Tác giả |
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 1 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:14am | Đă lưu IP
|
|
|
Bố thí
Mở Đầu
Đa số chúng ta ngày nay hầu như không c̣n biết bố thí, cúng dường một cách trong sạch và lợi ích nữa! Bố thí là bố thí chứ có ǵ mà trong sạch với không trong sạch? Nói như vậy không phải là Phật tử! Nếu không phải Phật tử th́ muốn nói sao cũng được, nhưng nếu là con Phật th́ cần phải học đạo, hiểu đến nơi đến chốn. Có nhiều người trong chúng ta thường hănh diện nói rằng: 'Tôi tu lâu, ăn chay trường, tụng kinh mấy chục năm rồi, biết Ḥa Thượng này Ḥa Thượng nọ từ lúc các vị ấy mới tu, chùa này là do tôi giúp từ lúc mới lập,..., và đa số đều là Bồ Tát tại gia (tức là thọ Bồ Tát giới). Thọ Bồ Tát giới tức là muốn bước trên Bồ Tát đạo; và Bồ Tát đạo th́ gồm có Lục độ (Ba La Mật). Trong đó th́ Bố thí đứng đầu. Bồ Tát mà không biết bố thí th́ đó không phải là Bồ Tát. Vậy Bố thí là ǵ? Có mấy loại Bố thí? Phải Bố thí những ǵ: Bố thí làm sao, khi nào,...?
Trước khi đi vào giải đáp xin đọc giả phá bỏ thành kiến sai lầm xưa nay, cho rằng Bố thí là đem tiền cúng chùa, cúng Thầy, đó chỉ là một h́nh thức nhỏ của sự Bố thí. Không những Phật tử tại gia hiểu lầm mà ngay cả giới xuất gia cũng lơ là hay cố ư chỉ muốn dạy cho Phật tử sự Bố thí đó mà thôi, nên luôn luôn kêu gọi Phật tử phát tâm Bồ Tát (phát tài) cúng chùa, cúng Phật... Riết rồi Phật tử không dám đến chùa nữa, v́ sợ đến th́ phải cúng, nếu không cúng th́ sợ tội, nên hay hơn hết là ở nhà cho xong. Đó là nói người biết sợ tội phước, c̣n có những người học Phật mà bất chấp tội phước, hoặc quá si mê, là những người hay đi rêu rao chùa này nhiều tiền, chùa kia ít tiền, Thầy này giàu, Thầy kia nghèo,... Nói cho sướng cái miệng mà đâu có hay là ḿnh đang tạo khẩu nghiệp, đó là chưa kể đă phạm vào các giới trọng, giới khinh của Bồ Tát.
Chùa là ǵ? Tại sao phải đến chùa? Là Phật tử, chúng ta ai cũng biết rơ lịch sử của đức Phật Thích Ca, biết Tứ Diệu Đế, biết đời là khổ, biết quay về nương tựa nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng). Chùa là nơi tượng trưng cho Tam Bảo, nhưng nơi nào chỉ có tượng Phật và kinh sách thôi mà không có chư Tăng th́ không được gọi là Tam Bảo; và đúng lư ra th́ chùa phải là nơi thoát tục của người trần tục. Khi bước chân vào một ngôi chùa, với không khí thoảng mùi hương thơm, với tiếng chuông tiếng mơ, ta sẽ cảm thấy tất cả những ưu phiền, bon chen của cuộc sống bên ngoài lắng xuống và tâm hồn ta trở nên lâng lâng thoát tục. Trước khi vào chùa, ta đầy phiền năo, vào đến chùa được tắm ḿnh trong sự thanh tịnh (sự trở về với chính ta), nên phiền năo tiêu tan, và khi ra về ta cũng đem luôn sự thanh tịnh của chùa về tưới vào gia đ́nh. Được như vậy th́ ta là người biết đến chùa.
Nhưng trên thực tế th́ không phải như vậy. Mặc dù thân của ta vẫn đến chùa đều đều, nhưng ta không c̣n biết đến chùa thực sự là ǵ nữa! Chúng ta đă biến cảnh chùa chiền thành chợ chiều. Thay v́ đến chùa để lấy sự thanh tịnh, ta lại đi đem những ô uế và phiền năo nhét đầy vào chùa. Thay v́ đến chùa để hỏi đạo, ta lại đem chuyện đời kể cho quư Thầy nghe; thay v́ đến chùa làm công quả kiếm chút phước, ta lại đi tạo khẩu nghiệp nói chuyện người này, kể chuyện người kia. Rồi cứ thế, ngày qua tháng lại, một ngày kia ta sực tỉnh, nhận thấy rằng từ bao lâu nay ta đến chùa mà chả học được ǵ hữu ích cả. Kinh băng, sách Phật chất đầy nhà, vậy mà tâm ta vẫn không an, và h́nh như tham, sân, si vẫn c̣n đầy, thế rồi ta hoảng sợ vội vàng chạy đến chùa để cầu cứu, th́ ô hay! Sao chùa bây giờ giống như cái chợ chiều? T́m các Thầy để hỏi đạo th́ các Thầy chỉ nói chuyện đời, nếu không th́ lại kêu gọi ta phát tâm cúng dường... Thế rồi ta chán nản bỏ ra về, ghê tởm và xa lánh chùa! Ḷng tin nơi Tam Bảo của ta càng ngày càng giảm. Ta nào có biết đâu rằng tất cả những ǵ xảy đến cho ta đều có nguyên nhân, đâu phải tự nhiên mà có; mà nguyên nhân thủ phạm lại chính là Ta. V́ ta không biết điều đó nên ta rao rằng: chùa này làm tiền, chùa kia làm tiền! V́ sao lại có t́nh trạng tệ hại như vậy? Tại v́ trước kia đến chùa ta không chịu học đạo cho đàng hoàng, chỉ học lư thuyết suông cho vui, nên ta đă bố thí cúng dường không đúng đắn, không trong sạch. Chính chúng ta đă biến cái chùa thành cái chợ, th́ nay cũng chính chúng ta phải biến cái chợ thành cái chùa như thuở nào, và nhất là những ai có thọ Bồ Tát giới. Công việc này không phải một người có thể làm nỗi, mà tất cả hàng Phật tử tại gia cũng như xuất gia. Tuy nhiên điều đầu tiên là chúng ta phải ư thức được sự tệ hại và đ́nh trệ của Phật giáo Việt Nam (hải ngoại). Có ư thức được th́ chúng ta mới mong muốn sửa đổi, c̣n nếu không th́ chẳng có ǵ để nói nữa cả. Nhược bằng ư thức được th́ ta hăy lên đường làm lại cuộc đời Phật tử của ḿnh, cũng tức là cuộc đời của Phật Giáo Việt Nam vậy. Ta hăy can đảm đừng ngại ngùng học lại những giáo lư căn bản, rồi đem ra áp dụng vào đời sống hằng ngày. Chúng ta có thói quen là thân th́ ngồi dưới đất, mà tâm trí th́ cứ tưởng ở trên mây. Có nghĩa là sao? Nghĩa là tŕnh độ tu học th́ rất kém (tham, sân, si chưa trừ) mà lại hay nói những lư lẽ cao siêu, chỉ thích tụng kinh Đại Đại Thừa Đại Đại Phương Quảng, v.v... Nhất là có những Kinh nào nguyên văn bằng chữ Hán th́ ta lại mù tịt, không hiểu ǵ cả. Ta quên mất rằng đức Phật có nói: 'Nếu tin ta mà không hiểu ta th́ đó là hủy báng ta,' vậy nếu ta tụng kinh Phật mà không hiểu th́ không biết một ngày ta đă hủy báng Phật bao nhiêu lần rồi? Với mục đích giúp cho đọc giả nào muốn làm lại cuộc đời Phật tử của ḿnh, tôi xin biên soạn về 'Bố thí Ba La Mật', là một trong sáu hạnh của Bồ Tát. V́ sao lại chỉ nói về Bố Thí thôi mà không nói cả sáu hạnh của Bồ Tát? Đó là tùy t́nh cảnh, tùy thời. Tùy t́nh cảnh v́ Bố Thí là hạnh đầu tiên trong Lục Độ và nó dễ thực hành cho Phật tử tại gia. C̣n tùy thời là v́ ngày nay rất nhiều Phật tử than phiền là chùa này nhiều tiền, hoặc Thầy này giàu, Thầy kia nghèo,... Bố thí mà biết cách th́ được phước đức vô biên cho cả người cho lẫn người nhận. C̣n Bố thí mà không biết cách th́ chỉ có một bên hoặc chả có bên nào được lợi cả. Do đó, Bố thí mà không biết cách th́ tốt hơn là đừng bố thí!
Bồ Tát Đạo
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 2 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:15am | Đă lưu IP
|
|
|
I. Bồ Tát Đạo
Định nghĩa Bồ Tát.
Bồ Tát là nói tắt của Bồ Đề Tát Đỏa tức Bodhisattva (Sanscrit). Bodhi là giác, Sattva là hữu t́nh. Bodhisattva có nghĩa là người giác ngộ. Nói như vậy th́ hơi mơ hồ, v́ đức Phật cũng là người giác ngộ, A-La-Hán cũng là người giác ngộ, vậy Bồ Tát khác Phật, khác A-La-hán chỗ nào? Có nhiều lối giải thích:
1. Trên phương diện độ sanh: A La Hán tự độ (độ ḿnh), Bồ Tát độ tha (độ người), c̣n Phật là giác hạnh viên măn (độ ḿnh và độ người đă xong).
2. Trên phương diện phát nguyện th́:
- A La Hán chỉ cầu thoát khỏi sinh tử luân hồi.
- Bồ Tát là người phát tâm cầu thành Phật để độ tất cả chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Trên quảng đường từ lúc mới phát Bồ đề tâm (Bodhicitta) cho đến lúc thành Phật th́ gọi là Bồ Tát.
3. Trên phương diện chứng đắc th́:
- A La Hán đă phá được ngă chấp, tức chứng được 'ngă không' (Sattvásùnyatà), không c̣n chấp vào một cái Ta (Atman) hiện hữu *.
- Bồ Tát cũng chứng được 'ngă không', nhưng chưa hoàn toàn được 'pháp không' (Dharmasùnyatà).
- Phật th́ đă phá hoàn toàn ngă chấp và pháp chấp, tức là thấy được thực tướng của vạn pháp, thấy được các pháp không sinh (anutpanna), không diệt (anirudha).
4. Trên phương diện tu tŕ:
- A La Hán tu theo Tứ Đế, ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
- Bồ Tát hành Lục độ (Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ).
- Phật th́ cũng giống như Bồ Tát nhưng đă tới đích. Trên đây chỉ là khái lược sơ về sự khác biệt giữa Phật, Bồ Tát và A La Hán.
Chúng ta là hàng Sơ phát tâm Bồ Tát th́ cần chú trọng nhiều về hai phương diện phát nguyện và tu tŕ. Phát nguyện là phát Bồ đề tâm tức tâm nguyện thành Phật để cứu độ chúng sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi, c̣n tu tŕ là luôn luôn t́m mọi cách để thực hành Lục độ.
II. Tầm quan trọng của phát nguyện và hồi hướng
Trong đạo Phật, ta thường nghe nói về Tam Độc tức là ḷng ham muốn, giận tức và si mê, chúng trói buộc ta trong ṿng sinh tử luân hồi. Và muốn giải thoát th́ ta phải dẹp trừ chúng bằng cách bớt ham muốn, mở rộng ḷng từ bi, trau dồi giáo lư Phật Pháp. Do hiểu như vậy, 0nên nhiều người trong chúng ta không dám mong cầu ǵ cả, đến chùa tụng Kinh cho vui vậy thôi chứ không thành tâm phát nguyện và hồi hướng (trong các thời Kinh ở chùa đều có văn phát nguyện và hồi hướng, nhưng v́ không chú tâm hoặc không hiểu nên gọi là không thành tâm), khi bố thí th́ bố thí vậy thôi chứ không nghĩ ǵ hết. Rồi ta cho như vậy là đúng, v́ trong Thiền Tông thường nói giữ 'Tâm Không', nên ta không dám nghĩ, không dám mong cầu ǵ hết, chỉ giữ Tâm Không thôi. Nếu ta cứ làm như vậy hoài th́ kiếp sau ta sẽ đầu thai thành cục đá bên lề đường, v́ cục đá cũng có Tâm Không, vô tri vô giác, không nghĩ, không biết ǵ cả. Cơi Ta Bà mà chúng ta đang ở đây thuộc về cơi Dục. Chúng sanh ở đây luôn luôn ham muốn, ham muốn ngũ dục: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ ấm. Nhưng chúng ta quên mất một điều là tất cả chư Phật đều thị hiện thành Phật ở cơi này, chứ không thành Phật ở hai cơi Sắc và Vô Sắc. Đức Phật dạy ta ĺa bỏ ngũ dục chứ đâu có dạy ta ĺa bỏ Niết Bàn dục (tức ḷng ham muốn đạt được Niết Bàn). Ở đời, khi làm một việc ǵ th́ ta thường có lư do và mục đích. Lúc nhỏ ta cắp sách đến trường, lư do là cha mẹ ta muốn cho ta nên người. Mục đích của sự học là để được bằng tú tài. Có tú tài để được vào Đại Học. Vào Đại Học mấy năm để có được một văn bằng (diplôme). Có văn bằng để đi ra làm việc. Làm việc để có tiền. Có tiền để nuôi thân hoặc nuôi gia đ́nh,... Tất cả những cái 'để' đó đều là mục đích của những hành động và việc làm của ta. Khi có mục đích là có sự mong cầu. Sự mong cầu hay ham muốn được xem là tốt hay xấu tùy theo mục đích của nó tức là đối tượng của sự mong cầu. Nếu ta ham muốn ngũ dục th́ đó là xấu v́ kết quả là ta sẽ đau khổ, ngược lại nếu ta ham muốn học đạo, tu đạo, th́ đó là một sự ham muốn tốt v́ kết quả là ta sẽ giải thoát, hưởng sự an vui của Niết Bàn. Khi ta ham muốn vừa vừa th́ gọi là mong cầu, khi ta hết ḷng ham muốn và quyết chí đạt cho được mục đích th́ gọi là nguyện. Tất cả chư Phật và Bồ Tát đều là những người đă mong cầu, đă phát nguyện năm xưa. Ta há không nhớ Đức Phật Thích Ca đă phát nguyện ǵ dưới gốc cây Bồ Đề? Ngài nguyện: 'Dù máu khô, thịt nát, xương tan, nếu không giác ngộ (thành Phật) ta thề không rời khỏi nơi đây.'
Ngoài ra đọc trong Túc Sanh Truyện (Jataka) kể về các tiền thân của đức Phật, ta sẽ thấy là mỗi khi làm một hạnh ǵ, ngài đều phát nguyện và hồi hướng. Phát nguyện cầu thành Phật để cứu độ chúng sanh và hồi hướng tất cả công đức cho quả vị Phật.
Hồi hướng là ǵ ?
Là gom góp tất cả để đặt vào một chổ. Người làm phước nhiều mà không biết hồi hướng sẽ giống như người đi làm cho có thật nhiều tiền đem về chất đầy nhà, rồi không biết làm ǵ với đống tiền đó.
Hăy lấy một thí dụ:
1. Ta đến chùa làm một việc công đức, mà trong tâm ta luôn luôn nghĩ đến sự giàu sang sung sướng, th́ kiếp sau ta sẽ được giàu sang sung sướng.
2. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng được giải thoát sinh tử luân hồi, th́ trong những kiếp sau ta sẽ được giải thoát khỏi sinh tử luân hồi.
3. Cũng một việc công đức đó, mà ta hồi hướng cầu thành Phật th́ chắc chắn một kiếp xa xôi nào đó ta sẽ thành Phật.
Tại sao trong thí dụ (1) nói kiếp sau, thí dụ (2) nói những kiếp sau, và thí dụ (3) nói một kiếp xa xôi, ư nghĩa là sao?
Thí dụ (1) nói về sự giàu sang sung sướng ví như một cái áo bành tô (manteau) trị giá 700 quan. Thí dụ (2) nói về sự giải thoát sinh tử luân hồi ví như một chiếc xe hơi trị giá 70.000 quan. Thí dụ (3) nói về sự cầu thành Phật ví như một căn nhà villa trị giá 700.000 quan.
Nếu ta đi làm lương một tháng là 5000 quan, và trong đầu ta không có một mục đích ǵ cả, th́ khi đi đường, nếu thấy một cái áo bành tô đẹp, vừa giá ta có thể mua được th́ ta mua ngay không chần chờ.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một chiếc xe hơi th́ ta phải dành dụm năm này qua năm nọ, không dám lấy tiền lương xài vào việc khác như mua quần áo, th́ khoảng vài năm là ta có thể có được một chiếc xe hơi.
Cũng với số lương đó mà ta muốn có một căn nhà villa th́ ta phải dành dụm lâu hơn nữa v́ lương của ta quá ít so với giá tiền của cái nhà. Do đó ta phải gom góp dành dụm tiền lương không dám xài hoang phí vào việc khác, mà cốt chỉ để mua nhà. Vậy th́ khoảng hai mươi năm hay hơn nữa ta mới hoàn toàn làm chủ cái nhà (v́ ở bên Pháp cho trả Crédit).
Sau ba thí dụ trên, ta thấy rằng cũng cùng một hành động (karman) cùng một nhân (hetu) mà có quả báo khác nhau. Đó là do tâm hồi hướng mà ra. Nếu ta tạo công đức nhiều mà không biết hồi hướng th́ uổng lắm, v́ sao? Dĩ nhiên là khi tạo công đức th́ chắc chắn ta sẽ gặp quả báo tốt, nhưng uổng v́ đó là quả báo hữu lậu của thế gian, sau một thời gian ta sẽ c̣n lại hai bàn tay trắng mà thôi.
Nếu thấy được tầm quan trọng của sự phát nguyện và hồi hướng th́ sau này : trước khi, trong khi, và sau khi làm một việc ǵ tốt ta nên phát nguyện và hồi hướng. Và hơn nữa khi ta gặp một việc công đức nào ta sẽ vui mừng v́ đó là một cơ hội cho ta tiến mau đến mục đích (nếu là trường hợp ta thích xe hơi hoặc căn nhà, mà không thích áo bành tô).
Vậy theo ta hiểu th́ Bồ Tát là phải nhớ đến Bồ đề tâm, nhớ phát nguyện và hồi hướng cầu thành Phật, nhưng không hiểu tại sao khi ta đọc Tâm Kinh th́ thấy trong đó có nói câu 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố'. Lúc đó ta nên khởi tâm nghĩ như vầy : Bồ Tát Quán Tự Tại là bậc Diệu Giác Bồ Tát, c̣n ta đây là Bào thai Bồ Tát (Bồ Tát c̣n nằm trong bụng mẹ). Hơn nữa Quán Tự Tại Bồ Tát đă hiểu, đă thấy, đă chứng được tánh Không, tức thực tướng của vạn pháp, c̣n ta đây không biết cái ǵ là phải cái ǵ là trái, cái ǵ tốt cái ǵ xấu, cái ǵ là Từ Bi cái ǵ là ác độc, nói chi đến tánh Không với tánh Có. Ta đừng làm giống như người đang đi trên sông, thấy người khác đến bờ vứt bỏ con thuyền, mà ở đây ta cũng vội vàng lấy búa ra đập thủng thuyền của ḿnh. Ta phải luôn luôn ư thức nh́n lại xem ḿnh là ai? Em bé lên 3, thanh niên 20, hay ông lăo 70. Nếu là em bé lên 3 th́ ta hăy vui vẻ tập đi, không nên bắt chước lấy cây gậy của ông già bảy mươi mà chết sớm. C̣n ngược lại nếu thấy ḿnh là ông lăo bảy mươi th́ ta cứ việc 'vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố', không ai cấm cản v́ đạo Phật là đạo tự giác không có bắt buộc hay độc tài.
Sau khi hiểu được sự phát Bồ đề tâm cũng như sự phát nguyện và hồi hướng của Bồ Tát, ta bước sang phần thực hành của Bồ Tát tức Lục Độ.
À h́nh như chúng ta quên mất một điều, là không biết tại sao Bồ Tát lại phát Bồ đề tâm ? Mục đích của Bồ đề tâm là thành Phật cứu độ chúng sanh, nhưng lư do và căn nguyên của sự phát Bồ đề tâm là ǵ? Bồ Tát phát Bồ đề tâm, lư do v́ Bồ Tát thấy chúng sanh đau khổ nên muốn cứu khổ chúng sanh, muốn cứu khổ chúng sanh nên mới cầu thành Phật tức cầu sự giác ngộ hoàn toàn.
Bồ Tát là những người ư thức được sự đau khổ của cuộc đời, thấy rơ được sự bất công, sự đàn áp, bóc lột, lợi dụng, tàn hoại, ác độc của chính con người tạo cho con người. Nếu Bồ Tát chỉ ngồi một chỗ, cần ǵ hô lên một tiếng, có người đem đến dâng cho, th́ Bồ Tát khó ư thức được sự khó khăn, đổ mồ hôi sôi nước mắt của người dâng cho ḿnh. Nếu không tự thân chứng nghiệm đau khổ, th́ ít nhất Bồ Tát cũng tập ư thức sự có mặt của đau khổ nơi mọi loài. V́ có đau khổ nên mới có đạo Phật, nếu không có đau khổ th́ không có đạo Phật. Bồ Tát ư thức được sự đau khổ không phải để sợ hăi, mà là để nuôi dưỡng ḷng từ bi của ḿnh. Bồ đề tâm của Bồ Tát cũng ví như ngọn lửa được đốt bằng dầu đau khổ. Nếu không có dầu đau khổ th́ ngọn lửa Bồ đề tâm sẽ tắt. Do đó đối với Tứ Diệu Đế, Bồ Tát đă thấu triệt hoàn toàn. Nếu chúng ta muốn đi theo con đường của Bồ Tát th́ chúng ta cũng cần phải học cho thông suốt Tứ Diệu Đế, nếu không được th́ ít nhất chúng ta cũng cần phải hiểu được 'Nhị diệu đế' tức là hai Diệu đế đầu: Khổ Đế và Tập Đế. Và sau khi hiểu rơ rồi th́ ta hăy tiến bước trên Bồ Tát đạo, nếu không như thế th́ ta chỉ là 'danh tự Bồ Tát', tức là ta đến chùa thọ bồ tát giới cho vui mà thôi.
Sau khi hiểu được nguyên nhân và mục đích của Bồ Tát, ta bước sang con đường đi của Bồ Tát, tức Bồ Tát đạo (Bodhisattvamàrga).
Bồ Tát đạo thường được biểu hiện qua Lục độ, tức sáu hạnh, c̣n gọi là Lục Ba La Mật (Pàramità) gồm có: Bố thí (Dàna), Tŕ giới (Sila), Nhẫn nhục (Ksànti), Tinh tấn (V́rya), Thiền định (Dhyàna), Trí tuệ (Prajna). Pàramità dịch âm là Ba La Mật Đa, dịch chữ là Đáo Bỉ Ngạn có nghĩa là đến bờ bên kia. Lục Ba La Mật là sáu phương tiện có khả năng đưa (độ) Bồ Tát sang đến bờ bên kia là bờ Đại Giác, tức Phật.
Trong phạm vi nhỏ hẹp, sách này chỉ xin nói về Bố thí Ba la mật thôi. V́ bố thí đúng với ư nghĩa của nó th́ nó bao gồm cả sáu Ba la mật, nếu không th́ nhiều khi nó cũng không được gọi là Bố thí nữa.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 3 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:17am | Đă lưu IP
|
|
|
Bố thí là ǵ ?
I. Bố thí là ǵ ?
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí. Bố là khắp, thí là cho. Bố thí là cho khắp tất cả. Nếu nói như vậy th́ hơi đơn giản và mơ hồ. V́ cho khắp tất cả có nghĩa là cho khắp tất cả những ǵ ḿnh có, hay cho khắp tất cả chúng sinh?
Khi ta đi đường gặp một kẻ nghèo khó đứng xin ăn, ta lấy năm đồng hay một cắc ra cho họ, th́ ta gọi đó là bố thí cho kẻ nghèo. Trong gia đ́nh khi ta cho con cái vật ǵ th́ ta chỉ gọi đó là cho. Đối với những người có địa vị xă hội cao hơn ta, hay đối với hàng ông bà chú bác th́ ta không gọi là cho mà gọi là Tặng hay Biếu. Rồi khi vào chùa đối với Tam Bảo ta lại có tiếng gọi khác là cúng dường. Cũng là một hành động cho mà lại có nhiều tên gọi khác nhau v́ đó là tùy ở nơi đối tượng của sự cho, tức là người nhận. Mùa Xuân Tết đến, ta không thể đem một món quà đến gặp ông chủ của ḿnh mà nói rằng: 'Tôi xin bố thí cho ông chủ món quà', hoặc gặp một vị Thầy ta nói: 'Con xin bố thí cho Thầy', hoặc ta cũng không thể nói: 'Ba cúng dường cho con một hộp bánh', v...v... Tiếng Việt của ta rắc rối lắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ư cẩn thận một chút là ta có thể gây phiền phức cho chính ḿnh và cả người khác nữa.
Như ta đă thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí. Nhưng để giản tiện bớt cho những trang sau, ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí.
II. V́ sao phải bố thí ?
V́ Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây : Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác; bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí th́ ai cũng thương mến; bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hăi; bố thí tiêu trừ ḷng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí th́ chư Thiên ủng hộ; bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đă đi qua; bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt; bố thí là hành động của những người hùng; bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh); bố thí giữ ǵn công đức; bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn; bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp; bố thí là nhà ở của những người cao quư, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và Vĩ nhân; bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo.
* Người trí và người ngu trong cuộc hỏa hoạn.
Khi có một cuộc hỏa hoạn, người có trí khôn biết nhận xét xem lửa có thể lan đến nhà ḿnh hay không? Nếu có th́ vội vàng thâu góp tài sản dời đi chổ khác yên ổn trước khi lửa cháy tới. Đến khi lửa lan tới và mặc dù căn nhà của ḿnh bị cháy tiêu rụi, nhưng người ấy vẫn c̣n nguyên những ǵ quư giá, và nhờ đó có thể xây cất lại căn nhà khác. Cũng như thế, người trí biết được cái thân xác của ḿnh rất mong manh dễ tàn, và của cải vật chất cũng vậy nay c̣n mai mất, thừa dịp tốt lúc thân xác và của cải chưa mất, người ấy trau giồi tích tụ công đức bằng cách thực hành bố thí, cũng giống như người khôn biết thâu nhặt đồ vật quư giá trước khi nhà cháy; và trong những kiếp sau người ấy (người bố thí) sẽ được hưởng lại sự bố thí do phước báo đă tạo, giống như người khôn xây lại căn nhà mới vậy.
Ngược lại, cũng trong một cuộc hỏa hoạn, người ngu không biết làm ǵ, chỉ v́ tham lam không muốn rời bỏ căn nhà; đến khi lửa cháy tới nơi, hoảng hốt lo chạy thoát thân một ḿnh, không đem theo được đồ vật nào cả; người này không có trí khôn nhận xét được sự lan tràn nhanh chóng của lửa (nhất là khi có gió to), để rồi dưới sức gió mănh liệt và ngọn lửa vô t́nh, căn nhà của ḿnh chỉ trong vài phút là cháy rụi ra tro. Tệ hơn nữa là chờ đến giờ phút chót mới lo chạy thoát thân nên không đem theo được tài sản nào hết. Do đó sau cuộc hỏa hoạn, người này phải chịu đói khát, chịu nóng lạnh và sống cực khổ cho đến hết cuộc đời. Trường hợp của một người tham lam, bỏn xẻn, keo kiệt cũng giống như người ngu vừa kể trên, tức là không biết rằng thân xác, của cải và mạng sống rất mong manh, dễ tàn nay c̣n mai mất, không thể nào giữ măi măi được, chỉ trong một tíc tắc đồng hồ thôi là có thể tiêu tan mất hết. V́ không biết được như vậy nên trong suốt cuộc đời, người ngu chỉ chúi đầu vào việc tích tụ của cải, vơ vét tiền bạc, rồi bảo vệ, giữ ǵn chúng một cách tham lam ích kỷ. Nhưng rồi bất th́nh ĺnh một ngày nào đó 'Thần chết' đến gơ cửa nắm đầu lôi đi (không thể từ chối được). Xác thân tứ đại này tan ră trở về với đất rừng, những của cải, tài sản khổ công tích tụ đều phải bỏ lại không đem theo được, và kiếp sau tái sinh trong cảnh nghèo khổ, đói rét giống như người ngu hoảng hốt trong cơn hỏa hoạn vậy.
Người trí, rộng lượng biết được rằng: khi bố thí cho người khác tức là làm lợi ích cho chính ḿnh. Ngược lại người ngu, bần tiện, không biết được rằng: nếu không bố thí hay giúp đỡ người khác tức là chả làm được lợi ích ǵ cho chính ḿnh cả.
Bố thí có mấy loại ?
Nếu ta là người học Phật lâu năm ta sẽ nhanh nhẹn trả lời rằng có 3 loại:
1) Tài thí: tức bố thí tiền.
2) Pháp thí: tức bố thí pháp.
3) Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hăi.
Trả lời như vậy xong, ta yên chí cho là ḿnh đă hiểu xong Bố thí Ba La Mật, rồi ta bỏ qua, đi lấy Kinh Hoa Nghiêm ra đọc, hoặc lấy sách Tổ Sư Thiền ra coi. Nhưng than ôi! Ta đă lầm to, Bố thí Ba La Mật đâu phải chỉ có bấy nhiêu thôi!
Khi nói đến sự bố thí, th́ ta nhận ra có ba yếu tố tạo ra nó, đó là: người cho (năng thí), món đồ (vật thí), và người nhận (sở thí).
Ba món Bố thí mà ta vừa kể trên (Tài, Pháp, Vô úy) thuộc về vật thí. C̣n người cho và người nhận, ta đă sơ xuất bỏ quên. Ba yếu tố cho ra sự Bố thí quan trọng lắm, nếu thiếu một trong ba cái đó th́ sẽ không có sự Bố thí.
Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận th́ không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhận th́ cũng không có sự bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho th́ cũng không có sự bố thí.
Nếu muốn phân loại th́ ta phải căn cứ trên ba yếu tố của sự Bố thí mà phân loại:
- Trên phương diện người cho (dayaka) th́ có hai loại: Bố thí trong sạch (visuddhadàna) và không trong sạch (avisudha).
- Trên phương diện vật thí (deya) th́ có ba loại: Tài thí (Dravyadàna), Pháp thí (Dharmadàna) và Vô úy thí (Abhayadàna).
- Trên phương diện người nhận (tức đối tượng của sự bố thí), c̣n được gọi là ruộng phước (phước điền) th́ có hai loại: ruộng phước nhỏ (karunàpunyaksetra) và ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra).
Trên đây chỉ là tạm phân loại tổng quát thôi, v́ mỗi loại lại được phân ra làm các phần nhỏ nữa mà ta sẽ đi sâu vào chi tiết sau.
I. Trên phương diện người thí
Có hai loại bố thí: Trong sạch và không trong sạch.
1) Thế nào là bố thí không trong sạch ?
Đó là bố thí v́: tư lợi, bất kính, chán ghét, yếu hèn, muốn dụ dỗ, sợ chết, muốn chọc tức, ghen tức, ganh đua, kiêu ngạo, cầu danh, tránh né sự nguy hiểm, muốn mê hoặc ḷng người,... Tóm lại bố thí v́ một cái tâm xấu xa, không nghĩ đến sự an vui hay lợi ích cho người nhận.
2) Thế nào là bố thí trong sạch?
Nói một cách giản dị, đó là sự bố thí có tánh cách ngược lại những ǵ đă tả ở phần trên. C̣n có nghĩa là Bố thí mà muốn đem lại lợi ích cho người nhận.
Vừa kể trên là sự bố thí trong sạch cho tất cả mọi người. Riêng cho Phật tử th́ Bố thí trong sạch c̣n có nghĩa là bồi đắp công đức cho sự giải thoát, tức Niết Bàn (Nirvàna).
Phải bồi đắp cách nào? Bằng cách bố thí với tâm trong sạch, không cầu phước báo của Trời (Deva), người (Manusya), không cầu sự sung sướng trong đời này và đời sau, chỉ cầu giải thoát của Niết Bàn, bố thí với tấm ḷng cung kính (satkàra) hoặc từ bi (maitŕkarùna). Trong lúc chưa chứng được hoàn toàn quả Niết Bàn, ta vẫn tái sinh ở cảnh an vui của Trời, người (mặc dù không cố ư cầu), đó là do nghiệp báo tốt của sự bố thí trong sạch. Đức Phật có nói rằng: 'Trên đời này có hai hạng người rất là hiếm có: 1) Một vị Tỳ Khưu đă hoàn toàn giải thoát trong số các tu sĩ lang thang (pravajita); 2) Một người biết bố thí trong sạch trong số các cư sĩ tại gia' (Anguttara I).
II. Trên phương diện vật thí
Có ba loại: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
Trong mỗi loại trên lại chia ra: chân chính và không chân chính.
1) Tài thí
Tài thí lại chia ra hai loại: Ngoại thí và Nội thí.
a) Ngoại thí (bàhyadàna)
Ngoại thí là bố thí những đồ vật bên ngoài như: vàng, bạc, của cải, quần áo, đồ ăn thức uống...
b) Nội thí (àdhyàtmika)
Nội thí là bố thí những ǵ trong thân thể con người chúng ta; như xưa kia đức Phật c̣n làm Bồ Tát đă bố thí đầu, mắt, chân, tay... Ngày nay ta không làm nổi như vậy th́ ta có thể ra công giúp sức như làm công quả cho chùa, kéo xe cho người già, v...v... Hoặc tiếp máu cho bệnh nhân ở nhà thương, hoặc kư giấy cho những bộ phận trong thân thể ḿnh nếu bị chết bất đắc kỳ tử.
c) Tài thí chân chính: là những đồ vật được bố thí không phải do từ trộm cắp hay cướp giật. Nếu ngược lại là tài thí không chân chính.
Ngoài ra nếu ta bố thí trong những trường hợp sau đây th́ phước báo sẽ tăng lên gấp bội:
1. Bố thí đúng lúc. Có nghĩa là bố thí cho: những người đi xa, người từ xa mới đến, người bịnh, người trông coi kẻ bịnh, trong những mùa giá lạnh.
2. Bố thí luôn luôn mà không thấy mệt mỏi hay chán nản.
3. Bố thí tùy theo sở thích của người xin.
4. Bố thí những vật quí giá.
5. Bố thí cho những người làm việc cho Chùa, làm vườn, đào mương ...
6. Bố thí cho chư Tăng.
7. Bố thí mà kính trọng người nhận.
8. Bố thí cho những người có đức hạnh.
9. Bố thí tất cả những ǵ mà ḿnh có.
* Sự bố thí toàn vẹn của Họa sĩ Karna (Sùtralamkara).
Thuở đó ở làng Puskaravàvati có một người họa sĩ tên là Karna. V́ làm ăn không khá nên anh ta đă từ giả gia đ́nh vợ con, lên đường một ḿnh sang nước lân cận là Taksasila. Nơi đây anh ta tận tụy làm việc, kết quả là sau mười hai năm, anh ta đă dành dụm được ba chục đồng tiền vàng. Hớn hở, anh ta trở về quê cũ, trên đường về làng nghe thấy một hồi chuông trống báo hiệu sắp có một cuộc hội họp quan trọng của Chư Tăng, thế là anh ta lần ṃ đến. Với một đức tin trong sạch anh đi gặp vị Tăng Tri sự (tức vị Tăng phân phối chỉ huy buổi họp) mà hỏi rằng: 'Thưa ngài, buổi họp như vậy nếu kéo dài một ngày th́ phải cần chi phí bao nhiêu để có thể cúng dường (vật thực) đầy đủ cho chư Tăng?' Vị Tăng Tri sự trả lời: 'Khoảng ba mươi đồng vàng th́ đủ cho một ngày'. Nghe vậy xong, anh liền móc túi lấy ra ba mươi đồng vàng đưa hết cho vị Tri sự mà thưa rằng: 'Con xin thành tâm, dâng cúng vật thực một ngày cho chư Tăng'. Sau đó anh ta trở về nhà với hai bàn tay trắng. Về đến nhà, vợ anh mừng rỡ chạy ra đón và hỏi: 'Trong suốt mười hai năm anh đă làm được bao nhiêu tiền?' Anh ta trả lời: 'Được ba mươi đồng vàng'. Vợ anh hỏi tiếp: 'Thế ba mươi đồng vàng đâu anh hăy cho xem?' Anh ta nói: 'Tôi đă gieo tất cả vào một ruộng phước (punyaksetra) rồi'. Vợ anh hỏi ruộng phước nào th́ anh trả lời: 'Tôi đă cúng dường hết cho Giáo đoàn Tăng Già (Sangha)'. Vừa nghe như vậy xong, người vợ liền nổi giận la hét mắng chửi và đánh đập anh, rồi lôi kéo anh ra ṭa nhờ quan trên xét xử và trừng phạt anh. Ra đến ṭa, quan hỏi có chuyện ǵ th́ vợ anh thưa rằng: 'Chồng tôi là một tên khùng nặng ! Trong suốt mười hai năm trời đi làm ở nước ngoài, dành dụm được ba mươi đồng vàng. Nhưng về đến đây không biết nghĩ và thương hại đến vợ con, nên chồng tôi đă phung phí, cho người ta hết không c̣n đồng nào. Chiếu theo pháp luật, tôi lôi anh ta đến đây xin quan trên xét xử'. Quan ṭa hỏi người chồng: 'Tại sao anh lại đưa cho người ta hết thay v́ đem về đưa cho vợ con ?' Anh trả lời: 'Trong những kiếp sống trước của tôi, tôi đă không biết làm các hạnh lành, v́ thế nên trong kiếp này tôi phải chịu cảnh nghèo và cực khổ. Nhưng cũng trong kiếp này, tôi có duyên may gặp được một ruộng phước, và nếu tôi không nắm lấy cơ hội gieo vào đó những hạt giống lành, th́ chắc chắn trong những kiếp vị lai tôi sẽ phải chịu măi măi cảnh nghèo khổ không biết đến bao giờ mới hết. V́ muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ nên ngày hôm nay tôi đă cúng dường hết số vàng của tôi cho đoàn Tăng Già'. Vị quan ṭa này lại là một Ưu bà tắc (Upàsaka), có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên sau khi nghe anh họa sĩ trả lời như thế, liền hết ḷng tán thán: 'Việc làm của anh quả thật là cao thượng, anh đă biết bố thí toàn vẹn cho Giáo đoàn số tiền dành dụm được sau bao năm làm lụng cực khổ. Thật là cao quư, tôi đây thiệt không bằng'. Thế rồi vị quan ṭa liền tháo cái ṿng ngọc đang đeo ở cổ đưa tặng anh ta, cùng lúc cho anh ta con ngựa của ḿnh đang cưỡi và một làng nhỏ. Rồi cuối cùng quan ṭa lại nói thêm: 'Anh vừa mới hiến tặng cho Giáo đoàn, th́ tôi đây cũng xin hiến tặng lại anh, nhưng đó chỉ gọi là một chút quả báo hiện tại, chắc chắn trong những kiếp tới phước đức quả báo của anh sẽ vô lượng'.
* Sự cúng dường của Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa)
Ca Diếp có nghĩa là ...m Quang, v́ thân h́nh của ngài lúc lào cũng tỏa ra ánh sáng rực rỡ và trang nghiêm. Do nhân duyên nào mà được như thế ? Trong một tiền kiếp quá khứ xa xưa vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), lúc đó tôn giả Ca Diếp tiền thân là một thợ bạc chuyên đúc tượng. Một ngày nọ, có một thiếu nữ nghèo vào tiệm trên tay mang theo một thoi vàng, nhờ ông đúc một pho tượng Phật. Người thợ bạc thấy thế liền hỏi : " Vàng ở đâu mà cô có ? " Thiếu nữ trả lời :" Trên đường đi lễ Phật về đă nhặt được."
Người thợ bạc lấy làm ngạc nhiên hỏi : " Tôi thấy cô nghèo khổ quá, không đủ cơm ăn, áo mặc, sao cô không đem vàng này bán đi để chi dụng cho cuộc sống mà lại đem đúc tượng Phật ? "
Thiếu nữ nói : "V́ tôi có phát lời nguyện tại chùa là nếu có đủ thuận duyên th́ tôi sẽ đúc một pho tượng Phật bằng vàng đẻ cho chúng sinh chiêm ngưỡng lễ bái. Và hôm nay làm được như vậy là tôi măn nguyện lắm rồi, không c̣n mong cầu chi khác hơn."
Cảm động trước sự phát tâm bố thí cúng dường quá rộng lớn của thiếu nữ, người thợ bạc cũng phát tâm : " Được, tôi sẽ đúc cho cô pho tượng Phật này và tôi cũng xin nguyện cúng dường không lấy tiền công."
Do nơi công đức bố thí và cúng dường này mà chín mươi mốt kiếp sau, hai người sinh ra lúc nào thân h́nh lúc nào cũng trong sáng trang nghiêm và gặp được nhiều thiện hữu tri thức, cho đến kiếp sau cùng sinh vào nước Ấn Độ gặp Phật Thích Ca xuât gia học đạo đồng chứng quả A La Hán.
2) Pháp thí
Thế nào là pháp thí?
Được xem là pháp thí gồm có:
1. Tất cả những lời nói chân thật, hữu ích có thể đem lại an lạc cho người nghe.
2. Giảng dạy chánh pháp của đức Phật (Buddhadharma).
3. Giảng dạy ba Tạng pháp: Kinh (Sùtra), Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma).
4. Giảng dạy cho người biết hai pháp: Thanh văn (Sravaka) và Bồ Tát (Bodhisattva).
Nghi vấn: Tại sao Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) cũng giảng dạy ba Tạng pháp, pháp Thanh văn và Bồ Tát mà lại bị đọa xuống Địa ngục ? Lư do tại sao ?
Ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa là người chuyên môn ganh đua t́m cách hại đức Phật, lại c̣n hay chia rẽ phá rối sự ḥa hợp của Tăng đoàn. Ngoài hai trọng tội này ra, Đề Bà Đạt Đa lại c̣n tạo rất nhiều tội về tà kiến. Sự giảng dạy thuyết pháp của Đề Bà Đạt Đa không phải là một sự bố thí Pháp trong sạch, nhằm cầu sự giải thoát, mà là cầu danh, cầu lợi, cầu sự kính trọng, ... Chính v́ sự Pháp thí không trong sạch này nên Đề Bà Đạt Đa chả gặt hái được công đức nào mà vẫn bị xuống địa ngục như thường.
* Pháp thí không chân chính là giảng dạy những giáo pháp của ngoại đạo, không đưa con người đến sự giải thoát sinh tử luân hồi (như dạy xuất hồn, dạy làm bùa phép, v...v...)
* Pháp thí chân chính là giảng dạy những giáo pháp đưa con người đến giải thoát rốt ráo của Niết Bàn (Nirvàna).
3) Vô úy thí
Vô úy thí có nghĩa là bố thí sự không sợ hăi, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ ǵ cả.
Theo nguồn gốc Kinh tạng nguyên thủy (Anguttara, Itivuttaka) th́ chỉ có hai loại Bố thí, đó là Tài thí và Pháp thí. Nhưng theo giáo lư Đại thừa (Mahayàna), có thêm vào một loại bố thí thứ ba là Vô úy thí.
Theo ư kiến cá nhân, th́ tôi thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí. V́ sao? V́ khi bố thí, tức là cho, th́ có hai cách: một là cho bằng hành động, hai là cho bằng lời nói. Nếu bằng hành động th́ đó thuộc Tài thí, c̣n nếu bằng lời nói th́ đó thuộc Pháp thí.
Thí dụ:
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Ta gọi đó là Vô úy thí. Nhưng hành động đi theo của ta chính là thân thí (có nghĩa là vác cái thân của ta đi theo người đó), vậy tức là thuộc tài thí rồi.
* Nếu có người sợ chết, sợ xuống địa ngục, ta liền đem giáo lư an ủi họ, chỉ cho họ làm lành hoặc biết niệm Phật th́ sau khi chết sẽ về Cực Lạc. Nhờ đó họ không c̣n sợ chết nữa. Ta gọi đó là vô úy thí. Nhưng những lời lẽ mà ta an ủi họ, đó chính là Pháp thí rồi.
Ta không thể nào tự nhiên làm cho người khác hết sợ hăi được. Ta phải làm một cái ǵ đó (một lời nói, một sự hiện diện, một sự an ủi, một sự giúp sức,...) cho người ấy th́ người ấy mới hết sợ (vô úy) được. Sự hết sợ chính là kết quả của Tài thí hoặc Pháp thí. V́ vậy Vô úy thí không thể được xem là một loại bố thí riêng biệt không tùy thuộc ǵ nơi hai sự bố thí kia cả (Tài và Pháp thí).
* Thế nào là vô úy thí chân chính?
Vô úy thí chân chính hay không chân chính đó là tùy thuộc ở Tài thí và Pháp thí có chân chính hay không?
Thí dụ:
- Có một người sợ chết. Ta bảo họ đừng sợ, cứ lo niệm Phật, ăn chay, làm phước, đến khi chết sẽ về Cực Lạc. Thế rồi họ nghe theo và hết sợ chết. Đó là vô úy thí chân chính.
- Cũng cùng một người, nếu ta bảo họ đừng sợ chết, v́ chết là hết, không có ǵ phải lo cả, không có địa ngục, không có thiên đàng. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, th́ đó là Vô úy thí không chân chính (v́ ta dạy họ chấp đoạn).
4. So sánh ba loại Bố thí
V́ thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí nên ở đây tôi chỉ so sánh Tài thí với Pháp thí thôi.
Đa số chúng ta ai cũng biết trước là Pháp thí quư hơn Tài thí. Chính đức Phật đă nói: 'Trong hai loại Bố thí này, th́ Pháp thí là trên' (Anguttara I). V́ sao? V́ nhiều lư do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cơi Dục giới (Kàmadhatu) c̣n phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cơi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cơi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, c̣n sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), v́ tiền cho lâu rồi cũng hết, c̣n giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí c̣n thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đ̣i hỏi nhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimàrga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, chỉ trong thời đại có một đức Phật ra đời ta mới có thể thực hiện Pháp thí được. V́ thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lư do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
III. Trên phương diện người nhận hay ruộng phước
Tại sao lại gọi người nhận (pratigràhaka) ruộng phước (punyaksetra)? Tại v́ chính ở nơi họ mà ta gieo hạt giống phước đức nên gọi là ruộng phước. Nhờ có họ mà ta mới thực hiện được sự Bố thí.
Có hai loại ruộng phước:
1) Ruộng phước nhỏ (Karunàpunyaksetra) :
V́ ḷng thương hại (karunà) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống thương hại sẽ cho ra những cây lúa nhỏ, nên gọi là ruộng phước nhỏ.
2) Ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra) :
V́ có tâm kính trọng (satkàra) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống kính trọng sẽ cho ra những cây lúa lớn, nên gọi là ruộng phước lớn.
* Sự Bố thí của vua A Dục (Asoka)
Một hôm đức Phật đi tản bộ cùng với ngài A nan trên thành Vương Xá (Ràjagrha). Đến một quăng đường có hai trẻ nhỏ Jaya và Vijaya đang vui đùa lấy đất sét nắn thành những cái nhà nhỏ. Khi thấy đức Phật đến gần, chúng rất vui mừng hớn hở. Jaya lấy đất sét nắn thành một cái bánh, thành kính cúi đầu cúng dâng cho đức Phật, c̣n Vijaya lức đó cũng chắp hai tay lại cúi lạy theo bạn. Jaya, trong lúc cúng dường cái bánh đất, phát nguyện rằng sau này sẽ làm vua an trị cả một thế giới, rồi em tụng lên một bài kệ cúng dường đức Phật. Đức Phật hoan hỷ đưa tay đón nhận cái bánh đất của em và mỉm cười. Thấy đức Phật mỉm cười, ngài A nan lấy làm lạ nên hỏi lư do, và đức Phật trả lời rằng: 'Một trăm năm, sau khi ta nhập Niết Bàn, đứa bé này sẽ là một vị Chuyển luân thánh vương (Cakravartin) trông coi một trong bốn châu thiên hạ, và trong thành phố Kusumapura (Pàtaliputra), nó sẽ làm một vị minh vương tên là A Dục (Ásoka). Sau khi chia phát những xá lợi của ta xong, nó sẽ xây cất 84.000 bảo tháp để làm lợi ích cho muôn loài'.
Sự tích trên cho ta thấy ư nghĩa phước báo của một sự bố thí với ḷng kính trọng người nhận, tức ruộng phước lớn.
* Sau khi phân tách tỉ mỉ, đi sâu vào chi tiết từng loại bố thí, ta có thể tóm tắt lại như sau:
Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước đức quả báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây:
1) Người bố thí phải có tâm trong sạch.
2) Vật được thí phải chân chính.
3) Người nhận phải được kính trọng tối đa.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 4 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:19am | Đă lưu IP
|
|
|
Bố thí là ǵ ?
I. Bố thí là ǵ ?
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí. Bố là khắp, thí là cho. Bố thí là cho khắp tất cả. Nếu nói như vậy th́ hơi đơn giản và mơ hồ. V́ cho khắp tất cả có nghĩa là cho khắp tất cả những ǵ ḿnh có, hay cho khắp tất cả chúng sinh?
Khi ta đi đường gặp một kẻ nghèo khó đứng xin ăn, ta lấy năm đồng hay một cắc ra cho họ, th́ ta gọi đó là bố thí cho kẻ nghèo. Trong gia đ́nh khi ta cho con cái vật ǵ th́ ta chỉ gọi đó là cho. Đối với những người có địa vị xă hội cao hơn ta, hay đối với hàng ông bà chú bác th́ ta không gọi là cho mà gọi là Tặng hay Biếu. Rồi khi vào chùa đối với Tam Bảo ta lại có tiếng gọi khác là cúng dường. Cũng là một hành động cho mà lại có nhiều tên gọi khác nhau v́ đó là tùy ở nơi đối tượng của sự cho, tức là người nhận. Mùa Xuân Tết đến, ta không thể đem một món quà đến gặp ông chủ của ḿnh mà nói rằng: 'Tôi xin bố thí cho ông chủ món quà', hoặc gặp một vị Thầy ta nói: 'Con xin bố thí cho Thầy', hoặc ta cũng không thể nói: 'Ba cúng dường cho con một hộp bánh', v...v... Tiếng Việt của ta rắc rối lắm, không phải dễ dàng đâu! Nếu không chú ư cẩn thận một chút là ta có thể gây phiền phức cho chính ḿnh và cả người khác nữa.
Như ta đă thấy Bố thí gồm có nhiều nghĩa: cho, tặng, biếu, cúng dường, bố thí. Nhưng để giản tiện bớt cho những trang sau, ta tạm gọi tất cả những cái đó là Bố thí.
II. V́ sao phải bố thí ?
V́ Bố thí đem lại nhiều lợi ích sau đây : Bố thí là một kho tàng phước đức luôn luôn đi theo người chủ (tức người cho) đời này sang đời khác; bố thí xây dựng hạnh phúc và tiêu trừ đau khổ; người biết bố thí th́ ai cũng thương mến; bố thí làm cho tâm (người cho) được an vui, khi gần chết tâm không sợ hăi; bố thí tiêu trừ ḷng tham lam bỏn xẻn; người biết bố thí th́ chư Thiên ủng hộ; bố thí là con đường trong sạch mà tất cả Thánh nhân đều đă đi qua; bố thí là một thiện nghiệp sẽ cho ra quả báo tốt; bố thí là hành động của những người hùng; bố thí sẽ tiêu trừ sự nghèo và đóng cửa dẫn đến ba đường ác (địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh); bố thí giữ ǵn công đức; bố thí là điều kiện đầu tiên của con đường dẫn đến Niết Bàn; bố thí là gốc rễ của tất cả thiện pháp; bố thí là nhà ở của những người cao quư, là thú vui của những bậc Thánh (Arya) và Vĩ nhân; bố thí là một cái gương sáng đáng để cho những người thiếu phước đức và trí huệ noi theo.
* Người trí và người ngu trong cuộc hỏa hoạn.
Khi có một cuộc hỏa hoạn, người có trí khôn biết nhận xét xem lửa có thể lan đến nhà ḿnh hay không? Nếu có th́ vội vàng thâu góp tài sản dời đi chổ khác yên ổn trước khi lửa cháy tới. Đến khi lửa lan tới và mặc dù căn nhà của ḿnh bị cháy tiêu rụi, nhưng người ấy vẫn c̣n nguyên những ǵ quư giá, và nhờ đó có thể xây cất lại căn nhà khác. Cũng như thế, người trí biết được cái thân xác của ḿnh rất mong manh dễ tàn, và của cải vật chất cũng vậy nay c̣n mai mất, thừa dịp tốt lúc thân xác và của cải chưa mất, người ấy trau giồi tích tụ công đức bằng cách thực hành bố thí, cũng giống như người khôn biết thâu nhặt đồ vật quư giá trước khi nhà cháy; và trong những kiếp sau người ấy (người bố thí) sẽ được hưởng lại sự bố thí do phước báo đă tạo, giống như người khôn xây lại căn nhà mới vậy.
Ngược lại, cũng trong một cuộc hỏa hoạn, người ngu không biết làm ǵ, chỉ v́ tham lam không muốn rời bỏ căn nhà; đến khi lửa cháy tới nơi, hoảng hốt lo chạy thoát thân một ḿnh, không đem theo được đồ vật nào cả; người này không có trí khôn nhận xét được sự lan tràn nhanh chóng của lửa (nhất là khi có gió to), để rồi dưới sức gió mănh liệt và ngọn lửa vô t́nh, căn nhà của ḿnh chỉ trong vài phút là cháy rụi ra tro. Tệ hơn nữa là chờ đến giờ phút chót mới lo chạy thoát thân nên không đem theo được tài sản nào hết. Do đó sau cuộc hỏa hoạn, người này phải chịu đói khát, chịu nóng lạnh và sống cực khổ cho đến hết cuộc đời. Trường hợp của một người tham lam, bỏn xẻn, keo kiệt cũng giống như người ngu vừa kể trên, tức là không biết rằng thân xác, của cải và mạng sống rất mong manh, dễ tàn nay c̣n mai mất, không thể nào giữ măi măi được, chỉ trong một tíc tắc đồng hồ thôi là có thể tiêu tan mất hết. V́ không biết được như vậy nên trong suốt cuộc đời, người ngu chỉ chúi đầu vào việc tích tụ của cải, vơ vét tiền bạc, rồi bảo vệ, giữ ǵn chúng một cách tham lam ích kỷ. Nhưng rồi bất th́nh ĺnh một ngày nào đó 'Thần chết' đến gơ cửa nắm đầu lôi đi (không thể từ chối được). Xác thân tứ đại này tan ră trở về với đất rừng, những của cải, tài sản khổ công tích tụ đều phải bỏ lại không đem theo được, và kiếp sau tái sinh trong cảnh nghèo khổ, đói rét giống như người ngu hoảng hốt trong cơn hỏa hoạn vậy.
Người trí, rộng lượng biết được rằng: khi bố thí cho người khác tức là làm lợi ích cho chính ḿnh. Ngược lại người ngu, bần tiện, không biết được rằng: nếu không bố thí hay giúp đỡ người khác tức là chả làm được lợi ích ǵ cho chính ḿnh cả.
Bố thí có mấy loại ?
Nếu ta là người học Phật lâu năm ta sẽ nhanh nhẹn trả lời rằng có 3 loại:
1) Tài thí: tức bố thí tiền.
2) Pháp thí: tức bố thí pháp.
3) Vô úy thí: tức bố thí sự không sợ hăi.
Trả lời như vậy xong, ta yên chí cho là ḿnh đă hiểu xong Bố thí Ba La Mật, rồi ta bỏ qua, đi lấy Kinh Hoa Nghiêm ra đọc, hoặc lấy sách Tổ Sư Thiền ra coi. Nhưng than ôi! Ta đă lầm to, Bố thí Ba La Mật đâu phải chỉ có bấy nhiêu thôi!
Khi nói đến sự bố thí, th́ ta nhận ra có ba yếu tố tạo ra nó, đó là: người cho (năng thí), món đồ (vật thí), và người nhận (sở thí).
Ba món Bố thí mà ta vừa kể trên (Tài, Pháp, Vô úy) thuộc về vật thí. C̣n người cho và người nhận, ta đă sơ xuất bỏ quên. Ba yếu tố cho ra sự Bố thí quan trọng lắm, nếu thiếu một trong ba cái đó th́ sẽ không có sự Bố thí.
Có người cầm trong tay một món đồ muốn cho mà không có ai nhận th́ không có sự bố thí. Có món đồ mà không có người cho và người nhận th́ cũng không có sự bố thí. Có người sẵn sàng nhận đồ mà không có ai cho th́ cũng không có sự bố thí.
Nếu muốn phân loại th́ ta phải căn cứ trên ba yếu tố của sự Bố thí mà phân loại:
- Trên phương diện người cho (dayaka) th́ có hai loại: Bố thí trong sạch (visuddhadàna) và không trong sạch (avisudha).
- Trên phương diện vật thí (deya) th́ có ba loại: Tài thí (Dravyadàna), Pháp thí (Dharmadàna) và Vô úy thí (Abhayadàna).
- Trên phương diện người nhận (tức đối tượng của sự bố thí), c̣n được gọi là ruộng phước (phước điền) th́ có hai loại: ruộng phước nhỏ (karunàpunyaksetra) và ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra).
Trên đây chỉ là tạm phân loại tổng quát thôi, v́ mỗi loại lại được phân ra làm các phần nhỏ nữa mà ta sẽ đi sâu vào chi tiết sau.
I. Trên phương diện người thí
Có hai loại bố thí: Trong sạch và không trong sạch.
1) Thế nào là bố thí không trong sạch ?
Đó là bố thí v́: tư lợi, bất kính, chán ghét, yếu hèn, muốn dụ dỗ, sợ chết, muốn chọc tức, ghen tức, ganh đua, kiêu ngạo, cầu danh, tránh né sự nguy hiểm, muốn mê hoặc ḷng người,... Tóm lại bố thí v́ một cái tâm xấu xa, không nghĩ đến sự an vui hay lợi ích cho người nhận.
2) Thế nào là bố thí trong sạch?
Nói một cách giản dị, đó là sự bố thí có tánh cách ngược lại những ǵ đă tả ở phần trên. C̣n có nghĩa là Bố thí mà muốn đem lại lợi ích cho người nhận.
Vừa kể trên là sự bố thí trong sạch cho tất cả mọi người. Riêng cho Phật tử th́ Bố thí trong sạch c̣n có nghĩa là bồi đắp công đức cho sự giải thoát, tức Niết Bàn (Nirvàna).
Phải bồi đắp cách nào? Bằng cách bố thí với tâm trong sạch, không cầu phước báo của Trời (Deva), người (Manusya), không cầu sự sung sướng trong đời này và đời sau, chỉ cầu giải thoát của Niết Bàn, bố thí với tấm ḷng cung kính (satkàra) hoặc từ bi (maitŕkarùna). Trong lúc chưa chứng được hoàn toàn quả Niết Bàn, ta vẫn tái sinh ở cảnh an vui của Trời, người (mặc dù không cố ư cầu), đó là do nghiệp báo tốt của sự bố thí trong sạch. Đức Phật có nói rằng: 'Trên đời này có hai hạng người rất là hiếm có: 1) Một vị Tỳ Khưu đă hoàn toàn giải thoát trong số các tu sĩ lang thang (pravajita); 2) Một người biết bố thí trong sạch trong số các cư sĩ tại gia' (Anguttara I).
II. Trên phương diện vật thí
Có ba loại: Tài thí, Pháp thí và Vô úy thí.
Trong mỗi loại trên lại chia ra: chân chính và không chân chính.
1) Tài thí
Tài thí lại chia ra hai loại: Ngoại thí và Nội thí.
a) Ngoại thí (bàhyadàna)
Ngoại thí là bố thí những đồ vật bên ngoài như: vàng, bạc, của cải, quần áo, đồ ăn thức uống...
b) Nội thí (àdhyàtmika)
Nội thí là bố thí những ǵ trong thân thể con người chúng ta; như xưa kia đức Phật c̣n làm Bồ Tát đă bố thí đầu, mắt, chân, tay... Ngày nay ta không làm nổi như vậy th́ ta có thể ra công giúp sức như làm công quả cho chùa, kéo xe cho người già, v...v... Hoặc tiếp máu cho bệnh nhân ở nhà thương, hoặc kư giấy cho những bộ phận trong thân thể ḿnh nếu bị chết bất đắc kỳ tử.
c) Tài thí chân chính: là những đồ vật được bố thí không phải do từ trộm cắp hay cướp giật. Nếu ngược lại là tài thí không chân chính.
Ngoài ra nếu ta bố thí trong những trường hợp sau đây th́ phước báo sẽ tăng lên gấp bội:
1. Bố thí đúng lúc. Có nghĩa là bố thí cho: những người đi xa, người từ xa mới đến, người bịnh, người trông coi kẻ bịnh, trong những mùa giá lạnh.
2. Bố thí luôn luôn mà không thấy mệt mỏi hay chán nản.
3. Bố thí tùy theo sở thích của người xin.
4. Bố thí những vật quí giá.
5. Bố thí cho những người làm việc cho Chùa, làm vườn, đào mương ...
6. Bố thí cho chư Tăng.
7. Bố thí mà kính trọng người nhận.
8. Bố thí cho những người có đức hạnh.
9. Bố thí tất cả những ǵ mà ḿnh có.
* Sự bố thí toàn vẹn của Họa sĩ Karna (Sùtralamkara).
Thuở đó ở làng Puskaravàvati có một người họa sĩ tên là Karna. V́ làm ăn không khá nên anh ta đă từ giả gia đ́nh vợ con, lên đường một ḿnh sang nước lân cận là Taksasila. Nơi đây anh ta tận tụy làm việc, kết quả là sau mười hai năm, anh ta đă dành dụm được ba chục đồng tiền vàng. Hớn hở, anh ta trở về quê cũ, trên đường về làng nghe thấy một hồi chuông trống báo hiệu sắp có một cuộc hội họp quan trọng của Chư Tăng, thế là anh ta lần ṃ đến. Với một đức tin trong sạch anh đi gặp vị Tăng Tri sự (tức vị Tăng phân phối chỉ huy buổi họp) mà hỏi rằng: 'Thưa ngài, buổi họp như vậy nếu kéo dài một ngày th́ phải cần chi phí bao nhiêu để có thể cúng dường (vật thực) đầy đủ cho chư Tăng?' Vị Tăng Tri sự trả lời: 'Khoảng ba mươi đồng vàng th́ đủ cho một ngày'. Nghe vậy xong, anh liền móc túi lấy ra ba mươi đồng vàng đưa hết cho vị Tri sự mà thưa rằng: 'Con xin thành tâm, dâng cúng vật thực một ngày cho chư Tăng'. Sau đó anh ta trở về nhà với hai bàn tay trắng. Về đến nhà, vợ anh mừng rỡ chạy ra đón và hỏi: 'Trong suốt mười hai năm anh đă làm được bao nhiêu tiền?' Anh ta trả lời: 'Được ba mươi đồng vàng'. Vợ anh hỏi tiếp: 'Thế ba mươi đồng vàng đâu anh hăy cho xem?' Anh ta nói: 'Tôi đă gieo tất cả vào một ruộng phước (punyaksetra) rồi'. Vợ anh hỏi ruộng phước nào th́ anh trả lời: 'Tôi đă cúng dường hết cho Giáo đoàn Tăng Già (Sangha)'. Vừa nghe như vậy xong, người vợ liền nổi giận la hét mắng chửi và đánh đập anh, rồi lôi kéo anh ra ṭa nhờ quan trên xét xử và trừng phạt anh. Ra đến ṭa, quan hỏi có chuyện ǵ th́ vợ anh thưa rằng: 'Chồng tôi là một tên khùng nặng ! Trong suốt mười hai năm trời đi làm ở nước ngoài, dành dụm được ba mươi đồng vàng. Nhưng về đến đây không biết nghĩ và thương hại đến vợ con, nên chồng tôi đă phung phí, cho người ta hết không c̣n đồng nào. Chiếu theo pháp luật, tôi lôi anh ta đến đây xin quan trên xét xử'. Quan ṭa hỏi người chồng: 'Tại sao anh lại đưa cho người ta hết thay v́ đem về đưa cho vợ con ?' Anh trả lời: 'Trong những kiếp sống trước của tôi, tôi đă không biết làm các hạnh lành, v́ thế nên trong kiếp này tôi phải chịu cảnh nghèo và cực khổ. Nhưng cũng trong kiếp này, tôi có duyên may gặp được một ruộng phước, và nếu tôi không nắm lấy cơ hội gieo vào đó những hạt giống lành, th́ chắc chắn trong những kiếp vị lai tôi sẽ phải chịu măi măi cảnh nghèo khổ không biết đến bao giờ mới hết. V́ muốn thoát khỏi cảnh nghèo khổ nên ngày hôm nay tôi đă cúng dường hết số vàng của tôi cho đoàn Tăng Già'. Vị quan ṭa này lại là một Ưu bà tắc (Upàsaka), có đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, nên sau khi nghe anh họa sĩ trả lời như thế, liền hết ḷng tán thán: 'Việc làm của anh quả thật là cao thượng, anh đă biết bố thí toàn vẹn cho Giáo đoàn số tiền dành dụm được sau bao năm làm lụng cực khổ. Thật là cao quư, tôi đây thiệt không bằng'. Thế rồi vị quan ṭa liền tháo cái ṿng ngọc đang đeo ở cổ đưa tặng anh ta, cùng lúc cho anh ta con ngựa của ḿnh đang cưỡi và một làng nhỏ. Rồi cuối cùng quan ṭa lại nói thêm: 'Anh vừa mới hiến tặng cho Giáo đoàn, th́ tôi đây cũng xin hiến tặng lại anh, nhưng đó chỉ gọi là một chút quả báo hiện tại, chắc chắn trong những kiếp tới phước đức quả báo của anh sẽ vô lượng'.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 5 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:22am | Đă lưu IP
|
|
|
* Sự cúng dường của Ma Ha Ca Diếp (Maha Kasyapa)
Ca Diếp có nghĩa là ...m Quang, v́ thân h́nh của ngài lúc lào cũng tỏa ra ánh sáng rực rỡ và trang nghiêm. Do nhân duyên nào mà được như thế ? Trong một tiền kiếp quá khứ xa xưa vào thời Đức Phật Tỳ Bà Thi (Vipasyin), lúc đó tôn giả Ca Diếp tiền thân là một thợ bạc chuyên đúc tượng. Một ngày nọ, có một thiếu nữ nghèo vào tiệm trên tay mang theo một thoi vàng, nhờ ông đúc một pho tượng Phật. Người thợ bạc thấy thế liền hỏi : " Vàng ở đâu mà cô có ? " Thiếu nữ trả lời :" Trên đường đi lễ Phật về đă nhặt được."
Người thợ bạc lấy làm ngạc nhiên hỏi : " Tôi thấy cô nghèo khổ quá, không đủ cơm ăn, áo mặc, sao cô không đem vàng này bán đi để chi dụng cho cuộc sống mà lại đem đúc tượng Phật ? "
Thiếu nữ nói : "V́ tôi có phát lời nguyện tại chùa là nếu có đủ thuận duyên th́ tôi sẽ đúc một pho tượng Phật bằng vàng đẻ cho chúng sinh chiêm ngưỡng lễ bái. Và hôm nay làm được như vậy là tôi măn nguyện lắm rồi, không c̣n mong cầu chi khác hơn."
Cảm động trước sự phát tâm bố thí cúng dường quá rộng lớn của thiếu nữ, người thợ bạc cũng phát tâm : " Được, tôi sẽ đúc cho cô pho tượng Phật này và tôi cũng xin nguyện cúng dường không lấy tiền công."
Do nơi công đức bố thí và cúng dường này mà chín mươi mốt kiếp sau, hai người sinh ra lúc nào thân h́nh lúc nào cũng trong sáng trang nghiêm và gặp được nhiều thiện hữu tri thức, cho đến kiếp sau cùng sinh vào nước Ấn Độ gặp Phật Thích Ca xuât gia học đạo đồng chứng quả A La Hán.
2) Pháp thí
Thế nào là pháp thí?
Được xem là pháp thí gồm có:
1. Tất cả những lời nói chân thật, hữu ích có thể đem lại an lạc cho người nghe.
2. Giảng dạy chánh pháp của đức Phật (Buddhadharma).
3. Giảng dạy ba Tạng pháp: Kinh (Sùtra), Luật (Vinaya) và Luận (Abhidharma).
4. Giảng dạy cho người biết hai pháp: Thanh văn (Sravaka) và Bồ Tát (Bodhisattva).
Nghi vấn: Tại sao Đề Bà Đạt Đa (Devadatta) cũng giảng dạy ba Tạng pháp, pháp Thanh văn và Bồ Tát mà lại bị đọa xuống Địa ngục ? Lư do tại sao ?
Ai cũng biết Đề Bà Đạt Đa là người chuyên môn ganh đua t́m cách hại đức Phật, lại c̣n hay chia rẽ phá rối sự ḥa hợp của Tăng đoàn. Ngoài hai trọng tội này ra, Đề Bà Đạt Đa lại c̣n tạo rất nhiều tội về tà kiến. Sự giảng dạy thuyết pháp của Đề Bà Đạt Đa không phải là một sự bố thí Pháp trong sạch, nhằm cầu sự giải thoát, mà là cầu danh, cầu lợi, cầu sự kính trọng, ... Chính v́ sự Pháp thí không trong sạch này nên Đề Bà Đạt Đa chả gặt hái được công đức nào mà vẫn bị xuống địa ngục như thường.
* Pháp thí không chân chính là giảng dạy những giáo pháp của ngoại đạo, không đưa con người đến sự giải thoát sinh tử luân hồi (như dạy xuất hồn, dạy làm bùa phép, v...v...)
* Pháp thí chân chính là giảng dạy những giáo pháp đưa con người đến giải thoát rốt ráo của Niết Bàn (Nirvàna).
3) Vô úy thí
Vô úy thí có nghĩa là bố thí sự không sợ hăi, tức là làm cho người khác được an tâm yên chí, không sợ ǵ cả.
Theo nguồn gốc Kinh tạng nguyên thủy (Anguttara, Itivuttaka) th́ chỉ có hai loại Bố thí, đó là Tài thí và Pháp thí. Nhưng theo giáo lư Đại thừa (Mahayàna), có thêm vào một loại bố thí thứ ba là Vô úy thí.
Theo ư kiến cá nhân, th́ tôi thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí. V́ sao? V́ khi bố thí, tức là cho, th́ có hai cách: một là cho bằng hành động, hai là cho bằng lời nói. Nếu bằng hành động th́ đó thuộc Tài thí, c̣n nếu bằng lời nói th́ đó thuộc Pháp thí.
Thí dụ:
* Nếu có một người đi đường ban đêm sợ cướp giật, thấy thế ta liền đi theo bảo vệ cho người đó hết sợ. Ta gọi đó là Vô úy thí. Nhưng hành động đi theo của ta chính là thân thí (có nghĩa là vác cái thân của ta đi theo người đó), vậy tức là thuộc tài thí rồi.
* Nếu có người sợ chết, sợ xuống địa ngục, ta liền đem giáo lư an ủi họ, chỉ cho họ làm lành hoặc biết niệm Phật th́ sau khi chết sẽ về Cực Lạc. Nhờ đó họ không c̣n sợ chết nữa. Ta gọi đó là vô úy thí. Nhưng những lời lẽ mà ta an ủi họ, đó chính là Pháp thí rồi.
Ta không thể nào tự nhiên làm cho người khác hết sợ hăi được. Ta phải làm một cái ǵ đó (một lời nói, một sự hiện diện, một sự an ủi, một sự giúp sức,...) cho người ấy th́ người ấy mới hết sợ (vô úy) được. Sự hết sợ chính là kết quả của Tài thí hoặc Pháp thí. V́ vậy Vô úy thí không thể được xem là một loại bố thí riêng biệt không tùy thuộc ǵ nơi hai sự bố thí kia cả (Tài và Pháp thí).
* Thế nào là vô úy thí chân chính?
Vô úy thí chân chính hay không chân chính đó là tùy thuộc ở Tài thí và Pháp thí có chân chính hay không?
Thí dụ:
- Có một người sợ chết. Ta bảo họ đừng sợ, cứ lo niệm Phật, ăn chay, làm phước, đến khi chết sẽ về Cực Lạc. Thế rồi họ nghe theo và hết sợ chết. Đó là vô úy thí chân chính.
- Cũng cùng một người, nếu ta bảo họ đừng sợ chết, v́ chết là hết, không có ǵ phải lo cả, không có địa ngục, không có thiên đàng. Nếu họ tin ta mà không sợ chết nữa, th́ đó là Vô úy thí không chân chính (v́ ta dạy họ chấp đoạn).
4. So sánh ba loại Bố thí
V́ thấy Vô úy thí nằm trong Tài thí hoặc Pháp thí nên ở đây tôi chỉ so sánh Tài thí với Pháp thí thôi.
Đa số chúng ta ai cũng biết trước là Pháp thí quư hơn Tài thí. Chính đức Phật đă nói: 'Trong hai loại Bố thí này, th́ Pháp thí là trên' (Anguttara I). V́ sao? V́ nhiều lư do:
- Phước báo của Tài thí vẫn thuộc cơi Dục giới (Kàmadhatu) c̣n phước báo của Pháp thí có thể nằm trong ba cơi (Traidhàtuka) hoặc ngoài ba cơi.
- Sự Bố thí tài (tiền của, đồ vật) có giới hạn, c̣n sự Bố thí Pháp không có giới hạn (apramàna), v́ tiền cho lâu rồi cũng hết, c̣n giáo pháp cho hoài không bao giờ hết.
- Quả báo của Tài thí c̣n thuộc về hữu lậu, trong khi quả báo của Pháp thí thuộc vô lậu.
- Bố thí tài cần phải đ̣i hỏi nhiều sức lực, ra công trong khi bố thí pháp chỉ cần sự thông minh và trí tuệ.
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể gặt hái được những phước báo giống như các hàng Thanh Văn (Sravaka), Bích chi Phật (Pratyekabuddha) hay Bồ Tát (Bodhisattva).
- Chỉ có bố thí Pháp mới có thể dẫn người khác đến con đường giác ngộ (Bodhimàrga).
- Ta có thể thực hành Tài thí trong bất cứ thời đại (Kalpa) nào, dù có Phật hay không có Phật ở đời. Ngược lại, chỉ trong thời đại có một đức Phật ra đời ta mới có thể thực hiện Pháp thí được. V́ thế Pháp thí hiếm hơn Tài thí.
Ta có thể nêu ra nhiều lư do nữa, nhưng tóm lại bố thí Pháp sẽ gặt hái được nhiều công đức hơn bố thí tài.
III. Trên phương diện người nhận hay ruộng phước
Tại sao lại gọi người nhận (pratigràhaka) ruộng phước (punyaksetra)? Tại v́ chính ở nơi họ mà ta gieo hạt giống phước đức nên gọi là ruộng phước. Nhờ có họ mà ta mới thực hiện được sự Bố thí.
Có hai loại ruộng phước:
1) Ruộng phước nhỏ (Karunàpunyaksetra) :
V́ ḷng thương hại (karunà) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống thương hại sẽ cho ra những cây lúa nhỏ, nên gọi là ruộng phước nhỏ.
2) Ruộng phước lớn (satkàrapunyaksetra) :
V́ có tâm kính trọng (satkàra) người nhận nên ta phát tâm bố thí. Những hạt giống kính trọng sẽ cho ra những cây lúa lớn, nên gọi là ruộng phước lớn.
* Sự Bố thí của vua A Dục (Asoka)
Một hôm đức Phật đi tản bộ cùng với ngài A nan trên thành Vương Xá (Ràjagrha). Đến một quăng đường có hai trẻ nhỏ Jaya và Vijaya đang vui đùa lấy đất sét nắn thành những cái nhà nhỏ. Khi thấy đức Phật đến gần, chúng rất vui mừng hớn hở. Jaya lấy đất sét nắn thành một cái bánh, thành kính cúi đầu cúng dâng cho đức Phật, c̣n Vijaya lức đó cũng chắp hai tay lại cúi lạy theo bạn. Jaya, trong lúc cúng dường cái bánh đất, phát nguyện rằng sau này sẽ làm vua an trị cả một thế giới, rồi em tụng lên một bài kệ cúng dường đức Phật. Đức Phật hoan hỷ đưa tay đón nhận cái bánh đất của em và mỉm cười. Thấy đức Phật mỉm cười, ngài A nan lấy làm lạ nên hỏi lư do, và đức Phật trả lời rằng: 'Một trăm năm, sau khi ta nhập Niết Bàn, đứa bé này sẽ là một vị Chuyển luân thánh vương (Cakravartin) trông coi một trong bốn châu thiên hạ, và trong thành phố Kusumapura (Pàtaliputra), nó sẽ làm một vị minh vương tên là A Dục (Ásoka). Sau khi chia phát những xá lợi của ta xong, nó sẽ xây cất 84.000 bảo tháp để làm lợi ích cho muôn loài'.
Sự tích trên cho ta thấy ư nghĩa phước báo của một sự bố thí với ḷng kính trọng người nhận, tức ruộng phước lớn.
* Sau khi phân tách tỉ mỉ, đi sâu vào chi tiết từng loại bố thí, ta có thể tóm tắt lại như sau:
Một sự bố thí được xem là trong sạch và đem lại phước đức quả báo vô lượng vô biên cần phải có ba yếu tố sau đây:
1) Người bố thí phải có tâm trong sạch.
2) Vật được thí phải chân chính.
3) Người nhận phải được kính trọng tối đa.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 6 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:24am | Đă lưu IP
|
|
|
Bố thí ba la mật
Thế nào gọi là Bố thí Ba La Mật?
Về Bố thí (Dàna) th́ chúng ta đă được tŕnh bày trong các phần trước rồi. Bây giờ chúng ta t́m hiểu chữ Ba La Mật (paramità).
Paramità dịch âm là Ba La Mật Đa. Nhưng ở đây chúng ta nói tắt là Ba La Mật (parami). 'Para' có nghĩa là bờ bên kia, 'mi' có nghĩa là đi đến. Bố thí Ba La Mật có nghĩa là băng qua con sông Bố thí (dànanadi) và đến được bờ bên kia. Chữ 'đến được bờ bên kia' quan trọng lắm. V́ sao? V́ có nhiều khi ta bắt đầu qua sông, nhưng đến nửa đường ta lại quay trở về, đó không gọi là Ba La Mật.
Trường hợp của Ngài Xá Lợi Phất (Sariputra)
Ngài Xá Lợi Phất, trong 60 kiếp trước thực hành Bồ tát đạo, muốn băng qua con sông bố thí. Một ngày nọ, có một gă ăn mày đến xin ngài một con mắt. Ngài hỏi: 'Con mắt của ta không giúp ích ǵ được cho ngươi, tại sao ngươi lại đ̣i ? Nếu ngươi xin cái thân xác của ta hay cả tài sản của ta, th́ ta sẽ cho ngươi liền'. Nhưng gă ăn mày trả lời : 'Tôi không cần đến thân xác hay tài sản của ông, tôi chỉ muốn xin ông con mắt thôi. Nếu ông thực hành hạnh bố thí th́ ông sẽ cho tôi con mắt của ông'. Thế rồi ngài Xá Lợi Phất móc một con mắt của ḿnh ra đưa cho gă ăn mày. Trước mặt ngài Xá Lợi Phất, gă ăn mày cầm lấy con mắt đưa lên mũi ngửi, rồi với một cử chỉ khinh bỉ, hắn nhổ nước bọt vào con mắt, xong vứt xuống đất lấy chân đạp lên. Thấy thế, ngài Xá Lợi Phất tự nhủ: 'Tại sao lại có những kẻ ác độc như thế được? Con mắt của ta không có lợi ích ǵ cho hắn, mà hắn nhất định đ̣i cho bằng được. Đến khi được rồi, lại vứt xuống đất và lấy chân đạp lên. C̣n ǵ ác độc hơn thế nữa! Những người như vậy thật không thể nào cứu độ được. Chi bằng hay hơn hết là ta tự độ lấy ḿnh, như thế ta sẽ mau thoát khỏi sinh tử luân hồi.' Nghĩ như vậy xong, ngài Xá Lợi Phất đă từ bỏ con đường Bồ Tát mà trở về con đường Thanh Văn. Trường hợp này gọi là không đến được bờ bên kia.
1. Ngoài ra 'bờ bên này' c̣n có nghĩa là bờ tham lam, bỏn xẻn, con sông là sự Bố thí, 'bờ bên kia' là bờ đại bi (mahakarunà).
2. 'Bờ bên này' là bờ tà kiến chấp trước (mithyàdrsti), 'bờ bên kia' bờ Trí huệ (prajnà).
3. 'Bờ bên này' là bờ sanh tử luân hồi (Samsàra), 'bờ bên kia' là bờ Niết Bàn giải thoát (Nirvàna).
4. Ngoài ra, Bồ Tát khi bố thí thấy rằng sự bố thí không sanh, không diệt, không có thiệt, tức là không thấy có người cho, vật được cho, và người nhận, đó gọi là Bố thí Ba La Mật.
Ở chỗ này ta nên dừng lại, phân tách một chút, v́ đa số chúng ta đều lầm lẫn cho rằng ḿnh Bố thí Ba La Mật nhưng thực sự th́ không phải vậy. Ta thường được nghe giảng trong Kinh Kim Cang nói rằng bố thí mà không phải bố thí th́ mới thực là bố thí, hoặc bố thí mà không chấp nhân, ngă, chúng sinh, thọ giả mới thực là bố thí, hoặc bố thí mà không thấy ta là người cho, đây là vật được cho, và kia là người nhận mới là bố thí,v...v...
Chữ Bố thí mà 'không thấy' ở đây không có nghĩa là bố thí mà nhắm mắt lại để khỏi thấy, hoặc bố thí mà tâm không dám nghĩ ǵ hết. 'Không thấy' ở đây là kết quả của một sự quán chiếu nhân duyên thấy được các pháp không có tự tánh. V́ thấy các pháp không có tự tánh nên thấy sự bố thí không có tự tánh. Như ta đă xem qua ở các phần trước, bố thí không thể là một cái ǵ tự nhiên có được, phải có đầy đủ ba yếu tố (người cho, vật cho, người nhận) hợp lại mới có nó. Nếu thiếu một trong ba th́ không thể có sự bố thí. Do đó bố thí không có thiệt, nó chỉ là giả danh của một hợp thể (yếu tố). Xa hơn nữa, ba yếu tố vừa kể trên, chúng cũng lại là giả danh của một hợp thể nào đó. Như người cho và người nhận là giả danh của hợp thể ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức), đồ vật được cho là giả danh của một hợp thể vô số chất liệu. Và cứ thế ta quán chiếu để thấy không có một yếu tố nào có thực tướng, nó hiện hữu v́ vô số các yếu tố khác hiện hữu. Thấy được như vậy gọi là thấy 'Không' (sùnya). Đem áp dụng cái thấy 'Không' vào sự bố thí ta sẽ thấy không có cái ǵ thực sự là bố thí cả, mà chỉ có một sự biến chuyển, diễn tiến, sinh diệt của vô số nhân duyên, đây gọi là Bố thí Ba La Mật.
Chúng ta nên cẩn thận, đừng vội vă hấp tấp thực hành 'Bố thí Không', nếu ta chưa thực sự hiểu được 'tánh Không' (Sùnyatà), hay thấy được sự duyên khởi của các pháp. Tốt hơn là ta nên thực hành sự Bố thí trong sạch như đă nói ở phần trước. C̣n nếu ta cố chấp cứ muốn bố thí theo kiểu (hiểu lầm) Kim Cang, tức là nhắm mắt để khỏi thấy ta, thấy vật, thấy người, hoặc bố thí mà tâm không nghĩ ǵ cả th́ đó chẳng khác ǵ một người máy 'Rô bô' cầm hộp bánh bố thí cho một em bé. Đó gọi là Bố thí Rô bô máy, chứ không phải là Bố thí Ba La Mật ! Dĩ nhiên là Rô bô chả được phước báo ǵ hết !
* Bồ Tát thực hiện Bố thí Ba La Mật ra sao ?
- Bồ Tát thực hiện tất cả các loại bố thí trong sạch, Tài thí, Nội thí, Ngoại thí, Pháp thí không bao giờ hối tiếc.
- Bồ Tát bố thí một cách b́nh đẳng với tất cả mọi loài, không bao giờ nghĩ rằng:
- Phải bố thí cho người lớn chứ không cho trẻ em.
- Phải bố thí cho người tu hành chứ không cho người thường.
- Phải bố thí cho người chứ không cho thú vật.
- Phải bố thí cho Ḥa Thượng chứ không cho chú tiểu.
- Bồ Tát bố thí không cầu được phước báo.
- Bồ Tát bố thí không kể ngày hay đêm, mùa đông hay mùa hè, trời tốt hay trời xấu.
- Bồ Tát bố thí để thực hiện thực tướng (bhùtalaksana) của sự bố thí.
Bố thí và Sáu Ba La Mật
Trong sáu Ba La Mật (Bố thí, Tŕ giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí huệ) th́ Bố thí đứng đầu, v́ nó làm nền tảng cho cả sáu Ba La Mật.
I. Bố thí làm nền tảng cho bố thí
Bố thí gồm có ba tŕnh độ: hạ, trung, thượng. Nghĩa là sao?
Khi mới bắt đầu bước chân vào Bồ Tát đạo, Bồ Tát tập bố thí trong sạch, nhưng chỉ bố thí những đồ vật tầm thường như : đồ ăn, thức uống, đèn, dầu,v...v... Đó gọi là bố thí hạ (avara). Từ chỗ luôn luôn thực hành bố thí hạ, tâm của Bồ Tát bắt đầu phát triển, Bồ Tát tập bố thí nhiều hơn như : quần áo, thuốc men, nhà, cửa, vàng, bạc, những món đồ quư giá, v...v... Đó gọi là bố thí trung (madhya). Từ chỗ thực hành bố thí trung, hảo tâm của Bồ Tát phát triển tới mức cùng tột, tức là bố thí tất cả những ǵ mà ḿnh có (nội thí và ngoại thí) không ngần ngại hay hối tiếc như: đầu, mắt, tay, chân, v...v... Đó gọi là bố thí thượng (agra).
II. Bố thí làm nền tảng cho tŕ giới
Bồ tát biết rằng nếu ta tham lam, bỏn xẻn, keo kiệt, không bao giờ biết làm phước bố thí cho ai, th́ kiếp sau ta sẽ chịu cảnh nghèo khổ. V́ nghèo khổ nên ta có những ư tưởng trộm cắp, lường gạt.Và nếu đi trộm cắp hay cướp giật th́ ta dễ phạm phải tội giết người. V́ nghèo khổ nên ta khó có thể thỏa măn dục lạc, dục lạc không được thỏa măn th́ ta sẽ dễ phạm vào tà hạnh dâm dục.V́ nghèo khổ nên ta phải chịu làm những việc hạ tiện, hạ cấp. V́ hạ tiện, hạ cấp nên ta luôn luôn sợ chủ và ta sẽ dễ phạm phải tội nói dối, nịnh bợ, v...v... Như vậy, v́ nghèo khổ, ta sẽ dễ phạm vào mười điều ác của thân, miệng, ư.
Ngược lại, Bồ Tát nghĩ, nếu thực hành bố thí, ta sẽ tái sinh trong cảnh giàu sang, tiền của đầy đủ, nhờ đó sẽ dễ giữ ǵn giới luật.
* Chuyện tích con rắn, con ếch và con rùa (Jàtaka)
Đề Bà Đạt Đa (Devadatta), trong một tiền kiếp xa xưa, là một con rắn. Con rắn này ở trong một cái lạch cùng với một con ếch và một con rùa, và cả ba con đều làm bạn giao du với nhau. Thế rồi một hôm hạn hán, nước ở trong lạch cạn dần và sắp hết, trong lạch chả c̣n ǵ để ăn. Mỗi con chia nhau ra đi kiếm ăn. V́ quá đói không t́m được ǵ nên con rắn đă nghĩ chuyện tính ăn con ếch. Nó bèn nhờ con rùa đi t́m con ếch lại nhà nó chơi. Đến khi rùa gặp được ếch th́ ếch trả lời rằng:
Khi rơi vào cảnh nghèo đói, túng thiếu
Người ta thường quên hết nghĩa ban đầu
Không kể ǵ đến đạo đức,
Chỉ biết làm sao
Cho hết đói mà thôi!
Hăy nhớ những ǵ ta vừa nói và về bảo với rắn rằng: 'Con ếch sẽ không bao giờ trở về gặp rắn nữa đâu!'.
III. Bố thí làm nền tảng cho nhẩn nhục
1. Khi Bồ Tát thực hành hạnh bố thí mà đối tượng (người nhận) từ chối, xua đuổi, hay đ̣i hỏi hơn, hoặc xin không đúng lúc, hoặc không cần xin mà cứ xin. Lúc đó Bồ Tát sẽ nghĩ như vầy: 'Nay ta thực hành bố thí, cốt để cầu giác ngộ thành Phật; không có ai bắt buộc ta phải cho cả. Bố thí đây là làm cho chính ta, tại sao phải nổi giận?' Suy tư như vậy, Bố Tát thực hành nhẫn nhục.
2. Khi Bồ Tát bố thí mà người nhận không bằng ḷng, nổi giận hay mắng chửi, th́ Bồ Tát lại nghĩ như vầy: 'Nay ta cho tất cả những tài sản quư giá của ta. Ta tập xả bỏ những ǵ khó xả bỏ. Có lư đâu ta lại không chịu được những lời mắng chửi vô nghĩa lư này? Nếu ta không nhẫn nhục th́ sự bố thí của ta sẽ không trong sạch. Bố thí mà không kiên nhẫn cũng giống như con voi trắng (bạch tượng), sau khi tắm ở dưới sông, vừa lên trên bờ lại nằm ềnh ra đất dơ.' Suy tư như vậy, Bồ Tát thực hành nhẫn nhục.
IV. Bố thí làm nền tảng cho tinh tấn
Trong lúc thực hành bố thí, Bồ Tát cũng thực hành luôn cả tinh tấn (V́rya). Khi mới bắt đầu thực hành bố thí, phước đức quả báo của Bồ Tát rất ít nên Bồ Tát không thể thực hiện nhiều sự bố thí. Nhưng v́ muốn bố thí nhiều, cho tất cả mọi loài, nên Bồ Tát phải tinh tấn thực hành bố thí. Nhờ tinh tấn bố thí nên phước đức (Tài, Pháp) của Bồ Tát càng tăng trưởng khiến Bồ Tát lại càng say mê bố thí nhiều hơn, và cho nhiều người. Cứ thế Bố thí và Tinh tấn vừa làm nhân vừa làm duyên cho nhau.
V. Bố thí làm nền tảng cho thiền định
Người tu Thiền định,ban đầu luôn luôn gặp phải năm chướng ngại (ngũ cái) : tham lam, giận tức, hôn trầm, trạo cử và nghi hối. Nếu không diệt trừ được năm chướng ngại này th́ không thể tiến xa trong Thiền định.
Thực hành Bố thí trong sạch tức là đang diệt trừ năm chướng ngại. V́ sao?
- Bố thí là diệt trừ tham lam, bỏn xẻn.
- Bố thí trong sạch tức có nhẫn nhục, có nhẫn nhục th́ tiêu trừ được giận tức.
- Khi bố thí để cầu quả vị Phật, Bồ Tát cần nhiều Tài và Pháp để có thể bố thí rộng răi cho tất cả mọi loài. V́ cần nhiều Tài, Pháp nên Bồ Tát phá trừ được lười biếng, giải đăi là nguyên nhân đưa đến hôn trầm.
- Khi bố thí Bồ Tát khởi tâm trong sạch, tâm kính trọng người nhận, chú ư đến hành động của ḿnh không dám suy nghĩ bậy bạ, nên luôn luôn tỉnh thức không chạy theo vọng tưởng, do đó diệt trừ trạo cử.
- Khi thực hành bố thí, Bồ Tát biết chắc là sẽ gặt được phước đức quả báo vô lượng, v́ thế nên Bồ Tát luôn luôn t́m cơ hội để bố thí. Nhờ bố thí nên được nhiều phước báo và từ đó lại càng tin nơi sự bố thí. Nhờ ḷng tin vững chắc này Bồ Tát phá trừ nghi hối.
VI. Bố thí làm nền tảng cho trí huệ
1. Nhờ bố thí đời này qua đời khác, Bồ Tát gặt được nhiều phước đức, do đó Bồ Tát tin nơi Tam Bảo, nhờ tin nơi Tam Bảo, Bồ Tát phát tâm học chánh pháp, nhờ học chánh pháp, Bồ Tát phá trừ tà kiến,và vô minh, nhờ phá trừ vô minh mà trí huệ tăng trưởng.
2. Hơn nữa, khi thực hành Bố thí Ba La Mật, Bồ Tát luôn luôn suy tư về thực tướng của ba yếu tố (người cho,vật được cho, người nhận). Nhờ luôn luôn suy tư như vậy, Bồ Tát hiểu được thực tướng của Bố thí. Hiểu được thực tướng tức là trí huệ bát nhă.
3. Tất cả mười phương chư Phật đều bắt đầu con đường giác ngộ bằng một hạnh đầu tiên là bố thí. Cũng vậy, một ngàn vị Phật quá khứ của hiền kiếp, mỗi vị trong lúc phát Bồ đề tâm (tức tâm cầu thành Phật) lần đầu tiên, đều là đang bố thí cúng dường cho một đức Phật nào đó: có vị th́ cúng dường một hoa sen, có vị cúng dường một cái áo, có vị cúng dường một cái tâm xỉa răng, v...v... và trong lúc cúng dường như vậy, các ngài đều phát Bồ đề tâm (bodhicitta). Do đó Bố thí là nền tảng của Phật đạo.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
saokhue Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 34
|
Msg 7 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 4:25am | Đă lưu IP
|
|
|
Những điều lầm lẫn về bố thí
Qua những phần trước, ta đă cĩ một ư niệm về thế nào là bố thí trong sạch, hay khơng trong sạch, đúng đắn hay khơng đúng đắn. Nhưng đĩ là trên phương diện giáo lư tổng quát. Sợ cĩ nhiều người tâm tính thành thật, chất phác khơng hiểu rơ, nên trong phần này ta hạy tạm lấy những thí dụ cụ thể xảy ra thường xuyên trong đời sống sinh hoạt của chùa chiền, để mọi người hiểu rơ hơn.
* Về Pháp thí :
Thường đi song song với pháp thí là sự khinh người. Nếu ta là một vị thầy, th́ ta khơng thể thực hành tài thí được, mà chỉ cĩ thể bố thí Pháp thơi.
Bố thí pháp là một việc rất tốt, nhưng nếu khơng khéo th́ song song với việc bố thí ta sẽ nhiễm phải cái tánh khinh người. Tánh này là một tánh rất xấu, khơng những đạo Phật mà tất cả các đạo khác đều khuyên ta phải trừ bỏ nĩ. Trong một Hội Đồn Phật Giáo, Tăng già khinh Tăng trẻ, Tăng trẻ khinh Phật tử già, Phật tử già khinh Phật tử trẻ th́ hậu quả của nĩ sẽ ra sao? Hậu quả sẽ là Phật tử trẻ bất kính Phật tử già, Phật tử già bất kính Tăng trẻ, Tăng trẻ bất kính Tăng già. Và trong một Hội Đồn mà từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên cĩ một sự khinh thường và bất kính như vậy th́ chắc là Hội viên sẽ sớm rút lui. Đạo phật khơng dạy ta khinh người, mà ngược lại dạy ta tánh b́nh đẳng, cĩ nghĩa là kính trọng tất cả mọi người như nhau. Xưa kia đức Phật đâu cĩ khinh ai, ngay cả đối với một em bé cũng vậy (Xem tích chuyện Asoka). Chúng ta hăy noi theo hạnh của Thường Bất Khinh Bồ Tát trong Kinh Pháp Hoa, gặp ai ngài cũng lễ lạy và nĩi : "Tơi chẳng dám khinh quư vị, v́ quư vị đều sẽ làm Phật".
Nếu ta cĩ cơ duyên học nhiều, hiểu rộng th́ khi cĩ người đến hỏi đạo, ta nên vui lịng chỉ dẫn. Trong trường hợp ta bận tu tŕ, tụng niệm hay nghiên cứu th́ ta cĩ thể dời lại khi khác, chứ ta khơng nên khinh người đến hỏi ta, cho họ là chúng sinh ngu tối khơng biết ǵ. Chính v́ khơng biết nên họ mới đến hỏi, chứ nếu biết rồi th́ họ đâu cĩ đến, mà nếu họ khơng đến th́ làm sao ta cĩ cơ hội bố thí pháp ? V́ vậy ta cần phải cảm ơn họ. Trước khi, trong khi và sau khi bố thí Pháp, ta cũng nên phát nguyện và hồi hướng. Nguyện cho người hỏi đạo trước mặt ta mau cĩ được trí huệ sáng suốt và hồi hướng cơng đức pháp thí này cho sự giải thốt luân hồi, hoặc quả vị Phật (nếu ta là Bồ Tát).
Hoặc giả ta tu lâu năm, cĩ chùa to mà khinh người mới tu, cĩ chùa nhỏ, th́ ta coi chừng sẽ cĩ một ngày đức Phật hiện ra trách mắng ta đĩ! Nhưng chỉ sợ lúc đĩ ta lại khơng nhận ra đức Phật, hoặc nếu cĩ nhận ra đi nữa ta cũng làm bộ nhắm mắt bịt tai khơng muốn nghe. Nếu vậy th́ đức Phật cũng phải lắc đầu chịu thua.
Và nếu ta để ư một chút th́ ta sẽ thấy danh từ "Tu" rất nguy hiểm, v́ nĩ gây ra nhiều hiểu lầm và tai hại.
Đối với một người tánh t́nh chất phác, khi họ nghe nĩi ta tu lâu rồi, họ sẽ nể và kính trọng ta lắm, v́ họ nghĩ rằng ta đă chứng được ǵ rồi, khơng chứng được A La Hán th́ chắc cũng chứng được Thượng Tọa hay Đại Đức. Trong tâm họ, cho "Tu" là được cái ǵ, giống như đi lính vậy. V́ đi lính lâu năm th́ được lên chức quan ba, quan năm, cĩ quyền ra oai với lính binh nh́, binh nhất hay sĩ quan dự bị. Nhưng sự thực th́ khơng phải vậy, Tu cĩ nghĩa là sửa. Thí dụ ta cĩ một chiếc xe hơi mới mua mà bị hư, th́ ta phải sửa nĩ. Nếu ta là một người thợ giỏi th́ chỉ trong một ngày là ta sửa xong. Nhược bằng sửa năm ngày rồi mà chưa xong, th́ ta quả là một người thợ dở. Trong trường hợp này, ta sẽ khơng dám chạy cùng làng khắp xĩm mà la lên rằng: 'Tơi sửa (xe) lâu rồi, tơi sửa lâu rồi'. Cũng như thế, khi ta nĩi với mọi người rằng ta Tu lâu năm rồi, đĩ cĩ nghĩa là ta sửa lâu năm rồi. Sửa cái ǵ? Sửa những tánh hư, tật xấu, nhất là cái tánh ngă mạn của ta. Sửa xong chưa? Ở đây cĩ hai giả thuyết. Nếu xong rồi th́ ai lại đi nĩ rằng tơi sửa (tu) lâu! Nếu nĩi rằng tơi sửa (tu) lâu tức là chưa xong. Nếu sửa chưa xong th́ ta phải biết mắc cở chứ ! Ta tu theo đạo Phật cốt để trừ bỏ cái tánh ngă mạn và khinh người của ta, nhưng khơng khéo ta lại để cho chính chữ "Tu" nĩ đánh lừa ta, làm cho lịng ngă mạn, khinh người của ta lại tăng thêm. Nếu ư thức được sự tai hại tạo nên do chữ "Tu" th́ ta đừng ngần ngại thưa và đề nghị với quư Thầy từ nay trở đi khơng dùng chữ "Tu" nữa mà thay thế bằng chữ "Sửa". Hơn nữa chữ "Tu" là một danh từ Hán việt, cịn chữ "Sửa" là tiếng Việt, nĩ chính xác, rơ ràng, và dể hiểu hơn, và nĩ lại cĩ cơng năng rất lớn, khiến cho ta ư thức được luơn luơn là ḿnh cĩ những tánh hư tật xấu cần phải sửa cho xong, và cũng diệt được cái tánh ngă mạn, khinh người của ta nữa.
Chỉ cĩ người dại dột mới hay khinh người. V́ sao? V́ khinh người tức là khinh ḿnh vậy ! Nếu ta khinh người th́ người sẽ khinh lại ta, đĩ tức là ta khinh ta. Nhân quả là thế ! Nếu ta hay khinh người mà lại thích người kính trọng ta th́ khơng thể cĩ được. Trừ ra trường hợp ta làm quan lớn dùng thế lực hay quyền hành bắt người khác phải kính phục ta th́ cĩ. Ngồi mặt th́ họ kính phục ta, nhưng ta đâu cĩ biết trong tâm họ chửi rủa ta. Và nếu ta khơng biết điều đĩ th́ ta vẫn là kẻ ngu mà thơi !
Trên đây là nĩi về Pháp thí khinh người, đĩ thuộc vào loại Pháp thí khơng trong sạch (avisuddha dana). Trong trường hợp ta học nhiều, hiểu rộng mà lại cĩ tài cĩ tài ăn nĩi nữa, th́ rất là may mắn cho đạo Pháp. Nhưng nếu ta ưa thuyết pháp với mục đích cho mọi người nể ta, kính trọng ta th́ đĩ là Pháp thí cầu danh, cũng thuộc vào loại pháp thí khơng trong sạch.
Trong sự Pháp thí khơng trong sạch này, hiệu quả của nĩ cũng cĩ hai loại: lợi và hại. Trước hết là xét về giáo lư mà ta bố thí, xem đúng hay sai với chánh pháp. Đúng, là khi người nhận nghe theo đĩ hành tŕ, tu tâm sửa tánh, tạo thiện nghiệp (kusalakarma), trong trường hợp này th́ người nhận được lợi, cịn ta chả được ǵ cả v́ lửa ngă mạn đă đốt hết rừng cơng đức Pháp thí của ta. Trong trường hợp giáo lư sai với chánh pháp th́ cả hai bên đều bị hại cả.
* Về Tài thí :
Là Phật tử tại gia tức Ưu bà tắc (Upàsaka), Ưu bà di (Upàsika), ta cĩ bổn phận phải hộ tŕ Tam Bảo, cĩ nghĩa là giúp đỡ và ǵn giữ cho Phật giáo được dài lâu. Tại sao dài lâu ? V́ ta biết rơ Phật giáo dạy ta con đường giải thốt, cĩ lợi ích cho tất cả mọi người nên ta muốn nĩ dài lâu. Tùy theo khả năng cá nhân, ta cĩ thể giúp đỡ, bố thí tiền của hay sức lực.
Như ta đă đọc qua các phần trước, bố thí là một việc rất tốt đem lại nhiều phước báu cho ta, và bố thí lại là một hạnh đầu tiên của Bồ Tát. Nhưng bố thí mà khơng biết cách bố thí th́ khơng đem lại lợi ích ǵ cả! Ta hăy tự nh́n lại ḿnh xem, sau bao năm bố thí, bây giờ ta thế nào? Ta bỏ chùa, ở nhà tu rị (tức là tu một ḿnh) ta sợ đến chùa v́ đến đĩ cĩ người ra quyên tiền ta, rồi ta bất măn rao lên rằng chùa này làm tiền, chùa kia làm tiền. Tất cả những cái đĩ cĩ là do tại ta, v́ trước kia ta đă khơng học cách bố thí. Gặp Thầy nào bố thí Thầy đĩ, nhất là hay ưa bố thí các Thầy tu lâu để được phước hay để lấy danh. Rồi Thầy muốn cái ǵ là ta dâng cái ấy. Dâng riết đến lúc hết dâng được th́ ta chạy trốn luơn, khơng dám gặp Thầy nữa.
Khi đến chùa, gặp một việc kêu gọi bố thí hay cúng dường th́ ít nhất ta phải suy tư một chút, xem việc đĩ nếu cĩ lợi cho Thầy, cho ta, cho mọi người th́ ta hăy vui lịng bố thí. Nếu việc đĩ khơng cĩ lợi cho Thầy, hoặc cho ta mà cĩ lợi cho tất cả mọi người th́ ta cũng sẵn lịng bố thí (trong trường hợp ta là Bồ Tát).
Ngồi ra đúng theo như luật xưa đức Phật để lại th́ bổn phận của cận sự nam (upasaka) và cận sự nữ (upasika) là bố thí cúng dường bốn việc cho chư Tăng : nơi ở, quần áo, thức ăn và thuốc men. Nơi ở th́ cĩ chùa, ta cĩ thể đĩng gĩp hàng tháng cho Hội, rồi Hội chi phí cho chùa. Quần áo th́ ở xứ Tây phương này quư Thầy, người nào cũng rất là đầy đủ. Thức ăn th́ ta xem chừng, lâu lâu mua gạo, hay mua rau cải đến tiếp tế, hoặc nếu khơng cĩ thời giờ th́ ta cĩ thể đưa tiền cho vị Tri khố lo giùm. Cịn về thuốc men th́ ta cần lưu ư, v́ ở bên Pháp này quư Thầy khơng đi làm chính thức nên khơng cĩ 'bảo hiểm xă hội' (Sécurité sociale), tức là khi cĩ bệnh tật ǵ th́ quư Thầy ráng chịu. V́ lư do đĩ ta khơng nên bắt quư Thầy tụng đám, cầu an, cầu siêu nhiều quá, rủi quư Thầy cảm cúm, ho lao ... hay mệnh hệ nào th́ ta khơng cĩ đủ tiền lo thuốc men, lúc đĩ ta sẽ ân hận lắm đấy!
Ủa số quư thầy ngaụy nay thươụng hay kêu goĩi ta Đĩng gĩp Đeạ laụm chuụa to. Cĩ nhiều ngươụi không hieạu cho rằng thầy tu ǵ maụ coụn ham danh lơĩi. Sau Đĩ Đi rao laụ chuụa laụm tiền hoaẽc chuụa giaụu, vv... Laụ phaảt tưủ chúng ta nên hieạu rằng quư thầy do loụng tưụ bi muốn Đoả nhiều chúng sinh, Đền Đáp ơn Tam Baủo, hoằng truyền chánh pháp maụ bất Đắc dĩ phaủi laụm như thế. Nếu quư thầy ích kyủ chă lo ngồi yên trong moảt cái cốc nhoủ tưĩ tu tưĩ Đoả th́ Đỡ khoạ cho quư thầy biết mấy. Kêu goĩi như vaảy vưụa nhoĩc meảt laĩi thêm mang tiếng, Đâu cĩ vui thú ǵ !
* Khi Ta bố thí cho chùa, ta phải tập ư thức việc làm của ta, cĩ nghĩa là ta biết lư do và mục đích của sự bố thí, cịn cĩ nghĩa là ta phải biết phát nguyện và hồi hướng cơng đức bố thí của ḿnh. Được vậy th́ ta sẽ khơng ân hận, hay hối tiếc, mà ngược lại sẽ cảm thấy vui vẻ và an tâm. Đây gọi là Ư thức bố thí.
* Khi bố thí (cúng dường) cho quư Thầy. Cũng vậy, ta phải tập ư thức việc bố thí của ḿnh. Quư Thầy là đối tượng của sự bố thí, cịn gọi là ruộng phước (punyaksetra). V́ sao? V́ chính nơi quư Thầy là chỗ để ta gieo hạt giống phước nên gọi là ruộng phước.
- Khi ta thương hại hay tội nghiệp một vị Thầy nào đĩ, tu hành khổ cực mà ta bố thí, th́ vị Thầy đĩ trở thành ruộng phước nhỏ, v́ được gieo bởi những hạt giống thương hại (karunà), nên sẽ cho ta cây lúa nhỏ.
- Khi ta kính trọng một vị Thầy nào mà ta bố thí, th́ vị Thầy đĩ trở thành ruộng phước lớn, v́ được gieo bởi những hạt giống kính trọng (satkàra), nên sẽ cho ta những cây lúa lớn.
- Nếu ta vừa kính trọng vừa thương hại mà bố thí th́ ta sẽ gặt được cả hai loại lúa lớn cĩ nhỏ cĩ.
Trước khi cúng dường cho quư Thầy ta biết được v́ thương hại hay kính trọng, và khi đang cúng dường ta cũng biết được là ta đang cúng dường, cúng dường xong ta biết hồi hướng cơng đức mà ta vừa tạo cho sự giải thốt sinh tử của ḿnh, hay cho quả vị Phật (nếu ta là Bồ Tát). Đĩ gọi là Bố thí trong sạch và ư thức. Ta đừng lầm lẫn 'ư thức' với 'chấp trước'. 'Ư thức' ở đây cĩ nghĩa là chánh niệm, biết ta đang làm ǵ, phải làm ǵ, sẽ làm ǵ. Cịn bố thí chấp trước khơng nằm trong bố thí trong sạch, v́ khi bố thí cho rằng ta đây là người cho, đây là vật bố thí, cịn kia là người nhận, rồi khởi tâm ngă mạn khinh người, hoặc trước khi bố thí đă cĩ cái tâm cầu danh hay ngă mạn rồi, nên khi vừa tác động th́ sự bố thí đă là bố thí chấp trước rồi.
- Khi gặp một vị Thầy nào, ta lấy tài của ra gọi là cúng dường hoặc cĩ nhiều khi ta đưa cho vị Thầy ấy mà chả nĩi chả rằng ǵ cả, th́ đĩ là bố thí vơ tâm và vơ ư thức. Bố thí vơ ư thức ta đă thấy ở trên rồi. Cịn vơ tâm là sao? Vơ tâm ở đây cũng cĩ nghĩa là vơ ư thức nhưng thêm vào vơ kư và vơ tư. Ta học trong Kinh Kim Cang thấy nĩi rằng bố thí mà khơng bố thí mới thực là bố thí, hoặc bố thí mà khơng thấy cĩ ta là người bố thí, đây là vật bố thí, và kia là người được bố thí. Học như vậy xong nên khi bố thí ta khơng dám nghĩ ǵ cả, v́ sợ suy nghĩ th́ rơi vào chấp trước, hoặc cĩ bố thí th́ làm sao cho nhanh để khỏi kịp ư thức được việc làm của ḿnh, hoặc trong lúc bố thí th́ miệng nĩi, mắt nh́n chổ khác. Đĩ gọi là bố thí vơ tâm. Bố thí vơ tâm cũng phát xuất từ một tấm lịng tốt, nhưng v́ khơng hiểu đạo nên phước báo của nĩ thuộc loại hữu lậu.
Ta khơng nên lầm lẫn vơ tâm bố thí với Tánh Khơng bố thí. Vơ tâm bố thí là tâm khơng nghĩ và khơng ư thức được sự bố thí trong lúc đang bố thí. Cịn tánh khơng bố thí th́ hiểu và thực hiện được tánh Khơng của sự bố thí trong lúc đang bố thí. Tánh Khơng bố thí chính là Bố thí Ba La Mật (dànaparamità), nghĩa là thấy cả ba yếu tố tạo ra sự Bố thí đều khơng cĩ tự tánh. Trước khi thực hành Tánh Khơng bố thí, ta cần phải thực tập quán chiếu nhiều về lư nhân duyên, tức thấy được sự tương duyên tương sinh của mọi vật, thấy rằng các pháp phải nương vào nhau mà hiện hữu, nên khơng cĩ một tự thể riêng biệt. Khi ta quán chiếu thuần thục về Tánh Khơng của các pháp rồi, ta đem sự quán chiếu đĩ áp dụng vào việc Bố thí, đĩ gọi là Tánh Khơng bố thí.
Khi thực hành bố thí, ta hăy nên thành thực với chính ta, xem lại ta cịn chấp trước hay khơng chấp trước, cĩ lầm tánh Khơng với Vơ tâm khơng? Nếu cĩ th́ ta sửa lại, v́ đĩ là việc nội tâm của ḿnh, bên ngồi khơng ai hay cả, cũng khơng cĩ ai chấm điểm hay thưởng phạt ta cả, chỉ cĩ chính hành động của ta thưởng phạt ta mà thơi.
Cũng cần nĩi thêm về Tánh Khơng (Sùnyata). Tánh Khơng là con dao hai lưỡi. Nếu ta hiểu được nĩ th́ nĩ giúp ta sớm chặt đứt các giây vơ minh trĩi buộc ta. Cịn ngược lại, nếu ta hiểu lầm th́ nĩ sẽ khiến ta tạo những hành động vơ phước. V́ thế Cổ nhơn cĩ câu: 'Thà chấp cĩ như núi Tu Di cịn hơn chấp khơng như hạt cải'. Nếu ta chưa hiểu được tánh Khơng th́ ta cứ thực hành hữu tướng bố thí, tức là phát nguyện, ư thức, và hồi hướng, trước khi, trong khi và sau khi bố thí. Đĩ gọi là biết cách bố thí.
- Trên đây là nĩi qua trường hợp bố thí v́ thương hại hay v́ kính trọng một vị Thầy mà ta bố thí. Cịn trong trường hợp đối với một Thầy từ xa mới đến mà ta chưa quen biết th́ sao? Th́ đĩ lại là một việc dễ xử đối với ta, v́ ta khơng biết quá khứ riêng tư của Thầy đĩ, nên ta dễ khởi tâm kính trọng mà bố thí. Và trong lúc bố thí ta cĩ thể nguyện như vầy: 'Con thành tâm cúng dường Thầy, cầu cho Thầy mau đắc đạo để cứu khổ chúng sinh'. Ta cĩ thể niệm thầm hoặc nĩi thẳng ra ngồi được th́ càng tốt. Đây là một sự bố thí trong sạch và quả báo của nĩ sẽ vơ lượng. V́ sao? V́ người cho thành tâm và người nhận được kính trọng . Người nhận được kính trọng hay khơng là tùy ở nơi tâm người cho. Nếu ta khơn khéo biết được phước bào do sự bố thí của ḿnh sẽ vơ lượng hay hữu lượng tùy ở nơi tâm người cho th́ ta sẽ luơn luơn khởi tâm kính trọng người nhận. Đĩ là biết cách bố thí vậy.
- Bây giờ nếu cĩ trường hợp ta khơng thương hại, khơng kính trọng, mà cũng khơng ưa một vị Thầy nữa th́ ta phải làm ǵ? Cĩ phải bố thí khơng?
Ở đây lại là một vấn đề khác. Ta cần tự xét lại ḿnh trước. Tại sao khơng ưa? Khơng ưa chỗ nào? Sau khi xét lại nội tâm xong ta cĩ thể xin đến gặp vị Thầy đĩ để giải tỏa những điều thắc mắc đă tạo ra sự bất hịa (khi cĩ một sự bất hịa th́ cả hai bên đều cĩ lỗi cả). Trong trường hợp thầy và trị đều cĩ chí cầu tiến và phục thiện th́ tốt quá. Nhưng nếu cả thầy lẫn trị đều nhận thấy ḿnh là đúng và người kia sai th́ lúc đĩ đường ai nấy đi, ta được quyền rút lui nhưng phải cĩ trật tự, nghĩa là khơng được tạo khẩu nghiệp. Sau khi rút lui xong ta nên đi t́m một vị Thầy khác để nương cậy. V́ sao? V́ ta là một cận sự nam hay cận sự nữ. Cận sự cĩ nghĩa là ở gần để giúp đở và học hỏi.
Khơng phải v́ khơng ưa một Thầy mà ta ghét tất cả các Thầy khác. Khơng phải v́ khơng ưa một chùa mà ta xa lánh tất cả các chùa khác. Nếu làm như vậy th́ gọi là 'Vơ đũa cả nắm'. Thái độ nầy khơng tốt v́ nĩ làm cho ta khơng mở mang được kiến thức, khơng thực hiện được các hạnh tốt, cùng lúc đĩ th́ cái gọi là 'ngă kiến' của ta sẽ tăng trưởng. Và nếu ta cứ giữ măi thái độ 'Vơ đũa cả nắm' th́ ta sẽ biến thành 'Con ếch ngồi đáy giếng'.
* Lầm lẫn bố thí với trả cơng
Bố thí là một hành động phát ra từ tấm lịng thành, muốn cho người nhận được an vui hạnh phúc.
Cịn trả cơng là một hành động vơ t́nh, tức là khơng cĩ t́nh nghĩa ǵ cả, nĩ dựa trên một sự đổi chác.
Khi ta đi ra ngồi đường gặp một người nghèo xin ăn, ta lấy năm cắc ra cho họ. Ta cho v́ ta thương hại, chứ khơng phải v́ người đĩ làm ǵ cho ta. Ta cho mà khơng cần được trả lại, ta chỉ cần người đĩ nhận cho là ta đă vui rồi. Đĩ gọi là bố thí.
Cịn trả cơng th́ khác, nĩ là kết quả của một sự đổi chác. Thí dụ như ta là ơng chủ một hăng. Đến cuối tháng ta phát tiền cho nhân viên. Hành động phát tiền của ta khơng được gọi là bố thí mà phải gọi là trả cơng. V́ sao? V́ suốt một tháng vừa qua nhân viên đă làm việc cho ta, nên bây giờ ta phải trả lương cho họ. Và khi ta đưa tiền cho họ, trong tâm của họ đâu cĩ mang ơn ta, v́ họ biết đĩ là tiền của họ phải được. Trong tâm ta cũng vậy, tuy nhân viên làm việc cực nhọc suốt tháng vừa qua cho sự sản xuất của hăng ta, nhưng ta cũng đâu cĩ mang ơn họ, v́ ta trả tiền cho họ rồi mà! Giữa hai bên khơng cĩ t́nh nghĩa ǵ hết, cũng khơng ai mang ơn ai cả. Ta đưa tiền v́ người kia đưa cơng, người kia đưa cơng v́ ta đưa tiền.
Sau khi hiểu rơ thấy được sự khác biệt giữa bố thí và trả cơng rồi, ta hăy đưa mắt nh́n về chùa của ḿnh xem sao? Xem ḿnh cĩ phạm cái lỗi lầm đĩ khơng ?
Ngày thường ta chả bao giờ đến chùa, tự nhiên đến bố thí hay cúng dường các Thầy. Đến khi trong gia đ́nh cĩ cha mẹ chết, lúc đĩ ta mới đến chùa thưa thỉnh lễ phép rước Thầy về nhà tụng Kinh cầu siêu cho cha mẹ ta. Rồi sau khi đám sám xong, ta rút vài tờ giấy bạc bỏ vào phong b́ cúng dường cho Thầy. Làm xong việc như vậy, ta ra về thở phào nhẹ nhơm, trong tâm nghĩ rằng đă làm xong bổn phận đối với cha mẹ, đă làm xong bổn phận đối với ơng Thầy, và cùng lúc lại làm phước nữa chứ! Thử hỏi hành động của ta được gọi là ǵ? Tuy nhiên trong cuộc th́ cũng cĩ người được chút ít. Đĩ là người được thí, tức ơng Thầy : ơng Thầy cĩ được vài trăm bỏ túi đi xe lửa. V́ lầm lẫn như thế nên ta cứ tiếp tục bố thí cái kiểu trả cơng. Riết rồi ban đầu Thầy đi xe lửa, sau đến xe hơi, rồi đến tàu bay. Tới lúc đĩ th́ ta la lên rằng chùa giàu! Chùa giàu hay nghèo đều do ta cả. Ta phải tự hỏi ta chứ! Chùa giàu để làm ǵ ? Nghèo để làm ǵ ? Nếu ta ư thức rằng sự phát triển của chùa cĩ lợi cho chúng ta nên phải cần tài chánh th́ ta làm cho chùa giàu. Cịn nếu thấy cần nghèo th́ ta làm cho chùa nghèo. Giàu khơng phải là một cái tội, nghèo cũng khơng phải là một cái phước.
Tiền dùng đúng tiền hiền như Phật,
Bạc xài lầm bạc ác hơn ma.
Phật, ma cũng tại người ta
Chớ tiền bạc nĩ vốn là vơ tri.
(Thanh Sĩ)
Ngồi ra ta phải thơng cảm cho quư Thầy chứ! Ban đầu v́ lịng từ bi mà Thầy đi cầu siêu. Cầu siêu xong ta lại bố thí cái kiểu trả cơng cho Thầy. V́ sự si mê của ta, ta đă biến lịng từ bi của Thầy, ban đầu vơ giá, dần dần xuống giá cịn khoảng hai ba trăm bạc. Rồi tội nghiệp quư Thầy, cứ phải è cổ ra nhận tiền của người chết. Ta đă biến quư Thầy thành giống như các nhà Hịm (pompes de funèbre) tức là sống nhờ người chết. Thật đáng buồn cho đạo Phật !!! Sao ta cĩ thể nhẩn tâm được như vậy ???
Nĩi như vậy khơng cĩ nghĩa là từ nay về sau ta khơng cầu an, cầu siêu cho cha mẹ ta, hoặc cầu siêu xong ta khơng trả cơng cho quư Thầy nữa. Ta vẫn tiếp tục làm, nhưng phải biết các, thêm vào nữa là lâu lâu ta lui tới chùa xem trong chùa cĩ cần ǵ giúp đỡ khơng th́ ta phát tâm bố thí cúng dường, khơng phải chờ đến khi cĩ ai chết hay đau mới tới. Cịn trong trường hợp rước Thầy đi tụng đám xong mà ta muốn cúng dường th́ ta phải tập suy nghĩ như vầy: 'Thầy đă v́ lịng từ bi tụng niệm cho cha mẹ ta, cơng ơn thật vơ cùng, ta chỉ biết thành tâm phát nguyện tu học Phật để mau thốt sinh tử luân hồi và hồi hướng cơng đức (bố thí, phát nguyện) này cầu cho cha mẹ ta được siêu sanh Cực lạc'. Từ lúc trước khi, trong khi, và sau khi cúng dường, ta phải lập đi lập lại như vậy. Ta thành tâm, phát nguyện và hồi hướng, cùng lúc đĩ ta xem vị Thầy trước mắt tượng trưng cho Từ bi (chứ khơng phải thợ tụng) và ta hết lịng kính trọng. Nếu làm được như vậy th́ ta đă biến sự trả cơng thành sự bố thí trong sạch.
* Khơng phải chỉ cĩ chùa chiền mới là nơi cho ta thực hiện hạnh Bố thí
Ta cĩ thể thực hiện bố thí ở khắp nơi với tất cả mọi lồi : như cho con chĩ một khúc xương, con chim một mẩu bánh ḿ, con kiến một hạt đường, v...v.... Cụ thể nhất là khi ta đi ngồi đường bố thí cho người xin ăn. Tuy nhiên khi bố thí ta cũng phải tập bố thí cho đàng hồng khơng được khinh người. Bố thí đàng hồng hay trong sạch là ta biết phát nguyện, ư thức, và hồi hướng trước khi, trong khi và sau khi bố thí. Thí dụ như ta gặp một bà lăo ở trong gĩc Metro đứng xin tiền. Ta lại gần lấy tiền ra, nhưng khơng đưa liền, đứng ngay lại sửa soạn phát nguyện. Cĩ hai trường hợp:
1) Ta xem đối tượng tức bà lăo là một vị Bồ Tát hĩa thân làm bà già để ta thực hiện bố thí. Như vậy ta sẽ phát nguyện thành Phật để cứu độ chúng sinh và hồi hướng cơng đức bố thí này cho quả vị Phật.
2) Nếu ta khơng thể xem bà lăo là một hĩa thân Bồ Tát được th́ ta nguyện như vầy: 'Nguyện cho bà mau thốt khỏi cảnh khổ của sinh, già, bệnh, chết, và ta hồi hướng cơng đức bố thí này cầu mau giải thốt sinh tử, hoặc mau thành Phật' (nếu ta là Bồ Tát).
Cĩ một điều lầm lẫn mà ta hay phạm phải, đĩ là khi ta khơng ưa một vị Thầy nào rồi th́ ta ngưng luơn việc bố thí ! Một vị Thầy khơng phải là đối tượng duy nhất của sự Bố thí. Ta cĩ thể về nhà bố thí cho con cho cháu, cho gia đ́nh họ hàng, hay cho bạn bè, xa hơn nữa là bố thí cho các Hội Từ Thiện (Croix Rouge, Unicef, Médecins du Monde, Médecins sans frontières, ...) hoặc cho những lồi khác như chim, gà, kiến, ... Đối tượng của sự bố thí rất rộng răi và bao la, quan trọng ở chỗ là ta cĩ muốn bố thí hay khơng? Nếu muốn th́ ta luơn luơn t́m thấy đối tượng, cịn khơng th́ ta sẽ chả thấy ai là người đáng cho ta bố thí cả.
* Ta nên bố thí trực tiếp
Lâu lâu nhớ đến Phật, ta mua hoa quả đem vào chùa cúng dường cho Phật. Nhưng khi vào chùa ta khơng nên đưa hết cho vị Hương đăng mà nĩi rằng: 'Này, cơ hay chú cúng hộ tơi cho Phật'. Làm như vậy mất cả t́nh nghĩa của ta đối với Phật. Và hơn nữa là ta sẽ khơng cĩ cơ hội phát nguyện và hồi hướng cơng đức của sự bố thí. Như thế th́ dù cho ta cĩ mua mấy xe hoa đem vào chùa cúng Phật, cũng chả được phước đức ǵ cả, nhiều lắm là làm cho chùa thêm vui mắt mà thơi. Ở ngồi đời người ta cịn biết nĩi 'của ít lịng nhiều', huống chi ta là con Phật mà lại bố thí 'của nhiều lịng ít' hay sao ?
Kết luận
Đọc đến đây ta tự hỏi, chỉ cĩ mỗi một việc bố thí thơi mà sao tác giả lại viết ra dài dịng quá vậy ? Ta nên thơng cảm cho tác giả v́ những lư do đă nêu ra ở phần đầu quyển sách. Tác giả bất đắc dĩ phải nĩi ra dài dịng v́ lâu nay ta đă coi thường hạnh bố thí, từ chỗ coi thường ta đi đến chỗ hiểu sai lầm, từ chỗ sai lầm ta đă làm liên lụy đến uy tín Tam Bảo. Trong khi đĩ th́ Bố thí là một hạnh rất quư, là hạnh của các vĩ nhân, của Bồ Tát, của Phật. Tuy nhiên, sau khi đọc xong nếu ta khơng thể nhớ hết cĩ bao nhiêu loại bố thí, phải bố thí kiểu nào cho đúng th́ ta cĩ thể tĩm tắt lại đơn giản ba điều : phát nguyện, ư thức, và hồi hướng. Trước khi bố thí ta đứng ngay lại, nhắm mắt phát nguyện, khơng phải đi đâu mà vội, v́ việc bố thí cũng quan trọng như việc tụng Kinh vậy. Phát nguyện xong rồi ta bố thí, trong lúc bố thí ta phải chăm chú cẩn thận xem đối tượng của ta ( người nhận) cũng như một vị Bồ Tát hay một ân nhân vậy. Sau khi bố thí xong ta nhắm mắt lại một phút để hồi hướng cơng đức bố thí cho sự giải thốt sinh tử, hoặc văng sanh Cực lạc (nếu ta tu Tịnh Độ) hoặc cho quả vị Phật (nếu ta là Bồ Tát).
Việc phát nguyện và hồi hướng rất là quan trọng. Ta hăy để ư xem, cứ sau mỗi thời Kinh ở chùa cũng như bất cứ ở đâu đều cĩ một bài hồi hướng ngắn. Nhưng v́ đọc quen quá, giống như ăn cơm bữa nên ta chả cần để ư làm chi cho mệt.
Tĩm lại chúng ta cần bố thí nhiều, biết bố thí, tập bố thí trong sạch, v́ Bố thí (bao gồm: cho, tặng, biếu, dâng, cúng dường) là một hành động đẹp đẽ nhất mà con người cĩ thể cho con người, và bố thí cũng là nền tảng rất quan trọng mà người hành Bồ Tát đạo khơng thể thiếu sĩt được.
Sau cùng, nếu ta gặp những Phật tử mới quy y Tam Bảo chưa biết Bố thí làm sao, th́ ta hăy vui lịng hướng dẫn và khuyên nhủ họ, cịn nếu ta gặp những Phật tử đă đi chùa lâu năm mà quên, lơ là hay khơng cịn nhớ cách Bố thí đứng đắn th́ ta hăy thực hiện Pháp thí bằng cách đưa cho họ xem tập sách này, đĩ là ta đă gĩp phần xây dựng lại đạo Phật vậy.
__________________ Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngă kim kiến văn đắt thọ tŕ
Nguyện giải Như Lai
|
Quay trở về đầu |
|
|
ngocnguyet Hội viên
Đă tham gia: 11 December 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 8 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 5:15am | Đă lưu IP
|
|
|
Kinh Tám Điều Giác Ngộ
Là đệ tử Phật th́ nên hết ḷng, ngày cũng như đêm, đọc tụng và quán niệm về tám điều mà các bậc đại nhân đă giác ngộ.
Điều thứ nhất là giác ngộ rằng cuộc đời là vô thường, chế độ chính trị nào cũng dễ sụp đổ, những cấu tạo của bốn đại đều trống rỗng và có tác dụng gây đau khổ, con người do tập hợp của năm ấm mà có, lại không có thực ngă, sinh diệt thay đổi không ngừng, hư ngụy và không có chủ quyền. Trong khi đó th́ tâm ta lại là một nguồn suối phát sinh điều ác và thân ta là một nơi tích tụ của tội lỗi. Quán chiếu như thế th́ dần dần thoát được cơi sinh tử. (C)
Điều thứ hai là giác ngộ rằng càng lắm ham muốn th́ lại càng nhiều khổ đau, rằng bao nhiêu cực nhọc trong cơi sinh tử đều do ham muốn mà có. Trong khi đó người ít ham muốn th́ không bị hoàn cảnh sai sử, lại càm thấy thân ḿnh và tâm ḿnh được thư thái. (C)
Điều thứ ba là giác ngộ rằng v́ tâm ta rong ruổi chạy theo danh lội không bao giờ biết chán cho nên tội lỗi ta cũng theo đó mà càng ngày càng lớn. Các bậc Bồ Tát th́ khác hẳn: họ luôn luôn nhố nghĩ đén phép tri túc, an vui sống với đời đạm bạc để hành đạo và xem sự nghiệp duy nhất của ḿnh là sự thực hiện trí tuệ giác ngộ. (C)
Điều thứ tư là giác ngộ rằng thói quen lười biếng đưa đến chỗ đọa lạc; v́ vậy con người phải chuyên cần hành đạo, phá giặc phiền năo, hàng phục bốn loài ma và ra khỏi ngục tù của năm ấm và ba giới. (C)
Điều thứ năm là giác ngộ rằng chính v́ vô minh nên mới bị giam hăm trong cơi sinh tử. Các vị Bồ Tát thường xuyên nhớ rằng phải học rộng, biết nhiều, phát triển trí tuệ, đạt được biện tài để giáo hóa cho mọi người, để cho tất cả đạt tới niềm vui lớn. (C)
Điều thứ sáu là giác ngộ rằng v́ nghèo khổ cho nên người ta sinh ra có nhiều oán hận và căm thù, và v́ thế lại tạo thêm những nhân xấu. Các vị Bồ Tát biết thế cho nên chuyên tu phép bố thí, coi kẻ ghét người thương như nhau, bỏ qua những điều ác mà người khác đă làm đối với ḿnh và không đem tâm ghét ḅ những ai đă làm ác. (C)
Điều thứ bảy là giác ngộ rằng năm thứ dục vọng gây nên tội lỗi và hoạn nạn. Người xuất gia tuy sống trong thế tục nhưng không nhiễm theo cái vui phàm tục, thường quán niệm rằng tài sản cùa ḿnh chỉ là ba chiếc áo ca sa và một chiếc b́nh bát, tất cả đều là pháp khí, rằng chí nguyện xuất gia của ḿnh là sống thanh bạch để hành đạo, giữ phạm hạnh cho thanh cao và đem ḷng từ bi để tiếp xử với tất cả mọi người. (C)
Điều thứ tám là giác ngộ rằng v́ lửa sinh tử cháy bừng cho nên mọi loài đang chịu biết bao niềm thống khổ. Biết vậy cho nên ta phải phát tâm Đại Thừa, nguyện cứu tế cho tất cả mọi người, nguyện thay thế cho mọi người mà chịu khổ đau vô lượng, khiến cho tất cả chúng sinh đều đạt tới niềm vui cứu cánh. (C)
Tám điều nói trên là những điều giác ngộ của các bậc đại nhân, Phật và Bồ Tát; những vị này đă tinh tiến hành đạo, tu tập từ bi và trí tuệ, đă cưỡi thuyền pháp thân đén được bến Niết Bàn. Khi trờ về lại cơi sinh tử độ thoát cho chúng sinh, các vị đều dùng tám điều giác ngộ ấy để khai mở và ch́ đường cho mọi người, khiến cho chúng sanh ai cũng giác ngộ được cái khổ của sinh tử, ĺa bỏ được ngũ dục và hướng tâm vào con đường thánh.
Nếu đệ tử Phật mà thường đọc tụng tám điều này th́ mỗi khi quán niệm diệt được vô lượng tội, tiến tới giác ngộ, mau lên chính giác, vĩnh viễn đoạn tuyệt với sinh tử, thường trú trong sự an lạc. (CCC)
|
Quay trở về đầu |
|
|
tamthuyen Học Viên Lớp Dịch Lư
Đă tham gia: 01 June 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 880
|
Msg 9 of 11: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 8:21am | Đă lưu IP
|
|
|
Topic này hay lắm. cám ơn Sao khuê và Ngọc Nguyệt.
__________________ tt
|
Quay trở về đầu |
|
|
saohom Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 32
|
Msg 10 of 11: Đă gửi: 11 March 2006 lúc 4:52am | Đă lưu IP
|
|
|
CHẾ NGỰ CƠN GIẬN
I. Giận dữ, một cảm xúc hủy diệt
Bạn giận ư? Vâng, tất cả chúng ta không phủ nhận điều đó. Đôi khi chúng ta phát cáu lên, bực ḿnh và càu nhàu. Chúng ta nóng giận và cáu tiết với người này hay người khác v́ một lư do này hay lư do khác. Có rất nhiều việc, nhiều hoàn cảnh làm cho chúng ta lo âu và bực ḿnh, chúng ta thường nản ḷng và nổi giận khi một việc ǵ đó làm không theo ư muốn của chúng ta. Chúng ta muốn mọi điều phải y như ư của ta và khi thất bại, chúng ta nổi giận hóa điên lên.
Đôi khi chúng ra mong muốn một điều ǵ đó đến với chúng ta (như lên lương chẳng hạn), và khi điều đó không xảy ra, chúng ta buồn nản và nóng giận. Thế đó, mọi người đều muốn khêu khích, chọc tức, xúc phạm chúng ta. Họ có thói quen thích làm cho chúng ta tức giận và khó chịu.
Thật ra, thiếu điều kiện, hoàn cảnh dễ cho chúng ta nóng giận. Nếu chúng ta quan sát những phản ứng và lời nói của chúng ta trong những việc làm hằng ngày, chúng ta sẽ t́m thấy được rất nhiều duyên cớ khi ta mất b́nh tĩnh, hay ngay ở ngưỡng cửa của sự mất b́nh tĩnh. Sự nóng giận thể hiện qua lời nói, cử chỉ, những sự thay đổi trên nét mặt của chúng ta, qua giọng nói, cáu kỉnh, qua hành động và khi chúng ta lên giọng.
Và khi chúng ta không c̣n kiềm chế được nữa, chúng ta bắt đầu la hét, đá đồ vật, đóng rầm một cánh cửa, đập bàn, đập điện thoại hoặc thậm chí đánh người hoặc hành hung người khác. Trong t́nh cảnh như thế, chúng ta không được biết diệt cơn nóng giận hoặc kiềm chế cơn thịnh nộ và thậm chí người ta có thể chết v́ cơn đau tim đột ngột.
Tính khí nóng giận của chúng ta thay đổi qua sức mạnh của cảm xúc. Những người có tính khí nóng, rất dễ dàng nóng giận. C̣n những người có tính khí ḥa nhă, luôn ở trạng thái b́nh tĩnh, ḥa nhă sau khi cơn giận dổi đă đi qua. Có người nuôi hận thù đố kỵ dai dẳng, cũng có người dễ dàng tha thứ, bỏ qua. Cho dù nó là sự việc ǵ th́ sự kiện vẫn tồn tại đó để cho tất cả chúng ta nổi nóng, chỉ là sự khác biệt ở sức mạnh của cảm xúc và tần số của cảm xúc mà thôi. V́ ngay cả những người có tính khí ḥa nhă nhất, cũng có thể biểu hiện những dấu hiệu phiền nhiễu, lo âu, nóng giận khi sự kiên nhẫn của anh ta vượt qua mức chịu đựng hoặc khi anh ta chịu quá nhiều áp lực.
Chúng ta nên nổi nóng không? Có phải đó là điều nổi giận chính đáng không? Nó dùng để nổi giận và la hét người khác để rồi mất b́nh tĩnh và mặt đằng đằng sát khí không? Sự nóng giận đă trở thành lối sống của một số người trên thế giới phải không? Chúng ta đă cho nó là điều hiển nhiên và chấp nhận nó như thể là điều tự nhiên và không thể tránh né nó chăng? Khi đọc những tạp chí ngày nay, chúng ta t́m thấy rất nhiều sự kiện nói về sự nóng giận và hận thù của con người ở hành tinh của chúng ta. Đọc về tất cả những cuộc đấu tranh và những cuộc chiến đang diễn ra trên mọi miền thế giới, có bao giờ chúng ta tự hỏi tại sao người ta không thể sống chung với nhau một cách b́nh an như thể anh chị em một nhà được nhỉ? Tại sao chúng ta quá hững hờ, quá tàn nhẫn, quá bất nhân? Tại sao có những người giết người vô tội để đoạt những ǵ họ muốn? Tại sao có nhiều nước tranh đua để chế tạo những vũ khí hạt nhân mà có thể hủy diệt loài người trên thế giới? Tại sao có quá nhiều nổi lo sợ và sự thiếu tin cậy nhau?
Nóng giận và yêu thương đều khởi nguồn từ trái tim của chúng ta. Một điều chúng ta tin chắc rằng nóng giận là điều xấu, chúng ta phải tuyệt đối ngăn cản chúng, khi khởi đi từ trái tim và đầu óc của chúng ta. Nó là một xúc cảm phá hủy gây ra nhiều đau thương trên thế giới và trong cuộc sống của chúng ta. Nó khởi đầu từ đầu óc của chúng ta và đầu óc là nguồn gốc khởi sự, nó cần phải được kiểm tra và loại bỏ. Trong lời tựa của Hiến chương UNESCO (cơ quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc) nói như sau: " V́ chiến tranh khởi đi trong đầu óc của con người, th́ cũng chính từ đầu óc của con người mà việc bảo vệ ḥa b́nh có thể được thực hiện ... ". Trong quyển " Bước vào cuộc sống giác ngộ" viết như sau: " Bạn có thể giết bao nhiêu người tội lỗi? Số người đó th́ vô kể trên thế gian này. Nhưng nếu suy nghĩ lúc nóng giận bị diệt đi th́ tất cả những kẻ thù cũng bị tiêu diệt đi".
Sự nóng giận làm cho đời sống của chúng ta khốn khổ. Nếu chúng ta tiếp tục nóng giận và không nỗ lực để kiềm chế nó, chúng ta sẽ tiếp tục sống trong sự bồn chồn, bất an. Mỗi khi chúng ta bực bội chỉ v́ những chuyện vặt vănh, cáu gắt, giận dữ, chúng ta đă bắt đầu điên lên. Cảm giác bừng bừng nóng này gia tăng theo cường độ của sự nóng giận. Cơn nóng giận càng mạnh mẽ, cảm giác bừng bừng nóng của chúng ta càng mạnh mẽ theo ... đó là một cảm giác rất đau khổ. Bạn có thể quan sát nó ở chính bản thân bạn. Lần sau, nếu bạn có lo âu hay nóng giận điều ǵ, hăy quan sát trạng thái tinh thần và nhịp đập của tim, và bạn sẽ thấy được sự đau khổ và sự tổn thương của chính bản thân bạn đang chịu đựng trong trạng thái nóng giận, rối loạn và phiền toái.
Giận dữ là một trạng thái không lành mạnh của tinh thần, Đức Phật không bao giờ cho phép nóng giận một điều ǵ. Trong đạo Phật, không có ǵ được xem là cơn nổi giận đúng. Tất cả mọi cơn nóng giận từ mức độ thấp hay cao cũng đều là xấu cả. Nó giống như là liều thuốc độc tiêm vào đầu óc chúng ta. V́ thế Đức Phật khuyên chúng ta "hăy hóa giận dữ thành yêu thương." Ngài c̣n nói: "Ḷng oán giận không bao giờ chiến thắng được ḷng oán giận. Chỉ có ḷng yêu thương mới có thể xoa dịu được ḷng oán giận-đây là một định luật vĩnh hằng". Ngài c̣n nói rằng: "Hăy chinh phục người đàn ông giận dữ bằng ḷng yêu thương của ḿnh".
Hăy bắt đầu bằng một nụ cười, Đức Phật nói: "ngay cả nếu một tên trộm lấy cái cưa để cắt chân tay chúng ta, chúng ta cũng không nên tỏ ra giận dữ. Nếu chúng ta tỏ ra bực ḿnh, giận dữ tức là chúng ta không nghe theo lời Ngài dạy. Thay vào đó, Ngài khuyên chúng ta hăy ban phát ḷng yêu thương đến kẻ hành hạ ḿnh. Ngài nói rằng "v́ các ngươi cần nên huấn luyện chính bản thân các ngươi". Trạng thái không lo âu, bối rối nên vẫn giữ lại trong đầu óc chúng ta, chúng ta nên tiếp tục nói những lời nói thân thiệt, nên bày tỏ những niềm cảm thông với khác, hăy để trái tim tràn ngập ḷng yêu thương, giải phóng thoát khỏi những ác tâm, hiểm độc c̣n đang ẩn náo. Và đ?i với những kẻ hành hạ này (những tên trộm đang cưa chân tay chúng ta), chúng ta hăy tưới mát bằng ư nghĩ đầy t́nh yêu thương bao la vô hạn, thoát khỏi sự nóng giận oán thù.
Ḷng yêu thương của Đức Phật thật là hoàn mỹ. Ngay khi là Bodhisatta (Bồ-tát, một vị Phật tương lai), trong vô lượng kiếp Ngài đă chịu biết bao sự tra tấn, chết đi sống lại mà không hề nuôi dưỡng ấp ủ một tí xíu ǵ ḷng oán giận đối với kẻ thù. Và khi thành Phật, Ngài vẫn luôn giữ trạng thái điềm tĩnh và thanh thản. Ngài không bao giờ để trạng thái điềm tĩnh và thư thái chuyển xoay. Khi con voi hung tợn Nalagiri tấn công Ngài, Ngài đă ban phát ḷng thương yêu nhân từ để khuất phục nó. Trong 45 năm hoằng pháp, với khoảng đời ngắn ngủi c̣n lạ là một ví dụ minh họa của t́nh yêu thương bác ái.
Không chỉ Đức Phật là vị thầy duy nhất thuyết giảng về t́nh yêu thương. Tất cả những bậc vĩ nhân cũng giảng như thế. Chúa Jesus Christ nói: "Hăy yêu người hàng xóm của con như yêu chính con vậy! Nếu một người nào đó vả vào má phải của con, con hăy quay sang má trái yêu cầu anh ta vả thêm một cái c̣n lại". Mahatma Gandhi, người nổi tiếng ủng hộ bất bạo động nói: "Nếu máu chảy, cứ để mặc cho nó chảy. Chuẩn bị sẳn sàng ḷng can đảm thầm kín cho cái chết mà không giết hại. V́ người đàn ông sống trong tư thế sẳn sàng để đón nhận cái chết, nếu cần thiết trong tầm tay của người anh của anh ta, đừng bao giờ giết anh ta". Câu nói này nhắc ta nhớ lại câu chuyện của một vị tu sĩ bị đe dọa bởi một viên tướng hung bạo. Viên tướng thét: "Ngươi biết không, ta là một người có thể giết chết ngươi mà không hề cảm thấy ăn năn". Vị tu sĩ đáp lại: "Thưa Ngài, tôi là người có thể bị giết mà không hề oán trách". Đối mặt với người có tấm ḷng dũng cảm, viên đại tướng bỏ đi mà không hề làm hại vị tu sĩ đó.
Ngoài việc đầu độc đầu óc của chúng ta, nóng giận, oán thù cũng là mối nguy hiểm cho sức khỏe của cơ thể chúng ta. Ngành khoa học y dược đă chứng minh rằng nóng giận và những cảm xúc có hại cho sức khỏe khác có thể đóng góp mang lại những mầm bệnh cho cơ thể. Khi chúng ta nóng giận, cơ thể chúng ta tiết ra những chất hóa học mà có thể làm rối loạn sự cân bằng sinh lư. Nếu những hành vi của chúng ta trở thành thói quen, nó có thể dẫn đến những bệnh đau ốm vặt kéo dài, chẳng hạn như: loét bao tử, chứng khó tiêu, táo bón, cao huyết áp, đau tim và thậm chí bị ung thư nữa.
Mặt khác, trạng thái tinh thần b́nh an và điềm tĩnh dẫn đến sự cân bằng thể chất và tinh thần. Chúng ta sẽ mạnh khỏe hơn, hạnh phúc hơn và sống tự tin hơn. Một số bệnh măn tính như: chứng khó tiêu có thể đang quấy rầy chúng ta và cũng có thể được giải quyết. Những căn bệnh khác cũng có thể được ngăn chặn. Một tinh thần sảng khoái thanh thản sẽ được thể hiện qua nét mặt và là da của cơ thể. Chúng ta đi bất cứ nơi nào cũng được mọi người yêu, mọi người thích. Không một ai thích giao thiệp với một người có tính khí nóng giận hay dễ dàng giận dữ. Lấy một ví dụ: Một ông chủ luôn luôn cau có, hay la hét với nhân viên, ông ta chẳng được ḷng ai cả và mọi người đều xa lánh. Khi có cơ hội, những nhân viên này sẽ rời bỏ ông. Ngược lại với ông chủ luôn mỉm cười, tốt bụng hay giúp đỡ, một người không bao giờ hoặc ít khi để mất b́nh tĩnh th́ luôn được mọi người quan tâm và yêu mến. Với một ông chủ như thế, rất ít nhân viên rời bỏ ông cho dù ở nơi khác lương cao hơn.
Hơn nữa, đạo đức của bạn sẽ ảnh hưởng đến những người tiếp xúc với bạn, bạn là một ví dụ điển h́nh cho người khác noi theo. Chúng ta có thể thay đổi thế giới, làm cho nó trở nên tốt hơn và mọi người thành thật hơn dựa trên sự thiết lập một mô h́nh điển h́nh không? Vâng, được. Qua sự thay đổi của chính chúng ta và thiết lập một mô h́nh, chúng ta thật sự đang tích cực đóng góp làm cho thế giới ngày một tốt hơn. Hăy cho rằng: Thế giới được tạo thành bởi con người, con người tạo nên thế giới. Nếu bạn thay đổi con người, bạn đang thay đổi thế giới. Và chúng ta bắt đầu ngay chính bản thân chúng ta, sau cùng, bạn cũng không phải là người duy nhất sống trên trái đất này. V́ thế khi bạn thay đổi, bạn sẽ thay đổi thế giới này trong hoàn cảnh sẽ ít thêm một người dễ dàng nóng giận. Nếu càng có nhiều người thay đổi th́ thế giới này sẽ càng được thay đổi hơn. Mọi người càng yêu thương và được sống trong cảnh thanh b́nh, những cảnh rối loạn, xung đột trên thế giới sẽ được giảm xuống.
Nhận biết được sự độc hại của giận dữ có thể mang đến cho chúng ta và những người khác, chúng ta hăy xua tan giận dữ và ban phát ḷng yêu thương nhân hậu. Chúng ta hăy nhân hậu, kiên nhẫn, tử tế và giúp đỡ kẻ khác. Chúng ta chớ nên cọc cằn. Chúng ta đừng để cho kẻ khác bối rối, hoang mang và khó xử. Hăy quan sát xung quanh và nhận thấy rằng: đă có quá nhiều đau thương trên thế giới, chúng ta đừng cho thêm vào nữa. Thay vào đó, chúng ta hăy là nguồn an ủi và b́nh an, là ngọn đuốc thấp sáng cho những người xung quanh, chúng ta đi một cách an toàn và hạnh phúc hơn.
Sự quyết định nén giận và ban rải t́nh thương là bước đầu tiên. Vấn đề kế tiếp là chúng ta sẽ thực hành như thế nào? Khi nóng giận nổi lên, chúng ta thật không dễ dàng kiềm chế nó, phải cần rất nhiều sự nổ lực và khéo léo để kiềm chế sự nóng giận. V́ thế ở những trang sau chúng tôi sẽ bàn luận về những phương cách và kỹ thuật để kiềm chế nóng giận. Vấn đề bàn luận chủ yếu là sự chánh niệm (Sati) và sự phát sinh trí tuệ (Yoniso manasikàra). Dựa vào chánh niệm chúng ta có thể sớm dập tắt sự nóng giận từ khi mới chớm nở, thậm chí ngay cả khi nó phát lên. Ứng dụng sự phát sinh trí tuệ để lư giải nhiều lư do tại sao chúng ta không nổi giận, sẽ nhắc nhở và làm chúng ta có sự mong muốn xua đuổi cơn nóng giận tan biến nhanh chóng từ đầu óc của chúng ta. Trong phần thứ ba, chúng tôi sẽ tŕnh bày thiền định trên ḷng yêu thương nhân từ (Mettàbhàvanà), đó là một liều thuốc giải độc cơn nóng giận tốt nhất. Chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc quan tâm, xem xét đến những lư do tại sao chúng ta không nên nổi giận, suy cho cùng anh ta không muốn nổi giận, và lần sau khi cơn giận nổi lên, anh ta muốn dập tắt nó ngay lập tức. Và kết hợp cùng với sự trau dồi chánh niệm (Sati) và ḷng yêu thương-nhân từ (Mettà), anh ấy sẽ có khả năng đánh bại con quỷ giận dữ độc ác.
Mọi người có thể được hạnh phúc. Họ có thể diệt trừ tận gốc cơn nóng giận và ḷng oán thù từ trong tận trái tim họ và hiện thân của t́nh yêu vĩ đại, trí tuệ và thân thiết thương yêu nhau.
II. Liều Thuốc Giải Độc Cơn Giận Dữ
Quy luật đầu tiên
Thiền định (Sati) là kẻ gác cổng đầu tiên và trung thành nhất chống lại cơn nóng giận và tất cả những trạng thái không lành mạnh của đầu óc. Thế chánh niệm là ǵ? Nó là sự hiện diện của trí tuệ, sự nhận thức, biết được rành mạch việc đang diễn ra đúng tại từng thời điểm. V́ thế, khi cơn giận nổi lên, bạn phải chánh niệm, bạn phải nhanh chóng nhận định trong cơ thể bạn cơn giận đang trổi dậy. Bạn phải chỉ định, nhận biết và tự nói trong đầu: "A! tôi giận. Tôi đang giận" hoặc bạn có thể chỉ định ngắn như "Giận, giận". Hay nếu bạn không muốn đặt tên, bạn có thể cảm nhận đang có sự hiện diện của cơn giận trong cơ thể.
V́ thế khi chỉ định, cơn giận bị lôi kéo, chỉ trích ra và có sự nhận thức. Đây là hành động nhận biết giúp đỡ để kiểm tra cơn nóng giận. Tại sao chúng ta phải chỉ định nó? Bởi v́ khi cơn giận nổi lên, nó thường nhấn ch́m chúng ta, thậm chí trước khi chúng ta nhận biết nó. Nó làm cho đầu óc của chúng ta bị lu mờ và làm tổn hại nhiều đến sự suy xét của chúng ta. Nói khác đi, giận dữ áp chế đầu óc của chúng ta. Lúc đó thật sự chúng ta không nhận biết ǵ cả, suy cho cùng lúc đó tâm thái tâm thần của chúng ta đang nổi giận. Chúng ta bị cơn giận dữ làm héo ṃn, chúng ta phải đối phó và chống cự lại nó. Nét mặt của chúng ta thay đổi và bắt đầu gắt gỏng, khoa tay múc chân hay thậm chí chúng ta la hét những người xung quanh. Chánh niệm kiểm soát tất cả những hiện tượng trên. Nó ngăn cản không cho cơn giận dữ nhấn ch́m chúng ta. Sự hiện diện của trí tuệ là sự cần thiết nhất cho đầu óc. Chỉ có hành động hiểu biết giúp làm dịu cảm giác đang nung nóng. Thay v́ đối phó và chống cự lại sự giận dữ, chúng ta sẽ quan sát chúng. Chúng ta sẽ quan sát cảm giác nóng, xúc động. Và trong khi quan sát theo dơi đó, cơn giận dữ lắng dịu xuống đầu tiên nó sẽ yếu đi và dần dần xẹp xuống.
Hơn nữa, khi chúng ta quan sát cơn nóng giận, chúng ta không để ư đến bất cứ người nào, vật thể nào hay điều kiện xung quanh ta đang gây cho chúng ta nóng giận. Thay vào đó, chúng ta theo dơi trạng thái tinh thần diễn ra trong thâm tâm chúng ta, theo dơi sự hiện diện của cảm giác hay cảm xúc nóng giận. Nói một cách logic, khi sự chú tâm của chúng ta chuyển từ đề mục (Ví dụ: tác nhân gây nên) giận dữ sang sự nhận thức tốt đẹp của chính sự nóng giận, chẳng hạn như xúc cảm, cơn giận dữ sẽ yếu đi. Bởi v́ nếu chúng ta tiếp tục tập trung vào một vật thể (chẳng hạn như một người nào đó), chúng ta sẽ giận dữ, và thật chất sẽ càng nóng giận hơn. Nhưng dưới ánh sáng chói chang của thiền định, giận dữ không thể phát triển hơn nữa. Nó bị kiểm soát, và với việc tiếp tục chỉ định, nó ngày một yếu dần và cuối cùng xẹp xuống.
Và một điều vô cùng thú vị nữa là sự lắng dịu cơn giận dữ đến mà không cần sự đè nén hay áp lực nào. Bạn không cần phải nghiến răng, siết chặt nắm tay hay dựa vào ư chí, tinh thần để chiến thắng cơn giận dữ. Thay vào đó, khi bạn chỉ định, cơn giận dữ sẽ yếu đi và biến mất. Đặc biệt điều này có thể được thấy rơ trong sự tập trung thiền định, khi sự tập trung của người thiền định ở mức cao độ có thể đánh gục kẻ thù giận dữ hay trạng thái tinh thần không lành mạnh khác bằng hành động chỉ định.
Một lợi ích khác mà chánh niệm mang đến đó là nó cho phép chúng ta ngưng và có quyết định hay hành động đúng sự việc. Khi chúng ta chỉ định và nhận biết đang giận dữ, chúng ta sẽ không bị cảm xúc chi phối. Chúng ta có thời gian để suy nghĩ và quyết định hành động khôn ngoan. Trong khoảng thời gian như thế, chúng ta có cơ hội để luyện tập. Yoniso manasikàra mà Đức Phật gọi đó là sự suy ngẫm của trí tuệ hay sự xem xét thích đáng. Nếu cơn nóng giận hoàn toàn không lắng dịu ngay từ lúc đầu chỉ định, lúc đó chúng ta có thể luyện tập thiền Yoniso Manasikàra bằng cách suy ngẫm những bộ mặt tội lỗi và những điều có hại khi giận dữ. Trong quá tŕnh suy ngẫm, cơn giận dữ của chúng ta hiển nhiên sẽ yếu đi và khi đó chúng ta càng thuyết phục được dễ dàng cơn giận khó ưa và giận dữ dần dần sẽ lắng dịu. Một sự khao khát không muốn nóng giận hay không muốn tiếp tục nóng giận nữa sẽ dâng lên. Và cuối cùng, cơn giận dữ sẽ biến mất.
V́ vậy, quy luật đầu tiên là luyện tập chánh niệm. Nếu bạn có thói quen tập trung niệm vào những thay đổi quan trọng trong trạng thái tinh thần, bạn có thể trở thành người có thể nắm bắt được cơn giận dữ ngay lập tức khi nó nổi lên. Bạn có thể cảm nhận và biết được rằng cơn giận dữ của bạn đang phát triển, và dựa vào điều hiểu biết đó, bạn có thể sớm dập tắt nó từ khi mới chớm nở, hoàn toàn loại bỏ nó ngay trước khi nó có thể thể hiện trên nét mặt hay trong những hành động của bạn. Đó là sự thần kỳ của chánh niệm. Nó có thể hạ gục ngay lập tức trạng thái không lành mạnh của tinh thần.
Vấn đề kế tiếp là trong những phương cách khác nhau, chúng ta chọn lựa (đối chiếu) như thế nào để loại bỏ cơn giận dữ. Chúng ta không thể xua đuổi nó một cách triệt để qua chánh niệm. Có rất nhiều phương pháp để chúng ta có thể lựa chọn, đối chiếu.
Ở quyển sách này chúng tôi sẽ nghiên cứu sự khác nhau giữa chúng, và chúng tôi tin rằng nếu bạn đọc quan tâm, theo thời gian bạn sẽ đọc đến trang cuối cùng, và hoàn toàn nhận ra sự phiền toái, rắc rối và sự vô nghĩa của giận dữ. Bạn sẽ không bao giờ muốn nổi giận nữa. Sự kết án đơn độc này sẽ có ích cho bạn, qua đó tâm của bạn được dễ dàng hướng đến sự thân thiện giữa người với người, không c̣n nóng giận nữa, luôn giữ b́nh tĩnh và vui vẻ. Với những ước muốn và những quyết định lành mạnh, đúng đắn, lúc này bạn có khả năng giảm được tính nóng giận. Hơn nữa, cơn giận dữ nổi lên liên tục khi nó vẫn c̣n được xảy ra, nó sẽ không c̣n sức mạnh và bạn cũng có khả năng nhớ lại và ứng dụng tất cả những phương thuốc giải độc khác nhau dựa theo những điều chúng tôi sẽ thảo luận dưới đây.
Một điều ghi nhớ là trong lúc chánh niệm và suy nghĩ trong trí tuệ, không có sự đè nén trong quá tŕnh kiểm tra cơn giận. Một điều hiển nhiên, có khá nhiều cơn giận dữ được dịu xuống trong quá tŕnh chánh niệm hay sự suy ngẫm. Đối với các nước phương Tây, đôi khi họ nghĩ rằng nếu chúng ta nén giận, th́ điều đó sẽ không tốt cho sức khỏe của chúng ta. V́ thế theo trường phái này, biểu lộ giận dữ để thư giản sự căng thẳng là điều tốt. Tuy nhiên, cũng có những trường phái khác cho rằng biểu lộ cơn giận quá mức cũng sẽ có hại. Trong dù trường hợp nào, để cho tự bản thân "bùng nổ" v́ thư giản sự căng thẳng sẽ không phù hợp. Với phương pháp của người Phật-tử , Đức Phật không chỉ dẫn hay cho phép làm điều đó. Ngược lại, Ngài dạy chúng ta hăy hóa giận thành yêu, thả lỏng cơn giận dữ của chúng ta, chúng ta đang khai mở một đầu óc đầy ô trượt hơn và đang tạo nghiệp xấu hơn. Trong lúc phải gáng trách nhiệm cho hành động làm hại hay tổn thương người khác. Ở mức độ cao nhất, người ta dập tắt cơn giận và những nạn nhân đôi khi là những thành viên vô tội trong cộng đồng. Phương pháp dành cho những người Phật tử mà chúng tôi bàn luận ở đây không liên quan đến sự nén giận. Sự chánh niệm mà đă đề cập đến không dính líu đến sự đè nén, đó chỉ là sự nhận biết trạng thái tinh thần đang diễn ra trong chúng ta. Nhận biết và quan sát cơn giận nguôi dần theo hướng tự nhiên. Và ứng dụng sự suy nghĩ trong trí tuệ cũng kiểm soát cơn giận mà không cần áp lực của sự đè nén.
Kiên định trong lúc hành tŕ tâm trạng b́nh lặng
Nghệ thuật điềm tĩnh và giữ tâm trạng b́nh yên đă hoàn toàn mai một trong thế giới hiện đại của chúng ta. Cuộc sống bề bộn, lo toan, chú trọng đến việc tạo ra vật chất, bừa băi sản xuất và tiêu dùng, vẻ hấp dẫn hào nhoáng bên ngoài, quảng cáo trên các phương tiện truyền thông đại chúng, và nhiều vấn đề khác trong cuộc sống hiện đại đă góp phần vào sự xói ṃn phẩm chất đạo đức và giá trị tinh thần. Chúng ta cũng gây tổn hại cho tinh thần của chúng ta, chúng ta luôn bị áy náy, lo âu, tâm trạng bối rối, băn khoăn, sợ hăi và giận dữ.
Ở mức độ cao, chúng ta thiết lập một mức cân bằng của sự phát triển tinh thần, sự đơn giản, sự điềm tĩnh và hoàn cảnh yên tĩnh. Để phát triển sự điềm tĩnh này, kỷ luật của thiền định là không có giá trị. Áp dụng thiền định chánh niệm là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, nó không nằm trong phạm vi vấn đề đi sâu vào chi tiết của thiền định chánh niệm. Nó có thể được góp nhặt từ những quyển sách khác nhau cho cùng một chủ đề, phương pháp thiền định về ḷng yêu thương độ lượng cũng là cách luyện tập tuyệt vời, mà đặc biệt có hiệu quả chống lại tất cả những h́nh thức giận dữ, oán thù và hèn nhát. Nó áp dụng lư tưởng cho những ai có tính khí giận dữ, oán thù. Cho nên, chúng tôi sẽ bày giảng phương pháp thiền định về ḷng yêu thương-độ lượng ở những chương sau.
Trong khi đó, điều quan trọng là chúng ta cố gắng trau dồi và duy tŕ một tâm trạng b́nh lặng và giữ được sự thư thái mọi lúc mọi nơi. Nếu chúng ta nhất quán và quyết tâm nổ lực để làm điều này th́ rất ít có khả năng chúng ta bị mất b́nh tĩnh hay kích động do những cảm xúc xáo trộn gây ra, chẳng hạn như cơn giận dữ. V́ vậy, từ ngay bây giờ chúng ta nên cố gắng duy tŕ tính điềm tĩnh và kiên định trong mọi hành vi cử chỉ của chúng ta. Chúng ta nên cố gắng nói ôn ḥa và có suy xét, không nên ồn ào kích động. Chúng ta nên dùng chánh niệm để kiểm tra tâm trạng bối rối, lo âu và kích động khi chúng nổi lên. Chúng ta nên giữ cơ thể của chúng ta trong trạng thái b́nh tĩnh và ôn ḥa. Chúng ta nên tiếp tục những hoạt động hàng ngày theo tính ôn ḥa, suy xét và quyết tâm rồi ta sẽ tiến đến chứng nghiệm được một thế giới b́nh an, yên tĩnh tràn đầy thú vị. Trong lúc trạng thái ôn ḥa và tĩnh lặng, bạn sẽ t́m thấy được quyền lực và khả năng đạt được công việc và mục tiêu của bạn.
V́ thế liều thuốc "giải độc" thứ hai là trau dồi và duy tŕ trạng thái điềm tĩnh và ổn định. Thánh Abba-Dorotheus, người đă trải qua nhiều năm nghiên cứu đă nói: "Những việc ǵ vượt ra ngoài tầm tay của bạn, thậm chí nếu vấn đề đó lại rất cấp bách và đ̣i hỏi hết sức thận trọng, tôi sẽ không tranh luận hay không để tâm trạng bị lo âu, bối rối. Có một điều chắc chắn rằng mọi thứ bạn làm dù lớn hay nhỏ chỉ giải quyết được 1/8 của vấn đề, trong khi đó giữ tâm trạng không bị quấy rối, thậm chí ở tâm trạng đó ta cũng nên chấp nhận chịu thua để đạt được mục đích th́ lúc này cơ hội c̣n lại là 7/8. V́ vậy, nếu bạn bận rộn v́ vài công việc nào đó và muốn làm nó một cách hoàn hảo, cố gắng đạt được nó. Như tôi đă nói ở trên bạn chỉ giải quyết được 1/8 của vấn đề mà thôi, và cũng lúc đó nếu bạn giữ tâm trạng của bạn không bị tổn hại th́ sẽ có cơ hội thành công 7/8. Tuy nhiên, nếu để đạt được mục đích của công việc chắc chắn bạn sẽ làm chính bản thân bạn bị mất b́nh tĩnh và tổn hại hay gây ra nhiều phiền toái khác nửa do việc tranh luận với kẻ khác, lúc này bạn sẽ làm mất 7/8 cơ hội chỉ v́ bảo vệ 1/8 lợi ích?
Hăy xem xét ví dụ điển h́nh của Đức Phật
Là một người Phật-tử, chúng ta nên xem xét những lời khuyên và ví dụ của Đức Phật, Đức Phật đă biểu lộ sự kiên nhẫn để đối phó với muôn ngàn sự khiêu khích, trêu chọc. Ngài không bao giờ nổi giận thay vào đó Ngài luôn ban phát ḷng yêu thương đến chúng sinh, ngay cả đó là những kẻ làm hại Ngài. Ngài không hề nổi giận khi Devadatta cố t́m mọi cách giết hại Ngài, khi Cinca cố t́nh buộc tội giả Ngài đă gây ra cho nàng có thai, hoặc khi các giáo phái khác cố t́nh buộc tội giả Ngài giết chết một người nữ qua đường.
Không chỉ ở kiếp cuối cùng mà ở những tiền kiếp khi là Bồ-tát (tức là vị Phật tương lai), Đức Phật đă biểu lộ sự kiên nhẫn và sức chịu đựng vĩ đại. Câu chuyện Khantivàdijàtaka (câu chuyện về nguồn gốc của những người hành nghề kiên nhẫn) đă chứng minh tính kiên nhẫn phi thường của Bồ-tát. Trong câu chuyện đó kể về một ông vua Kalabu độc ác đe dọa Bồ-tát mà sau này trở thành một người tu khổ hạnh. Vua Kalabu hỏi "Này kẻ sống ẩn dật, Ngươi dạy cái ǵ?" Bồ-tát trả lời
"Thưa Ngài, tôi dạy cho người ta tính chịu đựng, kiên nhẫn".
"Thế tính chịu đựng, kiên nhẫn là ǵ?"
"Đó là trạng thái không nóng giận khi người khác quyền rủa hay đánh đập hoặc sỉ vả ḿnh".
Đức vua nói tiếp: "Thế bây giờ tôi muốn nh́n thấy tính chịu đựng, kiên nhẫn thật sự của ông" và ra lệnh cho người hành h́nh quất vào người Bồ-tát. Người hành h́nh quất Bồ-tát cho đến khi da của Ngài nứt và máu tuôn chảy. Vua Kalabu lại hỏi Bồ-tát: "Ông Tăng sĩ kia, Ngươi dạy cái ǵ?"
Bồ-tát đáp lại: "Tôi dạy cho người ta tính chịu đựng, kiên nhẫn, thưa Ngài. Nhưng Ngài lại nghĩ tính chịu đựng, kiên nhẫn của tôi chỉ ở bên ngoài. Tính chịu đựng, kiên nhẫn của tôi không ở bên ngoài, Ngài không thể thấy được đâu v́ tính kiên nhẫn, chịu đựng của tôi đă ẩn sâu, bám chặt vào tim tôi".
V́ tính quá ích kỷ, nhà vua ra lệnh cho người hành h́nh chặt tay và chân của Bồ-tát. Người hành h́nh đă thi hành mệnh lệnh và thế là Bồ-tát chảy máu đầm đ́a.
Nhà vua lại mắng Bồ-tát: "Người dạy cái ǵ?"
"Thưa Ngài, tôi giảng dạy tính kiên nhẫn và chịu đựng. Nhưng tôi nghĩ sức kiên nhẫn và chịu đựng ở trong tay và chân của tôi. Nó không chỉ tồn tại ở đó mà đă ẩn sâu, bám chặt vào từng thới thịt, quyện vào ḍng máu của tôi."
Nhà vua lại tiếp tục ra lệnh: "cắt tai và mũi của hắn" và người hành h́nh đă tuân theo. Toàn thân của Bồ-tát đẫm đầy máu. Nhà vua cũng hỏi lại câu hỏi đó, Bồ-tát cũng trả lời y như trước "Thưa Ngài, tôi dạy tính kiên nhẫn và sức chịu đựng. Nhưng Ngài đừng nghĩ rằng sức chịu đựng và tính kiên nhẫn của tôi nằm ở trong tai và mũi mà nó đă ăn sâu vào tim tôi".
"Nhà ngươi có thể ngồi xuống và hăy tán dương sức chịu đ?ng, kiên nhẫn của Ngươi" và sau đó nhà cua đă đá vào Bồ-tát và ra đi trong dáng vẻ chiến thắng.
Người tổng binh chứng kiến câu chuyện từ đầu đến cuối đă lau chùi máu chảy trên người của Bồ-tát, băng những vết thương ở tay, chân, lổ tai và mũi, và van xin Bồ-tát hăy tha thứ mọi chuyện. "Hỡi ẩn sĩ, nếu Ngài có nổi giận, hăy nổi giận riêng với Đức vua và đừng nổi giận Vương quốc này."
Bồ-tát đáp lại rằng " tôi không nổi giận với ai cả, cũng không nổi giận Đức vua v́ Người đă làm tổn thương tôi. Tôi chỉ mong muốn rằng: một ông vua trị v́ lâu dài th́ cũng giống như tôi sẽ không bao giờ nổi giận". Và Bồ-tát đă chết trong ngày hôm đó. Người ta nói rằng v́ bản tính độc ác, nhà vua bị sét đánh và tái sinh vào cơi av́vi, cơi địa ngục.
V́ thế, nói đến sức kiên nhẫn và tính không khơi dậy cơn giận dữ của Bồ-tát là nguồn cảm hứng và bài học cho tất cả chúng ta. V́ vậy là những người Phật-tử , nếu chúng ta muốn trở thành môn đồ của Đức Phật, chúng ta phải cố gắng chú ư thực hành theo những lời khuyên bảo của Ngài. V́ ngay ở kiếp cuối cùng, Ngài vẫn mỉm cười trên những lằn cưa. Ngài nói cho dù tên trộm có cưa hoặc cắt tay chân của chúng ta, chúng ta cũng không nên nổi giận mà chúng ta hăy ban phát yêu thương độ lượng đến với họ và hăy cầu mong rằng: "tất cả chúng sanh và những tên trộm này sẽ thỏa măn và hạnh phúc". Không nghi ngờ ǵ cả, đây là lời khuyên khó nhất để thực hiện nhưng nó đă cho chúng ta hiểu rằng: "trong lời dạy của Đức Phật không có chổ đứng giành cho sự giận dữ". Và chúng ta sẽ thực hành tốt để tim ta tràn ngập ḷng yêu thương và tống khứ ra tất cả những cơn sân si. Cho nên hăy nghĩ rằng lần tới chúng ta sẽ giữ cân bằng trạng thái tốt hơn để kiểm tra tính nóng giận của chúng ta khi nó nổi lên.
Hăy nghĩ rằng rồi một ngày nào đó tất cả chúng ta phải chết
Cuộc đời chỉ là cái bóng di động, một diễn viên tồi, vinh váo, cáu kỉnh những giờ diễn của anh trên sân khấu và rồi không c̣n ai nhắc đến nữa. Đó là câu chuyện do thằng ngu kể, tràn ngập âm thanh, thác loạn, không có ǵ đặc sắc cả.- Shakespeare, Macbeth.
Có những kẻ không biết rằng mọi người sống trong thế giới này rồi cũng phải chết. C̣n những kẻ biết, thay v́ họ tranh cải th́ giữ điềm tĩnh.-- Phật ngôn.
Ở những vần thơ trên, Shakespeare gợi cho chúng ta nhớ rằng đôi khi trong cuộc sống của chúng ta phải sống trong sự tổn thương, tử vong và trong những hành động ngu xuẩn. Và qua lời nói của Đức Phật cũng đúng lúc nhắc nhở rằng sự hiện diện hiển nhiên khắp nơi của thần chết đang bám sát chúng ta từng bước. Đúng vậy, chúng ta không phủ định đó là sự thật, trong lúc chúng ta giận dữ, kích động, chúng ta thường quên rằng một ngày nào đó liệu chúng ta có chết không? Nhưng khi suy nghĩ về cái chết, chúng ta thường nói với chính bản thân chúng ta rằng: "A! Có đáng giận không? Đời người quá ngắn mà, chẳng bao lâu tất cả chúng ta đều phải chết. Nổi giận hay lo âu cũng chẳng đi đến đâu, chỉ làm cho chúng ta phiền thêm mà thôi. V́ thế ḿnh hăy làm những việc đừng mang đến phiền muộn cho ḿnh. Ḿnh hăy sống an phận với chính bản thân ḿnh và thế giới, mọi người xung quanh. Suy cho cùng ḿnh không động ta th́ ta không động ḿnh ... Với lối suy nghĩ khôn ngoan như thế bạn có thể nguôi dần và đi đến quyết định chiến đấu lại với cơn giận dữ.
Thật ra, ít nhất mỗi ngày một lần chúng ta ngẫm về cái chết cũng là điều tốt. Đức Phật dạy chúng ta maranasati (ngẫm về sự chết) để chúng ta có thể phát triển cảm giác cấp bách trong thiền định và việc trau dồi trí tuệ. Suy ngẫm về cái chết cũng sẽ khởi dậy, thúc đẩy chúng ta cố gắng sống một cuộc sống đầy ư nghĩa và trách nhiệm, không phung phí thời gian nhầm mưu cầu những việc không mang lại lợi ích. Đối với Vipassanà, thiền sư Joseph Goldstein nói: "Nếu chúng ta đón nhận cái chết như là vị cố vấn của chúng ta, mỗi thời khắc chúng ta sẽ sống với quyền lực và viên măn. Chúng ta sẽ đóng góp phần sức lực cuối cùng cho nhân loại".
V́ thế, hăy luôn nhớ rằng: "Cuộc sống là tạm bợ nhưng tử là điều hiển nhiên" hoặc "Than ôi! Cuộc sống của con người thật là ngắn ngủi, luôn bị giới hạn và phù du, tràn đầy thương đau và thống khổ". Con người phải hiểu một cách khôn ngoan, hăy làm điều tốt và hướng đến cuộc sống thánh thiện, bởi con người không ai thoát khỏi cái chết?
Hăy nh́n lại bạn về những hậu quả của giận dữ nguy hại
Bạn không muốn hại bản thân bạn chớ? Dĩ nhiên, không ai muốn hại chính ḿnh. Nhưng khi chúng ta nổi giận, chúng ta thật sự đang làm hại chính bản thân ḿnh. Trong quyển sách hướng dẫn thiền định Visuddhi Magga (Thanh tịnh đạo) có nói: "Trong lúc giận dữ với kẻ khác, có thể bạn làm tổn thương hoặc không làm thương anh ta, nhưng một điều chắc rằng bạn đang tổn thương. Và khi nổi giận bạn giống như người muốn đá vào kẻ khác và đang nắm cục than đỏ rực hoặc cục phân hôi thối và v́ thế trước tiên bạn bị phỏng hoặc làm cho bản thân bạn bị hôi thối". Ôi! Đă có người ngu xuẩn hơn bạn rồi! Đúng vậy, chúng ta nổi giận, có thể làm hại hoặc không làm hại kẻ khác nhưng có điều chắc chắn rằng chúng ta đang làm hại chính bản thân chúng ta. Làm hại như thế nào? Trước tiên, chúng ta đang đầu độc vào đầu óc chúng ta qua những lần nổi giận, v́ giận dữ (dosa) là trạng thái tinh thần không lành mạnh và trong lúc nóng giận, chúng ta đang làm tổn thương và làm ô nhiễm đầu óc của chúng ta. Là người Phật-tử, chúng ta nên biết rằng bất kỳ trạng thái không lành mạnh nào của tinh thần cũng dẫn đến những hậu quả xấu (akusala vipàka). V́ thế nếu chúng ta không muốn quả xấu, thế th́ phải khôn ngoan lèo lái ra khỏi cơn sân si và tất cả những trạng thái không lành mạnh của tinh thần.
Như chúng tôi đă đề cập ở trước, trạng thái tinh thần cũng liên quan đến sức khỏe của cơ thể. Qua sự nghiên cứu của Paul Pearsall, một bác sĩ người Mỹ th́ "Mỗi suy nghĩ và cảm giác đi cùng với trận mưa hóa học của năo mà nó sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu tế bào". Ông c̣n nhấn mạnh rằng: "sức khỏe của chúng ta có thể tiến triển theo sự điều khiển quá mức của xúc cảm". Trong quyển sách "Siêu miễn dịch" của bác sĩ Pearsall có viết: "Những vật vô h́nh như :suy nghĩ và cảm giác có thể gây ra bệnh tật và làm cho cơ thể trở nên khỏe mạnh ... Những vi trùng, mầm bệnh liên tục lởn vởn quanh chúng ta, nhưng chúng không trú và bám chặt nếu địa thế không thích hợp. Địa thế này được bồi bón bởi suy nghĩ, cách nhận thức, cảm giác và sự cảm nhận."
Một bác sĩ khác, U Aung Thein đă giải thích trên tạp chí "Sinh học và sự thiền định của người Phật-tử" rằng những xúc cảm không lành mạnh có thể phá rối sự cân bằng sinh hóa học của cơ thể. Những chất hóa học do cơ thể tiết ra là kết quả do những xúc cảm gây ra chúng có thể ảnh hưởng bất lợi đến những cơ quan khác, chẳng hạn như: tuyến giáp vùng thượng thận, vỏ năo, bộ máy tiêu hóa và sự tái sanh những tế bào khác.
Lấy ví dụ: giận dữ là nguyên nhân của việc tiết ra chất hóa học epinefrine mà có tác dụng ngược lại làm tăng áp huyết, tim đập nhanh và tiêu hao lượng oxygen kéo dài hoặc sự xuất hiện thường xuyên của những trạng thái tinh thần không lành mạnh có thể gây ra những căn bệnh vặt như : loét trong hệ thống tiêu hóa, chứng khó tiêu, những vấn đề về tim và thậm chí gây ra ung thư.
Nhận thấy những hậu quả nguy hiểm của giận dữ và những trạng thái tinh thần không lành mạnh tác động lên cả tinh thần và cơ thể, chúng ta phải càng nhanh chóng quyết định loại bỏ những xúc cảm tiêu cực này. Chúng ta phải nhanh chóng cố gắng tống khứ chúng ra khỏi đầu óc của chúng ta khi chúng nổi lên. Quyết định hành tính kiên nhẫn và giữ tinh thần thư thái ở mọi hoàn cảnh.
Hăy soi gương
Nam hay nữ khi nổi giận đều rất xấu. Nếu bạn soi gương thấy vẻ mặt nhăn nhó của bạn khi nổi giận, chắc rằng bạn sẽ không thích. Có lẽ tất cả chúng ta ai cũng có cái gương nhỏ bỏ trong túi để khi chúng ta nổi giận có thể nhanh chóng rút ra soi xem dung nhan xinh đẹp của ḿnh khi nổi giận. Có thể đó là liều thuốc giải độc tức th́ trong việc dập tắt những ngọn lửa sân trong bản thân ta.
Ngay cả là một hoa hậu nếu cô ta có thói quen hay nổi giận th́ dần dần theo thời gian cũng tàn phai xấu xí. Những vết nhăn sẽ xuất hiện trước tuổi khi cô ta luôn cau có. Hoặc trên khuôn mặt của cô ta luôn biểu lộ sự không thiện cảm, luôn căi cọ, kiếm chuyện làm cho kẻ khác luôn muốn tránh xa. Ngược lại, một người luôn mỉm cười và bản thân luôn hiền lành, ít khi nổi giận, luôn có một t́nh yêu chân thật. Anh ta hoặc cô ta đi đến đâu đều được mọi người nồng hậu tiếp đón và quư mến.
Những người ở kiếp này xấu xí là do ở kiếp trước họ luôn sân si. Luật tạo hóa ra nghiệp có viết rằng: những ai mang ḷng oán giận hay tính khí giận dữ nếu kiếp sau được tái sinh làm người sẽ có diện mạo xấu xí hoặc thậm chí rất gớm ghiếc. V́ thế chúng ta là những người Phật-tử, tin vào luật tạo hóa ra nghiệp chướng và đó là luật tự nhiên gieo nhân nào th́ gặt quả đó. Chúng ta phải biết kiềm chế thoát ra khỏi cơn sân si. Nếu bạn nổi giận, hăy nghĩ đến những nghiệp xấu mà có thể xảy ra với bạn và bạn nhanh chóng nguôi cơn giận.
Hăy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta
Chúng ta phải biết làm chủ những hành động của chúng ta cho dù chúng ta làm bất cứ việc ǵ chúng ta sẽ phải gánh chịu. Trong lời giảng về luật nghiệp báo Đức Phật đă nói: "Này các vị Tỳ kheo, con người là chủ nhân những hành động của họ". Họ là những người thừa kế cho những hành động của họ. Hành động là cái noi của con người. Con người gắn liền với hành động của họ. Hành động của họ chính là nơi ẩn náu. Họ làm bất cứ việc ǵ dù tốt hay xấu cũng sẽ là người thừa kế.
Nhận thức được điều đó, chúng ta cảm thấy lo lắng cho người có tính khí cáu kỉnh hoặc hay oán thù. Tại sao vậy? Bởi v́ ở trạng thái nóng giận hay cáu kỉnh, anh ta đang chất thành đống nghiệp xấu mà một ngày nào đó anh ta sẽ gánh chịu những kết quả mà không dễ chịu tí nào. Nếu anh ta không thay đổi thói quen ấy cuối cùng anh ta có thể sa vào địa ngục. Và nếu ta trả lại bằng sự thù hận hay cáu gắt, giận dữ, chúng ta cũng sẽ chẳng hơn ǵ anh ta. Cuối cùng chúng ta cũng sẽ sa vào địa ngục.
Khi chúng ta suy ngẫm về luật nghiệp hóa, chúng ta sẽ b́nh tĩnh. Bởi v́ luật nghiệp hóa là một định luật áp đặt chúng ta phải tự gánh trách nhiệm. Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm với việc làm của chúng ta. Nếu một người làm việc xấu, anh ta sẽ phải chịu nghiệp báo xấu. Mọi việc đều do chúng ta, chúng ta phải lánh xa cơn giận dữ và tất cả những trạng thái không lành mạnh của tinh thần.
Hăy xét về mặt tốt của người khác
Mỗi người đều có những đức tính tốt. Nếu chúng ta nhận thấy những điểm tốt của kẻ khác, có thể chúng ta sẽ không nổi giận với nó. Anh ta có thể giúp cho chúng ta trong cách này hay cách khác. Khi chúng ta nhớ lại những đức tính tốt của anh ta và những việc làm mà anh ta đă làm trước đây, chúng ta sẽ mềm ḷng và dịu xuống. Chúng ta cũng nên nhớ rằng không có ai hoàn hảo cả và ngay cả bản thân chúng ta cũng có những sai lầm nữa. Đức Phật nói rằng: hăy nh́n vào những sai lầm của chúng ta và sửa chúng tốt hơn là nh́n vào những sai lầm của kẻ khác. Điều đó nói lên rằng nhận thấy một lỗi lầm của chính bản thân ta c̣n tốt hơn là nhận thấy hàng ngàn lỗi lầm của kẻ khác.
Lạnh như băng
Khi chúng ta nổi giận, chúng ta không nên hành động hoặc nói điều ǵ cả. V́ ở tâm trạng đó, những ǵ chúng ta làm hay nói có thể là không đúng. Chúng ta có thể làm hoặc nói điều ǵ đó gây tổn thương mà sau này chúng ta hối hận. Sau này, thậm chí khi chúng ta nói câu "xin lỗi" th́ cũng sẽ quá trể rồi, bởi v́ sự tổn hại đă xảy ra rồi. Một người bị tổn hại khó có khả năng giúp cho anh ta thay đổi thái độ hay cảm nghĩ về chúng ta.
V́ vậy, khi cơn giận nổi lên, chúng ta nên lạnh như băng đi và giống như một khúc gỗ vậy. Chỉ sau khi chúng ta dập tắt cơn giận, chúng ta hăy nói hay làm điều ǵ đó. V́ vậy chúng ta rơi trở lại nguyên tắc chỉ hành động sau khi đầu óc đă b́nh tĩnh và thoải mái. Lúc đó, những ǵ chúng ta làm sẽ tốt hơn và sẽ không có nguyên nhân để cho chúng ta ăn năn hay hối hận sau này.
Không một ai thoát khỏi bị khiển trách.
Một lần nọ Đức Phật nói với đệ tử Atula "Này Atula, sự việc này đă có từ lâu rồi chứ không chỉ của ngày hôm nay; Họ khiển trách anh ta v́ anh ta v́ anh ta giữ thái độ yên lặng, họ khiển trách anh ta nói quá nhiều, họ khiển trách anh ta v́ anh ta nói năng từ tốn; không một ai trên thế gian này không bị khiển trách cả? Nếu chúng ta quan sát bản thân chúng ta, chúng ta thấy rằng điều này hoàn toàn đúng. Không một ai trên thế gian này thoát khỏi bị khiển trách. Chúng ta làm bất kỳ việc ǵ cũng bị vài người ở đâu đó t́m ra lỗi lầm của chúng ta. Hiểu được bản chất của sự việc như vậy, chúng ta đừng nên khó chịu hay nổi giận khi bị khiển trách.
Tuy nhiên, những ǵ chúng ta có thể làm là xem xét những lư do tại sao bị khiển trách. Nếu sự thật là chúng ta sai, thế th́ chúng ta từ từ b́nh tĩnh để sửa sai. Nhưng nếu chúng ta bị khiển trách một cách không đúng, chúng ta không cần rối loạn tinh thần. Chúng ta có thể lư giải cho hành động của chúng ta và tại sao bị khiển trách vô lư. Sau khi làm tất cả những việc chúng ta có thể làm được, chúng ta đừng bận tâm thái quá về điều khiển trách. Chúng ta nên luyện tập tính b́nh thản, thư thái và suy ngẫm một điều là ngay cả Đức Phật cũng không thoát khỏi bị khiển trách. Một ví dụ khi Ngài c̣n tại thế, Đức Phật bị chỉ trích v́ đang ăn thịt, bị người ta cố t́nh đổ tội giả là có quan hệ với Cinca, và có hành động sát nhân một người nữ qua đường.
Một điều quan trọng là chúng ta đă làm điều đúng hay chúng ta đă làm tất cả những ǵ chúng ta có thể. Khi chúng ta làm được như vậy, chúng ta sẽ không bị ai chê trách khi ở đó không có người khôn ngoan hoặc những ai đó hiểu vị trí của chúng ta và lư do của những hành động, sẽ chẳng bao giờ khiển trách chúng ta. Chỉ có những ai ngu ngốc hoặc không hiểu lư do và hoàn cảnh hành động của chúng ta mới khiển trách. Đúng vậy, đó là một điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống; bởi v́ chúng ta làm bất cứ việc ǵ cũng vẫn bị khiển trách hay chỉ trích. Những ǵ chúng ta có thể làm là cố gắng làm đúng mọi sự việc để giảm nguy cơ bị khiển trách đến mức tối thiểu. Sau cùng, nếu chúng ta vẫn bị khiển trách tức là chúng ta không biết chúng ta có thể làm ǵ và điều cần thiết để làm nó như thế nào.
Tại sao chúng ta giận dữ?
Nếu chúng ta xem xét vấn đề tại sao chúng ta nổi giận, chúng ta sẽ nhận ra rằng chúng ta vẫn c̣n có "cái tội" và có lẽ "cái tội" đó quá lớn. Chúng ta vẫn đồng nhất, atta, "cái tội", "bản ngă" là một. Đó là lư do tại sao chúng ta cảm thấy bị coi thường và nổi giận. Nếu chúng ta không xét "cái tội" và hiểu thông suốt những lời dạy của Đức Phật về anatta (không có cái tôi) th́ chúng ta sẽ không lo lắng, buồn phiền hay nổi giận, không có điều ǵ có thể quấy rầy, khiêu khích chúng ta cả.
Trong suốt thời gian Ngài c̣n tại thế, Đức Phật nhiều lần bị khiêu khích và bị thách thức, tuy thế Đức Phật chưa bao giờ nổi giận, chưa bao giờ Ngài mất b́nh tĩnh cả. Trong kinh, chúng ta không thể t́m thấy dấu hiệu nào cho thấy Đức Phật của chúng ta nổi giận, trái lại c̣n nhấn mạnh rằng Đức Phật là người đă diệt trừ tất cả sân hận và không có khả năng nổi giận. V́ vậy, ngay cả khi Đức Phật có dịp răng dạy một cách cương quyết một môn đồ hay một tăng sĩ phạm sai lầm, Ngài cũng răng dạy một cách điềm tĩnh, không hề nổi giận.
Cũng như vậy, các bậc Arahant (A-la-hán) là những người đă chứng được giác ngộ cũng không hề tỏ ra nổi giận. Ví dụ: Ngài Sariputta, trưởng môn đồ của Đức Phật được mệnh danh nổi tiếng v́ tính kiên nhẫn phi thường và sự khiêm nhường của Ngài.
Một lần nọ có một nhóm người ca ngợi những đức tính của Sariputta rằng: "Tính kiên nhẫn của Ngài trưởng lăo chúng tôi quá phi thường thậm chí đến nỗi khi người ta lăng mạ và đánh Ngài, Ngài cũng không tỏ ra dấu hiệu ǵ nổi giận".
Một người Bàlamôn không tin, hỏi vặn lại "Có ai trên thế gian này mà không nổi giận?" và tuyên bố sẽ khiêu khích Ngài Trưởng lăo. Một ngày nọ, anh ta tiến đến từ phía sau lưng của Ngài Sariputta và đấm một cú đấm thật mạnh lưng Ngài.
Ngài Sariputta ghi nhận: "Đó là cái ǵ?" vẫn khoanh tay tṛn thậm chí không quay đầu về phía sau nh́n. Lát sau, Bàlamôn cảm thấy ăn năn và quỳ xuống chân Ngài trưởng lăo và yêu cầu Ngài tha thứ. Ngài trưởng lăo hỏi một cách ḥa nhă: "Tha thứ cái ǵ?"
Bàlamôn đáp lại đầy ăn năn, hối hận: "Tha thứ cho con v́ con muốn thử tính kiên nhẫn của Ngài, con đă đánh Ngài".
"Rất tốt. Ta tha thứ cho con".
Sau đó, Bàlamôn mời Sariputta về nhà anh ta dùng cơm trưa. Nhưng họ thấy có một đám người đang chuẩn bị giao chiến một cách điên cuồng, dữ dội và muốn tấn công Bàlamôn. Sariputta ngăn cản họ và hỏi: "V́ bạn hay v́ tôi, anh ta bị đánh?" "Thưa, v́ Ngài !" "Ồ, nếu v́ tôi, anh ta bị đánh, anh ta đă xin tôi tha thứ và tôi đă tha thứ cho anh ta rồi. Các anh hăy giải tán đi." Và trong cách cư xử cao thượng đó, Sariputta đă giải tán được đám hỗn loạn.
Tính khiêm nhường của Sariputta cũng phi thường như tính kiên nhẫn của Ngài. Vào một dịp khác, trưởng giả bị một đứa bé mới tu bảy tuổi chỉ trích v́ sợi dây Ngài cột không nghiêm chỉnh. Điều đó dường như có vẻ là do v́ nhất thời cẩu thả, một phần dây của Ngài trưởng giả đang tḥng xuống. Khi nhận thấy ra điều này thay v́ Sariputta khó chịu v́ bị chỉ trích bởi một đứa bé mới tu có bảy tuổi, ngay lập tức Ngài bước sang một bên và cột lại sợi dây của Ngài cho nghiêm chỉnh. Sau đó Ngài bước đi trước sự chấp tay của đứa bé mới tu và nói: "Thưa thầy, bây giờ th́ đúng rồi ạ!".
Những phẩm chất đức hạnh của một bậc Arahant là thế đó, là niềm khích lệ, tôn kính và là một bài học cho chúng ta. Tại sao họ không hề tỏ ra nổi giận? Bởi v́ họ đă diệt tận tất cả những ǵ gắn bó chặt chẽ với "cái tôi" hay "cái ngă". Không có ư niệm (chấp) cái tôi hay cái ngă, họ không cảm thấy rằng: "tôi là người bị coi thường". Hoặc "chỉ là một đứa bé mới tu bảy tuổi sao dám sửa sai tôi, Sariputta, một trưởng môn đồ của Đức Phật". Những ư nghĩ như thế không hề xuất hiện trong đầu của Sariputta, bởi v́ Ngài đă có được sự thông suốt tốt lời dạy của Đức Phật về cái được gọi là anattà (vô ngă, không có cái tôi), Ngài đă diệt trừ tất cả những sân hận và kiêu ngạo.
V́ vậy, nếu lần sau chúng ta nổi giận, chúng ta phải hiểu rằng bởi v́ chúng ta vẫn c̣n đồng nhất "cái tôi" hay "cái ngă". Sau đó nếu chúng ta có thể nhận ra sự thật của anattà điều đó là cuối cùng không có "cái tôi" ở đây, "cái tôi" đó chỉ là thuật ngữ hay khái niệm thông thường, chúng ta có thể suy xét làm thế nào Sariputta không bao giờ mất b́nh tĩnh, thậm chí khi bị tổn thương và bị chỉ trích một cách mạnh mẽ, mặc dù vị trí của Ngài là trưởng môn đồ của Đức Phật. Có suy ngẫm như vậy, chúng ta mới có khả năng kiềm chế cơn giận của chúng ta.
Ai nổi giận?
Vấn đề kế được xem xét là "Ai nổi giận?" "Cái ǵ đang nổi giận?" Atta? Hay là "cái tôi"? Hăy nhớ rằng, trong cảm giác cuối cùng, không phải bạn và cũng chẳng phải người bạn nổi giận là có thật cả. Suy cho cùng chúng ta chỉ là thực thể và vật chất, những yếu tố và những quá tŕnh vận động.
V́ thế trong Visuddhi Magga, đă dạy cho chúng ta để suy ngẫm bằng cách mổ xẻ cơ thể của chúng ta thành nhiều phần: "Giờ th́ bạn giận cái ǵ? với tóc, với lông, với móng ... hay với nước tiểu? hay do yếu tố trong đất trong tóc? nước? lửa? hay không khí? ... Bạn giận dữ với một khối vật liệu chăng? hay một khối cảm giác, nhận thức, vật chất đặc thù, ư thức? hoặc là do cái nh́n của con mắt ...". Khi suy ngẫm như vậy, cơn giận dữ của chúng ta sẽ không t́m được chổ đứng và sẽ lắng dịu xuống.
Hoặc chúng ta có thể nghĩ rằng tất cả chúng ta được tạo bởi tâm và vật chất. Và tâm và vật chất này luôn thay đổi không ngừng. Đặc biệt là tâm thay đổi rất nhanh, một ư niệm phát sanh lên và đi qua r?t nhanh. Có thể nói rằng nó cũng giống như là tia chớp hay một cái chớp mắt. Hàng triệu suy nghĩ phút chốc có thể phát sanh lên và biến đi. V́ vậy, chúng ta giận với cái ǵ? Chúng ta giận ai? Cái tâm và vật chất mà bạn nổi giận đă biến mất rồi. Từ đó nhiều nhóm, bộ tâm và vật chất đă lấy vị trí cho chúng rồi. Nghĩ như thế, cơn giận cũng có thể lắng xuống.
Hăy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau
Đức Phật nói không có sự khởi đầu là cái ṿng luân hồi. Chúng ta đang đi ngang qua samàra, cuộc hành tŕnh đi lang thang và mưu sinh này, v́ quá dài mà xa xưa chúng ta đă họ hàng với nhau ở một mức độ nào đó hoặc hơn. V́ vậy, Đức Phật nói rằng: "Này các thầy Tỳ-khưu, không dễ dàng để t́m thấy một người mà trước đây không phải là mẹ, là cha, là anh, là chị, là con trai, là con gái ... của các thầy". V́ vậy, sẽ không phải tạo để chúng ta nuôi dưỡng bất kỳ ḷng oán hận nào chống lại người mà trong cuộc sống quá khứ là họ hàng với chúng ta. Suy nghĩ trong sự trí tuệ, giận dữ của chúng ta cũng có thể lắng xuống.
Sự tha thứ
Một trong những lư do khiến chúng ta nổi giận là chúng ta không có khả năng tha thứ và quên đi. V́ vậy, chúng ta dễ dàng nổi nóng, và hậu quả cuối là chúng ta có khuynh hướng nuôi dưỡng trong ḷng sự cay đắng, oán giận hay ḷng hận thù v́ vài sự bất b́nh nào đó đă đem đến cho chúng ta (cái bất b́nh đó đôi khi có thật hoặc do tưởng tượng). Mặc dù, đôi khi chúng ta nghĩ rằng chúng ta tha thứ nhưng tận trong tim ta chúng ta hoàn toàn không tha thứ. Một cách có ư thức hay không có ư thức, chúng ta vẫn c̣n đang nuôi dưỡng một chút sự cay đắng hay sự oán giận. Nếu chúng ta có thể học được cách cứ để mặc nó, hoàn toàn tự ư tha thứ, chúng ta sẽ sống một cuộc sống thanh thản và hạnh phúc – không c̣n mang gánh nặng trên vai của sự oán giận, hay giận dữ ...
Sự khoan dung được gọi đúng nghĩa của nó là: "ḷng yêu thương nhân hậu nhất của t́nh yêu" và "hương thơm của loài violet vươn tỏa dưới gót chân khi dẫm lên nó". "Nó tựa thể giống như là lời giao ước đă được hủy bỏ đi, được xé làm đôi và đốt cháy nó đi để mà nó không bao giờ quay trở ngược lại hại con người chúng ta. Nếu chúng ta có t́nh yêu thật sự, nếu chúng ta có ḷng yêu thương nhân ái mạnh mẽ, chúng ta sẽ hoàn toàn có khả năng tha thứ tất cả một cách toàn tâm, toàn ư tha thứ mà không cần bất cứ điều kiện hay e dè điều ǵ.
Thế chúng ta tha thứ cái ǵ? Chúng ta tha thứ bất cứ những việc sai trái ǵ mà người khác đă làm cho chúng ta, đúng như thế chúng ta thích người khác tha thứ những hành động sai trái của chúng ta đă gây ra cho họ. Chúng ta không t́m kiếm sự báo thù. Chúng ta kiềm chế cơn nóng giận, chớ nói hay làm điều ǵ gây tổn thương hay xúc phạm người đă cư xử tệ với chúng ta. Chúng ta tha thứ, không nên nuôi dưỡng ḷng đố kỵ hay không có thiện chí với họ, hăy hiểu rằng tất cả chúng ta ai cũng có lỗi lầm và khuyết điểm.
Đúng như thế, chúng ta tha thứ cho kẻ khác th́ chúng ta cũng nên tha thứ cho chính bản thân của chúng ta v́ có thể trước đây đôi khi chúng ta đă làm sai việc ǵ đó và giờ đây chúng ta nhận thấy thật khó khăn để tha thứ cho chính bản thân ta. Chúng ta chịu sự ăn năn và hối hận. Sự ăn năn đó làm cho chúng ta lo âu, phiền năo và đau đớn về thể xác. Đức Phật dạy rằng những ǵ chúng ta nên làm không nên chán nản về những việc chúng ta đă làm, nhưng hăy giải quyết nó và đừng nên lặp lại lỗi lầm, và đó có thể tạo được sự đền bù. Chúng ta nên bỏ lại sau lưng giai đoạn bất hạnh và đừng nhắc lại hay thỉnh thoảng phải chịu sự day dứt của ḷng hối hận.
Nếu hồi ức khởi lên, chúng ta nên chỉ định nó (Ví dụ: tập chánh niệm) và không nên băn khoăn, lo nghĩ về nó. Chúng ta nên kiên quyết dẹp ư nghĩ đó sang một bên, hăy hiểu rằng không có cái ǵ hơn chúng ta có thể làm là trừ việc tạo sự đền bù và quyết định không lặp lại sai lầm nữa. Đôi khi, chúng ta bắt chính chúng ta phải tuân thủ theo sự đ̣i hỏi và mong đợi quá sức với chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải nên thừa nhận những khuyết điểm của con người sở dĩ đă vốn có rồi và tất cả chúng ta đều không phải là thần thánh. Chúng ta không thể tống khứ nó đi được, nhưng nếu chúng ta làm việc với nó một cách kiên quyết và nhẫn nại, th́ cuối cùng chúng ta cũng sẽ đạt được mục tiêu và đến đích. V́ vậy, chúng ta cần phải nhẫn nại, quyết định và bền chí.
Hăy xét những lợi ích của ḷng yêu thương nhân ái
Khi chúng ta xem xét những lợi ích của việc vun đắp ḷng yêu thương nhân ái chúng ta không c̣n muốn nổi giận nữa. Đức Phật dạy rằng người hành thiền bằng ḷng yêu thương nhân ái có thể mang lại 11 lợi ích: Anh ta hay cô ta ngủ dễ dàng; thức dậy tỉnh táo; mơ không thấy ác mộng; được mọi người yêu quí; được người khuất mặt và chư thiên bảo vệ; lửa, chất độc và vũ khí sẽ không làm hại anh ta; anh ta dễ dàng thu hút được sự tập trung, nét mặt b́nh thản, thanh tú; anh ta chết thanh thản, một cách an lành giống như rơi vào một giấc ngủ. Nếu anh ta không đạt được "arahatship", sau khi chết anh ta sẽ tái sanh vào vương quốc "brahma" cao thượng. Bàn về những lợi ích này nhiều hơn sẽ được đề cập ở phần tập luyện thiền định ḷng yêu thương nhân ái. Nhưng nói tóm lại, những lợi ích này là niềm khao khát tột đỉnh và đủ để cám dỗ chúng ta để cho cơn giận dữ và giữ b́nh tĩnh. Ngược lại, nếu chúng ta để cho cơn giận nổi lên tức là chúng ta đă từ chối những lợi ích này. Suy nghĩ được như thế cũng sẽ hành động như là sự răn đe chúng ta hăy kháng cự lại với cơn nóng giận.
Cho quà
Trong vài trường hợp, chúng ta có thể cho một vài món quá. Ví dụ: có một người nào đó dường như không thích chúng ta và luôn nói xấu về chúng ta. Trong trường hợp như thế chúng ta rất dễ dang đáp trả lại bằng cách nóng giận và đánh trả lại. Nhưng đó không phải là cách cư xử của người Phật-tử, phương châm của nhà Phật là: Đừng bao giờ lấy oán trả oán mà hăy đáp lại thay đó là ḷng yêu thương. V́ vậy chúng ta hăy vượt qua sự thách thức và hăy làm một điều khó khăn nhất bằng cách mua cho người ấy một món quà! Đó là dấu hiệu thể hiện tính cao thượng và ḷng độ lượng của chúng ta, cho dù kẻ thù có ư định xấu với chúng ta, chúng ta cũng không nên nuôi dưỡng sự ác ư, không có thiện chí với họ.
Sau đó, chúng ta có thể b́nh tĩnh và kiên định, hăy nhận biết rằng chúng ta phải từ chối, hạn chế để bị lôi kéo vào bất cứ sự va chạm hay bị nổi điên lên với cơn giận hay sự ác ư. Và thế là đối phương cũng sẽ hiểu được những hành động, cử chỉ cao thượng của chúng ta, và dần dần anh ta cũng thay đổi cái nh́n về chúng ta. Thậm chí anh ta cũng trở nên thân thiện với chúng ta nữa chứ? V́ thế cho một món quà có thể tạo nên sự ngạc nhiên và là điều ǵ đó mà chúng ta có thể xem là đang làm trong những t́nh huống nào đó.
Tóm lược các giải pháp
1) Qui luật đầu tiên: Chánh niệm.
2) Tính kiên định trong việc hành tŕ giữ tâm thanh tịnh.
3) Xét ví dụ điển h́nh của Đức Phật.
4) Hăy nhận biết rằng tất cả chúng ta một ngày nào đó cũng phải chết.
5) Hăy nh́n lại bạn về những hậu quả giận dữ nguy hại.
6) Hăy soi gương.
7) Hăy nhận biết rằng chúng ta phải làm chủ những hành động của chúng ta.
8) Hăy xét về những mặt tốt của nó.
9) Lạnh như băng!
10) Không một ai tránh thoát khỏi bị khiển trách.
11) Tại sao chúng ta giận dữ?
12) Ai nổi giận?
13) Hăy biết rằng tất cả chúng ta đều là họ hàng với nhau.
14) Sự tha thứ.
15) Hăy xét lợi ích của ḷng yêu thương nhân ái.
16) Cho quà.
__________________ Người ngộ rồi cũng niệm Phật.
Người chưa ngộ cũng niệm Phật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
vieclam Hội viên
Đă tham gia: 26 February 2007 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 204
|
Msg 11 of 11: Đă gửi: 05 June 2007 lúc 5:18am | Đă lưu IP
|
|
|
bài viết rất hay tôi xin được cho nó vào e-book huyền bí của ḿnh thanks
__________________ Bạn nên ghé qua:
http://tuvilyso.net/forum/forum_posts.asp?TID=22386&PN=1
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|