Tác giả |
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 41 of 47: Đă gửi: 03 March 2006 lúc 2:09pm | Đă lưu IP
|
|
|
Vua Quang Trung với bia tiến sĩ ở Văn Miếu Hà Nội
--- Trần Văn Giáp ---
(Theo tài liệu của Trần Văn Giáp)
Văn Miếu Hà Nội được lập từ năm 1070 đời Lư Thánh Tông. Đấy là nơi thờ Khổng Tử và là trường học của con cái vua quan đồng thời là nhà chứa ván in sách và in sách của nhà nước để ban bố trong toàn quốc.
Vào thăm Văn Miếu, qua cửa Đại Trung đến gác Khuê Văn, đứng trông vào phía trong, ta thấy phía hai bên giếng Thiên Quang mỗi bên có hai dăy bia gồm 82 cái. Kể từ khoa thi năm 1442, lệ triều Lê định việc dựng bia khắc tên các vị đậu tiến sĩ (những ông nghè) để làm kỷ niệm, cho nên dân gian có câu:
Bảng vàng bia đá ngh́n thu
Trải qua những cơn loạn lạc cuối triều Lê, nhà bia Văn Miếu bị đốt cháy, bia đá bị đạp đổ. Nông dân trại Văn Chương (ở gần Văn Miếu) không đành ḷng khi nh́n thấy cảnh hoang tàn của một di tích văn hóa lâu đời của dân tộc. Họ nhờ một nhà nho là Hà Năng Ngôn (tức Tam Nông tiên sinh) là quân sư bí mật của Quang Trung làm một bài sớ gửi Quang Trung xin dựng lại nhà bia Văn Miếu. Bài sớ làm năm 1789 có những đoạn như sau:
Chúng tôi một lũ dân cấy hái,
Trái mùa sinh vào trại Văn Chương.
Trong khi cày ruộng cuốc nương,
Vành ngoài trông vọng cung tường miếu văn.
Có một thá băn khoăn trong dạ.
Mượn thầy nho phô tả ra tờ.
Dám mong lọt cửa quân cơ,
Gió nam đưa tới dưới cờ ngài Quang Trung:
Bốn năm trước, giữa năm Bính ngọ (1786),
Ngài đem quân ra thú Bắc hà,
Oai trời sấm sét thoảng qua,
Cơ đồ họ Trịnh bỗng ra tro tàn.
Bia tiến sĩ vô can vô tội,
Mà vạ lây v́ nỗi cháy thành.
Bia th́ đạp đổ tung hoành,
Nhà bia th́ đốt tan tành ra gio.
Có kẻ nói:
Tội ác ấy là do Trịnh Khải,
Lúc sa cơ hắn phải trốn ra.
Dặn về thuê kẻ côn đồ,
Phá bia tiến sĩ để cho bơ hờn.
Có kẻ nói:
... Hay chăng quân lính nhà Ngài
Trong khi xung sát ra oai thi hùng.
Bia tiến sĩ bỗng không mà đổ...
...
Chúng tôi chiếu lại hai lời ấy.
Sự thực hư chưa thấy rạch ṛi.
Song le việc đă qua rồi,
Chẳng chi bới móc t́m ṭi uổng công.
Chỉ xin được Ngài trông v́ nước,
Dựng lại bia cho được y nguyên.
Trước là giáo dục kẻ hiền,
Sau là văn mạch dơi truyền dài lâụ
Vua Quang Trung rất lưu tâm đến công việc văn hóa và mở rộng giáo dục. Ông muốn dùng chữ Nôm, tiếng Nôm trong các chỉ thị, thư từ để dân dễ hiễu. Năm 1786 trước khi tiến quân ra bắc, ông đă sai thảo tờ hịch bằng chữ Nôm kể tội họ Trịnh. Năm 1788 ông lại tự tay viết thư bằng tiếng Nôm gửi cho nhà nho Nguyễn Thiếp. Sau khi lên ngôi, những mệnh lệnh của triều đ́nh Quang Trung phần lớn viết bằng chữ Nôm. Ông sai dịch các sách chữ Hán ra chữ Nôm dạy cho học tṛ học. Thi cử cũng dùng chữ Nôm. Trên cơ sở đó, ông muốn mở rộng trường học xuống tận xă, chỉnh đốn lại việc học, việc thi để đào tạo những quan lại có năng lực. Lẽ tự nhiên đối với Văn Miếu, một thứ "trường đại học" của thời phong kiến, một di tích văn hóa quư giá của dân tộc, Quang Trung cũng phải lưu ư. Nhưng v́ quá bận các công việc quan trọng cấp bách khác, ông chưa tới thăm Văn Miếu được.
Trong tờ sớ gửi Quang Trung, nông dân Văn Chương có ư trách:
Kề cửa Khổng sân Tŕnh gang tấc,
Đào tạo nên nhiều bậc anh tài,
Một nền văn hiến lâu dài,
Tiếc thay chưa được đón Ngài ngự thăm!
Nhưng nông dân Văn Chương tin rằng nếu Quang Trung biết đến việc phá phách ở Văn Miếu, thế nào ông cũng cho sửa chữa lại. Chính v́ vậy họ không hề ngại ḿnh thân phận dân cày, mạnh dạn viết thư cho vua. Mà thực ra xưa nay chưa hề có việc ấy bao giờ!
Quả nhiên, nhận được tờ sớ của nông dân Văn Chương, Quang Trung đă phê ngay vào tờ sớ:
Thôi, thôi, thôi việc đă rồi
Trăm ngh́n hăy cứ trách bồi vào ta
Nay mai dọn lại nước nhà,
Bia nghè lại dựng trên ṭa muôn gian.
Cơ đồ họ Trịnh đă tan,
Việc này cũng đừng đổ oan cho thằng Trịnh Khải!
Thật đặc biệt. Một ông vua mà lại phê chỉ thị bằng thơ lục bát, thể thơ độc đáo của nhân dân Việt Nam! Và Quang Trung quả là người ngay thẳng sáng suốt. Ông không đổ vấy lỗi cho người khác, dù là cho kẻ thù đă bị ông đánh đổ. Ông xác nhận là lỗi của quân Tây Sơn. Và cảm thông với thái độ đúng đắn và xây dựng của nông dân đối với di tích văn hóa, ông hứa sẽ cho dựng lại bia nghè và nhà bia ngay. Sau đó, theo lệnh Quang Trung, các quan Tây Sơn ở Bắc thành đă bỏ tiền công ra tu sửa ngay Văn Miếu và dựng lại các bia tiến sĩ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
huong01 Hội viên
Đă tham gia: 18 December 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 62
|
Msg 42 of 47: Đă gửi: 03 March 2006 lúc 7:48pm | Đă lưu IP
|
|
|
Chào Anh Zero !
Nhân bài Anh viết về Quốc Tử Giám, cách đây 4 năm em có ghé thăm, thấy treo nơi nhà Bia Tiến Sỹ 1 tấm bảng nhỏ rằng do 1 tổ chức nước ngoài tài trợ !? Không biết nay c̣n đó không, chuyện thật như đùa vậy mà nó xảy ra nơi gọi tinh hoa của dân tộc.
Sửa lại bởi huong01 : 03 March 2006 lúc 8:57pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 43 of 47: Đă gửi: 04 March 2006 lúc 1:58pm | Đă lưu IP
|
|
|
dinhvantan đă viết:
Vế chủ đề : Hoàng Đế Quang Trung , trong "tuvilyso" th́ zerO t́m hiểu thêm và giải mă câu ca dao :
Số đâu có số lạ lùng,
Con Vua lại lấy hai chồng làm Vua
Vậy thỉ Ngọc Hân Công chúa có phải lấy hai chồng làm Vua không ? |
|
|
Xin mời bác dinhvantan và các bạn cùng đọc bài dưới đây, để hiểu thêm về câu ca dao :
Số đâu có số lạ lùng,
Con vua mà lấy hai chồng làm vua
Các bà Phi của vua Gia Long
--- không rơ tác giả ---
Gia Long có hai bà phi được phong làm Hoàng hậu là Thừa Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ của hoàng tử Cảnh) và Thuận Thiên Cao Hoàng hậu (mẹ Minh Mạng); nhà vua c̣n sách phong cho bà Lê Thị Ngọc B́nh (con vua Lê Hiển Tông, em Ngọc Hân công chúa) làm Đệ tam cung. Bà này sinh được hai hoàng tử là Quảng Oai Công và Thường Tín Quận Vương.
Thừa Thiên Cao Hoàng hậu họ Tống. Năm lên 18 tuổi, Nguyễn Ánh cưới bà với đầy đủ nghi lễ truyền thống và tấn phong làm Nguyên phi. Bởi tính t́nh cẩn trọng, cử chỉ đoan trang nên bà được Nguyễn Ánh rất quư trọng.
Mùa xuân năm Quư Măo (1873) Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh, phải chạy ra đảo Phú Quốc, sau đó thấy t́nh h́nh nguy ngập, Nguyễn Ánh gửi hoàng tử Cảnh cho Bá Đa Lộc qua Pháp xin cầu viện. Lúc ấy, hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi. Bá Đa Lộc lạy xin thọ mạng. Nguyễn Ánh và bà Nguyên phi lau nước mắt đưa hoàng tử Cảnh sang Pháp. Sau khi hoàng tử Cảnh đi rồi, Nguyễn Ánh lấy một thoi vàng chặt đôi (một thoi là 20 lượng) trao cho bà một nửa và dặn: "Con ta đi rồi, ta cũng sẽ đi sang Xiêm. Vậy Phi phải ở lại đây (Phú Quốc) để cung phụng Quốc mẫu (tức bà Thiếu Khương, vợ của Nguyễn Phúc Luân) chưa biết gặp nhau khi nào và ở chỗ nào, vậy lấy vàng này làm tin".
Trong những ngày Nguyễn Ánh bôn ba, khi ở Xiêm, lúc ở Việt, bà vẫn một ḿnh hầu hạ mẹ chồng. Ngoài việc hầu hạ mẹ chồng, bà con thân hành may dệt nhung phục cho quân lính. Một lần, quân Nguyễn giao chiến với quân Tây Sơn, đến hồi quyết liệt, quân Nguyễn núng thế, muốn rút lui, bà tự tay nổi trống thúc quân, quân Nguyễn hăng hái trở lại, xông lên và cuối cùng thắng lợi.
Sau ngày thu phục đất nước, Gia Long hỏi bà nửa thoi vàng năm xưa, bà đem vàng ra tŕnh, Gia Long vô cùng cảm động, cầm lấy nửa thỏi vàng và bảo rằng:
- Vàng này mà c̣n giữ được, đó thật là ân trời đă giúp cho trong lúc gian nan, chẳng nên quên lăng. Vậy phải để giành về sau cho con cháu biết.
Dứt lời, Gia Long lấy nửa thoi vàng của ḿnh ráp với nửa thoi vàng của bà Nguyên phi, rồi trao hết cho bà.
Cuộc t́nh duyên của bà Tam cung Lê Thị Ngọc B́nh với Gia Long cũng khá lạ kỳ. Sau khi thắng trận trở lại Phú Xuân, Nguyễn Ánh gặp bà vợ trẻ của Quang Toản là công chúa Ngọc B́nh đang c̣n ở lại trong cung, không kịp chạy theo vua Tây Sơn. Say mê trước sắc đẹp của bà, Nguyễn Ánh quyết định lấy bà, sau đó đă phong làm Đệ tam cung.
Ngọc B́nh lấy hai đời chồng đều làm vua (Cảnh Thịnh và Gia Long) nên dân gian có câu ca dao:
Số đâu có số lạ lùng!
Con vua mà lấy hai chồng làm vua
Cũng là một sự trơ trêu! Nguyễn Huệ Quang Trung chồng bà Ngọc Hân công chúa; Nguyễn Ánh Gia Long chồng bà Ngọc B́nh, em Ngọc Hân; hai kẻ ḱnh địch không đội trời chung ấy lại trở thành anh em "cột chèo"!
Đó là những bà phi đặc biệt và nổi tiếng. C̣n các bà phi khác trong Hoàng cung, những gần một trăm bà, lại xảy ra bao chuyện rắc rối. Bài báo của Michel Đức chaigneau đăng trong tờ Le moniteur de la Flotte xuất bản năm 1858 tường thuật như sau:
... "Khanh sẽ không ngờ rằng cái ǵ đợi trẫm ở đây kia (ngài chỉ vào hậu cung của ngài) khi trẫm rời khỏi nơi đây, ở đây trẫm được hài ḷng v́ trẫm được nói chuyện với những người xứng đáng, họ lắng nghe trẫm, họ hiểu biết trẫm và khi cần họ vâng lời trẫm răm rắp, c̣n ở đằng kia trẫm gặp phải một lũ quỷ sứ thật sự. Chúng căi vă nhau, ngược đăi nhau, phỉ báng nhau và sau đó tất cả cùng chạy đến xin trẫm phân xử. Nếu làm đúng th́ trẫm luôn luôn khiển trách tất cả. V́ trẫm không biết ai sẽ nhường nhịn ai trong cơn giận dữ".
Sau một lúc im lặng, ngài tiếp "Chốc nữa trẫm sẽ ở giữa một đám yêu phụ làm trẫm điếc tai, nhức óc" (vừa giả giọng và điệu bộ của một người đàn bà trong cơn giận dữ, ngài vừa thét): "Muôn tâu bệ hạ, xin bệ hạ phân xử, bà đă xỉ nhục thần thiếp, thần thiếp xin phân xử“, chừng mười hai bà khác lại bổ đến, sau khi đă tâu với trẫm chát cả tai: "Muôn tâu bệ hạ, Hoàng hậu ghét bỏ thần thiếp... Ba ta đă làm vui ḷng bệ hạ ... đến lượt thần thiếp xin phân xử".
Nhà vui ph́ cười, rồi nh́n vị đối thoại của ngài như để gợi ư. Vị quan Pháp cũng cười ngất, nhất là bản kịch câm của nhà vua và những tiếng la hét của ngài để bắt chước sự giận dữ của các cung phi. Ông tâu: "Việc đó rất dễ, Hoàng thượng có thể giảm bớt mối sầu khổ của họ bằng cách hạn chế số cung phi".
Nhà vua ngắt lời:
- Suỵt! Hăy nói khẽ! Nói khẽ!
Ngài cho những lính lệ và những họ vệ quân đă theo ngài khắp nơi được phép lui ra và nói tiếp: "Ồ! Ông C.. nếu các quan đồng liêu của khanh nghe được điều khanh vừa nói ra đó, họ sẽ trở thành những kẻ thù vĩnh viễn của khanh, khanh không biết các cung phi hầu hết đều là con gái của các quan ư? Này, mặc dù số tuổi của trẫm đă đáng kể, nhưng không bao lâu nữa, một vị quan sẽ dâng hiến cho trẫm con gái của ông ta. Trẫm không thể từ chối được, v́ như thế, trẫm sẽ chọc tức ông ta vô cùng đau đớn. Ở đây chính là một vinh dự và một sự đắc ư đối với một ông quan có con gái được vào Hoàng cung, đối với trẫm, đó là sự đảm bảo chắc chắc về ḷng trung thành của ông ta. Trẫm muốn sửa đổi lại cả Thế giới, nhất là đàn bà v́ họ đều đáng ghế sợ hơn đàn ông. Nếu trẫm ghét bỏ một trong các cung phi của trẫm, th́ nó sẽ than phiền với thân phụ nó ngay; và nếu không sỉ nhục to tiếng trước tuổi già nua của trẫm, th́ ông ta cũng khéo léo gieo rắc giữa các quan những tin đồn đại vặt vănh, sẽ làm cho trẫm mang đầy sự lố bịch trước đôi mắt của thần dân".
Hẳn đó là lời bộc bạch chân t́nh của một ông vua trước một người nước ngoài. Câu đánh giá của Càn Long về phụ nữ ở thế kỷ XIX thật thú vị: "Trẫm muốn sửa đổi lại cả Thế giới, nhất là đàn bà, v́ họ đều đang ghê sợ hơn đàn ông". Đó là câu đánh giá của một ông vua thời phong kiến, theo chế độ đa thê. C̣n bây giờ, ở những nước theo chế độ độc thê, không hiểu câu đó có c̣n đúng không?
(Theo Đại nam chính biên liệt truyện và Le Moniteur de la Flotte của Michel Đức Chaigneau)
Sửa lại bởi zer0 : 04 March 2006 lúc 2:00pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 44 of 47: Đă gửi: 04 March 2006 lúc 2:10pm | Đă lưu IP
|
|
|
Triều Nguyễn với Lê Ngọc Hân
--- Đỗ Đức Hùng ---
Kết cục cuộc đời Lê Ngọc Hân, công chúa của vua Lê Hiển Tông, Bắc cung Hoàng hậu của vua Quang Trung (1789 - 1792) và là một tác giả có tiếng của thi đàn Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, đă được viết nhiều. Tuy nhiên c̣n có nhiều điều chưa sáng tỏ. Bài viết này muốn cung cấp thêm một số tư liệu góp phần làm sáng tỏ kết cục cuộc đời một nàng công chúa tài sắc vẹn toàn mà cũng lắm gian truân.
1. Về cái chết của Lê Ngọc Hân
Cụ Ngô Tất Tố trong "Lược sử công chúa Ngọc Hân" (Thi văn b́nh chú, Hà Nội 1952) viết: sau khi nhà Tây Sơn thất bại, Ngọc Hân và các con đều đổi tên họ lẻn vào một làng thuộc tỉnh Quảng Nam. Nhưng chẳng bao lâu th́ bị phát giác. Ngọc Hân phải uống thuốc độc tự tử, c̣n hai con đều bị thắt cổ chết.
Hai cụ Lê Thước và Lê Tư Lành đều xác định Lê Ngọc Hân mất vào ngày 8 tháng 11 năm Kỷ Tỵ (1799) (1). Tác giả Nhất Thanh (1971) th́ cho rằng khi triều Tây Sơn sụp đổ, Lê Ngọc Hân có bị bắt cùng với hai con hoặc ở Huế hoặc ở nơi khác. Vua Gia Long đă sai giết hai con bà một cách kín đáo, c̣n riêng Lê Ngọc Hân th́ cho về quê mẹ (2).
Các sử thần triều Nguyễn, trong Đại Nam thực lục chép: Người xă Phù Ninh là Nguyễn Thị Huyền làm cung nhân của vua Lê Hiển Tông, có con gái là Ngọc Hân, gả cho nguỵ Huệ, sinh được một trai một gái. Ngọc Hân chết, trai gái cùng chết non cả. Khoảng đầu năm Gia Long, nguỵ đô đốc tên là Hài ngầm đem hài cốt mẹ con Ngọc Hân từ Phú Xuân về táng trộm ở địa phận xă Phù Ninh; Thị Huyền ngầm xây mộ dựng đền, khắc bia giả, đổi lại họ tên để làm mất dấu tích. Tới đây (năm 1842) việc ấy mới bị phát giác, vua sai hủy bỏ đền thờ, đào bỏ hài cốt kẻ nguỵ đi" (3).
Trước đây trong một số bài viết của ḿnh, tôi cũng theo ư kiến của Lê Tư Lành tin rằng công chúa Ngọc Hân đă mất từ trước khi triều Tây Sơn bị sụp đổ hoàn toàn.
Song khi đọc kỹ lại "Quốc sử di biên", tôi thấy tác giả đời Nguyễn là Phan Thúc Trực (1808 - 1852) chép rơ ràng như sau:
"Tháng 5 năm Giáp Tư (1804) công chúa nhà cựu Lê là Ngọc Hân tạ thế. Nguyên năm Bính Ngọ (1786) niên hiệu Lê Cảnh Hưng, vua Lê gả công chúa Ngọc Hân cho Nguyễn Huệ. Đến khi nhà Tây Sơn mất, công chúa lại về ở tại mẫu quán là làng Phù Ninh. Tại đây, công chúa từ trần. Kẻ hàng thần hiện nhậm chức quan tại huyện Đông Ngạn xin làm tang lễ cho cố công chúa, nhà vua chấp thuận, dân làng Phù Ninh làm từ đường thờ cố công chúa" (4).
Với tư cách là bộ sử tư nhân, ghi chép và bổ sung những sự kiện mà quốc sử c̣n bỏ sót hoặc đề cập đến chưa chính xác, được biên soạn vào khoảng đầu thời vua Tự Đức (khoảng 1851 - 1852), quốc sử di biên đă cung cấp những thông tin quan trọng:
- Có thể là hai người con của bà Ngọc Hân với Quang Trung Nguyễn Huệ đă bị giết hại sau khi nhà Tây Sơn bị sụp đổ, nhưng riêng Lê Ngọc Hân vẫn c̣n sống mà trở về quê mẹ là làng Phù Ninh (tục gọi là làng Nành, huyện Gia Lâm, Hà Nội).
- Bà Lê Ngọc Hân đă qua đời tại quê nhà vào tháng 5 năm Giáp Tư (1804) và đă được vua Gia Long nhà Nguyễn cho phép làm tang lễ và nhân dân làng Phù Ninh đă xây dựng từ đường để thờ bà. Điều này có thể hiểu được v́ chính vua Gia Long đă lấy em gái của Lê Ngọc Hân, nên khiến ông vua này không thể làm khác được.
2. Công chúa nhà Lê lấy vua Gia Long là ai? Và trong hoàn cảnh nào?
Số đâu có số lạ đời,
Con vua mà lại hai đời chồng vua.
Đó là hai câu ca dao vẫn c̣n lưu truyền trong dân gian tại vùng đất cố đô Huế cho đến những năm đầu thế kỷ XX. Nó phản ánh một thực tế lịch sử. Song cái nguy hại là nhiều người đă hiểu lầm câu ca dao kia ám chỉ vào công chúa Lê Ngọc Hân. Thậm chí, một tác giả đă viết cả một bài trên tạp chí "Những người bạn của cố đô Huế" (BAVH số 4-1941) rằng công chúa Ngọc Hân, người đă lần lượt có hai đời chồng, cả hai đều là những bậc "anh hùng" của Việt Nam, nhưng lại là hai kẻ thù không đội trời chung. Đó là Nguyễn Huệ - Quang Trung và Nguyễn Ánh - Gia Long. Không những thế, tác giả kia c̣n dựng lên một cách sinh động cả một cuộc hội ngộ đầy kịch tính giữa Gia Long và Ngọc Hân với đầy vẻ lăng mạn "trai anh hùng gặp gái thuyền quyên!". Đó là một sự lầm lẫn. Trong thực tế, qua các tài liệu đă dẫn ở trên có thể thấy Lê Ngọc Hân chưa từng bao giờ lấy vua Gia Long. Sở dĩ có sự lầm cũng bởi lư do, chính em gái Lê Ngọc Hân là Lê Thị Ngọc B́nh đă làm vợ vua Gia Long sau khi nhà Tây Sơn thất bại. Nhưng bà Ngọc B́nh lấy vua Gia Long trong hoàn cảnh nào? Và kết cục ra sao?
Trong "Quốc sử di biên" Phan Thúc Trực chép một sự kiện cuối cùng của triều đại Tây Sơn có liên quan đến hoàn cảnh công chúa Ngọc B́nh trở thành vợ Gia Long như sau:
"Tháng 6 năm Nhâm Tuất (1802) loan giá đức Thế tổ (chỉ vua Gia Long) đến kinh thành Thăng Long... nhân dân hào mục bắt được anh em "nguỵ quyền" Nguyễn Quang Toản và đem dâng lên nhà vua... Nguyên trước đó, Nguyễn Quang Thiệu và Nguyễn Quang Toản chạy về phủ Lạng Giang. Lúc đi đến làng Phương Lan, th́ kẻ tuỳ ṭng của Toản chỉ c̣n hơn trăm người mà thôi. Chánh tổng Yên Mẫu là Vơ Thám và bọn Trần Huy Giao ở đất Kinh Than đốc suất các hào mục thuộc huyện Yên Lăng và huyện Lục Ngạn đến bao vây anh em Nguyễn Quang Toản - măi về sau bọn Tổng Thám mới bắt được Quang Toản và Quang Thiệu đem dâng... Bọn Tổng Thám (chánh tổng Vơ Thám) lại dâng nạp bà phi là Lê Thị Ngọc B́nh vào trong nội cung nhà vua" (5)... Nhờ hiến những người thuộc "nguỵ đảng" bị bắt sống cùng với các hạng khí giới nhà binh và của cải châu báu nên bọn Tổng Thám và Trần Huy Giao được triều đ́nh ban thưởng công lao cao thấp khác nhau" (6).
Theo "An Nam nhất thống chí" của Ngô gia Văn phái và "Lịch triều tạp kỷ" của Ngô Cao Lăng th́ khi gả cô công chúa thứ 9 là Ngọc Hân mới 16 tuổi (năm 1786) cho Nguyễn Huệ, vua Lê Hiển Tông c̣n có đến 5 người con gái chưa chồng. V́ thế nếu Ngọc Hân c̣n có người em gái sau đó được gả cho Quang Toản, con trai cả và là người nối ngôi Quang Trung th́ cũng là điều dễ xảy ra. Đến khi Quang Toản và tuỳ tùng bị bắt tại phủ Lạng Giang th́ Ngọc B́nh cũng ở trong số đám tù binh đó.
Theo tục lệ xưa, vua chúa mỗi khi trả thù th́ bắt giết những con trai của người có tội, c̣n đàn bà (vợ và con gái họ) th́ sung làm nô tỳ ở trong cung hay tại các nhà quan to. Bà Lê Thị Ngọc B́nh (người đă từng được Quang Toản phong làm phi) cũng ở trong trường hợp này. Chỉ có điều, v́ có nhan sắc, Ngọc B́nh được vua Gia Long yêu quư lấy làm vợ và phong lên đến Đệ tam cung (hàng phi) và đă có với Gia Long hai người con trai. Nhân chép về sự kiện vua Gia Long sách lập Tống Thị làm hoàng hậu năm Bính Dần (1806) tác giả sách Quốc sử di biên cho biết thêm: dưới Hoàng hậu họ Tống c̣n có Đệ nhị cung là Ngọc Đương sinh ra Phúc Đảm (vua Minh Mệnh sau này), Phúc Đài và Thiệu Hoá công. Đệ tam cung chính là Ngọc B́nh (chị em với Ngọc Hân công chúa - vợ vua Quang Trung) sinh ra Quảng Oai công và Thường Tín công (7).
Các sử thần triều Nguyễn trong "Đại Nam chính biên liệt truyện" phần Hậu phi chỉ chép đến hai bà vợ của vua Gia Long là Thừa Thiên cao Hoàng hậu họ Tống và Thuận Thiên cao Hoàng hậu họ Trần mà không thấy chép đến các bà vợ khác, kể cả bà Ngọc B́nh. Nhưng ở phần truyện của các hoàng tử th́ lại thấy chép đến Quảng Oai công (con thứ 10 của Gia Long) mẹ là Đức phi họ Lê. Ông này được phong làm Quảng Oai công năm Gia Long thứ 16 (1817) và mất năm Minh Mệnh thứ 10 (1829) khi mới 21 tuổi; Người con trai thứ 11 của vua Gia Long (em cùng mẹ với Quảng Oai công) tên huư là Cự cũng được phong tước công năm Gia Long thứ 16 (1817) đó là Thường Tín công. Ông này mất năm Tự Đức thứ 2 (1849) thọ 40 tuổi.
Trong truyện của các công chúa, sử nhà Nguyễn cho biết Ngọc B́nh c̣n có với vua Gia Long một người con gái. Đó là An Nghĩa công chúa Ngọc Ngôn, con gái thứ 10 của vua Gia Long (8). Bà công chúa này mất năm Tự Đức thứ 9 (1856) thọ 53 tuổi. Như vậy là bà sinh năm 1814.
Từ một công chúa nhà Lê, Ngọc B́nh được gả cho vua Cảnh Thịnh nhà Tây Sơn, rồi lại làm đệ tam cung của vua Gia Long nhà Nguyễn. Câu ca dao đă dẫn trên hẳn ám chỉ trường hợp của bà. Bà mất khi nào? Không thấy sử sách chép. Có lẽ v́ cái lư lịch "hai đời chồng vua" của bà mà mặc dù đă từng được lập làm Đệ tam cung (hàng phi) bà vẫn không được các sử thần triều Nguyễn chép trong liệt truyện chăng?
Rơ ràng, qua các tư liệu đă dẫn trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, công chúa Lê Ngọc Hân, tác giả bài Ai tư văn nổi tiếng vẫn giữ được sự chung thuỷ với người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ. Người được ca dao nhắc đến lại là em gái bà, công chúa Lê Thị Ngọc B́nh.
-----------------------------------
1. Lê Thước: Công chúa Ngọc Hân chết năm nào? NCLS số 34/1962.
Lê Tư Lành; Công chúa Ngọc Hân. Trong Danh nhân Hà Nội. Tập 1, Hội Văn nghệ Hà Nội 1973, tr.215 - 231.
2. Nhất Thanh: Công chúa Lê Ngọc Hân... Trong: Văn sử địa, số 21, Sài G̣n, 1971.
3. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam thực lục chính biên, Đệ tam kỷ. Bản dịch VSH, NXBKHXH, H. 1970, TXXIV, tr.183-184.
4. Phan Thúc Trực: Quốc sử di biên. Tập thượng. Bản dịch Sài G̣n 1973, Tr.136.
5, 6,7. Quốc sử di biên, đă dẫn, tr.74-75, tr.190-191.
8. Quốc sử quán triều Nguyễn: Đại Nam chính biên liệt truyện sơ tập. Bản dịch Viện Sử học, NXB Thuận Hoá, Huế 1993, T.2, Tr61-62, 69.
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Hội viên
Đă tham gia: 20 September 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 6262
|
Msg 45 of 47: Đă gửi: 04 March 2006 lúc 3:32pm | Đă lưu IP
|
|
|
ZerO đă sưu tầm đúng tài liệu (như tôi đă biết) và kết quả đă rơ ràng .
Cám ơn .
|
Quay trở về đầu |
|
|
aphrodito Hội viên
Đă tham gia: 10 February 2006 Nơi cư ngụ: Japan
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 88
|
Msg 46 of 47: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 6:40am | Đă lưu IP
|
|
|
dinhvantan đă viết:
ZerO đă sưu tầm đúng tài liệu (như tôi đă biết) và kết quả đă rơ ràng .
Cám ơn . |
|
|
Bác Đinh Văn Tân quả là tiền bối cao nhân thông thuộc kinh sử, văn bối xin được học hỏi thêm.
theheRATTre
__________________ Không có ǵ là tuyệt đối !
|
Quay trở về đầu |
|
|
tamthuyen Học Viên Lớp Dịch Lư
Đă tham gia: 01 June 2005 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 880
|
Msg 47 of 47: Đă gửi: 09 March 2006 lúc 7:51am | Đă lưu IP
|
|
|
To Zero,
Rất cám ơn Zero đă chịu khó sưu tầm.
__________________ tt
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|