Msg 116 of 227: Đă gửi: 07 July 2008 lúc 2:56pm | Đă lưu IP
|
|
|
vnkanzler đă viết:
Như vậy là cách xem và luận giải quả bác khác biệt quá nhiều với cách truyền thống. Vnk có hỏi nữa chắc sẽ chỉ mất thời gian của bác thôi. Nhưng vnk vẫn sẽ để ư đọc những ư kiến mới mà bác viết ra. Gruss
|
|
|
Chào vnk, tôi nhớ lời yêu cầu của vnk, nhưng muốn sắp đặt ư tưởng để tŕnh bày cho có ngọn ngành th́ cực quá (v́ đầu óc của tôi làm việc chậm như "lục b́nh trôi"). Sẵn có mấy bài viết cũ hồi năm 1990 (như đă có nhắc qua trên kia), chỉ cần soạn lại, sửa chữa những chỗ sai lầm hồi đó, là sẽ có cái ǵ đó cho vnk đọc. Với một sản phẩm đă cũ tới 18 năm, vnk cứ coi như là đọc giải trí khi không có ǵ để đọc.
PHẠM DUY
Tên tuổi nhạc sĩ Phạm Duy đă được gắn liền với nền âm nhạc của Việt Nam trong mấy chục năm qua. Những sự đóng góp của ông không nhỏ so với bất cứ nhạc sĩ nào khác. Do đó sự nghiên cứu về cuộc đời của ông qua lá số Tử Vi sẽ soi sáng được nhiều vấn đề c̣n tồn tại trong khoa Tử Vi.
Trong năm nay (1990), ông xuất bản cuốn hồi kư đầu tiên tựa đề "Thời Thơ Ấu Và Vào Đời". Quyển sách này chứa nhiều dữ kiện phong phú về cuộc đời của ông, và đây là nguồn tài liệu chính cho bài này.
Ông Duy cho biết ông ra đời “vào lúc 1 giờ 15 sáng ngày 05 tháng 10 năm 1921, theo âm lịch là ngày mùng 5 tháng 9 (nhuận) năm Tân Dậu”. (Trang 11)
Bạn đọc thử làm một lá số theo những chi tiết trên, rồi so sánh với lá số của tôi lập ra sau đây: giờ Tí, ngày mùng 4 tháng 9 năm Tân Dậu. Tôi tin rằng cả bạn đọc lẫn ông Duy đều thắc mắc là dựa vào đâu tôi dám làm ra ngày sinh nhật mới cho ông Duy. Điều này gây phiền toái cho con cháu ông Duy một phần, c̣n cho ông Duy là chủ yếu, v́ sẽ làm thay đổi cách nh́n của ông về chính ông. Tôi xin phép được khoan trả lời v́ câu trả lời của tôi quá giản dị, sẽ không ai tin tưởng giá trị của nó. Tạm thời chúng ta hăy nghiên cứu lá số và t́m câu trả lời trong đó.
PHẦN I
Cung Mệnh của ông Duy không có chính tinh, do đó chịu ảnh hưởng của chính tinh ở cung xung chiếu là Thiên Cơ và Thiên Lương, và đồng thời chịu ảnh hưởng phụ của 2 chính tinh ở cung Quan là Cự Môn và Thái Dương. Người Thiên Cơ là người nghệ sĩ (hiểu theo nghĩa rộng nhất của nó).
Một đặc điểm của người có Linh Tinh, Hỏa Tinh ở Mệnh là tính đa sầu, đa cảm, như đoạn văn sau đây diễn tả: “... Tôi được làm quen ngay với nhạc dân tộc từ khi hăy c̣n măng sữa. Tôi c̣n có cảm tính quá nhạy bởi v́ tôi khóc khi nghe một người hát rong đến trước cửa nhà, vừa hát vừa xin tiền với bài hát kể chuyện một hành khất mù bị đánh mất gậy. Cái vụ tôi cảm động đến khóc v́ bài ca này là đề tài cho cả nhà tôi luôn luôn chọc quê tôi.” (Trang 64)
Lưu Hà là một trong những sao “nói” của Tử Vi. Người Lưu Hà thích nói nhiều, thích bày tỏ tư tưởng, t́nh cảm bằng lời nói. Trong trường hợp của ông Duy, dưới ảnh hưởng của những sao về nghệ thuật, ông Duy phát huy được khả năng hát. Vào tháng 11, năm 1944, một bài báo ở Sài G̣n viết về ông như sau:
“Mỗi lần Phạm Duy lên ca hát tại đài Vô Tuyến là mỗi lần các thính giả xa gần đều lặng yên để thụ hưởng những sự dịu dàng, trong trẻo, như thanh điệu êm ái. Khi chàng mới tới đài Vô Tuyến, chúng tôi thử tiếng, th́ chúng tôi đă ngạc nhiên trước một tiếng hát điêu luyện, nhịp nhàng, đúng đắn...” (Trang phụ lục)
Một sao "nói" khác nữa ở trong cung Mệnh của ông Duy là Hóa Kỵ. Sao này cũng chiếu lên cung Phúc Đức của ông Duy.
Người có Hóa Kỵ ở Phúc Đức luôn luôn muốn hơn người khác, do đó họ phấn đấu rất kịch liệt trong trường học, trong nghề nghiệp, trong bất cứ đoàn thể nào có họ tham gia và quan tâm. Chính ông Duy không dấu diếm động lực thầm kín này qua đoạn văn sau đây:
“Một buổi đẹp trời, tôi được mời tới đài Radio Indochine ở đường Richaud (Phan Đ́nh Phùng) để thử giọng. Tôi gặp Nguyễn Văn Cổn, là thi sĩ nhưng cũng là công chức cao cấp của Đài này. Cùng với trưởng ban nhạc là Jean Tịnh, hai người chấp nhận tôi là ca sĩ của Đài Radio Indochine ngay. Tôi được mời hát 3 lần một tuần. Có lĩnh tiền thù lao hậu hĩnh. Tiếng hát của tôi truyền đi khắp nơi trong nước. Tôi bắt đầu nhận được cảm t́nh của những người tôi chưa gặp bao giờ. Trong số này có Băng Thanh, chị ruột của nữ sĩ tương lai Minh Đức Hoài Trinh. Sinh vào thời đại đă có radio để giúp cho việc truyền thông, cho việc phổ biến văn nghệ, tôi có may mắn hơn thế hệ ông cha rất nhiều! Thế là coi như tôi đă thành công trong cái nghề ḿnh đă chọn, đă thực hiện được giấc mơ của ḿnh... Chỉ v́ tôi là người háo thắng. Có ai trên đời này lại”háo bại”không nhỉ? Nên háo thắng! Chỉ cần người háo thắng có tinh thần thượng mă trong sự tranh đua thắng lợi với người khác. Sự háo thắng trong tôi đă được khêu gợi ngay từ khi tôi chơi tṛ điền kinh ở Hà Nội, Hưng Yên. Không chạy thi với ai th́ thôi, đă chạy thi với các lực sĩ khác th́ bao giờ ḿnh cũng cố gắng để không về bét. Hơn nữa, trong đời tôi, có nhiều lúc tôi phải tự thắng ḿnh khi tôi lâm vào những cảnh khó và mang tinh thần chủ bại... Háo thắng c̣n là biểu lộ của sự yêu đời, yêu cuộc sống nữa.” (Trang 359, 360).
Nhưng chính ông Duy tự nhận ra cái xấu của Hóa Kỵ và phát biểu ra một cách thành thực như sau: “... Nhưng anh thanh niên đang trong cơn sốt của danh vọng đă chẳng có lúc nào thèm nghĩ tới bất cứ ǵ khác hơn là hạnh phúc của riêng ḿnh.” (Trang 361).
“... C̣n tôi, với cái tên Cẩn, nếu suốt đời sống nhờ ở chữ “ngôn” th́ trái với điều mong muốn của bố tôi, chẳng bao giờ tôi có được sự cẩn trọng tối thiểu trong việc phát biểu ư kiến, do đó -rất đáng tiếc-tôi thường làm mất ḷng nhiều người. “ (Trang 13)
Mất ḷng đâu có nghĩa đơn giản là mất ḷng không, đôi khi phải trả giá bằng một tai họa.
Sao “nói” quan trọng nhất của ông Duy là Cự Môn. Người Cự Môn có tính phân biện rất cao. Hễ biết điều ǵ th́ phân tích ra cho rơ, rồi sắp đặt vào trí nhớ một cách trật tự này. Do đó người Cự Môn nói năng một cách rơ ràng, trong sáng. Cự Môn c̣n có ư nghĩa là trí nhớ rất tốt. Một khả năng điển h́nh là tài kể chuyện. Do khả năng sắp xếp của Cự Môn, việc ghi nhớ một câu chuyện, dù dài hay ngắn, và diễn tả trở lại bằng lời nói, không thành vấn đề. Ở trường hợp của ông Duy, bộ hồi kư của ông thể hiện khả năng đó. Trong lời nói đầu của quyển hồi kư, ông viết:
“ Kể lại chuyện ḿnh xảy ra từ sáu, bảy mươi năm về trước là một việc làm không dễ. Tuy nghề nghiệp bắt buộc người nhạc sĩ phải có trí nhớ tốt để thuộc làu hàng trăm, hàng ngàn bản nhạc, nhưng khi ngồi đào sâu kư ức để t́m về quá khứ th́ tôi thấy những dữ kiện quá ư phức tạp, hỗn độn. Tôi lại không c̣n ở trong nước để kiểm chứng hàng chục, hàng trăm những nghi vấn về địa chí, về danh xưng và cũng không có trong tay những bản đồ với tên tỉnh, tên huyện, tên phố đă được thay đổi tới 4, 5 lần dưới nhiều chính thể... “
Tuy ông viết như vậy, người đọc sẽ thấy những dữ kiện của ông tŕnh bày sáng sủa vô cùng, và sẽ ngạc nhiên về sự sắc bén của trí nhớ của ông, nhớ tới từng chi tiết nhỏ nhặt của một con người, hay một địa phương. Và đừng quên rằng ông đang làm công việc này ở tuổi 68!
Bạn đọc có để ư tới sự hội tụ bất thường của 3 sao nói trong những cung Mệnh và chiếu Mệnh của ông Duy hay không ? Trong lá số Tử Vi chỉ có 3 ngôi sao chủ về sự nói, và ông Duy có cả ba!
Thái Dương giống như Thái Âm là chỉ về khả năng thu thập kiến thức đủ loại. Tuy nhiên Thái Dương chuyên về những môn khoa học kỹ thuật (nhạc lư, hay nhạc pháp ǵ đó là một khoa học), c̣n Thái Âm chuyên về những thứ c̣n lại. Người Thái Dương, Thái Âm thích đọc sách, đọc sách nhiều. Dưới sự thúc đẩy của Hóa Kỵ, người Thái Âm. Thái Dương cố gắng đọc nhiều, để hiểu biết nhiều, do đó con mắt bị lạm dụng quá độ, và thường sinh ra bệnh cận thị. Tôi thường dùng yếu tố cận thị để kiểm chứng lá số một người.
Thái Dương và Cự Môn đồng cung, hoặc tam hợp chiếu, tạo ra nhiều kết quả rất đặc biệt. Thái Dương tom góp kiến thức, c̣n Cự Môn chọn lọc, sắp xếp, ghi nhớ. Người Cự Nhật có khả năng nghiên cứu khoa học, kỹ thuật rất cao, v́ Cự Môn rất lô-gích, không chấp nhận những ǵ mập mờ, mâu thuẫn.
Thiên Khôi và Thiên Việt đă được nhắc tới trong bài viết về ông Nguyễn Hiến Lê, tuy ở đây chúng ta không nhắc lại, nhưng đừng quên sự quan trọng của sao này. Nếu không có 2 sao này, ông Duy chỉ là một nhạc sĩ thông thường, có đủ tŕnh độ sáng tác, nhưng không đủ tŕnh độ nghiên cứu những vấn đề lớn của âm nhạc. Trong ngành nghề nào cũng vậy, người Khôi Việt đóng vai tṛ chính trong sự phát triển của nghề nghiệp đó.
Tả Phụ, Hữu Bật ở Phúc được chứng nghiệm rơ rệt qua cuộc đời của ông Duy. Đi tới đâu, ông kết bạn kết bè tới đó, bất kể sang, hèn, nghèo, giàu. Cuộc đời của ông gắn liền với bạn bè. Suốt quyển hồi kư, đầy rẫy những chuyện đi rong chơi, tụ tập với bạn bè. Người Tả, Hữu có ư thức tập thể rất cao, hay là tinh thần bè phái trong một số trường hợp, biết lợi dụng sức mạnh của tập thể và đóng góp vào sức mạnh đó. Người ta coi ông Duy là nhạc sĩ của quần chúng, của phong trào này hay phong trào nọ, là v́ những hoạt động của Tả, Hữu.
Quan Phủ (một sao “vơ”) thể hiện tính hiếu chiến qua đoạn văn sau đây:
“Học chưa hết một niên khóa, tôi bị đuổi ra khỏi trường Kỹ Nghệ Thực Hành v́ tôi phạm kỹ luật hơi nhiều:đánh nhau, bị cấm túc mà trốn ra khỏi trường. ..Tội nặng nhất là có một hôm, phạm một lỗi lầm nào đó nhưng không chịu được cái bợp tai của Besancon, tôi chửi nhau với xếp xưởng!Lại c̣n giơ búa định đánh xếp nữa... Tôi bị đuổi ra khỏi trường ngay lập tức. “ (Trang 143)
Bạn đọc có để ư tới Thiên Đức ở cung Tài và Nguyệt Đức ở cung Quan hay không? Thiên, Nguyệt Đức chỉ về sự đối xử mềm mỏng, nhu thuận đối với người khác. Châm ngôn của người Thiên, Nguyệt Đức là “dĩ ḥa vi quí”. Lẽ dĩ nhiên, đây chỉ là một tài năng xử thế, đừng dùng ư nghĩa này để xét một người coi họ tốt hay xấu.
Hóa Lộc chỉ về sự đam mê vật chất. Sự yêu đương dù thơ mộng mấy cũng không đủ, nếu không có sự... làm t́nh. Và ngay cả quan niệm một mái nhà tranh với hai quả tim vàng cũng không hợp với người Hóa Lộc. Người Hóa Lộc c̣n đ̣i hỏi phải có tiền và tiện nghi vật chất nữa.
Đoạn văn sau đây bộc lộ một phần đặc tính của Hóa Lộc :
“... Có một điều làm tôi bất b́nh là tại sao trong làng văn lại có những câu thơ than văn của Nguyễn Vỹ:
Nhà văn An Nam khổ như chó
Mỗi lần cầm bút nói văn chương
Nh́n đàn chó đói gậm trơ xương
Và nh́n chúng ḿnh h́ hục viết
Suốt mấy năm trời kiết vẫn kiết
....................
Và tại sao giấc mộng của nhà văn Vũ Trọng Phụng chỉ là được ăn một miếng bít tết ??? Bất b́nh trước cảnh bất công xă hội, cũng như mọi người, tôi đổ tội cho thực dân Pháp đă gây nên cảnh đó. Nhưng khi bước vào đời nghệ sĩ và dù thực dân đă “cút” đi rồi, tôi thấy văn, nghệ sĩ Việt Nam vẫn chưa thoát ra cảnh nghèo. Theo truyền thống Việt Nam, thường thường kẻ sĩ đều nghèo nhưng bao giờ cũng trong sạch. Do đó có nhiều người c̣n cho rằng nghệ sĩ phải nghèo mới sáng tác được. Tôi chỉ đồng ư về sự trong sạch rất cần thiết cho bất cứ ai sống trong xă hội, không cứ ǵ kẻ sĩ. Nhưng tôi nhất định không bao giờ sống một đời “hàn sĩ” như bố ḿnh hay sống với những lời than văn của các vị đàn anh Nguyễn Vỹ và Vũ Trọng Phụng... Nếu không được sướng như tiên th́ cũng không thể khổ như chó.” (Trang 126, 127)
Người Hóa Lộc có khuynh hướng ăn ngon rất mạnh (một sự biểu hiện của cái mà tôi gọi là tiện nghi vật chất). Chúng ta có thể thấy một phần nào qua đoạn văn sau đây:
“Hà Nội cũng được tôi, trưởng thành hơn, khám phá thêm. Bây giờ là lúc tôi biết thưởng thức các món ăn mà từ Thạch Lam, Nguyễn Tuân cho tới Vũ Bằng... ai cũng ca tụng một cách thần sầu. Tuy nhiên, ăn chả cá mà không có mùa lạnh và mưa phùn Hà Nội th́ đâu có thể ngon như ḿnh xưng tụng. Cá dùng làm chả để ta ăn ở quán Lă Vọng phải là cá đặt mua ở ngă ba sông Đà, nghe không ? Quan trọng hơn nữa là cung cách tiếp khách của ông chủ, bà chủ. Bánh tôm à ? Tại sao phải là bánh tôm Cổ Ngư hay bánh tôm hồ Trúc Bạch ? Thưa rằng thực khách phải ngồi xổm bên bờ hồ th́ ăn bánh tôm mới ngon, tôi nghĩ vậy... Thôi, tôi không dám nhớ lại món ăn Hà Nội nữa, v́ viết tới đoạn hồi kư này th́ nước dăi ứa ra đầy miệng tôi, xin cho tôi thông qua để đi tới những kư ức khác.” (Trang 189)
Trong số những nhạc phẩm của ông Duy, chúng ta sẽ thấy có bản phản ảnh Hóa Lộc, thí dụ như Tục ca.
Về Thiên Lương, tôi đă nói ở bài trước. Đến đây tạm thời chúng ta chấm dứt phần phân tích ư nghĩa những ngôi sao. Tôi tin rằng những ǵ tôi đă viết về những ngôi sao đó hăy c̣n hời hợt quá, và ngay cả khi tôi có dịp viết một cách đầy đủ, chưa chắc tôi đă chạm được ư nghĩa sâu sắc, thiêng liêng của những sao đó. Do đó, tôi không yêu cầu bạn đọc tin tưởng vào những điều tôi viết, mà tôi yêu cầu bạn đọc khám xét những điều tôi viết, bằng tất cả sự hoài nghi có thể có được. Chỉ bằng cách đó khoa Tử Vi mới tiến bộ được. Trong tinh thần đó, chúng ta hăy tiếp tục bước qua phần 2 của bài này.
|