Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 449 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: Thiền phật giáo nguyên lư và một số phạm trù cơ bản Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 1 of 3: Đă gửi: 28 January 2007 lúc 8:44pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

Thiền phật giáo nguyên lư và một số phạm trù cơ bản

Xuất phát từ quan niệm, thế giới hiện tượng chỉ là ảo ảnh của bản thể, là vô thường nên lư tính nhận thức về thế giới này chỉ đạt tới chân lư tương đối, Thiền Phật giáo cho rằng, cái cần được nhận thức là cái thực tại tuyệt đối đứng đằng sau thế giới hiện tượng, là cái tuyệt đối phổ quát và chỉ có thể tạm biểu đạt bằng khái niệm Không hay Chân như...

Trên cơ sở đó, Thiền Phật giáo triển khai các phạm trù về nhận thức và giải thoát rất đặc thù. Theo Thiền Phật giáo, để nhận thức được bản chất đích thực của Không nhằm đạt tới chân lư tuyệt đối th́ cần phải vượt qua nhận thức lư tính bằng trực giác, gọi là trí Bát nhă (Prajna Paramita). Phân tích quan niệm của Thiền Phật giáo về quá tŕnh nhận thức, và cùng với nó là quá tŕnh giải thoát, tác giả muốn chỉ ra thế mạnh cũng như hạn chế của những quá tŕnh mang tính hướng nội và cá thể này. Cũng chính v́ vậy, theo tác giả, có thể lư giải được sự lan toả đang rất thành công của Thiền Phật giáo trên thế giới hiện nay.


Thiền thực sự có vị thế trong triết học Phật giáo. Ngày nay, Phật giáo đang phát huy một số đặc trưng độc đáo để hội nhập và lan toả sang phương Tây một cách thành công, trong đó có sự góp phần của Thiền. Bài viết này cố gắng làm rơ một số đặc trưng của Thiền Phật giáo từ góc độ vấn đề cơ bản của triết học để góp phần nhận diện và phát huy cũng như bảo tồn những đặc sắc của tư duy phương Đông, cũng là của Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng.

"Thiền" là một khái niệm xuất hiện rất sớm, từ thời kỳ văn minh Veda của Ấn Độ cổ đại Tới Đức Phật, Thiền trở thành khái niệm chuyên biệt chỉ phép tu đặc trưng riêng của Phật giáo. Trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo, khi phát triển những nguyên lư cơ bản của giáo lư trên tinh thần mới, Thiền luôn đóng vai tṛ lư luận. Đến Thiền tông, tư tưởng Thiền Phật giáo đă đạt tới tầm triết học với hệ nguyên lư, khái niệm và cấu trúc đặc trưng và độc lập. Điểm riêng biệt là Phật giáo không triển khai và phát triển hệ vấn đề như triết học phương Tây, và cũng không hoàn toàn giống các hệ triết học phương Đông khác. Song, những nguyên lư và khái niệm đặc trưng của Thiển Phật giáo thể hiện khá rơ nội dung triết học phổ quát của riêng nó, nổi trội nhất là nguyên lư "Không” và các phạm trù về nhận thức và giải thoát mà Thiền học đă triển khai thành công.

1. Nguyên lư "Không"

Tư tưởng Thiền Phật giáo thừa nhận nguyên lư có một thực tại tối hậu, bất biến đằng sau hiện tượng. Thực tại đó không thể nắm bắt hay nhận thức được bằng nhận thức thông thường nên tạm gọi là "Không” hoặc "Vô" hay nhiều tên gọi khác. Đây là một xuất phát điểm căn bản cho khuynh hướng nhận thức thoát ly khái niệm của cả hệ thống. Đây cũng là một trong những đặc trưng của lối nhận thức phương Đông nói chung và ở Ấn Độ nói riêng mà Phật giáo đă tiếp thu và Thiền học phát triển thành một điển h́nh. Nguyên lư Không phổ quát của Thiền Phật giáo là một khẳng định ở tầm chủ thuyết chứ không c̣n là một phủ định thông thường.

Thiền Phật giáo cho rằng, mọi hiện tượng không nằm ngoài quy luật nhân quả (duyên khởi) phổ quát, do đó chúng vận động, biến đổi không ngừng. Không có hiện tượng nào hoàn toàn độc lập và bất biến. Phật học đă tổng kết rằng, mọi hiện tượng đều trong ṿng biến đổi sinh/thành - trụ - hoại/dị - điệt/không của sự vận động thái cực có - không. Từ đó, Thiền học tiếp tục khẳng định từ góc độ nhận thức luận rằng, hiện tượng chỉ là ảo ảnh của bản thể và được gọi bằng các thuật ngữ "vô thường", "vô ngă" hay 'không thường c̣n", với nghĩa là không tồn tại thực. "Không” mới là bản thể tối hậu (chân như), là nơi sinh ra và trở về của mọi hiện tượng, là cái thường c̣n, không phụ thuộc vào nhân quả, siêu vượt mọi hiện tượng. Do vậy, không thể miêu tả nó bằng khái niệm. Chỗ này rất giống với Đạo của Lăo Trang ở Trung Quốc.

Thiền học phân định rơ rằng, có một thực tại tuyệt đối cần nhận thức là cái đằng sau thế giới hiện tượng, nhưng không thể diễn tả bằng khái niệm, v́ đó không phải là tổng số các thuộc tính, không phụ thuộc vào điều kiện và không bị quy định. Đó gọi là thực tại phi/siêu hiện tượng, là cái tuyệt đối phổ quát, chỉ có thể tạm biểu đạt bằng khái niệm "Không" hay "Chân như” hoặc “Nhất như” nào đó. Từ nguyên lư Không, Thiền Phật giáo đă triển khai các phạm trù về nhận thức và giải thoát rất đặc thù.

2. Một số phạm trù về nhận thức

Trên cơ sở bản thể luận Không, Thiền Phật giáo đặt ra mục đích là phải nắm bắt cho được cái bản chất đích thực của thực tại tuyệt đối Không. Do vậy, Thiền học không phủ nhận khả năng nhận biết bản thể tối hậu, mà c̣n khẳng định rằng, "trí tuệ này không phải mới có mà đă có sẵn từ xưa, ngủ ngầm trong chúng ta..."(1).

Về h́nh thức, Thiền học có phần gần với chủ nghĩa hư vô và bất khả tri luận khi phủ nhận giá trị của nhận thức thông thường về thế giới hiện tượng. Thiền học xếp giá trị của nhận thức thông thường vào giới hạn "vô minh" và gọi là "trí thế gian" (Jnanalan Kikam)(2). Song, tại đây có một sự khác biệt với hai tư tưởng trên. Đó là, về thực chất, Thiền học không phủ nhận mọi khả năng nhận thức thực tại, mà chỉ phủ nhận khả năng đạt tới giá trị tuyệt đối bằng con đường nhận thức lư tính qua hiện tượng bởi cho rằng, h́nh thức và ngôn ngữ chính là cái bẫy, c̣n gọi là kiến chấp do nhận thức tạo ra và bị mắc vào. Tại đây, Thiền học đă đụng tới vấn đề tính tương đối của nhận thức trong quan hệ với đối tượng nhận thức, nhưng dù vậy, nó vẫn vạch ra khả năng nhận thức tuyệt đối được "Không" bằng việc giác ngộ một cách trực tiếp cái bản chất của thực tại, tức là vượt qua nhận thức lư tính bằng trực giác, gọi là trí Bát Nhă (Prajna Paramita).

Như vậy, Thiền Phật giáo không phủ nhận khả năng nhận thức được chân lư, nhưng lại phân chân lư thành hai mức: chân lư tuyệt đối (chân đế, Paramarthasatya) và chân lư tương đối (tục đế, Samvritisatya). Chân lư tuyệt đối chỉ có thể nắm bắt được bằng trí Bát Nhă qua thực hành thiền định, c̣n chân lư tương đối là cái nắm bắt được bằng nhận thức lư tính thông thường, gọi là thức (Vijnana). Thiền học cho rằng, bằng suy lư nên nhận thức luôn bị phân đôi thành chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức. Một khi chủ thể nhận thức càng cố gắng phân tích đối tượng th́ càng giết chết đối tượng. Theo Thiền học, phân tích không phải là con đường để đạt tới thực tại Tuyệt đối. Phân tích và suy lư là con đường vô hạn chỉ tiệm cận được hiện tượng chứ không thể đạt tới bản chất đích thực. Giá trị của nhận thức lư tính chỉ là chân lư tương đối, đó chỉ là "ảo ảnh" của thế giới tuyệt đối. Do vậy, Tuyệt đối không thể diễn đạt đầy đủ bằng ngôn ngữ, kể cả các thuật ngữ "Không" mà Phật giáo phải tạm dùng.

Thiền Phật giáo thừa nhận, từ sắc pháp (sắc) lên danh pháp (thọ, tưởng, hành, thức) là trật tự tự nhiên của con đường nhận thức từ cảm tính lên lư tính. Đây chính là giới hạn cần phải vượt qua, bởi tại đó, theo Thiền học, nhận thức chỉ nắm bắt được thế giới hữu h́nh, thế giới hiện tượng, mà hiện tượng chỉ là các lớp ẩn vận động và biến đổi, không bao giờ là h́nh ảnh chân thực hay h́nh ảnh tuyệt đối của bản thể đích thực. Như vậy, thức không thể vượt qua được giới hạn của khái niệm, v́ cái h́nh, tướng (sắc) mà khái niệm miêu tả được chỉ là phản ảnh ảo về sự giả hợp của hiện tượng "vô thường” chứ không phải tồn tại đích thực.

Nói tóm lại, thức không thể đột phá được bản chất và thực tính của vũ trụ, của thế giới, của "các loại không gian với các chiều khác nhau..."(3). Về bản chất, thức có thể có được bằng tích luỹ kinh nghiệm, do truyền đạt và học tập... song chỉ dừng lại ở khả nàng nắm bắt, miêu tả các lớp hiện tượng. Do vậy, thức luôn phụ thuộc vào đối tượng, vào hiện tượng và vào hệ khái niệm mà nó thiết kế và sử dụng. Con đường của thức là đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều hơn và con đường này là vô tận, v́ đối tượng của nó (thế giới hiện tượng) luôn vận động và biến đổi không ngừng. Song, toàn bộ mạng lưới khái niệm và cả kinh nghiệm luôn là rào cản khiến thức mắc kẹt, không đến được bản chất tối hậu của thực tại. Thiền học khẳng định rằng, thức chỉ là sự nắm bắt, nhận thức gián tiếp, tương đối không phải là nhận thức trực tiếp, tuyệt đối và v́ thế, thức không thể nào nắm bắt được bản thể tuyệt đối. Nói cách khác, thức chỉ đạt tới hiện tượng luận, chứ không thể đạt tới bản chất luận. Đây là chủ thuyết tầm phương pháp luận để từ đó, Thiền học liên tục củng cố và chứng minh một khả năng nhận thức được bản thể tuyệt đối bằng con đường siêu vượt khái niệm, siêu vượt nhận thức. Đó là lư luận về trí Bát Nhă (Prajna Paramita).

Thiền học khẳng định có thể nắm bắt được tuyệt đối bằng trí Bát Nhă (Prajna Paramita). Đây là khả năng nắm bắt thực tại trong chỉnh thể, trong thục thể bất phân, hoàn toàn khác về phương tiện, con đường, phương pháp so với nhận thức thông thường(4). Trên cơ sở này, Thiền Phật giáo chủ trương: để nắm bắt thực tại đang trong biện chứng vừa là nó lại vừa không là nó, vừa không phải là cái khác nó, th́ phải tu tập thiền - định để từ bỏ (dần hoặc ngay lập tức) cách nhận thức của lư tính (bằng quy nạp hoặc diễn dịch) và từ bỏ (dần hoặc ngay lập tức) lối nhận thức theo con đường "từ trực quan đến trừu tượng”, rồi từ bỏ (dần dần hoặc ngay lập tức) phương tiện suy lư bằng khái niệm và khẳng định một trí Bát Nhă mới có thể trực tiếp nắm bắt được thực tại tối hậu không bị chia chẻ.

Con đường đạt tới trực giác mà Thiền học vạch ra là con đường nội, đảo ngược ḍng nhận thức thông thường: từ bỏ hiện tượng (không), thoát khỏi khái niệm (vô niệm) để đạt tới sự thể nghiệm, hội nhập tĩnh lặng vào ư thức tự nó, tức là thức thứ bảy (Mạt na thức (Manas)) và thức thứ tám (A Lại Gia thức (Alaija)). Xét ở nghĩa nào đó, hai thức này tương tự với tiềm thức và vô thức trong triết học của Phrớt(5). Trí Bát Nhă là sự tự chứng của mỗi người, không phải bằng nhận thức của người khác và trong lăng quên khái niệm. Để có khả năng trực giác được tuyệt đối th́ chủ thể nhận thức phải "đảo ngược hướng nhận thức và di vào nội giới và phải "quét sạch ư thức". Thao tác ngược ḍng nhận thức để trục giác được chính là chu tŕnh thiền - định vốn được tŕnh bày cụ thể trong các kinh thiền nguyên thuỷ của Phật giáo, như Tứ Niệm Xứ hay An Ban Thủ ư. Trong quy tŕnh đó, chủ thể nhận thức phải làm chủ toàn bộ quá tŕnh ư thức tâm lư, sinh lư kết hợp với đạo đức và niềm tin, như hướng dẫn trong Bát Chính Đạo: từ ư thức thiên về cảm tính (chính kiến), tới ư thức lư tính (chính tư duy), từ đó làm chủ các hoạt động cảm giác, sinh lư và tâm lư (chính nghiệp, chính ngữ, chính mệnh) một cách liên tục (chính tịnh tiến), để trở lại được với tâm thức tiền siêu khái niệm (chính niệm), và duy tŕ sự tập trung cao độ của tâm thức (chính định).

Con đường rèn luyện trực giác của Thiền Phật giáo là một chu tŕnh nhận thức hoàn toàn ngược với nhận thức luận phương Tây. Phương Tây coi trọng con đường nhận thức từ biết chưa đầy đủ tới biết đầy đủ, từ bản chất nông tới bản chất sâu ngày càng tiến gần tới bản chất đối tượng, ngày càng nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng. Trái lại, Thiền Phật giáo lại đi từ biết đến không biết, nghĩa là từ phụ thuộc vào hiện tượng tới thoát khỏi giới hạn của hiện tượng. Thiền học cho rằng, bản chất của nhận thức nằm ngoài hiện tượng. Con đường đó là "học tới vô học". Chẳng hạn, "Ba mươi năm trước, khi chưa học thiền, sư cụ thấy núi là núi, thấy nước là nước. Sau đó, khi bắt đầu nhiễm mùi đạo, th́ thấy núi chẳng phải là núi, thấy nước chẳng phải là nước. Nay ngộ được cái lư đạo huyền vi rồi, lại y nhiên, thấy núi chỉ là núi, thấy nước chỉ là nước"(6).

Nói chung, Thiền học không phủ nhận giá trị nhận thức và quá tŕnh nhận thức thông thường, mà tập trung nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa nhận thức thông thường và trực giác để đưa ra khả năng nắm bắt Tuyệt đối của trực giác. Thiền Phật giáo cho rằng, thức (Vijana) chỉ nắm bắt được hiện tượng giới, tới được giá trị tương đối của chân lư, và chỉ có trí Bát Nhă mới có thể nắm bắt trực tiếp bản chất của thực tại chân thực. Song, điểm khó bàn là giá trị đích thực của trực giác đạt được bằng con đường thiền - định lại không thể kiểm chứng và đầy mầu sắc thần bí. Chân đê của Thiền Phật giáo thường mang ư nghĩa tâm linh tôn giáo, và niềm tin dường như có nghĩa lư hơn là độ chân xác. Đây chính là chỗ mà nhận thức luận Phật giáo chọn thế lùi khi đụng chạm tới vấn đề tính đồng nhất giữa chủ thể và đối tượng nhận thức.

Trong thực tế sống động, Phật giáo, như một tổ chức xă hội, đang thừa hưởng nhiều thành tựu khoa học có giá trị cao là kết quả đích thực của nhận thức lư tính. Và do vậy, Thiền không dễ tuyệt đối hoá tính tương đối của nhận thức lư tính và phủ nhận giá trị của nhận thức thông thường. Song vẫn có thể nhận định thận trọng hơn rằng, các lĩnh vực tâm lư (nội tâm), tâm linh, tức là các lĩnh vực mà khoa học về con người đang c̣n bỏ ngỏ, sẽ là khu vực phát triển cho nhận thức luận Phật giáo hiện đại. Thiền Phật giáo đă tập trung vào một vấn đề nan giải của triết học là, bằng cách nào nắm bắt được thực tại mà không có sự phân đôi chủ thể nhận thức và đối tượng nhận thức, v́ cho rằng, sự phân đôi chủ khách không cho phép nhận thức trực tiếp thực tại, vả lại, chia chẻ là giết chết thực tại. Thiền học thừa nhận có hai con đường nhận thức: hướng ngoại và hướng nội. Con đường thứ nhất là con đường của nhận thức thông thường bằng tư duy khái niệm và kinh nghiệm. Ngược lại con đường thứ hai, c̣n gọi là “nội quán” vượt bỏ kinh nghiệm và khái niệm. Theo con đường hướng nội, "Thiền đi con đường trái ngược và bước tháo lui… để đạt đến vũ trụ không - thời gian vô phân biệt. Thiền lui về tận cứ điểm trước khi thế giới với mọi thứ phân hai chưa bắt đầu h́nh thành. Có nghĩa là Thiền muốn chúng ta trực diện với một thế giới trong đó thời gian và không gian chưa xen vào để tách ra làm hai"(7).

Thiền Phật giáo nguyên thuỷ đă tiếp thu kỹ thuật tu luyện của Ấn Độ và Trung Quốc cổ về cách đạt được tâm b́nh lặng và khẳng định công dụng khả thi của nó là: "...nhờ tâm b́nh lặng mà nh́n thấy được sự vật như chúng tồn tại… " và nguyên nhân khiến tâm không b́nh lặng là v́ ngoại trần (tác động của thế giới khách quan) và dục vọng, cho nên tâm b́nh lặng th́ dục vọng, tham đắm do thế giới khách quan gây ra cũng không chi phối được tâm(8). Kinh Tứ Niệm Xứ của Phật giáo nguyên thuỷ đă nhấn mạnh: "Đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu năo, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết bàn"(9).

Đích của con đường hướng nội là đạt đến cảnh giới tam muội (Samadhy) tuyệt đối, một cảnh giới nội tâm hoàn toàn b́nh lặng… gọi là vô niệm… hay tinh, chỉ… đến lúc không c̣n cảm giác về thân nữa, cũng không c̣n cảm thọ nữa, cũng không c̣n tưởng nữa, bởi lẽ mọi hoạt động của tâm thức đều ngưng chỉ… b́nh lặng nội tâm đó được gọi là trạng thái tồn tại thuần tuư. Hướng nội để luyện tĩnh tâm đă có trong kinh điển nguyên thuỷ, kinh Pháp Cú (Dharmapada, kệ 38):

Ai tâm không an trú, không biết chân điệu pháp. Tín bị rung động, trí tuệ không viên thành.

Hỡi các tỳ kheo! đây là con đường dẫn tới Niết bàn.

Đó là tâm b́nh lặng (Samatha) và nội quán (Vipassana).

Sự phê phán của Thiền học đối với nhận thức hướng ngoại có mức độ hợp lư nhất định. Song, giá trị đích thực của nhận thức hướng nội là ǵ, nó có đạt tới chân lư hay thực tại tối hậu không lại là một vấn đề chưa dứt tranh luận. Sự chiêm nghiệm trực tiếp của cá thể hướng nội, c̣n gọi là trực nhập, không chia sẻ, vô ngôn… có một giá trị chủ quan tuyệt đối, khó kiểm chứng. Vậy chân lư hay thực tại sống động mà trực giác hướng nội của Thiền đạt được là diều bất khả tranh luận. Đây lại lả nan đề của khuynh hướng hướng nội khi Thiền Phật giáo triển khai sang các anh vực khoa học tự nhiên có độ kiểm chứng xác thực.

Tuy nhiên, nhận thức hướng nội của Thiền Phật giáo cho đến bây giờ vẫn có giá trị nhất định. Trước hết, nếu đặt mục đích để rèn luyện nội tâm, làm chủ các cảm xúc, thư giăn tuyệt đối, điều chỉnh ḍng ư thức và tập trung tư tưởng… th́ kỹ thuật thiền - định là một hướng khả thi đă được tâm - sinh lư học hiện đại kiểm chứng và chứng minh. Khi làm chủ được nội tâm và các ḍng suy nghĩ tập trung cao độ vào một việc, con người không tốn phí năng lượng một cách tản mát mà vẫn có thể đạt được những kết quả kỳ diệu, đặc biệt trong các hoạt động sáng tạo như của khoa học cũng như nghệ thuật. Phát huy công năng hướng nội của Thiền, nhiều môn nghệ thuật phương Đông đă đạt được những thành tựu đặc biệt như là hoa trái của Thiền. Chẳng hạn như thiền hoạ, hoa đạo, trà đạo, thư pháp, vơ đạo. Tuy nhiên, từ góc độ giáo lư giải thoát, Thiền học luôn cảnh tỉnh đó không phải là mục đích cuối cùng của giác ngộ.





__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 
anhkhoi09
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 October 2005
Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 63
Msg 2 of 3: Đă gửi: 28 January 2007 lúc 8:48pm | Đă lưu IP Trích dẫn anhkhoi09

Tản mạn về văn hóa Phật giáo Việt Nam



Chúng ta đang hối hả đi vào tương lai bằng cách sử dụng những công cụ kỹ thuật điên dại tiên tiến nhất, nhưng tư tưởng, t́nh cảm và phong tục tập quán vẫn c̣n gắn kết với quá khứ. Hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau là sự cân bằng cần thiết.

Những thành tựu của khoa học - công nghệ thực sự đă có nhiều bước tiến vĩ đại, đặc biệt về tin học, đến nỗi thời đại đang tới được mệnh danh là "thời đại tin học" ấy vậy mà trong lĩnh vực khoa học xă hội và nhân văn lại có nhiều vấn đề. dường như các khoa học về luân lư - đạo đức lại đang “tụt hậu”. Nghịch lư này c̣n được giải quyết kịp thời khẩn trương. Chính v́ thế mà việc t́m hiểu những giá trị trong văn hóa truyền thống là có ư nghĩa quan trọng, nhất là những đóng góp nhân văn - nhân bản của Phật giáo trong văn hóa dân tộc.

Trong cuộc sống tinh thần của con người chồng xếp những mâu thuẫn xă hội: sinh và tử, thiện và ác, lư tưởng và hiện thực, cảm tính và lư trí... cứ bao vây xung quanh ta. Sự lựa chọn của con người là t́m kiếm một mệnh sống trường thọ, là phản đối cái ác, xấu mà mong muốn cái thiện - cái mỹ: là muốn thoát cảnh khổ đau cầu mong hạnh phúc. Tuy nhiên, giữa hiện thực mênh mông mà con người lại nhỏ bé, tất cả mong muốn dường như chí là ảo tưởng. Trong bối cảnh này: Phật giáo lại tạo cho con người một hy vọng đó là tin vào bản thân, xă hội, có thể cứu được khổ đau, thoát khỏi tai nạn và có mệnh sống lâu dài.

Phật giáo cũng như các tôn giáo khác, không chỉ là những quan niệm triết học, mà chính thông qua kinh điển, nghi lễ, chùa chiền, các h́nh tượng thờ cúng, chế độ tổ chức tạo thành một lối sống đa dạng, phong phú để lại những ảnh hưởng sâu sắc trong đạo đức, tư tưởng, văn học, nghê thuật Phật giáo tự bản thân là một hệ thống ổn định có nhiều thứ lớp, nhiều h́nh thức vật thể và phi vật thể. Tự bản thân nó tạo ra sắc thái văn hóa riêng biệt.

Phật giáo giống các tôn giáo khác, nhấn mạnh chủ thể tự giác, đề cao tự lực bản thân t́m đến cái “giải thoát”.

Phật giáo đại thừa Thiền tông và Adidà tông với lư thuyết cơ bản là Phật tại tâm, ai ai cũng có Phật tính được truyền nhập vào Việt Nam tương đối thuận lơi. Xem ra trong quá tŕnh lịch sử th́ Phật giáo vào nước ta không có chướng ngại ǵ quá sâu sắc, không bị phản ứng ǵ quá gay gắt (không như các nho gia Đường Tống Trung Quốc đả kích kịch liệt vào Thiền môn).

Trước hết Phật giáo có một hệ thống tư tưởng - đạo đức sâu sắc, coi trọng sư tu dưỡng nhân cách. Muốn làm tín đồ hay theo Phật giáo phải biết giới, định, tuệ. Giới tính là những quy phạm ngăn cấm các tín đồ làm việc, nói và suy nghĩ không theo quy định (nhằm điều chỉnh hành vi của tín đồ và giữa tín đồ với xă hội). Định là giữ trạng thái tinh thần không xao động để đạt đến tuệ là sự thông suốt mọi lư sự.

Những quan niệm về thiện - ác, về từ bi cũng thuộc phạm trù đạo đức Phật giáo. Thế nào là thiện, thế nào là các, đó quả là vấn đề vô cùng phức tạp. Nhưng xét về khía cạnh nào đó, th́ ở mỗi thời đại, dân tộc, nền văn hóa đều có quan niệm thiện, ác khác nhau. Nhà nho cho rằng: cái ǵ phù hợp với lương tri con người là thiện, ngược lại là ác. C̣n quan niệm thiện của Phật giáo đại thừa lại có hai ư nghĩa: Một là thuận theo và phù hợp với tư tưởng “vô thường, vô ngă” (nghĩa là luôn luôn biên đổi và không có bán ngă): hai là v́ lợi ích chung của chúng sinh. Đây chính là điều làm cho đạo đức Phật giáo có tính thế tục.

Một đặc điểm nổi bật nữa của đạo đức Phật giáo là quan niệm về từ bi. Nếu như giới, đinh, tuệ về cơ bản là tự rèn luyện bản thân th́ những quan niệm từ bi là để giải quyết quan hệ giữa người với người, giữa người với xă hội và thiên nhiên trên nguyên tắc có lợi cho người khác. Kinh Quán vô lương thọ chỉ rơ người có tâm Phật là người đại từ bi. "Từ là làm cho người ta lạc quan và bi là làm cho người ta thoát khỏi đau khổ". Từ bi kết hợp với nhau tạo thành nguyên tắc v́ lợi ích chúng sinh mà hành động. Các nhà triết học gọi đó là chủ nghĩa vị tha.

Nhà vật lư học vĩ đại Einstein tuy phủ định thánh thần nhưng vẫn cho rằng tôn giáo có khả năng nuôi dưỡng cái chân, thiện, mỹ cho bản thân loài người và khiến cho loài người có khả năng từ yêu cầu của chính bản thân mà giải phóng dục vọng và sư lo sợ. Trên ư nghĩa này, Einsteincho rằng: khoa học và tôn giáo đều có khả năng cải tạo thế giới, khoa học cung cấp kiến thức c̣n tôn giáo cung cấp đạo đức.

Học thuyết nhân quả báo ứng của Phật giáo cũng tác động vào xă hội sâu sắc. Nó chỉ rơ xu hướng chuyển động tốt hay xấu của đời người chính là do nghiệp quyết định. Nghiệp mà con người lựa chọn được phân biệt là thiện và ác. Thiện nghiệp sẽ đưa đến thiện qủa, ác nghiệp nhất định đưa tới ác qủa. Nhận thức về nhân quả báo ứng, nhân dân ta thường nói: gieo gió th́ gặt băo, trồng dưa th́ hái dưa, đời cha ăn mặn đời con khát nước...

Phật giáo vào Việt Nam cũng tạo ra nền văn học, nghệ thuật Phật giáo. Vào thời Ngô Đ́nh Lê và Lư trần, gần 500 năm, lực lượng sáng tác văn học dân tộc chủ yếu là các nhà sư. Nổi bật như Pháp Thuận(990), Ngô Chân Lưu (933 - 1044)… Ngô Chân Lưu được phong là Khuông Việt đại sư có bài từ nổi tiếng “Vương lang quy”. Nhà sư Măn Giác (1032 - 1096) có bài “Cáo tật thị chúng nói lên niềm lạc qua, nhập thế của bộ phận Phật tử. Thiền phái trúc lâm thời Trần với các vị tổ sư Trần Nhân Tông, Pháp Loa, Huyền Quang đă để lại nhiều văn thơ Hán Nôm, thành tựu của lịch sử văn học và lịch sử tư tưởng thời bấy giờ. GS. Đặng Thai Mai cho biết một nhà Nho hay chữ cuối thế kỷ XIV có viết trong một bài ḿnh: "Chu chi đỉnh, thần khí dă, Việt chi đỉnh, Phật khi dă… Phật khi dă, Thần dĩ biến, Phật thường lạc. Y! hậu nhân mạc trú thác nghĩa là vạc nhà Chu (bên Trungg Quốc) là đồ thần, đỉnh đất Việt là đồ Phật. Thần dễ thay đổi, Phật thường vui vẻ. Hỡi người sắp tới chớ đúc lầm.

Trong thời Lê Nguyễn, văn học Phật giáo vẫn tiếp tục duy tŕ, đồng thời lại ḥa nhập vào làng xă tạo thành thành tố quan trọng trong văn hoc dân gian Viêt Nam. Chuyện Tấm Cám là Phật thoại lưu truyền rộng khắp, chuyện bà Ỷ Lan – một hiện thân của cô Tấm lan rộng khắp Kinh Bắc. Hải Dương chuyên Quan âm thị kính là đỉnh cao của Văn học phật giáo dân gian. Chính dân gian Việt Nam có ảnh hưởng của phật giáo Trung Quốc đă chuyển hóa giới tính của Đức phật Bồ Tát Quan thế âm từ nam tính Ấn Độ sang nữ tính tạo ra truyện Quan âm thị kính, tượng trưng cho tấm ḷng vị tha, cứu nhân độ thế. Phật giáo đă được dân gian tiếp nhận tạo thành Phật giáo dân gian và nhờ dân gian mà Phật giáo có sức sống trường tồn mạnh mẽ. Đồng thời văn học nghệ thuật dân gian có thêm Phật giáo lại phong phú hơn, tương bổ tương thành.

Nói đến Phật giáo Việt Nam không thể không nói đến ngôi chùa làng. Chùa thời Lư Trần phần lớn là chùa, triều đ́nh chùa, quư tộc. Chùa thời Lê Nguyễn chủ yeúe là chùa làng, tức là chùa dân gian. Khi nam giới tập trung ở ngôi đ́nh th́ phụ nữ trong các hội văi bà, hội Vu Lan lại quây quần trong chùa làng. Chính ngôi chùa đă đáp ứng cho nhu cầu tâm linh của “nửa nhân loại” này, nó sẽ trường tồn trong lịch sử.

Đóng góp của Phật giáo c̣n cả ở các công tŕnh kiến trúc và điêu khắc. Nó tạo thành một khuynh hướng thẩm mỹ độc đáo. Trong lịch sử kiến trúc và điêu khắc Việt Nam không thể không nhắc đến các ngôi chùa như PHật Tích, Giạm, Bút Tháp, Thiên Mụ, Từ Đàm, Vĩnh Nghiêm… những công tŕnh kiến trúc quy mô lớn này có kỹ thuật tinh xảo, độc đáo của cách sử dụng và phối hợp giữa kết cấu kiến trúc và trang trí kiến trúc, cân đối hài ḥa. Những tác phẩm như tượng ngh́n tay, ngh́n mắt (Bút tháp), các pho tượng La Hán - Bồ Tát (Tây phương)… là những công tŕnh nghệ thuật tiêu biểu cho sức sáng tạo của người xưa, là đỉnh cao của giá trị thẩm mỹ. Trong chùa c̣n có câu đối, hoành phi và bia đá tăng thêm dáng vẻ trang trọng, cổ kính khuynh hướng thẩm mỹ của kiến trúc Phật giáo là tĩnh lặng, huyền hư. Cái đẹp của ngoi chùa là ḥa hợp con người vào thiên nhiên (có núi, có sông, cây cỏ) là sự khoan thai êm dịu. Có một nền văn học Phật giáo và rơ ràng cũng có một nền nghệ thuật Phật giáo.

Không thể bỏ qua ẩm thực Phật giáo. Ăn chay đang mở rộng khắp nơi, nhiều người Châu Âu áp dụng. Thậm chí ngày nay ở Hà Nội, TP. *** và những thành thị khác đă có cửa hàng ăn chay. Thức ăn chay là loại thuốc chữa bệnh, thuốc kéo dài tuổi thọ cho những người trung niên và cao niên.

Trong lịch sử Việt Nam, ảnh hưởng của Phật giáo đă thành một yếu tố quan trọng được ngưng kết lại trong đạo đức, văn học - nghệ thuật, trong kiến trúc điêu khắc và trong ẩm thực. Đó chính là kết quả lựa chọn khác nhau của quá tŕnh lịch sử.


__________________
Vật cùng tất biến,vật biến tất thông !
Quay trở về đầu Xem anhkhoi09's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi anhkhoi09
 
penny99
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 12 May 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1
Msg 3 of 3: Đă gửi: 12 May 2007 lúc 5:27pm | Đă lưu IP Trích dẫn penny99

Bài này viết hay quá, cám ơn nhiều nhé
Quay trở về đầu Xem penny99's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi penny99
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.9258 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO