Tác giả |
|
thaicuc Hội viên

Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 4:19am | Đă lưu IP
|
|
|
DUY THỨC TÔN
hay là PHÁP TƯỚNG TÔN
I.- Duyên KhỞi LẬp Tôn
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, v́ chấp có thật ngă, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vần măi theo bánh xe sanh tử luân-hồi.
Nếu con người hiểu rơ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngă đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không c̣n gây phiền năo, tạo nghiệp-chướng nữa, th́ tất không c̣n bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi.
Để phá trừ hai món chấp thật-ngă và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
II.- ĐỊnh Nghĩa
Tôn này thuộc về Đại-thừa, phân-tách vũ-trụ, vạn hữu đều do thức biến hiện.
Duy-thức tôn, hay Pháp-tướng tôn, như danh từ đă chỉ-định, không nói về tâm tánh chơn như, mà chỉ nói về tướng của thức, tức cũng là tướng của pháp. Biết rằng từ chơn vọng ḥa hiệp biến thành h́nh tướng thức A-Lại-Da, rồi từ thức A-Lại-Da sanh ra các tướng tâm-pháp v.v... Tôn này quán-sát hành tướng của các pháp ấy, nên gọi là '' Pháp-tướng tôn '' .
Đứng về phương diện nguyên-nhân mà nghiên-cứu, tôn này chủ-trương rằng vũ-trụ vạn-hữu, hay là tát cả các pháp đều do duy-thức biến-hiện, ngoài thức không c̣n một yếu tố nào khác nữa nên gọi là '' Duy thức tôn '' .
Vậy '' Pháp-tướng tôn '' hay '' Duy thức tôn '' cũng đều để gọi pháp-môn mà tôn-chỉ chỉ là nghiên cứu, quan-sát hành-tướng và nguyên nhân sanh-khởi của vạn pháp. Nguyên nhân sanh-khởi ấy là '' Thức ''.
III.- Căn CỨ các kinh sách Sau Đây LẬp Ra Duy ThỨc Tôn
Như tất cả các tôn phái khác, Duy-thức tôn cũng căn-cứ vào căn luận của Phật mà được thành lập ra. Đó là 6 bộ kinh và 11 bộ luận sau đây:
Sáu bộ kinh là:
1.- Kinh Giải-thâm-mật.
2.- Kinh Hoa-nghiêm.
3.- Kinh Như-lai xuất hiện công-đức trang-nghiêm.
4.- Kinh A-tỳ-đạt-ma.
5.- Kinh Lăng-nghiêm.
6.- Kinh Hậu-nghiêm (hay Mật-nghiêm).
Mười một bộ luận là:
1.-Luận Du-già Sư-địa.
2.- Luận Hiển-dương Thánh-giáo.
3.- Luận Đại-thừa Trang-nghiêm.
4.- Luận Nhiếp Đại-thừa.
6.- Luận Thập-địa-kinh.
7.- Luận Phân-biệt Du-già.
8.- Luận Quán Sở-duyên-duyên.
9.- Luận Duy-thức Nhị-thập-tụng.
10.- Luận Biện-trung-biên.
11.- Luận Tạp-luận.
Vị sáng lập ra Duy-thức chính là Bồ Tát Di-lặc. Đức Di-Lặc sau khi tu chứng được Duy-thức, đă ứng theo lời thỉnh-cầu của Ngài Vô-trước, nói Luận Du-già Sư-địa.
Hai vị có công lớn trong việc phát-triển tôn này ở Ấn Độ là hai anh em nhà Vô-trước và Ngài Thế-thân. Ngài Vô-trước dựa theo bộ '' Du-già Sư-địa '' làm ra bộ luận ''Hiển-dương Thánh-giáo'', và '' Nhiếp Đại-thừa ''. Ngài Thế-thân lại có công đức lớn lao hơn nữa, tóm tắt lại nghĩa lư Duy-thức, làm ra bộ luận ''Duy-thức tam thập tụng ''. Về sau, có mười vị Đại Luận-sư, sớ giải bộ Duy-thức tam-thập tụng, làm thành mười bộ luận chính về Duy-thức .
Đến đời Đường, Ngài Huyền-trang từ Trung Hoa sang Ấn Độ thỉnh kinh và tham-cứu về Phật Giáo. Môn học sở trường của Ngài là Duy-thức. Sau khi trở về Trung Hoa, Ngài lượm-lặt tinh-hoa của 10 bộ đại luận nói trên, dịch thành Hán-văn, dưới nhan đề là: '' Thành Duy-thức Luận '', gồm cả thảy 10 quyển. Ngài Khuy-cơ là đệ-tử lớn của Ngài Huyền-trang sớ-giải thêm rơ nghĩa-lư bộ '' Thành Duy-thức Luận '' làm ra thành 60 quyển, dưới nhan đề là '' Thành Duy-thức thuật-kư ''.
Tóm lại, ở Ấn Độ, vị có công lớn nhất trong sự phát huy Duy-thức tôn là Ngài Thế-thân. C̣n ở Trung Hoa, vị có công lớn nhất trong việc truyền bá Duy-thức tôn là Ngài Huyền-trang.
Về phương diện sách vở dạy về Duy-thức, từ xưa đến nay được các học giả xem là chánh-tôn Duy-thức, th́ có ba bộ sau đây:
1.- Đại-thừa Bá pháp minh môn luận (tác giả là Ngài Thế-thân). Nội dung bộ luận này giải-thích các danh từ chuyên-môn của Duy-thức, nói rơ 100 pháp và hai món vô-ngă. Người học Duy-thức nếu không học bộ luận này trước, th́ không dễ ǵ hiểu được Duy-thức (bộ luận này đă được dịch ra tiếng Việt và chúng tôi lấy nhan đề là: Duy-thức nhập môn).
2.- Duy-thức tam thập tụng (cũng do Ngài Thế-Thân tạo ra). Trong bộ luận này Ngài Thế-Thân dùng 30 bài tụng để giải thích về nghĩa lư chánh của Duy-thức, luận này chia làm bốn phần:
a) Phần thứ nhất nói về ba chức năng-biến:
- Thức năng-biến thứ nhất là thức A-lai-da (thức tứ tám).
- Thức năng-biến thứ hai là thức Mạt-na (thức thứ bảy).
- Thức năng-biến thứ ba là sáu thức năng trước.
b) Phần thứ hai nói về các tâm-sở:
- Biến-hành (5 món).
- Biệt-cảnh (5 món).
- Thiện (11 món).
- Căn-bổn phiền-năo (6 món).
- Tùy phiền-năo (20 món).
- Bất-định (4 món).
c) Phần thứ ba giải-đáp các nghi vấn:
- Làm sao biết được phận-vi sanh-khởi của các thức?
- Nếu không có ngoại cảnh, th́ sao có sanh tử và các sự phân biệt?
- Nếu không có ngoại cảnh, th́ sao có chúng hữu-t́nh sanh-tử?
- Nếu chỉ thức, tạo sao Phật lại nói có ba tánh?
- Nếu có ba tánh, tại sao Phật nói ba món vô-tánh?
d) Phần thứ tư nói về đệ tu Duy-thức:
Từ khi phát tâm tu Duy-thức cho đến khi chứng được Duy-thức tánh thành Phật, hành-giả phải trải qua năm địa vị, thứ lớp như sau đây:
- Vị Tư-lương (như lương thực cửa người đi đường).
- Vị gia hạnh (gia công tấn hàng).
- Vị thông-đạt (thấu suốt đường lối).
- Vị tu-tập (tu-hành tập-luyện).
- Vị cứu cánh (đến cùng tột địa vị tu chứng).
3.- Bát-thức qui-cũ tụng (tác giả là Ngài Huyền-trang). Nội dung của quyển này, Ngài Huyền-trang dùng 12 bài tụng để toát yếu lại nghĩa-lư Duy-thức, gồm có bốn phần:
a) Phần thứ nhất nói về năm thức đầu
b) Phần thứ hai nói về thức thứ sáu .
c) Phần thứ ba nói về thức thứ bảy
d) Phần thứ tư nói về thức thứ tám.
Mỗi một phần có ba bài tụng, hai bài tụng đầu nói hành-tướng các thức, khi hành-giả c̣n ở địa vị phàm-phu; bài tụng thứ ba nói hành-tướng các thức, khi lên quả-vị Thánh.
Tóm lại, ba bộ luận trên này, người muốn học Duy-thức, không thể bỏ qua được.
IV.- ChỦ Trương CỦa Duy ThỨc Tôn
Chủ-trương của Duy-thức tôn là phá trừ vọng chấp ngă, pháp (biến kế sở chấp), bằng cách chỉ cho chúng sanh thấy tất cả các pháp đều nương nơi thức hiện ra (y-tha khởi), và mục dích cuối cùng là đưa chúng sanh trở về với tánh chân thật (viên-thành thật). Thế-giới hiện-tượng này này, v́ mê-mờ, chúng ta tưởng là chắc thật, nhưng theo chủ trương của Duy-thức học, th́ vũ-trụ vạn-hữu đều là Duy-thức biến-hiện. Cũng như sơn hà, đại địa trong cảnh chiêm bao, không có cảnh vật ấy.
Vậy, nếu chỉ cho chúng sanh thấy được một cách rơ ràng, vũ-trụ vạn-hữu do thức biến-hiện ra như thế nào, th́ chắc chắn chúng sanh sẽ không c̣n chấp thật ngă, thật pháp nữa. Cũng như khi biết cảnh vật trong chiêm bao là do tâm chiêm-bao sanh ra th́ không c̣n mê muội nơi cảnh chiêm-bao nữa. Mà không c̣n chiêm-bao tức đă thức-tỉnh. Cũng thế, khi không c̣n chấp thật ngă, thật pháp nữa, tất sẽ thấy được cảnh chân-thật của vũ-trụ vạn-hữu, (tánh viên thành-thật). Đó là chủ trương của Duy-thức tôn.
Nói một cách vắn tắt, chủ trương của Duy-thức tôn là quy vũ-trụ vạn-hữu trở về Duy-thức tướng, rồi từ Duy-thức tướng trở về Duy-thức tánh (tâm chơn-như hay tánh viên-giác).
V. - Thành PhẦn CỦa HiỆn TưỢng GiỚi (vũ-trụ vạn-hữu gồm cả tâm và pháp) Phân LoẠi Theo Duy ThỨc Tôn
Hiện tượng giới, tức là vạn sự vạn vật trong vũ-trụ (gồm cả tâm lẫn vật), tuy nhiên không thể kể xiết được, nhưng dưới nhăn-quan của nhà Duy-thức học, có thể phân ra thành năm loại; năm loại này lại chia thành 100 thành phần hay 100 pháp.
Năm loại lớn ấy là:
1.- Tâm-vương tức là '' tướng '' của thức, thuộc về tâm-giới.
2.- Tâm-sở tức là '' dụng '' của thức, cũng thuộc về tâm-giới.
3.- Sắc-pháp tức là ''ảnh-tượng'' của thức, thuộc về sắc-giới.
4.- Bất-tương-ứng-hành tức là ''phận-vị sai khác'' của thức, không phải thuộc hẳn về tâm mà cũng không thuộc về sắc-giới, nhưng gồm cả hai phần mà
thành.
5.-Vô-vi tức là ''tánh'' của thức, cũng gọi là ''chơn như '' .
Bốn loại trên: tâm-vương, tâm-sở, sắc-pháp, bất tương ưng hành đều thuộc về " hữu vi", tức là " tướng , có sanh diệt.
Loại thứ năm, là pháp "vô vi", không sanh diệt, không tạo tác, tức là " tánh " của các pháp, hay chơn như.
Năm loại lớn trên đây, mỗi loại lại chia làm nhiều thành phần, có những tác dụng hành tướng riêng biệt, mà chúng ta cần nghiên cứu kỷ sau đây:
1.-Tâm vương
Tâm vương gồm có tấm món, mỗi món có những đặc tánh, khả năng và nhiệm vụ riêng biệt, như mỗi ông vua làm chủ mỗi nước, nên gọ là tâm vương. Tám phần của tâm vương là:
a) Nhăn thức
b) Nhĩ thức
c) Tỹ thức
d) Thiệt thức
đ) Thân thức
e) Ư thức
h) A-lại-da thức
Chúng ta có năm giác quan, mỗi giác quan có một sở năng, một cái biết riêng: khi ta nh́n một cái hoa, biết cái hoa ấy màu vàng hay đỏ v.v... cái biết ấy thuộc về con mắt, nên gọi là nhăn thức. Khi chúng ta nhge đàn, biết tiếng đàn ấy cao hay thấp, to hay nhỏ v.v... cái biết ấy thuộc về tai, nên gọ là nhĩ thức. Khi ta ngửi một mùi ǵ, biết được mùi ấy thơm hay hôi, cái biết ấy thuộc về mũi, nên gội là tỷ thức. Khi chúng ta nếm một món ăn ǵ, biết được món ăn ấy mặn hay lạt, chua hay ngọt, cái biết ấy thuộc về lưỡi, nên gọi là thiệt thức. Khi chúng ta đụng vào một vật ǵ, biết vật ấy cứng hay mềm, nóng hay lạnh, cái biết ấy thuộc về thân thể, nên gọi là thân thức.
Năm cái biết trên này: Nhăn, Nhĩ, Tỹ, Thiềtva Thân thức, thuộc về năm giac quan bên ngoài nên chúng ta dễ nhận.
Ba cái biết sau này: Ư thức, Mạt-na-thức, A-lại-da-thức, thuộc về nội tâm, và theo thứ lớp, ẩn sâu vào trong, tế nhị hơn, nên khó nhận khó biết. Tuy thế, đối với nhà Duy thức học, người ta cũng có thể nhận biết được rành rẽ hành tướng phân biệt được phạm vi hoạt động, sở trường , sở đoản và công năng của mỗi thứ.
Trước tiên, chúng ta nói đến thức thứ sáu hay "Ư thức".
Ư thức có hai phạm vi hoạt động:
- Khi nào ư thức hiệp với năm thức trước, tiếp xúc với cảnh, th́ gọi là " Ngũ câu Ư thức", hay là " Minh liễu Ư thức". Trong lúc mắt thấy sắc, tai nghe tiếng v.v... mà không có Ư-thức phụ vào (để ư) th́ mặc dù mắt vẫn thấy, tai vẫn nghe, nhưng thấy nghe không được rơ ràng. Sách nho chép: "Tâm bất tại diên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn" ( nếu không chú ư, th́ dù xem cũng chẳng thấy, lắng cũng chẳng nghe). Trái lại, khi có Ư-thức phụ vào, thấy nghe v.v... đều minh bạch.
- Khi nào Ư-thức làm việc một ḿnh, không cùng hợp tác với năm thức trước, th́ gọi là "Đơn độc Ư-thứ" hay "Độc đầu Ư-thức". Như trong lúc năm thức trước không tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị và xúc, mà trong tâm trí vẫn lưu lại bóng dáng (pháp trần) của năm trần. Khi chúng ta nhớ tưởng lại, th́ cảnh ngũ trần in như hiện rơ ràng ở trước, đó là công dụng của " Độc đầu Ư-thức". Thức thứ sáu này, khi tính toán, suy nghĩ việc ǵ, thiện hay ác, hay hay dở, cũng đều lanh lợi đảm đang hơn các thức khác, nên trong duy thức nói: "Công vi thủ, tội vi khôi" (Có công th́ nó đứng đầu, mà có tội nó cũng đứng đầu).
Thức thứ sáu, tuy sở trường là khôn ngoan lanh lợi, nhưng lại có sở đoản là bất thường, không phải lúc nào cũng hiện diện, mà lại có khi gián đoạn, ẩn phục, như trong lúc bị hụp thuốc mê, chết giả, ngủ say, hay nhập vô tưởng định v.v... Qua những giai đoạn ấy, Ư-thức lại hiện trở lại.
Vậy trong lúc ư thức không hiện, nó núp ở đâu?
Theo Duy thức, khi đó, thức thứ sáu trở về gốc của nó là Ư-căn, tức là thức thứ bảy hay thức Mạt-na. Theo tâm lư học th́ cũng có thể gọi là tiềm thức.
Thức thứ bảy này có hai công năng:
- Chấp ngă;
- Làm căn bản choƯ thức thứ sáu.
Nó có công-năng là đem các pháp hiện hành bên ngoài ''truyền'' vào tạng thức và đem các pháp chủng tử bên trong ''tống'' ra ngoài nên nó có tên là ''truyền tống thức''. Sự chấp ngă của thức này và của thức thứ Sáu, có thô và tế khác nhau. Khi nào để ư bảo thủ bản ngă, như khi ra trận bắn nhau với địch quân, khi đánh lộn, hay t́m một kế ǵ để sanh nhai, th́ sự chấp ngă ấy thuộc về thức thứ Sáu. Thực ra không có lúc nào chúng ta không chấp ngă, sự chấp ngă vẫn thường trực trong chúng ta. Nhưng nó âm thầm, sâu kín, tiềm trực, nên chúng ta không nhận thấy được. Đến lúc bất ngờ, đột nhiên xảy ra một sự việc ǵ đó có nguy hại đến tánh mạng ta, như bất thần có người ŕnh rập, hay đi ra đường bị nhành cây găy sắp rơi xuống đầu... trong những lúc ấy, tuy thức thứ Sáu không kịp để ư can thiệp, đối phó mà ta vẫn tự tránh né, bảo thủ cái Ngă. Đó là sự chấp ngă của thức thứ bảy.
Ngoài bảy thức nói trên, c̣n có một thức thứ tám tế nhị, sâu kín mênh mông hơn nữa, đó là thức A-lại-da, Tàu dịch là Tàng-thức, nghĩa là thức ''Tích chứa''.
Từ nhỏ đến lớn chúng ta đọc rất nhiều sách, tiếp xúc với nhiều sự vật, rồi thời gian cứ tuần tự trôi qua, chúng ta tưởng đă quên mất rồi. Thế mà không! Mỗi khi nghĩ đến th́ danh từ, h́nh ảnh của những vật xưa củ hiện ra rơ ràng như một cuốn phim quay lại ở trước mắt. Những danh từ h́nh ảnh ấy, v́ sao mấy chục năm qua mà vẫn c̣n lại? Tất nhiên phải có một cái kho vô tận chứa lại, nên mới không mất vậy! Kho vô tận này trong Duy-thức tôn gọi là Tàng-thức (thức chứa).
Để cho dễ nhớ hành tướng và công năng của tám thức nói trên, cổ nhân có làm bài kệ rằng:
Nguyên văn:
Bát cá đệ huynh, nhứt cá si
Độc hữu nhứt cá, tối linh tinh
Ngũ cá môn tiền ố măi mại
Nhất cá gia trung tác chủ y.
Dịch nghĩa:
Anh em tám chú một người si (thức thứ bảy)
Một ḿnh ư-thức rất tinh ranh (thức thứ sáu)
Năm chàng ngoài cửa lo buôn bán (năm thức trước)
Làm chủ trong nhà, thức Lại-da (thức thứ tám).
2.- Tâm sở
Tâm sở là tánh sở hữu, phụ thuộc của Tâm vương, cũng như ông quan trong triều, phụ thuộc dưới quyền sai sử của ông vua, hay những nhân viên phụ thuộc dưới quyền sử dụng của vị Bộ trưởng. Tâm sở có tất cả 51 pháp, chia làm sáu loại như sau:
- Biến hành Tâm sở: Biến là phổ biến, hành là lưu hành; Biến hành Tâm sở nghĩa là những tâm sở có công năng phổ cập lưu chuyển khắp cả tám thức (tâm vương), với thức nào nó cũng tương ưng được cả. Biến hành Tâm sở gồm có 5 pháp là: Xúc, Tác ư, Thọ,Tưởng và Tư.
- Biệt cảnh Tâm sở: Biệt là riêng biệt, Biệt cảnh Tâm sở là những tâm sở riêng mỗi cảnh khác nhau, như dục Tâm sở duyên riêng với cảnh mà ḿnh ưa muốn; Huệ tâm sở riêng với cánh mà ḿnh quan sát... chứ không phải như Biến hành tâm sở. Biệt cảnh Tâm sở gồm có 5 pháp là : Dục, Thắng giải, Niệm, Định và Huệ.
- Thiện Tâm sở: Thiện Tâm sở là tâm sở lành và có công năng phát sanh những điều lành mà thôi. Thiện tâm sở gồm có 11 pháp là: Tín, Tàm, Quư, Vô tham, Vô sanh, Vô si, Tinh tấn, Khinh an, Bất phóng dật, Hành xả và Bất hại.
- Căn-bản phiền-năo tâm sở: những tâm-sở này gây phiền năo, rối loạn cho chúng sanh. Đây là những phiền-năo làm cội gốc cho các phiền-năo phát sinh, nên gọi là căn bản phiền-năo. Căn bản phiền-năo bao gồm có sáu pháp là: Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Ác-kiến.
- Tùy phiền-năo tâm-sở: Những tâm-sở này nương tựa, phát sanh từ các phiền-năo căn bản tâm sở nói trên, nên gọi là tùy phiền-năo. Những tâm sở căn bản phiền-năo trên là gốc mà những tâm sở phiền-năo này là ngọn. Tùy phiền-năo tâm sở gồm có 50 pháp là: Phẫn, Hậu, Phú, Năo, Tật, Xan, Cuốn, Siển, Hại, Kiêu, Vô-tàm, Vô-quí, Trạo-cử, Hồn-trầm, Bất-tín, Giải-đăi, Phóng-dật, Thất-niệm, Tán-loại, Bất-chánh-trí.
- Bất định tâm sở: Bất-định nghĩa là không nhất định; bất định tâm sở là những tâm sở không nhất định thiện hay ác; không đứng hẳn về một phía thiện hay ác; như các pháp nói trên. Bất định tâm sở gồm có bốn pháp là: Hối, Miên,Trầm, Tư.
3.- Sắc pháp
Sắc-pháp tức là những pháp có thể hư nát và có tánh cách chướng ngại. Sắc-pháp là sự phối hợp của năm căn và sáu trần, cộng tất cả là 11 pháp:
Năm căn là: Nhăn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân.
Sáu trần là: Sắc, thinh, hương, vị, xúc, và pháp trần.
4.- Bất tương-ưng hành pháp
Các pháp này không thuộc về sắc mà cũng không thuộc về tâm; nhưng chúng nó không thể rời sắc và tâm mà có được. Thí dụ như ''đắc'' (được) là một ''bất tương-ưng pháp''. ''Được'' không thể là sắc mà cũng không thể nào là tâm. Nhưng khi nói ''được'', tức là hàm cái nghĩa ''được'' một cái ǵ, nhưng ''được'' một đồng bạc chẳng hạn, và phải có một yếu tố thứ hai là ''ai'' được. Đồng bạc thuộc về sắc, ''ai'' thuộc về tâm. C̣n ''được'' không phải lá sắc và tâm mới có. Đó là một thí-dụ để chúng ta suy-gẫm về những pháp Bất-tương-ưng khác, như mạn-căn, sanh, trụ, dị, diệt, phương, thế tốc v.v... gồm tất cả là 14 pháp.
5.- Vô-vi pháp
Như đọan trên đă có nói, pháp vi-vô là pháp không sanh, không diệt, không tạo-tác, không thay đổi, xa ĺa tướng hư vọng, tức là thể-tánh của các pháp. Các pháp vô-vi, đối với phàm-phu th́ khó có thể nói-năng, nghĩ bàn, so sánh được. Tuy thế, để có một ư-niệm về thể-tánh chơn-như, nhà chủ trương Duy-thức dựa vào sắc tướng, danh tự để h́nh dung các pháp vô-vi. Do đó, mà đặt sáu pháp vô-vi sau đây:
a) Hư không vô-vi: Muốn nói thể-tánh chơn-như, xa ĺa các đều chướng ngại, giống như hư-không.
b) Trạch-diệt vô-vi: Trạch là lựa chọn, Diệt là diệt trừ, nghĩa là nhờ các sự lựa chọn đứng-đắn của Trí-huệ vô lậu mà diệt trừ được sự phiền năo nhiễn trước, chứng ngộ cứu cánh.
c) Phi-trạch diệt vô-vi: Trên th́ nói nhờ sự lựa chọn, đứng đắn của trí-huệ mà diệt trừ được sự phiền năo nhiễm trước. Nhưng nói thế không có nghĩa rằng pháp-tánh nhờ có sự diệt trừ phiền-năo mới có được. Pháp-tánh vốn đă có sẵn, xưa nay là vốn là thanh-tịnh, không có nhiễm ô, không có sanh diệt, cho nên gọi là phi-trạch diệt vô-vi. Lại có nghĩa thứ hai là v́ thiếu duyên, nên các phiền-năo nhiễm-ô không hiện; v́ thế mà pháp vô-vi thanh-tịnh tự hiện ra, không cần có sự trạch diệt.
d) Bất động diệt vô-vi: Khi đă xa ĺa các phiền năo, về cơi tịnh lự thứ ba, thuộc về sắc giới, dứt bỏ những sự vui buồn, thường tương ưng cùng xả thọ, không c̣n bị lay động, bởi một sắc tướng ǵ nữa, nên gọi là ''Bất động diệt vô-vi ''.
e) Tưởng thọ diệt vô-vi: Khi đă xa ĺa được phiền năo ở cơi thứ ba thuộc về vô sắc giới, các tâm sở '' tưởng, thọ'' đều tịch diệt, chơn như hiện ra, nên gọi là '' Tưởng thọ diệt vô-vi''.
f) Chơn như vô-vi: Năm pháp vô-vi trên này là h́nh dung các đức tánh của chơn như; pháp thứ sáu này là "Chơn như vô-vi", mới chỉ đích danh bản thể chơn như.
Để người đọc dễ nhớ 100 pháp vừa kể trên này, cổ nhân có làm một bài kệ, tóm tắt như sau.
Nguyên văn:
Sắc pháp thập nhất, tâm pháp bát
Ngũ thập nhất cá tâm sở pháp
Nhị thập tứ chủng bất tương ưng
Sáu món vô vị, thành trăm pháp
Dịch nghĩa:
Sắc pháp mười một, tâm pháp tám
Năm mươi mốt món tâm sở pháp
Hai mươi bốn món bất tương ưng
Sáu món vô-vi , thành trăm pháp
VI. – PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH
Như chúng ta đă biết vũ trụ vạn hữu tuy vô cùng phức tạp, nhưng nhà Duy thức học có thể sắp xếp thành 100 loại (bách pháp ). Một trăm loại này, tuy h́nh tướng công năng có khác nhau, chung cục lại cũng đều Thức cả.
Vậy phương pháp tu hành của nhà Duy thức học là làm thế nào để chứng ngộ cái lư nói rên, thể nhập với cái chơn lư ấy. Để đạt được mục đích này nhà Duy thức học dạy phải thực hành 5 pháp quán sau đây, gọi là ''Ngũ trùng duy thức quán''. Với năm pháp quán này, hành giả đi từ thô đến tế, từ phức tạp đến tinh thuần, để cuối cùng chỉ c̣n thấy có thức tánh, tức là tâm chơn như.
1.- Bỏ cái hư giả, lưu lại cái hư thật (khiển hư, tồn thật): Bỏ cái hư giả tức là cái vọng chấp thật có ngă, có pháp do cái tánh ''biến kế chấp'' tạo ra. Lưu lại cái chân thật, tức là cái tánh ''y-tha-khởi'' và ''viên-thành''. Nói một cách khác cho dễ hiểu, trong pháp quán này, hành giả phải quán ngă và pháp là không thật ( hư) để phá trừ cái chấp thật có. Hành giả lại quán tánh y-tha, viên-thành là thật có (thật) để phá trừ chấp không. Trong lối quán duy thức từng thứ nhất này, ''có'' và ''không'' đối đăi nhau, để bỏ'' biến kế chấp'' lưu lại ''y tha'' và ''viên thành''.
2.- Bỏ cái lộn lạo, lưu lại cái thuần túy (xả lạm lưu thuần): Cái lộn lạo nói ở đây là tướng phần (nội cảnh); có thuần túy ở đây là kiến phần. Bỏ cái lộn lạo, lưu cái thuần túy, tức là bỏ phần ''tướng'' bị duyên (sở duyên) mà lưu lại cái phần ''kiến'' là phần năng duyên. Đây là quán thứ hai về lối duy thức, lấy tâm (năng) và cảnh (sở) đối đăi với nhau, và mục đích là bỏ cảnh (xả lạm) mà chỉ giữ lại tâm (lưu thuần). Lối quán thứ nhất là bỏ vọng cảnh ngoài tâm; lối quán thứ hai này là bỏ cảnh nội tâm là tướng phần của thức.
3.- Đem cái ngọn trở về gốc (nhiếp mạt quy bổn): Cái ngọn ở đây tức là muốn nói tướng phần và kiến phần, c̣n gốc ở đây tức là tự chứng phần. Kiến phần và kiến phần là ''dụng'' đều y theo tự chứng phần mà khởi ra, nên gọi là ngọn; c̣n tự chứng phần là ''thể tánh'' cho nên gọi là gốc. Lối quán duy thức thứ ba này là đem ''dụng'' và ''thể'' đối đăi với nhau, mà mục đích là bỏ cái phần thuộc tương đối ít quan trọng là dụng (kiến phần), chỉ giữ lại cái phần căn bản là thể (tự chứng phần).
4.- Giấu cái liệt làm hiển lộ cái thắng (ẩn liệt hiển thắng): Cái Liệt muốn nói ở đây tức là các tâm sở, cái Thắng tức là các tâm vương. Tâm sở phụ thuộc vào cái tâm vương nên gọi là liệt, hay kém; tâm vương là phần sai sử chủ động, nên gọi là thắng, hay hơn. Lối quán duy thức thứ tư này là đem 51 món tâm sở so sánh với 8 món tâm vương, và mục đích là dẹp bỏ các món tâm sở và làm hiển lộ 8 món tâm vương.
5.- Bỏ thưc tướng về thức tánh (khiển tướng chứng tánh): Bốn tầng quán Duy thức trên, tuy rốt ráo chỉ c̣n giử lại các món tâm vương, nhưng tâm vương cũng có sự tướng và lư tánh. Lối quán thứ năm này là đem sự tướng đối đăi với lư tánh, mà mục đích cuối cùng là bỏ sự tướng của thức (thức tướng) để trở về với lư tánh của thức (thức tánh), tức cũng là chứng nhập Pháp tánh hay tâm Chơn như (quư độc giả muốn hiểu rỏ thêm, xin xem bài duy thức quán đâị cương của Ngài Thái Hư Pháp sư).
Ngoài năm lớp quán Duy thức của cổ nhơn mà chúng tôi vừa kể trên, c̣n có một lối tu nữa rất dễ dàng và thiết thực, hợp với đại chúng là chúng ta thường quan sát và kiểm điểm nội tâm của ḿnh.
Chúng ta hăy đọc kỹ về hai lọai Phiền năo tâm sở và Thiện tâm sở trong Duy thức, để nh́n rơ mặt mày tướng trạng, công dụng, tánh t́nh và danh tự của chúng. Rồi hằng ngày chúng ta kiểm điểm ở nội tâm: Mỗi khi hiện lên một tâm niệm ǵ, chúng ta kiểm điểm và quan sát thật kỹ tâm niệm này thiện hay ác (phiền năo). Nếu tâm niệm thiện th́ chúng ta nuôi dưỡng cho nó phát-triển thêm, c̣n nếu tâm niệm ác th́ chúng ta mau mau lo diệt trừ đi. Chúng ta biết sữa đổi tâm niệm xấu (tu tâm) và nuôi dưỡng tánh tốt (dưỡng tánh) như thế phải th́ chúng ta sẽ thành được Thánh hiền (xem quyển tu tâm và dưỡng tánh).
VII.- Hành GiẢ PhẢi TrẢi Qua Năm ĐỊa VỊ Trong Khi Tu Duy ThỨc
Người tu học pháp môn Duy thức, cũng như kẻ bộ hành, từ khi nảy sinh ra cái ư định muốn đi cho đến tới đích, phải trải qua năm giai đoạn hay năm địa vị như sau:
1.- Vị tư lương: Tức là thời gian chuẩn bị như người sắp đi xa, phải chuẩn bị lương thực trước lúc lên đường.
Trong Duy thức Tam thập tụng:
Nguyên văn:
Năi chí vị khởi thức
Cầu trụ Duy-thức tánh
Ư nhị thủ tùy miên
Du vị năng phục diệt.
Nghĩa là: Từ khi chưa phát tâm cho đến khi phát tâm cầu an trụ Duy thức tánh, trong thời gian đó, hai món thủ (ngă chấp, pháp chấp) hăy c̣n miên phục, hành giả chưa có thể chinh phục diệt trừ được.
2.- Vị Gia hạnh: Hành giả gia công tấn hạnh, cũng như người định đi xa, sau khi đă chuẩn bị đủ hành lư cách bước lên đường.
Trong Duy thức tam thập tụng có chép:
Nguyên văn:
Hiện tiền lập thiểu vật
Vị thị Duy-thức tánh
Dĩ hữu sở đắc cố
Phi thật trụ Duy-thức.
Nghĩa là: Nếu hiện tiền c̣n thấy ḿnh an trụ Duy thức tánh, dù nhỏ nhiệm bao nhiêu th́ cũng chưa phải thật an trụ Duy thứ tánh, v́ c̣n có chổ sở-đắc vậy.
3.- Vị Thông đạt: Hành giả thông suốt đường lối tu hành, cũng như người bộ người bộ hành.nghiên cứu kỹ lưỡng con đường ḿnh sắp đi, biết rơ đoạn nào tốt, đoạn nào xấu, đoạn nào nguy hiểm, đoạn nào không v.v...
Trong Duy thức tam thập tụng có chép:
Nguyên văn:
Vô đắc bất đắc nghị
Thị xuất thế gian trí
Xả nhị thô trọng cố
Tiện chứng đắc chuyển y.
Nghĩa là: cảnh giới "vô đắc"này không thể nghĩ bàn; đây là trí xuất thế gian vô lậu. Do đă xa ĺa được hai món thô trọng (phiền năo chướng và sở tri chướng), hành-giả chứng được hai món chuyển-y (Bồ-Đề và Niết bàn).
5.-Vị cứu cánh: Quả vị rốt ráo của sự tu chứng, tức là quả Phật , cũng như người đi đường đă hoàn toàn tới chỗ.
Trong Duy-thức tam thaạp tụng có chép:
Nguyên văn:
Thử tức vô lậu giới
Bất tư nghi, thiện , thường
An lạc, giải thoát thân
Đại Mâu-ni danh pháp.
Nghĩa là: Đây là cảnh giới vô lậu, cũng gọi là: a) Bất tư nghị, b)Thiện, c) Thường, d) An lạc, đ) Giải thoát thân, e) Đại Mâu-ni, cũng gọi là Pháp thân (quư vị muốn rơ thêm, xem cuốn Duy-thức học, tập V tức là Duy-thức tam thập tụng ).
VIII. - KẾt QuẢ Tu ChỨng
Hành-giả sau khi đă dày công tu-luyện pháp-môn Duy-thức này, sẽ được nhiều thành quả tốt đẹp như sau:
1. Được bốn trí:
a) Thành sở tác trí: Trong khi c̣n sống trong mê vọng, năm thức trước của chúng ta là nhăn, nhĩ, tỹ, thiệt và thân thức, duyên với cảnh giới năm trần là sắc, thanh, hương, vị và xúc trần; nhờ thế, mà chúng ta mới thấy được sắc, nghe được tiếng , ngữi được mùi, nếm được vị và cảm giác được cảnh giới chung quanh. Nhưng cái giá trị và tầm hoạt động cũng như công dụng của năm thức ấy rất nhỏ hẹp và thường hay sai lạc, nhận giả làm thật. Do đó, chúng ta tạo ra các nghiệp sanh tử luân hồi, quay cuồng trong lục đạo. Đối với người tu Duy-thức khi đă thành tựu rồi, th́ năm thức này chuyển ra thành cái trí "thành sở tác", nghĩa là cái trí này có những công năng vô cùng rộng lớn như thị hiện thần thông biến hóa, hiện ra ba món hóa thân, để tùy theo căn cơ của chúng sanh mà hóa-độ.
b) Diệu quán sát trí: Khi đang c̣n ở trong mê, thức thứ Sáu chỉ biết so đo, tính toán trong phạm vi nhỏ hẹp, tầm hoạt động không thể bao quát cùng khắp được. Do đó mà nó thường hay sai lạc, lầm lẫn, và lôi kéo thân và miệng làm nhiều điều tội lỗi, tạo ra các nghiệp sanh tử luân hồi. Đến khi đă chứng được Duy-thức quả rồi, th́ cái thức thứ Sáu này chuyển thành cái trí Diệu-quan-sát, nghĩa là cái trí quan sát rất là mầu nhiệm, có thể thấy được hằng-sa thế giới; trong mỗi thế giới thấy được toàn thể chúng sanh, trong mỗi chúng sanh thấy được bao ngạc nhiêu tâm niệm v.v... Và nhờ sự quan sát huyền diệu rốt ráo như thế mà tùy theo nguyện vọng, tâm lư, làm lợi lạc cho chúng sanh.
c) B́nh đẳng tánh trí: Trong khi mê, thức thứ Bảy chấp kiến phần của thức thứ Tám là ngă. Khi đă chấp "ngă", tất nhiên chỉ biết có ngă là quan trọng nhất, và mọi ư nghĩ, mọi hành động, mọi lời nói ǵ cũng đều quy tụ chung quanh cái ngă. Điều ǵ thích hợp với cái ngă th́ yêu thương, chiều chuộng, cưng dưỡng, điều ǵ trái với cái ngă th́ khinh ghét, hất hũi, chà đạp. Do đó, gây ra không biết bao nhiêu là bất công, bất b́nh đẳng, làm xáo trộn, điêu đứng phá hũy cơi trần gian này. Đến khi chứng được Duy-thức quả, thức thứ Bảy này không c̣n chấp ngă nữa, mà chỉ thấy ḿnh và người, cho đến ḷai vật đều như nhau. Khi đă có được trí b́nh đẳng rồi th́ sẽ dùng tâm từ bi hiện đủ phương tiện, để tùy theo căn cơ mỗi loài mà hóa độ, làm cho chúng sanh đều được giải thoát.
d) Đại viên cảnh trí: Khi c̣n mê-mờ bị thức thứ Bảy chấp ngă và bị các chủng-từ phiền-năo hữu-lậu, nhiễm-ô chi-phối, nên thức thứ Tám không được sáng suốt thanh-tịnh. Đến khi nhờ tu-hành, chứng được Duy-thức tánh, th́ thức thứ Tám này trở thành như một cái gương lớn được lau chùi sạch bụi-bặm, có thể phản chiếu khắp cả mười phương thế-giới, nên gọi là ''Đại viên cảnh trí''.
2. Hai trí:
Bốn trí trên này, tuy có phân chia khác nhau, tùy theo công năng của mỗi thứ, nhưng rốt lại, có thể gồm hai trí sau đây là Căn-bản trí và Hậu-đắc trí.
a) Căn-bản trí: Tức là trí thể, chư Phật có chúng sanh đều sẳn có. Trí này cũng gọi là Vô phân-biệt trí.
b) Hậu đắc trí: Trí là trí dụng. Sau khi chứng quả Thánh, được Căn-bản trí rồi mới được Hậu-đắc trí. Trí này cũng gọi là Sai-biệt trí; nghĩa là trí phân biệt các pháp do tánh y-tha-khởi mà có sai khác.
Tóm lại, thành quả rốt-ráo của người tu học Duy-thức là chuyển đổi được tám thức thành bốn trí là: Thành-sở-tác trí, Diệu-quán-sát trí, B́nh-đẳng-tánh trí và Đại-viên-cảnh trí. Đứng về mặt thể và dụng mà xét th́ bốn trí này chỉ gồm lại làm hai là: Căn-bản trí và Hậu-đắc trí. Khi đă được hai trí này hành-giả đă chứng được Duy-thức tánh, ngộ nhập chơn-tâm, hoàn thành quả Phật.
IX. - LỢi Ích ThiẾt ThỰc Trong Khi HỌc Và Tu Duy ThỨc
Kết quả thu hoạch được như trên, hành-giả tất phải trải qua nhiều kiếp tu-hành. Nhưng chúng ta đừng thấy con đường đi quá xa-xôi, diệu vợi mà nản chí. Vă lại không phải đợi đến khi thu hoạch được kết-quả cuối cùng mới nhận chân được sự lợi ích của pháp môn này. Ngay trong khi đang tu học, môn Duy-thức này cũng đă đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích thiết thực cho đời sống hiện tại rồi.
1.- Chúng ta tự biết được ḿnh một cách rơ-ràng:
Từ hồi nào đến giờ, chúng cho ta thân tâm này là của ta, tưởng rằng chúng ta đă hiểu rơ bản thân của ta nhiều lắm. Nhưng nghĩ cho kỹ, chúng ta chỉ biết sơ sài về chúng ta mà thôi. Về thân xác này, chúng ta chỉ thấy được những bộ phận ở bên ngoài như mặt, mũi, tay, chân v.v... Muốn biết các bộ-phận bên trong, chúng ta tất phải học khoa phẩu thuật.
Về tâm-tánh chúng ta lại càng dốt hơn nữa. Nhiều khi chúng ta tưởng hiểu rơ nội tâm của ḿnh, kỳ thật đă lầm nhiều lắm. Vậy muốn rơ biết tâm-tánh một cách rơ ràng, chúng ta hăy tu học Duy-thức. Như phần trên đă nói, Duy-thức học đă phân tích, chia-chẻ một cách tường tận, tỉ-mỉ, tâm-lư của chúng ta, liệt kê ra thành nhiều loại; mỗi loại có tên riêng, hành-tướng, công-năng, phạm-vi hoạt-động khác nhau như thế nào. Học Duy-thức, chúng ta thấy được phần nội tâm một cách rơ ràng như người cầm gương soi, thấy tất cả những ǵ ở trên mặt. Chúng ta sẽ biết rơ những tâm-niệm xấu-xa để diệt-trừ (tu tâm), những tánh-t́nh tốt đẹp để bồi dưỡng (dưỡng tánh). Do đó, chúng ta sẽ trở thành người hiền lương, đạo-đức.
2.- Chúng ta thấy được cái chánh-phủ nội tâm của chúng ta:
Tâm-lư của mỗi người mới xem qua thật vô cùng phức-tạp; nhưng nếu suy nghiệm cho kỹ, chúng ta thấy vẫn có một tổ chức gần giống như một liên-bang. Trước tiên, thức thứ Tám như một vị Tổng-thống của liên-bang; các Tâm-vương khác như một vị Tổng-thống của liên bang; các Tâm-vương khác như các vị đứng đầu của tiểu-bang; các tâm-sở Biến-hành như một vị Bộ-trưỏng; các Tâm-sở Biệt-cảnh như các vị Tỉnh-trưởng, Quận-trưởng; các tâm-sở Bất-định như các vị dân-biểu không đảng phái; các tâm-sở Thiện như các vị công-thần liêm-khiết hay các vị công-chức tận tâm v́ dân v́ nước; các tâm-sở phiền năo như những tham quan ô lại, hay giặc giả, lưu manh v.v... con các chủng-tử (thiện, ác, vô kư) th́ như toàn thể dân chúng trong liên bang.
Với một liên-bang nội tâm như thế, nếu chúng ta biết sắp đặt điều ḥa bộ máy chính-quyền nội tâm cho vững vàng, th́ tất nhiên liên-bang ấy sẽ vững mạnh, hùng-cường, và văn minh tiến bộ. Trái lại, nếu chúng ta không nắm vững được bộ máy hành-chính nội-tâm, th́ liên-bang ấy sẽ loạn lạc, đói khổ và không sớm th́ muộn, sẽ rơi vào vực thẳm tối tăm.
Duy-thức học giúp cho chúng ta thấy rơ chánh-phủ nội-tâm của ḿnh, để tự điều ḥa cho được thạnh trị, thái-b́nh.
3.- Chúng ta trau giồi được một đức tánh tốt đẹp là tánh ''kiên nhẫn'':
Học Duy-thức, trước tiên chính là chúng ta học đức tính kiên nhẫn. Thật vậy, người không kiên nhẫn không thể học Duy thức đến nơi đến chốn được, v́ môn học này chia chẻ tâm lư một cách tỷ mỉ, phiền toái; mỗi tâm niệm đều có nhiều danh từ chuyên môn, và được nghiên cứu kỹ lưỡng về tánh chất, hành vi, tướng trạng... Những người không chịu khó, tánh t́nh hời hợt, nóng nảy, không thể nào thành công được trên đường tu học Duy-thức. Cho nên chỉ những người kiên nhẫn mới thành công, hay ngược lại, muốn thành công th́ phải luyện tập đức tính kiên nhẫn. Từ xưa đến nay, trong đạo hay ngoài đời, những người được thành công vĩ đại đều nhờ đức tánh kiên nhẫn.
4.- Chúng ta giữ được thái-độ b́nh-tĩnh tự tại:
Như các đoạn trước đă nêu rơ, mọi sự vật trong vũ trụ này đều do thức biến, chớ không chắc thật. Do đó, khi gặp điều may mắn, chúng ta không kiêu hănh, ngă mạn, cống cao; khi gặp cảnh đau buồn như tử biệt sanh ly... chúng ta bớt khổ năo, kêu than, giữ được thái độ b́nh tĩnh và cũng cho biết được cơi đời là giă tạm, như mây bay, như gió thoảng, nên chúng ta không say đắm, tham lam, luyến tiếc, và nhờ thế, chúng ta bớt dần những nghiệp dữ, chóng được giải thoát.
5.- Chúng ta nắm vững ḷng tin:
Học Duy-thức, chúng ta thấy được giá trị cao siêu của nó, nên lại càng tin tưởng mạnh mẽ vào tôn giáo của chúng ta, một tôn-giáo không phải dựa trên giáo điều độc đoán, mà dựa trên thực nghiệm, và lấy ngay nội tâm của con người làm nền tảng cho sự tu học của ḿnh.
X. - KẾt LuẬn
Chúng tôi đă tŕnh bày xong những điểm chính yếu của Duy-thức tôn hay Pháp tướng tôn. Tất nhiên, với phạm vi những bài giảng này, chúng tôi không thể đi sâu vào chi tiết, tŕnh bày một cách rộng răi, đầy đủ hơn. Quư vị nào muốn nghiên cứu sâu xa về môn học này, xin hăy t́m trước tiên ba bộ sách chính tông của Duy-thức là: Đại-thừa Bá Pháp minh môn luận (Duy-thức nhập môn), Duy-thức Tam Thập Tụng và Bát Thức Quy-củ tụng; sau đó sẽ nghiên cứu thêm những tập sách khác hiện đă xuất bản rất nhiều ở Việt Nam .
Tuy thế, sau khi xem qua nội dung bài này, quư vị có thể quyết định được con đường tu hành của quư vị rồi. Nếu quư vị thấy đây là một con đường tu hành thích hợp và thiết thực lợi ích đối với ḿnh th́ xin hăy hạ thủ công phu ngay, nghĩa là ngày đem quan sát kiểm thảo tâm thức của ḿnh. Như quư vị đă biết, trong mỗi chúng ta đều có sáu đầu đảng giải quyết sáu món Căn bản phiền năo. Sáu đầu đảng này lại có hai mươi tên bộ hạ nguy hiểm là 20 Tùy phiền năo. Chính bọn giặc cướp này, từ vô thỉ đến nay phá hoại chúng ta vô cùng vô tận, làm cho chúng ta điêu đứng và trầm luân trong biển khổ sanh tử luân hồi. Nếu ngày nay biết được sự tàn phá của chúng, quyết tâm diệt trừ, không cho chúng hoành hành, chắc chắn cuộc đời chúng ta an cư lạc nghiệp (xem quyển Tu Tâm).
Hơn nữa, bên cạnh những bọn giặc cướp ấy, chúng ta c̣n có những anh hùng nghĩa sĩ, chuyên làm các việc thiện là 11 món tâm sở thiện. Với những vị hảo hán này, chúng ta phải luôn luôn ân cần trọng đăi, khuyến khích cổ vơ để cho họ càng thêm hăng hái và mạnh mẽ làm các việc lành (xem quyển Dưỡng Tánh).
Một khi các tâm niệm xấu xa hoàn toàn tiêu diệt, các đức hạnh tốt hoàn toàn đầy đủ, chúng ta sẽ thành Phật quả.
Cầu mong quư vị thành công.
|
Quay trở về đầu |
|
|
thaicuc Hội viên

Đă tham gia: 12 November 2004 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 119
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 4:22am | Đă lưu IP
|
|
|
NHÂN-SINH-QUAN PHẬT-GIÁO
NHÂN-SINH-QUAN PHẬT-GIÁO
A. MỞ ĐỀ:
Đă là người, không ai không băn-khoăn tự hỏi ḿnh do đâu mà có? sự hiện-diện của ḿnh trên cơi đời nầy như thế nào? hoàn-cảnh của ḿnh sống như thế nào? v.v… Thật là bao nhiêu vấn-đề, bao nhiêu câu hỏi làm người ta băn-khoăn, thắc mắc, ăn không yên, ngủ không yên.
Để giải-quyết các vấn-đề trên, các triết-học và tôn-giáo đều có đưa ra những lời giải đáp; những giải đáp hay biện-minh về “vấn-đề sống” ấy, gọi là nhân-sanh-quan.
Là một tôn-giáo, có một triết-học rất cao, đạo Phật tất nhiên cũng có dành một phần lớn để nói về nhân-sinh-quan.
Nhân-sinh-quan ấy như thế nào? Đó là một vấn-đề mà mỗi Phật-tử chúng ta không thể không biết đến được. Sự hiểu biết này có thể giúp chúng ta nhận chân được những ưu-điểm và khuyết-điểm của con người và giúp chúng ta sắp-đặt cuộc đời và sống một cuộc sống có ư-nghĩa và lợi lạc cho ḿnh và cho xă-hội.
B. CHÁNH ĐỀ:
I. NHÂN-SINH-QUAN DO ĐÂU MÀ CÓ ?
Trước tiên, vấn-đề làm chúng ta thắc mắc nhiều nhất là: Con người do đâu mà có?
Để giải đáp vấn-đề này, đạo Phật có thuyết “mười hai nhân duyên”.
Trong mười hai nhân-duyên ấy, vô-minh là căn-bản. Vô-minh là ǵ? Tức là đối với sự lư, không rơ biết được đúng như thật. Do đó mà sanh ra mê lầm, thật cho là giả, giả cho là thật, điên-đảo hư vọng chấp ngă, chấp pháp, phân biệt ḿnh, người; rồi theo cảnh thuận nghịch mà khởi phiền-năo, nên cũng gọi là “hoặc”. Từ mê-hoặc mà tạo tác ra các nghiệp, hoặc thiện hoặc ác. Sự tạo tác ấy gọi là “Hành”, chi thứ hai trong mười hai nhân-duyên.
Do nghiệp lành dữ huân-tập chứa nhóm thành ra “nghiệp thức”. Nghiệp thức này theo chỗ huân-tập thuần thục rồi thác sanh vào thai mẹ, đó là món “Thức”, chi thứ ba trong mười hai nhân-duyên.
Trong thai mẹ, gom tinh huyết làm nhục thể, tâm thức cùng nhục-thể ḥa hiệp gọi là “Danh-sắc” đó là chi thứ tư trong mười hai nhân-duyên. (Danh: Tâm-thức; Sắc: Nhục thể).
Từ Danh-sắc lần lần tượng đủ sáu căn, gọi là “Lục-nhập”. Đó là chi thứ năm trong mười hai nhân-duyên.
Sau khi ra khỏi thai, sáu căn xúc đối với sáu trần, biết nóng, lạnh, đau, êm v.v… nên gọi là “Xúc”, chi thứ sáu trong mựi hai nhân-duyên.
Do sự xúc chạm ấy, mà tâm dần dần sanh niệm phân biệt rồi có những sự giác thọ vui, khổ v.v… Đó gọi là “Thọ”, chi thứ bảy trong mười hai nhân-duyên.
Do sự cảm thọ vui, khổ, khởi niệm ưa ghét, chấp đắm ấy mà sanh ra có “Ái”, chi thứ tám trong mười hai nhân-duyên.
V́ tham ái nên t́m cầu nắm lấy cái hay cái tốt, cái ưa thích. Đó gọi là “Thủ”, chi thứ chín trong mười hai nhân-duyên.
Muốn cho thỏa-măn chỗ nhiễm trước, ưa thích của “Ái” và “Thủ”, nên phải tạo nghiệp. Nghiệp này có thể chiêu cảm quả-báo vị-lai, nên gọi là “Hữu”, chi thứ mười trong mười hai nhân-duyên.
Đă có “Hữu” là cái mầm giống, th́ thế nào cũng có “Sanh” là chi thứ mười một trong mười hai nhân-duyên.
Đă có “Sanh” th́ phải có “Lăo và Tử” là chi thứ mười hai trong mười hai nhân-duyên.
Trong mười hai nhân-duyên “Vô-minh” thuộc về “hoặc” và “Hành” thuộc “nghiệp. Đó là nhơn quá-khứ. Do nhân quá-khứ ấy mà có năm quả “Khổ” hiện-tại là: Thức, Danh-sắc, Lục-nhập, Xúc và Thọ.
Do quả “Khổ” hiện-tại nói trên mà khởi ra “Hoặc” là ái thủ và tạo “Nghiệp” là hữu, để làm nhơn cho quả “Khổ” sau là sanh và lăo-tử ở vị-lai.
Như thế, từ nhơn quá-khứ, sang quả hiện-tại, và quả hiện-tại, lại làm nhơn cho quả tương-lai, ba đời cứ tiếp xoay vần măi măi không dứt, như một bánh xe xoay tṛn, lên xuống, xuống lên không dừng nghỉ.
Cứ đó mà suy ra th́ biết rằng, người chẳng những sống một đời trong hiện-tại này, mà trước kia, về quá-khứ đă trải qua không biết bao nhiêu đời sống rồi. Và sau nầy, trong vị-lai, cũng sẽ c̣n vô lượng đời sống nữa. Người hiện sống đây để rồi chết, mà cái chết lại là cái nhơn làm thành đời sống vị-lai.
Như thế, sống, chết nối tiếp theo nhau không bao giờ dứt, như những là sóng, cái này tan đi để hiệp lại một cái khác, không bao giờ hết nếu c̣n gió. Con người, nếu gió vô-minh c̣n thổi, th́ ḍng sanh mạng c̣n lưu chuyển, lăn trôi, ch́m nổi măi.
II. THÂN NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO ?
Sau khi chúng ta đă biết nguyên-nhân gây tạo ra sự hiện-diện của người trên cơi thế này rồi, một câu hỏi khác hiện đến trong đầu óc chúng ta là: Thân con người như thế nào? Đẹp-đẽ hay xấu xa, có thật hay giả, đáng quí hay đáng khinh?
Để giải đáp vấn-đề này, Đạo Phật có nhiều thuyết, tuy theo Tiểu-thừa hay Đại-thừa, tôn phái này hay tôn phái khác. Những thuyết ấy, mặc dù nhiều, nhưng không trái chống nhau, mà chính là bổ khuyết cho nhau, làm cho vấn-đề được tŕnh bày trong mọi khía cạnh, từ hẹp đến rộng, từ cạn đến sâu, từ ngoài đến trong, từ tướng đến thể, từ biệt tướng đến tổng tướng…
Dưới đây chúng tôi xin tuần tự tŕnh bày các quan-niệm ấy từ Nhơn-thừa đến Thiên-thừa, qua Nhị-thừa và cuối cùng đến Đại-thừa, để quư đọc-giả có một quan-niệm đầy đủ về vấn-đề này.
1. Quan-niệm Nhơn-thừa.
Thân người ḥa-hợp, do tinh huyết cha mẹ cùng thần-thức, góp bốn chất: Cứng, ướt, nóng, động mà thành. Chủ-động trong ấy là thức (nghiệp thức). Bởi nghiệp-thức người nhóm các duyên hội-hợp làm thân người. Nghiệp-thức ấy có ra do bởi sự gây tạo v́ đời trước huân-tập nơi tự-tâm kết thành công-năng có tánh-cách người, có thể cảm đặng thân người. Như vậy là từ nơi tự-tâm tạo tác hành-nghiệp, các hạnh-nghiệp ấy trở lại huân-tập thành công-năng nghiệp người nơi tự-tâm, cho đến khi công-năng nghiệp-thức ấy thuần-thục, gặp đủ các trợ duyên, chiêu cảm hiện ra có thân người. Vậy thân-thể không phải tự nhiên không nhân mà có, cũng không phải ai khác làm ra, mà chính do tự-tâm tạo, tự-tâm biến hiện, nên có câu: “Tâm tạo nhứt thế” và câu “Tam giới hữu t́nh, giai tùng nghiệp hữu”. Thân thể theo nghiệp nhơn mà có, nghiệp nhơn hữu hạn, nên thân thể có lúc ră rời. Trong khi thân thể c̣n, từ nơi tự-tâm tạo tác các hạnh-nghiệp để gây thành công-năng chiêu cảm thân sau, và thân sau này sẽ thành hiện-tại; khi thân trước đă theo nghiệp báo mà tiêu diệt. Cho nên Phật-giáo đối với sự chết, chỉ là sự xoay biến của nghiệp thức nơi tự-tâm, để thay thân cũ, lấy thân mới.
Trong khi mọi người, v́ sự hiểu biết cạn hẹp, đă lầm tưởng thân thể hoạt-nhiên sanh, và sau khi chết hoàn toàn tiêu diệt.
Chết để thay đổi thân mới, sanh để thế thân cũ, xoay dần nơi ṿng chết và sanh, sanh và chết, thay thân cũ lấy thân mới, lấy thân mới để thế thân cũ, như người thay y-phục.
Vậy thân thể của người hiện nay, chỉ là một thân trong vô lượng thân. Người đă thay bỏ không biết bao nhiêu thân về trước, và sau này người cũng sẽ phải thay đổi không biết bao nhiêu thân nữa, nếu không một niệm “hồi quang phản chiếu”.
Sự sanh hiện-tại, chỉ là một lần sanh trong vô lượng lần sanh; và sự chết ngày nay cũng chỉ là một phen chết trong vô lượng lần chết.
Phật-giáo đối với sự sanh, không tham cầu, v́ nó là vô-thường không lâu không bền; đối với sự chết, không sợ hăi, v́ nó không phải mất hẳn đi, mà chỉ là sự thay cũ đổi mới. Không tham cầu, không hăi-sợ, nên Phật-giáo đối với thân thể khác hẳn với thường t́nh trong đời.
Người ta thấy nơi người đă thật hiểu Phật-giáo, khi chết như khi sống, lúc đau như lúc mạnh vẫn an ḥa b́nh-tĩnh.
Thân hiện có đây, là cái quả của nghiệp-nhân đă tạo ra từ trước, và thân sẽ có sau này là do sự tạo nghiệp bây giờ, nên người trong Phật-giáo đương thọ-lănh báo-thân hiện-tại, dầu khổ hay vui đều nhận chịu một cách vui vẻ và nhẫn-nại, v́ có kêu cầu chán nản thế nào, cũng không thể làm ǵ được một khi đă kết quả, mà nhứt là chỉ lo lắng trau-dồi cái nhân, là đều có thể đổi xấu ra tốt, để hưởng lấy quả báo tốt đẹp ở tương lai, tức là tu tập các pháp lành, cùng dẹp trừ tâm niệm hành-vi bạo ác.
Cơi người thuộc về đường lành, mặc dầu chưa khỏi khổ, nhưng có thể tu tạo nghiệp nhơn để hưởng lấy nhiều hạnh-phúc ở thân người. Người ta sẽ bảo, hoặc sẽ cảm thấy sự vui thú, sự hạnh-phúc ở nơi người xinh đẹp khoẻ mạnh, đầy đủ tất cả nhu dụng, và sự khổ năo sự tai hại ở nơi người xấu-xí, đau yếu, thiếu-thốn các vật dụng.
Trong hội nói pháp ở Ta-Kiệt-La Long-Cung, đức Phật đă chỉ cho đại-chúng biết sự sai khác nơi thân thể của mọi loài, chư Thiên thân thể tốt đẹp uy-nghiêm, hàng Bát-bộ sức hùng mạnh mẽ, loài rồng cá thân h́nh thô bỉ xấu xa, bọn cua trạnh tanh hôi hèn yếu. Đều là thân thể, tại sao có tốt xấu khác nhau; - Đó là lúc b́nh sanh nơi thân, khẩu, ư thi-thố lành hay gây tạo dữ. Nghiệp lành cảm thân tốt đẹp; nhơn dữ chiêu-cảm quả xấu xa, do tự-tâm tạo rồi tự thọ. Muốn chúng-sanh được thân thể tốt đẹp khoẻ mạnh, để hưởng hạnh-phúc trong cơi người, trong kinh Thiện-sanh đức Phật cặn-kẻ chỉ dạy cách ăn ở hợp pháp trong gia-đ́nh về nhơn-đạo, lấy năm giới cấm làm căn-bản. Bất sát sinh để gây tạo thiện nhân, cảm thành quả-thể xinh đẹp khoẻ mạnh sống lâu ở tương-lai. Không trộm-cắp gian tham để làm thành nghiệp lành, hưởng quả ấm-no đầy đủ cho thân thể tốt đẹp. Trừ tà-dâm để chiêu cảm thân h́nh đoan trang, cùng hưởng phúc gia-đ́nh. Tránh vọng-ngữ để được giọng nói điều ḥa, trong trẻo. Và kiên rượu để khỏi phạm mấy điều trên, cùng gây dựng ở hiện-tại và vị-lai, bộ trí-óc sáng suốt.
2. Quan-niệm Thiên-thừa.
Trọn vẹn năm giới cấm, nhân-đạo đă hoàn-thành, đào-tạo chắc chắn nghiệp-chủng người tốt lành nơi tự-tâm, và sau này khi thuần thục sẽ cảm lấy thân-thể loài người tốt đẹp mạnh khỏe, trường thọ, giọng hay, óc sáng, để hưởng hạnh-phúc nơi cơi người. Trên cơi người c̣ng có các cơi Trời, về thân-thể, mọi phương-diện đều hơn ngời, không như thân người phải thai-sanh nhớp nhúa, khổ sở v́ các vị Trời được hóa-sanh. Thân-thể cực kỳ xinh đẹp, cao lớn giống nhau, các căn đầy đủ, thấy suốt, ghe xa, được thần thông tự-tại theo ư muốn, đồ nhu-dụng tự nhiên có, cho đến khỏi tất cả bịnh tật. Thân-thể thường khỏe mạnh luôn, vẫn măi trẻ-trung không già; không như thân người đều không tránh khỏi nổi đau-khổ v́ bịnh hoạn, bức bách v́ già yếu. Thân-thể các loài trong thế-gian, chỉ có thân Trời là hơn hết, từ những điều tốt đẹp của thân, nhẫn đến sự thọ dụng.
Từ đâu chiêu-cảm được sự thù-thắng ấy? - Cũng như đă nói ở trước, tạo nghiệp-nhơn ǵ th́ tự tâm sẽ ǵn giữ nghiệp-nhơn ấy, và sẽ chuyển hiện ra quả đúng như vậy.
Như vật ngay ở dưới ánh-sáng mặt trời, th́ bóng của vật ấy thẳng; trái lại, vật ấy bóng ắt cong, muốn được bóng thắng thỉ phải sữa sang cho vật ấy thật ngay. Cũng như muốn được hưởng thân Trời, phải vun trồng nghiệp-nhơn Trời. Phật dạy 10 điều lành gọi là “Thập-thiện-nghiệp” tức là các đức tánh tốt, phát sanh từ thân, khẩu, ư tưởng, thật hành hoàn toàn 10 nghiệp lành. Tự-tậm trong sạch, th́ nghiệp-chủng có công-năng tốt đẹp, sẽ cảm-thọ thân thù-thắng, không bịnh tật, khỏi già nua, trường thọ ở cơi Trời.
Đức Phật chỉ dạy những nguyên-nhân và quả-báo cùng sự tu-hành, để khỏi bị những thân xấu-xa, khổ sở mà được cảm-hiện những thân cường-tráng, vui vẻ tốt tươi của người và Trời; chính là “Nhơn-thừa Phật-giáo” cùng “Thiên-thừa Phật-giáo” đối với thân thể.
3. Quan-niệm Nhị-thừa.
a) Thân bất-tịnh.
Lấy con mắt của hàng Nhị-thừa, xem nơi thân-thể, chỉ là một giống nhơ nhớp, do nhiều chất nhơ-uế ḥa-hiệp. Các Ngài chỉ cảm thấy nó là hiện-tượng của muôn điều khổ sở, buộc ràng không có mảy may chi đáng gọi là vui thú, nên có câu “thân vi khổ bổn”. Và thân-thể là chỗ nhơ, góp tất cả sự nhơ-nhớp, cùng để rồi ră-rời tan-nát, nên có câu “thị thân bất-tịnh, cách nang xú-uế”, và “thị thân vô-thường, tất qui tán diệt”. Thử nghiệm xem những sự thống-khổ ở trong thế-gian từ đâu mà có? - Phải chăng do nơi thân-thể; các sự thống khổ như: lạnh, nóng, đói, khát, mỏi, đau, nghịch trái v.v… đều thuộc về nơi thọ, mà thọ có ra là bởi lục-căn tiếp-xúc với lục-trần, thân-thể là chỗ nương của lục-căn, nên sự khổ thọ lấy thân làm gốc. Vả lại, người đời không ǵ khổ bằng: lúc sanh đau đớn kêu la, khi già lụm-cụm run-rẩy, lúc ốm đau yếu-đuối bức-rức, khi chết giăy-giụa hăi-hùng, bổn việc đại khổ ấy, lại là cái khổ sanh trụ, dị, diệt, của thân-thể.
Xưa bốn thầy Tỳ-kheo cho ở đời sự sợ-sệt, sự nóng-giận, sự dâm-dục cùng sự đói khát là khổ nhứt. Đă bị Phật quở trách v́ chưa xét đến thân là gốc của muôn điều khổ. Không thân th́ các sự khổ: sợ, giận, dâm, đói từ đâu mà có. Thấu-đáo thay cho câu “thân vi khổ bổn” và câu “thân như oan thù”. Sự nhớp nhơ hôi hám của thân-thể không thể tả xiết. Người ta không nhớ quá-khứ, không nghĩ đến vị-lai, chỉ ḍm nơi hiện-tại và dùng nào là quần áo phủ che, nào là xạ hương xông-ướp để tự làm mê-hồn ḿnh, trước đống hôi tanh bất-tịnh.
Thử nh́n đến các chất từ cửu-khiếu (9 lỗ cống) trong thân chảy ra, tự ḿnh cũng đă quá gớm của ḿnh, chưa nói đến với thân của người khác, nên trong kinh có câu “chư khổ lưu bất-tịnh”.
Làn da mỏng là một cái đăy mà trong đó chứa đầy những: máu, mủ, thịt, xương, đàm dăi và đại tiểu tiện v.v… C̣n ǵ ghê-tởm bằng khi một thân người bị lột cả da và bị banh xẻ. Câu “cách nang xú uế” đă từ miệng Phật thốt ra để cảnh-tỉnh kẻ say đắm. Thân nhơ nhớp hiện tại từ đâu mà có? - Từ ngày trước: Điểm tinh, giọt huyết ḥa lẫn trong khi nghiệp-thức vọng-tưởng mê-cuồng với sự giao-hợp của cha mẹ mà kết thành. Sư nhơ dáy của tinh huyết, sự đáng nhờm của bào thai, thật không bút nào tả hết, cho đến sau này nghiệp-thức đă xa-ĺa, thân thể sẽ sanh cứng, sẽ śnh-chương, sẽ nứt nỡ ra lần để làm ở cho đám giời tửa, làm chỗ cho ruồi kiến bu đậu, và để tiết ra những chất nhơ nhớp nhứt và hôi tanh nhứt. Lúc mới kết hợp: vọng-tưởng tinh huyết bất-tịnh; khi to lớn: đàm đạnh, phân đái máu mủ bất-tịnh. Lúc chết tan ră hôi-tanh bất-tịnh. Như vậy thân người là một vật bất-tịnh nhứt trong các vật bất-tịnh. Từ đầu đến cuối, khi mới tượng sanh đến lúc hư mất, thảy đều toàn là bất-tịnh.
Trong thân nhơ nhớp bất-tịnh, đáng ghê-tởm nhất ấy, c̣n có một sự mà nếu thấy hiểu, người ta sẽ không c̣n ham muốn ǵ về thân thể. Từ lúc nào đến lúc nào, bao giờ cũng ráp-ranh đến chỗ tiêu-diệt. Đang trẻ trung, thắm-thoát đă già nua. Từ cái mạnh-mẽ tươi-tắn, không bao lâu đổi thành yếu-đuối, mệt nhọc, nhăn nheo. Trong khoảng thời-gian ấy, không biết bao nhiêu là sự thay đổi vô-thường. Thân năm trước không phải là thân năm nay, thân tháng trước không phải là thân tháng tới, thân ngày nay không phải là thân ngày hôm qua, cho đến từng giờ từng phút, từng sát-na cũng đă đổi khác. Đă có đổi thay, tất phải có lúc tiêu-diệt, không ai có thể dừng được sự thay đổi nhanh chóng của thân, và không có ǵ bảo-đảm được cái họa-trạng hấp tấp mà mọi người đều sợ: “cái chết”. Mạng sống không khác chỉ mành treo chuông, chỉ chực đứt dây là rớt bể, nên có câu: “nhơn mạng hại hô-hấp gian”. Một hơi thở ra mà không hít vào, tức là đời sống của thân không c̣n, giờ tan-ră sắp đến. Than ôi! Thân là cội khổ, thân là bất-tịnh, thân là vô-thường, có ǵ đáng sợ, có ǵ đáng chán bằng thân. Ở nơi thân không có mảy-mún chi có thể tạm gọi là đáng tŕu-mến, đáng thương tiếc!
Người tu hạnh Nhị-thừa, quán-sát thấy thân như vậy, nên nhàm chán nơi thân, ghê sợ sanh tử vô-thường, gớm nhờm hôi tanh nhớp-nhúa, do đó nên gấp lo tự lợi, vội mong thoát-ly thân, mà tu các pháp-môn tu siêu-diệt thoát-ly tam-giới. Có người thấy rơ thân là khổ sở dơ-dáy vô-thường như trên, quá sợ, quá nhờm, bèn vội vàng t́m cách xa ĺa mau chóng: “tự-tử”. Mấy kẻ ấy lầm to. Họ tự-tử để chóng ra khỏi thân, mà họ không biết rằng chính họ đang bồi đắp cho thân được chắc chắn lâu dài. V́ thân có ra là do nghiệp-nhơn, thân là quả của nghiệp-nhơn, muốn khỏi quả phải trừ nhơn. Nay nhơn cứ tạo, cứ gieo mà muốn đừng có quả, quyết hẳn không thể được. Không khác nào người sợ bóng ḿnh, muốn bóng ḿnh không hiện, mà cứ chạy trong ánh nắng. Khi Phật c̣n tại thế đă có một người có ư-tưởng sai-lầm này, đó là ông Phước-Tăng Tỳ-kheo, ghét thân già yếu đau khổ, toan thoát khỏi thân bằng cách treo cổ trên bờ suối, bèn bị Ngài Mục-Kiền-Lien quở trách là khờ dại, cùng giải-bày chánh-lư cho nghe. Sợ già, đau, sống, chết mà vội quyên-sinh, thật là trở lại gây tạo sự già đau sống chết. Người ta có thể dứt bỏ thân hiện-tại, song không thể rời bỏ muôn ngàn thân sẽ có ở vị-lại, khi nghiệp-hoặc hăy c̣n. Nghiệp-hoặc c̣n th́ khi thân này hư, tất lại tạo thành thân khác, có thân khác tất phải có già, đau, sống, chết, khổ-sở. Như vậy, muốn thoát hẳn khổ-lụy v́ thân thể, phải đoạn trừ cội gốc hiện ra thân, tức là phải dứt hoặc-chướng cùng nghiệp-nhơn.
b) Thân giả-hợp.
Cái gốc “hoặc nghiệp” đă trừ, th́ cái ngọn là “thân” tức nhiên phải khô mục. Nhơn đă không c̣n th́ quả cũng tự mất. Thân sau không c̣n chiêu-cảm th́ các khổ lụy không nương đâu mà có, tức là an vui giải-thoát. Dứt được nghiệp-hoặc th́ vô-lậu huệ sanh, thành bực Nhị-thừa Thánh-nhơn. Đến đây thân thể đối với các bực nầy không c̣n thiệt thân thể, mà chỉ là sự kết cấu của ngũ-ấm, hay thập nhị xứ. Trong khi người thường nhân là thiệt có thân-thể, có đầu mặt tay chân, có h́nh dung động tác, mà với huệ chứng của các Ngài thấy là sắc, là thọ, cho đến là thức; hay thấy là: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; là: nhăn, tỹ, thiệt, thân, ư; mỗi món có phần vị riêng, không có cái ǵ có thể gọi là thân-thể? Khác nào như ở xa thấy một cụm rừng liên-lạc um-tùm, mà khi đến gần kề, th́ chỉ thấy cây-cối rời-rạc, thể của rừng không c̣n là thật. Cảnh giới ấy đối với người chưa chứng đến, thật khó nhận hiểu, thân chỉ không thiệt có, nó có chỉ là có với nghiệp thức của chúng ta thôi. Nó đẹp, nói đáng ưa, cũng chỉ là phù hợp với t́nh vọng ô-nhiễm, xinh đẹp đối người người, chưa chắc hẳn xinh đẹp với loài khác. Nàng Tây-Thi người đời ca-tụng là đẹp, là đáng yêu, mà chim gặp chim sợ bay xa, cá thấy cá sợ lẫn trốn. Nếu thân nàng Tây-Thi chắc thiệt đẹp đáng yêu, th́ sao chim cá lại sợ hăi? Phải chăng sự đẹp ấy, chỉ là do đồng nghiệp của loài người. Cho đến thân thể h́nh dáng tác dụng, chỉ có với con mắt thường của người. Một mỹ-nhân cực kỳ lộng lẫy, nếu ta dùng quang-tuyến mà xem, th́ mỹ-nhân không c̣n, mà chỉ hiển-hiện là bộ xương hồng trắng, và nếu ta dùng kính chiếu-đại gấp trên ngàn lần, th́ ta chỉ thấy đó là một đống da thịt rời rạc, cách nhau từng khoảng. Nếu mọi người đều mang con mắt quang-tuyến, cùng kính chiếu-đại gấp trên ngàn lần, th́ thử hỏi giữa đây, c̣n có cái ǵ thiệt là thân như trước.
Huệ-nhăn của các vị Nhị-thừa Thánh-nhơn cũng thế. Đối với người thường là thân thể xinh đẹp, với các Ngài th́ thân-thể c̣n không có, huống nữa là xinh đẹp. Chẳng phải là duyên cảnh khác, mà chỗ thấy biết có sai khác. Cũng đồng một cảnh, song v́ trí-thức khác nhau, nên chỗ nhận thấy thành không đồng. Do không c̣n thấy là thật có thân thể, nên các Ngài không c̣n sanh ḷng luyến ái nơi thân, không c̣n có niệm: thân ḿnh, thân người, v́ tất cả đều đồng là ngũ-ấm, là lục-căn, lục-trần; dưới huệ-nhăn của các Ngài, và hơn nữa đều đồng là tứ đại giả hợp: da, thịt, xương, tóc, móng toàn là địa đại; tinh, huyết, đàm, nhớt, nước mắt, mồ hôi, toàn về thủy đại; nhiệt độ thuộc về hỏa đại; cùng sự chuyển động thuộc về phong đại. Tứ đại nếu trái nhau, th́ thân thể làm sao đặng có. Rơ biết thân thể là hư vọng, th́ cả thảy phiền-năo tự trừ, v́ thân là căn-bản của ái-nhiễm khi bấy giờ vô-ngă-trí phát-sinh, vĩnh-viễn thoát-ly sanh-tử trong ba cơi, tức là rốt ráo được Nhị-thừa Phật-giáo.
4. Quan-niệm Đại-thừa.
a) Thân như huyễn hóa.
Mở rộng tầm quan-niệm, thân thể đối với hàng tu quán Đại-thừa, là một giả pháp do sự kết-cấu của sắc tâm và không rời ngoài thức. Do danh-ngôn, ngă chấp, hữu-chi ba món huân-tập nơi tự-thức tạo thành danh và sắc công-năng, khi đủ duyên bèn chuyển hiện, thành thân thể, rồi bám lấy sắc thân làm tự-thể sanh giác-thọ, cùng với thân đồng an đồng nguy; khi thức không c̣n chấp tŕ, th́ thân hoại diệt. Thân không tự có, do thức chuyển biến mà có, thân không tự-thể, lấy thức làm thể, toàn thân là thức, ngoài thức không thân. Thân có là do thức công năng biến hiện, công năng hiện thành thân, bởi các nghiệp duyên huân tập nơi thức mà thành. Nghiệp-duyên có ra, lại nương nơi thân mà phát khởi, nên thân thể là pháp hư-giả, do thức biến-hiện. Song từ nơi thân thể tạo nghiệp nhiễm hay tịnh, làm duyên huân-tập nơi tự-tâm, khiến tự-tâm chuyển thành công năng nhiễm hay tịnh. Thân thể cùng công năng xoay chuyển làm nhơn duyên cho nhau, có không phải thiệt có, không không phải thiệt không, thật đồng chuyển hóa. V́ đó nên với quán-trí của Đại-thừa th́ thân thể như huyễn hiện. Bởi như huyễn thật có, nên không sa vào lỗi tăng ích của phàm-phu, cùng lỗi vọng chấp thường c̣n của ngoại-đạo. Bởi như huyễn, giả có chẳng phải không hẳn, nên khỏi bị lỗi tổn giảm của Nhị-thừa và chấp đoạn diệt của tà-giáo.
Bồ-Tát nương nơi huyễn thân, , tu như huyễn pháp môn, dứt huyễn ái-kiến, độ huyễn hữu-t́nh, chứng huyễn Thánh-quả. Do thấy thân như huyễn hóa, toàn hư vọng, không c̣n ái trược nơi thân, nên phiền-năo không sanh. Không ái trước nơi thân, th́ khỏi v́ thân mà phải thối thất đạo hạnh. Thọ vô-lượng thân, tu-hành trải qua vô-lượng kiếp, mà với Bồ-Tát, không có một mảy may niệm tưởng là có thọ thân, cùng có xả thân.
Mấy niệm c̣n không, huống ǵ có kiếp số, nên có câu: “Thọ thị khổ… kiếp số phi kiếp số”. V́ thân tùy duyên như huyễn sanh, sanh tức vô sanh; thân tùy duyên như huyễn diệt, diệt tức vô diệt, nên có câu: “Chúng duyên giả hiệp, hư vọng danh sanh, chúng duyên ly tán, hư vọng danh diệt”. Không sanh không diệt tức là “thật tướng”. Cổ đức có câu: “Huyễn thân bổn tự không tịch, sanh du như cảnh h́nh tượng – Giác liễu nhứt thế không, huyễn thân tu du chứng thật tướng”. Đó là từ nơi thân, quán “giả” nhập “không”, chứng “trung-đạo”.
b) Thân ḿnh và vũ-trụ là một.
Thêm lên một từng nữa, Bồ-Tát quán thân ḿnh tức là toàn thể vũ-trụ, là toàn thể chúng-sanh. V́ sao? - Tất cả các pháp đều đắp đổi làm duyên, đối đăi với nhau. Một pháp nầy có ra, là do đối đài với các pháp kia, các pháp kia có ra, là do đối đăi với pháp nầy. Thân thể hiện có, là nhờ vũ-trụ đối đăi làm duyên, vũ-trụ trở lại do sự đối đăi của thân thể mà có. Duyên nơi vũ-trụ mà có thân thể, th́ thân thể là vũ-trụ. Duyên nơi thân-thể mà có vũ-trụ, th́ vũ-trụ là thân-thể. Vũ-trụ và thân-thể không hai không khác. Thân ḿnh là toàn thể vũ-trụ, thân người cũng toàn thể vũ-trụ. Cho đến thân của của tất cả hữu-t́nh, cũng đều là thân-thể vũ-trụ. Toàn thể vũ-trụ là thân ḿnh, mà toàn thể vũ-trụ cũng là thân của tất cả hữu-t́nh, nên thân ḿnh cũng là toàn thể thân của tất cả hữu-t́nh, và thân hữu-t́nh là toàn thể thân ḿnh. Vũ-trụ thể-tánh viên-măn, th́ thân ḿnh, và thân tất cả hữu-t́nh, thể-tánh cũng đều viên-măn.
III. THÂN PHẬN CỦA CON NGƯỜI ĐÁNG CHÁN HAY KHÔNG ĐÁNG CHÁN ?
1. Hoàn-cảnh và địa-vị của con người trong vũ-trụ như thế nào ?
Như trong phần vũ-trụ-quan đă có nói, thế-giới có chia ra ba từng bậc là: Dục-giới, Sắc-giới và Vô-sắc-giới. Sống trong Dục-giới là những sanh vật c̣n bị ḷng dục sai sử, điều khiển, như thực dục, dâm dục. Những loài sống trong Dục-giới là: súc-sinh, ngạ-quỷ, địa-ngục, A-tu-la, người và chư thiên.
Như thế là người cũng sống cùng một cảnh giới với các loài vừa kể trên. Vẫn biết trong sáu loài ấy th́ địa-vị con người được xếp vào hạng nh́, nhưng dù sao th́ cũng là sống trong một hoàn-cảnh không sáng sủa ǵ, v́ hoàn-cảnh mà chủ-tể là ḷng Dục. Cho nên Phật thường dạy: “Nước mắt chúng-sanh nhiều hơn bốn biển”, là thế ! Ḷng dục đ̣i hỏi những sự ham muốn về vật-chất như thèm ăn, thèm ngủ, thèm ái-ân… Nói tóm lại là thèm muốn được thỏa-măn những khoái lạc về ngũ-quan. Nhưng đâu đă hết ! Con người c̣n ham muốn được thỏa-măn những nhu-cầu về tinh-thần: ham muốn chiếm đoạt, ham muốn chế ngự, ham muốn phô-trương… nghĩa là tham danh tham lợi.
Nhưng nếu tham mà được thỏa-măn tất cả, th́ cũng đở khổ. Ở đây, trái lại, ḷng dục không bao giờ được thỏa-măn cả. May ra th́ có thể thỏa-măn tạm thời trong chốc lát. Và như thế lại càng nguy-hiểm, v́ chẳng khác ǵ người khát mà uống nước mặn, càng uống càng khát.
Loài người bị trói buộc vào ḷng dục, như con ngựa bị buộc vào cổ xe, cứ phải kéo chạy măi, không bao giờ được yên nghỉ.
Hơn nữa, ḷng dục ấy cũng chính là cái mầm xung-đột giữa loài này với loài khác: ai cũng mong được thỏa-măn ḷng dục của ḿnh, cho nên sanh ra vị kỷ, làm khổ cho người khác và loài khác để ḿnh được vui. Do đó, mà mỗi chúng-sanh là một kẻ địch-thủ của mọi chúng-sanh khác, và cơi đời này là một băi chiến-trường, mà trong mỗi phút giây, có không biết bao nhiêu là chiến-sĩ bị ngă gục. Do đó cơi chiến-trường ấy cũng là một băi tha-ma rộng lớn vô cùng. Theo Phật dạy th́ đó là một biển khổ mênh-mông !
Biển khổ mênh-mông sóng lụt trời,
Khách-trần chèo một chiếc thuyền trôi,
Thuyền ai ngược gió, ai xuôi gió ?
Xét lại, cùng trong biển thảm thôi !
2. Tánh-chất vô-thường và vô-ngă của con người.
Con người khổ v́ ḷng dục, con người c̣n khổ hơn nữa v́ hai tánh-chất căn-bản sau đây:
a) Vô-thường.
Mọi vật ở đời không đứng yên một chỗ, mà biến-chuyển di-động luôn luôn trong từng sát-na, sát-na. Thân phút trước, không phải là thân phút sau. Cứ trong mỗi phút giây, bao nhiêu triệu tế-bào trong người đang chết và bị thay-thế. Con người th́ tham được sống, mà con người cứ bị kéo dần về cơi chết. Càng muốn được sống chừng nào, lại càng sợ chết chừng ấy. Sự biến-chuyển mau lẹ, từ thanh mi đến bạch phát, chẳng khác ǵ một giấc chiêm-bao !
b) Vô-ngă.
Con người cũng như mọi vật, sở-dĩ có là do nhân-duyên ḥa-hợp. Con người chỉ là một cái tên, là một giả danh để gọi cái hội hợp của năm uẩn là: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Khi đủ nhân-duyên, chúng nó tập-hợp lại th́ gọi là sống, khi nó tan ra th́ là chết. Trong năm uẩn ấy, có cái ǵ là chủ-tể, thuần nhất đâu? Vả lại, ngay năm uẩn ấy cũng không có cái nào là thuần nhất, mà cũng lại do sự tập hợp của lục-đại.
Không thường mà tưởng là thường, không ngă mà tưởng là có ngă. Đó cũng tức là cái mê-mờ lớn nhất của con người. Và cũng chính do cái mê-mờ ấy mà con người đă đau khổ lại càng đau khổ thêm.
3. Khả-năng của con người.
Xét như trên, th́ thân-phận con người thật là đáng chán. Vậy th́ chúng ta đành thất-vọng, buông xuôi tay mà than khóc để chờ chết hay sao? Ta c̣n niềm tin-tưởng ǵ ở con người nữa chăng?
Tất nhiên là có! Phật dạy: “chúng-sanh đều có khả-năng thành Phật”. Nói một cách khác, con người, mặc dù sống trong đau khổ, nhưng đều có Phật-tánh. Với cái Phật-tánh ấy, con người có thể thoát ra khỏi hoàn-cảnh tối-tăm của ḿnh. Để thoát ra khỏi hoàn-cảnh ấy, con người không cần phải quỳ-lụy, cầu xin ở một đấng nào khác, mà do tự-lực và hành-động của ḿnh. Chỉ có ḿnh mới tự giải-thoát cho chính ḿnh được mà thôi. Con người, chính là vị sáng-tạo của đời ḿnh. Khi mê th́ con người tự làm cho ḿnh đau khổ, nhưng khi biết ḿnh mê mà t́m cách thoát ra khỏi cảnh mê, th́ con người chính là kẻ tự gây dựng hạnh-phúc cho ḿnh.
Đó là ưu điểm của con người, đó cũng là niềm tin-tưởng lớn của con người. Đứng về một phương-diện, th́ thân-thể con người thật đáng chán. Nhưng đứng về một phương-diện khác, th́ con người thật đáng phấn-khởi !
Cho nên bảo rằng nhân-sinh-quan của đạo Phật là bi-quan cũng không đúng hẳn, mà bảo rằng lạc-quan cũng không đúng hẳn. Lạc-quan hay bi-quan c̣n tùy ở phương-diện quan-sát của ḿnh.
C. KẾT LUẬN:
Rút những nhận-xét trên, chúng ta có thể kết luận rằng: Khi trong mê, th́ thân phận con người thật là bi-đát. Nhưng khi bắt đầu nhận được ḿnh mê, th́ con người có thể hoán-cải được hoàn-cảnh và cuộc sống của ḿnh.
Nhưng làm thế nào để hoán-cải? Làm thế nào để chuyển mê thành ngộ? Làm thế nào để chuyển khổ thành vui? May thay! giáo-lư của đức Phật có đấy, người chỉ dẫn phương-pháp chuyển mê thành ngộ, chuyển khổ thành vui c̣n đó.
Chúng ta chỉ c̣n gia-công tu-tập, th́ thế nào cũng chuyển đổi được hoàn-cảnh buồn thảm của chúng ta. Cho nên đức Phật thường dạy: “Cảnh Ta-bà này cũng tức là cảnh Phật. Người cũng là Phật”.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|