Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 388 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Văn Hiến Lạc Việt (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Văn Hiến Lạc Việt
Tựa đề Chủ đề: Thăng Long lược sử kư Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
thuytinhxanh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 25 October 2006
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 7
Msg 1 of 1: Đă gửi: 22 February 2007 lúc 2:18pm | Đă lưu IP Trích dẫn thuytinhxanh

Gọi là long mạch được chia ra thân (can long), cành (chi long), nhánh (cước long), ngoặt (bàng long)... Lớn th́ gọi là đại can long, đại chi long, nhỏ th́ gọi là tiểu can long, tiểu chi long... Long mạch được tạo nên do sự vận hành của Âm Dương, Thiên Địa, Ngũ hành, Can Chi, bát Quái... con người chỉ có thể vận dụng, không can thiệp vào được, cho dù có sử dụng hàng vạn tấn TNT hay thậm chí bom nguyên tử... Đó chính là một bộ nhớ vĩ đại, ghi chép những chu ḱ lặp lại của Không - Thời gian trong tổng thể cái gọi là quá khứ, vị lai... của vũ trụ. Sách “Địa giải Huyền thư” nêu rằng nằm trên đại can long th́ có thể h́nh thành kinh sư (nơi đóng đô), chi long có thể lập nên thành, phủ, đô thị (tỉnh), cước long có thể lập nên trấn, xứ (huyện, xă)... Có long mạch, lại phải có ít nhất một đại can long h́nh thế khúc chiết, vững vàng th́ mới được coi là đất đế vương. Đó là một trong những yếu tố tiên quyết để có thể lập quốc, h́nh thành một quốc gia. Trung Quốc rộng lớn có ba đại can long, h́nh thành bởi ba con sông là Trường Giang, Hoàng Hà và Áp Lục Giang. Nước ta cũng có một số đại can long. Trong đó sông Hồng chính là một trong những ranh giới giữa hai đại can long nước Việt từ xưa tới nay vậy.



Khoa học về long mạch xem xét sự vận hành của khí tương quan với địa h́nh, phương vị, các cḥm sao... nên xem Trời là tĩnh mà Đất th́ động. Đó là một kiệt tác quan sát của người xưa. Chỉ riêng một môn này thôi, cũng đủ thấy trí tuệ phương Đông xưa vĩ đại đến nhường nào. Long mạch tạo nên sự vận hành của “khí”. Có chỗ bế (tắc), chỗ khai (mở), có nơi phát tán, có nơi ngưng tụ, có khi hung, khi cát... biến ảo tuỳ thời. Tất cả đều không thể xem thường. Đời Nguyên có Liêu Kim Tinh vốn là người nghèo rách, tầm thường. Nhờ học được sách phong thuỷ của Ngô Cảnh Loan đời Tống mà t́m được một nơi đắc địa, có thể phất lên nhanh chóng. Song chỗ đất ấy nếu ở quá hai mươi năm mà không tu tạo th́ sẽ bị tuyệt tự. Liêu Công bèn dọn nhà đến đó ở. Quả nhiên vài năm sau trở thành một phú hộ giàu có nhất vùng, tiếng tăm vang dội thiên hạ. Bấy giờ, trong nước có họ Trương là một bậc quyền thế nghe tiếng liền đón Liêu về để nhờ xem đất. Trong ṿng hơn chục năm, Liêu t́m cho họ Trương được bẩy mươi tư chỗ đất có kết huyệt tốt. Vậy mà họ Trương vẫn chưa thỏa ḷng tham. Đến khi thấy thời hạn hai mươi năm gần hết, Liêu ngỏ ư xin về để tu tạo mồ mả th́ họ Trương cố giữ lại thêm mấy năm nữa. Kết quả khi Liêu trở về nhà th́ con cháu đă bị nạn chết sạch, chỉ c̣n bà vợ già và đứa cháu ngoại. Liêu Công từ đó đau buồn, sinh bệnh rồi mấy năm sau cũng mất nốt. Chuyện từ xưa mà buồn đến tận bây giờ.



Cách đây xấp xỉ một ngh́n năm, Lư Công Uẩn, ông vua khai sáng triều Lư đă nh́n thấy ở thành Đại La, đô cũ của Cao Vương (Cao Biền) nằm trên đại can long sông Hồng là một nơi có long mạch lư tưởng: “Xem khắp nước Việt, đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư măi muôn đời...” (Chiếu dời đô - Lư Công Uẩn). Càng đắc địa hơn v́ trước khi chảy đến đất này, sông Hồng đă bao lần ngoằn ngoèo, uốn khúc để thải bớt khí hung. Đến đây vừa đủ để lập nên một vùng cát địa, có long mạch đạt tầm cỡ thượng đô kinh sư. Thế mà trước khi chảy ra với biển, ḍng sông vẫn c̣n muốn ngoái lại, lưu luyến như tiếc nuối điều ǵ... Rồi cũng từ đại can long Hồng Hà vĩ đại ấy, tỏa ra các chi long, cước long... vây bọc, tạo nên bức gấm thêu giữa một vùng trời nước.

Cũng cần phải nói rằng Thăng Long (thành Đại La cũ) là một vùng đất ngưỡng diện (ngửa mặt lên trời), sách xưa gọi là thế Dương lai Âm thụ (khí dương phủ xuống, khí âm ngẩng lên đón). Đất này nhược (mềm mỏng), khí ngưng kết ở bên trên mà tiêu tán ở bên dưới. Địa huyệt kết ở nơi cao nhất, chính là khu vực có tên gọi núi Nùng ngày trước. Long mạch này không nộn (non), song cũng chưa phải lăo (già), tuy “cát” đấy nhưng chưa hẳn đă hết khí “hung”. Thăng Long ngược lại với nơi Lư Công Uẩn lên ngôi là kinh đô Hoa Lư trước đó. Nơi ấy có long mạch gọi là thế Âm lai Dương thụ. Đó là thế đất cường (cương mănh), khí tiêu tán ở bên trên mà ngưng tụ ở bên dưới. Thiên huyệt kết ở chỗ thấp nhất. Long mạch Hoa Lư lợi cho pḥng thủ, chiến tranh, có thể lập nghiệp đấy nhưng phúc trạch không dài. Ba triều vua trước (Ngô, Đinh, Tiền Lê), mặc dù triều nào cũng có vơ công hiển hách. Nhưng không triều nào dài quá ba chục năm. Liệu đó có phải là lư do chính để Lư Thái Tổ, vị vua có tầm nh́n xa trông rộng phải t́m đến Thăng Long? Và long mạch của chốn này quả đă không phụ ḷng vị vua ấy khi mà nhà Lư dời đô th́ lập tức tồn tại hơn hai trăm năm. Không những thế, các triều đại sau (Trần, Hậu Lê...), vẫn đóng đô trên đất ấy cũng được hưởng phúc, kéo dài không kém. Tuy nhiên, khác với Hoa Lư, Thăng Long là nơi trống trải bốn mặt, giặc có thể xâm lấn bất cứ chỗ nào. Lịch sử từng chứng kiến Thăng Long bao lần bị tàn phá, vua quan phải bồng bế nhau chạy ra ngoài. Kể cả người Chiêm Thành, bao nhiêu đời bị coi là nhược tiểu, vậy mà cũng mấy phen đem quân ra cướp phá tận Kinh sư.



Long mạch để phúc trạch cho con người không phải là không có điều kiện, càng không phải thiên thu. Câu chuyện của Liêu Công trên đây là một ví dụ. Phải là người có đức mới ở được chốn đất thiêng. Đức càng kiên cố th́ vận càng dài, đến khi nào đức cạn th́ vận cũng tuyệt theo. Thăng Long chính là một nơi như thế. H́nh như có một “giới hạn” đă định sẵn cho những “nhà” nào ngự trên long mạch ấy. Xin mạn phép có một cuộc đại thể đối với những triều đại từng định đô ở chốn này như sau:



Hoàng Đế Lư Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Việc đầu tiên, đáng lẽ phải lập tông miếu, xă tắc... th́ Ngài lại cho dựng tám ngôi chùa tại phủ Thiên Đức (trước là châu Cổ Pháp thuộc Bắc Giang) - quê Ngài. Các nhà chép sử đời sau sở dĩ đem điều đó ra trách Ngài v́ h́nh như không hiểu được thâm ư của Ngài. Tại sao Ngài lại dựng đúng tám ngôi chùa? Có phải Ngài muốn chuẩn bị sẵn chốn về cho vong linh ḿnh và con cháu sau này? Nghĩa là Ngài đă biết trước và hiểu rơ những bí mật về long mạch của đất Kinh Sư mới mà Ngài vừa chọn? Con số tám huyền bí ấy về sau như là cái giới hạn khó vượt qua đối với tất cả những chủ nhân của long mạch ấy. Nhà Lư do Ngài lập nên ngự trên đất Thăng Long hơn hai trăm năm (1010-1225). Tính từ Ngài (Lư Thái Tổ) đến Lư Huệ Tông, quả vừa đúng tám đời th́ đức suy, cũng là lúc vận tuyệt, vạ từ trong nhà sinh ra, cơ nghiệp lọt hết vào tay người khác.



Nhà Trần giành cơ nghiệp từ tay nhà Lư, tồn tại được hơn một trăm bẩy mươi năm (1226-1399). Làm chủ Thăng Long bao gồm mười hai vị vua. Nhưng nếu tính từ đời thứ nhất là Thái Tông (Trần Cảnh) đến đời cuối cùng là Thiếu Đế (Trần An), th́ thực chất cũng vừa đúng tám đời. Bởi có tới bốn vị vua là Hiến Tông, Dụ Tông, Nghệ Tông và Duệ Tông đều cùng đời thứ sáu (cùng là con Trần Minh Tông), hai vị: Phế Đế (con Duệ Tông) và Thuận Tông (con Nghệ Tông) là con chú con bác, đều cùng đời thứ bẩy. Cuối cùng, Thiếu Đế (con Thuận Tông) là đời thứ tám. Để cho rơ, xin h́nh dung theo sơ đồ sau:

Đời thứ nhất:.........................................Trầ ;n Thái Tông

Đời thứ hai:...........................................Trần Thánh Tông

Đời thứ ba:............................................Trần Nhân Tông

Đời thứ tư:.............................................Tr̐ 7;n Anh Tông

Đời thứ năm:.........................................Trần Minh Tông

Đời thứ sáu:...Trần Hiến Tông - Trần Dụ Tông - Trần Nghệ Tông - Trần Duệ Tông

Đời thứ bẩy:...............................Phế Đế - Trần Thuận Tông

Đời thứ tám:..........................................Thiếu Đế.

Nếu tính theo đời vua th́ từ Trần Thái Tông đến Trần Nghệ Tông - đúng vị vua thứ tám th́ hết phúc, bấy giờ đức đă nghiêng ngả lắm rồi. Mấy đời sau thực chất chỉ c̣n hư danh, bởi thời vận đă đến hồi kết thúc, cơ đồ xuống dốc không phanh. Rốt cuộc vạ cũng từ trong nhà sinh ra, con cháu bị giết, cơ nghiệp về tay kẻ ngoại thích là Hồ Quư Ly.



Hai vị vua thời Hậu Trần (Giản Định Đế và Trùng Quang Đế) chẳng qua chỉ là vớt vát, vả lại cũng đă lưu lạc ra khỏi kinh thành, không c̣n liên quan đến long mạch Thăng Long nữa rồi.



Hồ Quư Ly cướp được ngôi nhà Trần nhưng phúc ngắn, đức mỏng, chỉ giữ được trong khoảng tám năm (1400-1407), cuối cùng cả hai cha con lẫn triều thần đều bị quân Minh bắt.



Lê Lợi đánh đuổi quân Minh, lập nên triều đại Hậu Lê (Lê Sơ). Triều Hậu Lê làm chủ nhân của Thăng Long chín mươi chín năm (1428-1527), bao gồm mười vị vua. Song tính theo đời th́ chỉ có bẩy đời. Đó là một triều đại hiển hách nhưng đầu voi đuôi chuột (các vua càng về sau càng ngắn ngủi, chết non, chính sự càng ngày càng nát). Trong đó có ba vị là Túc Tông, Uy Mục Đế, Tương Dực Đế cùng đời thứ sáu, hai vị cuối cùng là Chiêu Tông và Cung Hoàng cùng đời thứ bẩy. Cả hai vị này (Chiêu Tông và Cung Hoàng) đều bị giết bởi Mạc Đăng Dung. Tại sao trước đó, Lư Công Uẩn (triều Lư), Trần Cảnh (triều Trần) và con cháu của hai vị ấy đều được ngự trên đất này tám đời, mà đến lượt Lê Lợi (triều Lê Sơ) th́ con cháu chỉ được hưởng mệnh đế vương đến đời thử bẩy? Giật ḿnh nhớ lại lời nguyền trước khi bị giết ở thành Cổ Lộng của Trần Cảo, vị vua do chính Lê Lợi lập nên và cũng do chính Lê Lợi sai người giết. Có phải con cháu Lê Lợi đă phải trả nợ bớt một đời (đế vương) cho Trần Cảo?

Lại nghe một cuốn gia phả có đưa ra một giả thuyết khác. Rằng Lê Lợi và con cháu không phải đă trả nợ cho Trần Cảo, mà là trả cho Lê Lai, người đă liều ḿnh cứu Chúa (là Lê Lợi). Lê Lai về sau lại bị chính Lê Lợi giết tại chân thành Đông Quan (Thăng Long), đơn giản v́ (Lê Lợi) không thể (và không muốn) thực hiện lời hứa chia đôi thiên hạ ngày trước(?). Gia phả ấy c̣n chép rằng khi giết Lê Lai, chính Lê Lợi đă tự làm giảm mất một đời (là đế vương) của con cháu ḿnh. Nếu vậy th́ đời c̣n thiếu kia của triều Lê Sơ trên long mạch Thăng Long, phải chăng đă được tính vào Lê Lai, kẻ bị giết oan v́ (trót) có công lớn (là cứu Chúa) ấy? Tính vào chỗ nào? Lê Lợi có thể quên, các nhà chép sử (thời Lê) có thể quên. Nhưng nhân dân th́ không quên điều ấy. Dân gian có câu: “hai mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi” nói về ngày giỗ của hai vị. Dù thế nào đi nữa, th́ nếu không có Lê Lai, sẽ không có Lê Lợi. Cho nên Lê Lai phải được hưởng cúng trước, giỗ trước, tương đương với việc xem Lê Lai là... đời trước của Lê Lợi. Nghĩa là long mạch đă tính cho triều Lê Sơ phải bắt đầu từ Lê Lai (rồi mới đến Lê Lợi...). Thế là trước sau vẫn đủ... tám đời. Nếu quả như vậy th́ cái long mạch kia xem ra vừa nghiêm khắc, lại vừa... công bằng. Từ đó cũng xin tạm đưa ra sơ đồ sau đối với triều Lê Sơ:

Đời thứ nhất:.........................................Trầ ;n Cảo (hoặc Lê Lai)??

Đời thứ hai:............................................Lê Thái Tổ

Đời thứ ba:.............................................Lê Thái Tông

Đời thứ tư:..............................................Lê Nhân Tông

Đời thứ năm:..........................................Lê Thánh Tông

Đời thứ sáu:...........................................Lê Hiến Tông

Đời thứ bẩy:....................Lê Túc Tông - Uy Mục Đế - Tương Dực Đế

Đời thứ tám:............................Lê Chiêu Tông - Cung Hoàng Đế

Người viết sở dĩ không tính triều Lê Trung Hưng sau này vào đây bởi các vị vua triều Lê Trung Hưng ngự ở Thăng Long thực chất không phải con cháu của chính Lê Lợi, vả lại cũng đă xiêu giạt rất lâu mới trở lại kinh thành, mà thực ra có trở lại th́ cũng chỉ làm hư vị (như sau đây sẽ nói) mà thôi.



Mạc Đăng Dung tàn sát con cháu Lê Lợi, cướp cơ nghiệp nhà Lê, lập ra nhà Mạc, chiếm giữ Thăng Long sáu mươi lăm năm (1527-1592), trải năm đời. Nhưng long mạch ghê gớm này không phải nơi mà đức của họ Mạc có thể giữ được lâu dài. Mạc Đăng Dung về xây kinh đô ở Cổ Trai (gọi là Dương Kinh thuộc Hải Dương), tiếng là để làm thanh viện cho Thăng Long, song thực chất là ngại chính cái long mạch ở đó. Mà chẳng riêng ǵ Mạc Đăng Dung. Đời sau cũng có khối anh hùng từng ngại cái long mạch đó mà phải t́m nơi khác để lập đô. Bản thân con cháu Mạc Đăng Dung, trừ thời Mạc Đăng Doanh huy hoàng nhưng ngắn ngủi (trong khoảng mười năm), c̣n lại luôn luôn phải chạy giạt ra ngoài, thậm chí nhiều phen phải dựng hành cung ở ngoại thành, không dám vào ở trong nội cung. Triều Mạc rốt cuộc c̣n xa mới đạt tới cái giới hạn tám đời mà cách đó hơn năm trăm năm, Lư Thái Tổ trước khi dời đô đă xem xét long mạch mà tiên định trước.



Triều Lê Trung Hưng (Lê mạt) kế tiếp nhà Mạc. Song thực ra chỉ có hư vị, Thăng Long nằm trong tay chủ nhân đích thực là các Chúa Trịnh. Nhà Chúa kể từ khi Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm nổi lên đă có lời “sấm”: “phi bá, phi đế, quyền khuynh thiên hạ, truyền được tám đời, trong nhà dấy vạ”. Lại đúng tám đời th́ nhà Chúa phúc hết, vận tan...



Lịch sử đă đành không thiếu ǵ những sự trùng hợp lư thú. Song tác động ghê gớm của long mạch là một điều hoàn toàn có thật, từ xưa tới nay, không ai có thể xem thường. Đó chính là mối quan hệ nhân quả giữa quá khứ - hiện tại và tương lai... điều mà chính khoa học đang cố chứng minh và ngày càng tiến gần tới... cổ xưa. Kiến thức về long mạch của người xưa quả đă từng đạt tới những đỉnh cao ḱ vĩ. Tiếc rằng v́ nhiều lí do, kiến thức ấy ngày nay hầu như đă bị thất truyền. Tuy nhiên, những tri thức của tiền nhân dù phong phú, ḱ bí đến mấy, th́ tất cả đều được xây dựng trên một nền tảng là đạo lư làm người. Chỉ hy vọng rằng cái nền tảng ấy đừng bao giờ đổ nát, th́ sự thất truyền chẳng qua chỉ là vận hạn, tạm thời. Nếu được như thế th́ sẽ đến lúc, những tri thức ấy sẽ trở lại, sẽ tồn tại cùng với muôn đời con cháu chúng ta sau này.



Viết tại Tân Uyên - B́nh Dương 11/2005

Vũ Phong Lưu
Quay trở về đầu Xem thuytinhxanh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thuytinhxanh
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.2656 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO