Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 220 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Dạo Tứ Phủ Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 1 of 4: Đă gửi: 28 April 2005 lúc 12:03am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

CUỘC ĐỜI HAI MẶT -NHƯNG MỘT NIỀM TIN
Để tưởng nhớ thầy Phạm Văn Kiêm, cung văn Tín ngưỡng thờ Tứ phủ với nghi lễ Hầu đồng LÊ Ylinh, hiện đang làm luận án tiến sĩ tại trường đại học Paris IV, Sorbonne Bài báo in trong « Cahier de musique traditionnelle », « Histoires de vies », Genève, 2002. « Tập san âm nhạc cổ truyền », số đặc biệt trên chủ đề « Đời nghệ sĩ », xuất bản tại Genève năm 2002. Tác giả lược dịch từ bản tiếng Pháp Lời mở đầu Về tín ngưỡng tứ phủTín ngưỡng thờ Tứ phủ và h́nh thức lên đồng Hầu-bóng (hoặc Hầu-đồng) là một tín ngưỡng của cộng đồng người Việt, tồn tại song song cùng với việc thờ Phật (ḍng đại thừa), và những tín ngưỡng khác. Chúng ta có thể nói rằng người Việt ởđâu là có một cộng đồng thờ Tứ phủ ở đó (Bắc, Trung, Nam, Lào, Pháp, Mỹ…) nhưng phạm trù nghiên cứu của chúng tôi chỉ giới hạn ở miền Bắc Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội và Nam Định. Thầy Phạm Văn Kiêm, chủ đề chính của bài viết, là một trong những cung văn tại Hà Nội. Tín ngưỡng thờ Tứ phủ (c̣n có tên khác là thờ Mẫu) có một hệ thống thần linh tương đối phức tạp, thuộc về bốn phủ Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc. Mỗi vị thần linh thuộc một phủ được tượng trưng bằng một hệ thống mầu sắc (khăn áo, trang sức, lễ vật…), một hệ thống âm nhạc (điệu, nhịp…). Mỗi vị thần linh được phân biệt bằng các cửchỉ lúc giáng trần (múa, cử chỉ, dáng bộ), và bởi phần âm nhạc (lời hát, bài hát). Mỗi vị thần, thánh có một sự tích, một khả năng, một câu truyện riêng của từng vị, tất cảđược tổ chức và sắp đặt có lớp lang, có trên dưới. Cách sắp đặt các vị thần tương đối gần gũi với tổ chức của một triều đ́nh. Những người theo đạo thờ Tứ phủ (có căn) có nhiệm vụ phải tổ chức lễ thường là mỗi năm một lần, (nhất niên nhất lễ). Trong mỗi buổi lễ, người hầu đồng xin linh hồn của các chư vị trong Tứ phủ về giáng vào người hầu đồng (gọi là ghế quan). Người hầu đồng được nhập linh hồn từng vị thánh vào ḿnh, làm việc quan, ban lộc cho công chúng rồi thăng. Xin nhắc rằng với người có căn chính thống, việc phải sửa lễ hầu thánh là việc họ cảm thấy bắt buộc phải làm, như một nhiệm vụ chứ không phải nhằm mục đích khoe mẽ. Trong mỗi buổi hầu đồng (từ bốn đến sáu tiếng tuỳ người), khoảng độ hai mươi đến ba mươi vị thánh giáng xuống người hầu đồng. Mỗi buổi lễ chỉ có một người hầu (ở miền Bắc), mỗi một vị thánh giáng được gọi là một giá đồng. Các vị thánh giáng, mặc dù thay đổi theo mỗi người hầu, nhưng nhạc hát kèm theo phải theo một tôn ti trật tự của cấp bậc từng vị thần linh trong điện thờ.
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 2
Cung văn là người hát để dẫn nhịp cho mỗi buổi lễ. Lúc hát để theo lễ, cung văn đó gọi là Văn-hầu. Nhưng một người cung văn hoàn hảo và chính cống c̣n phải biết hát Văn-thờnữa. Trong tất cả các công tŕnh nghiên cứu về tín ngưỡng Tứ phủ và nghi thức hầu bóng, chưa có nhà nghiên cứu nào nêu nên sự khác nhau giữa Văn-hầu và Văn-thờ. Thậm chí khái niệm Văn- thờ cũng hiếm người nêu đến, mặc dù đó là điều đầu tiên cung văn đề cập đến khi họ nói về nghề của ḿnh. Tất nhiên, việc phân biệt này chủyếu đề đạt đến quan hệ giữa lễ giáo và âm nhạc. Cũng có thể v́ lí do này, các nhà nghiên cứu chưa đề cập đến khía cạnh đó. Vai tṛ của cung văn Chúng tôi muốn nhấn mạnh trên một khái niệm, thường được hiểu nhầm cho đến nay người theo đạo Tứ phủ, quần chúng ngoại đạo, và kể cả một vài nhà nghiên cứu, đó là vai tṛ của cung văn. Có lẽ là do từ Ông thầy trong tiếng Việt, thường hay bị mọi người hiểu nhầm là Thầy cúng để dẫn buổi lễ, nhưng theo chúng tôi, chữ thầy này chỉ để chỉ đến vai tṛ âm nhạc của cung văn. Để thấy được sự khác nhau này, chỉ cần thấy trong thực tế, nếu người cung văn nào biết về cúng bái, hay được mời đi làm thấy cúng, thầy bói, thậm chí thầy phù thuỷ. Nhưng ngược lại, những người hành nghề thầy bói hoặc thầy cúng không bao giờ có thể làm được cung văn. Lúc hát văn thịnh vượng (một số bằng chứng do các cung văn kể lại vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20), để chọn được những cung văn giỏi nhất, những cuộc thi hát văn (hát Văn-thờ) được tổ chức thường xuyên. Trong những cuộc thi này công văn không c̣n phải hát theo tiến tŕnh của buổi lễ, mà chỉ hoàn toàn biểu lộ tài năng âm nhạc của ḿnh. Bởi v́ để học nghề cung văn, việc khó nhất là đào tạo để phát triển khả năng âm nhạc là chính, thứ mới đến học hỏi về các nguyên tắc lễ bái. Chỉ cần quan sát một buổi lễ là có thể thấy được sự khác nhau này. Hơn nữa, mặc dù được gọi là ông thầy, cung văn không bao giờ coi ḿnh là chủ tŕ buổi lễ. Vai tṛ của họ cũng ngang hàng như những người khác (hầu dâng chẳng hạn), họ dâng văn cho Tứ phủ, cùng với những người khác lo cho buổi lễ được tiến hành trong một nghi thức quy định. Họđược đồng đền (thay mặt cho người hầu hôm đó) trả tiền để đến hát, được thánh ban lộc. Lúc thầy Kiêm hát cho bác Kiêm gái đang hầu, thầy vẫn xưng “lạy quan, xin cho con được hưởng ân sủng của quan” Một người cung văn có thể có căn tứ phủ (có đồng), có thể không. Môi trường nghiên cứu Từ thời đổi mới, đầu những năm 90, nhà nước có nới dần luật lệ, để cho các tín chủ được tổ chức lễ bái nhẹ nhàng, chứ không cấm ngặt nghèo như trước. Nhưng vào năm 1986, khi tôi bắt đầu nghiên cứu tín ngưỡng thờ Tứ phủ và nghi lễ hầu bóng, nghi lễ này vẫn c̣n bị nghiêm cấm, v́ được coi là mê tín dị đoan. Hơn nữa trong cộng đồng những người theo đạo, vấn đề cũng rất tế nhị và khó khăn. Một mặt họ sợ
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 3
bị phạt và bắt bớ (tôi là cán bộ của Viện Nghiên Cứu, là cơ quan nhà nước), mặt khác, họ sợ những người ngoại đạo, v́ không hiểu hết tín ngưỡng, chế giễu họ, thậm chí khinh bỉ và nhạo báng tín ngưỡng của họ. Cũng cần phải nói rằng thái độ nhạo báng của những người ngoại đạo không phải là không có căn cứ. Kể cả trong hàng ngũ những người theo đạo, từ xưa đến nay vẫn có sự phân biệt những người thật sựcó căn, có nợ với tứ phủ (có ḷng tin thật sự), và một phần tín đồ theo đ̣i, để khoe giàu khoe của, hoặc để đua đ̣i nhảm nhí. Những người “đồng đua, đồng đ̣i” làmcho công chúng có cái nh́n nhạo báng chung cho tín ngưỡng. Dần dần, khi các bác các cô biết rằng tôi chỉ quan tâm chủ yếu đến vấn đề âm nhạc, họ bắt đầu tin tưởng tôi hơn. Họ bắt đầu cho tôi tên tuổi của một số cung văn c̣n đang hành nghề. Cũng cần biết rằng kể cả giữa những tín đồ mộ đạo nhất, không phải ai cũng hiểu biết và có thể giải thích được rành rẽ về bài hát, về điện thờ, về sựtích các vị thánh. Bố tôi, nhạc sĩ, giới thiệu cho tôi ông Lương N.D., là một tín đồ có hiểu biết và có điện riêng ở nhà. Hơi có nét nữ tính, chạc tuổi bốn mươi, vẫn độc thân, ông Lương bảo tôi “ cô phải đến gặp cụ Kiêm chùa Vua, chỉ c̣n cụ là biết nghềthật sự, có truyền thống”. “Thầy ở đâu ?”. “trong chùa Vua gần chợ trời”. Tôi không c̣n nhớ ấn tượng lần gặp thầy đầu tiên. Nhưng chỉ nhớ rằng, mặc dù thầy ở tận trong sâu một ngơ hẻm, mọi người đều biết thầy. Bọn trẻ con dẫn tôi vào tận sân nhà. Trong toàn bộ thời gian được thầy dậy dỗ, tôi không dám hỏi ǵ về thầy cả, mà chỉ hỏi về nghề thôi. Rất nhiều thông tin về đời tư của thầy, tôi chỉ có được sau này, do các con thầy cho tôi, sau khi thầy mất. Trong ba năm, từ 1986 đến 1989, tôi được theo thầy đi dự rất nhiều buổi lễ hầu đồng ở các đền phủ xung quanh Hà Nội và thậm chí ở các điện tư nhà riêng. Tôi được gặp các thầy Kha, thầy Giáp, cụ Phán, ba cung văn hay đi cùng với thầy Kiêm. Với những phưong tiện ít ỏi tự tạo, tôi được ghi âm toàn bộ những buổi lễ mà các thầy cho phép tôi tới và ghi âm, nhưng không một ai muốn tôi đến phỏng vấn và học nghềnhư thầy Kiêm chấp nhận cho tôi làm. Ngoài ra, thầy Bùi Trọng Đang gốc Nam Định và cụ Thanh Lâm ở Nam Định trước khi mất, cũng cho phép tôi đến ghi âm một sốbuổi. Nhưng cả hai thầy đều nói với tôi rằng chỉ hát cho tôi những ǵ các thầy c̣n nhớ được thôi, chứ không c̣n hành nghề nữa. Thầy Phạm Văn Kiêm, tiểu sửToàn bộ cộng đồng tín đồ theo thờ Tứ phủ ở Hà Nội, Nam Định, thành phố HồChí Minh đều nhất chí công nhận rằng thầy Kiêm là người thông thạo và giỏi nhất trong các cung văn. Năm 1986, khi tôi mới biết thầy, thầy đă ngoài 65 tuổi. Sinh ngày 19 tháng 8 năm 1921, tại Mỹ- hào, Hải - hưng, thầy Kiêm là con cảcủa một gia đ́nh có bốn người con. Cụ thân sinh ra thầy biết chơi đàn nguyệt và đàn tỳ bà, nhưng không hành nghề âm nhạc. Thầy chủ yếu tự học là chính. Từ năm mười một tuổi, thầy đă cắp tráp theo hầu các cung văn đi khắp các đền phủ.
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 4
Năm 13 tuổi, thầy về Hà Nội và bắt đầu theo học nghề với cụ CảMă. Mới mười bảy tuổi thầy đă được bổ làm cung văn chính ở phủ Tây Hồ, một trong những phủ chính tại Hà Nội. Khắp các dịp dẫn tiệc, lễ bái, hầu tự … không ngày nào là thầy là thầy không có dịp hát hầu Thánh và hầu Tứ phủ. Thầy làm cung văn ở phủTây Hồ cho đến năm 1954, lúc mà nhà nước có lệnh cấm hát văn, liệt tín ngưỡng thờTứ phủ vào hàng mê tín dị đoan. Thầy lập gia đ́nh với cụ Kiêm gái ngày 12 tháng 7 năm 1939, có bảy người con, bốn người con trai và ba người con gái. Nhưng không một ai có đồng, cũng không có ai nối dơi thầy làm nghề cung văn. Trước năm 1954, thầy cùng các bạn đồng đi hành hương khắp các đền phủ và hát dâng nhạc lên Tứ phủ. Quanh năm, thầy được mời đi hát ở khắp những đền phủnổi tiếng nhất ở miền Bắc: Đông Cuông, Tuần Quán, Phủ Giầy, Đền Ṣng, Đền Cửa ông v.v… Lúc hoà b́nh về, thầy làm việc với nhóm nhạc Lim lan, rồi chuyển sang nhà hát cải lương Chuông-vàng từ năm 1960 đến năm 1964. Từ năm 1965, thầy về làmhẳn ở đoàn tuồng bắc trung ương cho đến năm 1981, lúc 60 tuổi thầy về hưu. Trong suốt giai đoạn này, mặc dù điều kiện hành nghề khó khăn, nhưng thầy vẫn miệt mài trau dồi văn và tay đàn, tay hát, dù không được công nhận chính thức, nhưng thầy vẫn giữ được lễ để hát vào những dịp dẫn tiệc hoặc hầu tại nhà tư, mỗi tháng mấy lần. Đất nước vừa thống nhất, cộng đồng tín chủ di cư vào Nam, ngưỡng mộ tài năng của thầy, mời thầy vào hát văn ngay từ năm 1976, mặc dù điều kiện được hội họp và đàn hát cũng vẫn bị hạn chế ngặt nghèo. Thầy mất năm 1998 tại Hà Nội. Cuộc sống thường ngày của thầy Nhà thầy ở sâu trong một ngơ hẻm, một căn nhà b́nh thường như biết bao căn nhà tại Hà Nội. Căn nhà có hai tầng, h́nh chữ L. Hai cụ Kiêm sống với tất cả con cháu trong nhà đó. Khi các anh con trai lập gia đ́nh, th́ cũng ở lại với hai cụ. Bàn thờTứ phủ được đặt ở pḥng đẹp nhất trên gác. Bên phải điện thờ là một pḥng nhỏ, nơi thầy ngồi đàm đạo, hoặc chơi đàn. Cạnh đó là pḥng của hai ông bà. Ngày rằm vàmồng một, bà luôn để hoa tươi và quả tươi cúng trên điện. Tôi chỉ được dự một buổi lễ duy nhất tổ chức tại điện ở nhà, đó là lần cụ Kiêm gái hầu. Lần đó là lần đầu cụcho phép tôi được thu thanh trong buổi lễ. Về sau, những buổi lễ khác mà thầy cho tôi đến dự trong ṿng mấy năm sau đều làm ở nơi khác, trong đó rất thường được làm bên chùa Vua. Một lối đi nhỏ luồn lách qua mấy nhà bên cạnh lối sân nhà thầy với cửa sau của chùa. Lối đi bí mật này c̣n được dùng như đường thoát chẳng may lúc đang hầu mà có kiểm tra của công an phường. Cuộc sống hàng ngày của thầy được điểm nhịp bằng việc theo lịch dẫn tiệc của các chủ vị trong tín ngưỡng thờ Tứ phủ. Chủ yếu thầy dâng văn thờ vào dịp ngày rằm, mồng một, và những ngày dẫn tiệc của các Thánh. Vào dịp tiệc một vị thánh, cụ
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 5
bà bầy biện bàn thờ và cụ ông mặc áo the, khăn xếp, ngồi trước điện thờ và hát văn của vị Thánh đó. Thường thầy chỉ có một ḿnh. Thầy ngồi xếp bằng tṛn trước bàn thờ, tay nâng đàn nguyệt, miệng hát, c̣n cái que gơ phách kẹp giữa hai ngón chân đểđiểm nhịp bằng phách. Lúc ngơi tay đánh đàn, thầy dùng chuông và mơ để giữ nhịp cho bản nhạc. Không khi nào thầy quên hoặc lơ là được dịp dâng văn thờ hàng tháng, như một nhiệm vụ phải hoàn thành cho ḷng thầy được thanh thản. Nhưng để có thể tồn tại được về mặt hành chính, thầy đi làm như mọi người khác. Thầy không nói bao giờ, nhưng qua ư gần xa trong những cuộc nói chuyện với thầy, tôi hiểu rằng từ lúc việc lễ bái bị cấm đoán, thầy và các đồng nghiệp của thầy phải đi làm chính thức ở một cơ quan nhà nước, cho có được một tư cách chính thức đối với chính quyền. Việc ở những nhà hát đó th́ cũng tương đối nhàn hạ, một tuần phải có mặt hoặc đi diễn vài buổi, để có được một chân cán bộ nhà nước, là điều bắt buộc trong hoàn cảnh lúc đó, và có được một số luơng bổng tối thiểu như mọi người. Nhưng số lượng ấy th́ làm sao nuôi nổi một gia đ́nh với bẩy người con. Thầy đi hát văn cho khắp những tín chủ làm lễ hầu đồng và đủ để sống với nghề tay trái này, nuôi đủ bảy người con trưởng thành và thành đạt. Những tháng bận rộn nhất là sau rằm tháng giêng cho đến hết tháng hai ta, sau đó đến tháng sáu, tháng bảy , tháng tám, tháng chín. Trong những tháng cao điểm, có khi thầy đi hát đến ba bốn lần một tuần. Cuộc đời và sự nghiệp Thầy chưa bao giờ nói với tôi rằng thầy có đồng, cả cụ bà cũng thế. Sau này tôi mới biết được rằng thầy có đồng từ lúc c̣n rất trẻ (trước khi trưởng thành, 18 tuổi). Theo như tôi được biết, trong tất cả những cung văn c̣n sống cùng thời với thầy m à tôi đă gặp, chỉ có thầy là có đồng mà thôi. Theo lệ, mỗi năm thầy hầu bốn vấn. Trong thời gian chiến tranh và sau này, lúc thầy đă lớn tuổi, th́ thầy hầu nhất niên nhất lễ, hoặc có thể đến hai lần. Khi thầy hầu, các cụ Giáp, Kha và Đán hát cho thầy. Tuy nhiên những điều này là về sau tôi mới được biết, chứ trong ṿng bốn năm cắp máy ghi âm đi theo thầy thu thanh các buổi lễ, chưa bao giờ thầy cho phép tôi đến dự khi thầy hầu. Lần nào cũng vậy, thầy nói với tôi lúc đă hầu xong, với một lời giải thích nào đó để nói rằng thầy không mời tôi đến được. Lần duy nhất tôi được dựlà lúc thầy làm lễ cho một cô thiếu niên mới ra đồng lễ Tứ phủ tŕnh đồng. Trong buổi lễ đó, không những thầy chỉ giữ vai tṛ cung văn như thường lệ, mà thầy c̣n là chủbuổi lễ nữa. Có lẽ rằng thầy cho phép tôi đến dự v́ nghĩ là ít nhất tôi cũng cần phải được đi dự buổi lễ Tứ phủ tŕnh đồng. Đây cũng là lần duy nhất tôi được dự một buổi Tứ phủ tŕnh đồng trong suốt quá tŕnh nghiên cứu. Trong năm đầu tiên, khi tôi mới biết thầy, mặc dù thầy chấp nhận cho tôi được tới nhà và bàn chuyện hát văn thường xuyên, thỉnh thoảng thầy cho đi lễ cùng thầy, nhưng tôi không được phép thu thanh bằng máy. Thầy giữ tương đối lâu một khoảng cách nhất định. Thế rồi dần dần, thầy gọi tôi bằng con, và giới thiệu tôi với các cụ lúc đi lễ là «đây là con gái nhận của tôi, nó theo học nghề hát văn». Kể từ lúc đó tôi mới
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
thiennhan
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 November 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 634
Msg 2 of 4: Đă gửi: 28 April 2005 lúc 12:03am | Đă lưu IP Trích dẫn thiennhan

Page 6
bắt đầu thực sự làm việc và học nhịp, học hát, đủ để có thể nghe và phân biệt được các sắc thái của nghề. Mỗi cung văn phải học hàng năm bẩy năm để có thể biết theo một cuộc hầu: phải biết các thể lệ lễ bái, tích của các chư vị, lời văn, lúc nào hát câu ǵ, để dẫn và theo cuộc lễ. Ngoài việc phải thuộc hết các văn và các điều để hát ra, cung văn nào cũng phải biết chơi một trong những nhạc cụ: đàn nguyệt, mơ, chuông, phách. Nghệ thuật hát văn chỉ học theo truyền khẩu, chứ chả bao giờ có trường lớp, hay sách ghi. Thầy kể cho tôi rằng, lúc thầy bắt đầu học nghề, cũng như các học tṛ khác, thầy phải cắp tráp theo hầu các cụ trước, «tiên học lễ, hậu học văn». Thế rồi thầy được cầm nhịp, để đệm cho các cụ hát. Dần dần, các cụ mới cho phép hát đệm theo các cụ, thế rồi thay vào chỗ các cụ lúc các cụ nghỉ lấy hơi. Thầy Kiêm theo dần từng bước như thế, vào được làng nghề. Khi bắt đầu, các tṛ bắt đầu học bằng cách tập các điệu chính của văn hầu (phú, dọc, cờn, xá) và cách xử lư lời văn vào từng điệu để hát văn hầu. Lúc mới học th́ ai cũng phải học kiểu hát chân phương, không lèo lá. Rồi sau đó là học đàn nguyệt (cung văn phải giữ nhịp và đệm cho hát bốn năm tiếng đồng hồ không nghỉ, nên ngón đàn phải thật là điêu luyện và sắc sảo để theo và biến tấu). Thầy Kiêm đă đạt được tŕnh độ điêu luyện để giữ vai tṛ cung văn chính ở phủ Tây Hồ khi thầy chưa được 18 tuổi. Thế rồi thầy ra đồng và tiếp tục làm cung văn. Nhưng thầy không chỉ dừng ởmức cung văn hát cho các đệ tử hầu. Thầy đi sâu vào t́m hiểu văn cổ, t́m hiểu lề lối hát, đặt ra những lời mới, sưu tập các văn cổ, học hát văn thờ và đi thi văn ngay từngày c̣n niên thiếu. Năm hai mươi tuổi, thầy đạt được giải nhất, thầy vẫn c̣n nhớ và kể cho tôi nghe rằng phần thưởng chỉ là một vuông lụa đỏ thôi, nhưng đây là lần đầu, niềm tự hào thật là lớn lao với một cung văn c̣n trẻ tuổi. Được đà, thầy càng say sưa đi vào t́m hiểu nghệ thuật hát văn đến tận nguồn cội, được toàn bộ đồng nghiệp kính nể và tôn làm cung văn đàn anh, để trở thành người thầy lớn nhất trong làng cung văn ở miền Bắc. Có một điều mà tôi sẽ đi sâu t́m hiểu kỹ trong luận văn đang thảo, nhờ thầy mà tôi khám phá ra. Thật ra, một số công tŕnh nghiên cứu cho đến nay, phiến diện bởi nhiều lí do, không nêu được vấn đề một cách chính xác và rơ nét để tiện tra cứu. Phát hiện này vô cùng quan trọng, v́ nhờ vào phạm trù âm nhạc mà chúng ta có thể hiểu ra nhiều vấn đề trong việc nghiên cứu tổng thể của tín ngưỡng. Không chỉhát hầu Tứ phủ, thầy Kiêm (và các cung văn giỏi) c̣n biết «chế tạo» ra những vịthánh mới. Chẳng hạn, theo như thầy kể lại cho tôi nghe, nhiều lần khi thầy đi hành hương, đến một làng nào đó, có vị thành hoàng làng với một sự tích, hoặc trong đ́nh làng có một bản văn. Thầy Kiêm, trên cơ sở truyền thuyết hoặc bản văn đó, sáng tác và đặt làn điệu hát văn, để thành một bản văn thờ. Ở làng quê Việt Nam, khi có một số phận khác người, hoặc một người nào đó có công với dân với nước, dân làng bắt đầu bằng sự mến phục, khâm phục, tôn vinh và hiển thánh. Một ông thầy đồ của làng làm một bài văn tế, lưu ở đ́nh làng. Có bận thầy Kiêm đi hành hương, người gác
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 7
đ́nh, kính trọng sự uyên thâm của thầy, bèn khoe với thầy bản văn cống hiến cho vịthần làng đó. Thầy Kiêm, dựa trên bản văn, hát vào làn điệu hát văn. Và từ đó, các cung văn có thể dâng văn trên bản văn thờ đó vào ngày dẫn tiệc của vị thần đó hoặc vào dịp lễ hội của làng. Cứ dần dần như thế, bộ sưu tập của thầy Kiêm ngày càng nhiều các bản văn, các sự tích của các vị thần ở khắp các vùng miền Bắc. Nếu có đồng nghiệp nào muốn trau dồi học hỏi, thầy Kiêm cho văn, bày điệu. Chính v́ thế mà thầy trở thành người được ngưỡng mộ nhất trong làng cung văn ở thế hệ ḿnh, không những thông thuộc lề lối cổ, mà c̣n phát triển nghệ thuật hát văn để đạt đến đỉnh cao của sự sáng tạo trên nền tảng những hiểu biết mà các lớp đàn anh để lại. Ngược lại, khi nói về lịch sử nghệ thuật hát văn, thầy không quan tâm bằng khi nói chuyện về kỹ thuật hát và đàn. Thầy cho rằng nhạc này là nhạc thiêng, nhạc lễ. Không có lễ th́ không có thể có nhạc, nhạc chỉ là một trong những cấu trúc của lễ Tứphủ. Thầy vẫn thường nói với tôi là không hiểu tại sao lại có những nhà nghiên cứu in sách ra, lược lời văn, mà không có giải thích, không có tŕnh bầy, th́ làm sao người ngoại đạo có thể hiểu được nghệ thuật hát văn. Khi cuộc chiến tranh ở vào giai đoạn khốc liệt nhất, âm nhạc truyền thống sống vật vờ, không được đặt đúng vị trí và giá trị của nó. Từng lớp học sinh, sinh viên được đi ra nước ngoài đào tạo ở Liên Xô, Trung Quốc, ở CHDC Đức… Họ mang vềnước một nền giáo dục kinh điển của âm nhạc châu Âu, một nền âm nhạc hoàn thiện, hoàn mỹ, với hệ thống lư thuyết và lư luận chặt chẽ, những yếu tố về lư thuyết, vềlịch sử rơ ràng, khúc triết, minh bạch… Trong cả giai đoạn đó 1954-1980, âm nhạc dân tộc bị coi nhẹ, đưa xuống hàng thứ yếu, bị coi là « âm lịch », « không chính xác», «truyền miệng», v.v… Một số nhà nghiên cứu cũng cất công t́m hiểu và ghi âm một số thể loại nhạc dân gian bằng hệ thống ghi âm cổ điển châu Âu là chủ yếu, trên đó có thêm vào một số khái niệm để dung hoà cho đúng nhịp, điệu, ngón chơi … Những tín ngưỡng lên đồng hoàn toàn bị cấm, gần như không có nhà nghiên cứu nào thực sựkhởi điểm nghiên cứu hát chầu văn. Với thầy Kiêm, khi thầy đi làm ở dàn nhạc nhà hát cải lương, hoặc nhà hát tuồng, những khám phá mới làm cho thầy bị băn khoăn rất nhiều. Trong một lần nói chuyện, thầy bảo tôi «người ta cứ nói rằng hát văn là không có điệu, nhưng mà nhưthế là nói sai». Thầy hát cho tôi nghe điệu Dọc, rồi hỏi tôi «con xem, nếu như thầy sắp xếp như thế này, th́ có thể gọi là một bài được không nhé?». Hoặc khi thầy hát cho tôi nghe năm, hoặc sáu biến thể của điệu Cờn, thầy bảo tôi «con thấy không thầy có thể hát điệu này trên 4 mesures (khuôn nhịp, tiếng Pháp trong nguyên bản); nhưng nếu thầy muốn thầy có thể hát trên 8 mesures cũng được, con thấy đấy, hát văn cũng nhiều bài bản lắm đấy chứ». Nhiều lần, khi được dự những buổi thầy cho theo để học hỏi, tôi thấy chỉ cần thầy nói khẽ một câu với người hát cùng hai chữ đầu của câu hát. Thế là cả hai cùng hát theo kiểu vay trả, hoặc kiểu phức điệu, hoặc kiểu đối đáp, mà chả cần một tổng phổ nào, không bao giờ bị lỗi điệu. Khi thầy nói «sắp xếp» tôi hiểu rằng thầy muốn
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 8
nói về cách thức hát trên một điệu, hoặc trong một mức độ cao hơn, sáng tác cả một bài đặc biệt cho một điệu múa hoặc một vị thần trong Tứ phủ. Một số người khẳng định rằng những lề lối của hát văn hiện nay mới chỉ được đặt ra hồi đầu thế kỷ, chủ yếu là nhờ cụ Cả Mă (thầy dậy của thầy Kiêm). Thầy nhắc lại với tôi nhiều lần rằng lề lối của nghề hát văn không phải do một ḿnh cụ Cả Mă đặt ra từ hồi đầu thế kỷ. Tôi nghĩ rằng cụ Cả Mă là một nhân vật nổi tiếng trong hàng cung văn đầu thế kỷ 20, có lẽ cũng như thầy Kiêm, không những thực hành nghề, mà c̣n bảo tồn và phát triển trên những hiểu biết do các cụ truyền lại. Những người đồng lứa với cụ cũng theo các lề lối cổ truyền lại từ các thế hệ trước và phát triển thêm lên. Thầy Kiêm cũng cho tôi biết rằng các cung văn như Sinh con, Tư Quất, Tư Sinh, Lân, Dũng Hàng châu, Viêm đều rất nổi tiếng. Mỗi người, sinh trưởng ở một vùng ra Hà Nội hành nghề, nh́n và học các cung văn Hà Nội, sau đó mỗi người có một cá tính và một cách hát riêng, mang lại nhiều phong cách của hát văn. Khi họ về lại quê, họ mang luôn hết tinh hoa học được ở các cung văn Hà Nội, và sáng chế thêm cách hát của từng vùng vào kiểu hát của từng người. Khi thầy dậy tôi học, ngoài gần mười tiếng băng từ trong đó thầy nói chuyện với tôi về nghề, về nhạc, về đạo, thầy c̣n hát từng điệu, đánh từng khổ đàn, chơi từng khổ nhịp để thu thanh. Thỉnh thoảng thầy c̣n cho tôi hát bè cùng, hoặc giữ nhịp theo thầy hát. Ngoài những tư liệu này, thầy cho tôi đi theo khắp nơi những lúc nào có lễ, và cho phép tôi được ghi âm. Ngoài ra, nghĩ rằng tôi sẽ biết sử dụng vào đúng mục đích bảo tồn và giữ giá trị của nghề, thầy c̣n cho tôi rất nhiều văn thờ mà thầy hát và thu trước đó. Các cuộc đàm đạo từ 1986-1989 Về nơi đất tổ của hát văn, tôi xin trích nguyên văn lời thầy nói : « Nhiều người cũng nhầm, nói không có suy luận. Chỗ nào đông người th́ người ta gọi là đất tổ. Thánh tích th́ thầy không biết, chỉ nhà chủ họ biết. Ḿnh chỉ biết về sáng tác văn thơ. Thầy láy lại điểm vừa rồi ai nói rằng hát văn từ thời cụ Cả Mă đặt khuôn phép là sai, hát văn biến chuyển từ thời ấy là sai. Những người đồng thời, là đă hát có khuôn phép lắm rồi. Bác Sinh con, bác Tư Quất, bác Tư Sinh, bác Lân, bác Dũng Hàng châu, cụ Viêm… các nơi du nhập vào Hà Nội, khi nghe Hà Nội hát chững chạc, th́ bịtheo Hà Nội thôi. Bây giờ hội đền Thái B́nh, hội đền Nam Định th́ vẫn là Hà Nội; th́ các ông cứ nói đùa rồi nói rằng Nam Định là tổ hát văn. Tổ hát văn phải là nơi nào nhiều thi nhất, nhiều khách nhất th́ là nơi chủ. Th́ là Thăng Long. Bây giờ nếu muốn t́m nơi Thái B́nh, Nam Định chính xác, mà có tŕnh độ th́ phải xuống Hải Pḥng. Người ta biết như thầy trên này, hoặc là chú Giáp, chú Khang. Biết cụ thểđấy, chứ không phải là biết vớ vẩn đâu ». Ngoài phần đặt điệu, đặt nhạc trên văn, thầy c̣n sáng tác hoặc cải biên nhiều bài văn cổ. Thầy cho tôi mượn tất cả các văn của thầy, tôi đánh máy làm ba bản, biếu thầy bản chính c̣n giữ lại hai bản phụ. Nhưng lúc đó, chưa hiểu ǵ về tín ngưỡng thờTứ phủ, chẳng bíêt ǵ nhiều hơn về các chư vị trong hàng thánh quan, tôi chỉ đánh
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 9
máy một cách máy móc chứ không hiểu ǵ nhiều. Giờ đây, sau một thời gian t́m ṭi, nghiên cứu, tôi mới biết rằng tôi giữ một kho báu không đâu có được đây là bản có nhiều văn nhất so với những công tŕnh nghiên cứu và thống kê mới ra: 72 bản văn. Các nguồn khác chỉ thống kê được khoảng hơn ba mươi bản. Thầy có nói với tôi rằng trong hàng các thánh, chỉ có thứ bậc là không thay đổi, nhưng bản thân từng vị thánh th́ mỗi vị một vẻ, và hàng thánh càng ngày càng đông hơn bởi sự tôn vinh của địa phương. Và đó là điểm quan trọng nhất phải nêu ra trong một công tŕnh nghiên cứu, v́ nó chính là sự sống c̣n của nghệ thuật hát văn. Để kết thúc tôi xin nhường lại lời cho thầy: Về sự phát triển của hát văn: «Từ thời cụ Cả Sửu hay Cả Mă, có từ lời ca cho đến nhạc, giai điệu. Nhưng đến bây giờ, hơn ba chục năm vừa rồi, nối cho đến bây giờ, là sự hát văn có kinh nghiệm. Nhưng chỉ kết hợp với một số người có tâm học có tâm đàn. Chứ không kết hợp với những kẻ vô đạo, chỉ dựa vào cái nghề đó kiếm tiền. Đi nghe mấy điệu, cũng đ̣i hát văn. Có những người đi ăn cắp văn, chép văn. Có một số chuyên môn đi ăn cắp văn. Cái nghề ǵ cũng thế, có những người là lưu manh». Về sách về hát văn: «Dở lắm nhưng tôi phải nói là Nhà in Phúc tri đă in một lần. Có vài chục bản, nhưng văn nhặt lung tung, không đâu vào với đâu». Về các thiện tín: «Bây giờ chẳng c̣n những thiện tín như thế nữa. Thiện tín th́ phải có ác tín. Nhưng thiện tín hoặc là ác tín, người ta có thể bỏ ra 300.000-400.000 đồng, hoặc hơn thế nữa, để đi lễ. Trong sự lễ người ta nặng về danh vọng, để tên người ta nổi bật lên. Th́ tư tưởng lễ là không có nữa. Nghĩ đến danh của ḿnh là không tốt. Nếu danh của ḿnh tốt th́ là do người đời làm nên, th́ mới tốt. C̣n nếu mua danh, bằng h́nh thức này hoặc h́nh thức khác, th́ không thể biết được, đó không phải là danh chính». Về quyển văn của thầy và hiểu biết về các hang thần thánh trong Tứ phủ: “Không tôi chỉ biết có một số thôi, c̣n các vị khác trong nước, th́ làm sao mà tôi biết các vị nơi khác được ? Các cụ bây giờ cũng không chính xác. Tại sao lúc tôi vào đền Dâu, Ông đồng Thịnh có công đức rất lớn. Các cụ cứ nói là đền thờ Quang Trung. Câu đối rành rành đấy, tại sao các cụ lại nhầm. Đây là đền thờ Chúa Liễu, là nơi chúa Liễu mởquán bán hàng chơi. Quan vua cái thời ấy đi qua, lả lơi trêu chọc. Các người phụ nữanh hùng người ta có tài. Hoặc như chúa Bát nàn, thất bại,chạy về Thái B́nh, bị nó bắt, nó chặt làm 8 mảnh. Cái hồi chúng tôi đi lễ lần đầu tiên ở đây, người địa phương người ta nói cho ḿnh một cái quyển. Ông ấy về mở t́m hiểu và sưu tầm mới đặ ra bài văn chúa Bát
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 10
năn. Người có công lao, có anh tài và có công với đất nước. Vậy th́ ông ấy mới đặt ra văn bản nói để ca tụng tài năng của người đó”. Về làn điệu hát văn, và sự biến chuyển: “Làn điệu hát văn th́ theo tôi biết, từ 60 năm nay. Các cụ mà c̣n sống đến bây giờ, cụ Cả Mă có sáng tác văn. Những bản văn ấy tôi cũng có thuộc. Cụ sáng tác theo như hoàn cảnh xă hội lúc bấy giờ. Nhưng không có bản văn nào đầy đủ. Người thứ hai là cụ Hai Sách đền Ṣng, có sáng tác, nhưng không để lại bản nào, có sáng tác kịp thời chứ văn học th́ không có. Người thứ ba là cụ Cả Gốc ở mạn Phú Xuyên. Di tiên, có sáng tác, nhưng gọi là sáng tác cho nó thanh tao. Chứ thật ra là thuận miệng, kịp thời thế thôi. Chứ văn bản th́ không có. Tôi chỉ biết có ba người thế thôi. Cụ Cả Mă có bằng chứng sáng tác rơ ràng, là bản chầu bé Bắc Lệ. LÊ Y Linh : Đây là bản văn hầu phải không ạ? Làn điệu là như thế nào? Thầy : Theo như tôi, đọc là làm nền. Thế nhưng mà cảnh thế nào th́ phải hát theo như thếLinh : Có quy định không , ai cũng phải theo thế không ? Thầy : Quy định nhất định th́ đa số theo nhau. Mở đầu th́ lúc nào cũng là dọc. Nhưng mấy người mới có biết đâu, lớp ở đài hát lại c̣n dở nữa, phải nói cho họ biết. Xanh hát xá, trắng hát cờn, hát thoải mái dựa theo cảnh. Phù ảo đó. Nhưng c̣n có kiến thức và tài nghệ thuật của cái người tŕnh diễn. Nghe nh́n văn tả cảnh. Chứ c̣n cái loại ABC, bạ đâu hát đấy, th́ kể làm ǵ? Linh : Con có nghe nói là trước thời cụ Cả Mă, hát văn không có khuôn phép ǵ nhiều. Thầy : Tôi năm nay 68 tuổi, làm nghề đă 50 năm rồi, tôi biết chứ. Cụ Cả Mă lúc ấy năm 40 tuổi kém tuổi tôi bây giờ. Không đúng đâu. Có nhiều người khác. Cụ cả Mă chỉ là người sáng tác ra cái nhịp x́nh chát x́nh, là cái nhịp tay trong cái điệu xá mạn ngược đấy thôi. Cụ sáng tác bản ǵ th́ tôi cũng thuộc. Về việc tín ngưỡng, thờ cúng:Thầy: cái này tuỳ căn mạng, ai muốn cầu th́ cầu. Nếu tôi ốm th́ tôi cầu phật bà quan âm. Không cứ là bệnh, nói về sự cầu nguyện th́ có nhiều. Tại sao có những người suốt đời không lễ ai, mà vẫn không việc ǵ, «đỏ như hoa vông, đông như miếng tiết». Chúng ta mong mỗi ngày chúng ta làm được một việc tốt. Ta là người có số, là phụnữ. Ta đẻ, người ta ăn thịt trâu không việc ǵ, ḿnh ăn th́ chết. Nhưng cũng có những người thành đạt, mà không cầu đến ai, mà truyền đạt đến con cháu.Vô đức, rồi cái đức nó mất dần. Sẽ tự mất đức. Gia đ́nh nhà ấy địa vị như thế, mà con cái lại bị nhưthế…V́ con nó cậy ḿnh cậy mẩy, làm việc xấu cũng có người bênh. Đó là những người máu xấu, đi ăn cắp, bị nó đánh, không có ô dù là chết. Lê Y Linh : Nếu con chỉ cầu một người, mà không cầu người khác, th́ có phạm thượng không ?
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 11
Thầy : Tuỳ, chỉ cần cầu một người là đủ, tin hay không là ở ḿnh. Nếu có thần thánh ngồi đây, th́ truyền cảm đến cho người. Thầy cũng thờ cúng, nghiêm trang đẹp đẽ, chứ không lèm nhèm. Nhưng có phải cái ǵ cũng cần đâu. Thầy không làm th́ thầy cũng chết đói, thánh có bốc của người khác cho ḿnh đâu. Có người cái ǵ cũng cầu. Cũng không đúng. Về cung văn, về cách sử dụng làn điệuVăn Hầu: tuỳ tính đồng, sân khấu của thánh đường. C̣n thờ, nguyên xi, văn thế nào, t́nh huống thế nào th́ ḿnh phải đặt cái giai điệu vào quăng ư cho hợp. Nhưng cũng phải là người biết, c̣n các ông thợ đàn th́ có biết ǵ đâu? Ông ấy miễn là hát khoẻ, đàn cứ phăng phăng là được. Lê Y Linh: Quyền của thầy? Thầy: Bản hơn 300 ḍng là văn thờ, nhưng cũng có đoạn sử dụng vào văn hầu. Linh: Thế c̣n có bản nào chỉ là văn hầu mà không để thờ ? Thầy: Không, v́ nếu muốn lấy văn hầu ra hát cũng được. Ví dụ như là Song đăng thấp thoáng bên lầu, ngắn quá, th́ là hầu. Nhưng nếu muốn dùng cho sinh động, có thể cho vào gia trẻ, th́ cũng thờ được. Nói chung tất cả các bài văn đều sử dụng được cả hai loại được hết. C̣n nếu cách sử dụng thế nào, th́ do người nghệ sĩ. Về việc sưu tầm và nghiên cứu hát văn. “Thỉnh thoảng, có những ông ở viện nọ viện kia đến xin thu thanh thầy hát.Tôi cho họ Văn hầu, văn thờ, chả giải thích ǵ. Họ cũng cứ thu thế thôi, tôi nghĩ là họcũng không cần biết ǵ đến việc thờ cúng, lễ bái nhiều lắm. Tất nhiên là tôi có hát cho họ thu thanh, đây là nhiệm vụ của tôi. Nhưng con ạ, nghệ thuật hát văn phức tạp và khó vô cùng, ḿnh hành nghề để sống, nhưng phải có hồn trong đó. Đây là nhạc thờ, không phải nhạc để chơi, mà muốn hát đàn chỗ nào cũng được, nhạc này chỉdâng cho Tứ phủ mà thôi…” Thay lời kết luận Thầy mất năm 1998, ra đi một cách nhẹ nhàng, mặc dù bị ung thư trước khi mất. Lúc mới sang Pháp, khi tôi làm phần một luận văn, tôi có viết cho thầy vài lần. Sau đó, v́ không tiếp tục được sự nghiệp nghiên cứu, tôi không viết thư cho thầy nữa. Thầy không biết là bây giờ tôi tiếp tục công tŕnh c̣n dang dở trước khi thầy mất.V́ điều kiện sưu tầm khó khăn khi tôi c̣n ở Việt Nam, tôi chỉ mang theo được một phần rất nhỏ trong cả kho tàng hiểu biết của thầy, in trên hơn một trăm băng từ 90 phút. Trong cả giai đoạn dài mà tôi không có dịp trực tiếp nghiên cứu, những kỉ niệm vềthầy đă thôi thúc tôi một ngày kia phải tiếp tục sự nghiệp dở dang. Thầy Kiêm ơi, từnăm 2000, con đă chính thức quay lại tiếp tục nghiên cứu hát văn, xin thầy hăy cấp cho con sức mạnh để đi đến cùng sự nghiệp.
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 12
Thầy mất vài năm sau khi đổi mới, khi mà nhà nước lại cho phép đệ tử thờcúng lại và các đền phủ được hoạt động một cách b́nh thường hơn. Nhưng thầy đă mất rồi, và trong cả cuộc đời, nghệ thuật hát văn đạt đến đỉnh cao của thầy không được nhận một danh dự chính thức nào về phía chính quyền và nhà nước, không một sự nh́n nhận nào về phía các nhà nghiên cứu âm nhạc. Liệu có nhà nghiên cứu âmnhạc cổ truyền nào đủ can đảm để đưa thầy lên đúng vị trí vinh quang mà thầy được hưởng? Thanh-Hà, trong những bài báo về hát văn và cuốn “Âm nhạc hát văn ” cũng chỉ để tên thầy như tên một nghệ nhân đă phục vụ cho việc thu thanh và hát vài bài, không một ḍng tiểu sử, không một điểm nào về sự nghiệp sáng tạo của thầy. Thế rồi ở danh sách cuối cuốn sách có đề tên Phạm Kiên, đọc đi đọc lại rồi t́m trong cả cuốn sách vẫn không biết có phải là thầy không ! Anh Hiển, người con cả, sống ở ngơ chùa Vua, trong căn nhà của thầy, lo việc đèn hương ngày rằm, mùng một. Nhưng thời oanh liệt cùng những buổi hầu (mặc dù dấu diếm) tại điện nhà đă qua, không có người con nào theo đạo cả. Thầy mất đi, trước khi mất, hồn thơ vẫn c̣n, khẩu khí vẫn sang sảng, ở tuổi cận tám mươi: Tưởng rằng nửa triệu hoá triệu tưPhật tiên thần thánh thật nhân từThương tôi bệnh hoạn không đ́nh đám Tám chục tuổi rồi lộc vẫn dưMột số tài liệu tham khảo chính trực tiếp liên quan đến chủ đềBERTRAND Didier 1996 «Renaissance du Lên-Dông à Huê Viet Nam ».Premiers éléments d’une recherche ».Paris: BEFEO,83 BRAC DE LA PERRIERE Bénédicte 1989 Les rituels de possession en Birmanie : du culte d’état aux cérémonies privées. Paris : Éditions Recherche sur les Civilisations. CADIERE Léopold 1985 Croyances et pratiques religieuses des Vietnamiens, tome 1. Publications de la Société des Etudes indochinoíses. Saigon : Imprimerie nouvelle d’Extrême orient. DORAIS Louis-Jacques et NGUYEN Huy 1998 « Le Tho Mâu, un chamanisme vietnamien ?». Anthropologie et Sociétés, pulication du département d’anthropologie de l’Université Laval, Canada, 22/2.
------------------------------------------------------------ --------------------
Page 13
DURAND Maurice 1945 « Technique et panthéon des médiums vietnamiens (Dông)». Paris : BEFEO XLV. LÊ Ylinh 2001 «Van- hâu et Van- tho, état des lieux». Exposé à Chime, Venise, repris sur son site www.ann.fr/Music. LÊ Ylinh, 1992 « La musique de possession, Hầu-bóng, au Viêt-nam », mémoire de DEA, Université de Paris IV, Paris. LÊ Ylinh 2004, Manner of speaking, manners of reciting, manners of singing, exposé à Chime, Paris, repris sur son site internet www.ann.fr/Music NGO Duc Thinh 1991 Hat- van, Hà- Nôi, Nhà xuất bản văn hóa dân tộc. NGUYEN Van Huyên 1944 Le culte des immortels en Annam. Hà-Nôi : Imprimerie d’Extrême Orient. 1994 La civilisation encienne de Viêt-Nam : Éditions Thế-Giới (réédition de 1944). ROUGET Gilbert 1980 La musicque et la transe. Paris : Gallimard SIMON Pierre-J et SIMON-BAROUH Ida 1973 Hâu-bong, un culte vietnamien de possession transplaté en France. Paris : Mouton et Ecole Pratique des Hautes Études. 1970 «Les génies des Quatre Palais. Contribution à l’étude du vietnammien des bà-đồng», L’Homme X/4 : 81-101 THANH Hà 1976 « Thể một đoạn trong hát văn», Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, 3, Hà-Nôi. « Thể hai đoạn trong hát văn », Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật, 4, Hà-Nôi. 1995 Âm nhạc hát văn. Hà Nôi, Nhà xuất bản Âm nhạc TRAN Van Khê 1967 Viêt-Nam. Collection Les traditions musicales. Paris : Buchet/Chastel.
Quay trở về đầu Xem thiennhan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thiennhan
 
ThienSu
Hội Viên Đặc Biệt
Hội Viên Đặc Biệt
Biểu tượng

Đă tham gia: 03 December 2002
Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 3762
Msg 3 of 4: Đă gửi: 12 May 2005 lúc 11:18am | Đă lưu IP Trích dẫn ThienSu

Bài viết rất có giá trị. Cảm ơn bạn Thiên Nhân.
Nó sẽ đặt ra rất nhiều vấn đề liên quan.

Thiên Sứ

Sửa lại bởi ThienSu : 12 May 2005 lúc 11:19am
Quay trở về đầu Xem ThienSu's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi ThienSu
 
minhnghia1973
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 10 September 2004
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 7
Msg 4 of 4: Đă gửi: 22 August 2007 lúc 10:42am | Đă lưu IP Trích dẫn minhnghia1973

Mọi người có thể download file pdf tại link:

www.ann.fr/Music/Sorb_viet.pdf
Quay trở về đầu Xem minhnghia1973's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi minhnghia1973
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.0859 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO