Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 321 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TÁO QUÂN Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 1 of 13: Đă gửi: 17 February 2007 lúc 4:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

             NGÀY XUÂN NÓI CHUYỆN TÁO QUÂN
                     TĐ NGUYỄN VIỆT NHO


Táo Quân là từ Hán Việt, tiếng dân gian là Vua Táo hay Ông Táo. Nếu hiểu theo lối chữ sao hiểu vậy của thể loại văn chương thông thường th́ nghe rất là lủng củng, chẳng giống ai cả… Nhưng thực ra môn việt học trong văn hóa Việt, có hai nhánh: Nhánh Văn Chương và nhánh Văn Hóa và chuyện Táo Quân nằm trong thể loại Văn Hóa, dưới dạng của Huyền Thoại, thuộc thể văn Ngôn Bất Ngôn nên muốn hiểu ư nghĩa của huyền thoại nầy ta phải đi theo lối dẫn của văn hóa tức l à lối của Dịch lư, là nên xem lời như lời tạm dụng, ngh ĩa là phải : “Bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ư, rồi bỏ ư lấy Đạo”. Nói thế cũng có nghĩa là: chuyện Táo Quân là Huyền Thoại (là chuyện kể hàm chứa bên trong những điều huyền nhiệm cần phải moi t́m. Nguyên nghĩa của Huyền là dấu kín, khép lại và thoại là chuyện kể. Cái hay ở đây của huyền thoại là chuyện kể chứ không là chuyện viết, chuyện được in ấn thành sách, bởi kể th́ tiếng nói sẽ bay đi, c̣n viết th́ chữ nghĩa măi c̣n lưu tồn mà huyền thoại cần quên lời, quên chữ mà quan trọng là Ư và Đạo “Bỏ lời lấy ư, bỏ ư lấy Đạo” nên lối văn hóa huyền thoại của ḍng Việt là lối độc nhất vô nhị của nhân loại nhằm h́nh thành Đạo Dịch (Kinh Dịch) và để dẫn lối vào nó nghĩa là để dẫn vào Triết Học và Đạo Học”.
Sau khi xác định như vậy, bài viết sau khi thuật chuyện Táo Quân, sẽ phân tích, t́m nghĩa của các ẩn tự, ẩn số… để rồi chỉ ra Triết lư và Đạo lư hàm chứa trong chuyện Táo Quân và để dễ theo giơi, tôi sẽ tŕnh bày bài viết qua các tiết mục :

I.     Chuyện Táo Việt:
II.     Chuyện Táo Tàu
III.     Ư Nghĩa Táo Việt Hiểu Qua Dịch Lư
IV.     Ư Nghĩa Táo Tàu Qua Dịch Lư
V.     Bài Học Rút Ra Từ Huyền Thoại Táo Quân
VI.     Kết Luận

I.     Chuyện Táo Việt:

Khác với mọi gia đ́nh ở thế gian, gia đ́nh nhà Táo rất đơn gọn nhưng lại nhiều rắc rối: Nhà Táo không con, cũng chẳng thấy có cha mẹ, ông bà… , cũng không tuân theo bộ luật gia đ́nh của bà Ngô Đ́nh Nhu hay theo Tây phương ngày nay là một vợ một chồng mà gia đ́nh nhà Táo có hai chồng một vợ, hai ông một bà, như câu ca dao cổ đề cập:
“Thế gian một vợ một chồng
Không như nhà Táo hai ông một Bà”
Huyền thoại Táo Việt đại khái thế nầy: “Ngày xưa có một gia đ́nh nọ không có con, người chồng tên là Trọng Cao, vợ là Thị Nhi, sống rất mực thương yêu nhau, nhưng ngặt nỗi quá nghèo, nghèo đến nỗi không thể đủ cơm ăn cho dù cả hai cố sức ṃ cua bắt cá để đổi gạo qua ngày… Một hôm người chồng nói với vợ ḿnh lời chia tay để tha phương cầu thực và hứa năm sau sẽ về nhưng năm lại năm trôi đi, bóng chồng chẳng thấy, người vợ v́ không c̣n cách nào để sống đành ưng thuận về làm vợ một người đàn ông khác…
Nói về người chồng Trọng Cao sau khi từ giă Thị Nhi những tưởng sẽ sớm kím được một tiền để về cùng vợ, nào ngờ làm cũng chẳng đủ nuôi thân đành phải đi xin ăn độ nhựt. Một hôm Trọng Cao bước vào nhà kia để xin không ngờ lại gặp Thị Nhi vợ ḿnh… hai người vừa mừng vừa tủi, kể lể những ngày tháng xa nhau… Cũng vừa khi đó anh chồng mới trở về, Thị Nhi bảo với Trọng Cao tạm trốn và kể tự sự cho người chồng mới nghe rồi nhảy vào lửa tự tử v́ qúa khó xủ trược sự t́nh nầy. Anh chồng mới qúa bất ngờ cũng nhảy theo vào toan cứu, Trọng Cao, người chồng cũ, cũng vội vàng rời chỗ núp mà nhảy theo vào… Ngọn lửa lớn đă khiến ba người phải chết chùm…
Khi hồn ĺa xác, hồn hai người chồng của Thị Nhi đều một mực đ̣i quyền làm chồng Thi Nhi mà chẳng ai chịu nhường cho ai…”
Sự việc được đưa đến Ngọc Hoàng để nhờ phân xử, Ông Trời thấy rằng cả hai bên đều có lư và đều nhất mực thương Thị Nhi, nên chẳng biết phải phân xử thế nào đành tạm gác vụ kiện… Và rồi, năm nào cũng như năm nào nhà Trời cứ hẹn măi sẽ phân xử vào năm sau, thế nên gia đ́nh nhà Táo cứ c̣n giữ nguyên “hai ông một bà” và hằng năm cứ nhằm vào ngày 23 âm lịch nhà Táo lại mang sự rắc rối nầy lên trời mà nhờ phân xử… và v́ đường lên trời xa xuôi vời vợi nên Táo phải nhờ cá chép hóa long (cá hóa rồng) làm phương tiện để đi… Bởi thế, trong ngày cúng Ông Táo 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm Lịch) có tục lệ cúng cá chép là vậy!


