Tác giả |
|
phoquang Hội viên


Đă tham gia: 14 November 2005 Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 511
|
Msg 1 of 2: Đă gửi: 31 March 2006 lúc 10:17pm | Đă lưu IP
|
|
|
NHƠN QUẢ
Thượng tọa Thích Tín Nghĩa
---o0o---
Thông thường ai cũng biết, ai cũn giải thích được: Nhơn là nguyên nhơn, Quả là kết quả, hoặc nguyên nhơn và quả báo. Thực ra, tưởng là đơn thuần như vậy, nhưng không phải là như vậy.
Đứng về tinh thần Phật giáo mà giải thích sự tương quan tương duyên giữa nhơn và quả thật vô cùng mầu nhiệm. Nhơn là cái cớ để sinh ra quả, quả là cái vật do nhơn phát sinh. Sự liên lạc hay tương phản giữa nhơn và quả nhiều khi trở nên phức tạp và dễ dàng lẫn lộn làm cho chúng ta có khi khó nh́n rơ ra được, khó phân biệt, khó nhận thức. V́ trong nhơn đă có quả và trong quả đă có nhơn. Chính v́ quá khó, nên những người tâm trí b́nh thường, hoặc dùng trí thức của thế gian mà không học Phật, sinh ra nông nỗi; hoặc những vị có học Phật nhưng học không đến nơi đến chốn, không chịu khó nghiên tầm thấu đáo chơn lư của nó; hoặc chỉ học suông mà không thực hành th́ rất khó mà hiểu cho được lư Nhơn quả của Phật giáo. Thật ra th́ nhơn nào quả nấy, không bao giờ sai khác, không bao giờ tương phản; chỉ v́ nó đến với chúng ta nhanh hay chậm (nhơn quả một thời và nhơn quả nhiều đời). Đă có nhơn th́ phải có quả, có quả ắt phải do nhơn gây ra, đó là lẻ của hơn quả. Nhơn tốt th́ quả tốt lành, nhơn xấu th́ quả phải xấu, quả dữ. Đó là một định luật bất di dịch, đương nhiên. Nhờ lư nhơn quả, chúng ta nhận thức được rơ ràng là: Thuyết vũ trụ vạn hữu do một đấng Thượng đế an bài, sáng tạo, có quyền uy về sự thưởng phạt, ... th́ không thể đúng với khoa học và không phù hợp với chúng ta. Từ đó, chúng ta thấy được lư nhơn quả đă xóa tan đi vấn đề mê tín dị đoan, không nương theo một đấng quyền uy tối thượng, một vị thần linh tối cao. Và cũng từ đó, con người mới không ỷ lại hay giao phó số phận của chính ḿnh vào một thần quyền nào khác. Tất cả đều do con người. Đă có nhơn có quả. Không có thuyết thuyết tự nhiên hay tự hữu, hằng có đời đời, ... Như vậy, không có một sự thưởng phạt bất b́nh do một đấng quyền uy nào đó đưa tới, mà chỉ là do gieo nhơn để gặt lấy quả mà thôi.
Kinh Pháp Cú đức Phật dạy:
- "Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị, dục tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.".
Nghĩa là:
Muốn biết nhơn quá khứ ra sao, cứ nh́n cái quả ḿnh đón nhận trong hiện tại; muốn biết cái quả trong tương lai, cứ nh́n hành động ḿnh đang làm trong hiện đời.
Chúng ta tạo nghiệp, chúng ta thọ báo. Quả và nhơn đi liền với nhau như ngày và đêm, như sáng và tối. Con người là chúa tể tất cả. Con người tạo thiện hay ác để có qủa lành hay dữ. Lư nhơn quả đă chỉ bày rơ ràng, hiển nhiên, không thể chối căi được. V́ con người là chúa tê nên nó định đoạt tất cả những hành động thường ngày trong cuộc sống của nó, không một ai có quyền thưởng phạt hay đặt để cho ḿnh bất cứ cái ǵ. Chính nhờ lư nhơn quả của đạo Phật đă đem lại cho chúng ta một đức tin mănh liệt, sáng suốt.
Đức Phật dạy:
- "Hăy tự ḿnh thắp đuốc lên mà đi".
hay:
- "Nhất thế duy tâm tạo."
Hết thảy các sự vật, hành động, ư thức, ... đều hoàn toàn do tâm ḿnh tạo tác.
Đức Phật dạy tiếp:
- "Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm ô nhiễm tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự đau khổ sẽ theo nghiệp kéo đến như bánh xe lăn theo chân con vật kéo xe".
Và:
- "Trong các Pháp, Tâm dẫn Đầu, tâm làm chủ, tâm tạo tác tất cả. Nếu đem tâm thanh tịnh tạo nghiệp nói năng hoặc hành động, sự vui vẻ theo nghiệp kéo đến nhuư bóng theo h́nh".
Dựa vào hai câu Phật ngôn trên đây, chúng ta hăy kiểm chứng vào lư nhơn quả qua một vài trang sử của nước nhà qua bao thời đại, cũng như kiểm chứng vào việc tu tập của chính ḿnh, việc tổ chức chính thể, chế độ hay một đảng phái, một tôn giáo... Nếu như thấy sai quấy th́ cũng nên b́nh tâm tĩnh trí mà sửa đổi lại, may ra có thể an lạc, tươi sáng trong tương lai; đừng v́ tự ái cá nhân để nhẫn tâm làm mất đi đoàn kết, làm lũng đoạn t́nh người với nhau.... Hăy nh́n vào các triều đại Ngô, Đinh, Lê, Lư, Trần và cận đại như chín năm chế độ Ngô Đ́nh th́ sẽ rơ.
Từ Bắc thuộc nhà Ngô (939-965) và nhà Đinh (908-980), trong những lúc giành lại tự chủ, giành lại độc lập cho quốc gia, đem lại an b́nh cho dân tộc. Triều đại thứ ba của nhà Tiền Lê (908-1009), khi nắm được quyền bính trong tay, Lê Hoàn lợi dụng vua Đinh Tuệ c̣n nhỏ mới sáu tuổi, với thập đạo sứ quân, với uy quyền và chức vụ phụ chánh sẵn có. Lê Hoàn đă sai Phạm Cự Lượng đem quân ra biên thùy để đánh giặc. Trước khi chống giặc, Phạm Cự Lượng đă hội quần thần bá quan văn vơ trước điện để tôn Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế. V́, vua Đinh Liễn bị loạn thần Đỗ Thích ám hại năm 979 (Việt Nam sử lược trang 90-91). Nhà Đinh chuyển ngôi cho nhà Tiền Lê từ đó.
Nhà Tiền Lê lên làm vua được ba đời. Vua Lê Long Đỉnh tức Lê Ngọa Triều chết năm 1009. Tưởng cũng nên biết rằng: Lê Long Đỉnh là một hôn quân vô đạo, đă từng lấy mía róc lên đầu Sư săi, sai lính lấy dầu quấn vào ḿnh tù nhơn để đốt, và lấy đó làm thú vui tiêu khiển hằnfg ngày. Khi Ngọa Triều chết, Đào Cam Mộc thấy con c̣n nhỏ, nên tôn quan Điện Tiền chỉ huy sứ lên ngôi tức là Lư Công Uẩn (việt Nam sử lược trang 95-97). Triều đại nhà Lư bắt đầu.
Đến đây chúng ta thấy lư Nhơn quả của Phật giáo đă hiển hiện là: Nhà Tiền Lê xây dựng qua sự đoạt ngôi do một vị vơ quan, th́ khi mất ngôi cũng do một vị vơ quan và con cái cũng đều c̣n nhỏ dại cả.
Nhà Lư (1009-1225), trị v́ vào khoảng 216 năm. Vị vua thứ tám là Huệ Tông nhường ngôi cho con là Lư Chiêu Hoàng năm 1224. Lư Chiêu Hoàng c̣n nhỏ mới bảy tuổi. Trần Thủ Độ âm mưu t́m cách ép gă cho Trần Cảnh, đồng thời ép buộc Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng vào năm 1225. Trầnh Cảnh lên ngôi lầy niên hiệu là Trần Thái Tông. Với manh tâm là củng cố nhà Trần, Trần Thủ Độ đă dùng tất cả những thủ đoạn, những ác tâm bằng cách:
- Lư Huệ Tông đă xuất gia đầu Phật, nhưng, Trần Thủ Độ vẫn bắt buộc thắt cổ tự vẩn.
- T́m cách ám hại hết tất cả những tôn thất, tôn thần của nhà Lư để trừ hậu họa về sau. Năm 1225, lợi dụng việc tế lễ các đấng tiên vương của nhà Lư tại thôn Thái Dương, làng Hoa Lâm, thuộc huyện Đông Hải tỉnh Bắc Ninh; Trần Thủ Độ cho lính đào ngầm những hầm sâu, lợp lá bên trên, đợi khi con cháu tôn thất nhà Lư rơi tuột hết xuống hầm th́ cho lính vùi lấp hầm, chôn sống hết.
- Trần Thủ Độ muốn cho nhân dân quên đi tất cả những tông tích của triều đại nhà Lư, ông lấy cớ là vua nhà Trần tên Lư (Trần Lư tức là tên của ông nội vua Trần Thái Tông), để dễ dàng buộc những người mang họ Lư phải đổi ra họ Nguyễn hay họ khác (Việt Nam sử lược trang 116-121).
- Để tránh nạn thông gia trộm cướp ngôi lẫn nhau, Trần Thủ Độ bắt buộc các vua nhà Trần phải lập gia đ́nh với con cháu tôn thất nhà Trần. Tuy nhiên, nhà Trần cũng không thể tránh được nạn ngoại thích cầm quyền trong tay.
Hồ Quư Ly c̣ hai bà cô lấy vua thứ năm là Minh Tông. Một sinh ra Huệ Tông, một sinh ra Duệ Tông. Và, con gái của Quư Ly lấy vua Thuận Tông là thái tử của vua Nghệ Tông. Nhờ đó, Hồ Quư Ly đă lợi dụng được bà con, lợi dụng sự mù quáng của nhà vua để đoạt ngôi vị cho nhà Hồ. Trong lúc Nghệ Tông đang là Thái thượng Hoàng, nhưng Quư Ly đă t́m cách bắt buộc phải phế bỏ vua Hiến Đế. Những vị thái tử, hoàng tử thân vương, ông xin Nghệ Tông cho sát hại đi.
Sau khi Nghệ Tông mất (1394), Quư Ly ép con vua Nghệ Tông là Thuận Tông phải hường ngôi cho con là Hiếu Đế mới ba tuổi và cho người giết Thuận Tông. Tôn thất của nhà Trần là Trần Nguyên Hăng, Trần Khắc Chân t́m cách trừ khử Quư Ly, việc không thành, bị Quư Ly giết hại hết. Cả thảy 370 người.
Năm 1400, Quư Ly cho hạ bệ Thiếu Đế để đoạt ngôi, lập ra cơ nghiệp nhà Hồ (Việt Nam sử lược trang 174-181).
Cũng tương tự như nhà Trần, để tránh hậu họa trong miếu đường cũng như ngoài nhân gian, Hồ Quư Ly bắt con cháu nhà Trần phải đổi thành họ Trịnh. V́ lấy cớ vợ của Lê Thái Tổ tên là Phạm thị Ngọc Trần (Theo Đại Việt sử kư Toàn thư trang 101-179).
Nhà Hậu Lê (1428-1788), lên ngôi là nhờ giải phóng ách thống trị của nhà Minh. Tuy nhiên, trong việc làm nầy, vua Lê Thái Tổ đă dùng một tủ đoạn rất đặc biệt, Năm 1427, sau mười năm chiến đấu trường kỳ gian khổ, Lê Thái Tổ tức B́nh định Vương Lê Lợi, đang ở trong thế mạnh, nhưng vẫn không đuổi được quân Minh. Bấy giờ tướng nhà Minh tên Vương Thông muố đem quân về xứ, nhưng sợ mang tiếng là hèn nhác, bèn lục tờ chiếu của vua Minh ban hành năm 1407, nói về việc t́m kiếm con cháu nhà Trần để lập tự. Trong lúc ấy, cũng có sứ đến nói với B́nh Định Vương phải t́m con cháu nhà Trần lên làm vua để giải binh. V́ muốn chấm dứt chiến tranh, để sớm thống nhất sơn hà và để sớm thành công cho B́nh Định Vương, Lê Lợi liền chấp thuận ư kiến đó, liền cho mời Trần Cao (Người tự xưng là con cháu của Trần Nghệ Tông) lên làm vua bù nh́n và xưng cầu phong của nhà Minh.
Sau khi Liễu Thăng cầm binh cứu viện bị đánh bại, nhà Minh nhận cho Trần Cao làm vua nước An Nam; đồng thời, cho Vương Thông đem quân về nước (Việt Nam sử lược trang 216-223). Đến khi chiến tranh vừa yên ổn, B́nh Định Vương cho người giết Trần Cao để lên ngôi hoàng đế năm 1428 (Việt Nam sử lược trang 234).
Khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê 1527, hai họ Trịnh và Nguyễn lấy danh nghĩa pḥ nhà Lê để lập tự. Hai vị vua Trang Tông và Trung Tông th́ tương đối có chức vị đẹp đẽ, có đôi chút quyền thế. Sau đó, cả thảy 13 đời vua nhà Hậu Lê kể từ vua Anh Tông đến Hiển Tông đều là vua bù nh́n của chúa Trịnh. Họ Trịnh đoạt vận mạng ngôi vua, có quyền đưa lên hay hạ xuống. Cũng có thể bị ám hại đi như vua Anh Tông bị Trịnh Tùng giết năm 1573, vua Kinh Tông th́ bị Trịnh Tùng bắt buộc thắt cổ chết năm 1619. Vua Lê Đế Duy Phương phế rồi bị giết năm 1732 (Việt Nam sử lược trang 262-270). Trong suốt hai trăm năm họ Trịnh duy tŕ 13 đời vua bù nh́n của nhà Lê, trong đó có ba vị vua bị bức tử.
Bây giờ nh́n vào nhơn quả của Phật giáo để nhận xét, cho chúng ta thấy rằng:
- Vua Lê Thái Tổ chỉ giết một Trần Cao bù nh́n mà con cháu sau nầy người bị giết, kẻ bị bù nh́n dài đăng đẳng. Như vậy, một khi thành lập một triều đại mới có một hành động không tốt với triều đại cũ, cho dù là tập thể hay cá nhân đi chăng nữa; nếu đem ra để viện lư là phải hành động như vậy v́ quốc gia dân tộc đi chăng nữa; nhưng, những con cháu hậu duệ cũng không tránh khỏi quả báo của cha ông đă gieo rắc từ trước.
- Trần Thủ Độ đă giết con cháu nhà Lư như thế nào, bắt buộc con cháu nhà Lư đổi họ ra sao; sau đó con cháu nhà Trần cũng gánh chịu hậu quả y như vậy do Hồ Quư Ly đem lại.
Gần đây, triều đại Ngô Đ́nh bội hứa với vua Bảo Đại, đoạt ngôi nhà Nguyễn ra sao, giết hại các đảng phái càc giáo phái chân chính như thế nào, để rồi cuối cùng cả gịng họ phài đón nhận một hậu quả vô cùng thảm năo. Tất cả gần như bất đặc kỳ tử.
Bằng chứng:
Nhà Ngô đă phản bội Quốc trưởng Bảo Đại th́ Hội đồng Tướng lănh hạ bệ nhà Ngô. Nhà Ngô giết hại các phần tử chân chánh, các chính trị gia đảng phái, nhân sĩ yêu nước; đồng bào vô tội để cũng cố chế độ độc tài gia đ́nh đ́nh trị mà đă một thời mang tai tiếng là tam đại Việt gian; cuối cùng quân nhân cán chính các cấp và toàn dân miền Nam Việt Nam đă đứng lên làm cách mạng, làm lịch sử xóa tan Ngô triều. Và, các tướng lănh cũng đă đối xử một câu khi cho người đi đón hai anh em Ngô Đ́nh Diệm là: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc.
Trên đây là những trang sử đă để lại cho con dân hậu duện Việt soi chung đă ảnh hưởng rất rơ ràng theo giáo lư nhơn quả của nhà Phật.
C̣n trong Phật giáo, dù xuất gia hay tại gia cứ y theo giáo lư mà hành tŕ, tu niệm. Đạo Phật đặt nặng vấn đề hành tŕ hơn là lư thuyết. Lư hay, thuyết giỏi mà không thực hành, không tu tập th́ chẳng khác nào cái đăy đựng đồ.
Lời thật lúc nào cũng khó nghe và dễ mất ḷng, nhưng, thuốc đắng th́ đả tật. Viết lên đây chỉ là một ư kiến xây dựng và mong mỏi được nh́n h́nh ảnh đẹp đẽ trong mai hậu; với hy vọng lớp hậu duệ của con dân nước Việt trong cũng như ngoài nước nh́n vào lịch sử qua lăng kính nhơn quả của Phật giào để xây dựng cho ḿnh, cho người và chung cho xă hội được hoàn hảo hơn. Làm được và sống được như giáo lư nhơn quả mà đức Phật đă dạy th́ đó là đă trực tiếp tạo hạnh phúc, tạo an lạc cho ḿnh, cho người và cho xă hội.
Đức Phật thường dạy:
..."...Ai cũng sợ gươm đao, ai cũng sợ chết, vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, đừng giết, đừng bảo ai giết.", "Ai cũng muốn tránh điều khổ, ai cũng muốn có hạnh phúc. Vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, đừng gây điều khổ cho người khác, đừng phá hại hạnh phúc người khác", "Ai cũng có gia đ́nh, thân nhân muốn bảo bọc, muốn duy tŕ hạnh phúc được tốt đẹp. Vậy th́ đừng phá gia đ́nh, đừng phá thân nhân của người khác.", "Ai cũng muốn của cải của ḿnh được trọn vẹn yên ổn. Vậy hăy lấy ḷng ḿnh suy ḷng người, giữ ǵn của cải của người khác, đừng xâm phạm, đừng gian tham, đừng bóc lột, đừng cướp giựt!...".
Là Phật tử luôn luôn tưởng nhớ lời đức Phật thường dạy: Thân mạng vô thường, sớm c̣n tối mất,...", như sương ban mai trên đầu ngọn cỏ lóng lánh, phản chiếu tợ kim cương dưới ánh nắng mát dịu của buổi b́nh minh; nắng gắt lên rồi th́ c̣n lại được ǵ? V́, trong kinh Phật dạy:"Mạng tợ ngưng sương...".Thân người như bóng câu qua cửa sổ, như sợi chỉ mành treo chuông. Chiêm nghiệm được như vậy th́ cuộc sống của ḿnh, của người và của xă hội sẽ măi măi an lạc, hạnh phúc. Từ đó thế giới sẽ không c̣n chiến tranh, lao tù. Không c̣n cảnh mạnh được yếu thua, giàu sang hiếp đáp kẻ nghèo khó, khốn cùng. Nh́n nhau toàn là anh em trong gịng nước mắt cùng mặn và trong gịng máu cùng đỏ như nhau.
Thượng tọa Thích Tín Nghĩa
|
Quay trở về đầu |
|
|
tieuphu Hội viên

Đă tham gia: 10 April 2006 Nơi cư ngụ: United States
Hiện giờ: Offline Bài gửi: 1
|
Msg 2 of 2: Đă gửi: 13 April 2006 lúc 8:07pm | Đă lưu IP
|
|
|
Gần đây, triều đại Ngô Đ́nh bội hứa với vua Bảo Đại, đoạt ngôi nhà
Nguyễn ra sao, giết hại các đảng phái càc giáo phái chân chính như thế
nào, để rồi cuối cùng cả gịng họ phài đón nhận một hậu quả vô cùng
thảm năo. Tất cả gần như bất đặc kỳ tử.
Bằng chứng:
Nhà Ngô đă phản bội Quốc trưởng Bảo Đại th́ Hội đồng
Tướng lănh hạ bệ nhà Ngô. Nhà Ngô giết hại các phần tử chân chánh, các
chính trị gia đảng phái, nhân sĩ yêu nước; đồng bào vô tội để cũng cố
chế độ độc tài gia đ́nh đ́nh trị mà đă một thời mang tai tiếng là tam
đại Việt gian; cuối cùng quân nhân cán chính các cấp và toàn dân miền
Nam Việt Nam đă đứng lên làm cách mạng, làm lịch sử xóa tan Ngô triều.
Và, các tướng lănh cũng đă đối xử một câu khi cho người đi đón hai anh
em Ngô Đ́nh Diệm là: Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc. To^i kho^ng do^`ng y' vo*'i ca'i go.i la` ba(`ng chu*'ng na`y vi` li.ch su* ca^.n da.i chu*a ro? ra`ng. Kho^ng the^? buo^.c to^.i o^ng Ngo^ Di`nh Die^.m la` tie^u die^.t da?ng pha'i ye^u nu*o*'c tru*` bo.n CS vo^ tha^`n. O^ng NDD la` mo^.t nha` a'i quo^'c cha^n chi'nh kho^ng ma`ng danh lo*.i... Nguye^.n vo.ng cu?a o^n ta l a` di tu chu*' kho^ng tham vo.ng la?nh tu....mong ra(`ng vi.ty kheo na`y du*ng vi` co^' ti`nh hay vo^ y' ga^y su* chia re? giu*? a ca' to^n gia'o. To^i la` ngu*o*`i Pha^.t gia'o ma` do.c to*'i doa.n na`y tha^'y co' va^'n de^` ne^n le^n tie^'ng. Xin ca?m ve^` ba`i thuye^'t gia?ng va` nhu*~ng ta`i lie^.u li.ch su*?.
|
Quay trở về đầu |
|
|
|
|