảo theo kinh nghiệm tích lũy nhiều đời của phái Trung Châu của ông (chắc chắn nhiều hơn kinh nghiệm của vài ba người) th́ can Canh Thiên Phủ hóa Khoa mới đúng.
C̣n hóa Kỵ. Chúng ta đang tranh luận Đồng hay Âm, nhưng một trong những người coi số nhiều nhất ở Đài Loan là ông Phan Tử Ngư (xem từ năm mười mấy tuổi, nay đă trên 70, h́nh như đă coi mấy chục ngàn lá số). Ông Phan bảo rằng theo kinh nghiệm của ông th́ can Canh Thiên Tướng hóa Kỵ là đúng hơn cả.
Vậy là thế nào? Can Canh sao nào hóa Khoa, sao nào hóa Kỵ, nếu dựa vào kinh nghiệm th́ theo ai đây?
Tôi cốt đưa vấn đề có thực trên đây cốt để nói rằng "thực tiễn" không thể đo bằng một lá số, ngay cả lá số của bản thân ḿnh, hay ư kiến năm bảy ông thầy bói ḿnh gặp, mà phải đo bằng số lượng thống kê, mà lại phải thống kê có phương pháp nữa (chưa chắc ông Phan thỏa điều kiện đó).
Xét trên cơ sở khoa học th́ Tử Vi không thể nào hoàn toàn chính xác (quá nhiều người cùng lá số). Chẳng phải lá số Tử Vi thế nào chắc chắn cuộc đời phải vậy, nên rất có khả năng là các lá số ta xử dụng để chọn trường phái không phản ảnh cái lư của khoa Tử Vi.
Nói cách khác cái lư ẩn tàng trong khoa Tử Vi (kể cả tính thực nghiệm của nó) chỉ có thể được phản ảnh bằng số nhiều, không phải một hai lá số can Canh, không phải ngay cả mấy chục lá số can Canh.
Trở lại vấn đề tôi đă đưa ra, tôi cho rằng trong hiện tại chưa có ai (dĩ nhiên kể cả tôi) có kết quả thực nghiệm về bất cứ một cách cục nào của Tử Vi (kể cả trường hợp hợp can Canh) mà thỏa tiêu chuẩn bất định của khoa thống kê.
Nên tôi đề nghị hiện cứ nhà ai nấy ở, đừng vội nói rằng ḿnh có bằng cớ thực tiễn bởi cá nhân th́ dễ có ai có nhiều bằng cớ bằng ông Phan Tử Ngư, tông phái th́ dễ có ai nhiều bằng cớ bằng Trung Châu phái Hồng Kông (chiếm hết cả Hoa Nam); vậy mà theo tiêu chuẩn khoa học th́ chẳng có ǵ chắc chắn là ông Phan hoặc Trung Châu phái đúng.
Chính v́ kết quả thực nghiệm vẫn chỉ dẫn đến kết luận là nhà ai nấy ở mà tôi đề nghị thêm là chúng ta tạm dùng lư; và nếu dùng lư th́ tôi chưa thấy thuyết nào có tính khoa học bằng thuyết của ông Trị.
Đó là hiện trạng. Dĩ nhiên ngày mai có thể đổi thay, bởi khoa học không bao giờ dừng chân một chỗ.
Vài ḍng đóng góp.
T.B. Vấn đề kiểm nghiệm khoa Tử Vi bằng lá số thật mà thỏa tiêu chuẩn khoa học không giản dị như ta tưởng. Xưa có ông Carl Jung (một trong ba cột trụ của phân tâm học) đă thử làm một cuộc thí nghiệm cho khoa chiêm tinh tây phương. Chỉ cốt kiểm soát có một cách duy nhất thôi (ảnh hưởng của mặt trăng trong t́nh cảm trai gái) mà ông thu thập đến mấy ngàn lá số, tưởng là có kết luận, cuối cùng vẫn chẳng dám kết luận ǵ cả. Đây là chuyện hoàn toàn có thật trong lịch sử của khoa tâm lư, không phải truyền thuyết. Các độc giả hồ nghi có thể t́m thấy tài liệu trên internet.
Thực tế của khoa học là như thế. Thường là tích thiểu thành đại, ngoài trừ những trường hợp đột phá hiếm hoi, kết quả thường xảy ra rất chậm. Ngay giờ phút này có hàng mấy chục ngàn tiến sĩ đang vùi đầu nghiên cứu khoa học, và họ đă luôn luôn làm như vậy suốt mấy mươi năm qua, mà khoa học (không phải kỹ thuật) vẫn chẳng có tiến bộ ǵ đáng kể. Đó là một sự thật đáng cho chúng ta suy ngẫm.
Suy vấn đề bằng cảm tính hoặc trực giác th́ không nói làm ǵ (và biết đâu có thể là phương pháp ưu việt hơn hết), nhưng nếu chúng ta muốn khảo sát Tử Vi bằng phương pháp khoa học th́ phải nhận định vấn đề cẩn thận theo đúng tiêu chuẩn khoa học (trong trường hợp này là khoa thống kê) kẻo bằng cớ chúng ta đưa ra chẳng thuyết phục được ai mà chỉ khiến giới khoa học ph́ cười.
Sửa lại bởi VDTT : 16 December 2006 lúc 8:48am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|