Tác giả |
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 181 of 194: Đă gửi: 19 March 2010 lúc 7:53am | Đă lưu IP
|
|
|
3. QUA TAM TỔ TĂNG XÁN
TAM TỔ được chọn ở đây như là đại biểu của Thiền Tông Trung Quốc. Người được biết là tác giả của TÍN TÂM MINH, một bài thơ dài diễn giải Thiền pháp. Ư chỉ cơ bản của bài thơ được nêu lên ngay trong bốn câu đầu :
Chí đạo vô nan
Duy hiềm giản trạch
Đản mạc tăng ái
Đổng nhiên minh bạch.
( Đạo lớn không khó,
Miễn đừng lựa chọn
Nếu không thương ghét
Tự nhiên sáng tỏ. )
Sửa lại bởi tuvils : 19 March 2010 lúc 7:57am
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 182 of 194: Đă gửi: 22 March 2010 lúc 8:20am | Đă lưu IP
|
|
|
Câu đầu tiên cho thấy ḷng từ bi của Tổ muốn v́ chúng mà mở ra đầu mối của đạo, do đó mà nhiều người có thể đến, có thể vào được. Và cái đầu mối đó ở ngay trong câu thứ ba : " không thương ghét. "
" Thương ghét " không đơn thuần chỉ về t́nh cảm thương ghét. Nói chung, nó chỉ về thái độ thiên về một bên, xuất phát từ cái thấy thiên lệch - cũng gọi là BIÊN KIẾN. " Không thương ghét " như vậy cũng có nghĩa là theo TRUNG ĐẠO, như một phần được diễn giải trong sách Trung Dung :
" Bất thiên chi vị trung "
( Không thiên lệch th́ gọi là TRUNG )
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 183 of 194: Đă gửi: 28 March 2010 lúc 2:06am | Đă lưu IP
|
|
|
" Không thương ghét ", " không thiên lệch ". Có vẻ như " trung đạo ", hay " đạo " nói chung, có khuynh hướng được diễn tả bằng " THỂ PHỦ ĐỊNH ", nhỉ ? Hẳn không phải do t́nh cờ. Trung đạo của Ngài Long Thọ được diễn tả bằng bài kệ Bát Bất - " tám không " :
Bất SINH DIỆC bất DIỆT
Bất THƯỜNG DIỆC bất ĐOẠN
Bất NHẤT DIỆC bất DỊ
Bất LAI DIỆC bất XUẤT.
( Không phải SINH cũng không phải DIỆT,
Không phải THƯỜNG cũng không phải gián ĐOẠN,
Không phải MỘT cũng không phải KHÁC,
Không phải ĐẾN cũng không phải ĐI.)
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 184 of 194: Đă gửi: 01 April 2010 lúc 12:51am | Đă lưu IP
|
|
|
Nh́n kỹ, tất cả đều là SỰ PHỦ ĐỊNH CẢ HAI PHÍA CỦA NHỮNG CẶP ĐỐI LẬP - điều mà truyền thống Ấn Độ cũng diễn tả bằng từ NETTI, netti - không phải thế này, cũng không phải thế kia ; không phải cái này, cũng không phải cái kia !
Cái này, cái kia ; hoặc thế này, thế kia, những cặp đối lập đó ta gọi là Âm Dương. Chẳng hạn như trong bài kệ Bát Bất trên th́ :
Sinh là Dương, diệt là Âm
Thường là Dương, đoạn là Âm
Nhất là Dương, khác là Âm
Đến là Dương, đi là Âm.
Không hề có Dương mà không có Âm; cũng không bao giờ có Âm mà không có Dương. Cũng thế, không bao giờ có sinh mà không có diệt. Do đó mà tách riêng ra th́ không hề có sinh, cũng không hề có diệt. Tuy vậy, nơi con người vốn có bịnh vô minh từ vô thủy : trước những cặp đối lập bao giờ ta cũng muốn lấy " phần hơn ". Chẳng hạn đối với cặp SINH DIỆT th́ ta muốn giành lấy SINH ; DIỆT th́ dành cho kẻ thù ! Cách diễn tả bằng thể phủ định ở trung đạo là nhằm đối trị với cái vô minh đó .
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 185 of 194: Đă gửi: 12 April 2010 lúc 6:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Trong bài Tín Tâm Minh, Tam Tổ Tăng Xán không chỉ đề cập đến cặp THƯƠNG GHÉT. Đọc suốt bài thơ, ta c̣n gặp nhiều cặp đối lập khác, chẳng hạn : thuận-nghịch, thủ-xả, hữu-không, thị-phi, tâm-cảnh, tinh-thô, hảo-ác, đắc-thất, tha-tự, v.v... Ta xem qua một số luận giải của Tam Tổ về những cặp đối lập đó. Tạm trích bốn đoạn 3, 4, 5, 6 :
VI THUẬN tương tranh Thuận nghịch tranh nhau
Thị vi tâm bịnh Ấ y là tâm bịnh
Bất thức huyền chỉ Không rơ ư huyền
Đồ lao niệm tịnh Hoài công lo nghĩ.
)-(
Viên đồng thái hư Thái hư tṛn đầy
Vô khiếm vô dư Không thiếu không dư
Lương do THỦ XẢ Bởi do giữ bỏ
Sở dĩ bất như Nên chẳng được như
)-(
Mạc trục HỮU duyên Chớ chấp cảnh có
Vật trụ KHÔNG nhẫn Cũng chớ chấp không
Nhứt chủng b́nh hoài Một mực tĩnh tâm
Dẫn nhiên tự tận Hai bên đều dứt.
)-(
Chỉ ĐỘNG quy CHỈ Ngăn động cầu tịnh
Chỉ cánh di động Ngăn lại thêm động
Duy trệ lưỡng biên Dính mắc hai bên
Ninh tri nhứt chủng Thà rơ đầu mối.
Sửa lại bởi tuvils : 12 April 2010 lúc 6:22am
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 186 of 194: Đă gửi: 12 April 2010 lúc 10:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Tam Tổ chỉ rơ một tâm bịnh vốn có từ vô thủy. Đó là đem lư " THUẬN NGHỊCH " để chống chọi nhau. Thuận nghịch chính là một cặp đối lập, và có thể quy về Âm Dương. Âm Dương giống như bề mặt và bề trái của một đồng tiền ; thuận nghịch th́ cũng thế. Nói cách khác th́ " thuận " là cái GỌI là thuận, hoặc TƯỞNG là thuận. " Nghịch cũng thế. Thuận nghịch không có thực tính. Nói một cách khác nữa, thuận nghịch là " HUYỄN ".
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 187 of 194: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 12:13am | Đă lưu IP
|
|
|
Song song với cặp thuận nghịch là cặp " HỮU-KHÔNG " trong đoạn 5, " Hữu duyên " chỉ về những thứ xảy ra trước mắt - của cải, tiện nghi, phù hoa... Phàm phu đuổi theo những cảnh CÓ đó. Tại sao lại bảo : chớ đuổi theo ? Cũng v́ một lẽ ấy : chúng là HUYỄN, là MÂYA ! Nói cách khác : Chúng thuộc phạm trù Âm Dương. Dó đó CÓ mà KHÔNG, cũng như KHÔNG mà CÓ. CÓ đó mà cũng là KHÔNG đó. Chấp " có " là CÓ rồi đuổi theo nó chính là một sự hiểu lầm. Đó là một sự hiểu lầm tai hại - như sự hiểu lầm của người theo đuổi ảo ảnh ! " Có " thuộc Dương, " không " thuộc Âm. Chấp " có " là thấy Dương độc lập với Âm, vô minh cũng tại chỗ đó !
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 188 of 194: Đă gửi: 13 April 2010 lúc 2:16am | Đă lưu IP
|
|
|
Phàm nhân CHẤP CÓ ; tăng nhân có khi rơi vào CHẤP KHÔNG. Chấp Không th́ có khác ǵ thấy Âm tách rời với Dương ! Cũng là vô minh, không hơn không kém. Chấp không, hơn nữa, c̣n bao hàm một mâu thuẩn nội tại, v́ thế cho nên thường mang tính nửa vời. Như có thể được minh họa qua câu chuyện sau :
Yamaoka Tesshu lúc c̣n nhỏ đi học Thiền, viếng hết thầy này đến thầy khác. Yamaoka đến viếng Dokuon ở Shokuko.
Muốn tỏ sở đắc của ḿnh, Yamaoka nói : " Tâm, Phật, loài hữu t́nh, rốt ráo chẳng có. Bổn tánh chân thật của mọi hiện tượng là cái không. Không có cái có, không có huyễn ảo, không có thánh, không có phàm. Không có cho và không có ǵ để thọ nhận ".
