Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 213 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Chính Trị Hoa Kỳ Trong Khoa Bói Toán Việt Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
HoaCai01
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3743
Msg 61 of 69: Đă gửi: 09 September 2008 lúc 6:59am | Đă lưu IP Trích dẫn HoaCai01

Đúng vây, hôm qua kết quả thăm ḍ của USA Today thấy ngừoi ủng hô MCCain tăng vọt có lợi cho McCain sau khi bà Palin được chọn nhưng trong 8 tuần nữa khi 4 ứng cử viên tranh luận th́ chúng ta mới rơ thực hư . Theo các thăm ḍ khác cùng 1 ngày th́ Obama vẫn nhỉnh trội hơn McCain . Thường th́ các cuộc thăm ḍ chỉ dựa trên khoảng 1 ngàn cú gọi.

HC



__________________
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
Quay trở về đầu Xem HoaCai01's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HoaCai01
 
vuivui
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 04 September 2004
Nơi cư ngụ: Poland
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1457
Msg 62 of 69: Đă gửi: 09 September 2008 lúc 7:08am | Đă lưu IP Trích dẫn vuivui

Tôi đoán sai về bà Clinton, nhưng vẫn xác định lá số mệnh Liêm Tướng là đúng của Bà ta. Theo lá số này, vẫn biết Bà ta thất bại trong sự nghiệp. Song Tôi lại đoán Bà ta thất bại về chương tŕnh cải cách nên mới cho rằng Bà ta được làm Tổng thống một nhiệm kư. Mà quên đi một yếu tố có tính quyết định trong lá số mà Tôi đă dùng để khẳng định sự thất bại của Bà ta trong sự nghiệp lại nhập vào đúng năm nay (thực ra là không muốn tính đến). Sai một ly, đi một dặm.
C̣n nếu Bà ta có ứng cử vào kư sau, th́ giá trị lời đoán lần này không tính.
Thân ái.
Quay trở về đầu Xem vuivui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuivui
 
HoaCai01
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3743
Msg 63 of 69: Đă gửi: 09 September 2008 lúc 7:42am | Đă lưu IP Trích dẫn HoaCai01

V́ miếng cơm manh áo, v́ sức khỏe, v́ vợ con và v́ những lí do thiên h́nh vạn trạng mà chúng ta không thể dành nhiều th́ giờ cho 1 chủ đề riêng biệt hay 1 lá số cá nhân trọn vẹn, v́ vậy phải thông cảm cho lư số gia SAI .

Tại đây tôi chưa hề thấy bất cứ lư số gia nào không sai kể cả tôi .Anh vuivui cứ nơ pas vụ này đi, có sai th́ mới đúng được từ học hỏi, vả lại ông trời ghê gớm lắm thích bịt mắt ḿnh !

HC

 



__________________
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
Quay trở về đầu Xem HoaCai01's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HoaCai01
 
GiángLong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 April 2007
Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 78
Msg 64 of 69: Đă gửi: 22 October 2008 lúc 3:02pm | Đă lưu IP Trích dẫn GiángLong

Hoa Kỳ: Thế Bất Ổn Chính Trị Sau Bầu Cử Tổng Thống 2008  ĐỊNH NGUYÊN . Việt Báo Thứ Tư, 10/22/2008, 12:02:00 AM

Cho đến nay, chỉ c̣n chưa tới hai tuần nữa sẽ đến ngày bầu cử Tổng Thống Mỹ (ngày 4-11).  Liên danh của đảng Cộng Ḥa do Thượng Nghĩ Sỹ John McCain làm ứng viên Tổng Thống, Thống Đốc Sarah Palin (Alaska) là ứng viên phó Tổng Thống.  Phía Dân Chủ có ứng viên Tổng Thống là Thượng Nghị Sỹ Barack Obama và ứng viên phó Tổng Thống là Thượng Nghị Sỹ (TNS) Joe Biden.  Một trong hai liên danh nầy sẽ là Tổng Thống và phó Tổng Thống Mỹ vào năm tới (những đảng nhỏ cũng có tham dự tranh cử nhưng khó mà chen chân được). Những người quan tâm đến t́nh h́nh thế giới nói chung, t́nh h́nh nước Mỹ nói riêng lo ngại sự thiếu ổn định chính trị của Mỹ có thể xẩy ra trong tương lai.  V́ cả hai liên danh, bên nào cũng có sự bấp bênh (risky), bất ổn của nó.

Sự bất ổn chính trị tôi muốn đề cập sẽ xẩy ra trong trường hợp tính mệnh của vị Tổng Thống bị đe dọa.  Tuy không ai biết trước được sự ra đời và sự “về cơi” của bất kỳ một sinh linh nào nhưng, sinh-lăo-bệnh-tử, lấy kinh nghiệm chung của con người (cũng như những sinh vật khác) và nh́n vào lịch sử của Mỹ, cả hai ứng viên Tổng Thống Mỹ hiện nay đều có tính “risky” của họ: một bên th́ đă quá già và bệnh hoạn, bên kia th́ lại là người “African Amerian”.  Nói theo kiểu miệt thị của một số không ít người Việt Nam chúng ta là “Mỹ đen”!

TNS John McCain năm nay đă trên 73 tuổi, sức khỏe không khả quan (bị ung thư da) th́ tuổi thọ của ông không lấy ǵ bảo đảm trong bốn hoặc tám năm tới.  Chuyện nửa đường đứt gánh rất có thể xẩy ra khi ông đang làm Tổng Thống.  TNS Barack Obama tuy mới 48 tuổi, sức khỏe sung măn nhưng vận mạng của ông khi làm Tổng Thống khó được bảo đảm cho lắm v́ một lư do duy nhất: ông ta không phải là người da trắng!

Sau cuộc nội chiến 1861-1865 mà chiến thắng thuôc về phe miền Bắc, chế độ nô lệ được bải bỏ, sự kỳ thị chủng tộc bị cấm.  Nhưng thực tế không tốt đẹp như vậy.  Trong xă hội Mỹ chúng ta nên suy nghĩ đến hiện tượng gọi là “White Flight”.  Tại một địa phương nào đó nếu thấy người da màu đến sinh sống đông đăo th́ người da trắng từ từ kéo nhau đi chỗ khác, thường là tập trung đến những vùng ven biển hoặc núi đồi để sống với nhau.  Tuy đây chỉ là một phản ứng thầm lặng và tự nhiên, không vi phạm pháp luật, nhưng nó đă nói lên sự kỳ thị chủng tộc vẫn c̣n trong tâm thức của người da trắng.  Ngoài ra, thành phần quá khích Ku Klux Klan (K.K.K) tuy lén lút nhưng vẫn hiện diện đâu đó trên khắp nước Mỹ, sẵn sàng “tính sổ” bất cứ nhân vật nổi trội nào, đen cũng như trắng, ủng hộ triệt để người da đen.  Tổng Thống Abraham Lincoln (1809-1865), người da trắng, Tổng Thống đầu tiên của đảng Cộng Ḥa hiện nay, chủ trương giải phóng nô lệ, người chỉ huy phe miền Bắc, sau khi thắng trận th́ bị cho “nghỉ việc” (bị ám sát chết).  Tiến sỹ người da đen Martin Luther King, Jr. (1929-1968), người đ̣i hỏi tự do, b́nh đẳng cho người da đen, sau khi đọc bài diễn văn lịch sử “Tôi Có Một Giấc Mơ” (I Have a Dream) cũng bị cho “nghỉ xả hơi” vĩnh viễn tận bên kia thế giới!  Ông Colin Powell, chiến tướng của của Chiến Tranh Vùng Vịnh I (1991), năm 2000 định xâm ḿnh ra tranh cử Tổng Thống nhưng cuối cùng có lẽ v́ “lạnh cẵng” nên không dám…Đó chỉ là những vụ lớn tiêu biểu.  Trên đất Mỹ hiện nay vẫn thường xẩy ra những vụ xung đột sắc tộc nhỏ, đặc biệt là xung đột Đen-Trắng đưa đến những vụ kiện tụng hoặc biểu t́nh phản đối của người da đen.   TNS Obama từ ngày ra vận động tranh cử đến giờ đă ba lần bị đe dọa ám sát, Chính Phủ Liên Bang phải cho Lực Lượng Đặc Biệt (Secret Force) đi theo để bảo vệ ông.  Trước t́nh thế đó, nếu được làm tổng thống ông thọ được bao lâu? 

Một bên th́ già cả và bệnh hoạn, một bên là da đen, mạng sống của hai ứng viên Tổng Thống coi bộ không lấy ǵ bảo đảm.  Theo Hiến Pháp Mỹ, khi Tổng Thống chết hoặc mất năng lực vĩnh viễn phó Tổng Thống sẽ lên thay.  Chúng ta hăy xem qua diện mạo của hai ứng viên phó Tổng Thống của đảng Cộng Ḥa là Sarah Palin và của đảng Dân Chủ Joe Biden.

Bà Sarah Palin năm nay 44 tuổi, có chồng 5 con, làm Thống Đốc của Tiểu Bang Alaska mới gần hai năm nay.  Bà là thành viên thường trực của Hiệp Hội NRA (National Rifle Association, hội lái súng, chủ trương bán súng tự do trên đất Mỹ). Tuy là phụ nữ, nhưng bà rất thích súng đạn, rất gần gủi với súng đạn, thích đi săn kể cả dùng trực thăng để đi bắn gấu, chó sói…tại Alaska.  Trong dịp Đại hội Đảng Cộng Ḥa (Republican Convention) tại St. Paul bà đă đọc một bài diễn văn quá hay, đối thủ Dân Chủ của bà cũng phải công nhận.  Nhưng đối với sinh hoạt chính trị tại Washington, bà hoàn toàn là người “lính mới”, một người “outsider” theo bà tự nhận.  Theo dư luận trên “net” mà tôi đọc được, bà chưa am tường nhiều về kinh tế, về an sinh xă hội, về ngoại giao, về hợp tác quốc tế… Nếu trường hợp “Tổng Thống John McCain” có mệnh hệ nào, bà sẽ là Tổng Thống, làm thế nào bà có thể lănh đạo nước Mỹ một cách hữu hiệu?  Nếu trường hợp “Tổng Thống John McCain” có chuyện chẳng lành, bà sẽ là Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ!  Cho dù bà rành về súng đạn nhưng chuyện điều binh khiển tướng của một cường quốc mà phạm vi hoạt động bao trùm cả thế giới không hề đơn giản như chuyện đi săn của bà tại Alaska. Tổng Thống Mỹ là người giữ ch́a khóa kho vũ khí hạt nhân, ra lệnh xử dụng loại vũ khí nầy khi cần, nắm vận mệnh của toàn bộ nhân dân Mỹ cũng như toàn thể nhân loại.  Dân Mỹ nói chung có nên tin và giao trọng trách nầy cho một người phụ nữ chưa có nhiều kinh nghiệm chính trị, quân sự, ngoại giao…như bà Palin không? Mặc dầu bà Palin chỉ là ứng viên phó Tổng Thống, nhưng phải nghĩ đến khả năng bà sẽ là Tổng Thống, Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ.  Không hiểu khi chọn bà Palin ông McCain có tiên liệu điều nầy không?

Trong lần tranh luận thứ ba vừa rồi (third and final presidential debate), khi được hỏi về khả năng của ứng cử viên phó Tổng Thống của đối phương, TNS Obama không đánh giá trực tiếp bà Palin mà chỉ tế nhị “Tùy dân chúng suy nghĩ”.  TNS McCain cho rằng ông Biden đủ sức làm Tổng Thống nhưng giữa ông ta (Biden) và tôi (McCain) có nhiều bất đồng.  Khi được hỏi về ứng viên phó Tổng Thống của ḿnh, ông Obama tuyên bố “TNS Biden là người giàu kinh nghiệm, đủ sức làm Tổng Thống nếu tôi có vấn đề ǵ.  Ngược lại ông McCain đă tránh không đề cập đến “khả năng thay thế” nầy của bà Palin mà chỉ khen bà là một “Role model to women and other” và “she’s a reformer” (nhà cải cách)!  Chọn một nhà lănh đạo, nhất là lănh đạo Mỹ trong thời điểm khó khăn hiện tại, cái gọi là “role model” cho phụ nữ có là yếu tố hàng đầu cần quan tâm không?  Không hiểu ông McCaim nói đến chuyện cải cách nào nhưng, theo báo chí, bà Palin chưa lo tṛn việc nước đă tính chuyện trả thù nhà.  Mới làm Thống Đốc (Alaska) được hai tuần, bà Palin đă ra lệnh cho ông Uỷ Viên An Toàn Công Cộng (cầm đầu ngành cảnh sát) phải sa thải một viên chức cảnh sát dưới quyền (người nầy là “cựu” em rể cuả bà, dám ly dị em gái bà).  Ông Ủy Viên nầy không thi hành lệnh của bà nên bị bà cất chức!  Chuyện nầy Quốc Hội Alaska đă điều tra và đă kết luận “bà đă lạm quyền”!  Nếu đem “tinh thần cải cách” nầy đến Washington th́ c̣n ǵ là nước Mỹ?!

So với những khuôn mặt kỳ cựu tại thủ đô, ông Obama quả là người c̣n trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều thực (mới làm TNS được đâu ba năm).  Nhưng so với ông Obama, bà Palin c̣n trẻ hơn, thiếu kinh nghiệm hơn.  Bà Hillary Clinton, một khuôn mặt chính trị tầm cỡ tại Washington, đă từng là đệ nhất phu nhân, hiện là TNS Tiểu Bang New York nhiệm kỳ thứ hai mà c̣n bị chê là không đủ sức làm Tổng Thống, đặc biệt là không đủ tư cách làm Tổng Tư Lệnh Quân Đội th́ bà Palin làm sao có thể làm được chuyện nầy?  Có diện mạo bên ngoài dễ nh́n, đă phát biểu vài câu ư nhị, đọc một bài diễn văn hay…không hề nói lên khả năng lănh đạo và kinh nghiệm chính trị của bà Palin.   Sự lựa chọn nầy của ông McCain chỉ là một thủ thuật để kiếm phiếu, khó mà nghĩ rằng ông ta đă v́ t́nh h́nh an ninh và sự hưng thịnh của nước Mỹ.  Biểu ngữ vận động tranh cử của ông McCain là “Country First” nhưng sự lựa chọn bà Palin làm ứng viên phó khó có ư nghĩa là “Country First”, nó có vẻ như “McCain First”.  Bà Palin tự nhận ḿnh là “một người mẹ b́nh thường tỉnh nhỏ và không có liên quan ǵ tới giới thượng lưu ở Washington”.  Nếu được lên làm Phó Tổng Thống Mỹ, bà quả là đă có một bước nhảy vọt quá cao và quá xa qua sự lựa chọn bất ngờ và chủ quan của ông McCain.  Nếu bà lên làm Tổng Thống th́ quả sẽ vượt quá sự tưởng tượng của mọi người. 

Phóng viên BBC tại Dayton, Kim Ghattas cho rằng “đây có lẽ là sự lựa chọn liều lĩnh nhất của ông McCain”.  Các phân tích gia nói bà Palin được chọn có thể để thu hút các nữ cử tri Dân Chủ vốn thất vọng khi bà Hillary Clinton thua ông Obama (BBC Vietnamese.com).  Ngoài ra, có người nghĩ rằng ông McCain chọn bà Palin là để câu phiếu những người đàn ông thích phụ nữ đẹp.  [Trong một lần vận động tranh cử (tôi quên thời điểm và vị trí) của bà Palin, tôi thấy (trên TV) một người đàn ông vừa ḥ hét hoan hô bà vừa dương cao tấm bảng “Can you marry me” trước mặt bà ta!]. Ngoài những cử tri gắn bó với đảng ḿnh vô điều kiện, không phải tất cả các cử tri phóng khoáng và độc lập đều có cân nhắc chính trị khi bầu cử.  Họ, một số không nhỏ, chỉ bầu theo cảm tính.  Khi ông McCain chưa chọn ứng viên phó tổng thống, tỷ lệ người ủng hộ ông thấp hơn so với đối thủ bên Dân Chủ.  Nhưng sau khi bà Palin xuất hiện trong Đại Hội Đảng Cộng Ḥa tại St. Paul, tỷ số người ủng hộ ông McCain đă vượt ông Obama.  Đó là mục đích của ông John McCain, và ông ta đă đạt được ư muốn lúc ban đầu.  Nhưng hiện nay, chiến thuật kiếm phiếu nầy coi bộ đă phản tác dụng.  Sau những lần xuất hiện và phát biểu bừa bải gây chia rẽ, hận thù của bà Palin, báo chí và quần chúng Mỹ đă nói đến vai tṛ của bà khá nhiều. Phần đông đều cho rằng bà Sarah Palin “disqualifies for the presidency”.  Đây là một trong những lư do làm cho liên danh McCain-Palin bị liên danh Obama-Biden  qua mặt.

Trường hợp ứng viên phó của ông Obama, ông Joe Biden, khá hơn.  Mới 65-66 tuổi, với 35 năm “hành nghề thượng nghị sỹ”, đă từng giữ những chức vụ lớn tại Thượng Viện, hiện là Chủ Tịch Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện, đă từng ra ứng cử Tổng Thống.  Nếu “Tổng Thống Obama” có mệnh yểu, ông Joe Biden có dư tài năng và kinh nghiệm để trở thành Tổng Thống và Tổng Tư Lệnh Quân Đội Mỹ.  Ông Obama đă vượt thắng được tự ái cá nhân để có một sự lựa chọn rất bản lĩnh, có tầm nh́n xa.  Lúc bắt đầu bầu cử sơ bộ (primary election), ông Joe Biden là người chỉ trích ông Obama kịch liệt nhất.

Người Mỹ cũng lạ, thiếu ǵ người xứng đáng và an toàn hơn không đề cử mà lại đề cử một ông già bệnh hoạn, tính khí bất thường, không có khả năng ǵ đặc biệt - và một người da đen! Là một cử tri độc lập, v́ c̣n phân vân chưa biết phải bầu cho liên danh nào, tôi hỏi ư kiến một số người Mỹ trung dung và có tŕnh độ mà tôi quen.  Họ khuyên rằng: “Nếu ông không chọn được ứng cử viên Tổng Thống th́ hăy chọn ứng cử viên phó Tổng Thống ”!

Mỹ là siêu cường số một trên trái đất.  Lănh đạo nước Mỹ coi như lănh đạo cả thế giới.  Nước Mỹ cần những chính trị gia lăo luyện, những nhà lănh đạo tài ba, từng trải và nhiều kinh nghiệm để duy tŕ và phát triển vị thế của ḿnh trên thế giới.  Nếu chỉ nghĩ đến quyền lợi đảng phái hoặc cá nhân, chọn ứng cử viên không dựa vào tài năng và kinh nghiệm, chỉ cốt kiếm phiếu th́ vị trí siêu cường của Mỹ, một ngày không xa, sẽ mờ nhạt dần trước một Trung cộng đang phát triển, ma giáo và đầy tham vọng; trước một nước Nga đang cựa ḿnh đ̣i lại đất; trước một Iran, Venezuela và Bắc Hàn…ương ngạnh và hỗn xược

 

Lời B́nh:

Để công bằng cho độc giả, Long post các bài viết với chính kiến khác nhau. Theo như người viết bài này, th́ cả hai ứng cử viên TT đều có  kha năng theo Vương trùng dương đi bán muối, 1 người th́ già cả bịnh hoạn, người thứ 2 th́ rất mong lên thiên đàng theo đấng tối cao Allah nên tiêu chí Phó TT trở nên quan trọng. So sánh Biden và Palin, người viết cho rằng Biden: 35 năm làm job thượng nghị sĩ, thừa khả năng làm tỗng thống và lănh đạo quân đội mỹ. Trong khi Palin, 1 phụ nử disqualifies for the presidency.

Bài viết sau cũa TS Nguyen Tien Hung về Biden



__________________
http://www.gopetition.com/online/15673.html

Quay trở về đầu Xem GiángLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi GiángLong
 
GiángLong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 16 April 2007
Nơi cư ngụ: China
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 78
Msg 65 of 69: Đă gửi: 22 October 2008 lúc 3:21pm | Đă lưu IP Trích dẫn GiángLong

Biden Và Đồng Minh  NGUYỄN TIẾN HƯNG . Việt Báo Thứ Hai, 10/20/2008, 12:02:00 AM

...‘Phó Tổng Thống’ Biden và Khi Đồng Minh Tháo Chạy Khỏi Iraq...

(Gần đây trên mạng có nhiều bàn luận về lập trường chống đối của Nghị sĩ Joe Biden đối với người Việt tỵ nạn. Một số đă đặt vấn đề là phải có bằng chứng! Chúng tôi xin ghi lại vài sự kiện trong cuốn ‘Khi Đồng Minh Tháo Chạy’ để mở rộng việc tham khảo.)

Lúc ấy chưa có CNN, nên tin tức chỉ do ba kênh ABC, NBC, CBS phát sóng  mỗi buổi chiều. Vào cuối tháng Ba đầu tháng Tư năm 1975, h́nh ảnh gây xúc động nhiều nhất là về hai t́nh huống đối nghịch: một là về chiến trường Miền Nam, và hai là cảnh Tổng thống Ford chơi gôn ở Palm Spring. Đà Nẵng thất thủ rồi mà ông và Ngoại trưởng Kissinger cứ tỉnh bơ. Cuối tuần, ông c̣n định cùng với phu nhân tới dự tiệc với ca sĩ nổi danh Frank Sinatra do Kissinger mời. Nhân viên trong đoàn tùy tùng phải cản lại v́ ông đang bị báo chí chỉ trích là chỉ vui chơi trong khuôn viên các nhà triệu phú đang khi Việt Nam bốc cháy.

Thế nhưng chỉ mấy ngày sau, đă có sự thay đổi rơ rệt về thái độ của ông Tổng Thống: ông ra phi trường San Francisco đón tiếp đám trẻ em mồ côi vừa được chở tới từ Tân Sơn Nhất. Và từ lúc đó, ông quyết định cứu một số người Việt tỵ nạn và xin thêm quân viện cho Miền Nam. Ông làm như vậy dù các cố vấn đă khuyên ông là cứ lờ đi cho xong. Chính ông viết lại rằng Kissinger cũng đă soạn sẵn cho ông một bài diễn văn vào loại ‘cháy nhà b́nh chân như vại’ (go down with the flag flying) để đọc tại Quốc Hội, nhưng ông đă không chấp nhận.

Yếu tố nào đă đưa tới sự thay đổi quan trọng ấy?

Không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về lư do chính là v́ ông đă được đọc vài lá thư mật của Tổng thống Nixon gửi Tổng thống Thiệu do Tướng Weyand chuyển đạt. Weyand đă dùng mưu lược: ông đến gặp Tổng thống năm phút trước khi Kissinger tới họp vào sáng ngày năm Tháng Tư. Ông Von Marbod kể lại cho chúng tôi là đọc xong thư, Tổng thống Ford đă hết sức xúc động v́ thấy sự bất công quá rơ ràng của Hoa kỳ đối với VNCH.

Von Marbod là Đệ nhất Phó Phụ tá Tổng trưởng Quốc pḥng, cùng đi với Tướng Weyand sang Việt Nam. Ông cũng là người đă giúp chúng tôi trong việc bí mật chuyển đạt hai lá thư cho Tổng thống Ford sau khi thuyết phục được sự đồng ư của Tổng thống Thiệu. Marbod đă có mặt khi Weyand đưa thư. Sau này khi phỏng vấn chính Tổng thống Ford th́ chúng tôi lại càng thấy rơ hơn về việc này. Khi đưa cho ông xem lại tài liệu, ông vẫn c̣n bùi ngùi. Ông kư tặng chúng tôi cuốn Hồi kư ‘A Time to Heal’ (Thời gian để hàn gắn) với mấy chữ: To Greg Hung, with warmest best wishes - Gerald R. Ford (Gregory là tên Thánh của chúng tôi).

Về nhà mở ra đọc, chúng tôi mới biết rằng đúng ngày Tổng thống Thiệu chỉ thị cho chúng tôi đi Washington để sắp xếp th́ Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện đă tự động yêu cầu và đến Ṭa Bạch Cung gặp Tổng thống để bầy tỏ về lập trường dứt khoát chấm dứt viện trợ. Họ c̣n tiến xa hơn nữa là đă bác bỏ cả vấn đề di tản một số người Việt. Một điều hơi lạ với chúng tôi khi đọc cuốn sách  là thấy trong Ủy Ban này, có một nghị sĩ chưa bao giờ chúng tôi nghe đến tên. Các vị khác như Frank Church, Jacob Javits, Clifford Case th́ đă quá quen thuộc. Trong buổi họp với Tổng thống, nghị sĩ này đă mạnh mẽ chống đối việc di tản người Việt Nam. Nghiên cứu thêm chúng tôi mới biết là ông này rất trẻ, vừa mới 30 tuổi đă được bầu vào Thượng Viện (tháng  Giêng, 1973 - cũng là thời điểm kư kết Hiệp định Paris).

Đó là Nghị sĩ Joseph Biden thuộc tiểu bang Delaware. Ngôn từ của ông trong buổi họp thật là thiếu nhân hậu, nếu không phải là tàn nhẫn.

Trong cuốn hồi kư, Tổng thống Ford đă kể lại việc này. Sau đây là vài đoạn trích dịch (trang 253-256): “Chúng tôi cảm thấy rằng một cuộc di tản vội vă sẽ có những hậu quả trầm trọng. Một t́nh trạng hoảng hốt lớn tại thủ đô Miền Nam sẽ có thể phát sinh, và trong sự chua cay là đă bị ‘phản bội,’ quân đội miền Nam có thể quay súng vào người Mỹ” ...

“Ngày 14 tháng 4, Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện yêu cầu gặp tôi để thảo luận về t́nh h́nh Đông Nam Á. Đây là sự việc hăn hữu ít khi xẩy ra - lần cuối cùng Ủy Ban này họp với Tổng Thống là thời Wilson (Woodrow Wilson, 1913 - 1921, lời tác giả) - vậy nên tôi gọi cả Kissinger (Ngoại Trưởng), Schlesinger (Bộ Trưởng Quốc Pḥng) và Scowcroft (Cố Vấn An Ninh) cùng tới dự.

“Buổi họp diễn ra trong bầu không khí hết sức căng thẳng. Tôi yêu cầu Kissinger và Schlesinger tŕnh bày về t́nh h́nh chính trị và quân sự tại Miền Nam, rồi tôi tham khảo ư kiến của quư vị Nghị sĩ. Thông điệp của họ đă thật rơ ràng: hăy ra đi ngay, và đi cho nhanh (The message was clear: get out, fast)… “Chúng tôi bằng ḷng chấp thuận một ngân khoản lớn để di tản,” Nghị sĩ New York là Jacob Javits nói, “nhưng viện trợ quân sự th́ một cắc cũng không” … Nghị sĩ tiểu bang Idaho là Frank Church th́ cho rằng sẽ có vấn đề lớn ‘có thể lôi cuốn chúng tà vào một cuộc chiến lâu dài’ nếu chúng ta di tản tất cả những người Việt Nam đă trung thành với chúng ta.

“Nghị sĩ tiểu bang Delaware là Joseph Biden dội lại điệp khúc: “Tôi sẽ bỏ phiếu thuận để cấp bất cứ ngân khoản nào cho việc di tản người Mỹ ra khỏi Việt Nam, nhưng tôi không muốn số tiền đó dính líu ǵ tới việc di tản người Việt.”

Trong cương vị là Tổng thống viết hồi kư, có lẽ ông Ford đă viết nhẹ nhàng hơn là những ǵ thực sự đă xảy ra tại cuộc họp. Sau này khi đọc được cuốn hồi kư của Ron Nessen, Phụ tá Báo chí và là người rất thân cận với Tổng thống Ford, chúng tôi thấy lời lẽ của Nghị sĩ Biden về người Việt tỵ nạn đă nặng nề hơn nhiều chứ không phải chỉ là vấn đề ‘dính líu.’ Trong cuốn It Sure Looks Different From the Inside (Những ǵ ở hậu trường th́ thực là khác), Nessen thuật lại rơ ràng hơn, tóm tắt như sau (trang 104-106): “Kissinger bắt đầu cuộc họp qua việc tiết lộ là trên một triệu người có liên hệ với Mỹ sẽ bị nguy hiểm với Cộng Sản sau cuộc chiến. Trong số này, có 174.000 người là bị nguy cơ đặc biệt nên Mỹ phải cho di tản nếu có thể được... "

“Tổng Thống Ford cảnh cáo: “Nếu quư vị tuyên bố ‘không di tản người Việt Nam,’ quư vị sẽ có khó khăn lớn trong việc di tản 6,000 người Mỹ ra khỏi Việt Nam.”

 “Kissinger, với vẻ mặt mệt mỏi và phiền muộn, nói thêm rằng một quan chức Sàig̣n (có thể là Đại sứ Trần Kim Phượng - lời tác giả) đă nói với ông: “Nếu các Ngài rút người Mỹ ra và bỏ rơi chúng tôi trong hoạn nạn, các Ngài có thể sẽ phải đánh nhau với một sư đoàn quân đội Miền Nam để có lối ra”…

“Tới đây, vấn đề an toàn của số người Mỹ c̣n lại ở Việt Nam trở nên mối lo ngại lớn cho Ủy Ban... “Chúng tôi không muốn người Mỹ bị bắt làm con tin,” (để phải di tản người Việt), Nghị sĩ Charles Percy b́nh luận.

“Tổng thống Ford cảnh cáo thêm... “Nếu ta rút hầu hết người Mỹ ra cùng một lúc th́ sẽ làm cho người Việt Nam nghĩ rằng Mỹ đang tháo chạy nên có thể gây hoảng hốt, dẫn tới những cuộc tấn công vào số người Mỹ c̣n lại”...

“Nghị sĩ Joseph Biden nói toạc móng heo: “Tôi không muốn trả bất cứ món nào để đưa người Việt Nam đi, chỉ trừ khi ta không thể mang được người Mỹ nào ra mà không phải mua 174.000 người Việt Nam. Trong trường hợp đó, tôi sẵn sàng mua 174.000 người Việt Nam” (dùng chữ nghiêng là do tác giả): “I am not willing to pay any money to get the Vietnamese out unless we can’t get any Americans without buying 174.000 Vietnamese. In that case, I’m willing to buy the 174.000 Vietnamese” (độc giả lưu ư là ông dùng chữ ‘buy’ hai lần).

Bên ngoài Ṭa Bạch Ốc, Nghị sĩ McGovern, người ra tranh cử với TT Nixon năm 1972 lại đổ thêm dầu vào lửa: “Tôi cho rằng người Việt Nam sẽ được sung sướng hơn nếu họ ở lại Việt Nam, kể cả lũ trẻ con mồ côi kia nữa,” tuần báo Time đă ghi lại (trong số ngày 12 tháng Năm, 1975, trang 26).

Nessen viết thêm: “Sau cuộc họp, Tổng thống Ford c̣n dặn các nghị sĩ chớ để cho báo chí biết là tất cả phiên họp chỉ để bàn bạc về chuyện di tản. Quư vị hăy nói: “Chúng tôi chỉ bàn chuyện làm thế nào để ổn định t́nh h́nh.”

*** 

Dù sao, chúng tôi cũng hy vọng rằng nếu thắng cử, Phó Tổng thống Joseph Biden sẽ thay đổi thái độ và lập trường đối với đoàn người tỵ nạn chắc chắn sẽ từ Iraq chạy đến với Nữ thần Tự do. Nếu không thắng cử, ông cũng vẫn c̣n ngồi lại chức Chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện trong một vài năm tới.

Sở dĩ  hy vọng ông sẽ thay đổi lập trường là v́ ba lư do: thứ nhất, trong cương vị Chủ tịch của Ủy Ban này, ông Biden đă học hỏi được thêm kiến thức và kinh nghiệm về ngoại giao; thứ hai,  ở tuổi 66 th́ chắc là tư duy của ông cũng phải khác lúc mới 33 tuổi (khi họp với Tổng thống Ford); thứ ba, và quan trọng hơn hết là trong 33 năm qua ông đă chứng kiến sự thành công về mọi mặt cũng như sự đóng góp đáng kể cho quốc gia Hoa Kỳ do cộng đồng người Việt tỵ nạn. Như vậy chắc ông đă phải nhận thức được sự sai lầm lớn lao của ḿnh hồi 1975.

Ta hăy chờ đợi xem sao.

 NGUYỄN TIẾN HƯNG

 

Lời b́nh:

Sau khi những ǵ trong cuốn sách cũa ông Hưng viết về Biden, đương kim ứng cử viên Phó Tổng thống và có thể là Tổng thống Hoa kỳ của đăng dân chủ, tạo nên một h́nh ảnh thiếu thiện cảm trong cộng đồng người Việt quốc gia tại hải ngoại, tác giả chắc củng quan ngại hệ lụy từ cuốn sách cũa ḿnh nên mới có bài viết này. Tác giả hỏi rằng 1 Biden trẻ tuổi thời đó, và 1 Biden ngày nay 65 tuổi có khác nhau về t́nh nhân đạo và sự cư xử đối với đồng minh khi xem như MUA chó mèo hay đồ vật hay không. Khi 1 con người làm chính trị mà ăn nói thường hồ đồ, và hơn hết,  sự tin cậy cũa đồng minh trong những khu vực quan tâm liệu có bằng 1 phần cũa Đương kim tổng thống Bush hay TNS McCain không? câu tră lời là không. V́ uy tín ông ta nếu mạnh th́ sẽ không có thua Obahoa lần này. 



Sửa lại bởi GiángLong : 22 October 2008 lúc 3:27pm


__________________
http://www.gopetition.com/online/15673.html

Quay trở về đầu Xem GiángLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi GiángLong
 
manhthuongquan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 17 December 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 366
Msg 66 of 69: Đă gửi: 22 October 2008 lúc 6:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn manhthuongquan

Tại Sao Ông Barack Obama Dẫn Đầu Nhưng Vẫn Có Thể Thua?



Việt Nguyên
21-10-2008

H́nh: TNS Barack Hussein Obama trong bộ quần áo cổ truyền của Kenya.

Phong trào bạo động thập niên 1960 ảnh hưởng tới ông Obama

Cuộc chạy đua vào Ṭa Bạch Oc năm 2008 giữa hai liên danh Barack Obama - Joe Biden và John McCain – Sarah Palin đến hồi gây cấn. Cuộc vận động bầu cử trở lại không khí b́nh thường của những cuộc bầu cử trước, các ứng cử viên không c̣n tử tế với nhau và cử tri Hoa Kỳ như thường lệ mỗi bốn năm lại được đóng một vai tṛ quan trọng.

Sống trong xă hội dân chủ, người dân Mỹ không mang trên vai một lănh tụ thân thánh, mỗi bốn năm được đề cao vai tṛ lịch sử của họ. Ưng cử viên Barack Obama và Joe Biden của đảng Dân Chủ nhắc nhở người Mỹ cuộc bầu cử năm 2008 là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong cuộc đời của qúy vị.” Năm 2006, ứng cử viên John McCain bắt đầu chuẩn bị tranh cử gọi cuộc bầu cử năm 2008 là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ”. TNS John Kerry năm 2004 kêu gọi dân Mỹ thay đổi Tổng thống kêu gọi dân Mỹ đi bầu v́ đây là “cuộc bầu cử quan trọng nhất của lịch sử nước chúng ta.” Nhưng dĩ nhiên cuộc bầu cử Tổng thống đầu tiên George Washington nh́n lại, vẫn là “cuộc bầu cử quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ” và cuộc “bầu cử quan trọng nhất của thê kỷ” xẩy ra năm 1988 khi Hoa Kỳ trên đường trở thành cường quốc duy nhất trên thế giới với đế quốc Cộng sản Sô Viết đang xập đổ.

Năm nay 2008, bà Sarah Palin đă nhắc lại lịch sử, thế hệ 1960 khi bà nhắc đến nhân vật khủng bố Bill Ayers có dính líu đến ứng cử viên Barack Obama. Cuộc bầu cử năm nay 2008 có lẽ trùng hợp với câu nói của ứng cử viên Bill Clinton năm 1992 “cuộc bầu cử quan trọng nhất của thế hệ chúng tôi”. Thế hệ của bà Hillary Clinton và ông Barack Obama và những nhân vật quanh đảng Dân Chủ là sản phẩm của thập niên 1960 với năm 1968 là năm biến động lớn.

Sự thắng thế của thế hệ thập niên 1960

Bà Sarah Palin, sanh năm 1964, đúng vào giữa thập niên 1960, một thập niên bạo động của Mỹ và toàn thế giới, không hiểu hết những biên động lịch sử và thành công của hai sản phẩm của thập niên 1960 với phụ nữ đầu tiên ứng cử Tổng thống, bà Hillary Clinton và ứng cử viên da đen Barack Obama năm 2008 của đảng Dân Chủ. Cuộc tranh đấu thập niên 1960 đă dẫn đến sự thành công của TNS Barack Obama, nhưng phong trào phụ nữ vẫn thất bại nặng với bà Hillary Clinton. Những người đứng sau lưng ông Obama từ gia đ́nh Kennedy đến Mục sư Jeremiah Wright và Bill Ayers đă học được những bài học từ lỗi lâm và “quá độ” của thập niên 1960 nhất là những di sản của phong trào năm 1968 đă gây sinh động cho cuộc tranh cử năm 2008 của đảng Dân Chủ.

Năm 1968 là năm bạo động ở Mỹ và toàn thê giới. Những cuộc bạo động ở Hoa Kỳ thập niên 1960 do kết quả của sự kỳ thị chủng tộc và chiên tranh Việt Nam. Những người da đen xuất thân từ phong trào đấu tranh thập niên 1960 vẫn c̣n giận dữ và kỳ thị chủng tộc vẫn c̣n ở Mỹ nhất là các tiểu bang miên Nam mặc dầu Dân quyền đă thắng sau thập niên 1960 với luật Dân Quyền năm 1964 và luật quyền bầu cử năm 1965.

Mục sư Jeremiah Wright đại diện cho những người da đen giận dữ c̣n sót lại. Ông Wright sanh năm 1941, là sản phẩm của thập niên 1960, Mục sư của ông Obama, đă làm một cuốn Video năm 2003 phỉ báng nước Mỹ “God damn America”. TNS Obama binh vực cho ông Mục sư nhưng vội vàng cắt đứt liên lạc v́ sự giận dữ của ông Wright vẫn là một yếu tố quan trọng trong kỳ bầu cử năm 2008.

Năm 1968, Tổng thống Lyndon B.Johnson đă phải đương đầu với phong trào sinh viên tranh đấu khuynh tả, từ năm 1965 đến năm 1968 có những cuộc nổi loạn trên 100 thành phố, 189 người bị giết,7514 người bị thương,59,275 người bị bắt giam. Sau khi quân đội Hoa Kỳ đánh qua lănh thổ Kampuchia năm 1970, các sinh viên đại học Kent State Ohio bị bắn chết trong cuộc biểu t́nh tháng 5 và sau đó hai sinh viên bị giếtở đại học Jackson Mississipi. Sinh viên làm loạn, 1300 trường cao đẳng và 536 đại học đóng cửa. Nước Mỹ chia rẽ như trong thời kỳ nội chiên. Phong trào tranh đấu người da đen vùng dậy với Black Power kêu gọi người da đen “ngưng hát, bắt đầu vùng lên, cầm súng” (stop singing/start swinging/got a gun).

Năm 1968, sau Tết Mậu Thân, người Mỹ nghĩ đến chuyện rút lui khỏi Việt Nam. Tháng 4, 1968 nhà tranh đấu nhân quyền, Mục sư Martin Luther King bị ám sát, hai tháng sau đến lượt TNS Robert Kennedy, tháng 8, bạo động bùng nổ ở đại hội đảng Dân Chủ ở Chicago giữa Cảnh sát và những người biểu t́nh. Thập niên 1960, người Mỹ sống trong tâm thức và tinh thần của chiến tranh lạnh, con cháu của họ cũng bị ảnh hưởng bởi tinh thần của cha mẹ. Cuộc tranh đấu của phong trào Black Power đă gây ra sự chia rẽ trắng đen, cấp tiến và bảo thủ. Những người biểu t́nh bị kích động v́ chiến tranh Việt Nam, kẻ thù của họ không ở Hà Nội mà ở Houston, ở Washington DC, ở Alabama, ở Hanover. Giai câp công nhân gia nhập đảng Dân Chủ, và phong trào sinh viên tranh đấu và phong trào da đen bạo động. Và cứ như tiên lệ, mỗi lân có bạo động ở các trường đại học, có những xung đột đẫm máu, phân thắng lại nghiêng về đảng Cộng Ḥa. Năm 1968, ứng cử viên Hubert Humphrey chỉ được 42.7% sô phiêu, năm 1972 ứng cử viên George McGovern thu 40% phiếu. Người Mỹ tin vào đảng Cộng Ḥa trong thời kỳ chiến tranh và đảng Dân Chủ bị dính liền với bạo động.

Thê hệ thập niên 1960 muốn khác với thế hệ 1950 của cha mẹ họ mặc dù thế hệ của họ bị ảnh hưởng thế hệ1950 với tiểu thuyết “Bắt trẻ đồng xanh” của Salinger, “Kẻ xa lạ” của Albert Camus, “Buồn nôn” của Jean Paul Sartre, sống nổi loạn mang mắt kiếng đen “blouson noir” như James Dean, nổi loạn vô cớ. Thế hệ trẻ 1950 già dặn, muốn sống như “người lớn” vào lứa tuổi thanh niên, hút thuốc lá, lập gia đ́nh và nói chuyện, hành động như ông già. Thê hệ trẻ 1960 không muốn nhận trách nhiệm chỉ muốn hưởng thụ, bỏ học, hút Marijuana, theo phong trào Yoga, Phật giáo, Ấn giáo như ở đại học Berkeley, California.

Đa số sinh viên tranh đấu chống chiến tranh Việt Nam thiêu triết lư chính trị, đến 1970 họ tách ra thành nhiều nhóm nhỏ chỉ có một số nhỏ thật ḷng tin tưởng vào sự tranh đấu. Phong trào phản chiến ở Mỹ là một thất bại, không ảnh hưởng đến chánh sách chiến tranh VN của chính quyền Hoa Kỳ. Chiên tranh VN leo thang, phong trào phản chiên trở thành “đạo phái” (cult).

Bà Sarah Palin nhắc lại sự dính liên của ông Obama với Bill Ayers, nhà tranh đấu ở Chicago, sáng lập phong trào Weather Underground. Ông Obama biết Ayers nămtám tuổi. Ông Ayers sanh năm1944, lănh đạo phong trào phản chiến thập niên 1960, năm 1969 thành lập nhóm tả khuynh Weather Underground nay là giáo sư đại học Illinois ở Chicago. Từ thành viên cánh tả hiệp hội sinh viên (SDS) Bill Ayers trở thành tên khủng bố nổi tiếng nước Mỹ. Năm 2000 Bill Ayers tự nhận là đă “không hối tiếc đă đặt bom”. Năm 1974, phong trào Weather Underground tự thú là “phong trào kháng chiến, Cộng sản nằm vùng ở Hoa Kỳ”. Năm 1995, ông Bill Ayers đứng ra vận động tranh cử cho ông Obama. Từ 2001 sau khi ông Ayers đóng góp tranh cử 200 Mỹ kim vào quỹ tranh cử tiểu bang Illinois, TNS Obama cắt đứt liên hệ. Không ai có thể chôi bỏ Bill Ayers bạo động nhưng bà Palin nói Obama liên hệ với khủng bố năm 1968 khơi động dư luận trong khi từ chánh quyền Clinton đến chính quyền George Bush liên hệ đến “khủng bố Việt Cộng” từ năm 1995.

Từ năm 1980, đảng Cộng Ḥa và phe bảo thủ đă thắng cuộc bầu cử Tổng thống năm lần nhưng ư nghĩa về phong trào thập niên 1960 vẫn c̣n ám ảnh họ. Năm 1995, lănh tụ đa số Hạ Viện Dick Armey đă xem “tất cả vấn đề của Hoa Kỳ bắt đầu từ thập niên 1960”: giá trị gia đ́nh đổ vỡ, t́nh dục bừa băi, văn hóa suy đồi, không tôn trọng luật lệ. Từ 1970 đến 1990, trí thức cánh tả và bảo thủ vẫn tiêp tục đụng độ về vấn đề đạo đức. Phe bảo thủ vẫn giữ ư kiến đạo đức và chánh trị phải đi đôi với nhau trong khi sau chiến tranh Việt Nam, các hoạt động của CIA ở Á Châu và Phi Châu cũng như sự đối xử với người thiểu số, phụ nữ và người da mầu ở Hoa Kỳ vẫn tiếp tục là đề tài tranh luận trong mỗi mùa bầu cử. Tổng thống John F. Kenedy đắc cử năm 1961 đă khiến những người đảng viên Dân Chủ trẻ tuổi hứng khởi nhưng chánh trị hậu trường của Hoa Kỳ không thay đổi.

Năm 1968, chiến tranh Việt Nam đă là động lực của phong trào phản chiến thập niên 1960. Bốn mươi năm sau chiến tranh Iraq có ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống nhưng phong trào phản chiên đă chết, những sản phẩm của thập niên 1960 như bà Hillary Clinton và ông Obama đă đi vào ḍng chính của chánh trường Hoa Kỳ.

TNS Obama có thể thua

Kỳ tranh luận giữa TNS John McCain – Obama và TNS Joe Biden và bà Thống đốc Sarah Palin không thay đổi con số thăm ḍ ư kiến ở Hoa Kỳ. TNS Barack Obama trên chân TNS John McCain trung b́nh sáu điểm trong các cuộc thăm ḍ ư kiến. TNS John McCain thua ở những tiểu bang có thể quyết định như Florida và vùng Trung Tây. TNS Obama dẫn đầu ở các tiểu bang màu đỏ Florida, New Mexico và Ohio nhưng nói chung cử tri Hoa Kỳ vẫn chưa có quyết định chắc chắn. Trong ṿng một tháng, tùy t́nh h́nh kinh tế hay chiến tranh Iraq, dân Mỹ sẽ quyết định bỏ phiếu cho Dân Chủ (mạnh về kinh tế) hay Cộng Ḥa (mạnh về quốc pḥng). Trong tất cả các cử tri 43% bỏ phiếu cho TNS Obama, 36% bỏ phiếu cho TNS McCain, 20% chưa quyết định. Với số phiếu có thể thay đổi bộ mặt nước Mỹ (swing vote) 28% nghiêng về ông Obama, 26% nghiêng về ông McCain nhưng phần lớn 43% chưa quyết định. Cuộc bâu cử chắc chắn nghiêng ngửa, ứng cử viên thắng bằng một “field goal” như trong trận Football. Thống kê giống hệt như kỳ bầu cử 2004 với ứng cử viên John Kerry luôn luôn dẫn đầu cho đến ngày bầu cử.

Liên danh Obama-Biden có thể thua v́ mầu da là một yếu tố trong kỳ bầu cử tổng thống mặc dù đa số người Mỹ nói mâu da không ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ. Bà Hillary Clinton đang vận động cho ông Obama nh́n thấy thống kê cho biết 15-20% người Mỹ da trắng ở ba tiểu bang có thể quyết định kết quả bầu cử, Pennsylvanira, Ohio và West Virginia cho biết “màu da” là yếu tố quyết định của họ.

Các cuộc thống kê được công bố trên báo và các đài truyền h́nh được thực hiện trên nhóm nhỏ không đại diện cho nước Mỹ, phần lớn người được hỏi không đi làm đa số là Hispanic và da đen c̣n những người phỏng vấn đa số là sinh viên đại học được mướn làm, nhiều khi chỉ gọi cho có lệ và phịa ra những con số cho nên con số thống kê không thể tin hoàn toàn. Cuộc thăm ḍ ư kiến tháng 6 của ABC News cho thấy 20% người da trắng xem yếu tố mầu da quan trọng và 30% cho biết họ vẫn c̣n thành kiên về màu da. Tháng 7, 70% người Mỹ trắng trong cuộc thăm ḍ của NY Times cho biết họ sẵn sàng bỏ phiêu cho người da đen. Dĩ nhiên họ cảm thấy phải nói vậy ở Thế kỷ 21, không cần biết họ nói dối hay không! và người da đen đấy chưa hẳn là ông Obama.

Những người được thăm ḍ hay nói dối cho vừa ḷng người hỏi, thái độ đó được gọi là “hậu quả Bradley” đi từ vụ bầu cử Thống đốc California năm 1982. Tất cả các cuộc thăm ḍ bầu cử cho thấy rằng thị trưởng da đen Tom Bradley dẫn đầu cho đến khi sô phiếu công bố th́ những người ủng hộ vỡ mặt. Các người được phỏng vấn hay thay đổi ư kiến vào giờ chót và những người bảo thủ thường không trả lời các cuộc phỏng vấn. Một vấn đề lớn là những lá phiếu vắng mặt (Absentee vote) gởi bằng bưu điện đóng góp vào sự bất ngờ không tiên liệu được vào phút chót.

Hầu hết những người không bầu các ứng cử viên da đen đều nói rằng họ không kỳ thị nhưng từ 1968 đảng Dân Chủ không lấy được đa số phiếu của người Mỹ trắng. Năm 2000 Phó Tổng thống Al Gore thua TT Bush 12% phiếu Mỹ trắng và TNS John Kerry năm 2004 thua TT Bush 17%. Hậu quả từ chiến thuật của TT Richard Nixon nhắm vào các tiểu bang miền Nam. Muốn đắc cử Tổng thống Mỹ dĩ nhiên TNS Obama cần người Mỹ da đen đi bầu đông đảo nhưng đắc cử hay không, quyết định ấy tùy thuộc vào người Mỹ trắng nhất là những người Mỹ trắng vùng quê, người da trắng vẫn là đa số ở Hoa Kỳ. Năm 2004, 94.2 triệu người Mỹ trắng đi bầu so với 13.5 triệu người da đen,58% người Mỹ trắng bỏ phiêu cho TT Bush, 41% bỏ phiêu cho TNS Kerry.

Năm nay những người da đen cho biết họ sẽ đi bầu đông nhưng cũng giống như những dân thiểu số khác kêu gọi họ đi bầu là cả một vấn đề và riêng năm nay có nhiều yêu tố đi ngược với họ. Sau quyết định vào hôi tháng 4 của Tối Cao Pháp Viện, cử tri phải cần kiểm tra có h́nh, trên thực tế là bằng lái xe hay thẻ thông hành – yếu tố này bất lợi cho người da đen. Ở Louisiana, tỷ lệ dân da đen không có giấy tờ với h́nh 3-4 lân cao hơn nơi khác! 53% người da đen ở quận Milwaulkee không có bằng lái xe.

Người da đen sẽ đi bầu ít hơn các dân khác v́ họ phạm tội nhiều hơn. Đàn ông da đen tội phạm gấp đôi dân Hispanic và sáu lần hơn người da trắng. Trong 2,3 triệu người Mỹ ở tù th́ có đến 882,300 người đen và hai triệu người đă đi tù nhưng vẫn ở t́nh trạng theo dơi. 13.20% người da đen không được đi bầu v́ những trường hợp này như ở Virgina, người tù ra tù phải đợi bẩy năm trước khi làm đơn xin làm cử tri cần bẩy hồ sơ và nhiêu lá thơ bảo lănh cộng thêm là Thống đốc tiểu bang ghi rơ tù nhân đă thay đổi như thế nào. Ở Mississipi trong 155,127 cựu tù nhân từ 1992 đến 2004 chỉ có 107 đơn xin cử tri được chấp thuận. Ở Kentucky v́ luật này cử tri đoàn giảm xuống 24%. Chỉ có Maine và Vermont cho tù nhân bỏ phiêu.

Nếu những con số của các cuộc thăm ḍ ư kiến ở Hoa Kỳ đúng, ngày 4 tháng 11 năm 2008 này TNS Barack Obama người Mỹ da đen đầu tiên sẽ vào Ṭa nhà trắng và ông sẽ gia nhập với các lănh tụ thê giới khác như TT Vladimir Putin ở Nga, TT Hugo Chavez ở Venezuela, các ông Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng ở Việt Nam, sản phẩm của thập niên bạo động 1960.



__________________
Phong trần mài một lưỡi gươm,
Dọc ngang nào biết trên đầu có ai?

Quay trở về đầu Xem manhthuongquan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi manhthuongquan
 
dinhvantan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 September 2003
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 6262
Msg 67 of 69: Đă gửi: 22 October 2008 lúc 7:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn dinhvantan

Người viết Việt Nguyên là ai, ít biết trong làng báo chí
ở hải ngoại . Nếu là người ở trong nước th́ phải lấy tài
liệu ở nước ngoài rồi viết lại .
Tác giả dùng những tài liệu không đúng số liệu . Người
Mỹ da đen là 10% của dân số Mỹ 200 triệu người (theo tài
liệu kiểm tra dân số trong năm 2007) . 1% người phạm tội
phần nhiều là da đen th́ chưa quyết định kết quả của
cuộc bầu cử . Nội cách dùng chữ "hậu quả" Bradley
là đă sai rồi : nếu là thăm ḍ đúng th́ hậu quả của nó
phải là đúng . Hiện tượng Bradley người gọi là hiệu
ứng
, chữ tôi đă dùng trong đề tài mà Oak_HN nêu ra
trước đây . Khi thăm ḍ th́ họ nói ủng hộ Tom Bradley
nhưng đến khi bầu th́ thua v́ người da đen ít chịu đi bỏ
phiếu, . Khác với lần đó, lần nầy là lần bầu cử Tổng
Thống toàn nước Mỹ mà một ứng cử da đen lần đầu tiên ,
như vậy sẽ không có hiệu ứng đó .
Một tờ báo Mỹ cho là t́nh h́nh có thể đổi ngược trừ ra
khi đó bắt được Bin Laden với sợi giây sên xích ở cổ tay
trước ngày 4/11/2008 .
Quay trở về đầu Xem dinhvantan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhvantan
 
tramng77
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 08 September 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 18
Msg 68 of 69: Đă gửi: 23 October 2008 lúc 10:36am | Đă lưu IP Trích dẫn tramng77

Rất cám ơn GiángLong và Manhthuongquan đă post những bài báo rất hay về đồng chí OBAHOA , ít ra th́ cũng giúp mọi người được sáng mắt phần nào về cái thùng rổng kêu to này , nhất là bài của HaNhanVan !  Ai lên làm tổng thống th́ ḿnh cũng vẩn là ḿnh , cơm ăn ngày 2 bửa , nhưng đă đến lúc người tị nạn VN ḿnh nên nhắc cho lảo già Jo Binladen biết rằng chúng ta chưa quên món nợ với lảo là đă cấm cửa dân ḿnh trong quốc nạn 30/4/75 . Thân mến .
Quay trở về đầu Xem tramng77's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi tramng77
 
HoaCai01
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3743
Msg 69 of 69: Đă gửi: 23 October 2008 lúc 11:01am | Đă lưu IP Trích dẫn HoaCai01

Bài của VietNguyen và các người khác SAI nhiều quá, lăo HC không có th́ giờ sửa chữa .

HC

 



__________________
Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
Quay trở về đầu Xem HoaCai01's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi HoaCai01
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 4
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 2.7148 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO