|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Thống Kê
|
Trang đã được xem
lượt kể từ ngày 05/18/2010
|
|
|
|
|
|
|
Chủ đề: HÀ ĐỒ TRONG VĂN MINH LẠC VIỆT
|
|
Tác giả |
|
Kep Nhut Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 17 October 2004 Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 295
|
Msg 41 of 50: Đă gửi: 30 November 2004 lúc 8:28pm | Đă lưu IP
|
|
|
Thưa bác ThienSu,
Cháu đang đọc tài liệu bác viết và cũng tiện đó sửa lại cách tính Cửu-tinh của Huyền-không học và 8 cung Bát-trạch mà cháu đả mới vừa viết trong Excel. Cháu gọi đó là cách tính Huyền-không theo lư thuyết Lạc-Việt.
Khi đang sửa th́ cháu gặp một trở ngại nên muốn xin bác giúp cho ư kiến. Đó là khi tính các sao theo đường thuận của Lường-Thiên-Xích Lạc-Việt th́ ta đi theo chiều số tăng lên là 5, 6, 7, 8, 9, 1, 2, 3, 4. Nhưng khi ta đi theo chiều nghịch th́ lại có 2 phương pháp! Phương pháp thứ nhứt là ta đi theo chiều giăm của số là 5, 4, 3, 2, 1, 9, 8, 7, 6. Phương pháp thứ nh́ là ta đi ngược theo đường đi của chiều thuận tức là đi theo điễm đối xứng với chiều thuận qua trung tâm của Trung-cung tức là ta đi theo chiều 5, 2, 1, 4, 3, 7, 6, 9, 8.
Nếu bác có chút th́ giờ th́ sau khi sửa xong, cháu cũng muốn gửi đến cho bác xem lại mà chỉ dạy thêm. Lúc đó cháu xin bác chỉ cho cháu làm sao để có thể gửi cho bác fichier Excel này.
Cám ơn bác nhiều.
__________________ Kép Nhựt.
Thiên đàng và địa ngục ở cùng một nơi.
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 42 of 50: Đă gửi: 01 December 2004 lúc 2:23am | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn Kep Nhat thân mến!
Bạn có thể mở một tựa mới ngay trong mục Văn hiến Lạc Việt để mọi người cùng trao đổi và tham khảo.Tôi chỉ lưu ư bạn là:
Về phương pháp phi tinh th́ ko thay đổi; chi khác nhau ở chỗ: (Theo quan niệm của tôi)Lư thuyết cổ Lạc Việt th́ phi tinh căn cứ trên Hà Đồ & Hậu thiên bát quái đổi chỗ Tốn /Khôn. C̣n sách Tàu sai lầm khi phi tinh trên Lạc Thư và đồ h́nh Hậu thiên được coi là của Văn Vương làm ra.
Hai phương pháp này phủ định lẫn nhau; chứ không thể coi là hai trường phái. Cái này đúng th́ cái kia phải sai.
Khi tŕnh bày; bạn lưu ư tŕnh bày phương pháp theo sách Tàu truyền lại để tiện việc tham khảo; sau đó mới đặt vấn đề phương pháp theo Lạc Việt.
Cảm ơn sự quan tâm của bạn.
Thiên Sứ
Sửa lại bởi ThienSu : 01 December 2004 lúc 2:32am
|
Quay trở về đầu |
|
|
laido Hội viên
Đă tham gia: 17 May 2004 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 405
|
Msg 43 of 50: Đă gửi: 02 December 2004 lúc 11:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Kính chào bác Thiên Sứ!
LD thán phục bác v́ đă dày công nghiên cứu t́m hiểu để chứng minh đề tài hóc búa này, mà không phải ai cũng dám làm, ...
Xin chia vui cùng bác, lư thuyết của bác đă được một số người hưởng ứng và công nhận. Thật tuyệt bác ạ.
Chúc bác vui vẻ
LD
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 44 of 50: Đă gửi: 02 December 2004 lúc 11:53pm | Đă lưu IP
|
|
|
Bạn LaiDo thân mến!
Rất cảm ơn thông tin quí báu của bạn Laido. Đây là một niềm an ủi đối với tôi.
Tôi hy vọng rằng:
Lịch sử dân tộc Việt có gần 5000 năm văn hiến sẽ được công nhân là một chân lư.
Nền tảng của nến văn hiến Lạc Việt sẽ là một trong những giá trị xứng đáng thuộc về tương lai của nhân loại.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của bạn và quí vị.
Thiên Sứ
--------------------
Một đời gió có v́ ai
Xô nghiêng chiều tím ra ngoài hoàng hôn
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 45 of 50: Đă gửi: 04 December 2004 lúc 8:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
: PHÁP ĐẠI UY NỖ
Lạc thư hoa giáp lư giải các vấn đề liên quan
Độ số Cục trong Lạc thư hoa giáp
Kính thưa quí vị quan tâm.
Trên cơ sở tiêu chí khoa học là:
Một lư thuyết khoa học chỉ được coi là đúng nếu giải thích một cách hợp lư hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách nhất quán; hợp lư; có tính qui luật; tính khách quan và khả năng tiên tri.
Trên cơ sở tiêu chí khoa học này; chúng ta so sánh với những vấn đề mà người viết minh chứng về tính hợp lư ngay trong mối quan hệ nội tại dẫn đến bảng Lạc thư hoa giáp hoàn toàn trùng khớp. Bởi vậy; vấn đề c̣n lại của Lạc thư hoa giáp là khả năng lư giải các vấn đề và hiện tượng liên quan. Sự lư giải này sẽ chứng tỏ tính nhất quán; hoàn chỉnh; tính quy luật; tính hợp lư; c̣n về khả năng tiên tri th́ có lẽ không cần phải đặt ra. Bởi vi chúng ta đang tiên tri những điều mà không một lư thuyết khoa học nào – ngay bây giờ hoặc hoặc hàng chục; hàng trăm năm nữa – có thể mơ ước đến điều này. Tức là sự tiên tri đến từng hành vi của con người. Đồng thời; cũng qua khả năng tiên tri này - vốn là một tiêu chí thẩm định của một lư thuyết khoa học – cho thấy tính siêu việt của thuyết Âm Dương ngũ hành vượt xa tất cả mọi lư thuyết khoa học hiện đại; vốn là cơ sở của nền văn hiến Lạc Việt. Chúng ta cũng lưu ư rằng:
Qua các văn bản cổ chữ Hán không thể t́m được sự thống nhất và hoàn chỉnh của thuyết Âm Dương ngũ hành – kể từ hàng ngàn năm trước; cho đến tận ngày hôm nay; khi quư vị đang đọc những ḍng chữ này. Bởi vậy; hoàn toàn ko thể là sự ngẫu nhiên khi cả một hệ thống lư thuyết Âm Dương Ngũ hành được chứng minh là một học thuyết nhất quán và hoàn chỉnh; xuất phát từ văn minh Lạc Việt; có khả năng lư giải hợp lư hầu hết những vấn đề liên quan đến nó. Một trong những hệ quả của học thuyết này từ Hà Đồ - PHÁP ĐẠI UY NỖ – chính là Lạc thư hoa giáp. Tính hợp lư của Lạc thư hoa giáp ko chỉ dừng ở sự hợp lư nội tại mà c̣n chứng tỏ tính hợp lư trong những vấn đề liên quan. Những vấn đề chủ yếu được tŕnh bày trong bài viết này là:
ĐỘ SỐ CỤC TRONG TỬ VI
Kính thưa quí vị quan tâm!
Hầu hết những người có t́m hiểu về Tử Vi đều biết cục số của Tử Vi lưu truyền trong cổ thư chữ Hán là:
Thuỷ NHỊ Cục.
Mộc Tam Cuc.
Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục
Hoả LỤC Cục
Sự ứng dụng của cục số này là tất nhiên phải là hệ quả của nạp âm 60 năm Hoa Giáp. Người viết đă hân hạnh chứng minh với quí vị quan tâm về cơ sở của bảng nạp âm Hoa giáp – dù theo sách Tàu; hay cội nguồn của nó là văn minh Lạc Việt – th́ cũng là Hà Đồ. Bây gời chúng ta cùng quán xét trên Hà Đồ với độ số của nó với độ số cục do sách Tàu viết lại th́ chúng khác nhau ở cục số của Thuỷ / Hoả. Điều này được mô tả như sau:
THEO CÔ THƯ CHỮ HÁN ĐỘ SỐ HÀNH TRÊN HÀ ĐÔ
* Thuỷ NHỊ Cục. * Thuỷ Lục Cục
Mộc Tam Cuc. Mộc Tam Cục
Kim Tứ Cục Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục Thổ Ngũ Cục
* Hoả LỤC Cục * Hoả Nhị Cục
Như vậy; chúng ta cũng nhận thấy rằng sự sai lệnh này ở đúng vị trí của hai hành Thuỷ/Hoả. Cúng ta cũng biết rằng: Hành của cục trong Tử Vi chính là hành của tháng an Mệnh theo năm sinh của đương số. Bởi vậy; khi Thuỷ/ Hoả đă đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp th́ hành của cục cũng sẽ đổi Thuỷ & Hoả. Điều này được miêu tả như sau:
LẠC THƯ HOA GIÁP ĐỘ SỐ HÀNH TRÊN HÀ ĐỒ
* Hoả NHỊ Cục. * Hoả Nhị Cục
Mộc Tam Cuc. Mộc Tam Cục
Kim Tứ Cục Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục Thổ Ngũ Cục
* Thuỷ LỤC Cục *Thuỷ Lục Cục
Kính thưa quí vị quan tâm!
Như vậy; chúng ta lại thấy một sự trùng khớp hợp lư giữa độ số cục trong LẠC THƯ HOA GIÁP xuất phát từ văn minh Lạc Việt với Hà đồ - vốn là nguyên lư căn để của nó và đúng theo độ số của Hành trên Hà Đồ. C̣n bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền qua cổ thư chữ Hán th́ ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lư nào tạo ra nó và rối mù.
Kính thưa quí vị quan tâm
Người viết đă hân hạnh tŕnh bày về tính Qui luật và Khả năng tiên tri là hai trong số những tiêu chí để thẩm định một lư thuyết khoa học.
Không có tính qui luật th́ không có khả năng tiên tri.
Bản chất của thuyết Âm Dương ngũ hành là một lư thuyết thống nhất vũ trụ; nhất quán và hoàn chỉnh; đáp ứng đầy đủ mọi tiêu chí khoa học cho một lư thuyết khoa học và cho những tiêu chí của một lư thuyết thống nhất mà những nhà khoa học hàng đầu đang mơ ước (Xin xem phần chứng minh trong: Định mệnh có thật hay không?. Mục: Những bài viết có giá trị tham khảo.website tuvilyso.com). Xét về góc độ khoa học th́ khả năng tiên tri là hệ quả tất yếu của một lư thuyết khoa học đă hoàn chỉnh. Bởi vậy; tính qui luật là không thể thiếu được; là yếu tố cần trong một lư thuyết thống nhất. Điều này ko thể t́m thấy trong các bản văn chữ Hán lưu truyền từ hàng ngàn năm nay; v́ một lư thuyết tiền đề bị thất truyền. Khả năng tiên tri trong các phương pháp ứng dụng từ các cổ thư này bị hạn chế bởi những sai lệch.
Kỳ lạ thay! Tính qui luật này trong thuyết Âm Dương Ngũ hành chỉ có thể được xác định từ văn minh Lạc Việt; cội nguồn của nền văn hoá Đông phương và lịch sử gần 5000 văn hiến của người Việt.
Cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
(C̣n tiếp:
ỨNG DỤNG CỦA CỤC SỐ TRONG LẠC THƯ HOA GIÁP & TỬ VI
----------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Sửa lại bởi ThienSu : 04 December 2004 lúc 11:47pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 46 of 50: Đă gửi: 05 December 2004 lúc 9:07am | Đă lưu IP
|
|
|
PHÁP ĐẠI UY NỖ
Lạc thư hoa giáp lư giải các vấn đề liên quan
ỨNG DỤNG CỦA CỤC SỐ TRONG LẠC THƯ HOA GIÁP & TỬ VI
Kính thưa quí vị quan tâm!
Mục đích của chủ đề này nhằm chứng minh cho Hà Đồ chính là đồ h́nh căn bản của Lư học Đông phương; trên cơ sở tiêu chí khoa học hiện đại. Bởi vậy; Lạc thư hoa giáp và các vấn đề liên quan đến nó là một yếu tố cần liên hệ chứng minh cho tính nguyên lư căn để của Hà Đồ trong học thuật cổ Phương Đông và không phải chủ đề của bài viết. Do đó; phần chứng minh: Tính hợp lư của Lạc Thư hoa giáp giải thích những hiện tương liên quan; không phải mục đích của bài viết này. V́ thế người viết rất mong sự cảm thông của quí vị; xin tham khảo thêm trong sách:Thời Hùng Vương và bí ẩn Lục thập hoa giáp. Tủ sách Tuvilyso.com.
Tuy nhiên; sự thay đổi hành Thuỷ & Hoả trong Bảng Hoa giáp đă được sự quan tâm của nhiều quí vị trong và ngoài diễn đàn. Trong đó có cả sự hiểu lầm và sự phản bác trên cơ sở sự hiểu lầm này. Do đó; người viết xin được dành bài viết này để nói rơ hơn về thực chất của sự thay đổi hai hành Thuỷ & Hoả trong bảng Hoa giáp.
@ Sự thay đổi Thuỷ Hoả trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn trong hai hành Thuỷ và Hoả; không có sự thay đổi ở các hành khác.
@ Sự thay đổi Thuỷ Hoả trong bảng hoa giáp chỉ giới hạn ở bảng này; không phải là sự thay đổi ở những vấn đề liên quan khác giữa Thuỷ &Hoả trong thuyết Âm Dương Ngũ hành. Có người cho rằng sự thay đổi này trong bảng hoa giáp th́ Thuỷ &Hoả trong thập thiên can và Địa chi cũng phải thay đổi là một sai lầm. Thí dụ như cho rằng: Bính Đinh Hoả phải đổi thành Thuỷ; hoặc Tỵ Ngọ Hoả cũng đổi thành Thuỷ là sai lầm.
@ Sự thay đổi Thuỷ & Hoả trong bảng hoa giáp là một sự hiểu chỉnh hạn chế; chỉ ứng dụng trong hai hành Thuỷ & Hoả; chứ ko phải là một sự phủ định tính tương tác của ngũ hành trong bảng hoa giáp với những vấn đề liên quan.
@ Sự thay đổi hành Thuỷ& Hoả trong Lạc thư hoa giáp so với Lục thập hoa giáp nhằm chứng tỏ sự sai lệch trong cổ thư chữ Hán truyền lại; là một trong sự phát triển tất yếu tiến tới sự hoàn chỉnh; nhất quán; nhằm chứng tỏ quan niệm cho rằng:
Thuyết Âm Dương Ngũ hành là một học thuyết nhất quán; hoàn chỉnh và là một lư thuyết thống nhất vũ trụ; giải thích từ sự h́nh thành vũ trụ cho đến mọi vấn đề liên quan đến con người với khả năng tiên tri. Học thuyết này thuộc về dân tộc Việt; là nền tảng của danh xưng văn hiến với lịch sử gần 5000 năm của dân tộc Việt và là cội nguồn đích thực của nền văn minh Đông phương.
Quan niệm này nhân danh khoa học; nên nó phải đáp ứng đầy đủ những tiêu chí của khoa học hiện đại.
Kính thưa quí vị quan tâm!
Bảng Hoa giáp là một trong những nguyên tắc có tính tiền đề với những ứng dụng trong học thuật cổ Đông phương; tính tất yếu của sự hiệu chỉnh hai hành Thuỷ & Hoả này sẽ dẫn đến sự hiểu chỉnh trong một số sự ứng dụng liên quan. Những bộ môn ứng dụng nào không liên quan đến nạp âm Ngũ hành trong bảng Hoa giáp; sẽ ko bị ảnh hưởng bởi sự hiệu chỉnh này. Thí dụ trong Tử Vi; sự hiệu chỉnh này sẽ ảnh hưởng tới những người có cục và Mệnh thuộc Thuỷ và Hoả.
Trong trường hợp chúng ta lấy tử vi theo các chương tŕnh tử vi vi tính đă lập sẵn - vốn căn cứ theo bảng Lục thập hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán - th́ chỉ khi:
@ Gặp mạng Thuỷ và Hoả sẽ đối chiếu với bảng Lạc thư hoa giáp để hiệu chỉnh lại. Thí dụ:
Lá số của cựu tổng thống Irak SD Hussen; trước đây là: Giáng hạ Thuỷ; nay là Lư Trung Hoả (đây là một yếu tố rất quan trọng - theo phương pháp luận đoán của tôi - để tôi luận đoán - trong website tuvilyso.com ngay từ trước khi cuộc chiến xày ra là: Ông Hussen không chết trong chiến tranh; mà sẽ đi lưu vong. Nếu mạng Thuỷ th́ ông này đă chết).
@ Gặp cục Thuỷ & Hoả th́ sửa đổi lại và tất yếu những cḥm sao và sao liên quan đến Cục Thuỷ hay Hoả phải an lại; đúng theo tính chất của Hành thuộc cục đó. Thí dụ:
Theo sách cổ chữ Hán; đương số có Thuỷ Nhị cục. V́ Thuỷ cục nên Trường sinh bắt đầu từ Thân. Nay theo Lạc thư hoa giáp là Hoả Nhị cục; Trường sinh bắt đầu từ Dần.
@ Phương pháp an cḥm sao Tử Vi không bị thay đổi do sự thay đổi Thuỷ & Hoả trong Lạc thư hoa giáp; bởi độ số cục không đổi, Thí dụ: Trước đây thuỷ nhị cục; sinh ngày mùng 2 an Tử Vi tại Dần. Nay là Hoả nhị cục; sinh ngày mùng 2 vẫn an Tử Vi tại Dần.v.v..
@ Tất cả những câu phú và phương pháp luận đoán liên quan đến Thuỷ & Hoả vẫn giữ nguyên giá trị; nhưng ứng dụng cho bảng Lạc Thư hoa giáp. Thí dụ: Người có mệnh (Hoặc hạn) gặp Tử Phủ cư Dần tốt cho Hoả và không tốt cho Thuỷ vẫn nguyên giá trị. Nhưng điều này ứng dụng cho Lạc Thư hoa giáp.
@ Sự luận đoán đúng sai vẫn c̣n tuỳ thuộc vào yếu tố khả năng của người luận đoán. Nhưng cùng một người luận đoán và một phương pháp luận đoán sẽ là sự kiểm chứng tính chính xác của Lạc Thư hoa giáp.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Một trong những tiêu chí khoa học là:
Không có tính quy luật th́ không thể có khả năng tiên tri
Nến văn minh Lạc Việt từ những di sản văn hoá phi vật thể đă chứng tỏ tính hoàn chỉnh; nhất quán; tính quy luật; khả năng giải thích một cách hợp lư các vấn đề liên quan và khả năng tiên tri. Người viết rất cảm ơn sự quan tâm của quí vị nghiên cứu về môn Tử Vi sẽ có thời gian thực nghiệm tính hợp lư của Lạc Thư hoa giáp; nhân danh nền văn minh Lạc Việt với gần 5000 năm văn hiến.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
C̣n tiếp:
PHÁP ĐẠI UY NỖ
Lạc thư hoa giáp lư giải các vấn đề liên quan
Giáp hợp Kỷ hoá Thổ…
----------------------------
Ta về giữa cơi vô thường.
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.
Sửa lại bởi ThienSu : 06 December 2004 lúc 7:16am
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 47 of 50: Đă gửi: 10 December 2004 lúc 4:21am | Đă lưu IP
|
|
|
Kính thưa quí vị quan tâm.
Thiên Sứ tôi chân thành cáo lỗi v́ sự chậm trễ và ko liên tục trong việc viết tiếp tiểu luận này nhằm chứng minh nền văn hiến vĩ đại của dân tộc Việt.
Tôi sẽ cố gằng tiếp tục chứng minh điều này qua tiểu luận "Hà Đồ trong Văn minh Lạc Việt" để quí vị quan tâm suy nghiệm.
Chân thành cáo lỗi.
Thiên Sứ
-----------------
Thờ Phật th́ được ăn oản
Tŕnh Quốc Công
Sửa lại bởi ThienSu : 11 December 2004 lúc 6:51pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 48 of 50: Đă gửi: 13 January 2005 lúc 4:49am | Đă lưu IP
|
|
|
PHÁP ĐẠI UY NỖ
Lạc thư hoa giáp lư giải các vấn đề liên quan
Giáp hợp Kỷ hoá Thổ…
LẠC THƯ HOA GIÁP & VẬN KHÍ TRONG HOÀNG ĐẾ NỘI KINH TỐ VẤN
Tính hợp lư của Lạc thư hoa giáp, không chỉ giới hạn ở sự ứng dụng liên quan đến phương pháp luận của thuyết Âm Dương Ngũ hành đối với các cổ thư chữ Hán được công bố sau thời Hán. Ngay cả đối với cổ thư chữ Hán mà theo nội dung bản văn có từ trước Hán cũng chứng tỏ tính hợp lư của nó. Đó chính là sự lư giải của Lạc thư hoa giáp trong một nguyên lư bí ẩn được lưu truyền sau đây; trong cổ thư chữ Hán:
Giáp hợp Kỷ hoá Thổ.
Ất hợp Canh hoá Kim
Mậu hợp Quí hoá Hoả
Nhâm hợp Đinh hoá Mộc
Bính hợp Tân hoá Thuỷ.
Tiền đề này được ghi nhận trong cuốn Hoàng Đế nội kinh tố vấn – một cuốn sách được coi là cổ nhất trong các sách liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành – thời Hoàng đế có niên đại ước tính 4000 năm trước CN. Trước cả thời vua Đại vũ t́m ra Lạc Thư trên lưng rùa và phát hiện ra Ngũ hành khoảng 2000 năm (Xét theo danh tính nhân vật thể hiện trong nội dung bản văn). Tất nhiên đây là điều vô lư! Các nhà nghiên cứu hiện đại – trong đó có cả Trung Hoa – cho rằng: Thời đại ra đời của cuốn Hoàng Đế nội kinh chỉ có thể xuất hiện vào thế kỷ thứ III trước CN. Tôi không bảo họ sai. Họ có quyền đưa ra những luận cứ để t́m một giả thuyết hợp lư cho niên đại xuất hiện của cuốn Hoàng Đế nội kinh. Nhưng với bất cứ giả thuyết nào th́ cũng là sự phủ nhận giá trị niên đại lịch sử - thời Hoàng Đế – theo nội dung cuốn sách. Đây sẽ là một hiệu ứng dây truyền dẫn đến sự xét lại toàn bộ giá trị lịch sử của tất cả các thư tịch cổ chữ Hán liên quan đến học thuật cổ Đông phương. Điều này đă xảy ra trên thực tế; bởi chính các nhà nghiên cứu hiện đại Trung Hoa; do tính mâu thuẫn nội tai trong nội dung tương quan thể hiện thời gian lịch sử h́nh thành thuyết Âm Dương Ngũ hành từ cổ thư chữ Hán.
Trở lại với chủ đề của bài viết này; tôi xin được tường tiếp như sau:
Trong bài viết: Hà Đồ lư giải nguyên lư tương hợp của Thập thiên can (Bài trên trong topic này); tôi đă hân hạnh tường với quí vị về sự giải thích tính tương hợp của thập Thiên Can. Điều mà từ cổ thư chữ Hán cho đến những nhà nghiên cứu hiện đại cũng rất mơ hồ (Đă chứng minh). Nhưng trong tiền đề này; sự bí ẩn đă tăng thêm phần ngạc nhiên nữa là:
Tại sao Giáp hợp Kỷ lại hoá Thổ?….
Những học giả Trung Hoa hiện đại cũng đă có những cố gắng giải thích hiện tượng này. Xin quí vị quan tâm xem đoạn trích dẫn sau đây:
Trong cuốn Dự đoán theo tứ trụ ông Thiệu Vĩ Hoa có đưa ra hai
cách lư giải sau đây:
”1- Giáp hợp với Kỷ hóa Thổ là năm Giáp, năm Kỷ lấy Bính làmđầu, Bính Dần là tháng giêng của năm Giáp, năm Kỷ. Bính là Hỏa,Hỏa sinh Thổ nên Giáp hợp Kỷ hóa Thổ.
Ất hợp với Canh hóa Kim là nói năm Ất, năm Canh lấy Mậu làmđầu, Mậu Dần là tháng giêng của năm Ất, năm Canh. Mậu là Thổ, Thổsinh Kim nên Ất hợp Canh hóa Kim.
Bính hợp với Tân hóa Thủy là nói năm Bính, năm Tân lấy Canh làm đầu, Canh Dần là tháng giêng của năm Bính, năm Tân. Canh là Kim, Kim sinh Thủy nên Bính hợp với Tân hóa Thủy.
Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc là nói năm Đinh, năm Nhâm là lấyNhâm làm đầu, tức Nhâm Dần là tháng giêng của năm Đinh, nămNhâm. Nhâm là Thủy, Thủy sinh Mộc nên gọi Đinh hợp với Nhâm hóa Mộc.
Mậu hợp Quí hóa Hỏa, tức là năm Mậu, năm Quí lấy Giáp làmđầu, Giáp Dần là tháng giêng của các năm Mậu, năm Quí. Giáp làMộc, Mộc sinh Hỏa nên Mậu hợp Quí hóa Hỏa.
2- Có ư kiến nói mười can hóa hợp với nhau là do phương vị của 28 ngôi sao trên trời quyết định.
Mười can hóa hợp là Dương hợp với Âm , Âm hợp với Dương, là Âm Dương hóa hợp. Sách “Chu dịch” có câu: “Một Âm, một Dương gọi là một đạo.” Âm Dương hợp với nhau như nam nữ hợp với nhau để thành đạo vợ chồng.
Trong sách ”Hoàng Đế Nội kinh với suy đoán vận khí,” tác giả Đàm Thành Mậu cũng nhắc tới tiền đề trên mà ông đă ứng dụng trong việc suy đoán vận khí cho những lư luận trong y học. Ông lư giải như sau:
“Tại sao thuộc tính của Thiên can hóa năm vận lại không đồng
nhất? Đó là bởi v́ Thiên can ghép với Ngũ hành là lấy quan hệ năm
phương, năm mùa để xác định, mà năm vận th́ căn cứ vào biến hóa
tượng Trời, cũng chính là sự biến hóa của các sao trên trời” .
Qua phần trích dẫn, bạn đọc cũng nhận thấy rằng:
Cho đến tận bây giờ trải hàng thiên niên kỷ - các nhà lư học Trung Hoa cũng chỉ có những sự lư giải mơ hồ tiền đề nói trên. Như vậy; mặc dù nền văn minh Hoa Hạ tự nhận là cội nguồn của nền Lư học Đông phương; nhưng những hậu duệ tài năng của nền văn minh Hoa Hạ trong suốt hàng ngàn năm vẫn ko thể lư giải được bí ẩn những giá trị văn hoá mà họ cho là của chính họ.Không chỉ một hiện tượng này; mà hàng loạt những hiện tượng tương tự khác; đă chứng tỏ không hề có tính thừa kế trong sự h́nh thành và phát triển; liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành thuộc về nền văn minh Hoa Hạ.
Oái oăm thay! Những bí ẩn đó lại được lư giải một cách hợp lư; hoàn chỉnh; nhất quán; có tính qui luật và khả năng tiên tri hoàn hảo từ nền văn minh Lạc Việt. Điều này cũng bắt đầu từ LẠC THƯ HOA GIÁP mà nguồn gốc của nó từ đồ h́nh huyền bí trong nền lư học Đông phương là Hà Đồ - Pháp Đại uy nỗ trong văn minh Lạc Việt.
Trước khi đi vào chứng minh cho luận điểm này; xin quí vị quan tâm xem lại đồ h́nh Lạc Thư Hoa giáp của người Lạc Việt thể hiện bằng h́nh tṛn ở bài viết trên. Qua đồ h́nh này quí vị cũng nhận thấy rằng:
Một chu kỳ Lạc Thư Hoa giáp (Một Kỷ/ 30 năm) được chia làm năm phần (Ngũ Vận) và một vận gồm 6 năm (Lục khí). Điều này không bao giờ có thể được thực hiện ở bảng Hoa Giáp trong cổ thư chữ Hán v́ sự sai lệch giữa hành Thuỷ và Hoả.
Trên cơ sở Lục Khí và Ngũ vận theo Lạc Thư hoa giáp chúng ta so sánh với chu kỳ 60 năm vận khí được thể hiện trong sách Hoàng Đế nội kinh Tố vấn như sau:
Qua bảng trên cho chúng ta thấy một sự trùng khớp hoàn toàn những khái niệm của thuyết Âm Dương Ngũ hành với Ngũ Vận và lục khí trong Lạc Thư hoa giáp và cũng là sự giải thích hoàn hảo cho tiền đề bí ẩn là luận đề của riêng bài viết này; Giáp hợp Kỷ hoá Thổ. Điều này được tường rơ hơn như sau:
@ Giáp hợp Kỷ hoá Thổ.
Từ Giáp Tư đến Kỷ Tỵ (Một vận/ 6 năm), Bắt đầu từ Thái Cung Thổ
vận kết thúc ở Thiếu Cung Thổ vận.
@ Ất hợp Canh hoá Kim.
Từ Canh Ngọ đến Ất Hợi (6 năm). Bắt đầu từ Thái Thương
Kim vận kết thúc ở Thiếu Thương Kim vận.
@ Bính hợp Tân hoá Thuỷ.
Từ Bính Tư đến Tân Tỵ (6 năm). Bắt đầu từ Thái Vũ Thuỷ vận
kết thúc ở Thiếu Vũ Thuỷ vận.
@ Nhâm hợp Đinh hoá Mộc.
Từ Nhâm Ngọ đến Đinh Hợi (6 năm). Bắt đầu từ Thái Giác
Mộc vận kết thúc ở Thiếu Giác Mộc vận.
@ Mậu hợp Quư hoá Hoả.
Từ Mậu Tư đến Quư Tỵ (6 năm). Bắt đầu từ Thái Chuỷ Hoả
vận kết thúc ở Thiếu Chuỷ Hoả vận.
Kính thưa quí vị quan tâm.
Hiện tượng của một tiền đề bí ẩn trong các phương phápnứng dụng của học thuật cổ Đông phương - một lần nữa - lại cho thấy chỉ có thể lư giải từ Lạc thư hoa giáp được phục hồi từ văn minh Lạc Việt; bởi tính chất thể hiện Ngũ vận và Lục khí trong một Kỷ của nó. Trong bảng Hoa giáp lưu truyền từ cổ thư chữ Hán không thể nào thể hiện được điều này. Do đó, người ta không thể nào có sự liên hệ so sánh. Đó là nguyên nhân chính để các nhà nghiên cứu Lư học Đông phương trải qua hơn 2000 năm không phát hiện được sự bí ẩn của bài phú truyền nói trên. Sự tương ứng ngũ âm vận của bài phú truyền với ngũ vận trong Lạc thư hoa giáp lại chứng tỏ rơ nét tính đồng đẳng trong sự tuơng quan giữa vận khí trong một vận với Thiên can.
Như vậy, với sự chứng minh ở trên đă chứng tỏ rằng:
Tính hợp lư của Lạc thư hoa giáp dựa trên nền tảng căn bản của nó là Hà đồ đă chứng minh quan điểm cho rằng Hà đồ là nền tảng ứng dụng của khoa Thiên văn cổ Văn Lang, hệ quả và sự phát triển của hệ thống vũ trụ quan Âm Dương Ngũ hành. Từ đó, khẳng định tính nhất quán và hoàn chỉnh của học thuyết này đă tồn tại từ rất lâu trong xă hội Đông phương cổ và cội nguồn của nó không thể bắt đầu từ nền văn minh Hoa Hạ. Sự phục hồi và hiệu chỉnh từ những vấn đề có tính căn để của học thuyết này qua phương pháp ứng dụng từ văn minh Lạc Việt đă chứng tỏ rằng: Nền văn minh Văn Lang đă tồn tại huy hoàng gần 3000 năm. Đó là một sự lư giải hợp lư cho thời gian h́nh thành, phát triển của một học thuyết tầm cỡ mà sự ứng dụng của nó bao trùm lên mọi lĩnh vực của tự nhiên, xă hội và con người một cách sâu sắc vi diệu.
Đây cũng là một sự chứng minh chủ nhân đích thực của Âm Dương lịch Đông phương thuộc về nền văn minh Văn Lang, khẳng định câu ca dao của tổ tiên truyền lại và được dân gian trân trọng lưu truyền qua hàng thiên niên kỷ.
Ai về nhắn họ Hy – Ḥa
Nhuận năm sao chẳng nhuận và trống canh.
Bởi vậy – mặc dù có một số di tích khảo cổ t́m được trên đất của vùng sinh sống của người Hoa Hạ (Tại Ân Khư/ Thủ Đô của nhà Ân Thương thuộc Trung Hoa cổ đại) và những thư tịch lưu truyền về Âm Dương lịch gần như hoàn toàn bằng bản văn chữ Hán – th́ ngay cả những hiện tượng mang tính h́nh thức đó; cũng không đủ cơ sở để chứng minh văn minh Hoa Hạ là chủ nhân đích thực của Âm Dương lịch Đông phương; v́ những sai lệch và mơ hồ của nó. Sự tồn tại của những di vật khảo cổ trên đất nước Trung Hoa hiện nay; không có nghĩa rằng cội nguồn của nó – có niên đại tính bằng thiên niên kỷ - thuộc về văn minh Hán. Cũng như những bản văn cổ có nội dung liên quan đến thuyết Âm Dương Ngũ hành được thể hiện bằng h́nh thức văn tự Hán; th́ điều này cũng không chứng tỏ được cội nguồn của nội dung ấy thuộc về văn minh Hán. Bởi v́; với một đế chế bao trùm các quốc gia lân bang bi chinh phục; th́ phải có sự thống nhất về ngôn ngữ và chữ viết là một điều kiện tất yếu để bảo đảm tính thống nhất của đế chế. Trải hàng ngàn năm – đây ko phải là con số định lượng thời gian vô cảm nói trong một giây – th́ tất cả mọi tinh hoa của các dân tộc bị chinh phục tất yếu phải chuyển sang văn tự Hán. Do đó; với h́nh thức văn tự Hán không phải là điều chứng tỏ một nội dung cội nguồn cũng thuộc về văn minh Hoa Hạ; khi mà tính mâu thuẫn trong lịch sử phát triển của thuyết Âm Dương Ngũ hành và bát quái; cùng với những mâu thuẫn trong tương quan nội dung của nó không thể lư giải được.
Điều này chứng tỏ rằng nền văn minh Hoa Hạ chỉ tiếp thu một cách không hoàn chỉnh một nền văn minh đă mất và bị Hán hoá.
Những sự chứng minh ở trên cho thấy: Nền văn minh Lạc Việt - một thời trải gần 3000 năm kỳ vĩ ở miền Nam sông Dương tử - là chủ nhân đích thực của nền Lư học cổ đông phương. Chính những giá trị văn hiến đồ sộ với bề dày của nền văn minh này; nên cho đến tận bây giờ; dù qua hàng ngàn năm thăng trầm của lịch sử; nhưng chỉ với những di sản ít ỏi c̣n lại; cũng đủ để phục hồi lại những giá trị đích thực của nó.
Chính sự phát triển của nền khoa học hiện đại; cho đến ngày nay; mới đủ h́nh thành những tiêu chí khoa học để thẩm định một chân lư. Và lúc ấy mới hội đủ những nhân duyên để phục hồi nền văn minh Khoa đẩu kỳ vĩ của người Lạc Việt. Di huấn của tổ tiên đă để lại qua truyện Trê Cóc:
Cóc Mẹ (Biểu tượng của văn minh Lạc Việt) không ở dưới nước (Tức là đă mất nước). Nên đàn ṇng nọc (Văn minh Khoa đẩu) bị cá Trê lấy mất. Cóc mẹ thưa kiện bị sự thiển cận chỉ nh́n thấy h́nh thức giống Trê của Ṇng Nọc nên xử Mẹ Cóc thua kiện (Những bản văn ghi lại những giá trị văn hoá Phương Đông bằng chữ Hán). Mẹ Cóc đau khổ v́ mất con. Nhưng Nhái bén đă khuyên Mẹ Cóc hăy chờ đợi: Chính những quy luật phát triển của tự nhiên; xă hội và con người khi đủ nhân duyên th́ con của Cóc sẽ về với Mẹ Cóc. Nền văn minh Khoa Đẩu rực rỡ và đầy tính nhân bản sẽ trở về với chủ nhân đích thực của nó là người Lạc Việt.
Mẹ Cóc đă đợi chờ. Phải chăng thời gian đă đủ nhân duyên như lời một bài ca nổi tiếng Ḥn vọng Phu của nhạc sĩ Lê Thuơng:
Ta cố đợi ngàn năm
Một ngàn năm nữa sẽ qua…
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
(C̣n Tiếp)
HÀ ĐỒ & HẬU THIÊN LẠC VIỆT
Phương pháp nạp chi trong bốc Dịch
---------------------------
Ta về giữa cơi vô thường.
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa.
Sửa lại bởi ThienSu : 14 January 2005 lúc 11:54am
|
Quay trở về đầu |
|
|
ThienSu Hội Viên Đặc Biệt
Đă tham gia: 03 December 2002 Nơi cư ngụ: France
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3762
|
Msg 49 of 50: Đă gửi: 26 January 2005 lúc 3:15am | Đă lưu IP
|
|
|
PHÁP ĐẠI UY NỖ
HÀ ĐỒ VÀ PHƯƠNG PHÁP NẠP CHI TRONG BỐC DỊCH
Kính thưa quí vị quan tâm.
Bài viết này vốn từng là một trong những chủ đề gây tranh luận sối nổi một thời; tại diễn đàn tuvilyso.com của chúng ta. Quí vị quan tâm có thể tham khảo những ư kiến khác nhau trong mục “Nạp Giáp” (Thực chất là “Nạp Chi”); chủ đề do Pháp Vân thực hiên. Mục Bói Dịch. tuvilyso.com. Chính từ sự gợi ư ban đầu của Pháp Vân liên quan đến việc nạp Chi: Chi Ngọ nạp Chấn; nên người viết đă nhận thấy rằng: Việc nạp Chi trong Bốc Dịch từ cổ thư chữ Hán ko mang tính qui luật.
Nhưng chính Hà Đồ - với danh xưng PHÁP ĐẠI UY NỖ của người Lạc Việt – lại chứng tỏ tính nguyên lư cho một qui luật hoàn hảo của phương pháp nạp Chi trong Bốc Dịch.
Trung thành với tiêu chí khoa học:
Một giả thuyết khoa học được coi là đúng; nếu giải thích một cách hợp lư hầu hết những hiện tượng và vấn đề liên quan đến nó một cách có hệ thống; hoàn chỉnh; nhất quán; có tính khách quan; tính qui luật và khả năng tiên tri.
Bởi vậy; bài viết này trong chủ đề Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt chính là sự tiếp tục chứng tỏ rơ hơn sự phù hợp với tiêu chí khoa học của luận đề nhân danh khoa học cho rằng: thuyết Âm Dương Ngũ hành xuất phát từ văn minh Lạc Việt; có cội nguồn lịch sử và văn hoá gần 5000 văn hiến.
Kính thưa quí vị quan tâm!
Nền văn hóa Đông phương vốn được coi là huyền bí trong con mắt mọi người từ hàng ngàn năm nay. Những bài tham biện; tranh luận ngay trong diễn đàn của chúng ta từ trước đến nay và của cả các nhà nghiên cứu cổ kim; đă chứng tỏ điều này. Người viết đă chứng minh rằng: Sở dĩ như vậy; chính v́ những giá trị của văn hoá Đông phương chỉ tồn tại phương pháp ứng dụng. Phần lư thuyết và những nguyên lư căn để; là tiền đề cần có của nó th́ gần như thất truyền hoàn toàn. Nhưng trong những phương pháp ứng dụng của nó lại có vẻ như có phương pháp luận; có nguyên tắc và qui luật hẳn hoi. Bởi vậy; sự đặt v/d hoài nghi về tính hợp lư trên chính những nguyên tắc của nó là điều hoàn toàn mang tính học thuật và khoa học. Điều này dễ hiểu; v́ nếu nó sai hoàn toàn - hoặc thực sự là mê tín dị đoan - th́ ko có cơ sở nào để lưu truyền trên thực tế trải hàng ngàn năm. Nhưng nếu nó hoàn chỉnh; rơ ràng và đúng hoàn toàn; th́ đă không có ǵ gọi là huyền bí. Người viết bài này; ko phải là người đầu tiên đặt vấn đề hoài nghi; chắc chắn cũng sẽ ko phải người cuối cùng có mục đích làm sáng tỏ cội nguồn và nguyên lư của nó. Vấn đề được đặt ra và bàn trong bài viết này là nguyên lư nạp chi trong bói Dịch. Trong bài này; người viết tiếp tục chứng minh rằng:
Trên cơ sở Hà Đồ và Hậu thiên bát quái Lạc Việt là nguyên lư của phương pháp nạp Chi. Sự chứng minh này nằm trong một hệ thống hoàn chỉnh; nhất quán chứng tỏ rằng:
Hà đồ trong văn minh Lạc Việt chính là nguyên lư căn để của tất cả những phương pháp ứng dụng của học thuật cổ Đông phương. Điều này sẽ minh chứng rơ hơn rằng: Nền văn minh Hoa Hạ chỉ tiếp thu một cách không hoàn chỉnh những di sản của văn hiến Lạc Việt; khi nền văn minh này bị sụp đổ hơn 2000 năm trước.
Bấy giờ chúng ta cùng xem lại phương pháp nạp chi theo sách cổ chữ Hán truyền lại như sau:
Quẻ Dương:
* Càn nạp Tư;
* Khảm nạp Dần.
* Cấn nạp Th́n.
* Chấn nạp Tư
Quẻ Âm:
* Tốn nạp Sửu.
* Ly nạp Măo.
* Khôn nạp Mùi.
* Đoài nạp Tỵ.
Tất cả nhưng quí vị đă tham khảo về Bốc Dịch; đều biết qui tắc nạp chi như trên. Những qui tắc này; được mặc nhiên coi là đúng không phải từ bây giờ mà là hàng ngàn năm nay. Nhưng căn cứ vào đâu để có quy tắc “Nạp chi” này? Tất nhiên; hiện tượng này đă được các nhà lư học cổ kim và các nhà nghiên cứu mổ xẻ; phân tích trải cũng hàng ngàn năm. Nhưng có thể nói: Tất cả mọi sự phân tích đều chỉ nhằm giải thích cho hợp lư của qui tắc “Nạp chi” đă tồn tại trên thực tế; chứ không phải là chứng minh cho một nguyên lư có tính tiền đề của qui tắc đó và là sự lư giải hợp lư từ nguyên lư tiền đề này. Và cũng có thể nói rằng: Chưa có ai đặt vấn đề hoài nghi nguyên tắc nạp chi trong bôc Dịch có đúng hay ko? Điều này cũng dễ hiểu. V́ khi những nguyên lư lư thuyết và những tiền đề căn để của nó đă thất truyền th́ căn cứ vào đâu để bảo nó sai?
Trước khi chứng minh cho tính hợp lư củaHà Đồ phối Hậu thiên bát quái Lạc Việt trong việc lư giải nguyên lư nạp chi trong Bốc Dịch; chúng ta cùng t́m hiểu; so sánh một số những phương pháp và cách lư giải liên quan; như sau:
THẬP THIÊN CAN TRONG BÔC DỊCH
Sự liên hệ của Thiên Can trong bốc dịch không phải chủ để chính trong bài viết này. Nhưng v́ là sự liên hệ gần gũi; nên người viết xin được giới thiêu để quí vị quan tâm tham khảo.
"Lăi Hải Tập" nói: "Thuyết về Nạp Giáp, từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, v́ vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quư là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, v́ vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy. Càn nhất sách, một lần t́m mà được nam là Chấn; Khôn nhất sách, một lần t́m mà được nữ là Tốn (1), v́ vậy Canh nhập Chấn, Tân nhập Tốn. Càn lại sách t́m lần nữa, mà được nam là Khảm; Khôn, lại sách t́m lần nữa mà được nữ Ly, v́ vậy Mậu quy về Khảm, Kỷ xu theo Ly. Càn sách t́m lần thứ 3 mà được nam là Cấn; Khôn sách t́m lần thứ 3 mà được nữ là Đoài, v́ vậy Bính theo Cấn, Đinh theo Đoài. Dương sinh ở Bắc mà thành ở Nam, v́ vậy Càn bắt đầu ở Giáp Tí mà kết thúc ở Nhâm Ngọ. Âm sinh ở Nam mà thành ở Bắc, v́ vậy Khôn bắt đầu ở Mùi mà kết thúc ở Quư Sửu. Chấn Tốn sách t́m một lần (từ Càn Khôn), v́ vậy Canh Tân bắt đầu ở Tí Sửu (tức là Chân bắt đầu ở Canh Tí, Tốn bắt đầu ở Tân Sửu). Khảm Ly sách t́m lần nữa (lần thứ 2 từ Càn Khôn), v́ vậy Mậu Kỷ bắt đầu ở Dần Măo (tức là Khảm bắt đầu ở Mậu Dần, Ly bắt đầu ở Kỷ Măo). Cấn Đoai ba lần sách t́m (từ Càn Khôn), v́ vậy Bính Đinh bắt đầu ở Th́n Tỵ (tức là Cấn bắt đầu ở Th́n là Bính Th́n, Đoài bắt đầu ở Tỵ là Đinh Tỵ".
ĐỒ H̀NH NẠP GIÁP 12 CHI
CÀN ****** KHÔN ******* CHẤN *** TỐN
--- Nhâm Tuất - - Quư Dậu - - Canh Tuất --- Tân Măo
--- Nhâm Thân - - Quư Hợi - - Canh Thân --- Tân Tỵ
--- Nhâm Ngọ - - Quư Sửu --- Canh Ngọ - - Tân Mùi
--- Giáp Th́n - - Ất Măo - - Canh Th́n --- Tân Dậu
--- Giáp Dần - - Ất Tỵ - - Canh Dần --- Tân Hợi
--- Giáp Tí - - Ất Mùi --- Canh Tí - - Tân Sửu
KHẢM ***** LY ***** CẤN ******* ĐOÀI
- - Mậu Tí --- Kỷ Tỵ --- Bính Dần - - Đinh Mùi
--- Mậu Tuất - - Kỷ Mùi - - Bính Tí --- Đinh Dậu
- - Mậu Thân --- Kỷ Dậu - - Bính Tuất --- Đinh Hợi
- - Mậu Ngọ --- Kỷ Hợi --- Bính Thân - - Đinh Sửu
--- Mậu Th́n - - Kỷ Sửu - - Bính Ngọ --- Đinh Măo
- - Mậu Dần --- Kỷ Măo - - Bính Th́n --- Đinh Tỵ
(Tư liệu của Thiên Kỳ Quí. Bài “Nạp Giáp”. Mục “Bói Dịch” .Tuvilyso.com)
Như vậy; qua đoạn trích dẫn trên cho thấy nội dung thể hiện nguyên tắc nạp Thiên Can phối với 8 quẻ. Nguyên tắc này không liên quan trực tiếp đến chủ để của bài viết. Nhưng người viết xin được làm rơ tính qui luật của nguyên tắc này như sau:
* Càn & Khôn là hai quái căn bản.
* Sự hoán vị lần thứ nhất của hào đầu tính từ dưới lên (Nhất sách) được hai quái là Chấn &Tốn.
* Sự hoán vị lần thứ hai của hào 2 tính từ dưới lên; được hai quái là Khảm &Ly
* Sự hoán vị lần thứ 3 của hào 3 tính từ dưới lên được hai quái là Cấn Đoài.
Bây giờ chúng ta sắp thập thiên can theo thứ tự từ 1 đến 10 (Từ trái sang phải/ Thuận chiều) như sau:
1/Giáp – 2/Ất – 3/Bính – 4/Đinh – 5/Mậu – 6/Kỷ - 7/Canh – 8/Tân – 9/Nhâm – 10/Quí.
Trong đó: 1/Giáp; 2/Ất; 9/Nhâm;10/Quí thuộc về hai quái khởi nguyên là Càn /Khôn như lời trích dẫn đă viết:
”Từ Giáp là 1 đến Nhâm là số 9, đó là số Dương bắt đầu và cuối hết vậy, v́ vậy quay về Càn, Dịch thuận số vậy. Ất là số 2 đến Quư là số 10, số Âm bắt đầu và hết ở đó, v́ vậy quay về Khôn, Dịch nghịch số vậy.”
Bởi vậy; với ba cặp quái c̣n lại của sự giáo hoán Càn /Khôn sẽ tương ứng theo chiều từ phải sang trái (Nghịch chiều) của 3 cặp Thiên Can c̣n lại như sau:
Sách hào 1: Chấn & Tốn Ứng với 7/Canh & 8/Tân.
Sách hào 2: Khảm & Ly Ứng với 5/Mậu & 6/Kỷ
Sách hào 3: Đoài & Cấn Ứng với 3/Bính & 4/Đinh.
Những quái thuộc Dương là: Càn; Khảm; Cấn; Chấn liên hệ với Thiên Can Dương.
Những quái thuộc Âm là: Khôn; Ly; Tốn; Đoài liên hệ với Thiên Can Âm.
Như vậy; phương pháp nạp giáp với bát quái mang tính qui luật.
Phần tiếp theo đây chúng ta t́m hiểu về phương pháp nạp chi.
PHƯƠNG PHÁP NẠP CHI TRONG BÔC DỊCH
Bây giờ; chúng ta khảo sát tiếp sự lư giải của “Khảo nguyên” trong đoạn trích dẫn dưới đây.
"Khảo Nguyên" nói rằng: "Đó là phương Pháp lấy sáu hào cúa Bát Quái phân ra mà nạp với lục thời của Địa Chi. Hễ Càn tại nội quái th́ là Giáp nạp với Địa Chi Tí Dần Th́n. Tức là sơ cửu Giáp Tí, cửu nhị Giáp Dần, cửu tam Giáp Th́n. Tại ngoại quái th́ là Nhâm, nạp với Địa Chi Ngọ Thân Tuất, tức là cửu tứ là Nhâm Ngọ, cửu ngũ là Nhâm Thân, thượng cửu là Nhâm Tuất. Hễ Khôn tại nội quái th́ Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Măo, tức là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Măo. Tại ngoại quái th́ là Quư, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quư Sửu, lục ngũ là Quư Hợi, thượng lục là Quư Dậu. Bởi v́ là Càn Khôn đều nạp với hai Can cho nên phân ra làm nội ngoại hai quái. Ngoài ra sáu quẻ, chỉ nạp một Can, dựa vào thứ tự phối với nhau với chỗ nạp lục thời có thể được.
Phương pháp cúa Bát Quái nạp với Địa Chi, là Chi Dương đều thuận hành, Chi Âm đều nghịch chuyển. Bát Quái dựa vào chỗ thứ tự của Âm Dương, chỗ nạp Địa Chi đều lệch nhau một ngôi vi. Chỉ có chỗ nạp của Chấn với Càn là giống nhau, đại khái ư tứ là trưởng tử thừa tiếp thể của cha. Khôn không khởi ở Sửu mà khởi ở Mùi, đặc biệt cùng với Lạc Thư số ngẫu khởi ở Mùi. Ở đồ h́nh hậu thiên, Khôn đóng ở Tây Nam, nhạc luật Lâm Chung là địa, thống nhất mà ứng với khí của tháng Mùi, hợp nhau. Tại chỗ có ở trong thuật số, chỉ có Nạp Giáp hết sức gần với lư lẽ. Nay 'Hỏa Châu Lâm' chiêm quẻ, chỗ dùng đúng chính là loại phương pháp này".
……..
(Chú Ư: Bát Quái cũng có phân Âm Dương. Dương Quái là Càn Khảm Cấn Chấn; Âm Quái là Tốn Ly Khôn Đoài. Ư nói "Dương thuận Âm nghịch và lệch nhau một vị", tức như quẻ Càn khởi đầu là Tí Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tuất là hết 6 hào Dương; Khảm khởi đầu là Dần Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Tí hết 6 hào Dương; Cấn khởi đầu là Th́n Dương Chi đi thuận theo Dương Chi đến Dần là hết 6 hào Dương. Riêng Chấn và Càn khởi giống nhau nên ở đây không lập lại nữa. Âm Quẻ chuyển nghịch, như quẻ Tốn khởi đầu là Sửu Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Măo là hết 6 hào Âm; Ly khởi đầu là Măo Âm Chi chuyển nghịch đến Tỵ là hết 6 hào Âm; Khôn khởi đầu là Mùi Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Dậu là hết 6 hào Âm; Đoài khởi đầu là Tỵ Âm Chi chuyển nghịch theo Âm Chi đến Mùi là hết 6 hào Âm).
(Tư liệu của Thiên Kỳ Quí. Bài “Nạp Giáp”. Mục “Bói Dịch” .Tuvilyso.com)
Qua đoạn trích dẫn trên; quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng:
“Khảo Nguyên” chỉ giải thích một hiện tượng đă có sẵn. Và ko hề có chứng minh (Tương tự như “Lă Hải Tập”. Nhưng phương pháp nạp giáp thể hiện bởi sự lư giải trong sách “Lă Hải Tập” có tính qui luật. Đă dẫn giải). Bây giờ chúng ta khảo sát phương pháp nạp chi trong cổ thư chữ Hán qua cách lư giải của “Khảo Nguyên”.
Trước hết; chúng ta đều biết rằng: Ấm lịch phân một chu kỳ năm có 12 địa chi là:
- 1/ Tư – 2/ Sửu – 3/ Dấn – 4/ Mẹo – 5/ Th́n – 6/ Tỵ
- 7/ Ngọ - 8/ Mùi- 9/ Thân – 10/ Dậu -11/ Tuất – 12/ Hợi.
Theo nguyên lư “Chi Âm nạp quái Âm và Chi dượng nạp quái Dương” th́ trong chu kỳ của 12 năm Địa chi; chỉ có thể phân Âm dương từng năm theo hai phương pháp như sau:
PHƯƠNG PHÁP 1)
Dương:
1/ Tư – 3/ Dần – 5/ Th́n – 7/ Ngọ - 9/ Thân – 11/Tuất.
Âm:
2/ Sửu – 4/ Mẹo – 6/ Tỵ - 8/ Mùi – 10/ Dậu – 12/ Hợi.
PHƯƠNG PHÁP 2)
Dương:
1/ Tư – 2/ Sửu – 3/ Dần – 4/ Mẹo – 5/ Th́n – 6/ Tỵ.
Âm:
7/ Ngọ – 8/ Mùi – 9/ Thân – 10/ Dậu – 11/ Tuất – 12/ Hợi.
Xin được lưu ư quí vị quan tâm là: Nhưng chi được làm đậm trong cả hai phương pháp trên là những chi được nạp âm đầu trong bát quái. Bây giờ chúng ta lần lượt quán xét từng phương pháp phân Âm Dương trong 12 chi ứng dụng trong nap chi của Bốc Dịch.
NAP CHI THEO PHƯƠNG PHÁP 2
Phương pháp này phân Âm Dương của 12 chi như sau:
Chi Dương:
Gồm 6 chi đầu là: Tư = Sửu = Dần = Mẹo =Th́n =Tỵ.
Chi Âm:
Gồm 6 chi sau là: Ngọ = Mùi =Thân =Dậu =Tuất = Hợi.
Sách “Khảo nguyên” viết:
Hễ Khôn tại nội quái th́ Ất nạp với Địa Chi Mùi Tỵ Măo, tức là sơ lục là Ất Mùi, lục nhị là Ất Tỵ, lục tam là Ất Măo. Tại ngoại quái th́ là Quư, nạp Sửu Hợi Dậu, tức là lục tứ là Quư Sửu, lục ngũ là Quư Hợi, thượng lục là Quư Dậu.(Đă dẫn)
Với sự ghi nhận cách giải thích trong sách “Khảo Nguyên” và thực tế nạp chi của Bát quái được mô tả dưới đây:
Chi Dương:
1/ Tư/ Càn & Chấn – 2/ Sửu/ Tốn – 3/ Dần/ Khảm – 4/Mẹo/ Ly - 5/ Th́n/ Cấn – 6/ Tỵ/ Đoài.
Chi Âm:
7/Ngọ/0 – 8/ Mùi /Khôn - 9/ Thân/ 0 -10/Dậu /0 – 11/Tuất /0 – 12/ Hợi/0
Như vậy; chúng ta thấy rằng: Mặc nhiên; hai quái Càn /Khôn được nạp chi theo theo phương pháp 2 của 12 Địa chi. Tức là Càn nạp Tư (Đầu chi Dương và kết thúc ở Tỵ) và Khôn nạp Mùi (Chi Âm đầu tiên khởi từ Ngọ kết thúc ở Hợi).Với cách phân Âm Dương này th́ trước hết nó giải thích được việc quái Chấn không thể nạp chi Ngọ. V́ chi Ngọ thuộc phần Âm của cách phân Âm Dương nói trên.
Như vậy; với phương pháp 2 và thực tế nạp chi qua phần tŕnh bày ở trên th́ quí vị cũng nhận thấy rằng:
* Ngoại trừ hai quái Càn /Khôn nạp theo đúng phương pháp 2 (Càn đầu quái Dương /Tư đầu chi Dương và Khôn đầu quái Âm/ Mùi là chi Âm đầu của các chi Âm theo phương pháp 2); c̣n tất cả những quái khác đều không tuân thủ qui luật này. Bởi v́: Nếu theo phương pháp 2 th́ các chi Sửu/ Mẹo/ Tỵ đều thuộc chi Dương; không thể nạp quái Âm là Tốn/ Ly/ Đoài. Đă có lời giải thích rằng:
Theo nguyên lư “Âm thuận tùng Dương” nên các quái Âm tương quan với quái Dương phải nạp chi Âm kế quái Dương. Nhưng đó lại là sự bất hợp lư ngay trong phương pháp phân Âm Dương của nó. Bởi v́; với với phương pháp này th́ các chi Sửu/ Mẹo/ Tỵ không được coi là các chi Âm.
* Ở chi Dương – theo phương pháp 2 – th́ chỉ có 3 chi nạp quái; thừa ở chi đầu: v́ có đến hai quái nạp chi Tư là Càn/ Chấn? C̣n đuôi th́ thiếu; chi Ngọ chơi vơi chẳng biết nạp vào quái nào?
* Ở chi Âm – theo phương pháp 2 – th́ chỉ có 1 chi được nạp quái. Đó là chi Mùi/ nạp Khôn. C̣n các chi khác thuộc Âm – theo cách phân Âm Dương của phương pháp 2 – đều không nạp quái nào.
* Ở các quái Dương nạp chi theo chiều thuận từ Càn/Tư => Khảm/Dần => Cấn/Th́n đến Chấn quay lại Tư. Nhưng ở các quái Âm th́ chiều của các quái với chiều thuận của chi không có tính qui luật như trên.
Sửu/ Tốn => 4/ Mẹo/ Ly thuận chiều; nhưng 6/ Tỵ/ Đoài/ # 8/ Mùi/ Khôn th́ quái và chi lại nghịch chiều.
Bởi vậy; nếu phân Âm Dương của 12 chi theo phương pháp 2 th́ tạp loạn; không theo qui luật nào (!?).Như vậy; theo “Khảo Nguyên”; khi xét về Quái Dương th́ thiếu; Âm th́ loạn. Nếu xét về chi th́ Dương th́ thừa mà Âm th́ thiếu.
Như vậy; sự ứng dụng phân Âm Dương của 12 chi theo phương pháp 2 (Được định tính bằng Khôn (Đầu quái Âm) nạp chi Mùi; không phải là nguyên lư nạp chi trong Bốc Dịch.
Từ sự chứng minh này th́ KHÔN không thể nạp chi ở Mùi.
NẠP CHI THEO PHƯƠNG PHÁP 1
Dương:
1/ Tư – 3/ Dần – 5/ Th́n – 7/ Ngọ - 9/ Thân – 11/Tuất.
Âm:
2/ Sửu – 4/ Mẹo – 6/ Tỵ - 8/ Mùi – 10/ Dậu – 12/ Hợi.
Theo phương pháp này so sánh với thực tế sẽ là:
Quái phối chi Dương
1/Tư/ Càn & Chấn – 3/ Dần/ Khảm – 5/ Th́n /Cấn – 7/Ngọ /0
Quái phối chi Âm
2/ Sửu/ Tốn – 4/ Măo/ Ly – 6/Tỵ/ Đoài – 8/ Mùi/ Khôn.
Xét cách nạp chi theo phương pháp này - nếu quán xét tổng quát - th́ có vẻ cân bằng giữa các chi Âm và chi Dương. Chỉ có chi Dương th́ các quái thừa chi đầu (Càn/ Chấn) và thiếu chi cuối (Chi Ngọ không được nạp quái nào). Đây là một trong những lư do để Pháp Vân cư sĩ đặt vấn đề Ngọ nạp Chấn.
Nhưng nếu nạp chi theo phương pháp 1 th́ chi Mùi không phải là đầu quái Âm; mà là chi Sửu. Vậy; nếu coi Khôn là đầu quái Âm th́ với cách phân Âm Dương 12 chi theo phương pháp 1; Khôn sẽ không thể nạp ở Mùi.
Như vậy; với cả hai phương pháp phân Âm Dương cho 12 Địa chi đều chứng minh rằng:
Khôn không thể nạp chi Mùi.
Bây giờ chúng ta lại khảo sát một cách lư giải khác.
Sự lư giải này căn cứ theo tính chất qui ước của quái và sự nạp chi phụ thuộc vào tính chất này.
PHƯƠNG PHÁP NẠP CHI THEO TÍNH CHẤT QUÁI
Phương pháp này lư giải như sau:
Càn Khôn là thủ lănh, chủ tể của Dương và Âm, do đó Càn khởi nạp (Chi) tại Tí, và Khôn khởi nạp tại Mùi ... Chủ tể Âm Dương, để cho rơ nghĩa xin gọi theo nghĩa gia đ́nh cho dễ hiểu là Càn là Cha, Khôn là Mẹ sau đó sinh ra 6 con, ba trai và ba gái:
(1)Dương = Trưởng Nam = Chấn , (2) Âm = Trưởng Nữ = Tốn
(3)Dương = Trung Nam = Khảm, (4) Âm = Trung Nữ = Ly
(5)Dương = Thiếu Nam = Cấn, và (6) Âm = Thiếu Nữ = Đoài
Nạp Chi Càn (Cha)= Tí dần th́n ngọ thân tuất (Chi Dương)
Nạp Chi Khôn (Mẹ)= Mùi tỵ măo sửu Hợi dậu (Âm)
Trưởng nam thay Cha cùng Trưởng Nữ hợp cùng để đẫn dắt các em gánh vác sự nghiệp), v́ thế Chấn thay Càn nạp chi tại tí (Dương)đi lên theo chiều thuận , hợp cùng Tốn nạp chi khởi tại Sửu (âm) cùng đi lên theo chiều nghịch, tiếp theo thứ tự là Trung Nam hợp cùng trung Nữ và Thiếu Nam hợp cùng Thiếu Nữ...
Tóm Luợc theo lư trên cách nạp chi của 6 con theo thứ tự như sau:
Quẻ Dương: nạp Chi gồm chi Dương:
Theo thứ tự từ vai vế: Trưởng Nam rồi kế đến là Trung Nam, và sau mới là Thiếu Nam:
Chấn (trưởng Nam)= Khởi tại Tí rồi Dần .v.v.
Khảm (Trung Nam)=(Tiếp theo Tí) khởi tại Dần rồi đến Th́n...
Cấn (Thiếu Nam) = (Tiếp theo Dần)Khởi tại Th́n, rồi dến ngọ.vv.
Quẻ Âm : nạp chi gồm các chi Âm: (Cũng theo thứ tự trên):
Trưởng Nữ, rồi đến Trung Nữ theo sau là Thiều Nữ:
Tốn (Trưởng Nữ)= Khởi tại Sửu rồi đến Măo ....
Ly (Trung Nữ) = Khởi tại Măo ....
Đoài (Thiếu Nữ) = Khởi tại Tỵ ....
Tóm lại: Trời đất (cha mẹ) định vị tại Tí Mùi, và tiếp nối là 3 cặp theo vai vế:
1)Trưởng nam cùng trưởng nữ khởi tại Tí Sửu (Chấn Tốn)
2)Trung Nam cùng Trung Nữ Khởi từ Dần Măo (Khảm Ly)
3)Thiếu Nam cùng Thiếu Nữ Khởi tại Th́n Tỵ (Cấn Đoài)
Qua đoạn trích dẫn ở trên th́ cách giải thích này có một sự hợp lư h́nh thức cho sự giải thích của nó. Sự hợp lư h́nh thức rất tuyệt vời này thể hiện ở đoạn đă trích dẫn sau:
1)Trưởng nam cùng trưởng nữ khởi tại Tí Sửu (Chấn Tốn)
2)Trung Nam cùng Trung Nữ Khởi từ Dần Măo (Khảm Ly)
3)Thiếu Nam cùng Thiếu Nữ Khởi tại Th́n Tỵ (Cấn Đoài)
Chúng ta sẽ thấy tính qui luật liên tiếp về Địa chi qua các cặp Âm Dương là: Tí & Sửu; Dần & Măo; Th́n &Tỵ phối hợp một cách hài hoà với các cặp Nam & Nữ theo thuận tự lần lượt là Trưởng – Trung - Thứ/Út.
Nhưng tính mâu thuẫn của cách lư giải này là:
@ Lặp lại mâu thuẫn của cách phân Âm Dương theo “từng đoạn 6 năm”. Tức là: Càn phối với Tư và Khôn phối với Mùi. Mâu thuẫn của phương pháp này đă chứng minh ở phần trên.
@ Có mâu thuẫn nội tại theo cách giải thích này là:
Nếu cho rằng:
“Trưởng nam thay Cha cùng Trưởng Nữ hợp cùng để đẫn dắt các em gánh vác sự nghiệp), v́ thế Chấn thay Càn nạp chi tại Tí (Dương)đi lên theo chiều thuận , hợp cùng Tốn nạp chi khởi tại Sửu (Âm) cùng đi lên theo chiều nghịch.”
Th́ điều tất yếu quái Khôn/ Mẹ sẽ phải nạp chi Sửu cùng với Tốn /Trưởng nữ để bảo đảm tính nhất quán tương ứng với Càn/ Cha nạp chi Tư với Chấn/ Trưởng Nam. Nhưng ở đây; Khôn /Mẹ lại nạp chi Mùi!?
Như vậy; qua những phần trích dẫn và chứng minh ở trên; quí vị quan tâm cũng nhận thấy rằng:
Hoàn toàn không có tính qui luật dù giải thích bằng bất cứ phương pháp nào cho nguyên tắc nạp chi theo cổ thư chữ Hán.
Điều này cũng chứng tỏ rằng:
Những phương pháp và qui tắc nạp chi được trích dẫn ở trên chỉ là: Sự lư giải một hiện tượng đă tồn tại trên thực tế chứ không phải là: Chứng minh cho nguyên lư là tiền đề cần có của phương pháp nạp chi.
Người viết bài này cũng xin được lưu ư quí vị quan tâm là:
Hiện tượng phi qui luật của phương pháp nạp chi trong Bốc Dịch từ cổ thư chữ Hán; không phải là hiện tượng và vấn đề duy nhất – trong các cổ thư chữ Hán – thể hiện sự bất hợp lư này. Có thể nói rằng: Tính mơ hồ và huyễn ảo trong các phương pháp ứng dụng từ cổ thư chữ Hán; có trong tất cả các phương pháp ứng dụng của học thuật cổ phương Đông. Sở dĩ có vấn đề này; chính là v́ những phương pháp ứng dụng đó - cứ như từ trên trời rơi xuống - hoàn toàn không hề có một hệ thống lư thuyết với những nguyên lư căn để; làm cơ sở cho các phương pháp ứng dụng của nó. Điều này đă chứng tỏ trên thực tế: Cho đến tận bây giờ - ngay ngày hôm nay; khi quí vị quan tâm đang xem những ḍng chữ này – các nhà nghiên cứu cổ kim vẫn chưa thể chứng minh được một cách thuyết phục: Thuyết Âm Dương Ngũ hành có từ bao giờ trong cổ thư chữ Hán; mặc dù phương pháp luận của nó đang ứng dụng trên thực tế? Điều này chứng tỏ rằng: Nền văn minh Hán chỉ tiếp thu một cách không hoàn chỉnh một nền văn minh kỳ vĩ đă sụp đổ từ rất lâu trong quá khứ và Hán hoá.
Nhưng điều kỳ diệu lại là: Chính nền văn hiến Lạc Việt; mà hậu duệ là người Việt Nam hiện nay - với những di sản văn hoá phi vật thể của tổ tiên truyền lại từ hàng ngàn năm trước - lại chứng minh một cách xuất sắc tất cả những sự bí ẩn của nền lư học Đông phương huyền bí; theo đúng tiêu chí khoa học:
Giải thích một cách hợp lư hầu hết những vấn đề và hiện tượng liên quan đến nó một cách hoàn chỉnh; nhất quán; có tính quí luật; tính khách quan và có khả năng tiên tri.
Đó chính là Hà đồ phối với Hậu thiên bát quái Lạc Việt là nguyên lư căn để của lư học Đông pgương; theo tinh thần của bức tranh thờ Ngũ Hổ phường Hàng Trống với danh xưng: PHÁP ĐẠI UY NỖ. Điều này sẽ được chứng minh tiếp theo đây.
Chân thành cảm ơn sự quan tâm của quí vị.
Thiên Sứ
(C̣n tiếp)
PHÁP ĐẠI UY NỖ.
Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt và phương pháp nạp chi trong Bốc Dịch
-------------------
Ta về giữa cơi vô thường
Đào trong kỷ niệm để t́m hương xưa
Sửa lại bởi ThienSu : 26 January 2005 lúc 3:18am
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 50 of 50: Đă gửi: 03 April 2005 lúc 8:57am | Đă lưu IP
|
|
|
Ông Nguyễn Vũ Tuấn Anh!
Hi vọng có dịp nhắc lại đề tài này.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|
Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời. Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.
|
Bạn không thể gửi bài mới Bạn không thể trả lời cho các chủ đề Bạn không thể xóa bài viết Bạn không thể sửa chữa bài viết Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ
|
Trang này đă được tạo ra trong 2.7568 giây.
|