Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 295 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Mệnh Lư Tổng Quát (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Mệnh Lư Tổng Quát
Tựa đề Chủ đề: Xin được giải đáp Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 21 of 39: Đă gửi: 06 March 2005 lúc 11:21am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Sách LĂ THỊ XUÂN THU - dịch giả Phan Văn Các (NXBVH-TTVHNNĐT năm 1999) , theo Sử kư do Lă Bất Vi thừa tướng nước Tần chủ biên. Trong sách có nói đến số Hà Đồ ứng theo bốn mùa.

Bức Hà Đồ nguyên thủy được mô tả bằng những nút đen và trắng, nó chính là Biểu tượng, nên có khả năng thúc dục và lôi cuốn người ta phát triển trí tuệ đồng thời làm cho tư duy có chiều sâu. Thậm chí có thể quán tưởng như một mandala. V́ là Biểu tượng nên nó vượt thời gian và không gian, không bị giới hạn bởi kư hiệu ngôn ngữ (ví dụ chữ viết), có thể bất cứ người nào trên thế giới này nh́n vào bức Hà Đồ là đếm được Số và hiểu theo ngôn ngữ dân tộc họ. C̣n chữ số như ta đang dùng hiện nay, chỉ là những kư hiệu qui ước đă được chuẩn hóa.   
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
phongthuyluan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 02 September 2004
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 281
Msg 22 of 39: Đă gửi: 06 March 2005 lúc 7:36pm | Đă lưu IP Trích dẫn phongthuyluan

Đề tài này rất hay! Mọng được "ngộ" thêm những điều lạ về cách tŕnh tự toán học của các hạ, Khonglaai. Xin hỏi các hạ, định dùng phương tŕnh toán học ǵ để phân giải.

vài ḍng ṭ ṃ.
PTL

Sửa lại bởi phongthuyluan : 06 March 2005 lúc 7:38pm
Quay trở về đầu Xem phongthuyluan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phongthuyluan
 
khonglaai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 May 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 31
Msg 23 of 39: Đă gửi: 07 March 2005 lúc 3:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn khonglaai

Bài 1:
Trước khi đề cập vào lư giải của tôi về Hà đồ, tôi xin có vài ḍng đến quư vị:
1.     Khonglaai tôi vào đây không phải để khoe giỏi khoe giang.
2.     V́ thấy mâu thuẫn trong Hà Đồ, mới mạn phép hỏi các bác cho tỏ tường phân minh. Biết đâu có chỗ ḿnh chưa thấu đáo.
3.     Nếu những phát hiện dưới đây của tôi các bác thấy hợp lư th́ vỗ tay, khích lệ và khuyến khích tôi thêm vào phần số của kinh Dịch trong công tŕnh của tôi. Tôi xét thấy lư luận của ḿnh có thể đưa vào công tŕnh th́ đưa. C̣n bằng như rất nhiều ư kiến không đồng t́nh với tôi th́ tôi đâu dám đưa vào cho nó mất đi tính khoa học.
4.     Tôi cũng chưa nghiên cứu nhiều về Kinh Dịch nên đâu dám nói ḿnh biết nhiều về những cái nhiệm mầu của nó. V́ thế, ở đây tôi chỉ hạn chế về vấn đề Số trong Hà đồ mà thôi.

Cơ sở lư luận của tôi cũng trên nguyên tắc mà nhiều người đă nói đến. Nó phải giải quyết hai vấn đề:
1. Giả thuyết ít nhất phải hợp với những nền tảng đă có, những lư thuyết hay logic đă chấp nhận trước.
2. Giả thuyết phải có tính tiên đoán. Hay những tiên đoán, chiêm nghiệm của nó phải gần với thực tế cuộc sống.


Phát hiện ra cần phải đổi chỗ của hai cụm (8-3) và (9-4) của tôi sẽ làm cho Hà Đồ hợp với: thuyết Âm Dương, Ngũ Hành; Tiên Thiên bát quái; giải thích v́ sao Âm(30) lại lớn hơn Dương(25); cơ chế nào để khắc chế bớt sự khác biệt này để bảo toàn cân bằng Âm Dương; các h́nh vẽ trong Hà đồ có h́nh các khoen trắng đen phải có cái lư của nó; tất cả con số phải thể hiện cái tượng của nó. Như vậy theo thiển ư của tôi, nó đáp ứng được điều một.
Tuy nhiên, v́ tôi không phải là người nghiên cứu Dịch nên tôi không biết đổi (8-3) và (9-4) cho nhau có làm giảm giá trị tiên đoán, chiêm nghiệm của Kinh Dịch hay không. Nhưng để bác bỏ nó, cũng cần chứng minh cái ưu điểm của mô h́nh khi chưa thay đối với mô h́nh đă được đổi. Nếu nghiên cứu kỹ, biết đâu ta có thế thấy sau khi thay đổi th́ những tiên đoán, chiêm nghiệm úng cho các trường hợp A, B, C, D, F, G, H. C̣n mô h́nh chưa đổi chỉ tiên đoán đúng được A, B, C, E, H mà thôi th́ sao? Vậy chúng ta dùng mô h́nh đă đổi hay mô h́nh chưa đổi? Đấy là tôi chỉ phân tích logic của vấn đề đổi hay không đổi mà thôi. Vậy có thể nói, mục đích thứ hai th́ giả thuyết của tôi chưa tiến hành để đạt tới (v́ tôi kém Dịch học), nhưng không có nghĩa nó không thể đạt đến.

Có nhiều người tham dự thảo luận. Khích lệ có, bác bỏ có. Nhưng xét thấy những lư luận bác bỏ không có giá trị học thuật và giá trị lôgic. Ví như bác TKTV post dưới đây:
thienkhoitimvui đă viết:

- C̣n như Mộc là 3-8 v́ Hà Đồ fải tuân theo tŕnh tự ngũ hành (Thể) trong Hồng Phạm là Thuỷ (1) --> Hoả (2) --> Mộc (3) --> Kim (4) --> Thổ (5) . Hết ṿng 1 (ṿng số sinh). Tiếp tục chuyển sang ṿng số 2 (ṿng số thành) : Thuỷ (6) --> Hoả (7) --> Mộc (8) --> Kim (9) --> Thổ (10). Do đó Mộc chỉ có thể là 3-8.

Trên cơ sở logic toán học, dẫn chứng trên đây không thể nào được gọi là chứng minh Mộc phải là 3-8. Nếu tôi thay tất cả câu chữ trên bằng 4-9 th́ chả có ǵ không được cả. Như sau:
- C̣n như Mộc là 4-9 v́ Hà Đồ fải tuân theo tŕnh tự ngũ hành (Thể) trong Hồng Phạm là Thuỷ (1) --> Hoả (2) --> Kim (3) --> Mộc (4) --> Thổ (5) . Hết ṿng 1 (ṿng số sinh). Tiếp tục chuyển sang ṿng số 2 (ṿng số thành) : Thuỷ (6) --> Hoả (7) --> Kim (8) --> Mộc (9) --> Thổ (10). Do đó Mộc chỉ có thể là 4-9.
Như vậy cái chứng minh, lư luân của bác TKTV cũng chỉ là quả đoán. Nhưng tôi không phủ nhận sẽ có nhiều chứng minh khác hợp lư hơn. Nếu như nó có xin các bác cung cấp cho tôi biết.

Một vài bác c̣n cho Hà đồ không phải được Phục Hy t́m ra nên v́ thế nó không thể nào tạo ra Tiên Thiên được. Điều này tôi cũng đă nói, v́ lư luận toán học của nó khá phức tạp so với ngày xưa nên không thể nào có trước Tiên Thiên được. Nhưng chúng ta cũng khó có thể suy luận, Hà đồ không được t́m ra để xây dựng nên Tiên Thiên th́ chứng tỏ nó không cần phải hợp với Tiên Thiên. Tại sao chúng ta không nghĩ, chính v́ Hà đồ lập ra sau Tiên Thiên nên người ta đă cố công làm cho nó hợp với lẽ Tiên Thiên Bát Quái?! Dù là người nào vào thời nào chế ra nó và nó có giá trị đến ngày hôm nay, như vậy nó được sinh ra có một cái lư nào đó. Chuyện gán ghép nó với Tiên thiên cũng có cái lư nào đó. Và chung quy, vẽ ra nó với tất cả những khoen trắng, khoen đen người vẽ cũng muốn dùng vào mục đích nào đó. Họ phải có một lư luận logic nào đó chứ? Việc của chúng ta là đi t́m cái lư đó. Và nếu thấy khó có cái lư nào để tạo ra Hà đồ như vậy, ta được quyền nghi ngờ!!! Và khi nghi ngờ, ta cũng được quyền suy luận: liệu sách vở cổ ghi chép sai lầm ở đâu đó? Nếu ta hoán chuyển, thay đổi một chút th́ có hợp lư không? Nếu thay đổi một chút thôi mà hợp lư th́ ta được quyền đưa ra giả thuyết: “Người ta đă vẽ sai.” hay “Trước đây có thể có bản Hà đồ như ta vẽ, nhưng đă thất truyền. C̣n bản Hà đồ này do một người nào đó nhớ vẽ lại.”

thienkhoitimvui đă viết:

- Nếu như bạn để 3-8 đổi sang cho Kim th́ vận hành của Hà Đồ mâu thuẫn Hồng Phạm. Thứ 2, lúc đó vận hành Hà Đồ là Bắc (thuỷ) --> Nam (hoả) --> Tây (kim) --> Đông (mộc) là trái chiều lí số (vận hành Tây sang Đông là phi lí).


Xin lỗi, cho phép tôi nghi ngờ cái câu này của bác TKTV. Thứ nhất, số 1,2,3,4,5 để chỉ cho cách ngũ hành sinh ra. C̣n trong kinh dịch tất cả mọi vật đều vận hành không ngừng theo chu kỳ, vô thuỷ vô chung. Con số đặt ra để ước lệ, để nh́n số thấy Tượng là vậy. Vậy chuyện vận hành của vật là hoàn toàn khác. Nó phải hợp với Âm Dương, chuyện vận hành từ Đông sang Tây là hợp lư của Trời Đất (v́ mặt trời mọc ở phương Đông lặn ở phương Tây), nhưng không có nghĩa nó phải theo chiều của số. Nếu ta khiên cưỡng bảo nó phải hợp với chiều của số th́ làm sao có cái vận hành nào bắt đầu từ phía bắc?; có vận chuyển nào chuyển cực đoan một phát từ Bắc sang Nam; với quy tŕnh khép kín và vô thuỷ vô chung th́ làm sao biết được chuyển từ Đông sang Tây hay từ Tây sang Đông? Ví dụ: 1(Thuỷ)--> 2(Hoả) --> 3(Mộc, Đông) --> 4(Kim, Tây) --> 5(Thổ) --> 1(Thuỷ, Bắc)-từ đông sang Tây khác ǵ 4(Mộc, Đông)--> 5(Thổ, Trung cung) --> 1(Thuỷ, Bắc) --> 2 (Hoả, Nam) --> 3 (Kim, Tây) cũng từ đông sang Tây. Vậy tôi cho rằng các số ở đây chỉ việc số hoá các quan hệ sinh khắc của ngũ hành.
Đó là tôi kết hợp hết các ư kiến cho rằng không thể có Mộc tứ cửu mà phải Mộc bát tam thôi. Và tôi cho rằng các giải thích chưa có tính thuyết phục. Hoặc như trong sách “Viết cho lớp tử vi” của ông Hoàng Thiên Sơn có giải thích:

2. Cổ nhân cho rằng: nguyên lúc đầu trong trời đất có chất Thủy trước nhất, nên lấy số (1) làm số thiên sinh Thủy và số (6) thành thủy. Sau khi có Thủy rồi, đồng thời bao nhiêu nhiệt chất ở trong địa cầu cũng đều phát hiện. Nên phương Nam có hai khoen đen (Âm) bị bao bọc bởi bảy khoen trắng (Dương) bên ngoài (nhị thất Hỏa), như ngầm báo khi Dương cực thịnh th́ Âm đă ẩn tàng bên trong. (Chính v́ vậy, mà người tri thức lo pḥng họa đang khi cực thịnh; c̣n người ngu si th́ lại mừng, quên lo khi cực thịnh).

3.     Đă có Thủy và Hỏa th́ đồng thời Mộc là cây cỏ cũng sinh sôi nảy nở, nên phía Đông có ba khoen trắng bị bao bọc bởi tám khoen đen bên ngoài (tam bát Mộc). Cho thấy khí Dương đang lấn áp khí Âm (thuộc về mặt trời ban mai, mọc hướng Đông). Dương ở bên trong làm chủ, nên tinh thần làm chủ vật chất!


Tôi cho rằng giải thích trên đây khá khiên cưỡng. Ví dụ, cứ cho ban đầu chỉ có nước (khối hỗn mang nước) nên Thuỷ ứng với 1, nhưng làm sao Hoả phải là số 2 (nên nhớ, thuỷ khắc hoả chớ không phải ngược lại). Tiếp tục, cứ cho có Thuỷ th́ phải có Hoả, vậy sao Mộc là cái cần phát sinh sau đó. Tại sao không giải thích: “Có thuỷ và hoả, hoả nung nóng làm bay hơi nước tạo điều kiện h́nh thành các chất rắn trên bề mặt vũ trụ và cũng chính nhờ thuỷ đưa những khoáng vật chảy vào sâu trong ḷng các chất rắn này để tích tụ nên kim. Vậy Kim ứng với số 3. Dù ǵ th́ dù, để có kim hay mộc th́ trước tiên phải có chỗ (chất rắn) để dung chúng (chưa hẳn là Thổ), mà khi có chỗ đó th́ việc Thuỷ dồn những khoáng chất trong nó xuống tạo thành Kim phải trước khi có cây cối mọc lên. Tại v́ bản chất Thuỷ là len lỏi chen sâu vào ḷng đất”. Chính v́ sự giải thích có trăm điều khác nhau. Kiểu nào cũng đúng cả, nên tôi nghĩ các con số đă tồn tại ngoài giải thích ngôn ngữ. Bản thân các cụm số nó phải nói lên điều ǵ đó rồi. Hay nói cách khác bản thân các cụm số đă cho ta cái Tượng của các H́nh.
(xin xem tiếp phần 2)
Quay trở về đầu Xem khonglaai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khonglaai
 
khonglaai
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 May 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 31
Msg 24 of 39: Đă gửi: 07 March 2005 lúc 4:15pm | Đă lưu IP Trích dẫn khonglaai

Bài 2:
Dưới đây tôi xin được dẫn ra h́nh vẽ sau:


Khi đưa ra thay đổi cụm (8-3) cho cụm (9-4) tôi dựa trên những lư sau:
1.     Lư Tượng số:
Chắc các bác biết rơ chữ Hán là chữ tượng h́nh. Tức là thấy h́nh th́ hiểu tượng. Rút ra hiểu cái nghĩa của h́nh đó. Và cũng như thế, cái quan hệ Tượng Số cũng khắng khít không kém. Thấy số là hiểu Tượng. Nếu nói Đông hợp ứng với Thiếu Dương của Tứ Tượng và Mộc là hành đặc trưng cho Đông (phía đông cây cối mọc tốt tươi, đồng thời cây cối tuy có gốc rễ dưới đất nhưng ngọn của chúng vươn lên trời nên Mộc đặc trưng cho bên Dương Nghi là hợp lẽ). Như vậy, nh́n cụm 8 khoen đen và 3 khoen trắng khó có thể h́nh dung ra tính Dương của Mộc. V́ thế, đổi Mộc có 9 khoen trắng, 4 khoen đen là hợp lư, là nh́n số mà thấy Tượng vậy.
2.     Lư của H́nh:
Tôi cho các màu đen trắng của các khoen là hợp lư. V́ số 8 thuộc Âm không thể nào tô trắng được. Phép tô màu cho chúng ta thấy ngay Tượng của số Âm hay Dương. Ngoài ra trong Thái Cực đồ cũng phân phần đen là Âm, phần trắng là Dương. V́ thế phép tô màu cho các số là hợp lẽ Âm Dương và hợp theo Thái Cực đồ
3.     Lư của Số:
Rơ ràng lẻ thuộc dương, chẵn thuộc Âm. Vậy v́ lẽ ǵ cụm (7-2) ṿng ngoài là 7 thuộc Dương mà khi qua cung Đông, Mộc thuộc Dương ṿng ngoài lại là 8. Vậy cụm (9-4) biểu thị cho Dương là hợp lư hơn (8-3).
4.     Lư của Thái cực đồ và Tiên Thiên:
Theo Thái cực đồ và Tiên Thiên th́ phần Dương Nghi thuộc tính Dương tăng từ Đông Bắc đến Nam và phần Âm nghi thuộc tính Âm tăng từ Tây Nam đến Bắc. Cần lưu ư, người Trung Quốc cổ đại đă phát minh ra số hữu tỷ từ lâu vậy những số hữu tỷ 7/9, 8/11, 9/13 không lạ với họ. Và cũng dễ hiểu về mặt toán học, người xưa có thể dùng một h́nh chữ nhật cố định và cho vào đó những phần đỏ (7,8,9) và những phần đen (2, 3, 4) tương ứng. Và họ suy ra: tính Dương tương đối của 7/9>8/11>9/13. Ở đây lưu ư, các hướng kết hợp như Đông Bắc, Tây Bắc, Đông Nam, Tây Nam là kết quả của hai thành phần của nó hợp thành. Vậy từ đó nếu dùng (9-4) thuộc Mộc sẽ hợp với chiều tăng (mũi tên màu đỏ ngoài) từ Đông Bắc sang Nam cho Dương và chiều tăng (mũi tên màu xanh ngoài) từ Tây Nam sang Bắc cho Âm hơn khi dùng (8-3). Và ṿng tăng của Âm (mũi tên màu xanh trong) trong Dương nghi, của Dương (mũi tên màu đỏ trong) trong Âm Nghi cũng thay đổi hài hoà hơn. Cho Dương Nghi là (2,3,4,5) c̣n cho Âm nghi là (1,2,3,5). Thực ra số 5 của Âm phần Dương Nghi tôi cho là ngẫu nhiên. Nhưng có một cách giải thích V́ Tây Nam và Đông Bắc là giai đoạn chuyển hoá từ Âm sang Dương từ Dương sang Âm nên sự lệch biến hoàn toàn có thể.
5.     Lư của cân bằng Âm Dương:
Ta không thể phủ nhận số khoen Âm lớn hơn số khoen Dương. Một phần v́ khi vũ trụ h́nh thành th́ nó đă có H́nh thuộc Âm nên chuyện Âm lớn hơn là hợp lẽ. Nhưng cơ chế nào bù đắp cho cái dôi ra của Âm này. Các bác hăy chú ư, không phải vô t́nh mà người ta dùng 7,9 là số lẽ tượng trưng cho Dương. Chung quy sự vật tồn tại khi nó thành, nên ṿng tṛn Thành(phía ngoài) của Hà Đồ đóng vai tṛ chủ đạo. Nó chủ đạo c̣n v́ lẽ nó mang trong ḿnh cái khí Âm hay khí Dương của nó. Nếu ṿng ngoài màu đen th́ Tượng ở đó mang tính Âm, nếu màu Trắng th́ Tượng mang tính Dương. Như vậy cho ṿng ngoài là ṿng chủ đạo là hợp lư. Các phần ở giữa các cực ta tính là trung b́nh của hai cực bên nó (Rơ ràng trong các sách về Kinh Dịch cũng nói mối quan hệ giữa các quái nằm giữa với hai quái nằm hai bên nó). Ví dụ hướng Đông nam bên trái là Đông (9-4) bên phải Nam (7-2) lấy trung b́nh ta được (8-3). Tuy nhiên, hướng Đông Bắc và Tây Nam cùng có dạng (5-5). Nhưng như tôi đă nói, ṿng chủ đạo là ṿng ngoài nên ta so sánh hai số ṿng ngoài. Ví dụ, Đông Bắc có ṿng ngoài phía Đông là 9 và ṿng ngoài phía Bắc là 6. Vậy với vai tṛ chủ đạo ṿng ngoài th́ Đông Bắc thêm một chênh lệch tương trưng nữa là 3. Phân tích như thế chúng ta có ṿng ngoài của Đông Bắc là 8, c̣n Tây Nam là 6. Chúng ta cộng lại các giá trị thành của các quái trong Tiên Thiên: phần Dương Nghi ta có 7+8+9+8=32, phần Âm Nghi ta có 6+7+8+6=27. Như vậy, ngay trong ṿng chủ đạo Dương Nghi lại thắng Âm Nghi là 5. Chính số 5 Dương này khắc chế số 5 Âm dôi thừa ra. Nếu các cụm khoen không thay đổi th́ khó giải thích được điều này.
6.     Lư của ngũ hành:
Ngũ hành được h́nh dung theo ngày xưa lấy Đất(Thổ) là trung dung ở giữa. V́ nó đă thành h́nh thù rơ ràng nên phần Âm lấn lướt phần Dương hơn. Tuy nhiên, người xưa đă chọn cặp số sao cho cái trội của Âm nhỏ nhất. Ta thấy, trội của Âm của cụm số (10-5)=10/15=2/3=0.667. C̣n nếu ta lấy bất kỳ cặp nào (6,1), (7,2), (8,3), (9-4)(chúng tôi chưa xét đến chuyện Âm Dương của số, nhưng rơ ràng các cặp số như thế th́ (10-5) là hợp nhất) th́ trội tương ứng là 0.86, 0.78, 0.73, 0.69 đều lớn hơn 0.667. V́ Đất là Trung cung nên cũng thật logic cho rằng tính Âm Dương được xét theo nguyên tắc trên hoặc dưới đất hơn. Tuy Thuỷ nhẹ hơn Kim nhưng Thuỷ nhiều cộng với có khả năng len sâu vào đất hơn nên Thuỷ Âm nhất. C̣n Kim ở lưng chừng đất nên Âm ít hơn. Bên Dương cũng thế, lửa nhẹ hơn chuyển động mạnh lên trên hơn nên nó Dương nhất, c̣n cây lại có gốc trong Thổ và phát triển vươn lên chậm hơn nên nó Dương ít hơn. Lư luận này c̣n một bằng chứng nữa, đó là chúng ta hay nói Thiên cung(trên Trời), Dương gian(trên mặt đất) và Âm phủ(dưới đất). Và hợp theo số và hợp với ṿng chảy luân chuyển Âm Dương ta có 1(thuỷ, Âm)-->2(Hoả, Dương)-->3(Kim, Âm)-->4(Mộc, Dương)-->(Thổ, Âm)(Các số 1,2,3...là các số sinh nên nó ngược chiều với lư số. Nếu lấy các số Thành sẽ hợp với lư số). Ngoài ra theo lư của Ngũ Hành quư vị có thể giải thích tính tương sinh tương khắc của ngũ hành theo Thuỷ(1), Hoả(2), Kim(3), Mộc(4), Thổ(5) bằng một h́nh như trên rất đẹp (cái lư của trời đất là đẹp, lợi ích). C̣n nếu dùng Mộc (8-3) th́ không thể diễn tả cả sinh lẫn khắc như thế nào cho trau chuốt. Ngay như khắc, ta có thể quan sát Thuỷ (6-1) khắc Hoả (7-2), Hoả (7-2) khắc Kim (8-3), Kim (8-3) khắc Mộc (9-4), và cuối cùng Mộc (9-4) khắc Thổ (10-5). Các số đấu đầu nhau chỉ lệch một làm cho tư tưởng khắc hài hoà hơn, quân b́nh hơn cho các tương khắc của ngũ hành. Nếu Mộc(8-3), Kim(9-4) th́ rơ ràng trong Ngũ hành Mộc là nhân tố thiệt tḥi nhất v́ số khắc của nó lớn hơn bản thân nó có (vậy nó chỉ có thể diệt vong). Và Kim là nhân tố đắc lợi nhất v́ số khắc của nó nhỏ hơn nó đến 2. Và nó phải phát triển nhất. Trong thực tế, không được chiêm nghiệm điều đó. Ngoài ra tư tưởng khắc mà số khắc nhỏ hơn số bị khắc là 1 cũng chứng tỏ được triết lư nhân bản của Phương Đông: Không có ǵ có thể tiêu diệt cái khác hẳn, tuy có khắc nhưng không thể tiêu diệt hẳn. C̣n nếu so sánh độ Dương Âm tương đối ta có: (Thuỷ, 0.86)>>>(Hoả, 0.78)>>>(Kim, 0.73)>>>(Mộc, 0.69)>>>(Thổ, 0.67) hài hoà hơn là khi Mộc (8-3):(Thuỷ, 0.86)>>>(Hoả, 0.78)>>>(Kim, 0.69)>>>(Mộc, 0.73)>>>(Thổ, 0.67). Trong trường hợp này Kim và Thổ chịu thiệt tḥi nhất, dẫn đến phá vỡ thế cân đối Ngũ Hành.

Như vậy, nếu đổi hai cụm khoen (8-3) và (9-4) cho nhau ta sẽ thấy nó hợp logic trên tất cả các b́nh diện

Sửa lại bởi khonglaai : 08 March 2005 lúc 12:29am
Quay trở về đầu Xem khonglaai's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khonglaai
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 25 of 39: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 7:17am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tôi biết khi trả lời tôi chỉ mới nói tạm thời đôi điều khơi mào. tôi cũng nghĩ nếu có cơ hội sẽ đi sâu thêm vào vấn đề. nhưng, nếu quả qua vài điều âư, mà ông cho là chúng "không có cơ sở khoa học hay logic" th́ tôi thấy nên thôi. ông cứ tự nhiên khai triển lí luận của ḿnh. tôi hi vọng từ lí thuyết của ông sẽ có thêm ứng dụng to lớn cho mọi phép coi.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 26 of 39: Đă gửi: 10 March 2005 lúc 7:28am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

phapvan đă viết:
Sách LĂ THỊ XUÂN THU - dịch giả Phan Văn Các (NXBVH-TTVHNNĐT năm 1999) , theo Sử kư do Lă Bất Vi thừa tướng nước Tần chủ biên. Trong sách có nói đến số Hà Đồ ứng theo bốn mùa.


tôi biết gắn bó của ông, nên về giá trị tâm linh tôi không nói đâu, nhưng về số của Hà Đồ mà là số của Bốn Mùa th́ tôi không chịu. Hà Đồ: Thuỷ Hoả Mộc Kim Thổ, trật tự y hệt Hồng Phạm - Cửu Trù trong Kinh Thư (đại ư: "đầu tiên là Thuỷ, thứ đến là Hoả, thứ đến là Mộc, thứ đến là Kim, thứ đến là Thổ). Trong khi trật tự của Hà Đồ và Hồng Phạm giống nhau th́ nó lại khác hoàn toàn với trật tự 4 mùa (Mộc là đầu, đến Hoả đến thổ đến Kim đến Thuỷ)!

Ôi, cái học Phương Đông lí số, học vào không biết có lợi vào cho tri thức hay không, chỉ chực tranh sai / đúng hơn / thua, chỉ mong có chỗ phô diễn cái "biết" cái "hợp lí tầm thường" mà không chịu khó đi vào kho lí luận sâu xa bên trong" của di sản... thời đâu như làm người thường, nhâm nhi cafe sáng, tối tối vại bia bên bè bạn, không hại ai... thế đă là Tâm Như Như hơn những Tâm Như mà c̣n vọng chấp tranh thắng, lấy "ḷng dạ ḿnh" để đo "ḷng dạ người". Thế nên "hỏi người sao không về đi". (đây không ngụ ư ai).

điều tôi cần nói thêm cho rơ là Ông Pháp Vân nên có những lập trường rơ ràng, như vậy mới biết ư kiến ông ngả về phía nào, để nếu gặp sự phản biện th́ c̣n rơ ư kiến ngựi này người kia, nếu không th́ chỉ xáo trộn nhân tâm, ư kiến lờ lững, và h́nh như Ông quan tâm tới những bài nhỏ của tôi hơi quá. Tôi thật nếu theo đuổi biện luận th́ cũng không rơ phải tranh luạn thế nào, nếu như đánh với Cối xay gió cả. Tôi mong ông Pháp Vân có thể nói rơ lập trựng của ḿnh trong từng post, và chịu trách nhiệm với quan điểm của ḿnh, hơn là những post lập lờ quan điểm.

Nếu như ở đây, ông Pháp Vân cho rằng:
- các con số của Hà Đồ lấy từ số của 4 mùa.
- Hà Đồ (như ngày nay ta thấy h́nh vẽ ấy) có từ trước Hán (v́ Lă Thị Xuân Thu có từ đời Tần).

Th́ như vậy tôi mới có thể bảo vệ ư kiến của ḿnh, và ông Pháp Vân th́ có thể bảo vệ ư kiến của ông. Nếu không, tôi coi như ông Pháp Vân chỉ "làm quấy" những bài viết của tôi.

Tôi xin trả lời ngay: H́nh Hà Đồ đời Hán mới có (vậy ông Pháp Vân trích nguyên văn Lă Thị xem sách ấy coi Hà Đồ là h́nh như thế nào, số Hà Đồ là số 4 mùa ra sao? Tôi xin nói thêm là con số của Hà đồ (như trên h́nh Hà Đồ đời Hán) th́ đă có trước khi Hà Đồ ra đời, cũng như số hậu thiên Bát Quái có trước h́nh Lạc Thư, nhưng không có nghĩa là khi đó đă có h́nh Hà Đồ và Lạc Thư.

tôi nghe nói: VẤN ĐỀ LÀ NÓI VỚI AI? Cái thông minh ở đời là nói đúng chỗ, nói cho kẻ nên nói cho nghe. tôi đă nghe ra ư đó, quả là diệu ư!

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 10 March 2005 lúc 12:39pm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 27 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 1:14am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Thưa ông thienkhoitimvui,
Theo như tôi viết ở trên th́ Hà Đồ có trước đời Hán, trước đời Tần và cũng chỉ đề cập đến thời gian xuất hiện, chưa nói đến ứng dụng.

C̣n ông tự gán cho tôi những tính cách trên – PV cũng không biết làm sao !
PV đến với Tử Vi Lư Số để học hỏi và chia sẻ, và lưu lại đây lâu v́ bổ ích và lành mạnh. PV luôn tôn trọng mọi người và không thích đôi co, nếu có sơ xuất làm ông phiền muộn hoặc với ai đó cũng xin bỏ qua.
Cảm ơn
Pháp Vân
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 28 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 1:39am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

ông dựa vào đâu cho rằng Hà Đồ có trước đời Tần? cơ sở? tôi nói là Hà Đồ như ngày nay chúng ta đang thấy ấy, thống nhất như vậy về khái niệm để tiện việc tham biện. ông có thấy nó có trước đời Hán? tức là thời gian xuất hiện của bức h́nh Hà Đồ?

tôi th́ cho rằng Hà Đồ là 1 bức vẽ như ngày nay ta vẫn thấy th́ đời Hán mới có. Mặc dầu mô tả trong Hồng Phạm Cửu Trù rất dễ liên tưởng tới Hà Đồ, có thể là các nhà Lí Số đời Hán đă dựa vào Hồng Phạm mà vẽ Hà Đồ (như nay ta thấy), nhưng không v́ thế mà nói Hà Đồ có từ thời đó.

Xin Ông Pháp Vân cho dẫn chứng về Lă Thị Xuân Thu đoạn nói h́nh Hà Đồ? Ông đă nhận bày tỏ lập trường (bài trên của ông), vậy mong ông chứng cho lập trường của ông. Có vậy mới là học thuật, chứ không phải đôi co. Tôi không ưa người nói trống không.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 29 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 1:48am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Ông Khônglaai, phép bốc Dịch sẽ hầu như không ảnh hưởng khi ông thay đổi con số của Mộc.

Trong Tử Vi cũng vậy. Nhưng theo thuyết của ông Thiên Sứ (tất nhiên ông ấy sẽ phản đối thuyết đổi này của ông thôi) về Cục, theo ông ấy, con số cục của Tử Vi cũng là số Hà Đồ, nên nếu theo thuyết ấy, th́ khi ông đổi số của Mộc thành 4-9, và ông bảo vệ được, th́ số Cục sẽ phải đổi đấy. Nhưng đa số người tôi không theo thuyết của ông ấy, nên việc đổi con số của Mộc và Kim của ông không ảnh hưởng đến phép coi Tử Vi của chúng tôi.

Con số Hà Đồ có ảnh hưởng đến một số môn Độn (như Lục Nhâm, Nhâm cầm... ), c̣n những môn chính cốt như Bốc Dịch tôi nghĩ vậy thôi.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 30 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 1:59am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

Ảnh hưởng bát tự hà lạc.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 31 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 3:20am | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Thưa ông thienkhoitimvui, bàn về học thuật với ông tự tôi thấy ḿnh không làm chủ được bản thân nên tôi xin rút. Mong ông thông cảm!
Cảm ơn
Pháp vân    

Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 32 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 4:02am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

vâng, cứ như thế vậy. tuy nhiên cho phép tôi nghi ngờ khả năng tự chủ của ông. tôi xác quyết rằng ông tự chủ rất tốt, thần kinh rất khá, v́ nhiều lúc (đă có trên diễn đàn) ông đă tỏ ra một khả năng "làm chủ bản thân", "làm chủ tâm trạng" "kiểm soát cảm giác" kinh ngạc, đáng nể. cũng cho phép nói thật, việc rút lui tranh luận không ai ép được ai, nhưng rút kèm một "câu nói" như trên của ông là hành động "muốn rút lui trong danh dự" giả ảo( tôi nghe: người tu th́ nh́n thực thể chứ không nh́n giả tướng).

tóm lại, không thể ép buộc ai được, tự ông muốn dừng th́ tùy. hi vọng (và chỉ là hi vọng) sau này ông có thể không nói 1 câu bâng quơ rồi rút lui một cách khó hiểu và "làm ra vẻ cao đạo" như vậy.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 33 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 11:02am | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

V/V hoán đổi (3,8) và (4,9)
     Tôi cho là không ổn; nhưng v́ không có hoàn cảnh để tranh luận dài, nên chỉ xin đề ra:
     1. Thuyết cũ: Xin đọc Lê Gia "Dịch Học giản yếu: Diễn giải ứng dụng dịch lư", nxb Văn Hóa Thông Tin, 1999; hai chương H́nh Nhi Thuợng học (chương 1) và H́nh Nhị Hạ học (chương 2) bàn rất rơ về cái lư của 5 cặp lư số và tại sao lại ứng với ngũ hành như vậy.
     2. Kiến giải mới bằng khoa học: Khởi bằng tập hợp lư số {1,2,3,4,5,6,7,8,9,10} thay v́ Hà Đồ, có thể chứng minh rằng tập hợp này phải được chia thành (1,6), (2,7), (3,8), (4,9), (5,10). Lại chứng minh được rằng (1,6) và (4,9) phải có tương quan sinh; (2,7) và (3,8) cũng phải có tương quan sinh. (Phần chứng minh dài quá không tŕnh bày ở đây, tùy ư tin hoặc không tin).
      V́ theo định nghĩa thổ sinh kim, kim sinh mộc, mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ; nhận xét rằng hệ thống cũ hoàn toàn thỏa các điều kiện kể trên.
      Nếu cho (3,8) ứng kim (4,9) ứng mộc th́ (2,7) và (3,8) có tương quan khắc (v́ ứng với hỏa và kim); vậy là trái lại kết quả (cơ bản hơn Hà Đồ) của lư số như đă tŕnh bày ở trên.
     Do đó không thể cho (3,8) ứng với kim, (4,9) với mộc.
     Vài gịng góp ư.

Sửa lại bởi VDTT : 11 March 2005 lúc 11:05am
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 34 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 12:07pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

3, 8 --> 2, 7--> 1, 6-->4, 9 (bỏ qua trung dung 5, 10) chăng?

tại sao bỏ qua Thổ 5, 10 ? v́ tiên quyết nó trung cung không thể khác.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 35 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 12:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

Lê Gia, tôi biết ông ta qua bài vở, v́ ông ta "cộng tác viên" của 1 tờ báo. Ông ta cũng nghiên cứu ngôn ngữ Việt Nam.

Chính ông này viết bạt cho NVTA, dù hoàn toàn không đồng quan điểm! Nhưng ông ta vẫn viết giới thiệu, rất vô tư, hoàn toàn khác với thái độ của ông TS với những ai "trái ḿnh".

Lê Gia, chính cũng là nguời có vài sai lầm về Tử vi, ông ta nói "tuổi âm cung Nệnh duơng, tuổi dương cung Mệnh âm mới thuận lí" dựa theo thuyết "cô âm bất sinh, độc dưong bất phát" lấy từ môn phong thủy sang. Tôi không giấu v́ đây là chuyện học thuật, sai đúng chả có ǵ xấu hổ, vấn đề vẫn phải nói rơ, để hậu học không nhầm lẫn. chả có ǵ nói xấu ông ấy cả.

Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 11 March 2005 lúc 12:17pm
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 36 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 6:59pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

thienkhoitimvui đă viết:
3, 8 --> 2, 7--> 1, 6-->4, 9 (bỏ qua trung dung 5, 10) chăng?

tại sao bỏ qua Thổ 5, 10 ? v́ tiên quyết nó trung cung không thể khác.


Khi tôi nói (3,8) và (2,7) có tương quan sinh, tôi không hề nói cặp nào sinh cặp nào; (1,6) và (4,9) cũng thế. V́ hoàn toàn khởi từ lư số th́ kết quả sơ khởi chỉ ra được bấy nhiêu. Phải lư luận thêm nữa mới ra được những kết quả chi tiết hơn {như cặp (4,9) là tác nhân sinh cho nên hành ứng với (4,9) sinh hành ứng với (1,6), cặp (3,8) cũng là tác nhân sinh cho nên hành ứng với (3,8) sinh hành ứng với (2,7), cặp (5,10) ứng trung cung v.v...}
     Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất là cặp (3,8) và (2,7) phải có tương quan sinh. Thuyết hiện tại cho (3,8) ứng mộc và (2,7) ứng hỏa nên hoàn toàn phù hợp. Thuyết cải lương cho (3,8) ứng kim th́ có vấn đề v́ như vậy (3,8) và (2,7) có tương quan khắc (kim bị hỏa khắc); không phù hợp.
      Đại khái chỉ như thế.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
VDTT
Thượng Khách
Thượng Khách


Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2675
Msg 37 of 39: Đă gửi: 11 March 2005 lúc 7:06pm | Đă lưu IP Trích dẫn VDTT

thienkhoitimvui đă viết:
Lê Gia, chính cũng là nguời có vài sai lầm về Tử vi, ông ta nói "tuổi âm cung Nệnh duơng, tuổi dương cung Mệnh âm mới thuận lí" dựa theo thuyết "cô âm bất sinh, độc dưong bất phát" lấy từ môn phong thủy sang...

     Những sai lầm như thế này dẫy đầy trong huyền học, so sánh với khoa học kỹ thuật tôi ví như một người áp dụng công thức đúng vào sai chỗ. Tôi nghĩ nguyên nhân chính là v́ cái gốc của thuyết âm dương đă mất tích từ lâu. Các "âm dương gia" hiện tại toàn là bàn trên ngọn cả.
     Vài gịng tản mạn.
Quay trở về đầu Xem VDTT's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi VDTT
 
phapvan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 01 March 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 597
Msg 38 of 39: Đă gửi: 14 March 2005 lúc 11:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn phapvan

Bạn khonglaai thân mến,
Tôi cũng trăn trở suy nghĩ nhiều như bạn về cơ sở ban đầu chế ra Bát quái của Cổ nhân – không phải ngẫu nhiên phần nhiều các nhà Lư học đều cho Hà Đồ là Tiên đề để vạch ra Bát Quái Tiên thiên. Nhưng nếu chỉ dựa vào Số thôi th́ không thể lấy Số mà suy ra sự việc được, v́ Số vốn vô h́nh (trừu tượng hóa cao độ - PV có trích dẫn ở trên theo Hoàng Đế Nội Kinh), do vậy phải nhờ đến Tượng mới Chiêm được điềm lành dữ.

Nay Quán lại đồ h́nh Bát quái, theo cổ nhân Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái. Chúng ta thấy sự sinh hóa rất đỗi tự nhiên của vạn vật – Chúng ta lại Quán Số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và đến 8 cũng rất đỗi tự nhiên khi đếm vạn vật - rồi đếm rồi ghép số vào Quái Tượng th́ tự nhiên chúng hạp nhau. Do chúng hạp nhau nên từ Số suy ra Tượng (từ số lấy được Quái Tượng) nên gọi là Tiên thiên Bát quái.

Lại Quán Hà Đồ thấy và đếm được có 10 số: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10. Vạn vật trong thiên hạ đều “phụ âm nhi băo dương”, và lại thấy vạn vật trong gầm trời đều được cấu tạo bởi 5 yếu tố ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Căn cứ vào Âm dương Ngũ hành chúng ta ghép số lại với nhau v́ vạn vận sinh hóa không thể độc Dượng hoặc độc Âm, nên Số Ngũ hành được ghép: 1 – 2 – 3 – 4 – 5 đến 6 th́ quay lại 6 – 7 – 8 – 9 – 10 , sau đó phối ghép số chẵn lẻ (âm dương) theo thứ tự nhiên ta được cáp cặp số: (1-6);
(2-7); (3-8); (4-9) và (5-10) cũng rất đỗi tự nhiên. Thế rồi quan sát bầu Trời đông tây nam bắc trung ương - mặt trời, mặt trăng luân qua chuyển lại, lại xem xét bốn mùa luân chuyển xuân hạ thu đông ngàn năm không đổi cứ vần vũ, có lẽ như vậy Cổ nhân mới ghép số theo từng cặp và phân bố một cách tự nhiên như bức Hà Đồ ngày nay.

Để quyết đoán Số đúng sai, th́ dựa vào đâu ? nếu dựa vào Số để đoán Số th́ Số ấy có Lư hay không, mà Số th́ luôn luôn Dịch (luôn phải suy) nên gọi là Dịch Lư. Nhưng Lư phải dựa vào đâu để Chiêm lành dữ, khó mà dựa vào Số nên phải phối ghép vào Tượng. Do vậy xem Quái Tượng là Lư có đủ trong đó. Có Quái Tượng ắt có Từ Tượng (hào từ). Có Từ th́ có Ư trong đó.

Bạn khonglaai đi theo hướng bắt đầu từ Hà Đồ theo ư riêng PV là thích hợp, v́ khởi từ Số sẽ cho ta ư niệm về sự biến thông, mà Dịch th́ lại rất cần Biến th́ mới Thông.
Cảm ơn bạn khonglaai đă triển khai ư tưởng mới của Bạn !
Pháp Vân
     
Quay trở về đầu Xem phapvan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phapvan
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 39 of 39: Đă gửi: 16 March 2005 lúc 4:21am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

tôi đính chính là đến đời Hán th́ có quan niệm rằng thuật ngữ "hà đồ", "lạc thư" liên quan đến Dịch học (nhưng cũng chưa xuất hiện 2 đồ h́nh này, và cũng chưa ai mô tả 2 h́nh này như thế nào).

Tôi đính chính lại là tận sau đời Hán rất lâu nữa, đến đời nhà Tống mới lần đầu tiên có 2 h́nh vẽ Hà Đồ - Lạc Thư. Nghĩa là cực ḱ muộn. Không thể có h́nh Hà Đồ - Lạc thư trước đời Tống.
Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 2
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.4766 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO