Tác giả |
|
Thien Co Hội viên


Đă tham gia: 13 December 2002 Nơi cư ngụ: Japan
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 148
|
Msg 41 of 42: Đă gửi: 20 January 2003 lúc 10:39am | Đă lưu IP
|
|
|
Vãn bối Thiên Cơ Ất xin kính chào tất cả các vị tiền bối .
Vãn bối chủ đạo theo thuyết Tâm Động hay Tâm Ứng của tiền bối SHoang trong việc bói quẻ Mai Hoa . Có hôm xem thử 1 người bạn ở VN đang ở sân bay TSN chuẩn bị đi Úc, lúc đó gieo quẻ Mai Hoa ra (vãn bối quên hết rồi vì không quan trọng lắm nên không ghi lên) không đủ yếu tố để bói thì an lục thân lục thần để xem diễn biến của chuyến đi đó như thế nào, xem ra lúc chuẩn bị vô phòng cách ly thì có 1 người nam đến tiễn, sau hỏi lại bạn bè thì đó là người anh họ, xem được trục trặc trong thủ tục giấy tờ ở trong sân bay nhưng nhờ có người yêu quen biết lớn nên can thiệp kịp và êm, hình như là phụ mẫu, quan quỷ, thê tài dính nhau thế nào đó, bây giờ quên rồi, trong quẻ dương ít âm nhiều nên đoán là nữ đi tiễn nhiều hơn nam, huynh đệ hình như rất yếu, nên đoán chủ yếu là người thân và bà con, bạn bè đi tiễn rất ít .Sau này hỏi lại người bạn có đi tiễn thì quả như vậy .
Lúc đó tâm vãn bối động về an lục thân lục thần nên vãn bối an lục thân lục thần, nếu lúc đó không có ý muốn an mà an thì chắc sẽ coi không ra , tâm động hình như là 1 lực lượng xui khiến mình phải làm cái này không nên làm cái kia hay sao đó .
Có khi việc đã rõ ràng trong dự đoán của mình về kết quả rồi vãn bối gieo quẻ ra xác định lại thể dụng biến xem kết quả có như vậy không, sau đó chỉ chú trọng về quái tượng và hào từ xem khuyên mình nên làm gì .
Có chuyện mình thấy có thể chấp nhận được hoặc có thể dùng lí lẽ để khuyên bảo, nên tâm bảo không cần xem thì lúc đó vãn bối cũng không xem .
Còn về thời gian, có khi dùng tổng số ban đầu để xác định, có khi cộng số của thể dụng hổ biến, có khi dùng ngôi của hào động để xác định tùy theo tâm của mình. Về tốc độ thì có khi dựa vào khí quái, dựa vào lí của Thập Yếu Linh Ứng để xác định năm hay tháng hay ngày (giờ thì chưa bao giờ thử). Căn bản vẫn là tùy theo tâm động .
Vãn bối mong các vị tiền bối chỉ dạy thêm, tiền bối SHoang có nhiều kinh nghiệp trong quẻ Dịch, vãn bối hay thấy tiền bối dùng quẻ Dịch để toán mệnh tìm tượng quẻ (ví dụ tiền bối nói ai là tượng của quẻ Kiển trong 1 bài nào đó), căn cứ vào năm tháng ngày giờ sinh để tìm quẻ tìm sao . Vãn bối không biết tiền bối sử dụng phương pháp gì, xin tiền bối chỉ dạy cho vãn bối .
Vãn bối Thiên Cơ Ất kính bái
--------------------------
|
Quay trở về đầu |
|
|
Thien Co Hội viên


Đă tham gia: 13 December 2002 Nơi cư ngụ: Japan
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 148
|
Msg 42 of 42: Đă gửi: 20 January 2003 lúc 11:23am | Đă lưu IP
|
|
|
Vãn bối xin chia sẽ về vấn đề dịch sách "Chu Dịch cà Dự Đoán Học" .
Vãn bối nghĩ rằng khoa học nào cũng phải có thuật ngữ của nó, thuật ngữ là khái niệm chuyên biệt của 1 ngành học nên không phải có tính xác định (definite) và tính khái niệm (conceptual) để khi nhắc tới thuật ngữ đó, những người cùng nghiên cứu khoa hoc đều có chung sự đồng ý về ý nghĩa một cách tương đối , và nhờ chuyên biệt hóa nên khái niệm của một thuật ngữ không thể lẫn lộn với các từ ngữ thông thường được . Ví dụ Nói tới Lộc Tồn, Địa Kiếp, Địa Không, Thiên Không, Kình Dương, Tam Hơp...có thể khó hiểu đối với người ngoài, nhưng các nhà tử vi có thể hình dung ngay những sao đó là cái gì . Còn nếu Việt Hóa hoàn toàn thì là : Lộc Còn, Cướp Đất, Đất Trống, Trời Trống, Sống Dê, Ba Cùng hay Ba Gặp, thì sẽ rất là dễ lẫn lộn với từ ngữ thông thường . Thuật Ngữ thì bao giờ cũng là khó đối với người không chuyên môn, nhưng khi Khái Niệm được thuật ngữ rồi thì tính chính xác trong tư duy khoa học rất cao . Từ Hán Việt đối với tiếng Việt cũng như tiếng Latin đối với các ngôn ngữ Tây Âu, tiếng Hy Lạp cổ đối với các ngôn ngữ Đông Nam Âu, như là nguồn của danh từ khoa học, có tính xác định và khả năng chế tạo ngôn từ khoa học rất cao, ngày xưa khi dịch các khái niệm Phương Tây như Economy, Republic, Democracy, Election, Constitution, Function, Diferential, Trigonometry, Logic...các cụ như Phạm Quỳnh, Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn cũng phải dựa vào chữ Hán để dịch sang Việt Ngữ thành Kinh Tế Cộng Hòa, Dân Chủ, Tuyển Cử, Hiến Pháp, Hàm Số, Vi Phân, Lượng Giác, Luận Lí ...và khi dùng những từ đó, người sử dụng đã có chung một "nội hàm" của những khái niệm đó, tuy rằng khi lần đầu tiên nghe những khái niệm đó người học sẽ rất bở ngở, nhưng sau khi nắm bắt khái niệm, nội hàm của khái niệm đã được xác định .
Vãn bối nghĩ Tử Vi và các môn bói toán khác cũng là khoa học và cũng cần phải có những thuật ngữ riêng cho nó như bao nhiêu khoa học khác. Giả sử nếu ta Việt hóa các từ Bát Tự, Tỉ Kiếp, Thực Thần, Phụ Mẫu chúng ta sẽ có các khái niệm Việt hóa : Tám Chữ, Ngang Vai, Thần Ăn, có thể sẽ rất khó hình dung Tám Chữ là Tám Chữ gì, Ngang Vai có thể dễ bị lầm lẫn với nghĩa "ngang vai" theo bình thường, Thần Ăn lại càng rất khó hiểu . Trong quẻ Dịch, nếu dịch các từ Quan Quỷ, Thê Tài ra từ Thuần Việt thì sẽ dịch như thế nào ? Quan Quỷ chắc là không dịch được, còn Thê Tài thì nên dịch là Vợ hay là Tiền, hay dịch là Vợ Tiền ?
Trong sách của thầy Thiệu Vĩ Hoa (cả Tử Bình lẫn Dịch), vãn bối thấy rất khó hiểu về lối dịch của dịch giả, đọc mà không chú tâm về mặt ngôn ngữ thì sẽ hiểu sai ngay, nhất là không biết tác giả muốn nói về cái gì cụ thể (do dùng từ bình thường thay thế thuật ngữ Hán Việt) . Trong khi các sách bói toán khác đều đọc dễ hiểu, chỉ cần chịu khó nắm bắt các thuật ngữ lúc ban đầu .
Vãn bối không có ý chê dịch giả, vì có đánh đòn vãn bối cũng dịch không nỗi một chương trong sách CD&DĐH .
Vãn bối Thiên Cơ Ất kính bái
------------------------------
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|