Dokuon ngồi im lặng hút thuốc, không nói ǵ, th́nh ĺnh đập Yamaoka một điếu tre làm chàng thanh niên này phát khùng. Dokuon hỏi :
" Nếu không có ǵ có, thế th́ cái giận của anh từ đâu đến ? " (16)
Câu chuyện giữa người học tṛ Yamaoka và bậc thầy Dokuon có tính điển h́nh. Từ đó ta có thể khái quát mà nói rằng : học tṛ hay chấp không, bậc thầy th́ đă vượt qua .
*
Sửa lại bởi tuvils : 13 April 2010 lúc 2:39am
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 189 of 194: Đă gửi: 14 April 2010 lúc 8:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Trong đoạn 6 lại có cặp ĐỘNG-CHỈ, tức động và tịnh. Cũng có t́nh h́nh tương tự. Phàm nhân không hẳn là chấp động nhưng mà quá động. Trong hành vi th́ không hẳn là quá động, nhưng mà quá động ở tâm, ở ư - " TÂM VIÊN, Ư MĂ ". Tâm ư lăng xăng như khỉ, như ngựa, giống như một thứ hỏa mù che lấp chân tâm bản tính. Cái tâm ư lăng xăng đó cũng chính là cái tạo nên ảo giác về cái ta độc lập và chủ thể. Sự tịnh tâm là điều cần thiết, không những nơi hàng tăng nhân mà cho bất cứ hoạt động có tính sáng tạo, của văn, thi nhân, của nghệ sĩ, của nhà khoa học.
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 190 of 194: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 5:34am | Đă lưu IP
|
|
|
Nơi hàng tăng nhân, việc tịnh tâm được thực hiện có phương pháp hẳn hoi, thay v́ một cách tự phát. Đó là việc THIỀN ĐỊNH. Nhưng thiền định như thế nào để khỏi rơi vào bịnh CHẤP TỊNH th́ đây là vấn đề trách nhiệm của các bậc thầy.
Lời cảnh giác của Tam Tổ :
NGĂN ĐỘNG CẦU TỊNH
NGĂN RỒI ĐỘNG THÊM.
Về sau, thêm một phê phán của Lục Tổ Huệ Năng. Sau đây là một đoạn vấn đáp giữa Lục Tổ và một đệ tử của Thần Tú Đại Sư là Chí Thành :
Nhữ sư nhược vi thị chúng ?
- Thường chỉ hối đại chúng trụ tâm quán tịnh, trường tọa bất ngọa.
- Trụ tâm quán tịnh thị bịnh phi thiền. Thường tọa câu thân, ư lư hà ích ! (17)
( Thầy ngươi dạy chúng thế nào ?
- Thường chỉ dạy chúng trụ tâm quán tịnh, ngồi măi không nằm.
- Trụ tâm quán tịnh ấy là bịnh chớ không phải là Thiền. Ngồi măi th́ g̣ bó thân thể chớ có ích lợi ǵ về mặt đạo lư đâu ! ).
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 191 of 194: Đă gửi: 18 April 2010 lúc 4:38pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nói chung, thiên lệch về phía bên nầy hoặc bên kia th́ đều là bịnh, là dính mắc, là không trôi chảy thông thoát trong ḍng chảy của Đạo. Tam Tổ gọi đó là " TRỆ LƯỠNG BIÊN " - sa lầy ở bên này hoặc bên kia. Sự sa lầy trong đời xảy ra dưới hai dạng rất dễ nhận ra : " THỦ - XẢ " - ôm gh́ giữ lấy, hoặc xa lánh đuổi xua. Ta cố giữ lấy cái ǵ đó chăng ? Ấy là đă " THỦ ". Ta cố tránh cái ǵ đó chăng ? Ấy là đă " XẢ ". Thủ và Xả đối với cái này, hoặc cái kia, đều là mê. Cũng từ luật Âm Dương mà ra cả ! Âm đó cũng tức là Dương đó. Cái này cùng cái kia : không-hai. Thủ cái này, cái kia liền đến theo ; Xả cái kia, cái này cũng mất theo.
Chúng ta c̣n có thể tiến xa hơn và nói : thực ra, nói đến chỗ rốt ráo th́ không ai có thể thủ cái ǵ và xả cái ǵ ! Bởi v́, như Lục Tổ Huệ Năng nói :
CỔ LAI VÔ NHẤT VẬT.
( Xưa nay chưa từng có một vật ǵ ).
Không có một vật ǵ, lấy ǵ mà thủ, hay xả ? Thủ hoặc xả cơ hồ giống như cầm dao chém nước. Chém chẳng đặng nào ! Trước sau nước cứ vẫn là một khối, và trôi đi !
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 192 of 194: Đă gửi: 01 May 2010 lúc 8:07am | Đă lưu IP
|
|
|
Cái MỘT KHỐI đó Tam Tổ đă nhắc đi, nhắc lại luôn, trong 4 trích đoạn th́ đoạn nào cũng có, qua các từ : " HUYỀN CHỈ ", " THÁI HƯ ", " NHỨT CHỦNG ". Tất cả đều nằm ngoài cái : " LƯỠNG BIÊN ". Tất cả đều trỏ về cái KHÔNG-HAI.
" THÁI HƯ " là một tên khác của " Thái Cực ". Bảo là " HƯ " bởi v́ rằng chưa có h́nh thể nào cả. " Thái Cực " lại cũng có nghĩa là " Vô Cực ", nghĩa là chưa có phân cực. Sau khi phân cực th́ có cực Âm và cực Dương. " Thái Cực sinh lưỡng nghi " ( Dịch ).
Về cách sinh Âm Dương có thể hiểu qua h́nh tượng một hạt cây. Trong hạt vốn đă có sự phân cực : mầm là Dương, chất dinh dưỡng dự trữ để nuôi mầm về sau là Âm. Khi cây phát triển th́ phần dưới mặt đất là Âm, trên mặt đất là Dương. Nơi hoa th́ nhị cái là Âm, nhị đực là Dương. Nhựa nguyên là Âm, nhựa luyện là Dương. Sự thu hút năng lượng từ dưới đất và mặt trời là Dương; sự thải ra hơi nước, khí ôxy và khí Co2 là Âm, v.v... Đại lược là thế. Có hai đặc điểm cần ghi nhận :
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 193 of 194: Đă gửi: 10 May 2010 lúc 4:20pm | Đă lưu IP
|
|
|
- Một là sự phân cực không chỉ xảy ra một lần. Tiến tŕnh phân cực xảy ra liên tục : tiến tŕnh sống chính là tiến tŕnh phân cực.
- Hai là Âm Dương từ MỘT mà sinh ra và đồng thời th́ luôn thống nhất trong MỘT.
Nh́n chung, mọi lúc, mọi nơi trên cái cây đó đều có sự PHÂN CỰC ÂM DƯƠNG, và THỐNG NHẤT ÂM DƯONG. Mặt khác toàn bộ những vận động Âm Dương trong một cây như vậy cũng thống nhất nhau. Dĩ nhiên, nếu không thống nhất nhau th́ không thể sống và phát triển một cách hài ḥa được. Có thể so sánh toàn bộ những vận động Âm Dương thống nhất đó như là một bản đại hợp tấu, trong đó hai nốt Âm Dương có những trường độ, cung bậc và âm sắc khác nhau, muôn màu muôn vẻ, trùng trùng điệp điệp.
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuvils Hội viên
Đă tham gia: 24 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 286
|
Msg 194 of 194: Đă gửi: 13 May 2010 lúc 5:30am | Đă lưu IP
|
|
|
Thử hỏi : Ai là nhạc trưởng ? Cho đến nay vẫn chưa ai có thể vượt qua một giải đáp mà hầu như vẫn chưa giải đáp : " TÍNH TỰ NHIÊN nó vậy ! Những bậc hiền triết ngoại hạng như Lăo Tử, Trang Tử đă từng thấy cái diệu kỳ của Tự Nhiên. Lăo Tử viết :
Nhân pháp Địa
Địa pháp Thiên
Thiên pháp Đạo
Đạo pháp Tự Nhiên (18)
( Người lấy Đất làm khuôn mẫu,
Đất lấy Trời làm khuôn mẫu,
Trời lấy Đạo làm khuôn mẫu,
Đạo lấy Tự Nhiên làm khuôn mẫu ).
" Khuôn mẫu ", chỉ về người nhạc trưởng. Và người nhạc trưởng như vậy là Tự Nhiên.
*
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|