GLXH Hội viên


Đă tham gia: 30 May 2007 Nơi cư ngụ: Cambodia
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 140
|
Msg 277 of 352: Đă gửi: 23 September 2008 lúc 12:18am | Đă lưu IP
|
|
|
Để rơ ràng, chúng ta hăy từ điểm mặt từng lănh vực một của VN hiện nay. Kết quả cụ thể của từng lănh vực sẽ là bằng chứng hùng hồn nhất để chứng minh việc đúng hay sai, hoặc để thấy một hệ thống có quá nhiều khuyết điểm và quá ít ưu điểm hoặc ngược lai.
Không một người b́nh thường nào có thể chấp nhận một hệ thống mà luôn luôn đưa ra nhiều kết quả sai hơn đúng, và cũng không một người b́nh thường nào lại muốn phủ nhận một hệ thống mang lại nhiều kết quả đúng hơn sai.
Nếu điều ngược lại xảy ra, nghĩa là người ta chấp nhận một hệ thống luôn luôn đưa ra nhiều kết quả sai hơn đúng, hết thập niên này sang thập niên khác, th́ điều này mang 02 ư nghĩa:
Thứ nhất, những con người (b́nh thường) đă bị bắt buộc chấp nhận hệ thống ấy v́ bạo lực.
Thứ hai, họ là những người bất b́nh thường.
Quốc gia, dân tộc là các khái niệm trừu tượng, dễ bị hiểu lầm và lợi dụng, bởi lẽ những ảnh hưởng đến quốc gia, dân tộc vốn không ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân.
V́ vậy, quốc gia dân tộc này tha hồ bị bóp méo vo tṛn, bị dùng làm vật thí nghiệm hết thập niên này đến thập niên khác.
Thay v́ nói đến quốc gia dân tộc, hăy nói về khái niệm cá nhân và gia đ́nh, có lẽ dễ hiểu hơn.
Hăy lấy những ǵ mà quốc gia dân tộc này đang chịu đựng, thu nhỏ lại, áp đặt lên gia đ́nh, cá nhân ḿnh, thử xem phản ứng của ḿnh ra sao, và sức chịu đựng của ḿnh đến đâu th́ may ra sẽ hiểu được khái niệm quốc gia dân tộc.
Chúng ta hăy bắt đầu với lănh vực GIÁO DỤC
GIÁO DỤC VIỆT NAM
Michael Michalak - Đại sứ Hoa Kỳ tại VN
Nguyễn K. T ANh chuyển ngữ
Bản tiếng Anh: http://viet-studies.info/us_vn_education_memo.htm
Tháng Tư 2008
1. Tóm Lược: Hệ thống giáo dục Việt Nam đang bị khủng hoảng và chuyện thiếu sót một nguồn nhân lực có đủ tŕnh độ và khả năng là một trong những yếu tố lớn nhất làm tŕ trệ sự tăng trưởng của Việt Nam và ngăn chận phát triển kinh tế ủa họ. Những quan chức cao cấp nhất của Việt Nam, kể cả thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiểu rơ sự thử thách này và đă cụ thể kêu gọi sự tiếp tay của Hoa Kỳ trong việc giúp thay đổi phong thói Việt Nam trong việc giáo dục con dân của họ. Từ bỏ hệ thống giáo huấn lụn bại ngày hôm nay - một hệ thống hủ lậu mà phần lớn gồm những nhà giáo dục không đủ điều kiện, nhưng được bao che - không phải là dễ, tuy nhiên Hoa kỳ đang có một cơ hội hiếm có để mang lại sự cải tiến và đánh dấu sâu đậm chuẩn mực của ḿnh lên nền giáo dục Việt Nam trong một tương lai khá xa. Để bắt đầu, Thủ tướng Dũng hứa bỏ tiền xây dựng một khuôn viên đại học với mô h́nh Hoa Kỳ, phía Hoa Kỳ sẽ cung ứng một viện trưởng đại học, cộng với ban giảng huấn và khâu hành chánh. Ông Dũng cũng yêu cầu Mỹ giúp khai giảng các khoa học tiến sĩ (Ph.D.) tại Hoa Kỳ, có thể đào tạo ít ra là 2,500 sinh viên trẻ, với sự đồng thuận là các nam nữ sinh viên này sẽ trở về Việt Nam theo dạng các hạt nhân ưu tú trong các địa hạt chính trị và hàn lâm cho nhiều thập niên tới. Phần lớn các sinh viên này sẽ được Việt Nam tài trợ.
2. Tôi tin rằng có lẽ cách đáp ứng tích cực với những yêu cầu này đă đi đôi với cuộc gặp gỡ trong mùa Hè qua giữa Tổng thống Bush và Thủ tướng Dũng, sẽ nằm trong chiều hướng ích lợi cho Hoa Kỳ. Bằng cách hưởng ứng lời kêu gọi của Việt Nam, chúng ta không những sẽ bảo đảm cho hàng chục triệu sinh viên Việt mà c̣n giúp cho phụ huynh hay bố mẹ hăy trân-quư-nền-học-vấn của con em, thấy được Hoa Kỳ là đối tác then chốt trong tương lai cá nhân cũng như tương lai chung của họ. Hợp chủng quốc Hoa Kỳ sẽ được nh́n nhận là gương mẫu "Tiêu chuẩn Toàn Cầu" mà Việt Nam đang cố theo và sẽ vượt qua. Sự quan hệ tích cực ngay lúc này của chúng ta sẽ tạo ra một cơ hội thuận tiện cho cả Sứ Mệnh của Hoa Kỳ (thông qua Đại sứ quán) giúp người Việt có thiện cảm với Hoa Kỳ, cũng như tạo hậu thuẫn cho một chính quyền dân chủ có sự tham gia đóng góp của nhiều người trong nước (Việt Nam). Dùng những nguồn lực sẵn có, chúng ta đă tham gia nhiều chương tŕnh và những đề xướng nhằm giúp Việt Nam hiện đại hóa hệ thống giáo dục của họ và đào luyện cho một thế hệ lănh đạo mới của Việt Nam. Gia tăng nguồn tài trợ đối ngoại lúc này và nâng đỡ chuyện xây dựng những hợp tác có chiến lược công và tư rộng lớn sẽ triển khai tối đa ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên nền giáo dục của Việt Nam và do đó định hướng tương lai của xă hội Việt Nam. Những yêu cầu cụ thể cho các đề xướng với Bộ Ngoại Giao mới, USAID (United States Agency for International Development Cơ Quan Phát Triển Thế Giới của Hoa Kỳ) và Dịch vụ Thương Mại Đối Ngoại (Foreign Commercial Service: FCS) được liệt kê trong đoạn 18.
T̀NH TRẠNG GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM
3. Việt Nam hiện đương đầu với một khủng hoảng trong hệ thống giáo dục ở mọi tầng lớp, đe dọa sự tiến bộ về kinh tế và hội nhập toàn cầu mà họ đang đeo đuổi. Quan chức bị thiếu đào tạo về giáo dục hành chánh, giáo chức bị đào tạo kém cỏi với mức lương thiếu hụt, tệ tham nhũng hoành hành ở khắp mọi tầng lớp trong ngành giáo dục. Lại nữa, cơ hội vào đại học rất giới hạn, v́ hệ thống chỉ có thể tiếp nhận một tỉ số nhỏ so với lượng sinh viên đang t́m cách nhập học. Năm 2007, các đại học Việt Nam có chỗ cho 300,000 sinh viên trên tổng số 1.8 triệu thí sinh đă thi vào đại học. Mặc dù số sinh viên vào đại học đă tăng gấp hai từ 1990, con số giáo viên gần như vẫn không thay đổi, một số liệu làm cho những chuyên gia lo ngại. Bất kể con số sinh viên tăng trưởng, Việt Nam đứng chót trong vùng, tính theo phần trăm số sinh viên theo học ở tŕnh độ thứ ba (đại học), chỉ có 10 phần trăm so với Trung quốc 15%, Thái Lan 41% và Nam Hàn 89%, theo thống kê của Ngân Hàng Quốc Tế/World Bank. Ngay cả đối với những sinh viên may mắn được theo học đại học, họ phải đối đầu với một hệ thống mà giáo viên chỉ được trả độc nhất theo từng lớp dạy mà không dựa trên một cơ chế tối thiểu nào để đảm bảo cho một sự giảng dạy có chất lượng. Bằng tiến sĩ được mua bán, và được bổ nhiệm vào một chân giáo sư chỉ là một thủ tục giấy tờ rối rắm, không phải một danh dự có liên hệ đến một sự nghiệp giảng dạy.
4. Tệ hại hơn nữa, tham nhũng tràn lan như ung thư, xâm lấn cả một hệ thống giáo dục. Các hiệu trưởng và thầy giáo ít lương phải mua chức vị của ḿnh, rồi lại làm tiền phụ huynh, khi họ phải trả tiền nhập học cho con, rồi phải trả thêm tiền cho giáo viên chấm điểm cho con ḿnh. Cho đến gần đây, gian lận bởi thầy cô trong những cuộc thi toàn quốc là chuyện thường t́nh, nhất là khi kết quả xấu mang lại phản ảnh không tốt cho "chế độ." Thật dễ đoán khi Việt Nam bị bỏ rơi sau lưng các nước lân cận trong công tác đào tạo kiến thức và phát minh. Năm 2006, hai đại học thuộc hàng đầu Hà Nội -- Đại học Quốc Gia và Đại học Công Nghệ Hà Nội - chỉ xuất bản được 34 luận án về khoa học so với 4.556 luận án của Đại học Quốc Gia của Seoul, Nam Hàn và gần 3.000 luận án của Đại học Bắc Kinh. Việt Nam cũng xếp hạng rất thấp trong chuyện đo lường khả năng sáng chế, trong năm 2006, Việt Nam chỉ nộp vơn vẹn 2 bản đơn xin cầu chứng bản quyền, so với 40.000 ở Trung quốc.
Sự lụn bại trong hệ thống giáo dục của Việt Nam cũng đă mang lại hệ quả là các đại học không thể đào tạo nổi các giám đốc và quản lư có đủ tŕnh độ học vấn cần thiết cho một nền kinh tế canh tân của đất nước. Chuyện thiếu hụt một nguồn nhân lực là một nhân tố nghiêm trọng nhất, ngăn chận sự thăng tiến của quốc gia cũng như sự phát triển của kinh tế họ, đây là một dữ kiện được thị trưởng thành phố Sài g̣n nhấn mạnh trong buổ họp ngày 17 tháng 4 với Tổng thư kư Y tế và Dịch vụ Con Người, Leavitt (Hoa Kỳ). Để lấy thí dụ cho chuyện thiếu hụt này, một công ty công nghệ cao/hi-tech Hoa Kỳ cho biết đă phỏng vấn 2.000 sinh viên mới ra trường - thành phần sinh viên được kể là ưu tú và sáng giá nhất - thế mà họ phát hiện chỉ có 40 người là hội đủ những đ̣i hỏi tối thiểu để được nhận việc. T́nh trạng này không phải là hậu quả thiếu hụt của nguồn tài trợ cho nền giáo dục công lập, hiện nay là 4.3 % trên tổng sản lượng quốc gia. Trong trường hợp này, mức đầu tư của Việt Nam cho hệ thống gíáo dục cao hơn các nước láng giềng như Trung quốc, Hàn quốc, Phi luật Tân, hay Thái Lan. Đây là một điều trớ trêu đáng buồn, v́ rất nhiều bậc cha mẹ trong xă hội Khổng học này có thể cầm cả linh hồn họ để củng cố cho một nền giáo dục tốt đẹp con em có thể theo. Nếu tính tất cả mọi khoản chi phí nhằm lo toan cho giáo dục của con cái ḿnh, phụ huynh ở Việt Nam đă tiêu pha khá rộng răi với hy vọng đẩy mạnh học vấn cho con em ḿnh, nhưng thảm thương thay họ chẳng thu nhặt được bao nhiêu.
DỰ HOẠCH VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC VIỆT-NAM
6. Lănh đạo tối cao của Việt Nam nhận diện ra vấn đề, họ muốn cải thiện phạm trù giáo dục hiện nay. Người được Thủ tướng Dũng chọn để đẩy mạnh chuyện này là phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, đồng thời cũng là Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, một học giả trong chương tŕnh Fulbright. Ông Nhân đă vạch ra một chương tŕnh to lớn để tái thiết nền giáo dục quốc gia nhằm đương đầu với những khiếm khuyết lớn lao hiện nay. Ưu tiên được dành cho chuyện mở rộng giáo dục toàn diện (đề cao chuyện ghi danh cho nữ giới, dân tộc thiểu số và những kẻ bị khốn khó, những người cho đến nay vẫn thiếu vắng trong hệ thống giáo dục), tu bổ lại chương tŕnh huấn luyện giáo chức, sửa đổi toàn diện gíáo tŕnh quốc gia trong mọi môn, mọi tŕnh độ, phát triển một chương tŕnh thẩm định và thừa nhận giáo tŕnh một cách nhất quán, chính thức và toàn diện, thiết lập một nền học vấn ở môi tầng thứ ba, một đại học được quốc tế công nhận, cũng như cải tổ phẩm lượng của giáo chức bằng cách cho họ tu bổ, theo học một chương tŕnh học vấn tiếp nối và cạnh tranh. Ông ta cũng nhấn mạnh chuyện thu thập một nguồn sinh ngữ - nhất là Anh văn - cho học sinh, bắt đầu từ tiểu học, cũng như tăng thêm phần hiệu năng về Tin học. Nhằm thực thi hữu hiệu những cải cách này, ông cũng nhấn mạnh sự huấn luyện cho các hiệu trưởng, viện trưởng và phân khoa trưởng và ông cũng yêu cầu nhà nước đầu tư một ngân sách lớn ở mọi tŕnh độ giáo dục và tăng lương một cách đáng kể cho giáo chức.
7. Bộ trưởng Nhân cũng bày tỏ một ước muốn không có tiền lệ: mở rộng nền giáo dục Việt Nam nhờ Hoa Kỳ tham gia trong quá tŕnh cải tổ. Ông đề nghị cải thiện theo một số mô h́nh và đường lối thực thi của Hoa kỳ kể cả có pháp lệnh bắt buộc học sinh phải đi học, thiết lập một tiêu chuẩn giáo án có chất lượng tối thiểu, lập phương án thẩm định và phê chuẩn giáo tŕnh toàn quốc, lập kế hoạch phát triển giáo tŕnh và dự án, thiết lập một hệ thống giáo dục tổng quát ở cấp đại học bằng cách ấn định hệ số cho các môn học và thời gian theo học bằng tín chỉ (credit). Hơn nữa, các giám đốc ở Đại học Quốc Gia Việt Nam đă t́m ra mục tiêu khẩn thiết cho viên chức và ban giáo sư trẻ của họ, nhất là trong những phạm trù như quản trị cao học, phương pháp giảng dạy, và Anh văn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đă vạch rơ những mục tiêu tương tự cho lănh đạo các trường trung học và đại học. Quan chức cũng cho chúng tôi biết họ mong muốn các chương tŕnh này được thực thi ở Mỹ.
8. Một thí dụ cho thấy sự cởi mở của Việt Nam, mong áp dụng mô h́nh thực hành phương pháp giáo dục của Hoa Kỳ: Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đă cho phép mười phân khoa trong chín trường đại học được áp dụng toàn bộ chương tŕnh giáo dục của Hoa Kỳ từ trên xuống dưới, kể cả chương tŕnh giáo khoa, cách thiết lập các môn học, giáo khoa và ấn phẩm, các phương pháp giảng dạy lấy sinh viên làm chuẩn, và tất cả các môn học được dạy bằng tiếng Anh. Thí dụ như đại học Cần Thơ đă rập khuôn áp dụng chương tŕnh Sinh vật phân tử học cũng như các môn Sinh Hóa học của Đại học Michigan State, và Đại học Kinh Tế học Quốc gia đă lập Phân khoa Tài Chánh của họ dựa theo chươmg trinh của Đại học California State ở Long Beach. Ngoài ra, một chương tŕnh tốt nghiệp với bằng Luật sẽ được khai giảng tại Đại học Cần Thơ khoá mùa Thu này, chương tŕnh sẽ có một bước đi khai phá với đường lối, lư thuyết và cách học như vẹt hiện đang được áp dụng tại các trường Luật ở Việt Nam bằng cách thu nhận phương pháp học theo từng án lư (vụ án) như các trường Luật của Tây phương. Chương tŕnh Luật ở Đại học Cần Thơ sẽ được h́nh thành nhờ những nỗ lực không ngừng nghỉ của một giáo sư tốt nghiệp Luật khoa tại Harvard và một đại học ở Hà Lan. Một đại học khai phóng nữa là Đại học Quốc Gia ở thành phố *** (VNU-HCMC), một nơi mà một "Đại học Quốc tế" đă được mở, dùng Anh ngữ là ngôn ngữ giảng dạy và tất cả các ngành học đều theo mô h́nh của Mỹ, Úc hoặc Âu châu. VNU-HCMC mướn nhiều giáo sư Việt kiều (kể cà người Mỹ) và các giáo sư Việt có bằng quốc tế.
VIỆT-NAM T̀M TRỢ GIÚP Ở CÁC NƯỚC NGOÀI
9. Việt Nam phải đối đầu với sự thâm hụt ngân sách khoảng $100 triệu Mỹ kim một năm trong việc tài trợ chương tŕnh giáo dục của họ và họ đang t́m cách thu hẹp khoảng cách bằng cách t́m nguồn tài trợ quốc tế để trang trải và trợ giúp cho các khâu cải cách giáo dục. Trong một cuộc họp với Đại sứ Michalak, phó thủ tướng Nhân yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ giúp Việt Nam cụ thể trong hai khâu chính, một điều mà ông cho sẽ có ảnh hưởng nhiều đến bang giao giữa hai nước:
1) Thành lập một đại học Mỹ ở Việt Nam; và, 2) Đào tạo từ nay cho đến năm 2020, 2,500 tiến sĩ (Ph.D.) Việt Nam tại Hoa Kỳ.
10. Đại học Hoa Kỳ sẽ là một đại học Mỹ xuyên suốt, với ban quản trị, giáo án, phương pháp và đường lối giảng dạy hoàn toàn Mỹ. Giáo sư Mỹ sẽ cho biết cần những thiết bị và máy móc ǵ và sẽ đảm trách tất cả mọi quyết định về giáo lư và hành chánh nhằm đảm bảo đại học sẽ hội đủ tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Viện trưởng của Đại học sẽ là người Mỹ trong ṿng 10 năm đầu, và tất cả mọi lớp sẽ được giảng dạy bằng tiếng Anh. Đại học sẽ, ở một dung lượng tối đa, thâu nhận từ 5.000 đến 10.000 sinh viên một năm, và sẽ có một số chuyên khoa (có thể) là 7, kể cả Doanh thương, Quản trị Hành chánh và Sinh học Công nghệ. Trong mô h́nh này, mỗi phân khoa hay ban giảng huấn sẽ được một đại học Hoa Kỳ khác nhau đảm nhiệm. Để thành lập Đại học Hoa Kỳ, ông Thủ tướng Việt Nam cho biết sẽ dự tính vay khoảng $100 triệu để mua đất, xây cất các pḥng ốc, và trang bị các pḥng thí nghiệm. Ông ta đang trông vào Hoa Kỳ trong việc tuyển chọn và trả lương cho ban giáo sư và ban quản trị trong 10 năm đầu. Trong kế hoạch này, 80% ban giáo sư sẽ là Mỹ khi đại học mới khai giảng, con số này sẽ giảm xuống 20 phần trăm sau 10 năm khi những thành viên Việt Nam hội đủ tiêu chuẩn sau khi được đào luyện xong. Ước tính sơ khởi cho thấy phí tổn cho nhân lực Hoa Kỳ trong 10 năm vào khoảng 100 triệu Mỹ kim.
11. Huấn luyện 2.500 tiến sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ nằm trong một chương tŕnh bao quát hơn nhằm đào tạo 20.000 tiến sĩ, một nửa ở Việt Nam, một nửa ở ngoại quốc. Hoa Kỳ, xuyên qua Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF: Vietnamese Education Fund), hiện đang tài trợ du học ở Mỹ cho 70 tiến sĩ Việt Nam mỗi năm, nhưng chỉ nằm trong các môn chuyên về khoa học kỹ thuật. Do đó Việt Nam đang nhờ Mỹ viện trợ trong việc tạo ra một hệ thống để t́m ra các trường Mỹ cũng như gia giảm phí tổn hoặc t́m thêm tiền tài trợ cho 160 thí sinh tiến sĩ mỗi năm hầu có thể đạt được mục tiêu to tát này. Chương tŕnh du học của Việt Nam hiện nay chỉ tài trợ cho một số phần hay trọn gói kinh phí cho một số sinh viên này.
12. Thời gian đă chín mùi trong chuyện mở rộng chương tŕnh trao đổi học vấn với Việt Nam. Lănh đạo cũng như dân chúng Việt Nam đều đồng ư cải tổ giáo dục là chuyện tối quan trọng cho sự tiếp tục phát triển của Việt Nam, họ công nhận hệ thống giáo dục Mỹ đứng đầu thế giới, chính quyền Việt Nam mong mỏi sự trợ giúp của Hoa Kỳ, và cả hai hệ thống đại học Mỹ và Việt Nam đều sẵn sàng, mong muốn thắt chặt hợp tác này. Sự thành công sẽ mang lại lợi ích ngắn cũng như dài hạn cho mối bang giao song phương khi chúng ta rập khuôn hệ thống giáo dục Việt với Mỹ,ànhững tác dụng sâu đậm mà chúng ta đă gặt hái được khi đặt mục tiêu tài trợ đích xác để cải cách hệ thống quản trị kinh tế của Việt Nam.
13. Đương nhiên chúng ta c̣n nhiều rào cản phải vượt qua. Trong khi lănh đạo chóp bu của Việt Nam đă ủng hộ sự canh tân có tính cách quyết liệt này, có nhiều người trong nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn c̣n ngán sợ sự cởi mở và tự do trao đổi ư kiến, một điều quan yếu phải có trong một hệ thống giáo dục tiên tiến của thế giới. Tuy nhiên, nếu muốn khắc phục được chuyện cưỡng lại bước tiến này, không có phương hướng nào tốt hơn ngành giáo dục. Một bước cản nữa, một chuyện mà hiện nay làm cho Phó Thủ tướng Nhân nhức óc là phải đương đầu với quyền lợi lâu năm của các giáo sư và giám đốc hiện nay, những người có quyền lực nhất đă mua địa vị cho ḿnh với hứa hẹn sẽ được trục lợi và sẽ không để cho người khác gạt ḿnh qua một bên một cách yên ổn. Nói trắng ra, đây là lư do tại sao ông Thủ tướng đang kêu gọi một Đại học Mỹ và các tiến sĩ được đào tạo ở Mỹ. Trước những chống đối mănh liệt, kế hoạch của ông là dựng lên các hệ thống song hành với cái cũ, có nhiều phẩm lượng hơn cái cũ để chứng minh sự băng hoại của những kẻ cố thủ, muốn ăn dầm nằm dề lâu đời trong các học đường hiện nay. Tiếc thay di sản của một năo trạng quyền lực trung ương là các đại học đánh giá việc làm của họ duy nhất vào số lượng thay v́ phẩm lượng. Hiện nay, những lời nói và diễn thuyết được tính điểm chứ không phải kinh nghiệm được giáo dục.
14. Ngoài ra, ta có thể tranh căi rằng mục tiêu huấn luyện tiến sĩ của ông thủ tướng mang ư tưởng tốt nhưng đặt sai hướng. Một chương tŕnh đào tạo nhiều bằng M.A. và M.S. (Master of Arts và Master of Science: bằng cao học hai năm trước khi tốt nghiệp tiến sĩ) hơn là Ph.D. có thể gây tác dụng rộng lớn hơn, với nhiều giáo sư chú trọng vào tŕnh độ mà Việt Nam đang cần nhiều nhất. Trong khi Việt Nam sau này có thể đi vào những phạm trù cao học và nghiên cứu, hệ thống giáo dục ngày nay quá tồi dở nên chúng ta tin rằng mục tiêu 10 năm tới phải được dùng để cải cách nền móng giáo dục để nó có thể đào tạo những lớp sinh viên sau này có thể sẽ trở nên những người biết sáng chế và khai phá. Bằng Master là một tŕnh độ vừa đủ để giảng dạy ngành kỹ sư, và các môn như: Anh văn là ngôn ngữ thứ hai, kế toán, nông nghiệp và nhiều môn khác. Một giáo viên có bằng Master và thấu triệt quan yếu của sự tự do tư tưởng và tham gia của sinh viên trong ngành giáo dục sẽ thể hiện được cho một sự cải thiện sâu xa hơn phần lớn những giáo sư hiện nay. Một khi Việt Nam có một số lượng những người được tốt nghiệp đại học, được đào tạo kỹ càng, đi vào ngành nghiên cứu lúc đó học vấn sẽ có nghĩa lư hơn.
15. Tuy vậy, người ta có thể vượt qua hay thay đổi được những rào cản và tranh căi này trong khi ứng dụng nếu có những viện trợ đúng mục tiêu. Điều quan trọng là chúng ta nên nắm giữ lấy cơ hội hôm nay, và triệt dụng cà hai yêu cầu của ông thủ tướng lẫn sự ngưỡng mộ học vấn nói chung mà người Việt dành cho nền giáo dục Hoa Kỳ. Nếu chúng ta đi qua cánh cửa mở này, chúng ta sẽ tham gia, với sự hường ứng rơ rệt của các lănh đạo cao cấp, một cơ hội độc nhất để ảnh hưởng sâu đậm vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Qua các chương tŕnh riêng của chúng ta, cũng như t́m cách cổ động các hợp tác tư và công, chúng ta có thể đẩy mạnh các mục tiêu của Sứ Quán bằng cách giúp cho các quan chức và định chế giáo dục Việt Nam đạt được những mục tiêu sau đây:
- áp dụng giáo tŕnh Hoa Kỳ vào một số ngành nghề; - thực thi đường lối giảng dạy của Mỹ, như là đề cao những ư tưởng khai phóng, giải quyết vấn đề, khả năng lănh đạo thay v́ học như vẹt; - gia tăng kiến thức về Hợp chủng quốc và định chế Hoa Kỳ qua các lớp thiên về quốc tế và những môn học Hoa Kỳ; - cải thiện cách giảng dạy sinh ngữ Anh văn nhằm giúp sinh viên có thể tự họ thu thập tin tức về Hoa Kỳ và thế giới chung quanh; - cổ động chuyện du học ở Hoa Kỳ, giúp cho các nhà lănh đạo lấy kinh nghiệm đầu tay về giá trị và xă hội Hoa Kỳ; - mở rộng sự hợp tác sâu đậm với các đại học, công ty và các cơ quan dân sự Hoa Kỳ; - và thu thập sự huấn nghệ cần có trong ngành hành chánh giáo dục.
16. Nhằm hiểu rơ và thực thi dễ dàng những nỗ lực rộng lớn của Hoa Kỳ hiện nay tại Việt Nam, đại sứ Michalak tổ chức Hội Nghị Giáo dục ở Hà Nội ngày 24-25 tháng Giêng, 2008. Buổi hội nghị khai phá đó đă quy tụ gần 200 người Mỹ đặt cược vào nỗ lực cải cách giáo dục Việt Nam - kể cả hơn 100 đại học, công ty và cơ quan thiện nguyện dân sự Hoa Kỳ với nhiều chương tŕnh giáo dục đáng kể - nhằm chia sẻ tin tức về sinh hoạt và thử thách của họ cũng như bàn thảo làm thế nào để sự hợp tác có thể giúp họ thực hiện mục tiêu giáo dục hữu hiệu hơn. Hội Nghị cũng giúp cho Sứ Quán tăng triển kiến thức và hiểu biết sâu rộng về các sinh hoạt giáo dục của các tổ chức công cũng như tư nhân Mỹ, và như thế có thể hoạch định được một chiến lược tổng quát và hữu hiệu nhằm gia tăng ảnh hưởng của Hoa Kỳ vào môi trường giáo dục đang biến đổi nhanh chóng của Việt Nam. Chúng ta cũng khẳng định rằng, bằng cách phục vụ quyền lợi Hoa Kỳ, chúng ta ta có thể đáp ứng nhu cầu xin Mỹ viện trợ về giáo dục của lănh đạo Việt Nam. Một Hội nghị thứ hai, được trù tính vào đầu năm 2009, cũng nhắm sẽ hội tụ các nhà giáo dục Mỹ và Việt Nam. Như vậy, hội nghị này cũng trực tiếp ủng hộ kế hoạch Dịch vụ Thương mại Đối ngoại nhằm phát huy sự kết nối giữa các chương tŕnh công nghệ của đại học Mỹ và Việt Nam.
17. Dùng những nguồn lực sẵn có và các tin tức thu thập được ở Hội Nghị Giáo dục đầu tiên, chiến lược giáo dục của Sứ Mệnh (của Sứ quán Hoa Kỳ) gồm có những phần tử sau đây:
- Chương tŕnh học bổng Fulbright ở Việt Nam: Mỗi năm, chương tŕnh này gởi khoảng 25 sinh viên xuất sắc, có triển vọng cao qua Mỹ để theo học bằng Master trong một số các ngành, kể cả Hành chánh Cao học, đồng thời gởi 10 giáo sư đại học Việt sang Mỹ để điều nghiên cách cải tiến phẩm chất trong phương pháp gỉảng dạy của họ. Ngoài ra, một số các chương tŕnh Fulbright khác gởi khoảng 20 giáo sư và nghiên cứu sinh Mỹ đến các đại học Việt Nam trong chương tŕnh cải huấn lại giáo án, khai giảng lớp mới và các chương tŕnh lấy bằng (hầu khi tốt nghiệp sẽ được cấp bằng của Mỹ), huấn luyện ban giáo sư và những giám đốc hành chánh. Nhằm mở rộng chương tŕnh Fulbright, Sứ Quán cũng t́m cách t́m các đóng góp đầu tiên của Bộ Giáo dục và Đào Tạo (MOET của Việt Nam), cũng như sắp mở một chiến dịch t́m tài trợ từ các công ty Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam nhằm gia tăng nổ lực tiên khởi này. Sứ quán Hoa Kỳ cũng đang làm việc với Văn Pḥng Fulbright của Ngoại giao Mỹ và những văn pḥng khác để bảo đảm là chúng tôi đang theo những điều lệ nhằm tránh những thủ lợi trong công việc.)
- Quỹ Giáo Dục Việt Nam (VEF) hiện đang cung ứng khoảng 70 tiến sĩ một năm. Sứ Quán cũng đang t́m cách để mở rộng chương tŕnh này, trong cả hai mặt: quỹ tiền tài trợ cũng như các môn học mà nó đang ủng hộ.
- Dạy Anh văn cho thầy cô: Giáo viên giỏi sẽ làm gia tăng con số sinh viên có thể theo học ở Mỹ và tăng triển phẩm chất tổng quát trong phương pháp giảng dạy môn Anh ngữ mà hiện nay rất kém. Xây dựng thêm trên nỗ lực đáng kể hiện thời trong môn này qua chương tŕnh Anh văn Đồng nghiệp (English Language Fellow) và các chương tŕnh liên hệ đến Sĩ quan Anh ngữ Trong Vùng (Regional English Language Officer: RELO), có trụ sở tại Bangkok, Thái Lan, Sứ Quán yêu cầu và đă nhận được tiền trợ cấp ECA giúp cho 10 người trợ giáo Anh văn Fulbright (English Teaching Assistants: ETAs), những người này sẽ bắt đầu làm việc tại 10 đại học vào tháng 9, 2008, mỗi người được dạy một niên khóa. Sứ quán cũng sẽ làm việc với các quan chức và giáo sư then chốt tạo xúc tác cho sự thành lập chương tŕnh TESOL đầu tiên tại Việt nam (VietTESOL) sẽ giúp đào tạo chuyên môn cho các giáo viên Việt dạy Anh văn.
- Một nỗ lực Ngoại giao Công: Chúng ta đang xúc tiến ở nhiều mặt nhằm khuyến khích một số lớn các sinh viên Việt Nam có giỏi tận dụng cơ hội theo học các cấp cao học. Nhiều thống kê liên tục cho thấy Việt Nam nhận thực rằng Hoa Kỳ cung ứng nền giáo dục có phẩm chất cao nhất, tuy rằng cho đến nay đă có hàng ngàn sinh viên Việt vẫn t́m cơ hội du học ở Úc châu và các quốc gia khác, v́ họ cho rằng tiêu chuẩn của Hoa Kỳ quá cao, nhất là trong việc xin chiếu khán xuất ngoại. Chúng ta đang cố gắng đổi thành tích này bằng cách với tay đến với họ. Những tŕnh bày, chat trên mạng, và những cố gắng khác để "t́m đến họ" - thường do các viên chức lănh sự quán đảm nhiệm - sẽ là điều cần thiết nhằm đảm bảo một số lớn các sinh viên Việt Nam biết được và tận dụng cơ hội du học ở Mỹ. Kết quả đáng mừng, với số sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ gia tăng một cách vượt trội.
- Nới rộng chương tŕnh Trao Đổi: Chúng ta sẽ lợi dụng những chương tŕnh sẵn có để giúp các viên chức đại học có cơ hội quan sát phương pháp giáo dục của Hoa Kỳ. Đại học Quôc Gia Việt Nam cho chúng ta biết mục tiêu hàng đầu của họ gồm có chuyện đào tạo các viên chức hành chánh của Đại học Quốc gia này (Vietnam National University: VNU) và các giáo sư trẻ trong các lớp quản trị cao học, phương pháp giảng dạy, và Anh ngữ, tốt nhất là huấn luyện tại Mỹ . Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào Tạo có ư định gởi một viện trưởng và một phó viện trưởng của mỗi đại học cũng như một hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của mỗi trường trung học sang ngoại quốc huấn luyện. Post sẽ t́m cách ủng hộ những chương tŕnh này, kể cả chuyện sử dụng chương tŕnh Quốc Tế và Người T́nh nguyện Thăm viếng và các đại học Hoa Kỳ nào muốn tiếp nhận những người tham gia trong chương tŕnh này.
- Chánh phủ Hoa Kỳ ủng hộ các hợp tác công và tư: Những nhân viên của Sứ quán thường xuyên gặp đại diện các đại học Mỹ, những người thích khai phóng hay mờ rộng sự hợp tác với các đại học Việt Nam nhằm cung ứng những chỉ dẫn và tham vấn hay tiền bạc để trợ giúp các chương tŕnh trao đổi. Hiện nay hơn 60 đại học Hoa Kỳ đă tham gia hợp tác với các đại học Việt Nam, gồm có chương tŕnh trao đổi hai chiều giữa giáo viên hai nước và chuyện hợp tác viết giáo tŕnh, chương tŕnh chuyển trường "2+2" (sinh viên Việt Nam trong chương tŕnh này học tiếp hai năm cuối cùng của 4 năm đại học tại một đại học Mỹ và sẽ được cấp bằng của Hoa Kỳ), và huấn luyện phương pháp giảng dạy cho các giáo sư trong những phân khoa chuyên môn như Anh văn, ngành y tá, kỹ sư, và doanh thương.
- Dịch vụ Đề xướng Giáo dục Nước Ngoài: USDOC đang thực thi một chương tŕnh quảng cáo mạnh mẽ, c̣n chờ chấp thuận tiền tài trợ, nhằm tiếp tục tạo hứng thú về các định chế giáo dục cao đẳng của Hoa Kỳ trong thị trường giáo dục Việt Nam. Chương tŕnh này gồm sự thành lập trang mạng duhọchoakỳ.vn (tiếng Anh là "StudyInTheUS.com") các trang mạng hội chợ trao đổi, và các sinh hoạt liên quan đến việc giới thiệu các trường đại học Hoa Kỳ đến với các học đường Việt có tiếng nhất Việt Nam và những người truy lùng sinh viên giỏi, và các chương tŕnh tiếp thị và hậu cần cho chương tŕnh hội chợ giáo dục hằng năm IIE ở Hà Nội và Sài g̣n. Chiến dịch quảng cáo nhằm tăng cường sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ cũng như gia tăng chương tŕnh giáo dục Hoa Kỳ tại Việt nam. Chú trọng đặc biệt về các lớp Anh ngữ cấp tốc, các trường đại học cộng đồng và thị trường các sinh viên sắp lên đại học 4 năm.
- Làm việc Văn Pḥng Giao Thương Tiểu bang: Nỗ lực này nhắm quảng bá lợi ích mà các tiểu bang Hoa Kỳ có thể nhận được nếu họ trờ nên chủ động hơn trong ngành giáo dục hay thương mại ở Việt Nam. Chúng tôi sẽ lấy thí dụ của tiểu bang Oklahoma, là một trong các cơ quan Mỹ đầu tiên t́m đến sinh viên và cách doanh thương ở Việt Nam, và hiện nay là tiểu bang đứng thứ ba về số sinh viên du học từ Việt Nam.
- Hội Nghị Giáo dục Thượng Đỉnh: Sứ Quán đang gởi hai viện trưởng đại học đến dự Hội Nghị Giáo dục Thượng Đỉnh và theo dơi sự kiện trong vùng do Ngoại Trưởng Rice chủ tŕ, Bộ trưởng Giáo dục Spelling, và giám đốc Fore của USAID đă diễn ra vào cuối tháng 4, 2008. Qua sự tham gia của họ, chúng tôi hy vọng thấy được sự gia tăng về số lượng và thứ loại trao đổi sinh viên giữa các đại học Mỹ và Việt Nam.
HÀNH ĐỘNG CẦN THIẾT: CHƯƠNG TR̀NH GIÁO DỤC MỚI CẦN ĐƯỢC TÀI TRỢ MỚI CỦA HOA THỊNH ĐỐN
18. Trong khi chúng ta đă đạt nhiều tiến bộ, nguồn lực lớn hơn sẽ giúp chúng ta đi xa hơn trong mục tiêu này. Ở mức tối thiểu, chúng ta có thể giúp Việt Nam đào tạo các chuyên gia và các nhân viên có năng khiếu cần thiết để giữ chuyện phát triển kinh tế trên đà tiến của nó và nâng cấp dân số ra khỏi sự nghèo đói của họ. Nh́n một cách bao quát hơn, Hoa Kỳ có cơ hội uốn nắn hệ thống giáo dục Việt Nam theo một chiều hướng mà về lâu về dài Việt nam sẽ trở nên dân chủ hơn, trân trọng nhân quyền và tự do ngôn luận hơn, do đó sẽ bang giao mật thiết với Hoa Kỳ. Trong quan điểm này, ủng hộ chuyện cải cách giáo dục đồng nghĩa với sứ mạng cơ bản nhất của chúng ta. Cho nên, chúng ta đă nhận thức rằng những đề xướng dưới đâ đang cần hậu thuẫn của Hoa Thịnh Đốn:
$3 triệu Mỹ kim trong vấn đề giáo dục đă được yêu cầu trong bản Kế Hoạch Sứ Mệnh Chiến Lược niên khóa tài chánh 2010 vừa được hoàn tất gần đây. Mặc dù quyết định trong việc xử dụng số tiền này ra sao chưa được hoàn tất, chúng ta h́nh dung việc Cơ quan Phát Triển Quốc Tế của Hoa Kỳ (USAID) sẽ gởi một đội ngũ đến để lượng định những mục tiêu được nhà nước Việt Nam hoạch định thông qua Hội Nghị tháng Giêng vừa rồi. Một chuyện chúng ta có thể làm là phát triển một chương tŕnh cải tổ đường lối giáo dục quốc gia (VN) ở những khâu như giảng dạy Anh ngữ, đào tạo và thẩm định giáo viên. Đề nghị này có thể làm theo mô h́nh STAR của USAID, một chương tŕnh mà Hoa Kỳ đă gặt hái được nhiều cải cách đáng kể về kinh tế, cơ chế và pháp lư. Viện trợ nhắm về khâu giáo dục sẽ mang lại kết quả tương tự, những thay đổi tích cực và đáng kể sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị ngơ hầu được thành công trong nền kinh tế toàn cầu. Ngoài ra, USAID sẽ t́m cách tăng trưởng những công tŕnh hiện có như STAR, hầu phát huy chương tŕnh huấn luyện giám đốc và đào tạo lănh đạo giáo dục như là một phần của kế hoạch.
- Thiết lập một đại học Hoa Kỳ tại Việt Nam. Như đă nhắc đến phía trên đây, ủng hộ chuyện xây dựng một đại học Hoa Kỳ ờ Việt Nam sẽ cần đến $100 triệu Mỹ kim trong ṿng 10 năm nhằm trả lương cho 100 giáo sư Hoa Kỳ và giám đốc.
- Gia tăng tài trợ để giúp quỹ du học Hoa Kỳ và giúp chính phủ Việt Nam đào tạo 2.500 tiến sĩ tại Hoa Kỳ cho đến năm 2020. Sự ủng hộ của chính phủ Mỹ đối với mục tiêu này có thể sẽ được thông qua từ chương tŕnh Quỹ Giáo Dục Việt Nam (VEF) nới rộng, có thể bằng hai cách: tăng tiền cho quỹ VEF cũng như mở thêm những môn mà sinh viên đang theo học, như đă ghi nhận trong phần 11 trên đây. Hơn nữa, tiền tài trợ có thể được thu bằng cách mở một Chương tŕnh Học bổng Tổng Thống tương tự như ở Nam Dương, một nơi mà mỗi năm đă gởi sang Hoa Kỳ từ 30 đến 40 sinh viên. Một chương tŕnh tương tự ở Việt Nam có thể làm gia tăng con số sinh viên theo học chương tŕnh M.A. hay M.S.
- Hội Chợ Dịch Vụ Thương mại Giáo dục Ngoại quốc ở Việt Nam. Ư kiến này hiện nay được đang được cứu xét, đồng thời với Dịch Vụ Thương mại Giáo dục Ngoại quốc sẽ xuất cảng những sinh hoạt tiếp thị, sẽ được xây dựng trên những nổ lực của Sứ quán bằng cách mang đến Việt Nam những đại học Mỹ muốn thu nạp sinh viên Việt và gầy dựng những mối tương quan với đại học Việt Nam. Tài trợ cho những đề xướng của Thẩm Quyền Đào Tạo Trao Đổi (Trade Development Authority: TDA) liên quan đến chuyện tuyển cử các sinh viên Việt Nam du học ở Mỹ đă được đề nghị và hợp lư, v́ sự "trao đổi trong dịch vụ" này có thể mang lại hàng triệu Mỹ kim một năm cho một kỹ nghệ ṇng cốt cho sự thịnh vượng của Hoa Kỳ.
- Phát triển của một chương tŕnh đặt trên mô h́nh mới của chính phủ Hoa Kỳ "Đề Xướng Giáo dục Phi châu" (Africa Education Initiative: AEI) thực hiện qua cơ quan USAID. Trong một thời hạn 4 năm, Hoa Kỳ sẽ cung cấp $400 triệu Mỹ kim để đào tạo nửa triệu giáo chức và cấp học bổng cho 300.000 thanh niên. Một chương tŕnh tương tự, rút nhỏ cho thích hợp với mục tiêu của Việt Nam, sẽ mang lại kết quả rất khả quan.
KẾT LUẬN
19. Nhiều người sẽ đọc thông tin này như một sớ Táo quân, và có lẽ họ sẽ lắc đầu thắc mắc v́ sao một người xếp của Đại sứ quán lại đưa ra những đề nghị to tát như thế. Rơ ràng rằng đề xướng của chúng ta phải được cứu xét trong một thế giới với nhiều nhu cầu tranh giành ảnh hưởng khác nhau. Tuy vậy, tôi hy vọng rằng độc giả sẽ nhận ra chúng tôi đă thực hiện được những ǵ với những tài nguyên giới hạn sẵn có và hiểu thấu đáo rằng chúng ta đang đương đầu với một cơ hội trọng yếu và hiếm có hôm nay. Những yêu cầu 'khai phóng' mà lănh đạo cao nhất của Việt Nam, một người sẽ gặp tổng thống Bush trong ṿng vài tháng tới đây, đă thúc đẩy tôi viết thông điệp này. Chỉ cần một phần nhỏ ngân quỹ đang tiêu dùng cho những chương tŕnh và hoạt động khác trong vùng, chúng ta có thể giúp uốn đất nước này theo chiều hướng sẽ đảm bảo có những ảnh hưởng sâu đậm và khả quan trong nhiều thập niên tới. Nếu chúng ta muốn Việt Nam trong năm 2020 sẽ giống Nam Hàn hơn là Trung quốc, ngay bây giờ là lúc chúng ta phải hành động.
__________________ GLXH
|