Tác giả |
|
phamtran Hội viên
Đă tham gia: 18 October 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 54
|
Msg 1 of 7: Đă gửi: 02 December 2004 lúc 5:37am | Đă lưu IP
|
|
|
Xin các bạn cho biết liên hệ giữa âm dương và âm thanh như thế nào? Tôi có nhớ ở đâu đấy có nhưng lâu ngày không biết là ở đâu,
Ví dụ: âm thanh nào gọi là dương, âm nào là âm, và có thể chi tiết nữa âm nào là Càn, Khảm,...
Thân ái,
Phạm Trân
__________________
Thân ái,
Phạm Trân
|
Quay trở về đầu |
|
|
1Star4Ever Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 67
|
Msg 2 of 7: Đă gửi: 02 December 2004 lúc 11:36pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bác nhắc mới nhớ, tôi có nghe qua về Tai Chi Qi Yong là những môn sử dụng và giải thích luật âm dương qua âm thanh này. Chẳng hạn như chữ "xu" là yang, "hèi" là yin... Nhưng tôi không t́m lại được trang web đó nữa.. Bác thử lục lọi những trang về Tai Chi / Qi Yong xem, hoặc là Fengshui Music cũng có thể có kết quả.
|
Quay trở về đầu |
|
|
phamtran Hội viên
Đă tham gia: 18 October 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 54
|
Msg 3 of 7: Đă gửi: 03 December 2004 lúc 12:57am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bạn Ất Mùi đă chỉ giáo. Tôi sẽ t́m theo như bạn hướng dẫn,
Ngoài ra có bạn nào thấy sách về vấn đề này th́ làm ơn thông báo hộ nha,
__________________
Thân ái,
Phạm Trân
|
Quay trở về đầu |
|
|
Hoailong Hội viên
Đă tham gia: 20 June 2003 Nơi cư ngụ: Australia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 40
|
Msg 4 of 7: Đă gửi: 03 December 2004 lúc 7:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tặng Bạn sau đây 1 bài viết liên quan về âm thanh âm nhạc & Thuyết Âm dương trong tư liệu (k0 nhớ rỏ nguồn):
John Cage - gương mặt lớn của âm nhạc đương đại
02/02/2004
Trong bài báo “Một số cuộc tŕnh diễn âm nhạc đương đại nổi tiếng thế giới”, nhạc sĩ Trần Vương Thạch đă thuật lại một buổi tŕnh diễn của John Cage trong Festival Ars Musica ở Bỉ năm 1991. Đó là tác phẩm 4’33’’, một tác phẩm nổi tiếng của ông. Chắc chắn nhiều người sau khi đọc thông tin về cuộc tŕnh diễn này sẽ tỏ ư hoài nghi: Liệu đây có là một sáng tạo nghiêm túc không, hay chỉ là một tṛ đùa, một kiểu “nghệ thuật sự cố” (happening art) nhằm mục đích gây “sốc” cho công chúng?
John Cage
Chúng tôi sẽ thuật lại sau đây một số nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của John Cage, một tác giả mà tên tuổi thuộc vào hàng lừng lẫy nhất của nghệ thuật hiện đại, không chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà cả trong các lĩnh vực khác như nghệ thuật tạo h́nh, multimedia art, ... Ông là gương mặt lớn của âm nhạc đương đại và có ảnh hưởng sâu rộng trong các trào lưu nghệ thuật tiên phong ở phương Tây.
Tiểu sử và tác phẩm âm nhạc
John Cage sinh ngày 5 tháng 9 năm 1912 tại Los Angeles và mất ngày 12 tháng 8 năm 1992 tại New York. Ông bỏ học sớm tại Pomona College để sang châu Âu từ những năm 1930-1931, sau đó trở về Mỹ theo học Henry Cowell tại New York năm 1933 và Arnold Schoenberg tại Los Angeles năm 1934. Ngay trong thời kỳ này, ông đă xuất bản tác phẩm đầu tiên của ḿnh theo một hệ thống atonal chặt chẽ của riêng ông. Năm 1937, ông chuyển đến Seattle làm nhạc công vũ trường, và cũng tại đây, ông thành lập một dàn nhạc gơ. Sáng tác của John Cage thời kỳ này có thể kể First Construction (in Metal). Ông cũng bắt đầu sử dụng các thiết bị điện tử (như turntables thay đổi tốc độ) trong tác phẩm lmaginary Landscape No.1 viết năm 1939, đồng thời chế tác ra loại nhạc cụ “prepared piano” - bằng cách đặt những vật linh tinh giữa các dây đàn của cây grand-piano theo một trật tự nhất định - để tạo ra hiệu quả âm thanh của dàn nhạc gơ chỉ bằng những ngón tay của pianist.
Ông chuyển tới San Francisco năm 1939, đến Chicago năm 1941, rồi trở lại New York năm 1942 và dành toàn bộ thời gian viết nhạc cho các ban nhạc vũ trường (đáng kể nhất là ban nhạc Merce Cunningham), hầu hết là cho “prepared piano” hoặc hoà tấu bộ gơ. Các tác phẩm chính giai đoạn này đều cho các nhạc cụ mới: A Book of Music (1944) và ba Vũ khúc (1945) cho hai “prepared piano”, một số bản Sonata và Interlude (1948) cho một “prepared piano”.
Thời kỳ này, John Cage bắt đầu quan tâm đến triết học phương Đông, đặc biệt là Thiền học, những ǵ đă mang lại cho ông cả một kho tàng minh triết. Trong tác phẩm lừng danh Music of Changes viết cho piano năm 1951, ông đă thử nghiệm “gieo quẻ” theo Kinh Dịch - bộ sách triết học Trung Hoa cổ đại - bằng những đồng tiền xưa, để sáng tác. Tác phẩm Imaginary Landscape No.4, cũng trong năm 1951, ông viết cho 12 radio và khởi đầu cho nhiều kỹ thuật sáng tác mơ hồ, kỳ lạ khác. Tác phẩm 4’33’’ là cả một biến cố - không một nốt nhạc nào, không một âm thanh nào vang lên trong suốt quăng thời gian diễn ra tác phẩm là 4 phút 33 giây - khiến các nhà phê b́nh tốn biết bao nhiêu giấy mực để b́nh luận về “bản nhạc câm lặng” này. Ở đây, chỉ có một nhạc cụ duy nhất “lên tiếng”, đó là trí tưởng tượng của người nghe trong cơi vô thanh!
Bản Concert cho piano và dàn nhạc, John Cage viết năm1958, được coi là bộ bách khoa từ điển những chú giải mơ hồ về các sáng tạo của ông. Những tác phẩm tiếp theo cũng cho thấy quan niệm cách tân của ông về nghệ thuật sân khấu và tŕnh diễn âm nhạc: Water Music, 1952, cho piano và nhiều thiết bị tạo âm phi chuẩn; Imaginary Landscape No.5, 1952, cho âm thanh điện tử từ các băng ghi âm được nhào trộn ngẫu nhiên; Cartridge Music, 1960, với những tiếng th́ thầm được khuếch đại trong live-show... Sự phóng túng lên đến cực điểm trong buổi tŕnh diễn tác phẩm HPSCHD cho harpsichords và băng ghi âm..., 1969, của John Cage - diễn ra như một sự kiện âm nhạc hoành tráng, kỳ lạ chưa từng có.
Nhiều tác phẩm sau này của John Cage lại hàm chứa các yếu tố của âm nhạc tối giản với sự hạn chế vật liệu tạo âm, hoặc sử dụng một số nguồn âm tự nhiên như cây lá, tre nứa, vỏ ốc...
Ở châu Âu và Mỹ, John Cage được nh́n nhận như một tác gia lớn và một nhà tŕnh diễn lớn của thế kỷ 20. Ảnh hưởng của ông không chỉ ở các cách tân táo bạo, khai phá những đường hướng sáng tác cho thế hệ sau, mà c̣n ở những quan niệm mới mẻ về phương cách cảm thụ nghệ thuật và mối tương quan giữa nghệ thuật với đời sống thường nhật của con người.
Những ghi chú nghệ thuật của John Cage
(Tác phẩm âm nhạc nổi tiếng nhất của J.Cage mang tựa đề 4'33''. Đó là một tác phẩm soạn cho đàn piano gồm ba chương. Tất cả các “nốt” đều câm. Tác phẩm có tên gọi đó là v́ người tŕnh diễn chỉ cần bốn phút ba mươi ba giây để tŕnh bày tác phẩm. Người tŕnh diễn dùng đồng hồ bấm giờ để kiểm soát nhịp độ của bản nhạc. Dù là một tác phẩm “câm” nhưng trên thị trường vẫn có bán một số CD “ghi âm”(?) tác phẩm này.)
Ghi chú: “Dành cho tất cả các loại nhạc cụ, không giới hạn, không nhất thiết phải là đàn piano, mặc dù tác phẩm đă được thể hiện rất nhiều lần bằng piano. Tôi cũng cho rằng cần phải nhắc đến phiên bản thứ hai của tác phẩm mang tên 0'00", một lần nữa khẳng định quan điểm của tác giả.”
“Tôi không có ǵ để nói / và tôi đang nói điều đó / và đó là nghệ thuật / như tôi cần.”
"Chính ở Harvard chưa đầy bốn mươi năm trước, tôi bước vào một căn pḥng hoàn toàn tĩnh lặng, không một tiếng động, không ngờ rằng tôi vẫn nghe thấy hai âm thanh: âm cao của hệ thần kinh tôi đang hoạt động, và âm trầm của máu chảy trong huyết quản. Lư do tôi không nghĩ ḿnh sẽ nghe thấy hai âm thanh này là v́ sóng âm được tạo ra không bởi chủ ư của tôi. Sự kiện đó đă mở hướng đi cho cuộc đời tôi, khám phá sự không chủ định. Lúc đó không có ai khác làm công việc đó. Tôi muốn làm việc đó. Ngay lúc đó, tôi không biết tôi đang làm ǵ, và thậm chí sau bao nhiêu năm, tôi vẫn không khám phá được bao nhiêu. Tôi soạn nhạc. Đúng thế, nhưng như thế nào? Tôi từ bỏ việc chọn lựa. Thay vào đó tôi đặt câu hỏi. Câu trả lời đến từ kỹ thuật, không phải từ sự thông thái – ngay cả từ Kinh Dịch, tác phẩm triết học và bói toán cổ xưa nhất của nhân loại: tung ba đồng xu sáu lần sẽ cho ta các con số từ 1 đến 64.”
"Dường như tôi không có trực giác về sự hài ḥa cân xứng, và A.Schoenberg cho rằng điều đó khiến tôi không thể trở thành soạn nhạc. Ông nói: 'Anh sẽ vấp phải một bức tường mà anh không thể vượt qua.' Và tôi đáp, 'Tôi sẽ húc đầu vào bức tường ấy.' "
"Tiến thêm một bước trong việc khám phá sự không chủ định, tôi không giải bài toán đố mà quá tŕnh sáng tác đặt ra. Thay v́ như vậy, tôi t́m một đoạn thơ và dùng nó như một lời sấm kư. Việc này giải thoát tôi khỏi những kư ức, cảm xúc, ưa thích và ghét bỏ. Sau đó, IC (một chương tŕnh giúp người dùng “gieo quẻ” - một kỹ thuật thực hành bói toán dựa theo Kinh Dịch, có thể tải xuống trên mạng) sẽ chọn ra các từ được dùng trong đoạn thơ, và thế là tôi có tất cả các từ trong đoạn thơ, vị trí của mỗi từ được xác định bởi số trang, số ḍng, và số cột. Ngôn ngữ trước hết đến từ đây, sau đó mới đến từ thế giới bên ngoài. Việc sáng tác không bị bó buộc theo một hướng nhất định nào như thể tôi đang ở trong một khu rừng mênh mông, săn đuổi tự do các ư tưởng của ḿnh."
"Nếu bạn cảm thấy một điều ǵ đó là buồn tẻ sau hai phút, hăy thử trong bốn phút. Nếu bạn vẫn thấy buồn tẻ, hăy thử thêm tám phút. Rồi mười sáu phút. Rồi ba mươi hai phút. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng nó chẳng hề buồn tẻ chút nào."
"Câu hỏi đầu tiên tôi tự hỏi ḿnh khi tôi thấy một cái ǵ đó không đẹp, là tại sao tôi nghĩ nó không đẹp? Và chẳng mấy chốc tôi nhận ra rằng chẳng có lư do nào cả. "
"Cảnh tượng nào mang tính âm nhạc cao hơn: một chiếc xe tải chạy ngang qua nhà máy hay một chiếc xe tải chạy ngang qua trường nhạc? "
Trong lịch sử ngành công nghiệp thu thanh, có lẽ "tác phẩm" yên lặng nổi tiếng nhất là "4'33'" của John Cage, "sáng tác" năm 1952 (h́nh minh hoạ). "Tác phẩm" này là một quăng yên lặng dài 4 phút 33 giây, đă được... dàn nhạc giao hưởng BBC "tŕnh diễn" và đài phát thanh BBC truyền trực tiếp vào năm đó. Tới năm 2002, ông Cage đă thắng trong vụ kiện một nhạc sĩ khác là Mike Batt, với số tiền đền bù hàng trăm ngàn USD. Lư do là ông này vi phạm bản quyền khi sử dụng 1 phút yên lặng trong tác phẩm của ḿnh với lời chú thích là "của John Cage" nhưng không có sự thoả thuận của thân chủ. Cay cú, Mike Batt phát biểu: "Tác phẩm của tôi hay hơn nhiều. Tôi đă có thể truyền tải trong 1 phút những ǵ John Cage làm mất 4 phút 33 giây!"
Thuyết Âm dương & Dịch lư + với chút ít hiểu biết của tôi về DO RE MI FA SOL LA SI của hệ Thất âm Tây Phương dẫn đến mô h́nh Cung Thương Giốc Chủ Vũ (NGŨ ÂM Cổ)& luật Tiên thiên Ngũ hành se Post sau .
Sửa lại bởi Hoailong : 03 December 2004 lúc 7:42pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 5 of 7: Đă gửi: 03 December 2004 lúc 9:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
Phamtran viết:
Xin các bạn cho biết liên hệ giữa âm dương và âm thanh như thế nào? Tôi có nhớ ở đâu đấy có nhưng lâu ngày không biết là ở đâu,
Ví dụ: âm thanh nào gọi là dương, âm nào là âm, và có thể chi tiết nữa âm nào là Càn, Khảm,...
Tôi xin trả lời bạn theo sự hiểu biết của tôi. Trong trường hợp cụ thể này tôi ko dám tự cho là đúng; mà chỉ để tham khảo.
Theo tôi: Âm Dương là một khái niệm có ngay từ sự khởi nguyên của vũ trụ (Trước sự h́nh thành vũ trụ là Thái cực). Bởi vậy; tất cả vạn vật trong vũ trụ đều bao hàm Âm Dương.Ngũ hành là khái niệm tương tác của sự vận đông nằm trong Âm. Theo truyền thuyết th́ bà Nữ Oa (Mẹ Cóc) - người khai sinh ra nền văn minh Khoa Đẩu (Ṇng nọc/Con của Cóc) của người Việt cổ - sau khi đội đá vá trời đạ làm ra nhạc cụ (Giống như cái Khèn: bộ hơi)gồm 5 âm bậc là: Cung (Thổ); Thương (Kim); Giốc (Hoặc Giác:Mộc); Chuỷ (Hoả; Vũ (Thuỷ). Sau này; c̣n hai vị vua truyền thuyết nữa (Nếu tôi nhớ ko nhầm) là Hoàng Đế và Đại Vũ thêm vào hai âm nữa; tôi ko nhớ tên hai âm này. Như vậy; Ngũ Âm liên hệ chủ yếu đến Ngũ hành. Sự phân biệt Âm Dương trong Âm nhạc theo khái niệm Âm Dương mà tôi tŕnh bày ở trên sẽ là:
Âm cao là Âm (Âm thăng)/ Âm trầm là Dương (Dương giáng). Tiếng nhạc là Dương/ nhạc khí là Âm. Cứ như vậy phân Âm Dương ko phải chỉ trong Âm nhạc mà của tất cả vạn vật trong vũ trụ. Như: Nam là Dương /Nữ là Âm. Nhưng trong người Nữ th́ h́nh thể thuộc Dương/Khí chất thuộc Âm. Mẹ là Dương (Có trước)/Con là Âm (Có sau). Bởi vậy; với nguyên lư: Âm theo Dương ; nên trong PT thuỷ lấy theo tuổi chồng; Chồng chết phải lấy tuổi Mẹ (Dương: Có trước) chứ ko phải con trai (Âm:có sau).
Bản nhạc mà bạn Hoài Long tường ở trên xếp vào cực Âm trong Âm nhạc. Cứ theo lư Âm Dương đă tường ở trên th́ sẽ ko bao giờ có bản cực Dương trong giới hạn sóng âm có thể nghe được (Âm thanh siêu tần số) với cấu trúc tai người.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
------------
Một đời gió có v́ ai
Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn
Sửa lại bởi ThienSu : 03 December 2004 lúc 10:07pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
phamtran Hội viên
Đă tham gia: 18 October 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 54
|
Msg 6 of 7: Đă gửi: 03 December 2004 lúc 10:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Hay quá, cảm ơn các bác Hoài Long và Thiên Sứ đă đưa tài liệu. Tôi đang t́m hiểu xem làm sao có thể biết được nhạc ǵ tính chất âm dương thế nào.
Ví dụ, một bài dân ca trung hoa th́ đoạn nào là càn, đoạn nào là khảm, có thể biết được tới mức đó không. Ông cha ta đă lấy âm dương là thuyết vũ trụ thống nhất th́ âm nhạc chắc chắn các cụ đă phân loại ra rồi.
__________________
Thân ái,
Phạm Trân
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 7 of 7: Đă gửi: 03 December 2004 lúc 10:47pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Phamtran thân mến: Trong Ngũ Âm đă tường ở trên tương đương Ngũ hành. Mà Ngũ hành cũng bao gồm Âm Dương. Tôi cho rằng: Càn/Khảm =Âm Dương Thuỷ (Vũ). Cấn/Chấn =Âm Dương Mộc (Giốc)....Cứ vậy để phân biệt. Trong lư thuyết lưu truyền qua cổ thư chữ Hán sai lệch với tính chất nguyên thuỷ của các quái; sẽ ko lư giải được việc ứng dụng Bát quái trong Âm nhạc. Bởi v́: Tốn với quan niệm sách cổ chữ Hán là gió (Lạc Việt là Âm Kim). Gió th́ chẳng thể là Âm nào cả. Hoặc Cấn là núi (Lạc Việt là Âm Mộc); Núi th́ chẳng có thể ghép vào Âm nào cả.
Vài lời tường sở ngộ.
Cảm ơn sự quan tâm cũa bạn.
Thiên Sứ
-------------
Một đời gió có v́ ai
Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|