Tác giả |
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 1 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 9:44am | Đă lưu IP
|
|
|
Tưởng niệm cụ Ba La
Cố tiền bối Ba La được xem là 1 đại cổ thụ trong làng bo'i toán miền Nam trước 1975. Riêng cụ Thiên Luơng đă kính cẩn gọi cụ Ba La là ông vua Tử Vi bất đắc chí.
Một người dùng tên của quê huơng ḿnh đặt thành danh nổi tiếng, quả thật là điều hiếm có, nhất là giới bói toán là loại người kỳ dị trong các nghề nghiệp liệt kê cổ kim từ trước đến nay.
Nay HC trích lại bài viết ghi lại những giai thoại về nhân vật rất đặc sắc này. Trong bài viết của tác giả Lưu Văn Vịnh, có những đoạn mang ư chính trị đôi chút làm phản cảm dư luận vốn phân biệt mà chọn lựa cái yêu cái ghét.
Tác giả tức ông Lưu và ngay cả cụ Ba La đă chính xác và thành thật đến 100% chưa, là 1 điều tùy nghi để các bạn phán xét trong quá tŕnh học hỏi bộ môn Tử Vi lư số học vô cùng huyền ảo.
Sửa lại bởi HoaCai01 : 26 August 2009 lúc 11:49am
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 2 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:50am | Đă lưu IP
|
|
|
Cụ Ba La Lưu Văn Vịnh
Nói tới thầy Tử Vi ở miền Nam th́ phải nhận cụ Ba La là bậc thầy của các thầy. Sở nói bậc thầy v́ tuổi tác - cụ mất năm 1973 lúc đó đă thọ 103 tuổi - và cũng v́ sở học uyên bác của một bậc túc nho đă lặn lội bao năm ở Tầu và có lẽ ở Côn Đảo nửa.
Cụ Ba La lấy tên làng Ba La ( Hà Đông ) làm tên hiệu, không ai biết được tên tuổi thật của cụ, cụ cũng không chịu nói rơ cho ai biết, cụ chỉ kể những chuyện hồi Tây mới sang, lúc ấy dân ta c̣n chưa biết lính Tây thế nào nên khi thấy quân lính Pháp mặc đồng phục quần thắng nếp th́ tưởng là người Tây dương không có đầu gối dễ bị ngă nên dân ta trải ổi xanh ra đường hoặc lấy ổi xanh bắn... nghe cụ kể lại chuyện đánh Tây đời Tự Đức và hồi chạy sang Tầu... người nghe tinh ư đoán rằng cụ thuộc thế hệ Cần Vương, Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục... bôn ba ra hải ngoại từ đầu thế kỷ 20.
Mỗi lần đến thăm thầy, người xem có cảm tưởng như vào một động tiên nơi thâm sơn cùng cốc để gặp một người hiền ở ẩn, râu tóc bạc phơ như trong truyện Tầu. Thật vậy, cụ ở đường Nguyễn Phi Khanh, Đakao, tóc bạc phơ búi củ hành, ngồi trên sập gỗ, khi có khách vào cụ trịnh trọng đứng dậy thay áo dài ta trắng, ngồi trên sập tiếp khách. Phong thái nhà Nho trọng Lễ đó làm người xem cảm phục và thoáng tiếc thuở “vang bóng một thời !” của nhà Nho Lễ trị năm xưa. Cái thời nghiêm túc trọng người trọng vật, lấy thành tín lễ nghĩa mà cư xử với nhau. Cụ Ba La là bậc sư phụ tiêu biểu cho thời văn minh đó .
Giữa tiếng súng lẻ tê của tết Mậu Thân 1968, lần đầu tới gặp cụ, người viết lấy làm hối tiếc đă không được gặp Cụ sớm hơn để học hỏi.Với phong cách siêu phàm thoát tục, cụ từ tốn gieo quẻ Dịch sau khi cầu khấn nào “Không Minh Gia Cát, nào Quỷ Cốc tiên sinh... xin ứng quẻ” v.v…
Có lẽ việc cầu khấn đó được dùng như một nghi lễ h́nh thức để tạo không khí tập trung tư tưởng hơn là thực sự trực tiếp cầu xin Gia Cát, Quỷ Cốc… Đặt quẻ xong cụ dùng mấy đồng trinh đă ṃn cả mặt chữ gieo quẻ Dịch rồi bấm quẻ, đồng thời cụ bấm số Tứ Vi, sau đó mới nói tới số mệnh. Mắt cụ đă ḷa và ngón tay thịt đă dẹt hẳn xuống với thời gian gần một thế kỷ, khuôn mặt trí thức siêu phàm, một h́nh dáng ông Nghè, ông Trạng năm xưa, bắt đầu nói vắn tắt:
“Số ông làm tới..., ông đứng hàng thứ... trong thiên hạ”. Cụ xem cho ai là xác quyết được ngay người ấy thuộc loại người nào trong xă hội, loại tiểu nhân hay quân tứ, loại lănh tụ hay thừa hành, quân nhân hay văn nhân v.v... đứng vai vế ǵ trên nấc thang công danh v.v... đấy là điều hết sức khó, gần như không thầy nào đoán được.
Người viết từng theo dơi một vị viết về Tử Vi rất hay, rất thâm cứu, trên một tờ báo xuất bản ở Mỹ khoảng 1976 - 77, tới lúc gửi lá số cho vị này xem th́ lại đoán một ông giáo sư đại học là một thương phế binh, đoán một ông dược sĩ làm thủ công nghệ v.v...So với cụ Ba La mù mắt mà biết được người xem thuộc thành phần ǵ trong xă hội th́ Cụ quả là người siêu phàm, độc đáo và khoa lư số chân truyền chắc hẳn phải có những bí quyết riêng.
Có nhiều người tới học Tử Vi cụ Ba La, trong đó gồm cả cụ Thiên Lương, trong cuốn Tử Vi Nghiệm Lư cụ Thiên Lương gọi cụ Ba La là ông Vua Tử Vi bất đắc chí và dành cả chương bàn về Tuần, Triệt, Không, Kiếp, để trả lại cho ân sư là cụ Ba La đă có công giải thích. Nhiều tướng tá định đảo chính, nhất là thời ông Diệm, đều tới vấn kế cụ. H́nh như ông tướng Đ.M cũng tới học cụ Ba La ít nhiều. Năm 1968, lúc ấy thế các ông Thiệu, Kỳ c̣n mạnh mà cụ đă nói ngay “mấy thằng ấy thằng đổ trước thằng đổ sau, có ra ǵ”.
V́ phân biệt được kẻ tiểu nhân, người quân tử nên cụ Ba La rất thận trọng, dặn ḍ người tri kỷ chớ nên tiết lộ những ǵ cụ nói để tránh hậu họa. Cụ học số Tử Vi bên Tàu, sở học của cụ rất thâm sâu, từng ngồi xem số ở chợ Hà Đông trước 1954, các ông *** và Vơ Nguyên Giáp thời 1940 đă có tới nhà cụ để xem số, cụ nói “nhà tôi có vườn rộng, các ông ấy vẫn tới chơi xem số”, người viết cố hỏi thêm, cụ không nói. Cụ chỉ nói tổng quát : “các ông ấy xuất thân ờ miền đất xấu, gặp nhiều tai ương, chẳng được lâu”, cụ nói thêm “đất Việt ta thời xưa từ Thanh Hóa trở ra đất rộng sông dài, dựng nghiệp lâu dài được, miền Nghệ Tĩnh đất hẹp bốc lên rồi tắt rất nhanh, chẳng quá hai ba giáp”. Lời cụ nói nay đă ứng nghiệm. Số ông Nguyễn tuổi Tân Măo, Thân Mệnh Tử Phá Th́n Tuất, giống số Mạc Đăng Dung, Mộc mệnh, Thủy cục nên ứng vào sao Phá Quân âm thủy, phú đoán “ Trai bất nhân Phá quân Th́n Tuất, gái bạc t́nh Tham Sát nhàn cung”, Mệnh ở Th́n, thuộc Đông Nam, nên ảnh hưởng cả vùng Đông Nam Á, Thiên không đóng Mệnh cung : cả đời không vừa ư, tất cả những ǵ vất vả để có rút cục vẫn là không !
Lối xem của cụ Ba La thường lấy sao ứng với bản mệnh làm sao chính. Thí dụ Kim mệnh th́ lấy sao Kim trong cung Mệnh làm chính, c̣n các sao khác, dù là chính tinh cũng là phụ, là sao “của người ta” chứ không phải của ḿnh, bởi vậy cho nên khi thấy có Tử Phủ Vũ Tướng hoặc Sát Phá Liêm Tham chớ vội mừng v́ phải xem sao ấy có thuộc bản mệnh ḿnh không. Khi t́m được sao chính ứng với ḿnh rồi th́ sẽ xem các cách của sao ấy hoặc khi tới đại hạn nào phù hợp với nhau để đoán đại vận bộc phát. Thí dụ người Kim mệnh có Sát Phá Tham Tử Tướng ở cung Thân Mệnh không ăn v́ 5 sao đó mà lại ăn vào sao Ḱnh Dương (Kim) thủ mệnh, đó là hung tinh độc thủ đại phát, cách của Ḱnh Dương, Kim Mệnh, cư Tuất cung là “hào kiệt dương danh hội Cơ Lương, thả mạn đàm binh, văn chương nhi quán thế”.
Mỗi lần tới các câu phú đoán chữ Nho cụ Ba La lại giải thích “chữ Văn Chương thời xưa không có nghĩa như Văn Chương thời nay đâu, thời đặt ra phú Tử Vi này đă cả ngh́n năm rồi, chữ Văn Chương có nghĩa là văn vơ toàn tài, kinh lược, các ông bây giờ Tây học không biết được !”.
Nhưng Ḱnh Dương có Thiên Cơ nhị hợp c̣n Thiên Lương lại lạc đâu mất, thành ra phải chờ tới đại hạn có Thiên Lương th́ Ḱnh Dương mới bộc phát lên đúng cách như phú Tử Vi Trần Đoàn đă viết.
V́ cụ Ba La đă nghiên cứu sách vở Tử Vi từ bên Tầu nên mọi ngọn ngành của Tử Vi cụ đều tinh thông. Cụ thường dặn Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ khắc chế của người sau đặt thêm vào, không quá quan trọng như nhiều người tưởng. Thí dụ như Kim mệnh ăn sao Kim (Ḱnh Dương), đứng cạnh có sao Phá Quân (Thủy) th́ chất Thủy “ḅn” chất Kim đi làm cho Kim chậm phát chứ không phải là không phát nổi. Sao nào rồi cũng có thể phát khi tới vận hội của nó.
Khi hỏi về Âm Nam Dương Nam là nghĩa ǵ th́ cụ nói Âm Nam là “Tâm vô ẩn địa” chỉ người đầu óc không định hướng. Cụ kể thêm chuyện ông Lư Thường Kiệt sao Thái Dương bị triệt nên làm hoạn quan. Cụ coi các cách như Đào Hồng, Hỉ, Khoa Quyền... là phụ, biết qua để đoán chứ không quan trọng như t́m đâu ra là sao của chính ḿnh. Giáp mệnh có Lộc, nhị hợp với Thân; Giáp Thân có Lộc, nhị hợp với Mệnh, đó là “Minh Lộc ám Lộc”, cụ Ba La mỉm cười nói “các ông bây giờ theo Tây học, học Tử Vi nhưng đâu có biết như thế”.
Năm 1972 - 73, tới xem cụ đột nhiên nói “ Tới năm Măo (1975) không biết ai gánh vác vũ trụ cho”, cụ mơ tưởng một ngày kia sẽ trở về quê quán làng Ba La và chết già ở đấy, nào ngờ cuối năm 1973, cụ mất, hưởng thọ 103 tuổi. Chiều hôm ấy tới đường Nguyễn Phi Khanh, bảng hiệu Ba La Tử Vi Bói Dịch vẫn c̣n treo mà Thầy th́ đă phiêu du cơi Tiên, tôi ngậm ngùi biết từ đây, trên thành phố tân tiến Sài G̣n này, vết tích dư âm một thời cổ xưa đă tuyệt, mà ḷng kẻ hậu sinh đang mắc bệnh Duy Ma bỗng lồng lộng cô đơn như đi vào núi t́m thầy mà thầy đă đi hái thuốc khuất bóng đâu đâu !
Một môn đệ của cụ Ba La, thầy bói Cầu Kiệu, ông này mù, c̣n trè, không được thông minh lắm, học không hết bậc thầy quá cao siêu, nên chỉ đoán dược tới mức khá mà chưa đạt được mức siêu. Thầy bói Cầu Kiệu, cũng dùng sao hợp với bản mệnh để giải số. Nghe nói sau này, thầy bói Cầu Kiệu rất đông khách tới xem hung cát trên đường vượt biên !
Cụ Ba La không hẳn là một thầy bói. Cụ là nhà Nho với sở học thông Thiên - Địa - Nhân, lúc mắt ḷa, chữ Nho hết thời, nên mới ra hành nghề Tử Vi Bói Dịch như người xưa thường làm Nho Y Lư Số. Về Địa lư Phong thủy cụ cũng rất tinh thông, nh́n cung Phúc Đức có thể biết mộ nào phát, long mạch ở đâu. Như cung Phúc Đức có Tử Phủ Vũ Tướng, Long Đức, Âm Dương là được ngôi mộ đại phát, gần đ́nh chùa, đại địa.
Riêng về sấm kư, cụ tinh thông Sấm Trạng Tŕnh và biết nguyên ủy của sự tam sao thất bản của tập Sấm Quốc Bảo này. V́ cụ đă đọc Sấm Trạng Tŕnh từ thời c̣n Triều Nguyễn thế kỷ 19 nên cụ biết câu nào vua Tự Đức sửa đổi, câu nào các nhà Nho sau này như Phó Bảng Nguyễn Can Mộng đặt ra để thúc dục ḷng yêu nước của dân ta v.v... Cụ đă giải thích cặn kẽ và chiết tự để t́m hiểu các ẩn ngữ trong Sấm Trạng Tŕnh. Nghe lời Cụ mới thấy Sấm Trạng Tŕnh đă bị bóp méo thêm bớt rất nhiều !
Trí óc cụ Ba La vận hành trên một kích thước dài rộng của lịch sử và siêu sử, nên khi coi số, cụ biết nhân vật nào là hiện thân của con Hồ Tinh thời Hùng Vương, hóa thân gây hoạn nạn cho dân ta, muốn trừ con Hồ Tinh này phải chờ ngày Thánh Nhân ra đời, hậu thân của Thánh Tản Viên, để trừ khứ con tinh đó. Theo cụ Ba La, ông Nguyễn tự khi đổi ra họ Hồ (khoảng 1942 - 43) mới bắt đầu thành công v́ lúc đó ông mang lấy cái chướng nghiệp của Hồ Tinh hiện thân của ác sát lực (evil force) trên đất Việt.
(chú thích của HC: đoạn trên viết về ông Nguyễn biến Hồ có vẽ kỳ dị, sẽ gây phản cảm, duy cụ Ba La cũng rất công tâm khi phê phán 2 lănh tụ trước 1975 trong Nam ngay nơi cụ sinh sống, v́ vậy chúng ta thấy cụ không thiên lệch v́ tư tưởng chính trị hay v́ sống ở sân nào th́ rào sân đó)
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 3 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 1:58pm | Đă lưu IP
|
|
|
(trích từ nhantrachoc)
Cụ Thiên Lương (Trích Báo KHHB số B2 ngày 19/02/1973)
Những ai đă thích số Tử-Vi và hay coi bói, hẳn có ít nhất một đôi lần để chân đến góc đường Hiền Vương và Nguyễn Phi Khanh (Đakao - một địa danh ở Sài G̣n trước đây) để được biết cái tài “tri thiên mệnh” cũa Cụ Ba-La.
Cụ là một trong các ông thầy số di cư năm 1954. Tôi được biết cụ từ hồi cụ ngồi ở Hà Đông. Không biết cái ngôi nhà ở đường Nguyễn Phi Khanh hợp hướng thế nào, cụ nổi danh đặc biệt từ ngày Cụ xuất hiện ở đó. Cụ đă tự khoe “một ḿnh tôi coi số, nuôi cả một gia đ́nh lớn nhỏ”.
Từ ngày Cụ cho phép đi lại, thỉnh thoảng trong những lúc trà dư tửu hậu, được biết sơ về thân thế cụ, với một ít nguyên tắc về Tử-Vi trong những câu chuyện trao đổi xét ra là hợp lư, tôi không dám tự hào sánh vai với cụ, ḷng tôi vẫn kính cụ là một bậc thầy về tuổi thọ và nghề nghiệp, mặc dầu ḿnh không hành nghề.
Cụ tuổi Tân-Mùi (1871), sinh ngày 12 tháng 9, giờ Mùi : Lá số minh họa : Lá số
Mệnh tại Măo, Thân cư Phúc-Đức tại Tỵ. Thấy Mệnh cụ, cụ là người không phải là không quan tâm đến việc nước việc đời, không nghĩ đến nhân tâm, thế đạo, cũng muốn như ai từng đem gan góc đền bồi non sông. Ngặt v́ danh không thành (Thiên Tướng hăm, Xương Kỵ) nên trí không đạt v́ Thân và Phúc-Đức tại Tỵ (Tử-Sát, Tướng Ấn ngộ Triệt)
Mở trường dạy học, học tṛ chuyên nhau đậu, c̣n ḿnh th́ rớt lên rớt xuống. Như Tú Xương đă nói :”Không ăn ớt mà cay, dát hơn lửa bỏng”; “T́nh cha huyết mẹ cấu tạo nên đôi mắt tinh tường mà dám tự hủy diệt, không muốn nh́n đời đầy cảnh éo le (nỗi ḿnh, nỗi nước). Đó không phải là không có chí lớn và cũng không phải là không thức thời, biết số mệnh ḿnh.
Nếu c̣n đôi mắt, có lẽ c̣n phiêu lưu, biết đâu chẳng vào tù ra khám như Phan Tây Hồ một đôi lần (Tử-Vi, Tướng Quân bị Triệt ở Phúc Đức và Thân). Viết lên những ḍng này không khác ǵ đáng trống qua cửa nhà sấm. Chắc hương hồn Cụ ở suối vàng cũng mỉm cười và chấp nhận v́ đă có nhiều dịp dám cứng đầu lập luận, Cụ phải cho là có lư.
Biết rằng trước kia Cụ cũng đă được đọc nhiều, nên rất khác các thầy học bằng lối truyền khẩu, chỉ đâu đánh đấy và nhờ kinh nghiệm lâu ngày, Cụ học theo lối nghiên cứu lập luận cho sát lư, không ngoài căn bản của ảnh hưởng Ngũ Hành, Âm Dương chi phối.
Đă có người nói Cụ hay cho một lá số là mệnh vô chính diệu, nếu sao thủ mệnh của lá số đó ở vào hăm địa.
– Xin thưa rằng : nói thế là không đúng như Cụ thường phát biểu. Cụ chỉ cho những số nào có chính tinh đồng một hành với Mệnh mới là có chính diệu, mặc dầu đắc dịa hay hăm địa cũng là đắc chính diệu cả. Cụ lấy một tỷ dụ điển h́nh như một cái nhà lớn hay nhỏ đă đúc th́ phải bằng xi măng có cốt sắt, chứ nếu cốt bằng cây hay tre th́ có chắc ǵ, đâu có bằng nhà sắt bằng vật liệu nhẹ, nhưng nền móng, cột làm cho cẩn thận cũng cứng cỏi chống đỡ với gió băo như thường.
Thưa Cụ trong sách số có nói : Mệnh Vô Chính Diệu đắc nhất, nhị, tam không, phú quư khả kỳ, Cụ có ư kiến ǵ về trường hợp đó ?.
– Chú mày khôn lắm, để Lăo nói cho mà nghe. Xem số Tử-Vi khó nhất là Mệnh Vô Chính Diệu. Mà phải hiểu thế nào là đắc không mới được và hạng người nào mới được hưởng phú quư khả kỳ. Thế thường Mệnh Vô Chính Diệu là sút kém rồi, mới có câu “phi bần tắc yểu”. Phải gỡ gạc xem c̣n có ǵ để bù đắp được phần nào. Tất nhiên là phải có “Không” để làm giảm bớt cái xấu. Nhưng nếu đầy rẫy những Khoa, Quyền, Lộc, Long Phượng, Tả, Hữu, Khôi, Việt thử hỏi thêm “Không” th́ có c̣n ảnh hưởng những cái tốt đó không ?. Đó là ngộ Không, tức là chẳng ra ǵ cả.
– Thưa Cụ, Th́n Tuất là hai cung Thiên La, Địa Vơng, xin cụ dạy cho biết.
– Ô hay, chú mày không thấy người cùng tuổi với chú mày là Hoàng Cao Khải, cũng tuổi Canh Tuất, Mệnh ở Th́n, có ǵ là Thiên La với Địa Vơng. Thiên La, Địa Vơng chỉ có hiệu qủa với tuổi Mậu, Bính, Tân mà thôi. Cũng như chú mày thường đặt lầm Ḱnh, Đà trước sau Lộc Tồn, như tất cả mọi người đều làm như thế, quên mất vấn đề Âm Nam, Dương Nữ .
Xin thú thực, việc đặt Kinh, Đà đi song song với ṿng sao Lộc Tồn tôi không biết tính làm sao lại thưa mà hỏi Cụ th́ Cụ chỉ nói : “Học Tử-Vi phải t́m ṭi chứ, bộ tôi làm đầu bếp, các chú cứ ngồi hưởng những món ăn của tôi đă mất công nấu, sào cho sẵn măi. Như vậy học mà làm sao mà tiến nổi !”.
Xin quư vị thử t́m ṭi xem có cái ǵ là đặc biệt ….!?
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 4 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 2:01pm | Đă lưu IP
|
|
|
r Lá số minh họa :
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 5 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 2:03pm | Đă lưu IP
|
|
|
(trích từ nhantrachoc)
Trích:
Nguyên văn bởi phuong1984
Thưa chú phuocduyen từ KHHB có lần đăng bài của cụ Hoàng hạc, suy nghĩ cũng như cụ Bà La. Chính tinh miếu mà không hợp hành của bản mệnh cxung không coi là tốt. Chắc chắn chú đọc rồi. Cháu xin nhắc lại nguyên văn: " Nếu cung nuôi dưỡng sao ( tức là sao được miếu ) mà sao lại khắc mạng th́ phải kể là xấu. Dù miếu vượng hay đắc địa mà sao đă khắc mạng th́ càng thêm xấu, chứ không thể bảo đó là hay. Cho nên cũng là v́ 1 sao miếu mà không sinh bổn mạng th́ thật là không đáng kể. Sự sinh khắc chế hóa là tối quan trọng trong phép đoán." Vấn đề này nói th́ không cùng , chú Đằng Sơn th́ trọng âm dương hơn nên chú đă trả lời bên tuvilyso là chú coi trọng sự miếu hăm hơn là đồng hay sinh bản mệnh. Thưa chú phuoc duyen ư của chú là giống như cụ ba la , cụ Hoàng hạc? | To : Phuong1984Vần đề cháu hỏi thuộc lĩnh vực ngũ hành : sinh khắc chế hóa trong tử-vi. Ngũ hành trong tử-vi rất cao xa, rắc rối cho nên bỏ qua khía cạnh Ngũ hành là một điều đương nhiên "thiếu sót lớn", nhưng nếu cậu nệ quá lại dễ lâm vào “mê hồn trận” .Trước hết tôi xin nói đến tầm quan trọng và hữu ích của ngũ hành sinh khắc theo khía cạnh chung. Nói chung bao giờ các sao sinh đươc bản Mệnh cũng gia tăng được sự ứng nghiệm (tốt hoặc xấu) nhiều.Ví dụ như hai người cùng có Tử Phủ ở Dần hoặc Thân th́ người nào mạng Kim cũng tốt hơn người mạng khác (xấu nhất là người mạng Thủy hoặc Mộc). Nếu không xét đến ngũ hành th́ làm sao ta so sánh được hai người với nhau. Đây là một điểm sơ đẳng và tổng quát. C̣n có trường hợp phức tạp hơn như người mạng Thủy gặp các sao Kim tại Mệnh ai chẳng nói rằng là tốt v́ Kim sinh Thủy (tỷ dụ như có Vũ Khúc), nhưng Kim là khối kim khí có bao giờ tự nhiên chảy ra thành nước để nói rằng thủy vượng, do đó cần có các sao Hỏa làm chảy Kim ra th́ mới có lợi cho bản mạng (tỷ dụ như có Thái Dương, Địa Không, Hỏa-Tinh (chiếu cũng được).Do đó , nếu cứ thấy sao thủ mạng sinh được bản mạng mà vội mừng th́ thực là sai lầm. C̣n về phương diện sao khắc bản mạng hoặc bản mạng khắc sao, đương nhiên là bất lợi. Ví dụ như ḿnh có hai, ba người con có Ngũ hành khắc với bản mệnh của ḿnh th́ ḿnh có thể coi như không có con được chăng !?. Cùng lắm cha con không hợp tính nhau hoặc khi trưởng thành chúng ở xa, chứ đă chắc ǵ dám quả quyết đoán là chúng bỏ bê cha mẹ. Về Tử-vi cũng vậy, tôi có xem nhiều lá số có Chính tinh thủ Mạng khắc Mệnh mà vẫn thấy ứng nghiệm theo các chính tinh đó từ h́nh dáng, tính t́nh cho đến khả năng. Ví dụ như người có Cơ-Lương ở Th́n Tuất thủ mạng th́ dù bản mệnh thuộc ngũ hành nào, tôi vẫn thấy người đó nói chung là cao lớn, mặt tṛn xoay, tính t́nh tháo vác, mưu trí …. Nếu có khác th́ chỉ khác về mức độ thành công trong đời mà thôi.Xem như vậy, ta thấy Ngũ hành đóng vai tṛ quan trọng đến thế nào. Đấy là tôi chỉ xét nêu một vài khía cạnh thông thường để mọi người đỡ lúng túng chứ nếu liệt kê cho tỷ mỷ hơn th́ có thể làm ta chán nản. Thực tế, có nhà Tử-Vi chỉ v́ quá câu nệ, chi tiết về Ngũ Hành mà đâm ra đoán sai lạc hết, c̣n thua kém cả những nhà tử-vi chỉ bấm trên tay sơ qua các sao mà cũng đoán trúng phong phóc. Vậy tốt hơn ta nên giới hạn Ngũ hành một chút, chứ đừng có tỷ mỷ đến mức là xét từng sao, từ chính tinh cho đến trung tinh và bàng tinh, rồi xem chúng có sinh cho nhau hay khắc nhau, sau đó lại so với mạng ăn sao nào và khi biết mạng là Kim, Mộc … rồi lại xem thuộc Kim hoặc Mộc ǵ để chế hóa, thêm bớt sau đó lại xem xét khía cạnh Âm Dương, Nam Bắc Đẩu, nghĩa là đủ mọi khía cạnh cùng một lúc. Vậy mà quyết đoán đâm ra lúng túng và sai lạc nhiều. Lẽ tất nhiên, nếu ta thông suốt được đến mức t́m ra kết luận dứt khoát th́ c̣n ǵ bằng, nhưng đa số chúng ta đều có óc thực tế làm sao biết lựa chọn được đúng cách.Nói tóm lại, Ngũ hành là con dao hai lưỡi, biết sử dụng th́ lợi ích c̣n ngược lại rất tai hại. Thà không áp dụng c̣n hơn áp dụng bừa băi. Đó là ư kiến riêng của tôi.C̣n ư kiến khác, xin hẹn cháu vào một dịp khác !..
thay đổi nội dung bởi: Phuocduyen, 20-05-2009 lúc 10:46 PM.
Nguyên văn bởi phuong1984
Thưa chú phuocduyen từ KHHB có lần đăng bài của cụ Hoàng hạc, suy nghĩ cũng như cụ Bà La. Chính tinh miếu mà không hợp hành của bản mệnh cxung không coi là tốt. Chắc chắn chú đọc rồi. Cháu xin nhắc lại nguyên văn: " Nếu cung nuôi dưỡng sao ( tức là sao được miếu ) mà sao lại khắc mạng th́ phải kể là xấu. Dù miếu vượng hay đắc địa mà sao đă khắc mạng th́ càng thêm xấu, chứ không thể bảo đó là hay. Cho nên cũng là v́ 1 sao miếu mà không sinh bổn mạng th́ thật là không đáng kể. Sự sinh khắc chế hóa là tối quan trọng trong phép đoán." Vấn đề này nói th́ không cùng , chú Đằng Sơn th́ trọng âm dương hơn nên chú đă trả lời bên tuvilyso là chú coi trọng sự miếu hăm hơn là đồng hay sinh bản mệnh. Thưa chú phuoc duyen ư của chú là giống như cụ ba la , cụ Hoàng hạc? |
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 6 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 2:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
(trích từ nhantrachoc)
Apollo xin góp thêm một câu truyện sưu tầm về cụ Ba La Thầy Ba La: Danh xưng Ba La gợi nên h́nh ảnh một vị bốc sư Ấn Độ, hay Hồi Giáo, đầy vẻ huyền bí của xứ Ngh́n Lẻ Một Đêm. Thật ra thầy Ba La cũng sinh quán ở Bắc Việt Nam, và cũng di cư vào Sài g̣n sau năm 1954. Trước đó, thầy đă nổi danh tại miền Bắc lâu lắm rồi, v́ đến nay, nếu thầy c̣n trường thọ ở quê nhà th́ thầy đă ngoài 110 tuổi! Trước 1975, thầy Ba La mở văn pḥng bói toán tại đường Nguyễn Phi Khanh, khách bước vào trông thấy ngay một cụ già tiên phong đạo cốt, râu tóc bạc phơ, chẳng khác ǵ các đạo sĩ trong truyện Tàu.
Thầy Ba La chuyên về tử vi, bói dịch, nhưng cũng nổi tiếng như một nhà tiên tri v́ thầy hành nghề quá lâu năm, tài nghệ không như những thầy tử vi, bói dịch thường t́nh. Thầy cũng bị ḷa từ lúc trẻ nên đă chọn nghề này để sinh sống, và bởi vậy nghề của thầy có căn bản vững vàng, sở học tinh thông. Thông thạo Hán văn và là tiên chỉ trong làng, nên thầy rất được nể trọng bởi người cùng giới cũng như thân chủ, đồng bào nói chung. Có đến văn pḥng thầy Ba La để thấy thầy tiếp khách, toàn là các vị trí thức, giáo sư, kỹ sư, luật sư, mới biết cái giá trị của người bói toán ở nước ta thời ấy như thế nào. Có người không tới để nhờ thầy đoán vận mệnh, mà chỉ đến để xin được luận đàm về tử vi. Cụ Ba La không làm khó trong việc tiếp thân chủ. Ai cần là cụ sẵn sàng xem cho, trong ư hướng giúp đỡ. Nhưng cụ khó tính trong cái nghĩa là hết sức thận trọng khi đặt một lá số, khi gieo một quẻ bói. có khi kéo dài rất lâu, nghiên cứu rất tỉ mỉ.
Mỗi vị thầy bói đều có riêng những giai thoại về ḿnh. Cụ Ba La th́ được nhiều người thành tâm khâm phục v́ đích thân chứng kiến tài năng của cụ, đích thân là người được cụ cứu thoát chết nhờ chỉ dẫn cách sinh sống sao cho hợp với tướng số của ḿnh v.v...
Cũng trên một giai phẩm nào đó, người ta được biết một giai thoại ly kỳ về tài năng xuất chúng của cụ về giải đoán số tử vi.
Một thanh niên người miền Bắc, con của một gia đ́nh giầu có nhưng bà mẹ chỉ sinh được một lô con gái, vào thời buổi mà xă hội c̣n đánh giá người đàn bà thật thấp với câu: 'Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô' (một con trai cũng đáng kể là có, mười con gái có thể coi là số không). V́ lo toan không có con trai nối dơi tông đường sẽ cam tội bất hiếu, ông bà liền đi lễ chùa Hương để cầu tự. Trải qua nhiều năm tháng, chứng tỏ ḷng thành, ông bà đă được toại nguyện. Trời Phật ban cho một đứa con trai. Mặc dầu được nuôi nấng cẩn thận, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, nhưng năm lên ba tuổi cậu bé cầu tự này bỗng nhiên bị bệnh nhẹ mà mất, làm cho cả đại gia đ́nh vô cùng thương tiếc, đau khổ.
Họ không nản ḷng, lại tiếp tục ngày đêm cầu nguyện, ḷng thành dâng lễ vật lên chư vị thánh thần tại chùa Hương để xin các ngài xét lại, tha thứ cho những lỗi lầm đă phạm, nếu có, và xin được 'trả lại' đứa con trai cầu tự. Ba năm sau, nhờ ơn Trời Phật, bà mẹ lại sinh được một đứa con trai, mà cả nhà xem như là chính người con trước đă tái sinh. Mà họ tin như vậy là phải, v́ dung mạo người em như khuôn đúc từ người anh, không khác một điểm nào, kể ca û nốt ruồi son ngay giữa ngực. V́ vậy hai ông bà thân sinh lấy tên người anh đặt cho người em, cả giấy khai sanh đều giữ nguyên của người anh để đi học, dù rằng họ cách nhau ba tuổi.
Cậu bé lớn lên, học hành đỗ đạt, và v́ biết chuyện đă xảy ra cho bản thân ḿnh đầy tính cách mê tín dị đoan, huyền bí, khó tin, nên cậu ngày đêm thắc mắc muốn t́m ra sự thật. cậu một ḿnh trôi dạt vào Nam, người thanh niên phải trải qua những năm tháng vật lộn với đời sống phồn hoa để sống c̣n. Người thanh niên, tạm gọi là anh X. luôn luôn nghĩ đến chuyện t́m đến một vị thầy tử vi, một nhà bói toán hay để nhờ giải đáp bài toán của cuộc đời ḿnh.
Chính tại Sàig̣n mà anh X. được nghe danh nhà tiên tri Ba La. Chẳng những đă đỗ cử nhân Hán học, cụ c̣n là một nhà ái quốc từng tham gia các phong trào chống Pháp. Được biết cụ Ba La không phải mù ḷa từ thuở sơ sinh mà chỉ bị mù sau khi trèo đèo lội suối vô cùng gian khổ tại núi Ba V́, ḷng anh X. vô cùng cảm xúc ngưỡng mộ người thầy bói có một quá khứ đẹp và anh tin tưởng người ấy nhất định không dối gạt.
Anh X. t́m gặp được cụ Ba La tại Sàig̣n. Anh đưa tŕnh lá số tử vi của người anh đă chết để nhờ thầy giải đoán. Thầy Ba La càng coi kỹ lá số càng tháo mồ hôi, miệng không ngớt kêu: 'lạ quá, lạ quá'. Sau cùng,thầy nói rằng:
- Nếu thật anh sinh vào ngày giờ này, tháng này, năm này, th́ anh đă mệnh yểu từ năm lên ba!
Thầy Ba La xem kỹ các v́ sao chỉ tướng mệnh, rồi gọi người nhà ra nhận xét và trả lời từng điểm: có phải cái trán thế này, cái mũi thế này, cặp mắt thế này, tầm vó cao lớn như thế này...không? Và nhất là có nốt ruồi son ở giữa ngực? Cụ Ba La lập lại:
- Có nốt ruồi đỏ thật à? Thế th́ lạ quá! Tôi chịu, không đủ tài đoán số này cho anh. Anh hăy cầm tiền về và chỉ đến khi nào anh...có được một lá số tử vi khác!
Trên nét mặt ông thầy đượm vẻ buồn và bực tức. Cụ Ba La bực tức v́ cảm thấy, lần đdầu tiên, ḿnh không tin ở khả năng của ḿnh. Cũng bực tức nghi ngờ phần nào người thân chủ này đă có thể không thành thật.
Anh X. cảm phục đến sợ hăi, ḷng ăn năn v́ đă dám thử thách một bậc tiền bối khả kính. Cuối cùng anh X. đă trở lại lần nữa, thành tâm xin lỗi cụ và tŕnh ra lá số tử vi thật. Từ đó, anh hoàn toàn tin tưởng ở khoa tử vi như là một khoa học huyền bí, chứ không phải là một tṛ mê tín dị đoan.
Tiếc thay, cụ Ba La đă không được mời lên tivi tiên đoán vận mạng đất nước vào năm Nhâm Tư 1972, để nói những lời tiên tri xác thực hơn các vị đă được mời năm ấy.
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
HoaCai01 Hội viên
Đă tham gia: 03 April 2008
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 3743
|
Msg 7 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 2:11pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tiếc thay, cụ Ba La đă không được mời lên tivi tiên đoán vận mạng đất nước vào năm Nhâm Tư 1972, để nói những lời tiên tri xác thực hơn các vị đă được mời năm ấy.
=========================================================
HC: Năm đó 1972, trên truyền h́nh đài số 9, chiêm tinh gia Huỳnh Liên đuợc ngôi tọa đàm trong đám bói thuật bàn chuyện huyền cơ. Cụ Ba La không tham gia, có lẽ v́ lư do sức khỏe, vả lại cụ đă đoán năm 1975 là mốc tai biến vật đổi sao dời nên người ta ngại cụ phán như thế làm kinh sợ nguời khác . Năm sau 1973 th́ cụ thất lộc thọ đến 103 tuổi.
Sửa lại bởi HoaCai01 : 26 August 2009 lúc 3:37pm
__________________ Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm
|
Quay trở về đầu |
|
|
zer0 Hội viên
Đă tham gia: 28 September 2005
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2560
|
Msg 8 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 4:21pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trích dẫn:
Lời cụ nói nay đă ứng nghiệm. Số ông Nguyễn tuổi Tân Măo, Thân Mệnh Tử Phá Th́n Tuất, giống số Mạc Đăng Dung, Mộc mệnh, Thủy cục nên ứng vào sao Phá Quân âm thủy, phú đoán “ Trai bất nhân Phá quân Th́n Tuất, gái bạc t́nh Tham Sát nhàn cung”, Mệnh ở Th́n, thuộc Đông Nam, nên ảnh hưởng cả vùng Đông Nam Á, Thiên không đóng Mệnh cung : cả đời không vừa ư, tất cả những ǵ vất vả để có rút cục vẫn là không ! |
|
|
Có chắc là lời của cụ Ba La không vậy? Hay là của tác giả (Lưu Văn Vịnh), tự biên tự diễn. Tôi nghi ngờ quá, v́ có rất nhiều điểm mâu thuẫn kế tiếp như sau đây:
Trích dẫn:
Thí dụ người Kim mệnh có Sát Phá Tham Tử Tướng ở cung Thân Mệnh không ăn v́ 5 sao đó mà lại ăn vào sao Ḱnh Dương (Kim) thủ mệnh, đó là hung tinh độc thủ đại phát, cách của Ḱnh Dương, Kim Mệnh, cư Tuất cung là “hào kiệt dương danh hội Cơ Lương, thả mạn đàm binh, văn chương nhi quán thế”. |
|
|
Ở trên, Mộc mệnh th́ ăn vào sao Phá Quân (Thủy), nay dưới này người Kim mệnh có cách Sát Phá Tham Tử Tướng cung Thân Mệnh th́ chỉ ăn vào Ḱnh Dương thôi, vậy th́ Thất Sát chẳng lẻ không phải là hành Kim và Tử vi không phải là hành Thổ mà có thể sinh xuất cho người Kim mệnh như cách Phá Quân sinh xuất cho người Mộc mệnh mà ông dẫn chứng ở trường hợp lá số Tân Măo trên ?
Người VN ta có câu "thấy sang bắt quàng làm họ", tôi ra ngoài gặp các ông Thầy từ 60 tuổi ngoài trở lên, ai ai cũng bảo rằng tôi biết cụ Ba La, có quen cụ, có thường đến nhà cụ chơi, nghe cụ coi bói..vv..
Thí dụ như cụ Ba La không phải là một danh sư nổi tiếng trong làng lư số mà là một "kẻ tội phạm bị truy nă", th́ trong trường hợp này không biết có ai dám nói rằng TÔI QUEN CỤ BA LA hay không nữa?
Sửa lại bởi zer0 : 26 August 2009 lúc 4:21pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgoaLong Hội viên
Đă tham gia: 20 November 2002 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 856
|
Msg 9 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 5:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trích dẫn:
Giáp mệnh có Lộc, nhị hợp với Thân; Giáp Thân có Lộc, nhị hợp với Mệnh, đó là “Minh Lộc ám Lộc” |
|
|
Cách Minh Lộc Ám Lộc này nghe lạ ghê, như Mệnh tại Dần có Lộc tại Măo, Thân tại Tuất, và Lộc tại Hợi??? Có phải vậy hok các bác?
Hok biết các bác nghĩ thế nào về cách MLAL này?
__________________ Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
SHMILY!
|
Quay trở về đầu |
|
|
dinhvantan Hội viên
Đă tham gia: 20 September 2003 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 6262
|
Msg 10 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 8:31pm | Đă lưu IP
|
|
|
Như vậy có thể gọi Thân minh Lộc ám Lộc v́ bản thân Thâm có
1 lộc rồi, nhị hợp bên kia (cạnh Mệnh) có 1 lộc nữa .
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgoaLong Hội viên
Đă tham gia: 20 November 2002 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 856
|
Msg 11 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 10:04pm | Đă lưu IP
|
|
|
@bác DVT: H́nh như Thân không có Lộc bác ơi, câu đó là "giáp mệnh có Lộc, nhị hợp với Thân; giáp Thân có Lộc, nhị hợp với Mệnh, đó là “Minh Lộc ám Lộc”. H́nh như phải đủ 2 vế trên trên mới là MLAL cách.
Một ví dụ khác như Mệnh tại Dần, Sửu có Lộc (tức là giáp Mệnh có Lộc), Thân tại Tí (Lộc tại Sửu nhị hợp với Thân); Hợi có Lộc (giáp Thân có Lộc, và Lộc tại Hợi nhị hợp với Mệnh tại Dần). Như vậy theo bố cục này th́ Thân giáp Song Lộc. Nói chung th́ phức tạp quá, cách Minh Lộc Ám Lộc thông thường theo sách vở khỏe re, Minh là thủ - Ám là nhị hợp là xong .
__________________ Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
SHMILY!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 12 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:01pm | Đă lưu IP
|
|
|
A. VĂN CHƯƠNG LÀ G̀?
Ngoài sự kính trọng chung với cụ Ba La cũng như những vị “cổ nhân”, tôi cũng có lư do riêng, ấy là cụ thường th́ dựa vững trên truyền thống. Nhưng tôi có mấy điểm không đồng t́nh với bài viết trên như sau:
Trích dẫn:
Thí dụ người Kim mệnh có Sát Phá Tham Tử Tướng ở cung Thân Mệnh không ăn v́ 5 sao đó mà lại ăn vào sao Ḱnh Dương (Kim) thủ mệnh, đó là hung tinh độc thủ đại phát, cách của Ḱnh Dương, Kim Mệnh, cư Tuất cung là “hào kiệt dương danh hội Cơ Lương, thả mạn đàm binh, văn chương nhi quán thế”.
Mỗi lần tới các câu phú đoán chữ Nho cụ Ba La lại giải thích “chữ Văn Chương thời xưa không có nghĩa như Văn Chương thời nay đâu, thời đặt ra phú Tử Vi này đă cả ngh́n năm rồi, chữ Văn Chương có nghĩa là văn vơ toàn tài, kinh lược, các ông bây giờ Tây học không biết được !”. |
|
|
Đúng là phú đặt ra cả mấy trăm năm hoặc ngót ngàn năm, nhưng chữ Văn Chương trong phú th́ hiểu như thế chắc chắn không đúng. Có ǵ mà phải “hù dọa” người Tây học chứ?
Đây là diễn đàn về Tử Vi, nên chưa tiện đem sách vở - chữ nghĩa ra giảng giải kĩ càng. Nhưng tạm có vài điều đóng góp, đỡ ngộ nhận:
- Đúng là chữ “văn chương” thời cổ (và trong chữ Hán) không có nghĩa hẹp như ngày nay, cụ thể “văn chương” không chỉ có nghĩa hẹp là “văn học” như ngày nay ta hiểu là “literary” hay “literature”. Mặc dầu vẫn có nghĩa đó.
- Hiểu rộng ra, chữ “văn chương” thời cổ vừa có nghĩa “văn chương, văn học” nhưng nó c̣n chỉ rộng ra mọi thứ “chữ nghĩa” khác, nó đồng thời cũng chỉ sự “văn vẻ, văn minh”, một xă hội nào có chế độ, luật pháp, y phục (ăn mặc), chữ viết (văn tự), âm nhạc v.v… được gọi là một xă hội có “văn chương”.
Duyên do chữ “Văn” ban đầu có nghĩa là các nét hoa văn vẽ trên các vật phẩm (ví dụ hoa văn trên gốm, đă phát hiện các đồ gốm cổ đại Trung Quốc có hoa văn h́nh mắt cáo, y hệt như chữ “văn” cổ - cũng vẽ gần giống như chữ “văn” hiện nay, khác hẳn hoa văn của người Việt cổ). V́ chữ Hán viết như vẽ (hoa văn) nên chữ viết cũng gọi là “Văn”. Từ đó suy rộng ra là sự “văn minh” của con người khi có chữ viết, văn tự, sách vở. Rồi “văn” cũng có nghĩa là “vẻ đẹp”, từ đó cũng bao hàm ư của hội họa (sự pha màu). Sách “Chu Lễ” có viết: “Thanh dữ Xích vị chi văn, Xích dữ Bạch vị chi Chương” (靑與赤 謂之文,赤與白 謂之章)nghĩa là: “màu xanh với màu đỏ gọi là “văn”, màu đỏ với màu trắng gọi là chương).
Tương tự, chữ “chương” nghĩa gốc là một “chương sách”, một bộ phận trong âm nhạc cũng gọi là “chương”. Sách “Thuyết văn” có nói “nhạc cảnh vi nhất chương” (樂竟爲一章). Một bộ phận của pho sách luật cũng là “chương” (Lưu Bang chiếm được Quan Trung trước Hạng Vũ, để lấy ḷng và an ḷng dân chúng, bèn chịu nghe lời hiến kế của bộ hạ, mà ban hành “ước pháp tam chương”, đại ư là 3 thứ quy ước chỉ giết trừ 3 hạng tội ác lớn của muôn đời, c̣n nữa dân chúng xin hăy cứ an ḷng sinh sống như xưa, không sợ sự ǵ thay đổi). Một “đoạn” của LỊCH cũng gọi là “chương” (một chu ḱ trong luật pháp để xác định năm nhuận). Cũng v́ quan niệm như khái niệm “văn” nói trên, dần dần “chương” cũng có ư nghĩa gần giống như “văn” nói trên, không chỉ nói 1 đoạn của cuốn sách, bộ luật, khúc nhạc… mà c̣n chỉ một “xă hội hay con người có văn vẻ”.
Có điều cái quan niệm “văn vẻ, văn minh” của người xưa thiên về văn, nhạc, lễ… hơn là binh đao, kinh tế; cho nên chữ “Văn Chương” ấy cũng là một thứ văn minh, nhưng nghĩa không toàn diện như ta hiện nay, mà là về phần “văn vẻ” (lễ, nhạc, văn thơ…).
Rút lại, chữ văn chương xưa (thậm chí nay) hiểu theo mấy nghĩa:
1. Văn học, tác phẩm văn học, con người có tài văn học, có tính văn học (văn học hiểu rộng hơn ngày nay một chút, v́ ngay cả biểu, tấu, sớ… cũng làm có văn vẻ chứ không khô khan như ngày nay).
2. Văn từ đẹp đẽ hay hàm súc. Câu chữ nho nhă, văn vẻ (người xưa gọi là “nhĩ nhă”).
3. Bao gồm lễ, nhạc, tiết độ, lễ tiết (triều đ́nh).
4. Màu sắc văn hoa.
5. Những chuyện bút – mực.
6. Những lối nói ẩn dụ, có h́nh ảnh, có văn nhă. (Không thẳng tuột ra như trong văn của luật pháp chẳng hạn).
Hiểu như vậy, thời chữ văn chương có nghĩa rộng hơn chúng ta ngày nay hiểu. V́ ngày nay ta coi “văn chương” là “tác phẩm văn học” th́ người xưa hiểu cho cả những thứ không phải văn học, nhưng cũng “văn vẻ” như văn học (thí dụ lễ, nhạc…). Ngay cả tŕnh độ thể chế cai trị của triều đ́nh cũng là “văn chương” nhưng không phải v́ “văn vơ toàn tài” mà v́ người xưa yêu chuộng h́nh thức văn nhă trong cai trị, như vua quan lâm triều phải mặc áo đẹp, đội mũ đẹp, đeo ngọc hốt, xưng hô đi đứng có nhịp điệu (như diễn tuồng), có âm nhạc, tiết chế quy mô… Ngày nay trong chính trị cấp cao vẫn hăy c̣n dùng (như các nghi thức long trọng, đẹp đẽ để đón rước nguyên thủ quốc gia khác đến, phải có quốc nhạc, chào cờ… rất long trọng, nhưng nh́n chung th́ chính trị hiện nay ưa thực tế chứ không trọng h́nh thức. Tóm lại ngay cả lễ tiết triều đ́nh cũng cứ mang tính chất “văn chương” như thường (tất nhiên là trên lư thuyết, thực tế có đẹp đẽ như thế không là chuyện khác).
Vậy, nói tóm lại để kết luận là: Chữ văn chương chưa bao giờ hàm nghĩa “văn – vơ toàn tài, tài thao lược” như tác giả trên dẫn lời cụ Ba La cả (không biết có đúng lời cụ Ba La hay không nên tôi tạm chưa kết luận của ai). Mặc dù chữ “văn chương” người xưa hiểu có thể rộng và bóng hơn hiện nay. Vậy, đúng là người “Tây học” quả không dễ dàng ǵ hiểu các khái niệm cổ. Nhưng cũng đừng “phóng tác” các khái niệm cổ để làm người Tây học (hoặc người có tri thức hiện đại nói chung) ngộ nhận về quá khứ.
B. VÔ CHÍNH DIỆU NGỘ TAM KHÔNG?
Tôi chủ ư bàn những cái dễ có bằng chứng, v́ vậy hay bàn những cái không phải là Tử Vi (v́ những cái khách quan như vậy mà chưa thống nhất được với nhau, thậm chí tranh căi, th́ nói Tử Vi chỉ tổ căi nhau liên hồi ḱ trận mà chẳng ai chịu ai, v́ bỗng dưng có người lên nói: “Sao Tử-Vi là hung tinh! Các anh hiểu là cát tinh tức sai 100%!” th́ đa số rồi ai cũng cho là buồn cười, chứ làm ǵ được họ, khi không đủ bằng chứng bắt họ phải im?)
Nên ở đây, về Tử-Vi, tôi chỉ dám nói một phần nào:
Căn bản tôi thấy quan niệm của cụ Ba La về cách VCD là đúng và chân chính, chính truyền (tôi căn cứ do nơi cụ Thiên Lương thuật lại). Căn bản tôi đồng ư kiến.
Nhưng dẫn lời cụ Ba La như sau th́ tôi thấy chưa đúng:
Trích dẫn:
- Chú mày khôn lắm, để Lăo nói cho mà nghe. Xem số Tử-Vi khó nhất là Mệnh Vô Chính Diệu. Mà phải hiểu thế nào là đắc không mới được và hạng người nào mới được hưởng phú quư khả kỳ. Thế thường Mệnh Vô Chính Diệu là sút kém rồi, mới có câu “phi bần tắc yểu”. Phải gỡ gạc xem c̣n có ǵ để bù đắp được phần nào. Tất nhiên là phải có “Không” để làm giảm bớt cái xấu. Nhưng nếu đầy rẫy những Khoa, Quyền, Lộc, Long Phượng, Tả, Hữu, Khôi, Việt thử hỏi thêm “Không” th́ có c̣n ảnh hưởng những cái tốt đó không ?. Đó là ngộ Không, tức là chẳng ra ǵ cả. |
|
|
Ư nói Mệnh VCD, không có sao chính đồng hành với bản mệnh, “nhưng nếu đầy rẫy những Khoa, Quyền, Lộc, Long Phượng, Tả, Hữu, Khôi, Việt thử hỏi thêm “Không” th́ có c̣n ảnh hưởng những cái tốt đó không? Đó là ngộ Không.”?
Nếu thế th́ SAI, như thế không phải cách ngộ không (xin coi lại “TV nghiệm lư của tác giả Thiên Lương, phần viết về quan niệm VCD của cụ Ba La, mặc dầu tôi chưa hoàn toàn đồng t́nh toàn bộ, có một vài chỗ tôi cho là có khiếm khuyết hoặc nhớ nhầm, nhưng căn bản 95% là tôi đồng một ư kiến).
Cần phân biệt cái khôn khéo của ông cha về dùng từ (văn chương hàm súc, tinh tế – như đă nói trên – mà lị):
- ĐẮC Tam Không (TK): Có và ĐƯỢC HƯỞNG TK gọi là ĐẮC.
- KIẾN TK: Chỉ được D̉M THẤY (kiến là trông thấy) chứ chưa được hưởng, ví dụ như kẻ chỉ nh́n thấy cỗ, chứ chưa được ăn cỗ. Cách này có thể vẫn được hưởng nhất thời phù du, nhưng không bền, như kẻ được mớm môi ăn thử, hết hạn rốt cuộc vẫn mồm không.
- NGỘ TK: Cũng có nhưng không đem lại điều HAY, chỉ ĐỐI MẶT, ĐƯƠNG ĐẦU với cái xấu của TK. Cái này thường ngộ sự không hay mà thôi, thậm chí yểu, cùng lắm cũng chỉ được một thời gian, mà thường cái LỢI đi kèm cái HUNG.
Ngộ Không căn bản phải có SÁT TINH không hợp đi kèm, khi đó cái Xấu của Không (vốn đă xấu) lại được dịp kết bè đảng với HUNG TINH không hợp (không hợp mệnh, hợp cách, hợp vị thế) mà thừa dịp phát họa. Cái này thường phi yểu tắc hung.
Tôi xin phép không đi sâu thêm.
C. LA – VƠNG XẤU TỐT KHI NÀO
Theo sách TVNL th́ t/g Thiên Lương có quan điểm đại ư (tôi không nhớ rơ nguyên văn): “La – Vơng chỉ coi là có La – Vơng khi đ/c Đà La”. Quan điểm này bị “phái” Tử Vi Chân Thuyên (cụ thể là anh Dung_kq) phản kích, cho là sao nào mà chả là sao.
Nhưng ở đây, tôi cũng đồng thuận với cụ Thiên Lương. Và tôi cho rằng “phái” Dung_kq không có đủ độ văn hóa và thâm trầm để hiểu ư tác giả Thiên Lương, nhưng lại quá thừa cái khí “thanh niên” để phản đối cố nhân trong khi không hiểu họ.
Theo tôi hiểu, cụ Thiên Lương nói như vậy, không có nghĩa là “La – Vơng không có Đà La đ/c th́ tuyệt nhiên không có”. Mà là: La – Vơng chủ cản trở, phần nào ám muội, như cái xe đi đến đó gặp bùn hay ba-ri-e, tần ngần ngâm tôm ở đó không đi được (hoặc rất chậm). Nhưng tính chất này của La – Vơng không phải quá mạnh! Thường th́ Mệnh cư Th́n – Tuất vẫn cứ phát đạt như thường (tôi có lá số của anh bạn Vụ Trưởng từ tuổi rất trẻ ở VN, mà vẫn cứ có La – Vơng), giống như đoạn trong bài viết:
Trích dẫn:
Ô hay, chú mày không thấy người cùng tuổi với chú mày là Hoàng Cao Khải, cũng tuổi Canh Tuất, Mệnh ở Th́n, có ǵ là Thiên La với Địa Vơng |
|
|
(Ở đây, ta chưa quan tâm liệu đó đă phải là lá số thật của ông Hoàng Cao Khải hay chưa, hay là một lá số lưu truyền trong dân dă không mấy chính xác, chỉn chu. Ở đây ta chỉ quan tâm đến quan niệm.)
V́ tính chất “ngăn trở” của La – Vơng vốn dĩ không mạnh, nên để nó có hiệu lực rơ rệt th́ cần có những yếu tố ngăn trở mạnh mẽ hơn nữa đi kèm, tốt nhất là đồng cung. Nói như chính bài viết trên, tức là “Thiên La, Địa Vơng chỉ có hiệu qủa” với những điều kiện đi kèm. Ở đây, rơ nhất là Đà La, v́ Đà La cũng là một thứ “Thiên la, địa vơng nặng kư”.
Đó mới là ư của tác giả Thiên Lương. Tuy cụ tŕnh bày có phần chưa thật rơ ràng (v́ quá kiệm lời) nhưng người học, ngâm cứu Tử Vi cần có khả năng đọc được chỗ đó, chứ đừng vội vă “hùng tâm tráng khí” mà bác bỏ! (Mặc dầu tôi căn bản không theo thuyết Tam hợp Thái Tuế nhưng vẫn nói vậy.)
Dĩ nhiên, từ chỗ “chỉ mây phải thấy được trăng”, ta cần thấy rằng, điều này không chỉ đúng với Đà La nói riêng mà với các sao, các cách có tính chất NGĂN TRỞ, THOÁI HẬU khác cũng thế! Tuy nhiên cần tỉnh táo xét thêm về địa h́nh riêng của từng sao nữa. Nhưng rơ rệt nhất vẫn là cách ĐÀ LA đ/c LA – VƠNG, kể như thế mới thật sự là LA – VƠNG CHI ĐỊA. Như bạn tôi, chắc cũng phải như tất cả mọi ai, ai chẳng có khó khăn, trắc trở nhất định, nhưng nhỉnh tam thập đă làm Vụ Trưởng th́ có chậm chạp ǵ đâu? Người này Sát – Phá – Tham, Tham lang cư Tuất, không có Ḱnh Đà ǵ. Đời không chật vật, vượt khó ǵ lắm.
Xin đừng nh́n kiến thức cổ nhân, cố nhân bằng một con mắt. Háo hức tuổi trẻ cũng vừa phải thôi. Nếu không rất dễ làm nhố.
D. K̀NH – ĐÀ THEO V̉NG LỘC TỒN?
Trích dẫn:
Xin thú thực, việc đặt Kinh, Đà đi song song với ṿng sao Lộc Tồn tôi không biết tính làm sao lại thưa mà hỏi Cụ th́ Cụ chỉ nói : “Học Tử-Vi phải t́m ṭi chứ, bộ tôi làm đầu bếp, các chú cứ ngồi hưởng những món ăn của tôi đă mất công nấu, sào cho sẵn măi. Như vậy học mà làm sao mà tiến nổi !”. |
|
|
Nếu tôi hiểu không sai, th́ đoạn trên ư nói an Ḱnh – Đà trước hay sau Lộc Tồn phải tính theo chiều âm dương nam nữ?
Tôi chưa đồng thuận với cách an này, mặc dầu quan điểm này là có lư do, và lư học xưa cũng đă có nói (chứ không phải ai đó mới bịa ra). Các cụ có người theo thuyết nào là có nguồn gốc của nó, chứ không phải đột nhiên “sáng tạo”. Nhưng tôi nghĩ là nó có tác dụng nhất định trong một số trường hợp “ngoài TV”. Trong Tử Vi, như truyền thống xưa nay, dùng cách an cổ điển vẫn phù hợp với căn bản của TV”. Lí do là TV có nhiều chiều, tùy khi mà áp dụng chiều thích hợp. Ở đây là chiều tự nhiên: Tư -> Sửu -> Dần –> Măo…
Ṿng “Lộc tồn” đúng ra phải gọi là “Ṿng Bác sỹ”, ấy bởi Bác Sỹ luôn đ/c với Lộc Tồn nên gọi như thế cũng chẳng sai (dù không đúng). Ṿng Lực Sỹ mới có xuôi ngược theo 2 chiều âm dương nam nữ. “Ṿng Lộc Tồn” th́ cố định theo chiều tự nhiên (above). Ṿng Lộc tồn gồm: Đà -> Tồn -> Ḱnh -> Văn tinh (c̣n gọi Văn Xương – không phải Văn Xương sao giờ - hay phân biệt là Lưu Xương) -> Đường phù -> Quốc ấn. Cổ truyền VN hay theo gồm 6 sao. Nguyên thủy th́ chỉ có 5 sao (không dùng Văn Xương v́ đă có Văn Xương sao giờ, sau dùng th́ phải đổi ra “Văn Tinh Lưu Niên” gọi tắt “Lưu Xương”). Có phái dùng đủ 12 sao ṿng Lộc tồn (thêm vào 6 vị trí nữa, đủ 12 vị trí trong ṿng không khuyết, như thêm sao “Vơ Tinh Lưu Niên”, trông đầy đủ nhưng hơi loăng).
Ở đây Ḱnh – Đà theo Ṿng Lộc Tồn (chứ không phải Ṿng Bác Sỹ) nên luôn đi theo chiều ấn định của Vơng Lộc Tồn mà thôi. Quan điểm này cũng không mâu thuẫn và phủ nhận 2 chiều âm dương nam nữ. V́ như đă nói, Tử Vi áp dụng nhiều chiều, trường hợp nào th́ đi với loại chiều ấy th́ mới đồng bộ.
Nếu có điều kiện (không dám nói trước), tôi hi vọng sẽ có dịp được bàn về chủ đề này ở một dịp khác. Một việc có thể gây nhiều tranh căi mà tôi chưa muốn.
E. MINH LỘC – ÁM LỘC
Theo cách hiểu thông thường và phổ biến, tức là: MỘT LỘC TỌA THỦ, MỘT LỘC NHỊ HỢP (Nhị hợp là được, không cần kiêm thêm giáp, như Tư giáp Sửu hay Ngọ giáp Mùi). Không phải quan điểm sau đây:
Trích dẫn:
Giáp mệnh có Lộc, nhị hợp với Thân; Giáp Thân có Lộc, nhị hợp với Mệnh, đó là “Minh Lộc ám Lộc” |
|
|
Câu trên diễn đạt không rành mạch. Suy ra th́ chỉ có thể hiểu theo 2 hướng:
1. CÁCH HIỂU 1:
Mệnh không có Lộc, Thân cũng không có Lộc, mà chỉ là cung Mệnh có giáp 1 Lộc, cung Thân có giáp 1 Lộc, như vậy th́ có thể diễn đạt là “Mệnh – Thân giáp Lộc” (Mệnh giáp một Lộc, Thân giáp một Lộc) trong khi Thân và Mệnh nhị hợp.
Trong lá số Tử Vi, điều nay không bao giờ xảy ra. V́ cung Thân chỉ cư những cung nhất định, và Thân – Mệnh không bao giờ nhị hợp với nhau.
2. CÁCH HIỂU 2:
Cung giáp với cung Mệnh có 1 Lộc, cung giáp Mệnh ấy lại nhị hợp với cung Thân. Cung giáp với Thân có 1 Lộc, cung giáp Thân ấy lại nhị hợp với Thân.
Thí dụ Mệnh tại Tuất, Thân cư Quan ở cung Dần. Cung Hợi có 1 Lộc, th́ Lộc ấy vừa giáp Mệnh lại vừa nhị hợp với Thân. Cung Măo có 1 Lộc, th́ Lộc ấy vừa giáp Thân vừa nhị hợp với Mệnh.
Tức công thức là: Cả Thân Mệnh đều không có Lộc, nhưng 1 Lộc giáp Mệnh và đồng thời nhị hợp với Thân; c̣n 1 Lộc giáp Thân và đồng thời nhị hợp với Mệnh.
Theo tôi, cách như vậy không hợp cách hiểu cổ truyền và thông dụng về “minh Lộc, ám Lộc” mà cũng không thể gọi là “minh Lộc, ám Lộc”.
Lư do: Người xưa gọi MINH LỘC, ÁM LỘC là v́ Mệnh (hay Thân) có 2 Lộc, một Lộc MINH (rơ ràng, hiển hiện) và kiêm thêm một Lộc ÁM (ẩn tàng). Sao Lộc tại Mệnh là Lộc RƠ RÀNG, sao Lộc nhị hợp Mệnh là Lộc ẨN TÀNG (v́ chỉ nhị hợp). Luận tương tự cho cung Thân. Thông thường, cách nhị hợp không mấy mạnh, nhưng ở đây do có sự phụ họa của 2 sao đồng dạng, một rơ ràng, một hưởng ứng, nên tạo thành cách rất mạnh. Một MINH một ÁM tức một HÔ và một ỨNG vậy.
Hiểu theo bài viết trên, th́ cách hiểu 1 dĩ nhiên bị loại, cách hiểu 2 th́ không phải MINH LỘC ÁM LỘC v́ cả hai đều không MINH. Nếu thích th́ cứ gọi là ÁM LỘC, ÁM LỘC thời hợp hơn, v́ cả 2 Lộc đều ÁM hết.
Nhưng như thế cũng tốt, v́ Mệnh tuy không có Lộc nhưng ăn Lộc ở thế nhị hợp cũng đỡ, mà Lộc ấy lại đồng thời giáp 1 bên Thân, thành thử có tác động đều lên cả hai cung Thân – Mệnh. Cách này nằm trong cách “Song Lộc nhị hợp” và là trường hợp đẹp nhất của “Song Lộc nhị hợp” mà thôi.
Cuối cùng, tôi đồng t́nh với cảm nghĩ của anh Zer0. Xin phép không nhắc lại bài của anh. Kết luận về tác giả của mấy bài viết trên th́ tôi chưa dám v́ không nắm được chân tướng cụ thể, nhưng nh́n chung th́ xung quanh những nhân vật nổi tiếng thường có những giai thoại, 1 đồn 10, 10 đồn 100, quá tŕnh đồn đăi được “phóng tác” thêm, nên hay có những giai thoại hư hư thực thực. Khi nghiên cứu cần phân biệt thận trọng. Hiện tại, tôi mới chỉ có tạm thời tin vào lời thuật của tác giả Thiên Lương mà thôi.
Ngoài ra, nói chung (không phải nói riêng trường hợp nào), người Việt và Tàu nói chung vẫn có tật “người sang bắt quàng làm họ”. Rằng: “Tôi quen ông nọ, có họ với ông kia, chầu ŕa với ông ấy.” Có mấy lần, một anh bạn trưng ra bức ảnh rất to chụp chung với “yếu nhân” mà anh ta phóng to treo giữa nhà làm oách, tôi chỉ cười. Lần khác, có anh bạn khoe h́nh chụp chung với một vị Thượng tướng (hay Trung tướng tôi không nhớ mà tôi không muốn nêu tên v́ vấn đề tế nhị), tôi hỏi thẳng: “Cậu chụp chung như thế có ǵ mà tự hào? Khoe làm ǵ?” Có tâm lư “chụp ghé danh nhân một tư” (dù danh nhân đó chẳng thèm nhớ ḿnh là ai) về đem khoe là “đi lại được với ông nọ ông kia cho ghê gớm”. Gặp “yếu nhân” là xin vài kiểu ảnh. Một vài dạng biến tướng khác nữa mà ta cũng dễ gặp ngoài xă hội, thí dụ như thích nói sách hiếm, sách quư làm như ḿnh có trong tay, mặc dầu chỉ vơ đoán và biết không chính xác. Cái này sẽ khiến cho những người thực sự có trong tay sách ấy mỉm cười! Trước tôi không hiểu người ta cần làm vậy để làm ǵ, giờ thấy cũng dễ hiểu thôi.
Bài viết này chủ yếu v́ ḷng tôn trọng của tôi với các cụ mà thấy muốn viết. C̣n mấy vấn đề TV chưa có dịp đi sâu hơn bởi nếu tranh căi sẽ không có phương tiện chứng minh, nếu muốn người ta có thể đề xuất bất cứ quan niệm Tử Vi “trái ngang” nào mà không ai buộc được họ im lặng. C̣n về những tác giả thuật lại lời cụ Ba La, tôi chưa dám có kết luận về việc phản ánh trung thực quan điểm của cụ. Như đă nói, tôi thấy phần thuật lại của cụ Thiên Lương đáng căn cứ hơn.
________________
P/S:
Giai thoại về người con cầu tự liệu có phải chỉ là giai thoại? (chưa dám khẳng định), bởi dễ ǵ khẳng định người sinh năm – tháng – ngày – giờ (tương ứng lá số) ấy sẽ nhất định phải chết năm 3 tuổi nếu không th́ nhất định sai số?
Về sấm Trạng Tŕnh, tôi cũng tin là khi lưu truyền trong dân gian khó giữ được “nguyên bản” (vả lại, đă là giai thoại th́ nên quan niệm như thế nào là “nguyên bản”?) và chắc chắc là có những “sáng tác” đời sau giả mạo. Nhưng điều này ta phải quay trở lại câu hỏi “thực tế cụ Trạng Tŕnh có viết những bài thơ – ca sấm kư mà sau này người ta gán cho cụ hay không?” cũng như nhiều bài thơ gán cho Hồ Xuân Hương, liệu có mấy bài thực sự của Hồ Xuân Hương hay của mấy tay thích nói chuyện “dâm t́nh” sáng tác ra rồi gán cho bà để khỏi tự thân chịu trách nhiệm? Nếu quả là cụ Trạng Tŕnh không có sáng tác mấy tập Sấm kư ấy (trừ mấy câu tư vấn chính trị sách có ghi lại) th́ ở đây chẳng có ai giả mạo bởi lẽ ai cũng giả mạo cả! T́nh thực, tôi không tin vào Sấm Trạng Tŕnh và cho là nếu đúng cũng không có tác dụng, chắc cụ uyên thâm, trách nhiệm với đời như cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm không tung hỏa mù cho đời sau như thế. Nhà Nho chân chính thường sẽ tránh cho đời những sự mù mờ và kích thích sự hiếu ḱ như thế.
Post xong thấy đă có bài của Ngọa Long, tôi cũng nghĩ tuơng tự về Minh Lộc, Ám Lộc. Giản dị là: Lộc tọa thủ là Minh, Lộc nhị hợp là Ám, Lộc nào thủ Mệnh cũng được. Hiểu tuơng tự cho Thân.
Lại xin thêm trong lần sửa chữa: Lá số Tân Măo chắc ǵ đă phải của ai? Theo tôi biết, lá số ấy không hề nói rơ (do đó không phải chịu trách nhiệm) là của ai. Nếu hiểu như nhiều người nay hiểu, liệu có đúng với ư của t/g VD TTL? Và nếu đúng, liệu VD TTL dựa vào một nguồn gốc đáng tin cậy? Và v́ sao lại phải tin cậy? Hơn nữa, từ sự đối lập chính trị (nếu đúng và nếu có) có thể là một động cơ? Bản thân tôi lại nghe nhiều giai thoại khác: Đêm trăng gần lên vào một ngày năm năm Dần (thu thập từ các cụ già hàng xóm từ một dịp "điền dă" đến vùng quê huơng vị đó). Ai đúng? Riêng về ngày, giờ, gốc tích... tôi cũng thu thập được mấy "khảo dị" khác nhau cơ. Mật thám và cơ quan thuộc địa Pháp cũng có hàng chục "hồ sơ" riêng về ông này (dĩ nhiên mật thám v́ mục đích công việc, phải chăm chú t́m hiểu cẩn thận!) Đây có lẽ là một nhân vật bí ẩn nhất trong lịch sử chính trị cận đại! Tôi cho rằng, một tác giả Tử Vi, hoặc viết thẳng, hoặc chỉ nên đưa lá số và không nên ám dụ ai cả. Cách nói ám dụ là cách nói để đạt được mục đích "tuyên truyền", nhưng lại không phải chịu trách nhiệm bất cứ cách nào, v́ ai đảm bảo ông ta nói ǵ. Cách viết như vậy là không nên, nhất là ở một xứ tự do ngôn luận. Nếu v́ "tế nhị" th́ nên tế nhị hẳn, tránh những cách hiểu ám chỉ không rơ ai đúng, ai sai. Không có lợi cho dư luận cũng như chính tác giả, sẽ khiến độc giả đoán già đoán non, c̣n tác giả th́ luôn được "ngoài ṿng trách nhiệm".
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 26 August 2009 lúc 11:30pm
|
Quay trở về đầu |
|
|
Phuc Loc Hội viên
Đă tham gia: 04 June 2007 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1599
|
Msg 13 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:30pm | Đă lưu IP
|
|
|
Trích dẫn:
Giáp mệnh có Lộc, nhị hợp với Thân; Giáp Thân có Lộc, nhị hợp với Mệnh, đó là “Minh Lộc ám Lộc” |
|
Thật sự ko hiểu ư câu này, nhưng có 1 thế là Mệnh và Thân kẹp 1 Lộc và Mệnh hoặc Thân nhị hợp với 1 Lộc. (Trường hợp này chỉ áp dụng với thế mệnh cư Phối hoặc cư Phúc).
__________________ Tử vi dễ học nan tinh!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 14 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:37pm | Đă lưu IP
|
|
|
Ở trên có nói "nhị hợp" rơ ràng rồi. Vả lại, dù ǵ cũng không có MINH - ÁM.
|
Quay trở về đầu |
|
|
Phuc Loc Hội viên
Đă tham gia: 04 June 2007 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1599
|
Msg 15 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:42pm | Đă lưu IP
|
|
|
Em viết bài (copy từ bài viết của NgoaLong) , viết xong mới thấy là anh ThienKhoitimvui đă viết rơ rồi .
Lại hớ hàng
__________________ Tử vi dễ học nan tinh!
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgoaLong Hội viên
Đă tham gia: 20 November 2002 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 856
|
Msg 16 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:57pm | Đă lưu IP
|
|
|
Tham Kỵ quá Ù ơi ... . Từ nào hok dùng, đi dùng từ kẹp, làm nghĩ tới kẹp nách
Cũng thấy cách kẹp nách mạnh hok thua ǵ 1 thủ 1 hợp, c̣n hơn nữa là khác v́ Mệnh hoặc Thân được cách giáp Song Lộc (trong cuốn Tử Vi Chỉ Nam có nói cách giáp Song Lộc quư lắm) và được ám Lộc nữa. Vả lại khi ấy th́ Điền/Phụ Mẫu hoặc Phụ Mẫu/Bào hoặc Bào/Tử có Lộc.
... nhưng làm sao giải thích cái vụ Minh với Ám đây ta
__________________ Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
SHMILY!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 17 of 98: Đă gửi: 26 August 2009 lúc 11:59pm | Đă lưu IP
|
|
|
Xin tự đính chính:
Cung giáp với cung Mệnh có 1 Lộc, cung giáp Mệnh ấy lại nhị hợp với cung Thân. Cung giáp với Thân có 1 Lộc, cung giáp Thân ấy lại nhị hợp với cung Mệnh.
Chung quy cách nào cũng không phải "Minh Lộc, Ám Lộc" (dù cũng tốt vừa như ở trên).
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 18 of 98: Đă gửi: 27 August 2009 lúc 12:07am | Đă lưu IP
|
|
|
NgoaLong đă viết:
Tham Kỵ quá Ù ơi ... . Từ nào hok dùng, đi dùng từ kẹp, làm nghĩ tới kẹp nách Cũng thấy cách kẹp nách mạnh hok thua ǵ 1 thủ 1 hợp, c̣n hơn nữa là khác v́ Mệnh hoặc Thân được cách giáp Song Lộc (trong cuốn Tử Vi Chỉ Nam có nói cách giáp Song Lộc quư lắm) và được ám Lộc nữa. Vả lại khi ấy th́ Điền/Phụ Mẫu hoặc Phụ Mẫu/Bào hoặc Bào/Tử có Lộc. ... nhưng làm sao giải thích cái vụ Minh với Ám đây ta |
|
|
Có ǵ đâu mà không được dùng từ KẸP (chữ Hán là Hiệp), ta thời nay hay gọi "Giáp" nhưng sách ghi rơ là "Hiệp". VD, Mệnh ở giữa, Tả - Hữu 2 bên. Theo lối cổ, th́ Hiệp là sao Hiệp (kẹp) cung, chứ không phải cung Hiệp (kẹp) sao. Nh́n từ cung trở đi th́ mới gọi "Giáp", nh́n từ sao trở đi gọi "Hiệp". Cách gọi này hay mà đúng. Chữ "kẹp" này không nên hiểu theo ư xấu (ḱm kẹp).
Thân - Mệnh kẹp 1 Hóa ở giữa th́ có cái đẹp của nó, v́ Hóa đó tác động lên cả Mệnh lẫn Thân, nhưng cách giáp một phía (ví dụ giáp Tả không giáp Hữu, hoặc chỉ giáp bên trái không có bên phải) cũng không mạnh lắm, nếu không nói là "phá cách".
Vài ḍng chia sẻ.
|
Quay trở về đầu |
|
|
NgoaLong Hội viên
Đă tham gia: 20 November 2002 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 856
|
Msg 19 of 98: Đă gửi: 27 August 2009 lúc 12:26am | Đă lưu IP
|
|
|
Chọc bác Ù chơi thôi anh TKTV!
Về cách "kẹp nách" th́ vài chổ trong sách có nói tới, như Mệnh Thân kẹp 1 cung th́ được hưởng sao tốt trong đó, có ví dụ về cách kẹp Lộc Tồn tại Dần (Mệnh - Măo / Thân - Sửu).
__________________ Có công Canh Cọp (hổ phục) có ngày nên Cao (hổ cốt)!
SHMILY!
|
Quay trở về đầu |
|
|
thienkhoitimvui Hội viên
Đă tham gia: 30 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 2445
|
Msg 20 of 98: Đă gửi: 27 August 2009 lúc 12:44am | Đă lưu IP
|
|
|
Tôi th́ vẫn cho rằng cách nằm giữa Thân - Mệnh trên không mấy mạnh (dù đúng là một cách đẹp). Như Quan - Di có Nô tốt th́ cũng chưa phải là cách thật rơ rệt vậy. Ở đây, Thân - Mệnh là 2 cung chủ chốt của Tử Vi nên có hiệu lực hơn, nhưng giáp một bề vẫn chưa phải là quá mạnh. Khi nào Tả - Hữu 2 bên cung, như thế mới là toàn mĩ. Sao treo 1 bên cung, cũng tốt, nhưng cho những cách đặc biệt, khi "sao trong" và "sao ngoài" tạo nên một tư thế nào đó thật ư nghĩa.
Sửa lại bởi thienkhoitimvui : 27 August 2009 lúc 12:53am
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|