Tác giả |
|
quocdat Hội viên
Đă tham gia: 08 July 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1
|
Msg 1 of 17: Đă gửi: 08 July 2004 lúc 9:28am | Đă lưu IP
|
|
|
Xin kinh chao cac ban !
Toi dang tim hieu bo sach THAI AT THAN KINH cua cu NGUYEN BINH KHIEM. Nhung doc mai khong hieu bat dau tu dau. Cac ban giup toi cach nghien cuu bo sach nay.
Email : tranquocdat123@yahoo.com
tranquocdat123@vol.vnn.vn
Cam on nhieu.
Toi say me nghien cuu kinh dich, tuong thuat, phong thuy va viet mot chuong trinh ve MAIHOA THUAT SO tren MS.Exel.
Ban nao quan tam thi lien he voi toi nhe.
Tran Quoc Dat
__________________ tranquocdat
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 2 of 17: Đă gửi: 08 July 2004 lúc 8:25pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Quốc Đạt thân mến!
Bạn đang có cuốn Thái Ất nào đấy?
Thiên Sứ
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên
Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 3 of 17: Đă gửi: 11 July 2004 lúc 9:30am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính các bậc tiền bối và các bạn,
Theo cụ THIÊN - PHÚC NGUYỄN-PHÚC-ẤM
"Hiện tại đời bây giờ, xem số Tử-Vi ai có sao Văn-xương, Văn-khúc, Thiên-khôi, Thiên-việt cùng Tấu-thư, Thiên-quan, Thiên-phúc, th́ mới đủ sức xem được về khoa học Tiên-tri với xem được các kỳ thư ...c̣n những người không có đủ các điều nói trên dù có xem cũng không vỡ, xem như là mờ mịt không hiểu được"
Không biết có đúng không ?
Bác nào biết, xin được thọ giáo !
Xin cảm ơn
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
Thai tue Hội viên
Đă tham gia: 24 May 2004 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 158
|
Msg 4 of 17: Đă gửi: 12 July 2004 lúc 6:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn muốn đọc hiểu được th́ bắt đầu từ Quyển IV phần Nhân Mệnh th́ mới hiểu được.
Chúc thành công!
__________________ Thái tuế
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 5 of 17: Đă gửi: 12 July 2004 lúc 11:29pm | Đă lưu IP
|
|
|
phapvan đă viết:
Kính các bậc tiền bối và các bạn,
Theo cụ THIÊN - PHÚC NGUYỄN-PHÚC-ẤM
"Hiện tại đời bây giờ, xem số Tử-Vi ai có sao Văn-xương, Văn-khúc, Thiên-khôi, Thiên-việt cùng Tấu-thư, Thiên-quan, Thiên-phúc, th́ mới đủ sức xem được về khoa học Tiên-tri với xem được các kỳ thư ...c̣n những người không có đủ các điều nói trên dù có xem cũng không vỡ, xem như là mờ mịt không hiểu được"
Không biết có đúng không ?
Bác nào biết, xin được thọ giáo !
Xin cảm ơn
Pháp Vân
|
|
|
Cũng là một lối suy nghĩ, nhưng tôi e là nói xác quyết như vậy cường điệu quá.
Tại sao? Xin thưa v́ Xương Khúc có ở trong 6 cường cung hay không là do ở tháng sinh. Sinh các tháng âm th́ không thể nào có Xương Khúc trong cường cung được, trái lại cường cung sẽ gặp Không Kiếp.
Tháng sinh của Einstein được ghi lại rất chính xác, tính ra là ngày 22 tháng 2 ta. V́ sinh tháng 2 ông có Địa Không ở Tài tam hợp mệnh, và dĩ nhiên không có Xương Khúc trong cường cung.
Newton cũng sinh vào tháng chẵn.
Hai thí dụ này tôi nghĩ cũng đă đủ rồi.
Vài ḍng đóng góp.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
dungtuvi Thượng Khách
Đă tham gia: 21 June 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 423
|
Msg 6 of 17: Đă gửi: 13 July 2004 lúc 1:55am | Đă lưu IP
|
|
|
THÂN CHÀO VDTT
QUẢ LÀ NGƯỜI THỰC HỌC CÓ NGHIÊN CỨU. rất chính xác
dungtuvi
|
Quay trở về đầu |
|
|
nguyenvu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 09 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 190
|
Msg 7 of 17: Đă gửi: 13 July 2004 lúc 5:13am | Đă lưu IP
|
|
|
Đôi nét về Học thuyết Thái ất
I. Tài liệu nghiên cứu
Phần tiếng Việt
- Thái ất giản dị lục của Lê quí Đôn
- Thái ất thần kinh tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thái ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang
Phần tiếng hán
- Thái ất kim kính thức kinh
- Thái ất thống tông bảo giám
- Thái ất thống tông đại toàn
Dân gian biết đến Thái ất và công dụng của nó phần nhiều qua các truyền thuyết về trạng trình Ngyễn Bỉnh Khiêm. Liên quan đến các câu sấm ký , tài tiên tri của ông lúc sinh thời, đến cả người Trung quốc cũng phải coi trọng “ An nam lý học hữu trình tuyền”. kể từ khi ông trang này có kỳ duyên với thái ất do cụ Lương đắc Bằng truyền lại sách cho đến việc cụ khuyên nhà Mạc, nhà Nguyễn cách ứng xử để có thể trường tồn là những câu chuyện hy hữu trong lịch sủ VN.
Ở Trung quốc các cao sĩ như Trương Lương, Khương tử Nha, Lưu bá Ôn…vv những nhà thuật số trứ danh này đã sử dụng Thái ất để phò vua giúp nước, lập nên công trạng hiển hách, sau tính đến đường tiến thoái của chính họ. Ngoài ra học còn đóng góp rất nhiều công sức vào môn Thái ất.
Gần đây người Việt hay tiếp cận với Thái ất thông qua cuốn Thái ất giản dị lục của bảng nhãn Lê Quí Đôn. Bảng nhãn đánh giá rất cao Thái ất, ông cho rằng:” Thuyết Thái Ất phân nhiều nói về binh pháp. Địch ta, chủ khách, lợi hại được mất các cơ thịnh suy, trị loạn, cái thế thắng thua, yên nguy đều được diễn giải rõ ràng…:
Những thực ra cuốn sách này chỉ ở mức dị giản lục, chưa đủ các thông số tính toán về thái ất.
Còn về cuốn sách tương truyền của trạng trình cũng thiếu chưa thiết lập đủ phương trình tính toán, lời văn rườm rà khó hiểu không hợp với phong cách của cụ trạng (Bác học có đủ, dân dã có thừa- Ý kiến các nhân tôi)
Cuốn thứ ba tiếng Việt của TG Vũ xuân Quang(3 cuốn), quyển sách này dừng ở mức nghiên cứu Lý thuyết nhũng tương đối đủ thông số tính toán. Tiếc rằng sách có nhiều lỗi chính tả do in ấn.
Đôi điều về cụ Vũ xuân Quang:
Người say mê các môn thuật số, Y học cổ truyền và đã bỏ ra nhiều năm NC các môn thuật sô một cách hết sức công phu, sáng tạo nhưng theo cá nhân tôi quan trọng là “ thông” về Lý thuyết, khiến cho chúng có đầu đuôi , tạo cơ sở để trở thành những môn hoc. Tất cả các môn học thuật số đều được cụ diễn quái , bởi lẽ Kinh dịch là “Quần thư chi thủ”, lục hào là “ Chư thuật chi thủ”. Do vậy khi nghiên cứu T/A Phải có kiến thức về Lục hào, Kinh Dịch, Lịch pháp …vv . Đôí với những người tự NC Phải xây dưng lộ trình kiến thức thích hợp trước khi NC T/ A có bước chuẩn bị về lục hào, Độn giáp để dễ tiếp cận T/A…vv
Một số điều lưu ý cần tránh:
-Không có đủ tài liều gốc và chú ý quá nhiều đến thực dụng ( cách thức thục hành) và coi thực hành là tiêu trí cơ bản . Quan niện này không sai nhưng trở nên nguy hiểm nếu người NC chưa đủ và đúng lý thuyết, không biết PP thực hành KH dẫn người ta rơi vào chủ nghĩa Kinh nghiêm
- Vội vã xét lại lý thuyết của cổ nhân, muốn học tắt.
Như chúng ta biết cơ bản các nghành thuật sô xuât phát từ TQ, nơi nên văn minh Hoa Hạ phát triển rực rỡ. Thuật sô là một bộ phận trong nên VH ấy cũng theo quy luật chung hàm chứa nhiều giá trị VH tinh hoa, rất khó nắm bắt.
Một số quan điểm khi NC Thuật số nói chung và T/A nói riêng ( Còn tiếp)
|
Quay trở về đầu |
|
|
nguyenvu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 09 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 190
|
Msg 8 of 17: Đă gửi: 17 July 2004 lúc 12:03am | Đă lưu IP
|
|
|
Một số quan điểm khi NC Thuật số nói chung và T/A nói riêng (tiếp)
1.Các môn thuật số ra đời theo qui luật từ đơn giản đến phức tạp, mang tính kế thừa và do công sức của nhiều người góp phần đặc biệt là các nhà NC hàng đầu . Như Chu công, Thiệu khang tiết, Khổng tử ...vv.
2.Cùng một vấn đề có nhiều phương pháp khác nhau để tiếp cận, tạo nên rất nhiều nhiều trường phái. Trong mỗi một trường phái cũng có nhiều nhà NC khác nhau tạo nên những nét riêng độc đáo của họ. Đôi khi h́nh thành các phái gia truyền của một số giong họ không được truyên ra ngoài. khiến cho nhiều môn thuật số trở nên bí truyền .
3.Các môn thuật số đều được Xây dựng theo các mô h́nh cụ thể, nhưng dều xử dụng các công cụ là các qui luật phổ biến ( Tiên thiên, hậu thiên, âm dương, ngũ hành) và các qui luật đặc thù của môn và tưng mô h́nh của môn, các qui tắc suy diễn của từng môn mà đưa ra khả năng đoán định. Thông thường là kết quả của rất nhiều phép tính đơn lẻ.
4.Bất kỳ mô h́nh môn nào đều có sai số hệ thống ( nội tại) và sai số chủ quan. Các môn học của phương đông thường một Hàm có thể ứng với nhiều giá trị (các qui tắc suy diễn) kèm theo những điều kiện cụ thể với từng giá trị. Mà điều kiện này thường khó làm sáng tỏ. Một phần do lư thuyết một phần do người sử dụng. Do vậy muốn sử dụng tốt phải làm sáng tỏ lư thuyết một cách tương đối sau mới ứng dụng và kiểm nghiêm. Nhưng phải chấp nhậnmột điều bất kỳ môn nào cũng tồn tại sai số. Cá trường phái khác nhau khi giải quyết cùng một vấn đề th́ điều có những thế mạnh riêng. đuơng nhiên biết nhiều trường phái xử dụng mền dẻo là con đường tốt nhất để đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên khó thực hiện và đôi khi xét thừa. Vậy thái độ của người NC ứng dụng là nh́n rơ giới hạn của môn, trong một số trương hợp sáng tạo bù thêm để giảm bớt giới hạn, sai số của môn.
(c̣n nữa)
Cách tiếp cận Thái ất qua cuốn Thái ất thần kinh
Xem ngay cuốn 2,3 ( Gom góp hạt châu ngoài biển) Xem tính chất từng sao và các sao kết hợp lại với nhau th́ ư nghĩa tính chất ra sao. Thông thương trong phần này se có trị của các sao co thể được nhận. đọc đến sao nào t́m đọc Q5 để t́m khoảng số mà sao đó có thể nhận. Chính là tiểu chu mà sao đó có thể nhận.
Tiếp đến xem lại kỹ cuốn 5 phần các phép tính toán các sao.
Sau đó NC đến quyển 2,3,4 tiếp đến 6.
Trong phần phép tính sao Chú ư đến mốc thời gian tính sao, Doanh sai, và tính gần đúng của tích tháng, năm, ngày, giờ. Đa số các phép toán đều là lấy phần dư của phép chia tích niên, tháng, ngày , giờ cho đại, tiểu chu... thực chất là các chu kỳ vận động của sao, nhằm t́m ra vị trí của sao trong những chu kỳ nào.
|
Quay trở về đầu |
|
|
soida Hội viên
Đă tham gia: 29 August 2002 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 321
|
Msg 9 of 17: Đă gửi: 17 July 2004 lúc 3:27am | Đă lưu IP
|
|
|
Để các hội viên thuận tiện trong việc tham khảo và luận bàn về Thái Ất. Ban kiểm soát diễn đàn sẽ đăng toàn bộ cuốn sách Thái Ất Thần Kinh trong phần "Tủ Sách".
Cuốn sách này sẽ được bạn VTVN chuyển sang Ebook trong một ngày gần đây. Rất cám ơn những người như bạn VTVN đă t́nh nguyện giúp chúng tôi trong việc này.
Cám ơn anh Nguyen Vu đă giới thiệu với mọi người các tiếp cận cuốn Thái Ất - Rất mong đón nhận những bài viết và nghiên cứu của anh về đề tài này
Trân trọng
SD
Sửa lại bởi soida : 17 July 2004 lúc 3:42am
|
Quay trở về đầu |
|
|
phapvan Hội viên
Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 10 of 17: Đă gửi: 17 July 2004 lúc 10:01am | Đă lưu IP
|
|
|
Cảm ơn bác VDTT và các Bác !
"Cám ơn anh Nguyen Vu đă giới thiệu với mọi người các tiếp cận cuốn Thái Ất - Rất mong đón nhận những bài viết và nghiên cứu của anh về đề tài này"
Kính
Pháp Vân
|
Quay trở về đầu |
|
|
nguyenvu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 09 July 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 190
|
Msg 11 of 17: Đă gửi: 18 July 2004 lúc 11:12pm | Đă lưu IP
|
|
|
5.Các môn thuật số dành một vị trí đáng kể cho phần tâm linh, ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến phần linh giác trên cơ sở học thuật sẽ hỗ trợ tốt hơncho các phép tính chứ không thay thế các phép tính. Nên phân biệt giữa phần Tâm linh không liên hệ gì với các môn thuật số ví như một người có khả năng đặc biệt chăng hề biết gì về thuật số vẫn cứ dự đoán được như các nhà thuật số, thậm trí lại có phần tinh vi hơn.
6. Đừng vội tán đồng cũng như phủ nhận kiến thức của người xưa. Bởi sự ra đời và tồn tại của bất kỳ điều gì cũng có lý của nó. Do vậy việc đầu tiên là phải hiểu đuợc cái lý đó, sau mới xét đến tính phù hợp mang tính thời điểm. Hơn nũă các môn thuật số cổ còn tồn tại khá nhiều qui tắc dưới dạng các câu khẩu quyết, khó làm rõ bản chất. nhiều kiến thức hết sức tinh vi, phức tạp. Đây cũng là một trong những lý do cơ bản khiến các môn thuật số phương đông chưa đủ tiêu trí được coi là khoa học. (Tất nhiên để tiến đến nhận thức thế giới thì KH cũng không thể là Người phán xét hết thảy mọi việc)
7.Nên tiếp cận với các môn thuật số môt cách khoa học, và kèm theo đó là một tri giác linh mẫn , có người hướng dẫn, trao đổi. Một trong những khâu rất quan trọng của vấn đề học tập và NC đó là tài liệu, gần như nó quyết định toàn bộ sự thành bại, vậy phải đặt lên quan tâm hàng đầu.
8. Đọc kỹ lưỡng văn bản nhiều lần, vì cùng một khái niệm có nhiều tầng nhận thức khác nhau, phụ thuộc vào vấn đề ta tìm hiểu. Ví dụ về ngũ hành nếu cơ bản chi cần biết qui luật sinh khắc, tinh vi hơn cần biết nịch , kháng ,thiết…vv.Ví dụ như nạp âm, đơn giản ta chỉ cần học các tra bảng, tinh vi hơn ta phải hiểu ý nghĩa nạp âm, cách thức nạp âm, ứng dụng.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Ma Phong Hội viên
Đă tham gia: 16 August 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 6
|
Msg 12 of 17: Đă gửi: 17 August 2004 lúc 3:31am | Đă lưu IP
|
|
|
VDTT đă viết:
phapvan đă viết:
Kính các bậc tiền bối và các bạn,
Theo cụ THIÊN - PHÚC NGUYỄN-PHÚC-ẤM
"Hiện tại đời bây giờ, xem số Tử-Vi ai có sao Văn-xương, Văn-khúc, Thiên-khôi, Thiên-việt cùng Tấu-thư, Thiên-quan, Thiên-phúc, th́ mới đủ sức xem được về khoa học Tiên-tri với xem được các kỳ thư ...c̣n những người không có đủ các điều nói trên dù có xem cũng không vỡ, xem như là mờ mịt không hiểu được"
Không biết có đúng không ?
Bác nào biết, xin được thọ giáo !
Xin cảm ơn
Pháp Vân
|
|
|
Cũng là một lối suy nghĩ, nhưng tôi e là nói xác quyết như vậy cường điệu quá.
Tại sao? Xin thưa v́ Xương Khúc có ở trong 6 cường cung hay không là do ở tháng sinh. Sinh các tháng âm th́ không thể nào có Xương Khúc trong cường cung được, trái lại cường cung sẽ gặp Không Kiếp.
Tháng sinh của Einstein được ghi lại rất chính xác, tính ra là ngày 22 tháng 2 ta. V́ sinh tháng 2 ông có Địa Không ở Tài tam hợp mệnh, và dĩ nhiên không có Xương Khúc trong cường cung.
Newton cũng sinh vào tháng chẵn.
Hai thí dụ này tôi nghĩ cũng đă đủ rồi.
Vài ḍng đóng góp. |
|
|
Theo tôi hiểu th́ người giỏi logic, có trí tưởng tượng tốt không nhất thiết là người có linh giác cao (giác quan thứ 6)- phù hợp với những kiểu tri thức phi/vượt logic (phi Aristoteles) như Dịch, Tử Vi. Einstein và Newton là những nhà vật lư- môn khoa học nghiên cứu tự nhiên dựa trên nền tảng logic h́nh thức, nên ḥan ṭan có thể không giỏi đơợc những môn như Tử Vi, Bốc Dịch. Ư cụ Thiên Phúc, hẳn là muốn chỉ những lọai sách cần linh giác tốt, vượt logic, nên những người thích hợp phải là những người có linh giác tốt.
Cũng có thể tôi bênh cụ Thiên Phúc là v́ h́nh như tôi có đủ cả Văn-xương (xung chiếu), Văn-khúc (tam hợp), Thiên-khôi (tam hợp), Thiên-việt (chính mệnh) cùng Tấu-thư (giáp), Thiên-quan (nhị hợp), Thiên-phúc (tam hợp).
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 13 of 17: Đă gửi: 18 August 2004 lúc 12:18am | Đă lưu IP
|
|
|
Hai thuyết của Newton và Einstein đều vượt logic; ngay cả theo tiêu chuẩn bây giờ.
Newton: Tưởng tuợng mặt trời ở xa như thế mà "hút" chúng ta. Phi lư quá đi chứ.
Einstein: Mọi quan sát viên bất luận đi nhanh chậm đều thấy vận tốc ánh sáng y hệt nhau. Vô lư quá đi chứ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Kiem Soat 007 Hội viên
Đă tham gia: 07 June 2004
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 163
|
Msg 14 of 17: Đă gửi: 18 August 2004 lúc 12:27am | Đă lưu IP
|
|
|
chắc có chút không rơ ràng ở đây, giữa nghiên cứu TV và xem TV. Các bộ sao trên đúng là rất cần thiết cho nghiên cứu TV, nhưng để xem được th́ bộ sao đó chẳng nói lên điều ǵ cả. C̣n sao chỉ Tư Duy logic nó lại khác, Eíntein đâu cần Xương Khúc, v́ các sao đó là chỉ nghệ thuật.
|
Quay trở về đầu |
|
|
leminhchi Hội viên
Đă tham gia: 24 July 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 216
|
Msg 15 of 17: Đă gửi: 18 August 2004 lúc 3:04am | Đă lưu IP
|
|
|
Anh NguyenVu đă có ư kiến rất hay về "Một số quan điểm khi NC Thuật số nói chung và T/A nói riêng" giúp mọi người tiếp cận cuốn Thái Ất một cách tốt nhất.
Theo Cụ Lê Quý Đôn:” Thuyết ấy (Thái Ất) phần nhiều nói về binh pháp: địch ta, chủ khách, lợi hại, được mất, cái cơ thịnh suy, trị loạn; cái thế thắng thua, yên hay nguy, không điều gì là không bày rõ. Nếu hiểu lẽ ấy mà biết pḥng bị, ứng phó th́ có thể tìm điều lành, tránh điều dữ, tiêu hoạ, vời phúc th́, mới là người giỏi dùng sách Thái Ất vậy… Làm tướng mà không biết sách ấy thì sẽ mờ tối ở chỗ đánh hay giữ, tiến hay ngừng; không lấy gì mà quyết đoán các nghi mưu khi ra trận tuyến; Làm Tể tướng mà không biết sách ấy thì sẽ sai lầm ở sự động hay tĩnh, cất lên hay đặt xuống; không lấy gì để quyết đoán những nghị luận lớn cho triều đình…” (Bài tựa cho sách “Thái Ất Dị giản lục” - bản dịch của ông Đặng Đức Lương, Nhà Xuất bản Văn hoá Thông tin - Hà Nội, in năm 2001).
Cũng theo Cụ Lê Quý Đôn, xem Thái Ất có bốn cách:
- Một là Tuế kế (kể năm) để xem sự lành hay dữ của quốc gia. Đó là việc của các vua và hoàng hậu làm, để sáng chính hoá, sửa đức giáo, xét cơ động, tĩnh.
- Hai là Nguyệt kế (kể tháng), để xem lành hay dữ. Đó là bậc công khanh xem, để xét biện được hay mất, mà điều hoà sự hoà hay trị.
- Ba là Nhật kế (kể ngày), để đo lường hoạ phúc trong nhân gian, sử dụng cho mội người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy.
- Bốn là Thời kế (kể giờ), để vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua. Phàm thiên văn đổi khác, các nước lân bang động hay tĩnh, thế trận hai bên có tương đương hay không, xă hội bình yên hay có giặc cướp, đều dùng Thời kế mà xem."
Như thế, mới thấy Thái Ất có ý nghĩa lớn biết chừng nào!
Cách dự đoán Thái ất rất sâu rộng. Với Thái Ất, có thể dự đoán tầm vĩ mô ("xem sự lành hay dữ của quốc gia") và tầm vi mô ("sử dụng cho mội người để xét lớn hay nhỏ, hưng hay suy", "vận trù mưu kế sách lược, xác định về chủ, khách, thắng, thua"...)
Tiếc rằng tài liệu nghiên cứu về Thái Ất lại không nhiều. Như ở trên, Anh Nguyen Vu đă dẫn ra:
".... Tài liệu nghiên cứu
Phần tiếng Việt
- Thái ất giản dị lục của Lê quí Đôn
- Thái ất thần kinh tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm
- Thái ất diễn quái bí lục của Nguyễn Xuân Quang
Phần tiếng hán
- Thái ất kim kính thức kinh
- Thái ất thống tông bảo giám
- Thái ất thống tông đại toàn "
Với cuốn "Thái ất dị giản lục" của Lê quí Đôn, chỉ mới dừng ở mức "dị giản lục", đọc hết cuốn sách rối có khi không lập được thiên bàn, địa bàn quẻ Ất. Còn cuốn "Thái ất thần kinh" tương truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm (Ban kiểm soát diễn đàn đă đăng toàn bộ cuốn sách Thái Ất Thần Kinh trong phần "Tủ Sách"), cuốn này được ông Nguyễn Ngọc Doăn (1912-1989) với bút hiệu là Thái Quang Việt dịch sang quốc âm năm 1972; Nhà Xuất bản Văn Hoá Dân tộc - Hà Nội, phát hành với tên gọi “Thái Ất Thần kinh”. Cuốn “Thái Ất Thần kinh” ghi là của "Trạng Tŕnh Nguyễn Bỉnh Khiêm" nhưng "lời văn rườm rà khó hiểu không hợp với phong cách của Cụ Trạng" như nhận xét của anh Nguyen Vu. Trong cuốn sách này còn nhiều chỗ tính toán nhầm lẫn, hoặc đưa những sự kiện xảy ra sau thời Cụ Trạng để minh họa (do chủ ý người dịch). Rồi trong bản dịch, cụ Dõan cố chọn các từ thuần Việt thay cho các thừ Hán Nôm đã khá thông dụng như Ất Cả - Thái Ất, Nền Vua - Quân Cơ, Bài Văn - Văn Xương, Mắt Ðất - Ðịa Mục... nên người đọc thấy gò bó, "ngang ngang".
Bộ "Thái Ất thần kinh" có bảy cuốn. Trình tự nghiên cứu như anh Nguyen Vu nêu ra cũng là một cách hay: 2-3-5-...
Theo tôi, quý vị cũng có thể đọc theo trình tự 2-3-1-4-5-7. Khi đã xác định được cục, đã lập được quẻ Ất nào là phải mở cuốn 4 "Lập thành quẻ Ất" để đối chiếu.
LMC
Sửa lại bởi leminhchi : 18 August 2004 lúc 4:53am
|
Quay trở về đầu |
|
|
Phaquan70 Hội viên
Đă tham gia: 05 April 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 224
|
Msg 16 of 17: Đă gửi: 19 August 2004 lúc 1:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Nếu đưa cả mấy ông Tây vào Tử vi e là không hợp.Ǵơ sinh ở Thuỵ sĩ hay Anh nếu căn ra giờ Bắc kinh th́ lệch nhiều lắm .Vả lại phong thuỷ ,linh khí của vùng ngựi Au,Phi áp vào như sinh ra ở A châu xem ra gượng ép mất .
đôi lời lạm bàn
|
Quay trở về đầu |
|
|
VDTT Thượng Khách
Đă tham gia: 16 November 2003
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2675
|
Msg 17 of 17: Đă gửi: 19 August 2004 lúc 2:52am | Đă lưu IP
|
|
|
Phaquan70 đă viết:
Nếu đưa cả mấy ông Tây vào Tử vi e là không hợp.Ǵơ sinh ở Thuỵ sĩ hay Anh nếu căn ra giờ Bắc kinh th́ lệch nhiều lắm .Vả lại phong thuỷ ,linh khí của vùng ngựi Au,Phi áp vào như sinh ra ở A châu xem ra gượng ép mất .
đôi lời lạm bàn |
|
|
Đây cũng là lập luận của một số tử vi gia Hồng Kông. Nhưng theo tôi đó là bởi v́ họ đă sai lầm khi áp dụng Tử Vi.
Tử Vi là một áp dụng của thuyết âm dương ngũ hành. Nếu thuyết âm dương ngũ hành đúng th́ tại sao chỉ đúng cho Tàu, Ta, mà không đúng cho mấy ông Tây bà Đầm?
Để kết luận, cá nhân tôi tin rằng Tử Vi đúng cho mọi nơi. Dĩ nhiên phải tùy địa thế hoàn cảnh mà du di cách đoán. Nhưng ngay cả ở Á châu chúng ta đă phải du di theo thời thế và hoàn cảnh rồi; nên đây chẳng phải là điều mới lạ.
Vài ḍng đóng góp.
Vài
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|