zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 17 March 2006 lúc 1:22pm | Đă lưu IP
|
|
|
Phan Thanh Giản, nổi đau ngh́n năm
--- không rơ tác giả ---
(1796 - 1867)
Ông Phan Thanh Giản sinh năm 1796 tại làng Bảo Thạnh, huyện Bảo An, tỉnh Vĩnh Long (nay là huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) trong một gia đ́nh quan chức nhỏ. Khi Phan Thanh Giản được 7 tuổi th́ mẹ ông bịnh nặng và qua đời. Thuở nhỏ Ông là người có tư chất thông minh nhưng khi mẹ ông qua đời không bao lâu th́ phụ thân của ông bị vu oan phải vào tù, v́ vậy mà sự học tập của ông đều được sự giúp đở của các thầy đồ và các nhà hảo tâm trong làng. Tuổi thơ của ông đó là những tháng ngày đầy khổ nhọc.
Năm 1825, ông lên Gia Định tham gia ḱ thi Hương và đă đậu Cử-nhân. Năm 1826 ông ra Huế tham gia ḱ thi Hội và đă đỗ Tiến-Sĩ, đây là một vinh dự lớn lao cho ông mà cho cả sĩ phu miền Nam , v́ ông là người miền Nam đỗ được Học vị này. Ông được vua phong Hàn lâm viện biện tu và ông lần lượt đảm trách các chưc vụ : Bố Chánh Quảng Nam, Đô sát viện ngử sử....
Với dă tâm đi xâm chiếm các nước làm thuộc địa, bọn thực dân Pháp đă ḍm ngó nước ta, đây là một vị trí chiến lược quan trọng để thâu tóm toàn bộ bán đảo Đông Dương. Năm 1858 Pháp tấn công Đà Nẳng nhưng không thành, bọn thực dân liền quay vào Nam và chiếm Gia Định năm 1859 và ba tỉnh miền đông năm 1861, trước thế tấn công ồ ạt của giặc, triều đ́nh nhà Nguyễn đă cử Phan Thanh Giản làm chánh sứ sang Pháp chuộc lại 3 tỉnh miền đông vừa mất, nhưng bọn thực dân nào chịu buông tha món mồi béo bở, dă tâm của chúng không dừng ở đó. V́ vậy mà cuộc thương thuyết không thành, ông và phái đoàn về nước năm 1864. Khi về nước Ông được Tự Đức Phong chức Kinh Lược ba tỉnh miền tây c̣n lại. Trước thế lực không cân xứng về lực lượng và qui mô, giữa một bên là vũ khí thô sơ, c̣n một bên là các vũ khí tối tân nhất thời đó th́ dù Phan Thanh Giản mang cả một tấm ḷng yêu nước thiết tha cũng không thể nào ngăn chặn được dă tâm thôn tính 3 tỉnh miền tây c̣n lại của bọn thực dân. Trong khi đó th́ ngoài triều đ́nh Huế chia làm hai phe chủ chiến và chủ hoà càng làm cho t́nh h́nh thêm rối ren.
Vĩnh Long thất thủ, rồi đến An Giang, Hà Tiên cũng rơi vào tay giặc. Trách nhiệm bảo vệ lănh thổ không tṛn, ông đă tử tiết vào ngày 4 tháng 7 năm 1867, thọ 71 tuổi. Miền Nam thất thủ, đâu phải lổi ở Ông, dù ông đă hy sinh đến giây phút cuối cùng để bảo vệ lănh thổ, để trốn tránh trách nhiệm Tự Đức đă trút toàn bộ tội lỗi cho ông và truyền lịnh đục tên ông ở bia Tiến Sĩ.
Ông ra đi đă để lại một niềm thương tiếc cho toàn thể nhân dân và thơ Nguyễn Đ́nh Chiểu đă làm một bài thơ khóc cụ Phan:
Non nước tan tành hệ bởi đâu?
Dàu dàu mây trắng cơi Ngao châu
Ba triều công cán vài hàng sớ
Sáu tỉnh cang thường một gánh thâu
Trạm Bắc ngày chiều, tin nhạn vắng
Thành Nam, đêm quạnh tiếng quyên sầu
Minh sinh chín chử ḷng son tạc
Trời đất từ đây mặc gió thu
Cuộc đời của cụ Phan v́ trung quân đành tử tiết. Tánh t́nh cương trực, khảng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm của cụ, không ai không kính phục.
Ngày nay tại quê hương ông, có một đền thờ rất lớn để tưởng nhớ đấn công ơn Ông. Tại Thành Phố ***, trong khuôn viên thờ phụng của Tả Quân Lê Văn Duyệt có một bàn thờ rất trang nghiêm để tưởng nhớ đến Ông, "Một con người, v́ nước quên thân".
|