(C̣n tiếp)
________

"Tâm thức Việt đang đơm bông kết trái
Đem Rồng Tiên để viết lại sách kinh"
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 2 of 13: Đă gửi: 18 February 2007 lúc 10:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

II.     Chuyện Táo Tàu:

Tuy người Hán và người Việt đều thờ Vua Bếp hay Táo Quân nhưng quan niệm về ông nầy của hai tộc dân khác xa nhau. Quan niệm về Táo ta, hiểu qua lời sao nghĩa vậy, th́ xem chừng có lắm điều nghịch nhĩ, thiếu tính hiện thực ở trên đời. C̣n chuyện Táo Tàu th́ rơ là thuân tai hơn, bởi Táo Tàu chỉ có một ông chứ không là “một tổ hợp ba thành phần gồm hai ông một bà” như ta.
Chuyện Táo Tàu đại khái thế nầy:
Táo Tàu nguyên khởi có tên là Trương Đan tự là Trương Tử Quách, có người vợ con nhà gia giáo, rất mực thương chồng, nhưng anh ta không biết qúi cái ḿnh đang có mà mơ ṃng của lạ, bồ nhí… nên đă bỏ bê vợ nhà và bị trời phạt mù hai mắt phải đi ăn xin và cuối cùng cô bồ nhí của anh ta cũng bỏ anh mà ra đi…
Hôm nọ, trong một lần xin ăn, anh gặp lại vợ cũ, bà nhận ra ông và ân cần tiếp đón, khiến ông rất ân hận về những việc làm trong qúa khứ của ông. Ông khóc lóc rất đỗi thảm thương và khi nước mắt càng tuông trào th́ mắt ông càng sáng ra… Và khi mắt càng sáng th́ ông càng ân hận, xấu hổ với người vợ và với chính ḿnh… Trong phút bốc đồng ông đă nhảy vào lửa để tự kết liễu đời ḿnh… Trương Đan chết thân biến thành tro, nhưng hai cẳng vẫn c̣n sau nầy hai cẳng biến thành đôi que khều than …
Chuyện về Táo, cả Táo Tàu cũng như Táo Việt, mỗi người, mỗi đời lời kể có khác nhưng chung cục th́ cái điều then chốt vẫn không đổi thay đó là Táo Việt gồm hai ông một bà và Táo Tàu th́ chỉ có một chàng đực rựa mất nết, hư thân… Và chính cái căn bản khác biệt nầy là điều vô cùng quan trọng nếu đọc chúng không bằng nhánh văn chương mà với cái nhánh văn hóa…
Phần kế dưới ta sẽ xét hai câu chuyện Táo dưới quan điểm Văn Hóa nói khác đi là dưới lăng kính của Dịch Lư:
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
CBreeze
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 31 January 2007
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 40
Msg 3 of 13: Đă gửi: 19 February 2007 lúc 10:35am | Đă lưu IP Trích dẫn CBreeze

Thưa bác,

Chắc bác sẽ nói ngày 23 đưa ông táo th́ trên là quẻ Càn, dưới là quẻ Khảm như số 23 nếu viết theo hệ nhị phân (con cá lên trời ).  C̣n 30 đưa Ông Táo trở về th́ viết theo hệ nhị phân là Đ̣ai trên, Tốn dưới.  Nói về h́nh tượng th́ Quẻ Đ̣ai th́ giống tượng cái bếp nh́n nghiêng và bên dưới là gió (giống như hồi xưa cháu nhóm củi th́ phải quạt quạt ở dưới cho lửa nhóm ở trên).  Và Quẻ Đ̣ai có hai gạch Dương, một gạch Âm th́ đúng là hai ông một bà. 

 

 

Quay trở về đầu Xem CBreeze's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi CBreeze
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 4 of 13: Đă gửi: 20 February 2007 lúc 12:08am | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

CBreeze thân,

1) Hỏi tức là đă trả lời! Qua câu hỏi cho thấy rằng giờ CBreeze đă rành ba hệ số toán học rồi đó. Nh́n như thế cũng là một cách nh́n. Con 30 là Trạch phong Đại Quá. Nghĩa của Đại Quá các nhà học Dịch xưa giảng rất lủng ca lủng củng, qua tượng ta thấy thế nầy: Con Trạch nằm ngoài là "một bà hai ông" và và Phong nội quái là "hai ông một bà" chung qui cũng là cấu trúc hai dương một âm mà cấu trúc tam tính (hai dương một âm)nầy là cấu trúc căn bản của mọi vật thể và sự thể nên vô cùng tốt đẹp (nghĩa của Trạch ngoại quái) và vô củng thuận hợp (nghĩa của Phong nội quái)
2) Cá hóa Rồng nh́n dưới một khía cạnh khác: Cá là có tượng từ con Khảm (một nét dương nằm giữa hai nét âm) Rồng có tượng của con Tốn (hai vạch dương nằm trên như h́nh con rắn, rồng hay loài ḅ sát ḅ trên đất mềm, đất śnh là con âm khôn dưới cùng... Cá hóa rông phải ba lần vượt vũ môn là từ Khảm sang Tốn phải ba lần tiệm tiến của các hào để Khảm mới thành Tốn!
Xin đọc thêm bài viết về cấu trúc Ông Táo Việt mới vừa post lên
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 5 of 13: Đă gửi: 20 February 2007 lúc 12:10am | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

III.     Ư Nghĩa Táo Việt Hiểu Qua Dịch Lư

1. T́m Hiểu Cấu Trúc Ông Táo
Hiểu qua lăng kính Dịch Lư là xem chuyện kể như là một huyền thoại, cũng có nghĩa là phải khảo sát nó qua các huyền tự và huyền số chứa trong nó để đạt được Ư và Đạo mà huyền thoại tự nó hiển hiện ra …
Các huyền tự và huyền số chứa trong chuyện Táo Việt là:
* Huyền Tự Trong Huyền Thoại Táo Việt:
_ Tên người vợ là Thị Nhi. Thị có hai nghĩa: 1) là thị tộc: tộc dân theo mẫu hệ, con lấy họ mẹ thay v́ lấy họ cha. 2) Thị là tên của một loại trái cây khi chín có màu vàng (màu của hành Thổ, là của đất, của mẹ); trái thị có mùi thơm rất dễ chịu và rất quyến rũ, trong chuyện Tấm Cám cũng có đề cập giống cây trái nầy. Chung qui “Thị Nhi” cũng là cao trọng, qúi giá chẳng khác ǵ đực rựa “Cao Trọng”… Qua hai huyền tự nầy gợi ngầm ư cho ta biết là trong văn hóa Việt không có chuyện kỳ thị nam nữ trong Đạo Lư Việt.
_ Tên người chồng là “Trọng Cao”: Trọng Cao là trọng điều cao qúi cũng có nghĩa là cao trọng. Cái ǵ cao trọng ? Cái Đạo Cao Trọng do cấu trúc gia đ́nh nhà Táo 3 người. “Đạo” nầy tự nó sẽ hiển lộ như chính nó qua chính con huyền số 3 gồm hai dương (ông), một âm (bà)
* Huyền Số Trong Huyền Thoại Táo việt
Các huyền số là 2 (hai ông), 1 (một bà) và 3 (ba người để h́nh thành Vua Táo) và thêm con 2/3 (hai Ông (dương) trong tổng số ba người.)
Như đă nhiều lần đề cập, muốn hiểu ư con huyền số ta phải đổi con số nằm dưới dạng thập phân nầy sang hệ lư số hay Dịch số: Con 3 là 011 (nhị phân) và là con Dịch số Tốn của hệ Bát Quái. Con Tốn có hai nét dương nằm trên một nét âm (nên huyền thoại Táo nói là 2 ông 1 bà trong 1 gia đ́nh nhà táo, gợi ư từ con huyền số 3 Tốn có hai 2 hào dương và một hào âm
_ Cơ cấu “Ông Táo Việt” chỉ ra Tam Tính”: Đó là tính sáng suốt, tính dũng mănh (hai tính dương nầy gọi là hai ông) và tính thương yêu (âm tính gọi là một bà). Ba tính nầy có trong mọi sự, ở khắp mọi nơi… Thiên Chúa Giáo gọi là Ba Ngôi Chúa hay Chúa Ba Ngôi: 1) là sự sáng (Ngôi Cha: hiểu được qua phép làm dấu thánh tay chỉ đầu), 2) t́nh thương Ngôi Con, tay chỉ tim. 3) Ư chí, đảm lực hay sự gánh vác (tay chỉ hai vai) và Phật Giáo gọi là Phật Tam Thể hay Phật Tự Tánh; đó là: Đức Bi, Đức Trí và Đức Dũng … Đây là cấu trúc “ắt có và đủ” của Đạo vậy.
_ Cơ cấu Ông Táo Việt chỉ ra Nguồn nước cam lồ Việt Tỉnh: Cấu trúc “hai ông” trong tổng số “ba người” sẽ h́nh thành tỉ số 2/3: Đây là cấu trúc “vài ba” trong nghệ thuật và trong văn hóa Việt. Con Huyền số 2/3 viết ra lư số sẽ là con Thủy Phong Tỉnh (Con 2 là 010 của nhị phân và là con Khảm của Dịch; con 3 là 011 (nhị phân tượng h́nh hai nọc một ṇng), lư số là con Tốn, gồm hai nét dương nằm trên một nét âm: Tốn tức là Phong). Tỉnh có nghĩa là cái giếng, gọi là giếng Việt hay Việt Tỉnh, là nguồn sống tâm linh hay Triết lư và Đạo Lư Việt (Xem: Các Chiều Hướng văn Hóa trong Văn Hóa Cổ Việt của TĐ Nguyễn Việt Nho). Chính cái “Hai Ông một Bà” hay cấu trúc 2/3 là cái xương sống của nền Triết Việt và Đạo Việt. Cái hay ở đây là rất ăn khớp với lời dạy của Nữ Thần Mộc (tức tổ Mẫu ḍng Việt ) qua Huyền ngôn truyền tộc: “Nữ thần Mộc dạy con Bàng con Bộc làm nhà chữ Đinh” (Thần Mộc: Mộc là Phong (Tốn), là con 3; con Bàng con Bộc là 2 ḍng con: Bàng là ḍng Hồng Bàng, Bộc là Bọc, tức bọc 100 trứng của Mẹ Âu Cơ; làm nhà chữ Đinh tức đặt con 2 số chẵn (ngẫu) trên con số lẻ 3 (cơ) như là đặt nét hoành nằm ngang trên nét tung nằm dọc của chữ Đinh), khác hẳn với con tham lưỡng 3/2 là Phong Thủy Hoán như Tàu mang nặng tính Duy Dương hơn… (Các Chiều Hướng Văn Hóa: Văn Hóa Cổ Việt).
Nh́n vào cấu trúc con Tốn và cấu trúc con 2/3 Thủy Phong Tỉnh, ta thấy trong cấu trúc nầy các số cơ ngẫu (chẵn lẻ), Càn Khôn phối hợp trong một cặp mang nghĩa trong âm có dương, trong Dương có Âm; âm dương ḥa hợp mà không mang tính đơn duy của Duy Thần hay Duy Vật… phù hợp với điều Triết gia LM Lương Kim Định chỉ ra bằng con số rằng: các nền văn hóa Duy Thần là con 1, Duy Vật là con 4 con của Nho gia là 2/3, chẵn lẻ kết hợp nói lên rằng nó không mang tính đơn duy mà tính chu tri…
Nói về giá trị của Dịch, Khổng Tử viết: “Ước ao sống thêm để học Dịch cho bớt sai lầm” theo thôi th́ học cái cấu trúc gia đ́nh Táo quân hay cấu trúc Hai Ông Một Bà mang tính triết học và Đạo học nầy cũng sẽ giúp ta bớt được nhiều sai lầm, sẽ được đề cập ở phần “Ứng Dụng” viết bên dưới:

2. Ứng Dụng Của Cơ Cấu Ông Táo Việt

* Ứng Dụng Vào Tôn Giáo:
Một tôn giáo được gọi là chánh giáo phải hội đủ ba yếu tố là phải:
_ Thứ nhất mang tính sáng suốt, đúng thật, chân chánh (Ngôi “Chúa Cha” của TCG hay Tính Trí của Phật Giáo)
_ Thứ hai mang tính thương yêu, tôn trọng sự sống con người nói riêng và muôn loài nói chung (Ngôi “Chúa Con, Bác Ái” hay Đức Bi, Đại Bi)
_ Thứ ba có tổ chức, có khuôn phép hay luật lệ rơ ràng và nhất quán (Chúa Thánh Thần hay Đức Dũng)
Thiếu một trong ba yếu tốcủa Tam Tính mang tính cốt lơi trên th́ tôn giáo ấy phải bị xem là tà giáo, không xứng để gọi là Tôn giáo chứ đừng nói là Đạo!.
Trong qúa khứ, vào thời Lư Trần, nước ta đă dựa vào cơ cấu “Một Táo Quân Ba Thành Phần Hai-Ông-Một-Bà” mà đă hóa giải bất đồng trong ba Tôn Giáo lớn thời bấy giờ là: Lăo (chủ trương Vô Vi), Khổng (Hữu Vi) Phật (Chữ Tâm) bằng cách cho cả ba gôm vào một giáo phái gọi là Thiền Trúc Lâm Yên Tử. Và cũng tại Việt Nam ngày nay tinh thần dung hợp nầy một lần nữa được t́m thấy nơi hai tôn giáo xuất phát ở Nam Việt Nam là Cao Đài và Ḥa Hảo với chủ trương:

“Phật Trời thương kẻ nhu ḿ
Trọng Cha, yêu Chúa, kính v́ tổ Tiên” (Phật Giáo Ḥa Hảo)

“Trời đă định hoàng khai đại Đạo
Độ năm châu tôn giáo hiệp ḥa
Sống th́ khác cửa khác nhà
Chết rồi nh́n thấy một Cha, một Trời…” (Cao Đài Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ)

Với mẫu thức của cấu trúc nầy nhất định cũng sẽ giải tỏa được những mâu thuẫn của các Tôn Giáo lớn hiện nay và cả những chủ thuyết đơn duy thần vật mà phạm vi bài viết không cho phép bàn rộng hơn… Chắc chắn những giáo thuyết tôn giáo và chủ thuyết chính trị cực đoan, không thích ứng với thời đại và không có tính khách quan của khoa học sẽ bị đào thải, riêng cấu trúc Táo Việt vừa mang tính dung nạp cao lại vừa dựa trên khoa toán lư số khách quan, chắc chắn sẽ hướng dẫn nhân loại đi vào thiên niên kỷ mới: Thiên Niên Kỷ Hai Ngàn, như cơ bút Cao Đài viết:
“Một nước nhỏ nhen trong vạn quốc
Về sau sau làm chủ mới là kỳ”
(Làm chủ: Làm ra chủ thuyết, đúng hơn là: làm sống lại chủ thuyết)

Hoặc:

“Việt Nam như thể cái bầu
Tương lai rồi nữa đâu đâu cũng về”

* Ứng Dụng Vào Tổ Chức Chính Quyền:
Phải có tam quyền phân lập để bổ tức và ḱm hăm sự qúa trớn của các nhà lănh đạo: Ba quyền đó là Hành pháp, Lập pháp và Tư Pháp; c̣n về nhu cầu đ̣i hỏi tổ chức xă hội, cơ cấu xă hôi phải hội đủ ba thành phần: Chính quyền, Đảng phái (dĩ nhiên là đa đảng) và Tổ Chức Ngoài Chính Phủ (NGO), như các đoàn thể: Công Đoàn, Nông Đoàn, Tôn Giáo, Hội Thiện Nguyện… Những Quốc gia nào không hội đủ ba thành phần “Tam đầu chế” để điều hành đất nước th́ phải bị xếp vào loại phản cách mạng, phản tiến bộ, theo tà quyền, tà thuyết, độc tài, khủng bố…

* Ứng Dụng Vào Việc Đánh Giá Một Nền Văn Hóa:
Các nền văn hóa mang tính: Duy Thần, Duy Vật đă và đang gieo tai họa như thế nào chắc mọi người đều đă rơ, và như vậy một chủ đạo văn hóa được xem là ưu việt phải là nền văn hóa mang tính dung nạp cao, cả việc phải phù hợp với tiến bộ của khoa học nữa. Dĩ nhiên một nền văn hóa như vậy không t́m đâu ra ngoài cấu trúc con 3 Dịch Số “Nhân Bản Tam Tài Việt” bao gồm cả Thiên Địa Nhân (Thiên đại diện cho Duy Thần, Địa đại diện Duy Vật và Nhân là yếu tố đứng giữa có khả năng hóa giải và dung ḥa hai tài Thiên và Địa; Trong con Tốn Nhân là hào hai, ở âm vị (hào chẵn) là mang mang tính (hào dương) là h́nh ảnh của ngôi vị gôm được trời đất vào trong… mà không mang tính loại trừ như các chủ thuyết mang tính đơn duy khác… Kiến trúc văn hóa thích hợp cho thời đại toàn cầu hóa phải theo mô thức cấu trúc của Táo Việt, không thể khác được!
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 6 of 13: Đă gửi: 21 February 2007 lúc 5:47pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

IV. Ư Nghĩa Táo Tàu Qua Dịch Lư

Nghe qua chuyện Táo Tàu như trên ta thấy nó có vẻ sát thực với hiện thực đời thường: Tiền thân Táo Tàu là một tên bạc t́nh bạc nghĩa, t́nh yêu của hắn là t́nh dục, thích của lạ, có mới nới cũ… chẳng khác với những câu chuyện nhan nhản trong dân gian qua các thời đại, ở khắp nơi… Chuyện Táo Tàu không như t́nh yêu một mực chung thủy của ba thành tố Táo Quân Việt: họ đến khi chết vẫn muốn đời đời kết tóc xe tơ với người ḿnh yêu, nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp là kéo nhau xin Ngọc Hoàng Thượng Đế phân xử để giành được vợ về phần ḿnh…Ngay trong ư nghĩa của “chữ sao nghĩa vậy” th́ cũng đă thấy phẩm giá Táo Tàu kém xa Táo Việt, chưa nói đến Táo ta (cũng qua chữ nghĩa qui ước), cũng đủ để lộ ra là Tam tính sáng người:
_ Đức BI: Hai ông chồng đều nhất mực yêu thương vơ và người vợ cũng yêu cả hai ông!
_ Đức TRÍ: Cố t́m mọi lư lẽ để giành lấy phần thắng và cũng yêu công lư, yêu lẽ phải, nên đă đều đồng thuận đem chuyện tranh chấp để nhờ Trời phân xử.
_ Đức DŨNG: Kiên nhẫn đeo đuổi sự vụ hằng năm, hằng thế kỷ, hằng thiên niên kỷ, khi nào trời đất c̣n th́ c̣n kiện để giành phần thắng về ḿnh!
Đó cũng chỉ mới thử so sánh hai táo trên phương diện văn chương, dưới đây ta thử t́m hiểu ư nghĩa Táo Tàu trên phương diện văn hóa:

* Xét về Huyền tự: Không biết chuyện Táo Tàu do người Tàu chế ra hay do người Việt sáng tác để vạch ra sự khác về văn hóa của Ta và Tàu. Nếu chuyện do ta đặt ra th́ xem tên người như là một huyền tự chứa huyền nghĩa, ngược lại nếu là chuyện của người Tàu th́ ta không thể làm vậy v́ người Tàu nói riêng và các tộc dân khác nói chung, không lồng huyền tự, huyền số để biến chuyện kể thành huyền thoại như của ta. Và v́ là điều không chắc chắn nên không cứu xét tên người như là huyền tự mà chỉ cứu xét trên phần huyền số mà thôi (trong trường hợp nầy con huyền số không mang ư được chọn lựa mà nó như sự ứng hợp của định số, giống như trường hợp lá cờ của Sứ thần Phan Thanh Giản đă ứng với sứ mạng của Ông mà tôi đă tŕnh bày trong bà viết về Cờ trước đây!)

* Con huyền số ở trong chuyện Táo Tàu: Con huyền số là con 1 (1 ông). Và ta sẽ cứu xét con 1 nầy dưới các dạng:
_ Con 1 viết ra với hệ Thái Cực (có 2 nghi) th́ 1 là con dương Càn (___) chỉ giống được hay dương tính
_ Con 1 viết với dạng Tứ tượng là con Thiếu âm (tức âm thiếu, âm chưa hiển lộ hay không đáng kể) có một nét dương nằm ngoài, xếp trên một nét âm, mang h́nh tượng con Qui hay Rùa: có mai cứng bọc ngoài, phần thân mềm che dấu bên trong khiến ta chỉ thấy cái cứng (dương là hiển lộ mà thôi), mang nghĩa duy dương hay có xu hướng tôn dương, trọng nam (tượng h́nh các con khi vật chất ở giai đoạn Tứ tượng là: 1 Thiếu âm (vừa nói); 2 Thiếu dương (ngoài nét âm, trong nét dương, con vật biểu trưng là Phụng hay Phượng); 3 Thái dương (gồm hai nét dương Càn, tên vật đại diện là Long, có h́nh như loài ḅ sát; 4 là Thái âm gồm hai hào âm tạo h́nh tượng loài bốn chân (lân). (Chưa quen cách đổi các con 1; 2; 3 và 4 hăy đổi các con huyền số nầy sang nhị phân rồi đổi nó sang con lư số như đă đề cập ở các phần trên)
_ Con 1 viết ra dưới dạng ba nét của BQ là con Cấn (Sơn): Một nét dương đặt nơi dương vị (hào 3): trọng dương trọng Nam, khinh nữ, kiểu “Nhất Nam viết tử, thập nữ viết vô” (Một thằng con trai được xem như là có con, 10 đứa con con gái xem như không có)
Qua đó con 1 trong cấu trúc Táo một ông duy nhất mang lấy tính duy dương, trọng Nam ưa sức mạnh, chuộng bạo động, đánh nhau được cổ xúy, chọn “da ngựa bọc thây” làm lư tưởng cuộc đời… Và t́nh yêu được nung nấu bằng ḷng ham muốn thơa măn nhục dục nhất thời và bằng mọi gía …
Văn hóa qua biểu tượng Táo Tàu như vậy nên ḍng Hán mang lấy tính tham lam, muốn chiếm đoạt, muốn bành trướng… là lẽ đương nhiên như “qủa táo không rớt xa cái gốc của nó” (The apple do not fall far from the tree) vậy! Đây là điều khác biệt căn bản của nền văn hóa Hán Nho so với Việt Nho.

V.     BÀI HỌC RÚT RA TỪ HUYỀN THOẠI TÁO QUÂN

Phần lớn về bài bài học rút ra, đă được tŕnh bày nơi mục: III. 2 “Ứng Dụng Của Cơ Cấu Táo Việt”, mở tiết mục nầy là muốn khai triển Tam Đầu nhằm chỉ ra phần dụng của nó trên nhiều lănh vực khác nữa, ngoài các lănh vực thuộc tôn giáo, chính trị, văn hóa như trên đă nói:
_ Về Giáo Dục phải đào tạo theo ba hướng: Trí Dục - Đức Dục - Thể Dục. Đức Dục nhằm Đào tạo Tâm; Trí Dục đào tạo Trí Thể Dục đào tạo lực.
_ Trong Kinh Tế, tổ chức chú trọng cả trên ba khâu: Sản Xuất, Tiêu Thu, Phân phối; ngay trong Sản Xuất cũng tổ chức ba bộ phận: Vốn (Tư Bản) - Lao Động (Công Nhân) – Lợi Nhuận. Ngay như lợi nhuận cũng phải nghĩ đến việc chia cho ba thành phần thay v́ là hai cho Tư Bản và Lao Động bởi nếu thành phẩm được sản xuất bởi hai yếu tố nầy vẫn chưa có giá trị đích thực nếu chưa được bán ra cho người tiêu thụ… Như vậy giới tiêu thụ tuy không trực tiếp sản xuất ra món hàng như họ gián tiếp bằng cách làm dịch vụ khác lấy tiền để mua … Ngày nay với hướng đi của Kinh tế thị trường đă hạ giá sản phẩm làm lợi cho giới tiêu thụ
_ Tổ Chức Xă Hội: tương lai sẽ phải hướng tới là: Không Tư Bản, Không Công Sản mà dung chấp cùng các bộ phận khác để thành một xă hội B́nh Sản: Trí Thức - Tư Bản - Vô Sản
_ Trong Ngành T́nh Báo: Tổ chức thành ba nhóm Thu lượm Tin - Truyền tải tin - Sử Dụng Tin.
_ Kế Hoạch Toàn Cầu Hóa: nhằm bảo vể con người phải bảo vệ tam tố: Bầu trời - Rừng núi – Sông biển.
Nhân loại đă trải qua thời kỳ Độc thần, sắp bỏ đàng sau thời giai đoạn Nhị nguyên đối đăi và sắp hướng đến thời dung hợp Tam Tính Táo Quân theo đúng Thiên Đạo (Đạo Tự Nhiên của Thiên Nhiên là Có 1 (Thái Cực) th́ có 2 (Lưỡng Nghi) Có 2 Lưỡng Nghi th́ có 3 (Tam Tính) và có 3 th́ có tất cả (Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Dich):
_ Một là con Cấn hướng tâm (huyền bảo theo Mẹ lên núi)
_ Hai là con Khảm Ly Tâm chọn Trí (Theo Cha ra biển)
_ Ba là con Tốn (mang nghĩa thông thóng, tạo thế lưỡng hợp quân b́nh nơi “Cánh Đồng Tương”. Luật thế gian là đối đăi trong ṿng tranh đấu thắng thua “đắt nhất biên thất nhất biên”; luật Trời hướng tới sự thông thoáng “không kẻ thắng người thua” mà cộng sinh, cộng tồn… Đây là thế giới lư tưởng mà Đức Jesus bảo: “nước ta ở trên trời”… Thời đại: Đấu Người, Đấu Đất, Đấu Trời của Mao hăy cho nó xuống mồ theo Mao, tổ hợp ba thành Táo Quân “Thiên Nhân Địa” phải xem như nhất thể…

VI.     KẾT LUẬN

Chuyện kể: Hai Ông một Bà là tổ chức, đúng hơn, là cấu trúc gia đ́nh nhà Táo Huyền Thoại, là một chuyện kể theo thể loại “văn dĩ tải Đạo”, không nhằm nêu lên cái sinh hoạt đời thường mà nhằm truyền ư để dẫn vào Đạo Thường c̣n gọi là Thiên Đạo tức Đạo của thiên nhiên thường hằng. Ư nghĩa của huyền thoại nầy không ngoài ư của con huyền số là con số 3.. Con huy ền số không phải là số đếm của hệ thập phân mà là con lư số chứa huyền ư bên trong như đă nhiều lần đề cập, nó sang hệ lư số, c̣n gọi là hệ số của Dịch lư. . . Và như vậy, ư nghĩa con huyền số 3 chính là ư của con Dịch số Tốn Con 3 Tốn có hai nét dương Càn (___) nằm trên và một nét Khôn (_ _) ở dưới: Hai nét dương CÀN gọi là hai Ông, một nét âm KHÔN goi là một Bà. “Ba Vua” nầy chính là Tam Tính của một Thái Cực và Thái cực dưới cái nh́n của Tôn giáo là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế hay Thái Cực Tiên Ông (Cao Đài Đại Đạo), là Đức Chúa Trời (Thiên Chúa Giáo) và là Phật Tính hay Phật Tự Ngă của Phật Giáo…Tóm lại, cấu túc nhà Táo là cấu trúc Tam Đầu, gồm hai Ông và một Bà (Hai Càn một Khôn hay hai Dương một Âm), chính là cấu trúc của 3 Tốn, dựa trên ba yếu tính Thiên Địa Nhân là 3 hào Dịch với hào trên cùng là Thiên, hào dưới là Địa và hào giữa là Nhân: Ba yếu tính phân lập mà trong đó không một yếu tính nào mang tính độc tôn vượt trội hơn một yếu tính nào, nghĩa là không ĐƠN DUY như trong triết lư Tây phương thường thấy (Duy Thần, Duy Vật, Duy, Duy Tâm. Duy lư…). Cả ba yếu tính đều tồn tại độc lập nhưng cùng hổ trợ cho nhau để cùng tồn tại trong thế chưn vạc. Tuy ta thấy có ba, nhưng cả ba cùng tồn tại trong một cơ cấu, nên nó cũng được xem nó là cái Một Nhất Như (Tổ Huệ Năng): Cái Một nầy là cái Nhất Điểm Tam Đầu, là Cái Một cơ cấu gồm Ba tính gọi là Tam Tính, mà nói theo Lê Qúi Đôn th́ đây là cái Nhất Điểm Linh Thông…
Cấu trúc “Ông Táo” hay Tam Đầu không mang nghĩa lư thói thường của thế gian (tính đơn duy: “thế gian một vợ, một chồng”, là mang lấy nghĩa của Duy Vật hoặc Duy Thần) mà mang tính chất của Đạo lư có cấu trúc 2/3 Thủy Phong Tỉnh. (Con 3 là mẫu số chung cho mọi cấu trúc, gồm 2 dương và 1 âm và con 2 viết ra lư số là Khảm hay Thủy; con 3 là Tốn hay Phong và Tỉnh có nghĩa là cái Giếng, giếng của ḍng Việt nên c̣n gọi là Việt Tỉnh, có nguồn nuớc Cam Lồ chứa sự sống hay Chân Lư.
Việt Nam, trong giai đoạn chuyển ḿnh, đang chịu sự giải phẩu cái ung nhọt của quá khứ đơn duy, hy vọng cách mệnh Việt đang đi đúng đường. Cuộc cách mệnh nầy là của toàn dân Việt dưới ngọn cờ dân chủ và nhân chủ, để cùng nhân loại chuyển ḿnh vượt qua các ư thức hệ đơn duy và cùng góp sức giải thể các chế độ độc tài và nô lệ dưới mọi h́nh thức. Gọi là Đúng Hướng bởi Việt Nam đang đi:
_ Đúng Với Sự Tiến Hóa Của Nhân Loại (Nhân Đạo)
_ Đúng Với Thiên Đạo Hay Đạo Biến Dịch Dịch (Thiên Đạo)
Con đường nầy sẽ qua các chặng:
_ Hướng Đến Trước Mắt: Dân Chủ Đa Nguyên
_ Hướng Đến Trong Tương Lai Gần: Dân Quyền Và Nhân Quyền
_ Hướng Đến Trong Tương Lai Xa: Nhân Chủ Tam Tài Việt qua bộ số 2 – 3 – 5 cũng là Cấu trúc của Táo Quân mà con 5 là thành qủa hay là số Tổng của 2 và 3.
______________
Nước có mất vẫn có ngày lấy lại,
Dân phân li cũng có lúc hợp quần,
Văn hóa không c̣n ta phải nhận chân:
Là vĩnh viễn mất dân, mất nước
                        Tdnguyenvietnho
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
tribm.ts
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 December 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 50
Msg 7 of 13: Đă gửi: 28 February 2007 lúc 10:40am | Đă lưu IP Trích dẫn tribm.ts

Bài của anh quá hay, không c̣n ǵ phải nói!
Xin được gửi tới ḷng ngưỡng mộ!
Quay trở về đầu Xem tribm.ts's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tribm.ts
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 8 of 13: Đă gửi: 28 February 2007 lúc 1:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

Tribm.ts mến,

Thangcutang tôi cảm ơn lời khích lệ của bạn. Nhưng viết rồi, đọc lại, lại lấy khiếm khuyết: Cái hay vô vàn mà xưa nay ít người biết qua việc Vua Táo ở truồng mà lên chầu Trời, là sao? Giờ xin tŕnh làng cái khám phá của thangcutang nầy để mọi người thấy cái độc đáo của Huyền thoại Việt:

1) Ở truồng là muốn để lộ ra cái sự thật trần truồng, không che đậy. Sự thực ǵ đây? Thưa sự thực "cái ấy" của Ông và "cái ấy" của Bà. Chính nhờ hai cái nầy mà phân biệt Ông hay Bà, đực hay cái, âm hay dương... Nghĩa là nhờ ở truồn mà biểu tượng dương Càn (___)và nét Khôn (_ _)được hiển lộ, lồ lộ... Khi để sự thật ra "trần truồn" th́ cái sự thật của Ông là cái "càn", cái que, là một nét thẳng chừ, cương cứng (tức là Càn (___) như chính cái ấy thể hiện ra (không phải cần dùng chữ để nói về nó như lối của văn chương!). Hai ông là hai que, hai Càn (___); Và cũng nhờ trần truồn như nhộng mà ta thấy được cái của Bà: Hơm vô, có cái lỗ thủng sâu vào trong như h́nh nét Khôn (_ _)! Một nét đút gọi là trung hư (giữa trống) cộng với hai hai que cướng cứng làm hiển lộ cấu trúc ba người trong một trong cơ cấu Táo quân: Hai Ông một Bà tức con 3 của hệ thập phân và hệ lư số là con Tốn, như đă viết trong bài viết trên!

2) Một điểm cần nói thêm: Con 3 (trong cấu trúc Táo ta), nếu viết với hệ 6 nét sẽ là: 000011 (nhị phân) và là Phong Địa Quán trong hệ Dịch Lư. Quán có hai nghĩa: Quán là thể hiện ra, nghĩa thứ hai là quan sát, xem xét cái nó thể hiện ra. Qua đây con 3 chứa trong cấu trúc Táo Quân lộ hẳn ra Tam Tính Đạo Hai dương một âm trong một cấu trúc căn bản của mọi vật ở khắp mọi nơi, mọi lúc (Mà diễn bằng lời th́ Phật Giáo và Thiên Chúa giáo bảo là "Chúa (Ba ngôi) ở khắp mọi nơi" và "Phật (tự ngă hay Phật Tam tính) ở khắp mọi nơi!).

Nếu mục đích là để đạt "Đạo" th́ việc thờ Táo Quân nào khác với thờ Phật , thờ Chúa (nên hiểu ư nghĩa câu nầy trong lănh vực triết lư và Đạo lư chứ đừng hiểu nó như một lời phỉ bán, hạ thấp tôn giáo và chỉ có hiểu vậy mới hiểu thâm ư câu truyền tộc, rằng: "Phật trong nhà không thờ mà thờ Thích Ca ngoài đường: Trong nhà ḿnh: Nhà Việt hay Tiên Gia cũng "Có Đạo" thâm thúy lắm lắm...
Và Đạo nầy chứa trong các con "Đạo số" c̣n gọi là Lư số hoặc trong các con huyền số truyền ḍng (sẽ khai triển sau, trong dịp khác)
_______
PS: Ở truồn dưới khía cạnh chân lư, không là tục. Biểu tượng tưởng như tục Càn (___) Khôn (_ _), que, lỗ... là biểu tượng cái hiện thực của Đạo Sinh truyền giống. Nếu không có những "Cái ấy" thử hỏi mọi loài, mọi vật có không? Không phải ở truồng ở đây có nghĩa khiêu dâm đâu. Và vả lại nếu: "Nếu không dâm sao lại nẩy sinh hiền"! Các bạn hăy đón xem "Tài liệu lịch sử có giá trị thế kỷ sắp được chiếu trên truyền h́nh Mỹ, băng tần CNN vào ngày 4 tháng 3 tới về việc khám khá Chúa Jesus có vợ (Bà Madela cà con tên Juda, xác chôn chung trong một mộ gia đ́nh"! Đừng thần thánh hóa bất kỳ ai mà xa rời nhân bản thế nên cũng đừng thêu dệt chuyện ai đó "c̣n trinh" (không vợ không con, chưa biết đàn bà là ǵ!...), rồi để cuối cùng bị "té ngửa"!!!





Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 9 of 13: Đă gửi: 10 March 2007 lúc 12:00am | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

Đă viết thêm mà vẫn c̣n chưa hết ư của Huyền thoại nhà Táo, đành cáo lỗi củng bạn đọc và có lời cảm ơn CBreeze đă nhắc nhớ về con huyền số 30, ngày Táo Quân trở lại thế gian (23 Ông Táo vế Trời, 30 ông Táo trở về). Phần dưới xin viết bổ túc về con huyền số 23 và con 30 có trong huyền thoại:

* Hai huyền số nữa: con 23 và 30: Ở phần trên ta mới bàn qua con huyền số 3, c̣n hai con huyền số nữa chứa trong huyền thoại Táo Quân, đó là: Con 23 (ngày Ông Táo lên Trời khiếu kiện) và ngày 30 (ngày Ông táo Trở về địa giới). Dưới đây ta lần lược t́m hiểu hai huyền số này:
_ Con 23: 23 viết ra lư số là con Thiên Thủy Tụng: Nghĩa đen là Thiên Càn Dương tranh tụng cùng Khảm Nước Âm, nghĩa trong huyền thoại là tranh tụng giữa nắng dương và mưa âm vào tháng 12 (con 23 này cũng một ư với con 23 trong câu: “Ông tha Bà không tha lụt 23 tháng mười”. Con 23 ư trong huyền thoại muốn nêu là sự tranh tụng (con 23 huyền số là Thiên Thủy Tụng) của hai ông chồng nhằm muốn chiếm độc quyền Thị Nhi làm vợ của ḿnh.
_ Con 30: Con 30 viết ra lư số là con Trạch Phong Đại Quá: Đại qúa là lớn qúa. Cái ǵ lớn qúa đây ? Cái cấu trúc lớn qúa! Cấu trúc nào ? Cấu trúc Đạo lư “hai Ông một Bà” thể hiện qua con huyền số 30 Trạch Phong Đại Qúa, lớn qúa: Ngoại quái của Đại Qúa là Đoài gồm một vạch Âm Khôn (_ _) tượng trưng cho một Bà, và hai vạch Dương Càn (___) tượng trưng cho hai Ông! Nội quái của Đại Quá là con Tốn Phong có hai Dương Càn (___), nằm trên một Âm Khôn (_ _), cũng lộ ra tượng hai Ông một Bà. Tóm lại, cấu trúc của 30 huyền số là cấu trúc của một Bà hai Ông hay hai Ông một Bà, nghĩa là cấu trúc Tam Tính căn bản trong mọi vật như đă nói trong phần cấu trúc con 3 Tốn của Táo Quân! Đây là cấu trúc của Đạo: To qúa, lớn quá, “Đại Quá”! Và củng v́ “Đại Quá” trong cấu trúc nhà Táo nên Ông Trời vẫn không xử bà vợ không thuộc về một trong hai ông chồng mà vẫn để gia đ́nh Táo gồm hai “Ông một Bà” theo “luật của nhà Trời” (Nước ta ở trên trời: luật nhà Trời, là luật của Đạo, là cấu trức Đạo lư “Hai Ông Một Bà” một lần nữa được thể hiện qua cấu trúc con 30: Ngày 30 Táo trở lại thế gian nhắn cho thế gian rơ về cấu trúc tâm linh của Đạo! Thế mới hiểu tại sao dân gian ta gọi Ông Cọp (con cọp) là Ông 30: Cũng v́ thế dù đă trải qua bao thiên niên kỷ vụ án tranh tụng (con 23) Trời vẫn duy tŕ với phán quyết cho gia đ́nh Táo vẫn giữ Đạo lư hai “Ông một Bà”!
* Tại sao nhà Táo lại ở truồng ? Đă không nói th́ thôi, đă nói th́ phải nói cho cạn lời! Xưa nay nhiều người thấy “ngộ quá” (mà cũng không dám sửa lại tục xưa) là tại sao lên Trời chầu mà gia đ́nh Táo Quân không mặc quần ? Hẳn nhiên điều nầy không phải vô ư, vô nghĩa, mang tính phạm thượng mà là một chủ ư cần phải làm rơ để hiểu ư nghĩa của huyền thoại trong ngầm ư: Hướng của Văn Hóa Việt là hướng mượng h́nh mượn tượng để nêu lên cái lư mà dẫn vào Đạo (Bỏ lời lấy tượng, bỏ tượng lấy ư, bỏ ư lấy Đạo). “Ở truồng” chủ ư nhằm để lộ ra cái tượng: Tượng của Ông và tượng của Bà! Tượng của ông là tượng Dương Càn (___), là tượng của dương cụ, nói rơ ra là tượng con C…, cương, cứng, càng… ; tượng của Bà là tượng lỗ lủng ở giữa gọi là trung hư, là tượng cái Âm Khôn (_ _), là cái “ấy” (cái L…) của giống cái, nếu để cho Táo mặt quần hẳn nhiên những cái “ấy” không hiển lộ, v́ vậy phải để gia đ́nh nhà Táo “ở truồng” và chính nhờ ở truồng mà ta mói thấy được cấu trúc Đạo lư qua con huyền số 3, bao gồm: hai Ông, một Bà!
Rơ ra lời của huyền thoại là lời tạm dụng nhưng ư th́ qúa súc tích: chẳng thiếu, chẳng thừa, nhưng chỉ có một điều là huyền thoại là loại “Văn dĩ tải Đạo”, không phải là thể văn chấp lời chấp chữ của lối văn chương, từ chương!
____
Đừng nói đến cứu nước cứu dân khi ta chưa có một chủ đạo đúng đắn bám rễ vào cội nguồn dân tộc, bám rễ vào Đạo lư Thường Hằng và vào tính khách quan của khoa học, để từ đó hướng dẫn cho chủ đạo chính trị mang tầm cỗ to lớn thời đại văn minh... tdnguyenvietnho
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
dmvk
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp
Học Viên Lớp Dịch Trung Cấp


Đă tham gia: 02 September 2006
Nơi cư ngụ: Albania
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 677
Msg 10 of 13: Đă gửi: 20 March 2007 lúc 5:06am | Đă lưu IP Trích dẫn dmvk

tôi vào đọc bài này, đọc lướt qua, có nhiều thắc mắc nhưng để từ từ hỏi sau

Theo Dịch Lư tôi học, ông Táo chỉ gồm vào quẻ Hỏa Phong Đỉnh,

Tôi ứng dụng vào Lư Số chưa thấy sai !

 

 



__________________
Thuần Tốn: 2 luồng gió ngược chiều nhau
Minh Di: mặt trời mọc (Thiên Sứ)
Quay trở về đầu Xem dmvk's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dmvk
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 11 of 13: Đă gửi: 20 March 2007 lúc 7:45pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

Kính anh dmvk,

Thật ra, lời anh nói về ông táo và con Hỏa Phong Đỉnh là không sai. Chắc chắn cũng sẽ có rất nhiều người có đồng quan điểm với dmvk, nhưng tôi nghĩ: ư kiến nầy cũng mới xoay quanh hệ 6 hào Dịch, tức hệ h́nh thành 64 quái của bộ kinh Dịch "trinh nguyên". Ngoài hệ nầy ra, theo tôi, lư số có những 5 hệ là: 1) hệ Vô Cực với 1 nét âm Khôn(- -) 2) Hệ Thái cực với 1 nét dương Càn (___); 3) Lưỡng nghi với hai con Âm Khôn (- -) và dương Càn trong Thái cực; 4) hệ Tứ Tượng viết với hai nét (hào Dịch), gồm 4 con Thiếu âm, Thiếu dương, Thái âm, thái dương 5) hệ Tam tính hay Bát Quái viết với 3 nét Dịch với và 6) là hệ 6 nét Dịch cho ra 64 quái trong Kinh Dịch như anh vừa đề cập. Đó là nói riêng về Hệ Lư Số, ngoài hệ lư Số, Dịch c̣n sử dụng Hệ Huyền thoại, Hệ H́nh Đồ, Hệ Tín Ngưỡng Truyền ḍng nữa, nhằm truyền ư mà dẫn vào Đạo...

V́ Dịch hay Đạo Dịch chỉ dùng hai con Lư số Tiên Âm   (_ _), Rồng Dương mà dẫn vào mọi lănh vực từ triết, y, lư, số, không gian, khoa học... chẳng lănh vực nào mà nó không vươn tới (thiên vơng khôi khôi, sơ nhi bất lậu!), nên dùng 6 hệ lư số là điều cần và đủ để dẫn vào Đạo Dich... và chính nhờ vào mỗi hệ sẽ chỉ ra một ư nghĩa riếng của nó nên mới dễ dẫn ta Phong Địa Quán (Quan sát những ǵ nó thể hiện ra theo hướng "Nhân pháp Địa, Địa Pháp Thiên, Thiên Pháp Đạo..."

Trở lại vấn đề Táo Quân: tôi đă viết về Táo xoay quanh các con số chứa trong huyền thoại Táo và nhờ đó mới nói lên được "Đạo Thờ Ông Táo" và mới làm rơ được phần nào giá trị của Huyền Thoại Táo (Huyền thoại Táo là HUYỀN chứ không là HUYỄN thoại!).

Thưa Anh, tôi nghĩ rằng anh chỉ mới đề cập đến Táo và con Hỏa Phong Đỉnh nên tôi chỉ xin chia xẻ ư kiến ḿnh về điểm nầy thôi. Mong anh chia xẻ những suy tư khác của anh để chúng ta có thể hiểu thêm về Văn Hóa Dân Tộc Việt. Tôi rất trân trọng ư kiến của anh và nhiều người khác. Kính thangcutang
____
"... Bởi không chữ nên ít người lănh hội
V́ quá xưa nên lắm kẻ tranh giành
Lại lờ mờ nên lắm kẻ lưu manh
Sửa sách sử để đoạt quyền trước tác..." TĐ Nguyễn Việt Nho
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 
lathequan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 19 June 2007
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 5
Msg 12 of 13: Đă gửi: 23 June 2007 lúc 4:58am | Đă lưu IP Trích dẫn lathequan

người HOA thương đưa ông táo vào ngày 24 hoặc 25

khi đưa ông táo họ thường có 1 cặp mía

Quay trở về đầu Xem lathequan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi lathequan
 
thangcutang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 03 February 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 169
Msg 13 of 13: Đă gửi: 25 May 2009 lúc 1:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn thangcutang

Xin có lời cao lỗi cung Lathequan v́ đă lâu thangcutang tôi khônh vào mạng nầy nên có lời phúc đáp trễ.

Như trên đă có viết về Táo Tàu, chuyện nầy không thuộc thể loại huyền thoại nên các con số 24 hoặc 25 không phải là những con huyền số chứa huyền ư bên trong. C̣n Tàu cúng Táo Tàu với 1 cặp mía nhằm tượng trưng cho cặp cẳng của Trương Đan,con 1 (1 cặp) cũng không phải là con huyền số, thế nên ta không thể t́m hiểu huyền ư theo lối chuyển nó sang hệ số lư số để hiểu.

Đôi lời hồi âm và cản ơn Lathequan đă đọc và đặt vấn đề. thangcutang.
Quay trở về đầu Xem thangcutang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thangcutang
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2344 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO