thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 1 of 4: Đă gửi: 04 June 2005 lúc 10:23am | Đă lưu IP
|
|
|
SƯU TẦM
CÔNG CHÚA HUYỀN TRÂN
TRONG HÀNH TR̀NH ĐẠI VIỆT
Chiêm quốc hay Chiêm Thành, theo sử liệu, có lănh thổ từ Quảng B́nh vào tới Phan Rang, Ninh Thuận. Năm 875, xuất hiện lần dầu tiên trong biên niên sử Trung Hoa dưới cái tên Chiêm Thành, viết theo tiếng Phạn là Champapura (có nghĩa là “Thành của người Chàm”). Chiêm quốc đă bị xóa tên trên bản đồ thế giới sau cuộc Nam tiến ồ ạt của lân quốc phía Bắc, kéo dài trong sáu thế kỷ. Khởi đầu, vào năm 1069 người Việt tràn qua đèo Ngang tiến vào tiếp nhận Quảng B́nh do vua Chế Củ dâng để chuộc tội. Chế Củ (Rudra Varman III) bị bắt sau khi vua Lư Thánh Tông tiến quân tiêu hủy hoàn toàn Phật Thệ (Chà Bàn). Đến năm 1306 người Việt tới Huế. Hơn ba trăm năm sau, năm 1697, cuộc Nam tiến đă kéo dài tới Ninh Thuận, Phan Thiết.
Cũng kể từ năm đó đất nước Chiêm Thành đă hoàn toàn thuộc về Đại Việt.
Lịch sử vong quốc của người Chiêm Thành được đánh dấu bằng hành động của vua Chế Củ dâng Đại Việt ba châu Bố Chinh, Địa Lư và Ma Linh để cầu cin hữu nghị. Tiếp đến là một sự kiện trọng đại kháx xảy ra dưới thời vua Chiêm khi Chế Mân, vào năm 1306 dân Đại Việt hai Châu Ô Lư làm sính lễ để cưới một giai nhân nước Việt, đó là công chúa Huyền Trân. Nàng công chúa yêu kiều ấy là sứ giả trọng yếu, mở đầu thời kỳ bang giao hữu nghị lâu đài nhất giữa hai quốc gia Đại Việt - Chiêm Thành.
Chế Mân tên nữ Phạn là Sinhavarman, vị vua Chiêm quốc vào đầu thế kỷ thứ mười bốn, đă có vợ là Hoàng Hậu Tapasi, người xứ Lava, trước khi cầu hôn công chúa nước Đại Việt.
Vào đầu năm 1301, Thượng Hoàng của Đại Việt là Trần Nhân Tôn sau khi đaă thoái vị, truyền ngôi cho con là Trần Anh Tôn, nhân dịp có một phái bộ Chiêm thành sang thăm nước Việt để kết t́nh giao hảo, Thượng Hoàng đă đi theo phái bộ đến thăm Chiêm Quốc. Ở lại chín tháng trong cung điện của vua Chiêm, ngài được Chế Mân trong vọng, kính nể và hậu đăi. Khi cáo biệt ra về, Thượng Hoàng cảm động đă hứa gă công chúa cho Chế Mân.
Sau đó, Chế Mân cử một phái đoàn gồm một trăm người mang theo vàng bạc, châu báu, hương liệu quư báu, vậ lạ sang dân biểu và xin làm lễ cầu hôn.
Cuộc hôn nhân không xuôi chèo mái mát v́ triều thần Đại Việt kẻ đồng t́nh, người phản đối. Quan niệm và thành kiến của người Đại Việt thời bấy giờ vẫn coi thường xứ Hời Chiêm Tộc. Trong thởi gian năm năm liền, cả hai triều đ́nh Chiêm Việt liên tiếp phái các sứ giả qua lại ư kiến nhà vua của mỗi nước để thương thuyết về cuộc hôn nhân. Đoàn Nhữ Hài, vị đặc sứ Đại Việt lúc bấy giờ do bất phục vua Chàm, Khi yết kiến Chế Mân đă đặt quốc thư trước mặt mà lạy, tỏ ư vua Chàm biết là không lạy vua nước Việt chứ không phải lạy vua Chàm.
Những ǵ đă có khởi đầuphải có kết thúc. Cuộc hôn nhân mở đầu thời vận huy hoàng của Chế Mân đă báo hiệu một kết cuộc bi thảm của Chiêm Thành hôn ba trăm năm sau đó.
Tháng sáu năm Bính Ngọ 1306, Chế Mân đem dâng châu Ô và Châu Lư là sính lễ và vua Trần Anh Tôn ban chiếu chỉ quyết định gả em gái là Công Chúa Huyền Trân cho Chế Mân. Từ đó Hai Châu Ô Lư Không những măi măi thuộc về đất Việt mà c̣n đi vào t́nh tự Việt Nam qua ca dao và văn học.
“Hai Châu Ô Lư vuông ngh́n dặm
Một gái Huyền Trâncủa mấy mươi?”
Châu Ô và Châu Lư là phần đất từ Cửa Viêt kéo dài tới quận Ḥa Vang thuộc tnh Quảng Nam. Theo sử liệu, Châu Ô tức là Châu Thuận và Châu Lư tức là Châu Hóa. Châu Thuận thuộc phần đất của tỉnh Quảng Trị kéo dài tới quận Hương Trà thuộc tỉnh Thừa Thiên. Châu Hóa là phần đất thuộc tỉnh Thừa Thiên bao gồm quận Ḥa Vang Thuộc Quảng Nam.
Lịch sử Trung Hoa có ghi lại, Tây Thi, gái nước Việt, sắc nước hương trời, chim sa cá lặn, đă được đem dând vua Phù Sai của nước Ngô để vua nước Việt (bên Tàu) là Câu Tiễn mưu đồ quốc sự. Nhan sắc của Tây Thi đă làm cho triều đại nhà Ngô cáo chung, vong quốc. Sử Đại Việt không nói nhiều đến nhan sắc của Huyền Trân, nhưng sử sách có ghi lại người anh của Huyền Trân là vua Anh Tôn nổi tiếng là đẹp như tiên. Các sứ thần Trung Quốc thời đó cứ muốn được yết kiến để chiêm ngưỡng sắc đẹp thần tiên của vua Anh Tôn. Các nhà viết sủ đă góp nhặc các wsự kiện mà cho rằng hẳn nhiên Huyền Trân là một công chúa diễm kiều tuyệt mỹ, nhansắc lẫy lừng, tiéng tăm đồn đại vang dội bốn phương khiến trong dân dă đă ví nàng: “Tiếc thay cây quế Châu Thường”... Khiến Chế Mân đă biến cuộc hôn nhân ấy thành quốc sự, đă dày công theo đuổi trong năm năm trời, đă dâng một phần lănh thổ của Chiêm quốc để cưới bằng được một gái “Tây Thi” Đại Việt.
Sau hôn lễ, khi về đến Chiêm Thành, nàng công chúa Đại Việt đă được phong làm Hoàng Hậu Paramecvari của Chiêm quốc.
Phận gái mười hai bến nước. mà thuyền t́nh của Công Chúa Huyền Trân đă cặp bến vinh hoa. Thói thường, các cô dâu khi về nhà chồng dù tâm trạng thế nào đôi mắt cũng rưng rưng nhỏ lệ. Nàng Huyền Trân dù trước mắt là cuộc đăng quang tuyệt đỉnh huy hoàng, nhưng làm sao người công chúa thoát ra khỏi cái t́nh cảm thường t́nh; nhớ thương, bịn rịn, lolắng, bâng khuâng. Do đó người đời đă truyền tụng hai câu ca dao nói lên tâm sự Huyền Trân khi qua đèo Hải
Vân:
“Chiều chiều gió thổi Hải Vân
Chim kêu ghềnh đá gẫm thân em buồn.”
Thế là nàng công chúa nhà Trần đă về làm dâu Chiêm quốc, đă trở thành Hoàng Hậu. Th́ lúc đó, trong nước Đại Việt, giới văn nhân thi sĩ xầm x́, chế giều. Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đă ví cuộc hôn nhân này tương tự như việc nhà Tiền Hán Trung Hoa 33 năm trước Tây lịch đă đem Chiêu quân cống Hồ Hoàng là vua Hung Nô để mưu cầu ḥa b́nh cho trăm họ. Ông cho rằng vua Anh Tôn v́ để giữ lời hứa Thượng Hoàng mà gả Huyền Trân, chứ cuộc hôn nhân không tương xứng.
Trong dân gian người ta truyền tụng những câu hát ví von để mỉa mai như:
Tiếc thây cây quế Châu Thường
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo.”
Hoặc:
“Con vua lấy thằng bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo.”
Nhưng thương thay, cuộc hương lửa vừa nồng th́ chỉ một năm sau, vào mùa Hạ, thàng 5 năm 1307 vua Chế Mân Băng hà. Huyền Trân giờ là một góa phụ lẻ loi trong cung điện thành Đồ Bàn nh́n về cố quốc mà thấy lẻ sắc sắc không không mầu nhiệm.
Dư âm của cuộc t́n vương giả ấy đă phảng phất đến muôn đời tưởng như là huyền thoại.
Ngày Chế Mân băng hà, theo tục lệ Chiêm Thành, Hoàng Hậu phải lên giàn hóa táng để chết theo chồng. Vua Trần Anh Tôn đă cử vị quan Nhập Nội Hành Khiển Tượng Thư Tả Bộc Sạ là Trần Khắc Chung sang Chiêm quốc để điếu tang với mưu sự cứu ông chúa thoát nạn. Các cung nữ của Huyền Trân trong cung điện Đồ Bàn khi thấy Trần Khắc Chung đă hát lên:
“Đàn kêu tích tịch t́nh tang
Ai đem công chúa lên thang mà ngồi.”
Trần Khắc Chung bày kế giải cứu được công chúa khỏi phải lên giàn hỏa táng, đem công chúa về nước bằng đường biển. Cuộc hải hành đó đă kéo dài đến một năm. Trong một năm ấy, Khắc Chung đă tư thông với công chúa. Dư luận trong dân gian xầm x́:
Tiếc thay hột gạo trắng ngần
Đă ṿ nước đục lại vần lửa rơm”
Cuối cùng Huyền Trân đă được trả về cho nước Việt và hai Châu ô Lư cũng vĩnh viễn là lănh thổ Việt Nam. Từ đó lại có hai câu cao dao:
“Của trời, trời lại lấy đi
Giương hai con mắt làm chi được trời.”
Đến nay xấp xỉ bảy trăm năm, một trăng sữ bang giao quốc tế đă mờ dần theo bóng thời gian. Đất nước Chiêm Thành và dân tộc Chàm ngày nay chỉ c̣n là một số di tích mờ nhạt, mong manh. Những ngọn tháp Chàm rải rácđâu đó từ Quảng Nam vào tới Phan Rang, Phan Thiết, trong nhiều thế kỷ đă là nơi để những lớp thế hệ người Chàm thưa thớt t́m về hội tụ, bái vọng tổ tiên của họ. Nền văn minh cổ kính ấy đă nói lên một tŕnh độ vật chất và tinh thần tiên tiến của một dân tộc mà định mệnh không cho họ được trường tồn.
Về phía nước Đại Việt, vua Anh Tôn của đời nhà Trần đă bất chấp mọi lời dè bỉu dèm pha trong thiên hạ, dùng người em gái của ḿnh như một mỹ nhân kế vào một nghị tŕnh quốc sự, thu về cho Tổ Quốc một lănh thổ trải hàng ngh́n dặm, khời đầu bằng sự tự giác, thuận t́nh của Chế Mân dâng vua Đại Việt hai Châu Ô Lư.
Có ai biết được tâm sự của người công nữ đài các ấy. Nàng đă ra đi và nàng đă trở về tưởng chừng như trong im lặng, để lại hàng trăm năm sau những t́nh cảm bịn rịn, tưởng nhớ, biết ơn của hàng bao thế hệ con người Việt Nam.
Ngoài số lượng văn chương b́nh dân, nhiều văn thân thi sĩ đă chạnh ḷng xúc cảm về cuộc t́nh lâm ly bất hủ ấy để dệt thành những khúc nhạc, bài thơ, để lại với thời gian.
Cách đây trong ba chục năm có bài “Vịnh Huyền Trân Công Chúa” của thi sĩ Thái Xuyên:
Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười
Vốn đà không mất lại thêm lời
Hai Châu Ô Lư vuông ngh́n dặm
một gái Huyền Trân của mấy mươi?
Ḷng đỏ khen ai lo việc nước
Môi son phải giống măi trên đời
Châu đi rồi lại Châu về đó
Ngơ ngẩng trông nhau mấy chú Hời
(Trích trong “Đất Việt Trời Nam” của Học giả Thái Văn Kiểm)
Gần đây, thi sĩ Hà Thượng Nhân khi đi qua đèo Ngang đă không khỏi chạnh ḷng nhớ người, nhớ nước. Nỗi nhớ ấy da diết vô hạn. Bởi tâm cảm đó, nhà thơ không khác ǵ Bà Huyện Thanh Quan, một Huyền Trân Công Chúa cũng một lần đi qua đèo Ngang, đi qua một chặng đường lịch sử của dân tộc Việt mà ngó lại ḷng ḿnh để thấy một nỗi sầu man mác, đó là nỗi sầu chung của thế sự và nổi niềm riêng của con người. Từ đó tác giả đă viết bài thơ “Qua Đèo Ngang Nhớ Bà Huyện Thanh Quan” sau đây:
Qua đỉnh Đèo Ngang chạnh nhớ người
Cỏ hoa này vẩn cỏ hoa tươi
Trên trăm năm trước đ̣i cơn mộng
Mấy áng thơ xưa mấy trận cười
Đất nước nếu như thương lấy một
Tâm tư thôi đă khổ bằng mười
Tài hoa dù khác, t́nh không khác
Tóc bạc soi vào luống hổ ngươi
Luống hổ ngươi mà luống mỉa mai
Nghiệp thơ ai chắc cũng như ai
Biển xanh lớp lớp chim bay mỏi
Mây bạc giăng giăng gió thở dài
Bống xế, đèo cao hồn Thục Đế
Rừng xa, băi vắng mộng Thiên Thai
Người ơi! Tôi nhớ người vô hạn
Tuy chẳng chung nhau một chữ tài
Chữ tài đă trót lụy vào thân
Non nước đă mang măi nợ nần
Tiếng cuốc vẫn đau t́nh cố quận
Ruột tằm thêm rối nghĩa phù vân
Bắc Nam dù cách chưa hề lạ
Kim cổ tuy xa cũng vẫn gần
Lồng lộng trời cao muôn dấu hỏi
Hai châu Ô, Lư một Huyền Trân
Một gái Huyền Trân đổi mấy châu
Người xưa cảnh cũ biết t́m đâu
Ngôi vàng chỉ cốt ngôi vua vững
Phận bạc ai lo mảnh má đào
Son phấn thương nhau càng khắc khoải
Núi sông nghoảnh lại hẳn bền lâu
Giờ đây qua đỉnh đèo Ngang ấy
Bỗng nhớ người xưa bát ngát sầu
(Trích Tuyển Tập “Gửi Người Dưới Trăng”,
Cội Nguồn xuất bản tháng 12.1995)
Người viết trong khi đọc tài liệu và biên soạn bài khảo luận “bỏ túi” này, cả một quá khứ xa xăm hiện về, tâm hồn như ch́m vào dĩ văng xôn xao của tổ tiên thời kỳ dựng nước. Nghĩ về non nước Chiêm Thành, nghĩ về cuộc t́nh vương giả ấy, ḷng không khỏi trắc ẩn, ngậm ngùi mà xuất ư viết bài thơ sau đây. Xin được mượn bài thơ để kết thúc trang biên khảo.
LỜI CẦU HÔN CỦA CHẾ
Nàng hỡi Huyền Trân Đại Việt ơi
Nước non Chiêm quốc đợi mong người
Mỹ nhân dẫu phải là khuynh quốc
Trẫm của Chiêm và trẫm của ngươi
Chiêm Việt đôi bờ ngh́n dặm ấy
Tiền duyên ḥ hẹn mấy ngh́n sau
Đồ Bàn cung điện ngôi Vương Hậu
Để có khanh và để có nhau
Ô Lư hai châu về xứ ngoại
Bao đời xử sở một quân vương
Là đây t́nh sử trong thiên hạ
Rồi có ngh́n sau hậu thế lường
Rồi có ngh́n sau đời kể lại
Cơ đồ Chiêm Quốc một Công Nương
Một trang sử viết thời Chiêm Việt
Một cơi sơn hà cũng khói sương
Tiếng trống Đồ Bàn khai yến tiệc
Cung nghinh gái Việt mở Hoàng thành
Xin mời Công Chúa về cung điện
Chế của Chiêm và Chế của khanh...
sn.
tg: Song Nhị
SƯU TẦM
|