Tác giả |
|
Simon Hội viên
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
|
Msg 41 of 43: Đă gửi: 30 October 2009 lúc 3:37am | Đă lưu IP
|
|
|
Lư trong tướng số
Khi học lư số, một số người thích sưu tầm những công thức ngắn gọn, rơ ràng và ghi nhớ như là bí kiếp. Thật ra, việc giải đoán không thể quá đơn giản và dể dàng công thức hóa khi mà ta mong đợi nó đoán chính xác cuộc sống thiên h́nh vạn trạng và vốn cũng không mấy khi rỏ ràng dứt khoát .
Tất cả đều là gián tiếp
Có người thắc mắc tại sao có sách nói cung phụ mẫu ở tai, sách khác lại nói ở đỉnh trán và sách khác nữa lại nói nằm ở 2 phần thái dương và thái âm trên trán.
Thật ra th́, tai (nhất là phần trên – tướng thuật chia tai chia làm 3 phần) cho ta biết về sự chăm sóc về vật chất trong thời thơ ấu mà đương số được hưởng. Ví dụ như có được cho ăn đầy đủ không, đau ốm có được chạy chữa không, lạnh có được ủ ấm không … v v. Trong khi đó, phần đỉnh trán là vùng biểu thị chất lượng t́nh cảm và tinh thần mà đương số được hưởng trong khoảng thời gian khoảng từ 2 cho tới 9 tuổi. Phần thái âm và thái dương th́ cũng tương tự vậy nhưng từ khoảng 9 tuổi tới 14 tuổi. Vùng âm và dương và phần phụ cận nói lên thanh thế và truyền thống gia đ́nh. Dĩ nhiên, những dấu hiệu của tai giúp ta, một cách gián tiếp, phần nào đoán được về cha mẹ của đương số và trán cũng vậy. Tuy nhiên, nếu hiểu rỏ bản chất vấn đề như trên, ta có thể phối hợp để, chẳng những hiểu chi tiết hơn về t́nh trạng cha mẹ của đương số mà c̣n cả cái cách đương số được nuôi nấng và lớn lên – một mảng thông tin hữu ích cho cho việc t́m hiểu những mặt khác của cá nhân này.
Có nhiều vấn đề mà thông tin gián tiếp rất không chắc chắn nếu chỉ xem 1 bộ vị như khi xem quan vận hay tài vận. Có sách nói rằng quan vận ở giữa trán, sách khác lại nói quan vận ở mũi. Nhưng chắc chắn là 2 bộ vị này không đủ để xác quyết vấn đề.
Vào khoảng từ 14 đến đến 28 tháng tuổi, trẻ sơ sinh bắt đầu biết phân biệt “ta” và “người”. Khả năng xử lư với các cảm xúc khi tương tác với người xung quanh, chúng học ở những người nuôi dưỡng chúng trước tiên, sau qua bạn bè thầy cô. Khả năng này thể hiện ở trán. Ngoài ra, trí năng và các xu hướng tư duy cũng thể hiện ở đây v́ sau khi nhận thức thấy ḿnh tồn tại, tư duy phân biệt được, thua, hơn, thiệt bắt đầu phát triển mạnh (mà các rắc rối của cuộc đời cũng theo đó mà tới. ). Thế nên xem trán cho ta ước đoán khả năng thành công của một người.
Thế nhưng đấy chỉ là ước đoán thôi, đầu óc không chưa đủ, người đó cần có một nền tản khí lực dồi dào nữa. Trong tướng số, mũi tượng trưng cho 2 cơ quan hết sức quan trọng, đó là phổi và tim. Về tổng quát, nó biểu trưng cho khí lực tiềm tàng, tức khả năng thực hiện tới cùng một việc khi người ta muốn. Mũi như là ngọn núi trung tâm, khí luân chuyển trên mặt người đều đi qua mũi giống như khí luân chuyển trong cơ thể qua cột sống. V́ vậy mà phải kiểm tra mũi như là một điều kiện cần nữa cho sự thành đạt.
Ngoài ra, người ta muốn ǵ cũng là một điều quan trọng. Nếu chỉ mong muốn những thứ quá điên rồ hay vượt quá xa khả năng th́ khó có thể thành công. Ta lại phải nh́n qua vùng lông mày và mắt, đặc biệt là mi cốt cơ quan biểu trưng cho những xu hướng cảm xúc của chúng ta. Hầu hết các sách đều cho rằng cái hay của mũi chỉ được phát huy khi phần mắt không ám hảm.
