Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 324 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Tại sao trên đời có Số Phận? Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
octieu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 378
Msg 1 of 5: Đă gửi: 16 January 2007 lúc 9:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn octieu

Ai trong chúng ta đều thừa nhận rằng trên đời Ai cũng có Số. Nhưng tại sao trên đời lại có Số Phận? Cái ǵ tạo ra Số phận?

Quay trở về đầu Xem octieu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi octieu
 
akhin
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 05 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 21
Msg 2 of 5: Đă gửi: 17 January 2007 lúc 1:54pm | Đă lưu IP Trích dẫn akhin

Nghiệp tạo ra số phận.
Quay trở về đầu Xem akhin's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi akhin
 
minhtam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 16 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 132
Msg 3 of 5: Đă gửi: 18 January 2007 lúc 5:50am | Đă lưu IP Trích dẫn minhtam

Minh Tâm kính chào Quư Phật Tử ,

MT gửi tặng bài Pháp CON NGƯỜI CÓ SỐ MỆNH HAY KHÔNG ? của tác giả Giáo sư Minh Chi, Học Viện Phật Giáo Việt Nam.

CÓ NÊN TIN VÀO SỐ MỆNH HAY KHÔNG?
Quan Điểm Của Đạo Phật Về Vấn Đề Này Như Thế Nào ?

Con người có số mệnh hay không ? Có nên tin vào số mệnh hay không ? Thái độ của các triết gia và của các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới và là tôn giáo lớn nhất, có số tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay, quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào ? Đó là nội dung chủ yếu của bài này. Hy vọng qua đây có thể giải đáp được một vài bức xúc chủ yếu của đông đảo quần chúng hiện nay về vấn đề này.

Trong cuộc sống xă hội đầy bất trắc, và đặc biệt là trong thời gian chiến tranh có rất nhiều chuyện xảy ra, có thật không hư cấu, khiến người ta tin là có số mệnh. "Nhanh cũng chết, chậm cũng chết, may th́ sống", đó là câu thường được nói tới trong suốt thời gian binh lửa , khi giữa cái chết và cái sống, khoảng cách chỉ là một tích tắc đồng hồ hay là một sợi gang sợi tóc. Trong một bối cảnh xă hội và đất nước đầy bất trắc, dầu sôi lửa bỏng đến như vậy, số người tin vào chuyện tướng số, bói toán, cầu đảo phải rất nhiều, và ngày càng nhiều.

Vậy có cơ sở đạo lư ǵ cho tất cả những chuyện này hay không ?

Con người là sinh vật có lư trí, đối với những tai họa lớn giáng vạ một đất nước, một vùng, một dân tộc, hay một cá nhân, nhấât là những trường hợp đột tử xảy ra cho một người hay một số người… con người không thể tin đó là ngẫu nhiên mà tin là có sự tác động của những nguyên nhân sâu xa, có thể là siêu nhiên, mà tŕnh độ hiểu biết hiện nay của con người không giải thích được.

Tôi có người bạn cũ là anh Vũ Thơ, một lần, anh tâm sự : Có chuyện xảy ra ngay trong tỉnh mà tôi phụ trách, khiến tôi nghi rằng có một cái ǵ đó không phải là vật chất đứng đằng sau những chuyện đó. Chuyện như sau :

"Tại một xă gần Quốc lộ số 1 nối liền Hà Nội với tỉnh lỵ Ninh B́nh, có một cô gái xưa nay vẫn lười biếng, không hay đi làm. Thế mà một hôm, mặc dù trời mưa lớt phớt, cô lại ra đồng làm cỏ sớm hơn mọi người. Một chiếc ô tô con chạy nhanh trên đường quốc lộ, không hiểu sao trượt bánh, băng ngang qua đường rơi vào đúng chỗ cô gái đang làm cỏ, nhận cô ta xuống bùn chết liền. Tôi đích thân đến xem nơi xảy ra tai nạn. Từ chỗ cô gái làm cỏ đến vệ đường cũng phải đo được gần chục thước, chiếc ô tô phải chạy nhanh lắm mới có thể băng qua gần 10 mét được. Tại sao lại xảy ra chuyện như vậy nhỉ, một cô gái hằng ngày vẫn lười không đi làm, tại sao đúng hôm nay lại đi làm trước mọi người ngay trong khi trời đang mưa lớt phớt…"

C̣n bao nhiêu chuyện nữa, cũng vô lư tương tự như chuyện cô gái làm cỏ, xảy ra trong và sau thời gian chién tranh của thập niên 60 và 70, làm mọi người dù là duy vật cũng phải tin vào số phận hay số mệnh.

Cơ quan thủy sản của Hải Pḥng trước đây là một ngôi nhà bốn tầng, tôi đă từng đến thăm trong thời gian có chiến dịch máy bay Mỹ dội bom miền Bắc. Một quả bom xuyên đă rơi trúng cơ quan thủy sản, v́ là quả bom xuyên, nên nó xuống tận hầm mới nổ, khiến cho những người nào nhanh chân chạy xuống hầm trước th́ đều chết. Trái lại những người c̣n chậm chân ở tầng ba, tầng hai th́ lại không can ǵ, mặc dù ai cũng đều hú vía.

Tôi có một anh bạn tên Sự, nguyên là Vụ trưởng Vụ Tài vụ của Bộ Công nghiệp nặng, khi Bộ này chưa tách thành nhiều Bộ anh có một cái hầm bê tông ở gần nhà, có thể nói là an toàn 100% để tránh máy bay. Không may cho anh bạn tôi là hôm ấy anh có xuống hầm khi máy bay đến, nhưng lại ngồi ở cửa không chịu vào sâu bên trong hầm như vợ và các con của anh. Máy bay Mỹ thả một quả bom tạ vào nhà máy điện Yên Phụ nhưng không trúng, bom nổ gây một chấn động dữ dội, anh Sự ngồi ở cửa hầm đầu đập vào thành bê tông, bị vỡ sọ chết ngay tức khắc. Anh đă chết ở nơi an toàn nhất, làm sao hiểu được ?

V́ vậy mà ở miền Bắc, trong thời kỳ máy bay Mỹ ném bom dữ dội đă lưu hành câu nói ở cửa miệng nhiều người : "Nhanh cũng chết, chậm cũng chết, chỉ có may th́ sống".

Cái may đó phải chăng là số mệnh hay số phận ? Các triết gia các tôn giáo cổ kim nhận thức vấn đề số mệnh và số phận như thế nào ?

I. Phật giáo dùng thuyết nghiệp thay cho thuyết số mệnh :

1. Nghiệp là ǵ ?

Nghiệp là hành động có dụng tâm, hành động mà không có dụng tâm th́ không phải là nghiệp theo đúng nghĩa của từ này. Một người lái xe không cẩn thận cán chết người. Người đó có thể mang tội ngộ sát, phải trả tiền bồi thường và ngồi tù. Nhưng thật ra, anh ta không có tạo nghiệp sát sinh, anh ta chỉ là một cái duyên, hay là một điều kiện trong kết cuộc như vậy. Lạnh lùng mà nói, t́nh h́nh đích thực là như thế, nếu chúng ta có một nhận thức sâu sắc về thuyết nghiệp.

Trong đời này, không có ǵ xảy ra một cách ngẫu nhiên hết, mọi sự việc, quá tŕnh xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên và đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên đă tạo ra nó từ trước. Và đây là nghiệp, chứ không phải là số mệnh.

2. Dẫn nghiệp và măn nghiệp – hai loại nghiệp quan trọng nhất :

Nghiệp có nhiều loại nhưng Phật giáo thường chú ư hai loại chính là dẫn nghiệp và măn nghiệp. Dẫn nghiệp là nghiệp dắt chúng sanh đi vào một trong sáu cơi, trong số này có ba cơi thiện là cơi loài Trời, cơi loài A Tu la và cơi loài người. Ba cơi ác là cơi súc sanh, cơi quỷ đói, và cơi địa ngục. Mắt trần chúng ta không thấy được loài Trời và loài A tu la. Chỉ biết rằng hai loài naỳ có quyền năng và thọ mạng nhiều hơn, dài hơn loài người rất nhiều. Mắt ta không thấy họ, nhưng không phải là họ không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ… Trong các loại chúng sanh sống ở cơi ác, có hai loại mắt người cũng không thấy được là chúng sanh trong loại quỷ đói và chúng sanh trong loài địa ngục. Loài quỷ đói là loài chúng sanh bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé cho nên luôn luôn bị đói. Chúng sanh ở địa ngục th́ bị khổ triền miên, khổ ở mức loài người không thể tưởng tượng nổi. C̣n súc sanh th́ rất nhiều loại, không thể kể xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sanh quen thuộc nhất là gia súc như chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào, chúng ta cũng đều biết. Nhưng có điều nhiều người không biết là nếu không sống thiện, không tu tập và sống lối sống ngu si như súc vật th́ sau khi chết chúng ta có thể tái sanh vào làm súc vật. Rất có khả năng đó, chúng ta không thể xem thường.

Cho nên, ít nhất chúng ta phải biết cơ chế vận hành của nghiệp, đặc biệt là loại nghiệp gọi là dẫn nghiệp. Mục đích là dùng cơ chế vận hành của nghiệp để cuộc sống chúng ta có ư nghĩa, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho ở đời này, cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị đọa vào các cơi ác, khổ, mà luôn tái sanh vào các cơi lành, cơi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát.

V́ dẫn nghiệp quyết định hướng tái sanh, cho nên cũng có tên gọi là tái sanh nghiệp, với tiếng anh tương đương là Reproductive Kamma. Kamma là tiếng Pàli, nghĩa là nghiệp, c̣n tiếng Sanskrit tương đương là Karma, một từ mà sách Tây phương rất hay dùng để chỉ nghiệp.

Tái sanh nghiệp hay dẫn nghiệp là những hành động tạo nghiệp có cường độ mạnh hay thiện hoặc bất thiện, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh, cũng như những sự kiện chủ yếu ở đời sau của chúng sanh đó. Sau đây tôi xin đưa vài ví dụ minh hoạ trước hết những hành động tạo nghiệp cực ác, quyết định không tránh khỏi hướng tái sanh của một chúng sanh vào một trong ba cơi ác là địa ngục, quỷ đói và súc sanh. Đó là các hành động cố ư giết cha, mẹ, bậc thánh Ala hán,làm chảy máu Phật và phá sự hoà hợp của tăng chúng. Nếu phạm một trong năm nghiệp ác nói trên, th́ nhất định phải tái sanh vào cơi sống ác, khổ. Năm trường hợp nói trên là những trường hợp cực đoan, c̣n nói chung sống buông thả, không giữ năm giới, không làm mười thiện thành thói quen, với tâm ác không biết sửa chữa đều có nguy cơ sanh vào một trong ba cơi ác là địa ngục, quỷ đói, và súc sanh, và dù có may mắn được tái sanh làm người th́ sẽ là người sống bất hạnh như chết yểu, tật nguyền, hay ốm đau, bị người đời khinh rẻ…

3. Cường độ của nghiệp quyết định ở chỗ dụng tâm :

Yếu tố ǵ tạo ra cường độ mạnh của nghiệp, khiến cho nghiệp đó quyết định hướng tái sanh của chúng sanh đó. Chủ yếu là dụng tâm khi tạo nghiệp. Thí dụ tạo nghiệp sát với tâm tham, tâm sân. Gần đây báo chí đăng vụ giết người ở cửa hàng vàng Kim Sinh (Hà nội). Kẻ cướp đă giết bốn mạng người một lúc để cướp vàng, đó là ví dụ sát sanh v́ ḷng tham. Trên báo hằng ngày cũng từng đăng tin một cô gái, chỉ v́ ghen tức đối với người con riêng của chồng ḿnh – một cháu bé năm tuổi – đă nhẫn tâm quẳng cháu bé đó xuống sông Hồng. Sát sanh với tâm sân hận và ghen tức là loại nghiệp rất mạnh, có thể khiến kẻ phạm tội đọa vào cơi ác không tránh khỏi.
Đối với thiện nghiệp cũng vậy, cường độ của nghiệp thiện chủ yếu do ở chỗ dụng tâm chứ không phải do ở quy mô và h́nh thức của sự việc. Trong đạo Phật có câu : Làm việc đạo với cái tâm đời, tức là tâm danh lợi, th́ việc đạo biến thành việc đời ; c̣n làm việc đời với tâm đạo, tức là cái tâm v́ lợi ích của đạo và của chúng sanh, th́ việc đời cũng biến thành việc đạo.

Quan điểm trên về nghiệp giải phóng những người nghèo hèn khỏi nỗi bức xúc của ḿnh quá nghèo hèn, quá túng thiếu, muốn làm việc thiện, muốn giúp người nhưng không biết xoay xở thế nào.

Trong kinh 42 Chương có nói tới hạnh tùy hỷ bố thí. Đó là hạnh chia xẻ niềm vui với người khác. Nếu sự chia xẻ niềm vui đó là thật ḷng, không chút ganh ghét th́ công đức của hạnh bố thí tùy hỷ đó cũng là vô lượng, cũng như một ngọn đuốc có thể giúp cho bao nhiêu nhà được thắp sáng, nấu chín cơm, sưởi ấm v.v… mà để bố thí tùy hỷ có cần phải có ǵ đâu, mà chỉ cần có tấm ḷng biết chia xẻ niềm vui của người khác mà thôi.

Đại sư Trung Hoa Trí Khải, trong bài tựa cuốn "Đồng mông chỉ quán" kể trường hợp một Sadi trẻ, ở cùng chùa một vị trụ tŕ đă chứng quả A la hán. Vị trụ tŕ chùa xem tướng học tṛ, biết trong ṿng một tuần nữa học tṛ ḿnh sẽ chết bệnh không thể tránh khỏi, bèn lẳng lặng cho học tṛ ḿnh về thăm nhà. Anh học tṛ trên đường về nhà thấy một ổ kiến trên bờ đê đang bị một ḍng nước xoáy thốc vào bờ đê, đe dọa cuốn trôi đi. Thầy Sadi trẻ động ḷng thương lũ kiến đang nháo nhác, bèn nhảy xuống sông, ra sức hàn lại chỗ đê có thể bị vỡ để cứu ổ kiến. Cứu được ổ kiến, thầy Sadi về nhà. Và sau một tuần trở lại chùa, vị A la hán thấy học tṛ ḿnh trở lại chùa an toàn, khí sắc lại c̣n hồng hào hơn xưa, rất lấy làm lạ, hỏi cặn kẽ đầu đuôi chuyện cứu ổ kiến. Vị trụ tŕ kết luận là do thầy Sadi phát tâm từ bi rộng lớn, cứu ổ kiến cho nên đă chuyển nghiệp, đáng lẽ phải chết trong ṿng một tuần lại vẫn sống an toàn và c̣n tiếp tục sống thọ trong nhiều năm nữa.

Câu chuyện trên cũng tương tự chuyện một bà già ăn mày, sống trong thời Phật ,muốn cúng dường Phật một ngọn đèn mà không đủ tiền để mua dầu. Đi ăn xin, ky cóp măi mới được một đồng. Nhưng khi đến cửa hàng th́ chủ tiệm lại nói một đồng không đủ để mua dầu thắp đèn. Nhưng v́ chủ tiệm cảm ḷng thành của bà già cho nên vẫn bán. Cuối cùng bà già cũng có được một ngọn đèn cúng dường Phật, không phải đặt trong tịnh xá nơi Phật thuyết pháp, mà chỉ được đặt ở ngoài vườn. Ấy thế mà sau buổi thuyết pháp của Phật, người ta đi dập tắt tất cả ngọn đèn ở trong nhà tịnh xá cũng như ngoài vườn, mọi ngọn đèn đều dập tắt dễ dàng, chỉ riêng ngọn đèn của bà già ăn mày cúng Phật th́ người ta thổi măi, dập măi mà không làm sao tắt được, cả đến Ngài Mục Kiền Liên, học tṛ thần thông đệ nhất của Phật cũng bất lực. Được hỏi về sự kiện lạ lùng này, Phật nói đó là sức mạnh lớn lao của ḷng chí thành cúng dường Phật của bà già. Với tâm thành lớn như vậy,th́ dù là cúng dường một ngọn đèn nhỏ, cũng đem lại cho bà ấy công đức vô lượng, khiến cho chư Thiên cũng cảm ứng, che cho ngọn đèn không bị dập tắt.

Trong lịch sử truyền đạo của đức Phật cũng không hiếm những chuyện minh chứng cho khả năng chuyển nghiệp của những người tuy từng phạm nhiều tội ác trong quá khứ, nhưng sau khi được gặp Phật, được nghe pháp và thành thật ăn năn hối lỗi, cải tà quy chánh, một ḷng tin đạo và hành đạo, th́ ngay trong đời này cũng chứng được quả Thánh. Đó là trường hợp nổi tiếng của Angulimala, vốn là một tên cướp tàn bạo ở vương quốc Kosala, trường hợp của dâm nữ Ambanali ở Vaisali, cả hai đều xuất gia theo Phật, tu hành không bao lâu đều chứng quả Thánh A La Hán.

Tóm lại dụng tâm là yếu tố quyết định tính chất và cường độ của nghiệp. Dụng tâm trong kinh tạng Pàli c̣n gọi là tác ư, cho nên Phật giáo định nghĩa nghiệp là tác ư. Khi đă tác ư,theo hướng thiện hay ác, tức là ta đă tạo nghiệp thiện hay ác rồi. Người b́nh thường không hiểu cơ chế vận hành của nghiệp, cho nên rất hay xem thường, thậm chí ngay đối với lời nói,họ cũng nói một cách vô tâm : Lời nói bay đi, lời nói vô bằng ; không biết rằng ngay những ư nghĩ thoáng qua đầu chúng ta c̣n là nghiệp , huống hồ là lời nói. Có lẽ, v́ để răn dạy người ta đừng nên coi thường sự bất thiện nơi lời nói là đạo Phật phân tích có tới bốn điều bất thiện nơi lời nói là nói dối, nói ác, nói chia rẽ, và nói vô nghĩa ; c̣n đối với sự bất thiện nơi thân th́ có ba là sát sanh, lấy của không cho và tà dâm ; c̣n sự bất thiện nơi tâm cũng có ba là tham, sân, và si hay tà kiến.

4. Không được coi thường việc nhỏ :

Đức Phật luôn răn dạy con người không nên coi thường những nghiệp thiện hay ác dù là nhỏ, cũng như một đốm lửa nhỏ có thể đốt cháy đống rơm cao như núi, như giọt nước nhỏ măi rồi cũng làm b́nh lớn đầy tràn.
Kinh Pháp Cú có các bài kệ :

"Chớ chê khinh điều thiện,
Cho rằng chưa đến ḿnh,
Như nước nhỏ từng giọt,
Rồi b́nh cũng đầy tràn.
Người chí chứa đầy thiện,
Do chất chứa dần dần"
(Kệ 122, HT. Thích Minh Châu dịch)
Lại viết :
"Chớ chê khinh điều ác,
Cho rằng chưa đến ḿnh,
Như nước nhỏ từng giọt
Rồi b́nh cũng đầy tràn,
Người ngu chứa đầy ác,
Do chất chứa dần dần"
(121)

5. Lợi ích của việc tu tập tâm :

Tuy nhiên, cần chú ư là theo đạo Phật, dù là nghiệp nơi ư, nơi lời nói hay nơi thân, căn bản vẫn là ở chỗ dụng tâm, ở chỗ chúng ta tu tập tâm hàng ngày, khiến cho tâm ta trở thành thuần thiện, không nghĩ việc ác, chỉ nghĩ điều lành. Một người biết tu tập tâm như vậy, tuy rằng chưa đạt tới đích giác ngộ và giải thoát như các bậc Thánh, Phật hay A la hán, nhưng có thể nói là đă trên con đường thẳng dẫn tới đích giác ngộ và giải thoát tối hậu rồi. Hơn nữa, trên bước đường dài dẫn tới mục đích tối hậu đó, con ngườii thiện nhất định sẽ không bị đọa vào cơi ác.

Kinh Pháp Cú ví người như thế, như bàn tay không thương tích mà cầm thuốc độc vậy, không can ǵ hết :

Bàn tay không thương tích,
Có thể cầm thuốc độc…
(Kệ 124)

Người ác làm hại người hiền cũng như kẻ ngu ngược gió, mà tung buị, bụi chỉ rơi vào ḿnh mà không dính người :
Hại người không ác tâm
Người thanh tịnh không uế,
Tội ác đến kẻ ngu
Như ngược gió tung bụi….
(Kệ 125, kinh đă dẫn ở trang 75)

Vậy nên, quyết định tính chất và cường độ của nghiệp là cái tâm của ḿnh, là ở trong ḷng ḿnh, như thi hào Nguyễn Du đă viết : "Thiện căn bởi tại ḷng ta". Tu Phật trước hết và chủ yếu là tu tâm, không phải chỉ v́ "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" mà v́ đức Phật cũng đă từng khuyến cáo chúng ta :

Kẻ thù hại kẻ thu,
Oan gia hại oan gia,
Không bằng tâm hướng tà,
Gây ác cho tự thân.
(Kệ 42)
và :
Điều mẹ cha, bà con
Không thể làm được,
Tâm hướng chánh làm được
Làm được tốt đẹp hơn.
(Kệ 43)

6. Vấn đề cộng nghiệp :

Nghiệp là sức mạnh lớn, khi nó là cộng nghiệp của một số người, v́ không phải là một mà là một số đông người tạo ra nó, và số đông ấy có thể là cả loài người, cả một quốc gia, dân tộc hay một vùng, một địa phương.

Cộng nghiệp của cả một dân tộc đan xen với biệt nghiệp của từng cá nhân, khiến cho cơ chế vận hành của nghiệp khá phức tạp, mà chỉ có bậc Thánh như Phật mới hiểu được tất cả ngọn ngành chi tiết.

Trong kinh Chép lời Phật :"Với thiên nhăn thuần tịnh, vượt xa tầm nh́n loài người, Ta thấy các chúng sanh chết và tái sanh như thế nào, Ta thấy những người cao quư và kẻ nghèo hèn, kẻ xuất sắc và người bần tiện, mỗi người đều theo nghiệp của ḿnh tạo ra mà có được thân phận hạnh phúc hay bất hạnh".
(Chuyển dịch từ bản tiếng Anh "The Tibetan book of living and dying" của Sogyal Rinpoche, trang 92).

Chúng ta không có được thiên nhăn thanh tịnh để có thể được như Phật nắm bắt được tất cả cơ chế vận hành phức tạp của nghiệp, nhưng tối thiểu chúng ta cũng biết được đại khái, nhưng rất là đúng đắn, rằng : "Ở hiền gặp lành, gieo gió gặt băo". Đó là sự minh triết của nhân dân Việt Nam mà tổ tiên, cha ông đă tin theo đạo Phật gần 20 thế kỷ nay rồi, khiến cho một thuyết quan trọng và phức tạp như thuyết nghiệp ảnh hưởng đến tâm lư của dân ta đến nỗi, mỗi lần có sự cố bất hạnh xảy ra cho một người, một gia đ́nh hay thậm chí cả một vùng, chúng ta buột mồm nói : "Tội nghiệp!". Đó là tội của nghiệp, nghiệp báo của từng người và là nghiệp báo chung, gọi là cộng nghiệp, nghiệp của số đông…

Nghiệp chính là quy luật nhân quả tác động trong phạm vi của nhân sinh. Đạo Phật nói quả nào nhân ấy. Một khi quả chín muồi và xảy ra th́ chúng ta biết đó không phải là ngẫu nhiên mà là kết quả hợp thành của những nhân duyên đă từng được tạo ra và nay chín muồi.

Nhưng đạo Phật không nói một cách máy móc : nhân nào quả ấy. V́ sao ? V́ hằng ngày chúng ta không ngừng tạo nghiệp bằng ư nghĩ, lời và thân hành động. Nghiệp này tiếp nối nghiệp kia, nghiệp sau tác động trở lại nghiệp trước v.v…

Chính v́ vậy mà đạo Phật không nói số mệnh hay số phận , mà nói bất định nghiệp và chuyển nghiệp. Đó là ranh giới phân biệt giữa Phật giáo và các tôn giáo khác, kể cả với Aán Độ giáo, khá gần gũi với Phật giáo, v́ Aán Độ giáo cũng nói nghiệp Karma.

Dẫn nghiệp hay cũng gọi là năng sanh nghiệp chỉ là những loại nghiệp có cường độ mạnh, quyết định hướng tái sanh của một chúng sanh. Thí dụ tất cả chúng ta ở đây đều là người. Chúng ta biết chắc là trong đời trước, chúng ta đă tạo ra dẫn nghiệp (hay tái sanh nghiệp) khiến chúng ta có được thân phận người,nhưng giữa chúng ta đă có bao nhiêu sai biệt như già và trẻ, khỏe và yếu, nam và nữ, đẹp và xấu, và mỗi người đều là thành viên những gia đ́nh khác nhau với những cảnh ngộ khác nhau. Do vậy mà ngoài dẫn nghiệp quyết định thân phận là người của chúng ta, chúng ta c̣n tạo ra một loại nghiệp nữa, có cường độ yếu hơn dẫn nghiệp mà sách Phật gọi là măn nghiệp (sách tiếng anh dịch là Supportive Karma), cũng có sách khác dịch là năng tŕ nghiệp.

7. Khái niệm măn nghiệp :

Măn nghiệp hay năng tŕ nghiệp giải thích v́ sao cũng là một thân phận người mà có người hạnh phúc, người bất hạnh, người sang, kẻ nghèo hèn ; người th́ có uy tín nói ai cũng theo, trái lại có người nói rất giỏi nhưng không ai tin ; người đẹp, kẻ xấu xí, có cô gái đẹp lại lấy phải ông chồng xấu xí, lại có anh chồng xấu xí lại được người vợ đẹp sánh Hằng Nga tái thế v.v… sao lại có những chuyện như vậy ? tất cả những chuyện sai biệt như vậy, đều là quả báo của măn nghiệp hay là năng tŕ nghiệp.

Một câu hỏi đặt ra là : loại măn nghiệp này là bất khả kháng hay có thể chuyển được ? Xin trả lời, thuyết nghiệp của Phật giáo là bất định nghiệp là nghiệp có thể chuyển. Đă có bao nhiêu người sinh ra với sức khỏe rất yếu nhưng nhờ dày công luyện tập mà trở thành lực sĩ. Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện chỉ có 1/3 lá phổi mà sống đến tuổi hơn 80. Triết gia Đức nói tiếng là Kant, vốn lúc bé rất ốm yếu nhưng nhờ sinh hoạt, làm việc rất đều đặn và có giờ giấc mà sống rất thọ v.v..

8. Khái niệm năng tiêu nghiệp :

Trong Phật giáo có khái niệm gọi là năng tiêu nghiệp, sách Anh ngữ có khi dịch là countereactive karma hay là impeding karma. Loại nghiệp này tùy thuộc vào t́nh h́nh mà có thể là tốt hay xấu.
Có thể đưa ra những ví dụ sau đây để minh họa : Một người sinh ra có tư chất thông minh, nói theo danh từ khoa học hiện nay là có gien thông minh. Nhưng người đó lại sinh ra trong một gia đ́nh giàu có, được cha mẹ nuông ch́u cho nên không chịu học hành, chỉ suốt ngày chơi bời khiến cho tính chất thông minh bẩm sinh của ḿnh bị thui chột đi, và cuối cùng anh ta trở thành một gă bất tài, vô dụng ở đời. Những loại nghiệp anh ta đă tạo ra đều thuộc loại năng tiêu nghiệp, xâú và tiêu cực, hủy hoại bẩm sinh tính thông minh của anh. Bẩm tính thông minh đó cũng không phải ngẫu nhiên mà chính do anh ta nuôi dưỡng, hun đúc trong một đời trước.
C̣n những ví dụ minh chứng các loại năng tiêu nghiệp tích cực th́ rất nhiều. Chỉ cần dẫn chứng trường hợp của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện hay bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng là đủ, v́ ai cũng biết đều là chuyện người thật việc thật và gần gũi với mọi người.

9. Dẫn nghiệp có thể chuyển được không ?

Có người thắc mắc, "măn nghiệp có cường độ yếu nên có thể chuyển được, nhưng dẫn nghiệp có thể chuyển được không ?"

Xin trả lời rằng, dẫn nghiệp cũng có thể chuyển, trong những trường hợp như sau :

Đúng là sau khi đă sanh ra làm người, có thân phận người, th́ không thể chuyển được thân phận người thành một thân phận không phải người. Thí dụ như các đạo gia mơ tưởng uống thuốc trường sanh bất lăo và bất tử, trở thành thần, thành tiên ngay trong cơi thế này.
Tôi nghĩ rằng bàn những chuyện như thế này là vô ích, v́ nếu có một người như Từ Thức chăng th́ cũng chỉ là một người. Nên miễn bàn là hơn.

Nhưng đạo Phật có khái niệm "năng hủy nghiệp" để giải thích những trường hợp tuy có người thọ mạng vẫn c̣n, nghiệp lực của tái sanh nghiệp vẫn c̣n, nhưng v́ những người này trong một đời sống trước hay thậm chí trong đời sống này có tạo ra những nghiệp cực mạnh,có khả năng tiêu hủy thân phận người của họ, th́ họ vẫn có thể mất thân phận người như thường. Đó là những trường hợp chết đột tử hay bất đắc kỳ tử, như là trong các trường hợp chết v́ thiên tai, chết v́ tai nạn máy bay hay xe cộ. Người b́nh thường gọi đó là những trường hợp ngẫu nhiên bất hạnh, hay là số mệnh. Nhưng theo đạo Phật, đó là nghiệp, là tác động của một loại nghiệp gọi là năng hủy nghiệp, nó tiêu hủy thân phận người ngay khi người đó đang sống b́nh thường. Người đó, trong một đời sống quá khứ hay thậm chí ngay cả trong đời này, đă tạo ra một loại nghiệp có cường độ mạnh, đủ sức tiêu hủy một dẫn nghiệp được tạo ra trước đó, quyết định thân phận người. Sách Phật thường ví dụ tác động của loại nghiệp này như một cơn gió thổi tắt ngọn đèn, tuy rằng ngọn đèn đó có thừa dầu và bấc.

II. Con người là chủ nhân của nghiệp :

Xin dẫn chứng lời của Đức Phật trong kinh "Tiểu nghiệp phân biệt" (Trung Bộ III) : "Người là chủ nhân của nghiệp, cũng là thừa tự của nghiệp…" Nghiệp do chính ḿnh tạo ra và nghiệp trở lại chi phối ḿnh. Cũng như Nguyễn Du nói rất đúng trong "Truyện Kiều"

Đă mang lấy nghiệp vào thân,
Xin đừng trách lẫn trời gần trời xa.

Chính chúng ta chứ không phải một thần linh nào khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng hoạt động hàng ngày, hàng giờ, phút trong cuộc sống. Nếu tâm chúng ta hướng thiện th́ chúng ta tạo nghiệp thiện, hưởng quả báo thiện trong đời này và đời sau. Quy luật nghiệp báo là quy luật nhân quả, giản dị, không có ǵ khó hiểu, không cần phải mượn tới sức mạnh của thần linh hay sức mạnh mù quáng của số phận để giải thích. Thuyết nghiệp của đạo Phật không những là khoa học và công bằng nó c̣n tôn vinh trách nhiệm và giá trị con người. Nó thúc đẩy con người luôn hoàn thiện ḿnh, sống đạo đức, có lư trí và theo lẽ phải. Nó nâng cao giá trị con người chứ không hạ thấp giá trị con người. Nó khích lệ con người hành động và tiến bộ. Nó không dạy con người sống tiêu cực và yếm thế. Thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu được lư giải đúng đắn và mọi người hiểu thấu và thực hành sẽ đem lại bao nhiêu tốt đẹp cho xă hội và đất nước chúng ta, trong thiên niên kỷ mới sắp đến này.

Quá khứ đă qua rồi, tương lai lại chưa đến, mọi người chúng ta hăy tỉnh giác và có ư thức sống trong hiện tại từng giờ, từng phút nghĩ lành, nói lành, làm thiện. Đó chính là nghiệp, là thuyết nghiệp không phải trên b́nh diện lư thuyết mà là trong cuộc sống, trong thực hành.

Triết gia Mỹ William James, chắc là có chịu ảnh hưởng của thuyết nghiệp của đạo Phật, đă nói câu :"Chúng ta đang dệt đời chúng ta bằng một sợi chỉ không tháo gỡ ra được " (Nous tissons notre vie d’un fil qui ne se défera pas).

Câu nói của Nguyễn Du và của William James sẽ hoàn toàn đúng với tinh thần thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu thêm đôi điều như sau :

Tuy nghiệp đă mang vào thân rồi, nhưng vẫn gỡ ra được, nếu chúng ta biết ăn năn sửa chữa lỗi lầm, từ nay tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ư luôn luôn trong sạch, hướng thiện. Với câu của William James, chúng ta cũng thêm, chúng ta dệt đời chúng ta với sợi chỉ, không phải không tháo gỡ được, mà vẫn có thể tháo gỡ và dệt lại được.

Và theo lời khuyên của hai vị, chúng ta hăy mang trên thân ḿnh toàn là nghiệp lành, hăy dệt đời chúng ta toàn bằng nghiệp lành, nghiệp thiện, trong mỗi ư nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày. Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta trong cả đời này và đời sau.

Source: Nguyệt san Giác Ngộ số 48

TT Thích Minh Tâm
Quay trở về đầu Xem minhtam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhtam
 
octieu
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 November 2003
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 378
Msg 4 of 5: Đă gửi: 11 May 2007 lúc 3:42am | Đă lưu IP Trích dẫn octieu

Có nhiều người nói rằng, số phận nằm trong tay ḿnh. Tôi nghĩ điều đó không đúng. Nếu nói như thế, xin hỏi họ rằng chúng ta có thể quyết định được chúng ta sinh ra ở đâu không, có sức khỏe thế nào không, có gia đ́nh như thế nào không,...?

Xin thưa rằng, chúng ta hoàn toàn KHÔNG có quyền được lựa chọn những cái đó. Trong khi những cái đó lại là nhân tố quan trọng trong cuộc đời mỗi người.
Quay trở về đầu Xem octieu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi octieu
 
Lokeshvara
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 December 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 69
Msg 5 of 5: Đă gửi: 11 May 2007 lúc 5:23am | Đă lưu IP Trích dẫn Lokeshvara

các bác trên đă giải thích rồi , tất cả những điều kiện đó , là do nghiệp quá khứ của ta chiêu cảm ra mà thành ,mà đă là do nghiệp tạo ra th́ có thể thay đổi được , nhưng tất nhiên là rất khó, v́ nó được định h́nh từ rất nhiều kiếp



Sửa lại bởi Lokeshvara : 11 May 2007 lúc 5:26am
Quay trở về đầu Xem Lokeshvara's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Lokeshvara
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 6.5195 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO