Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 452 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: NGHI THỨC NHẬP LIỆM Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 1 of 7: Đă gửi: 14 May 2007 lúc 6:34am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

Lời Nói Đầu!

Phật giáo vốn coi cuộc đời là vô thường và vạn vật là giả huyễn (chỉ như bóng trong gương, ảnh nơi đáy nước, không thật có). Có sinh thời có tử, có hợp thời có tan, có thành trụ thời có hoại diệt! Đó là nguyên lư thường hằng, không bao giờ thay đổi! Nhiều người lên án quan niệm của Phật giáo bi quan, yếm thế v́ thường giải thích các sự kiện cuộc sống bằng thuyến nhân quả, luân hồi, nhân duyên và các yếu tố vô thường, qua đó chư vị hướng dẫn tâm linh Phật Giáo khuyên tín đồ của ḿnh chịu nhẫn nhục, an phận. Họ c̣n cho rằng giáo lư Phật giáo chỉ có mục đích ru ngủ con người! Nếu quan niệm như vậy th́ hoàn toàn sai lầm, không hiểu giáo lư Phật Thừa! Phật giáo rất tích cực tiến thủ trong cuộc sống, người Phật tử thuần thành sống từng giây từng phút trong tỉnh thức, không sao nhăng, không bỏ phí thời gian để hướng thượng, xây dựng, phục vụ chúng sinh và hoàn thiện hóa bản thân. Danh từ chỉ hành động hướng thượng này chính là Tinh Tấn và hành Bồ Tát Đạo! Mỗi chúng sinh luôn luôn phải tinh tấn tu học, để thoát ra khỏi bể khổ nguồn mê, thoát ra khỏi sinh tử luân hồi, để cầu Phật quả!

Chính v́ lẽ ấy, người Phật tử tin tưởng vào ḍng sinh mệnh dài vô tận, thời gian sinh sống tại thế gian chỉ là những chặng đường để họ học hỏi, tu tập, hoàn thiện hóa cho đến khi giác ngộ hoàn toàn! Nếu sự sinh ra đánh dấu khởi điểm một cuộc hành tŕnh, th́ cái chết chỉ cho sự hoàn măn cuộc hành tŕnh kia, để rồi sau đó lại bắt đầu cuộc hành tŕnh mới, cuối cùng đắc Nhất Thiết Trí (thành Phật), hóa độ chúng sinh và nhập diệt vào niết bàn tịch tịnh!

Hoà Thượng Quảng Độ đă có bài thơ Giấc Mơ Sinh Tử như sau:

Cuộc đời như một giấc mơ
Tỉnh ra mái tóc bạc phơ trên đầu
Tít mù xanh thẳm hàng dâu
Gió tung cát bụi biết đâu lối về
Sống là thật hay là ảo mộng?
Chết đau buồn hay chính thật yên vui?
Cứ hằng đêm tôi nghĩ măi không thôi
Chẳng biết nữa ḿnh sống hay là chết?
Hoàng lương nhất mộng phù du kiếp
Sinh tử bi hoan thuộc giác chi
Sống chết là cái chi chi?
Lư huyền nhiệm, ngàn xưa mấy ai từng biết
Có lẽ sống cũng là đang chết
Sống trong tôi và chết cũng trong tôi
Chết đeo mang từ lúc thai phôi
Đâu có phải đến nấm mồ mới chết
V́ lẽ ấy tôi không sợ chết
Vẫn ung dung sống chết từng giây
Nh́n cuộc đời sương tuyết khói mây
Ḷng thanh thản như chim hoang, người gỗ
Giữa biển trầm luân, gió dồi sóng vỗ
Thân tùng kia xanh ngắt từng cao
Sống với chết nào khác chiêm bao
Lư nhất dị hào quang bất diệt
Cũng có lẽ, chết hẳn rồi mới biết
Sống đau buồn mà chết thật an vui
Xin đừng sợ chết ai ơi.

Khi đứa bé sinh ra, thường có bao nhiêu người vây quanh để giúp đỡ! Các bác sĩ, y tá, bà mụ đỡ, người cha và đương nhiên có bà mẹ... họ làm tất cả để bé chào đời được an lành, để bé được bảo đảm vệ sinh và mai sau có sức khỏe tốt!

Nhưng ít ai biết đến, khi người sắp ĺa đời cũng cần sự giúp đỡ rất nhiều, lại nhiều hơn gấp bi so với sự giúp đỡ hài nhi chào đời! Ngoài những giúp đỡ thể xác như thuốc thang, chăm sóc, người hấp hối c̣n cần sự giúp đỡ tâm linh vô cùng bức thiết. Thông thường th́ sự việc sinh ly, tử biệt, khiến cho thân nhân của người sắp mất đau đớn, mất b́nh tĩnh, khóc lóc, vật vă, kêu réo... vv... Họ biết đâu chính những hành động không sáng suốt này chỉ có hại, chứ không có lợi ích ǵ cho tư lương lên đường của người sắp ĺa thế gian kia!


Thụy Sĩ, Mùa Thu PL 2547
Quảng Diệu, Trần Bảo Toàn
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 2 of 7: Đă gửi: 14 May 2007 lúc 6:44am | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

NGHI THỨC NHẬP LIỆM


I.Người Bệnh Vừa Tắt Thở:

Sửa cho ngay ngắn lại, tránh xê dịch thi thể quá nhiều, không được thay quần áo hoặc tắm rửa, kỳ cọ nặng tay trong ṿng từ 12 tiếng đồng hồ cho đến khi ṭan thân tất cả đều lạnh hẳn. Không được động chạm nhiều đến thi thể v́ lúc đó thần thức chưa ra hết khỏi xác.

Đặt 2 bàn tay người vừa mất x̣e ra đè úp lên bụng ( Khi họ mới vừa ĺa trần, nếu để quá lâu th́ xác cứng không dễ dàng để được nữa ):

+Theo xưa: Lấy sợi vải trắng cột 2 ngón tay Cái liền với nhau, để tránh cho bàn tay khỏi nắm lại, v́ rất kỵ rất quan trọng cho người sống.

+Theo tín ngưỡng Phật Giáo: Dùng 1 xâu chuỗi Niệm Phật đặt ṿng giữa 2 bàn tay của người ấy giống như khi c̣n sống họ thường lần tràng hạt vậy.

Nếu xúc chạm thân thể sớm quá th́ khi nghiệp thức người chết chưa ḥan ṭan rời thân, bị xúc động phải cảm thọ sự đau đớn, nhân đó mà sinh ra sân hận có thể đọa vào 3 đường ác ( Địa ngục-ngạ quỷ-súc sanh ). Nếu đụng chạm mạnh sẽ làm người chết không vừa ư nổi sân lên khiến thần thức người ấy bị đọa vào loài quỷ nóng giận A-tu-la thống khổ vô cùng.


II.Sau Khi Tắt Thở Từ 8 Tiếng Đồng Hồ:

Thi thể đă lạnh đều, chứng tỏ không hồi sinh nữa, bấy giờ vuốt mắt cho người nhắm lại, để gương mặt người quá cố được an tịnh!

Sau khi người bệnh lâm chung được 8 tiếng đồng hồ, th́ người nhà muốn tắm rửa thay áo quần di động hay khóc than th́ tùy ư. Hoặc khoảng ít nhất là 6 tiếng th́ hăy tắm rửa thân thể ( không bắt buộc ) thay đổi áo quần và nhập liệm.

Nếu muốn thay đổi quần áo mà thân thể người chết co quắp hoặc cứng đơ th́ ta có thể xoa và chà Alcool hay Dầu Nóng vào các khớp xương th́ nó sẽ mềm ra.

Thân nhân dùng Nước Thơm ( Nước nấu với các Lá thơm-Ngũ Vị Hương ), hay Nước ấm pha với Alcool hoặc Nước Hoa ( Nước nóng có pha với dầu thơm ) để lau ḿnh người chết cho sạch sẽ, rồi mới thay đổi quần áo mới cho tươm tất. Đây gọi là KHÂM.

Dùng khăn sạch ấm lau sơ gương mặt, bỏ răng giả (nếu có) đă rửa sạch vào miệng người mất, nắn nhẹ cho miệng khép kín! Có nhiều trường hợp người mất không ngậm miệng, người ta phải dùng miếng vải hoặc tấm khăn buộc chằng từ càm lên đỉnh đầu để miệng khép kín! Nếu miệng của tử thi đến khi liệm vẫn không khép kín, theo kinh nghiệm dân gian, người ta có thể dùng 7 miếng vàng nhỏ, 7 hạt nếp và một miếng ngọc bích nhỏ bỏ vào miệng, nếu người quá cố là đàn ông. Hoặc 9 miếng vàng nhỏ, 9 hạt nếp và một miếng ngọc bích nhỏ cho đàn bà... miệng người quá cố sẽ từ từ tự ngậm lại! Có người bỏ tượng Phật, ảnh Phật nhỏ hoặc mảnh giấy viết câu thần chú Um Ma Ni Pat Me Hum vào miệng tử thi.

Nếu là Phật tử thường, mặc lót bên trong bộ đồ trắng, bên ngoài mặc áo tràng lam. Đầu đội 1 cái nón len. Trên mặt đậy 1 tắm giấy đỏ ( Hồng đơn ) hoặc 1 mảnh khăn đỏ 4x6tấc. Tất cả bông tai, cà rá, dây chuyền, nữ trang nên tháo ra hết. Mặc y phục xong, đắp trên người 1 mền vải, đặt trên bụng 1 nải chuối xanh để rút bớt hơi chết vào ( Nải chuối này phải được hủy bỏ bằng cách dùng dao bằm cho nát rồi gói lại cẩn thận bỏ vào thùng rác, không nên cho người ăn, nếu ai ăn nhằm chuối này sẽ có hại như sẽ bị ngộ độc và bệnh phong đơn ).

Hoặc khi liệm, nếu là đệ tử thân cận, quư Thầy sẽ cho người mất đội mũ Quan Âm, mặc áo Lục Thù và có tấm Đà La Ni trăi trên tử thi, tấm vải này có in các Chữ Phạn như: Án Ma Ni Bát Di Hồng và Thần Chú Đại Bi .v.v...

Nếu người chết lúc thường ngày mặc áo tràng niệm Phật th́ nên mặc áo tràng vào cho người ấy. Nhưng nếu lúc c̣n sống người ấy thọ 5 giới, đắp y mạn th́ sau khi chết, không nên đắp y ấy. V́ 5 giới là giới tận h́nh thọ. Người kia qua đời th́ 5 giới tự xả, cho nên không đắp y mạng để tránh phạm giới ( Y mạn là y do 2 mảnh vải may ghép lại ).

Không nên dùng Nylon để tẩm liệm, v́ sợ thi hài sẽ lâu phân hóa, nếu chôn xuống đất! Nhiều nơi người ta liệm bằng áo tràng của Chùa, và có các Thầy làm phép, tŕ Chú để tránh ma quỷ lợi dụng thân xác của người chết, làm hại cho con cháu.

Đối với tín đồ Phật giáo, phần xử lư di thể có 4 cách: Đặt trong Khám, đặt trong Chum, thiêu và chôn. Nếu như đặt di thể ngồi trong Khám th́ đem khám hỏa táng, chỉ có nghi thức đậy nắp khám và nổi lửa. Nếu như đặt di thể ngồi trong Chum th́ có nghi thức đậy nắp chum và hạ nguyệt. Nếu di thể đặt nằm trong quan tài th́ có nghi thức đậy nắp quan tài, sau đó đem đi thiêu hoặc chôn.

III.Phạn Hàm:

Phạn là cơm, Hàm là gạo. Phạn Hàm có nghĩa là lấy 1 chiếc đũa ngáng ngang miệng người chết cho khỏi cắn răng, rồi thân nhân bỏ nhúm gạo, có khi thêm 2 đồng tiền hoặc vàng ngọc vào miệng người chết.

Phạn Hàm có 5 Bậc sau:

1.Vua Chúa: Dùng Trân Châu là loại ngọc quư nhất bỏ vào miệng thay cho cơm gạo.

2.Chư Hầu ( Vua nước nhỏ ): Dùng loại Ngọc Bích bỏ vào miệng thay cho cơm gạo.

3.Đại Phu ( Quan lớn ): Dùng Vàng bỏ vào miệng thay cho cơm gạo.

4.Sĩ Phu ( Kẻ sĩ có danh vọng ): Dùng Ngọc Bối bỏ vào miệng, Ngọc Bối là loại ngọc, loại tinh của con nghêu, con ṣ.

5.Dân dă ( Bạch Đinh ): Dùng Cơm Gạo thay v́ dùng vàng ngọc hay bối.

Theo Lễ Phạn Hàm được quy nhất th́ dùng 1 nắm gạo nếp vo sạch và 3 đồng tiền điếu mài cho sạch sẽ, nhờ chiếc đũa đă kê răng rồi nên dễ dàng bỏ chút gạo và tiền đó vào miệng người chết. Nhà giàu có thể bỏ vàng bạc thêm vào tùy ư, chứng tỏ ḷng thương xót người chết có áo quan, có cơm gạo, tiền bạc không đến nỗi thiếu thốn.

Theo xưa: Xong Phạn Hàm rồi th́ trăi chiếu xuống đất, đem người chết đặt nằm xuống để hưởng hơi đất theo thuyết " Vạn vật đồng quy thổ ", tất cả muôn vật cũng đều trở về ḷng Đất. Để một lát rồi đem thi thể lên giường chuyển ra chính tẩm, lấy giấy đậy mặt lại, dưới đất tưới dầu hôi để tránh cho kiến, hoặc gián khỏi ḅ tới và luôn luôn có người túc trực để đề pḥng chó mèo, chó làm hổn nhảy qua thi thể hoặc loại chuột ở trên xà nhà ngó xuống, nếu mặt người chết không được đậy kín, rất có thể sanh đều tai hại, quái quỷ.

Thi thể đặt tại nơi chính tẩm. Nếu người khuất đó là người lớn nhất trong gia đ́nh, ngược lại là bậc dưới của người c̣n sống th́ phải đặt né qua chính tẩm một chút cho thiên hạ tới thăm viếng mà không chê cười.

Xong việc Phạn Hàm rồi th́ mỗi người 1 việc lo lắng cho việc tang được chu đáo, phải yên lặng, phải cởi bỏ các thứ ḷe loẹt có tính cách không hợp llễ nghi và mọi người đều phải đi chân đất, trừ người trên của người mất là đi giầy, dép mà thôi.

Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 3 of 7: Đă gửi: 16 May 2007 lúc 7:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

IV.Ngày-giờ Nhập Liệm theo quan niệm chung:


1.Ngày cử đặc biệt về việc Liệm và Mai Táng:

Bất kể người chết tuổi ǵ và chết năm nào cũng cần tránh Liệm và Mai Táng những ngày như sau:

1>Ngày Dần-Thân-Tỵ-Hợi là 4 ngày rất xấu.

2>Giờ Dần-Thân-Tỵ-Hợi bất cứ ngày chết nào cũng nên cử.

Trong số 4 ngày hoặc 4 giờ này thuộc KIẾP SÁT TRÙNG TANG.



2.Những tuổi kỵ Liệm.Cần phải tránh trong gia đ́nh:

Gặp trường hợp Cha hoặc Mẹ tạ thế th́ trong 3 loại tuổi của người trong gia đ́nh cần nên cử như sau:

1>Con Trai Trưởng tuổi Dần.

2>Con Dâu Trưởng tuổi Măo.

3>Cháu Đích Tôn ( Cháu Trưởng Nam ) tuổi Th́n.

Cần tránh Liệm hoặc làm Lễ Mai Táng và 3 giờ trùng hợp Dần-Măo-Th́n.

Như người chết không có con, hoặc là vị thành niên, phải từ 10 tuổi trở lên, th́ chỉ tránh của Cha, Mẹ hoặc người anh Trưởng có tuổi Dần-Măo hoặc Th́n, Nam hay Nữ cũng 9ồng kiêng cử như trên.



3.Ngày-giờ tốt cho việc Nhập Liệm:

*12 ngày thật tốt riêng cho Mai Táng là:

+Ngày Nhâm Dần.

+Ngày Bính Ngọ-Ngày Nhâm Ngọ.

+Ngày Bính Thân-Ngày Nhâm Thân-Ngày Canh Thân-Ngày Giáp Thân.

+Ngày Ất Dậu-Ngày Kỷ Dậu-Ngày Đinh Dậu-Ngày Tân Dậu-Ngày Qúy Dậu.

Tránh Ngày Dần-Thân, theo luật thừa trừ.


*Giờ Nhập Quan phải tính Tuổi Vong với Trưởng Nam kỵ nhau, coi cương năm. Mai Táng hoặc Liệm giờ Ngọ-Mùi và Dậu th́ tốt.


*Những ngày tốt, mọi việc đều nên dùng:

Tháng giêng: Ngày Tư-Dần-Mẹo-Th́n-Ngọ-Mùi.

Tháng 2: Ngày Sửu-Tỵ-Mùi-Thân-Tuất-Hợi.

Tháng 3: Ngày Tư-Dần-Tỵ-Ngọ-Thân-Dậu.

Tháng 4: Ngày Tư-Sửu-Ngọ-Mùi-Mẹo-Dậu.

Tháng 5: Ngày Sửu-Dần-Th́n-Mùi-Tuất.

Tháng 6: Ngày Tư-Dần-Mẹo-Dậu-Thân.

Tháng 7: Ngày Tư-Mẹo-Th́n-Ngọ-Thân-Dậu.

Tháng 8: Ngày Sửu-Dần-Th́n-Tỵ-Ngọ-Tuất-HO 07;i.

Tháng 9: Ngày Tư-Mẹo-Tỵ-Mùi-Hợi.

Tháng 10: Ngày Tư-Mẹo-Sửu-Th́n-Ngọ-Mùi-Dậu.

Tháng 11: Ngày Sửu-Dần-Th́n-Tỵ-Mùi-Tuất-Hợi.

Tháng 12: Ngày Tư-Dần-Mẹo-Tỵ-Ngọ-Thân-Hợi.

V.Cách Tẩn Liệm:

1.Lễ Nhập Liệm:

Nhập là vào, có nghĩa là Nhập Quan, đặt thi thể vào quan tài. Quan tài gọi nôm na là chiếc ḥm, hay cỗ ván, hoặc là Linh Cửu cũng cùng một nghĩa.

Liệm là bó xác chết lại cho kín đáo, đừng để lộ liễu.

*Khám Liệm:
Khám là vải bọc bên ngoài thi thể.
Liệm là vải bọc bên trong.
Cách Khâm Liệm là dùng vải trắng dùng vào việc Tiểu Liệm và Đại Liệm.

1>Tiểu Liệm ( Liệm ):

May 4 cái túi để bao 2 bàn tay, 2 bàn chân người chết, pḥng sau này 3 năm cải táng th́ những đốt xương nhỏ quá sẽ xơ xát lẫn với bùn trong ván đă mục nát. Dùng 1 tấm chăn nhỏ hoặc vải bọc thi thể cho lớn, rồi buộc 1 đai bằng vải trắng chiều dọc, 1 đai chiều ngang như chữ Thập.

2>Đại Liệm ( Khâm ):
Dùng vải trắng nguyên khổ lớn bọc ngoài cho kỹ lưỡng, đầy đủ, rồi 1 đai buộc dọc và buộc ngang 5 đai, từ Cổ tới chân.

Khâm và Liệm đều phải ước lượng chiều cao, chiều rộng của người chết mà làm đừng để thiếu thốn tội nghiệp, nếu bất tử mua thêm là 1 điều tối kỵ. Kỵ hơn cả việc mua quan tài, lựa chọn tiệm này tiệm nọ, hoặc đào huyệt cũng vậy, cần tính trước mới động lưỡi Mai ( đồ cuốc, xẻng ). Nếu sơ ư cũng như đào huyệt mua ḥm 2 lượt.

Xong việc Đại Tiểu Liệm rồi cần thêm 1 tấm Tạ Quan. Tạ Quan là 1 tấm chăn hay 1 tấm vải mỏng cũng được, để bọc thêm ở bên ngoài, tránh mọi người ngó thấy những đai buộc ngang dọc mà mũi ḷng. Những nhà giàu có c̣n dùng lụa là, vóc nhiễu để Khâm Liệm và Tạ Quan, lại c̣n liệm thêm vàng bạc, châu báu, áo quần tốt đẹp cho thi thể nữa.


2.Cách Nhập Quan:
Nhờ Thầy coi ngày-giờ Tẩn Liệm.

Đến Chùa thỉnh Thầy và Ban Hộ Niệm đến tụng Kinh ( Phải lễ Tổ để thỉnh tượng Phật và chuông mơ ).

Nên chọn quan tài bằng cây, v́ nó vừa rẻ vừa nhẹ.

Đến giờ Tẩn Liệm, Quư Thầy hoặc Quư Sư Cô và Ban Hộ Niệm tụng Kinh Nhập Mạch.

Không bỏ vào quan tài những món tạp nhạp khác. Khi Tẩn Liệm, không nên Liệm theo nhiều quần áo và vật quư giá. Đa số người đời có quan niệm rằng: Đời người chỉ có 1 lần, khi sống đă tạo ra biết bao nhiêu của cải tài sản th́ lúc chết phải được hưởng, nên thân nhân đă đem hết tiền bạc ra dùng vào Tang Lễ để cho người chết được thỏa măn. Do đó, khi Tẩn Liệm, đă bỏ vàng bạc đá quư vào miệng người chết , đeo cho thi hài những tư trang quư giá, cùng quần áo lụa là hằng chục bộ. Thực là phí phạm vô ích, việc tẩn liệm đồ vật quư báu khiến cho kẻ gian chú tâm, lén đào mộ, quật thi hài, tước lấy những món đáng giá kia, càng tội nghiệp cho người chết hơn. V́ vậy trong Kinh Địa Tạng, Phật dạy: " Khi lâm chung, thân nhân nên đem đồ vật, y phục tư trang của người chết ra làm việc bố thí, cúng dường để hồi hướng cho vong linh th́ có phước chớ đừng liệm vào ḥm, người chết không hưởng được ǵ cả. "

Có thể để vào quan tài 1 ít áo quần cũ để hút hơi ẩm ( Bông g̣n do đội mai táng xử lư ). Nhà nghèo th́ chèn lót bằng Giấy Xúc, nhà khá giả th́ liệm bằng Trà, Bông, hay Tim Bứt.v.v....mục đích để rút nước, rút hơi người chết không bị chảy hoặc x́ ra. Theo kinh nghiệm dân gian, Trấu khô sạch cũng là 1 thứ dùng liệm tốt.

Theo sự tín ngưỡng của mọi người Phật tử th́ dùng " Bằng phái Quy Y " để lên ngực của người chết trước khi nhập liệm. Khi đạo tỳ khiêng thi thể người chết để vào quan tài, th́ hiếu quyến cùng bạn bè tiếp tục niệm Khánh Hiệu " Nam mô A Di Đà Phật " và rắc đàn hương xuống đến chân người chết.

Nếu thỉnh người xuất gia đóng nắp quan tài th́ mọi việc do vị ấy xử lư. Nếu không có người xuất gia có thể hiếu quyến cùng vài ba vị bạn bè tự xử lư.

Nhập Quan xong rồi, th́ lập bàn vong và làm lễ Để Tang ( Thành Phục ). Sau đó, các con các cháu nội ngoại, trừ người chủ tang là con Trưởng phải lo lắng việc tế tự, quanh quẩn tại linh cửu, c̣n phải chia nhau túc trực để cúng lễ, đèn nhang và đáp lễ những người tới phúng điếu.
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
phoquang
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 14 November 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 511
Msg 4 of 7: Đă gửi: 16 May 2007 lúc 7:12pm | Đă lưu IP Trích dẫn phoquang

VI.Cách Trị Quan:

Lễ Trị Quan Nhập Liệm th́ Qúy Thầy hoặc Qúy Sư Cô thường tụng Bài tán Liên Tŕ, tiếp theo Đại Bi và Thập Chú ( 1 hoặc 3 biến ), Bát Nhă Tâm Kinh ( 1 biến ). Sau đó niệm Thánh Hiệu " Nam mô A Di Đà Phật " cho đến lúc đậy nắp quan tài th́ mới " Hồi Hướng ". Tang quyến lễ người chết trước khi đậy nắp quan tài.

Nhân viên mai táng đóng nắp quan tài xong, hiếu quyến lạy 3 lạy trước Linh Cửu, sau đó đứng trước bàn thờ Phật lạy 3 lạy ( Theo xưa: Tất cả gia đ́nh ( kẻ dưới ) đều lạy 2 lạy như khi c̣n sống, rồi mới đậy nắp Quan tài. )

Dùng Cháo Nếp trộn với Bột Gạch ( đâm cho nhuyễn ) nhồi cho kỹ, hoặc dùng Vôi Bột trộn với dầu Phọng, cũng trộn cho kỹ , trét mấy kẻ hở, mấy đường ván ráp, nhứt là 4 góc quan tài, làm cho kỹ dừng cho hở khỏi sợ hơi. V́ để lâu ngày tại tư gia, nên việc bịt kín, trám các mí trên quan tài cũng rất tỉ mỷ, nhiều lúc tốn cả tiếng đồng hồ mới xong.

Sau khi đậy nắp, đóng đinh và sơn gắn kỹ càng rồi, quan tài được đặt ở giữa nhà hay 1 bên nhà tùy theo giai bậc của người chết lớn hay nhỏ. Theo tục người Việt th́ đầu được đặt ra phía ngoài ngó vào bàn thờ Tổ Tiên ( Dầu đặt phía cửa ra vào, chân phía bàn thờ ), có nghĩa là sanh đầu ra trước, bây giờ chết cũng để đầu ra trước. Trong khi đó, người Hoa th́ đặt đầu ở phía trong để khi cúng cơm người chết ngồi bật dậy ăn dễ dàng. Nếu kẻ chết là bậc dưới phải nhích quan tài qua bên tỏ ư kính người sống lớn bậc hơn kẻ chết. Đặt trên nắp quan tài 7 ngọn đèn cày cho sáng, tượng trưng cho 7 ngôi sao ( Thất Tinh ) hoặc Nam 7 ngọn-Nữ 9 ngọn. Duới Linh Cửu có thắp 1 ngọn đèn để ngay chính giữa, kêu là đèn khử trược lưu thanh ( Đèn này thắp, nên dùng dầu phọng tốt hơn ). Dưới chân kê quan tài vẩy dầu hôi để tránh kiền, gián ḅ lên.

VII.Việc Tẩn Liệm Lúc Nửa Đêm " Không Giờ ":
Mấy năm gần đây có 1 Thầy coi ngày giờ tẩn liệm đám tang thường chọn lúc 12 giờ khuya làm lễ nhập mạch, khiến cho tang chủ cùng Chư Tăng Ban Hộ Niệm và ban âm công đều rất mệt nhọc v́ thức khuya, lại tốn hao gấp đôi giá thường ngày. Các " Thầy coi ngày ấy " cho rằng người chết nhằm ngày trùng, cung xấu, trọn ngày ấy không có giờ nào tốt để tẩn liệm. V́ họ biện luận là lúc không giờ th́ thần trùng không biết đâu để đi bắt người được.

Lối biện luận này, người thế gian nghe qua dường như có lư và chấp hành theo. C̣n người trí có học Phật Pháp tinh thông th́ biết đây là lối ngụy biện cũa Thầy tà. Họ làm theo kiểu " Mượn râu ông này cắm cằm bà kia " không hợp lư chút nào. Bởi v́ lúc coi ngày th́ lấy lịch Tàu ra coi, thấy lịch Tàu đề ngày đó là trùng nhựt, họ bèn lấy giờ lịch Tây đưa vào tẩn liệm, cho rằng lúc không giờ th́ không có kỵ ǵ cả.

Như vậy rất vô lư, v́ lịch Tàu và lịch Tây khác nhau từ năm, tháng, ngày giờ, phân khắc. Cụ thể như : lịch Tây th́ chia mỗi đêm ngày có 24 giờ, giờ nửa đêm là giờ thứ 24 ( tức 12 giờ khuya ), qua khỏi giờ thứ 24 đến trước 1 giờ khuya th́ gọi là không giờ. C̣n lịch Tàu th́ tính th́ tính mỗi ngày đêm có 12 giờ, mỗi giờ có 2 tiếng đồng hồ tính theo con giáp địa chi: từ 11 giờ khuya đến 1 giờ khuya là giờ Tư, giờ ngọ từ 11 giờ trưa đến 1 giờ trưa. Như vậy, giờ phút liên tục nhau không xen hở một giây phút nào th́ làm ǵ có cái không giờ. Họ không nhớ rằng, lúc không giờ của lịch Tây th́ chính là giờ Tư của lịch Tàu, th́ làm sao lại lấy lịch Tây thay giờ lịch Tàu được. Họ làm tṛ hoa mắt người, lừa những người thiếu kiến thức về Phật Pháp, làm thất công tốn tiền cho tang gia hiếu quyến.

Tôi không quư vị không nên tin theo thuyết tà mị đó. Vả lại lịch Tàu nói về ngày tốt xấu, trùng kỵ là tính theo lịch số của người Hoa, không đúng với giáo lư của nhà Phật. Phật tử không nên quá tin theo mà trở thành mê tín , đi ngược lại với tông chỉ của Phật.

Trước kia dân trí c̣n thấp kém lại không có học hiểu Phật Pháp, thấy trong nhà có 2 hoặc 3 người chết liên tiếp trong 1 năm th́ rất lo sợ, lại bị các Thầy tà hù dọa cho là chết nhằm ( giờ trùng ), bị thần trùng đến bắt, phải mau đi mướn Thầy pháp làm phép ếm đối không cho vong linh người chết về nhà, nếu không ếm th́ cả nhà chết hết! Trong lúc tang gia bối rối, tinh thần hốt hoảng ai nói sao nghe vậy, ai chỉ đâu làm đó, không đủ sáng suốt để phân biệt chánh tà, thật rất tội nghiệp.

Phật tử phải tin lư nhận quả, nghiệp báo luân hồi, chớ đừng tin thuyết tà mị. Sở dĩ có 1 vài gia đ́nh gặp cảnh chết liên tiếp 2, 3 người trong 1 năm, đó là sự trùng hợp ngẫu nhiên do nghiệp báo chớ không phải do thần trùng bắt chết. Các đạo khác như: Thiên Chú, Tin Lành, Hồi Giáo....Không tin cũng không sợ ngày trùng, sao Thần trùng không bắt họ chết đi?

Như vậy, lư luận của sách ngoại đạo không có cơ sở khoa học, không đúng chơn lư, không nên tin, chỉ nên tin theo giáo lư của Phật dạy mà thôi.

VIII.Vấn dề tin theo Ngày-giờ tốt xấu, trùng kỵ:
Đa số Phật tử quy y theo Phật mà không tin theo lời Phật dạy trong Lư Nhân Quả lại tin theo ngày giờ tốt, xấu trùng kỵ.

Như khi cha mẹ tắt hơi ĺa đời th́ con cháu chạy kiếm Thầy coi ngày giờ chết có kỵ con cháu hay không và lựa ngày giờ tẩn liệm cùng an táng cho thật tốt đặng con cháu làm ăn khá, chớ ít có ai thật tâm biết lo cầu siêu độ cho vong linh quá văng. Cho đến lúc di quan cũng phải coi cho đúng giờ, lúc hạ nguyệt cũng giữ đúng khắc không cho thêm bớt phút nào, dù phải đứng dưới trời nắng nóng hay trận mưa to.

Ngoài ra coi năm nay chết phạm Cung nào, con cháu làm ăn có khá hay không? Nếu ông Thầy bảo năm nay chết th́ con cháu ly tán, làm ăn suy vi th́ họ hoảng hốt về lo cầu cúng thần linh, nhờ Thầy pháp ếm đối dù rằng lúc b́nh thường không dám ăn tiêu hay phụng dưỡng cham mẹ. Họ sẽ theo lời chỉ bảo của ông Thầy vật heo, làm gà vịt để khấn vái không ngại tốn kém.

C̣n nếu ông Thầy xem là bị ngày trùng th́ phải mướn Thầy bùa ếm đối hồn người chết không được về nhà e con cháu bị lây.

Làm như vậy thật là vô ơn bạc nghĩa, v́ khi cha mẹ hay vợ chồng có ơn nghĩa với nhau rất nặng, lúc sống thân ái khắn khít không muốn rời nhau, thế mà khi người thân chết v́ muốn bảo vệ cái bản ngă của ḿnh mà đành coi người chết như kẻ thù, không muốn gặp mặt, không cho vô nhà. Thật là vô lư, bất hiếu, bất nghĩa.

Do mê t́n dị đoan, cố chấp theo các ông Thầy ta, đầu độc từ xưa đến nay rồi ai cũng tưởng vậy là đúng, nhắm mắt làm theo, đến nỗi gặp Minh Sư sáng suốt chỉ cho chỗ sai lầm, họ cũng không dám bỏ. Thật đáng thương cho sự vô minh của chúng sanh đă bị Thầy tà dắt dẫn vào con đường tối tăm đi ngược với chân lư giải thoát.

Xin mạo muội giải thích 1 vài điều để quư vị nhận thấy chỗ vô lư của nó:

1.Theo lư Nhơn Quả của đạo Phật th́ gieo Nhơn nào phải gặt lấy Quả đó. Làm thiện th́ được phước, làm ác th́ chiêu họa. Ai làm nấy chịu không ai thay thế ḿnh được. Thế th́ tại sao ngày giờ chết của người thân lại ảnh hưởng đến sanh mạng của con cháu được? Nếu có kỵ giờ là kỵ với người chết chớ không kỵ với người sống. V́ theo âm dương thời tiết của ngày và đêm, khí hậu thay đổi khi nóng khi lạnh, khi oi bức, khiến cho người bệnh v́ quá yếu không chịu đựng nổi phải bức hơi mà chết. Trường hợp này, người Thầy thuốc giỏi hoặc vị Sư có kinh nghiệm đều có thể đoán trước được, chớ ngày giờ chết không ảnh hưởng ǵ đến thân nhân đang sanh tiền.

2.Nói kỵ tuổi con cháu lại càng vô lư hơn, tuổi mang tên con trâu, con chó, con mèo.v.v...là những danh từ tượng trưng cho các nhà toán số Á Đông đặt ra cho dễ nhớ năm sanh tháng đẻ mà thôi, chớ đâu có chuyện tuổi người chết kỵ với tuổi người sống. Trong khi người Âu Châu tính năm sinh sanh theo dương lịch Thiên Chúa, không biết ǵ về tuổi Tư, tuổi Sửu và họ có kỵ ǵ với người chết đâu?

Đúng ra, nếu có kỵ là kỵ mặt chớ không có kỵ tuổi. Nghĩa là khi sanh tiền, có giận ghết thù oán ai, đến khi bệnh nặng hay sắp chết nên tránh không cho gặp mặt người đó v́ nếu gặp sẽ gợi lại trong trí các điều phiền năo cũ rồi ḷng căm tức càng tăng khiến dễ bị đứng tim mà chết. Do vậy vong linh sẽ vấn quưt theo người bị giận ghét để báo oán. Tức là kỵ mặt chớ không kỵ tuổi.

3.Giờ tẩn liệm, di quan và hạ nguyệt nên chọn giờ thích hợp cử hành cho thuận tiện, như: buổi sáng di quan cho mát mẻ hoặc xế chiều, chớ đừng di quan vào giờ Ngọ, giữa trưa nắng gắt dễ gây cảm bệnh cho người đi đưa và không sao tránh khỏi những lời trách thầm th́.

Khi tới phần mộ, cúng bái xong th́ hạ rộng chớ khỏi chờ giờ như lệ cũ.

Sau khi chết khoảng 6 tiếng đồng hồ là tẩn liệm được. Nên liệm ban ngày hay đầu hôm, tránh lúc giữa khuya bất tiện cho âm công và Chư Tăng tụng niệm.

4.Đôi khi có trường hợp chết trùng th́ đó là trùng hợp ngẫu nhiên do già, bệnh hay tai nạn chớ không phải bị Thần trùng bắt chết.

Tóm lại, tất cả tội hay phước đều do chính ḿnh tạo ra rồi chính ḿnh lănh lấy hậu quả chớ không phải do ngày giờ chết của thân nhân mà liên lụy đến ḿnh.

Sách Nho có câu: " Sanh bất trạch nhựt, Tử hà trạch nhựt " là lúc mới sanh sao không chọn ngày hay giờ tốt để chui ra, đến khi chết lại đi lựa ngày giờ tốt làm sao được.

Lại có câu: " Diêm Vương quyết định tam canyh Bất khẳn diên tŕ đáo ngũ canh ". Cũng như cảnh sát được lệnh bắt người phạm tội, khi gặp th́ phải bắt ngay chứ ai cho hẹn đến ngày mai ngày mốt, ngay cả 1 tiếng đồng hồ cũng không được.

Vậy, người Phật tử có chánh kiến phải thấy rơ những điều tà kiến trên đây mà xóa bỏ những hủ tục mê tín, dị đoan, phi luân lư, phi đạo lư. Cần phải giải thích cho mọi người hiểu để đem lại Chánh Tín theo Chơn Lư và hành đúng theo Chánh Pháp của Như Lai. Nếu thờ Phật cúng Phật mà không tin hiểu không làm theo lời Phật dạy, ali5 tin làm theo tà thuyết là người đó hủy báng Phật. C̣n nếu đă tin hiểu lư Nhơn Quả của Phật th́ không bao giờ tin ngày giờ tốt xấu trùng kỵ.




***
Quay trở về đầu Xem phoquang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi phoquang
 
milo
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 07 January 2006
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 18
Msg 5 of 7: Đă gửi: 24 May 2007 lúc 3:43am | Đă lưu IP Trích dẫn milo

Xin thưa:
Theo mục VIII.Vấn dề tin theo Ngày-giờ tốt xấu, trùng kỵ
th́ người Việt chúng ta có cần làm theo những điều ở mục IV. IV.Ngày-giờ Nhập Liệm theo quan niệm chung, không ạ?
Quay trở về đầu Xem milo's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi milo
 
Thien_Phuoc
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 January 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 91
Msg 6 of 7: Đă gửi: 26 May 2007 lúc 2:33am | Đă lưu IP Trích dẫn Thien_Phuoc

Con đă đọc và xin chân thành cảm ơn những điều thầy phoquang đă viết!
Thưa thầy,con vẫn c̣n rất nhiều điều thắc mắc.Thực ḷng con nghĩ là con si đần trí tuệ,nông cạn hiểu biết nên mới ko hiểu hết những điều thầy nói!
Những thắc mắc của con lại ko rạch ṛi.Nó lại lan man và bùng nhùng.Hiểu mà ko hiểu!!!
COn kính mong thầy hoặc vị nào đó có hiểu biết giải đáp giúp con,cho con được thông tỏ!!!
1.không được thay quần áo hoặc tắm rửa, kỳ cọ nặng tay trong ṿng từ 12 tiếng đồng hồ cho đến khi ṭan thân tất cả đều lạnh hẳn
Vậy có phải là kể từ lúc người mất mất phải 12 tiếng sau mới đc tắm rửa hoặc ít nhất là 6 tiếng hoặc là đến khi nào người đó thân thể đă lạnh hẳn th́ mới tắm rửa ḱ cọ mạnh hay không ?
2.Sau Khi Tắt Thở Từ 8 Tiếng Đồng Hồ
Thi thể đă lạnh đều, chứng tỏ không hồi sinh nữa, bấy giờ vuốt mắt cho người nhắm lại, để gương mặt người quá cố được an tịnh! :

Vậy là sau khi chết (nếu người chết ko nhắm mắt) th́ cũng ko đc vuốt mắt vội mà đợi 8h sau(khi thân thể đă lạnh đều) mới đc vuốt mắt?
3.Nếu là Phật tử thường, mặc lót bên trong bộ đồ trắng, bên ngoài mặc áo tràng lam. Đầu đội 1 cái nón len. Trên mặt đậy 1 tắm giấy đỏ ( Hồng đơn ) hoặc 1 mảnh khăn đỏ 4x6tấc. Tất cả bông tai, cà rá, dây chuyền, nữ trang nên tháo ra hết. Mặc y phục xong, đắp trên người 1 mền vải, đặt trên bụng 1 nải chuối xanh để rút bớt hơi chết vào ( Nải chuối này phải được hủy bỏ bằng cách dùng dao bằm cho nát rồi gói lại cẩn thận bỏ vào thùng rác, không nên cho người ăn, nếu ai ăn nhằm chuối này sẽ có hại như sẽ bị ngộ độc và bệnh phong đơn )
Dạ thưa thầy,những người mà không phải là Phật tử(con nghĩ những người Phật tử là những người đi tu hoặc tu hành tại gia,quy y Tam Bảo c̣n người thường th́ không) th́ không phải đặt nải chuối xanh lên bụng hay sao?Tại sao lại vậy thưa thầy?Có phải là do Phật tử có sự Tu hành,có chút thành tựu nào đó nên dễ thu hút quỷ ma đến phá?
4.IV.Ngày-giờ Nhập Liệm theo quan niệm chung:


1.Ngày cử đặc biệt về việc Liệm và Mai Táng:

Bất kể người chết tuổi ǵ và chết năm nào cũng cần tránh Liệm và Mai Táng những ngày như sau:

1>Ngày Dần-Thân-Tỵ-Hợi là 4 ngày rất xấu.

2>Giờ Dần-Thân-Tỵ-Hợi bất cứ ngày chết nào cũng nên cử.

Trong số 4 ngày hoặc 4 giờ này thuộc KIẾP SÁT TRÙNG TANG. :

Vậy ko sợ phạm Trùng tang(hoặc phạm điều khác)th́ sao phải tránh ngày Dần-Thân-Tỵ-Hợi,tránh giờ Dần-Thân-Tỵ-Hợi?
"Nên cử" có phải là nên tránh ko?Hay "nên cử" là "nên cử hành"?
5.
luôn luôn có người túc trực để đề pḥng chó mèo, chó làm hổn nhảy qua thi thể hoặc loại chuột ở trên xà nhà ngó xuống, nếu mặt người chết không được đậy kín, rất có thể sanh đều tai hại, quái quỷ
Điều quái quỷ đó là ǵ vậy thưa thầy?
-Nếu chuột ngó xuống th́ làm sao?
-Chó,mèo nhảy qua th́ làm sao?
Có vài điều ngu muội xin đc thầy chỉ dạy!!!!
Khi nào có những thắc mắc khác th́ con xim mạn phép thầy đc hỏi tiếp!!!
Kính chúc thầy và mọi người mạnh khỏe,vui vẻ!!!
Quay trở về đầu Xem Thien_Phuoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thien_Phuoc
 
Thien_Phuoc
Học Viên Lớp Dịch Lư
Học Viên Lớp Dịch Lư
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 January 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 91
Msg 7 of 7: Đă gửi: 26 May 2007 lúc 11:50pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thien_Phuoc

Con rất mong nhận được câu trả lời của thầy và mọi người!
Kính chúc thầy và mọi người b́nh an!!
Quay trở về đầu Xem Thien_Phuoc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thien_Phuoc
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.7090 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO