Tác giả |
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 41 of 119: Đă gửi: 31 May 2009 lúc 3:26am | Đă lưu IP
|
|
|
Lê Quí Đôn 黎貴惇, (1726–1784) là một danh nhân trong lịch sử VN, vô số các đường phố và trường học trong nước mang tên của ông. Tuy nhiên, nếu muốn biết thêm chi tiết của cuộc đời của ông th́ xem link này :
http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%AA_Qu%C3%BD_%C4%90%C3%B4n
Ông đă viết quyển Vân Đài Loại Ngữ 芸 臺 類 語 năm 1773, 13 năm sau khi đi sứ bên Tàu. Tôi có bản in lại của nhà sách Tự Lực ở Caliornia, bên Mỹ. Nguyên bản do 2 ông Phạm Vũ và Lê Hiền dịch, xuất bản tại Sài G̣n năm 1972. Tôi t́m trong sách măi mà không thấy chỗ nào có giải nghĩa tên của sách. Theo từ điển Thiều Chửu th́:
1) Vân 芸: một thứ cỏ thơm (mần tưới), thường gọi là cỏ vân hương 芸香, lấy lá hoa nó gấp vào sách th́ khỏi mọt. V́ thế nên gọi quyển sách là vân biên 芸編
2) Đài 臺: phàm chiếm một chỗ hơi cao để cho người dễ nhận biết cũng gọi là đài.
Thật ra đây là một tiếng kép, tiếng cổ, có nghĩa là thư viện.
(Link: http://www.hudong.com/wiki/%E8%8A%B8%E5%8F%B0 và http://hk.dictionary.yahoo.com/search.html?s=%AA%E5%A5x)
C̣n “loại ngữ” có nghĩa là chữ được sắp xếp, phân loại. Nguyên cả tựa đề có thể được hiểu theo bây giờ là Bách khoa từ điển (the Encyclopedia).
Vân Đài Loại Ngữ có tất cả 9 quyển. Trong quyển thứ nhất, Lư Khí Loại, đoạn 37 và 38, Lê Quí Đôn viết:
“37- Sách “Dĩ ngược biên” nói: “Về thuật xem sao để đoán số mệnh th́ có số Tử b́nh, số Ngũ tinh và số Tử vi tiền định. Các sĩ phu thích xem số Tử b́nh v́ nó ám hợp với lư, nó đoán cho người ta biết số giàu sang, nghèo hèn, phần nhiều được đúng. Nghe như Tử b́nh là một ẩn giả, người đời Ngũ quí, thường cùng với Ma Y đạo giả là Trần Đồ Nam, và Lă Đồng Tân cùng ẩn trên núi Hoa Sơn. Thế th́ Tử b́nh cũng là một nhân vật khác thường.
“38- Sách “Tử vi đẩu số”, theo bài tựa của La Luân nói, mới được Tăng Liễu Nhiên ở Hoa Sơn truyền cho. La Luân lại tự xưng là cháu ba đời của Hi Di (Trần Đoàn tức Đồ Nam). Nhưng xét trong sách “Hoạch man lục” của Trương Thuấn Dân, đời Tống, th́ Hi Di chỉ có sách “Nhân luân phong giám” lưu hành ở đời bấy giờ, là sách mà hậu nhân góp nhặt những lời nói của người làm thành ra; không nói ǵ đến Tử vi đẩu số cả. Những lư số nói trong sách “Tử vi đẩu số” ấy cũng hẹp ḥi, hẳn là người sau gán nó cho của Hi Di, chớ không phải bản thật. Nếu quả sách của Hi Di, sao từ Tống tới Nguyên, trong khoảng bốn, năm trăm năm, không truyền ra đời, phải đến giữa đời Minh mới thấy xuất hiện? Những người hiểu biết cần xét kỹ lại vấn đề này.”
(Trang 51 và 52, sách đă dẫn)
Chú thích của johnmiths:
Nhân: người. Luân: thường, như trong chữ luân lư. Phong: phong tục. Giám: cái gương soi bằng đồng. Đọc cái tựa, mới đầu tôi có ư nghĩ là tác giả muốn kiếm chuyện (gây khó khăn) không cho trai gái đùa giỡn với nhau, căn cứ trên lời nói của Lê Quí Đôn. Nhưng đến khi tra cứu trên Internet th́ mới chưng hửng. Theo một webpage, đó là cuốn sách về Tướng học:
“风鉴之学与因果
phong giám chi học dữ nhân quả luật
(môn học Phong giám và Luật Nhân quả)
陈抟是风鉴学术的大家,相学十三 家中陈希夷的人伦风鉴是很重要的 一部著作。
trần đoàn thị phong giám học thuật đích đại gia ,tương học thập tam gia trung trần hi di đích 《nhân luân phong giám 》thị ngận trọng yếu đích nhất bộ trứ tác.
(Trần Đoàn là đại gia trong môn học Phong giám. Trong 13 nhà Tướng (mạo) học, sách “Nhân luân phong giám” của Trần Hi Di là bộ sách rất quan trọng.
医卜星相旧称术 数 之学,是中国传 统文化的应用技术部分,非常宝贵 ,但是我们现在 统统把它归到糟粕 一类,视为封建迷信,这是我们后 代不肖子孙的无
y bốc tinh tương cựu xưng thuật sổ chi học ,thị trung quốc truyện thống văn hóa đích ứng dụng kĩ thuật bộ phân ,phi thường bảo quư ,đăn thị ngă môn hiện tại thống thống bả tha quy đáo tao phách nhất loại ,thị vi phong kiến mê tín ,giá thị ngă môn hậu đại bất tiếu tử tôn đích vô tri .
Y (nghề chữa bệnh), Bốc (bói toán), Tinh (chiêm tinh, tức Tử Vi), Tướng (Tướng mạo học) từ lâu được cho là môn học thuật số, là những bộ phận kỹ thuật ứng dụng của văn hóa truyền thống của Trung quốc, quí báu phi thường, nhưng hiện tại chúng ta hoàn toàn coi nó như là đồ cặn bả, là sự mê tín của thời phong kiến, đó là sự ngu dốt của bọn con cháu (đời sau) bất hiếu của chúng ta.
… 鉴就是镜子,通过镜子照出你的相 貌,从你的相貌推测出你的心地因 果。
giám tựu thị kính tử ,thông quá kính tử chiếu xuất nhĩ đích tương mạo ,ṭng nhĩ đích tương mạo thôi trắc xuất nhĩ đích tâm địa nhân quả 。
Giám là gương soi, thông qua gương soi thấy được tướng mạo của anh, từ tướng mạo của anh cho ra nhân quả của tâm địa của anh.
(Link: http://www.wwmm.cn/%E4%B9%A6/%E3%80%8A%E5%BF%83%E7%9B%B8%E7% AF%87%E3%80%8B%E8%AE%B2%E8%AE%B0/%E9%A3%8E%E9%89%B4%E4%B9%8B %E5%AD%A6%E4%B8%8E%E5%9B%A0%E6%9E%9C%E5%BE%8B.htm )
Từ lâu, người Việt chúng ta tin tưởng Trần Đoàn là sư tổ của khoa Tử Vi. Trong khi đó, Lê Quí Đôn tra cứu sách vở tận đời nhà Tống, và xác nhận Trần Đoàn không hề sáng tác Tử Vi Đẩu Số, mà chỉ sáng tác “Nhân luân phong giám” vốn là một loại sách “mà hậu nhân góp nhặt những lời nói của người (xưa) làm thành ra”. Xin chú ư là Lê Quí Đôn “nói có sách, mách có chứng” như đă dẫn ở trên. Tới thế kỷ 21 lại có người Tàu khẳng định rằng Trần Đoàn là sư phụ của ngành Tướng mạo học. Như vậy khi người Tàu muốn bán sách Tử Vi, th́ nói đây là sách của Trần Đoàn. C̣n khi muốn bán sách Tướng, th́ cũng kêu là sách của Trần Đoàn luôn. Sau này, nếu johnmiths muốn bán sách “Đoán điềm giải mộng”, tuyên bố là Trần Đoàn đă cất cuốn sách đó ở đâu đó trong núi Hoa Sơn, đến khi johnmiths đi du lịch, trợt chân lọt xuống một u cốc, rồi t́nh cờ nhặt được bí kíp, chắc cũng kiếm được khối tiền!
Nên nhớ rằng Lê Quí Đôn đi sứ bên Tàu có tới 2 năm, như vậy không phải là ngồi trong nước mà đoán ṃ. Ông là một người hiếu học, lại thích học đủ thứ. Ông đă đem về nước biết bao nhiêu quyển sách quí. Nếu ai có đọc qua quyển Vân Đài Loại Ngữ, sẽ tin điều tôi nói. Và ông có tác phong của một professor đời nay là luôn luôn “nói có sách, mách có chứng”.
(c̣n tiếp)
Sửa lại bởi johnmiths : 31 May 2009 lúc 5:49am
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 42 of 119: Đă gửi: 01 June 2009 lúc 8:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Hôm nay, coi lại quyển sách Vân Đài Loại Ngữ của tôi, thấy ghi Lê Quí Đôn đi sứ từ năm Cảnh Hưng thứ 21 (1759) tới năm Cảnh Hưng thứ 25 (1763), tức là 4 năm trời. Sự kiện này có nhiều chi tiết hơn trong webpage đă trích dẫn (chỉ cho có 2 năm), ngoài ra thời gian ông Lê ở Tàu càng lâu th́ sự hiểu biết về văn hóa người bản xứ càng tốt hơn.
Theo 1 webpage, Trần Đoàn sinh năm 872, chết năm 989.
(Link: http://zh.wikipedia.org/wiki/??)
Đời nhà Minh kéo dài từ năm 1368 đến năm 1644 (276 năm). Nếu vào giữa đời Minh, tạm thời lấy 1 con số trung b́nh, 276 / 2 = 138, rồi cộng 138 vào số 1368 sẽ được 1506. Lấy số 1506 trừ bởi 989 sẽ được 517. Đừng để ư đến số lẽ, th́ khoảng thời gian Trần Đoàn chết đi cho đến lúc sách Trần Đoàn tái xuất giang hồ sẽ là 500 năm. Nếu quí vị là “fan” của truyện kiếm hiệp như johnmiths th́ sẽ vui vẻ chấp nhận rằng chuyện tiểu thuyết mà nghe y như thật . Trong truyện kiếm hiệp, chuyện thường xảy ra là một người hùng t́nh cờ chui vào một hang động, gặp một vị kỳ nhân nào đó đă chết khô mấy trăm năm, kế bên là một quyển bí kíp vơ học. C̣n trong cuộc đời thật, muốn nói điều đó th́ phải có bằng cớ. Phải chi có 1 học phái của Trần Đoàn tồn tại hàng trăm năm qua suốt các triều đại Tống, Nguyên, và Minh, kiểu như vơ Thiếu Lâm từ thời Bồ Đề Đạt Ma (470-543 AD)
link: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BB%93-%C4%91%E1%BB%81-%C4% 91%E1%BA%A1t-ma
cho đến bây giờ, th́ không ai dám dị nghị (v́ cái chùa vẫn c̣n đó, là một bằng chứng). Đằng này, theo ông Lê nói, suốt 500 không ai nghe nói tới Trần Đoàn, bất th́nh ĺnh xuất hiện sách vở của ông sáng tác, th́ dù muốn tin cũng không biết dựa vào đâu mà tin.
(c̣n tiếp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
truanang Hội viên
Đă tham gia: 06 July 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 36
|
Msg 43 of 119: Đă gửi: 01 June 2009 lúc 9:11am | Đă lưu IP
|
|
|
Nắng xin update lại công thức cục theo 1 cách khác : x =(chi div 2) mod 5 + (chi div 2) div 5 +1 ; y = can mod 5 ; H = ((2 ^ x mod 10 ) div 2 -1) +y ) mod 5 ;
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 44 of 119: Đă gửi: 03 June 2009 lúc 9:28am | Đă lưu IP
|
|
|
Ở quyển thứ 3, Khu Vũ Loại, đoạn 92, của Vân Đài Loại Ngữ (từ trang 178 đến trang 181 của bản dịch), có mấy đoạn văn quan trọng như sau đây:
“Cuối đời Thế tông nhà Minh (1), có người Tây phương tên Lợi Mă Đậu (2) rủ 10 nguời bạn vượt biển du lịch, đi qua hơn 10 nước, qua 6 vạn dặm đường, và trải mất 6 năm, mới đến An Nam; qua biên giới vào đất Quảng Đông. Lúc đó, những người đi theo đều chết cả, chỉ c̣n một ḿnh. Lợi Mă Đậu có thuật lạ, tài hít khí trời vào trong người, không sinh tật bệnh ǵ. Ở Quảng Châu 20 năm, thông hiểu cả văn tự ngữ ngôn Trung quốc. Lợi Mă Đậu râu tía, mắt xanh biếc, nước da đỏ nhu hoa đào, tuổi ngoài 50 mà trông như người mới hai, ba mươi tuổi. Khi tiếp ai th́ qú vái theo đúng lễ, cho nên người ta thích lại chơi với ông.
(Chú thích của dịch giả:
1) 1522-1566.
2) Matteo Ricci sinh năm 1552, chết năm 1610, là 1 giáo sĩ truyền giáo của giáo hội La Mă. Đến Quảng Châu năm 1580, Vạn Lịch thứ 8, lấy tên Trung quốc là Lợi Tây Thái. Sau vào Bắc Kinh, dựnng nhà thờ Thiên Chúa giáo. Ông kiêm thông cả văn tự Trung, Tây, giỏi các môn Toán Thiên văn, dư địa, y dược, được vua Minh Thần Tông kính trọng. Ông là người đầu tiên đem Toán học, Thiên văn Tây phương vào Trung quốc).
“Năm Đinh Dậu, niên hiệu Vạn Lịch, đời Minh Thần Tông (1), Lư Quân Thực gặp ông ta ở Dự Chương, cùng nhau đàm luận, đưa cho xem các vật lạ của nước ḿnh: một cái b́nh bằng pha lê có vẽ, một cái đồng hồ cát như cái trứng ngỗng (trong đựng đầy cát, lúc lắc cho cát chảy ra để xem giờ). Ông có mang theo các đồ vật của nước ḿnh như kinh điển, chiên hoa (thái kế), các đồ vàng báu. Giấy của họ như da đàn bà đẹp, và nói là lấy vỏ cây làm cho mỏng ra đó....
“Tôi xét, các nước Đại Tây Dương, từ đời Tống, Nguyên trở về trước, chưa giao thông với Trung quốc. Trong khoảng năm Vĩnh Lạc nhà Minh (1), đời Thành Tổ, mới có nước vượt biển vào cống. Năm Vạn Lịch thứ 30 (2), Minh Thần Tông, có 1 người ở nước nào đấy. tên là Lợi Mă Đậu, cùng với bọn họ là Nam Hoài Nhân (3), Ngải Nho Lược (4), Hùng Tam Bạt và Cao Nhất Chí. Bọn họ 4, 6 người vào đất Mân (Phúc Kiến), lên Kim Lăng (Nam Kinh), tự xưng là người Âu La Ba. Đường xa mười vạn dặm, vượt biển 9 năm mới đến nơi. Họ cho xem kính thiên lư, đồng hồ báo thức, hồn thiên nghi (quả thiên cầu, có ghi độ số các sao để xem thiên văn), lượng thiên xích (thước đo trên không), câu cổ pháp (phép tính đo tam giác lượng), phép đo lường thời gian, phép xem bóng mặt trời, xem sao. Họ bàn luận về lư khí lịch số rất tinh tường.”
(Chú thích của dịch giả:
1) 1597
2) 1692
3) Ferndinandus Verbiest (1623-1688), tên tự Trung quốc là HuânKhanh, là Đôn Bá, là giáo sĩ truyền giáo của Hội Gia Tô giáo nước Bỉ (Belgique). Khoảng năm Thuận Trị (1644-1661), tới Trung quốc, cùng đi với Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall von Belle) ngưởi Đức, tên tự Trung quốc là Đạo Vị, cùng đến Bắc Kinh truyền giáo.
Nam Hoài Nhân được vua Thanh cho làm chức Khâm Thiên giám phó, vâng mệnh triều đ́nh cải chế các nghi khí xem khí tượng, lại làm các sách: Tân chế linh đài nghi tượng chí gồm 16 quyển, sách Khang Hy vĩnh niên lịch pháp, 30 quyển.
Thang Nhược Vọng chuyên tinh thông về môn Lịch Toán (khoa Toán làm lịch). Khoảng năm Thiên Khải (162...) đến Trung quốc truyền giáo. Đến đời Thanh, được làm chức Khâm Thiên Giám chính, thay đổi Lịch pháp; có làm các sách: Lịch pháp Tây truyền, Tân pháp biểu dị.
4) Giulos Aleni: người Ư Đại Lợi đến Trung quốc vào khoảng cuối Minh, có làm các sách: Chức Phương Ngoại Kỷ và Tây Học Phát Phàm).
“Các quan lớn các tỉnh tôn trọng, họ gọi là Tây nho, là Tây thổ thánh nhân (bậc thánh đất Tây phương) rồi tư giấy đưa về Bắc Kinh tiến cử lên vua.
“Lợi Mă Đậu đến Bắc Kinh, xây dựng nhà thờ Thiên Chúa giáo ở ngoài cửa Tuyên Vũ. C̣n bọn Nam Hoài Nhân có làm bộ sách Khôn Dư Đồ Thuyết gồm 20 quyển...
“Vua nhà Thanh dùng người nước ấy, cho giữ việc ở Khâm Thiên giám (1) và sai làm lịch mới, ban hành khắp nước gọi là Thời Hiến Thư. Trong sách Thánh Dụ Giảng Huấn của Thế Tông nhà Thanh (2) có dụ: “Đạo Tây dương tôn sùng Thiên Chúa giáo, cũng là không theo lẽ thường. Nhưng họ thông hiểu Lịch Số, nên nhà nước trọng dụng.”
(Chú thích của dịch giả:
1) Tên một cơ quan đời Thanh, chuyên coi về Thiên văn, Lịch số, v.v...
2) 1723-1735)
“Tôi thường được xem sách Khôn Dư Đồ Thuyết của họ, thấy bàn về địa lư, địa cầu, núi non, sông biển, thủy triều lên xuống, gió mưa, phần nhiều hợp lư...”
(c̣n tiếp)
Sửa lại bởi johnmiths : 03 June 2009 lúc 6:14pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 45 of 119: Đă gửi: 04 June 2009 lúc 10:30am | Đă lưu IP
|
|
|
Hihi, tất cả mọi người đều chăm chú theo dơi và tàn thành ư kiến của chú john ḱa.
Phen này ta có thể loại đi nhiều thứ Tào (lao) trong tử vi.
Mà có khi chú john trả bản quyền cho dân Ấn Độ, họ sẽ mời chú qua chơi đó.
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 46 of 119: Đă gửi: 05 June 2009 lúc 12:34pm | Đă lưu IP
|
|
|
Nếu thật sự kiến thức về khoa Thiên văn của người Tàu khá tốt, họ đă không trọng đăi những người giáo sĩ. Dân chúng Tàu phản đối mạnh mẽ sự hiện diện của các giáo sĩ (v́ không thích đạo Công giáo), khiến cho triều đ́nh phải ra dụ để trấn an ḷng dân. Nhờ vậy, Lê Quí Đôn có tài liệu, và chúng ta thấy được là người Tàu không có khả năng làm lịch cho ra hồn, cho nên phải bấm bụng trọng đăi các vị giáo sĩ để có được lịch tốt mà xài. Cái gọi là Vạn niên lịch của nhà Thanh rốt cuộc hoàn toàn do các vị giáo sĩ Tây phương soạn ra. Nhưng tới thế kỷ 21 rồi họ vẫn c̣n khoe khoang qua những websites mà tôi đă dẫn. Ngay như việc đi bộ ngoài không gian (space walk) vào cuối tháng 9 năm 2008 , người không biết sẽ tưởng rằng khoa học về không gian của nước Tàu đă tiến quá xa. Sự thật là người Tàu đă làm show đó ở ... dưới nước
(link: http://www.theepochtimes.com/n2/china/shenzhou-vii-fake-spac ewalk-5809.html).
Sau đây chúng ta sẽ trở lại đề tài lục thập hoa giáp của topic này. Trước hết, có vài danh từ cần phải được định nghĩa. Lịch của Hồi giáo dựa trên sự chuyển vận duy nhất của mặt trăng, do đó được xếp vào loại Lunar Calendar. C̣n lịch âm của Tử Vi dựa trên sự chuyển vận của cả mặt trăng lẫn mặt trời, cho nên được xếp vào loại Lunisolar Calendar. Lịch của người Ấn Độ và Do Thái cũng thuộc loại này (người Do Thái có nguồn gốc Ấn Độ). Từ ngàn xưa, lịch Ấn đă biết chu kỳ lục thập hoa giáp. Năm âm lịch là Samvatsara (tiếng Sanskrit). Có tất cả 60 Samvatsara. Mỗi Samvatsara có 1 cái tên. Họ đặt tên như sau:
“1. Prabhava 2. Vibhava 3. Shukla 4. Pramodoota 5. Prajothpatti 6. Āngirasa 7. Shrīmukha 8. Baāva 9. Yuva 10. Dhātru 11. Īshvara 12. Bahudhānya 13. Pramāthi 14. Vikrama 15. Vrusha 16. Chitrabhānu 17. Svabhānu 18. Tārana 19. Pārthiva 20. Vyaya 21. Sarvajith 22. Sarvadhāri (2008-2009 AD/CE) 23. Virodhi (2009-2010 AD/CE) 24. Vikrutha (2010-2011 AD/CE) 25. Khara 26. Nandana 27. Vijaya 28. Jaya 29. Manmatha 30. Durmukhi 31. Hevilambi 32. Vilambi 33. Vikāri 34. Shārvari 35. Plava 36. Shubhakrutha 37. Shobhakrutha 38. Krodhi 39. Vishvāvasu 40. Parābhava 41. Plavanga 42. Kīlaka 43. Saumya 44. Sādhārana 45. Virodhikrutha 46. Paridhāvi 47. Pramādeecha 48. Ānanda 49. Rākshasa 50. Anala 51. Pingala 52. Kālayukthi 53. Siddhārthi
54. Raudra 55. Durmathi 56. Dundubhi 57. Rudhirodgāri 58. Raktākshi 59. Krodhana 60. Akshaya”
(link: http://en.wikipedia.org/wiki/Samvatsara)
Hồi trước năm 2000, tôi tự khám phá ra bí mật của chu kỳ lục thập hoa giáp bằng kiến thức về Thiên văn học. Nhưng đến chừng 1 năm trước tôi mới biết rằng lịch Ấn đă nói về bí mật đó cách nay gần 2000 năm, đă phổ biến khắp xứ! Tuy nhiên, nếu xem kỹ, th́ họ chỉ mới biết được có phân nửa bí mật mà thôi. Cái họ biết là mối quan hệ của hàng Chi và hành tinh Jupiter. Jupiter quay xung quanh mặt trời trung b́nh mất 11 năm và 10 tháng
(link: http://en.wikipedia.org/wiki/Jupiter).
Thái dương hệ của chúng ta giống như 1 cái dĩa tṛn và phẳng. Nếu lấy trái đất làm tâm điểm, chia cái dĩa đó ra làm 12 cung, mỗi 1 cung là 30 độ, và đặt tên từng cung như là Aries, Taurus, Gemini..., th́ chúng ta đă tạo ra được cái gọi là Zodiac (ṿng Hoàng đạo).
Trung b́nh mỗi một năm Jupiter lại đi qua cung mới, do đó nh́n vào vị trí của Jupiter (trong điều kiện của một cái mốc nhất định nào đó, thí dụ như đầu năm âm lịch) chúng ta có thể xác định Chi của năm đó. Thí dụ như:
Năm 1948, là năm Tư. Vào ngày 10/2/1948 Jupiter ở 22° 58´ của Sagittarius . H́nh biểu tượng của Sagittarius là người bắn cung.
Sagittarius = Tư.
Năm 1949, là năm Sửu. Vào ngày 29/1/1949 Jupiter ở 16° 50´ của Capricorn . H́nh biểu tượng của Capricorn là con dê núi.
Capricorn = Sửu.
Năm 1950, là năm Dần. Vào ngày 17/2/1950 Jupiter ở 17° 37´ của Aquarius . H́nh biểu tượng của Aquarius là người ôm b́nh nước.
Aquarius = Dần.
Năm 1951, là năm Măo. Vào ngày 6/2/1951 Jupiter ở 12° 20´ của Pisces . H́nh biểu tượng của Pisces là hai con cá.
Pisces = Măo.
Năm 1952, là năm Th́n. Vào ngày 27/1/1952, Jupiter ở 9° 32´ của Aries . H́nh biểu tượng của Aries là con cừu đực.
Aries = Th́n.
(c̣n tiếp)
Sửa lại bởi johnmiths : 05 June 2009 lúc 5:38pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuphasonghanh Hội viên
Đă tham gia: 08 March 2009 Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 158
|
Msg 47 of 119: Đă gửi: 05 June 2009 lúc 11:02pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thứ 1: Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc
Đó là một đạo quân uy vũ, đó là một đạo quân văn minh, đó là một đạo quân thường thắng, đó là một đạo quân nhân dân, đó là đạo quân hùng mạnh nhất xuất hiện trong năm ngàn năm qua tại Trung Quốc, đó chính là quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Chỗ khác nhau của đạo quân này với các đạo quân khác trong lịch sử là ở chỗ, nó dường như hội tập được phẩm chất ưu tú và tín ngưỡng kiên trinh của mọi người Trung Quốc, nó dường như mang nặng tinh thần dân tộc rất đáng kiêu ngạo trong năm ngàn năm dân tộc Trung Hoa! Nó thực sự chiến đấu v́ sự ổn định, hạnh phúc, của nhân dân và sự an ninh của người thân, mỗi một chiến sĩ của nó dường như đều mang gánh nặng gia đ́nh, dường như nhẫn chịu những quở trách của xă hội, nhưng chỉ cần quân lệnh phát ra là người trước ngă kẻ sau xung phong tiến lên. Đó là một quân đội mà về phẩm chất và về tinh thần đều măi măi đáng cho chúng ta tôn trọng. Điều kiện đăi ngộ của họ thấp, điều kiện sinh hoạt kém, cho dù có hy sinh cũng chỉ được ít tiền trợ cấp nhỏ nhoi, nhưng bao giờ họ cũng tràn đầy tinh thần hy sinh và hiến dâng. Khi tổ quốc cần họ bất chấp tất cả xung phong tiến lên, cho dù đổ máu sa trường vẫn ngậm cười nơi chín suối. Trên chiến trường Triếu Tiên đấu quân Mỹ, đánh cho liên quân 24 nước nghe gió mà trốn chạy, tướng quân nước Anh đưa ra lời than thở “ ai dám đánh nhau với Trung Quốc kẻ đó là thằng điên”. Trên chiến trường Tây Tạng đấu Ấn Độ, dường như quân tới gần New Delhy, chiến trường Đông Bắc đánh Liên Xô, chiến dịch đảo Trân Bảo(Damasky) anh dũng đánh cho quân đội Liên Xô đă dùng hết loại vũ khí định dùng vũ lực trừng phạt Trung Quốc phải câm mồm im miệng. Chiến trường Tây Nam trừng phạt Việt Nam, đánh cho vùng Bắc Bộ Việt Nam có vô số thôn quả phụ, đánh cho chính quyền nhóc Việt cuối cùng phải nhận thua với Trung Quốc. Xây dựng đất nước 56 năm đạo quân đó đă qua hơn trăm trận đánh lớn nhỏ, mà không để mất một tấc đất, chưa hề bị thua một trận, nó dùng máu tươi và sinh mệnh của mười tỷ nhân dân Trung Quốc đúc thành bức Trường thành gang thép. Đă để lại bao nhiêu tên tuổi anh hùng không đếm hết được, những anh hùng vô danh trong hữu danh, đă tạo nên một cái tên huy hoàng-quân giải phóng nhân dân Trung Quốc! Vâng, đó là đội quân con em của chúng ta, đó là những người đáng yêu nhất đương đại. Đối mặt với đạo quân đó, có lư do ǵ mà bạn không tự hào là người Trung Quốc, có lư do ǵ mà bạn không tin là Trung Quốc nhất định trỗi dậy, sẽ hùng mạnh. Trung Quốc không thể mất, Trung Quốc nhất định hùng mạnh, bởi v́ chúng ta có quân giải phóng nhân dân, chúng ta có đạo quân con em của nhân dân, có những con người đáng yêu nhất đương đại
http://www.viet-studies.info/kinhte/DDDy_MuoiDaoQuan.htm
Mịa CNDT cực đoan đấy haha
Sửa lại bởi tuphasonghanh : 05 June 2009 lúc 11:17pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Small Potato Hội viên
Đă tham gia: 12 June 2007
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 182
|
Msg 48 of 119: Đă gửi: 06 June 2009 lúc 2:47am | Đă lưu IP
|
|
|
johnmiths đă viết:
Ở trang trước, tôi có nói rằng khoa Tử Vi bắt nguồn từ Ấn Độ. Hôm nay tôi xin nói thêm một chút. Không có 1 quyển sách âm lịch, chúng ta không thể làm lá số được. Dựa vào khoa học nào mà người ta có thể soạn được lịch? Đó là khoa Thiên văn (Astronomy). Trong khoa Thiên văn, Toán học là thành phần chủ yếu, nhất là Lượng giác học (Trigonomy) không có không được. ....
|
|
|
Nói đến Ấn Độ và toán học, có ai đă từng nghe đến Toán Học Vệ Đà (Vedic Mathematics)? Người Ấn Độ giỏi toán có thể là v́ ngay chính trong những lời kinh Vệ Đà ăn sâu vào văn hóa của họ là những công thức toán học. Xem thử vài ví dụ sau đây:
http://www.vedicmaths.org/Introduction/Tutorial/Tutorial.asp #tutorial1
http://www.ourkarnataka.com/vedicm/vedicms.htm
Khoảng 10 năm trước, có 1 trang nhà (h́nh như là của 1 trường đại học nào bên Ấn Độ) chuyên dạy về toán học trong kinh Vệ Đà bằng Anh ngữ, dạy hàm thụ miễn phí từ cơ bản đến cao cấp. Hôm nay thử t́m lại mà không t́m được link. Search trên Amazon cũng có những cuốn sách liên quan bằng Anh ngữ, dưới đây là 1 bản dạng pdf:
Super Fast Mental Math Vedic Math History
|
Quay trở về đầu |
|
|
nickname Hội viên
Đă tham gia: 05 November 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 247
|
Msg 49 of 119: Đă gửi: 06 June 2009 lúc 6:52am | Đă lưu IP
|
|
|
@Chú john:
Jupiter có chu kỳ 11 năm 10 tháng. Độ lệch 2 tháng đó góp phần sinh ra 10 can phải không ạ? Cứ mỗi cung trong thiên bàn chia làm 5 tiểu cung. Th́ cứ qua 12 năm Jupiter lại quay lại cung cũ, nhưng ở 1 tiểu cung khác. Qua hết 60 năm th́ Jupiter mới ở vào cung cũ, tiểu cung cũ.
Ta có ṿng Thái Tuế cho chi và ṿng Lộc tồn cho can, như vậy có thể xem 2 ṿng đó thể hiện Jupiter, không biết có đúng không? V́ Bính và Mậu có cùng ṿng Lộc tồn, nó ko cho ra đủ 5 tiểu cung, và cách di chuyển gạật lùi như vậy th́ hơi lạ.
Nếu như giả thuyết trên đúng, th́ ṿng Lộc tồn cũng không chỉ từ vị trí Jupiter mà ra v́ sẽ chỉ an thuận như ṿng Thái tuế, chứ không an theo âm dương nam nữ. Nó phải có 1 cái lư ở trong cách an này.
Ngoài ra c̣n 1 số sao khác cũng an theo Can, có thể là tính táon từ một hành tinh khác, hoặc là tính táon chi tiết hơn cho Jupiter?
Ngũ hành của năm cũng được tính từ Can và Chi chứ không phải chỉ từ ṿng Thái tuế và Lộc tồn.
12 chi th́ dễ, 10 can th́ khó quá .
Với cách xem xét jupiter này ta có thể đoán cách 1 số sao khác cũng được người ta mă hoá chiêm tinh vào tử vi dựa vào chu kỳ di chuyển của nó. Sau đó tất nhiên là cần kiểm chứng lại. Có lẽ người làm ra tử vi không khoái tính toán mấy con số cho lắm.
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 50 of 119: Đă gửi: 14 June 2009 lúc 5:56am | Đă lưu IP
|
|
|
Năm 1953, là năm Tỵ. Vào ngày 14/2/1953, Jupiter ở 13° 34´ của Taurus. H́nh biểu tượng của Taurus là con ḅ rừng.
Taurus = Tỵ.
Năm 1954, là năm Ngọ. Vào ngày 3/2/1954, Jupiter ở 16° 29´ của Gemini. H́nh biểu tượng của Gemini là cặp anh em sinh đôi.
Gemini = Ngọ.
Năm 1955, là năm Mùi. Vào ngày 24/1/1955, Jupiter ở 23° 46´ của Cancer. H́nh biểu tượng của Cancer là con cua.
Cancer = Mùi.
Năm 1956, là năm Thân. Vào ngày 12/2/1956, Jupiter ở 27° 03´ của Leo. H́nh biểu tượng của Leo là con sư tử có đầu người.
Leo = Thân.
Tuy nhiên, qua sang năm 1957, năm (Đinh) Dậu, Jupiter không lọt vào Virgo (cung Dậu) như chúng ta mong mỏi, mà nhảy sang Libra (cung Tuất) luôn. Vào ngày 31/1/1957, Jupiter ở 1° 26´ của Libra.
Sự sai lệch này xảy ra do chu kỳ của Jupiter không đúng 12 năm, mà là 11 năm 10 tháng.
Trong những thí dụ trên, Jupiter trôi dạt lần lần:
1) Từ 22° 58´ (của Sagittarius) trong năm 1948 cho tới 9° 32´ (của Aries) trong năm 1952.
2) Từ 13° 34´ (của Taurus) trong năm 1953 cho tới 27° 03´ (của Leo) trong năm 1956
(Chú thích: hiện tượng chạy ngược, chạy xuôi của Jupiter giữa 2 giai đoạn ở trên là do Jupiter và trái đất có 2 tốc độ di chuyển khác nhau, và khi một hành tinh này vượt qua mặt hành tinh kia, nếu lấy một sign làm mốc)
3) Cuối cùng nhảy bậy một cái sang 1° 26´ (của Libra) trong năm 1976, thay v́ phải ở Virgo (cung Dậu).
Những sự trôi dạt như vậy hoàn toàn theo những qui luật của thiên văn học. Do đó, chúng ta có thể tạo ra 1 công thức để tiên đoán trước, và t́m ra Chi cho năm âm lịch vào bất cứ thời điểm dương lịch nào.
(c̣n tiếp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 51 of 119: Đă gửi: 14 June 2009 lúc 9:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Sau đây, chúng ta sẽ làm việc với nửa bí mật c̣n lại, thứ bí mật chưa nghe người Ấn Độ nói tới, là sự quan hệ giữa hàng Can và Saturn.
Trước hết, tôi xin cho một số thí dụ:
Vào ngày 16/2/1904 (Giáp Th́n), Saturn ở 13° 22´ Aquarius.
Vào ngày 26/1/1914 (Giáp Dần), Saturn ở 11° 29´ Gemini.
Vào ngày 5/2/1924 (Giáp Tư), Saturn ở cung 2° 18´ Scorpio.
Vào ngày 14/2/1934 (Giáp Tuất), Saturn ở 19° 28´ Aquarius.
Vào ngày 25/1/1944 (Giáp Thân), Saturn ở 20° 20´ Gemini.
Vào ngày 3/2/1954 (Giáp Ngọ), Saturn ở 9° 09´ Scorpio.
Vào ngày 13/2/1964 (Giáp Th́n), Saturn ở 25° 17´ Aquarius.
Vào ngày 23/1/1974 (Giáp Dần), Saturn ở 28° 57´ Gemini.
Vào ngày 2/2/1984 (Giáp Tư), Saturn ở 15° 56´ Scorpio.
Như vậy, từ năm 1904 cho đến năm 1984, vào những năm Giáp, Saturn chỉ ở trong 3 cung Aquarius, Gemini, và Scorpio. Như vậy, trong tương lai, nếu chúng ta có đủ sức kiên nhẫn, chúng ta có thể nghiên cứu ra được một cách chính xác mối quan hệ giữa Saturn và hàng Can, nghĩa là chỉ cần nh́n vào vị trí của Saturn chúng ta có thể nói được năm đó là năm Giáp, Ất hay ǵ ǵ đó.
Tổng hợp cả Jupiter và Saturn, chúng ta sẽ có Lục Thập Hoa Giáp, tức là chu kỳ của 60 năm. Thí dụ như
Vào ngày 5/2/2000 (Canh Th́n), Saturn ở 10°48´ Taurus. Jupiter ở 28°27´ Aries (Th́n).
Vào ngày 2/2/2060 (Canh Th́n), Saturn ở 26°31´ Taurus. Jupiter ở 21°20´ Taurus (Tỵ: đi lang thang rồi).
Như vậy, cứ mỗi 60 năm, chúng ta lại thấy Saturn đáo trở lại cung cũ. Sự thật là Saturn trở lại cung cũ mỗi 30 năm, c̣n Jupiter trở lại sau gần 12 năm. Do đó, sau 60 năm, Saturn trở lại cung cũ lần thứ 2, c̣n Jupiter trở lại lần thứ 5. Tuy nhiên, sự trôi dạt trên ṿng Zodiac là điều không tránh khỏi, như vị trí của Jupiter qua 2 thí dụ trên.
Tôi xin cho thêm vài thí dụ:
Vào ngày 8/2/1777 (Đinh Dậu), Jupiter ở 16° 44´ Cancer (cung Mùi). Saturn ở 3°24´ Scorpio.
Vào ngày 5/2/1837 (Đinh Dậu), Jupiter ở 12° 46´´ Leo (cung Thân). Saturn ở 16°48´ Scorpio.
Vào ngày 2/2/1897 (Đinh Dậu), Jupiter ở 7° 58´ Virgo (cung Dậu), Saturn ở 29°40´ Scorpio.
Vào ngày 31/1/1957 (Đinh Dậu), Jupiter ở 1°27´ Libra (cung Tuất), Saturn ở 12°07´ Sagittarius.
Vào ngày 28/1/2017 (Đinh Dậu), Jupiter ở 22°59´ Libra (cung Tuất), Saturn ở 24°12´ Sagittarius.
V́ những hành tinh này trôi dạt theo 1 chiều nhất định, việc t́m được công thức để tiên đoán vị trí (để t́m ra tên Can và Chi của năm âm lịch) chắc không khó khăn lắm đâu.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 52 of 119: Đă gửi: 19 June 2009 lúc 6:51pm | Đă lưu IP
|
|
|
ông DinhVanTan đă viết:
Dân nhà quê hay dùng chữ Đ.. mẹ . Hễ mở miệng ra là DM trước khi nói . Trước đây có một ông trong "khu" sau nầy làm to lắm . Có một hôm chào cờ , có Ông Lê Đức Thọ, Ông quen miệng hô : "DM chào quốc kỳ, chào" . Thiên hạ điếng người . Người nầy khi qua Mỹ họp báo với TT Mỹ phải lấy giấy viết sẳn ra đọc , nếu không làm như vậy sợ văng chữ "DM" nầy ra thi mất mặt. Chữ DM quá nặng nề quá nên dân văn học biến ra thành "B Mẹ" hay "Mịa" (…) Trong mấy phim cô bồi, mafia, cũng dùng toàn chữ "F. you", giống chữ DM, vậy chớ sao. |
|
|
Đúng, và đây có lẽ một sự văn minh của Việt Nam ta thế kỉ 21, và sự tiến bộ của một bộ phận (không hề nhỏ) thế hệ 8x, 9x (lối nói như giới teen Việt hay nói). Tôi xem phim nước ngoài thấy (nhất là giới tội phạm) hay có chữ “F… You!”, không đẹp đẽ ǵ hơn “Đ… mẹ” hay “Đ… má” của dân Việt Nam ta. Nhưng nói có chừng, khi nào bức xúc, khi chửi, hay khi thể hiện một sự phản đối… nào đấy, th́ mới “F… You” hay “Đ… mẹ”. Không đáng khen lắm nhưng cũng có lí do (tôi vốn không phải là người quá ghét chữ “Đ… mẹ” và không thành kiến với chữ này). C̣n nếu thành câu cửa miệng, mở mồm ra phải có câu ấy mới nói được, tuồng như không có câu ấy th́ cứng hay khô miệng khó mà nói được, phải có th́ mới “trơn mồm”, th́ lại là chuyện khác.
Cũng không phải chỉ là người nhà quê (yahoo) như ông DinhVanTan nói, hiện nay văn hóa ở ta phát triển lên một bậc c̣n cao hơn rất nhiều cơ! Gần như ở đâu cũng nghe thấy “Đ… mẹ” thường xuyên, kể cả (và có thể nhất là) dân thành phố (nhất là thành phố phía Bắc như thủ đô yêu quư của chúng ta). Nói một câu vài chục từ th́ có tới 2 – 3 chữ “Đ… mẹ” ở trong. VD: “Đ… mẹ, tao nói cho mày biết nhé, đ… con mẹ mày, cái vành này hơi bị xịn” th́ chung quy chỉ là một câu ngắn gọn như sau “Cái vành này xịn lắm đấy nhé cậu”. Để ư sẽ thấy câu ngắn này đă chứa tới 2 lần “Đ… mẹ). Tôi nghe được câu này khi ngồi trong một quán “cơm bụi” ở Hà Nội, có 2 thanh niên 8x đang vui vẻ nói chuyện với nhau về chiếc xe. Giống như có nhà văn đă nói: Ǵ cũng “Đ… mẹ”, lâu ngày gặp nhau cũng “Đ… mẹ, mừng quá”, con mời bố vợ uống rượu cũng “Đ… mẹ, uống đi bố”, vân vân và vân vân. Một người hay nói chuyện 1 ngày có thể tới 100 lần “Đ… mẹ”. Xin thưa là chả phải v́ bực ḿnh cái ǵ, mà thành một thứ “dầu bôi trơn” để người ta nói cho “thuận miệng”. Có cậu con trai về nói với vợ “Ông già (bố vợ) giận anh, v́ anh nhỡ “Đ… mẹ” với ông già, em phải nói cho ông biết, anh có hỗn ǵ với ông già đâu, ai chẳng biết đó là câu “đệm” quen miệng bây giờ.”
Tất nhiên, ở đâu th́ cũng c̣n tùy người, số người không quen miệng nói “ĐM” không thiếu, ngay cả trong giới trẻ, nhưng thực tế này “hơi bị” (cách nói của Hà Nội gần đây) nhiều, thành phổ biến, nếu có dịp ngồi đâu đó nghe thiên hạ nói chuyện, hoặc theo dơi các cô cậu học tṛ. Không biết v́ mục tiêu một nền văn hóa “tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc” như thế nào mà lại có hiện tượng quá phổ biến nêu trên? Xin thử xem lại về chính chúng ta hôm nay xem?
ông Johnmiths đă viết:
Hề hề, đùa một chút cho vui vậy thôi, v́ tôi biết người VN ḿnh hay có tinh thần vọng ngoại. Cái ǵ của ngoại quốc đều cao siêu hết, thí dụ như Tử Vi. |
|
|
Dĩ nhiên ở ta có tệ vọng ngoại (tất nhiên cũng tùy người có người không, người nhiều kẻ ít). Nhưng đó không chỉ là một căn bệnh tâm lư mà c̣n là một hậu quả tất yếu của những nước lạc hậu hay c̣n khá lạc hậu. Lạc hậu tất yếu rồi sẽ đẻ ra 2 nạn: Hoặc là vọng ngoại, hoặc là bài ngoại, hoặc cả 2 (VN ta có cả 2.) Cá biệt có người vừa bài ngoại lại vừa vọng ngoại. Tôi không đồng ư với một số cách nói quá đáng, mỉa mai, miệt thị về vị thế của chúng ta hiện nay (đôi khi là những cách nói thiếu thiện chí hoặc thiếu văn hóa). Nhưng quả là chúng ta c̣n khá lạc hậu so với thế giới phát triển, một khoảng cách khá xa, rất buồn là không chỉ khoảng cách về kinh tế, mà c̣n là khoa học, văn hóa, và cả văn hóa đại chúng (như chữ “ĐM” ở trên, thói quen giao thông, thói quen tôn trọng người giao tiếp…). Ở t́nh trạng ấy th́ “vọng ngoại” gần như là tất yếu. Và cũng … có một phần đúng! Không “vọng ngoại” sao được khi mà chỉ một chiếc xe đạp người Nhật làm cũng tốt hơn người Việt Nam? V́ vậy, hô hào chống “vọng ngoại” sẽ chỉ là “khẩu hiệu” không bao giờ hiệu quả nếu như chúng ta không tự tỉnh táo và dũng cảm nhận thấy vị trí của ḿnh đang đứng ở mức thang nào trên thế giới (về khoa học, về học thuật, về sản xuất) rồi nỗ lực cho bằng người. Chỉ có cách ấy. Và cách ấy, như đă nói, cần sự dũng cảm tự thừa nhận và nỗ lực thực tế, chứ không phải các liều thuốc an thần, tự an ủi, tự ma mị ḿnh bằng cách này hay cách khác. Tự vẽ ra những cái để thấy an ḷng và rồi tự hào một cách tội nghiệp. Kể cả là trong Tử Vi. Tôi không ca ngợi người Tàu, họ đông thế nên những cái gàn dở của họ cũng không ít. Nhưng một số thông tin gần đây cho tôi thấy, bên cạnh cái sai lầm (chắc nhiều như nấm) th́ họ đă đạt được ở mức cao hơn ta, nhiều đề tài đă được họ chú ư tới sớm hơn ta rất nhiều (tôi nhận thấy họ đă để ư đến những cái mà tôi chưa thấy ai ở VN này chú ư, theo chỗ tôi quan sát được trên một số diễn đàn, tất nhiên là tôi cũng rất ít đọc). Trường hợp này, phân biệt Tàu – Ta theo hướng thành kiến tâm lư là không ích ǵ. Từ bất cứ ai cũng có thể học được, kể cả “kẻ địch truyền kiếp”. Nếu thích, bạn có thể căm thù các cuộc xâm lược và những tật xấu Trung Hoa (nói thật, ngay người Việt cũng chẳng thiếu ǵ tật xấu). Nhưng học thuật lại là chuyện khác. Các thế hệ chống Pháp như ông Hồ C hí M inh, ông Phạm Văn Đồng, Trường Chinh đều rất giỏi tiếng Pháp! Ông Ngô Đ́nh Nhu cũng rất giỏi nhiều ngoại ngữ (dù 2 ông Diệm - Nhu gần đây các nhà sử Việt Nam có thừa nhận là có tinh thần dân tộc). Lưu ư: Đây không cốt ư nói chuyện chính trị, vừa xa lạ với diễn đàn vừa có thể “rất tế nhị”, theo tôi là nên tránh, nếu không sẽ gây tâm lư rất bất lợi cho người đọc. Tôi thấy những người vọng ngoại rất coi thường những người bài ngoại. Người bài ngoại lại rất coi thường người vọng ngoại. Nhưng rốt cuộc 2 căn bệnh này đều như nhau, thậm chí có thể nói là một, xét về bản chất, dù bề ngoài th́ đối lập nhau.
ông Johnmiths đă viết:
người Tàu luôn luôn cho rằng họ chiến thắng trong tất cả những cuộc xâm lăng VN. Nhưng người VN chúng ta, ngay 1 đứa con nít cũng biết rằng người Tàu đánh lớn thua lớn, đánh nhỏ thua nhỏ, do đó chúng ta mới c̣n tồn tại tới ngày nay. Tôi mượn câu chuyện lịch sử chính trị, để nói điều này: không thể tin người Tàu được. |
|
|
Tôi đồng t́nh. Nhưng phải nói rơ là thế này: Người VN thắng TQ th́ cũng như VN thắng Pháp, thắng Mỹ. Như quân đội (và cả du kích) VN không thể mạnh hơn quân đội Pháp, quân đội Mỹ được (kể cả khi được sự giúp đỡ của LX trước đây và TQ, v́ họ giúp dù rất nhiều cũng có chừng). Nên thực chất cái thắng ở đây là “đuổi thắng”. TQ đă có những trận đánh thảm bại với Việt Nam (rất nhục nhă). Nhưng cũng như đánh Pháp, Mỹ sau này, một bên là “lấy hết sức ra giữ, chết hết, mất hết không tiếc” (đến nhà cửa, cầu cống… cũng sẵn sàng phá sách để “tiêu thổ” mà lại). Một bên th́ cũng cố lấy, nhưng lấy không được, hoặc mất mát lớn thảm hại quá, th́ họ chạy, hoặc không dám quay lại lần nữa. Người xa đến chiếm không thể “dù hi sinh tất cả cũng nhất định đánh đến cùng” được. Những trận thắng của Trần Hưng Đạo rất oanh liệt, rất đáng ngợi ca, khi thắng cả quân Mông Cổ khét tiếng thời đó. Nhưng người Việt Nam cần xem lại để không tự hào một cách quá đáng. Cái oanh liệt của chống ngoại xâm là cái oanh liệt đau khổ vô chừng, đầy máu và nước mắt. Bao nhiêu sinh linh, bao nhiêu tài sản… đă bị vắt kiệt. Như trước đây đă có cái tự hào hănh tiến “Đến Pháp, đến Mỹ ta c̣n thắng th́ c̣n sợ ai?” là một sự sai lầm. Làm ǵ có “Đường ra trận mùa này đẹp lắm!”. Sẽ như thế nào nếu quân đội và nhân dân Việt Nam cùng tranh sa mạc Saharara với quân đội Mỹ? Sẽ như thế nào nếu Trần Hưng Đạo và nhà Nguyên đánh nhau một mất một c̣n (hoặc VN thôn tính TQ, hoặc TQ thôn tính VN, không c̣n con đường thứ 3)? Câu trả lời c̣n chưa biết được. Đây là một điều mà chúng ta nh́n lịch sử Việt Nam cổ hay kim cũng cần lưu ư. Đánh nhau một mất một c̣n, hoặc anh tồn tại, hoặc tôi tồn tại là một chuyện. C̣n đánh nhau giữa một người đến chiếm và một người đánh đuổi là khác. Hiểu như thế sẽ thấy sự khôn ngoan của cha ông ta, Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên mà không kiêu căng, ta đây, c̣n dặn vua “giữ kế sâu rễ bền gốc”. Lê Lợi thắng Minh cấp cho phương tiện để giặc về. Quang Trung thắng Thanh cũng “đi sứ” sang Thanh (dù là cho người đóng thế, trên phương diện thể diện quốc gia, đóng thế hay không cũng vậy). Nếu Quang Trung ngạo mạn, th́ ông ta đă thư cho nhà Thanh “Ta không việc ǵ thân chinh đến nước ông. Muốn th́ cả 2 cùng gặp nhau ở trại giữa biên giới bàn bạc” (nên nhớ, chuyện vua nước này sang nước khác không mang tính b́nh đẳng như giao tiếp quốc tế hiện nay, việc Quang Trung phải đích thân sang Thanh về mặt h́nh thức cũng là ở ngôi vị nhỏ hơn, khác với Bill Clinton sang Hà Nội, xưa và nay có khác.) Để đơn giản, có thể ví dụ thế này: Vơ sỹ Ho li fiu có thể thắng vơ sỹ Thai xơn trên sàn đấu, nhưng khi Ho li fiu đến cướp nhà Thai xơn th́ có khi là Thai xơn đánh đuổi Ho li fiu chạy dài. Kẻ cố giữ nhà minh sẵn sàng "mất tất cả để giữ bằng được", tính mạng, sách vở, tài sản... cũng vậy. Người đến cướp như Trung Quốc th́ không thể chịu như vậy. Đấy là chưa kể những bất lợi khác nữa của kẻ đi chiếm. Tôi cũng rất tự hào về chiến thắng của quân dân nhà Trần, nhưng quân - dân ta có mạnh nhất thời đó hay không th́ cần xem lại. Trung Quốc thời xưa không hơn ǵ VN về mặt phương thức sản xuất, đều là dân nông nghiệp "làm cật lực mới có miếng ăn" cả, nhưng họ đất rộng, dân đông, nên tiềm lực hơn ta. Họ thua là v́ lẽ đă nói ở trên. Về mặt này, sự khôn ngoan của cha ông ta là điều chúng ta ngày nay rất đáng học tập.
ông Johnmiths đă viết:
Ở trên Internet, người Tàu cũng khoe khoang họ đă biết làm âm lịch từ đời nhà Thương (1766 BC – 1122 BC), có Trầm Quát …Lượng giác cầu (Spherical Trigonomy) đủ 6 câu từ đời nhà Tống. Truyền đời, c̣n có Quách Thủ Kính (1231 – 1316) cũng là 1 thiên tài về Toán Thiên Văn Do đó, chỉ cần căn cứ vào những thông tin trên, làm sao có thể nói rằng người Tàu không có khả năng sáng chế ra khoa Tử Vi? … Nếu thật sự kiến thức về khoa Thiên văn của người Tàu khá tốt, họ đă không trọng đăi những người giáo sĩ. |
|
|
Người Tàu hay có tật tự khoe khoang th́ đúng (đă thấy nhiều). Khỏi nói. Nhưng đúng là thành tựu thiên văn của họ (trước thời tiếp xúc với phương Tây) là có thật, và khá đáng nể. Như 2 thí dụ mà ông đă đưa là ông Thẩm Quát (họ đó tiếng Hán Việt quen gọi là họ Thẩm, chứ không phải họ Trầm, dù chữ đó th́ đọc là Thẩm hay Trầm đều được) và ông Quách Thủ Kính. Đây là điều cần ghi nhận. Dù lịch pháp của họ cho đến trước khi tiếp thu thành tựu của phương Tây vẫn chưa thật hoàn thiện. Không lạ, v́ ngay cả thứ lịch âm ngày nay ta và TQ đang dùng cũng chưa thật hoàn hảo, mà hồi trước GS Hoàng Xuân Hăn đă kêu gọi mọi người nên nghiên cứu và cải tiến tốt hơn nữa. Thứ lịch đó đủ để có 1 bộ âm lịch dùng làm cơ sở để xem Tử Vi, Tử B́nh. Nói thật, trừ chuyện ngày xửa ngày xưa khó có căn cứ xác thực như chuyện cô Tấm, th́ từ khi Việt Nam độc lập (thế kỉ 10), thành tựu của thiên văn học TQ cổ nói chung là hơn VN cổ. C̣n có hơn Ấn Độ cổ hay không (cùng thời gian tương đương) th́ tôi không biết.
Việc sau này đời Thanh trọng đăi giáo sĩ giỏi thiên văn, khoa học, toán học… th́ đúng, nhưng cần phải thấy là họ hơn ta cũng ở chỗ đó. Những sách vở khoa học, văn hóa Tây phương được người Tàu dịch ra tiếng Hán sớm hơn Việt Nam. Sách này thời đó gọi là Tân thư. Các nhà Nho tiến bộ Việt Nam sau này cũng phải đọc lại qua các sách tân thư ấy để hiểu phương Tây. C̣n vua chúa th́, như tất cả đều biết, ngại và chậm tiếp thu khoa học phương Tây vô kể (VD như Tự Đức). Qua thái độ đối với giáo sĩ và khoa học phương Tây nói trên của cả 2 nước, ta thấy TQ tuy rất vị kỉ và tự kiêu ngạo nhưng vẫn “khôn sớm” hơn VN. Họ cũng đă đi trước ta. Đọc đến đây, tôi chợt thấy người Tàu kiêu ngạo thật xấu nhưng vẫn biết nghe người và học người.
Việc ông nói cũng chưa phải bằng chứng thành tựu thiên văn học, lịch pháp của họ không ra ǵ. Và nếu không có phương Tây đến th́ họ tuyệt nhiên không làm được lịch pháp đủ đúng để phục vụ lư số. Nếu cách lập luận của ông đúng, th́ mọi ứng dụng Lư số dựa trên âm lịch của Trung Quốc trước thời giáo sỹ phương Tây là Lợi Mă Đậu (Mát tê ồ Ri xi) đều không chính xác? C̣n nếu như nó có chính xác th́ nghĩa là lịch pháp TQ trước thời Lợi Mă Đậu đến TQ tuy chưa hoàn thiện nhưng nó vẫn đủ đúng để phục vụ lư số! Ông không nên dùng sự chưa hoàn thiện của lịch pháp (ngay bây giờ cũng đă hoàn thiện đâu) để chứng minh người Tàu không đủ tŕnh độ thiên văn, lịch pháp và suy ra là không thể sáng tạo nên Tử Vi. Nói như vậy, 200 năm sau, một người Việt Nam là ông XYZ cải tiến được âm lịch tốt hơn bây giờ, rồi 1000 năm sau nữa, người ta nói chỉ đến thời ông XYZ th́ âm lịch mới đủ chính xác để xem lư số?
C̣n so sánh thành tựu lịch pháp thiên văn Ấn Độ với Trung Quốc, xin hăy so sánh trong thời gian tương đương kể vào lúc các môn lư số ra đời. Nếu không, không đủ để khẳng định lư số (cụ thể là Tử Vi) đến từ Ấn Độ! Thứ hai, nếu thành tựu thiên văn Ấn Độ có sớm hơn và chính xác hơn thiên văn Trung Quốc, cũng chưa đủ để khẳng định Tử Vi bắt nguồn từ Ấn Độ! Nói như thế, ông họa sỹ Tô Ngọc Vân giỏi hơn ông họa sỹ Bùi Xuân Phái, th́ các tranh “phố Phái” chắc chắn phải bắt nguồn từ ông Tô Ngọc Vân? Chứ không thể do ông Bùi Xuân Phái tự vẽ ra được. Ông Bùi Xuân Phái cũng không cần thiết phải hoàn thiện về nghề họa mới vẽ được tranh “phố Phái”. Ông Newton không cần phải hoàn thiện về kiến thức vật lư th́ mới là tác giả các định luật Newton. Thực tế, ông Newton có nhiều kiến thức vật lư rất sai lầm, nhưng ông vẫn là tác giả của “lực vạn vật hấp dẫn”.
Đă có thuyết Tử Vi (và Lư Số nói chung) là của người Việt cổ (thuyết của Thiên Sứ - Nguyễn Vũ Tuấn Anh). Nghe nói người Nhật, người Hàn cũng có thuyết cho là của Nhật, của Hàn. Nay thêm thuyết của Ấn Độ truyền sang. Thật là một cuộc nhiệt náo (chữ b́nh dân là “rôm rả”)! Thế gian vui thật đấy!
Cuối cùng, tôi không bảo vệ người Trung Quốc, nhưng những lập luận ông đưa ra là chưa đủ căn cứ để bác bỏ Tử Vi là của người Trung Quốc mà là từ Ấn Độ. Tử Vi có thật là của TQ hay không tôi không thật quan tâm, nếu không phải cũng chẳng làm tôi buồn, nếu phải cũng chẳng làm tôi vui. Nhưng chứng minh cái ǵ th́ cần hợp lư, ít nhất là về mặt phương pháp. Tôi cũng thấy ông đánh giá rất thành kiến với thành tựu thiên văn – lịch pháp Trung Quốc cổ. Ghét TQ cũng được (nếu muốn), nhưng không phải ghét ai th́ không thừa nhận người đó. Tôi không ưa (dù cũng không ghét) ông “vơ sỹ thép” Tyson, nhưng phải thừa nhận là một tay đấm cừ (thời chưa xuống phong độ).
-----------------------------
Tôi chỉ vui miệng bàn ngang nhất thời. Sau này sẽ không có điều kiện lên mạng lại nên sẽ không theo dơi đề tài này. Quư vị chẳng cần chờ tôi bàn thêm về đề tài này. Xin quư vị cứ tiếp tục.
_______________
Gần đây diễn đàn bị lỗi xuống ḍng trên FireFox. Diễn đàn xem lại xem. Để thế ḱ quá.
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 19 June 2009 lúc 7:40pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Thăng Long Hội viên
Đă tham gia: 15 June 2009
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 27
|
Msg 53 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 12:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Anh ThienKhoi t́m vui không nói th́ thôi , nói th́ như moi tim gan của ḿnh ra để nói
__________________ Khi xưa vác bút theo thầy
Bây giờ ta lại vác cày theo...trâu !!!
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 54 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 5:08am | Đă lưu IP
|
|
|
thienkhoitimvui viết: "Cuối cùng, tôi không bảo vệ người Trung Quốc, nhưng những lập luận ông đưa ra là chưa đủ căn cứ để bác bỏ Tử Vi là của người Trung Quốc mà là từ Ấn Độ.”
Trước hết, xin cảm ơn ông đă bỏ ra một khoảng thời gian dài để đọc và góp ư vào đề tài này. Đọc những ǵ ông viết, tôi cảm thấy rất thú vị. Câu của ông viết ở trên, đối với tôi, th́ rất đúng. Trong lúc đóng góp với truanang về chuỗi ngũ hành Kim-Thủy-Hỏa-Thổ-Mộc, tôi có đưa ra một ư kiến là Tử Vi đến từ Ấn Độ. Điều này hoàn toàn khác hẳn những ǵ mọi người đă biết, do đó cần phải được chứng minh, nếu không chỉ là một câu nói vu vơ. Chúng ta đang ở trong một diễn đàn tiếng Việt, do đó dù tôi có nói trật th́ mọi người cũng dễ dăi bỏ qua, như ông đă viết:
“Tử Vi có thật là của TQ hay không tôi không thật quan tâm, nếu không phải cũng chẳng làm tôi buồn, nếu phải cũng chẳng làm tôi vui.”
Tuy nhiên, nếu tôi đem vấn đề này vào một diễn đàn của Tàu hay Tây th́ chắc chắn không ai để tôi yên hết, do đó sự dễ dăi không có lợi ǵ hết. Dân tộc VN hiện thời đang ở trong những đêm đen của lịch sử, cái họa bị chính quyền bán đứng và sát nhập vào nước Tàu sẽ xảy ra trong sớm tối. Nhưng không lâu nữa, chúng ta sẽ thoát ra khỏi bóng tối (điều này đến từ sự nghiên cứu của tôi về lá số của những dân tộc, nhưng tôi thật sự không thể chứng minh được ngay bây giờ, v́ ngay cả những quan điểm của tôi về lá số của cá nhân chỉ mới được đưa ra, và vẫn chưa tới giai đoạn chứng minh), và sẽ đóng góp với nền văn minh thế giới bằng những những nhân tài của Việt tộc. Những người đó đang nằm trong giới trẻ, đang đầu thai trở lại ồ ạt. Không có chính quyền thối nát và thật sự phản động nào có thể kiềm hăm được tương lai của những người này. Vận mạng của họ và tương lai của dân tộc sẽ nằm trong tay của những người trẻ, và không nằm trong tay những người như ông và tôi (và lẽ dĩ nhiên là cũng không ở trong tay chính quyền hiện tại). Nhưng để có một tương lai như vậy, chúng ta phải bắt đầu ngay từ bây giờ, ngay ở đây, và bằng vào sự thẳng thắn phê b́nh như điều mà ông đă làm. Chúng ta phải dùng trí tuệ (nghĩa là phải suy nghĩ cật lực) trong sự trao đổi tư tưởng, và không có ǵ phải nhân nhượng cho sự vô lư (unreason), đúng không?
V́ thời giờ không cho phép, tôi chỉ có thể tiến hành việc chứng minh rất chậm chạp, như ông đă thấy qua những bài viết của tôi. Đầu tiên, tôi chứng minh mấy anh Tàu chuyên môn nói dóc, qua tài liệu của Lê Quí Đôn. Tôi có cho những cái links dẫn tới Trầm (Thẩm) Quát và Quách Thủ Kính để mọi người tham khảo, nhưng riêng đối với tôi, tôi không tin một cái ǵ từ những web pages đó. Không phải v́ thành kiến đâu nhé. Tôi xin đơn cử một sự kiện tương tự: nếu có những người VN ở trong nước tuyệt đối không tin vào những lời nói của nhà cầm quyền, th́ chúng ta có nghĩ là họ có thành kiến không, hay là từ những kinh nghiệm chua cay của đời họ?
Gần đây tôi mới đi vào phần Saturn, Jupiter và Lục Thập Hoa Giáp. Người Ấn đă biết mối quan hệ của Saturn và Jupiter trong chu kỳ 60 năm, từ gần 2000 năm về trước, nhưng do sự xâm lăng và chính sách hủy diệt văn hóa của người Hồi giáo, khoa Tử Vi bị thất truyền ở Ấn, và đă được đưa sang Tàu để có thể tồn tại. Điều tương tự đă xảy ra cho Phật giáo Ấn Độ. Phật giáo bị bức hại bởi đạo Bà La Môn và Hồi giáo, đành phải t́m cách tồn tại bên ngoài Ấn Độ.
V́ sự dốt nát về Thiên văn học, người Tàu đánh mất nửa phần đầu rất quan trọng của khoa Tử Vi, là sự quan hệ giữa cung, sao và những thiên thể thật sự ở trên trời. Kết quả là họ chỉ c̣n giữ nửa phần sau, phần an sao vào các cung, là chỗ mà khoa Chiêm tinh Tây phương hoàn toàn bị bế tắc (thực chất là khoa Tử Vi Ấn Độ đă được truyền sang Ai cập và Ba Tư từ lâu đời. Mấy anh Tây nói chung không có khả năng suy nghĩ trừu tượng, và dùng trực giác, do đó chỉ duy tŕ được nửa phần đầu, và đánh mất nửa phần sau).
Việc an sao vào cung của khoa Tử Vi chính là House System của khoa Chiêm tinh Tây phương. Trong khoa Chiêm tinh, House system là phương thức để phân chia 12 cung mà họ gọi là House số 1, số 2, số 3 ..., trên địa bàn của 12 signs (giống như Tư, Sửu, Dần ..., như đă tŕnh bày ở phần Lục Thập Hoa Giáp). Từ đó, họ sẽ thấy được những hành tinh (planets) nào được an vào House nào (cung Mệnh, Tài, Phúc ... của chúng ta).
Họ đă chế ra hơn 50 House Systems mà vẫn không giải quyết thỏa đáng việc giải đoán lá số, và không có ai đồng ư với ai hết. Tuy nhiên, do người Tây phương sống về lư trí, họ chỉ muốn t́m ra sự thật, do đó không có việc chỉ trích nhau.
Như tôi đă tŕnh bày trên kia, khoa Tử Vi xuất hiện ở bên Tàu gần như là cùng lúc với sự xuất hiện của những vị giáo sĩ Tây phương có khả năng làm lịch. Tôi đoán rằng đây là sự sắp đặt của Thiên Cơ để cho khoa Tử Vi được phát triển.
Những ǵ tôi nói ở trên kia thực ra cũng chỉ là giàn bài (framework), chứ không phải để chứng minh. Muốn chứng minh, tôi phải làm như ở phần trích dẫn Lê Quí Đôn, nghĩa là từng chứng cớ phải được xác minh trước khi đưa ra, và chỉ lư luận dựa trên chứng cớ mà thôi, chứ không nói khơi khơi như vầy.
Sửa lại bởi johnmiths : 20 June 2009 lúc 8:46am
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 55 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 9:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Lăo HC hết sức tán duơng công tŕnh của cao thủ Johnmiths nghiên cứu rất kinh điển về mặt lịch sử Tử Vi có nguồn từ đâu.
Đời người có hạn, sức người cũng vậy. Tôi giống như con tắc kè đeo cột nghe ngóng !
Tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh (nick Thiên Sứ) đọc bài của Johnmiths ắt sẽ khen, phải thấy sự minh bạch và chính xác có bài bản, nhưng ông bạn già của HC sẽ phản biện cho mà xem v́ ông Nguyễn đó cho rằng dân Việt là thủy tổ của bói toán TQ tức là cha đẻ của Tử Vi.
Nhưng thú thật, tôi chỉ là người leo cây hái trái, không để ư gốc nó cấu tạo ra sao, bây giờ kinh hoàng trên ngọn cây non tính với tới trời, xa rời mặt bằng, muốn leo xuống lại sợ rắn kiến chúng chờ sẳn đó để cắn chích tay chân (Ḱnh Đà - tượng của tay chân, biểu hiện thuơng tích phạm đến thân thể, đôi khi hóa khí thành bộ phận sinh dục của đàn ông, hihi)
Ngày trước tôi vô ư thức mạo phạm đến thienkhoitimvui, nay hiểu được chúng sanh đồng thể, vậy tôi hoan hỉ chào mừng anh đă về đây chung vui đêm này ...
HC
Bài hát thật đậm đà t́nh cảm con người chân chính nước Việt:
Xin Anh Giữ Trọn T́nh Quê
Sáng tác: Duy Khánh
Chung vui đêm này cho trọn t́nh yêu thương Đẹp t́nh quê hương mai tôi về chúng ḿnh đôi đường Giờ phút phân kỳ ai lên đường ai vấn vương Ḿnh thương, thương nhau trong đời Thương nhau trong lời yêu nước Việt mà thôi Xin nhớ anh ơi! .........................
Sửa lại bởi HoaCai01 : 20 June 2009 lúc 9:25am
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
tuphasonghanh Hội viên
Đă tham gia: 08 March 2009 Nơi cư ngụ: United Kingdom
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 158
|
Msg 56 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 10:39am | Đă lưu IP
|
|
|
hoan hô tinh thần nghiên cứu t́m ṭi học thuật của chú john mít
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 57 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 12:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Xin cảm ơn HoaCai01 và tuphasonghanh đă có ư kiến đóng góp và có lời khích lệ. Chỉ xin hai vị một điều là sau này đừng khen nữa, v́ tôi biết tôi thuộc loại chí lớn mà tài hèn, bị chê nhiều hơn được khen th́ mới tránh được cái nạn con cóc mà muốn to bằng con ḅ. Ngữ người như tôi mà được những lời như “tạm được”, “not bad”, “có tương lai” là quí hóa lắm rồi.
Nhưng ngược lại, tôi không thể không phục việc HoaCai01 đă nhanh nhẩu giảng ḥa với thienkhoitimvui. Thật sự, không phải ai cũng làm được như vậy đâu. Tôi không nhớ được hai vị có vấn đề ǵ với nhau hay không, nhưng c̣n ǵ bằng được nh́n thấy cảnh bắt tay làm ḥa với nhau.
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 58 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 12:44pm | Đă lưu IP
|
|
|
@ Small Potato: xin lỗi, trong mấy ngày qua, mấy lần dự tính nói lời cảm ơn sự đóng góp của Small Potato mà cứ quên hoài. Tôi có theo mấy cái link cho, coi thử vụ toán Vệ Đà, thấy cũng hấp dẫn lắm.
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 59 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 12:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trời, tôi đă xin lỗi thienkhoitimvui tại DD này tới 3 lầh, đây là lần thứ 4 .
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
johnmiths Hội viên
Đă tham gia: 27 June 2008 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 92
|
Msg 60 of 119: Đă gửi: 20 June 2009 lúc 12:55pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thật vậy sao bạn? Buông dao đồ tể tới 4 lần, như vậy là thành tới ... Phật sống rồi .
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|