Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 170 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Bói Dịch (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 Tử Vi Lư Số : Bói Dịch
Tựa đề Chủ đề: Lạc Thư Hoa Giáp Tiếp Theo Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 21 of 35: Đă gửi: 03 June 2003 lúc 6:05am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Trích: [ Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không đước phong phú tốt tươi, ] (Hết trích)
Kim nhờ Hoả thành đắc dung (Rất khiên cưỡng v́ trong vũ trụ khi chưa có con ngườI dùng Kim th́ Kim đắc dụng vớI cái ǵ?). Nếu Thuỷ sinh Môc; Mộc sinh Hoả th́ Hoả đắc dụng vớI Kim th́ Hoả Khắc Kim là nguyên lư phổ thông của ngũ hành sao không ứng dụng? TạI sao chỗ cần th́ sinh chỗ th́ khắc lạI thành dụng?
Trích: [Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, v́ vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ. Cho nên Đại Náo (sau cuộc đại tạo) tạo ra Giáp Tí, tức lấy như thế làm thứ tự của Nạp Âm Ngũ Hành. Đại để như vậy v́ Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khí ra.]
TS: ???
Trích; [Phép nầy là: Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh con, con sinh cháu mà đi tiếp về sau, kế tục ngôi vị của nó ở đời tiếp. Như Giáp Tí là Kim, Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám sinh Nhâm Thân là con. Nhâm lấy Quư làm vợ, cách tám là Canh Th́n tức là cháu. Canh lấy Tân làm vợ, cách tám là Mậu Tí đời Hỏa ngôi vị Kim.] (Hết trích).
TS: ???
Trích; [ Thứ hai nói về Hỏa, Mậu kế tục nó về sau. Mậu lấy Kỷ làm vợ, cách tám là Bính Thân, ấy là con vậy; Bính lấy Đinh làm vợ, cách tám là Giáp Th́n, tức là cháu. Giáp lấy Ất làm vợ, cách tám là Nhâm Tí, đó là ngôi vị đời Mộc. Thứ ba gọi là Mộc, Nhâm kế tục đời nó. Nhâm lấy Quư làm vợ, cách tám làm Canh Thân, ấy là con vậy. Canh lấy lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Th́n, ấy là cháu vậy. Mậu lấy vợ Kỷ cách tám là Bính Tí, đó là ngôi vị đời Thủy. Thứ tư gọi là Thủy, Bính kế tục sau nó, Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Thân, ấy là con vậy. Giáp lấy vợ Ất, cách tám là Nhâm Th́n, ấy là cháu vậy. Nhâm lấy vợ Quư, cách tám là Canh Tí, đó là ngôi vị đời Thổ. Thứ năm gọi là Thổ. Canh lấy vợ Tân, cách tám là Mậu Thân, ấy là con vậy. Mậu lấy vợ Kỷ, cách tám là Bính Th́n, ấy là cháu vậy. Bính lấy vợ Đinh, cách tám là Giáp Tí, đó là ngôi vị đời Kim quay trở về. Giáp Ngọ, Ất Mùi khởi như phép trước.]
TS: Anh em cũng thấy vớI cách giảI thích này th́ cũng chỉ cần thay hành Thuỷ vào Hoả và ngược lạI rồI cũng nói như thế cũng được.
Trích: [ Đúng là v́ vậy mới có thuyết ngũ Tí quy Canh, Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh th́ là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy th́ gặp Canh, nên phương Tây Kim được thất (7)] (Hết trich).
TS: Trên Lạc Thư phốI Hậu thiên theo sách Hán th́ đúng Đoài Kim ở phương Tây có độ số 7 thật.
Trích: [ khí. Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số th́ gặp Canh, nên phương Nam Hỏa được tam (3)] (Hết Trích).
TS: Đến đây th́ cả Lạc Thư lẫn Hà Đồ đều không thấy phương nam Hoả được 3 ?
Trích; [khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số th́ gặp Canh, nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số th́ gặp Canh, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí là Thổ, th́ tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh.]
TS: Đến đây nữa th́ thật là không hiểu nổI?
Trích: ["Khảo Nguyên" nói rằng: "Ngũ Hành thứ tự lấy bắt đầu là khí, cuối cùng là h́nh th́ "Hồng Phạm" là Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ quả là vậy. Lấy làm thứ tự đem trải ra ở bốn mùa tương sinh, th́ 'Nguyệt hội' ở Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy quả là vậy. Đem chỉnh đốn trị lư Ngũ Tài (giống như Ngũ Hành) tương khắc làm thứ tự th́ "Ngũ Mộ" là Thủy, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ quả là vậy. Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đă không có gốc đầu - cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, v́ vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rơ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ư của Dịch tượng, tức là lư của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.
Giáp Tí, Ất Sửu là Kim thượng nguyên; Nhâm Thân, Quư Dậu là Kim trung nguyên; Canh Th́n, Tân Tỵ là Kim hạ nguyên, tức Tam Nguyên th́ đủ một ṿng. Sau đó chuyển tới ở Mậu Tí, Kỷ Sửu là Hỏa thượng nguyên; Bính Thân Đinh Dậu là Hỏa trung nguyên, Giáp Th́n Ất Tỵ là Hỏa hạ nguyên. Từ đó về sau đều dựa vào thứ tự Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ mà dùng nhạc luật cùng ngôi vị với thú thê (lấy vợ), phép cách bát sinh con, cuối cùng đến Đinh Tỵ mà nạp Âm tiểu thành vậy. Lại từ Giáp Ngọ, Ất Mùi là Kim thượng nguyên khởi như phép trước, đến cuối cùng ở Đinh Hợi, mà nạp Âm đại thành vậy.
Theo 10 Can, 12 Chi đan xen nhau là 60, năm âm (âm thanh), 12 luật nhân với nhau cũng là 60. Giáp Tí Kim, Ất Sửu cũng là Kim, lấy vợ cùng ngôi vị vậy. Ất Sửu Kim mà Nhâm Thân lại là Kim, cách bát sinh con vậy. Một lần đi tất cả Tam Nguyên mà sau chuyển sang đi tiếp, giống như Xuân có ba tháng mạnh-trọng-quư mà sau chuyển sang Hạ vậy. Từ Giáp Tí đến Đinh Tỵ mà Tam Nguyên Ngũ Hành được một ṿng. Giống như Dịch đi ba vạch là tiểu thành vậy. Từ Giáp Ngọ đến Đinh Hợi mà Tam Nguyên Ngũ Hành lại được một ṿng nữa, giống như Dịch đi sáu vạch là đại thành vậy. Cách lập phép đó đều ứng với luật lữ”.] (H ết tr ích)
TS: Qua đoạn trích dẫn trên th́ anh em cũng thấy “Khảo nguyên” chỉ thừa nhận và lặp lạI
Thân – Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 22 of 35: Đă gửi: 03 June 2003 lúc 6:07am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bây giờ anh em xem lạI toàn bộ đoạn sau đây:
KHỞI SỐ NẠP ÂM
CAN CHI HỢP NGŨ HÀNH

Số của Nạp Âm:
Giáp Kỷ –   Tí Ngọ = trị số là 9;
Ất Canh     – Sửu Mùi =   trị số là 8;
Bính Tân   – Dần Thân = trị số là 7;
Đinh nhâm – Măo Dậu = trị số là 6;
Mậu Quư   – Th́n Tuất = trị số là 5;
                      Tỵ HợI     = trị số là 4.
Điều nầy trong “Vân Đài Loại Ngữ” thấy cụ Lê Quư Đôn có nhắc đến, nhưng không hề cho biết trị số của nó do đâu mà có] (hết trích).
Thiên Sứ: Anh em cũng nhận thấy : Độ số ở trên có tính qui luật rơ ràng: Từng cặp thiên Can tương hợp sắp theo chiều thuận từ trên xuống; thứ tự 12 con giáp sắp theo chiều thuận từ trên xuống; độ số từ 9 thuận tự giảm dần từ trên xuống. Nhưng việc ứng dụng để tính nạp âm th́ anh em tiếp tục xem những đoạn dướI đây:
Tr ích: [Nay lại thấy “Hiệp Kỷ Biện Phương Thư” giải thích hết sức rơ ràng nên xin chép lại nguyên văn để độc giả tham khảo.

“Lăi Hải Tập” nói: “Hoặc hỏi: Số của Tiên Thiên duyên theo đâu mà khởi? Tạ đáp rằng: Số cực ở 9, từ 9 lui ngược lại dùng, v́ vậy Giáp Kỷ, Tí Ngọ 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Măo Dậu 6; Mậu Quư, Th́n Tuất 5; Thiên Can đă hết mà Địa Chi một ḿnh c̣n thừa ra Tỵ Hợi, lấy Tỵ Hợi được 4 là hết ở đó. Hơn nữa, Hợi là thiên môn, Tỵ là địa hộ, ngôi vị của thuần Dương, là then chốt của việc đóng mở cho nên là mấu chốt của Ngũ Hành”.
"Thụy Quế Đường Hạ Lục" nói rằng: "Nạp Âm của 60 Giáp Tí lấy âm (thanh) của Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ mà sáng tỏ vậy. 1-6 là Thủy, 2-7 là Hỏa, 3-8 là Mộc, 4-9 là Kim, 5-10 là Thổ. Như vậy trong Ngũ Hành, duy Kim Mộc có Âm của tự nhiên, Thủy Hỏa, Thổ hẳn là mượn nhau mà sau thành âm. Đại thể Thủy mượn Thổ, Hỏa mượn Thủy, Thổ mượn Hỏa, v́ vậy âm Kim 4-9, âm Mộc 3-8, âm Thủy 5-10, âm Hỏa 1-6, âm Thổ 2-7. (Như thế càng khó luận bàn và xác định nên Mai Cốc Thành chê). Giáp Kỷ, Tí Sửu 9; Ất Canh, Sửu Mùi 8; Bính Tân, Dần Thân 7; Đinh Nhâm, Măo Dậu 6; Mậu Quư, Th́n Tuất 5; Tỵ Hợi 4. Căn cứ như thế th́ Giáp Tí Ất Sửu hợp lại thành 34 số, 4 là số của Kim v́ vậy Giáp Tí Ất sửu Nạp Âm là Kim. Mậu Th́n Kỷ Tỵ hợp số là 23, 3 là số của Mộc. Canh Ngọ Tân Mùi hợp số là 32, 2 là số của Hỏa, Thổ mượn âm của Hỏa, v́ vậy Canh Ngọ, Tân Mùi Nạp Âm là Thổ. Giáp Thân Ất Dậu hợp số 30, 10 là Thổ, Thủy mượn âm của Thổ, v́ vậy là Thủy. Mậu Tí Kỷ Sửu hợp số 31, 1 là Thủy, Hỏa mượn âm của Thủy, v́ vậy là Hỏa. Phàm 60 Giáp Tí chẳng cái nào không như thế. Dó chính là Nạp Âm 60 Giáp Tí từ đó lại”.] (Hết trích)
TS: Như vậy; vớI cách tính số như trên th́ độ số tạp loạn ở Thổ; Thuỷ; và Hoả. ‘Thuỵ Quế Đường” phảI giảI thích một cách khiên cưỡng là do các hành này mượn âm của nhau.
Trích: [ “Tinh Lịch Khảo Nguyên” nói: “Chỗ nói ở trên là Dương Hùng luận ‘Thái Huyền’ thanh luật chỗ chép về số. Phàn hai Can, hai chi hợp nhau, ngoài ra số được 49 là Kim được 16 là Hỏa, được 38 là Mộc, được 50 là Thủy, được 27 là Thổ. Như Giáp Tí đều 9, được số 18; Ất Sửu đều được số 16; hợp lại là 34, v́ vậy là Kim. Nhâm 6 – Thân 7, được số 13; Quư 5 – Dậu 6 , được số 11; hợp lại được 24, v́ vậy cũng là Kim. Ngoài ra theo số mà suy ra, không trường hợp nào mà không như vậy. Nhưng chỗ phối 1 với 6, 2 với 7, các hạng số với số của Hà Đồ không giống nhau.] (hết trích)
TS: Đoạn này “Khảo Nguyên” tự phủ nhận không bàn.
Trích: [Nay theo số Đại Diễn là 50 chỉ dùng 49 lấy hợp số của hai Can, hai chi lại. Trong 49 giảm bớt đi, số thừa đủ 10 trở đi dư 1, 6 là Thủy; dư 2, 7 là Hỏa; dư 3, 8 là Mộc; dư 4, 9 là Kim; dư 5,10 là Thổ, đều dùng chỗ Ngũ Hành sinh làm Nạp Âm, như thế th́ giống với Hà Đồ. Lại như phép đếm cỏ thi dùng sách thừa để định cơ (lẻ) ngẫu (chẵn), như thế dùng số thừa để định Ngũ Hành, lư đó đúng và hợp nhau vậy. Như Giáp là 9, Tí là 9; Ất là 8, Sửu là 8, tổng cộng là 34, lấy 49 trừ cho 34 dư ra 15, bỏ 10 không dùng, lấy 5 là Thổ mà Thổ sinh Kim, v́ vậy đặt là Kim. Bính Dần, Đinh Măo hợp số là 26, lấy 49 trừ cho 26 dư ra 23, bỏ 20 không dùng, lấy 3 là Mộc mà Mộc sinh Hỏa, v́ vậy đặt là Hỏa. Mậu Th́n, Kỷ Tỵ hợp số là 23, lấy 49 trừ cho 23 dư ra 26, bỏ 20 không dùng, lấy 6 là Thủy mà Thủy sinh Mộc, v́ vậy đặt là Mộc. Canh Ngọ, Tân Mùi hợp số là 32, lấy 49 trừ đi cho 32 dư ra 17, bỏ 10 không dùng, lấy 7 là Hỏa mà Hỏa sinh Thổ, v́ vậy đặt là Thổ. Ngoài ra phỏng theo như thế”.] (Hết trích).
