Msg 1 of 1: Đă gửi: 04 June 2007 lúc 8:49pm | Đă lưu IP
|
|
|
Danh nhân văn hoá thế giơí Nguyễn Trăi với Kinh dịch
Hoa thám
( Phần I)
Nguyễn Trăi là khai quốc công thần dưới triều Lê sơ. Người đă thảo “ B́nh ngô đại cáo”, một thiên cổ hùng văn bất hủ của dân tộc ta. Là một danh nhân văn hoá thế giới, năm 1980 thế giới đă tổ chức kỷ niệm 600 năm ngày sinh của ông.
Trong “ Nhị Khê Nguyễn tộc thế phả” viết: Tổ tiên Nguyễn Trăi ở xă Chi Ngạn, huyện Phượng Sơn (tức Phượng Nhăn, thuộc trấn Kinh Bắc) nay là huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Vào thế kỷ XIV, triều vua Trần Phế Đế (Hiện), gia đ́nh ông dời đến cư trú ở làng Nhị Khê, tổng Cổ Hiền, huyện Thượng Phúc, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam thượng, (nay thuộc xă Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây). Nguyễn Trăi, hiệu Ức Trai, sinh năm Canh Thân (1380), cha là Nguyễn Ứng Long (tức Phi Khanh). Mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán (cháu bốn đời của Thái sư Trần Quang Khải).
Ngày 28 tháng 2 năm Canh th́n (1400), Hồ Quư Ly cướp ngôi vua Trần Thiếu Đế (Án), nhà Minh lấy cớ đó đưa quân sang xâm lược nước ta. Tướng quân Minh là Trương Phụ bắt cha con Hồ Quư Ly giải về Trung Quốc, chúng bắt theo cả Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trăi cùng Nguyễn Phi Hùng đến ải Nam Quan để tiễn biệt cha. Cha khuyên ông nên trở về “báo quốc, trả thù nhà!”. Theo lời cha, trên đường trở về th́ ông bị quân Minh bắt giam lỏng ở thành Đông Quan (Hà Nội), tướng giặc Minh là Hoàng Phúc nhiều lần mua chuộc, dụ dỗ ông ra làm quan phục vụ mưu đồ đô hộ của giặc ngoại xâm. Với ḷng yêu nước, thương dân thiết tha ông không phản bội lại tổ quốc, thà chịu cảnh sống nghèo khổ bằng nghề dạy học để chờ thời cơ:
“ Góc thành Nam lều một gian,
No nước uống, thiếu cơm ăn.
Con đ̣i trốn, dường ai quyến,
Bầy ngựa gầy, thiếu kẻ chăn
Ao bởi hẹp ḥi khôn thả cá,
Nhà quen xú xứa, ngại nuôi vằn.
Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải.
Góc thành Nam, lều một gian”.
( Nguyễn Trăi toàn tập, Quốc am thi tập, Thủ vĩ ngâm)
Sau Nguyễn Trăi đă cùng Trần Nguyên Hăn trốn thoát khỏi thành Đông Quan vào theo nghĩa quân Lam Sơn. Ông đem B́nh ngô sách dâng lên cho Lê Lợi. Nội dung của B́nh Ngô sách không bàn đến cách đánh thành mà chỉ chú ư vào việc thu phục ḷng người. Lê Lợi coi B́nh ngô sách là kim chỉ nam trong việc hoạch định sách lược, chiến lược chỉ đạo nghĩa quân Lam Sơn chống giặc Minh. Ngày 2 tháng giêng năm Mậu Tuất (ngày 7 tháng 2 năm 1418). Lê Lợi xưng là B́nh Định Vương phất cờ khởi nghĩa, mở đầu cuộc kháng chiến chống quân Minh kéo dài suốt 10 năm gian khổ, nằm gai nếm mật, vào sinh ra tử, quân sư Nguyễn Trăi luôn ở bên cạnh Lê Lợi bàn mưu định kế đánh quân Minh xâm lược. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ đó, nghĩa quân dùng lối đánh du kích tiêu hao sinh lực địch, “Vây thành diệt viện” đă làm cho quân Minh khốn đốn ở thành Đông Quan phải cầu thêm quân cứu viện. Nhà Minh sai tướng An Viễn Hầu Liễu Thăng dẫn 10 vạn quân và Kiềm Quốc Công Mộc Thạch dẫn 5 vạn quân theo hai đường sang cứu viện. Trước thế giặc to lớn Nguyễn Trăi bàn với Lê Lợi cử Đại Tư Đồ Trần Nguyên Hăn hạ thành Xương Giang trước khi viện binh của Liễu Thăng đến. Sau đó, đưa quân mai phục ở Chi Lăng. Ngày 20 tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), nghĩa quân đă chém đầu Liễu Thăng ở núi Mă Yên, làm nên chiến thắng Chi Lăng đánh bại 10 vạn viện binh của nhà Minh, đạo quân của Mộc Thạnh nghe tin 10 vạn quân bộ bị nghĩa quân Lam Sơn đánh bại, Liễu Thăng bị chém mất đầu nên quân của Mộc Thạch không đánh tự tan. Vương Thông bị bao vây trong thành Đông Quang, cùng kế phải xin hoà.
Ngày 15 tháng 4 năm Mậu Thân (1428), cuộc kháng chiến chống quân Minh của nghĩa quân Lam Sơn đă giành được thắng lợi hoàn toàn. Lê Lợi lên làm vua lấy niên hiệu Thuận Thiên, Quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Kinh - Thăng Long ( Hà Nội). Nguyễn trăi được Vua Lê Thái Tổ uỷ thác đă thảo chiếu “B́nh ngô đại cáo” (đây là bản Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của Việt Nam trong lịch sử chống giặc ngoại xâm).
10 năm cùng vua Lê Thái Tổ lănh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh, ngoài việc vạch sách lược, chiến lược, Nguyễn Trăi c̣n là một nhà ngoại giao tài t́nh, giao thiệp với quan quân nhà Minh xâm lược. Nội dung các thư tịch của Nguyễn Trăi c̣n lưu lại cho ta thấy nhiều lần ông vận dụng học thuyết Chu Dịch, âm dương ngũ hành để thực hiện kế sách đối ngoại giành thắng lợi trên mặt trận ngoại giao của nghĩa quân Lam Sơn trước một kẻ thù lớn mạnh rất mưu mô và xảo quyệt. Trong bài “Đầu mục nước An Nam kính gửi các tù tướng của thiên triều” (triều Minh), Nguyễn Trăi viết: “ Kinh Dịch có câu rằng: “Quân đi phải có kỉ luật, nếu không có kỷ luật th́ dẫu phải cũng gặp sự không hay”. Ư là Nguyễn Trăi nhắc đến quẻ Sư là một trong 64 quẻ Kinh Dịch do hạ Khảm
thượng Khôn hợp thành, h́nh quẻ là , tên là quẻ Sư, tượng trưng cho “binh chúng” (quân đội). ư nghĩa của quẻ Sư là ở chỗ nêu ra quy luật “dụng binh”. Lời quẻ nhấn mạnh hai nguyên tắc:
Một là: Tiền đề của việc dụng binh là “chính” (Chính nghĩa), tức là cho rằng “nhân nghĩa chi sư” (quân đội nghân nghĩa) “năng dĩ chúng chính” (có khả nắngử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ chính nghĩa) th́ có thể “độc thiên hạ nhi dân ṭng chi” (dù khiến thiên hạ phải khổ mà dân vẫn theo) (lời Thoán truyện).
Hai là: Ra quân thắng hay bại mấu chốt là ở chỗ chọn tướng có xứng đáng hay không. Cho nên ắt phải dùng bậc “trượng nhân” hiền minh th́ mới có thể được cát lợi. Sáu hào trong quẻ lần lượt nêu ra các yếu lĩnh về các mặt trong việc dụng binh. Hào Sơ lục nói về sự cần thiết về kỷ luật quân đội phải rất nghiêm minh. Hào Cửu nhị vạch rơ điều kiện để chủ soái thành công. Hào Lục tam tŕnh bầy về bài học thất bại. Hào Lục tứ chỉ rơ t́nh trạng triệt quân rút lui. Hào Lục ngũ nói về tiêu chuẩn chọn tướng của “quân chủ”. Hào Thượng lục thể hiện pháp tắc xét công ban thưởng. Từ yếu lĩnh dụng binh mà quẻ Sư vạch ra, quẻ Sư thật đáng gọi là một bộ cương lĩnh chung về binh pháp cổ đại. Nếu từ nguyên tắc dụng binh là phải có tính chính nghĩa mà xét, th́ lại có thể coi đó đều tóm tắt quan trọng nhất trong tư tưởng chiến tranh của Chu Dịch. Tuân Tử - Nghị binh nói: “Việc binh ấy là để ngăn bạo trừ hại. Chứ chẳng phải là tranh đoạt”. Trong Hào Sư lục quẻ Sư, là hào âm ở ngôi đầu tiên dưới quẻ, lời hào nói: “Sư xuất dĩ luật, phủ tang, hung”. Có nghĩa là: Ra quân phải dùng pháp luật hiệu lệnh để ước thúc, kỷ luật quân đội không tốt ắt có sự hung hiểm (nguy hiểm chẳng lành). “Phủ tang” nghĩa như “bất thiện”, có nghĩa là không tốt. “Phủ” đây nghĩa như “bất” (chẳng). “Tang” như “thiện”, có nghĩa là tốt. Đây là thuyết minh về hào Sơ lục ở chỗ bắt đầu của quẻ Sư, tượng trưng cho quân đội mới bắt đầu xuất phát, nên nhắc nhở là phải nghiêm minh quân pháp. Nếu không ắt sẽ “hung” (chẳng lành). Sư là quẻ bàn về cách dùng binh. Đánh trận không phải tṛ đùa vui, mạnh ai nấy làm, mà phải có quân kỷ. ( C̣n nữa )
|