Mà như tôi đă từng viết ở đây, có tài năng th́ cũng phải đổ mồ hôi, tức muốn nên chuyện th́ kiểu ǵ cũng phải vất vả lắm, điều mà nhiều người không mấy sẵn ḷng chịu đựng. Ta cũng thường thấy trong đời những người không thiếu khả năng nhưng ngại làm việc, thích vui chơi, lè phè hơn. Người ta chỉ có thể chịu đựng hết các nỗi cực khổ, nhọc nhằn trong công việc khi người ta có đam mê mạnh mẽ. Năng lực tinh thần này thể hiện ở quyền. Bộ quyền cho ta biết năng lực đam mê, sự cuồng nhiệt của một người có kéo dài và mạnh mẽ không, có dám xả thân cho mục đích của ḿnh không. Quyền ăn theo mũi, nếu quyền to mà mũi kém th́ có thể có lắm chuyện không hay (Kháng quyền bất như kháng tị - xem quyền rất khó, sai một tí đi xa lắc).
Người mà có hết những điều kiện trên cũng khá chắc là thành công nhưng để sự nghiệp to tác c̣n 2 điều nữa, đó là: họ sống có thọ không và có đủ nhẫn tâm không. V́ rằng “nhất tướng danh thành vạn cốt khô”, để thành công, đôi khi người ta phải rất nhẫn tâm để làm việc phải làm. Thế nên, chúng ta cũng phải xét xem hàm họ có đủ to không, răng của họ có mạnh mẽ đủ uy hiếp người khác không.
Cách xem khác là bắt đầu từ mũi rồi xem rộng ra quyền, tráng, mắt và hạ đ́nh. Tŕnh tự và lập luận có khác nhưng những bộ vị cần xem th́ cũng như nhau. Cách xem như vậy có sách gọi là “Hỗn lưu cục”. Có sách không gọi tên nhưng có chỉ cách phối hợp, có điều là có lẻ để tránh đi việc quá rườm rà, phức tạp làm hoa mắt người đọc, họ chỉ nói qua loa và không hề giải thích tại sao khi xem cái này lại phải phối hợp cái kia và phối hợp ra sao.
Những sai lầm và vài nhận xét.
Hồi mới học tướng, có lần trà dư tửu hậu, tôi khoác lác rằng muốn biết cha mẹ thế nào th́ phải xem trán. Có ông khoảng gần 50 mỉm cười hỏi tôi thấy cha mẹ ông ra sao. Tôi nh́n và thấy đỉnh trán hơi hăm, chỉ hơi thôi, nhưng v́ không biết cân phân nên tôi bèn nói đại chung chung là “anh xa cha mẹ từ nhỏ nhưng không rỏ v́ sao”. Ông này nói “tôi sống với cha mẹ từ nhỏ cho tới trưởng thành” nhưng cũng công nhận cha mẹ ông không b́nh thường. Số là, cha ông tới năm ngoài 60 mới quan hệ với mẹ ông, lúc đó là một người ở trong nhà mà sinh ra ông. Có ông th́ cha ông mừng lắm nhưng tuổi đă cao, không có chuyện bế ông đi quanh nhà mỗi khi ông nóng sốt hay khóc quấy không chịu ngủ, càng không có hành động giáo huấn nghiêm khắc mỗi khi ông có lỗi lầm như kiểu những người cha thường làm đối với con trai. C̣n mẹ ông, là thân phận người làm, việc săn sóc gần gũi ông hết sức hạn chế và chịu sự giám sát chặt chẽ của các bà chị lớn tuổi và khó tính của ông. Câu chuyện này cho ta thấy một kiểu sai lầm không tránh khỏi khi xem qua sơ sài theo công thức và cũng là hậu quả của sự không hiểu rơ những chỉ dấu đó, về bản chất nói lên điều ǵ.
Có lần tôi đọc đâu đó, có người nói, 2 tai mà ép sát đầu th́ là quan chức nhà nước. Cái này cũng là một công thức rút gọn đốt cháy hết các bước trung gian. Thật ra, những người có tai vểnh ra (nghinh phong nhỉ) thường không nhẫn nại, hay phản kháng lại hoàn cảnh nên có khả năng(chỉ là có khả năng thôi) dẫn đến số phận lênh đênh, thăng trầm, vô định. Ngược lại, những người có tai ép sát đầu, dung nạp hoàn cảnh tốt hơn, nhẫn nại và có khả năng điều chỉnh bản thân ḿnh theo thời thế. Chính v́ lư do này, trong một hoàn cảnh xă hội nhất định, loại người này dễ thăng tiến trong các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, không phải ai có tai ép sát đầu cũng thành quan chức. Tôi có người bạn hiện buôn bán máy vi tính ở Bùi Thị Xuân, tai cũng ép sát đầu. Anh này cho rằng bí quyết để ḿnh tồn tại cạnh những cửa hàng to lớn, rực rỡ là khả năng phục vụ tận tụy và chiều theo những ư muốn quái đảng hay khó chịu nhất của khách hàng. Điều ngược lại cũng vậy, hăy thử t́m trên mạng và nh́n ảnh chụp ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nhân vật chính trong vụ hối lộ PCI, 2 tai ông này không hề ép sát đầu nếu không muốn nói là hơi vểnh.
Hiểu rỏ và đi vào thực chất hơn cho phép chúng ta phối họp chữ THỜI vào trong luận đoán. Trong thời thái b́nh, người tài không cần máu lửa lắm cũng có thể được khuyến khích phát triển và thành đạt, nghĩa là trán đẹp mũi đẹp là khá đủ; C̣n trong thời loạn lạc, không cần tài nhiều mà chỉ cần quan hệ tốt, th́ một cái trán tốt, tai tốt cũng làm được quá nhiều điều.
Nhân đây cũng nói qua 2 khuynh hướng trong tướng số. Một khuynh hướng chú trọng h́nh xương, c̣n khuynh hướng kia chú trọng những biểu hiện bên ngoài như da thịt, nốt ruồi … Xem xương tất nhiên khó hơn v́ nó nằm ẩn bên dưới nhưng có phần chắc chắn và đỡ gián tiếp hơn, c̣n phần thịt và da th́ gián tiếp của h́nh xương và có thể dễ có nhiều sai lệch do mập ốm, nắng mưa … và thẩm mỹ viện. Có điều, da thịt nằm ngoài nên dễ xem hơn. Trong những ví dụ ở trên, xu hướng xem h́nh xương coi cung quan và phụ mẫu đều ở trán, c̣n xu hướng thứ 2 cho là phụ mẫu ở tai c̣n quan lộc ở mũi. Trán là nơi nh́n được xương rơ nhất trên mặt, sau đó là quyền và hàm (kể cả răng).
Xu hướng xem xương th́ chú trọng nhiều tới quan sát chuyển động của đương số như đi đứng nằm ngồi, quang sát toàn thân (long hổ cốt, bàn tay, bàn chân, lưng, cổ chân, đầu gối ..) , ít chia h́nh cách và luận ngũ hành nhưng xem kỹ âm dương (thịt là âm; xương là dương; cong, mềm, tṛn là âm; thẳng, cứng góc cạnh là dương … âm dương phải tương xứng và đúng vị), phương vị (tướng nam, tướng bắc …). Xu hướng kia th́ ngược lại, chú trọng cục cách (như kiểu tướng cọp, tướng khỉ, ngũ đoản, ngũ lộ …), ngủ hành (chia hành các phủ và độc, định hành tướng người … ) và rất quan trọng nốt ruồi. V́ dễ xem hơn, các kiến thức về tướng phổ biến thường thuộc xu hướng này.
Khi học sâu hơn, cũng như những môn khác, người ta sẽ thấy sự hội tụ của các xu hướng và biết áp dụng các kỹ thuật đúng lúc, đúng chỗ. Ví dụ như nếu quá chú ư nốt ruồi, gặp giống dân Bắc Á, nội đếm nốt ruồi thôi cũng đủ mệt chứ đừng nói chi luận giải ư nghĩa. C̣n như quá chú ư tới chuyển động, có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi phải xem qua h́nh (rất mốt hiện nay, có người c̣n xem tướng qua lời mô tả nữa!?). Dù sao, phải nhớ rằng, những nhân vật hàng đầu thiên hạ thường có một khung xương mỹ tú dù da thịt có thể tầm thường.
__________________ Simon
|
Quay trở về đầu |
|
|
Simon Hội viên
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
|
Msg 42 of 43: Đă gửi: 26 November 2009 lúc 8:45am | Đă lưu IP
|
|
|
Lư trong tướng số (tiếp theo)
CÁC LỚP Ư NGHĨA CỦA NHÂN DIỆN
Có 3 lớp ư nghĩa chính cho cùng một vị trí trên mặt người. Đó là:
- Các bộ vị, sách gọi là ngũ nhạc, ngủ độc, lục phủ …
- Các cung, giống tử vi như mệnh, tài, quan …
- Các niên vận, như từ đỉnh tráng đếm xuống là 15, 16, 19, 22, 25 tới ấn đường là 28…
C̣n nhiều lớp ư nghĩa khác như y tướng học dùng trong đông y, phương vị trong địa lư … nhưng không bàn ở đây.
Vấn đề là khi xem và luận cát hung của từng lớp, cách đánh giá khác nhau. Ví dụ: không thể nói nam nhạc đẹp th́ là cung phụ mẩu đẹp, các hạn trên đó đẹp. Nói chung là cái mệnh đề “Cái trán này đẹp” là chưa đủ và tối nghĩa. Để cho dể hiểu, lấy cái trán làm ví dụ:
Lớp thứ nhất 1: Tráng là nam nhạc thuộc ly, chủ văn minh. Thường người ta xem trán để đoán trí tuệ và xu hướng tiềm tàng của đương số. Ví dụ tráng phẳng dựng đứng là người thông minh, mạnh về logic (tư duy hội tụ), trong khi người có trán cong, rộng th́ mạnh về trực giác và sáng tạo (tư duy phân kỳ). Tùy vào h́nh thể rộng hẹp, ta có thể có manh mối về nghề nghiệp phù hợp với đương số … đại khái vậy, thật ra th́ đây là lớp khó nhất và phức tạp nhất, cũng là lớp thuần tướng số nhất.
Lớp thứ 2: Khi xem cung phụ mẫu, chỉ có phần đỉnh trán và phần thái Âm, thái Dương là liên quan mà thôi. Cái cần nh́n trước tiên là độ cong từ đỉnh đầu xuống của phần đỉnh trán và độ rộng của nó. Đường cong này phải tự nhiên không móp hảm th́ cha mẹ mới ổn. Nếu không có đường cong này, tức từ chân tóc ra, tráng hầu như thẳng xuống, có thể đoán là không gần cha mẹ lúc nhỏ (được gửi nuôi).
Lớp thứ 3: Các hạn vận th́ chủ yếu xem h́nh dạng h́nh học của vùng cục bộ đó và màu sắc của nó. Nếu chỉ có một phần của hạn bị khuyết hảm hoặc có màu sắc bất thường, phải nghĩ là người thân của đương số có nạn chứ không phải bản thân đương số. Nhấn mạnh về màu sắc: Màu là màu của phần da thịt ẩn dưới lớp da ngoài, đừng lầm với màu da mà xoay ra tính luôn lang beng và mụn nhọt vào luận đoán.
Nhân đây cũng nói thêm là theo truyền thống, đầu tiên phải học xem lớp thứ nhất cho thuần thục rồi mới tới các lớp kia nhưng tôi thấy có người viết cuốn sách, tiếp cận theo hướng nhào vô coi hạn liền. Theo tôi, đây cũng là một ư hay v́ nói cho cùng xem bói là xem năm nào có chuyện ǵ xảy ra, khi nào đụng chuyện th́ tra cứu ngược lại các cung và bộ vị để kiểm chứng cũng được.
VĂN, LÔNG MÀY VÀ NỐT RUỒI
1. Văn - các nếp nhăn trên mặt.
Trán thường có 3 nếp nhăn, theo thứ tự là Thiên, tượng cha mẹ, người trên; Nhân, tượng trưng bản thân và Địa, kẻ dưới, vợ con bạn bè. Theo những phái coi trọng văn, th́ những đường này hết sức quan trọng, họ chia làm nhiều h́nh tướng như cô quả văn, độc hạc văn … Nói chung, văn rơ vừa phải, thẳng không đứt đoạn là tốt, thiếu văn hay chỉ có một nữa đường th́ xấu.
Như có thể đoán, việc h́nh thành các văn này được tạo ra từ tính tương họp âm dương của trán, tức độ cong, phẳng, thịt, xương …. Ví dụ: văn trên cùng tượng cha mẹ, nếu 2 phần Nhật Nguyệt giác tương ḥa, văn này sẽ thẳng, c̣n nếu một trong 2 hảm khuyết, văn này sẽ đứt đoạn.
Về văn ở ấn đường, chỉ có mỗi trường hợp là có 2 đường song song là ngon thôi, bát tự văn (h́nh chữ bát) hay huyền châm phá ấn (một đường xuyên ngang ấn đường) đều xấu. Cũng tương tự trán, văn này ra sao cũng bị quyết định bởi độ nhô của mi cốt và độ rộng của ấn đường.
Số nếp nhăn của đuôi mắt, nhiều người khoái chuyện giật gân, cho là số cuộc t́nh. Thật ra những cơ quanh mắt có 2 nhóm. Nhóm cơ phía trong, sát mắt th́ người ta có thể điều khiển theo ư ḿnh (để mhắm, ở mắt). Nhóm cơ phía ngoài th́ chỉ co giật theo cảm xúc của chúng ta và phần lớn chúng ta không thể điều khiển được (theo Paul Ekman). Nh́n vùng cơ này, ta có thể đoán được các xu hướng xúc cảm của đương số. Khi nhóm cơ ngoài co, nhóm cơ phía trong sẽ bị nhăn bất thường, chính v́ vậy, ḍ t́m các xúc cảm đă qua th́ nên nh́n những nếp nhăn sát mắt chứ không phải đuôi mắt.
Kết luận cho chuyện văn trên mặt: nếu đă xem kỹ được h́nh cốt và da thịt th́ văn không c̣n mấy ư nghĩa nữa. Vấn đề là, văn dễ xem hơn nhiều, không cần khả năng quan sát h́nh 3 chiều (mà nhiều người rất kém) nên phủ nhận toàn bộ giá trị của nó th́ cũng không đúng, nhưng tin hoàn toàn th́ cũng không nên. Tốt nhất là xem đó như là một gợi ư.
2. Lông mày: Có người nói “vấn danh tại mi” - nếu muốn biết anh là loại người ǵ th́ hảy nh́n lông mày. Có người th́ cho là lông mày chẳng qua là chi tiết ngoại vi, không đáng kể.
Thật ra lông mày đánh dấu mi cốt. Thế của lông mày cho ta biết h́nh của mi cốt.
Thử khảo sát vài vấn đề lùng bùng xung quanh lông mày.
Lông mày giao nhau th́ sao: Nếu lông mài giao nhau, trong nhiều trường họp, là do 2 mi cốt quá gần, tất nhiên làm cung mệnh hẹp lại, nếu mi cốt mà nhô cao, cung mệnh sẽ tối đi. Nếu là vậy, tất nhiên khả năng thích ứng và giải quyết các xung đột trong cuộc đời của đương số kém dẫn đến đời sống nhiều điều bất toại ư. Nếu cạo đi th́ cũng chẳng thay đổi được ǵ v́ phần mi cốt bên dưới vẫn thế.
Trường họp ngược lại, lông mày lấn vào ấn đường chỉ v́ tốt râu, tốt tóc quá, 2 mi cốt vẫn đủ xa và phẳng th́ không có vấn đề ǵ nghiêm trọng cho bản mệnh, hơi có vấn đề chút cho người phối ngẩu thôi. Mà đă thế cũng chẳng đáng để cạo.
Có người luận là lông mày giao nhau là anh em xung khắc là hoàn toàn sai. Cung huynh đệ không nằm ở đầu mày. Đuôi mày cũng chỉ là một phần của cung huynh đệ thôi. Thế nên, những người có đoản mi, la hán mi, vĩ tán mi cũng chưa chắc là xung khắc anh em. Mà đâu cứ xung khắc mới xấu.
Thế của lông mày, như trên đă nói, phản ánh h́nh dạng của mi cốt và hố mắt; độ xanh tươi, rậm rạp của mày tùy thuộc vào độ nhô của mi cốt.
Sách nói mi trường quá mục th́ chung thân phú quí: thật ra sau câu trên, người ta cũng nhấn mạnh là quang mắt phải tốt th́ mới ăn được cách này. Chẳng cần mi trường quá mục, quang mắt mà đẹp th́ mọi h́nh tướng xấu của mắt sẽ giảm nhẹ đi gần hết (trừ qủy nhăn).
Cũng tương tự như văn, mày th́ dễ xem hơn mi cốt và những vùng phụ cận nhưng cũng dễ nhầm lẫn.
3. Nốt ruồi:
Tôi có thấy khoảng 5 hay 6 cái sơ đồ nốt ruồi trên mặt kèm theo chú giải cho từng vị trí trong các sách khác nhau. Đáng buồn là không cái nào giống cái nào.
Như đă từng nói trong phần viết về các phương pháp đoán số, nền tảng của con người là khung xương, kế tới da thịt và cuối cùng là khí vận chuyển trong hệ thống kinh lạc trong cơ thể (các thầy châm cứu nghiên cứu hệ thống này rất kỹ). Nếu ḍng sinh lực này bị nghẽn hay phát động bất thường, nốt ruồi được sinh ra.
Như vậy, nốt ruồi chỉ là dấu ấn hay là tiềm ẩn báo trước một sự việc. Điều này là dỉ nhiên thôi v́ một nốt ruồi ngoài da, có khi lúc ẩn lúc hiện không thể phủ định cái căn bản xâu xa của con người là xương cốt, tức không có thể có nốt ruồi sát phu như kiểu mũi hay quyền sát phu được.
Để cho dễ định hướng và tự kiểm tra, người học tướng nên luận nốt ruồi theo kiểu dấu tích của quá khứ hay báo trước một sự kiện. Ví dụ: nốt ruồi ẩn trong đuôi lông mày là dấu tích của tai nạn sông nước hay hỏa hoạn trong quá khứ. Nếu đương số chưa từng bị nạn này, th́ nạn có thể xảy ra ở khoảng ngoài 40 tuổi. Ví dụ khác là nốt ruồi trên chóp mủi. Nó có thể chỉ tính hay cờ bạc của nam, t́nh chồng nhạt nhẻo ở nữ nhưng không chắc đúng 100%, cái chắc chắn là nó chỉ ra một sự chia cắt tài sản hay nặng hơn là phá sản, trắng tay vào tầm ngoài 30 tuổi.
__________________ Simon
|
Quay trở về đầu |
|
|
Simon Hội viên
Đă tham gia: 10 September 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 114
|
Msg 43 of 43: Đă gửi: 12 January 2010 lúc 9:16pm | Đă lưu IP
|
|
|
Linh hồn là ǵ?
Trong quyển “Thiền – Nghệ thuật của nhập định” có một câu hỏi dành cho Osho là “Thầy gọi linh hồn là ǵ? Có phải linh hồn chính là sự thức tỉnh hoặc là cái ǵ đó như là cá thể?”
Osho đă có câu trả lời khá hay, tôi xin trích đoạn và tóm lược như sau:
Phẩn thứ nhất là về linh hồn.
“Đă có 3 thái độ về vấn đề này:
Đâu tiên là những nhà huyền môn, nhưng người biết, họ đang hoàn toàn giữ im lặng về vấn đề này. Họ sẽ không đưa ra bất kỳ định nghĩa nào; họ nói định nghĩa là vô tích sự. Có nhóm huyền môn khác – nhóm lớn hơn – họ nói rằng, thậm chí, nỗ lực phù phiếm cũng trở nên hữu ích. Đôi khi lư thuyết sai cũng dẫn đến sự thật, đôi khi những điều sai trái cũng trở thành đúng, đôi khi những bước đi giả tạo cũng dẫn bạn đến kết cục có lư. Ở thời điểm nào đó nó có vẻ sai, nhưng phương kế sai lại có thể trở nên hữu ích.
Nhóm thứ 2 cảm nhận rằng, với việc giữ nguyên sự im lặng bạn vẫn tiếp tục nói một điều ǵ đó mà nó không thể nói lên điều ǵ. Và nhóm huyền môn thứ 2 đă có lư. Các định nghĩa đều phụ thuộc vào họ.
Và có nhóm thứ ba, họ là những người không im lặng mà cũng không định nghĩa. Họ chỉ định nghĩa toàn bộ vấn đề để bạn không bị ám ảnh với nó.
Đức phật thuộc nhóm thứ 3. Nếu bạn hỏi người rằng có hay không linh hồn, có hay không thượng đế, có hay không sự tồn tại bên ngoài cuộc sống, người sẽ từ chối.
….
Ba nhóm này luôn trong t́nh trạng tranh căi, bởi v́ người nói buộc phải cảm nhận rằng, những người giữ im lặng không có đủ ḷng trắc ẩn, rằng họ phải nói một cái ǵ đó với những người không hiểu sự im lặng. Và những người định nghĩa th́ họ đă định nghĩa bằng rất nhiều cách đến mức có nhiều sự tranh căi về điều đó: sự tranh căi buộc phải có đó”
Nhiều người có thể hiểu dễ dàng những ḍng trên nhưng cũng có thể nhiều người khác thấy bối rối. Tôi xin giải thích thêm:
Chuyện linh hồn không thể giải thích rốt ráo bằng lời nhưng con người th́ không ngừng thắc mắc. Một số hiểu rằng, người b́nh thường không sao hiểu cho đúng được, có giải thích th́ người ta cũng hiểu sai lệch và có khi c̣n sinh ra lắm chuyện nguy hiểm, nên họ im lặng. Nhóm thứ 2 cũng hiểu như vậy, nhưng họ thấy là im lặng làm ngơ trước sự t́m kiếm, thắc mắc của mọi người là không đủ ḷng trắc ẩn. Họ bèn đưa ra những định nghĩa dù biết là nó không hoàn toàn đúng. Thảng hoặc, họ đưa ra những lập luận mà thực chất là chẳng nói lên điều ǵ. V́ rằng không hoàn toàn đúng hoặc chẳng nói lên điều ǵ nên các thầy khác nhau đưa ra những định nghĩa khác nhau và các môn đồ sau này, tha hồ tranh căi không dứt!
Giải pháp thứ 3 là làm như đức phật. Người không trả lời thẳng các câu hỏi này mà hướng dẫn người ta đi theo đường đạo để đến ngày nào đó, tự trả lời cho chính ḿnh.
Phần thứ 2 của câu hỏi là về tính cá thể của linh hồn.
Đầu tiên phải giải thích tại sao lại có câu hỏi như vậy: theo Hindu, sau khi qua vô số kiếp mài dủa cho hoàn hảo hơn, người ta có thể ḥa vào đại ngă, nghĩa là cá thể không c̣n nữa; theo phật, sau khi chứng đắc sẽ không c̣n chấp và phân biệt “ta” và “không ta” nữa. Chính v́ lẻ này vấn đề cá thể của linh hồn được đặt ra.
Câu trả lời của Osho như sau:
“Bạn hỏi linh hồn có phải là cá thể. Đó là câu hỏi vô nghĩa, nhưng nó thích họp với bạn. Đó giống như câu hỏi của người mù (trong câu chuyện sau) hẳn muốn hỏi:
Người mù di chuyển với cây gậy. Anh ta không thể di chuyển mà không có nó: anh ta t́m kiếm và ṃ mẫm trong bóng tối bởi nó. Nếu chúng ta nói với anh ta về việc phẩu thuật mắt để mắt có thể nh́n thấy th́ người mù sẽ hỏi một cách rất đúng chỗ rằng: “khi mắt tôi b́nh thường, liệu tôi có khả năng ṃ mẫm trong bóng tối với cây gậy này không?”
Nếu chúng ta nói “bạn sẽ KHÔNG CẦN cây gậy nữa”, anh ta sẽ không tin điều đó. Anh ta sẽ nói: “không có cây gậy này tôi không thể tồn tại, tôi không thể sống. Những ǵ bạn nói là không thể chấp nhận. Tôi không thể tưởng tượng chuyện đó, không có gậy, tôi không thể là tôi. Cái ǵ sẽ trở thành cây gậy của tôi? Đầu tiên hăy cho tôi điều đó đă!”
Thật sự, tính cách này giống như tính cách của cây gậy. Bạn đang ṃ mẫm trong bóng đêm cùng bản ngă, bởi v́ bạn không có linh hồn; bản ngă này, “cái tôi” này đang ṃ mẫm bởi v́ bạn không có đôi mắt sáng. Tại thời điểm bạn trở nên hoàn toàn sống động, bản ngă sẽ biến mất. Đó là một phần sự đui mù của bạn, một phần sự không sống động, một phần vô thức của bạn, một phần ngu dốt của bạn. Nó phải thực sự được bỏ rơi.”
Cho phép tôi được giải thích thêm là, nhiều người cảm thấy khó chịu với ư nghĩ không có bản ngă, không có một cá thể nào mang tên “tôi”. Họ tự hỏi “nếu tôi tan biến đi, bản ngă tan biến đi, th́ có khác ǵ chết hoặc là biến mất vĩnh viễn”. Chú ư là nhiều người t́m đến tôn giáo v́ không chịu nỗi ư nghĩ ḿnh sẽ tan biến hoàn toàn khi chết; họ mong mỏi “trở thành” ǵ đó sau khi chết.
Ư kiến khác
Trong cuốn “Huyền thuật và các đạo sĩ Tây tạng” của bà Alexandra David Neel, vấn đề này cũng được đề cập tới nhưng có vẻ dịu dàng và dễ chịu hơn. Xin chép lại đoạn sau, bắt đầu từ trang 29 (bản in của nhà xuất bản Phương đông):
“V́ lư do nào đó, tôn giáo Tây tạng chú ư rất nhiều về cơi giới bên kia cửa tử, hầu như câu chuyện nào cũng đề cập đến cơi giới này. Quan niệm thông thường cho rằng linh hồn con người vốn bất tử và di chuyển qua muôn ngàn kiếp sống luân hồi để học hỏi và thay đổi. Điều này thật ra không đúng lắm v́ phật giáo không hề chủ trương có một cái ǵ trường tồn, bất biến như linh hồn. Nói cho đúng hơn th́ họ tin rằng cái “sinh lực” hay “sự sống” tạo ra bởi trạng thái tâm và sinh lư của một sinh vật đều do nhân duyên tạo thành và do nghiệp dẫn dắt đi trong sáu nẻo luân hồi.
….
Có nhiều lối giải thích khác nhau và nhiều lư thuyết về sự hiện diện của bản ngă nhưng tại Tây tạng cũng như mọi nơi khác, chỉ những bậc đạo sư hay giới trí thức mới có thể hiểu rơ và giải thích tường tận các điều này. Phần lớn dân chúng tin tưởng giản dị rằng con người sau khi chết sẽ đầu thai trở lại dưới một h́nh thức nào đó tùy theo hành động của đời sống hiện tại. Cái “năng lực di chuyển từ kiếp này qua kiếp khác” được diễn tả bằng danh từ “Yid Kyi Mampar Shespa” có phần đúng hơn là danh từ “linh hồn” (spirit) v́ nó không đề cập đến một thực thể có tính cách trường tồn bất biến”
Theo tôi th́ một số dịch giả Việt nam cũng đă dùng từ “Thần thức” để thay cho từ “linh hồn”.
Có một hiện tượng liên quan tời chuyện linh hồn là ma quỷ. Tây tạng là xứ sở của các huyền thuật. Các cao tăng Tây tạng cho rằng đó chỉ là phóng ảnh của tâm thức. Do đó, một người không tin có ma quỷ sẽ không nh́n thấy ma quỷ bao giờ. Tuy nhiên, họ cũng lưu ư rằng nếu như bạn đang đi trong rừng mà có con cọp nhảy xổ ra th́ liệu đó là phóng ảnh hay là hiện hữu? Nó đang gầm rú kia và sắp xơi tái ta ḱa!?
Thế nên, dù là phóng ảnh th́ cái tư tưởng được tạo ra kia cũng có một sức mạnh riêng của nó và biết đâu, có thể nó cũng có đời sống riêng. Kết luận cho đoạn này, bà Alexandra Neel đă viết “Nói một cách khác, không những người ta phải đề pḥng những con cọp mà họ đă phóng chiếu lên trong tâm thức ḿnh mà c̣n phải cẩn thận đối với những con cọp tạo bởi những tư tưởng của người khác nữa.”
Cuối cuốn sách, bà Alexandra Neel đă kết luận về những huyền thuật siêu đẳng mà ḿnh đă chứng kiến và kể lại trong cuốn sách, có đoạn như sau:
“Sức mạnh của tư tưởng có thể tạo ra “h́nh tư tưởng” hay một thực thể có sự sống riêng biệt, có thể hành động tùy theo mệnh lệnh của người tạo ra chúng, đó là căn bản của các phương pháp luyện âm binh. V́ việc tạo một h́nh tư tưởng trừu tượng không dễ dàng nên nhiều người đă phải xử dụng một vật hữu h́nh nào đó làm trung gian, đó là căn bản các bùa phép, linh đơn, nước thánh hay những linh vật phù hộ. …”
Để minh họa cho sức mạnh tạo ra bởi tinh thần, người Tây tạng thường truyền kể câu chuyện sau:
Một người lái buôn thường đi lại giữa Ấn độ và Tây tạng. Mẹ ông ta muốn con ḿnh xin một viên xá lợi của thánh tăng mang về cho ḿnh. Ông ta sau nhiều lần quên bẳng, khi về tới gần nhà nhớ ra và sợ mẹ mắng nên nhặt đại một mảnh xương nhỏ dọc đường gói lại cẩn thận đem về cho mẹ nói là xá lợi. Người mẹ hết sức mừng rỡ cho vào một bảo tháp vàng và đem lên hiến cho chùa. Dân trong vùng tin tưởng hàng ngày kéo tới cúng bái. Kỳ lạ thay, sau thời gian, viên xương đó cũng chiếu hào quang rực rỡ và tạo ra nhiều hiện tượng hết sức mầu nhiệm.
__________________ Simon
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|