TS: Đoạn tính dùng độ số trên tôi đă kiểm chứng hoàn toàn trùng khớp vớI vớI phương pháp tính nạp âm trong Hoa giáp; không có sự sai lệch. Như vậy; về hiện tượng th́ phương pháp này chứng minh được tính qui luật bằng toán học cho phương pháp nạp âm từ bản văn cổ chữ Hán. Như vậy nếu sự chứng minh này là đúng th́ LẠC THƯ HOA GIÁP có thể sai. Bây giờ chúng ta cùng khảo sát xem quy luật này là qui luật ǵ? Nó có phản ánh tính khách quan và hợp lư trong mọI hiện tượng liên quan về phương pháp luận có tính nguyên lư của thuyết Âm Dương Ngũ hành hay chỉ hay chỉ là một ư tưởng sắp đặt cho có hệ thống?
Quán xét đồ h́nh Hà Đồ; chúng ta thấy rằng: Nếu thuận theo hành khí trên đồ h́nh Hà Đồ bắt đầu từ Kim và đi theo chiều ngược th́ vận khí nạp âm sẽ theo thuận tự: Kim (Giáp Tư Ất Sửu) sau 24 năm – Cách bát sinh tử - đến Hoả (Mậu Tư Kỷ Sửu) +24 năm Hoả đến Mộc (Nhâm Tư – Quư Sửu) + 24 năm đến Thuỷ (Bính Tư Đinh Sửu) +24 đến Thổ (Canh Tư – Tân Sửu) cứ thế tuần hoàn liên tục. Và đây chính là nguyên lư sắp xếp vận khí trong Lục thập hoa giáp từ bản văn cổ chữ Hán. Chính v́ có tính thuận tự và nguyên lư đó; nên cổ nhân có thể dùng toán học để kiểm chứng và tạo nên sự hợp lư về h́nh thức. VớI cách sắp xếp này bảng Lục thập hoa giáp từ bản văn cổ chữ Hán không phản ánh chính những tiêu chí căn bản là :”cách bát sinh tử”. Chu kỳ này chỉ được thể hiện trong một hành và không có sự nốI tiếp.
Đến đây tôi xin lưu ư anh em là: Bảng Lục thập hoa giáp theo bản văn cổ chữ Hán có qui luật của chiều ngược bắt đầu từ hành Kim trên Hà Đồ (NVTA chưa công bố điều này v́ c̣n nhiều vấn đề cần thảo luận liên quan đến lịch sử và văn hoá của ngườI Việt). Bây giờ chúng ta xét đến bảng LẠC THƯ HOA GIÁP mà NVTA cho rằng đă phục hồI lạI trạng thái nguyên thuỷ của nó. Đây chính là Quy luật cũng dựa trên Hà Đồ; nhưng theo chiều tương sinh; tức chiều thuận của Hà Đồ và đống thờI cũng là bản chất và nguyên lư của đồ h́nh này - bắt đầu từ hành KIM (Lục thập hoa giáp theo chiều ngược?). TạI sao lạI bắt đầu từ hành KIM? Không có một bản văn cổ chữ Hán nào giảI thích rơ ràng về điều này. Nhưng anh em xem lạI trang 61 cuốn “ThờI Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp” Lạc thư và Hà đồ hợp ở hành Thổ (Đồ h́nh này được tạo nên bởI hai tranh Ngũ hổ Đông Hồ và Hàng Trống.) Ở đồ h́nh này khi bắt đầu chu kỳ thuộc Hà đồ bắt đầu từ Kim. Qua đồ h́nh này; nếu tính từng cặp tương hợp liên hệ thứ tự (Lạc thư ngược Hà đồ thuận) lấy Lạc Thư làm Ngũ Hành của Thiên can và Hà đồ của vận khí nạp âm trong Hoa giáp th́ anh em sẽ thấy tính chất: Tương hoà; Tương khắc; tương hợp …giữa Thiên can và vận khí trong Ngũ vận của LAC THƯ HOA GIÁP. Trong LẠC THƯ HOA GIÁP qui luật “cách bát sinh tử” mà chính cổ thư chữ Hán nhắc tớI là chiều vận hành không ngừng nghỉ qua 120 năm: hành Kim +24 sinh Thuỷ+ 24 sinh Mộc +24 sinh Hoả +24 sinh Thổ …
Như vậy; đến đây tôi đă trính bày nguyên lư của LỤC THẬP HOA GIÁP từ cổ thư chữ Hán (theo chiều vận hành ngược của Hà Đồ) và nguyên Lư của lẠC THƯ HOA GIÁPtheo chiều vận hành thuận của Hà đồ đề anh em thấy tính hợp lư hoàn toàn của LẠC THƯ HOA GIÁP là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch của hành Thuỷ và Hoả.(Những nguyên lư này NVTA chưa công bố trong các sách đă xuất bản).
Đến đây; xin anh em lưu ư là Đồ h́nh Hà đồ là căn bản của lư học Đông phương (Đă chứng minh trong “T́m về cộI nguồn Kinh Dịch” và bổ sung thêm trong bài này). Việc này sẽ có tính căn để trong những vấn đề liên quan đến BÁT QUÁI HẬU THIÊN trong những vấn đề đàm luận của anh em chúng ta.
Thân kính
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 23 of 35: Đă gửi: 03 June 2003 lúc 6:11am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Anh em thân mến!
Tôi sẽ tiếp tục tường sở ngộ của tôi để chứng minh tính hợp lư cũa LAC THƯ HOA GIÁP qua những tài liệu từ sách cổ chữ Hán mà anh TKQ đă tường.
Thân -Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 24 of 35: Đă gửi: 04 June 2003 lúc 5:57pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

Chào trưỡng bối Thiensu,

Số Ngũ Tí quy Canh là số thứ tự của chi không phải căn cứ vào số HD hay LT:

Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh th́ là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy th́ gặp Canh (ngọ =7 ), nên phương Tây Kim được thất (7)]
Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số th́ gặp Canh (Dần = 3)= Mộc sanh Hỏa, nên phương Nam Hỏa được tam (3)]
khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số th́ gặp Canh, (Thân = 9) nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số th́ gặp Canh (Thìn = 5)= Kim, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí = 1 là Thổ, th́ tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh.]

Dụng ở Hỏa vào Kim là "tác dụng" tự nhiên của Khí Hỏa vào Kim chớ không phải là do nhân dụng, con người chỉ nhờ tính lý này mà hưỡng dụng của nó.

Ngũ hành nạp âm sau 3 lần cách 8 sinh con thì đổi hành là theo tự nhiên của tam nguyên, tam nguyệt (3 tháng = 4 mùa), tam hào của 1 qủe . Tính theo toán số thì 3 (tham thiên) là mẫu số chung nhỏ nhất (cùng 5 can, 6 chi) của 30.

Theo hành của tiên thiên dịch số Càn kim 1 đoài 2 -> ly 3 hỏa -> chấn 4 mộc tốn 5 mộc -> khảm 6 thủy -> cấn 7 thổ - khôn 8 thổ là hê't một vòng kim hỏa mộc thủy thổ.

Khí phát tự phương tây là vì trái đất đi nghịch chiều với thiên bàn tử vi, từ tây sang đông (Càn kim khởi)

Cục số trong Tuvi là theo số thứ tự ngũ hành của Hồng Phạm thủy 1 hỏa 2 mộc 3 kim 4 thổ 5 .

Chúc trưởng bối chuyê'n đi thăm VN vui vẻ

Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 25 of 35: Đă gửi: 05 June 2003 lúc 7:25am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khang thân mến!
Rất cảm ơn Khang cho biết rơ về Ngũ Tư Quy Canh là số thứ tự của Lạc Thư hay Hà Đồ.
Khang viết:
Đạo gia lưu truyền chọn nghĩa nầy dùng để phối ngôi vị của ngũ phương, tự số đầu Can Tí đến chữ Canh th́ là số đó. Giáp Tí Kim, từ số Giáp đến bảy th́ gặp Canh (ngọ =7 ), nên phương Tây Kim được thất (7)]
Mậu Tí là Hỏa, từ Mậu Tí đến ba số th́ gặp Canh (Dần = 3)= Mộc sanh Hỏa, nên phương Nam Hỏa được tam (3)]
khí. Nhâm Tí là Mộc, từ Nhâm đến chín số th́ gặp Canh, (Thân = 9) nên phương Đông Mộc được cửu khí. Bính tí là Thủy, từ Bính đến năm số th́ gặp Canh (Th́n = 5)= Kim, nên phương Bắc Thủy được ngũ khí. Canh Tí = 1 là Thổ, th́ tự được một là nhất khí ở phương giữa. Ấy là ngũ Tí quy Canh.]
* Khang nói rơ th́ tôi hiểu một phương pháp của người xưa. Nhưng việc Ngũ Tư quy Canh có liên hệ ǵ đến ngũ hành nạp âm trong Lục thập hoa giáp và Lạc thư hoa giáp?
Khang cho biết:
Dụng ở Hỏa vào Kim là "tác dụng" tự nhiên của Khí Hỏa vào Kim chớ không phải là do nhân dụng, con người chỉ nhờ tính lư này mà hưỡng dụng của nó.
*Tôi cho rằng: Hoả tác dụng khắc Kim là nguyên lư tất yếu. Nhưng trong lập luận liên quan đến điều này ở trên th́ lại là một lập luận không nhất quán: Lúc th́ số tự thân (Kim Mộc) lúc th́ phải mượn nhau (Thuỷ Hoả Thổ).
Khang cho rằng:
Ngũ hành nạp âm sau 3 lần cách 8 sinh con th́ đổi hành là theo tự nhiên của tam nguyên, tam nguyệt (3 tháng = 4 mùa), tam hào của 1 qủe . Tính theo toán số th́ 3 (tham thiên) là mẫu số chung nhỏ nhất (cùng 5 can, 6 chi) của 30.
* Về điểm này tôi đồng ư với Khang.
Khang viết:
Theo hành của tiên thiên dịch số Càn kim 1 đoài 2 -> ly 3 hỏa -> chấn 4 mộc tốn 5 mộc -> khảm 6 thủy -> cấn 7 thổ - khôn 8 thổ là hê't một ṿng kim hỏa mộc thủy thổ.
* Trong phương pháp luận liên quan ở trên th́ không dùng Bát quái tiên thiên mà dùng Hậu thiên (Theo tôi hiểu).Nếu theo phương pháp luận Khang tường ở trên th́ hoàn toàn phù hợp về h́nh thức với chiều vận hành của lục thập hoa giáp theo sách Tàu: Kim =>Hoả=>Mộc=>Thuỷ=>Thổ.Nhưng nó sẽ gặp nhiều sự bất hợp lư khác là:Hành Thuỷ và Hoả chỉ gồm một quái (Khảm và Ly) các hành Khác th́ đến 2 quái.
Khang cho rằng:
Khí phát tự phương tây là v́ trái đất đi nghịch chiều với thiên bàn tử vi, từ tây sang đông (Càn kim khởi).
* Nếu theo phương pháp luận này th́ phải bắt đầu từ Đoài (Phương Tây). Như vậy Phương pháp này tự bác phương pháp trên (Bắt đầu từ Càn -Tây Bắc).
Khang viết:
Cục số trong Tuvi là theo số thứ tự ngũ hành của Hồng Phạm thủy 1 hỏa 2 mộc 3 kim 4 thổ 5 .
* Nhưng thực tế Cục trong Tử Vi Thuỷ lại là 2(Theo sách Hán) và Hoả lại là 6(Theo sách Hán).
Chính v́ những sự giải thích chưa thật nhất quán từ hàng ngàn năm nay nên tôi mới thấy LẠC THƯ HOA GIÁP hợp lư.
Hôm nay tôi xin tướng rơ lại nguyên lư sắp xếp "Lục thập hoa giáp" theo sách Hán và LẠC THƯ HOA GIÁP theo sách Việt như sau:
1) LỤC THẬP HOA GIÁP:
Nếu ta quán xét h́nh Hà Đồ; bắt đầu từ hành Kim (Đây là một thực tế đang tồn tại)nếu đi ngược chiều kim đồng hồ sẽ lần lượt theo thuận tự đúng theo "Lục thập hoa giáp" là: Kim=>+24 Hoả=>+24 Mộc=>=24 => Thuỷ+24 =>+24 Thổ=>+24 Kim....Tuần hoàn liên tục. Ở "Lục thập hoa giáp" Qui luật "Cách bát sinh tử" chỉ thực hiện được từ hành Thổ sang hành Kim. Ngoài ra chỉ thực hiện trong phạm vi hành đó (Sinh - Vượng - Mộ).Chính v́ tính sự vận động có nguyên tắc đó mà về mặt toán học có thể tính toán được (Qua cách tính trong "Tinh lịch khảo nguyên".
2)LẠC THƯ HOA GIÁP
Cũng bắt đầu từ hành Kim đi thuận theo chiều kim đồng hồ. Bởi vậy khi đến hành tiếp theo ở "Lục thập hoa giáp" là Hoả (V́ đi ngược) th́ "Lạc thư hoa giáp" là Thuỷ (V́ đi thuận).Đến hành thứ ba th́ cả hai đều tới hành Mộc . Nhưng đến hành thứ tư th́ "Lục thập hoa giáp" là hành Thuỷ; c̣n "Lạc thư hoa giáp" là hành Hoả....
Điều này đă lư giải v́ sao độ số trên Hà đồ hoàn toàn trùng khớp với độ số của LẠC THƯ HOA GIÁP và độ số của "Lục thập hoa giáp" bị sai lệch ở đúng hai hành Thuỷ Hoả trên Hà Đồ.
Ở đồ h́nh LẠC THƯ HOA GIÁP qui luật "Cách bát sinh tử" là chu kỳ liên tục phù hợp với qui luật.v..v.. và nhiều vấn đề khác tôi đă tướng trong sách "Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp". Cụ thể khi ứng dụng xem là Từ Vi của t/g (Giờ Th́n 5/8 - Kỷ Sửu)Nếu t/g mạng Hoả th́ đến vận 33=>43 là Tử Phủ cư Dần dù có ngộ Thiên Không đi nữa th́ cũng phải tương đối. Nhưng nếu xét mạng Hoả th́ chỉ hư danh và c̣n thăng trầm (Thậm chí năm 37 tuổi c̣n phải ở trong nhà bỏ hoang).
Những điều tôi tường với anh em v́ một tinh thần học thuật. Thật lương tâm và nhận thức của tôi chủ quan thấy đúng. Và hy vọng anh em quán xét.Những ư kiến của tôi
được anh em đưa ra tham bác cũng là một vinh dự cho tôi và t/g.
Rất cảm ơn anh em và Khang.
Thân - Thiên Sứ

Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 26 of 35: Đă gửi: 05 June 2003 lúc 7:28am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khang thân mến!
rất xin lỗi cho đính chính lại là: "Khang cho biết Ngũ Tư quy Canh KHÔNG PHÀI số thứ tự Lạc thư hay Hà đồ".
Khang thông cảm.
Thân -Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 27 of 35: Đă gửi: 05 June 2003 lúc 1:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Anh em thân mến!
Tôi lại phải đính chính đoạn cuối về vận 33=>42 của t/g:Nếu đổi mạng Hoả (Theo sách Hán)của t/g ra mạng THUỶ (Viết nhầm là Hoả)- theo lạc thư hoa giáp th́ chỉ hư danh và c̣n thăng trầm...
Thành thật xin lỗi anh em.
Thân - Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
khangaabc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2003
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1133
Msg 28 of 35: Đă gửi: 06 June 2003 lúc 9:14pm | Đă lưu IP Trích dẫn khangaabc

Chào trưỡng bối Thiensu,

* Khang nói rơ th́ tôi hiểu một phương pháp của người xưa. Nhưng việc Ngũ Tư quy Canh có liên hệ ǵ đến ngũ hành nạp âm trong Lục thập hoa giáp và Lạc thư hoa giáp?

* Nếu theo phương pháp luận này th́ phải bắt đầu từ Đoài (Phương Tây). Như vậy Phương pháp này tự bác phương pháp trên (Bắt đầu từ Càn -Tây Bắc).

-------------
Nó liên hệ ở chổ chọn gốc định vị cho thời gian và không gian (giáp tý) trong phép nạp âm và chiều của khí đi đối với vị trí và địa dư của trái đất .

*Tôi cho rằng: Hoả tác dụng khắc Kim là nguyên lư tất yếu. Nhưng trong lập luận liên quan đến điều này ở trên th́ lại là một lập luận không nhất quán: Lúc th́ số tự thân (Kim Mộc) lúc th́ phải mượn nhau (Thuỷ Hoả Thổ).
-----------
Đây chỉ là lập luận của Hải lảo tập, nhiều người không đồng ý và cho là gượng ép, phần lập luận của Dương Hùng vững chắc hơn.

Xét về tính lý thiên nhiên của Kim là dẩn nhiệt và điện rất cao nên ngưo`i xưa mới nói dụng Hỏa ở kim và áp dụng vào thuật luyện kim cũng là giai đoạn con người từ thời đại đồ đá bước qua thời đại luyện kim . Ngũ hành nạp âm dựa vào lý thuận nghịch của dịch để khởi, theo lý của khí tác dụng vào đối vật mà cảm ứng lẩn nhau như các sóng âm thanh hoà hợp xung động cảm ứng vào con người nên mới gọi là nạp âm. Phương pháp của anh NVTA theo lý tương sinh thì không dùng trong nạp âm nhưng nó có thể sẻ rất ích lợi trong những ứng dụng khác, điều này đòi hỏi thời gian nghiên cứu và khảo nghiệm kiểm chứng .

---------
* Trong phương pháp luận liên quan ở trên th́ không dùng Bát quái tiên thiên mà dùng Hậu thiên (Theo tôi hiểu).Nếu theo phương pháp luận Khang tường ở trên th́ hoàn toàn phù hợp về h́nh thức với chiều vận hành của lục thập hoa giáp theo sách Tàu: Kim =>Hoả=>Mộc=>Thuỷ=>Thổ.Nhưng nó sẽ gặp nhiều sự bất hợp lư khác là:Hành Thuỷ và Hoả chỉ gồm một quái (Khảm và Ly) các hành Khác th́ đến 2 quái.
-----------
Tại sao không thể dùng Bát quái tiên thiên???

Đoài tuy là Kim nhưng vẩn tượng Thủy, Chấn tuy là hành mộc nhưng vẩn có tác dụng như Hỏa. Thủy Hỏa tương giao là nguồn gốc đầu tiên tạo nên tế bào sống nên Thủy Lôi Truân (Khảm chấn) được xếp sau Càn Khôn, mà khảm ly ký tê, vị tế xếp ở cuối các quẻ.
--------------
* Nhưng thực tế Cục trong Tử Vi Thuỷ lại là 2(Theo sách Hán) và Hoả lại là 6(Theo sách Hán).

Cục số là độ số tác dụng của ngũ hành sau khi phối cục nó đâu phải là số của ngũ hành mà ta bắt chúng phải giống nhau.
Quay trở về đầu Xem khangaabc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi khangaabc
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 29 of 35: Đă gửi: 07 June 2003 lúc 8:20am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khang thân mến!
Một thực tế đă tốn tại là; nạp âm ngũ hành trong "Lục thập hoa giáp" đă tồn tại từ trước tất cả những luận giải được coi là cổ thư của Trung Hoa kể từ thời Hán (Khoảng 200 năm Trc CN). Mặc dù anh TKQ không nói rơ các cổ thư mà anh dẫn có từ bao giờ nhưng căn cứ vào các suy nghiệm của tôi th́ nó không thể có trước Hán.Hiện tượng 60 hoa giáp (Chưa thấy có nạp âm)có trong sách Hoàng đế nội kinh (T/g đă dẫn trong sách"Thời Hùng Vương và bí ẩn lục thập hoa giáp). Từ những điều này tôi khẳng định rằng: Tất cả những sự biện giải có trong các sách được coi là cổ thư của Trung Hoa - trong ṿng 2000 năm nay - chỉ là lư giải một hiện tượng đă có sẵn; chứ không phải là sự phát minh ra nguyên lư của sự nạp âm ngũ hành trong 60 hoa giáp (tất nhiên trong đó có cả sự lư giải của t/g).Bởi vậy; trong nguyên tắc của khoa học hiện đại th́ : Một lư thuyết chỉ được coi là đúng nếu lư giải được hầu hết những vấn đề liên quan. Tất nhiên là không có mâu thuẫn với chính nó. Tôi phản biện tất cả những sự lư giải của sách Hán bằng phương pháp chứng minh tính mâu thuẫn ngay trong nội tại của các luận cứ đă dẫn trong sách cổ chữ Hán.Khang cũng thấy rằng: các biện giải này - mặc dù cùng chứng minh cho một hiện tượng - nhưng lại mâu thuẫn với nhau. Người th́ dùng Hậu thiên; người th́ dùng Tiên thiên .v.v..Chỉ có cách biện giải của "Tich lịch khảo nguyên" là đáng chú ư bởi tính đồng thuận trong việc tính toán phù hợp với hành của "Lục thập hoa giáp". Khang chắc cũng nhận thấy điều này.Nhưng; nếu một lư thuyết biện giải một hiện tượng có nguyên tắc th́ vẫn có thể dùng toán học để tính toán với những quy luật phù hợp với nó. Nhưng điều này chưa chứng tỏ được nguyên tắc nó là đúng.Tính mâu thuẫn cũa phương pháp tính trong "Tinh lịch khảo nguyên" là:Sử dụng độ số của Hà đồ cho các hành trong Hoa giáp(Khang và anh em cũng nhận thấy điều này)và phương pháp này đă tạo ra sự hợp lư trong tính toán về hành. Nhưng so độ số hành trong Hà đồ lại sai với độ số cục trong Tử Vi. Mà độ số cục trong Tử Vi Lại hoàn toàn liên quan rất chặt chẽ với hành tương ứng =>tức là liên quan tới hành trong Hoa giáp.Mà độ số cục này lại sai ngay với độ số hành trên Hà đồ là nguyên tắc chính của "Tinh lịch khảo nguyên".Tôi đă chứng minh tính nguyên tắc của "Lục thập hoa giáp" là sự vận động theo chiều ngược của Hà Đồ. Bởi vậy "Tinh lịch khảo nguyên" mới lấy độ số Hà đồ tính được hành của nó.Và tôi đă chứng minh rằng chính v́ tính theo chiều ngược nên sự sai lệch của độ số đúng ngay vào hai hành Thuỷ và Hoả. Nếu theo chiều thuận của "LẠC THƯ HOA GIÁP" th́ độ số này hoàn toàn trùng khớp với Hà đồ . Như vậy; so với tất cả sự biện giải từ hàng ngàn năm nay th́ sự biện giải của t/g NVTA có sự hợp lư với tất cả các vấn đề liên quan.Đó là lư do tôi tin thao phương pháp này và trên thực tế đă ứng dụng vào tất cả các vấn đề liên quan trong nhiều lĩch vực. Cụ thể tôi dẫn chứng là Tử Vi của chính t/g.
Khang thân mến!Tôi luôn cho rằng một lư thuyết khoa học phải bảo đảm tính quy luật - là một yếu tố cần - Nếu không có tính quy luật th́ không có khả năng tiên tri.Khà năng tiên tri đă tồn tại trong một lư thuyết c̣n mơ hồ(Điều này đă được các nhà nghiên cứ thừa nhận).Bởi vậy khi phục hồi một lư thuyết (vốn có trước khả năng tiên tri của lư thuyết đó) th́ một điều kiện tiên quyết là phải chứng minh được tính quy luật của nó. LẠC THƯ HOA GIÁP chứng tỏ được điều này.
Nếu LẠC THƯ HOA GIÁP là sự bác bỏ hoàn toàn những phương pháp luận đă chứng nghiệm trong khả năng tiên tri đă tồn tại trên thực tế th́ thực tế đó sẽ bác bỏ LẠC THƯ HOA GIÁP.Nhưng đây chỉ là sự hiệu chỉnh để phục hồi một lư thuyết nhằm chứng minh t́nh khoa học của nó căn cứ theo những tiêu chí khoa học hiện đại. Từ đó tạo nên tính chính xác hơn trong tính tiên tri mà trước đó c̣n mơ hồ.
Điều này tương tự như việc phát minh ra một lư thuyết khoa học mới; nhưng lư thuyết mới phải bao chùm cái cũ; có thể hiệu chỉnh cái cũ nhưng không hoàn toàn bác bỏ cái cũ - nếu những vấn đề của nó đă được chứng tỏ trên thực tế.
Rất hy vọng anh em và Khang quán xet.
Thân - Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 30 of 35: Đă gửi: 07 June 2003 lúc 8:38am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Khanh thân mến!
Khang viết:
Nó liên hệ ở chổ chọn gốc định vị cho thời gian và không gian (giáp tư) trong phép nạp âm và chiều của khí đi đối với vị trí và địa dư của trái đất.
* Khang có thể nói rơ hơn sự liên hệ này như thế nào không?
Khang có hỏi tại sao không dùng Bát quái tiên thiên?
*Theo sở ngộ của tôi: Hậu thiên và Tiên thiên phải có tác dụng riêng rẽ trong việc thể hiện sự vận động của vũ trụ ảnh hưởng tới con người và có liên hệ với nhau.Nếu không thế th́ Tthánh nhân không phân biệt tiên thiên và Hậu thiên (Điều này t/g đă tŕnh bày và chứng minh trong "T́m về cội nguồn KINH DỊCH"). Bây giờ chúng ta mày ṃ t́m về nguồn cội nhằm phục hồi giá trị đích thực của lư thuyết Âm Dương Ngũ hành và Kinh Dịch trên cơ sở những phương pháp ứng dụng của nó tồn tại trên thực tế. Bởi vậy phải có một tiêu chí cho việc t́m kiếm này. Việc lựa chon tiêu chí sẽ quyết định sự thành bại trong việc t́m kiếm giá trị thực của nó. Tôi chọn những tiêu chí khoa học hiẹn đại làm tiêu chí cho cuộc t́m kiếm.Một trong những tiêu chí đó là: Một lư thuyết khoa học phải bảo đảm tính Quy luật; tính hợp lư ; tính khách quan và tính hệ thống". Việc không lựa chon Tiên thiên trong trường hợp này v́ không phù hợp với tiêu chí trên.
Rất cảm ơn Khang và anh em quam tâm.
Thân - Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 31 of 35: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 2:27am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Anh Thiên Sứ thân,

"Như vậy; đến đây tôi đă trính bày nguyên lư của LỤC THẬP HOA GIÁP từ cổ thư chữ Hán (theo chiều vận hành ngược của Hà Đồ) và nguyên Lư của lẠC THƯ HOA GIÁPtheo chiều vận hành thuận của Hà đồ đề anh em thấy tính hợp lư hoàn toàn của LẠC THƯ HOA GIÁP là nguyên nhân dẫn đến sự sai lệch của hành Thuỷ và Hoả.(Những nguyên lư này NVTA chưa công bố trong các sách đă xuất bản)".

May mà t/g chưa công bố nếu không th́ trở thành điên loạn mất. V́ Hà Đồ là Hà Đồ, Lạc Thư là Lạc Thư, Thể Dụng khác nhau, một cái thuộc khí Tiên Thiên, một cái thuộc khí Hậu Thiên. Chưa kể đă là "nguyên lư Lạc Thư Hoa Giáp" sao lại có thể tính theo vận hành thuận của Hà Đồ được.

Thân
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 32 of 35: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 11:31am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Anh Thiên Kỳ Quư thân mến!
Tôi đă chứng minh rằng: Nguyên lư của Lục thập hoa giáp bắt đầu từ hành Kim và vận đông theo chiều thuận của Hà đổ. Bởi vậy; "Tich lịch khảo nguyên" mới có thể dùng độ số của các hành trên Hà đồ: Hoả 2- 7; Kim 4- 9;Mộc 3 - 8; Thổ 5 - 10; Thuỷ 1 - 6 để tính độ số. Nhưng nguyên lư của Hà đồ là Ngũ hành tương sinh theo chiều thuận. Bởi vậy LẠC THƯ HOA GIÁP vận hành theo chiều thuận của Hà đồ.
Trong cổ thư chữ Hán th́ Hà đồ do vua Phục Hy t́m ra trên lưng con Long Mă trên sông Hoàng Hà;trước Lạc thư đến 4000 năm và là căn nguyên của tiên thiên bát quái.Lạc thư do vua Đại Vũ t́m ra trên lưng con rùa thần làm ra Hồng Phạm nói tới ngũ hành. Nhưng "Hoàng đế nội kinh" lại dùng nguyên lư Âm Dương ngũ hành để luận giải trước vua Đại Vũ 2000 năm.Khi văn Vương làm ra Hậu thiên ; Chu công viết hào từ rồi ngài Khổng Tử làm ra kinh Dịch th́ trong chính văn Kinh Dịch lại không có một chữ nói đến Ngũ hành. Tiên thiên bát quái th́ măi đến đời Tống sau khổng tử ngót 1500 năm trước đó cổ thư chữ Hán th́ không thấy nói đến tiên thiên.Rơ ràng đây là một điều vô lư. T/g NVTA đă chứng minh sự vô lư này trong "T́m về cội nguồn Kinh Dịch". Bởi vậy cổ thư chữ Hán là những tư liệu quan trọng; nhưng không phải là điều kiện để t́m về những giá trị đích thực của thuy6ét Âm Dương Ngũ hành.
Anh em hăy quán xét lại
Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 33 of 35: Đă gửi: 08 June 2003 lúc 7:03pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Anh Thiên Sứ thân,

Nếu tính theo Vận Hành của Hà Đồ th́ tại sao gọi là LẠC THƯ HOA GIÁP?

"Chu công viết hào từ rồi ngài Khổng Tử làm ra kinh Dịch th́ trong chính văn Kinh Dịch lại không có một chữ nói đến Ngũ hành".

Đó là v́ trước khi viết về Dịch th́ các trang đầu đă có Đồ H́nh Hà Đồ và Lạc Thư nói rơ về Ngũ Hành rồi, c̣n phần sau Văn Vương, Khổng Tử chỉ nói về Dịch Lư, mà chủ yếu là dạy người đời học theo Đạo trời đất, noi theo Thánh Nhân. Vấn đề xă hội chỉ là một phần trăm của Dịch Học thôi. Sao anh lại chấp chặt vào đó.

"Tiên thiên bát quái th́ măi đến đời Tống sau khổng tử ngót 1500 năm trước đó cổ thư chữ Hán th́ không thấy nói đến tiên thiên.Rơ ràng đây là một điều vô lư".

Vấn đề này cũng có thể sách chữ Hán Sai, sao t/g không nghĩ như đă nghĩ về sách chữ Hán hihihi.

Thân
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 34 of 35: Đă gửi: 09 June 2003 lúc 7:23am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Anh Thiên Kỳ Quư thân mến!
Theo tôi hiểu t/g đặt tên là LẠC THƯ HOA GIÁPkhông có nghĩa là dựa vào đồ h́nh Lạc thư mà là: Sách của người Lạc Việt viết về chu kỳ Hoa giáp trong Âm Lịch.
Về điều anh nói Chu Dịch đă nói về Ngũ hành v́ đă nói đến Hà Đồ Lạc thư.Anh nhận xét rất đúng. Nhưng chính v́ vậy nó lại sinh ra một mâu thuẫn lớn hơn là:
Hà đồ do Phục Hy t́m ra (Theo sách Hán)th́ Ngũ Hành phải có từ thời Phục Hy => 6000 trước CN; vậy th́ vua Đại Vũ lại không cần phải là người t́m ra Ngũ Hành.Và từ vua Phục Hy đến đời Tống => tức là ngót 7500 năm mới xuất hiện Tiên Thiên của vua Phục Hy th́ ...đây là một khoảng thời gian không thể tưởng tượng nổi về tính hợp lư của nó!Không lẽ trong suốt một khoảng thời gian dài hơn cả lịch sử nhân loại đó không hề có một học giả nào nói đến Tiên Thiên? Đây cũng chỉ là một hiện tượng trong rất nhiều hiện tượng vô lư liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành trong sách cổ chữ Hán.
Bây giờ - nếu chúng ta chấp nhận Ngũ hành có trước Hậu thiên theo cổ thư chữ Hán th́: anh em hăy xem lại đồ h́nh Lạc thư và Hậu thiên Bát quái:
Quái Ly thuộc Hoả nằm ở độ số 9 (Độ số của Kim)trên Lạc Thư;Quái Đoài thuộc Kim nằm ở độ số 7 (Độ số của Hoả)trên Lạc Thư.Không lẽ Thánh nhân lại sắp xếp tạp loạn như vậy ru?
Ngược lại. Nếu anh em thử lấy đồ h́nh Hậu thiên bát quái đặt lên Hà đồ (và đổi chỗ TỐN và KHÔN)th́ mọi chuyện đều khớp đến kỳ lạ.
Sách chữ Hán sai th́ đó là điều t/g tâm đắc với sự đồng cảm của tôi. Bởi v́ một lẽ mà t/g cho rằng: Cội nguồn Kinh Dịch không thuộc về văn minh Hoa Hạ.
Hy vọng anh em quán xét.
Thân - Thiên Sứ
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
ThienKyQuy
Ban Chấp Hành
Ban Chấp Hành
Biểu tượng

Đă tham gia: 29 August 2002
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1501
Msg 35 of 35: Đă gửi: 06 June 2004 lúc 3:52pm | Đă lưu IP Trích dẫn ThienKyQuy

Phần này tiếp theo v́ khác đề mục và quá dài, nên đành phải post riêng không giống như phần copy and paste trong bài trước, bởi mục đó ngắn hơn hihihi.

__________________
C̣n dùng lời nói được th́ chưa phải cái tuyệt đối       
Quay trở về đầu Xem ThienKyQuy's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienKyQuy
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 2
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ

Powered by Web Wiz Forums version 7.7a
Copyright ©2001-2003 Web Wiz Guide

Trang này đă được tạo ra trong 2.8633 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO