phapvan Hội viên
Đă tham gia: 01 March 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 597
|
Msg 1 of 1: Đă gửi: 08 May 2005 lúc 7:00am | Đă lưu IP
|
|
|
PV xin chép lại: truyện kư GIA PHONG của tác giả Tâm Kiên-Hoà Tân.
“Tết Canh Dần, tôi tṛn 8 tuổi. V́ c̣n bé quá nên mẹ tôi chẳng cho tôi thức đêm để đón giao thừa, vả lại vào những tháng năm kháng chiến chống Pháp, quê hương tôi thuộc vùng xôi đậu, mọi người luôn luôn nơm nớp lo âu nên chẳng mấy ai hân hoan đón tết mừng xuân.
Nhà tôi thuộc loại nghèo nàn, mái tranh vách đất, một căn hai chái, người lớn vào nhà phải cúi đầu khi bước qua bục cửa. Căn chính giữa đặt bàn thờ tổ tiên, trước bàn thờ là một bộ ngựa cao khoảng trên nửa mét gồm bốn tấm ván gỗ bóng đen. Đối với tôi đó là nơi ngồi cao nhất trong nhà nên chỉ khi có mẹ bên cạnh tôi mới dám leo lên ngồi chơi, v́ tôi rất sợ bị té khi muốn tụt xuống.
Sáng mồng một tết nào cũng thế, căn nhà chính giữa bao giờ cũng hương chong đèn rạng, trên bộ ngựa gỗ có đặt riêng một mâm cỗ gọi chung là mâm cúng thổ thần và các vị “khuất mày khuất mặt”. Trên mâm cúng cũng đầy đủ cơm canh rượu thịt, nhang đèn, hoa quả… y như trên bàn thờ, chỉ có cái bát cắm nhang được làm tạm bằng lon sữa Nestlé, đựng gạo thay cát để cắm nhang.
Cha tôi mặc quốc phục: quần xa xị trắng, áo lănh đen, đầu bịt khăn đóng, thành kính xuưt xoa khấn lậy trước các bàn thờ tổ tiên và mâm cúng thổ thần trên bộ ngựa gỗ. Sau ba lần dâng rượu, mỗi lần cách nhau chừng 10 phút là đến lượt dâng trà, rồi lạy tạ, lễ cúng sáng mồng một đă xong… Tiếp theo là khoảng thời gian ghi dấu ấn đậm nhất trong tuổi thơ của tôi và có lẽ cả thế hệ chúng tôi:
Cha tôi tự tay trải chiếc chiếu mới xuống nền đất, trước mâm cơm cúng, bảo tôi đưa lo gạo có cắm nhang xuống bếp, rồi ông trịnh trọng, dịu dàng đỡ bà nội tôi lên ngồi trên bộ ngựa bên cạnh mâm cơm, sau lưng bà là bức phên tre nhưng đă được dán kín bằng các bức tranh rất mới, vẽ cảnh “đào viên kết nghĩa”, “tam anh chiến Lữ Bố”, “lậu cơ mưu Tào Mạnh Đức hiến đao” … xen kẽ với tranh Đông Hồ sáng bừng trên nền giấy đỏ với cảnh “tưng bừng đám cưới ông thiên”, “mẹ con đàn lợn” “vơng anh đi trước vơng nàng theo sau”… tất cả đă làm nổi bật cốt cách vương phi của bà nội tôi trong trang phục áo dài màu vàng đậm, đầu quấn khăn nhiễu mầu xanh. Bà ngồi trong tư thế thoải mái, hai chân tḥng xuống đất, bàn chân vẫn để trong đôi guốc mức c̣n thơm mùi gỗ mới, hai tay để lên đầu gối. Cha tôi qú xuống chiếu, lí nhí nói lời mừng tuổi, giọng sụt sùi như có nhước mắt nên tôi không nghe rơ, rồi ông lạy bà tôi hai lạy, bà tôi cười rất tươi nhưng đôi mắt bà th́ sáng ướt, lung linh nước mắt bên ánh nến chập chờn trong buổi sáng tinh mơ của ngày mùng một tết… Sau đó đến lượt mẹ tôi, rồi tôi và các chị em gái lần lượt vào lạy mừng tuổi bà tôi. Bà nhẹ nhàng xoa đầu, hôn lên tóc chị em tôi, và cho mỗi cháu một đồng bạc “gánh dừa” để mừng chúng tôi mau khôn chóng lớn…
Bà tôi nhấp ly rượu cúng, trong khi cha tôi xúc cơm vào chén và so đũa cho bà tôi. Cha tôi đứng hầu bên cạnh và ra hiệu cho chúng tôi “hạ bàn” xuống bếp ăn cơm.
Câu chuyện ngày xưa tưởng chừng như chỉ c̣n là hoài niệm, đă biến thành sương khói lênh đênh trên vùng trời kư ức, nhưng khi t́nh cờ xem phim t́nh si, thấy cách đối xử của thầy hiệu trưởng Park đối với mẹ già, vẫn luôn luôn lễ phép, đi thưa về tŕnh, nhất là cảnh lạy mừng tuổi đầu năm mới của gia đ́nh thầy đối với mẹ, tôi thấy h́nh như phảng phất đâu đây mùi thiêng liêng của hương khói nhang trầm ḥa lẫn với mùi quyến rũ thơm nồng của bánh trưng, bánh tét, mùi chua hăng hắc của dưa kiệu, củ hành ngâm giấm đă quyện lấy h́nh ảnh nông dân hiếu thảo ở cha tôi, dáng dấp uy nghi vương giả của bà nội tôi và cảnh đầm ấm của gia đ́nh tôi đang đón mừng xuân mới trong những ngày đất nước cực kỳ khó khăn… ḷng tôi cảm thấy rộn ràng. nhớ thương gia diết những kỷ niệm thời ấu thơ… phải chăng đó là gia phong, là một phần của văn hóa Việt nam dù là văn hóa ẩm thực vẫn luôn luôn chan chứa t́nh yêu gia tộc, ḷng hiếu thảo và kính trọng tổ tiên, giống ṇi, sông núi…, đă giúp cho gia đ́nh tôi, quê hương tôi, dân tộc tôi có đủ nhuệ khí và t́nh yêu đất nước nồng nàn để vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi quân thù để bảo vệ từng tấc đất, từng nét đẹp quên hương …”
TPHCM, ngày 20-10-2004
|