Đăng nhập nhanh
Mạnh Thường Quân
  Bảo Trợ
Chức Năng
  Diễn Đàn
  Thông tin mới
  Đang thảo luận
  Hội viên
  Tìm Kiếm
  Tham gia
  Đăng nhập
Diễn Đàn
Nhờ Xem Số
  Coi Tử Vi
  Coi Tử Bình
  Coi Địa Lý
  Coi Bói Dich
  Chọn Ngày Tốt
Nghiên Cứu và
Thảo Luận

  Mệnh Lý Tổng Quát
  Qủy Cốc Toán Mệnh
  Tử Vi
  Tử Bình
  Bói Dịch
  Mai Hoa Dịch Số
  Bát Tự Hà Lạc
  Địa Lý Phong Thủy
  Nhân Tướng Học
  Thái Ất - Độn Giáp
  Khoa Học Huyền Bí
  Văn Hiến Lạc Việt
  Lý - Số - Dịch - Bốc
  Y Học Thường Thức
Lớp Học
  Ghi Danh Học
  Lớp Dịch & Phong Thuy 2
  Lớp Địa Lư
  Lớp Tử Vi
    Bài Giảng
    Thầy Trò Vấn Đáp
    Phòng Bàn Luận
    Vở Học Trò
Kỹ Thuật
  Góp Ý Về Diễn Đàn
  Hỗ Trợ Kỹ Thuật
  Vi Tính / Tin Học
Thư Viện
  Bài Viết Chọn Lọc
  Tủ Sách
Thông Tin
  Thông Báo
  Hình Ảnh Từ Thiện
  Báo Tin
  Bài Không Hợp Lệ
Khu Giải Trí
  Gặp Gỡ - Giao Lưu
  Giải Trí
  Tản Mạn...
  Linh Tinh
Trình
  Quỷ Cốc Toán Mệnh
  Căn Duyên Tiền Định
  Tử Vi
  Tử Bình
  Đổi Lịch
Nhập Chữ Việt
 Hướng dẫn sử dụng

 Kiểu 
 Cở    
Links
  VietShare.com
  Thư Viện Toàn Cầu
  Lịch Âm Dương
  Lý Số Việt Nam
  Tin Việt Online
Online
 193 khách và 0 hội viên:

Họ đang làm gì?
  Lịch
Tích cực nhất
dinhvantan (6262)
chindonco (5248)
vothienkhong (4986)
QuangDuc (3946)
ThienSu (3762)
VDTT (2675)
zer0 (2560)
hiendde (2516)
thienkhoitimvui (2445)
cutu1 (2295)
Hội viên mới
thephuong07 (0)
talkativewolf (0)
michiru (0)
dieuhoa (0)
huongoc (0)
k10_minhhue (0)
trecon (0)
HongAlex (0)
clone (0)
lonin (0)
Thống Kê
Trang đã được xem

lượt kể từ ngày 05/18/2010
Khoa Học Huyền Bí (Diễn đàn bị khoá Diễn đàn bị khoá)
 TUVILYSO.net : Khoa Học Huyền Bí
Tựa đề Chủ đề: VÔ SƯ TRÍ VI TÔN Gửi trả lời  Gửi bài mới 
Tác giả
Bài viết << Chủ đề trước | Chủ đề kế tiếp >>
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 1 of 6: Đă gửi: 16 April 2006 lúc 11:46am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

VÔ SƯ TRÍ VI TÔN

Ḥa thượng Thích Thanh Từ

 

Vừa rồi chùa Cổ Pháp ở Hà Nội có nhờ tôi đặt cho một đôi liễn và một bảng hoành phi. Trong bảng hoành phi năm chữ tôi đặt như thế này Vô sư trí vi tôn. Đây là câu mà tôi rất tâm đắc. Tôi tin chắc rằng quí Phật tử tu rồi cũng tâm đắc như tôi.

Vô sư trí vi tôn nghĩa là Trí vô sư tôn quí nhất. Tại sao tôi nói như vậy? Bởi v́ chúng ta tu cốt là được giác ngộ, cốt được thành Phật nhưng mà giác ngộ cái ǵ? Đó là một vấn đề mà người Phật tử chúng ta cần phải hiểu. Nói đến đây tôi nhắc lại cho quí vị nhớ, thuở xưa đức Phật Thích-ca đi tu, qua những lần học hỏi với các vị tiên nhân nhưng chưa đạt được mục đích, cuối cùng Ngài từ giă hết để tu khổ hạnh. Sau khi tu khổ hạnh không có hiệu quả, Ngài sống trở lại b́nh thường và đến dưới cội bồ-đề tọa thiền bốn mươi chín ngày đêm, Ngài được giác ngộ. Sau khi giác ngộ Ngài tuyên bố một câu như thế này:

“Ta đă hàng phục tất cả, rơ biết tất cả. Ta không nhiễm một pháp nào. Ta xa ĺa hết thảy, diệt dục mà giải thoát và tự ḿnh chứng ngộ th́ c̣n ai là thầy của ta?”

(Kinh Pháp Cú)

Ngay câu nói đó chúng ta tự kiểm nghiệm xem: Ngài hàng phục được tất cả, Ngài không nhiễm tất cả, Ngài ĺa hết thảy, Ngài diệt dục được giải thoát và tự ḿnh chứng ngộ th́ c̣n ai làm thầy? Như vậy cái chứng ngộ của đức Phật không do ai dạy Ngài hết. Nếu có người dạy tức là có thầy nhưng ngược lại không có ai dạy nên không có ai là thầy của Phật. Không thầy tại sao được giác ngộ? Điều đó chắc quí Phật tử cũng nhớ, như Phật đă tuyên bố do Ngài hàng phục tất cả, biết được tất cả, không nhiễm một pháp nào, xa ĺa hết thảy, diệt dục mà giải thoát. Nghĩa là đức Phật tự hàng phục được nội tâm, tự biết rơ được tất cả các pháp thiện ác, nhiễm tịnh v.v... và Ngài không nhiễm các pháp ác, không kẹt các pháp thiện, do đó mà diệt dục được giải thoát là do tự chứng ngộ chớ không có ai là thầy cả.

Hiện giờ tất cả quí Phật tử đang tu tập tọa thiền, vậy tọa thiền để làm ǵ? Để hàng phục ḿnh phải không? Hàng phục từ thân đến tâm của chính ḿnh. Trong khi ngồi thiền, nếu ngồi quen nửa giờ mà thêm chừng mười phút nữa th́ sao? Chắc là mười phút cay đắng. Như vậy nếu chúng ta cố gắng ngồi được một giờ hay hơn một giờ v.v... đó là chúng ta đă hàng phục được sự nhọc nhằn của thân. Kế đó đến nội tâm, tức là ư niệm của chúng ta như một ḍng nước chảy xiết vậy, hết niệm này tới niệm kia liên tục không ngừng. Thế nên chúng ta tọa thiền để thắng hết tất cả những thứ niệm đó, không cho nó khởi liên tục, từ từ chúng lặng dần cho đến lúc không c̣n dấy động nữa. Như vậy hàng phục được tất cả niệm lăng xăng của ḿnh. Đó là chúng ta đă tự chiến thắng, đă vào được Thiền định. V́ định tức là nội tâm yên tịnh không c̣n lăng xăng nữa. Được như vậy rồi th́ tất cả các pháp nhiễm, tất cả các pháp ác đều xa ĺa. Từ đó mọi ham muốn được tháo gỡ. Nhờ vậy trong khi tu tâm chúng ta được trong lặng sáng suốt, dứt hết các nhiễm ô rồi th́ tự giác ngộ. Mà tự giác ngộ th́ ai là thầy của chúng ta? Tự giác ngộ là Trí vô sư sẵn có của ḿnh.

Chúng ta nhớ đức Phật tọa thiền dưới cội bồ-đề bốn mươi chín ngày đêm, tâm yên tĩnh trong lặng, cho đến khi Ngài hướng tâm về quá khứ liền nhớ vô số kiếp về trước đă từng làm ǵ, ở đâu và tất cả sự việc xảy ra như thế nào. Ngài nhớ như là chuyện xảy ra hôm qua rơ ràng không thiếu sót, đó gọi là chứng Túc mạng minh. Khi Ngài hướng tâm về vị lai thấy chúng sanh sau khi chết sẽ đi về đâu? Cái ǵ lôi dẫn đi? Ngài thấy rơ chúng sanh do nghiệp dẫn đi trong các đường, đó là chứng được Thiên nhăn minh. Như vậy chứng Túc mạng minh, chứng Thiên nhăn minh v.v... tất cả cái chứng đó đều do Vô sư trí mà ra, chớ không phải ở đâu, không do ai dạy hết.

Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra Trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi th́ chúng ta thấy biết những ǵ trước kia ta chưa hề thấy biết, điều đó rất rơ ràng. Tôi dẫn một việc nhỏ này cho quí Phật tử nghiệm xem, có những Phật tử tu được chút chút, lúc tọa thiền yên lặng, bất chợt nhớ lại câu kinh hôm nào ḿnh học không hiểu, khi nhớ lại bỗng dưng hiểu ra. Cái hiểu này do ai dạy? Lúc đó không có thầy giảng, không có người nói, tại sao nhớ lại rồi bỗng dưng hiểu, hiểu một cách rơ ràng sáng suốt. Thử hỏi ai dạy? Đó là hiện tượng của Trí vô sư, điều nhỏ th́ sáng nhỏ, điều lớn th́ sáng lớn.

Như vậy chúng ta tu hành cần đạt được Trí vô sư th́ mới có thể được giác ngộ thành Phật. Như vậy Phật ở đâu? Phật sẵn ở nơi ḿnh. Muốn thấy Phật, chịu khó dẹp hết mây phiền năo, mây nghiệp chướng, nếu nó trong sạch hết th́ ông Phật ḿnh hiện ra, chớ không có ở đâu cả. Lâu nay chúng ta cứ nghĩ Phật ở đâu trên non, trên núi nên phải trèo đèo lội suối, phải đi thật xa t́m Phật, nhưng thật t́nh Phật ở ngay nơi ḿnh. V́ vậy, người học đạo không nên có tâm t́m kiếm bên ngoài mà chỉ dồn hết sức ḿnh phá dẹp phiền năo, dừng lặng ḍng tư tưởng lăng xăng. Những thứ đó tan rồi, lặng rồi th́ ông Phật hiện tiền.

Vậy quí Phật tử tu Thiền là lối tu gần hay xa, khó làm hay dễ làm, thực tế hay mơ hồ? Việc làm đó là thật của ḿnh, v́ ḿnh dẹp được phiền năo th́ ḿnh hết khổ, dừng được tâm lăng xăng th́ tâm được an định. Tâm hết phiền năo, được an định th́ trí tuệ bừng sáng, ngay nơi ḿnh chớ không có ở đâu xa hết. Cho nên người Phật tử tu Thiền lúc nào cũng phải dụng công tu hành cho chiến thắng được ḿnh, chớ không được cầu xin ai khác. Lâu nay Phật tử ḿnh đă quen cầu xin, bây giờ phải ngồi lại thấy khổ quá chừng. Hồi đó quen lạy Phật cầu xin cho con cái này cho con cái kia, bây giờ bắt xoay lại ḿnh để quán sát đâu là thật đâu là hư, đâu là xấu đâu là tốt, nhận định rồi tự ḿnh phá dẹp. Thấy việc đó nhọc nhằn không quen nhưng đó mới thật là chỗ tu hành chân chánh. Đức Phật ngày xưa đă như vậy, bây giờ chúng ta cũng làm như vậy th́ mới đúng là đi theo Phật, c̣n ḿnh làm khác đi th́ không biết ḿnh theo Phật hay theo ai? Tôi chủ trương tu theo Phật th́ phải sử dụng phương pháp Phật sử dụng ngày xưa, ứng dụng vào sự tu của ḿnh sẽ có kết quả không nghi.

Tôi xin dẫn câu chuyện sau đây để quí Phật tử nghiệm xem. Thiền sư Nham Đầu và Thiền sư Tuyết Phong Nghĩa Tồn đi đến Ngao Sơn gặp trời trở tuyết, nên hai huynh đệ vào trong cái miếu nhỏ ở tạm. Mỗi hôm ngài Tuyết Phong đều ngồi thiền, c̣n ngài Nham Đầu th́ không ngồi. Ngài Nham Đầu mới quở ngài Tuyết Phong sao ngồi thiền măi như vậy, ngài Tuyết Phong nói:

- Tôi thật c̣n chưa ổn.

Ngài Nham Đầu bảo:

- Nếu ông thật như thế, cứ chỗ thấy của ông mỗi mỗi thông qua, chỗ phải tôi sẽ chứng minh cho ông, chỗ chẳng phải tôi sẽ v́ ông đuổi dẹp.

Ngài Tuyết Phong kể lại:

- Khi xưa tôi mới đến chỗ Thiền sư Diêm Quan thấy Ngài thượng đường nói về nghĩa Sắc Không, ngay nơi đó tôi liền được vào cửa.

Ngài Nham Đầu bảo:

- Từ đây đến ba mươi năm sau rất kỵ không được nói đến.

Ngộ được lư Sắc Không mà ngài Nham Đầu nói chưa được, ba mươi năm sau rất kỵ nói đến cái đó. Như vậy chúng ta mới thấy trong thời gian tu thiền có nhiều chặng. Bước đầu mới vào cửa thiền đa số chúng ta đều học Bát-nhă. Học Bát-nhă là để nhận được lư Sắc Không (Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc). Bước vào cửa Không đă là một bước tiến trên đường tu rồi, nhưng chưa phải là chỗ cứu kính, nên ngài Nham Đầu mới bảo: “Từ đây đến ba mươi năm sau rất kỵ không được nói đến.” Ngài Tuyết Phong kể tiếp:

- Tôi thấy bài kệ của ngài Động Sơn khi qua cầu ngộ đạo (ngài Động Sơn qua cầu, nh́n dưới ḍng suối thấy bóng của ḿnh, ngay đó Ngài ngộ đạo) liền làm bài kệ:

Thiết kỵ tùng tha mích
Điều điều dữ ngă sơ
Cừ kim chánh thị ngă
Ngă kim bất thị cừ.

“Thiết kỵ tùng tha mích” nghĩa là rất tối kỵ, chẳng nên t́m nơi khác mà được. V́ nếu t́m nơi khác th́ đă cách xa, không phải là ḿnh. “Cừ kim chánh thị ngă”, nghĩa là nó chính là ḿnh. “Ngă kim bất thị cừ”, nhưng ḿnh th́ không phải là nó. Bởi v́ ngài Động Sơn đi trên cầu, nh́n dưới suối thấy bóng của ḿnh, cái bóng th́ đâu phải là ḿnh nhưng nó có rời ḿnh không? V́ vậy nên nói nó cũng chính là ḿnh: “Cừ kim chánh thị ngă”. Nhưng ḿnh không phải là nó, tức ḿnh không phải là bóng, ngài Động Sơn do nhận thấy bóng của ḿnh mà ngộ đạo, ngài Tuyết Phong nhân nghe được câu này cũng có tỉnh. Bởi tỉnh nên tŕnh với ngài Nham Đầu nhưng ngài Nham Đầu lại bảo rằng: “Nếu chừng ấy tự cứu cũng chưa xong.” Đó là chặng thứ hai.

Chặng thứ nhất là thấu suốt được lẽ sắc không, chặng thứ hai là biết nơi ḿnh, bên cạnh cái giả có cái thật. Bóng là giả nhưng cái giả đó không rời cái thật. Biết được lư ấy rồi cũng vẫn chưa tới nơi, nên ngài Nham Đầu nói: “Chừng ấy tự cứu cũng chưa xong.” Ngài Tuyết Phong kể thêm: “Một hôm tôi hỏi ngài Đức Sơn việc tông thừa con có phần chăng, ngài Đức Sơn đánh một gậy hỏi tôi nói cái ǵ, tôi khi ấy như thùng lủng đáy.” Như thùng lủng đáy nghĩa là rỗng và sạch hết, vậy mà ngài Nham Đầu nạt: “Ông chẳng nghe nói từ cửa vào chẳng phải của báu trong nhà.”

Cái ǵ từ cửa vào th́ không phải là của báu trong nhà. Câu này để giản trạch cho chúng ta hiểu người tu phải nhận được cái chân thật của ḿnh. Cái chân thật của ḿnh luôn có sẵn đây, chớ c̣n nhờ bên ngoài th́ chưa được. Chúng ta ngồi thiền lặng lẽ, tỉnh giác, chợt phút giây nào bừng sáng lên th́ đó mới thật là của ḿnh. C̣n đi hỏi người này, đi học người kia, th́ sự hiểu biết ấy không phải là của ḿnh, mà là của người ta.

Sau này ngài Tuyết Phong hỏi thêm:

- Về sau làm thế nào mới phải?

Ngài Nham Đầu bảo:

- Về sau, muốn xiển dương đại giáo mỗi mỗi từ trong hông ngực lưu xuất, sau này cùng ta che trời che đất đi.

Ngài Tuyết Phong ngay câu này liền bừng ngộ, nên gọi là ngộ đạo ở Ngao Sơn (tức là ở núi Ngao). Như vậy chỗ cuối cùng là từ hông ngực mà phát ra, chớ không phải ở bên ngoài. Nếu c̣n ở ngoài th́ chưa phải tột. Chúng ta tu từ nội tâm phát sáng, từ nội tâm giác ngộ, đó mới là chân thật, là Trí vô sư hiện. Trí này là thật của chúng ta, nó trùm khắp không chỉ giới hạn trong thân tứ đại thôi.

Qua những chặng tôi nêu quí Phật tử nên hiểu, ḿnh tu Thiền không phải chỉ một lần ngộ. Khi chúng ta bước vào sự tu, nghe kinh Bát-nhă hoặc đọc kinh Kim Cang, chúng ta thấy lóe được nghĩa Sắc Không cũng đă đáng mừng rồi. Từ chỗ ngày xưa ḿnh thấy Sắc riêng Không riêng, bây giờ thấy Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Đây là bước đầu có tỉnh, có ngộ nhưng chỉ là tiểu ngộ thôi, chớ chưa phải đại ngộ. Đến như đọc một bài kệ, một câu thơ của các Thiền sư, ḿnh nhận ra và lănh hội được ư nghĩa câu đó đúng như điều ḿnh đang hiểu, đang tu th́ xem như bừng sáng một chặng nữa. Đây cũng là một chặng đường thôi. Hoặc giả trong khi tu, đem những lời đạo lư bàn luận với huynh đệ, thưa hỏi với thầy, được thầy nói cho một câu liền bừng sáng, nhẹ người lên. Lúc đó thấy như thùng lủng đáy, như vậy đó mà cũng vẫn chưa rồi. Cho đến bao giờ tự ḿnh phát sáng ra, nhận thấy tất cả Thật thể muôn pháp trong thế gian này th́ chừng đó mới thật là đại ngộ. Thế nên ở trong nhà Thiền nói tiểu ngộ th́ vô số, c̣n đại ngộ cũng đôi ba lần, chớ không phải một lần. Tôi từ khi tu cho đến bây giờ, hướng dẫn Tăng Ni cũng như Phật tử tu, thấy tiểu ngộ khá nhiều, c̣n cũng có vài người gần như được đại ngộ. Đây là điều đáng mừng.

Lúc trước tôi có mặc cảm ḿnh dạy người ta tu Thiền, nhất là giai đoạn đầu ra Chân Không, tôi mở khóa thứ nhất có mười người thôi, không dám nhận đông. Tại sao vậy? Bởi v́ tôi nghe nhiều người nói: “coi chừng tu Thiền điên”, nên tôi thí nghiệm mười vị này xem có điên không. Dù biết tôi tu không điên, nhưng chưa rơ những người tu theo tôi th́ sao? Qua ba năm không thấy ai điên hết nên khóa thứ hai tôi tăng lên ba, bốn chục vị. Rồi bây giờ đến mấy trăm người cũng không thấy ai điên. Do đó tôi hết mặc cảm lời người ta nói. Nếu bảo rằng tu Thiền điên là điều hết sức tai hại cho người tu Phật.

Chúng ta đă biết đức Phật Thích-ca do ngồi thiền ngộ đạo, bây giờ sao đệ tử Ngài ngồi thiền lại điên? Nói như vậy là một cái họa cho người tu Phật, nhất là tu Thiền. C̣n một điều nữa, có người nói tu Thiền chỉ dành cho hàng thượng căn thượng trí mới tu được thôi, thời này ḿnh tiểu căn tiểu trí tu không được.

Ngày xưa tôi cũng mặc cảm v́ câu nói đó, nhưng sau này tôi lại nghĩ khác. Chúng ta có bệnh, cứ nghĩ người xưa mới thông minh, người xưa mới có căn trí bén nhạy, c̣n chúng ta bây giờ đần độn, ngu tối. Thật ra nếu xét kỹ có phải vậy không? Hồi xưa có người thông minh nhưng cũng có người đần độn. Ngày nay cũng thế, có nhiều người thông minh lắm chứ. Biết bao điều người xưa chưa biết, bây giờ nhờ khoa học và văn minh chúng ta được biết. Có những việc người xưa không làm được mà bây giờ ta làm được, tại sao lại nói ta đần độn? Như vậy bây giờ phải khôn hơn hồi xưa chứ! Nếu dại hơn th́ hồi xưa chỉ biết đi bộ, sao bây giờ biết đi máy bay. Hồi xưa cái ǵ cũng thô sơ sao bây giờ cái ǵ cũng tinh vi? Người đời khôn hơn thời xưa, chẳng lẽ người tu dại hơn người xưa? Sao tệ vậy! Cho nên tôi không chịu. Tôi nói người xưa làm được th́ ngày nay chúng ta làm cũng được, chỉ có điều chúng ta làm có đúng như người xưa không. Người xưa do đủ điều kiện mà thành công th́ chúng ta nếu đủ điều kiện chắc chắn cũng sẽ thành công. Cứ cho rằng người xưa thông minh, thượng căn thượng trí và nghĩ ḿnh là đần độn, như vậy là tự khi ḿnh; mà khi ḿnh th́ tiến không được.

Trong nhà Thiền có câu: “Đệ tử bằng thầy là đă thua thầy nửa đức, đệ tử hơn thầy mới kham ǵn giữ sự nghiệp của thầy.” Tại sao trong nhà Thiền nói như vậy? Thí dụ như tôi tu năm mươi năm, bây giờ có người đệ tử ngộ bằng tôi, nhưng tu mới mười năm th́ đă thua tôi phân nửa rồi. V́ ngộ th́ bằng nhưng công đức tu chưa bằng, nên nói thua thầy. Khi nào thầy ngộ mười mà đệ tử ngộ được hai mươi mới kịp với thầy. Vậy ông thầy trông cho đệ tử giỏi hơn, chớ không muốn đệ tử thua ḿnh. Không nên nói: “Ta trước căn cơ bậc thượng, c̣n người sau căn cơ bậc hạ, tu không được.” Người sau vẫn có khả năng như người trước, chỉ có điều nếu người sau không làm đúng nguyên tắc người trước đă làm th́ người sau tu sai trật; sai trật th́ tu không có kết quả.

Gần đây tôi thấy Tăng Ni tu có tiến, thỉnh thoảng một vài Phật tử tu cũng có tiến. Như vậy tôi rất mừng, v́ việc làm của chúng ta không phải phí công vô ích, mà có kết quả thật sự. Người nào ham tu th́ giảm phiền năo, một trăm phần cũng giảm được vài chục phần. Như vậy có tu th́ có tiến. Tu ít th́ kết quả ít, tu nhiều th́ kết quả nhiều. Tất cả kết quả đó đều do công phu soi sáng lại chính ḿnh để nhận ra cái chân thật của ḿnh. Khi đă nhận ra rồi th́ tự ḿnh sẽ vượt qua hết những khó khăn, những đau khổ ở đời. Đến đây tôi kể thêm một chuyện nữa để làm sáng tỏ thâm ư trên. Câu chuyện này được trích từ tác phẩm “Góp Nhặt Cát Đá” của Nhật Bản.

Có một chú mù lâu ngày nhớ bạn, nên hôm đó chú chống gậy đi t́m thăm bạn. Gặp lại bạn cũ chú mừng quá nên ở chơi, nói chuyện đến khuya vẫn chưa chịu về. Thấy vậy, người bạn nhắc chú: “đă khuya quá rồi anh nên về”, chú mới chịu về. Người bạn thấy bên ngoài trời tối mà bạn ḿnh lại mù, sợ nguy hiểm nên nói:

- Để tôi đốt cho anh cây đèn, anh cầm đi về.

Chú mù cười:

- Tôi th́ ngày như đêm, đêm như ngày; bây giờ anh đốt đèn, tôi cũng đâu thấy cái ǵ.

Anh bạn nói:

- Biết vậy. Nhưng nhờ anh cầm cây đèn, người khác thấy được sẽ không đụng anh.

Nghe có lư nên chú mù cầm đèn đi về. Được nửa đường bỗng có người đầu kia đi lại đụng phải, chú la lên:

- Bộ anh không thấy tôi sao?

Người kia nói:

- Dạ thưa ông, tôi không thấy.

- Tôi cầm cây đèn đây mà anh không thấy à!

-  Cây đèn của ông đă tắt từ bao giờ rồi.

Qua câu chuyện đó quí vị hiểu thế nào? Nếu ḿnh không tự sáng, dù cho người khác đem ánh sáng đến trao tay cho ḿnh cũng không cứu được ḿnh. Đèn bên ngoài đưa lại, đó là Hữu sư trí. Trí do người khác cho ḿnh th́ cứu ḿnh không được, chỉ con mắt ḿnh sáng mới cứu được ḿnh thôi. Mắt ḿnh sáng đó là Vô sư trí, không ai dạy mà tự sáng. Bởi vậy nên người học Phật hay tu Phật phải khai thác trí sẵn có của ḿnh là quí hơn hết.

Kế nữa là câu chuyện của ngài Đức Sơn. Một hôm Ngài đứng hầu thầy là Thiền sư Sùng Tín. Thấy khuya quá ngài Sùng Tín bảo:

- Ông đi nghỉ đi.

Ngài Đức Sơn vâng lời xá thầy, vén rèm bước ra. Thấy bên ngoài tối quá nên Ngài quay trở lại, ngài Sùng Tín hỏi:

- Sao ông trở lại?

Ngài Đức Sơn thưa:

- Bạch Ḥa thượng, bên ngoài trời tối đen.

Nghe nói vậy, ngài Sùng Tín bèn đốt cây đèn cầm đưa cho Đức Sơn. Đức Sơn vừa đưa tay nhận cây đèn th́ ngài Sùng Tín vụt thổi tắt. Ngài Đức Sơn liền ngộ. Như vậy ngài Đức Sơn ngộ cái ǵ? Nếu ḿnh thấy tối phải nhờ đèn, nhưng nếu đèn do người khác trao th́ chưa làm ḿnh sáng được. Ngài Đức Sơn vừa cầm đèn th́ ngài Sùng Tín liền thổi tắt. Ngay đó Đức Sơn tự bừng ngộ, cho nên “cái đó” phải tự ḿnh sáng ra, chớ người khác trao cho không được.

Như vậy tôi giảng Thiền, dạy Thiền cũng chỉ là hướng dẫn cho quí vị thực hành thôi, sáng hay tối là do quí vị chớ không phải tôi. Bởi tôi không có khả năng làm cho quí vị sáng mà chỉ hướng dẫn thế này, thế nọ... rồi tự quí vị theo đó tự khai thác, tự ngộ. Chừng nào ngộ, báo tin cho tôi mừng thôi. Tôi không làm ǵ cho quí vị cả. Lẽ thật trong đạo là vậy.

Qua những câu chuyện trên, chúng ta thấy người tu Thiền là người đang đào bới thửa đất tâm của ḿnh để t́m cho ra ḥn ngọc trong đó. Đến khi nào chúng ta phát hiện và nắm ḥn ngọc được rồi là điều quí nhất, đáng mừng nhất của người tu. Được “cái đó” mới gọi là chân thật, c̣n tất cả những ǵ chúng ta hiểu, chúng ta nghe ai nói chỉ là phụ thôi. Đó là ư nghĩa Vô sư trí mà mỗi người chúng ta phải tự thấy, tự biết.

Nếu không nhờ Vô sư trí th́ có lẽ các nhà khoa học sẽ không có các phát minh. Bởi v́ phát minh là thấy biết, phát hiện ra những điều từ trước đến giờ chưa ai biết; mà điều chưa ai biết th́ ai dạy ḿnh? Chỉ người có chí dồn hết tâm lực vào một việc, rồi ngày nào tự bừng sáng lên, gọi là phát minh. Người thế gian lo giúp cho đời nên phát minh vật chất, c̣n chúng ta tu hành th́ lo phát minh cái sẵn có của ḿnh. “Cái đó” bị chôn vùi, bây giờ chúng ta phải làm cho nó sáng ra, hiển bày ra. Khi được sáng, được hiển bày rồi th́ lúc đó chúng ta phải làm ǵ nữa? Chui vô non vô núi ở cho đến chết luôn phải không?

Khi ḿnh nhận được ḥn ngọc thật và biết mọi người cũng đều có ḥn ngọc đó nhưng họ quên, th́ chúng ta khởi ḷng từ bi thương tất cả, muốn chỉ anh có, tôi có, người khác có. Chỉ ra ḥn ngọc của mỗi người sẵn có là cái chỉ b́nh đẳng, không thiên vị. Dù kẻ đó là quan nhưng ông quên, ḿnh cũng thương như người khác, c̣n kẻ cùng đinh mà quên th́ ḿnh cũng thương như ông quan. Bởi v́ chúng ta chỉ thương cái mê, cái quên của họ thôi. Nếu nói thấy ai nghèo ḿnh thương, c̣n người giàu không thương, như vậy là mất b́nh đẳng. Thương cái mê, cái quên v́ họ có của báu mà không nhớ, nên người nào quên chúng ta cũng thương, như vậy ḷng thương đó mới b́nh đẳng. Chính v́ ai cũng có của báu, có ḥn ngọc quí, nên dù nam hay nữ cũng tu thành Phật được hết. Chỉ quên th́ không có, c̣n nhớ và ráng tu là được. Thế nên tinh thần Thiền tông hết sức b́nh đẳng, nam nữ như nhau, ai cũng có ḥn ngọc quí nên ai cũng có quyền thành Phật cả.

Trong kinh Pháp Hoa, phẩm Đề-bà-đạt-đa, có Long nữ được ngài Văn-thù giáo hóa. Ngài Văn-thù nói với ngài Xá-lợi-phất: “Long nữ này sẽ thành Phật”, ngài Xá-lợi-phất không tin v́ người nữ và hơn nữa là súc sanh th́ làm ǵ thành Phật được. Long nữ nghe nói như vậy liền đem viên ngọc minh châu dâng lên cúng dường Phật. Phật nhận, Long nữ hỏi ngài Xá-lợi-phất:

- Tôi dâng ngọc, đức Thế Tôn nhận có mau không?

Ngài Xá-lợi-phất nói:

- Mau.

- Tôi thành Phật cũng mau như vậy đó.

Liền khi đó Long nữ ẩn ḿnh qua nước khác thành Phật. Như vậy là sao? Văn-thù-sư-lợi trong kinh Pháp Hoa là tiêu biểu cho Vô sư trí. Đă có Vô sư trí th́ nam nữ ǵ cũng thành Phật chớ không phân biệt phái nào.

Người nữ đứng về mặt nghiệp tướng th́ khác, nhưng về mặt Vô sư trí th́ b́nh đẳng với người nam. V́ vậy Thiền tông luôn khai thác Trí vô sư đó. Dưới con mắt nhà Thiền thấy nam nữ b́nh đẳng như nhau, ai cũng có khả năng thành Phật. Tăng Ni, Phật tử nam hay Phật tử nữ, cho đến cả người thế gian chưa từng biết đạo cũng có ḥn ngọc quí, cho nên không ai là kẻ bần cùng, chỉ người quên mới bần cùng thôi.

Nếu chúng ta ứng dụng tu cho đến nơi, đến chốn th́ quyền thành Phật là quyền của ḿnh, chớ không phải Phật cho ḿnh thành Phật. Phần nhiều chúng ta mong muốn được Phật thọ kư, nhưng chúng ta có làm được th́ Phật mới thọ kư, c̣n không làm được th́ Phật làm sao thọ kư? Chúng ta có quyền làm Phật và chúng ta cũng có quyền làm ngạ quỉ, súc sanh. Chính v́ chúng ta có quyền đó nên chúng ta phải nỗ lực tinh tấn tu hành, để đi lên chớ đừng đi xuống. Không ai phạt chúng ta cả, trời không phạt, Phật không phạt mà chỉ v́ ḿnh chọn đường đi. Chọn đường đi xuống th́ đi xuống, chọn đường đi lên th́ đi lên, tất cả đều do ḿnh chọn.

Có người nói Thiền tông nói ǵ cũng hướng về ḿnh hết, không nhờ bên ngoài; như vậy không nhờ Phật sao? Thật ra chúng ta phải hiểu như vầy: Phật chỉ cho chúng ta đường lối tu, căn bản các pháp tu là đă gia hộ cho chúng ta rồi. Cũng như quí vị không biết ǵ hết, tôi chỉ cho quí vị biết chút chút rằng, quí vị có ḥn ngọc quí báu, có cái sáng suốt, nhưng quí vị phải tự t́m lấy. Đó là tôi đă gia hộ cho quí vị, chớ đâu phải đợi gặp tai nạn rồi ban cho điều này, điều kia mới gọi là gia hộ. Hướng dẫn một lối đi, chúng ta theo đó tự sáng lên tránh khỏi mọi khổ đau. Đó gọi là gia hộ.

Lại, nói về thầm gia hộ th́ như đứa học tṛ siêng năng cần mẫn, thông minh, thầy cô giáo dạy đâu đều học, đều hiểu và đều thực hành được hết. Làm bài nó có xin thầy giáo cho con điểm cao và thầy cô có chiều nó không? Nếu nó thông minh, học giỏi, làm bài hay th́ nhất định thầy cô phải cho điểm cao. Cho điểm cao là thầy cô thương nó hay là tại cái ǵ? Tại nó cố gắng học.

Cũng vậy, người tu của chúng ta, nếu tu chân chánh, cần mẫn th́ sau này có kết quả tốt. C̣n nói rằng Phật thọ kư hay Bồ-tát hướng dẫn cho ḿnh, thật ra đó là do công phu nỗ lực của ḿnh, cố gắng thực hành theo lời dạy bảo của các ngài, nên việc tu mới có kết quả. Nhờ sự nỗ lực, cố gắng đó mà được điểm tốt. Thầm gia hộ là như vậy. Phật thương chúng ta, muốn chúng ta tu tiến từ chính sự cố gắng nỗ lực của chúng ta. Được thế, Phật mừng và khen ngợi; khen ngợi đó là thầm gia hộ rồi.

Hôm nay tôi đến thăm Đạo tràng Thái Tuệ, vừa để biết chỗ nơi tu hành của quí Phật tử, vừa trực tiếp nhắc nhở sách tấn quí vị tu tập. Tôi nghĩ quí Phật tử cũng từng nghe giảng, nghe tôi nói nhiều rồi, mong rằng từ đây về sau tất cả quí Phật tử trong Đạo tràng và những Phật tử xung quanh biết ḿnh có của báu quí giá rồi, phải ráng nỗ lực khai thác t́m ra cho được mà dùng, đừng làm cùng tử lang thang nữa. Đó là sự mong mỏi của tôi.

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 2 of 6: Đă gửi: 18 April 2006 lúc 8:46am | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

GIÁO LƯ TỐI THƯỢNG

Ḥa thượng Thích Thanh Từ Giảng tại chùa Linh Phong - Thụy Sĩ 1994

Trước tiên chúng tôi có lời thăm hỏi tất cả quí Phật tử. Tôi thật sự rất mừng khi được biết Phật tử Việt Nam sống ở xứ người mà vẫn không quên cội nguồn gốc gác của dân ḿnh, nhất là vẫn c̣n để tâm đến Phật pháp. Nhiều người cứ nghĩ Phật tử sống tại hải ngoại vật chất sung túc có lẽ sẽ quên tu, nhưng không ngờ ngược lại Phật tử xa xứ c̣n ham tu hơn lúc ở nhà.

Tuy nhiên nói về sự tu hành, tôi cũng chưa biết quí Phật tử tiến như thế nào, lợi ích nhiều hay ít. V́ vậy hôm nay gặp gỡ lại quí vị, tôi cũng có vài lời nhắc nhở trên bước đường tu hành. Quí Phật tử hiểu tu là làm sao? Ăn chay, đi chùa, lễ Phật, tụng kinh phải tu chưa? Phải mà chưa phải. Có Phật tử bảo tu là sửa tâm. Như tâm ḿnh bị vọng tưởng dẫn dắt làm các việc tham sân si, gây nghiệp không tốt. Bây giờ ḿnh biết tu, sửa tâm lại cho hiền thiện, sống đúng với Phật pháp. Như vậy là tu. Thật ra nói sửa tâm là mới nói có một phần thôi.

Bây giờ tôi bổ túc thêm. Tu là chuyển hóa những ǵ xấu dở trở thành hay tốt. Nói chuyển hóa xác thật hơn nói sửa, v́ tâm ra sao mà sửa? Chiếc xe hư sửa được, cái nhà hư sửa được, c̣n tâm làm sao sửa? Cho nên chúng ta có thể dùng từ chuyển hóa, nghĩa là chuyển từ xấu thành tốt. Nên nói tới tu là nói tới chuyển hóa. Chuyển hóa từ lời nói, hành động, ư nghĩ của ḿnh. Ngày xưa chưa biết tu ta làm những điều dở, bây giờ biết tu rồi cái ǵ dở bỏ đi, cái ǵ hay th́ làm. Ngày xưa chưa biết tu khi vui ḿnh nói lời thanh nhă, khi buồn nói lời cộc cằn khó nghe. Bây giờ biết tu rồi hiểu lời nói khiến cho người bực bội không tốt, nên ḿnh chuyển, dù buồn bực cũng gắng kềm ḷng, nói lời nhẹ nhàng tao nhă, khiến mọi người mến thương. Ngày xưa chưa biết tu, tâm niệm ḿnh có khi nghĩ tốt, cũng có khi nghĩ xấu về người này người nọ, bây giờ biết tu rồi ta chỉ nên nghĩ tốt cho người, những ǵ xấu th́ bỏ đi, không nghĩ ngợi lung tung.

Như vậy quí Phật tử kiểm lại về thân, ta không làm ǵ cho người phiền. Về miệng ta không nói ǵ cho người buồn. Về ư ta không nghĩ xấu cho ai. Người đó có dễ thương không? Rất là dễ thương. Trong gia đ́nh, người con biết tu như vậy th́ cha mẹ đâu có buồn giận, em út đâu có ghét. Tất cả mọi gia đ́nh đều biết tu hết th́ thế gian biến thành thiên đường ngay. Cho nên việc tu có lợi ích thiết thực cho cuộc sống của chúng ta, chớ không phải nói đi chùa, tụng kinh lạy Phật là tu, như thế chưa đủ. Làm sao ḿnh tu mà bản thân và gia đ́nh có hạnh phúc mới được. Có thế việc tu của chúng ta sẽ gây ảnh hưởng tốt cho những người chung quanh.

Phật tử Việt Nam xa xứ mà không biết thương yêu đùm bọc nhau, giúp đỡ khuyên nhắc nhau tu hành, mà c̣n cự căi này nọ đó là cái nhục của dân tộc. C̣n nếu biết tu chúng ta sẽ đem lại tiếng thơm cho dân ḿnh cho xứ sở, khiến mọi người phải kính nể, không dám xem thường. Rơ ràng tu là một điều kiện rất thiết yếu dù chúng ta ở bất cứ nơi đâu.

Người biết đạo tu theo Phật có hai trách nhiệm phải nhớ. Thứ nhất nhớ ḿnh là người Phật tử phải xứng đáng với danh hiệu con của Phật. Thứ hai nhớ ḿnh là người Phật tử Việt Nam không được làm xấu tổ tiên dân tộc ḿnh. Ta không đem tiếng tốt về cho quê hương xứ sở mà khiến cho người khinh chê, đó là một lỗi rất lớn. Do đó quí Phật tử ở nước ngoài ráng tu sao cho có lợi ích cụ thể trong đời sống của ḿnh và mọi người. Chúng ta phải thể hiện cho người nước ngoài thấy tinh thần dân tộc Việt Nam là biết đùm bọc, thương yêu nhau và biết tôn trọng giá trị của tổ tiên ḿnh.

Hồi xưa ở Trung Hoa có một Thiền sư tên Ô Sào. Ô là con quạ, Sào là cái ổ. V́ Ngài thường ngồi thiền trên chạc ba cây cổ thụ, xung quanh lót cỏ giống như ổ quạ. Ngài tu đắc lực nên người trong nước đều mến phục. Hôm đó nhà thơ Bạch Cư Dị nổi tiếng đời Đường t́m tới hỏi cương yếu của đạo Phật. Ngài ngồi trên ấy đọc bài kệ:

Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ư
Thị chư Phật giáo.

Dịch:

Chớ làm các điều ác
Vâng giữ các việc lành
Tự thanh tịnh ư ḿnh
Đó lời chư Phật dạy.

Nghe bài kệ ấy, Bạch Cư Dị cười nói:

- Bài kệ này đứa con nít tám tuổi cũng thuộc.

Thiền sư nói:

- Tuy nhiên, con nít tám tuổi cũng thuộc nhưng ông già tám mươi làm chưa xong.

Nghe thế, nhà thơ sực tỉnh lễ tạ Thiền sư.

Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành”, tức là thân miệng của chúng ta không làm không nói những điều ác, luôn luôn làm những điều thiện. “Tự tịnh kỳ ư” là phải giữ ư trong sạch, “thị chư Phật giáo”, đây là lời dạy của chư Phật, chớ không riêng đức Thích-ca. Nên biết những điều này là cương yếu của Phật giáo. Song nghe thuộc th́ con nít cũng làm được, mà hành th́ ông già tám mươi tuổi cũng chưa chắc đă rồi.

Người xưa muốn nhắc chúng ta phải nhớ chuyển hóa thân miệng ư trở thành thiện tốt, đó là gốc của sự tu, chớ không phải ăn chay, tụng kinh niệm Phật là gốc. Nói vậy không có nghĩa là phủ nhận ăn chay, tụng kinh, niệm Phật nhưng đó là công phu khi ta rảnh rỗi mới thực hiện được. C̣n căn bản của sự tu là phải chuyển hóa nơi ḿnh, làm sao cho ba nghiệp được thanh tịnh. Nếu quí Phật tử ứng dụng trọn vẹn ba điều thân miệng ư đều trong sạch th́ chẳng những ngay nơi cuộc sống hiện tại được an vui hạnh phúc, mà lúc nhắm mắt cũng thế. Trong kinh có câu “tam nghiệp hằng thanh tịnh, đồng Phật văng Tây phương”, nghĩa là ba nghiệp thường trong sạch, đồng với Phật về cơi Phật.

Như vậy tu có lợi cả hai đời, hiện tại và cả vị lai. Chúng ta tu không có thiệt tḥi cho ḿnh mà c̣n có lợi ích ngày nay và cả mai sau. Thế mà không chịu tu th́ uổng biết mấy! Tôi thường nói người tu là người biết lo xa. Thế gian thường nói người khôn th́ thấy xa hiểu rộng. Nếu chỉ thấy chuyện trước mắt, không thấy xa hiểu rộng th́ không gọi là người khôn. Thế th́ có thể nói người tu là kẻ dại được không? Chúng ta tu bản thân được tốt, gia đ́nh hạnh phúc và mai kia cũng được đi con đường lành. Lợi ích quá rơ ràng, không nghi ngờ ǵ nữa.

Đến đây tôi muốn nói sơ qua về giáo lư tối thượng trong đạo Phật, để quí Phật tử hiểu rơ mục đích chúng ta tu để làm ǵ và tu như thế nào mới đúng. Trước tiên tôi kể câu chuyện “Giáo lư Thượng thừa” trong cuốn Góp Nhặt Cát Đá của người Nhật. Chuyện kể về một gă mù đi thăm người bạn thân. Gặp bạn anh nói chuyện say sưa tới khuya mới về. Thấy trời tối, người bạn thân thắp cho anh một cây đèn cầm đi, nhưng anh cười nói: “Với tôi đêm như ngày, ngày như đêm anh thắp đèn làm ǵ mất công.” Anh bạn giải thích: “Anh không cần đèn nhưng ban đêm trời tối có cây đèn, người khác thấy không đụng anh.” Nghe có lư, anh liền cầm lồng đèn đi. Giữa đường có một người đụng vào anh rất mạnh, giật ḿnh anh la:

- Anh không thấy tôi sao?

Người kia bảo:

- Thưa bạn tôi không thấy.

- Tôi cầm cây đèn sao anh không thấy?

Người kia nói:

- Thưa bạn, cây đèn của bạn đă tắt từ bao giờ.

Câu chuyện dừng lại ngang đó. Chúng ta thử t́m hiểu xem nó muốn nói ǵ mà có tên là “Giáo lư Thượng thừa”? Để giải thích ư nghĩa câu chuyện trên, tôi xin kể thêm vài câu chuyện nữa, có thể nhân đó quí vị nhận ra ư chỉ của nó.

Câu chuyện tiếp theo xuất phát từ Trung Hoa. Có một vị Thiền sư trước kia rất thông hiểu kinh luật. Khi nghe ở phương Nam các Thiền sư nói “tức tâm tức Phật”, Ngài không bằng ḷng v́ cho rằng theo kinh dạy người tu phải tinh tấn trong vô số kiếp dẹp bỏ phiền năo mới đạt được đạo quả. Nay nói “tức tâm tức Phật” vô lư quá, ông không tin nên muốn đi về phương Nam dẹp hết bọn ma nói “tức tâm tức Phật”.

Ngài bèn quảy một gánh kinh Kim Cang đi về phương Nam t́m các Thiền sư để phá dẹp. Sáng nọ đói bụng, gặp một bà già bán bánh, Ngài kêu bà già dọn cho ít món điểm tâm. Bà già hỏi:

- Thầy đi đâu?

- Tôi t́m các Thiền sư.

- Chi vậy?

- Để phá dẹp v́ họ dám nói “tức tâm tức Phật”, trái với đạo lư quá.

Nghe vậy, bà già hỏi:

- Thầy quảy gánh ǵ đó?

- Kinh Kim Cang Sớ Sao.

Bà già nói:

- Bây giờ tôi xin hỏi Thầy một câu, Thầy trả lời được th́ tôi xin cúng dường bánh điểm tâm, bằng không trả lời được th́ xin Thầy quảy gánh đi chỗ khác.

Thiền sư đồng ư. Bà già dẫn trong kinh Kim Cang hỏi:

- Phật dạy: “quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc”, chẳng hay Thầy muốn điểm cái tâm nào?

Ngài nghe câu hỏi đó thất kinh, không trả lời được, bèn hỏi lại bà già:

- Gần đây có Thiền sư không?

Nhân đây bà già mới giới thiệu Thiền sư Long Đàm Sùng Tín ở trên núi gần đó. Ngài trả lời không trôi nên quảy gánh kinh đi thẳng. Vừa tới Long Đàm, Ngài để gánh kinh xuống th́ thấy ngài Sùng Tín ở trong đi ra, Ngài liền nói: “Ở xa nghe danh Long Đàm, khi tới gần Long không hiện mà Đàm cũng chẳng thấy.” Long là rồng, Đàm là đầm, ư muốn nói đến đây đầm chẳng thấy mà rồng cũng không hiện.

Ngài Long Đàm Sùng Tín trả lời:

- Như vậy th́ ông gần Long Đàm rồi.

Chỉ một câu nhẹ x́u thế ấy mà Ngài giật ḿnh xin ở lại học đạo. Một hôm tới phiên Ngài hầu Thiền sư Sùng Tín. Thấy khuya quá, ngài Sùng Tín Ngài bảo:

- Đêm khuya, sao không đi xuống?

Ngài liền vén rèm bước ra ngoài thấy trời tối đen, nên trở vô thưa:

- Bạch Thầy, ngoài kia tối đen.

Ngài Sùng Tín đốt cây đèn đưa, Ngài mới vừa cầm Thiền sư liền thổi tắt. Ngay đó Ngài ngộ đạo, sụp xuống lạy Tổ Sùng Tín. Ngài Sùng Tín hỏi:

- Ông thấy đạo lư ǵ mà đảnh lễ?

Ngài trả lời:

- Từ đây về sau con không c̣n lầm đầu lưỡi của các Ḥa thượng nữa.

Từ đó về sau Ngài nổi danh là một trong các bậc long tượng đương thời. Ngài chính là Thiền sư Đức Sơn.

Qua hai câu chuyện trên chúng ta hiểu thế nào về giáo lư tối thượng? Trở lại câu chuyện đầu, anh bạn thắp cây đèn cho người bạn mù đi khỏi bị người khác đụng, nhưng khi bị đụng anh mù la: “Không thấy tôi cầm cây đèn sao?” Người kia trả lời: “Thưa bạn, cây đèn của bạn đă tắt từ bao giờ.” Bao nhiêu đó đủ để nói lên ư nghĩa sâu xa rồi. Khi chúng ta không ngộ được Bản tâm, không sáng được Bản tánh của ḿnh, người khác thương giúp cho chúng ta, như kẻ mù được bạn cho cây đèn sáng mà trong tâm tối ṃ. Trong tâm đă tối th́ dù có phương tiện ǵ đi nữa, chúng ta cũng không giải quyết được cho ḿnh. Như kẻ mù kia tuy tay cầm đèn, tưởng lúc nào cũng cháy mà không ngờ nó tắt tự bao giờ. V́ mù nên gă không thấy, nếu sáng th́ không như vậy.

Cũng thế, chính ḿnh tối dù người khác có thương ḿnh trao đèn cho, ta cũng không dùng được. Người tu cốt phải sáng được tâm ḿnh, chớ người ngoài giúp bao nhiêu mà ta không sáng cũng khó đạt được lợi ích. Đó là ư nghĩa thứ nhất của giáo lư thượng thừa, phải làm sao sáng tâm, cốt ngộ được Bản tâm, chớ không thể vin vào phương tiện bên ngoài cho là cứu kính.

Câu chuyện thứ hai, ngài Chu Kim Cang đến với Thiền sư Sùng Tín. Vừa đến cổng nói tới đây Long không thấy mà Đàm cũng không hiện, nghĩa là có ư chê. Nhưng ngài Long Đàm chỉ nói một câu nhẹ thôi, “ông đă gần Long Đàm rồi”, tức là gần ta rồi. Gần chỗ nào? Chúng ta t́m xem cái thâm trầm của nhà thiền ở chỗ nào? Rồng là nói con vật, đầm để nói cảnh. Người thế gian do chấp ngă là ḿnh là người, chấp pháp là cảnh, hai thứ chấp đó là gốc của mê lầm. Một khi thấy hai cái đó không thật th́ đă thành Bồ-tát mất rồi. Cho nên nghe vị Tăng nói không thấy rồng, không thấy đầm, như vậy đồng nghĩa với không thấy ngă, không thấy pháp chớ ǵ. Không thấy ngă, không thấy pháp tức đă gần Thiền sư rồi.

Nghe thế, ngài Chu Kim Cang mới giật ḿnh th́ ra Thiền sư không phải là những người nói rỗng. Lời của các ngài ẩn chứa giá trị thâm trầm của sự tu, chớ không phải lời rỗng, v́ vậy Ngài mới xin ở lại làm đệ tử. Trước kia theo trong kinh nói tu ba vô số kiếp mới thành Phật, nhưng nghe các Thiền sư nói “tức tâm tức Phật”, Ngài bực quá, quyết t́nh phá dẹp. Đó là nhiệt tâm đối với Phật pháp của Ngài. Nhưng khi được Thiền sư Long Đàm chiết phục, Ngài mới hiểu lúc trước ḿnh nghĩ sai, v́ vậy bây giờ rất kính phục, mới ngộ lời dạy của chư Tổ.

Đến giai đoạn hai, một hôm Ngài đứng hầu Tổ thâu đêm, Tổ bảo xuống. Ngài bước ra ngoài thấy trời tối đen, nên vào thưa “ngoài kia tối đen”. Đó cũng là tâm trạng của Ngài c̣n tối đen, muốn cầu xin thầy chỉ dạy cho sáng lên. Tổ Sùng Tín bèn cầm cây đèn trao cho. Ngài vừa cầm lấy, Thiền sư liền thổi tắt. Ngay đó Ngài ngộ đạo. Trong nhà thiền dạy cho chúng ta biết, người thầy không làm cho đệ tử sáng được, mà phải chính ḿnh cố gắng nghiền ngẫm thấu đáo, bỗng dưng phát sáng, chớ không do người khác mà được. Bởi những ǵ người ta cho không phải là của ḿnh th́ ta không thể dùng được. Hiểu thế rồi, chúng ta thấy các Thiền sư nói những câu lạ lùng nhưng rất thấu đáo, rất thâm trầm, chớ không phải lời nói rỗng. Đó là điểm kỳ đặc của nhà thiền.

Ở Việt Nam, Phật tử tụng kinh Pháp Hoa nhiều lắm. Trong kinh Pháp Hoa có phẩm Tùng Địa Dũng Xuất, đức Phật Thích-ca nói rằng: “Chư Bồ-tát hay các vị A-la-hán phải cố duy tŕ kinh Pháp Hoa này trên thế gian, đừng để hoại diệt.” Có một số Bồ-tát ở tha phương đến nghe thế rồi, đi nhiễu Phật ba ṿng, qú xuống chấp tay bạch:

- Bạch Thế Tôn, chúng con xin nguyện bảo hộ những người tŕ kinh Pháp Hoa ở cơi này.

Đức Phật nói:

- Thôi đi, ta không cần các ngươi.

Đức Thế Tôn vừa dứt lời, bỗng dưng thấy quả đất rúng động, có vô số Bồ-tát từ dưới đất vọt lên, nhiễu quanh Phật ba ṿng rồi qú xuống thưa:

- Chúng con xin bảo hộ những người tŕ kinh Pháp Hoa ở cơi này.

Khi ấy, đức Phật gật đầu:

- Được! Các ngươi nên bảo hộ những người tŕ kinh Pháp Hoa.

Như vậy đức Phật có kỳ thị Bồ-tát ở xứ khác không? Các ngài đến xin bảo hộ người tŕ kinh Pháp Hoa, Phật không hứa khả. C̣n Bồ-tát ở dưới ḷng đất vọt lên xin bảo hộ th́ Ngài chịu. Nhiều khi chúng ta tụng kinh Pháp Hoa mà thật ra không hiểu ǵ về kinh Pháp Hoa.

Bồ-tát là Hữu t́nh giác, một chúng hữu t́nh đă giác ngộ. Trong nhà Phật có chia ra hai thứ trí: Hữu sư trí và Vô sư trí. Hữu sư trí là trí do học mà được. C̣n tâm ḿnh an định phát sanh trí tuệ đó gọi là Vô sư trí. Hai trí này hết sức quan trọng đối với người tu. Trong nhà Phật, người mới vào đạo Phật dạy ba tuệ học: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Ba tuệ này do học mà được nên là trí tuệ hữu sư. Lúc đầu chúng ta không biết, phải nhờ thầy hướng dẫn. Sau khi được thầy hướng dẫn rồi, ta bắt đầu tu theo ba môn giải thoát, tức là giới, định, tuệ. Từ giới có đạo đức sanh thiền định. Do định tâm lóng lặng trong sáng nên phát sanh trí tuệ. Trí tuệ đó từ sự tu của ḿnh mà có nên nó là Trí Vô Sư. Đây mới thật là trí tuệ giải thoát.

Trí tuệ hữu sư do thâu lượm từ ngoài được nên không phải thật của ḿnh. Nói theo người thế gian, chúng ta học môn này, môn nọ được bằng cử nhân tiến sĩ v.v... có kiến thức rộng răi. Nhưng với nhà Phật người tu phải bỏ hết các thứ kiến thức ấy mới phát sanh được trí tuệ vô sư....

(c̣n tiếp)

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
OnlyOne_0
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 15 April 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 254
Msg 3 of 6: Đă gửi: 21 April 2006 lúc 12:51pm | Đă lưu IP Trích dẫn OnlyOne_0

GIÁO LƯ TỐI THƯỢNG
Ḥa thượng Thích Thanh Từ Giảng tại chùa Linh Phong - Thụy Sĩ 1994

Phần tiếp theo


      Có một Thiền sư Nhật Bản nổi danh nọ được nhiều người đến hỏi đạo. Hôm đó một tiến sĩ tới học thiền. Thiền sư rót nước mời khách, trong khi nhà học giả kia huyên thuyên giới thiệu ḿnh hết học vị tiến sĩ này tới học vị tiến sĩ nọ, Thiền sư cứ b́nh thản rót nước, mặc dù chung nước đă tràn cả ra ngoài. Học giả nọ vội ra dấu nhắc: “Thưa Thầy, nước đă đầy tràn, xin đừng rót nữa.” Thiền sư nói: “Phải, đầy rồi mà thêm nữa là tràn. Cũng thế cái đầu của Ngài hiện giờ đă đầy rồi, nếu học thêm nữa nó sẽ tràn.” Bởi v́ ông ta giới thiệu hai ba bằng tiến sĩ nghĩa là sở đắc quá nhiều rồi, như vậy học thêm thiền nữa là tràn.

Học thiền hay là học đạo giải thoát, không phải cái học do dồn chứa nhiều. Bởi người ta thường tưởng tất cả những thứ họ dồn chứa là kiến thức của ḿnh, thật sự nó là của vay mượn, không phải của ḿnh. Trí vay mượn nên thuộc tướng sanh diệt. Hồi học th́ nhớ, bỏ lâu liền quên, muốn nhớ phải ôn tới ôn lui hoài, v́ nó không phải thứ thật của ḿnh. Đó gọi là Trí hữu sư. Trí này không có khả năng bảo vệ Tri kiến Phật của kinh Pháp Hoa nói. Bồ-tát từ phương xa đến, dụ cho trí từ bên ngoài lại, nó thuộc về tướng sanh diệt nên không đủ tư cách bảo vệ Tri kiến Phật. C̣n Bồ-tát từ dưới đất vọt lên dụ từ thân tứ đại này hiện ra Tánh giác thật của ḿnh. Đó là Trí vô sư, trí này mới đủ khả năng bảo vệ Tri kiến Phật.

Trở lại đức Phật Thích-ca, khi Ngài t́m học với các vị tiên nhân, Ngài thấy chưa đúng sở nguyện của ḿnh nên bỏ hết, tự tu khổ hạnh. Cuối cùng, khổ hạnh cũng không có kết quả, Ngài bỏ luôn khổ hạnh, dùng sữa trở lại. Khi sức khỏe phục hồi, Ngài tới cội bồ-đề thiền định thâm sâu bỗng dưng trí tuệ sáng ra, Ngài giác ngộ thành Phật, đầy đủ Tam minh Lục thông.

Khi chứng đạo rồi Ngài nh́n trên không trung, thấy vô số thiên thể hoặc lớn hoặc nhỏ, như quả địa cầu chúng ta hiện đang sinh sống đây. Nên trong kinh có những câu nói Phật thấy hằng hà sa số thế giới, nghĩa là Phật thấy thế giới nhiều như cát ở sông Hằng bên Ấn Độ vậy.

Như vậy trí tuệ của Phật siêu việt tất cả, tới bây giờ khoa học cũng chưa biết hết những hành tinh chung quanh ḿnh nữa, mà Phật đă thấy từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước. Ngài c̣n có thể nh́n thấy vô số vi trùng trong một bát nước. Cho nên Phật dạy các thầy Tỳ-kheo hồi xưa khi uống nước phải lấy đăy lọc nước và tụng kệ “Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng”. Nghĩa là Phật nh́n trong bát nước có bốn muôn tám ngàn vi trùng v.v…

Qua đó đủ thấy Vô sư trí vượt hơn tất cả những kiến thức do kinh nghiệm người trước trao cho người sau. Trí vô sư là vô cùng vô tận có sẵn nơi chính ḿnh, mà chúng ta không biết, không quan tâm khai thác, lại lo t́m cầu những thứ sanh diệt bên ngoài.

Chúng ta thường nghe các vị tôn đức nói kinh Pháp Hoa là cao cả, là tối thượng v.v... v́ kinh này chỉ cho chúng ta Tri kiến Phật sẵn có đó. Phàm phu ai cũng có đầy đủ, chớ không phải chỉ riêng Phật Bồ-tát mới có. Nên trong kinh Pháp Hoa có đoạn, nếu người nào chỉ chắp tay xá hay niệm Nam-mô Phật, người đó cũng sẽ thành Phật. Bởi có Tri kiến Phật sẵn, nên hướng về là thành Phật ngay.

Như vậy chúng ta đă hiểu tại sao tu Phật phải ngồi thiền. Điều này nếu không học, không bao giờ chúng ta hiểu tầm quan trọng của nó. Bởi v́ sáu căn ta thường phóng chạy theo sáu trần: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư chạy theo sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. V́ thế ít khi nào ta thấy được ḿnh, hiểu được ḿnh. Cứ hiểu cái bên ngoài, c̣n chính ḿnh lại không biết ǵ. Như quí Phật tử hiện diện ai cũng vỗ ngực xưng “tôi”, nhưng thử hỏi “tôi là cái ǵ” th́ không biết. Đó là điều rất đáng buồn.

Học đạo tức là học Phật, học Phật tức là học ḿnh. Thế th́ ta phải t́m cho ra ḿnh là cái ǵ? Nhà Phật gọi “phản quan tự kỷ”, phải soi sáng lại chính ḿnh. Biết được ḿnh rồi th́ biết tất cả ở ngoài, c̣n không biết ḿnh th́ dù có biết ở ngoài bao nhiêu đi nữa cũng là biết rỗng thôi, chớ chưa thật biết. V́ sao? V́ trong nhà Phật nói con người là Chánh báo, muôn vật bên ngoài là Y báo. Y báo là chỗ nương tựa, Chánh báo mới là chủ. Cũng như chủ nhà quan trọng hơn cái nhà vậy. Nhà xây dựng được, đập phá được, quan trọng nơi người chủ.

Ngồi thiền là cốt nh́n lại, tức soi sáng lại xem ḿnh là cái ǵ, t́m cho ra con người thật của chính ḿnh, lắng hết tâm tư để thấy được con người thật ấy. Chừng nào cái thật hiện ra chừng đó mới xong việc. Chúng ta cứ phóng ra ngoài nên không biết ḿnh. Bây giờ muốn biết ḿnh phải làm sao? Phải nh́n lại, soi sáng lại. Muốn soi sáng lại phải ngồi im lặng suy gẫm. Ngồi thiền có nghĩa là phản quan, soi chiếu lại chính ḿnh t́m ra con người thật, chớ không phải ngồi chơi, hay ngồi để được khỏe mạnh.

Con người lăn lộn trong sanh hoạt hằng ngày, hao tổn tinh thần, bây giờ ngồi lại cho tinh thần sáng suốt, th́ mới thấy biết được mọi thứ chính xác. Đức Phật nhờ ngồi thiền mà được giác ngộ. Sau khi giác ngộ rồi, Ngài mới thấy tất cả những thứ bên ngoài, từ đó dạy cho chúng ta tu. Cho nên ngồi thiền có một ư nghĩa rất quan trọng. Người tu Phật mà không biết thiền định th́ khó mong phát sanh trí tuệ. Trí tuệ đă không sanh th́ làm sao giác ngộ giải thoát được?

Người tu Phật không bao giờ hài ḷng hay thỏa măn với chút ít công đức hữu vi. Bởi v́ tất cả những thứ đó đều là tướng sanh diệt, chưa phải là cái bất sanh bất diệt, chưa phải Trí vô sư sẵn có của ḿnh. Cái thấy biết Phật sẵn nơi ḿnh, tự ta phát ra chớ không phải ở đâu đến được. Chúng ta tu cốt khai thác trí tuệ sẵn có đó. Trong kinh Pháp Hoa Phật thường nói chúng ta có hạt minh châu sẵn trong chéo áo nhưng v́ say rượu nên quên mất, thành ra có châu mà không dùng được, phải chịu làm kẻ ăn mày lang thang khổ sở. Chỉ chừng nào nhận ra hạt minh châu trong chéo áo, cầm trong tay rồi, sử dụng được hạt minh châu chừng đó mới thành người giàu sang sung sướng.

Chúng sanh khổ gốc tại mê, như có hạt châu mà quên, quên tức là mê. Từ cái mê đó mà chạy đuổi bên ngoài, bỏ đi của báu nhà ḿnh. Giờ được nhắc th́ ta phải nhớ lấy ḥn ngọc báu ta dùng, chớ được nhắc mà không chịu lấy ra dùng th́ có cũng như không, được lợi ích ǵ. Thiện tri thức là người có bổn phận nhắc cho chúng ta nhớ, chớ không phải làm cho ḿnh. Mỗi người phải tự nhận tự dùng, không ai thế cho ai được cả.

H́nh ảnh Bồ-tát Thường Bất Khinh suốt đời đi đâu, gặp ai Ngài cũng bái nói: “tôi không dám khinh các ngài, v́ các ngài đều sẽ thành Phật”, đó là nhắc cho chúng ta nhớ ḿnh có tánh Phật sẵn. Xoay trở lại nhận ra Tánh giác ấy th́ thành Phật tức th́, chớ có ǵ lạ. Nên biết kinh Pháp Hoa cốt giúp cho chúng ta thấy biết được ḿnh có khả năng thành Phật, có sẵn Tri kiến Phật chớ không ai thiếu hết.

Tŕ kinh Pháp Hoa là sống lại với Tri kiến Phật của ḿnh chớ không phải tŕ chữ, tŕ nghĩa. Nhưng đa số Phật tử bây giờ cứ tụng tŕ trên chữ nghĩa thôi. Tụng kinh tính bộ, v́ vậy muốn được nhiều bộ phải ráng gơ mơ tụng cho mau để tính sổ với Phật. Thật đáng buồn cười! Người thâm nhập, hiểu thấu rồi không bao giờ tŕ tụng kinh như vậy. Bao nhiêu kinh điển Phật dạy cốt khai thác cái thật nơi mỗi con người, làm sao cho chúng ta khơi dậy được Trí vô sư của ḿnh. Khai dậy được trí đó mới giác ngộ. Ư nghĩa kinh Phật thâm trầm như vậy, mà chúng ta lại làm lệch lạc quá nhiều, thật là có lỗi với chư Phật, Bồ-tát.

Một điều quan trọng nữa là Phật tử đến với đạo Phật chỉ có ḷng tin. Tin Phật, tin quí thầy mà chính ḿnh chưa nhận ra được cái chân thật th́ niềm tin ấy không khéo sẽ trở thành mù quáng. Cho nên việc tu là quan trọng hơn cả, càng tu chừng nào th́ càng sáng chừng ấy. Chúng ta tu tới lúc nào nhận ra cái chân thật nơi ḿnh th́ niềm tin mới kiên cố. Tin như vậy gọi là tự tín, c̣n chỉ tin ở Phật ở thầy thôi, chưa phải là niềm tin chắc thật.

Làm sao để tin nơi ḿnh có cái chân thật? Tôi tạm mượn các câu chuyện trong nhà thiền để nói về điều này. Có một cư sĩ hỏi Thiền sư Nam Tuyền:

- Bạch Ḥa thượng, có người nuôi con ngỗng trong một cái b́nh. Con ngỗng lớn dần đầy hết cả b́nh, bây giờ làm sao đem con ngỗng ra mà đừng đập bể cái b́nh. Xin Ḥa thượng đem ra giùm.

Ngài Nam Tuyền bèn gọi:

- Đại phu!

- Dạ.

Thiền sư nói:

- Ra rồi.

Cư sĩ liền lễ tạ. Dễ như trở bàn tay vậy. Đó là câu chuyện thứ nhất.

Câu chuyện thứ hai trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật kể lại chuyện anh chàng Diễn-nhă-đạt-đa. Một buổi sáng anh cầm gương soi mặt, thấy mặt mũi ḿnh đàng hoàng. Xong anh úp gương xuống thấy mặt mũi đâu mất, anh hoảng ôm đầu vừa chạy vừa la: “Tôi mất đầu rồi, tôi mất đầu rồi.”

Trong nhà Phật thường chỉ cho chúng ta cái chân thật ấy nhưng không nói thẳng. Người không có căn khí nhạy bén ít khi nhận ra được. Như câu chuyện con ngỗng nuôi trong b́nh. B́nh là dụ cho thân tứ đại, con ngỗng dụ cho tâm của ḿnh. Hai cái này không tách rời nhau, nên nói con ngỗng lớn bằng cái b́nh. Cái b́nh vô tri, con ngỗng có Tánh biết, nhưng làm sao đem nó ra? Ngay nơi cái vô tri này, chúng ta nhận ra được cái tri giác, tức Tâm thể sáng suốt của ḿnh, nên Thiền sư Nam Tuyền chỉ gọi tên, cư sĩ dạ, Ngài nói “ra rồi”. Nơi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ư chúng ta đều có sẵn Tri kiến Phật, nhưng ta không bao giờ sống với nó. Khi gọi liền dạ, tức chỉ cần chạm đến liền ứng, đâu từng vắng thiếu bao giờ. V́ vậy phải ngay nơi mắt, tai, mũi, lưỡi… mà nhận lấy cái chân thật nằm sẵn nơi cái sanh diệt. Đó là tất cả những ǵ chư Phật và Tổ sư muốn chỉ bày cho chúng ta.

 Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật chia ra hai thứ: Chân tâm và vọng tâm. Vọng tâm là tâm lăng xăng phân biệt chợt có chợt không, c̣n Chân tâm là tâm hằng hữu của chính ḿnh không bao giờ vắng thiếu, đó là cái biết luôn nằm sẵn nơi sáu căn của chúng ta. Nhưng v́ mê lầm chúng sanh chỉ nhận những nghĩ suy là tâm, thành ra quên mất Tâm chân thật. Thấy biết phân biệt theo tâm suy nghĩ nên sanh khen chê tốt xấu, đủ chuyện thị phi, theo đó mà tạo nghiệp không cùng. Giống như anh chàng Diễn-nhă-đạt-đa chấp bóng trong gương mà quên cái đầu thật. V́ vậy ôm đầu thật chạy kêu mất đầu. Phật nói chúng sanh quên ḿnh theo vật cũng như vậy.

Chúng ta luôn luôn quên ḿnh, cứ chạy theo cảnh vật bên ngoài, thành ra điêu đứng khổ sở. Cả thế gian đều như vậy, chỉ biết cái bên ngoài mà không nhớ lại ḿnh. Chúng sanh mê lầm thật không thể tưởng tượng nổi. Bởi vậy đức Phật bắt ḿnh ngồi lại, quên cái bên ngoài để nhận ra cái thật của ḿnh, đó là việc làm hết sức quan trọng. Cho nên mục đích của người tu Phật là phải nhận cho ra Bản tâm chân thật bất sanh bất diệt của ḿnh, ngoài ra không có việc ǵ quan trọng hơn nữa. Giáo lư tối thượng của chư Phật cũng không ǵ hơn một Bản tâm ấy. Hiểu như thế chúng ta mới vạch cho ḿnh một phương hướng tu hành đúng đắn.

Giáo lư nhà Phật quá thâm sâu, nên người thường nghe không hiểu cho rằng đạo Phật có màu sắc huyền bí. Thật ra đạo Phật hết sức thực tế. Chúng ta là những kẻ vô lư với bao nhiêu là suy nghĩ tính toán. Nghĩ, tính là tôi, tôi đang nghĩ tôi đang tính, bất thần không nghĩ không tính liền la hoảng “tôi đâu mất rồi”. Không ngờ chính cái không suy nghĩ tính toán mà thường thấy nghe hiểu biết rơ ràng ấy là cái chân thật của ḿnh. Bởi vậy chúng ta cứ theo bóng dáng, bám vào bóng dáng cho là tâm ḿnh, thành ra mất ḿnh.

Ta đang sống với tâm hiện hữu không vắng lúc nào mà lại chạy đi t́m nó trong cái hư giả bên ngoài. V́ thế cả đời lăng xăng lộn xộn, tạo không biết bao nhiêu thứ nghiệp trầm luân trong sanh tử. Phật dạy chỉ cần lặng tâm vọng xuống th́ Tâm chân thật hiện tiền, không đợi ở đâu tới. Chính khi đang lăng xăng nó cũng hiện hữu, chớ không vắng mặt nhưng v́ ta chạy theo cái lăng xăng nên không nhận ra được.

Chỗ này tôi tạm dùng một ví dụ, như tôi đang ngồi trong thất. Lúc có các Phật tử tới đông đảo, tôi biết lúc này đang có khách. Khi quí Phật tử đi về, trước mắt tôi chỉ có khoảng không trống vắng th́ tôi sẽ nói lúc này không có khách. Thấy có khách, thấy không khách là chủ nhà thấy. Chủ nhà lúc nào cũng có, chỉ khách mới khi có khi không. Cũng vậy, khi suy nghĩ ta biết ḿnh đang suy nghĩ, khi không suy nghĩ ta cũng biết ḿnh không suy nghĩ. Biết có nghĩ, biết không nghĩ là ḿnh biết chớ ai. C̣n suy nghĩ là đối tượng bị biết, th́ nó đâu phải là ḿnh. Như vậy nhận khách làm chủ là quên mất Ông chủ thật rồi.

Cho nên hiểu đạo mới thấy giá trị của kinh Phật, giá trị của người tu. Nếu không chúng ta cứ tưởng tu là t́m chút ít công đức để dành đời sau hưởng, không nghĩ tới cái cao siêu hơn mà thế gian đang quên mất. Nên Phật nói tất cả chúng sanh đều đáng thương là vậy. Dù người giàu mấy, học giỏi mấy mà không nhận ra được ḿnh cũng đều đáng thương cả.

Mong tất cả Phật tử nhận hiểu mục đích tu Phật của ḿnh. Từ đó thấy được giáo lư nhà Phật là tối thượng, giải quyết vấn đề then chốt của con người là giải thoát sanh tử. Có vậy việc tu của chúng ta mới có ư nghĩa và giá trị thiết thực.

Quay trở về đầu Xem OnlyOne_0's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi OnlyOne_0
 
vuithoi
Hội viên
 Hội viên
Biểu tượng

Đă tham gia: 08 April 2005
Nơi cư ngụ: Canada
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 375
Msg 4 of 6: Đă gửi: 21 April 2006 lúc 5:32pm | Đă lưu IP Trích dẫn vuithoi

Vô Sư Trí Vi Tôn-HT Thích Thanh Từ đă viết:
Cũng vậy, khi suy nghĩ ta biết ḿnh đang suy nghĩ, khi không suy nghĩ ta cũng biết ḿnh không suy nghĩ. Biết có nghĩ, biết không nghĩ là ḿnh biết chớ ai. C̣n suy nghĩ là đối tượng bị biết, th́ nó đâu phải là ḿnh. Như vậy nhận khách làm chủ là quên mất Ông chủ thật rồi


Khách đến hoài ông chủ mệt. Người làm siêng, mướn thêm người, mở việc làm, lo gia sản. Kẻ làm biếng, đóng chặt cửa, không tiếp khách, hưởng an nhàn.

Đùng 1 cái giặc cướp đến. Người làm siêng, đem của cải đổi lấy mạng, nhưng thương thay, của bị cướp mạng chẳng c̣n. Kẻ làm biếng, an nhàn mất ḷng kinh sợ, đau khổ thay, tâm trí rối ḷng mờ mịt.

Kính chúc mọi người an lạc,

vuithoi

__________________
vui thoi ma
Quay trở về đầu Xem vuithoi's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi vuithoi
 
sunbeam
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 06 February 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 96
Msg 5 of 6: Đă gửi: 21 April 2006 lúc 7:56pm | Đă lưu IP Trích dẫn sunbeam


vuithoi đă viết:
Vô Sư Trí Vi Tôn-HT Thích Thanh Từ đă viết:
Cũng vậy, khi suy nghĩ ta biết ḿnh đang suy nghĩ, khi không suy nghĩ ta cũng biết ḿnh không suy nghĩ. Biết có nghĩ, biết không nghĩ là ḿnh biết chớ ai. C̣n suy nghĩ là đối tượng bị biết, th́ nó đâu phải là ḿnh. Như vậy nhận khách làm chủ là quên mất Ông chủ thật rồi


Khách đến hoài ông chủ mệt. Người làm siêng, mướn thêm người, mở việc làm, lo gia sản. Kẻ làm biếng, đóng chặt cửa, không tiếp khách, hưởng an nhàn.

Đùng 1 cái giặc cướp đến. Người làm siêng, đem của cải đổi lấy mạng, nhưng thương thay, của bị cướp mạng chẳng c̣n. Kẻ làm biếng, an nhàn mất ḷng kinh sợ, đau khổ thay, tâm trí rối ḷng mờ mịt.

Kính chúc mọi người an lạc,

vuithoi


Bạn vuithoi mến,

sunbeam nghĩ HT Thanh Từ chỉ cho ta biết giữa chân tâm và vọng động, ai là chủ ai là khách và lợi hại ra sao.
C̣n bạn viết th́ sunbeam không hiểu ǵ mấy, có thể bạn viết quá cao cho sự hiểu của sunbeam chăng?

Học giả khoái suy nghĩ hơn làm, Hành giả khoái làm hơn suy nghĩ. Ai khoẻ hơn ai, ai tới đích trước ai. Không có ai lười cả.

Chào bạn vui vẻ.
Quay trở về đầu Xem sunbeam's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi sunbeam
 
UMinh
Hội viên
 Hội viên


Đă tham gia: 28 March 2006
Nơi cư ngụ: Vietnam
Hiện giờ: Offline
Bài gửi: 17
Msg 6 of 6: Đă gửi: 22 April 2006 lúc 8:46pm | Đă lưu IP Trích dẫn UMinh

SúnBeam đă viết:<<Học giả khoái suy nghĩ hơn làm, Hành giả khoái làm hơn suy nghĩ.>> Ai khỏe hơn ai, ai tới đích trước ai. Không có ai lười cả.

Tối th́:<<Học già khoái suy nghĩ tức làm, Hành giả khoái làm luôn suy nghĩ>> Ai khẽ hôn ai, ai tới đít trước ai. Không, có: hai lười cả.

Quay trở về đầu Xem UMinh's Thông tin sơ lược T́m các bài viết đă gửi bởi UMinh
 

Xin lỗi, bạn không thể gửi bài trả lời.
Diễn đàn đă bị khoá bởi quản trị viên.

  Gửi trả lời Gửi bài mới
Bản để in Bản để in

Chuyển diễn đàn
Bạn không thể gửi bài mới
Bạn không thể trả lời cho các chủ đề
Bạn không thể xóa bài viết
Bạn không thể sửa chữa bài viết
Bạn không thể tạo các cuộc thăm ḍ ư kiến
Bạn không thể bỏ phiếu cho các cuộc thăm ḍ



Trang này đă được tạo ra trong 3.1328 giây.
Google
 
Web tuvilyso.com



DIỄN ĐÀN NÀY ĐĂ ĐÓNG CỬA, TẤT CẢ HỘI VIÊN SINH HOẠT TẠI TUVILYSO.ORG



Bản quyền © 2002-2010 của Tử Vi Lý Số

Copyright © 2002-2010 TUVILYSO