Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 463 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Tử Vi (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Tử Vi
Tựa đề Chủ đề: Thất Sát cư Thân hưởngđắc antoàn chi phúc Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
triduc
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 26 July 2009
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 18
Msg 41 of 51: Đă gửi: 07 August 2009 lúc 7:11pm | Đă lưu IP Trích dẫn triduc

Nghe các bạn nói mà tối toát mồ hôi. Tôi có lá số Thất Sát cư Thân tại cung thân, không biết thế nào đây nữa.

Quay trở về đầu Xem triduc's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi triduc
 
NgoaLong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 20 November 2002
Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 856
Msg 42 of 51: Đă gửi: 07 August 2009 lúc 9:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn NgoaLong

@Phuc Loc:  Thanks Mr. Ù tra t́m dùm câu phú đó.  NL thấy câu Phú thứ 2 hok thịnh hành lắm  .


@thienkhoitimvui:  Cảm ơn bác TKTV dành thời gian viết 1 bài khá dài.  Ráng đọc hết bài viết của bác cũng hơi oải tí.


@:  NL cũng nghĩ câu đó nói về Thân mệnh chứ hok phải cung Thân trên địa bàn.  Càng nghĩ th́ thấy lời b́nh của ông Vũ Tài Lục có lư.

__________________
Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
                            SHMILY!
Quay trở về đầu Xem NgoaLong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi NgoaLong
 
Thien Dong
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 09 January 2005
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 832
Msg 43 of 51: Đă gửi: 07 August 2009 lúc 9:39pm | Đă lưu IP Trích dẫn Thien Dong

@bác thienlong 24,

Lá số TD đưa ra theo TD nếu thọ khoảng 63-72t th́ cũng chưa thọ đúng như LTT nói. Tội nhất là nếu die trong khoảng 67t cũng chẳng thể gọi là thọ. Thời hiện đại bây giờ nếu sống được khoảng 75t trở lên mới gọi là thọ.

Ông này đang ở đại vận Thiên Cơ, bị bom nổ năm Ất Dậu 2005 làm tường sập bị đè mà không chết. Ông chỉ bị tật ở chân. Không biết trường hợp này có được gọi là phúc không nhỉ. Nhưng không biết đến hạn 63-72t có bị đè tiếp hay không v́ ông làm ở lĩnh vực xây dựng. Coi bộ ông này không an phận đâu để sống được tới đại vận 73-82t. Làm ở cấp chỉ huy, tính khí cương nhu tùy lúc nhưng nh́n chung vẫn là tính cương.

Nếu xét theo định nghĩa của bác thienkhoitimvui về chữ phúc th́ có lẽ ông này có phúc thật v́ có đủ công danh, tiền bạc, con cái cực tốt. Vậy TD không thể phán ông này yểu được

TD

Sửa lại bởi Thien Dong : 07 August 2009 lúc 9:40pm
Quay trở về đầu Xem Thien Dong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Thien Dong
 
thienlong24
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 29 July 2008
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1147
Msg 44 of 51: Đă gửi: 07 August 2009 lúc 11:16pm | Đă lưu IP Trích dẫn thienlong24

     @ triduc số cháu mệnh tham vượng , thất sát tọa cung an thân miếu gặp trường sinh th́ sống dai lắm không có ǵ phải sợ, sát tọa cung an thân ở đây khi gặp tuần triệt th́ mới sợ yểu.
      @ thiendong do bác chịu ảnh hưởng của văn hóa của người hoa nên chủ kiến bất di bất dịch 60 sơ thọ, 70 là thượng thọ, 80 là đại thọ. người hoa quan niệm dưới 60 là yểu .trên 60 khi chết th́ được thắp đèn cầy màu đỏ và được đem vô nhà an táng c̣n dưới 60 chỉ được thắp đèn cầy màu trắng và cử không quàng tại nhà chỉ được quàng tại tang nghi quán, c̣n người việt th́ bác không biết?


__________________
thanks
Quay trở về đầu Xem thienlong24's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienlong24
 
dinhnghitruong
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 09 March 2009
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 158
Msg 45 of 51: Đă gửi: 08 August 2009 lúc 3:13am | Đă lưu IP Trích dẫn dinhnghitruong

ĐƯỢC ĐỌC NHỮNG BÀI VIẾT CỦA ANH THIÊN KHÔI CHO PHUC LOC MỘT CẢM GIÁC THU HÚT, LÔI CUỐN,...V̀ SỰ NGHIÊM TÚC VÀ CHU ĐÁO TRONG VĂN PHONG, Ư KIẾN.

THỂ HIỆN MỘT TƯ DUY SÂU SẮC, KIẾN THỨC SÂU, RỘNG KHỎI BÀN CĂI... VÀ MỘT PHUƠNG PHÁP SƯ PHẠM NHUẦN NHUYỄN, DẪN DẮT NGƯỜI ĐỌC ĐI TỪ THÚ VỊ NÀY ĐẾN THÚ VỊ KHÁC.

BÀI VIẾT DÀI NHƯNG GẦN NHƯ ĐẦY ĐỦ, KHÔNG DƯ MỘT CHỮ, CỨ NHƯ ĐỌC TẬP SAN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

thienkhoitimvui đă viết:

Nhân tiện, bạn nào có phần mềm gơ chữ (và tiện ích bổ sung) Hán (Nôm nữa càng tốt) xin cho biết tên Phần Mềm để tôi tự t́m. Hiện tôi sử dụng IME của Windows nên gơ bằng chữ pinyin (phiên âm) rất bất tiện. Mà tôi cũng chỉ biết âm PinYin rất sơ qua nên gơ rất khó. Chân thành cảm ơn. Hiện tôi mới chỉ có bộ từ điển Thiều Chửu trên nền Java tốc độ không khả thi.


Bác đă từng xài Song Kiều (TwinBridge Chinese Partner) chưa ?



thienkhoitimvui đă viết:
     I. MỘT VẤN NẠN ĐẶT RA:

     Đúng là có vấn nạn này, bởi có 2 câu phú xem ra mâu thuẫn:

     - Thất sát lâm Thân: chung thị yểu.

     - Thất sát cư Thân: hưởng đắc an toàn chi phúc.

     Có v/đ đặt ra:

     + Chữ Thân là Thân Mệnh hay Thân Dậu?

     + Thân là cung an Thân hay là cung an… Mệnh?

     Về câu chữ th́ khỏi bàn, v́ chữ nào chữ nấy rạch ṛi, không lẫn được:

     - Chữ Thân là “bản thân” với chữ Thân là “chi Thân” viết khác nhau hoàn toàn.

     - Chữ Thân với chữ Mệnh cũng khác nhau hoàn toàn. Trong lá số, 2 cung này cũng rạch ṛi (trừ khi đ/c.)

     Nhưng vấn đề phức tạp hơn một chút, v́:

     - Sách xưa người ta chép tay, có thể chép lộn, hoặc do người chép vô t́nh hay cố ư chép sang quan điểm của ḿnh. (Làm trái nguyên tác)

     - Người thợ khắc chữ, do hiểu biết hạn chế, có thể khắc lộn chữ.

     - In ấn th́ “giấy trắng mực đen”, không căi được, nhưng nhiều khi v́ lỗi khắc ván, lỗi biên tập, hoặc bản in hóa ra lại dựa vào bản chép tay làm gốc.

     - Sách vở lưu truyền trong đời (in hoặc chép tay), sau bao nhiêu dâu bể, khó giữ lại nguyên dạng (nói thẳng là không thể).

     - Trong Tử vi, về nguyên tắc th́ cung an Thân tất là cung… Thân. Nhưng số là, đôi khi người ta lại không tôn trọng luật này tuyệt đối, nên chữ Thân có thể hiểu là “cả Thân lẫn Mệnh” hoặc chính là… “Mệnh”. Dù giấy trắng mực đen th́ rành rành ra đó, Thân là Thân, Mệnh là Mệnh.

     Bởi vậy, nhà sưu khảo Vũ Tài Lục có đặt vấn nạn mâu thuẫn 02 câu phú này ra là hợp lư và cần thiết.

                ------------------------------ ---------------

     II. VÀI ĐIỂM VỀ NGÔN NGỮ - VĂN TỰ

     1. CHỮ LÂM

     Về chữ viết, chữ “Lâm” này cũng là chữ “Lâm” trong (sao) Lâm quan. Không phải chữ “Lâm” là “rừng”. Chữ này trung dung, không hàm ư xấu tốt, tùy từng trường hợp mà có thể xấu hay tốt. Xấu: Lâm chung, lâm bệnh, nạn lâm… Tốt: Phúc lai lâm, lâm quan… Tùy: Lâm trận, lâm chiến. Xét riêng chữ “lâm” th́ không nói được là tốt hay xấu. Chữ này nhiều nghĩa, nghĩ chung nhất là “tới”, “đến”, “vào tới nơi”, “đă đến và đang ở đấy”, có lúc gần nghĩ như chữ “đương” (ở đó vào thời điểm ấy, đang vào lúc đó, tạm vào thời kỳ ấy) chẳng hạn như chữ “lâm thời” (ở thời điểm đó thôi, thời điểm này thôi). Trong TV, nó tương tự như các chữ “đáo”, “chí”, “nhập”. Hiểu nôm na tức là sao ấy đă tới đóng ở cung đó. Hiểu như vậy, thời “lâm” cũng như chữ “tọa”, chữ “tại” hay “an tại”, chữ “ư”…

     Nhằm tiện phân biệt tốt xấu (đọc dễ hiểu ư người viết), TVDS Toàn Thư (t/g: Tiến sỹ Trạng nguyên La Hồng Tiên người đất Cát Thủy đời Minh, tuy nhiên ông chỉ tự xưng là “tiến sỹ cập đệ” (hàng 3 ông đỗ 1 – 2 – 3) trong bài tựa, nhằm mục đích khiêm tốn) có định ra một quy ước: Dùng chữ “lâm” cho trường hợp sao tốt “đến đóng”, dùng chữ “nhập” cho sao xấu “đến đóng”. Hiểu rộng ra cho cách tốt, hay cách xấu, dùng tương tự, bởi lẽ trong TV, đơn độc 01 sao khó quyết định điều ǵ.

     Tuy có quy ước đó thật, nhưng trong thực tế, người ta sử dụng câu chữ “phóng khoáng” hơn. Ngay cả chính cuốn TVDS Toàn Thư cũng không nghiêm ngặt tuân thủ quy ước này. Riêng người Việt ta lại càng sử dụng phóng khoáng, động từ ít quyết định xấu – tốt, xấu hay tốt do người đọc căn cứ cụ thể mà hiểu lấy. Chỉ trừ vài trường hợp không lớn như chữ “lai triều” (về chầu) hầu như chỉ dùng cho cách tốt, sao tốt, ít ra là đắc cách (cách hợp vị thế).

     Bàn ngoài: Chẳng hạn, TVDS Toàn Thư định quy tắc “cứ” là sao xấu chiếm cứ. Nhưng chữ này lại không mấy khi gặp trong văn bản TV (có, song không nhiều).

     Bởi đó, khó mà căn cứ chỉ vào mấy chữ “lâm”, “nhập” để xác quyết sao tốt, sao xấu, cách tốt, cách xấu, chỉ may ra là gợi ư.

     2. CHỮ PHÚC

     A. THỬ PHÂN GIẢI CHỮ PHÚC, THEO GÓC ĐỘ CÁCH HIỂU THÔNG THƯỜNG:

     Thông thường, chắc tự mỗi người, ai cũng cảm nhận được chữ Phúc, lúc nào là Phúc, lúc nào là Họa. Ngay kể cả khi họ không rành từ điển. Theo cách hiểu đó, chữ Phúc có ư nghĩa rất bao trùm, ôm cả những sự ước mơ, hạnh phúc, sung sướng, an lành… nhất cho đời người, bao gồm cả mọi mặt về tinh thần và vật chất, sinh hoạt và đạo đức, thực dụng và tâm linh. Trong trường hợp này, tưởng chưa cần thiết giở sách từ điển ra, trừ phi định làm một vụ nghiên cứu quy mô và hàn lâm.

     - Nhưng thường th́ chữ Phúc được hiểu như những niềm hạnh phúc thiên về tinh thần hơn vật chất, riêng về vật chất th́ cốt yếu ấm no, hơn nữa là sung túc, chứ không cầu giàu nứt đố, ruộng tràn lan… Thiên về phần hậu hơn là trước mắt. Thiên về gia đ́nh, ḍng tộc, tổ tông rạng rỡ hơn là cá nhân. Tóm lại, hầu như những sự tốt đẹp của đời người, nếu không đi ngược với đạo lư, thảy đều được coi là phúc. Trong đó, có những mặt hay được nhắc đến: Thọ tốt, Khỏe mạnh, An b́nh, Sung túc, Gia đ́nh đông đúc (vợ chồng đẹp đôi, con cái – hay con cháu - đông đúc và làm đẹp mặt tổ tiên, ít ra không làm nhục gia phong)…

     - Phúc thường được đối lập với Họa: Do đó nhấn mạnh ư nghĩa b́nh an, cứu giải. Hoặc ít tai bay vạ gió. Hoặc có cũng tai qua nạn khỏi. Hoặc được cứu giải thật may mắn vào những t́nh huống hiểm nghèo: Ví dụ một người b́nh thường, hoàn cảnh b́nh thường mà chưa chết chưa được ca ngợi là “phúc”, nhưng đi chiến trận “10 kẻ ra đi, 1 kẻ về” th́ về được tới nhà dù thương tích cũng coi là “c̣n có phúc”.

      - Phúc thường ít nhiều có ư nghĩa tâm linh: Những khái niệm c̣n khó sáng tỏ theo quan điểm “thực tế trước mắt”, hay “duy vật” (ḥn đá là ḥn đá). Ở đây, tôi không bàn chuyện tín ngưỡng, tôn giáo, quan điểm triết học… hay dở, sai đúng. Chỉ bàn một thực tế trong cơi ḷng người phương Đông. Thí dụ được tai qua nạn khỏi, có người chỉ nghĩ là “ngẫu nhiên”, “xác suất”, có người nghĩ là “phúc đức”. Chuyện nên hay chăng tôi xin phép miễn bàn.

     Hiện nay, đă có những bộ từ điển lớn (của Trung Quốc) giải thích chữ này. Nhưng tôi chưa muốn tra cứu đến. Có lẽ chưa cần thiết, trừ phi có quư vị yêu cầu. Trường hợp này, từ điển cũng không cung cấp thêm cho ta bao nhiêu so với cách hiểu thông thường trên.

     B. CHỮ PHÚC TRONG KINH THƯ – THIÊN HỒNG PHẠM

     Thật tôi chưa muốn đụng đến sách vở, nhưng nhân tiện có người đă đề cập. Sợ có điều ngộ nhận đáng tiếc, mới viết thêm phần này, chủ ư không định làm anh đồ nệ chữ.

     Bàn chuyện câu chữ, th́ sách cổ, Kinh Thư, thiên Hồng Phạm đề cập tới Cửu Trù tức 9 lĩnh vực mà một con người quân vương hoàn hảo cần nắm được:

     - Sơ nhất viết Ngũ Hành: Thứ nhất là Ngũ Hành.

     - Sơ nhị viết kính dụng Ngũ sự: Thứ 2 là việc sử dụng Ngũ Sự cho tôn nghiêm (kính cẩn, thận trọng.)

     Ngũ Sự gồm: Mạo, Ngôn, Thị, Thính, Tư (H́nh dung, Lời nói, Sự thấy, Sự nghe, Sự suy nghĩ).

     - Thứ tam viết nùng dụng Bát Chánh: Thứ 3 là việc sử dụng đầy đủ (hoàn bị) cả Bát Chánh (cho quy mô).

     Bát Chánh gồm: Thực (lo việc lương thực cho đầy đủ); Hóa (tài sản đầy đủ); Tự (cúng tế đầy đủ); Tư không (coi việc kho tàng, công nghiệp); Tư đồ (coi việc giáo dục, đất đai); Tư khấu (coi việc chống giặc, cướp.) 3 chức quan “Tam tư” này về sau cũng thiên biến phức tạp, ở đây ta chưa bàn sâu, thí dụ Tư đồ về sau coi lại là quan Thượng thư bộ Hộ, không liên quan ǵ tới Giáo dục. Tóm lại Bát Chánh là Tám việc lớn của chánh trị: lo đủ lương thực, tài sản, cúng tế (cấp quốc gia), và các Bộ chủ quản. Tam Tư là khởi điểm cho Lục Bộ sau này.

     - Thứ tứ viết hiệp dụng Ngũ Kỷ: Thứ 4 là dùng Ngũ Kỉ phối hiệp cho điều độ.

     Ngũ Kỉ bao gồm: Tuế, Nguyệt, Nhật, Tinh thần, Lịch số (năm, tháng, ngày, tinh tú, lịch số).

     - Thứ ngũ viết kiến dụng Hoàng Cực: Thứ 5 là kiến thiết quốc gia bằng việc sử dụng Hoàng Cực (ngôi chí tôn, ứng với trung ương hoàng thổ).

     Vua ở ngôi tôn (hoàng cực), cai trị tốt th́ cả nước được hưởng phúc chung với vua. Vua cai trị cho xứng ngôi “trung ương” để dân chúng được phước tự Trời (thời đó c̣n có tín ngưỡng Thiên). Vua tốt như vậy, th́ dân phải pḥ vua mà phụng sự.

     - Thứ lục viết nghệ dụng Tam Đức: Thứ 6 là dùng Tam Đức một cách khéo léo.

     Tam đức bao gồm: Chánh trực, Cương khắc, Nhu khắc. Ư nói có lúc phải biết thắng bằng Cương, có lúc phải biết thắng bằng Nhu. Lấy Chánh trực là gốc.

     - Thứ thất viết minh dụng Kê Nghi: Thứ 7 là việc sử dụng Kê Nghi một cách sáng suốt.

     Kê Nghi chỉ là việc dùng bói toán hỗ trợ trong những trường hợp c̣n hồ nghi (giúp làm sáng tỏ những cái không thể chỉ dùng trí người mà sáng tỏ được), tức không đề cao mê tín, chuộng bói toán quá mức.

     (Nhưng thực chất v́ bản chất của chế độ quân chủ vốn dĩ dẫu sao cũng là ích kỉ, nên thực tế th́ việc bói toán của các ông vua đời cổ - qua bằng chứng khảo cổ và sách vở - xem ra hơi bị lạm dụng. Cái ǵ cũng bói. Bói chưa thấy đúng mưu đồ của ḿnh, th́ bắt bói lại, hoặc giải thích lại, ḱ thỏa măn điều muốn làm mới thôi. Việc này do bản chất của ngôi vua chuyên chế, không phải tại bói toán.)

     - Thứ bát viết niệm dụng Thứ Trưng: Thứ 8 là suy xét mà dùng Thứ Trưng.

     Cái này chẳng qua là việc thời tiết, khí hậu. Là phần ứng dụng của Ngũ Kỉ (thứ 4).

     - Thứ cửu viết hưởng dụng Ngũ Phúc, uy dụng Lục Cực.

     Thứ 9 là dùng việc tuyên dương Ngũ Phúc để khiến thiện dân chúng; dùng Lục cực để răn đe dân chúng (biết sợ chẳng hạn, hoặc biết điều trả giá mà chờn tay).

     Ngũ Phúc bao gồm:

     (1) Nhứt viết Thọ (sống lâu)
     (2) Nhị viết Phú (giàu)
     (3) Tam viết Khang ninh (an toàn, khỏe mạnh)
     (4)Tứ viết Du hảo đức (có đức tốt)
     (5) Ngũ viết Khảo chung mệnh (được hưởng hết tuổi đời).

     Sở dĩ đă nói đến Thọ ở điều 1, lại c̣n nói đến “hết tuổi đời” ở điều 5, ấy là bởi v́: Nếu hơi thở c̣n dài, chẳng qua do phạm pháp mà bị cắt ngang đời sống, thế là không được “hưởng hết tuổi đời.” Mặc dù đáng ra là được hưởng.

     Đối lập với Ngũ Phúc th́ có Lục Cực (mang tính răn đe, giáo dục): Hung đoản chiết (chết non), Tật (đau yếu), Ưu (lo buồn), Bần (nghèo nàn), Ác (sự hung ác), Nhược (hèn yếu).

     Theo đó, có lẽ rất ít đấng quan vương thực hành cai trị cho hoàn hảo đúng theo biểu mẫu Cửu Trù nói trên. Nhưng lí tưởng hoàn hảo là như thế.

     V́ vậy, Cửu Trù vừa mà hệ thống các phương pháp trị nước, lại vừa là tiêu chuẩn tối (ưu) đ̣i hỏi của bậc quân vương. Ít nhiều mang tính lư tưởng, trong chế độ quân chủ, rất khó có được trên thực tế. Những đời vua hiền đức, may ra thực hiện được 80 %.

     Cách hiểu của Kinh Thư về “6 điều Phúc” và “5 điều Khổ cực” nên hiểu theo ư khơi gợi, không nên hiểu quá chi li theo kiểu điều luật. Ta thấy người xưa có vẻ coi trọng chữ Thọ và e ngại sự Yểu vong (hung đoản chiết.) Dĩ nhiên cách hiểu của Kinh Thư là đúng đắn, nhưng thiết tưởng không nên quá câu nệ. Và tốt hơn hết là đặt nó trong bối cảnh mục đích đưa ra của Cửu Trù (lư tưởng của một quân vương hoàn hảo). Nó không phải là 1 bài luận văn chi tiết, hoành tráng và đầy đủ về những sự Hạnh phúc hay Khổ đau của đời người. Vậy, không nên hiểu quá chấp nhặt, bởi đấy đâu phải bài luận văn triết học về những niềm hạnh phúc và khổ đau của đời người. Nhưng dẫu sao th́ quan niệm của Kinh Thư viết ra cũng khá đầy đủ và là cơ sở tư liệu cho ta hiểu được một phần quan niệm Phúc và Cực (Khổ) của thời cổ đại, ít nhất là quan niệm của giới trí thức mà có lẽ nghiêng về trí thức cung đ́nh.

     Việc nhầm lẫn với Kinh Thi có lẽ xuất phát từ bản in cuốn Từ điển Hán – Việt của cư sỹ Phật giáo Thiều Chửu. Không rơ do ông nhầm (có lẽ không phải, v́ ông là trí thức Phật giáo ḍng dơi Nho gia, chắc khó nhầm những khái niệm căn bản) hay do lỗi in ấn, biên tập?

     Kinh Thi chỉ là tuyển tập thơ ca, ca dao, bao gồm các bài thơ do nhân sỹ cung đ́nh viết, thơ ca ngoại giao, và các bài ca dân gian (ca: các bài ca có nhạc đệm, dao: bài hát – thơ có âm điệu – nhưng không nhạc đệm). Nội dung không đều, có nhiều bài thể hiện cách nh́n của kẻ cai trị, nh́n lối của triều đ́nh, ca ngợi lẫn nhau, có bài lại khá sinh động, gần gũi cuộc sống, nói lên cuộc sống của người b́nh dân với con mắt cảm thông. Có bài ai oán v́ đất nước chưa phải cảnh vua hiền tôi sáng, dân chúng c̣n khổ. Vốn dĩ là các bài thơ, ca dao rời rạc mà sưu tập thành bộ, rất đồ sộ. Có trước Khổng Tử, ông chỉ chọn lọc ra những bài ưng ư và theo ông có lợi cho sự trị nước và tu đạo đức. Chắc những bài “mất thuần phong” của giới b́nh dân đă bị ông cắt bỏ cho hợp ư nhà Nho? Nhưng dựa trên những bài c̣n để lại, thấy tư tưởng ông Khổng c̣n tiên tiến hơn các nhà Nho khổ hạnh sau này. Những bài nam nữ luyến ái cũng không bị ông cắt bỏ. Nhưng ngôn ngữ chất phác, diễn đạt đơn giản và hay trùng lặp, nên đọc ít nhiều đơn điệu, được cái mộc mạc, chân chất. Tŕnh độ bay bướm th́ thua thơ Đường sau này.

     Vậy làm ǵ có chỗ cho bài Ngũ Phúc và c̣n định rơ là 5 cái Phúc nào?

     Sở dĩ nhắc lại chuyện này, bởi v́ trước đây chính tôi cũng đă có bài tranh luận việc này. Hiện nay, nhai nát Thi – Thư là chuyện gàn dở. Cũng chẳng cần tuyên dương hay kêu gọi học chữ Hán (trừ một số trường hợp nếu thấy cần đi vào th́ không ai cấm). Người đương đại không rơ Thi – Thư th́ b́nh thường, thậm chí tích cực (v́ phù hợp thời đại.) Điều tôi muốn nói là: Có khi, chỉ từ một sai sót (có khi không trách được) mới gần đây, của một cá nhân thôi, nhưng lại khiến như là chân lư, ai bất thuận th́ coi như đi đường nghịch? Trong khi chưa chắc đă là đa số (dĩ nhiên, chưa chắc đa số đă đúng). Sách vở c̣n đó, những học giả không nhầm c̣n đó. Nhưng chỉ một cái nhầm lại khiến nên nhiều cuộc tranh luận mà có lẽ rồi chẳng ai chịu ai. Đây cũng là điều hiểm họa trong học thuật. Có lần tôi chỉ cho 01 người: Rằng chữ "bao biện" vốn xưa nghĩa (và nay vẫn thế) là "làm ôm đồm việc không phải của ḿnh" thí dụ Chính Phủ làm luôn việc của Quốc Hội, Đảng làm luôn việc của Chính Phủ - nước nào cũng vậy, đây tôi không muốn nói chính trị) chứ không phải là "biện hộ", chữ "cứu cánh" là "cái mục đích cuối cùng" chứ không phải là "cứu giúp". Anh ta không chịu, nh́n tôi như thằng ngụy thuyết, ngụy thư, bất hành chánh đạo. Tất nhiên là tôi chẳng cần bận tâm thuyết phục anh ta. Nhưng nghĩ đấy là một biểu hiện hay, cho thấy những hiểm họa thường trực của học thuật. Điều thú vị cho tôi là trong khi các từ điển đáng tin nhất, những học giả chính thống, những người kiến văn đầy đủ nhất, đều xưa nay vẫn viết như vậy. Chỉ có đôi anh nhà báo, học không đến đầu đũa, và đôi người thực tâm không xấu nhưng kiến văn ít, không hiểu mà suy diễn ra. Thế rồi có người lại lấy đó làm chuẩn. Coi như chính thống là sai! Riêng việc ngôn ngữ th́ hơi khó bàn, v́ thỉnh thoảng đă có một số từ ngữ dùng sai, sau phổ biến thành từ mới, được ghi nhận vào đời sống cũng như sách vở. Lúc nào nên hay chưa bàn rất dài. Ai muốn nói "bao biện" "cứu cánh" theo cách của họ mà họ nghĩ đúng hơn th́ không cần can thiệp. Nhưng câu chuyện này luôn gợi cho tôi những niềm thú vị về cói trần ai này. Đời là một vở kịch bi, nhưng góc độ khác, lại vừa là vở kịch hài. Chung quy sự sống muôn năm. C̣n lớn hơn Tử vi. Hơn Dịch nữa.

     III. MỘT CÁCH NH̀N VỀ MÂU THUẪN 2 CÂU PHÚ:

     Tôi cho chữ Thân ở đây là cung an Thân (không phải chi Thân).

     - Câu 01: “Thất sát lâm Thân, chung thị yểu”

     “Nhăn tự” (chữ hé mở) là chữ “chung” (sau này, rốt cuộc). Thất sát có khi kiệt hiệt lắm, lại hách (nghĩa chung, không phải hách dịch). Nhưng dù sao th́ vẫn có bản chất là… sát. Chưa chắc xấu, có khi rất lợi hại. Nhưng tính “sát” này thường không lợi cho đức “sinh” (sinh sinh chi vị Dịch). Nên thường th́ không lợi đường sinh sản, nuôi nấng, và sự sinh mệnh. Kể cả khi sát tính này nhằm việc tốt đẹp (* xem chú thích sau.)

     Lâm Mệnh là một yếu tố cảnh báo (cảnh báo thôi, chưa phải sự thật là thế) đường sinh Mệnh khó toàn hảo. Lâm Thân th́ dĩ nhiên đă qua thanh thiếu niên. Có sao cũng không thể gọi là yểu nhi. Nhưng sợ chung cục bất toàn, gặp tai họa cuối đời, thường th́ về phạm thương (tùy nặng nhẹ) mà cũng có thể là tai ách nói chung.
Người xưa sợ nhất 2 điều (tôi phóng đoán, không có văn tự bằng cớ):

     - Trẻ th́ sợ yểu nhi: Lí do y tế, dinh dưỡng, vệ sinh… kém. Thời nay có phần vững tâm hơn.

     - Già sợ bất an ninh: Tuổi trẻ xông pha mũi tên ḥn đạn c̣n được. Tuổi già là tuổi trẻ thứ 2. Lúc này đề kháng sút giảm, tuổi đời gần hết, sức đương với bôn ba băo táp kém đi. Tâm lư chuộng phần hậu, và phần an thới tuổi già. Thời nay, chắc ít nhiều cũng có khác. Đây là nói sự thường, c̣n đặc biệt th́ đôi khi cũng có lăo tướng. Vả lại, biết đâu lại có quan niệm, đă gặp việc th́ không nên phân biệt tuổi tác.

     Bởi vậy, quan điểm trên ít nhiều c̣n biến thiên bởi thời đại. Nhưng nh́n từ cả góc độ Tử vi hay cả góc độ xă hội, th́ gặp Sát vào tuổi nhi đồng hay tuổi văn niên, xem ra có điều bất lợi. Chú ư đây chỉ là một cảnh báo, kiểu như “đoạn đường này dễ xảy ra tai nạn”, để pḥng giữ, có thể không xảy ra, hoặc tùy nặng nhẹ. Với Tử vi gia, th́ tham chiếu các yếu tố khác mà nhận định tùy khi.

     Câu này có phần cực đoan, nhưng nh́n chung th́ các câu phú cũng thường cực đoan như thế. Bởi thi pháp của thể loại Phú, không ưa lối nói dung dị, mà có phần cường điệu. Chuyên dùng cường điệu và hùng hồn làm thủ pháp tu từ, tạo ấn tượng mạnh và khí thế cao (khác với thơ, thơ cần ḥa nhă.) Chính v́ thế mà có khi nói quá sự thực, hoặc cách nói quá một chiều.

     - Câu 02: Thất sát cư Thân, hưởng đắc an toàn chi phúc.

     Theo ư tôi, câu này có sau. Thực tế đọc các bài phú, ta thấy nó không phải là một hệ thống đương đại và thuần nhất, hoàn chỉnh về nội tại. Phú được viết vào nhiều thời kỳ, do nhiều tác giả, nhiều “trường phái”, nên cũng có khi mẫu thuẫn, có khi th́ bù đắp cho nhau, nhằm hạn chế bớt cái cực đoan, phiến diện hơn.
Tác giả câu phú sau, tôi nghĩ “ông” (someone) cho rằng:

     - Sát khí đương nhiên không lợi Mệnh (v́ không thuận lẽ “sinh sinh”). Nhưng tính Mệnh do Mệnh cầm giữ là chính hơn là so với Thân. Chỉ đóng ở Thân, th́ người này [vẫn được] hưởng cái phúc an toàn [nhất định] (mà không đến nỗi quá hung hiểm).

     Đáng lí, có thêm diễn đạt đủ sáng tỏ (phần móc vuông) và phần phụ hỗ trợ (phần ngoặc đơn) th́ câu này “đi vào ḷng người” hơn. Nhưng một phần v́ tính của Phú hay cực đoan; một phần v́ văn xưa kiệm lời; phần nữa th́ v́ giới hạn số chữ của câu phú (đâu phải muốn viết dài bao nhiêu cũng được, hiện nay lưu truyền những câu phú khá dài, đó là chép luôn cả phần giải thích, sách xưa chép phần giải thích bên cạnh ngay phần chính, chỉ phân biệt to nhỏ hay chếch ra, ai từng đọc th́ biết.) Thế nên câu phú “quá tiết kiệm chữ” này thành ra khó thuyết phục mà c̣n gây mâu thuẫn nhức đầu như các vị đă đề cập. Bản thân nó vốn định bổ túc cho câu 01 bớt vẻ cực đoan, song bởi mấy nguyên nhân trên, mà thành ra c̣n cực đoan hơn câu 01. Có điều, cái cốt yếu là người đọc linh hoạt hiểu, linh hoạt sử dụng nên khó thể trách phú. Nếu áp dụng sai th́ con người đáng trách hơn.

     Cái cốt yếu ở Mệnh, nếu Mệnh vững (hiểu tổng quát là bao gồm cả Phúc và Tật nữa) th́ cung Thân có Sát cũng đỡ hiểm nguy. Phần ngọn héo nhưng gốc nó c̣n khỏe khoắn.

     Câu 01 hiểu một bề, nhất quyết cho rằng yểu (ít hay nhiều) th́ sai. Nhưng câu 02 hiểu một bề cũng dở. Bởi đúng như trên nói thật, song hung họa đâu phải cứ qua 30 thời hết. Đành rằng Mệnh là chủ đạo. Nhưng Thân đâu phải tṛ con nít? Chỉ để lo mấy việc lặt vặt? Mệnh – Phúc vững, nhưng Thân – Tật yếu th́ hung họa tùy khi mà to nhỏ, lớn có thể chết bất thường tuổi già, hay bạc đầu sa ṿng lao lư. Nhẹ th́ không sao, nhưng cũng mệt phờ rồi mới an định trở lại. Nhưng v́ tuổi này, phần người ta vừa được tôi rèn với đời, nên cũng dạn dày sương gió thật, song đồng thời cũng đă bóng chiều mỏi mệt, nguồn sống cạn dần, th́ Thất sát xem ra cũng là điều cần lưu ư.

     Chung cục ra sao, vẫn dựa vào cao tay ấn của người cầm lá số. Đôi khi do kinh nghiệm và sự nhạy cảm. Khó nói lấy nguyên lư vứt đi (bởi nguyên lư lúc nào cũng tồn tại) nhưng lại c̣n nghiêng về sự linh hoạt, thiên biến nhuần nhuyễn và cả cơ duyên nữa (coi được lá số, tôi nghĩ có chút tâm linh, cũng là một mặt duyên, có người biên khảo ra những tác phẩm Tử vi rất chân chính, nhưng coi th́ c̣n tùy, không phải ai có sách tốt, thầy giỏi, đầu óc minh mẫn, phương pháp đúng cũng coi được như nhau).

     Cả 02 câu, đều phải nương theo thời đại mà tính, cần biết cả con người đó nữa mới chính xác. Chỗ này, có thể quư vị cười chê tôi, cho rằng coi số biết người mới coi là đồ bỏ đi. Nói thế khác nào bắt thầy thuốc khám bệnh mà bịt mắt không cho tiếp xúc bệnh nhân, không được vọng – văn – vấn – thiết, mới là thày giỏi? Huống hồ, nhân loại xưa nay là bao nhiêu tỷ (tính rẻ khoảng vài ngàn năm lại nay) người, với gói gọn có 500.000 lá số (nếu tôi không nhầm)? Đó là lư do, những đối tượng ta biết rơ nhất (ví dụ bạn thân) là người ta coi chính xác nhất (thực ra, theo tôi thôi). Những ǵ họ biết được về nhau hay bị coi là mất công bằng, mất khách quan; nhưng giá trị là những điều dự đoán tương lai chính xác cũng như phương châm đúng đắn đối xử với việc đạt hiệu quả th́ có giá trị khách quan. Tưởng không nên bịt mắt Tử vi gia hoặc cung cấp thông tin giả mạo để thử tài họ là việc phản động, chống phá khoa học, vừa mất nhân tâm, hại ḿnh (v́ sẽ không nhận được bài giải tốt nhất mà đáng ra anh được hưởng) lại hại người (v́ sẽ làm cho người đoán bị lệnh hướng, dần dần lung lạc tri thức học thuật của người ta.) Trong khi khó mà kêu gọi người khác giữ thiện chí và tuyệt đối thành thật (hơi khó, nhất là khi người ta có điều tế nhị mà mối quan hệ sơ sài), tưởng Tử vi gia nên giữ ḿnh trước. Tôi cảm phục những quư vị xem số giúp người không cầu lợi. Nhưng thiết nghĩ làm việc với những phương tiện dễ kiểm soát hơn thời lại dễ giữ vững nguyên tắc học thuật hơn. Bởi với môn này, có ai là thần thánh, cầm lá số sai biết liền, bịt mắt cũng đi lại tung tăng? Ồ, lạc đề… Chuyển.

      Thất sát tuy không lợi sự sinh, không lợi sự an ninh, nhàn hạ. Thành công của Thất sát là xông pha lửa đạn, có đỏ ngực nhưng cũng tổn thất, trầy trụa, có khi không nguyên vẹn h́nh hài. Nhưng chỉ nghĩ đến đó bất ổn, Thất sát ngoài cái đó ra, lại là 1 tay nam anh hùng kiệt hiệt, nữ anh thư trinh liệt (Thất sát thường ít chuyện dâm t́nh, nguyên lư thôi, khi bị phá dễ bị những tṛ tai quái, có khi sinh lư cao nhưng bất thường, biến thái, thế gian th́ vật cực tắc phản mà). Tính anh hùng, anh thư này vừa hay hung hiểm nhưng lại vừa hay dạn dĩ, lấy cương nghị và sức lực đương chọi rất tốt. Thường nghĩ Đồng là Phúc. Phúc thời B́nh. Biết đâu Đồng là Phúc thật, nhưng Đồng ba phải, yếu mềm, khi Phúc đă không đủ hóa giải, th́ họa đến bó gối chịu đ̣n? TV không có lư nào nhất định. Phúc bất cập th́ Họa tác nhanh, và mạnh. Sát tuy hung, nhưng hung không đủ tiêu diệt, th́ Sát thêm cứng cỏi và miễn dịch tốt. Ngẫm mấy ông tiêm chủng ngừa chẳng phải dùng cái lư đó ư? Ngoài ra, người Đồng – Lương chẳng hạn, v́ đường đời bằng phẳng, ít nhiều thui chột sức xông pha, ngộ sự vừa sức th́ giải, mà ngộ sự quá hung th́ bó tay. Người Đồng – Lương nên có Thiên Mă chẳng hạn vậy.

      Lá số bán hung, bán cát; bán thiện, bán sát thường lem nhem khó xem, hợp chất hỗn loạn. Nhưng lá số cát một bề, mà hung th́ hung một bề thời là thái quá, cũng là điều dở. Mà thái quá th́ cũng như bất cập, thảy đều không phải là nên.

     VÀI H̀NH MINH HỌA

     Chữ Thân là Thân – Dậu… và Thân – Mệnh khắc hẳn nhau, không nhầm được. Xem h́nh.



     Chữ Phúc với cấu tạo nói lên quan niệm xưa c̣n quá giản dị: Thuộc một lĩnh vực có phần tâm linh (bộ Kỳ, là cầu phúc, cầu thần, không phải “kỳ lạ”), đem lại nhân khẩu an ḥa, tài sản êm ấm. Hơi giống chữ Phú, có điều Phú không có bộ Kỳ (tâm linh) mà thiên về hiện thực thực dụng (mái nhà che chở nhân khẩu, tài sản thịnh vượng).





     P/S:

     1. Thông thường, cái khó khi mới tiếp xúc Phú là khó quen với cường điệu của Phú. Nhiều người PM cho tôi, thừa nhận họ có phần hoang mang. Những người trải lư số đủ vững, không coi thường phú nhưng không đặt nặng, và khi ứng dụng th́ độ cơ biến rất cao. Phú không nên bỏ, nhưng sơ học nên từ bài học trước, hiện thực sau, rốt mới coi phú tham khảo. Càng dần dần, càng ngâm cứu với Phú hơn, nhưng bao giờ cũng phải trở lại bài học căn bản. Phú ấn tượng mănh liệt, văn chương cô đọng tối đa, ư tứ rơ; nên có tác dụng điểm óc cao. Nhưng không trên nền bài học chung, th́ học Phú dễ thành Hitler của học thuật. Đây là ư của tôi. Những người đến độ hơn nữa, như chính mắt tôi thấy, cả ngoài đời và diễn đàn, đến lúc nào đó cũng khỏi bận tâm đến Phú, đôi khi đọc lại như giở những trang nhật kư cũ lại cho kí ức hồi sinh. Họ có nói Phú, chẳng qua đáp ứng thị hiếu người đời hoặc điểm chỉ cho người mà thôi.

     2. Chữ Thân trong câu "Thất sát lâm Thân" đúng sách ghi là cung an Thân. Nhưng có nhiều trường hợp, nói Thân nhưng hiểu chung là Thân - Mệnh. Trường hợp này, riêng chỉ Thân (theo tôi) nhưng hiểu cho Mệnh cũng được, với ít nhiều thay đổi cách áp dụng.

     Chữ Thân trong câu 02, tôi nghĩ tuy có thể hiểu là cung chi Thân, cũng đúng về tri thức TV (Thất sát Dần - Thân vốn tốt) nhưng hiểu đến cùng thấy trường hợp này hẳn là t/g chỉ cung an Thân th́ hợp hơn. Dù trong sách cổ, việc chép lộn 02 chữ đồng âm là có thể xảy ra. Thậm chí cả nạn sửa sách để theo đúng ư ḿnh chủ trương nữa. Hiện câu 02 tôi chưa xác quyết được 100 %, nhưng thấy cách hiểu cung an Thân ổn hơn.

        ------------------ ------ ------------------------

     Chú thích:

     (*): Hiểu tại sao Sát khi dù là đường chính nhưng vẫn không toàn vẹn với đức sinh? Bởi lẽ sát là trái lẽ hiếu sinh. Cứ như người làm công tác “tử h́nh phạm nhân tội tử h́nh”. Tuy kẻ bị tử h́nh là phải đền tội do oan trái chính họ gây ra. Người hành phận sự có nhiệm vụ thanh trừng để giữ nguyên luật pháp cho xă hội, cái ác buộc phải trừng phạt. Nhưng cho dù bắn đi một kẻ tử tù đáng chết, là một thắng lợi của công lư, xă hội một phần trong sạch, nhưng hỏi có ai lấy đó làm vui. Trách nhiệm hành sự phải làm, chứ ai coi là việc hạnh phúc? Cứ như chiến tranh, có chống giặc ngoại xâm (cần chống, chống Tàu chẳng hạn) nhưng thành công xây trên xương máu chính ḿnh và xương máu người tưởng vẫn là điều không nên quá ca ngợi. Không ai nhảy múa trên xác chết, dù là xác chết của kẻ địch đáng chết. Đây là điều khi giáo dục công dân tự hào về lịch sử Việt Nam cần lưu ư. Một khi dạy cho HS được niềm tự hào nhưng tự hào quá lố là một sai, mất đi t́nh nhân đạo, lấy xác địch làm vui là hai sai. Có thể chưa có dân tộc cũng được, nhưng chưa có ḷng trắc ẩn th́ không c̣n nhân tính. Chưa yêu nước, rồi có thể yêu nước. Nhưng khi nh́n xác người không trắc ẩn, lấy sự người ta chết làm sự hỉ hả, th́ không giáo dục được nữa, trừ khi sinh lại lần thứ 2. Tôi đọc báo (v́ chưa có dịp tiếp xúc thật) nói về những người hành nghề hành quyết, tôi được biết không ai sung sướng ǵ khi làm, và có áp lực tâm lư. Có dạo gặp người quản giáo, anh nói đối tượng của anh, đa số h́nh sự, vào tù c̣n hung hăn, những người này không nghiêm th́ không phục, nhưng trừng trị và tiếp xúc cũng không sung sướng, anh ta nói anh ta thấy công việc căng thẳng và thừa nhận là có bệnh nghề nghiệp ít nhiều. Đây là một thí dụ, không ăn nhập lắm; nhưng để thấy sát tính của Thất sát không phải là điều hoàn hảo. Dù chưa nên vội từ 01 sao thủ Mệnh để quyết đoán ḷng người và đời người.

-------------------------


__________________
Xui cho ai xem phải lá số trật giờ !
Quay trở về đầu Xem dinhnghitruong's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi dinhnghitruong
 
Tue Quang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 April 2009
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 117
Msg 46 of 51: Đă gửi: 08 August 2009 lúc 9:45am | Đă lưu IP Trích dẫn Tue Quang

Ngày lần đầu tiên TQ đọc bài viết của anh TKTV là TQ có cảm

nhận tư duy, phương pháp của một người nghiên cứu khoa học rồi.

Hôm nay, đọc bài anh viết thấy rất hay, TQ càng tin rằng cảm

nhận ban đầu của ḿnh là đúng !

 

 

Quay trở về đầu Xem Tue Quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Tue Quang
 
Tue Quang
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 April 2009
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 117
Msg 47 of 51: Đă gửi: 08 August 2009 lúc 9:51am | Đă lưu IP Trích dẫn Tue Quang

Ngoa Long và mọi người ơi ! Vợ TQ mệnh thân cũng có Thất Sát tại Dần ngộ Triệt đây...

xin mọi người ngó qua lá số cho vợ TQ chút nè !

 

http://www.lyso.vn/dichvu/lasotuvi/0/113001091977/1/VoTueQua ng.jpg

 

Quay trở về đầu Xem Tue Quang's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi Tue Quang
 
longtaithien
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 01 May 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1128
Msg 48 of 51: Đă gửi: 31 August 2009 lúc 8:51am | Đă lưu IP Trích dẫn longtaithien

Hôm nay, lật lại đống sách tử vi ( mua toàn để đó chưa đọc cẩn thận) mới thấy sách HUYỀN VI ( ḿnh không hiểu Huyền Vi là tên sách hay tên tác giả nữa v́ quyển này ḿnh được người bạn photo tặng cho) có ghi:

Các cách Thọ:Trong đó nhiều câu phú hoặc các cách được dẫn giải bằng tiếng Việt có ghi: Mệnh có Thất Sát Triều đẩu ( Thất Sát ở Dần Thân) hợp tuổi Măo tuổi Thân.

Thật ra, muốn t́m cái khác nhưng chưa t́m ra nên Long lật tiếp quyển  TỬ VI KHẢO LUẬN của Tiến sĩ Hoàng Thường, Tiến sĩ Hàm Chương trong phần PHÚ ĐOÁN VỀ THẤT SÁT có câu : Thất Sát cư Thân ( cư ở đây tác giả dịch là chữ tại) đắc hưởng an toàn chi phúc: Long mừng rỡ đọc phần chú giải th́ được ghi như sau: mệnh ở cung Thân, có Thất Sát th́ được hưởng phú quí hoàn toàn. ( trang 135). Phú Quí th́ chưa chắc là Thọ v́ kết hợp sách HUYỀN VI th́ người tuổi Măo, Thân mới hưởng được cách THỌ.

Như vậy câu này chỉ đề cập đến Mệnh có Thất Sát ở DẦN THÂN, không hề mâu thuẫn với câu:' Thất Sát lâm Thân chung vị yểu".

 

 



Sửa lại bởi longtaithien : 31 August 2009 lúc 8:56am


__________________
if this unexpected meeting brings success, it must be fate
http://vn.360plus.yahoo.com/huonggiang21776
Quay trở về đầu Xem longtaithien's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi longtaithien
 
nicholaschan
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 05 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 69
Msg 49 of 51: Đă gửi: 01 September 2009 lúc 1:23am | Đă lưu IP Trích dẫn nicholaschan

cụ BaLa cung an Thân có Thất Sát , Tử Vi hội với không kiếp đà linh h́nh nhưng thọ hơn 100 tuổi . Vợ Tuệ Quang mệnh có Sát chắc dữ lắm , cung Phu có Liêm Tướng hội Lương Tuần như thế chắc có chồng hiền và chung thủy

__________________
http://vn.myblog.yahoo.com/nicholas_chan17
Quay trở về đầu Xem nicholaschan's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi nicholaschan
 
longtaithien
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 01 May 2007
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 1128
Msg 50 of 51: Đă gửi: 01 September 2009 lúc 10:43am | Đă lưu IP Trích dẫn longtaithien

@Nico: người thời giờ sinh trong bệnh viện, bác sĩ ghi giờ rẹt rẹt c̣n sai lá số. Cụ Ba La sinh từ thời nào, nếu mà cụ Thân có Thất Sát mà cụ là d6an chuyện xme bói chắc chắn cụ phải có bài đả phá câu :" Thất Sát Lâm Thâm Chung vị yểu" rồi, dân thường người ta không biết tử vi th́ thôi c̣n sư tổ tư vi mà Thân có Thất Sát mà không co 1lời phản biện để lại hậu thế...th́ chị thấy vô lí quá. Mấy người nổi tiếng giờ chả biết ngày giờ đâu mà lần.

__________________
if this unexpected meeting brings success, it must be fate
http://vn.360plus.yahoo.com/huonggiang21776
Quay trở về đầu Xem longtaithien's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi longtaithien
 
thienkhoitimvui
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 30 November 2004
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 2445
Msg 51 of 51: Đă gửi: 01 September 2009 lúc 11:14am | Đă lưu IP Trích dẫn thienkhoitimvui

      Chuyện lá số của cụ Ba La th́ tôi chẳng có ǵ để gọi là nêu nhận xét.

      Nhưng lá số của những danh nhân (1 phần là danh nhân chánh trị, một phần là các tay cự phách về khoa học hay kinh tế) th́ đúng là hơi khó khẳng định. Bởi người càng nổ tiếng th́ độ ṭ ṃ về lá số càng cao, độ thu hút độc giả cũng cao.

      Ở vấn đề này, có thể không người đưa không cố t́nh, mà v́ vô t́nh tin theo một nguồn tin nào đó. Đâu phải ai cũng cặn kẽ t́m bằng chứng rồi mới tin đâu? Ngoài ra, c̣n có một việc thế này: Người ta biết ngày của một danh nhân khoa học nào đấy, tự truy t́m lá số theo ư mà người ta cho là ứng với cuộc đời nhất. Người khác không rơ nguồn cơn, lại tưởng rằng thật sự có ngày - giờ như thế. Mà việc truy t́m lá số ứng nghiệm, th́ thực tế đă chứng tỏ là nó phức tạp lắm.

      C̣n lá số cụ Ba La, thọ hay không do cả lá số quyết định, thậm chí âm đức của riêng người đó, chứ đâu phải là do mỗi Thất sát? Vả lại, Thất sát ở đây chỉ đóng vai tṛ như một dấu hiệu nhắc nhở mà thôi. Ví cầm daoo th́ có thể đứt tay, nhưng đâu phải khi nào cầm dao cũng đứt tay.



Quay trở về đầu Xem thienkhoitimvui's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi thienkhoitimvui
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

<< Trước Trang of 3
  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.4170 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO